1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.

104 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
Tác giả Trịnh Thị Việt Hà
Người hướng dẫn TS Lê Văn Chính
Trường học Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 760,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công từ vốn Ngân sách Nhà nước (13)
    • 1.1.1 Đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với phát triền kinh tế - xã hội (13)
    • 1.1.2 Quản lý đầu tư công từ vốn Ngân sách Nhà nước (16)
    • 1.1.3 Vai trò và đặc điểm của đầu tư công từ vốn NSNN (23)
    • 1.1.4 Nội dung quản lý vốn đầu tư công từ vốn NSNN cấp tỉnh (25)
    • 1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư công từ nguồn NSNN (33)
  • 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư công bằng ngân sách nhà nước (35)
    • 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (35)
    • 1.2.2 Những bài học rút ra có thể áp dụng cho quá trình quản lý vốn đầu tư công tại (0)
  • 1.3 Các công trình công bố có liên quan đến đề tài (43)
    • 1.3.1 Công trình công bố có liên quan đến đề tài trong nước (43)
    • 1.3.2 Công trình công bố có liên quan đến đề tài nước ngoài (44)
  • 2.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (47)
    • 2.1.1 Sự hình thành và phát triển (47)
    • 2.1.2 Mô hình quản lý (48)
    • 2.1.3 Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý các (54)
  • 2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (57)
    • 2.2.1 Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư (57)
    • 2.2.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư (59)
    • 2.2.3 Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (61)
    • 2.2.4 Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu (0)
    • 2.2.5 Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN (63)
    • 2.2.6 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (64)
    • 2.2.7 Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN (67)
    • 2.2.8 Thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN (69)
  • 2.3 Nhận xét đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (71)
    • 2.3.1 Những kết quả đạt được (71)
    • 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (73)
  • 3.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 (80)
  • 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (81)
    • 3.2.1 Nâng cao n ă ng l ự c chuyên môn, nh ậ n th ứ c của cán bộ (81)
    • 3.2.2 Nâng cao chất lượng của quy hoạch (82)
    • 3.2.3 Lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các hạng mục trong xây dựng cơ bản ........ 80 3.2.4 Tăng cường hiệu quả của việc triển khai các hạng mục trong xây dựng cơ (0)
  • Kết luận (46)

Nội dung

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới.

Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công từ vốn Ngân sách Nhà nước

Đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với phát triền kinh tế - xã hội

a Khái niệm đầu tư Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội Đầu tư có đặc điểm cơ bản là có sử dụng vốn,có sinh lợi và có mạo hiểm Theo kinh tế học vĩ mô thì đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cường sức sản xuất trong tương lai Có nghĩa đầu tư là việc bỏ tư bản, bỏ vốn vào hoạt động nào đó để đạt được mục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư [1].

Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư Các nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lí, khoa học kĩ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. b Khái niệm đầu tư công

Khái niệm về đầu tư công vẫn là một vấn đề gây tranh luận không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới Các tổ chức quốc tế là Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) và Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng, đầu tư công là khoản chi tiêu công (hoặc chi xây dựng cơ bản trong chi tiêu công) nhằm làm tăng tích lũy vốn vật chất.

Theo World Bank, “Đầu tư công là khoản chi tiêu công giúp làm tăng thêm tích lũy vốn vật chất Tổng đầu tư công bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất do chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các công ty thuộc khu vực công thực hiện” [1] Trong khi đó, OECD cho rằng đầu tư công được định nghĩa và đo lường khác nhau giữa các nước, nhưng nhìn chung muốn nói đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất (đường giao thông, tòa nhà chính phủ, ) và cơ sở hạ tầng mềm (ví dụ như hỗ trợ cho đổi mới, nghiên cứu và phát triển, ) với thời gian sử dụng hữu ích kéo dài trên một năm Do vậy, OECD cho rằng thành phần chủ yếu của đầu tư công là tổng tích lũy vốn cố định.

Theo Luật Đầu tư công, Luật số 4 /2014/QH13 “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội."

" Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư."

Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm:

- Một là: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

-Hai là: Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Ba là: Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Bốn là: Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.

Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư

Cách hiểu này là phổ biến, được luật hóa và đã phản ánh được đúng bản chất của đầu tư công và thể hiện được đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư của nhà nước hiện nay.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm đầu tư công được được lấy theo Luật Đầu tư Công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.1.2 Vai trò của đầu tư công đối với phát triền kinh tế - xã hội Ở Việt Nam đầu tư công chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng mức đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, định hướng mục tiêu của loại đầu tư này thường là chủ đề gây tranh cãi Từ năm 1 5 đến nay, đầu tư công có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Việt Nam được coi là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất trên thế giới và đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, cao hơn hẳn FDI và đầu tư tư nhân Thật vậy, từ năm 1 5 đến nay, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư luôn luôn ở mức trên 3 % Do đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tổng mức đầu tư Tuy vậy, từ mức đỉnh điểm 5 ,8% năm 2001, tỷ trọng đầu tư công đã đi theo xu hướng giảm dần cho đến năm 2008 và đứng ở mức 3 , % trong năm 2018 Xu hướng sụt giảm này bắt đầu từ năm 2011 là do sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư ngoài nhà nước Hơn nữa, chính phủ có chủ trương giảm tỷ trọng đầu tư công nhằm khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn vốn trong nền kinh tế Năm 2014, tỷ trọng đầu tư tư nhân đã gần như đạt mức tương đương với đầu tư công [2]. Ở Việt Nam, số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư công đang có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn 2005-2010, từ mức 47,1% năm 2005 xuống còn 38,1% năm 2010; sau đó nhích lên chút ít trong các năm 2012 đến 2014, giảm còn 38% năm

2015 và dừng ở mức 37,6% năm 2016. Đáng chú ý, mức tăng đầu tư công hàng năm khá cao, giai đoạn 2005-2016 chỉ có 3 năm giảm nhẹ, còn lại đều tăng, có năm tăng tới 22,6% (200 ); Giá trị tuyệt đối cũng tăng đều qua các năm, từ mức 161,6 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 316,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 557,5 nghìn tỷ đồng năm 2016.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, khoảng 50% là trực tiếp từ ngân sách nhà nước, trên 30% là vốn vay, còn lại 20% là vốn của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác Vốn đầu tư từ Trung ương có xu hướng giảm dần, trong khi từ ngân sách địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) có xu hướng tăng lên và bình quân thời kỳ 2005-2016, vốn đầu của Trung ương là 51,4%, địa phương là 48,6%, chênh lệch không đáng kể, phản ánh sự phân cấp mạnh mẽ của cơ chế đầu tư công thời gian qua.

Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm cả hạ tầng cứng (đường giao thông, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước, điện, viễn thông…), lẫn hạ tầng mềm (y tế, giáo dục…) Tổng cộng các lĩnh vực này năm 2016 chiếm khoảng 53,6% tổng đầu tư công; trong đó, lĩnh vực vận tải, kho bãi lớn nhất (21,3%) và lĩnh vực điện, nước xếp thứ hai (14,4%) Kết quả, nhiều công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng (nhất là trong giao thông, cấp điện…) được triển khai, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng nâng lên đáng kể.

Quản lý đầu tư công từ vốn Ngân sách Nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm quản lý đầu tư công

Quản lý đầu tư công là quá trình quản lý từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dự án, lập kế hoạch đầu tư, xác định danh mục chương trình, dự án đầu tư, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các chương trình, dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công.

Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Quản lý đầu tư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và

Quản lý đầu tư công là quá trình quản lý từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dự án, lập kế hoạch đầu tư, xác định danh mục chương trình, dự án đầu tư, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các chương trình, dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công.

Như vậy, quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước [3].

Quy trình quản lý đầu tư công bao gồm tám nội dung cụ thể như sau: 1) Định hướng đầu tư; 2) Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; 3) Lập, thẩm định và phê duyệt dự án; 4) Lựa chọn và lập kế hoạch ngân sách dự án; 5) Triển khai dự án; 6) Điều chỉnh dự án; 7) Vận hành dự án; 8) Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.

Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.

1.1.2.2 Nội dung quản lý đầu tư công

Nội dung quản lý đầu tư công là quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng đối với các dự án phù hợp với quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội,quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương, của tỉnh Dự án đầu tư phải được quản lý theo quy hoạch, cân đối chung về kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, phát huy các nguồn lực đầu tư xã hội; tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường Ủy ban nhân dân các cấp xác định chủ trương đầu tư khi quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án, quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và bố trí kế hoạch vốn để thực hiện. Nội dung quản lý chủ yếu là:

Quản lý đầu tư theo quy hoạch: Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý kế hoạch đầu tư: Việc bố trí vốn đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được tổng hợp, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo đúng Luật Ngân sách nhà nước, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Lập, thẩm tra, phê duyệt cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư Xác định chủ đầu tư dự án

Lập dự án đầu tư: Dự án đầu tư chỉ được triển khai lập và trình thẩm định, phê duyệt sau khi có quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền

Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư Thẩm định thiết kế cơ sở công trình, thẩm định thiết kế sơ bộ các dự án ứng dụng công nghệ thông tin.

Thực hiện đầu tư dự án: Căn cứ quyết định phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động, môi trường xây dựng và tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Các nội dung quản

Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình

Giao đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Cấp giấy phép xây dựng công trình

Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án

Quản lý chất lượng công trình, Quản lý tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động, môi trường xây dựng Bước này bao gồm các nội dung như:

Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Lập và phê duyệt biện pháp thi công.

Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.

Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng.

Vai trò và đặc điểm của đầu tư công từ vốn NSNN

1.1.3.1 Vai trò của đầu tư công từ vốn NSNN Đối với nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội như nước ta nói riêng thì đầu tư công từ vốn NSNN là một trong những công cụ điều hành của Nhà nước, góp phần tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế và thúc đẩy dẫn dắt đầu tư của các thành phần kinh tế khác, kích thích các thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả hơn và đồng đều hơn Do vậy, để nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ, hài hòa và hợp lý thì Chính phủ sẽ dùng vốn đầu tư công từ vốn NSNN để đầu tư vào môt số lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư, chẳng hạn các dự án có vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không thể thu hồi vốn hay đối với những lĩnh vực mang tính chủ quyền quốc gia, tài nguyên quốc gia (các công trình quốc phòng,…)

Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:

Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật tối thiểu chung cho xã hội Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển.Hai là, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chương trình 134, 135 của Chính phủ, Chương trình 30a, các chương trình xóa đói giảm nghèo hỗ trợ sản xuất ), nâng cao và ổn định đời sống người dân.

Ba là, đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh Các công trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Hoạt động đầu tư công từ vốn NSNN góp phần tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu nhập bình quân đầu người Mặc khác, đầu tư công từ vốn NSNN cũng một phần tăng tích lũy vốn, thu hút người lao động, giải quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả tài nguyên của quốc gia.

Nói tóm lại, hoạt động đầu tư công từ vốn NSNN có vai trò to lớn đối với sự phát triển các mặt của nền kinh tế, đời sống xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, là một công cụ góp phần điều tiết kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô Nó mang tính định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ phát triển cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.1.3.2 Đặc điểm của đầu tư công từ vốn NSNN Đầu tư là khâu mở đầu của mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm tạo ra năng lực sản suất của nền kinh tế Quá trình đầu tư phải trải qua một thời gian lao động dài mới có thể đưa vào sử dụng được Và đặc biệt đối với đầu tư công từ vốn NSNN thì thời gian hoàn vốn lâu và đáp ứng mục tiêu xã hội là chủ yếu.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công từ vốn NSNN, do thời gian kéo dài nên các yếu tố chính trị, kinh tế và tự nhiên can thiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp và thậm chí gây ra những tổn thất mà những nhà đầu tư không lượng định hết khi lập dự án Do vậy, vốn đầu tư phát sinh so với dự toán ban đầu là điều tất yếu.

Sản phẩm của đầu tư công từ vốn NSNN là cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội,

Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN bị tách rời. Nguồn vốn này thuộc quyền sở hữu cả Nhà nước Trong khi đó quyền sử dụng lại giao cho một tổ chức bằng việc thành lập các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án Từ đặc điểm này mà nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN dễ bị thất thoát nếu chủ đầu tư, ban quản lý dự án không ngừng nâng cao trách nhiệm, trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý và Nhà nước không ngừng công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt.

Nội dung quản lý vốn đầu tư công từ vốn NSNN cấp tỉnh

Xuất phát từ trình tự, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các nội dung cơ bản về quản lý dự án đầu tư XDCB hiện hành Nội dung chủ yếu của quản lý vốn đầu tư từ NSNN, gồm:

1.1.4.1 Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị, quy hoạch chi tiết sử dụng đất được sử dụng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm Việc lập các dự án quy hoạch giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đột phá về đầu tư XDCB phù hợp với từng giai đoạn Đồng thời để định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong xã hội trên cơ sở hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết phát triển KT-XH trên địa bàn.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB là công cụ quản lý nhà nước quan trọng trong dự toán chi NSNN hàng năm Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN Theo quy định hiện hành, trong bố trí và điều hành kế hoạch hàng năm, cần ưu tiên bố trí vốn cho thực hiện các dự án chuyển tiếp và thành toán khối lượng hoàn thành, còn lại được ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch, bố trí vốn cho các dự án cấp bách, trọng điểm của tỉnh, của huyện, có đủ các điều kiện sau: Có tổng tự toán được phê duyệt trước ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án ngay sau khi đấu thầu. Đối với các dự án chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phòng mặt bằng.

1.1.4.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được lập phải đúng với chủ trương đầu tư; vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt Nội dung dự án bao gồm phần: thuyết minh và phần thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định 12/200 /NĐ-CP của Chính phủ Khi thẩm định dự án, cơ quan thẩm định và quyết định đầu tư không chỉ xem xét sự cần thiết đầu tư, các yếu tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mà còn xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm: sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên (nếu có), khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, giải pháp phòng cháy chữa cháy, các yếu tố ảnh hưởng như quốc phòng an ninh, môi trường và các quy định khác Quá trình thẩm định tổng mức đầu tư, không chỉ xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, sử dụng tài nguyên quốc gia, phương án công nghệ, đặc điểm tính chất kỹ thuật…mà còn thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả…

Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

1 Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:

- Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh,

- Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

- Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện.

- Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.

+ Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.

+ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.

+ Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.

+ Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công DA.

+ Các phương án thay thế, sửa chữa.

- Thẩm định các yếu tố đầu vào:

+ Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.

+ Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.

- Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:

+ Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.

+ Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.

+ Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng DA.

+ Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

- Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:

+ Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.

+ Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.

+ Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.

3 Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

- Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.

- Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

- Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

1.1.4.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Luật xây dựng quy định 5 hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng và quy định hình thức tự thực hiện Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu tùy thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu Hình thức chỉ định thầu còn nhiều hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp và dưới

500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn; hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn trong lựa chọn nhà thầu Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: Đảm bảo được hiệu quả của dự án ĐTXD công trình; chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý Nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đấu thầu quốc tế tổ chức tại Việt Nam; Đảm bảo tính cạnh tranh, khách quan, công khai, minh bạch, không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm.

Trình tự thực hiện đấu thầu trải qua các giai đoạn:

Hình 1.1 Trình tự thực hiện đấu thầu

1.1.4.4 Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả các khoản kinh phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Kho bạc nhà nước là cơ quan được giao nhiêm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chịu trách nhiệm thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB,… đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu đầu tư, các khoản chi phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng đơn giá, định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan gửi đến KBNN Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư có hai hình thức sau:

Căn cứ vào từng loại hợp đồng, từng nội dung công việc, trên cơ sở thỏa thuận đạt được giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ quyết định mức tạm ứng và thời gian, lộ trình hoàn ứng cụ thể quy định trong hợp đồng.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư công từ nguồn NSNN

Môi trường pháp lý: Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng ngoài việc chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường đều phải tuân thủ luật pháp và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Hệ thống văn bản pháp luật càng hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận cho quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Tổ chức: không chỉ ảnh hưởng đến nội dung công tác tổ chức quản lý mà ngay cả đối với sự hình thành bộ máy quản trị vận hành cũng như quá trình quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước Có thể nói, năng lực của cơ quan Nhà nước là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN và hiệu quả đạt được của dự án.

Môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn đầu tư Nguồn lực đầu tư công chủ yếu từ ngân sách nhà nước nhưng do ngân sách phải đồng thời thực hiện nhiều khoản chi khác nhau, nhiều mục đích khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm nguồn lực đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt được của dự án đầu tư Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp.

Năng lực của cơ quan quản lý: Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của dự án Để dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.

Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật trong quá trình quản lý đầu tư công liên quan đến các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách Bên cạnh các nhân tố luật pháp và tổ chức thì một số nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến khía cạnh tổ chức, quản lý và nhân sự của quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư, thiết kế công trình, lập dự toán, công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu cũng là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công từ NSNN Bởi lẽ, nếu chất lượng kém, chưa đạt yêu cầu thì tiến độ thực hiện sẽ chậm, hiệu quả thấp hoặc phải phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán nhiều lần hoặc không đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực.

Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các dự án công bị người dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau. Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng.

Quá trình quản lý vốn đầu tư công phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, trình độ xã hội, điều kiện về khoa học công nghệ, khả năng về nguồn lực của NSNN, quy mô các nguồn vốn đầu tư … Bên cạnh đó quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro hệ từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô, chính sách về đầu tư của Nhà nước,… Các nhân tố khách quan này có thể xẩy ra đối với bất kỳ một địa phương nào Vì vậy, cần phải tính toán, lường trước các rủi ro này để giảm các thiệt hại xẩy ra trong quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư công bằng ngân sách nhà nước

Kinh nghiệm quản lý hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại một số nước trên thế giới Đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt [5]

Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư Trung Quốc có Luật riêng về Quy hoạch Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư (bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội) Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt) Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó [6]

Tại Hàn Quốc, hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung; trong đó, Bộ

Chiến lược và Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công Thông thường, các quyết định liên quan tới ngân sách sẽ được đưa ra sau khi có thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và cơ quan Bộ có nhu cầu sử dụng vốn Chính phủ ban hành Khung chỉ tiêu trung hạn cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống Việc phân bổ năm ngân sách bắt đầu bằng việc thảo luận về kế hoạch ngân sách đầu tư cho 5 năm Thẩm định ở trung ương do Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư nhân (PIMAC) thực hiện thẩm định tất cả các dự án ở trên một mức nhất định Nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án >50 triệu USD Hệ thống Quản lý tổng chi phí dự án là một công cụ giúp Bộ Ngân sách theo dõi chi phí của các dự án đầu tư công và kiểm tra các khoản tăng chi phí dự án trong toàn bộ vòng đời dự án từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn tất thi công [7]

