Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !
Trang 1Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Theo số liệu công bố của tổ chức IUCN, UNDP và WWF trung bìnhmỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong đó rừng bị mất dođốt phá làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23% do khai thác từ 5-7% cònlại là do các nguyên nhân khác (ww.vocw.edu.vn) Như vậy theo thống kêtrên ta thấy rằng tỷ lệ rừng bị mất đi do làm nương rẫy là lớn hơn 50% ỞViệt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó Nhất là ở nước ta rừng tập trung ởkhu vực vùng núi cao, nơi mà trình độ dân trí của người dân còn thấp sốngchủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng nhưng lại thiếu ý thức bảo vệ,gìn giữ nguồn tài nguyên vô gia này Đặc biệt với tập quán du canh, du cư,người dân tùy ý đốt nương, làm rẫy Sau một thời gian canh tác, khi năng suấtcây trồng giảm đi họ chuyển sang một mảnh đất khác, vài năm sau mới quaylại mảnh đất cũ làm cho đất rừng bị thoái hóa
Mất rừng dẫn đến hạn hán, lũ lụt Hậu quả của nó là nghèo đói và bệnhtật Vì vậy, Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất hiệnnay đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng như của các nước nhiệt đớikhác khi mà độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống dưới mức an toàn sinhthái mà không đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước
Theo nghĩa thông thường, phục hồi rừng là quá trình tái lập lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng Đó là quá trình sinh địa phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm cây gỗ bắt đầu khép tán Tuỳ theo mức độ tác động của con người trong quá trình lập lại rừng mà phân chia thành các giải pháp phục hồi rừng: tái sinh tự nhiên ,xúc tiến tái sinh, tái sinh nhân tạo (trồng rừng) Như vậy, trừ trồng rừng các giải pháp khác đều liên quan đến tái sinh tự nhiên.
Thực tiễn đã chứng minh rằng để thực hiện tốt mục tiêu là tiết kiệmđược thời gian, tiền của trong công tác phục hồi rừng thì cần có sự hiểu biếtđầy đủ về bản chất và qui luật phát triển của hệ sinh thái rừng, trước hết làquá trình tái sinh tự nhiên Đồng thời cũng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế
xã hội ở mỗi nước, mỗi vùng
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệtđới Tuy nhiên, rừng nhiệt đới là một đối tượng hết sức đa dạng và phức tạp,trong khi các nghiên cứu thường mới chỉ tập trung tại một điểm, một vùnghay một khu vực nhất định nào đó Vì vậy, tái sinh tự nhiên vẫn đang là nộidung cần được tiếp tục nghiên cứu
Trang 2Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới thảm thực vật trạng thái rừng IIA, tại huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng khả năng tái sinh tự nhiên ở trạng thái thảmthực vật IIA tại huyện Chợ Mới làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp xúctiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình diễn
ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên làm cơ sở khoa họccho việc đề xuất giải pháp lâm sinh thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nângcao chất lượng của rừng phục hồi
- Nghiên cứu các qui luật tái sinh tự nhiên và bổ sung thêm tư liệu vềtái sinh rừng
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tácnghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Phục hồi rừng để bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cânbằng sinh thái trong vùng là hết sức cần thiết, do đó kết quả của nghiên cứunày sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng phục hồi tự nhiênthảm thực vật tại khu vực nghiên cứu
Trang 3Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới
Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tínhđặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệcây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như: Dưới tánrừng, lỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy Vaitrò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây già cỗi Vì vậy, tái sinhrừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản củarừng chủ yếu là tầng cây gỗ
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng đượcxác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặcđiểm phân bố Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầngcây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards,
1952 ; Baur G.N, 1964 ; Rollet, 1969) Do tính phức tạp về tổ thành loài cây,trong đó chỉ có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảosát những loài cây có ý nghĩa nhất định
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu qủacác cách sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở cáckiểu rừng Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phươngthức chặt tái sinh Công trình của Walton, A B Bernard, R C - Wyatt Smith(1950) [19] với phương thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai ; Taylor (1954), Jones(1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng ở Nijêria và Gana Nộidung hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được G N Baur (1976)[17] tổng kết trong tác phẩm cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụngcách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô
đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m2 Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợitrong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hìnhtái sinh rừng Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard(1950) [3] đã đề nghị một phương pháp “ điều tra chẩn đoán ” mà theo đó
Trang 4kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây táisinh ở các trạng thái rừng khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đớiđáng chú ý là công trình nghiên cứu của P.W Richards (1952), BernardRollet (1974) tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tựnhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 m x 1 m; 1 m x 1,5 m)cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson ỞChâu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xácđịnh số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổsung bằng trồng rừng nhân tạo Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh
tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot(1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng câytái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo
vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn DuyChuyên, 1995) [2]
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này Tácgiả G N Baur (1976) [17] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đếnphát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnhhưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinhtrưởng của cây tái sinh Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kémphát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh Nhìn chung ở rừngnhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng số lượng loàicây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây
có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ởcác trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và câybụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng củatầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ
Trang 5Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ
và cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinhkhông đáng kể Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thìthảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ Trong điều kiện này chúng là nhân
tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (dẫntheo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [12]
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giảnghiên cứu Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia vàVenezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần từ banđầu đến rừng thành thục Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộcvào tỷ lệ các loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quátrình tái sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canhtác của khu vực đó (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1]
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy
từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc ấn Độ, Ramakrishnan (1981-1992) đã cho biếtchỉ số đa dạng loài rất thấp Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu củaquá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá Long Chun và cộng sự(1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tạiXishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy
bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có
