1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh an giang (assessing the value of forest ecosystem services in the mountains of an giang province)

176 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Giá Trị Dịch Vụ Hệ Sinh Thái Rừng Vùng Núi Tỉnh An Giang
Tác giả Đặng Thị Thanh Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Đặng Kiều Nhân, PGS.TS. Nguyễn Duy Cần
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 5,12 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Giớithiệu (17)
  • 1.2 Mụctiêu nghiên cứu (20)
    • 1.2.1 Mụctiêu chung (20)
    • 1.2.2 Mụctiêu cụthể (20)
  • 1.3 Giảthuyếtvà câu hỏinghiên cứu (20)
  • 1.4 Nộidung nghiên cứu (20)
  • 1.5 Giớihạn củaluận án (21)
  • 1.6 Ýnghĩa khoahọc vàthực tiễn củaluậnán (21)
  • 1.7 Nhữngđiểmmớicủaluận án (22)
  • Chương 2:TỔNGQUANTÀILIỆU..................................................................8 (24)
    • 2.1 Tổngquan hệ sinhtháirừngtrênthế giớivàởViệtNam (24)
      • 2.1.1 Kháiniệmhệ sinh tháirừng (24)
      • 2.1.2 Cấutrúc vàchức năng củahệsinh tháirừng (25)
      • 2.1.3 Sựthay đổivànguy cơxuống cấpcủahệ sinh tháirừng (28)
    • 2.2 Dịchvụ vàgiá trịdịchvụ hệ sinhtháirừng (30)
      • 2.2.1 Dịchvụ hệsinh tháirừng (30)
      • 2.2.2 Giátrịdịch vụ hệsinh tháirừng (31)
      • 2.2.3 Phươngpháptiếpcậnvàlượnggiágiátrịdịchvụhệsinhthái (35)
    • 2.3 Sinhkế và mốiquan hệ vớidịch vụ hệsinh thái (38)
      • 2.3.1 Sinhkế hộ hưởng lợidịch vụ hệsinhtháirừng (38)
      • 2.3.2 Sinhkế tácđộng đến hệsinhtháirừng (39)
    • 2.4 Yếutố chiphốivà phương phápquản lý hệsinh tháirừng (40)
      • 2.4.1 Yếutố chiphối (40)
      • 2.4.2 Phươngpháp tiếpcận vàquản lýhệ sinhtháirừng (45)
    • 2.5 Tổngquan vùng nghiên cứu (48)
  • Chương 3:PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU...................................................36 (55)
    • 3.1 Cơsởlý luận (55)
    • 3.2 Chọnđiểmvà môtảđiểmnghiên cứu (57)
      • 3.2.1 Chọnđiểmnghiên cứu (57)
      • 3.2.2 Môtả điểmnghiên cứu (60)
    • 3.3 Phươngpháp thu thập số liệu (61)
      • 3.3.1 Tiếntrình thu thậpsốliệu (61)
      • 3.3.2 Cácbước thu thập số liệu (62)
    • 3.4 Phươngpháp phân tích số liệu (71)
      • 3.4.1 Phươngpháp tínhtoán giátrịdịch vụhệsinhthái (71)
      • 3.4.2 Phântích thống kê (73)
    • 4.1 Dịchvụ hệsinh tháivàgiátrịdịchvụ hệsinhtháirừng (80)
      • 4.1.1 Sựthay đổivàhình thành dịchvụ hệsinhtháirừng (80)
      • 4.1.2 Dịchvụhệ sinh tháirừng cưdânhưởng lợi (83)
      • 4.1.3 Giátrịdịch vụ hệsinh tháirừng hộ hưởnglợi (98)
    • 4.2 Mốiquan hệsinh kế vớidịch vụhệsinh tháirừng (102)
      • 4.2.1 Đặcđiểmsinh kếcưdân địa phương (102)
      • 4.2.2 Nguồnlực sinh kế hộ (105)
      • 4.2.3 Mốiquan hệgiữasinh kế hộ vàdịch vụ hệsinhthái (108)
    • 4.3 Yếutố chiphốivàgiảiphápnâng caogiá trịdịch vụhệsinhthái (116)
      • 4.3.1 Độnglực chiphốigiá trịdịch vụhệ sinhthái (116)
      • 4.3.2 Trởlực chiphốigiá trịdịch vụ hệ sinhthái (118)
      • 4.3.3 Giảipháp nâng cao giátrịdịchvụ hệ sinh thái (120)
  • Chương 5:KẾT LUẬNVÀĐỀXUẤT (125)
    • 5.1 Kếtluận (125)
    • 5.2 Đề xuất (126)

Nội dung

Giớithiệu

Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái (HST) có tính đa dạng sinh học caovà giữ vai trò quan trọng đối với đời sống con người Hệ sinh thái rừng cungcấp cho con người nhiều dịch vụ HST quan trọng như: thực phẩm, dược phẩm,gỗ, điều hoà khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết nước, ổn định đất, hấpthụ carbon, và giải trí (MEA, 2005) Các dịch vụ HST đó góp phần nâng caochấtlượng đờisống củacon người(Closeetal.,2009).

Dịch vụ HST rừng là nguồn sinh kế, sức khỏe và giảm nghèo cho nhiềunhómcưdâncóliênquan(DeGrootetal.,2012).Tuynhiên,việckhait háctài nguyên để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn đã tạo áp lực cho HST rừng và ảnhhưởng đến chất lượng đời sống con người (De Clercke, 2014).V i ệ c t ă n g cường thâm canh nông nghiệp để cải thiện sinh kế người dân trong HST rừngđã làm giảm giá trị dịch vụ của HST và mức độ thâm canh càng cao thì sự suygiảmnàyxảyracàngnhanh(Borneretal.,2007).Vìvậy,đâylàtháchth ứcđối với nhà quản lý liên quan đến việc lựa chọn hay ra quyết định đánh đổigiữa bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội Do đó, các quyếtđịnhmanglạilợiíchchonhiềubênliênquanđượcquantâm.Cáchtiế pcậnđòi hỏi phải có cái nhìn hệ thống, quan hệ nhân quả từ nhiều góc độ và ở cácthứ bậc khác nhau trong quá trình ra quyết định (Rodríguezet al.,2005) Mốiquan hệ giữa HST, lợi ích tiềm năng của dịch vụ HST, quản lý và hưởng lợi từHST cho sinh kế của các nhóm cư dân khác nhau trong bối cảnh môi trường tựnhiênvàkinhtế- xãhộibênngoàiluônthayđổilàquantâmcốtlõichoviệcra quyết định Những nghiên cứu khoa học và ứng dụng cách tiếp cận như thếthì rất hạn chế ởcác nước khác, Việt Nam và đặc biệt làởđ ồ n g b ằ n g s ô n g Cửu Long (ĐBSCL).

Việc tận khai tài nguyên của HST rừng như khai thác gỗ, canh tác nôngnghiệp thâm canh, phát triển thủy điện làm giảm dịch vụ HST Cụ thể,mấtrừng xảy ra chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, đã làm mất đi nguồn tài nguyênrừng, giảm đa dạngsinhhọc, mất khảnăng phòng hộ đầu nguồn, giảm điềuhòavikhíhậu,cungcấpnước,chốngxóimònvàhạnchếlũ(NguyễnX uânCự và Đỗ Đình Sâm, 2010).Bên cạnh đó,thâm canh hai –ba vụlúat r o n g năm, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã gây tác hại đến môi trường và sựbền vững của hệ thống canh tác Canh tác nông nghiệp không bền vững làmbiếnđổidịchvụHSTdogiảmđadạngsinhhọc,tăngdịchbệnhvàgiảmđ ộphì của đất (Thiawet al.,2011) Có lẽ đó là chỉ chú trọng giá trị dịch vụHSTrừngmàthiếumốiliênhệgiữagiátrịdịchvụHS T rừng vàsinhkếcủac ác nhóm cư dân khác nhau trong bối cảnh tác động của môi trường tự nhiên vàkinhtế -xã hội.

Việc phát huy lợi ích từ các dịch vụ HST có ý nghĩa rất quan trọng chophát triển bền vững Ở Việt Nam, lợi ích từ dịch vụ HST rừng, đặc biệt là cácdịch vụ liên quan cung cấp thực phẩm và dược phẩm được khai thác, nên đờisống cư dân đã được cải thiện (MEA, 2007) Khu vực đất dốc ởV i ệ t

N a m , thời gian qua áp dụngcanh tácnông-lâm kếth ợ p ( N L K H ) ( N g u y ễ n

V i ế t Khoa,2006),đãmanglạihiệuquảvềkinhtế,xãhội,lẫnmôitrường(Lundgren and Raintree, 1983; Toralba et al., 2016), nên rất phù hợp canh táctrong điều kiện biến đổi môi trường như hiện nay Ở vùng ĐBSCL, canh tácluâncanhlúa– màuđượcđánhgiálàhệthốngmanglạihiệuquảkinhtếcaosovớithâmcanhlúavà đangđượcnhânrộng.Môhìnhluâncanhnhưmộtlúa

– hai màu, hai lúa – một màu và một lúa – một màu (Nguyễn Duy Cần, 2009).Vùng núi tỉnh An Giang có nhiều điều kiện thuận lợi khai thác nông lâm kếthợp, có tiềm năng về dược liệu, có tiềm năngp h á t t r i ể n d u l ị c h s i n h t h á i , nhưngkhaithácchưa hiệu quả.

Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang thuộc hạ lưu sông Mekong,làmột HST rừng phòng hộ đồi núi đặc trưng của Việt Nam với khí hậu nhiệt đớiẩm gió mùa nên chứa đựng đa dạng sinh học cao, là trung tâm cung cấp dịchvụ HST (Closeet al.,2009) Năm 1989 - 1991, HST rừng tự nhiên tỉnhAnGiang suy giảm mạnh do việc khai phá đất đồi núi để trồng trọt, săn bắt độngvật hoang dã, khai thác rừng lấy củi, gỗ, đốt than và dược liệu, diện tích rừngtự nhiên chỉ còn 5.470 ha năm 1991, giảm 68,3% sau hai năm khai thác.Saunăm 1999, áp dụng chính sách trồng mới năm triệu ha rừng và giao khoán đấtrừng cho cư dân địa phương quản lý, HST rừng đã phục hồi trở lại, diện tíchrừng năm 2019 là 11.590 ha, trong đó diện tích rừng trồng chiếm 67,8%(CụcThống kê tỉnh An Giang, 2019) Sự thay đổi diện tích rừng tự nhiên sang rừngtrồng đãlàm thay đổi cáclợi íchcủa HST rừng, nhiềulợi íchtừtựn h i ê n dường như không còn nữa và được thay thế bằng các hệ thống canh tác nôngnghiệp Nhiều loài thực vật quý hiếm, loài đặc hữu, và loài bị đe dọa có têntrong danh mục thực vật nguy cấp, quý, hiếm của Nghị định32/2006/NĐ-CPcủa chính phủ Diện tích đất canh tác nông nghiệp của hai huyện là 73.372 ha,chiếm 76,8% diện tích đất tự nhiên Canh tác nông nghiệp chủ yếu là trồngrừng, cây ăn trái, rau màu, lúa thâm canh hai – ba vụ trong năm Trước năm2000, canh tác lúa mùa trên một vụ và lúa thần nông hai vụ trong năm là chủyếu, sau năm 2000, chính sách bao đê tăng vụ nên diện tích trồng lúa hai vụ vàba vụ trong năm đã tăng lên (Nguyễn Duy Cần, 2009; Nguyễn Văn Minh,2011).

Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang thuộc hai huyện Tri Tôn vàTịnh Biên, có 11.400 ha đất rừng phòng hộ đồi núi, là vùng có đông ngườinghèo và người dân tộc Khmer sinh sống Dân số hai huyện 257.064 người,sinh kế cư dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo các xã venchân núi chiếm tỷ lệ cao, xã Lê Trì ven chân núi Dài 29,7%, xã Núi Tô venchân núi Cô Tô 31,1%, so với bình quân chung của hai huyện là 9,7% và sovới tỉnhAnGianglà6,7%.Người Khmer ởhai huyệnc h i ế m 3 2 % d â n s ố , sống tập trung ở các xã ven chân núi (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2019).Nghèo trong khi sinh kế dựavào canh tác nông nghiệp là yếutốquant r ọ n g dẫn đến thâm canh nông nghiệp hoặc phá rừng để canh tác nông nghiệp, lànguy cơ đe dọa công tác bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường, dẫn đến suygiảm dịch vụ HSTr ừ n g Đ â y l à m ố i q u a n h ệ n h â n q u ả c ủ a n g h è o v à q u ả n l ý tài nguyên thiên nhiên không bền vững Ở tỉnh An Giang, ngành lâm nghiệpvẫn chưa có giải pháp đồng bộ để cải thiện sinh kế cho cư dân trong HST rừngvùng núi, công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng không tiến triển và cònnhiềukhó khăn (Chicục Kiểmlâmtỉnh An Giang, 2018).

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác có hiệu quả dịchvụ HST và giảm tác động đến tài nguyên rừng, thông qua phương pháp tiếpcận dịch vụ HST gắn với sinh kế cư dân địa phương là rất cần thiết Qua đó,giúp đánh giá các lợi ích và định lượng được tầm quan trọng của dịch vụ HSTrừng đối với đời sống cư dân địa phương, để đưa ra các quyết định tốt hơn choviệc quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện sinh kế người dân.Kếtquảđềtàicóýnghĩalớnvềkhoahọcvàứngdụngởbốnlĩnhvựcchính:

(1) cải tiến giá trị dịch vụ HST rừng núi An Giang trong bối cảnh thay đổi môitrường và kinh tế- x ã h ộ i , ( 2 ) c ả i t i ế n c ơ h ộ i h ư ở n g l ợ i t ừ d ị c h v ụ H S T r ừ n g và cải tiến sinh kế của các nhóm cư dân và giảm nghèo bền vững, (3) bảo tồnđadạngsinhhọcvàbảovệmôitrường– sinhtháiđặctrưngbảnđịa,và(4)bảo tồn giá trị văn hóa – lịch sử, an ninh và quốc phòng tiểu vùng biên giớiTâyNam.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận gắn kết dịch vụ HST và sinhkế cư dân địa phương Đây là phương pháp tiếp cận mới chưa được áp dụngtrongnghiêncứuvàứngdụngchoHSTrừngnúitỉnhAnGiangnóiriêng vàrất hạn chế ở các nơi khác của Việt Nam và các nước khác nói chung Kết quảcủa đề tài góp phần vào việc triển khai thành công ở địa phương các chươngtrình mụctiêu quốc gia về giảm nghèo, tái cơc ấ u l ạ i n ô n g n g h i ệ p , v à p h á t triểnbền vững thích ứng vớibiến đổikhíhậu.

Mụctiêu nghiên cứu

Mụctiêu chung

Phân tích mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh AnGiangvới sinh kế của cư dân sống trong HST nhằm nhận ra các dịch vụ chưa khaithác hợp lý và hiệu quả, các cơ hội và giải pháp cải tiến giúp nâng cao giá trịdịch vụ HST, qua đó góp phần tạo cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập ngườidânvàquản lýtàinguyên thiên nhiên hiệu quảtrong tươnglai.

Mụctiêu cụthể

- Xác định các loại dịch vụ HST rừng và giá trị dịch vụ HST rừng mà hộdân địa phương hưởng lợi tại bốn xã nghiên cứu ở hai huyện miền núi Tri TônvàTịnh Biên;

- Xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng mà hộ dân hưởng lợi vàsinhkế hộ dân sốngtrong HSTđó;

- Nhậnracácđộnglựcvàtrởlực,vàđềxuấtgiảiphápđểnângcaogiátrị dịch vụ HST rừng, cải tiến cơ hội tiếp cận hưởng lợi dịch vụ HST rừng đểpháttriển sinh kế cácnhómcưdân khác nhau.

Giảthuyếtvà câu hỏinghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu của luận án là dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh AnGiangcómốiliênquanchặtchẽvớisinhkếcủacưdânsốngtrongHSTđó.D o đó, các giải pháp cải tiến nâng cao giá trị dich vụ HST và phân bố lợi íchhợp lý cho cư dân có thể giúp cải thiện sinh kế của họ và từ đó góp phần quảnlýbền vững tàinguyên rừng. Để kiểm định giả thuyết trên, đề tài nghiên cứu tập trung trả lời hai câuhỏi nghiên cứu sau: (1) giá trị dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang cómối liên quan như thế nào đến sinh kế của cư dân sống trong HST đó? (2) cáccơhội và giải pháp nào có thể giúp phát huy giá trị dịch vụ HSTv à p h â n b ổ lợiích hợplý tàinguyên đó đểnâng caosinh kếcủacưdânđịa phương?

Nộidung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu trên với ba nội dungchính như sau: (1) môtả đặcđiểm cácl o ạ i d ị c h v ụ H S T v à x á c đ ị n h g i á t r ị dịch vụ HST mà sinh kế hộ hưởng lợi ở bốn xã nghiên cứu; (2) phân tích mốiquan hệ giữa dịch vụ HST rừng mà hộ dân hưởng lợi và sinh kế hộ ở bốn xãnghiêncứu;và(3)phântíchcácyếutốtrởngại,hỗtrợvàđềxuấtgiảipháp kinhtế- xãhộicảitiến nhằ m nângca ogiátrịdịchvụHSTrừng vàcảithiệnsinhkế dân cư.

