1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp – nghiên cứu ngành dệt may việt nam

179 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 796,99 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Bốicảnhnghiêncứuvàlýdochọnđềtài (20)
    • 1.1.1 Bốicảnhnghiêncứu (20)
      • 1.1.1.1 Thựctrạngtái cấutrúcdoanhnghiệpvàNSLĐDNtạiViệtNam1 (20)
      • 1.1.1.2 Tổngquannghiên cứu lýthuyết (22)
    • 1.1.2 Lýdochọn đềtài (24)
  • 1.2 Vấnđềnghiêncứu (25)
  • 1.3 Mụctiêunghiêncứu (26)
    • 1.3.1 Mụctiêu tổngquát (26)
    • 1.3.2 Mụctiêucụthể (26)
  • 1.4 Câuhỏinghiêncứu (26)
  • 1.5 Đốitượngvàphạmvi nghiêncứu (27)
    • 1.5.1 Đối tượngnghiêncứu (27)
    • 1.5.2 Phạmvinghiêncứu (27)
  • 1.6 Phươngpháp nghiên cứu (27)
    • 1.6.1 Mô hìnhnghiên cứu (27)
    • 1.6.2 Dữliệunghiên cứu (28)
    • 1.6.3 Phươngphápphântíchdữliệu (28)
  • 1.7 Đónggóp mớicủaluận án (28)
    • 1.7.1 Vềmặtlýthuyết (28)
    • 1.7.2 Vềmặtthực tiễn (29)
  • 1.8 Kếtcấucủaluậnán (30)
  • 2.1 Cơsởlýthuyếtvềtáicấutrúc (32)
    • 2.1.1 Tổngquannghiêncứungoàinước (32)
    • 2.1.2 Tổngquannghiêncứutrongnước (35)
    • 2.1.3 Lựa chọn lý thuyết nền về tái cấu trúc cho mô hình nghiên cứu của Luậnán (39)
      • 2.1.3.1 Táicấutrúcdanhmục đầutư (41)
      • 2.1.3.2 Táicấutrúctàichính (42)
      • 2.1.3.3 Táicấutrúctổchức (43)
  • 2.2 CơsởlýthuyếtvềNSLĐDN (47)
    • 2.2.1 Kháiniệm (48)
      • 2.2.1.1 Năngsuấtlao động(LaborProductivity) (48)
      • 2.2.1.2 NSLĐcá nhân(Individual LaborProductivity) (49)
      • 2.2.1.3 NSLĐxãhội (SocialLaborProductivity) (49)
      • 2.2.1.4 NSLĐDN(CorporateProductivity) (49)
    • 2.2.2 Tổngquannghiêncứungoàinước (51)
    • 2.2.3 Tổngquannghiêncứutrongnước (52)
  • 2.3 Cơsởlýthuyếtcó liênquanđến mối quanhệgiữatáicấu trúcvàNSLĐDN (55)
    • 2.3.2 T ổ n g quannghiêncứutrongnước (64)
  • 2.4 TómtắtChương2 (68)
  • 3.1 Môhìnhnghiên cứu (69)
    • 3.1.1 Cơ sởhìnhthànhmôhình nghiên cứu (69)
    • 3.1.2 Mô hìnhnghiên cứuđềxuất (70)
  • 3.2 Dữliệunghiêncứu (76)
    • 3.2.1 Cơ sởlựa chọn dữliệubảng(paneldata) (76)
    • 3.2.2 Nguồndữliệu (77)
  • 3.3 Phương phápphântíchdữliệu (78)
    • 3.3.1 Thốngkêmôtả (78)
    • 3.3.2 Kiểmtrađacộngtuyến (78)
      • 3.3.2.1 Kiểmtramatrậntươngquan (79)
      • 3.3.2.2 Kiểmtra nhântửphóngđạiphương saiVIF (79)
    • 3.3.3 Phântíchhồi quy (79)
      • 3.3.3.1 Hồiquybằng môhìnhPooledOLS (80)
      • 3.3.3.2 Hồiquybằng môhìnhtácđộngcốđịnhFEM (80)
      • 3.3.3.3 Hồiquybằng môhìnhtácđộng ngẫu nhiênREM (80)
    • 3.3.4 Kiểm định Hausman lựa chọn Mô hình FEM và Mô hình REM(Hausman Test) (81)
    • 3.3.5 Kiểmđịnhphươngsaisaisốthayđổi (81)
    • 3.3.6 Kiểmđịnhtựtươngquan (81)
    • 3.3.7 HồiquyMô hìnhđộ lệchchuẩn Driscoll-Kraay (82)
  • CHƯƠNG 4.P H Â N TÍCHVÀTHẢO LUẬNKẾTQUẢNGHIÊNCỨU (30)
    • 4.1 Thốngkêmô tảcácbiếntrongmôhình (85)
    • 4.2 Kiểmtrađacộngtuyến (86)
      • 4.2.1 Kiểmtra matrậntươngquan (87)
      • 4.2.2 Kiểmtranhântửphóngđạiphươngsai VIF (87)
    • 4.3 Phân tíchhồiquy (88)
      • 4.3.1 Hồi quybằngmôhìnhPooledOLS (88)
      • 4.3.2 Hồi quybằng môhìnhtácđộngcốđịnhFEM (89)
      • 4.3.3 Hồi quybằngmôhìnhtácđộngngẫunhiênREM (90)
      • 4.3.4 Kiểmđịnh lựachọnmôhìnhREMvàFEM (92)
      • 4.3.5 Kiểmđịnh giảthiết môhìnhcóphươngsaisaisốthayđổi (93)
      • 4.3.6 Kiểmđịnh giảthiết môhìnhcóhiệntượngtự tươngquan (93)
      • 4.3.7 HồiquybằngmôhìnhđộlệchchuẩnDriscoll-Kraay (94)
    • 4.4 Phân tíchvàthảoluậnkếtquảnghiên cứucủaluậnán (95)
      • 4.4.1 Phântíchkếtquảnghiêncứucủa luậnán (95)
      • 4.4.2 Thảoluậnkếtquảnghiêncứucủa luậnán (99)
        • 4.4.2.1 Đốivớitáicấutrúctoàn diện (100)
        • 4.4.2.2 Đối với tái cấu trúc nhằm nâng cao doanh thu theo lao động bìnhquân (109)
        • 4.4.2.3 Đối với tái cấu trúc nhằm thu hút nguồn vốn FDI theo lao độngbìnhquân (110)
        • 4.4.2.4 Đốivớitáicấutrúcvốnkinhdoanh (111)
    • 4.5 TómtắtChương4 (113)
  • CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNHSÁCH (30)
    • 5.1 Kếtluận (114)
    • 5.2 Hàmýquảntrịvàkhuyếnnghịchínhsách (115)
      • 5.2.1 NhómkhuyếnnghịnângcaoNSLĐDNthôngqua táicấutrúctoàndiện (115)
        • 5.2.1.1 Táicấutrúcdanhmục đầutư (116)
        • 5.2.1.2 Táicấutrúctàichính (116)
        • 5.2.1.3 Táicấutrúctổchức (119)
      • 5.2.2 Nhómkhuyếnnghịnângcaodoanhthu gắnvớisốlaođộnghợplý.1 0 6 (125)
      • 5.2.3 Nhómkhuyếnnghịthuhút nguồnvốn FDI (127)
      • 5.2.4 Nhómkhuyếnnghịtăngcườnghiệuquảnguồnvốnkinhdoanh (130)
    • 5.3 Hạnchếvàhướng nghiêncứutiếptheotrongtươnglai (135)
  • Phụlục 5.................................................................................................................122 (0)
  • Phụlục 6.................................................................................................................123 (0)
  • Phụlục 7.................................................................................................................124 (0)
  • Phụlục 8.................................................................................................................125 (0)
  • Phụlục 9.................................................................................................................126 (0)
  • Phụlục 10...............................................................................................................127 (145)
  • Phụlục 11...............................................................................................................128 (146)
  • Phụlục 12...............................................................................................................133 (151)
  • Phụlục 13...............................................................................................................138 (156)
  • Phụlục 14...............................................................................................................143 (161)
  • Phụlục 15...............................................................................................................148 (166)
  • Phụlục 16...............................................................................................................153 (171)
  • Phụlục 17...............................................................................................................157 (175)

Nội dung

Bốicảnhnghiêncứuvàlýdochọnđềtài

Bốicảnhnghiêncứu

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpkinhtếquốctế,chiphílaođộngdoanhnghiệpnóichungvàngànhdệtmaynóiriêngcó xu hướng tăng lên, trong khi NSLĐDN có xu hướng chững lại Điều đó đòi hỏicác doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh chóng với sự cạnh tranh và thay đổi củamôitrườngkinhdoanh.Vìthế,táicấutrúcdoanhnghiệptạiViệtNamhiệnnayđanglà vấn đề đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm Hiện nay, nước ta đangkhông ngừng thực hiện các chính sách tái cấu trúc nhằm đảm bảo giúp các doanhnghiệp nhanh chóng thích ứng đối với sự thay đổi của kinh tế toàn cầu Thực tế cónhiều doanh nghiệp đã thích ứng được sự thay đổi này và nhanh chóng tìm cách đểcó thể chủ động hội nhập vào thị trường.

Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều doanh nghiệpchưabắtkịpxuhướngthịtrườngvànhucầukháchhàng,chưanhậnthứcđượcáplựctừcác đốithủcạnhtranh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam cókhoảng 758.510 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 610.608 doanh nghiệp đang hoạt động,cònlại147.902 doanh nghiệpđãgiảithểhoặctạmngưnghoạtđộng.

Thờigianqua,Chínhphủđãtáicơcấunềnkinhtếchủyếutậptrung vào3lĩnhvực: Tái cấu trúc đầu tư công; Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại; Tái cấutrúc doanh nghiệp Nhà nước Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực nghiên cứu, banhành hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trìnhtái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may Vì vậy,tái cấu trúc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trước sự thay đổi của thị trường lànhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt mayViệtNamnóiriêngtronggiaiđoạnhiệnnay.

NSLĐDN DỆT MAY VIỆT NAM

Xét hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy NSLĐDN đang là yếu tốrấtquantrọngtạonênlợithếcạnhtranhgiúpcácdoanhnghiệpnắmbắtđượcthờicơtrên thị trường và phát huy được cácnăng lực nội tại bên trong của mình nhằm đạthiệuquảcaotronghoạtđộngSXKDtrướcbốicảnhkinhtếhộinhậpvàtoàncầuhóa,mà gần đây nhất là khủng hoảng do Đại Dịch toàn cầu Covid-19 đang tác động tiêucựcđếntoànbộnềnkinhtếthếgiới.

Theo Steenhuis và Bruijn (2006), trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóaNSLĐDNlàyếutốquantrọngcủadoanhnghiệp.(Sauian,ChapmanvàAl-Khawaldeh, 2002).

Tuy nhiên, NSLĐDN dệt may Viêt Nam trong những năm gần đây có chiềuhướngchữnglại.

Ghi chú: NSLĐDN dệt may Việt Nam được tính dựa trên giá trị lợi nhuậndoanhnghiệpdệt may/tổngsốlaođộngbình quântheothốngkê.

So sánh NSLĐDN dệt và may

NSLĐDN dệt Việt Nam NSLĐDN may Việt Nam

Ngoàira,sosánhNSLĐDNcủangànhdệtmaytạiViệtNamchothấysựchênhlệchgiữangà nhdệtso vớingànhmaymặclà rấtlớn.

Biểuđồ1.2S o sánhNSLĐDN 2ngànhdệt vàmay ViệtNam

Nhìn chung, NSLĐDN dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập vàyếukémcầnphảicảithiện.TheoVitas2019,NSLĐDNdệtmayViệtNamsovớicácnướcđangc ạnhtranhtrựctiếpvềlĩnhvựcdệtmaytrongkhuvựclàrấtthấp.Cụthể,NSLĐDN dệt may Việt Nam hiện chỉ bằng 13% so với Trung Quốc, bằng 58% sovới Indonesia, 65% so vớiẤn Độ, 66% Pakistanvà chỉ cao hơn 60%so vớiCampuchia.

HammervàChampy(1993)đãđitiênphongtrongviệcđưarakháiniệmvềtáicấutrúcdoa nhnghiệp.Theođó,táicấutrúclàtưduylạivàthiếtkếlạiquytrìnhhoạtđộng SXKD nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn về giá cả, chất lượng, sự phụcvụ và sự nhanh chóng Bowman và Singh (1993) đã cho rằng tái cấu trúc doanhnghiệplàviệctiếnhànhtáicấutrúcđồngthờicả3yếutố:danhmụcđầutư,tàichínhvàtổch ứcnhằmlàmthayđổiđịnhhướnghoạtđộngSXKDcủadoanhnghiệp,sắp

T riệ uđ ồ n g /N g ư ờ i xếp lại tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp Ngoài ra, Xiaoyang Li (2011) đãphân tích yếu tố tác động của mua bán, sát nhập và tiếp quản trong quá trình tái cấutrúc doanh nghiệp; Higuchi (2004) đã phân tích yếu tố tái cấu trúc bộ máy tổ chứcdoanh nghiệp; Menghistu (2017) đã đi phân tích chi phí tái cấu trúc; Phạm QuốcTrungandYoshinori(2011)nghiêncứuvềQuảntrịtrithức nhằmnângcao hiệuquảtáicấutrúcdoanhnghiệp.

Ngoàira,CharlesvàScott(1989)đãtiếnhànhnghiêncứuthựcnghiệmthayđổiquy mô vốn sở hữu đối với 122 công ty trong danh mục Fortune 500 Kết quả chothấy tái cấu trúc tài chính thông qua việc thay đổi quyền sở hữu, đa dạng hóa danhmục đầu tư đã có ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp Kang và Shivdasani(1997) đã phân tích quá trình tái cấu trúc 92 công ty Nhật Bản trong suốt giai đoạnkhủnghoảnghiệusuấthoạtđộnggiữanăm1986và1990,thôngquaviệcbántàisản,đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên và kể cả việc cơ cấu lại hoạt động trong nội bộdoanhnghiệp.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy cụm từ “Tái cấu trúc” làmột chủ đề nóng xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 2005, khi nền kinh tế suythoáidobongbóngbất độngsản,chứngkhoán.Từđó,mộtsốcôngtrìnhnghiêncứuxuấthiệnnhư:nghiêncứucủaNguy ễnHữuLong(2008)chorằngtáicấutrúclàquátrìnhtổchức,sắpxếplạidoanhnghiệpnhằmgiúpd oanhnghiệptồntạivàpháttriển.Tái lập là quá trình thiết kế lại tận gốc các quá trình trong doanh nghiệp, đặc biệt làcácquátrìnhkinhdoanh.ĐinhPhiHổvàPhạmNgọcDưỡng(2011)đãphântíchvàđánh giá tác động của tái cấu trúc vốn đầu tư đến NSLĐDN trong lĩnh vực nôngnghiệp ở Việt Nam.Đỗ Tiến Long (2013) tiếp cận tái cấu trúc doanh nghiệp theohướng tư vấn thực hiện tái cấu trúc, dựa trên

Mô hình 7S-McKinsey.Huỳnh ThanhĐiền (2014) đề cập và thảo luận về khái niệm của tái cấu trúc là thiết lập lại về sảnphẩm, phân khúc thị trường, phương thức kinh doanh cho phù hợp hơn với môitrường kinh doanh Lê Văn Hùng (2016) đã đánh giá tác động của yếu tố quản lý tớitáicấutrúcdoanhnghiệpdệtmay.Gầnđây,côngtrìnhnghiêncứucủaSửĐìnhThành vàcộngsự(2017)đãnghiêncứutáicấutrúcthôngquacácchỉtiêuđolườngvềtàichínhvàtàis ảndoanhnghiệp.

Ross và Khawaldeh (2002) cho rằng NSLĐDN được tạo ra thông qua việcdoanhnghiệpsảnxuấtrasảnphẩm/dịchvụbằngcáchsửdụngtốithiểumọinguồnlực nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và phát triển bền vững, tránh ô nhiễmmôitrường.

Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001) cho rằng NSLĐDN là chỉ tiêuphản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của toàn bộ NSLĐ cá nhân của một doanhnghiệp NSLĐDN thường được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tính trên sốlao động bình quân của doanh nghiệp Lê Văn Hùng (2016) cho rằng NSLĐDN làtỷ số giữa tổng đầu ra của doanh nghiệp trên tổng đầu vào trong một khoảng thờigian nhất định Freeman (2008) cho rằng NSLĐDN là thước đo sử dụng nhằm đolường hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, thường là lợi nhuận của hoạt động

Lýdochọn đềtài

Về lý thuyết, qua khảo cứu tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước vềtái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN cho thấy rằng đã có nhiều nghiên cứu đề cậpđếncácvấnđềnày.Tuynhiên,cácnghiêncứutrướcđâyvềtáicấutrúcdoanhnghiệpthì thường chỉ dừng ở góc độ nghiên cứu tái cấu trúc của một vài yếu tố đơn lẻ nhưtài chính hay hình thức sở hữu vốn mà thôi Đồng thời, các nghiên cứu trước đây vềNSLĐ thì hầu hết chủ yếu nghiên cứuNSLĐ dưới góc độ NSLĐ xã hội theo quanđiểm mô hình kinh tế lượng mà thôi.Mặt khác, các công trình nghiên cứu trước đâyvề tái cấu trúc thường chủ yếu đề cập đến tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất củadoanh nghiệp hoặc hiệu quả của doanh nghiệp mà thôi Có thể nói, chưa có nghiêncứunàođềcậpđếntáicấutrúcvàNSLĐDNnhưcáchđặtvấnđềcủaluậnán.Vìvậy,việcnghiê ncứutáicấutrúcdoanhnghiệpvàNSLĐDNlàcầnthiếtnhằmgópphần bổs u n g c á c k h o ả n g t r ố n g l ý t h u y ế t t r ư ớ c đ â y v ề t á i c ấ u t r ú c d o a n h n g h i ệ p v à NSLDDN.