60 họ, 134 chi, 167 loài (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừngtrên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quyluật tái sinh tự nhiên ở một số nơi Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quyluật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lýtài nguyên rừng một cách bền vững
2.2 Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiêncứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, YênBái, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình các kết quảnghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) [13] tổng kết và
Trang 6kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc ViệtNam, hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liêntục, không mang tính chất chu kỳ Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều,
số cây mạ có h < 20 cm chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các cấp kíchthước khác Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng, mọc nhanh có khuynh hướngphát triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh Những loài cây gỗcứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản mạn, thậm chí cònvắng bóng trong thế hệ sau trong rừng tự nhiên
Trần Ngũ Phương (1970) [7] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đớimưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác độngcủa con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kếtquả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc Nếu chúng ta để thảmthực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trìnhtái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gầngiống rừng khí hậu ban đầu”
Nguyễn Văn Trương (1983) [11] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớpcây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tàn rừng
Phùng Ngọc Lan (1984) [5] khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trongkhai thác rừng đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâmtrường Hữu Lũng, Lạng Sơn Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tốgây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm
Phạm Đình Tam (1987) [8] đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống
ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuấthiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau Lỗ trống càng lớn, cây tái sinhcàng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán Từ đó tác giả đề xuất phương thứckhai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này
Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng vàtái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (SôngHiếu, Yên Bái và Lạng Sơn) Nguyễn Duy Chuyên (1988) [2] đã khái quátđặc điểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng
Trang 7các hàm lý thuyết Từ đó làm cơ sở định hướng các giải pháp lâm sinh chocác vùng sản xuất nguyên liệu
Vũ Tiến Hinh (1991) [4] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tạiHữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quanchặt chẽ với nhau Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy
Nguyễn Ngọc Lung (1993) [6] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanhnuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắmchắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thựcvật Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người điđúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miềnBắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [14] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi vềlượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi Qua đó, tác giả kếtluận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có,lớn nhất so với các vùng khác Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn,trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng Rừng Tây Bắc phần lớndiện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiệnnhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu vànhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ
Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộngthường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An Nguyễn Duy Chuyên (1995)[2] đã nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo chiều cao, phân bố tổ thành câytái sinh, số lượng cây tái sinh Trên cơ sở phân tích toán học về phân bố câytái sinh cho toàn lâm phần, tác giả cho rằng loại rừng trung bình (IIIA2) câytái sinh tự nhiên có dạng phân bố Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh cóphân bố cụm
Trần Xuân Thiệp (1995) [14] nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trongrừng chặt chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây táisinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau Theo tác giả, rừng thứ sinh
Trang 8có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh Tác giả còn thống kê cáccây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5
m
Đỗ Hữu Thư (1995, 1997) và cộng sự khi nghiên cứu về lớp cây táisinh tự nhiên ở Phansipăng - Sa Pa - Lao Cai đã xác định được quy luật phân
bố cây tái sinh ở vùng này
Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn tại Lâm trườngHương Sơn - Hà Tĩnh, Trần Cẩm Tú (1998) cho rằng áp dụng phương thứcxúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mụctiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuậttác động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng vàphát triển tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái sinh rừng và phải chútrọng điều tiết tầng tán của rừng; đảm bảo cây tái sinh phân bố đều trêntoàn bộ diện tích rừng; trước khi khai thác, cần thực hiện các biện pháp mởtán rừng, chặt gieo giống, phát dọn dây leo cây bụi và sau khai thác phảitiến hành dọn vệ sinh rừng
Thái Văn Trừng (2000) [10] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừngViệt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiểnquá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng Nếu các điều kiện kháccủa môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì
tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễnthế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theonhững phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường
Trần Ngũ Phương (2000) [7] khi nghiên cứu các quy luật phát triểnrừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinhcủa rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầngtrên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếuchỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và
sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trunggian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này
sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế
Trang 9thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
Lê Đồng Tấn (1995, 1997, 1998, 1999, 2003) [9] và cộng sự đã nghiêncứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tạiSơn La Tác giả đã kết luận mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnhđồi, tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và ba cấp độ dốc là khácnhau, sự khác nhau chính là tổ thành các loài trong tổ hợp đó
Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) [16] nghiên cứu quá trình tái sinh tựnhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã chothấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có sốlượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ làkhá cao
2.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Cao Kỳ và Nông Hạ là hai xã nằm ở phía bắc huyện Chợ Mới cáchtrung tâm huyện khoảng 15km Diện tích tự nhiên của Cao Kỳ 5975,42 ha,diện tích đất lâm nghiệp là 5022 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 151 ha, đấtchua sử dụng là 218 ha, và canh tác nương rẫy cố định là 140,78 ha Nông Hạ
có tổng diện tích đất tự nhiên là 5820,31ha
Về giao thông có quốc lộ 3 chạy dọc qua xã nối từ thị trấn Chợ Mớiqua xã Nông Hạ, Cao Kỳ tới thị xã Bắc Kạn kéo dài 3.5km.Về giáo lưu bằngđường thủy có hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã có chiều dài khoảng 4kmsông sông với quốc lộ 3 hình thành với ưu thế vận tải được nhiều hàng nặngvới giá rẻ tăng cương khả năng giao lưu,lưu thông trong và ngoài xã
- Phía nam xã Cao Kỳ giáp xã Nông Hạ, còn Nông Hạ giáp với xãThanh Bình, Nông Thịnh, Như cố
- Phía đông của hai xã này đêu giáp giáp xã Yên Cư, Yên Hân
- Phía bắc xã Cao Kỳ giáp xa Hòa Mộc, Tân Sơn, Nông Hạ giáp với xãCao Kỳ và Thanh Mai
- Phía tây Cao Kỳ giáp xa Thanh Vận, Nông Hạ giáp với tỉnh Thái Nguyên
2.3.1.2 Địa hình
Địa hình của hai xã không bằng phẳng phần lớn là núi cao và núi đá,
Trang 10xen kẽ là những cánh đồng nhỏ hẹp được tạo thành do phù xa của hệ thốngsông, suối đặc biệt có con sông cầu chảy qua nên việc phát triển kinh tế nôngnghiệp rất thuận lợi, độ cao trung bình từ 300m đến 950m có nơi độ cao lênđến 750- 950m so với mực nước biển.
