Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt.(Microsoft Word Lua?n A264n 3 4 2023 (1) docx) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 PHAN DUY VĨNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm tất cả BN gãy liên tầng mặt được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện TƯ Quân đội 108 từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2020.
- Những chấn thương gãy liên tầng mới (Chấn thương mới là những trường hợp bệnh nhân bị chấn thương gãy liên tầng mặt, chưa được can thiệp xử trí gãy xương vùng hàm mặt) Gãy liên tầng trong nghiên cứu này được hiểu là cú góy xương ớt nhất ắ vựng hàm mặt (Phõn loại theo Follmar).
- Đã điều trị các chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng ổn định.
- Có hình ảnh gãy liên tầng mặt trên phim chụp CLVT đa dãy.
- Có phẫu thuật nắn chỉnh kết xương hàm mặt.
- BN điều trị bảo tồn do không đủ điều kiện phẫu thuật.
- Bệnh án BN không có đủ thông tin cần nghiên cứu.
Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, theo dõi dọc không đối chứng.
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ BN được chẩn đoán gãy liên tầng mặt và được điều trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện TƯ Quân đội 108 từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2020.
Qua quá trình nghiên cứu, thu thập được n= 48 BN
- Cách chọn mẫu: Chọn thuận tiện
Chọn toàn bộ BN đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
BN được khám lâm sàng, làm xét nghiệm cần thiết, chụp CT- Scanner hàm mặt Thông tin BN được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu với các dữ liệu:
- Đặc điểm dịch tễ học: Tuổi, giới tính, nguyên nhân chấn thương, các biện pháp xử trí ở tuyến trước, thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi vào viện.
- Triệu chứng lâm sàng gãy liên tầng mặt, phân loại gãy liên tầng mặt, tổn thương phối hợp.
- Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh gãy liên tầng mặt.
- Phương pháp điều trị gãy liên tầng mặt.
- Kết quả điều trị khi ra viện, sau PT 6 tháng:
+ Phục hồi giải phẫu xương.
+ Các biến chứng, di chứng.
2.2.3.1 Đặc điểm dịch tễ học
+ Thống kê theo giới tính, thống kê theo tuổi.
+ Sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông.
+ Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi vào viện.
+ Các biện pháp xử trí ở tuyến trước.
2.2.3.2 Đặc điểm lâm sàng gãy liên tầng mặt
Khi mới tiếp nhận BN, trước tiên chúng tôi tiến hành xử trí cấp cứu theo quy trình ABCDE ( A:Đường thở, B: hô hấp, C: tuần hoàn, D: thần kinh, E: bộc lộ toàn thân) Tiếp theo chúng tôi tiến hành khám lâm sàng, ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, phân tích tần suất xuất hiện các triệu chứng đó, đánh giá từng triệu chứng trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh. a) Khám toàn thân
- Mục đích nhằm phát hiện các chấn thương kèm theo, xử trí cấp cứu kịp thời nếu có Kiểm tra các chức năng thần kinh sọ não, hô hấp, tuần hoàn.
Kiểm tra các dấu hiệu: mất tri giác, hôn mê, kích thích, chảy dịch não tủy qua lỗ mũi, lỗ tai, rối loạn các dây thần kinh sọ não… Đánh giá tri giác theo thang điểm Glasgow.
- Khai thác bệnh sử: Nguyên nhân, cơ chế chấn thương.
- Khám các bộ phận khác để tìm các tổn thương phối hợp như: sọ não, ngực, bụng, chi… b) Khám tại chỗ
+ Quan sát gương mặt đánh giá sự cân đối.
+ Quan sát các vết thương phần mềm: đánh giá về hình thái, mức độ dài
- nông - sâu của vết thương, vị trí vết thương, tình trạng hiện tại của vết thương (có nhiễm trùng, xử trí gì chưa).
+ Quan sát vị trí sưng nề, biến dạng vùng mặt.
+ Dấu hiệu chảy máu tai, chảy máu miệng, chảy máu mũi.
+ Vận động há ngậm miệng.
+ Quan sát các vết thương phần mềm: đánh giá về hình thái, mức độ, vị trí, hiện trạng của vết thương.
+ Quan sát răng và cung răng, khớp cắn.
Sờ: Sờ nắn tại các vị trí nhô tự nhiên vùng hàm mặt như gò má, cung tiếp, mũi, ổ mắt, XHD… nhằm phát hiện sự gián đoạn của bờ xương.
Lắc: Có thể sử dụng để đánh giá sơ bộ tổn thương gãy tầng mặt giữa xương hàm dưới… nhưng không lạm dụng, tránh gây chảy máu ổ gãy.
Hình 2.1: Hình ảnh mô tả khám tìm tổn thương xương vùng hàm mặt [86] c) Khám các cơ quan
- Quan sát vùng mắt, đánh giá vị trí và mức độ xuất huyết kết mạc Vị trí xuất huyết giúp gợi ý thành ổ mắt tổn thương, và mức độ xuất huyết giúp ta đánh giá mức độ trầm trọng của tổn thương xương.
- Khảo sát sự di lệch nhãn cầu cần đánh giá sự di lệch nhãn cầu theo ba chiều trong không gian: chiều trước sau, chiều trên dưới và chiều ngang.