Về thực tiễn, Việt Nam đang đứng trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và đủ năng lực để có thể ứng phókịpthờivàhiệuquảtrướcsựbiếnđộngkhólườngcủathịtrường.Muốnnhưthế,cácdoanhngh iệpphảitiếnhànhtáicấutrúcdoanhnghiệpmộtcáchbàibảnvàtoàndiện.Mặt khác, một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đó chính làNSLĐDN Tuy nhiên, NSLĐDN của Việt Nam hiện nay cho thấy còn rất nhiều tồntạivàyếukém.LýdolàhầuhếtdoanhnghiệpViệtNamcóquymôvừavànhỏ,thậmchí siêu nhỏ nên còn rất nhiều hạn chế về trình độ sản xuất, năng lực quản lý; tỷ lệthâm dụng lao động cao trong hoạt động SXKD; chưa chủ động tham gia vào chuỗigiá trị toàn cầu trước áp lực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càngsâu rộng Vì vậy, nâng cao NSLĐDN là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệpnóichung vàdoanhnghiệpdệt maynóiriêngtrongtìnhhìnhhiệnnay.

Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu nêu trên, cho thấy việc lựa chọn đề tài “Táicấu trúc và Năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu Ngành Dệt may ViệtNam” là rất cần thiết về cả lý thuyết lẫn thực tiễn Luận án sẽ tiến hành nghiên cứucơ sở lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN nhằm bổ sung các khoảngtrống lý thuyết Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đếnmốiquanhệgiữatáicấutrúcdoanhnghiệpvàNSLĐDN,luậnánsẽlàmrõmốiquanhệ và đánh giá tác động của nó một cách toàn diện, để tìm ra những hàm ý quản trịphùhợpgópphầnnângcaoNSLĐcủadoanhnghiệpnóichungvàcácdoanhnghiệpdệt may ViệtNam nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóanhưhiệnnay.

Vấnđềnghiêncứu

Luậnánsẽnghiêncứulýthuyếtvềtáicấutrúcdoanhnghiệpdựatheolýthuyếttái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) thông qua việc phát triển và mởrộngphântíchđồngthời3yếutốđólà:danhmụcđầutư,tàichínhvàtổchức.Từđó,

Luận án đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN; và tác độngcủatái cấutrúc doanh nghiệpđếnNSLĐDNngànhdệt mayViệt Nam.

Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, thông quaviệc phân tích và nghiên cứu bộ số liệu lớn với 7.640 doanh nghiệp dệt may trên địabàn cả nước trong giai đoạn 2009 – 2018, nhằm tăng tính thuyết phục và độ tin cậychokếtquảnghiêncứu.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung khoảng trống lý thuyết vềtái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN Trên cơ sở kết quả đó, luận án cũng sẽ đưara các hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao NSLĐDN nói chung và dệt may ViệtNamnóiriêng.

Mụctiêunghiêncứu

Mụctiêu tổngquát

Mụctiêucụthể

- Phân tích mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN Đồng thời, đánhgiá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDN (nghiên cứu dữ liệu ngànhdệt mayViệtNam,giaiđoạn2009-2018).

- Căn cứ kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị để nâng caoNSLĐDNngànhdệtmayViệtNam.

Câuhỏinghiêncứu

Đốitượngvàphạmvi nghiêncứu

Đối tượngnghiêncứu

- Đốitượngnghiêncứucủaluậnán:TáicấutrúcdoanhnghiệpvàNSLĐDN; Mối quan hệ và tác động giữa tái cấu trúc doanh nghiệp vàNSLĐDN.

Phạmvinghiêncứu

- Phạmvinghiêncứu:NSLĐlàmộtphạmtrùkinhtếrấtrộngcónhiềucấpđộ khác nhau như: NSLĐ cá nhân, NSLĐDN và NSLĐ xã hội Vì vậy,phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ được giới hạn là NSLĐDN Trong đó,NSLĐDNlàmộtphạmtrùkinhtếnóilênhiệuquảsảnxuấtcủangườilaođộngtrong quátrìnhsảnxuấtsảnphẩm.Nóicáchkhác,NSLĐDNlàtoànbộ NSLĐ cá nhân trongmột doanh nghiệp Thực chất nội hàm củaNSLĐDN chính là tổng lợi nhuận đầu ra của toàn bộ lao động trong mộtdoanhnghiệptạoratrong mộtkhoảngthờigiannhấtđịnh.

Phươngpháp nghiên cứu

Mô hìnhnghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án được xây dựng và đề xuất dựa theohướng nghiên cứu tiếp cận lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman vàSingh(1993).Đồngthời,kếthợpvớiviệcthamkhảo,kếthừavàpháttriểncáclýthuyếtvàmô hình nghiên cứu có liên quan về tái cấu trúc và NSLĐDN trong và ngoài nướccủaJohn,LangvàNetter(1992);KangvàShivdasani(1997);DenisvàKruse(2000);PerryvàSh ivdasani(2005),Morrison(2007);SửĐìnhThànhvàcộngsự( 2 0 1 7 )

Dữliệunghiên cứu

Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, phân tích số liệu của 7.640 doanh nghiệp dệtmaytrênđịabàncảnướctronggiaiđoạn10nămgầnđâynhất,từnăm2009đếnnăm2018.Luậná nlấydữliệuvềcácchỉtiêutàichínhnhư:doanhthu,lợinhuậnsauthuế,tổng tài sản, tổng nợ, vốn FDI, vốn kinh doanh và các chỉ tiêu phi tài chính như:số năm từ khi thành lập doanh nghiệp, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp…thông qua kênh dữ liệu thứ cấp của Hiệp hội dệt may ViệtNam (VITAS) Ngoài ra,cóthamkhảodữ liệucủaTổngcụcThốngkê.

Phươngphápphântíchdữliệu

Luận án sử dụng Phương pháp nghiên cứu Định lượng (Quantitative ResearchMethod)làchủyếuđểgiảiquyếtcácmụctiêunghiêncứu.

Tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng phổ biến vàkiểmđịnh môhìnhhồi quynhằmthỏa mãncácyêucầu mộtcáchchặtchẽvàcóđộtincậycaobằngphầnmềmSTATA.Trongđó,hồiquydữliệubảngtro ngphântíchcơ bản thường có hai phương pháp sau: hồi quy bằng mô hình tác động cố địnhFEM (Fixed Effetcts Model) và hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM(RandomEffetctsModel).

Ngoài ra, luận án sẽ đi kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hìnhREM(Hausman Test), hồi quy mô hình độ lệch chuẩn Driscoll-Kraayđể nghiên cứu tácđộngcủatáicấutrúcđếnNSLĐDN.

Đónggóp mớicủaluận án

Vềmặtlýthuyết

Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc doanhnghiệp thường chỉ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ như tài chính hay hình thức sởhữuvốnmàthôi.Tuynhiên,trướcbốicảnhhộinhậpvàtoàncầuhóanhưhiệnnay,đòihỏicác doanhnghiệpphảilinhhoạtvàđủnănglựcđểcóthểứngphókịpthời vàhiệuquảtrướcsựbiếnđộngcủathịtrường.Nhữnglýthuyếtvềtáicấutrúctrướcđâyđãtrởnênl ỗithời,làmxuấthiệnnhữngkhoảngtrốnglýthuyết.Vìvậy,luậnánđãlựachọn,kếthừavàph áttriểntheohướngtiếpcậnlýthuyếttáicấutrúctoàndiện củaBowmanvàSingh(1993).Từđó,luậnánxâydựngBiếntáicấutrúctoàndiện,baogồmđồ ngthờicả3yếutốđólà:danhmụcđầutư,tàichínhvàtổchức,đểđưa vào mô hình nghiên cứu của luận án nhằm phản ánh tái cấu trúc một cách toàndiệnhơn,cũngnhư gópphầnbổsungnhữngkhoảngtrốnglýthuyếtvềtáicấutrúc.Thứhai,theokhảolượclýth uyết,tácgiảnhậnthấyhầuhếtcáccôngtrìnhnghiêncứutrướcđâychỉđềcậpđếntác độngcủatáicấutrúcđếnhiệusuấthoặchiệuquảcủadoanhnghiệpmàthôi.Cóthểnói,hiện naychưacónghiêncứunàođềcậpđếnmốiquanhệgiữatáicấutrúcvàNSLĐDNnhưcáchđặtvấ nđềnghiêncứucủaluậnán.Vìvậy,luậnánđãđisâunghiêncứuvàlàmrõmốiquanhệg iữatái cấutrúcvàNSLĐDN.

Vềmặtthực tiễn

Thứnhất,cácnghiêncứuthựcnghiệmtrướcđâychủyếusửdụngcỡmẫunhỏ,số liệu của một tỉnh, địa phương hoặc các báo cáo tài chính của các công ty trênsànchứngkhoánnênkếtquảnghiêncứuthườngbịhạnchế.Ngượclại,luậnánvớimô hình và kết quả nghiên cứu được phân tích theo phương pháp định lượng bằngcôngcụSTATA,dựatrênbộdữliệulớnvới7.640doanhnghiệpdệtmayđanghoạtđộngtrảiđềutr ênkhắpcảnướctrongthờigian10nămgầnđây.Dữliệunàycóthểxemnhưđạidiệnchotoànbộc ácdoanhnghiệpdệtmayViệtNamvàlàcơsởkhoahọc để luận án tiến hành phân tích và nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐDN củacác doanh nghiệpdệtmayViệtNamchitiếtvàtincậyhơn.

Thứ hai, thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm với kết quả hệ số hồi quycủabiếntáicấutrúctoàndiệnvàcácbiếnđộclậpkhácđềucóýnghĩavềmặtthốngkê,đãtạocơsở khoahọcchotácgiảđềxuấtcáchàmýquảntrị,gópphầngiúpcác doanhnghiệpvàchínhphủcóthêmnguồndữliệuđểquyếtđịnhmứcđộưutiênvàlĩnhvựctáicấu trúcmộtcáchchínhxácvàhiệuquảhơn,nhằmnângcaoNSLĐDNtrongbốicảnhhộinhậpvàtoà ncầuhóangàycàngsâurộng.

Kếtcấucủaluậnán

Trong chương này, tác giả sẽ nêu rõ bối cảnh nghiên cứu, lý do chọn đề tài,vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu Ngoài ra, tổngquan về phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới của luận án cũng sẽ được trìnhbàytrongchươngnày.

Trong chương này, tác giả sẽ nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc vàNSLĐDN, cũng như tìm hiểu tổng quan nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữatáicấutrúcdoanhnghiệpvàNSLĐDN,nhằmxâydựngvàlựachọncơsởlýthuyếtnềncho môhìnhnghiêncứuđềxuấtcủa luậnán.

Dựavàocơsởlýluậnđãnêutrongchương2,tácgiảtrìnhbàycơsởhìnhhànhmô hình nghiên cứu, những nội dung mở rộng và phát triển trong Mô hình nghiêncứu đề xuất của luận án Giới thiệu nguồn dữ liệu nghiên cứu được sử dụng để tiếnhànhphântíchhồiquyvàkiểmđịnhlýthuyếttrongmôhình nghiêncứu.

Chương4:Phântích vàthảoluậnKết quả nghiêncứu

Trong chương này, tác giả sẽ nêu rõ kết quả nghiên cứu và cung cấp minhchứngthựcnghiệmcủatácđộngtáicấutrúctớiNSLĐDNdệtmayViệtNam.Trêncơ sở đó, luận án tiến hành thảo luận và làm rõ các vấn đề có liên quan đến tái cấutrúc và NSLĐDN để phân tích thêm những yếu tố nào ảnh hưởng vá tác động đếncácbiếnnhư thếnàotrongmôhình nghiêncứu.

Trong chương này, luận án trình bày tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kếtluậnl ạ i c á c k ế t q u ả n g h i ê n c ứ u T ừ đ ó , đ ề x uấ t h à m ýq u ả n t r ị n h ằ m nân g c a o

NSLĐDN.Đồngthời,nêulênhướngnghiêncứumởrộngtiếptheonhữngvấnđềcònhạ nchếcủa luậnán trongtươnglai.

Chươngnàynghiêncứuphântíchcáclýthuyếttrướcđâyvềtáicấutrúcdoanhnghiệp vàNSLĐDN, cũng như những lý thuyết có liên quan về mối quan hệ giữatái cấu trúc doanh nghiệp vàNSLĐDN nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựngmô hìnhnghiêncứuđềxuấtcủa luậnán.

Cơsởlýthuyếtvềtáicấutrúc

Tổngquannghiêncứungoàinước

Từ khi khái niệm tái cấu trúc xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào thập niên80s,đếnnayđãcónhiềunhữngquanđiểmkhácnhauvềkháiniệm vàđịnhnghĩatáicấu trúc doanh nghiệp Nghiên cứu của Micheal (1990) cho rằng tái cấu trúc là thiếtlập lại các nguồn lực, sắp xếp lại hệ thống các quy trình SXKD cốt lõi của doanhnghiệp,phântíchvàđánhgiálạichuỗigiátrịgiatăngcủasảnphẩm,dịchvụđểnângcaonăn glựccạnhtranhchodoanhnghiệp.Trongquátrìnhtáicấutrúcdoanhnghiệpcần chú ý thay đổi cả về tư duy và nhận thức trong quản lý cho phù hợp với nhữngthayđổicủathịtrường.

NghiêncứucủaHammervàChampy(1993)đưarakháiniệmrằngtáilậplàsựtư duy lại và thiết kế lại quy trình hoạt động SXKD nhằm cải thiện hơn về giá cả,chấtlượngvàdịch vụ.

Staniforth(1994)đưarakháiniệmtáicấutrúclàcơhộiđểthayđổi,cảithiệntổchức và để đạt được lợi ích về chi phí, lợi ích của việc ra quyết định chiến lược, lợiíchcủatruyềnthôngvàlợiíchkhácchotổchức. Gilson (2001) cho rằng tái cấu trúc vừa là thách thức vừa là cơ hội cho doanhnghiệp Tác giả cung cấp khung lý thuyết cho việc phân tích tái cấu trúc thông quacácyếutốcóảnhhưởngđếngiátrịdoanhnghiệpnóichungvàhiệusuấtdoanhnghiệpnóiriêng.

Theo Dentchev và Heene (2004), nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp là do môitrườngkinhdoanhthayđổivàáplựccạnhtranh.Điềunàyđòihỏitốiưuhóachiphí,kếthợpsả nphẩmchiếnlượcvàtìmhiểusátthịtrườngliêntục.Táicấutrúcphảithựchiện các bước quyết liệt về cơ cấu bộ máy tổ chức, cho dù đó là ở cấp độ cao nhấtbằng cách sáp nhập và mua lại, hoặc ở cấp thấp hơn trong công ty bằng cách thuêngoài,táicấutrúchoặcthuhẹp.

Chadwick,Hunter,vàWalston(2004)chorằngtáicấutrúcdoanhnghiệplàmộtphần không thể thiếu trong việc thay đổi cơ cấu và chiến lược của một tổ chức. Tuynhiên,táicấutrúccũnglàmnảysinhnhữngvấnđềcầngiảiquyếtnhưviệcphảithayđổitư duyquảntrịvàsathảinhânviên.

Kinshore(2004)chorằngyêucầucầnphảitáicấutrúcdoanhnghiệpxảyrakhi:Sự sẵn sàng của các nguồn lực và tính ưu việc của công nghệ thông tin và truyềnthông của doanh nghiệp tốt hơn, vượt trội hơn hiện trạng của mô hình tổ chức vàNSLĐcủadoanhnghiệp;Thayđổichínhsáchcủachínhphủ;Sựthamgiacủadoanhnghiệpvào thịtrườngcạnhtranhtoàncầu.

Nghiên cứu của Lebans và Euske (2006) cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp đãngày càng trở thành một hoạt động chính yếu và phổ biến trên toàn thế giới Rất nhiềucáccôngtytrênkhắpthếgiớiđãtổchứclạicácbộphậncủahọ,cơcấulạitàisảncủahọ và đổi mới hoạt động SXKD nhằm nâng cao hiệu suất và NSLĐDN Nó tạo điềukiệnchocácdoanhnghiệpphảnứngnhanhchóngvàhiệuquảhơnvớicáccơhộimớivàáplựckh ônglườngtrước được củathị trường.

Lin, Lee và Peterson (2006) cho rằng tái cấu trúc thường bao gồm một tập hợpcác hoạt động như: thu hẹp quy mô, đóng cửa hoặc hợp nhất các cơ sở, thay đổi cơcấu quản lý, nhằm cải thiện hiệu quả, kiểm soát chi phí và thích ứng với môi trườngkinhdoanhluônthayđổi. Barry, Antonio và Shari (2010) thống nhất cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệpđòi hỏi một thời gian dài để lên kế hoạch trước khi thực hiện quyết định tái cấu trúc.Đâyluônlàgiaiđoạnkhókhănđốivớicácdoanhnghiệpvìphảiracácquyếtđịnh quan trọng về việc: sáp nhập bộ phận chồng chéo nhau, đóng cửa các ngành kinhdoanh không có lợi, các chương trình giảm chi phí, thoái vốn các bộ phận / bộ phậnphát sinh, sa thải nhân viên và thuê ngoài một số dịch vụ để giảm chi phí và tăngcườngdịch vụcốtlõi.

Christa và cộng sự (2012) khẳng định rằng tái cấu trúc được thực hiện trongnhiềungànhđãmanglạikếtquảvềtăngdoanhthu,giảmchiphíhoạtđộng,phúclợitốthơn chonhânviên, cảithiệnlợiíchcho cáccổđông.

