CHUONG TRINH KHOA HOC XA HOI CAP NHÀ NƯỚC KX.09 Ï "Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn điện Thủ đô"
DE TAI KX.09.08: "Phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội"
k*k+wkx*kx+%+kkk%*w%*k*kt&k*%
HỘI THẢO KHOA HỌC LÀN THỨ TƯ: TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI
TRONG GIAI DOAN DAY MANH CONG NGHIEP HOA,
HIEN DAI HOA CUA HA NOI Hà Nội, ngày 04-5-2007
695V
Trang 2MUC LUC
Trang 1 Những giải pháp trọng dụng nhân tài trong giai đoạn đây mạnh cơng 1
nghiệp hố, hiện đại hoá của Hà Nội
GS-TSKH Vũ Hy Chương, Chủ nhiệm Đê tài KX.09.08
2 Về vấn đề sử dụng, bồi dưỡng người tài trong giai đoạn đây mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội 5
GS-TS Lại Văn Tồn, Phó Chả nhiệm Đề tài KX.09.08
3 Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, 73 hiện đại hố Thủ đơ
PGS-TS Nguyễn Ngọc Cơ, Khoa Lịch sử - Đại học Sự phạm Hà Nội
4 Về vấn dé phát hiện và trọng dụng nhân tài trong thời đại ngày nay 26 TS Trương Đức Quả, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
5 Vài nét về chính sách thu hút nhân tài của Hà Nội trong thời kỳ công 34
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
TS Nguyễn Thị Phương Chỉ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
6 Thủ đô Hà Nội - Lam thé nao đề thu hút nhân tai? 39
Nguyễn Thị Phương Thanh, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
7 Một số giải pháp nhằm thu hút nhân tài trong thời kỳ cơng nghiệp hố- 50 hiện đại hoá ở Hà Nội hiện nay
Trân Xuân Trí, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
8 Trọng dụng nhân tài - Vấn dé dao tao va str dung 62
TS Hà Mạnh Khoa, Viện Sử học
9 Thủ đô Hà Nội - Giải pháp nào cho việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài? 68 Nguyễn Thị Phương Thanh, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
10 Đôi điều suy nghĩ về chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài phục vụ 76
sự nghiệp CNH, HĐH của Thủ đô Hà Nội
Đào Thu Vân, Khoa Lịch sử - Đại học Sự phạm Hà Nội
11 Chính sách trọng dụng người tài - Biết rồi, nói mãi nhưng chưathấm 84
vào cuộc đời
NNC Nguyễn Đắc Xuân, Thừa Thiên - Huế
12 Khai thác hiệu quả nguồn nhân lực trình độ cao ở các trường đại học, 8&9 cao ding trên địa bàn Hà Nội phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thủ đô
Trang 313 14 15 16 17 18 19
Phat trién giáo dục, tăng cường tính hiệu quả trong đào tạo và sử dụng
nhân tài Thủ đô
ThS Hồ Công Lưu, Khoa Việt Nam học - Đại học Sư phạm Hà Nội
Một số suy ngẫm về chính sách nhân tải của Thủ đô Hà Nội Trịnh Nam Giang, Đại học Sư phạm Hà Nội
Vấn đề sử dụng nhân tài trong lĩnh vực giáo dục của Hà Nội Nguyễn Thu Hiền, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa học và nhân tài của Hà Nội thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá
Phạm Anh, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
May bai học từ chính sách trọng dụng nhân tài thời Trần (1225-1400)
Phan Ngọc Huyền, Khoa Lịch sử - Đại học Sự phạm Hà Nội
Định lệ và chính sách của Nhà Nguyễn đối với những người thi đỗ
Tiến sĩ
Hải Trung, Trung tâm Bảo tôn Di tích Cơ đơ Huế
Cải cách tiền lương dưới triều Minh Mệnh (1839) và hệ quả của nó CN Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 4NHUNG GIAI PHAP TRONG DUNG NHAN TAI TRONG GIAI ĐOẠN ĐÂY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA HÀ NỘI
GS-TSKH Vũ Hy Chương
Hội thảo khoa học lần thứ tư của Đề tài KX.09.08 với chủ đề “Trọng
dụng nhân tài trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội”, nhằm vào mấy trọng tâm sau đây:
- Phân tích thực trạng về các chính sách trọng dụng nhân tài hiện nay, để xuất quan điểm cho các chính sách trọng dụng nhân tài trong giai đoạn đây mạnh CNH, HĐH của Hà Nội
- Phân tích các giải pháp được thực hiện ở Hà Nội về thu hút và khai thác nguồn lực nhân tài ở Thủ đô Đề xuất ý tưởng cho những giải pháp cần có để Hà Nội thu hút và khai thác tốt nguồn lực nhân tài phục vụ yêu cầu phát
triển toàn diện của Thủ đô
- Nêu những vấn để cụ thể cần kiến nghị trong từng mặt công tác về phát
hiện, đánh giá, tuyên chọn, đảo tạo và bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và trọng
dụng, đãi ngộ nhân tài trong giai đoạn CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 1 Các vẫn đề lớn đã được Đề tài thảo luận trước đây:
Trong các lần toạ đàm khoa học của Đề tài, nhất là tại cuộc Hội thảo
khoa học lần thứ hai vào tháng 4/2006, ý kiến trao đối đã cơ bản thống nhất về
một số nội dung sau đây:
- Vai trò quan trọng có tính quyết định của nhân tài - hiền tài đối với sự
hưng thịnh và phát triển của đất nước
- Quan niệm của Đề tài về nhân tài gồm những người có trình độ học vấn cao, tầm hiểu biết uyên bác; những người có tay nghề tỉnh thơng với trí thơng minh và óc sáng tạo (tuy khơng có học vấn cao); những người có năng
lực đặc biệt có thê làm nên những cơng tích nỗi bật hơn người Hiển tài là
những người vừa có tài vừa có đức, tức là những nhân tài có cả trình độ kiến thức và đức độ, biết dùng tài năng của mình vào những việc có ích cho xã hội cho dân cho nước
- Quan hệ gắn bó khăng khít của nhân tài - hiển tài với cộng đồng khoa
học
- Những kinh nghiệm lịch sử trong phát hiện, tuyển chon, bdi dưỡng, sử dụng và trọng dụng nhân tài Lịch sử của đất nước cho thấy rõ những thời kỳ
hưng thịnh đều do biết dựa vào nhân tài - hiển tài và trọng dụng cao với họ
Trang 5- Những thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng đội ngũ trí thức đủ mọi lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho xây dựng và phát triển đất nước, sử dụng đông đảo cộng đồng khoa học và phát huy năng lực của họ, có chế độ đãi ngộ và tôn vinh (tuy còn nhiều mặt cần kiến nghị tăng cường)
- Nhà nước phải có hệ thống đồng bộ chính sách và giải pháp đúng trong
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ với nhân tài - hiển tài Những người sử
dụng cần phải có tâm trong nhìn nhận đánh giá đúng năng lực từng người, bố trí sử đụng đúng, tạo điều kiện để họ phát huy tốt và nâng cao năng lực, có các chế độ đãi ngộ thoả đáng với kết quả lao động khoa học
2 Một số giải pháp cần kiến nghị:
Hà Nội vận dụng những chính sách chung của Nhà nước và có những
quy định thêm, có các giải pháp riêng để đào tạo và bồi đưỡng, thu hút nhân tài
- hiền tài, tận dụng nguồn nhân lực lớn của đất nước đang sống và hoạt động
trên địa bản Thủ đơ, có thêm chế độ kích thích sự say mê sáng tạo khoa học để
càng cống hiến được nhiều hơn trong xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại
Một số giải pháp xin kiến nghị là: a) Giải pháp về đào tạo nhân tài - hiền tài:
- Nhà nước và Thành phố phải đầu tư lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch
từng giai đoạn dé dao tao đội ngũ cán bộ khoa học các bậc trình độ Đội ngũ
cán bộ khoa học được đào tạo là tài sản quý của quốc gia, khẳng định Nhà
nước phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng và phát triển mạnh đội ngũ ấy Kế
hoạch đào tạo 1.000 Tiến sĩ trong 5 năm khơng có gì là khó thực hiện, nếu như
bắt đầu ngay từ bây giờ tuyển chọn 4-5 ngàn sinh viên tốt nghiệp loại khá và
giỏi cho đào tạo cao học để rồi tuyển tiếp cho đào tạo bậc Tiến sĩ
- Thông qua đánh giá định kỳ theo các tiêu chuẩn rõ ràng mà thực hiện tiếp tục bồi dưỡng thường kỳ để phát triển năng lực phù hợp cho tất cả mọi
loại cán bộ khoa học; nhất là qua đó phát hiện những người có triển vọng bồi
dưỡng thành nhân tài - hiền tải sau này để thực hiện sớm từng bước kế hoạch bồi đưỡng thích hợp
- Cần có thêm loại chương trình nghiên cứu + đào tạo để hỗ trợ các nghiên cứu sinh có điều kiện thực hiện các để tài nghiên cứu trực tiếp phục vụ cho Luận án (DFG CHLB Đức hàng năm tài trợ khoảng 70 triệu Euro cho hơn 300 nhóm nghiên cứu gồm gần 5 ngàn nghiên cứu sinh để làm Luận án, khoảng 10 triệu Euro cho những người làm Luận án Tiến sĩ khoa học)
Các giải pháp nêu trên không chỉ do Nhà nước thực hiện, nhưng Nhà nước là chủ thể cơ bản để bảo đám tính hệ thống toàn diện và cơ bản có định
hướng cho lâu dài của cơ cầu đội ngũ cán bộ khoa học được đảo tạo và bồi
2
Trang 6dưỡng, Nhà nước ban hành các chính sách và là nơi cung cấp các nguồn lực
quan trọng để thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo
b) Giải pháp về sử dụng nhân tài - hiển tài:
- Người sử dụng thực sự tin cậy và giao việc đúng với năng lực thực có
của cán bộ khoa học, của người tài Những người có trình độ và năng lực tốt,
nhiều kinh nghiệm, phải quy định chế độ công tác kiêm nhiệm ở I trong 3 lĩnh
vực (giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn quản lý) và có chế độ thù lao thoả đáng với công tác kiêm nhiệm (khoảng 50% mức hưởng của cơng tác chính)
- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong làm việc về phương tiện thiết bị
chuyên môn, nơi làm việc, khai thác thông tin, giao lưu khoa học với trong nước và quốc tế Nên chủ yếu cho cán bộ khoa học đi lẻ ra nước ngoài để trực tiếp trao đôi học tập về chuyên môn; không nên hạn chế việc cho cán bộ khoa học ra nước ngoài trao đổi học thuật (tổng lợi ích thu được sẽ là nhiều hơn số
kinh phí tiết kiệm được do hạn chế việc cho họ ra nước ngoài)
- Ngoài các để tài nghiên cứu thuộc các chương trình khoa học trọng điểm và để tài nghiên cứu cơ bản, cần có thêm các loại chương trình nghiên