2.3.1.3 Đất đai và thổ nhưỡng
* Đất đai và thổ nhưỡng của hai xã Cao Kỳ và Nông Hạ
Do địa hình núi dốc, đất đai chia cắt phức tạp hình thành các tiểu khíhậu khác nhau về điều kiện tự nhiên và môi trường tập quán sản xuất Do đóquá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn và hạn chế
Đất của hai xã chủ yếu là đất feralit có màu đỏ nâu, đỏ vàng có địa tầngsâu 40cm chứa nhiều Fe, Al có phản ứng chua Với loại đất này thích hợp choviệc trồng cây lâu nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp
Hầu hết các loại đất trên địa bàn xã có độ dầy từ trung bình đến khá,thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Các chất dinh dưỡng như đạm, lân,Kali, Can xi, Magie trong đất có hàm lượng thấp không đủ cung cấp cho quátrình sinh trưởng, phát triển của cây trồng Do đa phần đất đai nằm trên độdốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện phápbảo vệ đất, bảo vệ rừng, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất
Độ dốc trung bình 25 độ Nhìn chung địa hình của hai xã phức tạp gâynhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội
2.3.1.4 Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu, thủy văn
Xã Cao Kỳ và Xã Nông Hạ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai
mùa rõ rệt trong năm Mùa đông lạnh, mùa hè nóng trùng với mùa mưa từtháng 4 đến tháng 10
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 độ Nhiệt độ cao nhất từ 35 đến
Trang 11cho sản xuất vào mùa khô Còn vào mùa mưa với độ dốc tương đối cao, dòngchảy lớn gây lũ lụt ngập úng cho các cây hoa màu và đây cũng là vấn đề bứcxúc mà chính quyền và nhân dân trong xã đang phải quan tâm.
Lượng mưa trung bình của năm 2011 ở Cao Kỳ trong khoảng 185,56
mm Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưatrùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 với 78% - 89%lượng mưa cả năm Thời gian còn lại là mùa ít mưa Trong mùa mưa, cónhững tháng có thể tới 15 - 20 ngày có mưa Mùa ít mưa với số ngày mưatrong tháng là dưới 10 ngày và lượng mưa không đáng kể, có khi gần như cảtháng không có mưa hoặc chỉ là mưa phùn, mưa mù
Mùa ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có thể chia thành 2 thờikỳ: Đầu mùa (thường từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau) do ảnh hưởng các khốikhí lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả tháng hanh khô, với thời tiếttrong xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán và hay có sương muối Thời
kỳ cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm giácrất lạnh, ẩm thấp Địa bàn hai xã xen kẽ giữa các khu dân cư là đồi, núi, khe,suối và hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã nên cũng gây ảnh hưởng đếnlượng nước tưới tiêu cho sản xuất vào mùa khô Còn vào mùa mưa với độ dốctương đối cao, dòng chảy lớn gây lũ lụt ngập úng các cây hoa màu và đâycũng là vấn đề bức xúc mà chính quyền và nhân dân trong xã đang quan tâm
Ngô và lúa là cây trồng chính Ngoài ra, còn có các cây trồng khác như:
Trang 12Cây mía bầu, cây chuối tây, cây khoai tàu, đậu đỗ các loại.