Giớihạn củaluận án

Về đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu tập trung vào hai nhóm đối tượngchính: (1) dịch vụ HST rừng và giá trị dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộ hưởnglợi,và (2)sinh kế hộhưởng lợidịch vụ HST rừng.

Về nội dung nghiên cứu, chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa dịchvụ HST rừng và sinh kế cư dân sống trong HST rừng Đối với dịch vụ HSTrừng, nghiên cứu chỉ đo lường giá trị các loại dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộhưởng lợi trực tiếp, nó có giá trị và được giao dịch thị trường Các loại dịch vụđóchủyếulà dịchvụcungcấpvàdịchvụvănhoá nhưlợiíchthuđượctừc anh tác nông nghiệp; lợi ích từ khai thác tài nguyên rừng; và lợi ích từ hoạtđộng dịch vụ phục vụ du lịch Các loại dịch vụ điều tiết và dịch vụ hỗ trợ nhưđiều hoà tiểu khí hậu, phòng chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn gen quýkhông được quan tâm trong nghiên cứu này Lợi ích từ các dịch vụ HST nàykhông được giao dịch và không có giá trên thị trường, ở cấp hộ dựa vào cảmtính để lượng giá dễ xảy ra sai số Đối với sinh kế cư dân, nghiên cứu dựa vàotham vấn chính quyền địa phương để phân loại kết quả sinh kế và xác định đốitượnghưởnglợitrựctiếp,giántiếpdịchvụHST rừngvàđốitượngkhác.

Về không gian, nghiên cứu chọn bốn xã đại diện HST rừng vùng núi tỉnhAn Giang để thu thập số liệu, đó là xã Núi Tô, xã Lê Trì, xã Lương Phi và xãAn Hảo Đây là nơi có HST rừng phòng hộ đồi núi chiếm tỷ trọng lớn, có diệntích đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ HST cho sinhkế hộ, và là nơi sinh kế hộ hưởng lợi dịch vụ HST rừng như canh tác nôngnghiệp, khai thác tài nguyên rừng và các hoạt động phục vụ du lịch Hệ sinhtháirừngnúinhạycảmđốivớimôitrườngtựnhiên,kinhtế- xãhội,anninhvà quốc phòng nhiều hơn so với các HST đất ngập nước khác ở ĐBSCL Dođó,HST này khóquản lývà cầnưu tiênquantâmnghiêncứu nhiềuhơn.

Vềthờigian,sựthayđổitrongviệcquảnlýHSTcủacưdânvàyếutốchi phối của sự thay đổi đó được khảo sát từ năm 2000 trở lại đây tương ứngvới các mốc sự kiện liên quan.Luận án thực hiện thu thập số liệu năm 2019,việc tính toán giá trị dịch vụHST rừng và tình trạng kinh tế - xã hội của hộ cưdândựa vào số liệu năm2018.

Ýnghĩa khoahọc vàthực tiễn củaluậnán

Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thông tin cơ bản, là cơ sở khoa học đểđánhgiácácgiátrịdịchvụHSTrừngvùngnúitỉnhAnGiang,gópphầnphát triểnkiếnthứcvềcáchtiếpcậnsinhkếbềnvữngdựatrêndịchvụHSTrừngvà có sự tham gia các nhóm người có liên quan Bên cạnh đó, kết quả luận áncòn là nguồn cơ sở dữ liệu khoa học giúp người ra quyết định và các nhómngười có liên quan nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của dịch vụ HST rừng đốivới sinh kế dân cư địa phương và mối quan hệ giữa sinh kế và việc sử dụngdịch vụ HST, từ đó làm cơ sở nâng cao giá trị dịch vụ HST và phân bổ hợp lýlợi ích từ dịch vụ HST Ngoài ra, kết quả luận án còn phục vụ công tác giảngdạy và nghiên cứu khoa học liên quan đến dịch vụ HST trên cơ sở bảo tồn vàpháttriển tàinguyên rừng và pháttriểnsinh kế bền vững.

Bên cạnh đó, kết quả luận án còn cung cấp thông tin, số liệu hữu ích giúpcác cơ quan nghiên cứu, các chương trình dự án và các nhà quản lý hoạch địnhnhận định các vấn đề liên quan đến việc quản lý bền vững HST rừng, chínhsách phát triển kinh tế - xã hội cho người dân sống trong HST rừng (đặc biệt làngười nghèo), các chính sách phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ và phát triểnrừngvùng núitrongbốicảnhthayđổimôitrườngnhưhiện nay.

Nhữngđiểmmớicủaluận án

Đa số các nghiên cứu dựa vào phương pháp tiếp cận dịch vụ HST đểlượng giá giátrị dịch vụ HST rừng nhằm mụctiêuquảnlý bềnv ữ n g

H S T rừng Trong nghiên cứu này, đo lường giá trị dịch vụ HST đưa yếu tố conngười làm trọng tâm, vì mục tiêu cải thiện sinh kế hộ và đồng thời quản lý bềnvững HST rừng Đây là phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu phát triểnnông thôn nhằm nhận ra mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng với sinh kế củacư dân địa phương, từ đó đưa ra giải pháp sử dụng hợp lý dịch vụ HST và giúpnâng cao giá trị dịch vụ HST, cải thiện sinh kế cư dân địa phương và quản lýHST rừng bền vững.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát triển khung lý thuyết mới nghiên cứuvề mối quan hệ giữa dịch vụ HST và sinh kế Dựa vào khung đánh giá thiênniên kỷ thể hiện mối quan hệ dịch vụ HST và đời sống con người, khung lýthuyết về thể hiện giá trị của HST và đa dạng sinh học, và khung sinh kế bềnvững, khung lý thuyết mới được hình thành Vì vậy, luận án có nghĩa khoa họcvề mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông thôn, vàcógiá trịtrong việc gia tăng kiếnthức khoa học.

Mặt khác, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan chínhtắc là phương pháp đánh giá được toàn diện và khách quan về mối quan hệgiữa sinh kế và giá trị dịch vụ HST rừng hộ hưởng lợi, thể hiện tính vượt trộihơn hẳn so với phân tích tương quan đơn biến thường được sử dụng trước đây.Phươngphápnàyphântíchmốiquanhệgiữahainhómbiến,mỗinhómbiến gồm nhiều biến; trong đó, nhóm biến sinh kế gồm 26 biến liên quan yếu tốnguồn lực và kết quả sinh kế, và nhóm biến thu nhập gồm 04 biến tương ứngvới các nguồnthu nhập khácnhau; trongđó có nguồn thut ừ d ị c h v ụ

H S T rừng Đây là phương pháp tập hợp tuyến tính nhiều biến cùng lúc, mỗi nhómbiến bao gồm nhiều biến số, nên có thể khai thác hết toàn bộ các số liệu trongnghiên cứu về kinh tế- xã hội, kết quảphântích có độtin cậyc a o v à t r á n h việc lãng phí số liệu Vì vậy, kết quả của nghiên cứu của luận án có tính khoahọc cao và khách quan khi đề ra giải pháp nâng cao giá trị dịch vụ HST và cảitiếnsinh kếhộ.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được dịchv ụ c u n g c ấ p v à d ị c h v ụ văn hoácó quan hệ mật thiết với sinh kế hộ.Hệ sinh thái rừngluônởt r ạ n g thái động, nó luôn chịu tác động bởi hoạt động sinh kế và các yếu tố tự nhiên,kinh tế - xã hội Qua đó cho thấy, sinh kế hộ là một một phần không thể táchrời khỏi HST rừng, do vậy, các nghiên cứu về dịch vụ HST rừng phải bao gồmcảsinhkếhộvà cácyếutốtựnhiên,kinhtế-xãhộicóliên quan.

Bên canh đó, kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong trường hợpvùngnúitỉnhAnGiang,hộkhácónhiềuđấtcanhtácnôngnghiệplàhưởn glợi dịch vụHST rừng nhiều hơn hộ nghèo ít đất Đây là điểm mới được pháthiện trong nghiên cứu đối với HST rừng Kết quả trước kia cho rằng, ngườinghèo phụ thuộc nhiều vào HST rừng và là nguy cơ đe doạ HST rừng Kết quảnghiên cứu này làm cơ sở đó giúp người ra quyết định có cái nhìn khác hơn vềmối quan hệ giữa HST rừng và sinh kế hộ, từ đó làm cơ sở nâng cao vai trò cảithiện sinh kế và giữ rừng tập trung ở nhóm khá hơn tập trung ở nhóm nghèo,và để giảm nghèo cần có chính sách hỗ trợ khác Vì vậy, kết quả luận án có ýnghĩa ứng dụng rất cao trong việc hỗ trợ thực thi thành công các chính sáchphát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm nghèo và thích ứng biến đổi khíhậu.

Tổngquan hệ sinhtháirừngtrênthế giớivàởViệtNam

Hệ sinh thái là một đơn vị thống nhất bao gồm quần xã sinh vật và môitrường tự nhiên xung quanh có tác động qua lại với nhau (Odum, 1978). Luậtlâm nghiệpViệt Nam năm 2017xácđịnh: “Rừng làmột HSTbaog ồ m c á c loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môitrường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ,tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất,núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liênvùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên” Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định: “Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới táisinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loàicây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độtừ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng” Rừng gồm có rừng trồng và rừng tựnhiên, dựa vào chức năng và mục đích sử dụng của con người mà rừng đượcphânloạithànhrừng sảnxuất, rừng phònghộ vàrừng đặcdụng.

Dịch vụ HST là khái niệm mới ra đời gần đây, khi con người khai thácquá mức HSTtự nhiên vì các mục đích khácn h a u N g h i ê n c ứ u v ề d ị c h v ụ HST nhằm để hiểu rõ hơn về vai tròcủa HST rừng đối với đời sốngc o n người Theo Chương trình Đánh giá Thiên niên Kỷ, dịch vụ HST là những sảnphẩm và dịch vụ từ thiên nhiên, đem lại lợi ích cho con người (MEA, 2005).Các lợi ích đó được phân thành bốn nhóm chức năng hay bốn loại dịch vụ: (1)cungcấp, (2)điềutiết,(3)vănhóavà(4)hỗtrợ.Nóđượcmôtảcụthểnhưsau:

(1) Dịch vụ cung cấp là những sản phẩm từ HST, bao gồm: thực phẩm,tơ sợi, nhiên liệu, nguồn gen, chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, sảnphẩmtrangtrívà nước ngọt.

(2) Dịch vụ điều tiết là những lợi ích từ quá trình điều tiết của HST, baogồm: duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm soátxói mòn/lở, lọc nước và xử lý chất thải, điều tiết dịch bệnh ở con người, kiểmsoátsinh vậtthụ phấn vàphòng chống bảo.

(3) Dịch vụ văn hóa là những nguồn lợi phi vật chất mà con người cóđược từ các HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức,suynghĩ, sáng tạo, và trải nghiệm về mỹ học Những dịch vụ này bao gồm đa dạngvềvănhóa,cácgiátrịtinhthầnvàtôngiáo,hệthốngtríthức,cácgiátrịgiáo dục, cảm hứng, các giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơichốn,cácgiá trịdisản văn hóa, giảitrívà dulịch sinhthái.

(4) Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả cácdịch vụ HST khác Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ nhữngtác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc là diễn ra trong mộtthờigiand à i D ị c h vụh ỗ t r ợ b a o gồms ả n xuất sơc ấ p, h ì n h t h à n h đ ấ t , c h u trìnhdinhdưỡng, chutrình nước,sựcungcấpmôitrường sống,

Hệ sinh thái rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các quần xã sinh vậtvà môi trường sống của chúng tương tác với nhau như một đơn vị chức năng.Trongđó,conngườilàmộtphầnkhôngthểtáchrờicủaHST(MEA,200 5).Hệs i n h t h á i t ự n h i ê n c h ị u t á c đ ộ n g b ở i c o n n g ư ờ i t h ô n g q u a q u á t r ì n h l a o độngđểtăngnăngsuấtcủaHST,vàbịchiphốibởicácyếutốtựnhiên,kinh tế - xã hội (Bouahom, 2006).M ộ t p h ư ơ n g t h ứ c c a n h t á c n ô n g n g h i ệ p l à m giảm sức ép của con người vào HST tự nhiên và giảm tốc độ phá rừng đó làcanh tác nônglâm kết hợp (NLKH) Theo Lundgren and Raintree( 1 9 8 3 ) , nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sảnxuất tổng thể của đất đai Trong đó, các cây thân gỗ lâu năm (cây gỗ, cây bụi,cọ, tre, hay cây ăn trái, cây công nghiệp,…) được trồng có suy tính trên cùngmột đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết hợpđồngthờihoặc kế tiếpnhau theothờigianvàkhông gian.

Quađócho thấy,HST rừngcungcấp chocon người nhiềul ợ i í c h v à luôn chịu tác động bởi yếu tố con người thông qua các hoạt động sinh kế Dovậy, nghiên cứu về dịch vụ HST rừng phảibao gồm cảsinhkế củan h ó m người có liên quan Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang là một HST điểnhình.

Cấu trúc của HST rừng cũng giống như các HST khác, nó gồm hai bộphận cấu thành, đó là sinh vật (thực vật và động vật) và phi sinh vật Sinh vậtgồm có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ Phi sinh vậtgồm có ánh sáng, nhiệt độ, nước, đất, đá, xác động thực vật và môi trường màsinh vật sống tại đó Hai bộ phân này có tính lưu động là luôn luôn trao đổinăng lượng và vật chất với nhau để sinh ra năng lượng và vật chất mới trongHST Khi HST rừng giữ được sự lưu động này, các chức năngc ủ a

H S T s ẽ pháthuy và ngược lại(Hoàng KimNgũ vàPhùngNgọc Lan, 2005).

Thực vật rừng là thành phần chủ yếu được quan tâm nhiều nhất trongnghiên cứu Nó bao gồm năm thành phần cơ bản là cây gỗ, cây tái sinh,câybụi,thảmtươivàthựcvậtngoạitầng,trongđócâygỗđượcxemlàthànhphần chính của HST rừng bởi sự đa dạng về cấu trúc và các chức năng chuyên biệtcủa nó (Thái Văn Trừng, 1978) Do đó, dựa vào sự đa dạng về thành phần loàicủaquần xãthực vậtrừng cóthểđánh giáchức năng củaHSTrừng.

MỗiHSTrừngcósựkhácnhauvềthànhphầnloàicâygỗ,tuổi,mậtđộvà các đặc trưng khác Cây gỗ thường được phân thành rừng thuần hay rừnghỗn giao dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài cây gỗ Trên thực tế, rừngthuầnloàilàrừngchỉcómộtloàivàcácloàikháckhôngvượtquá10%,cò nlại là rừng hỗn giao khác loài Ngoài ra, người ta còn phân chia các loài cây gỗthành cây phù trợ và cây gỗ chính Cây phù trợ có chức năng hỗ trợ cây gỗchính sinh trưởng và phát triển Rừng giàu là rừng có trữ lượng gỗ trên 201m 3 /ha, rừng trung bình 101 – 200 m 3 /ha và rừng nghèo dưới 100 m 3 /ha Mặtkhác, cấp tuổi là một chỉ số thường được quan tâm khi phân loại các loài cây.Ở HST tự nhiên, các loài cây rừng thường có cấp tuổi khác nhau. Cấp tuổi củarừng có năm cấp, nó thể hiện khả năng sản xuất của rừng từ thấp đến cao Đốivới cây mọcc h ậ m t h ì c ấ p t u ổ i l à 2 0 n ă m , đ ố i v ớ i c â y m ọ c n h a n h t h ì k h ô n g quá 05 năm Dựa vào cấp tuổi rừng để phân thành rừng đồng tuổi hay rừngkhác tuổi Bên cạnh đó, mật độ rừng là một đặc trưng quan trọng của HSTrừng, nó ảnh hưởng đến sản lượng, quá trình tỉa thưa và quá trình đào thải tựnhiên của HST rừng Mật độ rừng thường được xác định dựa vào số cây trênmột đơn vị diện tích Khi mật độ không đều có thể làm giảm sản lượng củarừng và ảnh hưởng không tốt đến sự tỉa thưa tự nhiên của rừng (Hoàng KimNgũvà PhùngNgọc Lan, 2005).

Ngoài ra, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng cũngđóng vai trò quan trọng trong HST rừng Cây tái sinh sống và phát triển dướitán rừng và là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên khi tầng cây này đượckhai thác Cây bụi và thảm tươi không có cấu tạo gỗ, sống dưới tán rừng. Nómang lợi các lợi ích phi gỗ (NTFPs) cho con người và góp phần bảo vệ đất,chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất, tham gia vào quá trình hìnht h à n h v à c ả i tạo đất Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến tái sinh rừng, tranh giành chất dinhdưỡng và nước trong đất Thực vật ngoại tầng gồm có các loài dây leo và thựcvật phụ sinh, chúng mọc không theo trật tự nào Tầng này có thể che phủ mặtđất, cung cấp thực phẩm, dược liệu, nhưng nó cũng có thể ngăn cản sự sinhtrưởng của cây rừng hoặc làm tăng nguy cơ cháy rừng (Hoàng Kim Ngũ vàPhùngNgọc Lan, 2005).

Khi HST rừng có cấutrúc càngđa dạngthì HST rừngc ó t í n h Đ D S H càng cao và tiềm năng cung cấp cung cấp dịch vụ HST cũng cao(Closeet al.,2009; Sukhdevet al., 2010) Thật vậy, chức năng và cấutrúc HST rừngc ó mốiquanhệbiệnchứngvớinhau,cấutrúchợplýthìchứcnăngmớipháthu y được tốt nhất và ngược lại Do vậy, cải thiện và bố trí cấu trúc HST rừng hợplýthìmớipháthuytínhđadạngsinhhọccủaHST,sảnsinhracácsảnphẩmvà chức năng HSTnhiềuhơn (TháiVăn Trừng, 1978).