Sulaiman (2012) chỉ rõ tái cấu trúc doanh nghiệp là thay đổi quyền sở hữu, tạora một liên minh kinh doanh với mục đích tối ưu hóa lợi ích của các cổ đông và táiđịnh vị tổ chức để gia tăng giá trị Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm một sự thayđổitrongkếthợp danhmụcđầutư,cơcấusởhữu,tàisảnvàtráchnhiệmpháplý.

Michael,KarlvàSascha(2006)đãnghiêncứuthựcnghiệmtáicấutrúctàichínhcủa các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1997-2006) của hơn 1.500doanhnghiệptạiĐức.Tácgiảchorằngtáicấutrúctàichínhlàmộttrongnhững yếutốquantrọnggiúpcáccôngtyvượtquakhủnghoảngvàlinhhoạttốthơn.Cụthể,lợinhuậncủacá ccôngtyđãvượt130%sovớimứctrungbìnhcủathịtrườngtrongđiềukiệnkhókhăncủanềnkinht ế.Tuynhiên,nghiêncứuchỉđềcậpđếntácđộngcủatáicấutrúcyếutốđơnlẻlàtàichính của côngtymàthôi.

Susan vàGory(1998)đãbằng phươngphápthống kê,tổnghợp, phântíchhơn 2.000 công ty ở Nga về tái cấu trúc từ năm 1992 đến 1995 Kết quả nghiên cứu chothấy khoảng 20% doanh nghiệp có kết quả hoạt động SXKD tăng vượt 25% thôngqua biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp Nghiên cứu chỉ ra rằng tái cấu trúc thườngcó quá trình bao gồm 2 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp xác định lạichiếnlượckinhdoanhbaogồmthịtrường,sảnphẩmchủlựcvàchấtlượngsảnphẩmđể đáp ứng nhu cầu của khách hàng Giai đoạn hai, các công ty tiến hành cải thiệncác khâu trong quy trình SXKD nhằm nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Tuy nhiên,nghiêncứunàychỉdừnglạitrongviệcphântíchyếutốchiếnlượckinhdoanhvàquytrìnhSXKDcủadoanhnghiệpmàthôi.

Tsung và Hoshino (2002) đã đánh giá kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp thôngqua mua bán sát nhập (Mergers and Acquisitions - M&A) Tác giả đã thông quanghiêncứuđịnhlượng,với86vụsápnhậpdoanhnghiệpNhậtBảntừnăm1970đếnnăm

1994 Kết quả chỉ ra rằng tái cấu trúc bằng M&A có tác động và làm thay đổitích cực về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu và giúp tinh gọn lực lượng laođộng.Tuynhiên,nghiêncứucũngchỉđềcậpđếntáicấutrúcdoanhnghiệpthôngquabiệnphápM

Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm ngoài nước trướcđâyvềtáicấutrúchầuhếtchỉđềcậpđếnmộtvài yếutốđơnlẻnhưtàichính,sởhữuvốnhayM&A màthôi.

Tổngquannghiêncứutrongnước

CôngtrìnhnghiêncứucủaHoàngVănHoan(2008)chorằngtáicấutrúcdoanhnghiệp xuất phát từ các áp lực bên trong như yêu cầu cần phải phù hợp với thay đổivề quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu về phân công và chuyên mônhóacôngviệc;áplựcđểkịpthờingănchặnđàsuythoáicủadoanhnghiệpcóthểdẫnđến phá sản. Đồng thời, từ các áp lực bên ngoài như: áp lực cần phải cổ phần hóadoanh nghiệp theo yêu cầu của chính phủ, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, gianhập WTO… Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về các yếu tố quan trọng bêntrongnộitạicủadoanhnghiệpnhưdanhmụcđầutư,tàichính,tổchức

Nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa (2010) cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệpđược hiểu là quản trị việc thay đổi các thành phần nội tại bên trong doanh nghiệp đểtáilậpmộtsựcânđốimớinhằmnângcaonănglựccủadoanhnghiệptrongđiềukiệnthay đổi của môi trường kinh doanh Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra kết quả cụthểnào. Đỗ Tiến Long (2013) đề cập một cách tổng quan về tái cấu trúc doanh nghiệphiện nay và đưa ra mô hình tái cấu trúc theo hướng tư vấn Tuy nhiên, tác giả chỉdừng lại ở chỗ nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo có ảnh hưởng quyết địnhđếnsự thànhcôngcủahoạtđộngtáicấutrúc.

Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt (2015) cho rằng tái cấu trúc là quá trìnhcải tổ lại toàn bộ và tận gốc mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp dựa trên cơ sởđịnh hướng chiến lược đã được định sẵn nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh vàhiệu quả cho doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế vĩmôcủa nềnkinhtếmàthôi.

Phan Thị Cúc (2013) dựa trên khảo sát của các doanh nghiệp dệt may đóngtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn hoạt động 3 năm từ 2004 đến 2007,thông qua phân tích, tổng hợp và so sánh làm cơ sở phân tích, tổng hợp, thống kê…Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và đưa ra giải pháp tái cấu trúcvốn cho các doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, nghiêncứu chỉ tập trung khía cạnh yếu tố nguồn vốn cho doanh nghiệp nhằm nâng cao khảnăngcạnhtranhtrênthịtrườngtrongvàngoài nướcmàthôi.

Nhìn chung, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về tái cấu trúc chothấy có nhiều công trình nghiên cứu về tái cấu trúc Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉdừng lại dưới góc độ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ mà thôi Điều đó đồng nghĩavớiviệc tồntạinhữngkhoảngtrốngnghiêncứucầnđược bổsungvàlàmrõ.

Tái cấu trúc là tư duy lại và thiết kế lại quy trình hoạtđộng SXKD để đạt được sự cải tiến hơn về giá cả vàchấtlượngdịchvụ.

Tái cấu trúc là cơ hội để thay đổi, cải thiện tổ chức vàđểđạtđượclợiíchvềchiphí,lợiíchcủaviệcraquyếtđịnh chiến lược, lợi ích của truyền thông và lợi íchkhácchotổchức.

Tác giả cung cấp khung lý thuyết cho việc phân tíchtáicấutrúcthôngquacácyếutốcóảnhhưởngđếngiátrị doanh nghiệp nói chung và hiệu suất doanh nghiệpnóiriêng.

Táicấutrúcdoanhnghiệplàmộtphầnkhôngthểthiếutrong việc thay đổi cơ cấu và chiến lược của một tổchức.

Tái cấu trúc thường bao gồm một tập hợp các hoạtđộng như thu hẹp quy mô, bán dây chuyền kinh doanh,đóng cửa hoặc hợp nhất các cơ sở, di chuyển kinhdoanh hoặc thay đổi cơ cấu quản lý, thường xảy ra nhưmột phần của các chiến lược tổ chức nhằm cải thiệnhiệu quả, kiểm soát chi phí và thích ứng với môitrườngkinhdoanhluônthayđổi

Tái cấu trúc luôn là giai đoạn khó khăn đối với các tổchức có các quyết định lớn làm ảnh hưởng đến tàichínhvàhoạtđộngcủatổchức.

Tái cấu trúc được thực hiện trong nhiều ngành đãmanglạikếtquảvềtăngdoanhthuvàNSLĐDN,giảmchi phí hoạt động, phúc lợi tốt hơn cho nhân viên, cảithiệnsự giàucócủacáccổđôngtốthơn.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là thay đổi quyền sở hữu,tạo ra một liên minh kinh doanh với mục đích tối ưuhóa sự giàu có của các cổ đông và tái định vị tổ chứcđểtănggiátrị.

Kết quả thực nghiệm cho thấy doanh nghiệp đạt đượcmức lợi nhuận hơn 130% sau quá trình tái cấu trúc tàichínhtrongđiềukiệnkhókhăncủanềnkinhtế.

Sức khỏe nội tại của doanh nghiệp sẽ được cải thiệnvà phát huy hiệu quả rõ rệt nếu tiến hành tái cấu trúctổchứcvà sắpxếplạidoanhnghiệp.

Lựa chọn lý thuyết nền về tái cấu trúc cho mô hình nghiên cứu của Luậnán

cấutrúcvốnvàđưaragiảiphápchocácdoanhnghiệpdệtmayt ạithànhphốHồ Chí Minh Tuy nhiên, Nghiên cứu chỉ tập trungkhíacạnhyếutốnguồnvốnchodoanhnghiệpmàthôi.

Qua nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết trong và ngoài nước về tái cấu trúcnhư đã nêu trên, luận án đã nghiên cứu và lựa chọn lý thuyết tái cấu trúc toàn diệncủa Bowman và Singh (1993) là tương đối toàn diện và phù hợp trước bối cảnh hộinhậpvàtoàncầuhóa như hiệnnay.

Luận giải lý do lựa chọn lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh(1993)chomôhìnhnghiêncứu,đólà:

Doanh nghiệp nước ta đang phải đối phó với những khó khăn thách thức trongbối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, điều đó đang tạo áp lực buộc các doanhnghiệp phải linh hoạt và chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường; nguồnlực nội tại của doanh nghiệp cần phải được bổ sung, mở rộng và liên kết hỗ trợ từnhiều phía; cơ cấu tổ chức cần được thay đổi nhằm đáp ứng sự phát triển về quy môvà mô hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, doanh nghiệp phải đầutưdanhmụctàisảnđápứngtốtyếucầuđẩymạnhsốlượngvàchấtlượngsảnphẩm,hàng hóa phục vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; doanh nghiệp cần phải thu hútvàsửdụngcácnguồnvốnmộtcáchlinhhoạtnhằmtăngthêmsứcmạnhnộitại,nănglực tài chính phục vụ hoạt động SXKD của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức cũng cầnđượccủngcốvàpháttriểnvềquymôcũngnhư nguồnnhânlực chấtlượngcao

Mặtkhác,ngànhdệtmayViệtNamlàngànhtruyềnthốngvàcónhiềuthếmạnhcủanướcta.Đ âylàmộttrongnhữngngànhmũinhọn,vớikimngạchxuấtnhậpkhẩuđứnghàngđầutrêncảnước. ĐặcthùcủacácdoanhnghiệpdệtmayViệtNamlàcòngiacôngchonướcngoàilàchủyếu(hơn85

Trướcbốicảnhthịtrườngđầythayđổivàbiếnđộng;vàđặcthùngànhdệtmayViệt Nam hiện nay như đã nêu, những lý thuyết về tái cấu trúc trước đây đã trở nênlỗithời,làmxuấthiệnnhữngkhoảngtrốnglýthuyết.Chínhvìlẽđó,lựachọnvàpháttriển lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) đã đáp ứng tươngđốitoàndiệnnhữngđòihỏicủathịtrường hiệnnay Nội hàmlý thuyếtnàychorằng tái cấu trúc là sự thay đổi đáng kể đồng thời cả 3 yếu tố: danh mục đầu tư, tài chínhvàtổchứcnhằmcảithiệnhiệuquảvàhiệu suấtcủadoanh nghiệp.Cụthể,

 Táicấutrúcdanhmụcđầutư(PortfolioRestructuring),baogồmnhữngthayđổiđáng kể trong danh mục đầu tư của các doanh nghiệp như: mua lại, sáp nhập,thoáivốn…

 Tái cấu trúc tài chính (Financial Restructruring), bao gồm những thay đổi đángkể trong cơ cấu vốn của một tổ chức, như: tỷ lệ nợ vay, đòn bẩy tài chính, hìnhthứchuyđộngvốn…

 Tái cấu trúc tổ chức (Organizational Restructuring), bao gồm những thay đổiđáng kể trong cơ cấu tổ chức của tổ chức, như: thiết kế lại và thu hẹp quy môbộmáytổchức.

TheoBowmanvàSingh(1993),táicấutrúcdanhmụcđầutưlàquátrìnhxemxét lại chiến lược kinh doanh của công ty thông qua việc mua bán sát nhập (M&A)hoặc thoái vốn đầu tư Vì vậy, tái cấu trúc danh mục đầu tư còn được gọi là tái cấutrúc tài sản (Asset Restructuing) Từ đó, doanh nghiệp sẽ thay đổi về quản trị nội bộđể phù hợp với phạm vi hoạt động mới của mình, nhằm khai thác các nguồn lực mộtcách tối ưu hoặc giảm thiểu những lãng phí trong hoạt động chưa hợp lý, để ngănngừaviệcphaloãngcácnguồnlựcchínhyếucủa côngty.

Ngoàira,cònmộtsốcáccôngtrìnhnghiêncứukháccũngcócùngquanđiểm,giúpcủngcốv àbổsungcho lýthuyếtcủaBowmanvàSingh, như:

Brickley và Van (1990) đã khẳng định rằng tái cấu trúc danh mục đầu tư lànhằm tăng cơ hội tìm kiến lợi nhuận cho đầu tư và tăng hiệu quả hoạt động SXKD.Đây không chỉ áp dụng với những doanh nghiệp yếu kém bị áp lực thị trường buộcphải thay đổi, mà còn áp dụng cả với các doanh nghiệp lành mạnh, xem như là mộtphầncủaquátrìnhtăngtrưởng.

Jensen(1991)đãchorằngtáicấutrúcdanhmụcđầutưlàviệcthựchiệnchiếnlượckinhdoan hnhằm xácđịnhlạilĩnhvựckinhdoanhtheohướngmởrộnghaythu hẹp Trong đó, chiến lược đa dạng hóa (mở rộng) được thực hiện thông qua các hoạtđộng sáp nhập, mua lại hay thâu tóm các doanh nghiệp khác (M&A) Ngược lại, chiếnlượctậptrunghóa(thuhẹp)đượcthựchiệnthôngquathoáivốntạicáckhoảnđầutư,bánbớtcácl oạitàisản,chứngkhoánh o ặ c thaythếchúngbằngcáctàisảnưutiên nhằmtậptrungnguồnlựcvào hoạtđộngkinhdoanhcốtlõi.

Tóm lại,Quanghiêncứutổng quan đầy đủcáckháiniệmvàphép đo(measurable proxies) đã được đề xuất và sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệmtrước trong và ngoài nước, luận án nhận thấy tái cấu trúc danh mục đầu tư là việcthayđổitổngtàisảntronghoạtđộngSXKDcủadoanhnghiệpđểcóthểtậptrungvàomộtmảngS XKDcốtlõi(corebusiness) nàođó củamình.

Theo Bowman và Singh (1993), tái cấu trúc tài chính là việc thực hiện cácbiện pháp nhằm thay đổi quy mô và kết cấu của cấu trúc tài chính hiện tại Tái cấutrúc tài chính nhằm cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thiết lập lại cấutrúc tài chính cân đối, giảm thiểu rủi ro hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanhnghiệp và hướng doanh nghiệp tới phát triển bền vững trong trung và dài hạn Tàichínhcânđốiởđâyđượchiểulàsựcânđốigiữanợvàvốnchủsởhữu,nguồntàitrợdài hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn, tài sản, cân đối giữa nguồn tài trợ với nhu cầu vềdòngtiềnchohoạtđộngcủadoanhnghiệpvàhỗtrợtăngtrưởng.Khiđạtđượcsựcânđối trong cấu trúc tài chính, doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí sử dụngvốn,kiểmsoátđượcrủirođểđảmbảotốiđahóagiátrịthịtrườngvàlợiíchchochủsởhữudoa nhnghiệp.

Ngoàira,cònmộtsốcáccôngtrìnhnghiêncứukháccũngcócùngquanđiểm,giúpcủngcốv àbổsungcho lýthuyếtcủaBowmanvàSingh,như:

Irina và cộng sự(2010) cho rằng tái cấu trúc tài chính là việc thay đổi tỷ lệ nợbao gồm các khoản nợ theo thời hạn; vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanhnghiệpnhằmđạttỷlệtốiưu.Đồngthời,côngviệcnàyluônphảiđượcthườngxuyênthựchiệ nnhằmtránhxảyratìnhtrạngbất hợp lýtrongcấutrúctàixuấthiệnlại.

TheoFlorin,LubatkinvàSchulze(2003),mộttrongnhữngcáchtáicấutrúctàichính đó là niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nhằm thu hút các nguồn vốnđầutư.Giảiphápnàytỏrahiệuquảvàphùhợpđốivớicáccôngtytưnhânchuyểnthànhcôngt yđạichúng.

Patrick (2002) cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt độngSXKD để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, cũng như giá trị doanh nghiệp vàNSLĐDN thông qua việc lựa chọn một cấu trúc tài chính hợp lý là một biện phápquantrọngtrongchiếnlượccủadoanhnghiệp.Đâyđượccoilàmộtbiệnphápkhẩncấpnhằ mgiúpdoanhnghiệpthoátkhỏitìnhtrạngkhókhănvềtàichính.Tuynhiên,việc xác định một cấu trúc tài chính hợp lý tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của doanhnghiệp trong từng giai đoạn phát triển nhất định Vì vậy, mỗi cấu trúc tài chính cóthểphùhợpởmộtgiai đoạnnhấtđịnhmàthôi.

Miltonvà Artur (1990) cho rằng tiêu chí tổng nợ và thời gian trả nợ có thểđược các nhà đầu tư sử dụng để tham khảo Từ đó, nhà đầu tư có thể nhận biết vềcách thức quản lý của công ty và chiến lược kinh doanh của công ty có hiệu quảhaykhôngvềmặtsức khỏe tài chính.

Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoàinước, luận án nhận thấy tái cấu trúc tài chính giúp doanh nghiệp cải thiện sức khỏetài chính, tạo dòng tiền thanh toán dồi dào cung cấp cho các hoạt động SXKD và làcơsởquantrọngchosựpháttriểnmộtcáchvữngmạnh.Táicấutrúctàichínhlàmộtphầntấtyếuc ủaquátrìnhtáicấutrúc.