- Để phát hiện dấu hiệu song thị, ta dùng 1 ngón tay di chuyển trước mặt bệnh nhân theo chiều trên dưới và ngang Yêu cầu bệnh nhân nhìn theo ngón tay (chỉ liếc mắt không được xoay đầu nhìn theo) Khi bệnh nhân nhìn thấy 1 ngón tay thành hai ngón tay là song thị (+).
- Để đánh giá sơ bộ thị lực, ta dùng nghiệm pháp đếm ngón tay Yêu cầu bệnh nhân đếm số ngón tay cách xa 1m, nếu bệnh nhân không đếm được chứng tỏ thị lực giảm nặng.
- Phản xạ đồng tử: Dùng đèn pin rọi vào mắt bệnh nhân, bình thường đồng tử sẽ co nhỏ lại Nếu đồng tử dãn rộng , không đáp ứng ánh sáng là phản xạ ánh sáng (-).
- Các triệu chứng tổn thương lệ đạo:
+ Dấu hiệu tràn nước mắt.
+ Vết thương vào trực tiếp lệ đạo.
+ Test Jones: Bơm nước muối sinh lý 0,9% qua lệ quản dưới, nếu nước không thông xuống mũi miệng là có tắc lệ đạo, test Jones (+).
- Khám các triệu chứng khác: Biến dạng góc mắt, di động bất thường mảnh trung tâm.
Hình 2.3: Khám vận động nhãn cầu [87]
Thần kinh ngoại vi: Thần kinh ngoại vi tổn thương trong chấn thương hàm mặt thường là thần kinh V và thần kinh VII Ngoài ra tổn thương thần kinh I (thần kinh khứu giác) và thần kinh II (thần kinh thị) cũng có thể xảy ra.
- Phân loại gãy liên tầng mặt: Dựa vào hình ảnh chụp CLVT đa dãy, chúng tôi phân loại gãy liên tầng mặt theo tác giả Follmar (2007).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (n = 48)
- Tỷ lệ BN nam chiếm đa số 97,9%.
- Tuổi trung bình là 31,79 ± 11,72, thấp nhất 16 tuổi và cao nhất 64 tuổi
- Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ BN nam chiếm đa số.
- Nhóm BN 19 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 75,0% Các nhóm tuổi khác không đáng kể.
3.1.2 Một số đặc điểm chung
Bảng 3.2 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 48) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Sử dụng chất kích thích (n = 48) 29 60,4
Sơ cứu sau tai nạn
- Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông, trong đó tai nạn xe máy chiếm 89,5%;
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng chất kích thích chiếm 60,4%.
- Tình trạng sơ cứu sau tai nạn: đa số BN được xử trí sau tai nạn, trong đó khâu vết thương chiếm 33,3%, có 27,1% BN không được xử trí gì sau tai nạn.
3.1.3 Thời gian chờ mổ và thời gian nằm viện
Bảng 3.3 Thời gian chờ mổ và thời gian nằm viện (n = 48)
Thời gian chờ mổ và thời gian nằm viện Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Thời gian chờ mổ ( từ khi chấn thương đến khi mổ)
X ± SD (Thấp nhất - cao nhất)
X ± SD (Thấp nhất - cao nhất)
- Thời gian chờ mổ trung bình là 7,79 ± 7,1 ngày, ngắn nhất là 1 ngày - dài nhất là 30 ngày Trong đó, bệnh nhân có thời gian chờ mổ từ 3 - 7 ngày là nhiều nhất ( 41,6%).
- Thời gian nằm viện: thời gian nằm viện trung bình là 14,10 ± 6,83 ngày, ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 38 ngày Trong đó, đa số BN có thời gian nằm viện từ 7 - 14 ngày (64,6%).
Bảng 3.4 Tổn thương phối hợp của đối tượng nghiên cứu (n = 48)
Loại tổn thương Số lượng
Các loại chấn thương phối hợp
- 54,2% BN có chấn thương phối hợp.
- Trong đó hay gặp nhất là chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ 35,4%, tiếp theo là chấn thương ngực và chấn thương chi đều chiếm tỷ lệ 16,7%.
Triệu chứng lâm sàng và X-quang của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5 Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 48)
Phân loại gãy liên tầng mặt n (%)
FUL FULM FUM ULM Tổng
Triệu chứng gãy xương hàm mặt
Gián đoạn và đau chói xương 10(100,0) 9(100,0) 2(100,0) 27(100,0) 48(100,0)
Gián đoạn và di lệch cung răng 10(100,0) 9(100,0) 2(100,0) 26(96,3) 47(97,9)
Xương di động bất thường 8(80,0) 9(100,0) 2(100,0) 24(88,9) 43(89,6)
Xuất huyết kết mạc, bầm tím 9(90,0) 9(100,0) 2(100,0) 25(92,6) 45(93,8)
Triệu mi mắt chứng Nhìn đôi 2(20,0) 1(11,1) 0 2(7,4) 5(10,4) liên quan
Hạn chế vận nhãn 1(10,0) 0 0 1(3,7) 2(4,2) đến hốc Di lệch nhãn cầu 1(10,0) 0 0 1(3,7) 2(4,2) mắt và nhãn cầu
Triệu chứng tổn thương lệ đạo 4(40,0) 4(44,4) 0 5(18,5) 13(27,1)
Triệu chứng Chảy máu mũi 8(80,0) 8(88,9) 2(100,0) 14(51,9) 32(66,7) liên quan đến Chảy máu miệng 3(30,0) 6(66,7) 2(100,0) 12(44,4) 23(47,9) mạch máu Chảy máu tai 1(10,0) 3(33,3) 1(50,0) 7(25,9) 12(25,0)
Phân loại gãy liên tầng mặt n (%)
FUL FULM FUM ULM Tổng
Triệu chứng liên quan đến khớp cắn và vận động hàm dưới
Giảm hoặc mất khứu giác 8(80,0) 9(100,0) 1(50,0) 12(44,4) 30(62,5)
Lung lay răng, khối xương ổ răng, tổn thương lợi
Vết thương phần mềm hàm mặt
- Triệu chứng gãy xương hàm mặt: 100% BN có gián đoạn và đau chói xương, biến dạng xương.