Trên thế giới, HST rừng mưa nhiệt đới là HST có cấu trúc đa dạng gồmnhiều loài cây sống hỗn giao, nhiều tầng dày rậm, thành phần và tuổi câykhông đồng nhất Trong rừng thường có nhiều loài cây gỗ quý có ý nghĩa kinhtếvàgiátrị sửdụngcao.Dođiềukiệnkhí hậuthuậnlợi,sựsinhtrưởn gvà phát triển của thực vật diễn ra quanh năm đã làm cho thành phần loài cây vàquá trình tái sinh rừng mưa nhiệt đới diễn ra phức tạp( N g u y ễ n X u â n C ự v à ĐỗĐ ì n h S â m , 2 0 1 0 ) Ng ườ i t a đ ã pháth i ệ n r a đ ư ợ c k h o ả n g 1, 75t r i ệ u l o à i sinh vật trên thế giới, tuy nhiên con số này chỉ chiếm khoảng 13% số lượngsinh vật thực tế hiện có (Storket al., 1999) Trong đó, rừng mưa nhiệt đới cótính đa dạng sinh học cao nhất, nó phân bố nhiều nhất ở những vùng gần xíchđạo Rừng mưa nhiệt đới có thể được tìm thấy ở Châu Á, Châu Úc, Châu Phi,Nam Mỹ, Trung Mỹ và trên nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, vùng Caribe,Ấn Độ Dương Mặc dù, diện tích rừng mưa nhiệt đới chỉ chiếm khoảng 7%diện tích bề mặt trái đất nhưng đây là môi trường sống cho hơn 50% loài sinhvật trên trái đất (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2010) Ở Việt Nam, phầnlớn diện tích rừng mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới nên có tính đa dạngsinhhọccaovàcónhiềuloạiđộng,thựcvậtquý.ViệtNamcókhoảng20.000 – 30.000 loài sinh vật, được xếp vào hạng thứ 16 trên thế giới về mới độ đadạng sinh học Trong đó, HST rừng có tính đa dạng sinh học cao nhất vớikhoảng15.986loàithựcvậtvàcóhơn10%trongsốđólàthựcvậtđặchữ u(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015) HST rừng đã tạo môi trườngsống cho khoảng 10% số loài chim và thú trên toàn cầu (Vũ Tấn Phương,2007).

Mỗi HST rừng có các chức năng cụ thể tương ứng, tùy theo mục đích sửdụng của mà nhiều quốc gia trên thế giới đã phân loại rừng theo nhiều cáchkhác nhau Ở Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch lâmnghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất tronglâm nghiệp theo các chức năng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sảnxuất.TheoThôngtưsố34/2009/TT-

Dịchvụ vàgiá trịdịchvụ hệ sinhtháirừng

2.2.1 Dịchvụhệsinhtháirừng Đa số các loại dịch vụ HST rừng chủ yếu cung cấp các lợi ích cho cộngđồng, tương ứng mỗi HST khác nhau các lợi ích này khác nhau Ở Mỹ, đồngbằng Rio Grande cung cấp nguồn nước ngọt, môi trường sống cho động vậthoang dã, di sản văn hoá và hoạt động giải trí cho người dân ở các BangColorado, New Mexico và Texas Người dân địa phương quan tâm chủ yếu làdịch vụcung cấpnguồn nước ngọt (84%) vàbảo tồnmôi trường sốngc h o động vật hoang dã (54%), họ sẳn sàng chi trả khoảng 62 USD mỗi năm chomục tiêu bảo tồn tất cả các dịch vụ HST trên (Jadwiga and Jianhong,

2019) Ởkhu vực hạ lưu sông Mekong, HST rừng cung cấp cho con người các lợi íchnhư: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ đầu nguồn và hấp thụ carbon (Emerton,2013) Ở ĐBSCL, VQG Tràm Chim là nơi thực hiện chức năng bảo tồn đadạng sinh học (Do Nam Thang and Bennett, 2009) và là điểm du lịch sinh tháitiềm năng trong và ngoài nước để khách du lịch tham quan, nghiên cứu, họctậpvàgiảitrí(Đào Văn Thắngvàctv., 2019).

Bên cạnh đó, dịch vụ cung cấp của HST rừng là sinh kế, sức khoẻ vàgiảm nghèo cho nhiều nhóm người khác nhau (De Grootet al.,2012) Do vậy,ở gốc độ nông hộ, các lợi ích từ dịch vụ HST đóng vai trò rất quan trọng đốivới sinh kế hộ, chủ yếu là dân cư ở vùng đệm Ở ĐBSCL, VQG U Minh Hạ,ngoài các lợi ích bảo vệ môi trường, cung cấp nơi ở và thức ăn cho các loàiđộng thực vật, HST rừng còn là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân sốngtrong vùng đệm như trồng tràm, trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm (Lê VănDũvà ctv., 2019).VQG U Minh Thượng, vùng đệm của vùng có 94% hộ đangcó đất canh tác nghiệp, thu nhập từ canh tác nông nghiệp chiếm 20- 80% thunhập hộ, các nguồn thu chủ yếu từ canh tác chuối, rau màu (khoai các loại,gừng, củ lùn, hành lá và rau các loại), lúa và nuôi thủy sản (Trần Văn Kiệtvàctv.,2020). Ở ĐBSCL, các lợi ích từ canh tác nông nghiệp được coi là dịch vụ HSTquan trọng đối với người dân ĐBSCL (MEA, 2007) Trong đó, canh tác lúa làdịch vụ HST quan trọng nhất đối với sinh kế người dân thông qua hệ thốngcanhtáclúathâmcanhvàluâncanhlúa–cá(Bergetal.,2016).Canhtáclúaở các vùng củaĐBSCL tiếptụctheo hướngthâm canh,đ ặ c b i ệ t ở v ù n g c ó điều kiện đất và nước thuận lợi (Đặng Kiều Nhân, 2009) Theo Quyết định số1898/QĐBNN-TT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích thâm canh lúa bavụ ĐBSCL chiếm khoảng 45% tổng diện tích canh tác nông nghiệp, chủ yếu ởTứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016).Tuy nhiên, canh tác lúa ba vụ tăng là nguyên nhân làm suy giảm các dịch vụHST khác như chất lượng nước, động vật thuỷ sinh, thực vật, môi trường sốngvà thiên địch (Berget al.,2016). Bên cạnh đó, hoạt động nuôi cá chuyên canhvà khai thác thuỷ sản cũng cung cấp nhiều lợi ích quan trọng đối với sinh kếngườid â n Đ S C S L H ệ s i n h t h á i s ô n g H ậ u c u n g c ấ p c á t r a t h ư ơ n g p h ẩ m khoảng328,0tấncátra/ha/vụ,thuỷsảnkhác54,0tấn/m 3 /nămvà2,6tấn/ hộ/năm Ngoài ra, dịch vụ HST còn thể hiện vai trò ở các mặt xã hội nhưtạo công ăn việc làm, nguồn nước sinh hoạt và các giá trị sinh thái và văn hoá(NguyễnThịKimQuyên vàYakupitiyage, 2016). Ở tỉnh An Giang, HST rừng núi chủ yếu thuộc hai huyện miền núi TriTôn và Tịnh Biên, khai thác rừng để canh tác nông nghiệp nên các lợi ích từsản phẩm rừng giảm, canh tác nông lâm nghiệp tăng lên Vùng trên núi, rừngtự nhiên được thay thế bằng rừng trồng với các loài cây chủ yếu cây phù trợnhư trồng cây rừng (keo lai và tràm bông vàng) và cây ăn trái (chủ yếu xoài).Vùng chân núi nhiều cát chủ yếu trồng củ sắn, khoai mì, gừng và tầm vong.Vùngruộngtrênkhôngchủđộngnướctưới,chủyếutrồngcácloạira umàu(củsắn,khoaicácloại,đậucácloại,gừng,mèvàraucácloại)vàchăn nuôibò Vùng ruộng dưới chủ yếu là độc canh cây lúa như lúa hai vụ và lúa ba vụ.Vùng này trước năm 1945 chỉ trồng các giống lúa mùa (Nàng Tây Đùm, NàngNhen, Nàng Môn, Ba Sào) có năng suất từ 01 – 02 tấn/ha Từ năm 1970 bắtđầu trồng lúa hai vụ, 1996 -

2000 canh tác lúa hai vụ là chủ yếu với hai giốnglà IR50404 và IB64B, năng suất khoảng 04 tấn/ha (Nguyễn Văn Minh,

2011).TheoN g u y ễ n DuyC ầ n (2009), c a n h t á c l ú a ở h u y ệ n T r i T ô n c ó s ự c h u y ể n dịch rõ rệt, sau năm 2000 diện tích lúa mùa giảm từ 34,9% hộ trồng đến năm2006còn 10,2%hộ trồng, diện tíchlúa haivụ vàba vụtăng.

2.2.2 Giátrịdịchvụhệsinhtháirừng Để đánh giávaitròcủa HSTđốivới đờisống con người,ngườit a thường đánh giá các lợi ích mà dịch vụ HST mang lại cho con người Các lợiíchconngườihưởnglợichủyếulàcácdịchvụvàsảnphẩmhànghoáđược giao dịch trên thị trường, nó có giá trị và có thể đo lường được Các lợi íchthường gắn với các lợi ích cộng đồng, có thể được phân chia thành các lợi íchkinhtế, xã hộivà môitrường.

Xét về mặt kinh tế, HST rừng cung cấp cho con người các lợi ích kinh tếthiết thực, chủ yếu là các sản phẩm hữu hình và có giá trị ở nhiều cấp độ. Giátrị gỗ và lâm sản mà rừng cung cấp cho nền kinh tế thị trường trên thế giới nóichunglàhơn450tỷUSDmỗinăm,trongđógiátrịlâmsảnthươngmạiquốctế từ

150 tỷ đến 200 tỷ USD (Munanget al.,2011) Ở Campuchia, giá trị củarừng tập trung chủ yếu là giá trị từ lâm sản ngoài gỗ và tổng giá trị thu nhập từlâmsảnngoàigỗcủangườidânCampuchiatrungbìnhlà280–345USD/hộ/năm (Bladen, 2013) Tuy nhiên, giá trị trên thị trường hiện tại chỉ làmột phần của toàn bộ giá trị mà HST đó cung cấp (Closeat el.,2009) TheoMEA (2005), ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các giá trị thị trường của cácHST như sản xuất gỗ và gỗ nhiên liệu ít hơn một phần ba tổng giá trị kinh tếmàHSTrừng mang lại.

Xét về mặt môi trường, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã xácđịnh được giá trị của một số dịch vụ HST rừng như: chống xói mòn, cung cấpnước sạch, đa dạng sinh học, hấp thu carbon, giải trí,… Về giá trị chống xóimòn, ở những nơi phát rừng làm rẫy, giá trị này cao gấp 10 lần so với nhữngkhu vực có rừng bảo vệ Khi rừng được bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn, rửatrôi và kiểm soát dòng chảy có giá trị tương đương 80 USD/ha/năm.

Về cấpnước sạch, hiện nay trên thế giới có hơn 1/5 dân số bị thiếu nước sạch để uốngvà 1/2 dân số thiếu nước cho nhu cầu vệ sinh Về giá trị đa dạng sinh học, ởcác khu rừng nhiệt đới, giá trị này được xác định là rất cao, khoảng 7.418USD/ha/năm Về giá trị hấp thu carbon của các khu rừng tự nhiên nhiệt đớikhoảng từ 500 – 2.000 USD/ha/năm (quy đổi 5 USD/tấn carbon) Về giá trịdịch vụ giải trí, hằng năm tại các khu vực có rừng nhiệt đới ở Trung Quốc daođộngtừ27,6 – 1.320 USD/ ha/năm(Vũ Tấn Phương, 2007).

Xét về mặt xã hội, HST rừng là nguồn sinh kế, sức khỏe và giảm nghèocho nhiều nhóm người có liên quan Theo Fisheret al.(2009), các lợi ích từHST rừng đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người. Trênthực tế,dịch vụ HST đã và đangđóng góp quan trọngt r o n g v i ệ c p h á t t r i ể n kinh tế và tạo việc làm cho con người Ước tính tổng giá trị của các dịch vụHSTtrên thế giới là rất đáng kể và dao động khoảng 490 tỷU S D / n ă m c h o tổng các dịch vụ HST (De Grootet al.,2010).T r o n g đ ó , c á c d ị c h v ụ H S T rừng đã đóng góp hơn 10% trong GDP của nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới.Và trong tất cả các nước đang phát triển, ngành lâm nghiệp cung cấp việc làmchínhthứcchohơn10triệungười,việclàm phi chínhthứckhoảng30triệutới

50 triệu người, và hơn 410 triệu người phụ thuộc trực tiếp vào rừng để sinhsống và tạo thu nhập Một ước tính khác có khoản 1,6 tỷ người mà sinh kế củahọ phụ thuộc gián tiếp vào hàng hóa và dịch vụ HST rừng (Munanget al.,2011).

Theo Munanget al.(2011), tuỳ theo cấp độ khác nhau mà các lợi ích từdịch vụ HST được thể hiện khác nhau Ở cấp độ địa phương, HST rừng cungcấp hàng hoá và dịch vụ như thực phẩm, dược liệu, củi, gỗ và chất đốt. Hơnnữa,rừngcungcấpchonhiềucộngđồngvớilợiíchtừthịtrườngchínhthức Ởcấp độvùng, rừng là một công cục u n g c ấ p n h ữ n g l ợ i í c h t ừ c á c d ị c h v ụ HSTchính nhưlàđiềuchỉnhnước, ổnđịnhđất,giảm lũvà điềuhòakh ôngkhí Ở cấp độ toàn cầu, rừng đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, đadạngsinh học vàđiều hòa khíhậu.

Thực tế, giá trị dịch vụ HST mà con người hưởng lợi từ HST chỉ là mộtphần nhỏ các lợi ích mà dịch vụ HST mang lại con người,n ó p h ụ t h u ộ c v à o bối cảnh, cách thức và thời gian sử dụng của con người (Fisheret al.,2009;Batemanet al.,2011) Giá trị dịch vụ HST phát huy khi con người khai tháchợp lý các lợi ích dịch vụ HST Mặt khác, giá trị dịch vụ HST rừng không gắnvớilợiích sinh kếthường gây bấtlợitrong côngtácquản lýHST. Ở ĐBSCL, việc lượng giágiátrị củadịchvụHST rừng haytừngl o ạ i dịch vụ HST rừng đã được nhiều nghiên cứu xác định, nhưng chủ yếu gắn vớilợi ích cộng đồng Có 34% người dân ĐBSCL sẳn sàng chi trả tiền cho cáchoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương, chấp nhận trả 913đồng mỗi tháng để tăng 1% thảm thực vật khoẻ mạnh, 360 đồng để tăng mộtloài thú được bảo tồn và 2.440 đồng để tránh thiệt hại cho 100 người dân địaphương (Huynh Viet Khai and Yabe,2014) Ở VQG U Minh hạ ở tỉnh CàMau, tổng giá trị dịch vụ HST rừng được ước ượng bằng cách sử dụng viễnthám và điều tra hộ, kết quả cho thấy các dịch vụ HST rừng cung cấp cho conngười bao gồm thuỷ sản, gỗ, hấp thụ carbon và phòng chống bão, có giá trịtổngc ộ n g k h o ả n g 6 0 0 t r i ệ u U S D / n ă m c h o 1 8 7 5 3 3 h a d i ệ n t í c h r ừ n g ( V o Quoc Tuanet al.,2015) Ở HST rừng bần ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh SócTrăng, dịch vụ du lịch mang lại cho toàn xã hội được xác định giá trị dựa vàophương pháp chi phí du hành, giá trị ước lượng khoảng 327 tỷ đồng, trong đócác công ty du lịch hưởng lợi 291 tỷ đồng( M a i V ă n N a m v à N g u y ễ n V ă n Hoà, 2020) Ở VQGTràm chim, để làm cơ sở cho việc thực hiện bảo tồn đadạng sinh học, giá trị dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học của VQG cũng đã đượcước lượng khoảng 2,54 triệu đến3,15 triệu USD (Do Nam Thang and Bennett,2009) Bên cạnh đó, VQG Tràm Chim còn có giá trị dịch vụ du dịch đang cóxuhướnggiatăng,năm2018cóhơn150.000kháchđếnthamquan,họctập, nghiên cứu và giải trí, tăng gấp 20 lần so với 2010 (Đào Văn Thắngvà ctv.,2019).