CơsởlýthuyếtvềNSLĐDN

Kháiniệm

TheoBainvàElsheikh(1982),NSLĐlàtỷlệgiữasảnlượnghànghóavàdịchvụcủa đầura,với đầuvàolaođộngđểsảnxuấtđầurađó.

TheoMaiQuốcChánhvàPhạmĐứcThành(2001),NSLĐđượcđịnhnghĩalàsản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động NSLĐ đo lường sản lượng tạo rahàng giờ của nền kinh tế một đất nước Cụ thể, nó biểu thị số lượng tổng sản phẩmquốcnội(GDP)thựcsựđược tạoratrongmộtgiờlaođộng.

NSLĐ được tính bằng hiện vật, bằng giá trị hay bằng thời gian lao động. Tuynhiên mỗi phươngpháptínhnêutrênđềucónhữngưukhuyếtđiểm Cụthể,

Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thịNSLĐcủamộtcôngnhân.

- Ưu điểm: Chỉ tiêu này biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể và chính xác;có thể so sánh theo một loại sản phẩm được sản xuất ra vì nó không chịuảnhhưởngcủagiácả.

- Nhược điểm: không thể áp dụng nếu có nhiều loại sản phẩm Trong khi đó,thựctếcác doanhnghiệpsảnxuấtrarấtnhiềuloạisảnphẩmkhácnhau.

Chỉ tiêu này lấy tiền làm vật quy chuẩn cho tất cả các loại sản phẩm, để biểuthịmứcNSLĐ.

Theo Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001), NSLĐ cá nhân là mứcnăng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuấthoànthànhtrênmộtđơnvịlaođộnghaophíchosảnxuấtsảnphẩmđó.

NSLĐ cá nhân cùng NSLĐDN là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khóa choNSLĐxãhội,gópphầntăngkhảnăngcạnhtranhcủadoanhnghiệpvàcủamỗiquốcgia.

NSLĐxãhộilàmứcnăngsuấtđượctínhtoánbaogồmmọinguồnlựccủamộtcá nhân, một doanh nghiệp hay toàn xã hội, được thể hiện bằng số đơn vị sản phẩmđầu ra của doanh nghiệp hoặc xã hội tạo ra trên một đơn vị lao động sống và laođộngquákhứ đãhaophíđểsảnxuấtrasốđơnvịsảnphẩmđầurađó.

Dovậy,cóthểnóihaophílaođộngsốngcấuthànhNSLĐcánhân,cònhaophíđồngthờicảlao độngsốngvàlaođộngquákhứ sẽtạoraNSLĐxãhội.

MaiQuốcChánhvàPhạmĐứcThành(2001)chorằngNSLĐDNlàmộtphạm trùkinhtếnóilênhiệuquảsảnxuấtcủangườilaođộngtrongquátrìnhsảnxuấtsảnphẩm.Nóikhác đi,NSLĐDNlàtoànbộNSLĐcánhâncủamộtdoanhnghiệp.Thựcchất nội hàm NSLĐDN chính là tổng lợi nhuận đầu ra của toàn bộ lao động trongmột doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định để sản xuất ra mộtđơnvịđầura.

- TổngĐầura:làhànghoáhoặcdịchvụđượccungcấp.Nóđượctínhbằngsố lượng sản phẩm hoặc bằng tiền là lợi nhuận Hơn nữa, do đặc thù hiệntrạngtìnhhìnhhoạtđộngSXKDcủacácdoanhnghiệpdệtmayViệtNamcótỷlệthâ mdụnglaođộngcao,chủyếulàgiacôngchonướcngoài,nêntỷ lệ lợi nhuận là rất thấp (thường dưới 5% doanh thu) Vì vậy, để tránhsố liệu ảo và có thể đánh giá chính xác nội hàm

NSLĐDN, luận án sửdụngchỉtiêuTổnglợinhuậnđể đolườngĐầuracủadoanhnghiệp.

- TổngĐầuvào:làcácnguồnlựctạorahànghoávàdịchvụ.Baogồm:laođộng,vốn,ng uyênvậtliệu Đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động (người) hoặc sốgiờcônglaođộng(giờ).Trongkhiđầuvàovềvốn,nguyênvậtliệu,nănglượngđư ợctínhtheogiátrịbằngtiền.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may ViệtNamcótỷlệthâmdụnglaođộngrấtcao,cộngvớisựbiếnđộnglaođộngtheo mùa cao điểm và thấp điểm trong hoạt động SXKD trong năm cũngrất lớn Vì vậy, để tránh số liệu ảo và có thể đánh giá chính xác nội hàmNSLĐDN,luậnánsửdụngchỉtiêulaođộngbìnhquânđ ể đolườngĐầuvàocủ adoanhnghiệp.

Vìvậy,dựatrêncáckháiniệmvàluậngiảinêutrên,luậnánchọnphạmvi nghiêncứulàNSLĐDN.Trongmôhìnhnghiêncứu,NSLĐDNđượcđolườngbằngchỉtiêulợinhu ận trênlaođộngbìnhquâncủadoanhnghiệp.

Tổngquannghiêncứungoàinước

Freeman (2008) cho rằng NSLĐDN là thước đo sử dụng nhằm đo lường hiệuquả sử dụng yếu tố Đầu vào, thường là tổng lợi nhuận của hoạt động SXKD hànghóahoặcdịchvụchiachoyếutốĐầura,thườnglàtổngsốviệclàm,sốgiờlaođộnghaysốlượn glaođộngbìnhquâncủadoanhnghiệp.

Ross và Khawaldeh (2002) cho rằng NSLĐDN được tạo ra thông qua việcdoanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụngtiếtkiệmtốithiểuchiphívànguồnlựcnhưngvẫnđạthiệuquảtốtnhấtvàpháttriểnbềnvững

Sauian (2002) đã sử dụng phương pháp định lượng thông qua các thang đo làcác hệ số lao động được tính toán từ các bảng phân tích đầu vào -đầu ra (In put – Out put) thông qua số liệu của 3 ngành: vận tải, truyền thông và tài chính củaMalaysia giai đoạn 2000-2005 Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy NSLĐ xã hộicủa 3 ngành trên đã đạt kết quả cao và cũng chính là chất kích thích cho sự tăngtrưởngkinhtếcủaMalaysia.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ xem xét NSLĐ dưới góc độ NSLĐ xã hội vớimôhìnhkinhtếlượng,theophươngphápnghiêncứutổnghòacácyếutốxãhội.

Chen,LiawvàLee(2003)đãnghiêncứuthựcnghiệmvềm ố i tươngquangiữaquản lý nguồn nhân lực (Human Research management - HMR) và hiệu quả kinhdoanh của các công ty sản xuất quy mô lớn ở Đài Loan Phạm vi khảo sát là HRMđược thiết kế để khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hiệu quả của HRM bởi 16công ty sản xuất quy mô lớn ở Đài Loan Nghiên cứu đã sử dụng phương phápnghiên cứu hỗn hợp để tìm nhân tố khám pháEFA(Exploratory Factor

Analysis).Dựatrênkhảosát,4yếutốquantrọngbaogồm12đốitượngđượctríchxuấtbằ ng phân tích nhân tố EFA Sự khác biệt giữa mức độ quan trọng và mức độ hiệu quảcủa các đối tượng có trong mỗi yếu tố được kiểm tra Với các đặc điểm HRM khácnhau,mỗimẫucóhiệusuấtkinhdoanhkhácnhauvềNSLĐ.Sửdụngmộtcáchtiếpcậnmẫu, nhữngpháthiệnnàycóthểhỗtrợcáccôngtytrongtừng mẫuđểcảithiệnNSLĐDNbằngcáchcảithiệncácchiếnlượcHRMcủadoanhnghiệp.Tuynh iên,nghiêncứutrênchỉtậptrung phântíchyếutốHRM màthôi.

ThomasvàSubal(2012)đãnghiêncứumứcđộthayđổiquytrìnhsảnxuấtvàthựctếquảnl ýcủacácdoanhnghiệpdệtmaytạiẤnĐộgiaiđoạn1995-2010.Nhómtác giả quan sát và theo dõi các nhóm

Top 100 đối tượng là các công ty dệt may lớntạiẤnĐộvàkhámphárarằngsựthayđổivềkỹthuậtcótácđộngđếnNSLĐDNlớnhơn rất nhiều so với yếu tố quản lý Họ rút ra rằng, sẽ dễ dàng hơn khi nhiều tổ chứclinh động hơn trong việc khai thác yếu tố kỹ thuật hơn là yếu tố quản lý để có thểtăngNSLĐDNvàhiệuquảchung củadoanhnghiệp.

Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ là phân tích định tính và chưa có mô hìnhlượng kiểm chứng.Bên cạnh đó, các nhân tố xác định mới chỉ đừng lại ở 2 nhân tốkỹ thuật và quản lý mà thôi, chưa thực sự bao quát được hết môi trường hoạt độngSXKD.

Isaac (2016) cho rằng nguồn nhân lực có tác động đến NSLĐDN tại Nigeria.Các công ty đã nâng cao NSLĐDN thông qua việc tập trung phát triển năng lực chocôngnhân,thôngquapháttriểnnguồnnhânlực.Nghiêncứuđãsửdụngphươngphápkhảo sát, thống kê, tổng hợp, so sánh dữ liệu của 20 tập đoàn ở Nigeria Kết quả chỉra rằng nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chi phí, giảm thiểu thờigian sản xuất, giảm thiểu chất thải, tăng cường dòng sản phẩm, mức sản lượng vàchấtlượngsảnphẩmvàgiántiếptăngNSLĐDN.

Tổngquannghiêncứutrongnước

TheoMaiQuốcChánhvàPhạmĐứcThành(2001),NSLĐDNlàchỉtiêuphản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của một doanh nghiệp dưới góc độ lao động.NSLĐDN thường được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tính trên số lao độngbìnhquâncủadoanhnghiệp.

Lê Văn Hùng (2016) cho rằng NSLĐDN là tỷ số giữa tổng đầu ra của doanhnghiệptrêntổngđầuvàotrong mộtkhoảngthờigiannhấtđịnh.

Huỳnh Ngọc Chương và Lê Nhân Mỹ, (2016) cho rằng tăng trưởng năng suấtcủa Việt Nam nhờ vào 2 hiệu ứng: tăng trưởng nội ngành và hiệu ứng dịch chuyển.Tuynhiên, nghiên cứuchủyếutiếp cậnNSLĐxãhộitheomôhìnhkinhtếlượng.

NSLĐDN là thước đo hiệu quả sử dụng cácyếu tố đầu vào (thường là giá trị của sảnphẩm và dịch vụ) tính trên đầu ra (thường làsố giờ lao động hay số lượng lao động) củadoanhnghiệp.

NSLĐDNlà sản phẩm và dịch vụdoanhnghiệptạorabằngcáchsửdụngtốithiểu chiphívà nguồnlực.

Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả đã cốgắng xác định NSLĐDN của 3 ngành: vậntải, truyền thông và tài chính đạt kết quả caovàlàchấtkíchthíchchosựtăngtrưởngchungc ủaMalaysia.

Dựat r ê n k h ả o s á t , 4 y ế u t ố ( H R M ) k h á c nhau,mỗimẫucóhiệusuấtkinhdoanhkhác nhau về NSLĐ Sử dụng một cách tiếp cậnmẫu, những phát hiện này có thể hỗ trợ cáccôngtytrongtừngmẫuđểcảithiệnNSLĐDNb ằngcáchcảithiệncácchiếnlượcHRMcủadoanhng hiệp.

Sự thay đổi về kỹ thuật có tác động đếnNSLĐDN lớn hơn rất nhiều so với yếu tốquản lý Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉlà phân tích định tính và chưa có mô hìnhnghiêncứu.

Nguồnnhânlựccóảnhhưởngđếnviệcgiảmthiểu chi phí, thời gian sản xuất, chất thải.Đồng thời, tăng cường dòng sản phẩm, mứcsản lượng và chất lượng sản phẩm.

Từ đó,khuyến nghị nâng cao kỹ năng phát triểnnguồn nhân lực cho cả 2 đối tượng là nhàquản lý và công nhân nhằm gián tiếp tăngNSLĐDN.

NSLĐDN thường được đo lường thông quachỉ tiêu tổng lợi nhuận tính trên tổng số laođộngbìnhquâncủadoanhnghiệp.

Cạnh tranh về NSLĐDN phụ thuộc vào chiphívàchấtlượngsảnphẩmdodoanhnghiệpsản xuấtra.

TăngtrưởngnăngsuấtcủaViệtNamnhờvào2h i ệ u ứ n g : tă ng t r ư ở n g n ộ i n g à n h v à h i ệ u ứngdịchchuyển.Tuynhiên,nghiêncứuchủyếutiế pcậnNSLĐxãhộitheomôhìnhkinhtếlượng.

Cơsởlýthuyếtcó liênquanđến mối quanhệgiữatáicấu trúcvàNSLĐDN

T ổ n g quannghiêncứutrongnước

Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung và Yoshinori (2011) đã sử dụng cách tiếpcận quản lý tri thức nhằm xem xét tác động của quản lý tri thức tới NSLĐDN ởViệtNam.Doanhnghiệpđầutưpháttriểnnguồnnhânlựcchấtlượngcao,đổimớinâng cấpmáymócthiếtbịhiệnđại.Tuynhiên,lýthuyếtnàychỉtậptrungvàoyếutốquảnlýtrithứcmàth ôi.

LêVănHùng(2016)chorằngcónămnhómyếutốquảnlýsửdụngtrong môhình đánh giá tác động tới NSLĐ bao gồm: quản lý cấp cao cần có sự đồng thuận vềnhận thức, khách hàng là trung tâm, con người, quản trị sản xuất, và văn hóa doanhnghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế do chỉ dừng lại ở góc độ cácyếu tốcó liên quanđến quảnlýmàthôi.

TrầnCẩmLinh(2014)đãnghiêncứutácđộngcủatáicấutrúcđếnNSLĐDN.Kết quả là tái cấu trúc tài chính, trong đó đặc biệt vốn FDI là yếu tố có tác động tíchcực đến hiệu quả doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa họckỹthuật.

Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng (2009) đã nghiên cứu tái cấu trúc tổchứcvớicácyếutốquảnlýcóảnhhưởngđếnNSLĐDN.Tuynhiên,đâychỉlàkhảosátđịnhtín hvàchưađưarađượcmôhìnhnghiêncứu.

HuỳnhNgọcChươngvàLêNhânMỹ(2016)chỉrarằngmộttrongnhữngchỉsố quan trọng đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng NSLĐ xã hội.BằngphântíchNSLĐ xãhộidựatrêntiếpcậnphântíchtăngtrưởng-chiasẻ(shift-share analysis), với dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và

Ngân hàng thế giới trong giaiđoạn1990-

2014.Nghiêncứuchorằngđểthúcđẩychấtlượngtăngtrưởngnăngsuấtcủa Việt Nam cần chú trọng tập trung sang mô hình tăng trưởng đầu tư cho nguồnnhân lực chất lượng cao, tri thức và công nghệ, thay vì tăng trưởng nhờ khai thác tàinguyên và sử dụng thâm dụng lao động Đây là bằng chứng thực nghiệm để các nhàhoạchđịnhchínhsáchpháttriểnđưaracácbiệnphápchuyểnđổimôhìnhtăngtrưởngcủa nền kinh tế, thúc đẩy sự dịch chuyển trong tăng trưởng năng suất từ chiều rộngsang chiều sâu Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích NSLĐ xã hộitheo môhìnhkinhtếlượngmàthôi. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) đã sử dụng phương pháp địnhlượngđểphântíchnhântốkhámpháEFA,cũngnhưtiếnhànhphântíchnhâ ntố khẳng định CFA trong mô hình hồi quy đo lường mối quan hệ giữa quy mô doanhnghiệpvàhiệuquảdoanhnghiệptrongngànhnôngnghiệp,giaiđoạn1991-

2009.Kếtquảướclượngchothấytáicấutrúcquymôdoanhnghiệpcóýnghĩavàquanhệcùngchiềuv ớihiệuquảdoanhnghiệp.Tuynhiên,khoảngtrốngcủanghiêncứunàylàchỉđềcậpđếnhiệuquả doanhnghiệp.

Võ Xuân Vinh và Nguyễn Hữu Huân, (2018) đã xem xét mối liên hệ giữa táicấu trúc và hiệu suất ngân hàng tại Việt Nam, thông qua việc sử dụng phương phápphân tích bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) Mẫudữ liệu bao gồm 26 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1999-2015 Phát hiện chỉra rằng các chính sách tái cấu trúc của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn đầu ngắnhạn không có lợi cho các ngân hàng thực hiện tái cấu trúc Hiệu suất ngân hàng suygiảm trong giai đoạn đầu tái cấu trúc ngân hàng vì tăng chi phí chuyển đổi, khủnghoảng tài chính hoặc do tình hình vĩ mô của kinh tế trong nước không thuận lợi.Ngược lại, về dài hạn hiệu quả của các phương pháp tái cấu trúc khác như việc tưnhân hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, sự can thiệp của nhà nước bằng biệnpháp sát nhập và mua lại (M&A) đã cải thiện đáng kể hiệu suất trong đó có NSLĐcủa các ngân hàng Tuy nhiên, khoảng trống của nghiên cứu này chỉ đề cập đến hiệusuấtngânhàngmàthôi.

Gần đây, công trình nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự(2017) cũngchỉđềcậpđếnmốiquanhệgiữatáicấutrúctàisảnvàhiệusuấtcủadoanhnghiệpmàthôi.

Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa tái cấutrúc và NSLĐDN chỉ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ như quản lý, quản lý tri thức,tài chính, hiệu suất doanh nghiệp hoặc NSLĐ xã hội mà thôi Chưa có nghiên cứunàođềcậpđếnNSLĐDNnhư cáchđặtvấnđềnghiêncứucủa luậnán.