Tại Vương quốc Anh, nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư công, Vương quốc Anh đã kết hợp hài hòa các quy trình lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch cung ứng dịch vụ công trong dài hạn Quy trình quyết định phân bổ đầu tư giữa các lĩnh vực chính phụ thuộc vào các nỗ lực vận động và quyết định của Đảng nắm quyền Tuy nhiên, các quyết định này dựa nhiều vào các báo cáo rà soát chính sách và “Sách Trắng” Mặc dù Bộ Tài chính không đặt ra các ưu tiên trong dài hạn cho các lĩnh vực, cơ quan này lại có vai trò quan trọng trong việc điều phối chính sách và tư vấn kỹ thuật cấp cao cho các lãnh đạo.Đối với các dự án cụ thể đã được đưa vào trong chiến lược ngành, các dự án ở Vương quốc Anh vẫn phải qua những vòng đánh giá về chi phí lợi ích, thậm chí cả những nghiên cứu về các trường hợp điển hình, trước khi có đánh giá về mức độ ưu tiên đối với dự án.Đối với chi tiêu ngân sách, Chính phủ Anh có quy trình chi ngân sách thận trọng nhằm đảm bảo khả năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư trong trung và dài hạn, bao gồm cả các dự án đầu tư hạ tầng Trong khuôn khổ tài khoá chung, Chính phủ Anh sẽ đưa ra khung chi tiêu trong nhiều năm để các Bộ chủ động lập kế hoạch Bộ Tài chính tiến hành rà soát chi tiêu 2 năm một lần, trên cơ sở đó đề ra lộ trình chi ngân sách cho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình thực hiện công việc này, Bộ Tài chính yêu cầu các Bộ khác phải ban hành các chiến lược đầu tư của bộ mình, từ đó giúp Bộ Tài chính có thể đánh giá được chiến lược về các đề xuất đầu tư Cơ chế này buộc các Bộ phải gắn các đề xuất đầu tư với các công trình hiện có và đánh giá xem xét các công trình mới sẽ được quản lý và bảo trì như thế nào [8]

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Trong Quý II năm 2018, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận, cấp Giấy dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 565 tỷ đồng và 24 triệu USD Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2018 đã có thêm 20 dự án đăng ký đầu tư vào trong các KCN trên địa bàn tỉnh, bằng 6 % so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 8 dự án trong nước và 12 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 600 tỷ đồng và 47,2 triệu USD, tổng diện tích đã cho thuê lại khoảng 24 ha Các dự án đầu tư tập trung các lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện, điện tử; dệt may và các sản phẩm phụ trợ ngành dệt may Trong đó một số dự án vốn đầu tư lớn và có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách như: Dự án nhà máy sản xuất khuôn đúc, sản phẩm đúc của Tsukuba Việt Nam tại Khu công nghiệp Phố Nối A; dự án nhà máy công nghiệp hỗ trợ Ecotech Hưng Yên của Công ty cổ phần Ecotech Hưng Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 210 tỷ đồng, Trong số các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới vào trong KCN, Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất, chiếm 58% về số lượng dự án và 65% về tổng vốn đầu tư đăng ký Các dự án còn lại thuộc các quốc gia vùng lãnh thổ: Đức, Anh, Trung Quốc, Cộng hòa Síp và Singapore.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, thực hiện điểu chỉnh tăng vốn đầu tư cho 18 dự án, trong đó 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 5 dự án có vốn đầu tư trong nước, với vốn đầu tư điều chỉnh tăng 73,5 triệu USD và 2.178 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng là 120,5 triệu USD và 2.778 tỷ đồng So với cùng kỳ năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài bằng 86%, vốn đầu tư trong nước bằng 83% Bên cạnh đó, thu hồi chấm dứt hoạt động trước thời hạn 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký giảm là 1 triệu USD Đến nay, trong các KCN của tỉnh có 371 dự án còn hiệu lực, trong đó 164 dự án có vốn đầu tư trong nước và 207 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22.658 tỷ đồng và 3.3 1triệu USD Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các KCN trên 700 ha.

Các dự án đầu tư trong các KCN tỉnh nhìn chung có tính khả thi, chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo theo tiến độ đăng ký, sử dụng đất hiệu quả Trong 6 tháng đầu năm có thêm 17 dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số dự án đầu tư đi hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh lên 310 dự án, chiếm khoảng 83% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 200 triệu USD và 2.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư vốn thực hiện của các dự án trong các KCN đạt 2.850 triệu USD, bằng 84% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 16.000 tỷ đồng, bằng 70% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư trong nước Doanh thu của các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,2 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ USD, giá trị nhập khẩu khoảng 0,8 tỷ USD, thu ngân sách nội địa khoảng 00 tỷ đồng.Trong 6 tháng đầu năm 2018, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có thêm 1.500 việc làm mới, nâng tổng số lao động trong KCN lên 48.500 lao động.

Cùng với các hoạt động thu hút đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Kịp thời phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý, qua đó chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc tháo gỡ cho doanh nghiệp Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Trong 6 tháng đầu năm, có ,6% hồ sơ thủ tục được giải quyết đúng hoặc sớm thời hạn theo quy định, trong đó có trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính được cắt giảm khoảng 60% thời gian so với quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Bàn hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Hưng Yên tiếp tục duy trì và hoạt động có hiệu quả Trong 6 tháng đầu năm đã hỗ trợ 04 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày, rút ngắn 15 ngày làm việc so với quy định của pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong 6 tháng cuối năm 2018 Ban Quản lý KCN tỉnh tập trung hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng KCN Minh Đức, Phố Nối A và Kim Động hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng KCN Đôn đốc chủ đầu tư Minh Đức, KCN Phố Nối A đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN, để có mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư.Đồng thời hỗ trợ Chủ đầu tư các KCN Minh Quang, Yên Mỹ và các KCN khác hoàn thành các thủ tục pháp lý, để triển khai các thủ tục thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng dự án có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách Đồng thời duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tổ chức rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng theo kế hoạch đã ban hành; Hoàn thiện công bố Hệ thống quản lý chất lượng của Ban phù hợp với tiêu chuẩn ISO 001-2015; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, duy trì và thực hiện có hiệu quả Bàn hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Hưng Yên, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp rút ngắn thời gian và thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư [9]

1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Việt Nam, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Đầu tư Nhà nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư từ các khu vực khác suy giảm

Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội còn và có xu hướng giảm chậm.

Các dự án đầu tư có tiến độ triển khai rất chậm, nhất là các dự án trọng điểm do các nguyên nhân như giải phóng mặt bằng, thiếu vốn, nhà thầu năng lực kém và khả năng quản lý đầu tư công của tỉnh, thành phố còn kém hiều quả. a Quản lý dự án đầu tư công tại thành phố Hà Nội.

Tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội

Hà nội đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong định hướng đầu tư XDCB, việc quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư, thành phố Hà Nội đã có sự phân cấp rõ ràng.

Ngày 3/1/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã đưa ra Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 -

2015 Kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn bộ 2 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trong đó tập trung thực hiện giai đoạn 2011 - 2012 Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước Quản lý việc triển khai các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước

Tại Quyết định 0 /2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 đã phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư để quản lý đầu tư công trên địa bàn Quy định này quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố, dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo các hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Xây dựng - Chuyển giao (BT), dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nguyên tắc quản lý đối với dự án đầu tư: Để tạo điều kiện cho công tác quản lý đầu tư công, thành phố Hà Nội Quy định cụ thể trình tự triển khai thực hiện thực hiện dự án gồm các bước như sau:

Bước 1 Chuẩn bị đầu tư.

Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư;

Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ các trường hợp chỉ thực hiện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường);

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

Bước 2 Thực hiện đầu tư.

Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng (nếu có);

Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án;

Bước 3 Kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng.

Nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và thực hiện bảo hành, bảo trì;

Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán. b Quản lý đầu tư công tại thành phố Đà Nẵng. Đầu tư công ở Đà Nẵng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Đầu tư công ở Đà Nẵng có một đặc điểm khá đặc biệt, đó là tỷ trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sử dụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá cao Để tạo nguồn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Đà Nẵng đã triển khai chủ trương “khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”, do vậy đã làm cho tỷ trọng này của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức khá cao, đạt mức cao nhất là 70,86% năm 2008 và thấp nhất là 4 ,35% năm 2010 Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần khi mà quỹ đất của thành phố đang ngày càng thu hẹp. Để quản lý đầu tư công, thành phố Đà Nẵng cũng ban hành Quyết định số 04

Các công trình công bố có liên quan đến đề tài

Công trình công bố có liên quan đến đề tài trong nước

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và UNDP, 2010, kỷ yếu hội thảo ôTỏi cơ cấu đầu tư cụng trong bối cảnh đổi mới mụ hỡnh tăng trưởng và tỏi cấu trỳc nền kinh tế ở Việt Nam ằ Thành phố Huế, 28 – 2 /12/2010 Cỏc tỏc giả đó phân tích, làm rõ thực trạng đầu tư công của Việt Nam, xác định những thành tựu cũng như hạn chế yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các định hướng tái cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn phát triển sắp tới theo những vấn đề đặt ra ở trên cũng như chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công [10] Trong đó, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH,

2010 với bài ô Phối hợp chớnh sỏch để nõng cao hiệu quả đầu tư cụng ằ đó chỉ ra rằng : Nguồn vốn nhà nước đã eo hẹp lại quản lý kém, đầu tư không hợp lý, đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; đầu tư thiếu tập trung và dứt điểm cho các công trình trọng điểm Ngoài ra, hiệu quả đầu tư công thấp còn chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phương, sự nể nang cảm tính và tư duy nhiệm kỳ… Do đó, cần tăng cường phối hợp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công [11].

