Trong suốt quá trình lịch sử phát triển, các triều đại phong kiến ViệtNam đều đã sớm có ý thức xây dựng, tạo lập một nền văn hóa đa dạng, mang đậmnhững đặc trưng riêng biệt và được coi n
Trang 1BỘ GIÁO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2
Ký tên
Ths Lê Quang Chung
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống kéo dài suốt hàngnghìn năm nay Trong suốt quá trình lịch sử phát triển, các triều đại phong kiến ViệtNam đều đã sớm có ý thức xây dựng, tạo lập một nền văn hóa đa dạng, mang đậmnhững đặc trưng riêng biệt và được coi như một nguồn sức mạnh mềm để bảo vệ vàphát triển đất nước Hơn 400 năm tiếp xúc và giao thoa giữa nền văn hóa Việt Nam vớiphương Tây dưới nhiều hình thức, nhưng văn hóa Việt Nam vừa giữ được bản sắc dântộc của mình vừa hiện đại hóa, kế thừa và chắt lọc liên tục Bên cạnh đó, Việt Nam làmột quốc gia có 54 dân tộc, mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắcriêng
Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cũng đãnêu rõ: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồngcác dân tộc Việt Nam Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị vàsắc thái văn hóa riêng Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nềnvăn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng
và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”[6]
Vì vậy, để hiểu rõ các nội dung về sự thống nhất mà đa dạng của bản sắc dân tộctrong xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã chọn đề
tài: “Tính thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam” làm đề tài tiểu luận
kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình làm bài tiểu luận nhóm đã có cơ hội nghiên cứu về sự hình thành
và phát triển của văn hóa Việt Nam Qua đó, phân tích tính thống nhất và đa dạng củanền văn hóa Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp để giữ gìn tính thống nhất mà đadạng của nền văn hóa Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thành những mục tiêu nêu trên, tiểu luận phải thực hiện cácnhiệm vụ cụ thể sau:
- Nêu được khái quát về quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam
Trang 6- Làm rõ được tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
- Nghiên cứu về thực trạng, công tác giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền vănhóa Việt Nam từ đó đưa ra những đề xuất để góp phần hạn chế những tiêu cực và nângcao những mặt tích cực đã làm được
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu tính thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam Bêncạnh đó, đề tài còn nghiên cứu về những giải pháp nhằm giữ gìn tính thống nhất mà đadạng của nền văn hóa nước nhà
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm tác giả đã áp dụng các phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể là phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương phápkết hợp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận khái quát một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát triển củanền văn hóa Việt Nam và sau đó phân tích tính thống nhất mà đa dạng dựa trên nhữngđiểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam
Tiểu luận sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho những đọc giả quan tâm đếnnghiên cứu lĩnh vực văn hóa Việt Nam hoặc tìm hiểu sơ lược về nền văn hóa ViệtNam, đặc biệt là về tính thống nhất mà đa dạng của nó
6 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo tiểu luận gồm có 3 chương:Chương 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt NamChương 2: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
Chương 3: Giải pháp giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
Trang 7Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 1.1 Sự hình thành của nền văn hóa Việt Nam
• Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành của nền văn hóa Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nhiều vùng đồngbằng màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa gió rõ rệt
là cơ sở thuận lợi để phát triển nền văn minh công nghiệp lúa nước Bao quanh hướngĐông và Nam là bờ biển khoảng hơn 2000km, Tây và Bắc thì bị chắn bởi núi rừng do
đó hệ thống động vật cũng như tập quán canh tác dân tộc khá đặc thù Đường biên giớidài, giáp với Campuchia, Trung Quốc, Lào tạo nên giao điểm của các nền văn hóa và