- Triệu chứng liên quan đến hốc mắt và nhãn cầu: triệu chứng gặp nhiều nhất là xuất huyết kết mạc và bầm tím mi mắt chiếm 93,8%.
- Triệu chứng liên quan đến mạch máu: đa số BN có chảy máu mũi (66,7%).
- Triệu chứng liên quan đến khớp cắn và vận động hàm dưới: đa số BN có triệu chứng há miệng hạn chế (95,8%) và sai khớp cắn (87,5%).
- Các triệu chứng khác: vết thương phần mềm hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất (81,2%).
3.2.2.1 Đặc điểm chung về X-quang của bệnh nhân
Bảng 3.6 Phân loại BN theo vị trí gãy tầng mặt (n= 48)
Vị trí gãy Số lượt gãy (N) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: 100% bệnh nhân có gãy tầng mặt giữa.
Biểu đồ 3.1 Phân loại gãy liên tầng
- Đa số BN gãy tầng mặt giữa - dưới (ULM) 56,2%, gãy tầng mặt trên - giữa (FUL) chiếm 20,8%.
-BN gãy tầng mặt trên - giữa trên - dưới (FUM) chiếm tỷ lệ thấp nhất: 4,2%.
Tầng mặt trên Tầng mặt giữa Tầng mặt dưới
Biểu đồ 3.2 Số đường gãy của các tầng mặt
- Số đường gãy TMG là nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 63,5% tổng số đường gãy.
3.2.2.2 Đặc điểm gãy xương tầng mặt dưới (xương hàm dưới)
Bảng 3.7 Đặc điểm gãy xương hàm dưới ở đối tượng nghiên cứu (n = 38) Đặc điểm chung Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Số đường gãy các vùng XHD( n= 62)
Tính chất gãy Gãy đơn giản 19 50
- Tỷ lệ BN gãy XHD 1 đường là cao nhất, chiếm 50% số BN gãy XHD.
- Cằm là vùng hay bị gãy nhất, chiếm 65,8% tổng số BN gãy XHD và chiếm 40,3% số đường gãy XHD.
- Mỏm vẹt là nơi ít gãy nhất, chiếm 7,9% số BN gãy XHD và chiếm 4,8% tổng số đường gãy XHD.
- Tỷ lệ BN gãy đơn giản và gãy phức tạp bằng nhau, cùng chiếm 50% số BN gãy XHD.
Phân loại gãy TMG Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tính chất gãy TMG Đơn giản 8 16,7
- Gãy khối bên là loại gãy hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 54,2% số BN gãy TMG.
- Đa số BN gãy TMG với tính chất phức tạp, chiếm tỷ lệ 83,3% tổng số
Bảng 3.9 Đặc điểm BN gãy tầng mặt giữa (n = 48)
Vị trí gãy tầng mặt giữa Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Gãy xương gò má – cung tiếp 44 91,7
- 100% số BN gãy liên tầng mặt có gãy XHT, trong đó 81,3% có gãy xoang hàm trên.
- Tỷ lệ BN gãy xương gò má- cung tiếp là 91,7%.
- Tỷ lệ BN gãy phức hợp MSOM không cao, chiếm 16,7% tổng số BN gãy TMG.
Phức hợp gò má – hàm trên 26 54,2
Tính chất gãy Đơn giản 15 31,3
- 20,8% các BN gãy liên tầng mặt có gãy Lefort II, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu gãy Lefort.
- Kiểu gãy hay gặp nhất là gãy phức hợp gò má- hàm trên, chiếm 54,2% số BN gãy liên tầng.
- 56,2% số BN gãy liên tầng có gãy XHT cả 2 bên.
- Tỷ lệ BN gãy XHT phức tạp là đa số, chiếm 68,7%. Đặc điểm chung Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Đường gãy
Tính chất gãy Đơn giản 17 38,6
- Đa số BN gãy xương GMCT là gãy 2 đường.
- Tỷ lệ BN gãy bên trái chiếm ưu thế hơn (43,2%).
- 61,4% số BN gãy GMCT có tính chất gãy phức tạp.
Kiểu gãy( theo phân loại của
Tính chất gãy Đơn giản 4 50,0
- Gãy MSOM loại I hay gặp nhất (50%).
- 50% số BN gãy MSOM có gãy cả 2 bên.
- Tính chất gãy như nhau với cả dạng gãy đơn giản và phức tạp.