Bảng 2.5Lược khảo các nghiên cứu trong nước về mối quan hệgiữatáicấutrúcvàNSLĐDN

Nghiêncứu lýthuyếtquản lýtrithứcgắnvớihiệu suấtdoanhnghiệp ởViệtNam.

Năm yếu tố quản lý cần nghiên cứu bao gồm: quản lýcấpcaocầncósựđồngthuậnvềnhậnthức,kháchhànglà trung tâm, con người, quản trị sản xuất, và văn hóadoanhnghiệp.

Vốn FDI là yếu tố có tác động tích cực đến NLSĐDN,nhằm mở rộng sản xuất và đầu tư nâng cấp máy mócthiếtbịtiên tiến,nhấtlàtrongngànhdệt may.

Các yếu tố quản lý tác động đến năng suất của cácdoanh nghiệp may mặc Tuy nhiên, đây chỉ là mô hìnhđịnh tính chưa có khung lý thuyết chính thức và mớidừng lại ở khảo sát định tính mà chưa đưa ra được môhìnhđịnhlượng.

Hiệu suất ngân hàng suy giảm trong giai đoạn đầu táicấu trúc vì chi phí chuyển đổi, khủng hoảng tài chínhhoặc do tình hình vĩ mô của kinh tế trong nước khôngthuậnlợi.Tuynhiên,vềdàihạnhiệuquảtáicấu trúc dướin h i ề u d ạ n g k h á c n h a u n h ư : c ổ p h ầ n h ó a c á c

NHTM nhà nước, sự can thiệp của nhà nước bằng biệnpháp sát nhập và mua lại (M&A) đã cải thiện đáng kểhiệu suất các NHTM Tuy nhiên, khoảng trống nghiêncứuchỉđềcậpđếnhiệusuấtngân hàngmàthôi.

NghiêncứuvềchấtlượngtăngtrưởngNSLĐxãhộicủaViệt Nam.Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trungphân tích NSLĐ xã hội dưới góc độ kinh tế học vĩ mômàthôi.

7 Đinh Phi Hổ vàPhạmNgọcDư ỡng(2011)

Tái cấu trúc doanh nghiệp xét về góc độ quy mô có tácđộng tích cực đến hiệu suất doanh nghiệp Tuy nhiên,các yếutốquantrọngkháctrongnôngnghiệpnhư:vốnđầutư,bộm áytổchức,trìnhđộcơgiới,liênkếtvàkiếnthứcnôngnghiệpchưa đượcđềcậpmộtcáchtoàndiệntrong môhìnhnghiêncứu.

Tái cấu trúc có tác động tích cực đến hiệu suất củadoanhnghiệp.Trongđó yếutốNSLĐDNlàmộtthànhphầnquantrọngtạonênhiệusuất doanhnghiệp.

TómtắtChương2

Chương 2 đã nghiên cứu và phân tích các cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc vàNSLĐDN Chương này đã phân tích và tổng hợp tổng quan các lý thuyết trong vàngoàinướcvềtáicấutrúcvàNSLĐDN,cũngnhưlượckhảocáckếtquảnghiêncứuthực nghiệm nhằm góp phần cho thấy những khoảng trống nghiên cứu mà luận áncầnbổsung.

Dựavàocơsởlýluậnđãnêutrongchương2,mụcđíchcủachươngnàylàgiớithiệu phương pháp nghiên cứu để trình bày cụ thể cơ sở hình hành mô hình nghiêncứu, cũng như giới thiệu và thuyết minh những nội dung mở rộng và bổ sung trongmô hìnhnghiêncứuđềxuấtcủa luậnán. Đồng thời, trong chương này luận án sẽ giới thiệu nguồn dữ liệu nghiên cứuđược sử dụng để tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định lý thuyết trong mô hìnhnghiêncứu.

Môhìnhnghiên cứu

Cơ sởhìnhthànhmôhình nghiên cứu

Trên cơ sở lược khảo và kế thừa các lý thuyết về tái cấu trúc và NSLĐDNtrong và ngoài nước có liên quan, đặc biệt là các lý thuyết của John, Lang và Netter(1992);Kang và Shivdasani (1997); Denis và Kruse (2000); Perry và Shivdasani(2005), Morrison (2007); Sử Đình Thành và cộng sự(2017),luận án nhận thấy môhìnhnghiêncứuvềtái cấutrúcvàNSLĐDNthườngcódạngtổng quát nhưsau:

CP it =α 0 +α 1 R it +α 2 Z it + ε it (1)

- Biến NSLĐDN (CP) Biến CP sẽ được đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trêntổnglaođộngbìnhquânsử dụng củadoanhnghiệp.

- Biếntáicấutrúc(R).BiếnRđượcđo lườngbằng chỉtiêu tổngtàisản.

- Biến đặc điểm doanh nghiệp (Z) Biến Z bao gồm các biến thành phần như:Tỷlệvốnchủsởhữu;Tỷlệnợtrêntổngtàisản;Sốnămtừkhithànhlậpcôngty Cáchệsố:

Mô hìnhnghiên cứuđềxuất

SaukhinghiêncứutổngquanlýthuyếtvềtáicấutrúcvàNSLĐDN,cũngnhưmốiquan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN; kết hợp với việc tham khảo và kế thừa môhình nghiên cứu trước đây, luận án nhận thấy cần phát triển và bổ sung một số nộidung cho mô hình nghiên cứu để tiếp cận và giải quyết cách đặt vấn đề và mục tiêunghiên cứu của luận án Đây cũng chính là những điểm mới của luận án nhằm bổsung những khoảng trống nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc và NSLĐDN Trongđó,cácbiếnđộclậptrong môhìnhnghiêncứuđềxuấtcủaluậnánđượcgắnliềnvớiyếu tố lao động, góp phần phản ánh rõ hơn bản chất và nội hàm của NSLĐDN dướitácđộngcủatáicấutrúc.Cụthể,

- Biếntáicấutrúc(R)sẽđượcthaybằngBiếntáicấutrúctoàndiện(RES):Theolýt huyếtvềtáicấutrúctoàndiệncủaBowmanvàSingh(1993),táicấutrúcdoanhnghiệp mộtcáchtoàndiệnsẽbaogồm3yếutố,đólà:danhmụcđầutư,tàichínhvàtổchức.Mặtkh ác,vềmặtthựctiễntrướcbốicảnhhộinhậpvàtoàncầuhóanhưhiệnnay,cácdoanhnghiệpphảilu ônlinhhoạtvàthayđổiđểđápứngnhữngđòihỏicủathịtrườngvàáplựccủacácđốithủcạnhtran h.Vìvậy,biếntáicấutrúc(R)sẽđượcthaybằngbiếntáicấutrúcmớiđólàbiếntáicấu trúctoàndiện(RES)trongmôhìnhnghiêncứuđềxuấtcủaluậnán.Biếntáicấutrúcto àndiện(RES)sẽđượccảitiếnvàđolườngmộtcáchphùhợpvàtoàndiệnhơn,thông quađồngthờicả3yếu tốtácđộngnhưsau:

POR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % thay đổi của tổng tài sản.TheoTodvàShivdasani(2005),đầutưchotàisản,đặcbiệtlàcôngnghệ và máy móc thiết bị là cực kỳ quan trọng góp phần quan trọng vào việctăngNSLĐDN.

Tổng nợ là chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp (Lai vàSudarsanam,1997;William,2001)

ORR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % thay đổi của tổng doanhthutrêntổnglaođộngbìnhquân.

Yếu tố tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quy mô bộmáytổchứcváquytrìnhhoạtđộngSXKDcủadoanhnghiệpvàNSLĐDN. Điều đó đồng nghĩa với việc làm thay đổi quy mô doanh thuchodoanhnghiệp.

(ZajacvàKraatz,1993;Brushvàcộngsự,2000;FukuivàUshijima,2007). Đồng thời, trong mô hình nghiên cứu đề xuất, biến tái cấu trúc toàn diện RESđượcsửdụngnhưlàmộtbiếngiả1,0(dummyvariable)vàđượcxácđịnhnhưsau:

- RES = 1, Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR

- RES = 0, Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR

- Kếthừavàcăncứvào kếtquảđãđượcnêurõtrongcáccôngtrìnhnghiêncứu khoa học của John, Lang và Netter (1992); Perry và Shivdasani(2005); Sử Đình Thành và cộng sự(2017), luận án áp dụng tỷ lệ 5% làmmứcđạidiện(Benchmark)chobiếntáicấutrúctoàndiện(RES)trongmôhìnhngh iêncứu.

- Biếntáicấutrúctoàndiện(RES)cóthểcógiátrịthayđổitheohàngnăm. Đồng nghĩa với biến tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp chính là kết quảcủa việc đo lường và so sánh 3 chỉ số POR, FIR, ORR so với năm trướcđócủadoanhnghiệp.

- Biến đặc điểm doanh nghiệp (Z) sẽ được thay thế và bổ sung bằng cácbiến sau: Biến doanh thu trên lao động bình quân (REL),Biến vốn FDI trênlao động bình quân (FDL) và Biến vốn kinh doanh trên lao động bình quân(BCL)chophùhợphơn vớilý thuyếtvàcách tiếpcậnyếutốNSLĐDN.

Biến Z trong các nghiên cứu trước đây thường được xác định là số năm thànhlậpdoanhnghiệp,hoặcloạihìnhsởhữudoanhnghiệp….LuậnánsẽthaythếbiếnZnêutr ênbằngmộtsốcácbiếnđộclậpquantrọngkhác,đólà:REL,FDLvàBCLcho phù hợp hơn với lý thuyết và cách tiếp cận yếu tố NSLĐDN Trong đó,NSLĐDN là kết quả của tổng toàn bộ các NSLĐ cá nhân trong doanh nghiệp vàlà hiệu quả của quá trình SXKD của doanh nghiệp được đo lường và biểu hiệnthông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động bình quân hàng năm Việc thay đổi nàylàcầnthiếtvàcũnglàđiểmmớicủaluậnántrongmôhìnhnghiêncứu.Bởivìcácbiến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án là những yếu tố cầnthiết có liên quan đến NSLĐDN, chúng phản ánh những vấn đề có tác động trựctiếpđếnNSLĐDN. Hơnnữa,vềnộihàmcácbiếnđộclậpREL,FDL vàBCL nàyđều có gắn liền với yếu tố đặc trưng của ngành dệt may là yếu tố tỷ lệ thâm dụnglaođộngcao,sựbiếnđộngcủalao động theotừngnămlàrấtlớn.Cụthể,

Biến REL được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu tính trên số lao độngbìnhquânsử dụng củadoanhnghiệphàngnăm.

Việc đưa biến REL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêudoanh thu thông thường, biến doanh thu trên lao động bình quân REL là chỉtiêu phản ánh quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động SXKD gắn liền vớiyếutốlaođộngvàtìnhhìnhsửdụnglaođộngtrongdoanhnghiệp.Nhất là ngành dệt may có đặc thù thâm dụng về lao động và số lượng lao động bìnhquânthayđổibiếnđộnghàngnămlàrấtlớn. Đâycũngchính làmột trongnhữngyếutốquantrọngđể đánhgiáNSLĐDN.

Việc đưa biến FDL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêuvốn FDI thông thường, biến vốn FDI trên lao động bình quân FDL là chỉ tiêuphản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI có yếu tố nước ngoài trong việcđầutưtàisản,máymócthiếtbị,côngnghệnhưngđượcgắnliềnvớiyếutốlaođộng và đặc thù về tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp dệt mayluôn thay đổi liên tục một cách cụ thể và rõ ràng hơn Đây cũng chính là mộttrongnhữngyếutốquantrọng đểđánhgiáNSLĐDN.

Biến BCL được đo lường bằng chỉ tiêu tổng số vốn phục vụ cho hoạt độngSXKD(haythườngđượcgọitắtlàVốnkinhdoanh)tínhtrênsốlaođộngbìnhquânsử dụngcủadoanhnghiệphàngnăm.

Việc đưa biến BCL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêuvốn kinh doanh thông thường, biến vốn kinh doanh trên lao động bình quânBCL là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, được hìnhthành và bổ sung trong quá trình hoạt động SXKD gắn với yếu tố lao động vàtình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp dệt may, một ngành mà tỷ lệbiến động về số lượng lao động hàng năm là rất lớn Đây cũng chính là mộttrongnhữngyếutốquantrọng đểđánhgiáNSLĐDN.

Từcácphântíchtrên,tácgiảđềxuấtmôhìnhnghiêncứuđánhgiátácđộngcủatáicấutr úctớiNSLĐDN có dạngsau:

CP it =𝛽 0 +𝛽 1 RES it + 𝛽 2 REL it +𝛽 3 FDL it + 𝛽 4 BCL it + ε it

- BiếnNSLĐDN(CP).BiếnCPđượcđolườngbằngchỉtiêulợinhuậntrêntổnglaođộngbình quân sửdụng củadoanhnghiệp.

- Biếntáicấutrúctoàndiện(RES);BiếnRESlàmộtbiếngiả(dummyvariable)được xác định bằng kết quả đo lường và so sánh đồng thời cả 3 chỉ số POR, FIR,ORR so với năm trước đó của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biếnđộc lập POR, FIR và ORR ≥5% thì doanh nghiệp đó được coi là tái cấu trúc.Ngược lại, nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR < 5% thìdoanhnghiệpđóđượccoilàkhôngtáicấutrúc.Chitiếthơn,kếthừavàcăncứvàokết quả đã được nêu rõ trong các công trình nghiên cứu khoa học của John, Langvà Netter (1992); Perry và Shivdasani

(2005); Sử Đình Thành và cộng sự(2017),luậnánápdụngtỷlệ5%làmmứcđạidiện(Benchmark)chobiếntáicấutrúctoàndiện (RES)trongmôhìnhnghiêncứu.

- Biếndoanhthutínhtrênlaođộngbìnhquân(REL);BiếnRELđượcđolườngthông qua chỉ tiêu doanh thu tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanhnghiệphàngnăm.

- Biến vốn FDI tính trên lao động bình quân (FDL); Biến FDL được đo lườngbằng chỉ tiêu tổng vốn FDI tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanhnghiệphàngnăm.

- Biến vốn kinh doanh tính trên lao động bình quân (BCL); Biến BCL được đolườngbằngchỉtiêutổngsốvốnphụcvụchohoạtđộngSXKDtínhtrênsốlaođộngbìnhquânsử dụngcủadoanhnghiệphàngnăm.

CP NSLĐDN CPđượcđolườngthôngquachỉtiêu lợi nhuận trên số lao độngbình quân sử dụng của doanhnghiệp.

RES được đo lường thông quađồng thời cả 3 yếu tố tác độngđến tái cấu trúc đó là danh mụcđầutư(POR),tàichính(FIR)và tổchức(ORR).

Cụ thể, RES được đo bằng biếngiả(dummyvariable).

RES = 1, Nếu tỷ lệ % gia tăngcủa đồng thời cả 3 biến độc lậpPOR, FIR và ORR ≥5% thìdoanh nghiệp đó được coi là táicấutrúc.

RES=0,Nếutỷlệ%giatăng củađồngthờicả3biếnđộclập

John, Lang vàNetter( 1 9 9 2 ) ; P e r r y và Shivdasani

ZajacvàKraatz(1993);Brush và cộngsự,(2000);FukuivàUshijima,(2007).

REL Doanh thu trênlaođộngbìn hquân

REL là tổng số tiền nhận đượckhibánsảnlượnghànghóavà /hoặc dịch vụ tính trên số laođộngbìnhquânsửdụngcủa doanhnghiệphàng năm.

FDL NguồnvốnFDItr ên lao độngbình quân(Ngàn USD/

FDL là dòng vốn FDI tính trênsố lao động bình quân sử dụngcủadoanhnghiệphàngnăm.

BCL Vốnkinhdoanhtrê n lao độngbình quân(Triệu đồng/

Dữliệunghiêncứu

Cơ sởlựa chọn dữliệubảng(paneldata)

TheoBaltagi(2008),dữliệubảnglàdữliệuthểhiệncảthờigianlẫnkhônggian Thành phần cấu trúc dữ liệu bảng bao gồm: dữ liệu chéo và dữ liệu theochuỗithờigian.Bảnchấtdữliệubảngchophépngườisửdụngcónhiềuthuậnlợitrongqu ansátcácđốitượngnghiêncứu.

Sửdụngdữ liệu bảngcóhaiưuđiểmlớn,đó là:

Tóm lại, dữ liệu bảng giúp phân tích thực nghiệm tốt hơn rất nhiều so vớicácdữ liệuchéohoặcchuỗithờigian.

Nguồndữliệu

Luận án sử dụng chủ yếu từ nguồn dữ liệu thứ cấp của VITAS cung cấp.Ngoài ra, luận án có tham khảo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Cụ thể hơn,dữ liệu dùng để phân tích được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn dữ liệunộibộ)đượccungcấptừVITASvới8.026doanhnghiệpdệtmaytrênđịabàncảnước tronggiai đoạn10nămgầnđâynhất,từnăm2009đếnnăm2018.

Tuy nhiên, sau khi làm sạch bộ dữ liệu, tác giả đã loạt bớt 386 trường hợpkhôngphùhợp(chiếm4,8%),baogồm:

 305 doanhnghiệpmớithành lậpnăm2018 (do thời gianhoạtđộng

 12doanhnghiệpcómứcdoanhthutrênlaođộngbìnhquânsửdụngcủa doanh nghiệp (REL) < 10 triệu / năm (do năng suất doanh thucủa doanh nghiệp quá nhỏ so với thực tế bình quân chung của toànngànhdệtmay)

 16doanhnghiệpcómứcvốnkinhdoanhtrênlaođộngbìnhquânsửdụng của doanh nghiệp (BCL) < 3 triệu / năm (do quy mô quá nhỏsovớithựctếbìnhquânchungtoàn ngànhdệtmay)

Vìvậy,tổngsốcỡmẫuphântíchcủanghiêncứulà7.640mẫuđạtyêucầu.Baogồmcácc hỉtiêutàichínhnhư:doanhthu,lợinhậnsauthuế,tổngtàisản,tổng nợ, vốn FDI, vốn kinh doanh và các chỉ tiêu phi tài chính như: số nămtừkhithànhlậpdoanhnghiệp,tổngsốlaođộngbìnhquânsửdụngcủadoanhnghiệp.

Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh về dữ liệu các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam hiện nay cho thấy phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam là cácdoanhnghiệpvừa,nhỏvàsiêunhỏ(chiếmhơn80%).Trongđó,doanhnghiệpmay là chủ yếu (chiếm 69,05%) Doanh nghiệp có vốn FDI hiện chiếm tỷ lệthấp(chiếm 17,38%).

Phương phápphântíchdữliệu

Thốngkêmôtả

Thống kê mô tả cho ta có cái nhìn toàn diện về dữ liệu, phát hiện những quansátsaikháctrongcỡmẫu.Kếtquảthốngkêmôtảthểhiệnphạmvi,giátrịtrungbìnhvà cho biết độ lệch chuẩn các biến trong mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và ChuNguyễnMộngNgọc,2005).

Kiểmtrađacộngtuyến

Đa cộng tuyến là việc xem xét các biến độc lập có mối tương quan như thếnàovớnnhautrongmôhình.Cụthểhơn,trongmôhìnhhồiquyxuấthiệnhiệntượngđacộngtu yếnlàkhicácbiếnđộc lậpcómốiquanhệtuyếntínhvớinhau.

Kiểm tra đa cộng tuyến: có 2 cách thực hiện đó là dựa vào hệ số phóng đạiphươngsaiVIF,hoặccăncứvàomatrậnhệsốtươngquan.Trongđó,cáchnhậnxéthệsốVIF thườngđượcsử dụngnhiềuhơn.

Ma trận tương quan là hệ số để chỉ mối quan hệ giữa các biến trongmô hình Hệ số tương quan là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếucủamốiquanhệgiữacáccặpbiến.Trongđó:

 Kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến: khi hệ số tương quancó giá trị từ -1.0 đến 1.0 Ngược lại, kết luận có hiện tượng đa cộngtuyến:khi hệsốtương quancógiátrịnhỏhơn -1.0hoặclớnhơn1.0.

 Hai biến sẽ quan hệ cùng chiều nhau nếu hệ số tương quan có giá trịdương Ngược lại, hai biến có mối quan hệ ngược chiều nhau nếu hệsốtươngquancógiátrịâm.

Nhân tử phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) là hệsốđolườngdấuhiệuđacộngtuyến.

 Nếu trung bình VIF 10, có thể kết luận có hiện tượng đa cộngtuyến.

Phântíchhồi quy

Saukhiphântíchtươngquanđểkiểmtrahiệntượngđacộngtuyến,nghiêncứu đitiếnhànhphântíchhồiquy.Việccầnphảitiếnhànhphântích hồi quy là do đây là kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng phương trình phùhợp nhất, cho ra kết quả ước lượng tốt nhất Nó cho phép ta có thể dự báo vềbiếnphụthuộccăncứ theogiátrịchotrước của biếnđộc lập.

Thôngthường,có3môhìnhhồiquychodữliệubảng,đólà:Môhìnhhồi quy Pooled OLS, Mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effetcts Model)hay Mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effetcts Model) (HoàngTrọngvàChuNguyễnMộngNgọc,2005)

Hồi quy bằng mô hình Pooled OLS là việc sử dụng dữ liệu bảng đểphân tích bằng cách sắp xếp chồng không phân biệt từng cá thể riêng Do đókếtquảhồiquykhôngđược tincậy.

Vì vậy, thông thường hồi quy dữ liệu bảng thường áp dụng theo haiphương pháp phổ biến sau: hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM vàhồiquybằngmôhìnhtácđộngngẫunhiênREM.

Giả thiết, cố định các tung độ góc có liên quan đến các biến giải thíchtrong môhình.

Hồiquybằng mô hình tácđộngcốđịnhFEM chokếtquả:

 Nếukiểm địnhp-value0,05,kếtluận:chấpnhậngiảthuyếtH o VậymôhìnhPooledphùh ợphơnmôhìnhFEM.

 Nếukiểmđịnhp-value0,05,chấp nhậngiảthuyếtHo.VậymôhìnhPooledphùhợpmôhìnhREM.

Kiểm định Hausman lựa chọn Mô hình FEM và Mô hình REM(Hausman Test)

H0: εivà biến độc lập không tương quan.H1:εiv àbiếnđộclậpcótươngquan.

KhigiátrịP_valuechi2 =0,0000 bácbỏgiảthuyếtH0,tứclàmôhình nghiêncứucóhiệntượngphươngsaisaisốthayđổi.

Kiểmđịnhtựtươngquan

Kiểm định tự tương quan là việc đi kiểm định giả thuyết:H 0 :khôngcótự tươngquan

Prob > F = 0,0000 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình có hiệntượngtự tươngquan.

H Â N TÍCHVÀTHẢO LUẬNKẾTQUẢNGHIÊNCỨU

Thốngkêmô tảcácbiếntrongmôhình

Trước khi chạy thống kê mô tả, luận án tạo các biến bằng lệnh (gen) và xử lýcác phần tử ngoại lai có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của mô hình nghiên cứubằnglệnhwinsor2vớitỷlệ5%.

Thống kê mô tả cho ta có cái nhìn toàn diện về dữ liệu, phát hiện những quansát sai khác trong cỡ mẫu, kết quả được trình bày theo bảng thống kê mô tả trongbảng4.1.Kếtquảthốngkêmôtảchobiếtphạmvivàgiátrịtrungbìnhcácbiến,cũngnhưxácđịn hđộlệchchuẩncủacácbiếntrongmôhìnhnghiêncứu.

Giá trịTrungbì nh Độlệchc huẩn

Cỡ mẫu là 7.640 doanh nghiệp dệt may Việt Nam được nghiên cứu trong giaiđoạn từ 2009 đến 2018 Tuy nhiên, do năm thành lập các doanh nghiệp là khácnhau,nêntạothànhbộdữliệubảngkhôngcânbằng.

Trường hợp dữ liệu khuyết là khách quan, do các doanh nghiệp không có dữliệuđầyđủtheothờigiannghiêncứu.Tuynhiên,dotổngquansátlà37.764(gần40.000)nê nđâylàbộdữ liệuđángtincậyđểphântích.

 Biến RES biến động trong khoảng 0 đến 1, đồng thời giá trị trung bìnhlà0,6392539 ;vớiđộlệch chuẩntương ứnglà0,4802201

 BiếnRELbiếnđộngtrongkhoảng10tớigiátrị175.905,21;đồngthờigiátrịtrung bìnhlà7.737,39;vớiđộlệchchuẩntươngứnglà45.148,88

 BiếnFDLbiếnđộngtrongkhoảng0tớigiátrị27,99611;đồngthờigiátrịtrungbìn hlà0,1508826;vớiđộlệchchuẩn tươngứnglà1,087018

 BiếnBCLbiếnđộngtrongkhoảng3tớigiátrị41.421,33;đồngthờigiá trịtrungbìnhlà2.805,68;vớiđộlệchchuẩntươngứnglà5.486,12

TheoVITAS(2018),ViệtNamhiệncó12,61%doanhnghiệplớnvàsiêulớn;23,74% là doanh nghiệp vừa; 45,18% là doanh nghiệp nhỏ và 18,47% là doanhnghiệpsiêunhỏ.Nhìnchung,vớihiệntrạnggần90%doanhnghiệpdệtmayViệtNam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả thống kê mô tả nêu trênhoàntoànphùhợpvàphảnánhđộchínhxác vàtincậycủanguồnsốliệu.

Kiểmtrađacộngtuyến

Muốn phát hiện mô hình có đa cộng tuyến hay không, ta có hai cách đó là:xem xét hệ số VIF, hoặc xem xét ma trận hệ số tương quan Luận án sẽ tiến hànhphântíchcả2cáchnày.

Saukhixửlý bằngphần mềmSTATA,kếtquảtrongbảng4.2.chothấy:

Kết quả trên cho thấy toàn bộ các cặp biến không có các hệ số tự tươngquan lớn hơn 0,8 Vì vậy, có thể khẳng định không có hiện tượng đa cộngtuyếntrongmôhình.

Phân tíchhồiquy

Câuhỏiđặtralàmôhìnhnàosẽlàmôhìnhdữliệuphùhợp:Pooled OLS,FEM hay REM Sau khi chạy xử lý hồi quy dữ liệu bảng, luận án tiến hành phântíchlầnlượttheohaiphươngpháptácđộngngẫunhiênREMvàtácđộngcốđịnhFEM.Luận ánlựachọnsựphùhợpcủaướclượngtácđộngngẫunhiênREMhaytác động cố định FEM sau khi Kiểm định Hausman trên cơ sở so sánh với ướclượngthô.

Mô hình nghiên cứu đã lần lượt được tiến hành phân tích hồi quy cụ thểtheocác bước,như sau:

HỆ SỐTƯƠ NGQUA N ĐỘ LỆCHCH UẨN t P>|t| Khoảngtincậy 95%

HồiquibằngmôhìnhtácđộngcốđịnhFEM:giảđịnhcáctungđộgóccủamỗi doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau Dùng phương pháp này khi ta nghi ngờcác tung độ góc có liên quan đến các biến giải thích trong mô hình Vì vậy, cầnphảicốđịnhlại.

HỆ SỐTƯƠ NGQUA N ĐỘLỆCH CHUẨN t P>|t| Khoảngtincậy 95%

Giảđịnhnếukhôngcósựkhácbiệtgiữacácquansátcủacácdoanhnghiệptrong các năm thì mô hình Pooled phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn Ngược lại,nếu có sự khác biệt giữa các quan sát của các doanh nghiệp thì mô hình tác độngcốđịnhFEMphùhợpvớimẫunghiêncứuhơn.

Trên cơ sở giả định đã nêu, Luận ánsử dụng kiểm định lựa chọn giữa haimô hìnhPooledvàFEM.

Giả thuyết Ho: Mô hình Pooled là phù hợp với dữ liệu mẫu hơn

FEM.GiảthuyếtH1:Môhình FEMlàphùhợp vớidữliệumẫuhơnPooled.

Kiểm định cho thấy p-value bằng 0,0000 nhỏ hơn 0,05, đủ cơ sở bác bỏgiảthuyết H o Vậymô hìnhFEMphùhợpvớidữliệumẫuhơnmô hìnhPooled.

HồiquibằngmôhìnhtácđộngngẫunhiênREM:giảđịnhcáctungđộgóccủam ỗidoanhnghiệplàhoàntoànngẫunhiên.Dùngphươngphápnàykhitacho rằng các tung độ góc không có liên quan đến các biến giải thích trong mô hình.Vì vậy, xem các tung độ góc hoàn toàn ngẫu nhiên với các biến giải thích trongmô hình.

HỆ SỐTƯƠ NGQUA N ĐỘLỆCH CHUẨN z P>|z| Khoảngtincậy 95%

Giảđịnhnếukhôngcósựkhácbiệtgiữacácquansátcủacácdoanhnghiệptrong các năm thì mô hình Pooled phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn Ngược lại,nếu có sự khác biệt giữa các quan sát của các doanh nghiệp thì mô hình tác độngcốđịnhREMphùhợpvớimẫunghiêncứuhơn.

Trên cơ sở giả định đã nêu, Luận ánsử dụng kiểm định lựa chọn giữa haimô hìnhPooledvàREM.

Ho: Mô hình Pooled phù hợp dữ liệu mẫu hơn

Waldchi2(4) =. corr(u_i,X)= 0 (assumed) Prob >chi2 =

Kiểmđịnhchothấyp-valuecủa2môhìnhđềubằng0.000nhỏ0.05,đủcơsở để bác bỏ giả thuyết Ho Vậy mô hình REM phù hợp với dữ liệu mẫu hơn môhìnhPooled.

Tác giả tiếp tục kiểm định Hausman lựa chọn mô hình REM với giả thuyết như sau:H o :MôhìnhREMphù hợpdữ liệumẫuhơn FEM.

Kiểm định cho thấy p-value của mô hình là 0,0000 nhỏ hơn 0,05, nên đủ cơsở để bác bỏ giả thuyết H o Vậy mô hình FEM hiệu ứng cố định phù hợp với dữliệumẫuhơn mô hình REM.Kết quảHausmanTestủng hộmô hình FEM.

Tiếp theo, luận án tiến hành kiểm định các giả thiết mô hình có phương saisaisốthayđổivàtự tươngquan.

H0: Phương sai sai số không đổiH1:Phươngsai saisốthayđổi

Kết quả: Với Prob>chi2=0,0000, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hìnhnghiêncứucóhiệntượngphươngsaisai sốthay đổi.

H0: không có tự tương quanH1:cótự tươngquan

Kết quả: Vì Prob > F = 0,0000, nên ta bác bỏ giả thiết H0, tức là mô hìnhcóhiệntượngtựtươngquan.

4.3.7 HồiquybằngmôhìnhđộlệchchuẩnDriscoll-Kraay Để giải quyết vấn đề mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tựtương quan, Luận án tiến hành hồi quy bằng mô hình hồi quy độ lệch chuẩnDriscoll-Kraayđểsửakhuyếttật vềphương saisaisốthayđổivàtựtươngquan.

HỆ SỐTƯƠ NGQUA N ĐỘLỆCH CHUẨN t P>|t| Khoảngtincậy 95%

RES 0,7837808 0,2912661 2,69 0,025 0,124891 1,442671 REL 0,0411592 0,0001343 306,47 0,000 0,0408554 0,041463 FDL 4,030919 0,3483629 11,57 0,000 3,242868 4,818971 BCL -0,0012228 0,0003601 -3,40 0,008 -0,0020374 -0,0004082 HẰNGSỐ -12,77497 1,527174 -8,37 0,000 -16,22968 -9,320266

CP PooledOLS REM FEM FEM

Phân tíchvàthảoluậnkếtquảnghiên cứucủaluậnán

Sau khi thực hiện các kiểm định, nhận thấy mô hình tác động cố địnhFEM_ướclượngvữnglàphùhợpnhất,vìướclượngvữngchosaisốchuẩn,khắcphục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan Do đó, dựa trên kếtquảmôhìnhFEM_ướclượngvững(Bảng4.13),l u ậ n ánsẽphântíchkếtquảcủanghiêncứ u.

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và

Bảng4.13trìnhbàykếtquảmôhìnhtácđộngcốđịnhFEM_ướclượngvữngvới biến phụ thuộc NSLĐDN (CP) theo các biến độc lập Số quan sát được sửdụng là 37.764 từ 7.640 doanh nghiệp dệt may trên cả nước trong giai đoạn 10nămtừ năm2009đếnnăm2018.

Ta có R 2 within = 0,9457 tức là các biến độc lập giải thích được 94,57% sựbiến động của biến phụ thuộc NSLĐDN (CP), tỷ lệ 5,43% còn lại là do tác độngcácyếutốkhác.

Thống kê F 0.292,26 có giá trị rất lớn chứng tỏ hàm hồi quy có mức độphùhợpcao.Cáchệsố củacácbiếnRES,REL,FDL,BCLđềucóý nghĩathốngkê.Trongđó,

Biến RES và BCL có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là

5%Biến REL và FDL có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 1%Cụthể:

 Hệsốtươngtácβ 1= 0,7838chothấybiếnTáicấutrúctoàndiện(RES)cótác độngcùng chiềuvớibiếnNSLĐDN(CP)

Cụ thể, khi biến tái cấu trúc toàn diện (RES) tăng lên 1% thì biếnNSLĐDN (CP)sẽtănglên 0,78%.Biếntái cấu trúc toàn diện (RES)sẽđược đolườngthôngqua3yếutốđólàbiếndanhmụcđầutư(POR),biếntàichính(FIR)vàbiếntổ chức(ORR).

Hệ số tương tác β1 = 0,7838 là tương đối lớn, phản ánh mức độ tác độngcủatáicấutrúctoàndiệnđếnNSLĐDNlàcùngchiều.Điềuđóchothấyviệctái cấu trúc danh mục đầu tư, tái cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tổ chức cótácđộngtíchcựcđếnNSLĐDN.Căncứkếtquảnghiêncứu,luậnángópphầnbổ sung các khoảng trống lý thuyết trước đây về tái cấu trúc và NSLĐDN,cũngnhư tác độngcủatáicấutrúcđếnNSLĐDN. Đồng thời, đứng trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa có nhiều biếnđộng như hiện nay, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp định hướngtáicấutrúctoàndiệndoanhnghiệpphùhợpvàhiệuquảhơnvềmặtthựctiễn.

 Hệ số tương tác β2= 0,0412 cho thấy biến Doanh thu theo lao độngbình quân của doanh nghiệp (REL) có tác động cùng chiều với biếnNSLĐDN (CP)

Cụ thể, khi biến Doanh thu theo lao động bình quân của doanh nghiệp(REL)tăng lên 1% thìbiếnNSLĐDN(CP)sẽtănglên0,04%.

Hệ số tương tác β2 = 0,0412 là tương đối đáng kể, phản ánh mức độ tácđộngcủaDoanhthutheolaođộngbìnhquâncủadoanhnghiệpđếnNSLĐDNlàcùngchi ều.Kếtquảnghiêncứutrêngópphầnbổsungcáckhoảngtrốnglýthuyết trước đây về NSLĐDN. Đồng thời, về mặt thực tiễn góp phần địnhhướngchocácdoanhnghiệptrongviệcxácđịnhtrọngtâmcầntậptrungnângcao doanh thu, gắn với cải thiện NSLĐDN trong bối cảnh thị trường đangcạnhtranhngàycàngdiễnragaygắtnhư hiệnnay.