cứu khác để thu hút nhiều nhất số cán bộ khoa học vào thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu phục vụ phát triển của đất nước Những dạng chương trình can thêm là: chương trình nghiên cứu đặc biệt (giành cho một số chuyên ngành khoa học cần tập hợp lực lượng lớn để thực hiện cho phát triển, như nghiên cứu về nano, nghiên cứu vũ trụ chẳng hạn); chương trình nghiên cứu khoa học theo vùng; chương trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ (giành đảo tạo bồi dưỡng năng lực khoa học cho số trẻ); chương trình cho các nhà sáng tạo (DFG của CHLB Đức trong tổng vốn 1 tỷ Euro hàng năm đã đầu tư: 42% kinh phí cho các để tài nghiên cứu lẻ, 13% cho các chương trình khoa học trọng điểm, 4% cho các chương trình khoa học vùng, 26% cho các chương
trình khoa học đặc biệt, 3% cho các chương trình khoa học trẻ)
- Hà Nội đặt hàng với các cơ quan khoa học của trung ương đóng trên địa bàn nghiên cứu để xuất những phương án lớn trong phát triển Thủ đô, như: quy hoạch lại giao thông thành phố vẻ tổng thể cũng như ở từng khu vực; cải tạo và xây dựng mới các hệ thống cấp nước và thoát nước ở từng khu vực và từng tiểu vùng dân cư; điều chỉnh phân bố các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở ở từng quận và từng phường sao cho thuận tiện nhất cho trẻ em khi đi học; tăng thêm các điểm vui chơi và phục vụ công cộng ở các điểm dân cư trong mỗi phường (nhằm phục vụ rộng rãi đông đảo nhân dân); v.v Trên cơ sở những nghiên cứu nảy mà các cơ quan quản lý chức năng của Thành phố sẽ có những biện pháp tổ chức cụ thể
Trang 7- Tổ chức hoạt động môi giới nhân tài, tập hợp hệ thống dữ liệu về các
thông tin cá nhân mọi nguồn lực nhân tài hiện có, tập hợp những nhu cầu các
nơi cần về nhân tài theo tiêu chuẩn cụ thể; qua đó chap nối giới thiệu, hoặc dựa
vào đó liên kết đào tạo bồi dưỡng thêm về chuyên môn đáp ứng đúng yêu cầu
nơi cần tuyển dụng
c) Giải pháp về đãi ngộ và trọng dụng nhân tài - hiển tài:
~ Trước nhất là có chế độ thù lao cao hơn mức bình thường đối với cán
bộ khoa học, đặc biệt là với nhân tài - hiền tài Mức tiền lương cơ bản của cán
bộ khoa học, của nhân tài phải có hệ số cao hơn lương cơ bản của lao động bình thường ít nhất là 30% Ngoài tiền lương, cán bộ khoa học - nhân tài còn được hưởng thù lao ngoài lương về những hoạt động chuyên môn khoa học do họ thực hiện tương xứng với giá trị của nhiệm vụ chuyên môn đó (ví dụ 10%
kinh phí thực hiện nhiệm vụ); thù lao khi thực hiện các nhiệm vụ trong đào tạo
và các hoạt động khác theo năng lực chuyên môn được sử dụng Tạo điều kiện sao cho cán bộ khoa học có được mức thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 10-15 triệu đồng trở lên, và mức đó nên coi là bình thường trong đời sống xã
hội phát triển
- Có chế độ thưởng định kỳ hàng năm và bất thường cho cán bộ khoa học, cho người tài mỗi khi họ thực hiện thành công xuất sắc một nhiệm vụ, mức thưởng phải xứng đáng (có tác động kích thích với xã hội) Những khen thưởng, vinh danh phải kip thời, chậm cũng chỉ nên theo từng kỳ 5 năm (không nên áp dụng rộng rãi cách khen thưởng “tổng kết” cả cuộc đời cổng
hiến nhất là hình thức truy tặng)
- Lập danh sách đầy đủ về các Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học Việt Nam từ
năm 1920 trở lại đây, in sách lưu danh theo từng năm bảo vệ Luận án (Như đã
làm sách về các Giáo sư, Phó Giáo sư nhưng phải thật đầy đủ tên mọi người; còn cách làm sách về “Tiến sĩ Việt Nam thời hiện đại” chỉ có tên những người
có bản khai gửi đến nên không sắp xếp đúng theo trình tự năm báo vệ và bị thiếu rất nhiều người nhất là những người đã mat)./
Trang 8VE VAN DE SUDUNG, BOI DUGNG NGUOI TAI
TRONG GIAI DOAN DAY MANH
CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA CUA HA NOI
GS.TS Lại văn Toàn”
Ở nước ta người tài năng đức độ (gọi tắt là người tài) lĩnh vực hoạt động ngành nghề nào cũng có, địa phương nào cũng có, thời nào cũng có nhiều ít tuy có khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh thời cuộc, vào điều kiện mà thời cuộc tạo ra cũng như vào đức độ vươn lên của bản thân người có tài
năng tiềm ẩn Người tài dễ thấy và cũng nhiều hơn cả thường vào những buổi
mở đầu mỗi thời kỳ hay giai đoạn lịch sử mới Đó là khi phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết hay giải quyết theo cách mới, địi hỏi phải có các bậc tài đức cùng với những điều kiện cần thiết để họ xuất thân và đáp ứng những nhiệm vụ lịch sử mà thời cuộc giao phó
Trong thực tế có nhiều cách phát hiện, giới thiệu người tài “Chiếu cầu
người hiển tài” gần như đã trở thành nét đẹp truyền thống của các ông vua anh minh trong lịch sử phong kiến nước nhà, thể hiện chủ trương thu hút người tài, cũng đồng thời cho thấy tấm lòng mến mộ của các vị đối với người tài, trọng dụng tài năng của họ, mở đường cho việc thực hiện rộng rãi phương thức tiến cử người tài trong thiên hạ và người tài tự tiến cử
Ngay trong năm đầu tiên khi chế độ dân chủ nhân dân vừa ra đời ở nước ta lân vào cảnh ngộ vơ vàn khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi và yêu cầu các địa phương báo cáo đầy đủ danh sách người tài đức ở địa phương mìnhi Nhờ phương thức tiến cử (và tự tiến cử) này mà người tài từ khắp mọi vùng miền đất nước và các trí thức, kiều bào ta ở ngoài nước đã đem tài sức của mình phục vụ kháng chiến Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về phát hiện, cảm hoá người tài Người cũng là
Trang 9bậc thày người tài đức độ có biệt tài khơi đậy, bồi dưỡng và sử dụng tài đức ở từng con người Nhiều nhà lãnh đạo tài ba của cách mạng Việt Nam từng làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được người tin cậy giao các trọng trách đã trưởng thành mạnh mẽ trên đường đời hoạt động cách mạng và trở thành
những học trò xuất sắc kế tục sự nghiệp của Người Nhiều nhà khoa học và văn
nghệ sĩ từng được Hồ Chủ tịch cảm hoá, được Người quí mến, quan tâm trọng dụng đã noi gương Người phấn đầu suốt đời vì dân vì nước, trở thành những
người tài nổi danh được nhân dân mến mộ
Cũng là “cầu người tài đức” nhưng vị Chủ tịch đầu tiên của chế độ dan
chủ nhân dân ở nước ta lại có cách làm hồn toàn khác, tin tưởng vào sự
nghiệp phục vụ nhân dân, dựa vào kết quả báo cáo tiến cử của các địa phương nên sớm biết được đầy đủ những “người tài đức, có thể làm được những việc ích nước, lợi dân” để trọng dụng Cách tiến cử “người tài đức” này của Chủ
tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quan niệm của Người về người tài đức có ở mọi
địa phương trong cả nước và trong mọi lĩnh vực hoạt động ngành nghề của đời sống xã hội; người tài được nhân dân nuôi dưỡng, tài năng của họ phát triển lên từ chính ngay trong cuộc sống đời thường của nhân dân Do vậy, nhân dân biết đến họ và họ “có thể làm được những việc ích nước, lợi dân” Chính quan niệm rất mới về người tài đức như vậy đã qui định cách Hồ Chủ tịch “cầu
người tài đức”
Như đã trình bày, thời kỳ lịch sử nào cũng đặt ra những vấn để của thời mình, đồng thời cũng đòi hỏi và chuẩn bị những tiền để cho việc giải quyết chúng Người tài xuất hiện để giải quyết những vấn đề của thời mình là hồn
toàn hiểu được Ngoài những tiêu chí đặc thù do thời đại qui định, người tài trong các thời kỳ lịch sử khác nhau cịn có khơng ít những tiêu chí làm thành mẫu số chung cho người tài: tài năng đức độ và trí tuệ của họ cũng tiểm ẩn theo những mức độ nhiều ít khác nhau ở những người cùng thời và những việc họ làm được đều “ích nước, lợi dân” Đây cũng là cơ sở để xã hội mến mộ, suy tôn, hướng tới họ Khơng thể nói, người tài thời nào tài có nhiều tai nang hon
2
Trang 10Nhân vật trung tâm người tài thời phong kiến nước ta trước đây là kẻ sĩ mà tài
năng trí tuệ của họ chủ yếu là trị quốc và được phát triển lên cũng nhằm trị quốc là chủ yếu Còn người tài thời hiện đại thì đặc trưng bởi tố chất trí tuệ đáp
ứng những yêu câu mà thời đại mới đòi hỏi Do vậy trong phổ tiêu chí của họ
nổi trội hơn cả là phẩm chất mang nặng tính trí tuệ liên quan đến các lĩnh vực
hoạt động khác nhau của đời sống xã hội hiện đại —- như lãnh đạo, quản lý, khoa học, văn hoá, văn nghệ và nhất là sản xuất, kinh doanh, tài chính và ngân hàng, dịch vụ viễn thông, luật pháp, y tế Họ là các nhà lãnh đạo và quản lý giỏi, là các doanh nhân và nhà công nghiệp giàu tài năng, các chủ ngân hàng, các nhà khoa học, kĩ sư tài giỏi và còn phải kể đến những công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề bậc cao
Trên địa bàn Thủ đô thời hội nhập tồn cầu có đến cả trăm viện nghiên
cứu và các trường đại học lớn, cùng với nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học “đích thực của Hà Nội” và do Hà Nội quản lý Ngồi đội ngũ đơng đảo các nhà khoa
học hàng đầu của đất nước và các nhà quản lý tài ba của cả nước, Thủ đô Hà
Nội do vị thế là “trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
ol
lớn về văn hoá, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”!, bao giờ cũng hội tụ các tài năng đủ loại ngành nghề — ma hiếm có một địa phương nào
khác ở nước ta có thể có được Đó là lợi thế hơn hẳn của Thủ đơ về tiém luc trí tuệ, tài năng, trình độ tay nghề cao trong giải quyết những nhiệm vụ CNH,
HĐH và bài toán về hội nhập toàn cầu Đặc biệt cịn phải nói đến lực lượng
đông đảo các các thủ khoa — “tài năng trẻ” nhiều hứa hẹn — ra trường hàng năm, từng nhiều năm là công dân “tạm trú” của Thủ đô, từng hít thở và hồ vào nhịp sống của Hà Nội Nếu được sử dụng, làm việc theo các chế độ chính sách về tài năng trẻ, chắc chắn họ sẽ sớm đáp ứng tốt các yêu cầu của Thành phố thời kỳ mới đang CNH, HĐH mạnh mẽ