3.2.2.4 Đặc điểm gãy xương tầng mặt trên
Bảng 3.13 Đặc điểm gãy tầng mặt trên của đối tượng nghiên cứu (n = 21) Đặc điểm chung Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Kiểu gãy Gãy xương trán 11 52,4
Gãy xương và xoang trán 10 47,6
Tính chất gãy Đơn giản 8 38,1
- 52,4% số BN gãy TMT có gãy xương trán đơn thuần; 47,6% số BN có gãy cả xương và xoang trán.
- 61,9% số BN gãy TMT là gãy phức tạp.
Điều trị chấn thương gãy liên tầng mặt
Bảng 3.14 Trình tự điều trị (n = 48)
Trình tự điều trị Tổng n (%)
Phân loại gãy liên tầng mặt n (%)
- Trình tự điều trị “Từ dưới lên trên” được áp dụng với đa số BN gãy liên tầng (81,2%).
- 18,8% số BN gãy liên tầng được áp dụng chiến thuật “Từ trên xuống dưới”.
Bảng 3.15 Khối vững chắc (nH)
Phân loại gãy liên tầng mặt n (%)
- Đa số khối vững chắc là xương hàm dưới ( 77,1%).
- Số BN cần dùng 3-5 đường mổ chiếm tỷ lệ cao nhất (56,2%).
- Số BN cần dùng trên 5 đường mổ chiếm tỷ lệ cao (41,7%).
Bảng 3.17 Các đường mổ trong điều trị gãy liên tầng mặt (n = 48) Đường mổ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Vết thương sẵn có 17 6,25 Đầu trong cung mày 9 3,31
Dưới bờ mi dưới 47 17,28 Đuôi cung mày 25 9,19
Ngoài miệng (can thiệp XHD) 21 7,72
Trong miệng (can thiệp XHD) 23 8,46
- Đường mổ dưới bờ mi dưới được dùng nhiều nhất, chiếm 17,28% tổng số đường mổ.
- Đường mổ chân tóc mai gặp ít nhất, chiếm 2,94% tổng số đường mổ.
Biểu đồ 3.3 Phương pháp cố định xương tầng mặt trên (n!)
- Tỷ lệ BN gãy TMT được nắn chỉnh kết xương và điều trị bảo tồn là tương đương nhau (lần lượt chiếm 52,4% và 47,6% tổng số BN gãy TMT).
Bảng 3.18 Phương pháp cố định xương tầng mặt giữa
Phương pháp cố định Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Xoang hàm (n9) Đặt sonde Folley 35 89,7
BN gãy gò má- cung tiếp được NCKX (56,8%) có nhỉnh hơn chút so với tỷ lệ
BN được can thiệp nắn chỉnh kín (43,2%).
- Đa số BN gãy XHT đều được can thiệp NCKX (81,3%).
- 89,7% số BN gãy xoang hàm được can thiệp bằng phẫu thuật đặt bóng sonde Folley.
- Tỷ lệ BN gãy MSOM điều trị phẫu thuật là đa số.
- Đa số BN gãy xương mũi được chỉ định can thiệp nắn chỉnh hoặc NCKX.
Bảng 3.19 Phương pháp cố định xương tầng mặt dưới (n = 62)
Vị trí gãy xương hàm dưới
Phương pháp cố định xương hàm dưới
- Đa số vị trí gãy XHD được phẫu thuật NCKX (75,8%).
Phương pháp và thời gian cố định 2 hàm
Kiểu gãy liên tầng mặt n (%) Tổng n (%) FUL n (%)
Thời gian cố định 2 hàm
- 12,5% số BN gãy liên tầng không cần cố định 2 hàm sau phẫu thuật.
- 61,9% số BN có cố định 2 hàm được cố định bằng cung Tiguersted.
- Thời gian cố định hàm trung bình là 28,14 ± 3,99 ngày.
Bảng 3.21 Kết quả điều trị gần theo các tiêu chí (n = 48)
- 79,2% BN có khớp cắn tốt khi ra viện.
- 95,8% BN có chức năng thần kinh tốt khi ra viện.
- 75% số BN có chức năng hô hấp tốt khi ra viện.
- 68,7% số BN có hình ảnh kết xương tốt trên hình ảnh X-quang ngay sau phẫu thuật.
- 85,4% số BN có vết mổ tốt khi ra viện.
- 100% BN có tình trạng khớp cắn, hô hấp, vận động hàm dưới đạt kết quả tốt sau phẫu thuật 6 tháng.
- Các tiêu chí thần kinh, X-quang đều thu được kết quả tốt cao hơn ngay khi ra viện.
- 72,9% BN có kết quả sẹo mổ tốt.
- Kết quả điều trị đạt tốt có sự cải thiện rõ rệt Ngay khi ra viện tỷ lệ tốt là 72,9%, sau 6 tháng tỷ lệ này là 89,6%.
- 6 tháng sau phẫu thuật không có BN nào có kết quả điều trị trung bình và kém. với phương pháp điều trị (n = 48)
Từ trên xuống dưới Từ dưới lên trên
- Tỷ lệ BN có kết quả điều trị tốt khi ra viện với phương pháp “Từ trên xuống dưới” là 66,7%, với phương pháp “Từ dưới lên trên” là 74,4%.