Số lượng gia cầm được nuôi nhiều nhất, dê được nuôi ít nhất Hình thứcchăn thả chủ yếu đối với gia cầm, lợn được nuôi ngay trong chuồng Riêngđối với trâu, bò, dê thì được các hộ thả rông trên rừng Đây là một trongnhững nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây tái sinh trong rừng
tự nhiên
Xã Nông Hạ: Sản xuất nông nghiệp của xã cây trồng chính chủ yếu là
lúa, năng xuất các vụ lùa trong năm bình quân 2003 đạt 43.5 tạ/ha, năm 2004bình quân đạt 44 tạ/ha, năm 2005 bình quân đạt 44 tạ/ha Theo thống kê mớinhất của xã nông hạ năm 2009 bình quân đạt 48 tạ/ha và năm 2010 dạt 50tạ/ha cho thấy năng suất trồng lúa ngày càng đạt năng suất cao
Ngoài ra trong xã còn trong xã còn trồng một số loại cây như: ngô,khoai mon, khoai lang, sắn, mía, lạc phục vụ cho cuộc sống hàng ngay nhưlàm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, trâu ,bò
- Chăn nuôi
Cao Kỳ: Về chăn nuôi của xã Cao Kỳ, theo số liệu năm 2011
Tổng đàn gia súc là: 2124 con, trong đó trâu có 1046 con, bò có 1078con, lợn là 3300 con
Công tác thú y của xã tiến hành tiêm phòng cho gia súc trên toàn địabàn xã khoảng 90%, quản lý tốt diễn biến dịch bệnh trên địa bàn
Nông Hạ: Diện tích chăn thả trâu ,bò đan xen với diện tích đất rừng sảnxuất.Tổng số trâu năm 2005 là 370 con, bò có 1300 con, lợn là 1497 con, giacầm là 9876 con Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển để có thể đápứng nhu cầu về sản xuất trong nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm
ở trong xã
- Tài nguyên rừng: Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất rừng là
10552,4 ha, trong đó 8359,38 ha đất có rừng, 5571,48 ha rừng tự nhiên,1084,9 ha rừng trồng và 2193,02 ha diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cholâm nghiệp
Trang 13Hiện nay tài nguyên rừng đã bị khai thác cạn kiệt, động vật quý hiếmgần như không còn Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch trồngrừng mới, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp làngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.
- Tài nguyên động vật, tài nguyên thực vật
Do sự khai thác rừng quá mức, trái phép, tài nguyên động vật rừng,thực vật rừng ở cả hai xã đã suy giảm mạnh, gần như là không còn động vật,thực vật quý hiếm, các loài động, thực vật khác hiện nay cũng đang bị sănbắn và khai thác rất nhiều, ngoài ra việc khai thác rừng và chuyển đổi mụcđích sử dụng đất cũng làm cho các loài động vật mất đi nơi sống, nguồn thức
ăn do đó kéo theo sự suy giảm về số lượng các loài, cá thể trong loài, dẫnđến số lượng còn rất ít, suy giảm tính đa dạng sinh học Rừng nghèo cả về sốlượng và chất lượng
2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Về giao thông của hai xã có quốc lộ 3 chạy dọc qua xã nối từ thị trấnChợ Mới qua xã Nông Hạ, Cao Kỳ tới thị xã Bắc Kạn kéo dài 3.5 km Vềgiao lưu bằng đường thủy có hệ thống sông Cầu chảy dọc qua xã có chiều dàikhoảng 4 km song song với quốc lộ 3 hình thành với ưu thế vận tải đượcnhiều hàng nặng với giá rẻ tăng cường khả năng giao lưu, thông thương trong
- Thủy lợi
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của hai xã ngày càng hoàn thiện hệthống kênh mương nội đồng đã được bê tông hóa, có công trình thủy lợi nhỏđảm bảo lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất lúa nước, như ở Xã
Trang 14Nông Hạ tuyến mương thôn Nà Quang dái 270m, tuyến mương thôn KheThuổng dài 217m, mương Nà Cù - Nà Cắn dài 2400m , mương Nà Cắn - NàBia - Tổng Vạc dài 1200m , tuyến mương Bản Tết dài 1800m hệ thốngmương tập trung phía đông nguồn nước dồi dào nên thuận lợi cung cấp nướccho đồng ruộng nhưng một số nơi của xã vẫn thiếu nước vào mùa sản xuấtchậm thời gian sản xuất nông nghiệp vì vậy xã cần phải chú trong nhiều hơnvấn đề thủy lợi.