sự di dân góp phần làm nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam Việt Nam nằmtrong hệ sinh thái phồn tạp, hai tính trội truyền thống của văn hóa Việt Nam là sôngnước và thực vật là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa, con người ViệtNam
• Sự ảnh hưởng của điều kiện lịch sử và xã hội đối với sự hình thành của nền văn hóaViệt Nam
Văn hóa tại khu vực Đông Nam Á được hình thành từ thời tiền sử cách đâykhoảng 18.000 năm Văn hóa Việt Nam đã được định hình từ khi hình thành nhà nước
sơ khai đầu tiên của Việt Nam cụ thể là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng
Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm, đồngthời có sự giao lưu và tiếp xúc với hai nền văn hóa lớn là nền văn hóa phương Đôngnhư Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa phương Tây như Pháp Nền văn hóa Việt Namcũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo
Nông dân giữ vị trí chủ đạo trong các thành phần xã hội ở Việt Nam, trong các tổchức xã hội ở Việt Nam thì làng là đơn vị cộng đồng nền tảng, nền văn hóa làng đượcxem như hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa đất nước
• Sự ảnh hưởng của chủ thể văn hóa Việt Nam đối với sự hình thành của nền văn hóaViệt Nam
Chủ thể văn hóa Việt Nam được hiểu cơ bản chính là những tộc người đã và đangsinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Hiện nay đất nước Việt Nam bao gồm 54 dân tộc
Trang 8Các dân tộc bản địa đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từnhững nguồn gốc và ngôn ngữ khác nhau Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc
đa tộc người và đa văn hóa
1.2 Các giai đoạn phát triển chính của nền văn hóa Việt Nam
• Lớp văn hóa bản địa: giai đoạn bản địa của văn hóa Việt Nam có thể tính từ khi conngười có mặt trên lãnh thổ Việt Nam đến thế kỉ I TCN Giai đoạn bản địa chia làm haithời kỳ chính là thời tiền sử và thời sơ sử
- Văn hóa Việt Nam thời tiền sử được chia thành 3 thời đại chính là thời đại đá
cũ, thời đại đá giữa và thời đại đá mới
Thành tựu lớn nhất của giai đoạn tiền sử là sự hình thành của nền nông nghiệplúa nước Trong giai đoạn này, con người đã có thể chế tác đá hoàn thiện và đạt tớiđỉnh cao Con người đã bắt đầu sống theo làng định cư lâu dài Việc sống định cư cũngnảy sinh nghề trồng trọt và thuần dưỡng động vật Con người ở giai đoạn này đã biếtsản xuất gốm, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong đời sống con người.Những dấu vết nghệ thuật như vết khắc hình cá, hình thú… cho thấy sự phát triển tưduy của con người trong giai đoạn này Nông lịch sơ khai có thể đã bắt đầu được hìnhthành thể hiện qua việc hoa văn, kí hiệu hình tròn cho mặt trời… được vẽ trên gốm.Thời kì này cũng đã xuất hiện tín ngưỡng nguyên thuỷ như mưa, gió, mặt trời
- Văn hóa Việt Nam thời sơ sử: tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn(miền Bắc); Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam)
Nổi bật trong giai đoạn này ở Đông Sơn, các nền văn hóa bộ lạc dần hòa chungthành một nền văn hóa thống nhất hình thành nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầutiên Trong giai đoạn này, kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt, chế tác đồ đá đã đạt tới đỉnh cao,điêu luyện Nghề nông nghiệp lúa nước phát triển kéo theo sự phát triển của các nông
cụ và chăn nuôi Ở nền văn hóa Đồng Nai còn xuất hiện nghề trồng lúa cạn Nhữngnghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với việc trồng lúa nước như thờ mặt trời,thờ thần Nông, hội cầu nước… Các loại nhạc cụ ngày càng đa dạng như trống đồng,đàn đá… Ở giai đoạn cuối của nền văn hóa Sa Huỳnh nghề buôn bán bằng đường biểnkhá phát triển Ba phức hệ văn hoá đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn; ứngvới ba quốc gia cổ: Văn Lang - Âu Lạc; Sa Huỳnh - Chămpa; Phù Nam
• Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Trang 9- Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên
Văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc suy tàn Giai cấpthống trị Hán tiến hành áp đặt thể chế thống trị, phong tục tập quán, truyền bá các họcthuyết Nho, Lão - Trang nhằm đồng hóa Việt Nam Dưới ách thống trị của nước ngoàiViệt Nam vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát triển những bản sắc văn hóa dân tộc vốn có.Tiếp thu ảnh hưởng Hán ngữ đã tạo thành một lớp từ mới sau này gọi là từ Hán - Việt.Văn hóa Chămpa: Bao trùm Chămpa là sự hỗn dung của các tôn giáo và giáophái Ấn Độ Chămpa tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ như chữ viết, kiến trúc,điêu khắc, âm nhạc…
Văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam: Địa bàn sinh sống của cư dân Óc Eorất rộng lớn, kiến trúc nhà cửa, đô thị phong phú Theo tín ngưỡng đa thần chịu ảnhhưởng của cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo Nghề thủ công và nghề buôn bán phát triển,
sử dụng tiền vàng, đồng, thiếc để trao đổi
- Văn hóa Việt Nam thời tự chủ: bắt đầu từ thời Ngô Quyền đến hết nhà TâySơn
Ngô Quyền chấm dứt 10 thế kỉ Bắc thuộc, khôi phục lại nền độc lập và chủquyền lãnh thổ Lấy Phật giáo làm quốc giáo Đến thời Lý, các công trình kiến trúc,các nghề thủ công, nghề gốm phát triển rất mạnh Thời Lý - Trần nổi trội với sự dung
hòa tam giáo (Nho - Phật - Đạo) hay còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên Nền
văn hóa bác học như luật pháp, sử học, y dược học, thiên văn, lịch pháp, binh pháp…
ra đời Nền văn học chữ viết xuất hiện từ hai nguồn Phật giáo và Nho giáo với hai hìnhthức là chữ Nôm và chữ Hán Các ngành nghệ thuật phát triển mạnh vào thời Lê Đêđiều và các công trình thủy lợi cũng được chú trọng hơn Vào thời Nguyễn, nghệ thuậttạc tượng ngày càng tinh xảo, các công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng như kinhthành, lăng tẩm… Một tôn giáo mới được du nhập vào đó là Kitô giáo Chữ Quốc ngữcũng dần xuất hiện Sự xuất hiện của chữ viết đã nâng nền văn hóa Việt Nam lên mộtbước mới
• Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
- Văn hóa Việt Nam từ năm 1858 đến 1945
Người Pháp thấy chữ Quốc ngữ là công cụ thuận lợi để cai trị và đồng hóa vì vậyhọc đã cho dạy chữ Quốc ngữ trong trường học Chữ Quốc ngữ cũng từ đó mà được
Trang 10truyền bá rộng hơn Nền văn hóa phương Tây đã tác động nhiều lên nền văn hóa ViệtNam lúc bấy giờ giúp cho văn hóa Việt dần trở nên hiện đại Tư tưởng dân chủ tư sản,
tư tưởng Mác - Lênin và các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được tiếp thu và phổbiến rộng rãi Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặtlớn trong lịch sử cách mạng Vì để khai thác thuộc địa, Pháp đã triển khai phát triển đôthị, công nghiệp và giao thông Thực dân Pháp cần tuyên truyền cho chính quyềnthuộc địa do vậy báo chí đã được ra đời Văn hóa xã hội tinh thần giai đoạn nàychuyển biến theo hướng Âu hóa trên nhiều lĩnh vực nhưng người Việt Nam vẫn bảotồn được những nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Năm 1943, Đảng cộng sảnĐông Dương đã đưa ra Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam, bản đề cương này
có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa dân chủ mới
- Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay
Xã hội Việt Nam đã có sự thay đổi toàn diện: Cách mạng tháng Tám đối với vănhóa đã tạo ra một tác động lớn là tạo ra một xã hội những người từ thân phận áp bức,
nô lệ đã đứng lên làm chủ cuộc đời bản thân và xây dựng nên xã hội của mình Nềncông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đã phát triển nhanh hơn rất nhiều Thờiđại này dân trí cũng được nâng cao, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của chính quyềnnhân dân
Sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hóa: Vận dụng tư tưởng Mác - LêninĐảng đã có quan điểm, phương pháp lãnh đạo đúng đắn về văn hóa Năm 1943, Đềcương văn hóa Việt Nam đã được công bố
Sự phát triển của văn hóa: Văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển chuyênnghiệp Những giá trị văn hóa truyền thống cũng được kế thừa và nâng cao Sự giaolưu văn hóa của Việt Nam ngày càng mở rộng
Trang 11Chương 2 NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT MÀ
ĐA DẠNG 2.1 Nền văn hóa Việt Nam có tính thống nhất
• Nền văn hóa Việt Nam là kết tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc anh em
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và cónền văn hóa giữ vai trò chủ đạo 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có nhữnggiá trị và sắc thái vǎn hóa riêng nhưng bổ sung cho nhau, làm phong phú nền vǎn hóaViệt Nền văn hóa đa dân tộc đã tạo nhiều tiềm năng, phát huy sức mạnh văn hóa củaquốc gia trong các quan hệ quốc tế, gia tăng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa cácdân tộc
