1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY

78 949 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY ____________ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY” CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ CÔNG THƯƠNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: HÀ NGỌC ANH 7120 17/02/2009 PHÚ THỌ - 2009 M M ụ ụ c c l l ụ ụ c c Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………… … 1 DANH MỤC BẢNG ………………………………………………… … … 2 TÓM TẮT ………………………………………………………………… … 3 I - TỔNG QUAN …………………… … 4 1.1. Cơ sở pháp lý …………………… … 4 1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………… 4 1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………… … 4 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài …………………… … 5 1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu …………………… … 6 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………… … 6 a) Một số đặc điểm tự nhiên vùng nguyên liệu giấy Trung tâm . 6 b) Giới hạn địa điểm nghiên cứu …………………… … 8 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu …………………… … 9 1.3.3. Nội dung nghiên cứu …………………… … 9 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………… … 10 1.4.1. Trên thế giới …………………… … 10 1.4.2. Ở Việt Nam …………………………………………………… … 11 II - THỰC NGHIỆM …………………………………………………… … 13 2.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….… 13 2.1.1. Phương pháp ngoại nghiệp …………………………………….… 13 a) Tình hình sinh trưởng rừng trồng …………………… … 13 b) Điều tra đất ……………………………………………………… 15 c) Điều tra cây bụi thảm tươi ………………………………… … 15 d) Thu thập mẫu phân tích …………………………………… … 15 2.1.2. Phương pháp nội nghiệp …………………… … 15 a) Thu thập và thừa kế tài liệu ………………………………….… 15 b) Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm …………………….… 15 c) Xử lí số liệu ………………………………………………… … 16 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………………… … 17 2.2.1. Thực trạng rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm …………………………………… ……………… … 17 a) Thực trạng sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn ……….… 18 b) Thực trạng chất lượng rừng trồng Bạch đàn ……………….… 19 2.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn ……………………………………….……………… … 22 a) Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn …. 22 b) Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn 32 c) Ảnh hưởng của thực bì đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn 34 2.2.3. Ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn ………………………………… … 37 III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………… … 40 3.1. Kết luận ……………………………………………………………… … 40 3.2. Kiến nghị ……………………………………………………………….… 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… … 42 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D 1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m H vn : Chiều cao vút ngọn f: Hình số tự nhiên V : Thể tích thân cây bình quân M: Trữ lượng rừng trồng N/ha: Mật độ rừng trồng A: Tuổi rừng ∆M: Lượng tăng trưởng trữ lượng bình quân X : Trung bình mẫu X i : Giá trị thứ i của mẫu S d : Sai tiêu chuẩn mẫu S%: Hệ số biến động TLS: Tỉ lệ sống TB: Trung bình OM: Hàm lượng hữu cơ Nts: Ni tơ tổng số Pts: Lân tổng số Kts: Ka li tổng số Pdt: Lân dễ tiêu Kdt: Ka li dễ tiêu Ca 2+ : Canxi trao đổi Mg 2+ : Magiê trao đổi 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 01: Thực trạng sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn 20 Bảng 02: Thực trạng chất lượng rừng trồng Bạch đàn 21 Bảng 03: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 7……………… 25 Bảng 04: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6………………. 26 Bảng 05: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng r ừng trồng Bạch đàn tuổi 5………………. 27 Bảng 06: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 4………………. 28 Bảng 07: Ảnh hưởng của đất đến chất lượng rừng trồng Bạch đàn……………………… 29 Bảng 08: Sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tại nơi phân tích mẫu đất và lá…………… 30 Bảng 09: Kết quả phân tích đất………………………………………………………… 31 Bảng 10: Kết quả phân tích lá……………………………………………………………. 31 Bảng 11: Ả nh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6………… 32 Bảng 12: Ảnh hưởng của độ dốc đến chất lượng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6…………… 33 Bảng 13: Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng rừng trồng PN14 tuổi 7………………. 