 Hệ số tương tác β3= 4,0309 cho thấy biến Vốn FDI theo lao độngbình quân của doanh nghiệp (biến FDL) có tác động cùng chiều vớibiếnNSLĐDN(biếnCP)

Cụ thể, khi biến Vốn FDI theo lao động bình quân của doanh nghiệp(FDL)tănglên1%thì biếnNSLĐDN(CP)sẽtănglên4,03%.

Hệ số tương tác β3 = 4,0309 là rất lớn, phản ánh mức độ tác động củaVốn FDI theo lao động bình quân của doanh nghiệp đến NSLĐDN là cùngchiều và rất tích cực Căn cứ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần bổ sungcác khoảng trống lý thuyết trước đây về tác động của yếu tố nguồn vốn FDIđến NSLĐDN Đồng thời, về mặt thực tiễn góp phần định hướng cho cácdoanh nghiệp trong việc tập trung tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốnFDI một cách hiệu quả, gắn liền với cải thiện NSLĐDN trong bối cảnh hộinhậpkinhtếquốc tếđangdiễnrangàycàngsâurộngnhư hiệnnay.

 Hệ số tương tác β4= -0,0012 cho thấy biến Vốn kinh doanh theo laođộngbìnhquâncủadoanhnghiệp(biếnBCL)cótácđộngngượcchiềuvớibiến NSLĐDN(biếnCP)

Cụ thể, khi biến vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 1% thì biếnNSLĐDN sẽ giảm 0,0012% Tuy mức độ ảnh hưởng là rất thấp (β4= - 0,0012),nhưngkếtquảnàyphầnnàophảnánhthựctếviệc sửdụngvốnkinhdoanhcủadoanhnghiệpdệtmayViệtNamcònkémhiệuquả.Điềunàyđ ượclýgiảinhư sau:

Theo Bùi Trinh (2019), hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng cònrấtnhiềunhữngbấtcập,tồntạivàhạnchếcầngiảiquyếtnhưcơcấuvốnchưahợplý,vốn quayvòngthấp,vốnnằmchờlớn,vốnphụcvụchoSXKDcốtlõi(core business) thấp… dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệplàkhônghiệuquả.Nguyênnhânlàdohậuquảcủaviệcđầutưdàntrải tràn lan, đầu tư ra các lĩnh vực ngoài ngành như kinh doanh bất động sản,khách sạn nghỉ dưỡng, chứng khoán; tình trạng nhiều doanh nghiệp sử dụngvốnngắnhạnđểđầutưchocáclĩnhvựcdàihạn;tìnhtrạngthamôtrongmuasắmmá ymócthiếtbịcôngnghệcũ,lạchậu… dẫnđếnhệquảlàtácđộngcủanguồnvốnkinhdoanhđếnhiệuquảhoạtđộngSXKDnóichun gvàNSLĐDNnói riêng là rất thấp, thậm chí là tiêu cực, tác động ngược chiều âm Điều đólýgiảikếtquảâmcủahệsốβ4= -0,0012trongluậnánlàtươngđốiphùhợp.

Vì vậy, vấn đề các doanh nghiệp đang quan tâm đến nguồn vốn kinhdoanh hiện nay không nằm ở chỗ thu hút được nhiều hay ít, mà phụ thuộchoàntoànvàoviệcsửdụngnguồnvốnkinhdoanhnàycóhiệuquảhaykhông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số R 2 within = 0,9457 tức là các biến độclập giải thích được 94,57% sự biến động của biến phụ thuộc NSLĐDN (CP).Đồng thời, thống kê F 0.292,26 có giá trị lớn nên hàm hồi quy có mức độphù hợp cao Ngoài ra, các hệ số của các biến RES, REL, FDL, BCL đều có ýnghĩa thống kê Cụ thể, biến RES và biến BCL có ý nghĩa thống kê với mức ýnghĩa là 5% và biến REL và biến FDL có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là1%. Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành thảo luận, đisâu tìm hiểu và làm rõ thêm những vấn đề có liên quan đến tái cấu trúc toàndiện và NSLĐDN dệt may Việt Nam Hơn nữa, luận án cũng nghiên cứu vàgiải thích tác động của tái cấu trúc toàn diện đến NSLĐDN, xác định nhữngyếutốảnhhưởng,cácđiềukiệncầnthiếtđểvậndụngtrongthựctiễntạidoanhnghiệp.Cuối cùng, những kết quả của thảo luận sẽ là tiền đề và cơ sở để hìnhthànhcácgiảipháptươngứngvàđồngbộchodoanhnghiệp(sẽđượctrìnhbàytrongChư ơng5).

Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng hệ số tương tác β1 0,7838,luậnánxácnhậnđượcrằngTáicấutrúctoàndiệntácđộnglớncùngchiềuvớiN SLĐDNmộtcáchtíchcực.Tiếptheo,luậnánsẽtiếnhànhthảoluậnlàmrõcácvấnđềcó liênquanđến kếtquảtrên,như sau:

Tái cấu trúc toàn diện phải được tiến hành một cách có lộ trình vàđồng bộ thông qua cả 3 hình thức đó là tái cấu trúc danh mục đầu tư, táicấutrúctàichínhvàtáicấutrúctổchức Cụthể,

Việccácdoanhnghiệpdệtmaycầnphảixâydựngmộtlộtrìnhtáicấutrúc là rất cần thiết, nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc xác định rõđịnh hướng, lộ trình và mục tiêu thực hiện Từ đó, các doanh nghiệp dệtmaysẽ tránhđượcnhữngthiếusót,sailầmtrongquátrìnhthực hiện.

Tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp là một quá trình phức tạp vàkhông có một cách thức chung nhất cho tất cả các doanh nghiệp Vì thế,các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình thực trạng hoạt độngSXKD của riêng đơn vị mình và dựa vào mức độ áp lực của môi trườngkinh doanh từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để tiến hành tái cấutrúc toàn diện cho phù hợp Thông qua việc hoạt động SXKD trên thịtrường, doanh nghiệp sẽ đánh giá và nhận ra các yêu cầu cần thiết phảithay đổi của khách hàng và thị trường đối với doanh nghiệp.

Từ đó, hìnhthànhlêncácyêucầuxuấtpháttừmôitrường bêntrongdoanhnghiệpvàcả môi trường cạnh tranh bên ngoài doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệpcầnphảicảitiếnvậnhành,haytáicấutrúcdoanhnghiệp,thậmchítáilậplại toàn bộ doanh nghiệp Tùy vào mức độ yêu cầu và đặc thù của từngdoanhnghiệp,từngtrườnghợpcụthể,màdoanhnghiệpsẽtiếnhànhtheocácbước củalộtrìnhtáicấutrúctheolộtrìnhtáicấutrúctoàndiệndoanhnghiệp(Biểuđồ4.1).

Nhu cầu thị trường và mục đích kinh doanh

Tái cấu trúc Toàn diện

Cải Kiểm soátthiện Doanh nghiệpvận hành

Các yêu cầu thay đổi Doanh nghiệp

Biểuđồ4.1-L ộ t r ì n h t á i cấutrúctoàn diệndoanh nghiệp dệt may

Danhmụcđầutưlàmộtdanhsáchcácdựánkinhdoanhsinhlời,baogồm nhiều lĩnh vực như dự án phát triển SXKD, đầu tư công nghệ mới,đầu tư máy móc thiết bị phục vụ SXKD, đầu tư bất động sản, đầu tư chứngkhoán, Tái cấu trúc danh mục đầu tư là một phần của tái cấu trúc toàndiện, nó có tác động tích cực đến NSLĐDN Đồng thời, tái cấu trúc danhmục đầu tư là quá trình xem xét lại chiến lược kinh doanh của công tythông qua việc mua bán sát nhập (M&A) hoặc thoái vốn đầu tư Vì vậy,tái cấu trúc danh mục đầu tư còn được gọi là tái cấu trúc tài sản (AssetRestructuing) Nói cách khác, tái cấu trúc danh mục đầu tư có liên quanmậtthiếttớiviệcdoanhnghiệpquảnlýtàisản,thayđốivàthiếtlậplạitàisản Tái cấu trúc danh mục đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp như: Tối ưu hóa lợi nhuận với rủi ro thấp, đa dạng hóa danh mụcđầu tư, kiểm soát được tài sản thông qua các báo cáo định kỳ và có địnhhướngđúngđắnhơnvềnhữngcơhộiđầutư.

 Chọndịchvụ/sảnphẩmcólợithếcạnhtranh;LĩnhvựcSXKDcốtlõi(core business):

M&Alàhìnhthứcmộtdoanhnghiệpsẽgiànhquyềnkiểmsoátdoanhnghiệpkháct hôngquaviệcsápnhậphaymualạimộtphầnhoặctoànbộ.Mục đích của hoạt động này chính là muốn tham gia và kiểm soát mọihoạtđộngSXKDcủadoanhnghiệp.

Có 3 hình thức M&A phổ biến và chúng được phân chia theo tínhchất của việc sáp nhập đó là: M&A theo chiều dọc, M&A theo chiềungangv à M&Akếthợp.

Là hình thức liên kết các công ty có cùng một loại hình sản phẩm vàdịch vụ, nhưng có một vài điểm khác biệt trong quy trình sản xuất Ví dụnhư một doanh nghiệp may mặc có thể sát nhập với doanh nghiệp khácchuyênsảnxuấtvềdệtvảinguyênliệu.Việclàmnàycóthểsẽgiúpdoanhnghiệp không bị phụ thuộc bởi các nhà cung cấp, hạn chế những khoảnchiphítrung gian.

Làhìnhthứcsápnhậpcácdoanhnghiệpcócùngsảnphẩmvàdịchvụgiốngnhau,c ùngmộtquytrìnhsảnxuất.Việcsápnhậpnàythôngthườngsẽ diễn ra với chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp Ví dụnhư: Tổng công ty may Việt Tiến đã tiến hành mua lại toàn bộ Công tymayTânHải.CáchlàmnàycủaViệtTiếnđượccholàcụthểhóaviệcmởrộngquymô sảnxuất.

LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNHSÁCH

Kếtluận

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp vàNSLĐDN Trong đó, ba mục tiêu cụ thể đã được xác định, đó là: Nghiên cứu cơ sởlý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN; phân tích và làm rõ mối quanhệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN, đánh giá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDNdệtmayViệtNam;Căncứkếtquảnghiêncứu,đưaranhữnghàmýquảntrịđểnângcao NSLĐDNngànhdệtmayViệtNam. Đốivớivấnđềnghiêncứuthứnhất,cơsởlýluậnvềtáicấutrúcvàNSLĐDNcho thấy hầu hết các nghiên cứu tái cấu trúc trước đây chỉ tập trung vào một vàiyếu tố đơn lẻ mà thôi Vì vậy, điểm mới của luận án là xác định và lựa chọn lýthuyếttáicấutrúctoàndiệncủaBowmanvàSingh(1993)làmcơsởlýthuyếtnềnchoviệcxâ ydựngmôhìnhnghiêncứuđềxuấtcủaluậnán.Trongđó,biếntáicấutrúc toàn diện(RES) được phân tích và đo lường bằng phương pháp định lượng,thông qua đồng thời cả 3 tiêu chí đó là: yếu tố danh mục đầu tư, yếu tố tài chínhvà yếu tố tổ chức Từ đó, luận án đi sâu phân tích làm rõ mối quan hệ giữa tái cấutrúcvàNSLĐDN,đánhgiátácđộngcủatáicầutrúcđếnNSLĐDNmộtcáchtoàndiệnhơntr ongbốicảnhhộinhậpvàtoàncầuhóacónhiềubiếnđộngnhưhiệnnay.

Mặt khác, luận án nhận thấy hầu hết các nghiên cứu trước đây thường phântích tác động của tái cấu trúc đến doanh nghiệp dưới góc độ hiệu quả hoạt độngSXKD hoặchiệu suấtdoanhnghiệp,chưacónghiên cứu nàođềcậpđến tácđộng củatáicấutrúcđếnNSLĐDNnhưcáchđặtvấnđềnghiêncứucủaluậnán.Vìvậy,luận án mở rộng phân tích và nghiên cứu tác động của tái cấu trúc đến doanhnghiệp nhưng dưới góc độ NSLĐDN Cụ thể hơn, NSLĐDN và các biến độc lậptrongmôhìnhnghiêncứuđượcgắnliềnvớiyếutốlaođộng,nhằmphảnánhchínhxác nội hàm của NSLĐDN và góp phần bổ sung những khoảng trống nghiên cứutrướcđây. Đối với vấn đề nghiên cứu thứ hai,luận án đã cung cấp bằng chứng thựcnghiệmvàxácđịnhđượcmứcđộtácđộngcủatáicấutrúcđếnNSLĐDNmộtcáchcụ thể thông qua các phân tích hồi quy và kiểm định phù hợp với bộ số liệu lớngồm7.640doanhnghiệptrênđịabàncả nướctronggiaiđoạn2009-2018. Đốivớivấnđềnghiêncứuthứba,luậnánđãđềxuấtđượcnhữnghàmýquảntrịtươngứngnh ằmgópphầngiúpcácnhàquảnlýdoanhnghiệp,cũngnhưkhuyếnnghịchínhsáchgiúpcácnhàho ạchđịnhchínhsáchvềtáicấutrúcnhằmnângcaoNSLĐDNdệtmayViệtNam.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở lý luận góp phầntạođộnglựcchocác doanhnghiệpquyếttâmhơntrongviệctáicấutrúcvàtìmgiảipháp nâng cao NSLĐDN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóanhưhiệnnay.Nhữngnhómgiảiphápvàkhuyếnnghịđềxuấtsẽtạocơsởkhoahọccho các doanh nghiệp lựa chọn cách thức tái cấu trúc, cũng như củng cố quyết tâmcủalãnhđạotrongviệctáicấutrúcnhằmnângcaoNSLĐDN.Từđó,gópphầngiúpcác doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ động hơn trong việc nâng cao NSLĐ vàtíchcực hộinhập kinhtếquốc tếmộtcáchcóhiệuquả.

Hàmýquảntrịvàkhuyếnnghịchínhsách

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm hệ số tương tác β1= 0,7838** đãchothấytáicấutrúctoàndiện(RES)tácđộngtíchcựcđếnNSLĐDN.Đâylàcơsở khoa học để luận án khuyến nghị 3 nhóm giải pháp tái cấu trúc tương ứng đó là: táicấutrúcdanhmụcđầutư,táicấutrúctàichínhvàtáicấutrúctổchức.

Trongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốctếvàtoàncầuhóanhưhiệnnay,việctáicấu trúc danh mục đầu tư là vô cùng cần thiết Trước mắt, một số giải pháp tái cấutrúc danh mục đầu tư cần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam triển khai thực hiện,nhưsau:

 Thứ nhất, trước thực trạng tỷ lệ thâm dụng lao động của các doanh nghiệp dệtmay là rất cao hơn 80% như hiện nay thì việc tập trung đầu tư máy móc thiết bịtiếntiến,dâychuyềnsảnxuấtphụcvụhoạtđộngSXKDsẽlàgiảipháphữuhiệugiúpcảithiện NSLĐDN.

 Thứ hai, tái cấu trúc danh mục đầu tư cũng đồng nghĩa với việc tái cấu trúc lạicơ cấu tài sản (Restructuring Asset) nhằm sử dụng tài sản một cách hiệu quảnhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao Đồng thời,đápứngviệc nângcaoNSLĐDN.

 Thứ ba, tham gia hoạt động mua bán và sát nhập (M&A) một cách hiệu quả vàlinhhoạtnhằmnângcaonănglựccạnhtranhchodoanhnghiệptrênthịtrường.

 Thứtư,cầnràsoátlạitoànbộdanh mụcđầutư,từđósànglọcvàloạibỏnhữngdanh mục đầu tư nào không còn phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh và tiêuchí mới.

 Thứ năm, xây dựng chương trình tái cấu trúc danh mục đầu tư theo hướng khoahọc,khảthivàhiệuquảthôngquacácchỉsốđánhgiáhiệuquảđầutưnhư:Thờigian hòa vốn, hệ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, giá trị hiện tạiròngcủa dự ánNPV,tỷsuấthòavốnnộibộIRR…

 Thứ sáu, cần phải minh bạch trong đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, giámsátcôngtáctáicấutrúcdanhmụcđầutư.

Mụctiêutáicấu trúctàichínhlàtối đahóagiátrịtàisản chochủsở hữu,haynóicáchkháclàtốiđahóagiátrịdoanhnghiệp.Tuynhiên,hoạtđộngSXKDc ủadoanhnghiệplàhoạtđộngdiễnrathườngxuyên,liêntục,dođósẽkhôngcómộtcấut rúctàichínhlàvĩnhviễn.Táicấutrúctàichínhphùhợptheotừnggiaiđoạnpháttriểnk hácnhaucủadoanhnghiệpphảilàcôngviệcthườngxuyên.Cụthểhơn,nếudoanhnghiệpđangt ronggiaiđoạntăngtrưởngcao,hiệuquảkinhdoanhtốtthìviệctranhthủsửdụngđònbẩytàichín hvàvaynợlàhợplývàhiệuquả.Ngượclại,doanhnghiệpđangsuythoáihoặctronggiaođoạntăngt rưởngkémthìviệcsửdụngnợvaycaothìcóthểkhônghợplý.Vìvậy,việcđiềuchỉnhmộtcáchl inhhoạttỷlệcán cân cấu trúc tài chính là quan trọng và cần thiết đối với bản thân doanh nghiệp.Nhưvậy,táicấutrúctàichínhlàquátrìnhtổchức,sắpxếplạicấutrúctàichí nhdoanhnghiệpnhằmtạoramộtthểtrạngtốthơngiúpdoanhnghiệphoạtđộnghiệuquảdựatr ênnhữngnềntảngsứmệnh,tầmnhìnvàphùhợpvớimôitrườngkinh doanh hiện tại Hiểu một cách rộng hơn, tái cấu trúc tài chính là quá trình xemxét lạicấu trúctài chínhhiện tạivàxâydựngcấu trúctài chínhmớithông quaviệclựachọnvàđadạnghóanguồnvốnhuyđộng,tổchứcsửdụngvốncóhiệuquả,đảmbảosựp hùhợpgiữacấutrúctàisảnvànguồntàitrợcủadoanhnghiệptrongtừng giaiđoạnpháttriển khácnhaunhằmtốiđahóagiátrịdoanhnghiệp.