Chớnh phủ, trong ô Bỏo cỏo phõn tớch thực trạng đầu tư sử dụng vốn nhà nước ằ thỏng

8 năm 2013 đã nêu: Cơ sở hạ tầng là một điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể phát triển được nền kinh tế có giá trị gia tăng cao Việc nhà nước tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong thời gian qua đã giúp nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng kỹ thuật sở Việt Nam Song chi phí đầu tư hạ tầng cao, tác động của đầu tư hạ tầng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn hạn chế và nhu cầu của nền kinh tế đang nhanh hơn cả tốc độ xây dựng cở sở hạ tầng, do đó, cần có đánh giá một cách có hệ thống các dự án đầu tư hạ tầng và ưu tiên, tập trung đầu tư vào các dự án đóng góp lớn nhất vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia [12].

Chớnh phủ trong ô Bỏo cỏo tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư cụng thỏng 8 năm 2013ằ Bỏo cỏo đó thu thập và tham khảo một số kinh nghiệm về quản lý đầu tư cụng trên thế giới từ tài liệu của các đoàn khảo sát tại Trung Quốc, Hàn Quốc,… các Hội thảo quốc tế về đầu tư công và các tài liệu liên quan khác Theo nhận định của nhiều quốc gia trên thế giới, đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia Đầu tư công dựng nên nền tảng cơ sở hạ tầng và xã hội, từ đó hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư cộng cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này cũng có những đặc điểm riêng biệt [13].

Nguyễn Xuõn Thành trong bài tham luận về ôTỏi cơ cấu kinh tế - Một năm nhỡn lạiằ tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân - Kinh tế Việt Nam 2013 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Nha Trang tháng 4/2013 Bài viết cung cấp những đánh giá ban đầu về tái cơ cấu đầu tư xét trên ba định hướng lớn của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy mức huy động đầu tư toàn xã hội so với quy mô nền kinh tế đã được điều chỉnh giảm xuống, một phần đáng kể nhờ chính sách chủ động thắt chặt đầu tư công Tuy nhiên,những nỗ lực cải thiện hiệu quả đầu tư công thông qua đổi mới cơ chế để tránh đầu tư dàn trải và lãng phí không thực sự rõ ràng và chưa có kết quả thể hiện qua đầu tư công trong KCN, KKT, cảng biển, điện năng [14].

Công trình công bố có liên quan đến đề tài nước ngoài

World Bank, 2013 ôĐỏnh giỏ Khung Tài trợ cho Cơ sở Hạ tầng Địa phương ở ViệtNamằ, thỏng 10 năm 2013 Bỏo cỏo nờu một trong những nguyờn nhõn chớnh được nhắc đến là sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản mới chỉ tập trung vào số lượng dự án đầu tư mà chưa quản lý hiệu quả của các dự án này Các quyết định đầu tư được thúc đẩy chủ yếu bởi các cân nhắc hành chính và mong muốn xây dựng các dự án có khả năng tạo ra doanh thu, với những liên kết yếu ớt tới các ưu tiên chiến lược của quốc gia và cơ chế thị trường cho việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm Tuy nhiên, thách thức này cũng lại là một cơ hội cho Việt Nam, bởi vì một phần

Mizell, L and D Allain-Duprộ (2013) ôCreating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level Governance Contextằ OECD Regional Development Working Papers, 4/2013, OECD Publishing Bài viết cung cấp kinh nghiệm quản lý đầu tư công hiệu quả ở các nước OECD Bài viết này tập trung vào tìm cách (1) xác định khả năng cho phép để chính quyền địa phương thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư công đối với phát triển khu vực, và (2) cung cấp hướng dẫn thực tế để đánh giá và tăng cường các năng lực trong bối cảnh quản trị đa cấp [16].

Anand Rajaram, Lờ Minh Tuấn, Nataliya Biletska and Jim Brumby, (2010) ôA Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Managementằ The World Bank Africa Region, Public Sector Reform and Capacity Building Unit & Poverty Reduction and Economic Management Network, Public Sector Unit, August 2010 Bài viết cung cấp một khung chẩn đoán thực dụng và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công của các chính phủ Việc phân bổ ngân sách cho đầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế trong tương lai, khẳng định các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tư công là rất quan trọng Ngoài ra, khung được thiết kế để thúc đẩy chính phủ để thực hiện định kỳ tự đánh giá hệ thống đầu tư công và cải cách cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả của đầu tư công [17].

OECD, 2013 ôDraft OECD principles on Effective Public investment: a shared responsibility across levels of governmentằ For external consultation, November

2013 Tài liệu này trình bày một dự thảo về đầu tư công hiệu quả: một trách nhiệm được chia sẻ qua các cấp chính quyền được phát triển bởi các lãnh thổ Ủy ban Chính sách Phát triển (TDPC) của OECD [18].

Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou

(2011) ôInvesting in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiencyằ. IMF Working Paper, Authorized for distribution by Catherine Pattillo, February 2011. Bài viết này giới thiệu một chỉ số mới để xác định môi trường thể chế làm cơ sở quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa chọn, thực hiện và đánh giá Chỉ số cho điểm chuẩn giữa các vùng và các nhóm quốc gia; phân tích chính sách có liên quan và xác định các lĩnh vực cụ thể có thể được ưu tiên Địa điểm nghiên cứu tiềm năng được vạch ra [19].

Chương 1 của Luận văn tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn đầu tư công bằng ngân sách nhà nước Từ đó tác giả đã chỉ rõ ra được khái niệm, vai trò, đặc điểm và nội dung của quản lý đầu tư công bằng ngân sách nhà nước.Dựa trên những cơ sở đó, tác giả nêu lên những kinh nghiệm quản lý hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam từ đó đưa ra được hững bài học rút ra có thể áp dụng cho quá trình quản lý đầu tư công tạiBan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNGTRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ CÁCKHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA

Giới thiệu chung về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Sự hình thành và phát triển

Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Sơn La được thành lập tại Quyết định số 1834/QĐ- TTg ngày 06/11/200 của Thủ tướng chính phủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý được quy định tại Căn cứ Quyết định số 06/2017/QĐ- UBND ngày 20/01/2017; được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 20/2018/UBND ngày 12/7/2018 của UBND tỉnh Sơn La quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế và các văn bản pháp luật khác liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu hình Quốc huy và trụ sở làm việc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; là đầu mối kế hoạch ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, được cân đối riêng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.

Cơ cấu tổ chức gồm lãnh đạo (Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban); 02 phòng gồm: Văn phòng, phòng Quản lý đầu tư, xây dựng và môi trường; 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm dịch vụ, tư vấn và hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Tổng số công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được giao trong là 22 người, trong đó 13 công chức, 05 viên chức làm việc tại 03 đơn vị sự nghiệp, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 02 người.

Trụ sở cơ quan: Số 0 , Đường Khau Cả, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Điện thoại: 0212.3851774

Mô hình quản lý

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Cơ cấu tổ chức gồm lãnh đạo (Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban); 02 phòng gồm: Văn phòng, phòng Quản lý đầu tư, xây dựng và môi trường; 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm dịch vụ, tư vấn và hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Tổng số công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được giao trong là 22 người, trong đó 13 công chức, 05 viên chức làm việc tại 03 đơn vị sự nghiệp, hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 02 người.

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phân cấp, ủy

1 Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý; b) Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban Quản lý; c) Dự thảo Đề án thành lập, tổ chức lại các Ban Quản lý theo quy định của pháp luật; d) Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan khác để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa; đ) Dự thảo Đề án quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế; e) Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và vốn đầu tư phát triển; g) Dự thảo quyết định, chỉ thị, văn bản; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định pháp luật.

2 Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật; b) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực khu công nghiệp, khu kinh tế.

3 Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế;

4 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.

5 Về quản lý đầu tư a) Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức; hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư theo thẩm quyền trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư; báo cáo định kỳ hoạt động xúc tiến đầu tư tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Quy chế quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ; c) Giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm, gửi báo cáo hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

6 Về quản lý môi trường a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); b) Tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng thuộc diện phải đăng ký trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện); c) Tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của d) Tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo pháp luật về bảo vệ môi trường.

7 Về quản lý quy hoạch và xây dựng a) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; b) Thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư nhóm B, C thuộc diện phải thẩm định trong khu công nghiệp, khu kinh tế; c) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải có Giấy phép xây dựng theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

8 Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch, xây dựng công trình, chất lượng công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định pháp luật về xây dựng và phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.