Tuy vậy, Hà Nội giờ đây đang đứng trước thách thức do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực tay nghề cao, trình độ giỏi Nhiều đề tài nghiên
' Pháp lệnh thủ độ Hà Nội Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội — 2001 trang
Trang 11cứu cùng nhiều cuộc hội thảo khoa học cũng đã tiến hành nhằm tìm kiếm, để
xuất các giải pháp chính sách về thu hút, trọng dụng người tài Uỷ ban Nhân
đân thành phố đã quyết định về nhiều vấn đề chính sách trọng dụng người tài ở
Thủ đô, liên quan đến việc tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người có tài năng, nhất là các tài năng trẻ - như Quyết định 167/QDUB và Quyết định 168/QĐÐUPB ngày 5/12/2002 của UBND Thành phố
Có quyết định, chính sách là cần thiết; nhưng bản thân quyết định, chính
sách chưa thể đưa lại bất kỳ một sự thay đổi nào đối với thực tiễn, nếu không
được thực hiện và điều không kém phần quyết định là tổ chức thực hiện như thế nào
Như trên đã trình bày, lâu nay ta dành không ít suy nghĩ và thảo luận về
chế độ, chính sách người tài Nhưng thử hỏi đã có bao nhiêu cuộc trao đổi về
vấn đề tổ chức thực hiện, thực hiện như thế nào và trong hồn cảnh nào thì chính sách phát huy tốt hiệu quả trong thực tế, còn trong điều kiện nào thì
không đưa lại kết quả nếu khơng nói là ảo tưởng trong khi đây lại là vấn đề
“không kém phần quyết định” Chúng ta biết rằng bất kỳ một quyết định, chính sách nào ra đời cũng do đòi hỏi của thực tế và khi đưa vào áp dụng trong đời sống cũng đều do con người thực hiện, trong những điều kiện và môi
trường, nhất là môi trường xã hội tương ứng để phát huy tác dụng Áp dụng
vào chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài ở Thủ đơ, địi hỏi khi trao đổi về chế độ chính sách thu hút và trọng dụng người tài ở Hà Nội, thiết nghĩ cũng phải dành sự quan tâm cần thiết đến điều kiện môi trường mà Hà Nội tạo ra để tiếp nhận các quyết định, chính sách đối với người tài, để tài năng của con
người có thể phát huy hiệu quả và phát triển trong đời sống hiện thực
Những năm trở gần đây, Hà Nội đã áp dụng nhiều hình thức đấu thầu khoa học cũng như mời các nhà khoa học đầu ngành và chuyên gia nhiều lĩnh vực tham gia các chương trình, đề tài khoa học do Hà Nội chủ trì thực hiện Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử — văn hoá 1000 năm Thăng Long
Trang 12— Hà Nội”, một chương trình nghiên cứu tổng hợp về Thủ đơ nghìn năm văn
hiến với một hệ để tài thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, như khoa học tự
nhiên, xã hội, lịch sử, và văn hố chính là một thí dụ về hình thức này Chương
trình đang huy động và sử dụng có hiệu quả tài năng trí tuệ của nhiều nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu ở Hà Nội
Theo hướng quyết định của Thành phố, những năm gần đây Hà Nội thực
hiện nhiều thức thu hút và sử dụng người tài như tổ chức các cuộc gặp mặt tuyên đương các thủ khoa (tài năng trẻ), tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
họ làm việc ở Hà Nội; một số cơ quan, bệnh viện bước đầu dành nhiều điều kiện cho các tài năng trẻ được làm việc theo đúng chuyên môn nghề nghiệp họ được đào tạo để họ sớm phát huy tài năng của mình, có nơi cịn tin tưởng, mạnh đạn giao cho họ gánh vác trách nhiệm quản lý hay gửi đi đào tạo tiếp
theo nhằm phát triển tài năng của họ
Tuy nhiên, những việc làm như vậy còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiểm lực trí tuệ của đội ngũ người tài trên địa bàn Thủ đô và với yêu cầu huy động nhiều hơn và thường xuyên hơn vào quá trình nghiên cứu những vấn đề chiến lược và giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết của Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH mà Hà Nội đặt kế hoạch sẽ kết thúc vào năm 2015 Có thể nói, Hà Nội cho đến nay vẫn chưa tạo được một mơi trường thơng thống
thuận lợi cho việc thu hút tài năng nhằm làm giàu trí tuệ của Thủ đô trước đòi hỏi bức thiết về người tài trong thời kỳ mới
Mấu chốt của tình hình là do Hà Nội chưa tạo ra được sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và thực hiện chính sách, trong thái độ ứng xử của người Hà Nội đối với các tài năng Chừng nào chưa tạo ra được sự chuyển biến đồng bộ như vậy, xin nhấn mạnh - một cách đồng bộ, và không chỉ ở những người sử dung trực tiếp hoặc gián tiếp các tài năng, nhất là các tài năng trẻ, thì khó
khăn trong thực hiện chế độ chính sách đối với người tài được đề ra vẫn còn ở
phía trược Có thể coi đây là trở ngại lớn nhất cần sớm loại bỏ khi thực hiện các giải pháp chính sách về trọng dụng người tài ở Thủ đô trong thời kỳ mới
Trang 13Với suy nghĩ và cách đặt vấn đề như vậy, chúng ta muốn trở lại một vấn đề cũ nhưng bao giờ cũng đúng — suy cho cùng là con người: Con người mong muốn tài năng của mình “ích nước, lợi dân” nên cần có chính sách tạo điểu kiện phát triển tài năng; và cũng chính con người quyết định hiệu quả chính
sách sử dụng và phát triển tài năng trong những điều kiện tương ứng cần thiết,
trong một môi trường xã hội thơng thống do chính mình tạo ra Chúng tơi xin
nhấn mạnh, môi trường thơng thống mà chính con người tạo ra trước hết cần
phải hiểu là môi trường xã hội Cố nhiên đó khơng chỉ là các chính sách, cơ chế thực hiện theo quyết định hay mang tính pháp lý có giá trị bắt buộc Mơi trường đó gồm chính những con người sống và làm việc trong những điều kiện cụ thể, bao gồm trước hết và trực tiếp là các cán bộ lãnh đạo quản lý sử dụng người tài và tất cả những ai cùng làm việc, hợp tác, hỗ trợ và cộng đồng trách nhiệm với người tài, tạo điều kiện cho người tài làm việc, đóng góp và thể hiện, phát triển tài năng qua cơng việc được giao phó Khơng có một tập thể cơng tác hay cộng khoa học tốt mà người tài là một thành viên tích cực gắn bó
thì người tài không thể cống hiến sức sáng tạo trí tuệ tài năng, cho dù có nhiều
quyết định chính sách tốt
Giữ vai trò nếu quan trọng có tính quyết định đối với sự hình thành mơi trường “thơng thống” cho việc thực hiện chính sách đối với người tài và để tài
năng thể hiện, phát triển trong công việc, là người cán bộ lãnh đạo, quản lý
trực tiếp người tài Có thể nói, bản thân người quan lý sử dụng người tài cũng phải là người tài năng đức độ biết phát hiện, đánh giá đúng tài năng ở con người để giao và giao việc đúng người, qua đó người tài phát huy năng lực,
phát triển tài năng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao tấm gương trong sáng
mẫu mực về thu hút và trọng dụng người tài
Có người suy nghĩ không đúng cho rằng người quản lý hay lãnh đạo sử sử dụng trực tiếp tài năng phải là người có tài năng hơn người tài làm việc dưới
quyền điều hành quản lý trực tiếp của mình; nếu không như vậy người cán bộ
lãnh đạo sẽ khó lãnh đạo, vai trò như thể bị giảm sút Chính cái quan niệm sai
6
Trang 14lầm này đã tác động xấu đến thực tiễn sử dụng người tài, khiến cho có cán bộ có chức có quyền khơng ưa dùng những người có tài năng hơn mình về một mặt nào đó, thường ít tạo cho người tài điều kiện hoạt động và phát triển tài năng, tệ hại hơn có khi cịn sử dụng quyền lực hành chính thơ bạo đối với người tài, khiến cho tài năng của con người khó bề có thể phát huy trong công việc Làm như vậy cịn nói chỉ đến thực hiện chính sách người tài, phát triển tài năng của họ
Còn một vấn đề nữa lâu nay khơng chính thức được đặt ra đề trao đổi
tuy xảy ra khơng ít trong thực tiễn dùng người nói chung và người tài đức nói
riêng - đó là vấn đề người tài “làm được việc”, được thủ trưởng dé tinh tin
nhiệm theo kiểu “giao việc cho cậu tở yên tâm” và thế là người có tài, “làm được việc”, “được tín nhiệm”, tin cậy buộc phải “yên tâm” với cương vị và nhiệm vụ được giao từ năm này qua năm khác Tài năng và cơ hội bồi dưỡng, phát triển tài năng của người tài cũng do vậy mà qua đi theo năm tháng làm việc trong sự tín nhiệm thiển cận tuy không đáng ghét như loại cán bộ lãnh đạo vừa được đề cập đến ở trên Trên thực tế việc bồi dưỡng, đạo tạo người tài qua giao việc, giao quyền là một hình thức sử dụng tài năng của người tài Song tài năng của con người lại không ngừng biến đổi, đòi phải được cập nhật tri thức
mới và phát triển theo nhu cầu của thời cuộc Người tài chỉ làm đọc một công
việc dưới sự quản lý, sử dụng của người quản lý như vậy thì làm sao có thể phát triển được tài năng Những điều vừa trình bày hoàn toàn đúng cả với tình hình thực hiện chính sách người tài ở Thành phố Hà Nội của chúng ta
Thành thử, cẩn tạo ra sự thay đổi thực tế từ ngay trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến những con người cán bộ bình thường trong bộ máy công quyền, thì chưa thể nói đến việc hình thành ở người dân trong toàn xã hội Thủ đô thái độ mến mộ thực lòng đối với tài năng và phát triển tài năng
của con người trước yêu cầu phát triển mới của Thành phố Chừng nào Hà Nội
còn chưa làm được điều này, thì mọi quyết định, chính sách tốt vẫn chưa đưa
lại hiệu quả thực tế mong muốn
Trang 15Để kết luận chúng tôi muốn khẳng định, vấn để người tài của Thủ đô
giờ đây trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Giá trị thiết thực của chủ đề hội thảo
có tính thời cuộc cho cả đề tài, cũng là một trong những giá trị thực tiễn cấp
bách của toàn bộ chương trình nghiên cứu về Thăng Long — Ha Nội một nghìn năm văn hiến
Trang 16PHAT HUY VAI TRO CUA DOI NGO TRI THUC
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN DAI HOA THU DO Nguyễn Ngọc Cơ!