Mục tiêu của việc tái cấu trúc tài chính nhằm lành mạnh hóa, tạo tính minhbạch, tập trung và tăng cường nguồn lực tài chính để nâng cao khả năng sinh lời vàhiệuquảhoạtđộngcủadoanhnghiệp,tốiđahóagiátrịdoanhnghiệp.

Bước 1: Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính và cấu trúctàichínhcủa doanhnghiệp

Cấutrúctàichínhtốiưulàcấutrúctàichínhlàmcânbằnggiữarủirovàtỷ suất sinh lời danh cho chủ sở hữu, qua đó tối đa hóa giá trị công ty hay tốithiểuhóachiphísử dụngvốnbìnhquâncủacôngty.

Qua mỗi giai đoạn thực hiện, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lạitiếnđộ,kếtquảvàsựphùhợpcủacácgiảiphápnhằmkịpthờirútkinhnghiệm,giải quyết những vướng mắc và thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho phùhợpvớiđiềukiệnmới.

 Chuyểndịchtỷtrọngnợ/ vốnchủsởhữu(70/30)nhưhiệnnaytheoxuhướngtăngvốnchủsởhữu,giảmvay nợ(50/50)trongtươnglai.

 Thứ ba, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu một cáchhiệu quả, vì đây là nguồn tài chính lành mạnh nhất giúp cho các doanh nghiệplinh động trong việc cân đối mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động SXKD củađơnvịmình mộtcáchlinhhoạtnhấtvớichiphívốnthấpnhất.

 Thứ tư, quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn và quản lý cho các nhà lãnhđạo quản trị doanh nghiệp, vì đây là những người đóng vai trò tác động rất lớnđếncấutrúctàichínhcủa doanh nghiệp.

Tái cấu trúc tổ chức doanh nghiệp theo 3 hướng chủ yếu sau, đó là: (i) tái cấutrúc phương thức SXKD theo chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may; (ii) tái cấu trúcquy mô doanh nghiệp;(iii) tái cấu trúc thông qua thay đổi tư duy và nhận thức củalãnhđạovànhânviêntrongdoanhnghiệp.

Thứ nhất, Tái cấu trúc phương thức SXKD theo chuỗi giá trị toàn cầungànhdệtmay:

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp dệtmayViệtNamcầncảithiệnvàđổimớiphươngthứcquảnlýSXKD,chuyểndầntừgiacôngs angcácphươngthứccógiátrịgiatăngcaohơn,dựatrêncơsởhìnhthànhchuỗicung ứnggiátrịtoàncầungànhdệtmay.Cụthể,

Trongchuỗigiátrịtoàncầu,khâuthiếtkếhiệnđangchiếmtỷlệ5%vàlàkhâucó tỷ suất lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp dệt may ViệtNam lại đang là khâu yếu nhất Vì thế, muốn lấn sân vào lĩnh vực thiết kế này đòihỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư thực sự nghiêm túc và bài bảncho sân chơi này Cụ thể, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm bắt được xu hướngthời trang thế giới, xây dựng, hình thành và tập hợp được đội ngũ các nhà thiết kếchuyênnghiệpnhằmtônvinhvàđưacácmẫuthiếtkếcủaViệtNamlêntrườngquốctếvàđược chấpnhận.

Về phía các nhà hoạch định chính sách,cần khuyến khích và tạo điều kiệnchocácnhàthiếtkếtrẻ,cácdoanhnghiệpdệtmaycủaViệtNamđượcthamgiavàocác sự kiện thời trang quốc tế, nhằm nắm bắt xu thế thời trang trên thế giới và đápứng như cầu thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước Thường xuyên tạo các sânchơichocácnhàthiếtkếtrongnướcthamgiacáccuộcthithiếtkếthờitrang.Cókếhoạchđầut ưdàihạnvàbàibảnchođộingũthiếtkếchuyênnghiệp, thôngquaviệcđặt hàng bằng chỉ tiêu đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học mỹthuật,thờitrangcôngnghiệpvềđàotạonguồnnhânlựcchấtlượngcaotronglĩnh vực thiết kế thời trang may mặc, nhất là phát triển, nâng cao vai trò của các dự ánTrungtâmthiếtkếthờitrang.

Trong chuỗi giá trị toàn cầu khâu sản xuất nguyên liệu, phụ liệu chiếm 18%.Hiện nay nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước là rất lớn và đây chính lànguồn hậu cần quan trọng giúp doanh nghiệp có thể chủ động nguồn nguyên phụliệuphụcvụSXKD,giảmchiphísảnxuất,giáthànhsảnphẩm,nângcaotỷsuấtlợinhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang hướngđến mục tiêu làm sao có thể sử dụng được nguồn nguyên phụ liệu trong nước.

Cụthể,hướngpháttriểnđểcóthểtựtúcnguồnnghiênphụliệu,ViệtNamcầntậptrungsảnxuấtngu ồnbông,xơ,vảivàcácloạiphụliệukhác.Đặcbiệtlàcácloạibôngxơnhân tạo có thể chế tạo từ công nghệ lọc hóa dầu Trong khi đó, Việt nam đang làquốcgiacólợithếvềnguồndầukhíthiênnhiêntạicácthềmlụcđịatrênBiểnĐông.Tuynhiên, hiệnnaykếtquảcủa lĩnhvựcnàycòn rấtkhiêmtốn.Hiệnnay,chúngtacần phải nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 40% vải dệt kim và 60% vải dệtthoi, 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp Đây chính là trở ngại lớn cho các doanhnghiệp nếu muốn chủ động trong SXKD và nâng cao mức lợi nhuận vì đang phụthuộcvàonước ngoàivềnguồnnguyênliệu,phụliệudệtmay.

Hạnchếvàhướng nghiêncứutiếptheotrongtươnglai

Trước xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)NSLĐDN chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh mẽ của làn sóng này Tuy nhiên, donhững lý thuyết nền và khái niệm cơ bản về CMCN 4.0 vẫn còn đang trong giaiđoạnđịnhhìnhvàchưađượckiểmchứngtrongthựctiễn.Đồngthời,thựctrạngnộilực của doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa sẵn sàng cho CMCN4.0, cũng nhưnhững hạn chế về nguồn thông tin và số liệu sẵn có cần thu thập có liên quan, nênhướng nghiên cứu yếu tố “CMCN 4.0” tác động đến NSLĐDN vào đề tài của luậnánlà chưađủđiềukiệnđểthực hiện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa CMCN 4.0 là không quan trọng đối vớiNSLĐDN.YếutốCMCN4.0sẽtrởnênkhảthivàquantrọngđốivớiNSLĐDNdệtmay trong tương lai khi những điều kiện tiên quyết đã chín muồi như: các doanhnghiệp dệt may Việt Nam đã đạt được mức độ hoàn thiện về quản lý và hoạt độnghiệu quả; sẵn có một nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao tương ứng;và Việt Nam sẵn sàng chuyển từ một nước thu nhập trung bình lên trở thành mộtnước có thu nhập cao trên thế giới; đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc về khoa họccông nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóathôngminh(robot),dữliệulớn(bigdata),côngnghệin3D… đãtrởnênthôngdụngvàphổbiến.

Tóm lại, chủ đề “Tác động của CMCN 4.0 đối với NSLĐDN Dệt MayViệtNam” chắc chắn sẽ là một trong những hướng nghiên cứu cần thiết và thú vị tiếptheotrongtươnglai.

4905LakewayDrive MP-ParallelEdition CollegeStation,Texas77845USA

800-STATA-PC http://www.STATA.com979-696-4600

use"C:\Users\DELL\Desktop\DataFinal\DataFinal.dta",clear

xtsetCODEDNNĂM panel variable:CODEDN (strongly balanced)timevariable:N Ă M , 2009to2018 delta:1 unit

Variable| Obs Mean Std.Dev Min Max

Source| SS df MS Numberofobs = 37,764

CP| Coef Std.Err t P>|t| [95%Conf.Interval]

Fixed-effects(within)regression Numberofobs = 37,764

R-sq: Obspergroup: within =0.9457 min= 1 between =0.9634 avg= 4.9 overall =0.9540 max= 10

CP| Coef Std.Err t P>|t| [95%Conf.Interval] +

RES | 7837808 4759986 1.65 0.100 -.1491969 1.716758 REL | 0411592 0000585 703.90 0.000 0410446 0412738 FDL | 4.030919 2.47327 1.63 0.103 -.8167954 8.878634 BCL | -.0012228 0003444 -3.55 0.000 -.0018978 -.0005478 _cons | -12.77497 1.254486 -10.18 0.000 -15.23382 -10.31613 + sigma_u|2 9 0 4 8 4 1 3 sigma_e|3 8 3 8 4 2 0 6 rho| 982839 (fractionofvarianceduetou_i)

R-sq: Obspergroup: within =0.9457 min= 1 between =0.9634 avg= 4.9 overall =0.9540 max= 10

Waldchi2(4) = 722454.31 corr(u_i,X) =0(assumed) Prob>chi2 = 0.0000

CP| Coef Std.Err z P>|z| [95%Conf.Interval] +

RES | 4574907 4757684 0.96 0.336 -.4749982 1.38998 REL | 0407196 0000481 845.73 0.000 0406252 040814 FDL | 1.80813 1.820921 0.99 0.321 -1.76081 5.377069 BCL | -.0025711 0003006 -8.55 0.000 -.0031602 -.001982 _cons | -6.277308 3.383646 -1.86 0.064 -12.90913 3545164 + sigma_u|2 8 4 5 5 3 3 5 sigma_e|3 8 3 8 4 2 0 6 rho| 9 8 2 1 2 9 1 1 (fractionofvarianceduetou_i)

Groupvariable(i):CODEDN F(4 , 9) 0292.26 maximumlag:4 Prob>F = 0.0000 withinR-squared= 0.9457

CP| Coef Std.Err t P>|t| [95%Conf.Interval]

RES| 7837808 2912661 2.69 0.025 124891 1.442671 REL| 0411592 0001343 306.47 0.000 0408554 041463 FDL| 4.030919 3483629 11.57 0.000 3.242868 4.818971 BCL| -.0012228 0003601 -3.40 0.008 -.0020374 -.0004082 _cons| -12.77497 1.527174 -8.37 0.000 -16.22968 -9.320266

save "C:\Users\DELL\Desktop\Data Final\Data Final.dta", replacefileC:\Users\DELL\Desktop\DataFinal\DataFinal.dtasaved

Phụlục11 DỮLIỆUDÙNGTRONGPHẦN MỀMSTATA (Mẫu10 doanhnghiệpngẫunhiêntrong bộdữliệu7.640 doanhnghiệp)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

25 CôngTyTNHHACPineCreationsViệt Nam 0283765928 Xinh-ga-po 67,080

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

75 CôngTyTNHHMayĐanV.success(việt Nam) 02763522666 HongKong 22,741

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

55 TổngCông TyCổ PhầnDệt MayHòa Thọ 02363846290 1,614,883

STT Miền Số lượngdoanhn ghiệp

STT LoạiDNdệt may Sốlaođộng Sốlượng

Ngành dệt may Việt Nam hiện là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứngdệt may toàn cầu Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới (sau Trung quốc và ẤnĐộ) về xuất khẩu dệt may. Sản phẩm dệt may Việt Nam đang có mặt ở 100 quốc giatrên khắp thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 36,5 tỷ USD Trong đó, thịtrườngMỹchiếm49%,NhậtBản16%,EU14%vàHànQuốc12%,điềuđóchothấymứcđộtha mgiangàycàngsâurộngcủadệtmayViệtNamvàochuỗigiátrịdệtmaytoàncầu.

Về thị trường xuất nhập khẩu dệt may, theo Vitas (2019) các doanh nghiệp Dệtmaynhậpkhẩunguyênliệuđầuvàophầnlớnởmảngsợivàmảngmay.Cụthể,ViệtNam nhập khẩu bông lên tới 61% từ Mỹ và 58% vải từ Trung Quốc Các nguyên vậtliệu đầu vào này được Việt Nam xử lý và chế biến để tạo ra thành phẩm đầu ra xuấtkhẩutớicácthịtrườngchínhlàTrungQuốc,MỹvàEU.CácdoanhnghiệpViệtNamxuấtkhẩus ợilớnnhấttớithịtrườngTrungQuốc(68%),HànQuốc(9%).Đốivới hàng maymặc,đốitáclớnnhấtxuấtkhẩucủanướctalàMỹvàEUvớitỷlệlầnlượtlà45%và 13%,bêncạnhđóNhật Bản(12%)vàcácquốcgiakhác(30%).

Hình 2.Thị trường xuất và nhập khẩu chínhngànhDệtmayViệtNamnăm2019

Hiện nay dệt may Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vải nhập khẩu,chiếmtrên 80% tổng nhu cầu Tỷ lệ nội địa hóa chỉ khoảng 50% Phụ liệu cũng phải nhậptới70%.

Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành Dệt may đang ở vùng thấp về trình độphát triển trong chuỗi cung ứng so với các đối thủ như Srilanka, Bangladesh.TheoVITAS, dệt may Việt Nam tham gia trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới chủ yếulà gia công (chiếm hơn 85%) Trong khi các quốc gia phát triển Mỹ, EU,Nhật Bảnthường tập trung vào các khâu mang lại giá trị thặng dư cao như thiết kế,marketingvà phân phối.Phương thức sản xuất dệt may trên thế giới được mô tả trongHình 4.4 nhưsau:

Groupvariable(i):CODEDN F(4 , 9) 0292.26 maximumlag:4 Prob>F = 0.0000 withinR-squared= 0.9457

CP| Coef Std.Err t P>|t| [95%Conf.Interval]

RES| 7837808 2912661 2.69 0.025 124891 1.442671 REL| 0411592 0001343 306.47 0.000 0408554 041463 FDL| 4.030919 3483629 11.57 0.000 3.242868 4.818971 BCL| -.0012228 0003601 -3.40 0.008 -.0020374 -.0004082 _cons| -12.77497 1.527174 -8.37 0.000 -16.22968 -9.320266

save "C:\Users\DELL\Desktop\Data Final\Data Final.dta", replacefileC:\Users\DELL\Desktop\DataFinal\DataFinal.dtasaved

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tổngsốlaođộng(N gười)

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

25 CôngTyTNHHACPineCreationsViệt Nam 0283765928 Xinh-ga-po 67,080

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

75 CôngTyTNHHMayĐanV.success(việt Nam) 02763522666 HongKong 22,741

STT Têndoanhnghiệp Điệnthoại Tênnướcđầutư Vốn

55 TổngCông TyCổ PhầnDệt MayHòa Thọ 02363846290 1,614,883

STT Miền Số lượngdoanhn ghiệp

STT LoạiDNdệt may Sốlaođộng Sốlượng

Ngành dệt may Việt Nam hiện là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứngdệt may toàn cầu Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới (sau Trung quốc và ẤnĐộ) về xuất khẩu dệt may. Sản phẩm dệt may Việt Nam đang có mặt ở 100 quốc giatrên khắp thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 36,5 tỷ USD Trong đó, thịtrườngMỹchiếm49%,NhậtBản16%,EU14%vàHànQuốc12%,điềuđóchothấymứcđộtha mgiangàycàngsâurộngcủadệtmayViệtNamvàochuỗigiátrịdệtmaytoàncầu.

Về thị trường xuất nhập khẩu dệt may, theo Vitas (2019) các doanh nghiệp Dệtmaynhậpkhẩunguyênliệuđầuvàophầnlớnởmảngsợivàmảngmay.Cụthể,ViệtNam nhập khẩu bông lên tới 61% từ Mỹ và 58% vải từ Trung Quốc Các nguyên vậtliệu đầu vào này được Việt Nam xử lý và chế biến để tạo ra thành phẩm đầu ra xuấtkhẩutớicácthịtrườngchínhlàTrungQuốc,MỹvàEU.CácdoanhnghiệpViệtNamxuấtkhẩus ợilớnnhấttớithịtrườngTrungQuốc(68%),HànQuốc(9%).Đốivới hàng maymặc,đốitáclớnnhấtxuấtkhẩucủanướctalàMỹvàEUvớitỷlệlầnlượtlà45%và 13%,bêncạnhđóNhật Bản(12%)vàcácquốcgiakhác(30%).

Hình 2.Thị trường xuất và nhập khẩu chínhngànhDệtmayViệtNamnăm2019

Hiện nay dệt may Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vải nhập khẩu,chiếmtrên 80% tổng nhu cầu Tỷ lệ nội địa hóa chỉ khoảng 50% Phụ liệu cũng phải nhậptới70%.

Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành Dệt may đang ở vùng thấp về trình độphát triển trong chuỗi cung ứng so với các đối thủ như Srilanka, Bangladesh.TheoVITAS, dệt may Việt Nam tham gia trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới chủ yếulà gia công (chiếm hơn 85%) Trong khi các quốc gia phát triển Mỹ, EU,Nhật Bảnthường tập trung vào các khâu mang lại giá trị thặng dư cao như thiết kế,marketingvà phân phối.Phương thức sản xuất dệt may trên thế giới được mô tả trongHình 4.4 nhưsau:

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w