9 Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội tại Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 cụ thể như sau: a) Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; c) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tiếp nhận đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động, báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đ) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 0 ngày theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; e) Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; g) Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; h) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định pháp luật về lao động hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Về quản lý thương mại a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng dẫn của Bộ Công Thương; hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Công Thương và ủy quyền của UBND cấp tỉnh; c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh một số mặt hàng thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành cho thương nhân đặt trụ sở và có cơ sở kinh doanh tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng dẫn của Bộ Công Thương; d) Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng dẫn, ủy quyền của Bộ Công Thương.

10 Về quản lý đất đai, bất động sản a) Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các chức năng, nhiệm vụ khác về quản lý kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật; b) Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về đất đai quy định tại Điều 151 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và Điều 53 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai.

11 Cấp một số loại giấy phép, chứng chỉ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế theo thẩm quyền, hướng dẫn và ủy quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền;

12 Các nhiệm vụ và quyền hạn khác a) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao; c) Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư, môi trường, lao động, thương mại, xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân cấp, ủy quyền của Ban Quản lý; tham gia thanh tra, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; d) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đ) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan; nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; g) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế; h) Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý các

Tổng diện tích khu công nghiệp Mai Sơn (giai đoạn I) là 63,7 ha Tổng diện tích đất đã giải phóng mặt bằng là 45,78/63,7 ha; diện tích chưa giải phóng mặt bằng là

17, 2 ha; Tổng giá trị bồi thường 10.772 triệu đồng.

Thực hiện Thông báo số 1 4/TB-TT HĐND ngày 23/3/2018 của Thường trực HĐND tỉnh và Công văn số 43/UBND-KT ngày 27/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chỉ đạo giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Mai Sơn Ban Quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn tiến hành 03 cuộc vận động tuyên truyền nội dung thông báo của HĐND, UBND tỉnh nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng chưa có chuyển biến tích cực.

*Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng

+ Các hạng mục đã hoàn thành

Bảng 2.1 Danh mục các công trình đã hoàn thành

STT Hạng mục Quy mô Tổng mức đầu tư

1 Hạng mục rà phá bom, mìn 63,7 ha 1329

2 Hạng mục Nhà điều hành 110 m 2 500

3 Hệ thống cấp điện ngoài khu công nghiệp

4 Hạng mục đường Quốc lộ 6 - Khu công nghiệp 57Km 67.470

- Công tác điều chỉnh dự án đầu tư khu công nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 1535/UBND-TH ngày 24/5/2016, Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lập điều chỉnh dự án Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt dự án điều chỉnh tại Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 24/3/2017. Kinh phí lập điều chỉnh dự án là 1.116 triệu đồng, đến 31/5/2018 đã thanh toán khối lượng hoàn thành.

* Các hạng mục dự kiến hoàn thành trong năm 2018 gồm 02 hạng mục: (1) Hạng mục

Hệ thống cấp nước khu công nghiệp: Quy mô 5.000 m3/ngày đêm; Tổng mức đầu tư48.648 triệu đồng; (2) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp MaiSơn

* Các hạng mục đang thi công và hoàn thành sau 2018: (1) Hạng mục Hệ thống xử lý nước thải tập trung: Quy mô 2.500 m3/ ngày đêm; Tổng mức đầu tư 34.062 triệu đồng;

(2) Hạng mục đường giao thông nội bộ trong khu công nghiệp: Quy mô chiều dài tuyến 4,6 Km; Tổng mức đầu tư là 58.031 triệu đồng; (3) Hạng mục San nền, tiêu thủy: Quy mô: 63,7 ha; Tổng mức đầu tư là 21.106 triệu đồng; Khối lượng thực hiện khoảng 13.000 triệu đồng* Công tác giải ngân thanh quyết toán

Hình 2.2 Kinh phí thực hiện năm 2018

Lũy kế vốn giao đến 31/5/2018 các nguồn vốn cho dự án đầu tư khu công nghiệp Mai Sơn là: 153 44 triệu đồng

- Về công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp.

Công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn Mặc dù Chủ đầu tư đã tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn tổ chức tuyên truyền vận động nhiều lần nhưng các hộ dân vẫn chưa đồng thuận với chính sách đã được Thường trực Hội đồng nhân dân cho chủ trương

- Về tiến độ thi công các hạng mục kết cấu hạ tầng

Các hạng mục kết cấu hạ tầng khu công nghiệp không đạt tiến độ do vướng mắc công thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, điện chiếu sáng nằm trong phạm vi hè phố của đường giao thông; hạng mục san nền phải thi công trước để lấy mặt bằng thi công nhà máy cấp nước Do vậy cần thiết phải triển khai thi công đồng bộ các hạng mục này để đảm bảo tránh chồng chéo và đào bới công trình.

Hiện đã có 3/8 nhà máy hoạt động và cho ra sản phấm gồm Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La, Chi nhánh Tổng công ty Gas Petrolimex CTCP tại Sơn La, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Sơn La Trong đó, Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL có công suất 200 tấn bột sắn tinh/ngày.đêm, nhu cầu xả thải ra môi trường rất lớn, mặc dù Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nội bộ, tuy nhiên do chưa hoàn thành đồng bộ, nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, do vậy cần thiết phải xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn

2013 - 2018 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,3%/năm (toàn tỉnh 8,5%) Tổng sản phẩm trên địa bàn Khu kinh tế năm 2018 đạt khoảng 13.740 tỷ đồng, chiếm 4 ,6% của cả tỉnh Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,1 triệu đồng năm 2008 lên 78,5 triệu đồng năm 2017 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dịch vụ tăng nhanh, ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 53,5% năm 2008 lên 63,8% năm 2017, công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,8% xuống 31,6%, ngành nông nghiệp giảm từ ,7% xuống còn 4,6%.

So với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của tỉnh thì sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong Khu KTCK nhanh hơn, thể hiện đây là Khu kinh tế động lực, năng động, đóng góp quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Hình 2.3 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Hình 2.4 Quy mô bình quân mỗi dự án

Sự gia tăng quy mô bình quân mỗi dự án mặc dù có chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố trượt giá nhưng nó cũng cho thấy hiện tượng dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng suy giảm.

Các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn ngân sách đầu từ cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, vốn ngân sách tỉnh, vốn viện trợ phát triển chính thức và đối ứng Thực tiễn đầu tư trong giai đoạn 2010-2017

Năm 2010, nguồn ngân sách trung ương chiếm 8% tổng nguồn vốn, nhưng đến năm

2015 chỉ chiếm 14,5% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm 32,1% Ngược lại, vốn ngân sách tỉnh gia tăng mạnh mẽ cả về tỷ trọng và quy mô Năm 2010, nguồn này chỉ chiếm khoảng 2% với quy mô 0,7 tỷ, thì đến năm 2015 khoảng 3 % với quy mô khoảng 72 tỷ đồng, năm 2017 khoảng 21,4% với quy mô 20 tỷ đồng Số lượng dự án được tài trợ bằng nguồn này cũng gia tăng mạnh từ 1 dự án năm 2010 lên 20 dự án năm 2015 và 16 dự án năm 2017 Bên cạnh đó vốn viện trợ phát triển chính thức cũng ngày càng trở nên quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La Từ 0% năm 2010 lên 24,6% năm 2015 và 46,5% năm 2017.

Về các loại dự án thực hiện trong Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, quy mô và số lượng các dự án hoàn thành trong năm có xu hướng tăng nhanh Các dự án giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư do đặc thù của các dự án tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La Các dự án khởi công mới gia tăng mạnh mẽ về quy mô và số lượng phản ánh thực tiễn và nhu cầu phát triển của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.

Công tác quản lý vốn ĐTXD được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La triển khai thực hiện theo các quy định về quản lý ĐTXD công trình Trong thời gian qua công tác quản lý các dự án ĐTXD đã dần đi vào nề nếp, trách nhiệm của các chủ thể từng bước được nâng cao, qua đó huy động được nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng.

Lập, thẩm định các dự án đầu tư

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư NSNN cũng chính là việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN Chính vì vậy, dự án đầu tư XDCB được duyệt là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.

Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, Ban Quản lý lập danh mục dự án trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La được ủy quyền ra quyết định đầu tư sử dụng vốn đầu tư công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm đầu tư trong Khu công nghiệp Mai Sơn sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Trên cơ sở chủ trương đầu tư đã được duyệt, chủ đầu tư là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tiến hành ký hợp đồng thuê tư vấn xây dựng lập dự án đầu tư trình phòng Quản lý đầu tư Xây dựng và môi trưởng thẩm định dự án Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La chú trọng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, quản lý chặt chẽ ngay từ đầu để hạn chế được nhiều bất cập trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

Bảng 2.2 Số dự án được thẩm định, phê duyệt giai đoạn 2014-2018

2 Tổng mức đầu tư trình thẩm định

3 Tổng mức đầu tư được duyệt

4 Tổng mức cắt giảm (triệu đồng) 845 853 1.971 1.448 897

(Nguồn: phòng Quản lý đầu tư Xây dựng và môi trưởng)

Có thể nói, công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư tại Ban Quản lý cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định của Luật xây dựng, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan Công tác thẩm định dự án luôn đảm bảo các quy định của pháp luật, chú trọng xem xét sự cần thiết phải đầu tư; xác định đúng quy mô, công suất và hiệu quả đầu tư; xác định tính khả thi của dự án, đặc biệt là công tác đền bù GPMB Chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được tính toán kỹ trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư; qua đó, kịp thời cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên chủ đầu tư đề nghị năm 2016 cắt giảm 1,06% (tương ứng 1, tỷ đồng), năm 201 cắt giảm 0,7% (tương ứng 1,4 tỷ đồng).