I VỀ TẦNG LỚP TRÍ THỨC VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC HIỆN NAY Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 1.1 Về tầng lớp trí thức xã hội
Trí thức - theo tiếng La tỉnh là Intellidentina - có nghĩa là sự thơng minh, trí tuệ, hiểu biết
Thuật ngữ trí thức trước đây thường được dùng để chỉ những người có học vấn cao, chuyên lao động trí óc
Theo Lênin, trí thức “khơng chỉ bao gồm các nhà trước tác mà còn bao
gồm tất cả những người có học thức, những đại biểu của những nghề tự do nói chung, đại biểu của lao động trí óc, khác với đại biểu của những người lao động chân tay
Lênin cũng cho rằng trí thức là một tầng lớp đặc biệt có một địa vị độc đáo trong xã hột, xét từ vị trí của tầng lớp này trong hệ thống phân công lao động và tính chất, nội dung lao động của họ Chính sự phân công lao động xã hội quyết định sự khác biệt, đồng thời quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của tầng lớp trí thức
Khi xã hội lồi người cịn ở một trình độ thấp, hoạt động sống và sản xuất còn phụ thuộc vào tự nhiên thì như Mác nhận xét: Chỉ cần một trí tuệ trung bình là đủ, hoạt động thể xác và hoạt động tinh thần chưa hoàn toàn tách rời nhau
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nhờ tăng năng xuất lao động nên lượng sản xuất phát triển, biểu hiện cơ bản nhất là ở sự phân công lao động xã hội ngày một rõ ràng Mác và Ăngghen cho rằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện rõ nhất ở trình độ phân cơng lao động Trí thức là kết quả của quá trình thực hiện phân công lao động xã hội thành lao
động vật chất và lao động tinh thần Vai trị của trí thức được khẳng định và
' PGS Ts Truéng Dai hoc Su pham Ha Noi
Trang 17phát huy bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển Giai cấp tư sản không chỉ dùng khoa học để chống lại giáo hội mà hơn thế nữa, còn để phát triển các ngành công nghiệp của chính họ
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác quan niệm: trí thức là một tầng lớp xã hội được hình thành, phát triển cùng với quá trình phân cơng lao động xã hội Cùng với sự thay đổi của các phương thức sản xuất, trí thức phát triển thành một tầng lớp xã hội ngày càng đông đủ
Ở Việt Nam, ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, trí thức là những người lao động trí óc và Người đề cao đội ngũ trí thức Bởi vì, đó chính là những con người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn sâu, đại diện cho đỉnh cao trí tuệ mà con người đạt được Trí thức là những người sáng tạo, phố biến và ứng dụng văn hoá, khoa học kỹ thuật vào đời sống, thúc đẩy nhanh sự tiến bộ xã hội Người trí thức chân chính khơng chỉ có trình độ học vấn chun mơn cao mà cịn phải có đức độ, ln vươn tới hệ chuẩn giá trị chân, thiện, mỹ Do vậy, họ có vai trị quan trọng đối với sự phát triển xã hội
Trang 18Những đặc trưng cơ bản trên đây giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò to lớn đến chừng nào của /rí ức trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta
1.2 Tình hình đội ngũ trí thức hiện nay ở thủ đô Hà Nội
Là một trung tâm kinh tế văn hoá lớn của cả nước, Hà Nội từ lâu đã trở thành nơi hội tụ của những nhân tài và họ cũng đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thủ đô
Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê Hà Nội, tính cho đến ngày 1-4-1999, trên địa bàn thủ đơ có 253.287 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, chiếm 20% tổng số người có trình độ cao đẳng và đại học của cả nước (Số liệu năm 2003 là 331.685 người, bằng 18%)
Bảng 1 Số lượng trí thức trên dịa bàn thủ đô Hà Nội
— Tổngg | Caodäng | Đạihọc | Thạcs | - Tiến sĩ
253.287 29.892 206.462 8.318 8.615
Nam: 143.967 9.996 121.551 5.179 7.241
Nữ: 109.320 19.896 84.911 3.139 1.374
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội (4-1999) Bảng 2 Tình hình phân bố nguồn nhân lực có trình dé cao dang
đại học và trên dai hoc
Tỉnh! thành phé | Người có trình độ cao đẳng, dại học và trên đại học
Số lượng (người a Tỉ lệ (%) Cả nước 1.870.315] _ 100 mã a ef a ec en pe cee en ee Ha Noi 331.685 18 Thành phố Hồ Chí Minh 205.058 l6 Trung bình cả nước 30.666 1,64
Nguồn: Số hiệu thống kê lao động việc làm Việt Nam năm 2003
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2004
Trang 19Phần lớn số người có trình độ, được đào tạo, có học hàm, học vị cao đều làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu, các Bộ, Ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản Trong tổng số 331.315 người trong bảng thống kê nói trên thì chính quyền thành phố Hà Nội chỉ quản lý 30.818 người (chiếm 12,2%)
Cũng như vậy, trong tổng số 44 trường cao đẳng và đại học đóng trên địa bàn thủ đơ thì chỉ có 2 trường do địa phương trực tiếp quản lý
Ngoài các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội cịn có 38 trường chuyên nghiệp, 21 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu (chiếm 86% các viện nghiên cứu của cả nước), 30 hội chuyên ngành trong Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố, 8 hội chuyên ngành trong Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, trong đó tập hợp phần lớn các nhà khoa học có tên tuổi, các chuyên gia đầu ngành của cả nước
Trong quá trình phát triển, đội ngũ trí thức Hà Nội nhìn chung đã bộc lộ được những tiểm năng trí tuệ to lớn, được hình thành trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của ông cha và của các thế hệ đi trước Nhiều nhà khoa học có trình độ cao đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan chính quyền trung ương và thành phố
Ngồi tiềm năng trí tuệ, trí thức Hà Nội cịn rất nhạy bén với cái mới, biết kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu nhanh thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ quốc kế, đân sinh
Đội ngũ trí thức trẻ của Hà Nội đang gia tăng một cách đáng kể Số liệu điều tra năm 2003 cho thấy, khoảng 95% cán bộ cao cấp (các trưởng, phó ban của Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các đơn vị thuộc Chính phủ, Vụ trưởng, phó vụ trưởng các cơ quan Đảng và Nhà nước ) đều có trình độ từ đại học trở lên
Cùng với năng lực chuyên mơn, các trí thức trẻ cịn khơng ngừng vươn lên về trình độ tin học, ngoại ngữ Nhiều người đang chủ trì các cơng trình nghiên cứu khoa học quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế, xã hội ở thủ
đô và của cả nước
Trang 20Khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trí thức thủ đô càng tỏ rõ tính năng động, linh hoạt và tư duy độc lập, khả năng nắm bát thông tin nhanh, dám nghĩ, đám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi biến động của đất nước và tình hình quốc tế
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở cả hai khía cạnh: chất lượng và việc sử dụng đội ngũ trí thức hiện nay
Ở Hà Nội, trí thức chưa được phân bố cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trong các lĩnh vực hoạt động
Trong tổng số 398 đơn vị gồm các viện nghiên cứu, các trung tâm, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật đang hoạt động trên địa bàn thủ đơ, thì chỉ cố rất ft các cơ quan do chính quyền thành phố Hà Nội quản lý Trí thức thuộc các cơ quan trung ương hầu như chưa được khai thác đầy đủ và thích đáng phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội mà Thành uỷ, Uy ban nhân dân thành phố đặt ra
Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì trí thức Hà Nội đang có chiều hướng đi thiên về khoa học cơ bản, còn khoa học ứng dụng còn thiếu và yếu Ở một số ngành công nghệ mà Nhà nước đã xác định là mũi nhọn như điện tử, tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học đội ngũ các nhà nghiên cứu, ứng dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Cùng với thực trạng chung của đội ngũ trí thức cả nước, trí thức Hà Nội đang gặp phải sự hàng hụt về số lượng Bởi một loạt chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm bắt đầu đến tuổi nghỉ hưu Số trí thức trẻ có khả năng thay thế về mặt chuyên môn cịn rất ít, đặc biệt ở nhóm các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ và khả năng thực hành cũng còn hạn chế Nhược điểm này đã từng tồn tại trong nhiều năm đo xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá khi bước vào thời kỳ cơ chế thị trường, sự hãng hụt nói trên là khó tránh khỏi đo trí thức trẻ chưa có nhiều cơ hội và điều kiện để tiếp cận với những
Trang 21thành tựu mới về khoa học công nghệ Một bộ phận khơng nhỏ thì tỏ ra bỡ ngỡ trong cơ chế quản lý mới, chưa thoát khỏi tâm lí thụ động ý lại Đặc biệt đứng trước những thách thức lớn mà đất nước và thành phố đang gặp phải như nguy cơ tụt hậu, tệ nạn xã hội, tham nhũng, quan liêu, người tài không được sử dụng, nhiều trí thức đã tỏ ra thờ ơ, thiếu trách nhiệm Một số bộc lộ tâm lí bi quan, chán nản, an phận thủ thường
1.3 Để khắc phục tình trạng trên đây, các cấp lãnh đạo của thành phố Hà Nội đã sớm có những đánh giá và đề ra chủ trương huy động tối đa các nguồn lực để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
Từ sau đại hội VỊI của Đảng (1991) Đảng bộ thành phố đã cố gắng tập hợp các lực lượng khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà khoa học giỏi, công nhân lành nghề trên địa bàn thành phố và ở các địa phương trong phạm vi cả nước, nhằm động viên họ đóng góp tài năng, trí tuệ vào việc phát triển kinh tế, xã hoi thi dé,
Ngoài ra, Thành uỷ, UBND Thành phố còn chủ trương “Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghề nghiệp, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho những người làm báo, diễn viên, văn nghệ sỹ, chú ý đào tạo bồi dưỡng các tài năng văn học nghệ thuật ”