Văn hóa Việt vận động trong tiến trình lịch sử đã thể hiện rất rõ tính thống nhấtcủa một nền văn hóa quốc gia - dân tộc Cho dù nhiều tộc người thiên di vào lãnh thổViệt ở những thời điểm lịch sử khác nhau, có tộc người đến sớm từ hàng nghìn năm,
có tộc người mới du nhập vài trăm năm nhưng khi đã chọn đất Việt làm nơi sinh sốngthì các tộc người đều chung một ký ức cội nguồn tổ tiên, là đồng bào của nhau, thừanhận quốc gia - dân tộc phải có lãnh thổ rõ ràng, có người đứng đầu đại diện cho nhândân quản lý đất nước Thống nhất quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca của đấtnước Thống nhất phép tắc của nhà nước, lấy tiếng nói người Kinh làm ngôn ngữ phổthông trong giao tiếp, quy định chữ viết quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử Thống nhất
hệ tư tưởng và thể chế quản lý xã hội, hành vi con người cùng xây dựng và bảo vệ Tổquốc
Mỗi dân tộc cư trú ở Việt Nam đều gắn bó số phận của mình với lịch sử chungcủa các dân tộc trong nước Đứng trước những thử thách sống còn, thiên tai, địch hoạxảy ra với đất nước, càng làm các dân tộc xích lại gần nhau hơn, đoàn kết để chốngchọi, tồn tại và phát triển Trải qua quá trình đó, các dân tộc coi nhau như anh em mộtnhà, chung đúc một truyền thống đoàn kết bền vững, cùng nhau xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Xứng đáng với lời Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểusố: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na vàcác dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng tasống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau Sông có thể cạn, núi có thể
Trang 12mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt Chúng ta quyết gópchung lực lượng lại để giữ vững quyền tự chủ của chúng ta” [4, tr.85-86].
• Các dân tộc Việt Nam bình đẳng phát triển văn hóa
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, văn hóa truyền thống của đồng bào cácdân tộc thiểu số luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng, thống nhất trong nền vănhóa Việt Nam Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc làchủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam, coi đó là cội nguồn sức mạnh đại đoànkết dân tộc và phát triển bền vững đất nước
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc, nên việc thực hiện tốtvấn đề bình đẳng giữa các dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng; đồng thời, còn lànhân tố đảm bảo cho xã hội Việt Nam luôn ổn định và phát triển Quyền bình đẳnggiữa các dân tộc ở Việt Nam đã được thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng các dântộc Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hộiChủ Nghĩa Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay
Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong nhữngnăm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao Nhiều nét vănhóa của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển và được công nhận là di sản vănhóa thế giới như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa MỹSơn”, “Cao nguyên đá Đồng Văn” Đến nay, hơn 90% hộ gia đình vùng đồng bào dântộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và trên 80% số hộ được xem truyềnhình Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 thứ tiếng Dântộc được phát sóng mở rộng tới các bản làng xa xôi Bên cạnh đó, công tác giáo dục vàđào tạo, nâng cao dân trí ở vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống cũng đượcquan tâm đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Hệ thống các trườngtrung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề; các loại hình trường nội trú, bántrú, dự bị đại học dân tộc tại vùng có đông dân tộc thiểu số đều được đầu tư xây dựng
Từ năm 2012, 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cậptrung học cơ sở, 95% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường
Bên cạnh việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, hệ thống tiếng nói, chữviết của các dân tộc thiểu số cũng là vấn đề được ưu tiên trong chính sách giáo dục củaNhà nước Việt Nam Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác với UNICEF