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát đánh giá về kết quả thực hiện nội dung lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư

Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018)

Theo kết quả khảo sát thì nhìn chung việc thực hiện các nội dung về lập thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, phê duyệt dự án ở mức khá.

Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án

Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung sau: Các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, Sơn La nói riêng và cả nước nói chung hiện nay không thẩm định hay đánh giá đầu tư công độc lập Trong các văn bản pháp quy về đầu tư công hiện nay, không có quy định bắt buộc về đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công và thực tế thì không có hoạt động thẩm đinh độc lập đối với dự án đầu tư công Theo chức năng nhiệm vụ được phân công, Sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sơn La chủ trì làm đầu mối phối hợp với các ngành có liên quan xem xét thẩm định và xem xét lại kết quả thẩm định của các ngành và địa phương.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La có chức năng quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có chức năng giám sát việc triển khai các quy hoạch và kế hoạch này, và do vậy cần thiết và phải có ý kiến độc lập về quyết định đầu tư công trong phạm vi của mình Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò quyết định và giám sát này của cơ quan này rất hạn chế do thiếu nguồn lực Bản thân đa số thành viên của Hội đồng nhân dân là công chức trong bộ máy chính quyền; hơn nữa, tỷ lệ chuyên trách rất thấp, nguồn lực về con người và tài chính đều bất cập.

2.2.4 Công tác đấu thầu và lựa ch n nhà thầu

Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu, trong các năm qua đã tạo được sự cạnh tranh cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư.

Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu. Trong đó giai đoạn 2017-2018 áp dụng Luật đấu thầu 2013

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2014-2018

1 Tổng số gói thầu (gói) 15 17 22 34 35

2 Tổng giá gói thầu (triệu đồng) 99.778 77.991 155.337 144.338 83.319

3 Tổng giá trúng thầu (triệu đồng) 98.571 77.110 152.153 141.062 82.328

Với kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2014-2018 tuy tỷ lệ giảm giá, tiết kiệm trong đấu thầu chưa nhiều, khoảng từ 1,13% - 2,27% nhưng đây là kết quả bước đầu, thể hiện việc thực hiện và áp dụng nghiêm túc các quy định về quản lý đấu thầu; và các quy định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theoLuật xây dựng Thông báo mời thầu được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp,trên trang thông tin điện tử về đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác,nên đã tạo điều kiện thuân lợi trong việc tổ chức triển khai đấu thầu cho các gói thầu

2.2.5 Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La Sơn do KBNN tỉnh Sơn La kiểm soát, thanh toán cho các dự án đầu tư trên cơ sở kế hoạch vốn được giao hàng năm theo Quyết định của UBND tỉnh Sơn La và theo đề nghị của chủ đầu tư.

Việc thanh toán vốn cho dự án luôn được thực hiện theo một nguyên tắc nhất quán là kiểm soát trước, trong và sau quá trình thanh toán, tức là KBNN sẽ dựa trên các điều kiện cụ thể để kiểm soát, đảm bảo số tiền thanh toán là phù hợp, đúng đắn, hạn chế tối đa sự lãng phí, thất thoát NSNN.

- Về tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Trong thời gian vừa qua, để tạo điều kiện cho các đơn vị thi công trong việc thanh toán vốn Kho bạc nhà nước Sơn La căn cứ vào kế hoạch vốn, dự toán công trình và các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng để thực hiện việc tạm ứng vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân.

Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.

Theo quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng và thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu trên các hợp đồng kinh tế Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng.

Tùy theo nội dung công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày18/01/2016, mức tạm ứng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến KBNN những hồ sơ tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định.

- Về thanh toán vốn đầu tư XDCB:

Nhờ cơ chế kiểm soát thanh toán, chính sách quản lý vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục được những tồn tại, vướng mắc.

2.2.6 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Trong giai đoạn từ 2013-2017, tỷ lệ vốn giải ngân các dự án XDCB từ NSNN đến 31/01 năm sau của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La trung bình đạt 95,98% Số liệu cấp phát thanh toán vốn đầu tư hàng năm đều đạt cao, ổn định (năm

2014 là 103.201 triệu đồng, năm 2017 là 167.314 triệu đồng, năm 2018 là 160 00 triệu đồng).

Bảng 2.5 Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Ban Quản lý

Vốn giải ngân (đến 31/01 năm sau) (triệu đồng)

Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn (%)

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La)

Kết quả thanh toán, giải ngân vốn đầu tư ở mức cao như trên là do các quy định về thanh toán vốn đầu tư đã thông thoáng hơn so với trước đây, công tác cải cách hành chính tại Kho bạc Nhà nước được cải thiện Năm 2013, 2014, 2015 chưa giải ngân hết100% kế hoạch vốn sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ nên được phép kéo dài

Bảng 2.6 Kết quả đánh giá thực hiện công tác thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Nội dung/tiêu chí đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Thực hiện thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018)

Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư được thực hiện tốt Các đối tượng được phỏng vấn đều đánh giá việc thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ở mức rất tốt (20%), tốt (37%) Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hàng năm (tính đến ngày 31/01 của năm sau) đều đạt trên 80% Trong quá trình điều hành, quản lý vốn ngân sách nhà nước hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các ngành, địa phương tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, không để tình trạng bị nhà thầu chiếm dụng vốn.

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La Sơn do KBNN tỉnh Sơn La kiểm soát, thanh toán cho các dự án đầu tư trên cơ sở kế hoạch vốn được giao hàng năm theo Quyết định của UBND tỉnh Sơn La và theo đề nghị của chủ đầu tư.

Việc thanh toán vốn cho dự án luôn được thực hiện theo một nguyên tắc nhất quán là kiểm soát trước, trong và sau quá trình thanh toán, tức là KBNN sẽ dựa trên các điều kiện cụ thể để kiểm soát, đảm bảo số tiền thanh toán là phù hợp, đúng đắn, hạn chế tối đa sự lãng phí, thất thoát NSNN.

- Về tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Trong thời gian vừa qua, để tạo điều kiện cho các đơn vị thi công trong việc thanh toán vốn Kho bạc nhà nước Sơn La căn cứ vào kế hoạch vốn, dự toán công trình và các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng để thực hiện việc tạm ứng vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân.

Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.

Theo quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng và thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu trên các hợp đồng kinh tế Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng.

Tùy theo nội dung công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày18/01/2016, mức tạm ứng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến KBNN những hồ sơ tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định.

- Về thanh toán vốn đầu tư XDCB:

Nhờ cơ chế kiểm soát thanh toán, chính sách quản lý vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục được những tồn tại, vướng mắc.

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Trong giai đoạn từ 2013-2017, tỷ lệ vốn giải ngân các dự án XDCB từ NSNN đến 31/01 năm sau của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La trung bình đạt 95,98% Số liệu cấp phát thanh toán vốn đầu tư hàng năm đều đạt cao, ổn định (năm

2014 là 103.201 triệu đồng, năm 2017 là 167.314 triệu đồng, năm 2018 là 160 00 triệu đồng).

Bảng 2.5 Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Ban Quản lý

Vốn giải ngân (đến 31/01 năm sau) (triệu đồng)

Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn (%)

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La)

Kết quả thanh toán, giải ngân vốn đầu tư ở mức cao như trên là do các quy định về thanh toán vốn đầu tư đã thông thoáng hơn so với trước đây, công tác cải cách hành chính tại Kho bạc Nhà nước được cải thiện Năm 2013, 2014, 2015 chưa giải ngân hết100% kế hoạch vốn sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ nên được phép kéo dài

Bảng 2.6 Kết quả đánh giá thực hiện công tác thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Nội dung/tiêu chí đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Thực hiện thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018)

Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư được thực hiện tốt Các đối tượng được phỏng vấn đều đánh giá việc thanh toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ở mức rất tốt (20%), tốt (37%) Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hàng năm (tính đến ngày 31/01 của năm sau) đều đạt trên 80% Trong quá trình điều hành, quản lý vốn ngân sách nhà nước hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các ngành, địa phương tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, không để tình trạng bị nhà thầu chiếm dụng vốn.

Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp hơn so với giai đoạn trước Tình trạng này theo khảo sát thì do theo Luật Đầu tư công, có quy định thời hạn giải ngân kế hoạch vốn là 02 năm nên nhiều chủ đầu tư còn chủ quan, chậm trễ trong việc thực hiện giải ngân kế hoạch vốn được bố trí Ngoài ra mất đến 4 tháng Trung ương mới cho phép kéo dài nguồn vốn được giải ngân năm trước, dẫn đến nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng không được giải ngân, gây khó khăn tài chính cho nhà thầu, dẫn đến tình trạng nguồn vốn không được bố trí thanh toán, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Năm 2018, Ban Quản lý tập trung thực hiện 03 hạng mục cấp thiết:

Hạng mục: Đường giao thông nội bộ trong Khu công nghiệp; Quy mô chiều dài tuyến4,6Km; Tổng mức đầu tư là 58,031 tỷ đồng; Giá trị đã giải ngân, thanh toán đến31/12/2018 là 25.826 triệu đồng.

Hạng mục: Hệ thống cấp nước khu công nghiệp; Quy mô 5000 m3/ngày đêm; Tổng mức đầu tư 48,648 tỷ đồng; Giá trị giải ngân thanh toán đến 31/12/2018 là 30.606 triệu đồng.