Trên cơ sở của những chủ trương và định hướng như trên, các cơ sở đào tạo trí thức trên địa bàn Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ Theo số liệu của Ban cán sự Đảng đại học Thành uỷ Hà Nội, tính đến năm 2002, hệ thống các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn thủ đô đã tăng đáng kể Số sinh viên các trường từ 46.800 (năm 1992) tăng lên 346.000 (năm 2002) Hàng năm đào tạo trung bình 40.000 người có trình độ cao đẳng, đại học, 2.500 thạc Sĩ, 500 tiến sĩ Nguồn ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức cũng được bổ sung: năm 1990 là 7.044 triệu đồng; 1997: 290 tỷ đồng (chiếm 18,58% ngân sách thành phố) Năm 1992, Hà Nội có 12.000 trí thức giảng
°° Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thành phố khoá X (Tài liệu của Văn phòng thành uy)
6
Trang 22dạy ở bậc cao đẳng và đại học Đến năm 2001 tăng lên 17.542 người Số giảng viên có trình độ chun môn cao trong các trường đại học đạt tỷ lệ trên 50% (Dai học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đạt 71%): 212/417 giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân có trình độ trên đại học, trong đó có 126 tiến sĩ, 39 giáo sư; 536/955 giảng viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có trình độ trên đại học, trong đó có 427 tiến sĩ, 228 giáo sư và phó giáo sưt”
Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình khoa học lớn, các dự án mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh vực đã được các nhà khoa hoc ở thủ đô thực hiện thành công Nhiều đề tài khoa học dự báo xu thế biến động của thế giới góp phần xây dựng luận cứ khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta đưa ra chiến lược, sách lược của mình Trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, trí thức trong các cơ quan nghiên cứu lý luận đã thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng góp phần hoạch định đường lối chính sách đổi mới đất nước Trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ, trí thức thủ đô đã đưa ra và thực hiện thành công nhiều dé tai gan với việc phát triển kinh tế - xã hội thủ đô, như dự án điều tra tổng hợp thành phố Hà Nội, dự án khu liên hợp thể thao v.v Trong giai đoạn 2001-2005, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đã tạo ra được các sản phẩm mới áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao, đơn cử như các để tài: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu Pôlyme Cơmpdít (PC) thay thế kim loại và bê tông trong giao thông đường bộ Hà Nội do trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện
Trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị, đề tài: Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2005 - 20/0 do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực hiện Dé tài: Thu thập, kiểm Chứng các tài liệu đã có nghiên cứu bổ sung, lập bản đồ phán vùng đất yếu Hà Nội phục vụ phát triển bên vững thi: dé do Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội thực hiện Trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sinh học, đề tài: Xây
#! Bộ Lao động - TBXH Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam NXB Lao động, H 2002 °? Nguyễn Văn Sơn: Trí thức giáo đục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá NXB Chính trị quốc gia, H 2002
Trang 23dựng và triển khai mơ hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thực hiện Đề tài: Nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật thích ứng để kiểm tra nhanh dư lượng một số thuốc Irừ sâu trên rau phục vụ tiêu dùng ở Hà Nội, do Cục Kỹ thuật hoá sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục KHKT và Công nghệ (Bộ Công an) thực hiện
Trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội, đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội, nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đơ trong tiến trình hội nhập do Trường Đại học Ngoại thương thực hiện Về lĩnh vực y tế, môi trường, đề tài: Nghiên cứu xác định sự tồn tại, nguồn gốc, quy luật phân bố của ASen trong đất và nước ở thành phố Hà Nội Đề xuất hệ thống giải pháp để phòng ngừa ảnh hưởng của ASen tới sức khoẻ của nhân dân do Cục Thuỷ lợi (Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thơn) thực hiện
Ngồi ra còn một loạt đề tài cải tiến côngnghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: các đề tài thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nghệ thuật, tin học, điện tử V.V
Có thể nói, những cơng trình khoa học của trí thức thủ đơ thời gian qua đã làm chuyển biến một bước cơ cấu kinh tế, phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ góp phần xây dựng Hà Nội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đồng thời làm giàu bản sắc dân tộc và truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội
Trang 24chính sách, kế hoạch phát triển của đất nước Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước còn thiếu sự đóng góp của các nhà khoa học Đội ngũ cán bộ và khoa học cơng nghệ tuy có phát triển về số lượng, có tiểm năng nhưng ít được cập nhật kiến thức nên nhìn chung cịn thua kém so với nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hiện đại hoá đất nước, chưa theo kịp trình độ chung trên thế giới
Đối với trí thức bậc cao, việc đào tạo cũng còn nhiều hạn chế Nhiều đề tài, luận án chưa bám sát thực tiễn, khó áp dụng vào đời sống và sản xuất Số lượng trí thức tuy phát triển nhanh nhưng mất cân đối nghiêm trọng Thiên về các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, trong khi các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ trực tiếp sản xuất còn khá khiêm tốn
Hiện tượng già hoá đội ngũ trí thức có trình độ cao và các chuyên gia đầu ngành đã làm nảy sinh hiện tượng hãng hụt về cán bộ kế cận ngày càng gay gắt
Tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học độ tuổi trung bình của trí thức có học hàm, học vị khá cao: Tiến sĩ: 52,8 tuổi; Phó giáo sư: 56,4 tuổi; Giáo sư: 59,9 tuổi" Ở một số ngành như giáo dục, y tế, viện nghiên cứu khoa
học xã hội, tuổi bình qn cịn lớn hơn: giáo sư từ 61,8 đến 64,5 tuổi; Phó giáo
sư từ 58,4 đến 59,1 tuổi; số cán bộ có chức đanh khoa học ở tuổi dưới 50 chỉ chiếm có 12% giáo sư: 7,2%, phó giáo sư: 13,5%),
Việc bố trí cơng việc đối với trí thức, đặc biệt là trí thức trẻ nhiều nơi còn chưa phù hợp Theo số liệu điều tra năm 2001, có 67% số sinh viên trong 38 trường đại học trên địa bàn Hà Nội tìm được việc làm, trong đó được bố trí đúng ngành nghề đào tạo, chỉ chiếm một ti lệ thấp (khoảng trên dưới 40%) Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng, quản lý trí thức cịn nhiều bất cập Một số cơ quan tiếp nhận cán bộ chưa dựa trên năng lực thực tế và ngành nghề đào tạo
Pham Xuân Dũng: phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tạp chí Cộng
sản số 9, 1998, tr.18
°#' Vũ Bá Thể: Phát huy nguồn lực con người để cơng nghiệp hố hiện đại hoá NXB Lao động, H 2005,
tr.142
Trang 25mà nhiều khi chỉ dựa trên mối quan hệ của cán bộ đó với cơ quan, đơn vị Môi trường làm việc còn chật hẹp, tính dân chủ và tự do sáng tạo bị hạn chế Cơ chế bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng trong công tác quản lý và sử dụng trí thức, thiếu chính sách để thu hút tuyển dụng những người thực sự có tài, có đức làm công tác nghiên cứu khoa học Việc đầu tư cho các đề tài khoa học cơng nghệ cịn nhỏ giọt, phân tán, không đủ phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, khoa học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành phố về phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cũng chưa được quán triệt một cách sâu sắc trong xã hội, chưa tạo ra được khơng khí cởi mở, dân chủ trong các cơ quan khoa học và trong lao động sáng tạo của trí thức
Những nguyên nhân trên đã làm hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tài năng, động viên sự cố gắng hết mức của đội ngũ trí thức Hà Nội
1 ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÀI NĂNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC THỦ ĐƠ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Trong giai đoạn hiện nay, để có thể phát huy được tiềm năng chất xám của đội ngũ trí thức Hà Nội, chúng tôi thấy cần có mấy định hướng giải pháp sau đây:
2.1 Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phải được xem là một nội dung trọng yếu của công tác xây dựng nguồn lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Cần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khoá VI: “Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trị của trí thức và đặt ra yêu cầu: “Phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài Khuyến khích các nhà trí thức, các nhà khoa học phát minh,
10
Trang 26sáng tạo Đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước”
Hà Nội là Thủ đơ, trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá và
khoa học công nghệ của cả nước Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương nói trên
2.2 Cần có quan điểm toàn diện khi đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
đội ngũ trí thức
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ngồi trình độ chuyên môn sâu, phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức chính trị, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp Phải có sàng lọc, có biện pháp, xử lí cương quyết nhằm gạt bỏ những phần tử có tư tưởng lệch lạc, có cách sống và lối sống suy thoái về đạo đức tác phong Phải phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách, tố chất của đội ngũ trí thức, đặt người tài vào đúng vị trí nhằm phát huy sở trường, sở đoản của họ
2.3 Bồi dưỡng đội ngũ trí thức, phát huy tài năng của trí thức trên cơ sở gắn các hoạt động khoa học với đời sống thực tiễn của thủ đô
Nền kinh tế thị trường và cơ chế “mở” đã tạo ra nhiều cơ hội để trí thức phát huy khả năng của mình Tuy nhiên, để thu hút nhân tài Hà Nội cần tạo ra được một “sân chơi” bình đẳng, có định hướng, nghĩa là phải định ra chiến lược dài hơi cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, có kế hoạch tập trung day đủ vốn và nguồn nhân lực để giải quyết dứt điểm các mục tiêu do chính đời sống thực tiễn của Thủ đô đặt ra