- Y tế
Xã Cao Kỳ: Trong những năm gần đây công tác y tế đã được quan tâm,
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Đến nay trên địa bàn xã đã có một trạm y tếcủa xã với 4 giường bệnh, 1 bác sỹ, hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cộngđồng được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt các chương trình quốc gia
Xã Nông Hạ: Trên địa bàn có một trạm y tế với 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 10
giường bệnh Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
và thực hiện các chương trình y tế Quốc gia như: Các hoạt động khám chữabệnh được duy trì hàng năm Tiêm chủng 6 loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi,tiêm phòng viêm não Nhật Bản Bên cạnh đó y tế xã tham gia tích cực côngtác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống sốt rét, chốngbướu cổ, tư vấn tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS
Trong năm vừa qua sảy ra dịch bệnh tay, chân, miệng co 04 trường hợpmắc và theo dõi chăm sóc tại nhà không có biến chứng
Trong năm thực phẩm: Trong năm không có ngộ độc thực phẩm sẩy ra,hiện trên địa bàn có 35 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm bảo đảm côngtác vệ sinh an toàn thực phẩm hàng tháng
- Văn hóa
Xã Cao Kỳ: Hạt động văn hóa thể thao của xã phát triển tương đổi tốt
cả về số lượng, quy mô, nội dung và hình thức Hiện nay toàn xã đã có 12/14thôn có nhà văn của thôn Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đìnhvăn hóa của thôn Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa
Trang 15được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đạt kết quả tốt với 540 hộ đạt gia đìnhvăn hóa, 4/14 thôn đạt thôn văn hóa, tỷ lệ hộ có ti vi xem 80 %
Xã Nông Hạ: Hoạt động văn hóa tuyên truyền các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của từng địaphương tới người dân, cụ thể tuyên truyền trên loa truyền thanh 1 lần/1 tuần.Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong các khu dân
cư và bài trừ các tệ nạn xã hội đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, phong tràoxây dựng “ Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” cho đến nay 2 đơn vị đạt
“Làng văn hóa cấp tỉnh”, 2 đơn vị đạt “làng văn hóa cấp huyện”, có 6 đơn vịđạt “ Khu dân cư tiên tiến”
- Thương mại, dịch vụ
Xã Cao Kỳ: Trong xã chủ yếu kinh doanh hàng tạp hóa, phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y, sửa chữa xe máy… với quy mônhỏ lẻ Người dân vẫn phải đi mua sắm xa Tuy nhiên ngành dịch vụ cũngđóng góp một phần không nhỏ vào phát triển nền kinh tế của xã
Xã Nông Hạ: Tại một số khu vực dọc quốc lộ 3 và đường vào trung
tâm xã Nông Hạ đã hình thành cụm dịch vụ thương mại nhỏ, các cửa hàngbán vật liệu xây dựng, nông nghiệp, các thực phẩm phục vụ cho sinh hoạthàng ngày của nhân dân, là nơi mua bán trao đổi hàng hóa nông sản của nhândân trong khu vực
- Thành phần dân tộc, dân số
Xã Cao Kỳ: Tổng số hộ trong toàn xã Cao Kỳ là 710 hộ với 2982 nhân khẩu trong đó(nam: 1502, nữ: 1478) Cao Kỳ là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Tày, Dao, Kinh, Hoa Trong các dân
tộc thì dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ thấp nhất.Tổng số hộ nghèo năm 2011 là 133 hộ chiếm 19.19%, hộ cận nghèo là 134
hộ chiếm 19.33% Thu nhập bình quân của ngươi dân trong xã là 11 triệu
đồng/ người/ năm
Trang 16Xã Nông Hạ: Tính đến 31/07/2005 dân số toàn xã là 3676 nhân khẩu,
853 hộ trong đó có 7 hộ gia đình tập thể Dân số phân bố không đồng đều,tập trung đông dọc trục đường quốc lộ 3, số còn lại phân bố rải rác các làngbản trong xã
Nông Hạ có 5 dân tộc anh em như: Dao, Tày, Nùng, Kinh, Sán chí.Phân bố trên 14 thôn (bản) Dân số phân bố không đều, những năm gần đây
do làm tốt những công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số giảm.Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%
Trang 17Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là trạng thái thảm thực vật IIA tái sinh phục hồi tự nhiên Cây trồngnông nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đềukhông thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài tại 2 xã Cao Kỳ và Nông Hạ
Đề tài được tiến hành từ ngày 02 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng
05 năm 2012
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 2 xã Nông Hạ và Cao Kỳ huyện ChợMới, đây là 2 xã có diện tích rừng và đất rừng khá lớn trong huyện
3.3 Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ (Kế thừa từ nhóm SV
làm đề tài về cấu trúc tầng cây gỗ)
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh
- Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
+ Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao
- Phân bố loài cây theo cấp chiều cao
+ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
- Ảnh hưởng của yếu tố đất đến tái sinh rừng
- Ảnh hưởng của yếu tố cây bụi thảm tươi
+ Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu
Trang 183.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vậtrừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978)1)[10]: Thảm thực vật rừng là tấmgương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điềukiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quầnthể thực vật Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợpcủa các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạngthái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan vàchính xác Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các
mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1 Tính kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địahình, tài nguyên rừng
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điềutra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu
3.4.2.2 Thu thập số liệu
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ lớn Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước.
* Đối với ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời
- Đối với rừng núi đá: diện tích OTC: 500 m2 (25 m x 20 m), hình dạngOTC phụ thuộc vào địa hình
- Đối với đất có rừng tự nhiên trên núi đất: diện tích OTC: 2500 m2 (50
m x 50 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình
- Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác
nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau CácOTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cộtđặt ở 4 góc của ô Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác
Trang 19định các góc còn lại.
- Thu thập số liệu: Trong mỗi trạng thái TTV, lập 3 ô tiêu chuẩn
theo phương pháp điển hình Trong mỗi ô, thống kê các chỉ tiêu tầng cây
* Đối với ô thứ cấp: Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25m2 (5 x 5m) trong
đó 4 ô ở 4 góc và 1 ở giữa Điều tra thống kê toàn bộ những cây tái sinh cóD1.3< 6cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:
- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.
- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.
- Chất lượng cây tái sinh:
+ Cây tốt: là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triểntốt, không sâu bệnh
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triểnkém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt).