34 Bảng 14: Ảnh hưởng của thực bì đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 7………… 35 B ảng 15: Ảnh hưởng của thực bì đến chất lượng rừng trồng Bạch đàn tuổi 7…………… 36 Bảng 16: Ảnh hưởng của thực bì đến chất lượng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6…………… 36 Bảng 17: Ảnh hưởng của thực bì đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6………… 37 Bảng 18: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồ ng Bạch đàn 38 Bảng 19: Ảnh hưởng của mật độ đến chất lượng rừng trồng Bạch đàn 39 3 TÓM TẮT Để đề xuất biện pháp kĩ thuật và điều kiện gây trồng thích hợp cho các giống, đề tài “Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn vùng nguyên liệu giấy Trung tâm” đã được thực hiện trong năm 2008. Căn cứ vào tình hình thực tế, đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn được triển khai tại phía Nam của vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, đối tượng là rừng trồng c ủa Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch và của Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh. Bên cạnh việc nắm bắt thực trạng, các kết quả thu được đã chỉ ra một số yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn được thể hiện thông qua đấ t, độ dốc và thảm thực bì. Đối với các biện pháp kĩ thuật lâm sinh, đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn. Trên cơ sở kết quả có được, đề tài đã đưa ra một số đề xuất về biện pháp kĩ thuật trồng rừng Bạch đàn trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, một số kiến ngh ị cũng được đề cập nhằm phát triển rừng trồng Bạch đàn cung cấp nguyên liệu giấy trong tương lai. 4 I - TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ quyết định 1999/QĐ-BCT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008 cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. - Căn cứ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 48.08- RD/HĐ-KHCN ngày 23 tháng 01 năm 2008 giữa Bộ Công thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. - Căn cứ quyết định s ố 14/QĐ-KHTH ngày28/01/2008 của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài Bạch đàn là một trong những loài cây rừng chủ yếu ở nhiều nước trên toàn thế giới. Cho đến những năm 1990, diện tích đất trồng rừng đã tă ng gấp 5 lần với hơn 4 triệu ha rừng trồng trên 90 nước ngoài vùng phân bố tự nhiên của loài thực vật này (Hứa Vĩnh Tùng, Phạm Trọng Nhân). Tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, Bạch đàn đã được trồng khảo nghiệm loài và xuất xứ từ khoảng những năm 1980, kết quả nghiên cứu đã xác định Bạch đàn urophylla xuất xứ Lewotobi và Egon thích hợp cho trồng rừng vùng này. Sau khi xác định đượ c loài và xuất xứ thích hợp, công tác cải thiện giống đã được tiếp tục nhằm đưa ra các giống Bạch đàn có năng suất cao. Kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay, vùng Trung tâm đã có được bộ giống Bạch đàn khá phong phú phục vụ trồng rừng sản xuất với khoảng hơn 10 giống, bao gồm các giống sản xuất và giống tiến bộ kĩ thuật (Hu ỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức, Nguyễn Sĩ Huống, Nguyễn Đức Thế, 2007). Bên cạnh giống tốt, để có năng suất như mong đợi, việc xác định lập địa trồng rừng và hệ thống biện pháp kĩ thuật lâm sinh cần được quan tâm thỏa đáng. Với yêu cầu như vậy, các hoạt động nghiên cứu về phân chia lập địa, xác định tập 5 đoàn cây trồng đối với các vùng sinh thái đã được triển khai nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu có liên quan đã tập trung chủ yếu vào: xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm); một số yêu cầu cơ bản về đất trồng rừng sản xuất cho năng suất và hiệu quả cao (Nguyễn Xuân Quát); điều tra, đ ánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc (Phạm Đình Tam, Lại Thanh Hải, Đặng Quang Hưng, Trần Đức Mạnh); theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển rừng trồng bạch đàn Eucalyptus urophylla từ cây mô, hom (Hoàng Ngọc Hải, Cấn Văn Thơ); điều tra đánh giá rừng trồng nguyên liệu giấy tại các lâm trường vùng trung tâm B ắc bộ giai đoạn 2000 - 2004 (Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, 2006). Như vậy, trải qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về Bạch đàn thuộc các lĩnh vực giống, kĩ thuật lâm sinh nhằm tìm ra những đối tượng gây trồng thích hợp, những biện pháp kỹ thuật cụ thể để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Tuy nhiên, trong giới hạ n khu vực nghiên cứu của đề tài, một số yếu tố về tự nhiên có thể cho là phù hợp với Bạch đàn nhưng một số yếu tố mang tính chủ đạo lại có những ảnh hưởng đáng kể đến rừng trồng. Việc xác định các yếu tố chủ đạo của lập địa thông qua đánh giá sinh trưởng sẽ góp phần tích cực cho việc bố trí trồng rừ ng nhằm phát huy hết tiềm năng sản xuất của đất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, đánh giá sinh trưởng cũng cần thực hiện thường xuyên để bổ sung thông tin về giống và điều kiện gây trồng, góp phần tăng hiệu quả trồng rừng và tránh những rủi ro đáng tiếc. Xuất phát từ những lí do kể trên, đề tài “Đánh giá sinh trưởng rừng trồ ng Bạch đàn vùng nguyên liệu giấy Trung tâm” đã được thực hiện trong năm 2008. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm. - Đề xuất biện pháp kĩ thuật và điều kiện gây trồng thích hợp cho các giống Bạch đàn đang được trồng tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm. 6 1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu a) Một số đặc điểm tự nhiên vùng nguyên liệu giấy Trung tâm: - Vùng nguyên liệu giấy Trung tâm có tổng diện tích tự nhiên 672.498 ha thuộc phạm vi hành chính của 5 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Tây Bắc; có toạ độ địa lý 21 o 00’ đến 22 o 25’ vĩ độ Bắc và 104 o 20’ đến 105 o 40’ kinh độ Đông. - Về địa hình, đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Tây Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm địa hình đồi, núi thấp và núi trung bình. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cục bộ lớn, thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Tổng quát toàn vùng có thể chia ra: + Vùng núi trung bình: Gồm các huyện Bắc Quang (Hà Giang); Hàm Yên (Tuyên Quang); Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn (Yên Bái). Độ cao trung bình 500 - 700 m, độ dốc trung bình 25 - 30 o , nhiều nơi dốc hiểm > 40 o , địa hình chia cắt mạnh và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. + Vùng núi thấp: Gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng (Phú Thọ); Lập Thạch, Tam Dương (Vĩnh Phúc). Độ cao trung bình 300 - 500 m, độ dốc trung bình 20 - 25 o , thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam đổ về sông Hồng và sông Lô. + Vùng đồi: Bao gồm các huyện còn lại của tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, địa hình chủ yếu là đồi gò thấp và trung bình, độ cao trung bình từ 50 - 200 m, độ dốc trung bình 20 o . - Về địa chất, theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam của Tổng cục địa chất, có thể xác định được nền địa chất - đá mẹ tạo nên nền đất cơ bản của các vùng như sau: + Vùng Phú Thọ và Vĩnh Phúc: Nền đá mẹ tạo đất chủ yếu là các loại trầm tích cổ, gồm các loại đá Phiến thạch sét màu hồng và màu xám xen l ẫn các loại đá Sa thạch mịn như Cát kết, Sỏi kết và một số loại Đá vôi. 7 + Vùng Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang: Nền đá mẹ chủ yếu là các loại đá biến chất cổ có nguồn gốc mắcma như đá Gnai, đá Phiến mica, Thạch anh giàu grafit. - Về đất đai, từ nguồn gốc thành tạo địa chất và nền đá mẹ như trên, trải qua quá trình phong hoá, đã hình thành nên các loại đất chính với các đặc điểm cơ bản như sau: + Đất mùn trên núi cao: Diện tích 644 ha, chiếm 0,1% diện tích toàn vùng. Loạ i này phân bố ở độ cao > 1.700 m và có ở rải rác trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, đây là loại đất hình thành trên đá mắcma chua. + Đất Feralit có mùn trên núi trung bình: Diện tích 16.570 ha, chiếm 2,5% diện tích toàn vùng; phân bố ở độ cao 700 - 1.700 m, thuộc phần sườn trên và đỉnh các hệ thống núi trung bình, trên địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên tỉnh Yên Bái và huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Đất được hình thành trên các loại đá mắcma chua và đá biến chất có nguồn gốc mắcma nên khả năng phong hoá tương đối mạnh. + Đất Feralit vùng đồi và núi thấp: Diện tích 493.358 ha, chiếm 73,8% diện tích tự nhiên vùng. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và phân bố ở tất cả các huyện trong vùng nguyên liệu giấy Trung tâm. Đất được hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như đá mắcma và đá biến chất có ngu ồn gốc mắcma, có trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và phần lớn tỉnh Phú Thọ. Loại đá mẹ có nguồn gốc trầm tích như đá Phiến sét, đá Sa thạch và rải rác trên Phù sa cổ như ở Vĩnh Phúc và Nam Phú Thọ. + Đất bồi tụ, thung lũng và đồng bằng phù sa: Diện tích 91.901 ha, chiếm 13,8% diện tích tự nhiên toàn vùng. Đây là loại đất chủ yếu được sử dụng phục vụ sản xuấ t nông nghiệp và xây dựng cơ bản. - Về khí hậu, vùng nguyên liệu giấy Trung tâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do đặc điểm kiến tạo địa hình, đã hình thành nên nhiều tiểu vùng khí hậu, trên mỗi tỉnh cũng có những đặc trưng khí hậu khác nhau. Kết quả [...]