2.4 Từ các định hướng như trên, chúng tôi kiến nghị mấy giải pháp cơ bản:
2.4.1 Xây dựng cho được cơ chế đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội về quản lý, đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài
- Đây là thông lệ hầu như của tất cả các quốc gia trên thế giới, như: thủ d6 Oasinton D.C cua Mỹ, Mátxcơva của Nga, Cualalămpua của Malaixia
Việc thủ đô Hà Nội :hiếu địa vị pháp lý, thiếu thấm quyền để giải quyết
các vấn đề của mình sẽ là một khó khăn cho q trình hội nhập và phát triển I1
Trang 272.4.2 Xảy dựng hệ thống động lực khuyến khích sáng tao và cống
hiến của trí thức thủ đô
Hệ thống động lực bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có:
Động lực trực tiếp: là những lợi ích vật chất và lợi ích tinh than, trong đó có chế độ tiền lương, các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại của cá nhân và gia đình Cần có những khuyến khích đặc biệt cho những nhân tài xuất sắc, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị, tương ứng với hàm lượng chất xám mà cá
nhân và tập thể đã bỏ ra
- Cần có chế độ hỗ trợ thoả đáng trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chế độ nhuận bút trong việc biên soạn, biên dịch sách, giáo trình, tài liệu nghiên cứu và tham khảo
- Tạo thêm phương tiện làm việc và sinh hoạt cho trí thức (nhất là trí thức bậc cao)
Ngồi lợi ích vật chất, cần bảo đảm lợi ích tỉnh thần cho trí thức Lợi ích tỉnh thần, là nhu cầu được thừa nhận rộng rãi, được động viên, khen thưởng kịp thời Cùng với động lực trực tiếp là động lực gián tiếp
Động lực gián tiếp, là yếu tố về lý tưởng, tình cảm, niềm tin và sự tự nguyện, tự giác phấn đấu phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Người trí thức cần những động lực này khơng phải vì họ hám danh mà đòi hỏi ở sự công bằng, được quan tâm đánh giá và tôn vinh đúng mức, được hướng dẫn bởi những động cơ lành mạnh, hướng thiện
2.4.3 Tạo dựng môi trường khoa học thuận lợi để trí thúc thủ đó phát huy cao độ khả năng sáng tạo
Đó là môi trường dân chủ, nhất là dân chủ trong hoạt động khoa học; là việc thực hiện các chủ trương chính sách đúng đắn; là hoàn thiện hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Thành phố đối với trí thức, cụ thể là phải định ra được tiêu chí chính xác cho đào tạo đội ngũ trí thức thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển Phải có biện pháp đồng bộ để phát hiện và bồi dưỡng tài năng (như cơ chế chính sách, đãi ngộ đầu tư, gắn
Trang 28nghiên cứu với ứng dụng, lý thuyết với thực hành, nghiên cứu phục vụ đời sống kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài
Để làm tốt việc này, trước hết phải đổi mới về nhận thức và cơ chế tổ chức, thực hiện Hệ thống định hướng các giải pháp trên cần được tiến hành đồng bộ, trên cơ sở lựa chọn trọng tâm, trọng điểm và đầu tư nguồn lực tập trung để đạt hiệu quả cao nhất
Hà Nội, tháng 4 năm 2007
Trang 29VE VAN DE PHAT HIEN VA TRONG DUNG NHAN TAI TRONG THOI DAI NGAY NAY
T.S Trương Đức Quả - Viện Nghiên Cứu Han Nom I Xác định khái niệm: “Hiền tài”; “Nhân tài”
Hiền tài; nhân tài cả hai danh từ đều là từ Việt gốc Hán, xét ở góc độ ngữ
nghĩa gốc có khác nhau
- Hién tai nghĩa chung nhất là chỉ những người có đức độ tài năng Trong tiếng Hán chỉ dùng từ đơn hiển đã mang đủ nội dung chỉ người có đức và tài nhưng nhắn mạnh hơn đức độ
l Tài chỉ tài năng, bao gồm những người có những khả năng và kỹ năng vượt trội so với mức trung bình phổ biến mà mọi người đều có
Khi kết hợp cả hai từ đơn lại thanh Aién tai là muốn nhắn mạnh nội dung
đức tài toàn vẹn
- Nhân tài nghĩa chung nhất đơn thuần chỉ những người có tài năng
Do đó tuỳ theo mục đích xác định nội dung mà người sử dụng có thể chọn lựa danh từ phù hợp Mặt khác lại còn tuỳ thuộc vào việc sử dụng ngôn ngữ Hán hay Việt khi tạo lập văn bản
Với những ngữ nghĩa như trên, chúng ta thấy trong các văn bản sử dụng
tiếng Hán có thể dùng từ đơn #iển hoặc từ ghép hién tai đều thể hiện nội dung
như nhau Ví dụ “Chiếu cầu hiền tài” của Lê Lợi; hay “Chiếu cầu hiển” của Quang Trung,
Trong văn bản tiếng Việt gần như không thể dùng tir don hién độc lập như ở văn bản tiếng Hán, vì trong tiếng Việt từ hiển đã biến nghĩa hoặc có từ hiển
thuần Việt với nội dung chỉ những người hiển lành (đối nghĩa với đữ) Vì vậy
trong tiếng Việt để chỉ những người tài đức song toàn thường dùng từ gốc Hán
hiển tài Nêu dùng từ nhân tài phải xác định rõ thêm nội dung để người đọc hiểu đầy đủ và chính xác Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm như thế trong văn bản
“Tìm người tài đức” in trên báo Cứu quốc ngày 20 tháng l1 năm 1946 Ngay câu
đầu Người viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết Kiến thiết cần phải có nhần tài Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức” Như vậy Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dùng từ ân (ải với nội dụng được nêu rõ chỉ những người có tài có đức Do đó trong văn bản tiếng Việt chúng ta có thể sử dụng hai danh từ
Trang 30Chí Minh đã làm là nêu rõ thêm nội dung để tránh có sự hiểu theo nghĩa gốc Hán
của từ này là chỉ những người có tài năng đơn thuần, không đầy đủ Có lẽ khi
dùng danh từ hân tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cân nhắc vì trong hai danh từ
nêu trên mặc dù cùng là từ Việt gốc Hán nhưng từ nhân đài có vẻ dễ hiểu và dễ di
vào ngôn ngữ quảng đại nhân dân hơn
Tóm lại hiển tài hay nhân tài (như Hồ Chủ tịch đã dùng) là hai danh từ
đều có nội dung chỉ những người có đức độ và khả năng, kỹ năng vượt trội hơn
mức trung bình phố biến mà mọi người đều có
Bài viết này của chúng tôi dùng danh từ nhân tài với nét nghĩa đó II- Vấn đề phát hiện và trọng dụng nhân tài trong thời phong kiến
I.Nhận thức tư tưởng
Ngay từ những buổi đầu từ khi giành được quyền độc lập ty chu, cde Vương triều từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Tran, đã sớm nhận thức rất rõ ràng về
vai trị có tính quyết định của nhân tài đối với sự còn mất của mỗi triều đại đồng
thời là của quốc gia Tư tưởng đúng đắn sáng suốt này đã được Phụng trực đại phu, Hản Lâm viện Thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung đúc kết lại
một cách đầy đủ trong “Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại
Bảo thứ 3” (năm 1442 - triều Lê).* Trong bài ký nảy có đoạn nêu rõ: “Hiền tài là
nguyên khí* của quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng vượng;
nguyên khí suy thì thế nước yếu mà suy thối Chính vì lẽ đó mà các bậc đế sáng,
vua minh chang ai là không xem việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ, bồi dap nguyên khí là việc làm quan trọng hàng đầu Kẻ sĩ đối với quốc gia quan trọng như vậy cho nên cái ý tôn sùng thật là hết mức”
Để hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của ông cha ta trong đoạn văn trích dẫn trê¡: tại sao lại ví hiền tài như nguyên khí của quốc gia xin được nêu rõ thêm về nguyên nghĩa của từ nguyên khi
Nguyên khí là một thuật ngữ vốn thường được sử dụng trong chuyên ngành y dược cô truyền Trung Hoa Ngun khí hình thành trong cơ thê con người từ khi
còn là bào thai (tiên thiên), trên cơ sở hai yếu tố mang tính âm và dương căn bản:
tinh cha (dương), huyết mẹ (âm) Do đó, ngun khí là tổng hoà của hai khí nguyên dương và nguyên âm có cơng năng thúc đây và điều hoà sự lưu thông của
* van bia này được dựng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ngày 15 tháng 8 năm 1484 đưới triều vua Lê Thánh Tông
Trang 31kinh, mach và các hoạt động sinh hoá của cơ thể con người Như thé, nguyén khi la yếu tố quyết định sự sống, sự phát triển hoặc sự suy yếu dẫn đến khơng cịn sự
sống của cơ thê con người
Ví hiền tài như nguyên khí của một cơ thể quốc gia, là nhắn mạnh ý nghĩa sống còn của hiền tài đối với quốc gia, thể hiện nhận thức tư tưởng sâu sắc và triệt đê
2 Gây dựng và bài đắp nhân tài
Gây dựng và bồi đấp nhân tài bằng chính sách xây dựng và thiết lập hệ thống giáo dục với các trường đào tạo vừa công vừa tư từ trung ương đến các địa
phương trong toàn quốc Nội dung giáo dục lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm nền tảng chính yếu Trong đó coi việc tu dưỡng đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách
con người (tu thân) là hạt nhân đề thực hiện mục tiêu “tể gia, trị quốc, bình thiện hạ” (làm cho gia đình yên ẩm, quốc gia thịnh trị, thế giới hồ bình) Tu thân bằng
học thức với các tiêu chí: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thể hiện bằng sự trung thành, hiếu kính và tiết hạnh Vì thế một trong những tư tưởng hết sức tích cực của Nho giáo (đến nay vẫn còn nguyên giá trị) đó là dé cao hoc van, coi trọng trí thức Tư tưởng quý trọng nhân tải này của ông cha ta chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ từ tư tưởng trọng học vấn của Nho giáo
3.Phát hiện và tuyển chọn
Suốt trong chiều dài lịch sử xây dựng và củng cố chế độ phong Kiến Việt Nam, mặc dù ở mỗi triều đại, mỗi thời kỳ đều có những chính sách cụ thể, mức độ và sắc thái khác nhau nhằm phát hiện và tuyến chọn nhân tài, nhưng khái quát lại đều thống nhất chung trong ba phương cách sau:
a Thi tuyển
Đây là phương cách chủ yếu nhất trong quy trình phát hiện và tuyển dụng
nhân tài trong thời phong kiến của cha ông ta Thi tuyên được tổ chức thống nhất
trong hệ thông giáo dục Chủ yếu trải qua 3 cấp độ:
- Thi Hương, là kỳ thi tuyên chọn ở cấp tỉnh (hoặc vùng miễn) - Thi Hội, là kỳ thi cấp quốc gia
- Thi Đình, là kỳ thi đặc biệt nhằm một lần cuối kiểm tra đánh giá để phân thứ hạng các thí sinh đã đỗ ở kỳ thi Hội
Trang 32b Bao cir
Để tránh bỏ sót nhân tai, nhà nước phong kiến có chính sách khuyến khích
việc tiến cử và bảo cử nhân tài Chính sách này cho phép quan chức và cả dân