Các nghiên cứu về giá trị dịch vụ HST cung cấp cho sinh kế hộ còn rấthạn chế, chủ yếu nông nghiệp đem lại lợi ích cho sinh kế Ở ĐBSCL, canh táclúa được xem là dịch vụ cung cấp quan trọng nhất đối với sinh kế người dân(Berget al.,2016) Khi nông dân trồng lúa không sử dụng thuốc BVTV, ướctính giá gạo khoảng 6.200 đồng, cao hơn 62% so với giá gạo tại thời điểmnghiên cứu (Huynh Viet Khai and Yabe, 2015) Khi nông dân tham gia câu lạcbộ giống và sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn, đã giúp họ giảm chi phí phânthuốc, tăng năng suất và giá lúa bán được cao hơn so với những nông dânkhông tham gia câu lạc bộ giống Cụ thể, mỗi ha giảm 66 kg lúa giống, 16 kgphân đạm, 0,64 lít thuốc trừ cỏ, 0,28 lítthuốct r ừ s â u v à 3 , 9 3 l í t t h u ố c t r ừ bệnh, năng suất tăng 0,6 tấn và giá bán lại cao hơn 1.000 đ/kg, giúp lợi nhuậncao hơn 80 % so với nông dân ngoài câu lạc bộ Do vậy, chuỗi giá trị gạo xuấtkhẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa, lợi ích của người nôngdân/mỗi kg gạo cao hơn so với những tác nhân khác (Vũ Anh Phápvà ctv.,2015).

Mặt khác, canh tác kết hợp lúa - màu giúp nông dân tăng thêm lợi nhuậnmà còn giúp tạo việc làm cho lao động địa phương hơn so với mô hình chuyênlúa Tổng thu nhập và lợi nhuận của hệ thống canh tác lúa – màu cao hơn canhtác lúa ba vụ gấp hai lần Thu nhập của hệ thống canh tác lúa – màu là 86,8triệu/ha, lợi nhuận là 57,5 triệu đồng/ha, trong khi đó, canh tác lúa ba vụ thunhập và lợi nhuận lần lượt là 42,4 triệu đồng/ha và 25,0 triệu đồng (Đặng ThịKimPhượng và Đỗ Văn Xê, 2011).

Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng là dịch vụ cung cấp quantrọng đối với sinh kế người dân ĐSBCL Hoạt động nuôi cá chuyên canh vàkhai thác thuỷ sản ở ven sông Hậu đã tạo thu nhập cho nhiều nhóm người cóliên quan như: hộ nuôi cá tra khoảng 775 triệu đồng/năm/hộ; hộ nuôi cá lồngbèkhoảng602triệuđồng/năm/hộ;vàhộkhaitháckhoảng32,8triệuđồng/năm/ hộ (Nguyễn Thị Kim Quyên và Yakupitiyage, 2016) Qua đó chothấy, giá trị từ lợi ích canh tác nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối vớisinhkế hộ ởĐBSCL.

Sinhkế và mốiquan hệ vớidịch vụ hệsinh thái

Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (bao gồm cả nguồn lực vật chất và xãhội) và hoạt động cần thiết cho cuộc sống Kết quả sinh kế là thành tựu mànông hộ đạt được do việc thực hiện các chiến lược sinh kế hay hoạt động kiếmsống của hộ (DFID, 1999) Thông thường để đánh giá kết quả sinh kế hộ, cácchỉ số thường được sử dụng như tài sản, nhà cửa, đất đai, đồ dùng phục vụ chosinh hoạt, thu nhập hoặc chi tiêu. Trong đó, thu nhập là một trong những chỉtiêu quan trọng thường được sử dụng để đánhg i á s ự p h â n h o á g i à u n g h è o trong xã hội (Nguyễn Thị Huệ, 2016;

Hoàng Thị Phương, 2017) Các nghiêncứuvềsinhkếthườngdựavàophươngpháptiếpcậnkhungnghiêncứu sinhkế bền vững (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016; Brownet al.,2018) và tập trungvào việc xác định các yếu tố tác động đến kết quả kinh kế và từ đó đề ra giảipháp cải thiện sinh kế và giảm nghèo (TrầnC ô n g K h a , 2 0 1 8 ; P h ạ m M ỹ Duyên,

2015) Kết quả sinh kế hộ có chiều hướng tốt hơn khi nông hộ đa dạngchiến lược sinh kế của họ, bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi nôngnghiệp(Võ Văn Tuấn vàLêCảnh Dũng, 2015).

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sinh kế hộ phụ thuộc vào dịch vụcung cấp của HST rừng, đặc biệt là người nghèo có nguồn thu nhập bị hạn chế(Perssonet al.,2010; Kumaret al.,2013) Ở các nước Nam Á, các hộ gia đìnhnghèo nông thôn ven có sinh kế phụ thuộc vào thực phẩm, nhiên liệu và nướcngọt (Kumar, 2010) Ở xã O’Som, tỉnh Pursat, Campuchia, sinh kế người dânven HST rừng chủ yếu là trồng lúa, trồng bắp và khai thác tài nguyên rừng.Tuy nhiên, do trình độ sản xuất nông nghiệp thấp nên tài nguyên rừng đónggóp đáng kể vào sinh kế hộ (Sophatet al.,2012) Ở HST rừng East Mau,Kenya, có hơn 90% các hoạt động sinh kế của hộ dựa vào canh tác nôngnghiệp không chủđộng được nướctưới vàchăn nuôi gia súc.Thu nhậpt ừ rừng đóng góp 33% vào tổng thu nhập của hộ (Langatel at.,2016) Ở HSTrừng U Minh Thượng tỉnh Cà Mau, thu nhập của hộ dân vùng đệm phụ thuộcvào canh tác nông nghiệp, chiếm 20% – 80% tổng thu nhập hộ Ngoài các yếutố tự nhiên như đất phèn, thiếu nước ngọt vào mùa khô và dễ nhiễm mặn, cácyếu tố nguồn lực hộ như hạn chế về học vấn, thiếu vốn và kỹ thuật cũng ảnhhưởng đến lợi nhuận canh tác nông nghiệp và nguồn thu nhập của hộ

(TrầnVănKiệtvàctv.,2020).Quađóchothấy,thunhậpcủahộdânvencácHST rừng phụ thuộc chủ yếu vào khai thác tài nguyên rừng có đóng góp sinh kếthấp hơn so với HST nông nghiệp do thuận lợi về nước tưới Do vậy, quan tâmyếutố tácđộng đếnHSTrừngnúilàcơhộiđểnâng caogiá trịdịch vụHST.

DịchvụHSTrừngnúingoàiphạmvivềmặttựnhiênmàcòncógiátrịvề mặt xã hội.ỞĐ B S C L , s ả n x u ấ t v à d ị c h v ụ n ô n g n g h i ệ p l à s i n h k ế c h í n h của người dân và kết quả sinh kế của họ phụ thuộc vào nguồn lực hộ Đa dạngsinhkế nôngnghiệpcủahộcótươngquanthuậnvới hầuhếtcácnguồ nlực củahộ(Brownet al.,2018).Ở tỉnhAnGiang,hộnghèok h á c b i ệ t v ớ i h ộ không nghèo, trình độ học vấn thấp trung bình lớp 03, diện tích đất khoảng0,62 ha, họ thường canh tác lúa trung bình hai vụ/năm với năng suất thấp 5,86tấn/ha, so với hộ không nghèo trình độ học vấn lớp 07, diện tích lúa 2,58 ha vànăng suất lúa 6,36 tấn/ha Hơn nữa, đa số hộ nghèo không tham gia các lớp tậphuấn và không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, hiệu quả phân phối và hiệuquả chi phí thấp hơn nhóm hộ không nghèo (La Nguyễn Thuỳ Dung và MaiVăn Nam,2016).

Bên cạnh đó, sự thay đổi các yếutố tự nhiên và kinh tế- x ã h ộ i g â y r a các tác động cả tích cực và tiêu cực cho nông hộ trong việc xây dựng và thựchiện các chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế kỳ vọng (VõVăn Tuấn và Lê Cảnh Dũng, 2015) Khi đời sống khó khăn, HST rừng tiềm ẩnnhiều rủi ro do việc đánh bắt trái phép, làm tác động trở lại và ảnh hưởng tínhđa dạng sinh học của HST rừng (Trần Văn Kiệtvà ctv.,2020) Đối với nhữnghộ có đất nông nghiệp dưới một hecta có năng lực tài chính thấp, rất dễ bị tácđộng bởi biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn (Le CanhDunget al.,2019). Ngược lại, khi các tài sản và hoạt động sinh kế đa dạng thìkhả năng phục hồi của sinh kế đối với các tác động bất lợi của các yếu tố tựnhiênvàkinhtế- xãhộisẽtănglên(Adger, 1999;Ellis,2000).

Việc khai thác rừng phòng hộ đầu nguồn của con người không hợp lýchẳng những gây thiệt hại tài nguyên rừng, giảm đa dạng sinh học mà còn làmsuy giảm các dịch vụ HST khác Trong chương trình đánh giá HST thiên niênkỷ, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hơn 60% dịch vụ HST suy giảm vớitốc độ nhanh hơn tốc độ tự phục hồi của HST (MEA, 2005) Ở Việt Nam, cóhơn 144 loài cây dược liệu quý hiếm được ghi vào danh lục đỏ cây thuốc ViệtNam (NguyễnTập, 2006) Các loài dược liệu thường xuyên sử dụng ở các hộiđông y trong tỉnh An Giang chủ yếu là lăng vàng, hậu phác và huỳnh bá Cácloài dược liệu này chủ yếu khai thác từ tự nhiên bởi nhóm thiện nguyện(TrươngNgọcThuý,2016).Mộtsốloàidượcliệuđangsửdụngcòntồntại rất ít ngoài tự nhiên như cây bá bệnh, huyết rồng, ngãi tượng trắng, ngãi móngtrâu, bí kỳ nam và bình vôi (Trần Công Luận, 2017) Ngoài ra, có hơn 1/5 dânsố thế giới bị thiếu nước sạch để uống và 1/2 dân số thiếu nước cho nhu cầu vệsinh Ở những nơi phát rừng làm rẫy, xói mòn đất cao gấp 10 lần ở những khuvực có rừng tự nhiên Ngược lại, nếu rừng được bảo vệ, lợi ích về chống xóimòncó thểlêntới80 USD/ha/năm(Vũ Tấn Phương, 2007).

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thuốc BVTV và thâm canh nông nghiệptrong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tác động trởlại dịch vụ HST Trong canh tác lúa, dư lượng do sử dụng thuốc BVTV ở hệthống canh tác lúa ba vụ cao hơn so với lúa hai vụ Cụ thể là để phòng trừ nấmbệnh và dưỡng cây nông dân đã sử dụng hoạt chất propiconazole với liềulượng cao hơn khuyến cao Hoạt chất propiconazole thuộc nhóm thuốc BVTVcó tiềm năng tích lũy sinh học cao, có thể đi vào chuỗi thức ăn, tích lũy ởnhững loài động vật bậc cao (cá) và ảnh hưởng đến sức khỏe con người(Nguyễn Phan Nhânvà ctv,2016) Ngoài ra, việc thâm canh lúa trong 15 nămqua đã giúp tăng sản lượng lúa nhưng đã làm giảm các dịch vụ HST khác nhưchất lượng nước, động thực vật thuỷ sinh, môi trường sống và thiên địch (Berget al., 2016) Từ những lý do trên đã làm mất cân bằng sinh thái, là nguyênnhân làm giảm dịch vụ HST và làm giảm giá trị mà dịch vụHST mang lại choconngười.

Yếutố chiphốivà phương phápquản lý hệsinh tháirừng

Biến động bất thường của tự nhiên trong ngắn hạn và dài hạn là yếu tốchính tác độngđến dịch vụHST vàtừ đótác động đếnsinhkế nôngh ộ , thường tác động bất lợi Cụ thể các hiểm họa tự nhiên như nhiệt độ cao, mưabất thường, thiếu nước ngọt, xảy ra thường xuyên tùy theo vùng sinh thái, gâythiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của nông hộ(Brownet al.,2018) Đối với hộ có nguồn lực tự nhiên và tài chính kém hơn,thường dễ rất dễ bị tổn thương hơn từ các yếu tố bất thường của tự nhiên (LeCanhDungetal.,2019).

Hai yếu tố thời tiết quan trọng là nhiệt độ và lượng mưa có tác động đếncanh tác nông nghiệp Trong đó, canh tác lúa bị tác động nhiều nhất, đặc biệt ởgiaiđoạnđầusinhtrưởng,rahoavàgiaiđoạnchíncủalúa(DangKieuNhanet al.,2011) Ở An Giang, nhiệt độ đang có xu hướng tăng, lượng mưa giảmvào những tháng mùa khô và tăng vào những tháng mùa mưa (Lê Hải

Trívàctv.,2 0 2 0 ) N h i ệ t đ ộ t r u n g b ì n h ở t ỉ n h A n G i a n g t r o n g 5 0 n ă m q u a t ă n g khoảng 0,62 0 C, lượng mưa ở trạm Châu Đốc bắt đầu thiếu hụt nhiều so vớitrung bình nhiều năm, chỉ đạt khoảng 75% (Bộ Tài nguyên và Môi trường,2016) Khi nhiệt độ cao và lượng mưa ít, làm cho mực nước trên kênh mương,đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình phèn hóa bốclên tầng mặt rất mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (Ngô NgọcHưng,2010).

Bên canh đó,t h i ế u n ư ớ c v à o m ù a k h ô đ ư ợ c x e m l à t h á c h t h ứ c l ớ n đ ố i với hoạt động canh tác nông nghiệp ở ĐBSCL từ năm 2014 đến nay, cụthểhạn hán và xâm nhập mặn năm 2016 đã gây thiệt hại hơn 339 ngàn ha lúaĐông Xuân Hiện tượng nắng nóng kéo dài kết hợp với thời tiết không mưa cóthể dẫn đến hạn hán, nắng nóng kém theo nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượngbốc hơi nước cao gây thiếu nước cho ngành sản xuất nông nghiệp (Lê AnhTuấn,2020).

Sự biến động thời tiết đã làm suy giảm dịch vụ cung cấp của HST, sảnxuất nông nghiệp và tác động đến sinh kế nông hộ.T r ê n 7 0 % d â n s ố n ô n g thôn ĐBSCL có đời sống phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồnnước phục vụ sản xuất nông nghiệp Biến đổi khí hậu tác động đến toàn bộHST, làm suy giảm cả chất lượng môi trường tự nhiên và kinh tế- x ã h ộ i Diện tích canh tác nông nghiệp như lúa, màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sảnbị thu hẹp, năng suất và sản lượng nông nghiệp bị suy giảm Khi đó, nông dânlà đối tượng chịu tổn thương nặng nề do thiếu hụt nguồn tài nguyên, thiếu khảnăng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời vớisự thay đổi thời tiết, khí hậu Đây là một trong những nguyên nhân làm dịchchuyểndòng dicưởnông thôn(Lê Anh Tuấn, 2020).

Khai thác rừnglà nguyên nhân chínhtác độngđ ế n d ị c h v ụ H S T r ừ n g trên thế giới và ởViệt Nam nói chung Việcmởr ộ n g d i ệ n t í c h đ ấ t n ô n g nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực là nguyên nhân quan trọngnhất,với hơn60%rừngnhiệt đới bị chặt phá hàngn ă m V ì l ợ i n h u ậ n m à nhiềuq u ố c g i a đ ã p h á r ừ n g đ ể t r ồ n g c â y c ô n g n g h i ệ p v à c â y đ ặ c s ả n n h ư : trồng khoai mì và côca ở Thái Lan, trồng côca ở Peru hay trồng cao su và cọdầu ở Malaysia Bên cạnh đó, việc mở rộng đồng cỏ để chăn nuôi gia súc, chủyếu ở rừng Amazone với tốc độ mở rộng 2 triệu ha/năm Ngoài ra, việc khaithác gỗ và các sản phẩm rừng cũng đã xảy ra rất mạnh mẽ ở vùng Đông NamÁ, chủ yếu xảy ra nhiều ở Malaysia và Philippine Mặt khác, nhu cầu chặt phárừng làm chất đốt cũng đã là làm cạn kiệt tài nguyên rừng trên thế giới,cókhoảng1,5tỷngườisốngchủyếudựavàonguồncủigỗđểnấuăn(Nguyễn

Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2010) Ở ĐBSCL, việc phát triển kinh tế và thayđổimụcđíchsửdụngđấtđãgâyáplựcđếndịchvụcungcấpcủaH S T nh ưcác hệ thống canh tác lúa và nuôi trồng thuỷ sản (De Araujo Barbosaet al.,2016) Bên cạnh đó, chính sách phát triển kinh tế cũng làm suy giảm dịch vụHST Cụ thể là việc thay thế cây tràm bản địa bằng cây keo lai ở HST rừngtràm ởV Q G U M i n h H ạ đ ã l à m g i ả m c á t ự n h i ê n , s ả n l ư ợ n g v à c h ấ t l ư ợ n g mậtong giảm(Lê Văn Dũvà ctv.,2019).

Ngoài ra, giá cả thị trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giátrị dịch vụ HST và sinh kế hộ Trong canh tác lúa ở ĐBSCL, giá đầu vào giatăng đã làm năng suất lúa và chi phí sản xuất lúa tăng, trong khi lợi tức và hiệuquả đầu tư có khuynh hướng giảm trong giai đoạn 1995-2006 (Đặng KiềuNhân, 2009) Đối với hệ thống canh tác lúa – màu, giá cả thị trường đầu vàonhư chi phí giống, nông dược và phân bón là các yếu tố chính ảnh hưởng đếnlợi nhuận Trong khi đó, hệ thống canh tác lúa ba vụ chịu tác động của các yếutố chi phí nông dược, chăm sóc và thu hoạch Kết quả là tổng thu nhập và lợinhuận của hệ thống canh tác lúa – màu cao hơn canh tác lúa ba vụ gấp hai lần(Đặng Thị Kim Phượng và Đỗ Văn Xê, 2011) Đối với nuôi trồng thuỷ sản,những khó khăn chủ yếu trong đời sống cộng đồng thủy sản là bất ổn trong giácả thị trường đầu ra, làm tác động đến sinh kế cộng đồng (Nguyễn Thị KimQuyên và Yakupitiyage, 2016) Các yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội như giaothông, điện, trường, thông tin và các dịch vụ thương mại khác chưa có nghiêncứuảnh hưởng đến dịch vụ HSTrừng.