- Không có BN nào có kết quả điều trị trung bình hoặc kém ở cả hai phương pháp điều trị.
Bảng 3.25 Liên quan giữa kết quả điều trị chung sau 6 tháng với phương pháp điều trị (n = 48)
Từ trên xuống dưới Từ dưới lên trên
“Từ trên xuống dưới” là 77,8%, với phương pháp “Từ dưới lên trên” là 92,3%.
- Không có BN nào có kết quả điều trị trung bình hoặc kém ở cả hai phương pháp điều trị.
Bảng 3.26 Liên quan giữa phương pháp cố định hàm với kết quả điều trị (n = 48)
Phương pháp cố định Kết quả điều trị
- 88,5% số BN cố định liên hàm bằng cung Tiguersted đạt kết quả điều trị tốt.
- 92,3% số BN cố định liên hàm bằng nút Ivy đạt kết quả điều trị tốt.
- Tất cả 3 trường hợp cố định liên hàm bằng vít neo đều đạt kết quả điều trị tốt.
Các biến chứng, di chứng của bệnh nhân gãy liên tầng mặt
Bảng 3.27 Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ (n = 48)
Kiểu gãy liên tầng mặt n (%) Tổng n (%)
Không có biến chứng nhiễm trùng
- Sau điều trị phẫu thuật, 10,4% số BN bị nhiễm trùng vết mổ.
Mất cảm giác vùng trán 3(6,2) 2(20,0) 0 1(11,1) 0
Tê bì má – môi trên 11(22,9) 4(40,0) 4(14,8) 3(33,3) 0
Giảm hoặc tắc thở qua đường mũi 1(2,1) 0
Mất khứu giác hoàn toàn
Biến dạng xương gò má 3(6,2) 0 3(11,1) 0 0
Biến dạng ổ mắt – di lệch nhãn cầu 2(4,2) 1(10,0) 1(3,7) 0 0
- Một số di chứng về chức năng hay gặp sau phẫu thuật 1 tháng như: Tê bì má – môi trên (22,9%), Giảm khứu giác (14,6%), Mất cảm giác vùng trán (6,2%).
Bảng 3.29 Di chứng về chức năng và thẩm mỹ sau phẫu thuật 6 tháng (n = 48)
Kiểu gãy liên tầng mặt
Mất cảm giác vùng trán 2(4,2) 1(10,0) 0 1(11,1) 0
Tê bì má – môi trên 3(6,2) 2 (20,0) 1 (3,7) 0 0
Mất khứu giác hoàn toàn 2(4,2) 0 0 2 (22,2) 0
Biến dạng xương gò má 3(6,2) 0 3(11,1) 0 0
Biến dạng ổ mắt – di lệch nhãn cầu 2(4,2) 1 (10,0) 1 (3,7) 0 0
Nhận xét: cảm giác vùng trán (4,2%).
- Một số di chứng về thẩm mĩ có gặp như: Biến dạng trán (8,3%), Biến dạng xương gò má (6,2%), Biến dạng ổ mắt – di lệch nhãn cầu (4,2%), Biến dạng góc mắt (2,1%).
Bảng 3.30 Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật thì 2 (n = 48)
Phẫu thuật thì 2 Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
- 16,7% BN gãy liên tầng được phẫu thuật thì 2 sửa các di chứng mắc phải.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới bị chấn thương nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ BN nam chiếm đa số 97,9%, nữ chỉ chiếm 2,1%.
Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của một số tác giả khác, đều chỉ ra tỷ lệ nam giới bị chấn thương gãy liên tầng mặt nhiều hơn nữ giới. Nghiên cứu của Dương Ngọc Tuyển khi nghiên cứu 30 BN gãy kết hợp XHT- XHD thấy tỷ lệ gãy ở nam giới là 93,33%, nữ giới là 6,67%, tỷ lệ nam/nữ là 14/1[85] Chengzhong Lin khi nghiên cứu 227 BN gãy liên tầng mặt thấy 87,2% là nam, tỷ lệ nam/nữ là 6,8/1 [39] Nghiên cứu của Rongtao Yang
(2012) cho tỉ lệ nam/nữ là 8,7/1 [28] Ramanujam chỉ ra tỉ lệ nam/nữ là 15/1
[8] Abdelrahman nghiên cứu thấy tỉ lệ nam/nữ trong gãy liên tầng mặt là 24/1[88] Một số nghiên cứu khác cho kết quả tương tự [38], [89], [90] Nam giới thường bị tai nạn giao thông nói chung và chấn thương gãy liên tầng mặt nói riêng nhiều hơn nữ giới, đây là điều phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới [91] Điều này có thể được giải thích do nam giới lái xe nhiều hơn nữ giới, có thể vì yêu cầu công việc, vai trò trụ cột gia đình, truyền thống văn hóa, xã hội Một lý do khác, nam giới thường lái xe với tốc độ cao hơn nhưng mức độ thận trọng lại kém hơn so với nữ giới.