thường (chủ yếu là quan chức) tiến cử nhân tài Tiến cử giới thiệu nhân tài theo
quy định thông thường không phải bảo lãnh Bảo cử được nhân tài thì được thưởng, bảo cử nhằm người thì phải chịu hình phạt tức là chính người tiến cư nhân tài phải bảo lãnh Trong chính sách này cịn có quy định cho phép người có
tài năng đức độ tự tiến cử Thực chất đây là việc mở rộng phạm vi phát hiện nhân
tải, khuyến khích tồn dân tham gia vào việc phát hiện nhân tài cho quốc gia (ngày nay chúng ta gọi là xã hội hoá)
c Thực cử
Một hình thức khơng kém phần quan trọng để tuyển chọn nhân tài đó là tuyến chọn thông qua thực tiễn Thông qua việc tham gia các hoạt động thực tiễn
giải quyết có hiệu quả cao các công việc trong kháng chiến bảo vệ và xây dựng quốc gia vững mạnh, các lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, quản lý, mà tuyển chọn những người nỗi trội
Với 3 phương cách nêu trên đảm bảo cho nhả nước phong kiến Việt Nam phát hiện và tuyên chọn được lượng nhân tài tối ưu nhất trong lịch sử dựng nước Và giữ nước
4 Trọng dụng nhân tài
Trong lịch sử, các vương triều nhìn chung đều có chính sách trọng dụng nhân tài thể hiện trong việc sử dụng và chế độ đãi ngộ
a Sử dụng
Các vương triều phong kiến Việt Nam tuyên chọn nhân tải chủ yếu nhằm bổ sung vào hàng ngũ quan chức Nơi các nhân tài phát huy tài năng là các cơ quan chuyên môn (các Bộ cùng các cơ quan chuyên trách), và các cơ quan hành chính (từ tỉnh đến phủ huyện) Tùy theo trình độ tài đức mà giao chức vụ quản lý
thích hợp đề có điều kiện phát huy tài năng
Bên cạnh Bộ Lại là cơ quan chuyên môn theo đõi quản lý và xây dựng các chính sách, chế độ về quan chức cịn có cơ quan chun làm công tác giám sát quan chức đó là Ngự sử đài Định lệ cứ 3 năm một lần khảo hạch quan chức để định công và luận tội Thông qua quá trình này để đánh giá trình độ và năng lực
Trang 33giải quyết các vấn đề thực tiễn của quan chức mà xác định, đánh giá nhân tài Từ đó sử dụng kịp thời và đặt đúng vị trí xứng đáng
b- Đãi ngộ
Chế độ đãi ngộ nhân tài thực hiện khuyến khích đồng thời cả hai mặt vật
chat va tinh thần Quan chức được phân định thành 9 loại từ nhất phẩm xuống đến cửu phẩm Mỗi loại có hai bậc chánh và tòng tất cả chia thành 18 bậc Căn cứ vào vị trí chức vụ đảm nhiệm mà xếp vào ngạch bậc Từ ngạch bậc của quan chức mà
quy định chế độ đãi ngộ
Đãi ngộ vật chất bao gồm chế độ lương bằng tiền, gạo; bổng lộc gồm có đất ở, ruộng các loại, (cuối thời Lê-Trịnh lại còn quy định cấp thêm cho quan
chức khoản tiền, ruộng gọi là dưỡng liêm) đủ đảm bảo cho quan chức có đời sống
vật chất sung túc gấp nhiều lần người dân bình thường
Về mặt tỉnh thần là chế độ tôn vinh khen thưởng bằng nhiều hình thức như
phong tước, con cháu được hưởng chế độ tập ấm (con, cháu được chọn bổ vào chức quan theo quy định) Ngay khi vừa thi đỗ Tiến sĩ trở lên đã được tôn vinh (ghi tên vào văn bia lưu danh muôn thuở ở Văn Miếu)* Đúng như bài ký của Thân Nhân Trung từng viết: “Kẻ sĩ đối với quốc gia quan trọng như vậy, cho nên được quý trọng hết mức Không những yêu chuộng ban cấp khoa danh lại tôn sing trao cho chức tước, phẩm trật, ơn ban rất hậu mà vẫn xem là chưa đủ Không
những để tên vào bia đá còn ban danh hiệu trên bảng vàng Yến tiệc long trong hoan hi, triều đình mừng được nhân tài Mọi nghỉ thức đều làm ở mức cao nhất
Nay thánh thượng lại cho rằng: điều hay việc tốt tuy có vẻ vang một thời,
nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ sáng soi mãi mãi, nên đã cho dựng bia khắc
họ tên, dựng ở trước cửa trường Quốc Tử Giám Khiến kẻ sĩ trông vào mà phấn chắn, rèn giữ danh tiết, gắng sức giúp rập nhà vua .”
5 M6t vai nhận xét
Xuất phát từ qui ước truyền thống trong lịch sử: vua và hoàng tộc có quyền sở hữu tồn bộ quốc gia Chính tính sở hữu mặc nhiên này khiến các vương triều phong kiến, muốn duy tri quyền lực lâu đài và bảo vệ lợi ích to lớn của hoảng tộc,
* Chế độ đãi ngộ quan chức xưa đã được Phan Huy Chú khảo khá kỹ ở mục “Quan chức chí” trong bộ sách kịch
triều hiến chương loại chỉ
Trang 34buộc phải có đội ngũ quan chức có đủ trí và lực để giúp vua và hoàng tộc đạt được mục đích Chính sách trọng dụng nhân tài là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để thực hiện mục đích duy trì quyền lực, quyền sở hữu quốc gia đồng thời là quyền lợi của các vương triều Phát hiện, đào tạo, tuyển chọn và trọng dụng nhân tài đồng nghĩa với việc xây dựng đội ngũ quan chức trí thức có đủ trình độ, năng lực quản lý và gải quyết các vấn đề trước hết là phục vụ cho lợi ích của vua và hồng tộc
Do đó quyền lợi phải được chia sẻ thậm chí là gắn liền giữa hoàng tộc với quan chức Đây chính là bản chất mang tính động lực của vấn đề Xem xét tổng quan chính sách trọng dụng nhân tài phong kiến Việt Nam, có thể rút ra 5 điểm nhận xét sau:
1 Về nhận thức tư tưởng là triệt để
2 Về phương cách phát hiện tuyên chọn là tối ưu
3 Về chính sách có hệ thống đồng bộ và nhất quán
4 Đãi ngộ (chế độ khuyến khích vật chất và tỉnh thần) tương xứng 5 Sử dụng mang tính hai mặt: trọng dụng và đề phịng
Mặt tích cực là trọng dụng, tôn vinh nhân tài góp phần có tính quyết định trong q trình xây dựng và bảo vệ quốc gia Mặt tiêu cực vì vua và hồng tộc là chủ sở hữu quốc gia cho nên thường xuyên phải đề phòng và đối phó với việc quyền chủ sở hữu và lợi ích bị đe doạ và tranh đoạt Do đó trong thực tế lịch sử có một số nhân tài chỉ bị vua nghi ngờ là có thể bị ngược đãi và truy sát (Trần
Nguyên Hãn triều Lê Lợi và Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn Ánh là một trong những ví dụ điển hình)
III- Phát hiện và trọng dụng nhân tài trong thời đại ngày nay 1-Về tư tưởng
Phát hiện và trọng dụng nhân tài từ xưa đã được cha ông ta coi là vấn đề trọng đại quyết định vận mệnh thăng trầm của quốc gia Vấn đề này thực chất đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm thể hiện ngay trong quá trình vận động xây dựng lực lượng cách mạng và đặc biệt từ khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà ra đời Chúng ta đều biết Chủ tịch Hồ Chí Minh có chủ trương thu hút nhân tài và Người đã cho công bố chủ trương này bằng bài: “Tìm người tài
đức” đăng trên báo Cứu Quốc thang 11 nam 1946 và sau này được Người nêu lại rất bình dị: “Vì lợi ích năm năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Hiện chúng ta đã có chính sách dao tao, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói
Trang 35chung, nhưng nhân tài là nguồn nhân lực đặc biệt cần phải có một chủ trương riêng
Ngày nay đối với công cuộc cách mạng nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh xã hội công bằng van minh do Đảng lãnh đạo, vẫn dé phát hiện và trọng dụng nhân tài phải được nhận thức triệt dé hon Tư tưởng đúng đắn này cần phải là một chủ trương quan trọng đưa vào trong nghị quyết của Đáng Từ đó Chính phủ và chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương
cùng các bộ ngành phối hợp để ra chính sách thực hiện cụ thể một cách có hệ
thống, đồng bộ thường xuyên mới có thé thu được kết quả như mong muốn
2- Phương cách phát hiện và tổ chức thực hiện
Về phương cách phát hiện, chúng ta tiếp thu các phương cách đã hình thành trong truyền thơng đó là thi tuyển, giới thiệu và từ thực tế Tất nhiên là nội dung của mỗi phương cách phải thay đổi vì thực tiễn đã thay đôi Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhân tài cũng phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và bộc lộ đa dạng phong phú hơn rất nhiều Do đó ngay trong phương cách thi tuyển bên cạnh hệ thông thi kiểm tra đánh giá mang tính hệ thống chuẩn của ngành giáo dục cần nghiên cứu nhiều hình thức thi chọn tài năng dé vừa phát hiện vừa kích thích sự phát triển nhân tài Thực tế những năm gần đây cho thấy do tac động mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều tổ chức, cơ quan đứng ra tổ chức các cuộc thi nang khiếu, tài năng để tuyên chọn nhân tải ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là một xu hướng cần được nghiên cứu và phát triển nhưng phải hoạt động trên cơ sở một hệ thông những quy định nhất quán trong toàn quốc
Mặc dù hiện tại chúng ta đã có Bộ Giáo dục và Đảo tạo và Hội đồng Thi dua Khen thưởng các cấp từ trung ương đến các địa phương, nhưng đây là các cơ quan tổ chức khuyến khích và quản lý đào tạo con người và nguồn nhân lực mang tính phơ biến la chủ yếu Nhân tài nên được xem là dạng nguồn nhân lực đặc biệt, và vì thế có lẽ đã đến lúc cần thiết lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ một mặt chuyên quản lý và theo đõi quá trình phát hiện và sử dụng nhân tài đồng thời phối hợp với Bộ Giáo Dục và Đào tạo cùng nhiều bộ ngành khác xây dựng qui trình và hệ thống chính sách riêng cho việc phát hiện và trọng dụng nhân tài
Trước hết xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về nhân tải để làm căn cứ phát hiện đánh gía và xếp hạng nhân tài
Thứ hai xây dựng chính sách khuyến khích vật chất và tính thần đặc biệt riêng đối với nhân tài trong suốt quá trình phát hiện, bồi dưỡng đào tạo và sử
Trang 36dụng Đây chính là vấn đề đãi ngộ Nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia để làm căn cứ đánh giá, xác định nhân tài thì đây cũng là căn
cứ để xây dựng một chính sách đãi ngộ tương xứng cả về vật chất và tôn vinh tỉnh
thần Chế độ đãi ngộ này phải vượt nhiều lần so với mức trung bình của xã hội
Bởi vì một lẽ đơn giản là nhân tài tức là loại nhân lực đặc biệt không những tạo ra năng suất lao động cao mà còn thúc đây năng suất lao động của toàn xã hội lên cao Có đãi ngộ tương xứng mới khuyến khích và kích thích nhân tài phát triển và hạn chế được hiện tượng mà công luận gần đây hay nói tới đó là “chảy máu chất xám”
Thứ ba là vấn đề sử dụng Sử dụng nhân tài là yếu tố hợp thành quan trọng
trong qui trình phát hiện bồi dưỡng đào tạo Thực tế lịch sử cho thấy nhân tài chỉ