Trước thực trạng dịch vụ HST rừng bị suy giảm, chính phủ Việt Nam đãban hành nhiều chính sách nhằm quản lý bền vững HST rừng Thời gian qua,nhiều chính sáchliên quan để quảnlý rừng đãđ ư ợ c b a n h à n h n h ư : L u ậ t đ ấ t đai và các chính sách giao đất lâm nghiệp; Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm1991, năm 2004) và các thể chế về tăng cường quản lý bảo vệ rừng; Qui chếquản lý

3 loại rừng; Nghị định của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lýnhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp Đặc biệt là sự ra đời củaQuyết đinh 327-CT và Quyết định 661/QĐ-TTg, diện tích rừng của nước ta đãtăng lên đángkể,từ 9,3triệu hanăm 1985(Nguyễn Xuân Cự vàĐ ỗ Đ ì n h Sâm, 2010) tăng lên 13,4 triệu ha năm 2010, độ che phủ của rừng đạt 39,5%,trong đó rừng tự nhiên chiếm 77% (10,3 triệu ha) tổng diện tích rừng (Tổngcục Thống kê Việt Nam, 2020) Ở tỉnh An Giang, diện tích rừng của tỉnh tănglên 11.326 ha, chiếm hơn 60% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, trong đórừng phòng hộ là 8.225 ha (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018) Nhờ cácchính sách quản lý rừng HST rừng được phục hồi, diện tích rừng nước ta đãtăngtrởlại.

Mặt khác, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ- CPvề chínhsách chitrảdịch vụmôitrường vàNghị định1 5 6 / 2 0 1 8 / N Đ -

C P hướng dẫn thi hành một số điều của luật lâm nghiệp nhằm huy động nguồn lựccủa cộng đồng để tham gia bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có 5,99 triệuha diện tích rừng hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng và số tiền thu được từdịchvụm ôi trườngrừnggiai đoạn2011–

20 19 là hơn12 281 tỷđồng, chủ yếu từ cơ sở sản xuất thuỷ điện chiếm 96,7% (Nguyễn Thị Đông và NguyễnThuHuyền, 20 19 ) Qua đógópp hần tăngth unhập,cải thiệnsin hk ến gư ời dân tham gia bảo vệ rừng và phân bổ hợp lý các lợi ích từ dịch vụ HST Tuynhiên, việc chi trả dịch vụ môi trường chỉ tập trung ở một số dịch vụ như hấpthụcarbon, cung cấp nước cho các nhà máy và khu công nghiệp,c h ư a p h ổ biến hoặc ban hành các quy định về thực hiện các loại dịch vụ khác, kinh phíthực hiện còn hạn chế, định giá mức chi trả chưa phù hợp và chi phí giao dịchcao (Phạm Thu Thuỷvà ctv.,2013) Vì vậy, để áp dụng ở Việt Nam có tínhthiết thực cao và mang lại hiệu quả, cần phải có sự tính toán cụ thể, chi tiết vàcân nhắc về các giá trị dịch vụ HST để đảm bảo sự hợp lý và công bằng về cáclợi ích của các đối tượng cung cấp dịch vụ và sự chi trả của các đối tượng sửdụngdịch vụ.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách nhằm quy hoạchvà phát triển cácloài dược liệu bản địa và cácloài dược liệu có thếmạnhở một số địa phương Cụ thể là sự ra đời Quyết định số 1976/QĐ-TTg về việcphêd u y ệ t q u y h o ạ c h t ổ n g t h ể p h á t t r i ể n d ư ợ c l i ệ u đ ế n n ă m 2 0

2 0 v à đ ị n h hướng đến năm 2030, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyếnkhíchd o a n h n g h i ệ p đ ầ u t ư v à o n ô n g n g h i ệ p , n ô n g t h ô n , t r o n g đ ó c ó n u ô i trồng, thu hái cây dược liệu, và Quyết định số 206/QĐ-BYT ban hành danhmục các loại dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020 Theo đó, tỉnhAn Giang được xác định là một trong 15 tỉnh trong cả nước có tiềm năng vàpháttriểndượcliệu.Bêncạnhđó,gầnđâysựrađờicủaNghịđịnh65/2017/NĐ-CP ngày 19/05/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù vềgiống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôitrồng, khait h á c d ư ợ c l i ệ u , đ ã tạođ i ề u k i ệ n v à c ơ h ộ i t h u ậ n l ợ i c h o n g à n h d ư ợ c l i ệ u t ỉ n h A n G i a n g p h á t triển. Ở An Giang, nhận biết được thế mạnh về dược liệu của tỉnh, tỉnh cũng đãphê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệcao tỉnh An Giang đến 2020 và định hướng đến năm 2030 Qua đó đã địnhhướng, khoanh vùng, bảo vệ,nghiên cứu và hướng dẫn người dân gây trồngphù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng thực tế vẫn còn một số hạn chế.Quyhoạchbảotồnvàpháttriểndượcliệucủatỉnhchỉlàkếhoạch,chưađược chú trọng đầu tư và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý, chưa có hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật, chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dượcliệu Bên cạnh đó, thị trường đầu ra của dược liệu chưa được kết nối với cácdoanh nghiệp, các cơ sở khám và chữa bệnh nên chuỗi ngành hàng đang gặpkhó khăn trong quá trình phát triển (Chi cuc Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018).Bên cạnh đó, để thích ứng với BĐKH, tỉnh An Giang đã xây dựng mô hình hồchứa nước vùng khô hạn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng núi thuộchuyện TriTôn, chuyển đổicơcấu cây trồng đểthíchứng vớiBĐKH.

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, quản lý HST rừng và cải thiệnsinh kế dựa trên cơ sở có sự tham gia Phát triển bền vững là quá trình pháttriển nhằm đáp ứng ngày càng đầyđủ nhữngn h u c ầ u c ủ a h i ệ n t ạ i n h ư n g không làm tổn hại nhu cầu cần thiết của thế hệ tương lai

Tổngquan vùng nghiên cứu

Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang làH S T r ừ n g n ú i d u y n h ấ t thuộc ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học cao và có tiềm năng khai thác giá trịdịch vụ HST cho sinh kế Có địa hình nghiêng về phía Biển Tây của vùngĐBSCL, với 37 ngọn đồi lớn nhỏ có độ cao từ 50 – 705m, độ dốc không cao(bình quân 15 0 – 25 0 ) được trãi dài ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã tạomột cảnh quan môi trường rất đặc trưng Đặc biệt có 7 ngọn núi tượng tươngcho vùng Thất Sơn: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Dài Năm Giếng(Ngũ HồSơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn),Núi Tượng(Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn) và Núi Nước (Thủy ĐàiSơn) (UBNDtỉnhAn Giang, 2015).

Về đặc điểm tự nhiên, điểm nghiên cứu có đặc điểm chung của khí hậunhiệt đới gió mùa của vùng Nhiệt độ trung bình 28 – 29 0 C; lượng mưa phânbố theo mùa, trung bình 1.400–1 5 0 0 m m / n ă m ; l ư ợ n g b ố c h ơ i t r u n g b ì n h hàngnămkhoảng1.335mmtậptrungnhiềunhấttừtháng05– tháng12;vàđộ ẩm không khí bình quân khoảng 82%, từ tháng 12 – tháng 04 độ ẩm xuốngthấp dưới 82% (Cục thống kêtỉnh An Giang,2 0 1 9 ) Đ ị a h ì n h c ó t h ể c h i a thànhbatiểuHSTkhácnhau:

(1)tiểuHSTđồinúitừchânnúicóbìnhđộ30m trở lên đỉnh núi; (2) tiểu HST ruộng trên từ chân núi trở xuống đất cao, nhờmưa và không ngập nước vào mùa lũ, ngăn cách với tiểu HST ruộng dưới làruộng triền bưng, cao vừa, ngập nước từ01 – 02 tháng vào đỉnh lũ; và (3) tiểuHST ruộng dưới, đất thấp, ngập nước vào mùa lũ từ 02 – 05 tháng Trong đó,tiểu HST đồi núi và ruộng trên không chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến độngtàinguyên nước (Nguyễn Hiếu Trungvà ctv.,2012).

Về đất đai, đất từ chân núi có cao độ 30 m trở lên là đất xám trên đámacma nghèo mùn và dinh dưỡng, không hoặc ít chua, đất có nhiều cát nênthoátn ư ớ c n h a n h T r o n g k h i đ ó , đ ấ t t ừ c h â n n ú i t r ở x u ố n g t h u ộ c n h ó m đ ấ t phát triển tại chỗ và phù sa cổ Đây là nhóm đất phong hoá từ Granit có thànhphần chủ yếu là cát, nghèo dinh dưỡng, giữ màu kém, phân bố chủ yếu quanhchân núi với độ cao và độ dốc lớn, dễ bị rửa trôi (Võ Tòng Anh, 2006) Do đó,tạo thảm thực vật hợp lý ở vùng đồi núi là cần thiết để giảm xói mòn và pháthuy giátrịHST.

Về tài nguyên sinh vật, tài nguyên động - thực vật rừng của HST rấtphong phú và đa dạng với có loài động thực vật quý hiếm.T r ư ớ c k i a , v ù n g này phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếmnhưng ngày nay nhiều loài đã mất hẳn, gần như không còn nữa Với một tàinguyên rừng vô giá bao gồm đất, đá, khoáng sản, các loài động vật, cây rừng,cây dược liệu, côn trùng và cả các loài vi sinh vật, nhưng bị khai thác kiệtquệ,cấutrúcmôitrườngbịphávỡgâythiệthạinghiêmtrọngnhiềumặtđế nxã hội Từ những năm 1990 đến nay, thì tài nguyên rừng đã từng bước khôiphục lại, cây rừng được gây trồng, được bảo vệ nghiêm, không còn xảy ra tệnạn cháy rừng, chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã như trước (Chi cụcKiểm lâm tỉnh An Giang, 2018) Theo kết quả điều tra xây dựng danh lục thựcvật rừng vùng núi tỉnh An Giang năm 2002 đã nghi nhận có 815 loài thực vậtrừng bậc cao thuộc 84 bộ, 145 họ chính và 2 họ phụ, 501 chi thuộc 5 ngànhthựcvậtnhư:ngànhThạchtùng(Lycopodiophyta),ngànhDươngxỉ(Polydiop hyta), ngành Thông(Pinophyta), ngành Tuế(Cyadophyta)và ngànhNgọc

Lan(Magnoliophyta)(Nguyễn Đức Thắng, 2003) Đặc biệt, trong số đócó2 0l oà i thực vật c â y gỗ qu í hiếmt h u ộ c 13 h ọ th ực v ậ t k h ác nhauc ó t ê n trong sách đỏ Việt Nam năm 1996 và Nghị định 48/CP của Chính phủ năm2002 như: Gõ mật(Sindora siamensis), Cẩm lai(Dalbergia oliveri), Giánghương(Pterocarpusmacrocarpus),Trầmhương(Tóc)(Aquilariacrassna),…

Về tài nguyêndược liệu, HSTrừngvùngnúi tỉnh An Giangcót à i nguyên dược liệurất phong phú và đadạng,v ớ i k h o ả n g 6 8 0 l o à i , c h i ế m 83,4% loài thực vật rừng bậc cao của toàn vùng Trong đó, có nhiều dược liệubản địa quý như: trầm hương, đinh lăng, hương nhu trắng, nghệ vàng, nghệ xàcừ, ba kích, gừng, trinh nữ hoàng cung, hà thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng,thần xạ hương, ích mẫu và sâm hồng (Nguyễn Đức Thắng,

2003) Vì vậy, đâylà nơi cung cấp dược liệu chủ yếu cho các công ty dược và các trung tâm đôngytrongvàngoàitỉnh.Hàngnăm,cáccôngtydượcvàcáctrungtâmđô ngycủatỉnhcầnkhoảng180tấndượcliệuvới56loàicâythuốc,trongđó,vù ngnúi tỉnh An Giang có khoảng 50 loài Điều này cho thấy HST vùng núi cungcấp nguồn dược liệu rất lớn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng dược liệu củangười dân Tuy nhiên, người dân đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên nàytrong thời gian dài đã làm suy giảm sốloài vàsốl ư ợ n g d ư ợ c l i ệ u t ự n h i ê n Bênc a n h đ ó , v i ệ c s ử d ụ n g n h i ề u p h â n thuốcb ả o v ệ t h ự c v ậ t đ ể t h â m c a n h tăng vụ trong thời gian qua đã làm suy giảm trầm trọng đến sự tồn tại của cácloàidược liệu ngoàitựnhiên.

Thời gian gần đây, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dượcgặp nhiều khó khăn, thường gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng lâu dàiđến sức khỏe người bệnh Vì vậy, xu thế chung của toàn cầu là sử dụng cácloại thuốc phòng và trị bệnh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càngnhiều, nhằm để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng Ở Việt Nam, mỗinăm tiêu thụ khoảng 50 - 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụngvào việc chế biến các vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệpdược hoặc xuất khẩu (Phùng Tuấn Giang, 2017) Bên cạnh đó, việc tìm kiếmcác hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rấtđược các nhà khoa học quan tâm Nhiều dược liệu đã được sử dụng để táchchiết các hoạt chất làm thuốc như: chiết berberin từ cây vàng đắng (Cosciniumfenestratum), rutin từ hoa hòe (Shophora japonica), morphin từ cây thuốcphiện (Papaver somniferum), bêta - caroten và lycopen từ gấc

(Mormodicacochichinensis),strychnin từ cây mãtiền(Strychnos nux-vomica), papain từđu đủ (Carica papaya), diosdenin từ củ mài (Dioscoread e l t o i d e a), curcumintừ nghệ vàng (Curcuma longa)n và menthol từ bạc hà (Metha arvesis) (PhùngTuấn Giang, 2017) Ngoài ra, dược liệu còn mở đường cho ngành hóa dượcphát triển.Người tadựa vào cấu trúc hóa họcc ủ a c á c h o ạ t c h ấ t đ ư ợ c c h i ế t xuấtt ừ c â y d ư ợ c l i ệ u , đ ể x â y d ự n g q u y t r ì n h t ổ n g h ợ p n ê n h o ạ t c h ấ t b ằ n g phương pháp tổng hợp hóa dược với chi phí và thời gian ít hơn hoặc có hiệulựcmạnh hơn.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang có lợi thế nằm trong “Quy hoạch tổng thểphát triển cây dược liệu” theo quyết định QĐ1976/QĐ-TTG ngày 30-10- 2013của Chính phủ Tỉnh An Giang đã xác định dược liệu là cây chủ lực và là mộttrong 8 sản phẩm trong chương trình phát triển kinh tế- xã hội, có khả nănggiảm nghèohiệuquả, nhất làở miền núi.Đồng thời, mongmuốns ớ m k h a i thác tiềm năng thế mạnh từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến và làm ra sản phẩmdược liệu hàng hóa, có thương hiệu thông qua kết nối “bốn nhà” để phát triểncây dược liệu ở vùng núi Gần đây, tỉnh An Giang cũng rất quan tâm đến côngtác nghiên cứu dược liệu và đã gây trồng nhiều loài cây thuốc quý có giá trịnhằm mục tiêu bảo tồn phát triển cây dược liệu Tỉnh

An Giang đã xây dựngmột sốmô hìnht r ồ n g c â y d ư ợ c l i ệ u ở h a i h u y ệ n m i ề n n ú i , h u y ệ n T r i T ô n trồng rautần dầylá, kim tiền thảo, gấc,chùmngây, đinh lăng, huyệnT ị n h Biên trồng nghệ xà cừ, sa nhân tím Ngoài ra, tỉnh cũng đã sưu tập và nhângiống khoảng 70 loại cây giống dược liệu có giá trị cao và đang chuẩn bị tiếpnhận nguồn giống quýhiếm phục vụcho việcbảo tồn, nhâng i ố n g v à p h á t triểnsản phẩmdulịchtừcâydược liệu.

Về hoạt động phục vụ du lịch, du lịch chẳng những đem lợi ích kinh tếmà còn có các lợi ích xã hội, tạo việc làm cho cư dân Số lượng khách đếntham quan du lịch tăng lên hằng năm, tập trung nhiều nhất ở khu du lịch Lâmviên Núi Cấm, khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, khu di tích lịch sử văn hóa BaChúc, hồ Soài So vàcác điểm tâm linht í n n g ư ỡ n g Đ ố i t ư ợ n g k h á c h t h a m quan du lịch đến từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả du khách nước ngoài.Thật vậy, theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang(2015), trong năm vùng núi tỉnh An Giang đã đón trên 6,2 triệu lượt khách dulịch, tăng 4,1% so với năm 2014 Trong đó, số lượng khách do các cơ sở kinhdoanh du lịch khoảng 500.000 lượt khách, khách quốc tế khoảng 70.000 lượtkhách Doanh thuđạt được của vùngkhoảng 1.520 tỷ đồng,t r o n g đ ó d o a n h thu từ các khu, điểm du lịch gần 500 tỷ đồng, doanh thu khác (các cơ sở độclậpk i n h d o a n h đ ặ c s ả n , q u à l ư u n i ệ m , ẩ m t h ự c … ) k h o ả n g 1 0

2 0 t ỷ đ ồ n g Riêng đối với huyện Tịnh Biên đã đón tiếp trên 3,6 triệu lượt khách du lịch,trong đó Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm đón hơn 648.000 lượt người, đạtdoanh thu 9,7 tỷ đồng Qua đó đã tạo điều kiện giải quyết việcl à m v à n â n g caothu nhập cho đờisống ngườidân địa phươngtrong vùng.