Về độ tuổi của BN trong nghiên cứu của chúng tôi: Tuổi trung bình là 31,79 ± 11,72; thấp nhất 16 tuổi và cao nhất 64 tuổi Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ BN nam chiếm đa số Đặc biệt, nhóm BN 19 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 75,0% Các nhóm tuổi khác không đáng kể: 40 - 60 tuổi, 6 - 18 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,4%, 8,3%, và 6,3%. lao động nhiều, tham gia nhiều hoạt động xã hội, tham gia giao thông nhiều, do đó tỷ lệ chấn thương cao nhất Nghiên cứu của Dương Ngọc Tuyển thấy lứa tuổi gặp chấn thương nhiều nhất là từ 19-39 tuổi có 21 BN chiếm 70% [85].
Tuổi trung bình trong nghiên cứu 227 BN gãy liên tầng của Chengzhong Lin là 36,2 ± 14,3 và nhóm tuổi hay gặp nhất là 19-39 tuổi (50,2% số BN trong nghiên cứu) [39] Trong nghiên cứu của Abdelrahman thì tuổi trung bình là 30 ± 12 [88] Thống kê của Rongtao Yang (2012) trong 107 BN chấn thương gãy liên tầng mặt thấy tuổi thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 64 tuổi và tuổi trung bình là 33 tuổi [28] Capelari cho rằng nhóm tuổi 21 - 40 bị ảnh hưởng nhiều nhất của loại gãy này [93] Nghiên cứu khác của Follmar, Abouchadi, Ramanujam, Lee DK, S Vukelic-Markovic, Tang, Dongmei He, John Spencer Daniels cho kết quả tương tự [8], [11], [12], [32], [36], [92],
Nhóm tuổi trung niên (40-60) là nhóm tuổi có sự ổn định về tâm lý, họ thường cẩn thận hơn, lái xe tốc độ chậm, có ít nhiều kinh nghiệm trong thao tác xử lý tình huống khi tham gia giao thông Nên mặc dù vẫn là lao động chính trong xã hội nhưng tỷ lệ chấn thương ở nhóm này không cao, chiếm 10,4% Tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 60 tuổi là 6,3%, nghiên cứu của Dongha Park thấy tỷ lệ này là 15% [96].
Như vậy gãy liên tầng mặt hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên,gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe - thẩm mĩ cũng như khả năng làm việc nếu như không được điều trị tốt. tai nạn giao thông với 45/48 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 93,7%, trong đó tai nạn xe máy chiếm 89,5% Các nguyên nhân khác không đáng kể: tai nạn lao động 4,2%, đánh nhau 2,1%.
Tỷ lệ này tương tự kết quả nghiên cứu của Dương Ngọc Tuyển (2020): nguyên nhân chấn thương do TNGT chiếm tỷ lệ 90% trong đó TN do xe máy chiếm tỷ lệ 86,67% [85] Daniels J S trong nghiên cứu của mình thấy 100% số BN bị gãy liên tầng mặt đều do tai nạn giao thông đường bộ gây ra [94] Ở nước ngoài một số nghiên cứu cũng chỉ ra tai nạn giao thông là nguyên nhân chính của chấn thương gãy liên tầng mặt [38], [97], tuy nhiên bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác: Nghiên cứu của Abdelrahman thấy TNGT đường bộ chiếm 78%, do ngã từ trên cao xuống là 12% [88] Theo Abouchadi TNGT đường bộ chiếm 71%, đánh nhau 16,7% [32] Theo M Capelari (2013) TNGT chiếm 42,97% [93] Nghiên cứu của Follmar (2007) cho thấy va chạm xe cơ giới chiếm 61,0%, đánh nhau 5 - 13%, súng bắn 4 - 11% [36]; Tang (2009) chỉ ra TNGT chiếm 45,6%, đánh nhau 23,5%, ngã 19,1% [11].
Sự khác biệt này được giải thích do phương tiện tham gia giao thông ở VN chủ yếu là xe máy với lưu lượng tham gia cao Hệ thống giao thông đang phát triển, ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông còn chưa tốt, dẫn đến dễ bị tai nạn nói chung và chấn thương gãy liên tầng mặt nói riêng. Tại một số nước phát triển, chủ yếu là các phương tiện công cộng và ô tô nên tỷ lệ TNGT thấp hơn.
Pháp luật Việt Nam quy định cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi có 60,4% BN sử dụng chất kích thích như bia, rượu… trước khi bị tai nạn Trương Nhựt Khuê nghiên cứu thấy có 60,74% BN có uống rượu bia trước khi chấn thương gãy XHD
[52] Tương tự, N.Vujcich và D.Gebauer (2018) cho thấy có 53% số case gãy đã góp phần làm tăng tỷ lệ chấn thương liên quan đến rượu Nghiên cứu này báo cáo rằng rượu có liên quan đến gãy xương mặt, có khả năng ảnh hưởng cao đối với giới tính, nhóm tuổi của bệnh nhân và vị trí gãy xương [98].
Những kết quả trên nói lên rằng ý thức chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông của nhiều người dân còn thấp Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, đánh nhau… và dẫn đến chấn thương gãy liên tầng mặt.