phát huy được tài năng khi được sử dụng kịp thời, đúng sở trường và đúng chỗ
Đo đó ngày nay phải nghiên cứu để có chính sách nhằm tạo ra cơ hội và vị trí cho
nhân tai có thể phát huy được năng lực vượt trội của họ trong môi trường quản lý, kinh doanh và tất cả các lĩnh vực chuyên môn khoa học, kỹ thuật khác
Trên đây là một vài suy nghĩ góp thêni xung quanh vấn đề: phát hiện và trọng dụng nhân tải Xin nêu thêm một điểm trong hội nghị này là: tập trung ở
đây là những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu do đó vừa là chủ thể vừa là đối
tượng vậy cần làm thế nào để những kết luận khoa học đúc kết từ hội nghị này đến được các nhà lãnh đạo quản lý Bởi lẽ chính các nhà lãnh đạo quản lý là những người hoạch định chính sách để thực hiện tư tưởng đã có trong truyền thống mà vẫn mang tính thực tế cấp thiết của thời đại ngày nay đó là: trọng dụng nhân tài./
Trang 37VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH THU HUT NHAN TÀI
CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
TS Nguyễn Thị Phương Chỉ (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử)
Trong công cuộc thực hiện Đối mới của Đảng và Nhà nước, Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước ln giữ vị trí quan trọng Thủ đô là trung tâm đầu não của đất nước, nơi tập trung bộ máy quản lý nhà nước trung ương Nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học, tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân Họ chính là bộ phận xã hội quan trọng góp phần tham gia trực tiếp hay
gián tiếp vào bộ máy quản lý đồng thời là những người sáng tạo, bảo tồn, truyền bá nhiều đi sản văn hoá quý báu của dân tộc Họ là những người có tri thức sâu
rộng đồng thời là tầng lớp có năng lực cao nhất trong việc sáng tạo, tiếp thu những thành tựu văn hóa trên nhiều lĩnh vực Trong số đó là những nhân tài trên các lĩnh
vực Để họ được thể hiện tài năng của mình, điều có tính chất quyết định là chính sách của Nhà nước và giới lãnh đạo Thành phố về vấn đề thu hút những người tài
giỏi để đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra trong thời kỳ mới Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ mới là “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010): Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tỉnh thần của nhân đân Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiểm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường
vững chấc; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình
thành về cơ bản Vị thế của nước ta trong quan hệ quốc tế được mở rộng và nâng
Cao
Những nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ
tương xứng vừa có đức vừa có tài và điều quan trọng là để tuyển chọn được nhân
Trang 38tài phục vụ đất nước thì hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Vì vậy, trong bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề là tâm quan trọng của chính sách tuyển chọn và trọng dụng nhân tài nói chung
Chính sách là một công cụ cực kỳ quan trọng để tạo ra động lực thu hút, xây dựng và phát triển nhân tài phục vụ đất nước Nghị quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài Vì vậy trong hệ thống chính sách cần phải quan tâm đến những chính sách cơ bản sau:
1 Chính sách phát hiện, đào tạo, bôi dưỡng nhân tài
Đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đến đội ngũ trí thức, nhân tài để họ có thể tiếp
nhận và sáng tạo văn hố, trí thức xây dựng đất nước vững mạnh Muốn vậy, phải có kế hoạch “đài hơi”, phải đầu tư thích đáng Đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú vừa có đức, vừa có tài
Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và
trung học chun nghiệp Có chính sách và kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào tạo, tham quan, bồi đưỡng ở nước ngoài
Đào tạo, bồi dưỡng phải có ngân sách thích đáng để phát triển và nâng cao chất lượng Huy động nhiều nguồn ngân sách khác nhau, của Nhà nước, các tổ
chức đảng, đoàn thể, của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước Đầu tư bảo đảm đồng đều và có trọng điểm Chú ý đầu tư các phương tiện để nâng dần đào tạo, bồi đưỡng bằng những phương pháp hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và theo kịp xu thế đào tạo của thế giới
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay có nhiều phương tiện để có thể phát hiện những người thơng minh, những người có khả
năng tài giỏi trên các lĩnh vực Và, điều quan trọng là phát hiện rồi thì đừng có bỏ
lửng mà phải có chiến lược đào tạo đài hơi
Ngày xưa, ông cha ta thường phát hiện những người tài giỏi qua thử thách công việc, qua thi cử, thậm chí qua xem tướng mạo, khí phách Trong thời Lý, Trần, những nhân tài quân sự kiệt xuất như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão là những người mà theo ghi
chép của sử cũ thì khi sinh ra tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thông minh v.v Nhưng, điều quan trọng là qua thử thách công việc nhất là khi họ là những vị tướng cầm
Trang 39quân chống giặc ngoại xâm thì tài năng của họ có cơ hội thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quân sự Mặc dù thành phần xuất thân có thể khác nhau, Lý Thường Kiệt xuất thân trong gia đình bình dân Trần Quốc Tuấn xuất thân trong gia đình tơn thất nhưng họ đều là những người có chí khí, có tài đặc biệt Và, lạ thay, không có tư liệu nào cho biết quá trình đào tạo họ nhưng họ đều là những danh tướng lãnh đạo quan đân Đại Việt lập nhiều chiến công và trong số đó có người trở thành anh hùng dân tộc mãi mãi lưu danh trong sử sách
Hiện tại ở Việt Nam đã thực hiện chính sách đào tạo nói chung nhưng chính sách phát hiện và đào tạo nhân tài thì lại trống vắng, vì vậy khơng tránh khỏi sự lãng phí trong quá trình đào tạo Nhiều học sinh giỏi được đi học ở nước ngoài đã không muốn trở vẻ đất nước là vì sao Điều này có gợi mở cho các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước một giải pháp nào chăng?
Những năm gần đây, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có tổ chức cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” nhăm tìm kiếm tài năng trẻ và vừa
qua đã có 24 em đoạt giải Nhưng sau khi đoạt giải thì các em đó sẽ như thế nào, có tiếp tục được đào tạo không và sau khi đào tạo rồi thì phục vụ đất nước ra sao Do là những vấn đề khơng nhỏ, địi hỏi sự đầu tư của Nhà nước không chỉ về tài chính mà quan trọng là phải có chiến lược, chính sách rõ ràng
Ở Anh, chế độ đào tạo bác học được thực hiện từ khi các em còn ở lứa tuổi tiểu học Theo đó, các em được kiểm tra năng lực, chỉ số thông minh và được sáng tạo trong phịng thí nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và hiện đại tùy
theo đối tượng nghiên cứu cụ thể
Chúng ta biết rằng trong thời thịnh trị của Phật giáo - thời Lý, Trần, các vị cao tăng như Khuông Việt, Không Lộ, Vạn Hạnh, Minh Không, Từ Đạo Hạnh có người được phong là quốc sư và được tham dự triều chính, trong hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, các ngôi chùa thường là nơi đào tạo nhân tài và tầng lớp trí thức tham
gia phục vụ vương triều Dẫn ra tư liệu này để thấy được, mỗi thời đại mơi trường
chính trị, xã hội khác nhau, việc đào tạo, thu hút nhân tài cũng khác nhau Nếu như thời Trần, việc sử dụng nhân tài chỉ cốt tài là được không kể đến thành phần xuất thân, không cứ vào bằng cấp Nhưng ngày nay lại khác, dùng người tài nhưng
nếu khơng có bằng cấp thì vấn để sử dụng gặp khơng ít khó khăn Bằng cấp mà
được cấp ở những trường nổi tiếng thì có sức thuyết phục hơn nhiều Tuy nhiên,
Trang 40việc sử dụng nhân tài ở Hà Nội đường như chưa được quy định cụ thể về cách thức tuyển dụng và chế độ lương bổng v.v Một số năm gần đây, những thủ khoa tốt nghiệp ở các trường đại học thường được Hà Nội ưu tiên tuyển thẳng vào một số cơ quan nhà nước nhưng vì lương quá thấp nên các em khơng mấy mặn mà
2 Chính sách sử dụng và quản lý nhân tài
Bồi dưỡng, đào tạo nhân tài là để sử dụng và gắn liên với sử dụng là chính sách quản lý Nhưng khơng nhất thiết đào tạo và sử dụng ngang nhau Sử dụng nhân tài cồn tùy thuộc vào nhiều yếu tố Vì vậy, trong chính sách phải làm sao sử dụng đúng sở trường của họ Tránh trường hợp như Bác Hồ nói là người thợ rèn lại bố trí làm mộc; thợ mộc lại bố trí làm rèn Kết quả hai người đều lúng túng và hỏng việc
Có chính sách đồn kết tập hợp nhân tài, trọng dụng những người có đức, có tài ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài Đây phải được coi là một trong những chính sách lớn, cơ bản của Đảng và Nhà nước Cách đây hơn 500
năm vua Lê Thánh Tông giao cho Thân Nhân Trung soạn bài văn bia đầu tiên ở
Văn Miếu để nêu lên ý nghĩa của Khoa thi Hội năm 1442, dưới thời Lê Thái Tông Văn bia có đoạn: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, ngun khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, ngun khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi
dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”
Chính sách sử dụng và quản lý nhân tài không phải là vấn đề nhỏ nhưng trong khả năng có hạn, tôi nêu lên vấn đề này để mong muốn học hỏi ý kiến của các nhà khoa học trong hội thảo này
3 Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tỉnh thần
Đào tạo được một nhân tài không phải là công việc dễ dàng, mà rất công phu Chăm lo cho nhân tài cũng như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu Vì vậy, cùng với việc coi trọng giáo dục lý tưởng, trình độ văn hóa, nghiệp vụ phục vụ đất nước, phải có chính sách đảm bảo lợi ích vật chất cho họ, trước hết là
về tiền lương và nhà ở Tiền lương phải thực sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu
nhập của họ Nhân tài khác với người bình thường ở chỗ năng lực cống hiến chất xám của họ cao hơn và có hiệu quả hơn, vì vậy cần có chế độ chính sách tương
xứng với cống hiến của họ