Về kinh tế - xã hội, sinh kế cư dân địa phương dựa vào canh tác nôngnghiệp, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở haihuyệnmiềnnúiTriTônvàTịnhBiênlà69.333ha,chiếmgần73%diệntích đấttựnhiêncủavùng Canhtácnôngnghiệpchủyếulàtrồngcâyăntrái,màu, lúamùatrênvàlúacaosản,vớicáchệthốngcanhtácthâmcanhnhưxoài02

Cơsởlý luận

Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận dịch vụ HST và sinh kế bền vững đểkhám phá mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế dân cư địa phươngthông qua giá trị sử dụng dịch vụ HST rừng trong bối cảnh của địa phương.Dựa theo sơ đồ khung đánh giá HST thiên niên kỷ thể hiện mối liên hệ giữadịch vụ HST và đời sống con người (MEA, 2005), sơ đồ tổng quan về giá trịcủa HST và đa dạng sinh học đối với đời sống con người (Sukhdevet al.,2010) và khung sinh kế bền vững (DFID, 1999), cho thấy có mối liên hệ qualại giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân địa phương thông qua giá trị dịchvụ HST mà hộ hưởng lợi, và bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế- xãhộitrêncơ sởquảnlýcủacon người.Trongkhuônkhổcủaluậnán, nghi êncứuđã xác địnhkhung lýthuyếtcụthểởHình 3.1.

Hình 3.1: Khung lý thuyết mối quan hệ dịch vụ hệ sinh thái rừng và sinh kếDựavàochứcnăngcủaHSTrừngmàcácdịchvụHSTrừngđượcphân thành bốn nhóm dịch vụ là: (1) cung cấp, (2) hỗ trợ, (3) điều tiết và (4) vănhoá, như đã mô tả chi tiết ở trên Nó tương tác với các yếu tố tự nhiên và kinhtế - xã hội bên ngoài để tạo ra dịch vụ HST có giá trị đem lại phúc lợi cho sinhkế nhiều nhóm người khác nhau (MEA, 2005) Trong đó, dịch vụ HST rừngmà sinh kế hộ hưởng lợi là một phần trong tổng giá trị dịch vụ HST rừng cungcấp cho con người, các giá trị còn lại (bao gồm sử dụng gián tiếp, lựa chọn, đểtại, và tồn tại) là cộng đồng hưởng lợi (Pearceet al.,1994; Corket al.,2007).DịchvụHSTrừnghộhưởnglợicógiátrịsửdụnglàdohộsửdụngdịc hvụ

HST rừng để tạo thu nhập cho mục tiêu phát triển sinh kế thông qua các hoạtđộng khai thác, sản xuất và dịch vụ, và được trao đổi trên thị trường Các dịchvụ đó chủ yếu dịch vụ cung cấp và dịch vụ văn hoá, cụ thể như: lợi ích từ canhtác nông lâm nghiệp; sản phẩm khai thác từ sản phẩm rừng như củi, rau rừng,dượcliệu;và các hoạtđộng phụcvụ dulịch.

Kết quả sinh kế là thành tựu mà nông hộ đạt được do việc thực hiện cácchiến lược sinh kế hay hoạt động kiếm sống của hộ (DFID, 1999) Các nghiêncứu trước cho thấy, kết quả sinh kế hộ có tương quan thuận đến bốn nguồn lựcsinh kế là nhân lực, xã hội, vật chất và tài chính (Brownet al.,2018) Trongnghiên cứu này, sử dụng tham vấn chính quyền địa phương để phân loại hộ, vàdựa vào các hoạt động sinh kế chính để phân biệt các nhóm hộ hưởng lợi dịchvụ HST rừng, từ đó làm cơ sở đánh giá kết quả sinh kế của cư dân ở bốn xãnghiêncứu. Để thấy được mối quan hệ giữa sinh kế và giá trị dịch vụ HST rừng từngnhóm hộ hưởng lợi, nghiên cứu dựa vào phân tích mối tương quan giữa cácbiến thuộctínhsinh kế hộvà thu nhậpdịch vụH S T r ừ n g h ộ h ư ở n g l ợ i t r ự c tiếp từ các nguồn khác nhau, và từ đó xác định được các yếu tố chi phối dosinh kế tác động đến giá trị từng loại dịch vụ HST rừng Các yếu tố này cònđược gọi là yếu tố chi phối bên trong, là điểm mạnh và điểm yếu do sinh kế hộtác động giá trị dịch vụ HST Nếu con người khai thác các lợi ích dịch vụ HSTcó hiệu quả và phân bổ hợp lý nguồn lợi có thể giúp phát huy giá trị dịch vụHST, nâng cao sinh kế và giảm nghèo Ngược lại, nếu tận khai hoặc khai tháckhông hợp lý thì kết quả sinh kế tác động trởl ạ i , l à m s u y g i ả m d ị c h v ụ H S T và giá trị dịch vụ HST Điển hình ở ĐBSCL, thâm canh lúa đã giúp tăng sảnlượng lúa nhưng đã làm giảm các dịch vụ HST khác như chất lượng nước,động thực vật thuỷ sinh, môi trường sống và thiên địch (Berge t a l , 2016).Hay nói cách khác, giá trị và giá trị tiềm năng của dịch vụ HST sử dụng cóhiệuquảhaykhông phụthuộc vàoviệc sửdụngdịch vụHSTcủahộ.

Giá trị dịch vụ HST chịu chi phối bởi yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội,nó luôn thay đổi theo thời gian và không gian Đây là yếu tố chi phối bênngoài, là cơ hội và thách thức tác động đến giá trị dịch vụ HST rừng Nó gồmcác yếu tố chủ yếu như sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nắng kéo dài,khaithác rừng quá mức, giá cả thị trường biến động, thay đổi mục đích sử dụng đấtđể phát triển kinh tế và chính sách quản lý rừng Trong đó, sự thay đổi thời tiếtvà sự biến động của giá cả thị trường chẳng những tác động giá trị dịch vụHST, mà còn tác động đến sinh kế dân cư (Đặng ThịKim Phượng và Đỗ VănXê,2011).Sựthayđổiyếutốtựnhiênvàkinhtế- xãhộigâyracáctácđộng

Núi Cô Tô cả tích cực và tiêu cực cho nông hộ trong việc xây dựng và thực hiện các chiếnlượcsinhkếnhằmđạtđược cáckếtquảsinhkếkỳ vọng(Brownetal.,2018).

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, luận án chỉ tập trung xác định mốiquan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân địa phương thông qua giá trịdịch vụ HST mà hộ hưởng lợi Bên cạnh đó, để đo lường giá trị các dịch vụHST hộ hưởng lợi trực tiếp như: lợi ích từ canh tác nông nghiệp, sản phẩmkhai thác từ rừng và các hoạt động phục vụ du lịch, nghiên cứu sử dụngphương pháp xác định giá trị thị trường để đo lườngc á c l ợ i í c h t ừ d ị c h v ụ HST rừng mà hộ hưởng lợidựa vàokếtquảphỏng vấn hộ.

Chọnđiểmvà môtảđiểmnghiên cứu

Nhằm để xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh AnGiang với sinh kế cư dân địa phương, các xã được chọn làm điểm nghiên cứulà các xã ven chân núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, có diện tích đấtlâmnghiệpr ừn gp hò ng hộ đ ồ i núichiếm t ỷ t r ọ n g lớ nv à là xã có đặc đi ểm kinhtế -xã hộiđặctrưng của cácxãmiền núi.

Hình3.2:Bản đồvịtrícácxãnghiên cứuHaihuyệnmiềnnúiTriTônvàhuyệnTịnhBiêncó11.400hadiệntíchđấtl âmnghiệprừngphònghộđồinúicóbìnhđộtrên30m,baoquanhđồinúi là đồng bằng nghiêng ven chân núi có bình độ 04 - 30 m Có ba khu vực núitập trung nhiều nhất là núi Cấm, núi Dài và núi Cô Tô, tổng diện tích đất đồinúi khoảng 6.523 ha, chiếm 57% tổng diện tích đất đồi núi của hai huyện (Chicục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018) Trong đó, các xã ven chân núi Dài, núiCấm và núi Cô Tô, có diện tích đất lâm nghiệp đồi núi chiếm tỷ trọng lớn,đượcliệtkê chitiếtởPhụlụcB4 và đượcmôtảởHình3.2.

Về đặc điểm kinh tế - xã hội, hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biêncó địa giới hành chính gồm 29 xã/thị trấn, có thể phân thành năm nhóm xã cóđặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng dựa vào phương pháp phân tích cụm(cluster) chuỗi số liệu 10 năm (2009 – 2018) các chỉ tiêut r o n g n i ê n g i á m thốngkê (Hình 3.3).

Hình 3.3: Sơ đồ phân nhóm xã/thị trấn ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh

BiênQuađóchothấy,cóbanhómxã/thịtrấnlànhóm2,nhóm3vànhóm4, mang đặc điểm đặc trưng các xã miền núi, đó làc ó d i ệ n t í c h đ ấ t l â m n g h i ệ p đồi núi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với hai nhóm còn lại, và giữa ba nhóm xãnày khác biệt có ý nghĩa thống kê bởi các yếu tố tỷ lệ hộ nghèo, mật độ ngườidân tộc Khmer, diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp, diện tíchtrồng lúa, trồng rau màu, trồng cây ăn trái và chăn nuôi bò Do vậy, ba nhómxã/thịt r ấ n nàyl à m ột trongnhững cơ s ở đ ể ch ọn xãnghiên c ứu Ha i nhóm xã/thị trấn còn lại là nhóm 1 và nhóm 5, không chịu chi phối bởi các yếu tốkinh tế - xã hội vùng núi, nên không được quan tâm trong nghiên cứu. Nhóm 1gồm hai thị trấn nên bị tác động nhiều bởi yếu tố mật độ dân số Nhóm 5 gồmbaxãđồng bằng,không cóđấtlâmnghiệp, canhtácnôngnghiệplàchủ yếu.

Xã điểm nghiên cứu được chọn là xã An Hảo ven chân núi Cấm, xã LêTrì và Lương Phi ven chân núi Dài, và xã Núi Tô ven chân núi Cô Tô, các xãnàycó các đặc điểmđặctrưngcủaHST rừng vùng núi,cụthể nhưsau: Ở nhóm 2, xã An Hảo và xã Lê Trì là hai xã được chọn làm điểm nghiêncứu.X ã A n H ả o v e n c h â n n ú i C ấ m , c ó d i ệ n t í c h đ ấ t l â m n g h i ệ p n h i ề u v ớ i

2.205 ha, chiếm 70,2% diện tích đất lâm nghiệp thuộc núi Cấm và đặc trưngbởi tỷ lệ hộ nghèo cao, trồng nhiều lúa và rau màu và phát triển du lịch sinhthái Núi Cấm Xã Lê Trì ven chân núi Dài, có 601 ha diện tích đất lâm nghiệp,chiếm 21,5% diện tích đất lâm nghiệp thuộc Núi Dài với các đặc điểm tỷ lệ hộnghèo cao, đất lâm nghiệp nhiều, đất nông nghiệp ít, trồng nhiều trái cây, lúavàraumàu,vàkhông chọnthịtrấnBaChúc doảnhhưởngbởiyếu tốđôthị. Ở nhóm 3, xã Núi Tô ven chân núi Tô được chọn làm điểm nghiên cứu.Xã có tổng diện tích đất lâm nghiệp đồi núi là 373 ha, chiếm tỷ trọng 27,9%,caohơncácxãcònlại.Đâylàxãcótỷlệhộnghèocao,đôngngườiKhm er,đất nông nghiệp nhiều, trồng lúa và chăn nuôi bò nhiều, và đặc trưng canh táclúamùatrên chiếmtỷlệ cao nhất. Ở nhóm 4, xã Lương Phi ven chân núi Dài được chọn làm xã nghiên cứu.Xã có diện tích đất lâm nghiệp đồi núi là 917 ha, chiếm tỷ trọng lớn khoảng35,6% Nghiên cứu chọn xã Lương Phi thuộc Núi Dài, xã này khác biệt với xãLê Trì ở nhóm 2 bởi các yếu tố tỷ lệ hộ nghèo, mật độ người dân tộc Khmer,diện tích đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa, năng suất lúavàdiện tích trồngrau màu.

Với đặc điểm là xã nông nghiệp ven chân núi, sinh kếc ư d â n c á c x ã điểm nghiên cứu chủ yếu là canh tác nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầungười ở các xã nghiên cứu thấp hơn so các địa phương khác trong tỉnh Thunhập bình quân đầu người xã

Lê Trì thấp nhất, chỉ 24,6 triệu đồng/người/năm,kế đến xã Núi Tô 26,9 triệu đồng/người/năm, so với bình quân huyện Tri Tôn36,8 triệu đồng/người/năm (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2019) Riêng xãAnHảovới lợithếcókhudu lịchNúi Cấm, thunhập bì nh quânđầu n gư ời 34,6 triệu đồng/người/năm, thấp hơn so với bình quân huyện Tịnh Biên37,5triệuđồng/người/năm(ChicụcThốngkêhuyệnTịnhBiên,2019)(Bảng3.1).

Bảng3.1:Mộtsốchỉtiêu kinhtế-xã hộicácxãđiểmnghiêncứu

TT Chỉtiêu Đơnvịtính NúiTô LêTrì LươngPhi An Hảo

Có hai xã đông người nghèo sinh sống là xã Núi Tô ven chân núi CôTôvà xã Lê Trì ven chân núi Dài, tỷ lệ hộ nghèo tương ứng là 31,1% và29,7%.Tỷ lệ hộ nghèo hai xã này cao hơn ba lần so với bình quân chung hai huyện(9,7%) Bên cạnh đó, đây cũng là hai xã có đông người dân tộc Khmer sinhsống, tỷ lệ hộ Khmer lần lượt là 66,1% và 50,5% Trong khi đó, xãLương Phiven chân núi Dài, là xã nghiên cứu có ít hộ nghèo và người Khmer sinh sống,tỷlệ hộ nghèo 6,1%vàtỷ lệ hộ Khmer28,3%.

Phươngpháp thu thập số liệu

Dựa vào hai đối tượng nghiên cứu là dịch vụ HST và sinh kế hộ,tiếntrình thu thập số liệu gồm bốn bước: (1) phỏng vấn người am hiểu dịch vụHST, đối tượng nghiên cứu là viên chức quản lý cấp tỉnh và cấp huyện;(2)phỏng người am hiểu sinh kế hộ các xã nghiên cứu, đối tượng là cán bộ ấp;(3)đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng; và (4) phỏng vấn hộ bằngphiếuphỏngvấn.Loạithôngtinvàmụctiêucầnđạtđượctómtắtở Hình3.4.

Mụctiêuphỏngvấnngười amhiểuvề dịchvụ H S T ởc ấ p tỉnhvà cấp huyệnnhằmnhậnracáclợiíchmàdịchvụHST rừngcungcấpchocưdânđịa phương dựa vào chức năng của HST rừng, xác định các chính sách tác độngđến dịch vụ HST rừng, và việc sử dụng dịch vụ HST rừng cũng như việc canhtác nông nghiệp của cư dân Đối tượng được mời phỏng vấn là cán bộ (hoặcviênchức)quảnlýHSTcấp tỉnh vàcấp huyện.

Phương pháp chọn cơ quan đại diện để phỏng vấn, nghiên cứu dựa vàochức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý liên quan HST Số lượngngười được mời phỏng vấn ở mỗi cơ quan một người Thông tin chi tiết về cơquanđạidiện được liệtkê ởBảng 3.2.

Bảng3.2:Cáccơquan đạidiện đượcphỏng vấn

TTĐ ố i tượng Cơquan đạidiện Chứcnăng,nhiệmvụ

1 Quản lý dịch vụHST(cấptỉnhv àhuyện)

- Chi cục Kiểm lâm tỉnhvàHạtKiểmlâmhuyệ n

- Sở Nông nghiệp PTNTtỉnh và Phòng Nôngnghiệphuyện

Thông tin thu thập chủ yếu là các lợi ích mà dịch vụ HST rừng mang lạicho cộng đồng dựa vào các chức năng phòng hộ của HST rừng; xác định cácnhóm người hưởng lợi có liên quan đến dịch vụ HST rừng dựa vào sinh kế hộ;đánh giá việctriểnkhai và thực thi chính sách, thể chế và địnhh ư ớ n g p h á t triển có liên quan ởđịa phương; các cơhội,g i ả i p h á p g i ú p n â n g c a o g i á t r ị dịch vụ HST và khai thác có hiệu quả dịch vụ HST rừng Nội dung thu thậpđượcliệtkê chitiếtởPhụlục A1.