* Biện pháp xử trí ở tuyến trước:
Sơ cứu sau tai nạn là công việc quan trọng trong quá trình điều trị chấn thương của bệnh nhân Các biện pháp sơ cứu ở các cơ sở y tế tuyến trước phụ thuộc tình trạng bệnh nhân khi đến cơ sở y tế và trình độ của các cơ sở đó.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy có 33,3% BN được xử trí ban đầu ở tuyến trước, trong đó chủ yếu là khâu cầm máu các vết thương, băng ép cầm máu (16,7%) Chấn thương vùng mặt thường gây ra các vết thương phần mềm, do vậy số BN được khâu cầm máu như trên là thấp 22,9% số BN được xử trí bằng các biện pháp khác như đặt ống nội khí quản, mở khí quản… Đây là các bệnh nhân nặng có nhiều thương tổn phối hợp nguy hiểm đến tính mạng, cần các biện pháp xử trí tích cực Có 27,1% số BN không được xử trí gì sau tai nạn Đây là những trường hợp bị tai nạn trong khu vực gần viện, sau khi xảy ra tai nạn được đưa ngay tới bệnh viện khám và xử trí.
Thời gian chờ mổ trung bình là 7,79 ± 7,1 ngày, ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 30 ngày Trong đó, bệnh nhân có thời gian chờ mổ từ 3 - 7 ngày là41,6%, từ 1 - 2 ngày là 10,4% Các trường hợp chờ mổ trong 24h đầu sau chấn thương chiếm tỷ lệ 10,4%; chờ mổ trên 14 ngày chiếm 18,8%. rằng BN nên đươc điều trị ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau chấn thương, khi các triệu chứng lâm sàng như sưng nề, tụ máu giảm Trong trường hợp
BN có chấn thương sọ não, quyết định can thiệp phẫu thuật vùng hàm mặt dựa trên tình trạng thần kinh và tiên lượng trên lâm sàng [92].
Ramanujam và cộng sự (2013) cho biết tất cả BN nếu không có chấn thương sọ não đều được can thiệp phẫu thuật trong vòng 72h sau khi vào viện
[8] Theo Justin Pisano, thời gian phẫu thuật có vai trò quan trọng trong việc điều trị thành công, phục hồi các mô mềm tổn thương vì sẹo có thể làm biến dạng mô mềm vĩnh viễn [23] M Capelari trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra điều tương tự [93] Follmar có phân tích cụ thể hơn Với nhóm BN không có tổn thương phối hợp kèm theo, thời gian trung bình từ khi vào viện đến khi phẫu thuật là 2,1 ± 2,7 ngày Với nhóm có tổn thương kèm theo là 2,9 ± 2,3 ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Ông và cộng sự ủng hộ việc sửa chữa xương càng sớm càng tốt để giảm thiểu sự co rút mô mềm [36]. Bất cứ khi nào có thể, chấn thương hàm mặt nên được điều trị sớm, nhất là trong mấy ngày đầu sau chấn thương Tuy nhiên, chấn thương hàm mặt nghiêm trọng thường xảy ra kèm theo các tổn thương phối hợp ở các cơ quan khác, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nên phải được xử trí trước Việc điều trị chấn thương hàm mặt có thể trì hoãn đến 2 tuần sau chấn thương nhưng việc này không được khuyến khích vì theo thời gian tổ chức phần mềm bị tổn thương sẽ co kéo nhiều, kém mềm mại, tổ chức da - phần mềm sẽ khó sửa chữa, tái tạo hơn… việc điều trị khó mà đạt kết quả cao [25] Tại Bệnh viện TƯ Quân đội 108, các tổn thương xương hàm mặt được điều trị sau khi tổn thương ở cơ quan khác đã được điều trị ổn định.
Triệu chứng lâm sàng và X-quang gãy liên tầng mặt
4.2.1 Triệu chứng lâm sàng gãy xương hàm mặt Đặc điểm lâm sàng gãy liên tầng mặt điển hình chính là các đặc điểm lâm sàng biểu hiện khi gãy kết hợp các xương thuộc 3 tầng mặt Chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu về các nhóm triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân nghiên cứu và thấy rằng các triệu chứng này phù hợp với y văn, cũng tương tự kết quả của một số nghiên cứu khác [7], [54], [56].
Hình 4.1: Bệnh nhân gãy liên tầng mặt (Trích tư liệu nghiên cứu BN Nguyễn Tuấn A- Số HS: 20110042)
* Triệu chứng gãy xương hàm mặt:
Triệu chứng gãy xương hàm mặt thường gặp là sưng nề, tụ máu, gián đoạn và đau chói, gián đoạn và di lệch cung răng, di động bất thường cung răng, biến dạng xương, dấu hiệu di động bất thường, tràn khí dưới da… Đây là những triệu chứng điển hình và quan trọng giúp chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị [55], [56]. đầu sau chấn thương và thường tập trung ở vùng nhiều tổ chức liên kết lỏng lẻo Tuỳ thuộc vào cường độ lực tác động, vị trí tổn thương, cơ địa BN mà mỗi BN sẽ có mức độ sưng nề khác nhau.
Thâm tím, tụ máu là những trường hợp tổn thương mạch máu nhỏ dưới da, gây xuất huyết mô mềm, gây thâm tím da Khi xuất huyết nhiều sẽ tạo thành các khối máu tụ dưới da (hematoma) Trong CTHM thường thấy thâm tím ở mi mắt, có thể xảy ra ở mi dưới, mi trên hoặc cả hai Trên lâm sàng, biểu hiện khối máu tụ là những khối sưng khu trú, mềm, ranh giới rõ Nghiên cứu của chúng tôi thấy có 97,9% BN có triệu chứng thâm tím, tụ máu Chỉ có 1 BN gãy liên tầng mặt kiểu ULM đến viện sau một thời gian dài bị chấn thương đã điều trị ở tuyến trước, khi khám tiếp nhận chúng tôi không còn thấy các biểu hiện sưng nề, thâm tím tụ máu.