Công tác điều chỉnh dự án đầu tư khu công nghiệp theo Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Sơn La: Tổng mức đầu tư 1.116 triệu đồng; Giá trị giải ngân, thanh toán đến 31/12/2018 là 1.116 triệu đồng

Năm 2018 dự án được bố trí 32.000 triệu đồng (Quyết định số 316 /QĐ-UBND ngày 11/12/2017).

Số vốn đã giải ngân: 32.000 triệu đồng, cụ thể:

- Thanh toán khối lượng hoàn thành Hệ thống Cấp nước 12.803 triệu đồng.

- Thanh toán khối lượng hoàn thành Công tác lập điều chỉnh dự án khu công nghiệp:

- Thanh toán công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường Quốc lộ 6 –KCN (giai đoạn II): 211 triệu đồng.

- Giải ngân thanh toán của Hệ thống đường giao thông trong khu công nghiệp trong năm 2018 là 18.368 triệu đồng, trong đó khối lượng hoàn thành 13.628 triệu đồng và số dư ứng 4.740 triệu.

Các công trình khi được triển khai, cơ bản đã được các đơn vị thi công tập trung thi công theo tiến độ, hồ sơ thanh toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành được lập kịp thời Một số công trình không thanh toán đúng tiến độ so với kế hoạch giao là do công tác giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của nhà thầu thực hiện dự án và một số trình tự thủ tục hành chính trong XDCB còn chậm so với thời gian quy định Một số công trình chưa thanh toán hết khối lượng nghiệm thu, vì phải giữ lại chờ quyết toán và bảo hành công trình. Được sự ưu tiên đầu tư của Trung ương và của UBND tỉnh nên số lượng các công thanh toán vốn đầu tư ở Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định, cụ thể một số khó khăn trong công tác này đó là:

- Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi, việc thường xuyên thay đổi các nội dung hướng dẫn trong công tác quản lý, giám sát và đánh giá vốn đầu tư XDCB khiến cho các cơ quan thực hiện gặp khó khăn lớn, đặc biệt là những thay đổi khi các dự án, công trình chuẩn bị thẩm định quyết toán, tạm ứng Đây được đánh giá là khó khăn lớn nhất trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.

- Kéo theo những văn bản hướng dẫn trên, là các thủ tục tạm ứng và thanh toán cũng thay đổi theo, từ đó khiến cho việc hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB trở nên rườm rà và là trở ngại lớn cho các đơn vị thực hiện công tác này.

- Sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thực sự ăn khớp và thống nhất cũng khiến công tác tạm ứng, thanh toán vốn trở nên khó khăn hơn.

Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn NSNN chi cho hoạt động đầu tư XDCB gắn liền với quá trình thực hiện dự án đầu tư, thường kéo dài qua nhiều năm; do đó, công tác quyết toán vốn đầu tư NSNN phải thực hiện dưới 02 hình thức là: quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và quyết toán dự án hoàn thành. a Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách

Hàng năm, khi kết thúc niên độ ngân sách, các Ban quản lý dự án trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La được giao kế hoạch vốn đầu tư chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi phòng Kế hoạch – Tổng hợp làm cơ sở tổng hợp quyết toán chi ngân sách của Ban. b Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư là khâu rất quan trọng trong quá trình đầu tư và là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư Báo cáo quyết toán vốn để xác định chính xác toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện, qua đó đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại Việc này cũng giúp các cơ quan chức năng có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án và rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, sau khi công trình hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành hoặc dự án có quyết định dừng thực hiện vĩnh viễn của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán trình Sở Tài chính tỉnh Sơn La thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Bảng 2.7 Tình hình công tác lập báo cáo quyết toán các công trình, dự án hoàn thành của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Số dự án đã phê duyệt quyết toán (dự án)

Số dự án lập báo cáo quyết toán đúng hạn

Số dự án lập báo cáo quyết toán trễ hạn (dự án)

Tỷ lệ số dự án quyết toán trễ hạn (%)

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La)

Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình thực hiện theo các quy định của Thông tư số 1 /2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 và đến 2016 thực hiện theo thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Trong giai đoạn 2014-2018, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La có nhiều công trình được thẩm tra, phê duyệt quyết toán với tổng giá trị quyết toán là 635.4 5 triệu đồng Qua thống kê cho thấy vẫn còn nhiều dự án lập báo cáo quyết toán trễ hạn,trong đó có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do cơ chế quản lý đầu tư XDCB còn nhân công thay đổi thường xuyên, chủ đầu tư phải nhiều lần điều chỉnh giá công trình, dẫn đến việc phải kéo dài thời gian hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc quyết toán công trình Một số văn bản hướng dẫn của Nhà nước chưa cụ thể, chưa đồng nhất nên công tác thẩm tra quyết toán gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, công tác lập hồ sơ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Tuy nhiên những nguyên nhân như: thủ tục hồ sơ quyết toán rườm rà, danh mục thủ tục trình duyệt hồ sơ quyến toán gồm các văn bản pháp lý khác nhau mà đôi khi những thủ tục này chỉ mang tính hình thức; một số công trình có thời gian đầu tư dài, thay đổi cán bộ quản lý, dẫn đến thất lạc hồ sơ, chứng từ ảnh hướng đến công tác lập báo cáo quyết toán

Thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp đến chủ đầu tư Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La chấp hành các cuộc thanh tra, giám sát, kiểm toán của cấp trên như: HĐND tỉnh Sơn La, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước Tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của Bộ, ngành…quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết vùng kinh tế, các khu công nghiệp,…kế hoạch đầu tư có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.

Bảng 2.8 Tổng hợp các cuộc kiểm tra giám sát

TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng số dự án thực hiện 12 12 13

2 Số dự án thực hiện giám sát ĐGĐT 8 9 10

Từ đó, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án ngày được nâng cao, cụ thể:

- Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt như: quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ để xem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan;

- Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình được quan tâm hơn. Luôn theo dõi sâu sát, kiểm tra chất lượng và tiến độ các công trình, nhất là các công trình trọng điểm Từ đó phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công;

- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng;

- Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB của Ban có nhiều tiến bộ, nề nếp, hiệu quả và chất lượng công trình đảm bảo.

Bảng 2.9 Đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án

Nội dung/tiêu chí đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018)

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án thực hiện chưa đạt yêu cầu Có đến 15% đối tượng nhận xét công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mức yếu, 28% trung bình.Trong khi đó trong giai đoạn 2011-2017 đã có nhiều đoàn thanh tra của các Bộ, ngànhTrung ương, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tỉnh, thanh tra thuộc các Sở, ngành tiến nhằm mục tiêu phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị,địa phương thuộc tỉnh triển khai thực hiện và định kỳ lập, gửi báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư các dự án theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30//2015 của Chính phủ.

Nhận xét đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Những kết quả đạt được

Trong quá trình quả lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La luôn tuân thủ đúng các quy định chung của cả nước về đầu tư công Đồng thời, căn cứ các quy định này, Sơn La cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền Tất cả các bước

“cần phải có” trong quy trình quản lý đầu tư công hiệu quả đều đã được thực hiện trong thực tế Cụ thể là:

Trong giai đoạn 2011 - 2017, Ban Quản lý đã khảo sát 125 công trình trọng điểm được khảo sát lập báo cáo chuẩn bị đầu tư, thiết kế và dự toán, được cơ quan chuyên môn thẩm định và trình các cấp phê duyệt; tất cả các công trình đầu tư theo đúng kế hoạch và quy hoạch đã được phê duyệt; đặc biệt trong giai đoạn 2016-2017, các dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư đều được thẩm định nguồn vốn, xác định cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch giao vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.

Ban Quản lý đã giám sát chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Công tác quyết toán công trình cũng được UBND tỉnh rất quan tâm và chỉ đạo cho Sở Tài chính và các Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Với những kết quả đạt được nêu trên, Ban Quản lý đã từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thu hút nhiều lao động địa phương vào làm trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và nâng cao chỉ số cạnh tranh( SIPAS); đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng: Hạng mục Đường gom vào khu công nghiệp; Hạng mục Hệ thống điện trong khu công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Ban Quản lý giai đoạn 2013 - 2018 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,3%/năm (toàn tỉnh 8,5%) Thực tiễn đầu tư trong giai đoạn 2010-2017 vừa qua cho thấy một sự thay đổi rõ rệt Tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trung ương cho xây dựng giảm mạnh mặc dù có gia tăng về quy mô.

Tỷ lệ giải ngân vôn qua các năm đều cao, tăng dần từ năm 2014 – 2017 Năm 2017 tỷ lệ giải ngân là 100% nhờ có sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.

Hoạt động giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư XDCB tăng đều qua các năm Hàng năm, hoạt động này luôn được triển khai thường xuyên, phấn đấu giám sát và thanh tra quản lý vốn tại các dự án xây dựng phải đạt trên 0%.

Triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 và Quy hoạch nguồn nhân lực đã được UBND tỉnh phê duyệt Thực hiện Quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Sơn

La đến năm 2020 Các quy hoạch được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước: Nghị định 2/2006/NĐ-CP ngày 07/ /2006 của Chính phủ; các Thông tư số 03, 05/TT-BKH, Quyết định 281/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức chi phí cho công tác lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch…

Việc quản lý thực hiện các quy hoạch theo đúng các quy định hiện hành Các quy hoạch sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức kinh tế, xã hội và mọi người dân được biết, là căn cứ để các cấp,các ngành xây dựng, chấp thuận, phê duyệt các dự án đầu tư Các dự án đầu tư được thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có tác động và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. quy định của Nhà nước tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Xây dựng, Luật số 38 sửa đổi bổ sung các Luật có liên quan đến đầu tư xây dựng Công tác đấu thầu tiến hành đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 85/200 /NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nghị định số số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/ /2012 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 85/NĐ-CP.

Việc triển khai thực hiện dự án: Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã thực hiện đúng theo các quy định của Nghị định số113/200 /NĐ-CP ngày 15/12/200 của Chính phủ về công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

1 Những hạn chế, tồn tại Đầu tư công là một trong những chính sách phát triển kinh tế - xã hội rất quan trọng của bất cứ địa phương nào Tuy nhiên, việc xác định các mục tiêu và định hướng phát triển đầu tư công theo hướng nào, quy mô đến đâu là phù hợp, có đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thực tế hay không thì tùy thuộc rất lớn vào quyết định của các nhà hoạch định chính sách trong từng hoàn cảnh, từng thời điểm của mỗi địa phương. Những hạn chế chủ yếu của công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý các khu công nghiệp là:

- Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công từ NSNN tại ban quản lý mới chỉ được tổng hợp chung vào chương trình công tác hàng năm của UBND tỉnh và cụ thể hóa trong cơ chế điều hành phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của tỉnh, vì vậy việc triển khai thực hiện các chính sách còn thụ động; chưa kịp thời.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công chỉ mới tập trung đến đối tượng trong hệ thống cơ quan nhà nước; chưa chú ý đến các đối tượng khác trong xã hội Hình thức tuyên truyền, phổ biến còn đơn điệu, khả năng truyền đạt của người trình bày còn hạn chế.

- Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư công còn chưa hợp lý, hiệu quả đạt được chưa cao.

- Công tác khảo sát, lập hồ sơ đầu tư của một số dự án chưa đảm bảo theo yêu cầu nên phải điều chỉnh thay đổi dự án nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý vốn đầu tư công của Ban quản lý chưa phát huy được hiệu quả; thiếu hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát vốn đầu tư chung cho toàn tỉnh.

- Công tác đấu thầu, thực hiện xây dựng công trình: các chủ đầu tư áp dụng hình thức chỉ định thầu quá nhiều, vẫn còn tình trạng thông thầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu; trong tổ chức thực hiện dự án, một số chủ đầu tư năng lực yếu, lúng túng trong việc hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, buông lỏng công tác quản lý chất lượng công trình.

- Công tác triển khai thủ tục đầu tư còn chậm so với yêu cầu thực tế; vẫn còn tình trạng mùa nắng làm thủ tục đầu tư, mùa mưa thi công nên tiến độ, chất lượng công trình không đảm bảo.

- Công tác nghiệm thu, thanh toán vốn: theo quy định, kế hoạch vốn được giao vào giữa tháng 12 của năm trước năm kế hoạch nhưng các chủ đầu tư thường thực hiện giải ngân kế hoạch vốn vào giữa năm hoặc cuối năm, dẫn đến tỷ lệ giải ngân không sát với khối lượng đã thực hiện; hồ sơ giải ngân tập trung nhiều gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc Nhà nước.

- Công tác tham mưu, quản lý nợ xây dựng cơ bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa sâu sát, kịp thời, đầy đủ; quá trình tổng hợp nợ chỉ yêu cầu Chủ đầu tư, huyện, thành phố báo cáo nợ xây dựng cơ bản phát sinh trong năm; không yêu cầu số liệu tổng hợp nợ đến thời điểm cụ thể (30/6; 31/12) Nhiều Sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đến công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nên số dư nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn lớn.

- Công tác báo cáo giám sát đầu tư chưa được kịp thời và thường xuyên theo các văn bản quy định về báo cáo như: Báo cáo thường xuyên định kỳ tháng, quý, năm; chất lượng các báo cáo chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là báo cáo giám sát đánh giá đầu tư chất lượng chưa cao, việc thi công chậm tiến độ khi báo cáo chỉ biện hộ các lý do như thời tiết, các nguyên nhân khách quan. việc thực hiện quy hoạch, thực hiện đầu tư lại dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm, gây lãng phí ngân sách, dự án thực hiện chậm tiến độ. Đầu tư công trong thời gian qua chủ yếu theo hướng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, không có chọn lọc nhu cầu đầu tư khiến cho đầu tư công luôn trong tình trạng đầu tư vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương dẫn đến hệ quả là thâm hụt ngân sách, bố trí ngân sách ràn trải, không kiểm soát được hiệu quả đầu tư.

Các nội dung của công tác quản lý đầu tư công đểu được các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện một cách đầu đủ nhưng việc thực hiện này còn mang tính hình thức, hiệu quả thực tế chưa cao, chất lượng các công trình đầu tư còn thấp.

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên tham mưu về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư chưa cao, chưa nhận thấy được tầm quan trọng của thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vì vậy đến nay, Ban Quản lý vẫn chưa ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khâu xác định, thẩm định chủ trương đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn, thẩm định dự án còn bất cập do chế tài trách nhiệm phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ mạnh Ban Quản lý chưa chủ động, tích cực phối hợp với các ngành, các cấp trong xử lý các vướng mắc mà thường báo cáo, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư công còn hạn chế; hiện nay Ban Quản lý chưa có hệ thống phần mềm theo dõi, giám sát, phục vụ công tác tổng hợp, trích xuất dữ liệu chung về quản lý vốn đầu tư mà chỉ căn cứ vào hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) của ngành tài chính nên dữ liệu trong phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư không được cung cấp đầy đủ, kịp thời, phải xử lý theo hình thức thủ công.

- Chất lượng công tác hoạch định, xác định danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa thật sự bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khi xác định chủ trương đầu tư Nguyên nhân các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể, chưa gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các Quy hoạch ngành, sản phẩm chiến lược của tỉnh.

Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ pháp lý định hướng nội dung quan trọng của quản lý nhà nước các cấp ở cả phạm vi quốc gia nói chung, cũng như mỗi địa phương nói riêng Đây là cơ sở quan trọng cho việc chuẩn bị tiền đề cần thiết để chủ động, đúng hướng, nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của địa phương Bất cứ việc hoạch định hay quản lý trên các mặt nào của một địa phương đòi hỏi phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó Có như vậy, mới có thể phát huy được tối đa các nguồn lực sẵn có cũng như các nguồn lực cần thiết để phục vụ công tác hoạch định cũng như quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Số lao động được tạo việc làm giai đoạn 2016-2020 đạt 85.000 người.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 20%.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 1,5%-2%/năm.

Tỷ lệ xã có đường ôtô đến TTX đi được 4 mùa đạt 100%.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn

Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm 48%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm

28%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24%.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân / năm đạt 60 triệu USD.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân trên năm 4.200 tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2016-2020 đạt 80.000 tỷ đồng

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 55%.

Số xã đạt 1 tiêu chí nông thôn mới 23 xã.

Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt 7.5%

Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 75%

Tỷ lệ hộ gia đình xem được Đài truyền hình Việt Nam 2,5%.

Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 5%

Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch 8%.

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đến năm 2020 đạt 0% Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Nâng cao n ă ng l ự c chuyên môn, nh ậ n th ứ c của cán bộ

1 Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách sách quản lý đầu tư công và khả năng triển khai, thực thi chính sách, trong đó ưu tiên đào tạo về kỹ năng phân tích chính sách, quyết định và giám sát lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp để bổ sung, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, việc luân chuyển, điều động cán bộ phải có kế hoạch cụ thể, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo chuyên ngành trong các cơ quan tham mưu của tỉnh.

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ thực hiện công tác sách quản lý đầu tư công theo hướng đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài chuyên môn phải có tầm nhìn tổng thể vĩ mô, chiến lược về đầu tư xây dựng cơ bản.

2 Đối với đội ngũ chuyên viên tham mưu

- Tuyển dụng, điều động những cán bộ, chuyên viên có chuyên môn sâu về sách quản lý đầu tư công , bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm và biết thực hiện các quy định pháp luật hiện hành Cần tăng số lượng và chất lượng chuyên viên cho Ban Ngoài ra, có chính sách, chế độ phù hợp thu hút các chuyên gia giỏi trên lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư để tham mưu cho Ban trong lĩnh vực sách quản lý vốn đầu tư công.

- Thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về sách quản lý đầu tư công hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương.

- Lựa chọn, thiết kế các chương trình đào tạo hợp lý nhằm trang bị kiến thức quản lý vốn đầu tư, lĩnh vực, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực thi công vụ Cần tập trung vào việc trang bị những kiến thức cơ bản như: kiến thức về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về khoa học quản lý, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết công việc liên quan đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo dành riêng cho từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và phải thống nhất trong phạm vi cả tỉnh, như đào tạo về công tác xác định, đánh giá chủ đầu tư, thẩm định dự án, đầu thầu, quyết toán, giám sát đầu tư,… Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng:

1) Ở vị trí công việc đó cán bộ, công chức, viên chức được làm những gì?

2) Cán bộ, công chức, viên chức phải làm gì để thực hiện công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất đối với sách quản lý vốn đầu tư công?

Ngày đăng: 03/05/2023, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w