* Đối với ô dạng bản: Trong một ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản 1m2 (1
m x 1 m) ở chính giữa để điều tra đất và vật rơi rụng và điều tra cây bụi, dâyleo và thảm tươi Thành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi được xácđịnh tên
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên: Các yếu tố địa hình
(chân, sườn, đỉnh) được xác định thông qua việc lập ô sơ cấp
+ Xác định hướng phơi (Đ, T, N, B) bằng địa bàn cầm tay
+ Đo cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 10 - 150; Cấp II: 15 - 200; Cấp III
> 200) trong các ô tiêu chuẩn sơ cấp bằng địa bàn cầm tay
- Ảnh hưởng của con người đến tái sinh: Thể hiện thông qua tập quán
phát nương làm rẫy, canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc đây là áp lực
Trang 20lớn đối với việc khôi phục và phát triển rừng ở các vùng núi cao.
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ câytriển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương
* Nghiên cứu phẫu diện đất.
- Số lượng : 1 phẫu diện cho 1 OTC (Cứ một OTC được lập ta tiến
hành đào 1 phẫu diện)
- Chọn địa điểm đào phẫu diện : Đại diện cho OTC, nằm trong ô thứ
cấp, đánh dấu lên bản đồ địa hình
- Quy định đào phẫu diện : Quy cách: dài 120-150cm, rộng 70-90cm,
sâu: 120-150cm (Nếu tầng đất mỏng, gặp tầng cứng rắn độ sâu cần đạt 100cm) Khi đào phẫu diện cần lưu ý:
80-+ Mặt phẫu diện để mô tả cần hướng về nơi ánh sáng mặt trời
+ Phía mặt mô tả sau khi đào đúng quy cách cần được làm phẳng, xéncho thẳng góc
+ Khi đào phẫu diện lớp đất mặt để riêng sang hai bên, không dẫm đạpmặt phía trên làm mất trạng thái tự nhiên của đất
-
Mô tả phẫu diện :
+ Chụp ảnh cảnh quan và chụp hình thái phẫu diện
+ Địa điểm đào phẫu diện: xã Cao Kỳ Xã Nông Hạ, Huyện Chợ Mới,tỉnh Bắc Kạn
+ Mô tả theo bản tả phẫu diện theo
- Xác định độ ẩm đất và chất lượng đất thông qua đào phẫu diện đất (Phần ghi chú ở Phụ lục 01).
3.4.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
a Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạothành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chialâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thànhloài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đadạng sinh học cũng khác nhau
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
Trang 21tính theo công thức:
Ai+DiIVIi=
2 (3.1)
Trong đó:
IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i:
i s i i=1
N
N
Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:
b Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
Trang 22
m i=1
ni n=
m
(3-5)
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài
- m là tổng số loài điều tra được
c Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh
Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đềxuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ sốBerger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ sốSimpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh(McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick(Magurran, 1988) Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giátính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánhgiá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thểcủa từng loài):
s
i i i=1
H'=- ln
N N
n n
Trang 23Trong đó:
- s là số loài trong quần hợp
- ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp
- N là tổng số cá thể trong quần hợp
d Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, đượcxác định theo công thức sau:
S
n 10.000
Trong đó:
- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2)
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được
e Chất lượng cây tái sinh
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
n
N (3-9)
Trong đó:
- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- N: Tổng số cây tái sinh
f Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: < 0,5m; 0,5-1m;1,1-1,5m; 1,6-2m; 2,1-3m; 3,1-5m và trên 5m Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài,
số cây tái sinh theo cấp chiều cao
h Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
* Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên
Trang 24Từ kết quả nghiên cứu đề tài tổng hợp số liệu theo từng vị trí địahình như:
- Địa hình (chân, sườn, đỉnh)
- Hướng phơi (Đ, T, N, B)
- Cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 10 - 150; Cấp II: 15 - 200; Cấp III > 200)
- Độ ẩm đất và chất lượng đất
- Cây đổ và khoảng trống trong rừng
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ câytriển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương
Trang 25Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1 Hiện trạng đất đai
Xã Cao Kỳ và Nông Hạ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích
tự nhiên 11790 (ha), trong đó đất có rừng 8386,73 ha, chiếm 71,1%, đấtkhông có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 2430,37 (ha) chiếm 20,61%, đấtkhác ngoài lâm nghiệp 972,90 (ha), chiếm 8,25% tổng diện tích đất tự nhiên
Dưới đây là hiện trạng đất đai khu vực nghiên cứu:
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng năm 2011 tại khu vực nghiên cứu
TT Trạng thái Diện tích ở xã nghiên cứu (ha) Tỷ lệ
(%) Tổng Nông Hạ Cao Kỳ
(Nguồn: Giải đoán ảnh viễn thám SPOT 5)
Qua bảng 4.1 trên cho thấy các trạng thái tại 2 xã thể hiện như sau:
Trang 26+ Trạng thái đất chưa có rừng: Trạng thái đất trống đồi núi trọc Ia có466,64 (ha) chiếm 3,96% tổng diện tích đất 2 xã, đất trống cây bụi (Ib) có tổngdiện tích 419,50 (ha) chiếm 3,56%, đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) có tổng diệntích 1324,15 (ha) chiếm 11,23% Đất nương rẫy có tổng diện tích 220,08 (ha)chiếm 1,87% (trong đó có 176,19 (ha) thuộc đất nông nghiệp ở xã Cao Kỳ).