... (Tổng Công ty giấy Việt Nam, 2006) Để đánh giá sát thực thực trạng rừng trồng Bạch đàn của khu vực nghiên cứu, đề tài đã tóm tắt các kết quả thu thập được trong bảng 01 và bảng 02 Những kết quả này được lấy từ những diện tích rừng có các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng đại diện cho khu vực điều tra a) Thực trạng sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn: Để đánh giá về sinh trưởng của rừng trồng, các chỉ... hưởng của thành phần cơ giới, hàm lượng dinh dưỡng trong đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Nhìn chung, đất chua và nghèo dinh dưỡng đã hạn chế rất nhiều đến khả năng sinh trưởng của Bạch đàn 24 Bảng 03: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 7 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng TT Giống Kí hiệu Hvn (m) TB S% D1.3 (cm) TB S% Dt (m) TB S% 1 PN14 I 17,8 4,1... pha thịt, rừng trồng U6 tuổi 7 tỏ ra sinh trưởng kém hơn so với đất cùng loại có thành phần cơ giới thịt nhẹ Khi sự xuất hiện của cả hai giống PN14 và U6 trên cùng loại đất, sinh trưởng của rừng trồng PN14 luôn cao hơn so với rừng trồng U6 cùng tuổi (bảng 03) Đây là kết quả sinh trưởng của hai giống khác nhau Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn đối với rừng có... Độ tuổi được xác định để đánh giárừng trồng từ tuổi 4 đến tuổi 7, đây là các đối tượng rừng khép tán đã đi vào ổn định sau thời gian chăm sóc của rừng non Ở tuổi 7 cũng là thời điểm thành thục về công nghệ của rừng trồng nguyên liệu giấy nên sẽ được quan tâm nhiều hơn trong quá trình nghiên cứu 1.3.3 Nội dung nghiên cứu - Thực trạng rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm - Ảnh hưởng... đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn: Để đánh giá ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng, chất lượng rừng trồng Bạch đàn, căn cứ vào địa hình của khu vực, đề tài đã chia độ dốc thành 3 cấp khác nhau: - Cấp 1: < 15 độ - Cấp 2: 15 - 25 độ - Cấp 3: > 25 độ Qua nghiên cứu thực tế, phần lớn diện tích rừng tập trung chủ yếu ở độ dốc cấp 1 và cấp 2 Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng rừng trồng, ... độ dày tầng đất … đến sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn là một trong những cơ sở để xác định điều kiện lập địa thích hợp Kết quả ở bảng 03 cho thấy loại đất ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Trên đất có nguồn gốc đá mẹ Cuội kết, rừng Bạch đàn cho trữ lượng vượt xa so với rừng cùng tuổi được trồng trên đất có nguồn gốc đá mẹ Phiến thạch sét Trong khi ∆M của rừng PN14 đạt 20,5 m3/ha/năm... trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc (Phạm Đình Tam, Lại Thanh Hải, Đặng Quang Hưng, Trần Đức Mạnh) - Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn Eucalyptus urophylla từ cây mô, hom (Hoàng Ngọc Hải, Cấn Văn Thơ, 2003) - Điều tra đánh giá rừng trồng nguyên liệu giấy tại các lâm trường vùng Trung tâm Bắc bộ giai đoạn 2000 - 2004 (Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, 2006)... cứu, đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn cần được thực hiện cho các độ tuổi khác nhau, trên các điều kiện lập địa khác nhau và các đối tượng rừng trồng đó được áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác nhau Đơn vị điều tra được xác định là các ô mẫu tạm thời để thu thập tất cả các thông tin như: sinh trưởng rừng trồng, các yếu tố về lập địa và biện pháp kĩ thuật lâm sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng. .. sản xuất” Đối với vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, để đáp ứng cho nhu cầu trồng rừng với quy mô lớn, Bạch đàn đã được quan tâm nghiên cứu và cho rất nhiều kết quả thiết thực như: - Khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn thực hiện tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm từ năm 1979 và 1985 - Khảo nghiệm xuất xứ Bạch đàn Eucalyptus urophylla năm 1986, 1988 và 1990 - Khảo nghiệm dòng dõi Bạch đàn Eucalyptus urophylla... nghiên cứu cho thấy, bạch đàn Eucalyptus urophylla xuất xứ Lewotobi và Egon luôn đứng đầu về sinh trưởng ở tất cả các khảo nghiệm Do đó, loài và xuất xứ này đã được nhập hạt giống và gây trồng rừng mở rộng ở vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Sau khi xác định được loài và xuất xứ Bạch đàn thích hợp cho trồng rừng sản xuất tại vùng Trung tâm, để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, công tác cải . địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn ……………………………………….……………… … 22 a) Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn …. 22 b) Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng rừng trồng Bạch. trạng rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm …………………………………… ……………… … 17 a) Thực trạng sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn ……….… 18 b) Thực trạng chất lượng rừng trồng Bạch đàn. đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn tuổi 6………………. 26 Bảng 05: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng r ừng trồng Bạch đàn tuổi 5………………. 27 Bảng 06: Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch

Ngày đăng: 15/05/2014, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w