Mục tiêu phỏng vấn người am hiểu về sinh kế hộ ở cấp xã nhằm để phânloạih ộ “ g i à u - n g h è o ” ở b ố n x ã n g h i ê n c ứ u , x á c đ ị n h t ỷ l ệ c á c n h ó m h ộ v à nhóm người hưởng lợi dịch vụ HST rừng dựa vào hoạt động sinh kế chính củahộ dân trong xã, và đây là cơ sở để chọn hộ thảo luận nhóm và phỏng vấn hộ.Đối tượng được mời phỏng vấn là cán bộ ấp am hiểu về sinh kế hộ ở

Phương pháp chọn ấp đại diện, mỗi xã chọn một hoặc hai ấp đại diện đadạng hoạt động sinh kế dựa vào tham vấn chính quyền địa phương cấp xã.

Cụthể, xã Lê Trì chọn hai ấp do xã dân tộc, ngoài người Kinh còn có ngườiKhmersốngtậ pt ru ng ởcácphunsóc,xãLươngPhi chọnhai ấpdodâ ncư sống rãi rác nhiều ấp, xã An Hảo chọn hai ấp do dân cư phân bố rãi rác ở dướichân núi và trên đỉnh núi Cấm Số lượng người được mời phỏng vấn ở mỗi ấplà ba người, người được chọn là trưởng ấp hoặc phó ấp có am hiểu về sinh kếcưdân trong ấp.Thôngtin về cácấp đạidiện được mô tảởBảng 3.3.

Bảng3.3:Thôngtin vềcácấp đạidiệnbốn xãnghiêncứu

TT Xã Ấp Số hộ HộKhmer

Thông tin thu thập chủ yếu là xác định đặc điểm sinh kế phân biệt cácnhóm hộ dựa vào tiêu chí phân loại hộ của địa phương; phân loại từng loại hộdựa vào danh sách hộ của 07 ấp mà địa phương cung cấp (2.299 hộ); xác địnhhộ hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp dịch vụ HST dựa vào hoạt động sinh kế chínhcủa hộ; và đánh giá xu hướng thay đổi kết quả sinh kế của từng hộ trong nămnămqua Nộidungthuthập được liệtkê chitiếtởPhụlục A2.

Mục tiêu nhằm để thu thập số liệu định tính có liên quan đến sự hìnhthành và thay đổi dịch vụ HST theo thời gian, và sự phân bố dịch vụ HST theokhông gian Đồng thời, xác định các yếu tố chi phối do điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội tác động đến dịch vụ HST rừng dựa vào khung DPSIR KhungDPSIR (Driving-Pressure-State–Impact– Response) là khung nghiên cứu nhằmđể xác định nguyên nhân và hiệu quả của vấn đề môi trường (Edwardet al.,2007).

Từ đó, nghiên cứu xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thứcđể làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao giá trị dịch vụ HST và phân bổ hợp lýlợi íchtừdịchvụHST Đối tượngđượcmời tham giathảoluậnn h ó m l à nhữngngườihưởng lợitrựctiếp và gián tiếptừdịch vụHST.

Phươngp h á p c h ọ n h ộ t ha mg i a t h ả o l u ậ n n h ó m d ự a v à o k ế t q u ả p h â n loại hộ ở bốn xã nghiên cứu (Phu lục B6) và tỷ lệ hộ hưởng lợi dịch vụ HSTrừng dựa vào các hoạt động sinh kế chính đã được thu thập từ phỏng vấn cánbộ ấp (Phụ lục B7) Tổng số nhóm được mời thảo luận là bốn nhóm, mỗi xãchọnmộtấpđạidiệnphỏngvấnmộtnhóm,mỗinhóm10–12ngườigồmcả phụn ữ , n g ư ờ i d â n t ộ c v à n g ư ờ i l ớ n t u ổ i S ố l ư ợ n g h ộ đ ư ợ c c h ọ n t h a m g i a được liệt kê chi tiết ở Phụ lục B8 và được được trình bày ở Bảng

3.4.Bảng3.4:Hộ đượcchọn thảoluận nhómdựavào hoạtđộng sinhkế

TT Xã Sản xuất nông nghiệp Làmthuê Phụcvụ Tổng

Các công cụ được sử dụng để thảo luận nhóm là phân tích dòng lịch sử,vẽ lát cắt sinh thái, và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.Trong đó, vẽ lát cát sinh thái được thực hiện ở hai xã thuộc hai khu vực núichínhlà xãAnHảo ven chânnúiCấm, và xãLêTrìvenchân núiDài. a Phântíchdònglịchsử

Phân tích dòng lịch sử nhằm mục tiêu xác định sự thay đổi và suy giảmdịch vụ HST rừng trong thời gian qua, các yếu tố chi phối (thách thức và cơhội) chủ yếu từ bên ngoài làm thay đổi dịch vụ HST ở cấp cộng đồng Từ đó,xác định được các loại dịch vụ HST mà hộ hưởng lợi, nhóm người hưởng lợivàphản ứng của cưdân.

Thông tin thu thập chủ yếu là các sự kiện liên quan đến thời gian xảy rasự thay đổi dịch vụ HST Sự thay đổi đó chủ yếu là thay đổi tài nguyên rừng,hình thức canh tác và mùa vụ canh tác nông nghiệp, thay đổi kỹ thuật canh tác,tương ứng với nhóm người hưởng lợi có liênq u a n d ị c h v ụ H S T r ừ n g

B ê n cạnh đó, xác định các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội và thể chế, chính sách,làm hạn chế cũng như thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ HST theo thời gian.Ngoàira,đểbiếtmứcđộquantrọngcácyếutốchiphốiđếnsựthayđổidịch vụ HST, công cụ xếp hạng ưu tiên cũng được thực hiện Nội dung phỏng vấnchitiếtđược liệtkê ởPhụ lục A3. b Môtảlátcắtsinhthái

Phươngpháp phân tích số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính và địnhlượng Số liệu định tính đã thu thập được tổng hợp theo từng nội dung nghiêncứu thể hiện sự liên kết giữa các nguồn số liệu khác nhau Số liệu định lượng,sử dụng phân tích hạch toán hiệu quả tài chính để tính toán giá trị dịch vụ HSTrừng ở nội dung 1.2, các nội dung còn lại sử dụng phương pháp phân tíchthống kê để phân tích mối liên hệ và sự tương quan giữa các biến trong nghiêncứu,cụ thể được trình bày trong Bảng 3.6.

TT Nộidung Phươngpháp phântích Mụctiêu Nộidung 1

1.1 Môtảdịchvụ HSTrừng Crosstab Kiểmđịnh sự khácbiệtvềtỷ lệhộ hưởngl ợ i c á c l o ạ i d ị c h v ụ H S

T theotiểu HSTở04xãnghiêncứu 1.2 Giátrịdịchvụ HSTrừng Hạchtoán hiệuquảtài chính Nộidung 2

Tính toán giá trị dịch vụ HST từcanh tác nông nghiệp, khai thácsản phẩm rừng và hoạt động phụcvụdu lịch

Crosstab Kiểmđịnh sự khácbiệtvềtỷ lệhộ thayđổikếtquảsinh kế 2.2 Nguồnlựcsinh kế ANOVA Kiểmđịnhsựkhácbiệtvềgiátrị trungbình vềnguồn lực 2.3 Mốiquanhệgiữasinhkếv àgiátrịdịch vụ HST

Phân tích mối quan hệ giữa cácbiến thu nhập (bao gồm biến giátrị dịch vụ HST rừng) và các biếnthuộctính sinh kế

Nghiên cứu tập trung lượng giá giá trị dịch vụH S T r ừ n g m à h ộ h ư ở n g lợi trực tiếp là những sản phẩm hữu hình, được chia thành ba loại dịch vụ khácnhau như: lợi ích từ canh tác nông nghiệp, lợi ích từ khai thác các sản phẩmrừngvà lợiích từdịch vụ du lịch. Đối với lợi ích từ canh tác nông nghiệp như canh tác cây ăn trái, lúa, vàrau màu được, giá trị mà dịch vụ HST rừng mang lại là giá trị kinh tế hộ thuđược từ hệthốngcanhtác nôngnghiệp được tính trên đơn vịd i ệ n t í c h đ ấ t canhtác.Giátrịđólàsựchênhlệchgiữatổngdoanhthutừbánsảnphẩmvà tổng chi phí đầu tư cho sản phẩm đó Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạchtoán hiệu quả tài chính được sử dụng để tính toán sự chênh lệch đó Các chỉtiêuliênquanđếnhiệuquảtàichínhcủacáchệthốngcanhtácđượcsửdụnglàt ổng chiphí, tổng doanhthu, lợinhuận vàhiệu quả đồngvốn. Đối với lợi ích khai thác sản phẩm rừng, giá trị kinh tế từ việc khai tháccác sản phẩm tự nhiên như củi, rau rừng cũng được xác định dựa vào sự chênhlệchgiữa doanhthu từbán sản phẩmvàchiphíđểkhaithácsảnphẩmđó. Đối với lợi ích từ các hoạt động phục vụ du lịch như kinh doanh ăn uốngvà chạy xe ôm phục vụ du lịch cũng được đo lường dựa vào giá trị chênh lệchgiữatổngdoanhthu vàtổngchiphícóliên quanđếncác hoạtđộngnày.

Chỉ tiêu để lượng giá giá trị dịch vụ HST rừng đem lại cho sinh kế hộ làlợi nhuận (P), hay còn gọi là giá trị sản xuất Giá trị sản xuất là sự chênh lệchgiữa giá báncủa sảnphẩm và chi phí đểsảnxuất sảnphẩm đó vàt h ể h i ệ n phần đóng góp của dịch vụ HST trong việc tạo ra giá trị sản phẩm (Glover,2003) Đơn giản hơn, lợi nhuận là sốm à n ô n g d â n t h u đ ư ợ c k h i d o a n h t h u vượt chi phí Lợi nhuận được tính toán dựa vào công thức sau: P = TR – TC(ĐinhPhiHổ, 2003).

Trong đó, tổng doanh thu/thu nhập (TR) là toàn bộ số thu được trong quátrình sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ hàng hoá, được tính theo công thức: TR =sản lượng * giá bán (Đinh Phi

Hổ, 2003) Từ đó, ta có thể tính lợi ích bìnhquân trên một đơn vị diện tích (ha) đất đối với từng hệ thống canh tác nôngnghiệp hoặc thu nhập của hộ đối với dịch vụ khai thác sản phẩm từ tự nhiênhoặckhaitháclợiích dịch vụ du lịch.

Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí cố định đầu tư trong năm khảo sát vàchi phí biến đổi được khấu hao theo phươngp h á p đ ư ờ n g t h ẳ n g , k h ấ u h a o trungbình củamộtnăm(PhạmThịMỹ Dung, 1996).

Cụ thể, đối với cây ngắn ngày như lúa và rau màu, tổng chi phí là chi phícố định được đầu tư hằng năm bao gồm chi phí giống, phân thuốc, chuẩn bịđất, công lao động, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển Đối với cây lâu năm,tổng chi phí bao gồm chi phí cố định đầu tư hằng năm và chi phí khấu hao đầutư ban đầu như chi phí giống, phân thuốc và công lao động chăm sóc. Thờigiankhấuhaođối vớicácloàicâyăntráiở TịnhBiêndaođộngkhoảng 30năm (Võ Hồng Túvà ctv.,2018) Mặt khác, tổng chi phí không tính lãi suấtngân hàng do chi phí đầu tư trong SXNN (cây ngắn ngày và cây lâu năm) thấpvà nông hộ sử dụng vốn nhà là chủ yếu, và cũng không tính giá thuê đất do hộthuê đất chiếm tỷ lệ ít, chỉ 0,4% tổngsố hộkhảo sát.Đối với các lợi ícht ừ khaithácsảnphẩmvàdịchvụdulịch,nhữngchiphícốđịnhcũngđượctí nh khấu hao, tính lãi suất ngân hàng và chi phí thuê mặt bằng đối với các hoạtđộng kinh doanh ăn uống do chi phí cố định có giá trị cao và đầu tư trong thờigiandài.

Hiệu quả đồng vốn hay tỷ suất lợi nhuận được xác định trong canh tácnông nghiệp Tỷ suất lợi nhuận( B C R - B e n e f i t C o s t R a t i o ) n h ằ m đ á n h g i á hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp Tỷ số này có ýnghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuậntương ứng Nó được xác định bởi phần trăm của lợi nhuận so với chi phí sảnxuất,dựavào côngthứcsau:BCR (%)=P/TC x100(ĐinhPhiHổ,2003).

Phân tích phân tích bảng chéo (crosstab) đượcs ử d ụ n g đ ể x á c đ ị n h s ự tồn tại mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể dựa vào kiểm định Chi-bìnhphương ở mức ý nghĩa 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).Trong nghiên cứu này, phân tích bảng chéo được sử dụng nhằm để kiểm địnhsự khác biệt về tỷ lệ hộ hưởng lợi các loại dịch vụ HST ở các xã nghiên cứu vàtỷlệhộ thay đổikếtquảsinh kếcủa ba nhómhộ.

So sánh tỷ lệ hộ hưởng lợi trực tiếp các loại dịch vụ HST theo tiểu HST ởcác xã nghiên cứu nhằm để nhận ra sự phân bố các lợi ích mà HST rừng cungcấp cho con người Lợi ích từ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu được tính dựatrên đơn vị diệntích đất, nên nghiên cứudựa vào hệ thống canhtác đểđ á n h giá lợi ích sản phẩm canh tác nông nghiệp mà hộ hưởng lợi Các lợi ích từ sảnphẩm nông nghiệp được đánh giá dựa vào sự phân bố các hệ thống canh tácnông nghiệp từ tiểu HST đồi núi, đến tiểu HST ruộng trên và ruộng dưới Cáclợi ích từ sản phẩm rừng, lợi ích khai thác sản phẩm rừng và lợi ích hoạt độngphục vụ du lịch được đánh giá dựa vào sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm (%) hộhưởnglợiởcác xãnghiên cứu.

So sánh tỷ lệ hộ tham gia hoạt động sinh kế chính của cư dân ở 04 xãnghiên cứu để nhận ra tỷ lệ hộ hưởng lợi và hộ không hưởng lợi dịch vụ HSTrừng Bên cạnh đó, so sánh sự khác biệt về sự thay đổi kết quả sinh kế hộ đểnhậnsựra xu hướng thay đổikếtquảsinh kếcủaba nhómhộ.

Phân tích phương sai được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các giátrịt r u n g b ì n h c á c n h ó m b ằ n g p h é p t h ử T u k e y ở m ứ c ý n g h ĩ a 5 %

( H o à n g TrọngvàChuN g u y ễ n MộngNgọc,2 0 0 8 ) T r o n g nghiêncứu,ph ântích phương sai được sử dụng để mô tả và so sánh sự khác biệt về giá trị trung bìnhcácnguồn lực sinh kếcủa banhómhộ.

Các biến nguồn lực sinh kế hộ được xác định là các biến định lượng, baogồm các biến liên quan đến lao động, trình độ, diện tích đất ở các tiểu HST,thamgiacáctổchứcxãhội,vàthunhậphộ Cácbiếnđược liệtkê ởBảng3.7. Bảng3.7:Diễn giảicác biếnnguồn lực sinh kế hộ

2 LD nam Người/hộ Sốlaođộngtạothunhậplànamtronghộ

4 LD sxnn Người/hộ Sốlaođộng thamgianông nghiệptronghộ

5 LD dvNN Người/hộ Sốlaođộngthamgiadịchvụ nôngnghiệp

6 LDphiNN Người/hộ Sốlaođộngthamgiaphinông nghiệptronghộ

1 LDchưahọc Người/hộ Sốlao động củahộchưađượcđihọc

6 LDđạihọc Người/hộ Sốlaođộngcủahộcótrìnhđộ đạihọctrởlên

1 DTnúi Ha/hộ Diệntích đấtcủahộ ởtiểu HSTđồinúi

2 DTtrên Ha/hộ Diệntíchđấtcủahộ ởtiểuHSTruộng trên

3 DTdưới Ha/hộ Diệntíchđấtcủahộ ởtiểuHSTruộngdưới

LD thamgia Người/hộ Sốl a o đ ộ n g t h a m g i a h o ạ t đ ộ n g x ã h ộ i t ạ i đ ị a phương,tínhđếnthờiđiểmnghiên cứu

Thun h ậ p r ò n g c ủ a c ủ a h ộ h ư ở n g l ợ i t r ự c t i ế p hoạtđộng phụcvụ ăn uống vàđilại

3.4.2.3 Phântíchtươngquanchínhtắc (canonicalcorrelationanalysis) Để thấy được mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế, nghiên cứusử dụng phương pháp phân tích tương quan chính tắc Đây là phương pháp tìmra mối quan hệ giữa hai tập biến, tập biến Y và tập biến X Kết quả phân tíchcho thấy được mối quan hệ chặt hay không chặt giữa hai nhóm biến Y và biếnX nhờ vào hệ số tương quan (Thorndike, 2000) Bên cạnh đó, còn thấy đượcmối quan hệ giữa các biến trong từng nhóm biến và giữa các nhóm biến khácnhau dựa vào hệ sốtương quan cùng chiềuh a y n g ư ợ c c h i ề u

( M a l a c a r n e , 2014).Vìvậy,p hư ơn g phápp hân tíchnày xác địnhđ ượ c mốiquanhệ gi ữa các biến trong nhóm biến thu nhập của hộ, cụ thể là mối quan hệ giữa biến giátrị dịch vụ HST rừng là thu nhập từ dịch vụ HST rừng với các biến thu nhập từnguồn khác, và xác định được mối quan hệ giữa biến giá trị dịch vụ HST rừngvới nhóm các biến thuộc tính sinh kế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định haitập biến bao gồm tập các biến thu nhập của hộ là nhóm biến Y và tập các biếnthuộctínhsinh kếlà nhómbiếnX.