+ Trạng thái rừng phục hồi IIa có tổng diện tích 2269,49 (ha) chiếm19,25%, IIb có tổng diện tích 3316,01 (ha) chiếm 28,13%
+ Trạng thái rừng nghèo IIIa1 có tổng diện tích 521,04 (ha) chiếm4,42% và trạng thái rừng IIIa2 có tổng diện tích 330,02 (ha) chiếm 2,80%được tập chung ở Xã Nông Hạ
+ Trạng thái gỗ + tre nứa có 648,16 (ha) chiếm 5,50% tổng diện tích + Rừng núi đá có diện tích 0 (ha)
+ Rừng trồng chưa có trữ lượng có tổng diện tích 60,64 (ha) chiếm 0,51%
và rừng trồng có trữ lượng có tổng diện tích 1013,21 (ha) chiếm 8,59%
+ Ruộng có tổng diện tích 611,87 (ha) chiếm 5,19 %, đất mặt nước có70,70 (ha) chiếm 0,60% và đất thổ cư có tổng diện tích 197,14 (ha) chiếm1,67% tổng diện tích đất 2 xã
+ Đất rừng vầu có tổng diện tích 213,32 (ha) chiếm 1,81% , đất rừng nứa
có tổng diện tích 3,23 (ha) chiếm 0,03%, Rừng trồng tre luồng có tổng diện tích5,12 (ha) chiếm 0,04%, rừng tre nứa có tổng diện tích 6,49 (ha) chiếm 0,06%
+ Đất khác có tổng diện tích 90,25 (ha) chiếm 0,77% , bãi cát có tổngdiện tích 2,94 (ha) chiếm 0,02% tổng diện tích đất 2 xã
Như vậy hiện trạng rừng và đất rừng năm 2011 tại 2 xã nghiên cứu chothấy: Nhóm đất có rừng phục hồi chiếm đa số (trạng thái IIa, IIb) chiếm từ 19,25đến 28,13%, tiếp theo là nhóm đất chưa có rừng Ic (11,23%) và Ia, Ib (7,52%)
4.1.2 Đặc điểm các ô nghiên cứu
Để đánh giá được những đặc điểm tái sinh của tạng thái rừng IIA, đề tài
đã tiến hành lập 6 ô đo đếm trên các khu vực khác nhau Chúng ta biết rằng bốtrí thí nghiệm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả thống kê,tuy nhiên số lượng ô càng nhiều thì chi phí sẽ tăng theo, vì vậy trong phạm vi
đề tài tốt nghiệp, chúng tôi xác định số lượng ô trên nguyên tắc mẫu điển hình
Việc phân bố các ô tiêu chuẩn phải phân bố đều trên cả hai xã, 3 ô tiêuchuẩn ở xã Cao Kỳ và 3 ô tiêu tiêu chuẩn ở xã Nông Hạ, các OTC đặt ngẫunhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác nhau, đại diện cho địa hình, độdốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau
Xã Cao Kỳ: OTC 01 được lập tại vi trí chân, có độ dốc là 320, với độ
Trang 27cao là 619m so với mực nước biển, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, hơi chặt, và
có đá lẫn từ 5% đến 10% OTC 02 được lập tại vị trí sườn, độ dốc là 200, độcao là 554m so với mực nước biển, đất đai ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ, mầunâu đen, có đá lẫn khoảng từ 5% đến 10% OTC 03 được lập ở vị trí đỉnh, độđốc là 330, độ cao là 674m so với mực nước biển, đất chủ yếu là đất thịt, tỷ lệ
đá lẫn 5% đến 15%
Xã Nông Hạ: OTC 01 lập tại vị trí đỉnh, độ đốc là 340,độ cao là 165m
so với mực nước biển, đất thịt nhẹ, hơi chặt, tỷ lệ đá lẫn là 10% đến 25%.OTC 02 được lập tại vị trí sườn, độ độ dốc là 280, độ cao là 256m so vớimực nước biển, đất chủ yếu đất thịt nhẹ, hơi chặt, tỷ lệ đá lẫn khoảng 15%đến 35% OTC 03 đặt tại vị trí chân, độ đốc 360, độ cao là 285m so với mựcnước biển, đất chủ yếu là đất thịt, xốp, mầu vàng nhạt, tỷ lệ đá lẫn khoảng5% đến 20%
Đặc điểm các ô nghiên cứu được thống kê qua bảng 4.2:
Bảng 4.2. Đặc điểm các ô nghiên cứu
TT Số hiệu
OTC Khu vực Vị trí
Độ dốc (độ)
Độ cao tuyệt đối (m)
Độ tàn che
Hướng phơi
(Nguồn: Kết quả điều tra ngoài thực địa)
4.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ lâm phần trạng thái rừng IIA
Tổ thành thực vật là một chỉ tiêu cấu trúc phản ánh sinh thái rừng Khinghiên cứu cấu trúc rừng, tổ thành được chú trọng hàng đầu bởi vì tổ thành lànhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố khác như: hìnhthái, tính ổn định, tính bền vững, tính đa dạng, ảnh hưởng đến các định hướngkinh doanh, quản lý và lợi dụng rừng Vì vậy trong thực tiễn kinh doanh lâmnghiệp luôn mong muốn thiết lập và duy trì hệ sinh thái hỗn loài bởi nhữngloài cây nào có khả năng thích nghi với điều kiện nơi mọc thì trước hết nó có
số lượng nhiều hơn so với những loài cây có mức độ thích nghi thấp hơn