Hầu hết mọi trường hợp CTHM đều gây đau Đau chói khi sờ nắn là dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán gãy xương giai đoạn sớm Trường hợp gãy xương có di lệch có thể sờ thấy gián đoạn bậc thang ở bờ xương Tất cả BN trong nghiên cứu này đều có dấu hiệu gián đoạn và đau chói xương. Đồng thời 100% BN trong nghiên cứu này có triệu chứng biến dạng xương Triệu chứng này gặp khi gãy xương di lệch nhiều, là dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán gãy xương Theo nghiên cứu của Abouchadi (2018): 100%
BN có biến dạng xương [32] Theo Dongmei He (2007): 100% biến dạng xương [12] Như vậy có thể thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên là phù hợp với y văn.
Khi gãy xương sẽ dẫn đến sự di động bất thường của xương ở hai bên đường gãy Ở những vị trí có thể khám được bằng thao tác lắc, ta có thể phát hiện sự di động không đồng bộ này Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 43
BN (89,6%) có triệu chứng này 5 trường hợp khám không thấy dấu hiệu di động thời gian dài bị chấn thương, xương gãy đã có hiện tượng can xương nên ở các BN này không thấy có triệu chứng xương di động bất thường là dễ hiểu. Gián đoạn và di lệch cung răng là dấu hiệu dễ thấy nhất và rất có ý nghĩa trong chẩn đoán những trường hợp đường gãy đi qua cung răng Nghiên cứu của chúng tôi thấy có 97,9% BN có gãy XHT hoặc XHD.
* Triệu chứng liên quan đến hốc mắt và nhãn cầu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng gặp nhiều nhất là xuất huyết kết mạc và bầm tím mi mắt chiếm 93,8% Khi có triệu chứng tụ máu kết mạc, có thể nghĩ đến thành ổ mắt bị tổn thương Có thể tụ máu một phần hay toàn bộ kết mạc Khi có tụ máu toàn bộ kết mạc + thâm tím mi mắt hai bên là dấu hiệu gặp trong gãy Lefort III (Dấu hiệu đeo kính râm).
27,1% số BN trong nghiên cứu này có tổn thương lệ đạo, hay gặp nhất ở nhóm BN gãy liên tầng kiểu FULM Triệu chứng gặp chủ yếu là dấu hiệu tràn nước mắt sống Trong chấn thương gãy liên tầng mặt, gãy TMG sẽ gây phù nề phần mềm quanh mắt, di lệch mảnh trung tâm, rối loạn bài tiết nước mắt có thể gây tắc lệ đạo, dẫn đến dấu hiệu tràn nước mắt sống [43].
Các triệu chứng khác gồm có: nhìn đôi, giảm - mất thị lực 10,4% và hạn chế vận nhãn, di lệch nhãn cầu 4,2% Kết quả của chúng tôi thu được tương tự ghi chép theo y văn và một số nghiên cứu khác, đều chỉ ra, nhóm triệu chứng liên quan đến hốc mắt và nhãn cầu có thể gặp ở BN chấn thương gãy liên tầng hàm mặt là: thâm tím mi mắt, tụ máu kết mac, nhìn đôi, hạn chế vận nhãn, di lệch nhãn cầu, giảm hoặc mất thị lực, giãn đồng tử…
* Triệu chứng liên quan đến mạch máu:
Mạch máu có thể bị tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do gãy xương.Chảy máu là dấu hiệu chính của tổn thương mạch máu Trong CTHM, thường gặp nhất là chảy máu mũi và chảy máu miệng Chảy máu mũi là triệu chứng thường gặp nhất trong CTHM Hầu hết các BN có gãy xương TMG đều có chảy máu mũi ở các mức độ khác nhau. máu tai là 25,0% 100% BN gãy kiểu FUM có chảy máu mũi- miệng, 50% số
BN này có chảy máu tai.
* Triệu chứng liên quan đến khớp cắn và vận động hàm dưới:
Sai khớp cắn hay gặp trong gãy liên tầng mặt Đây là hiện tượng mất tương quan bình thường giữa hai hàm ở tư thế lồng múi tối đa do sự di lệch của xương gãy.
Trong CTHM, nguyên nhân tại chỗ của há miệng hạn chế có thể do tổn thương khớp thái dương hàm, tổn thương các cơ nhai hoặc do cản trở cơ học gây ra do cung gò má gãy kiểu nhát rìu chèn vào mỏm vẹt trong vận động há miệng. Đa số BN trong nghiên cứu của chúng tôi có triệu chứng há miệng hạn chế (95,8%) và sai khớp cắn (87,5%) Theo bảng 3.5, hầu hết các kiểu gãy liên tầng mặt mà có liên quan đến XHD (FULM, FUM, ULM) đều có các triệu chứng này Đây là những triệu chứng phù hợp với y văn và một số nghiên cứu khác Theo nghiên cứu của A Abouchadi (2018): 36 BN (75%) sai khớp cắn, 26 BN hạn chế há miệng