Cơsởc h ọ n c á c b i ế n t r o n g p h â n t í c h d ự a v à o k ế t q u ả c á c n g h i ê n c ứ u trước đây về các yếu tố nguồn lực sinh kế có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy thu nhập của hộ có mối liên quan với cácyếu tố như: số lao động, trình độ học vấn, đất đai và nguồn vốn (Yang, 2004;Demurgervà ctv.,2010) Đối với những hộ có trình độ cao thường thuận lợihơn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật (Yang, 2004), và trình độ cao cònđóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập của hộ (Demurgervàctv.,2010) Nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả sinh kế của hộ bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố; trong đó, vốn xã hội, vốn vật chất và vốn tài chínhthúc đẩy nông hộ đạt kết quả sinh kế tốt Bên cạnh đó, đa dạng hoá sinh kếcũng làm cho kết quả sinh kế hộ tốt lên (Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng,2015) Vốn con người có vai trò điều phối, quyết định đối với các nguồn lựcsinh kế khác để tạo ra kết quả sinh kế (Thái Phúc Thành, 2014). Qua đó chothấythunhập củahộcómốiliênhệvớicác yếutốnguồn lựcsinhkế.

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nhóm biến Y được xác định trong nghiêncứulàtậpcácbiếnthunhậpcủahộvàđượcchiathành04biếnnhưsau:(1)thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm rừng: (2) thu nhập từ làm thuênông nghiệp; (3) thu nhập từ du lịch và phi nông nghiệp trong huyện; và (4)thu nhập từ nguồn khác Trongđó, thu nhậpđược xác định làlợiích kinht ế mà hộ hưởng được sau khi đã trừ chi phí Biến giá trị dịch vụ HST rừng đượcxácđịnh là biếnthu nhậptừdịch vụ HSTrừng.

Dịchvụ hệsinh tháivàgiátrịdịchvụ hệsinhtháirừng

Hệ sinh thái rừng cung cấp cho con người những dịch vụ HST khác nhautuỳ thuộc vào cấu trúc và chức năng của HST, và nó thay đổi theo thời gian.Chức năng rừng phòng hộ đồi núi tỉnh An Giang có vai trò quan trọng đối vớicộng đồng dân cư như bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, điều hoà khí hậu và bảovệmôitrường.Bêncạnhđó,HSTrừngcòncóchứcnăngđặcbiệtquantrọnglà phòng hộ an ninh biên giới Tây Nam Trên thực tế, HST rừng luôn thay đổitheothờigianvà nó cóliên quan đếnyếu tố kinhtế-xã hội.

Sự thay đổi HST rừng thời gian qua là do sự chuyển đổi từ diện tích rừngtự nhiên sang rừng trồng và đất canh tác nông nghiệp Diện tích rừng tự nhiênlà rừng rậm nguyên sinh bị suy giảm diện tích là do sự tác động của con ngườikhaihoangđấtrừngđểkhaitháccáclợiíchrừng.Diệntíchđấtrừngtựnhiên 60.000 ha năm 1945, 12.000 ha năm 1992 và đến nay chỉ còn 5.200 ha. Diệntíchrừngtrồngvà câyăntráităng,chiếmhơn 80%diệntích đấtrừng.

Sự thay đổi HST rừng đã làm suy giảm cấu trúc, chức năng và các lợi íchcủa HST rừng Cấu trúc và chức năng HST rừng có mối quan hệ biện chứngvới nhau, khi cấutrúcHST rừng kém đa dạngthìchứcnăng củaH S T s u y giảm và ngược lại (Closeet al.,2009; Sukhdevet al., 2010) Bên cạnh đó, sựchuyển đổi từ diện tích rừng tự nhiên sang diện tích rừng trồng và đất canh tácnông nghiệp đã làm dịch chuyển lợi ích từ lợi ích cộng đồng sang lợi ích hộ cáthể Các lợi ích HST rừng núi tỉnh An Giang hiện nay chủ yếu hộ hưởng lợi,như làcanh tác nông nghiệp, khai thácmột sốsản phẩm tự nhiênt ừ r ừ n g v à dulịch sinh thái.

Các hệ thống canh tác nông nghiệp hình thành và cũng có nhiều chuyểnbiến theo chiều hướng thâm canh tăng vụ, đặc biệt là cây lúa và cây ăn trái Cụthể, diện tích đất canh tác lúa hai vụ và lúa ba vụ ở hai huyện Tri Tôn và TịnhBiên tăng, từ 50 ha năm

1995 và đến nay 5.000 ha Trong khi đó, diện tíchcanh lúa mùa giảm từ 500 ha năm 2000 đến nay chỉ còn 20 ha, tập trung ở xãNúi Tô Mặt khác, hệthốngcanhtáctrồngc â y ă n t r á i x e n v ớ i c â y r ừ n g đ ã hìnhthànhvàpháttriển từsa ukhiQĐ327vàQ Đ661củathủtườngchí nhphủban hành, cây xoài chuyển đổi từ xoài thuhoạch một vụt r o n g n ă m đ ế n hai hoặc ba vụ trong năm Qua đó cho thấy, HST rừng ở hai huyện miền núingày càng chịu áp lực do nông nghiệp canh tác theo hướng thâm canh,giốngnhưcác địa phương kháctrong tỉnh vàởĐBSCL.

Các yếu tố chi phối có tác động dịch vụ HST như: chiến tranh, dân số,dân tộc, chính sách 327, chính sách 661, chính sách đất đai, chính sách ĐDSHnăm 2013, xây dựng cáp treo núi Cấm, hạn hán, dịch rầy, bao đê canh tác bavụ Kết quả là dân cư phản ứng bằng nhiều giải pháp khác nhau như thâmcanh, sử dụng nhiều thuốc BVTV, khai thác rừng, mở rộng diện tích canh tácnôngnghiệp,bỏ trống,chuyểnsang phinông nghiệpvàdicư(Bảng4.1).

Rừng tự nhiên, bắt đầukhaithácrừngtrồngra umàu

Tiếp tục khai thác rừngtrở thành đất trống đồinúi trọc đểtrồng đậuxanh,đậu phộng

Bắt đầu trồng lúa caosảnởruộng dưới

Trồng rừng và cây ăntrái, chủ yếu mô hìnhkeo– sao –xoài

Vẫn còn trồng rau màuTrồngr ừ n g v à c â y ă n trái,keo–sao–xoài

Trồngthêmmộts ố loàicâ ykhác(quýthồng, bưởi, sầu riêng)xenvớicây rừng

Ruộng dưới trồng màumột vụ, 06 tháng mùakhôbỏ trống

Cảnh quan và khí hậumátmẻ Chiếntranh,cưdânthưathớt

Dịch rầy nâu trênlúa Quyết định661/QĐ-TTgrađời

Nhiều loài cây ăntrái có hiệu quả tàichínhthấp Bao đêlúabavụ

Trái cây có giá trịcao Nắngnóngkéodài,thiếunướctướivàomùakhô Nhuc ầ u d u l ị c h tăngcao

Cư dân chưa khai thác các lợiíchtừHSTr ừng

Cưdânbắt đầutrồngđ ậu xanhtrên đồinúi

Trồng rau màu, lúa hai vụDiệnt í c h r ừ n g t r ồ n g v à c â y ăntráibắtđầutăng

Chặtrừng,câ yăntráihiệu quả thấp để trồng các loài câyăntráicógi átrịcaohơn

Thâm canh cây ăn trái có giátrị cao như xoài hai hoặc bavụm ộtnăm

Thâmc anhlúa02-03vụ,tr ồngrau màu vànuôi bòDu lịch núiCấm phát triểnSảnp hẩmt ừtựn hiên giảm

Tóm lại, dịch vụ HST được hình thành từ khi người dân định cư, khaithác và hưởng lợi dịch vụ HST Do con người tác động, HST rừng tự nhiênthay đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, chuyển từ rừng trồng sang cây ăntrái, và khi cây khép tán, dịch vụ HST chuyển sang thâm canh nông nghiệp.Qua đó cho thấy, HST rừng luôn chịu tác động bởi hoạt động sinh kế cư dânđịa phương, các lợi ích từ dịch vụ HST rừng suy giảm và có xu hướng chuyểndịch từ lợi ích cộng đồng hưởng lợi sang sinh kế hộ cá thể hưởng lợi, nôngnghiệpcanh táctheo hướngthâmcanh.

Dựa vào chức năng của rừng là phòng hộ đầu nguồn, HST rừng vùng núitỉnh An Gianggiữ vai trò quan trọng trong việcb ả o v ệ n g u ồ n n ư ớ c , b ả o v ệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường (Chi cục Kiểm lâmtỉnh An Giang, 2018) Trên thực tế, HST rừng còn giữ vai trò quan trọng đốivới sinh kế cộng đồng cư dân điạ phương, là nơi canh tác nông nghiệp, khaitháccác sản phẩmtựnhiên vàhoạtđộng phục vụ du lịch.

Dịch vụ HST rừng đem lại lợi ích cho cư dân được xác định dựa vào đặcđiểmnguồnt ài nguyênvà can htá c nôngn gh iệ p Ng uồ n tàinguyên rừ ng và các canh tác nông nghiệp rất đa dạng và phân bố không đều nên HST rừngđược phân chia thành ba tiểu HST khác nhau để so sánh Sự phân chia này dựavào các chỉ tiêu như địa hình, nguồn nước, đất đai, tài nguyên rừng, cây trồngvàvậtnuôi(Hình 4.1).

Dựa vào lát cắt sinh thái đi từ đỉnh núi đến chân núi và đồng bằng venchân núi ven chân núi cho thấy, các nguồn tài nguyên và canh tác nông nghiệpphân bố khác nhau giữa các tiểu HST và chúng có mối quan hệ với nhau Mốiliên hệ chính là việc cấp nước suối từ tiểu HST đồi núi cung cấp cho tiểu HSTruộng trên để canh tác lúa và rau màu, nhờ có địa hình thấp dần về phía đồngbằng Trước năm

1980, tiểu HST đồi núi còn rừng nguyên sinh, nước suốiđược cung cấp từ trên đồi núi xuống đến các ruộng trên và kể cả ruộng dưới,với lượng nước rất dồi dào Từ năm 1992 đến nay, nhờ các chương trình phủxanh đất trống đồi núi trọc, nguồn nước suối lại phục hồi trở lại nhưng chỉ cóthể cung cấp đến vùngc h â n n ú i v à m ộ t s ố n ơ i v ù n g r u ộ n g t r ê n , l ư ợ n g n ư ớ c này chỉ chiếm khoảng 40% so với trước kia Nguyên nhân là doả n h h ư ở n g của thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, lượng mưa ít hơn vàtiểuHSTđ ồ i n ú i chủ yếu là rừng trồng nên đất không còn giữ được nước mưa như trước kia.Bên cạnh đó, ở các tiểu HST khác nhau có những cơ hội và thách thức khácnhau. Đồi núi Ruộngtrên Ruộngdưới Địa hình - Caođộ 400 mtrởlên, dốcdưới25 0

- Cao độ từ 30 m – 400 m, độ dốccao trên 25 0

-Suốinhỏ,tháng 12 -05không có nước

-Suốinhỏ, từtháng12-05 không có nước

-H ệ thống kênh mương nộiđồng Loạiđất - Đấtphacát, đấtcát, nhiều đá

- Cây sao,cây dầu,sến, keo,dó bầu, dượcliệu,raurừng,đôngvậtrừng

- Câyăntrái:xoài,chuối,cam,quýt, bưởi,sầuriêng,bơ,dừa vàmít

Lợiích - Sản phẩm tự nhiên: củi, gỗ, nướcsuối, mật ong, rau rừng, dược liệuvàđộng vậtrừng.

- Sảnphẩmnông nghiệp:cây ăn trái vàítrau màu

-Sản phẩmnông nghiệp:rau màu, lúa,bò, heo, gà

Cơhội - Phù hợp trồng cây ăntráicó giátrị

- Trồng rau màu/dược liệu dưới tánrừng

- Phù hợp trồnglúa mùa (nôngnghiệphữ ucơ)

- Khai thác quá mức dược liệu tựnhiên

Hình4.1:SơđồlátcắtsinhtháivùngnúitỉnhAnGiang Đồi núi có cao độ 30 m trở lên, nhờ có hệ thống canh tác NLKH với độche phủ 20,7% đã giúp phục hồi và lưu giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn vàcung cấp nước cho các tiểu HST vùng dưới Ngoài ra, hệ thống canh tác nàytrước mắt đã phát huy hiệu quả thông qua việc giữ rừng và tận dụng đất rừngđểtrồngtrọttạothunhậpchohộcóđấttrênđồinúi,quađólàmgiảmnhucầu mở rộng, khai phá đất rừng để trồng trọt hay việc thâm canh Hay nói cáchkhác, canh tác NLKH vùng trên núi đã làm giảm sức ép của con người vào tàinguyên rừng, giảm tốc độ phá rừng và hạn chế thâm canh các tiểu HST khác.Tuy nhiên, cây rừng được trồng vì mục đích bảo vệ rừng, chưa khai thác, vàcácloàicây ăntráicó giátrịkinh tếkhông cao.

Hình 4.2:Trồng bưởi, và trồng xoàikếthợp nghệởđồinúi-xã Lê Trì

Ruộng trên có địa hình tương đối cao, cao độ 08 - 30 m, có điều kiệnthuận lợi thích hợp với trồng nhiều loại cây trồng vật nuôi như cây ăn trái, raumàu, lúa mùa trên và các loại cây lấy củ Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sảnxuất nông nghiệp chủ yếu là nước mưa và nước suối chảy tự do từ các khe núicủa vùng trên núi xuống Tùy theo địa hình và lượng nước cấp mà người dâncó thể canh tác các loại cây trồng khác nhau Các khu vực đất thấp hoặc gầncácconsuối,cưdâncanhtácmộtvụlúamùatrên– mộtvụmàuhayhaivụlúa trong năm, còn lại đa số sử dụng nước mưa để canh tác một vụ màu hoặclúa trong năm Sinh kế người dân chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đối tượngcanh tác rau màu chủ yếu là người Kinh, canh tác lúa và chăn nuôi bò là ngườiKhmer.

Hình4.3:Trồng bắpvà chănnuôibòởruộngtrên -xã LươngPhi

Ruộngdướicóđịahìnhthấphơntừ04–08m,khôngchịuảnhhưởngbởi việc cấp nước của tiểuH S T đ ồ i n ú i , v à t h ư ờ n g c h ị u ả n h h ư ở n g n g ậ p l ũ mỗi năm từ 02 - 05 tháng Là tiểu HST tiếp giáp với đồng bằng đất ngập nướcĐBSCL, có hệ thống kênh mương nội đồng thuận lợi trong canh tác lúa 02 –03 vụ/năm so tiểu HST ruộng trên Tuy nhiên, thời gian gần đây, do điều kiệntự nhiên thay đổi thất thường nên HST vùng này cũng gặp trở ngại trong quátrình canh tác Vấn đề lũ thấp nên gây thiếu nước tưới cho cây trồng, và ảnhhưởng đến mùa vụ canh tác Mặt khác, vấn đề thâm canh tăng vụ đã làm chodịch hại, sâu bệnh và cỏ dại xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng chất lượng vànăngsuấtcây trồng.

Hình4.4:Trồng lúa haivụ ởruộng dưới– xãLương Phi

Ngoài ra, HST rừng vùng núi tỉnh An Giang làn ơ i c ó n h i ề u d i t í c h l ị c h sử nổi tiếng và tâm linh với cụm di tích Thới Sơn với nhiều chùa như chùaThới Sơn, chùa Phước Điền, chùa Vạn Linhv à c h ù a P h ậ t

L ớ n , n ê n n ó c ó g i á trịvềmặtvănhóa- lịchsử.Mặtkhác,HSTrừngnúitỉnhAnGiangtiếpgiápvới biên giới Campuchia, có đông người dân tộc Khmer sinh sống, nên HSTrừngcòn có giátrịvềmặtvăn hoá.

Trên cơ sở tham vấn chính quyền địa phươngv ề đ ố i t ư ợ n g h ư ở n g l ợ i dịchvụHSTrừng,nghiêncứuđãtổnghợpđượccácloạidịchvụHSTrừ ngmà hộ hưởng lợi ở các tiểu HST khác nhau, kết quả được trình bày trong Bảng4.2.

Tiểu hệ sinh thái* Đối tượng

Mốiquan hệsinh kế vớidịch vụhệsinh tháirừng

Trên cơ sở tham vấn những người am hiểu về sinh kế cư dân địaphương, và dựa vào phương pháptiếpcận đachiều về chỉ tiêut h u n h ậ p v à mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nghiên cứu đã xác định đặc điểmsinh kế và phân loại hộ ở bốn xã nghiên cứu thành ba nhóm là nghèo, trungbình và khá Đặc điểm sinh kế phân biệt ba nhóm hộ chủ yếu dựa vào diện tíchđất nông nghiệp, hoạt động sinh kế chính và nhà ở của hộ (Bảng 4.10) Trongđó, hoạt động sinh kế hộ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập củahộ, do vậy ảnh hưởng đến kết quả sinh kế và tình trạng nghèo của hộ (Bộ Laođộng-Thươngbinh và

Bảng4.10:Đặcđiểmsinh kếcủabanhómhộtheotiêu chuẩnđịa phương

Phânloạihộ Đấtnông nghiệp(ha) Hoạtđộngsinhkếchính Nhàở Phươngtiện sảnxuất Nghèo

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w