Cấu trúc mật độ biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừngcùng loài hoặc khác loài, nó nói lên khả năng thích nghi của cây rừng đối vớinhững thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong
Trang 28quần thể hoặc quần xã, đồng thời nó cũng nói lên nguồn sống trong sinh cảnh
đó Do vậy nên mật độ rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hìnhthành của hoàn cảnh rừng
Từ kết quả điều tra số liệu thu được ngoài thực địa, đề tài đã xây dựngcông thức tổ thành và mật độ tầng cây cao cho trạng thái rừng IIA Công thức
tổ thành và mật độ tầng cây cao được ghi vào bảng sau:
- Đối với trạng thái IIA tại xã Cao Kỳ
Bảng 4.3 Tổ thành và mật độ rừng phục hồi trạng thái IIA ở xã Cao Kỳ
TT Tên phổ thông Tên khoa học (c/ha) N (cm) D 1.3 Hvn (m) N% G% IVI%
số tổ thành là 5.0, những loài phụ chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất là 73,47
Về mật độ của cây cao xã Cao Kỳ ở mức trung bình, mật độ trung bình của 3 OTC là 132 với tổng số cây trên cả 3 OTC là 33 cây, có 5 loài chinh và 28 loài phụ
Bảng 4.4 Tổ thành và mật độ rừng phục hồi trạng thái IIA ở xã Nông Hạ
TT Tên phổ
thông Tên khoa học
N (c/ha)
D 1.3
(cm)
Hvn (m) N% G%
IVI
%
Trang 2901 Bưởi bung Acronychia
(Nguồn: Kết quả điều tra tầng cây gỗ của sinh viên Lê Mạnh Cường)
Qua bảng 4.4 ta có công thức tổ thành của tầng cây cao của xã Nông Hạ
12.8Bb+12.7Kx+9.7St+8.7Gt+56.1Lk Qua công thức tổ thành ta thấy Bưởi bung có hệ số tổ thành cao nhất là12.8 tiếp sau đó đến cây Kháo xanh co hệ số tổ thành là 12.7, cây Sòi tía là8.8 và cuối cùng là cây Găng trâu co hệ số thấp nhất là 8.7, trong công thức tổthành loài phụ chiếm tỷ lệ phàn trăm nhiêu nhất là 56.1 Những cây tham giavào công thức tổ thành chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh
Mật độ trung bình cây gỗ ở xã này là 175 cây trên 3 OTC, tổng số câycủa 3 OTC là 32 cây trong đó có 4 loài chính và 23 loại phụ
4.3 Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh trạng thái IIA
4.3.1 Cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Tái sinh rừng là quá trình quan trọng quyết định đến mục đích vàphương thức kinh doanh Chất lượng của rừng sau này tốt hay xấu cũng là do
số lượng và chất lượng của cây tái sinh quyết định Do đó tổ thành cây táisinh có tính chất như một nhân tố định hướng quan trọng đối với một quátrình phục hồi rừng Biết được tổ thành cây tái sinh thông qua đó đề xuất cácbiện pháp tác động diều chỉnh tổ thành cây tái sinh hợp lí, có lợi nhất cho mụcđích sử dụng rừng
Qua thu thập số liệu ngoài thực địa, tôi tiến hành tính toán và thu đượckết quả tổng hợp cho trạng thái rừng IIA của 2 xã Cao Kỳ và Nông Hạ Kếtquả tính toán được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 4.5 Công thức tổ thành cây tái sinh rừng IIA Xã Cao Kỳ
Trang 30D+0.9Tht+0.7Hđ+0.6Ch, 3.28Lk
(Nguồn: Kết quả điều tra tái sinh tại xã Cao Kỳ)
Đối với xã Cao Kỳ ta có công thức tổ thành ở bảng 4.5 Số lượng cáccây tái sinh ở mỗi ô tiêu chuẩn đều khác nhau cho nên hệ số tổ thành và côngthức tổ thành ở mỗi ô tiêu chuẩn cũng khác nhau như Ô tiêu chuẩn 01 tổng sốcây đo đếm được là 67 cây/OTC, cây có hệ số tổ thành đứng đầu là Tu va với
hệ số tổ thành là 1.34, tiếp sau đó Kháo lá dài và Thung với hệ số tổ thànhtương đương là 1.19 và 1.04 Ở ô tiêu chuẩn thứ 02 số cây đo đếm được là 52cây/OTC, cây có hệ số tổ thành đứng đầu là Xoan ta và sau đó là Thànhngạnh với hệ số tổ thành tương tự là 1.54 và 1.35 Ở ô tiêu chuẩn thứ 03 vớitổng số cây là 57 cây/OTC Cây có hệ số tổ thành đứng đầu là Xoan nhừ vàtiếp theo là kháo nước với hệ số tổ thành tương tự là 1.58 và 1.4
Như vậy qua bảng công thức tổ thành cây tái sinh trạng thái IIA tại xãCao Kỳ cho ta thấy rằng các cây tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu làcác cây ưa sáng mọc nhanh như Tu va, Kháo lá dài, Thành ngạnh
Bảng 4.6. Công thức tổ thành cây tái sinh rừng IIA Xã Nông Hạ