Thiết kế tổ chức thi công mang ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị thi công, nhằm xây dựng mặt trận và biện pháp sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phản ánh kỹ thuật và trình độ sản xuất của doanh nghiệp. Thiết kế tổ chức thi công công trình là cơ sở để xác định nhu cầu vốn và các loại vật tư, thiết bị cho từng giai đoạn hay cả quá trình, là cơ sở để xác định dự toán chi phí một cách có khoa học. Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài, do đó, việc thiết kế tổ chức thi công công trình giúp ta đưa ra những giải pháp thi công một cách khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Thiết kế tổ chức thi công giúp tổ chức thi công có kế hoạch cung ứng, dự trữ về vật tư, xe máy, thiết bị và nhân công phù hợp, tránh được tổn thất trong quá trình thi công, tiết kiệm được chi phí của nhà thầy, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Vai trò và tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế Quốc dân
Tổ chức xây dựng công trình là một lĩnh vực rộng và phức tạp Chất lượng và hiệu quả của công tác chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp công trình bị chi phối đáng kể bởi giải pháp công nghệ và tổ chức thi công đã lựa chọn Do vậy, công tác thiết kế tổ chức thi công từ tổng thể đến chi tiết – làm cơ sở cho quản lý và chỉ đạo thi công công trình có ý nghĩa kinh tế – kỹ thuật đặc biệt quan trọng;
Thiết kế tổ chức thi công công trình – hiểu theo nghĩa tổng quát, là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể, khả thi nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình trở thành hiện thực đưa vào sử dụng phù hợp những mong muốn về chất lượng, tiến độ thực hiện, về tiết kiệm chi phí và an toàn xây dựng theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn từ các công tác chuẩn bị đến thực hiện xây dựng công trình;
Do những đặc điểm khá đặc biệt của ngành và sản phẩm xây dựng nên thiết kế tổ chức thi công có vai trò rất quan trọng để tạo ra những điều kiện sản xuất tốt nhất, phù hợp với từng công trình có những điều kiện thi công nhất định, tận dụng được khả năng huy động nguồn lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công …
Thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng là biện pháp quan trọng, không thể thiếu và là phương tiện để quản lý hoạt động thi công một cách khoa học Thông qua thiết kế tổ chức thi công công trình, một loạt các vấn đề về công nghệ và tổ chức, kinh tế và quản lý sản xuất sẽ được thể hiện phù hợp với đặc điểm công trình và điều kiện thi công cụ thể;
Thiết kế tổ chức thi công còn là cơ sở để xác định nhu cầu vốn , các loại vật tư và máy móc thiết bị cần thiết cho từng giai đoạn thi công và là cơ sở để xác định dự toán chi phí một cách khoa học và chính xác;
Thiết kế tổ chức thi công được tiến hành trên cơ sở gắn liền với tính chất, quy mô và đặc điểm cụ thể của công trình, điều kiện về địa lý, yêu cầu về thời gian thi công, khả năng huy động nhân lực, trình độ trang bị cơ giới thi công, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ thi công…
2 Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của hiết kế thiết kế tổ chức thi công công trình
2.1 Ý nghĩa của việc thiết kế tổ chức thi công
Thiết kế tổ chức thi công mang ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị thi công, nhằm xây dựng mặt trận và biện pháp sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phản ánh kỹ thuật và trình độ sản xuất của doanh nghiệp.
Thiết kế tổ chức thi công công trình là cơ sở để xác định nhu cầu vốn và các loại vật tư, thiết bị cho từng giai đoạn hay cả quá trình, là cơ sở để xác định dự toán chi phí một cách có khoa học.
Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài, do đó, việc thiết kế tổ chức thi công công trình giúp ta đưa ra những giải pháp thi công một cách khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường.
Thiết kế tổ chức thi công giúp tổ chức thi công có kế hoạch cung ứng, dự trữ về vật tư, xe máy, thiết bị và nhân công phù hợp, tránh được tổn thất trong quá trình thi công, tiết kiệm được chi phí của nhà thầy, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công
Thiết kế tổ chức thi công đảm bảo cho công việc thi công trên công trừng được tiến hành một cách điều hoà, nhịp nhàng, cân đối nhằm mục đích:
Nâng cao chất lượng công trình;
Hạ giá thành xây dựng công trình;
Rút ngắn thời gian thi công;
Phải đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình xây dựng.
2.2.2 Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công a) Về công nghệ
Phải để xuất được các giải pháp công nghệ thực thi công tác xây lắp phù hợp với đặc điểm công trình, khối lượng công việc và điều kiện thi công
Thiết kế tổ chức thi công phần ngầm bao gồm: công tác đất hố móng, bê tông cốt thép móng;
Thiết kế tổ chức thi công phần khung chịu lực, phần thân, mái công trình;
Thiết kế tổ chức thi công cho tường bao che công trình;
Thiết kế tổ chức thi công cho phần hoàn thiện và lắp đặt thiết bị.
Sau khi thiết kế tổ chức thi công cho các công tác, cần lập tổng tiến độ thi công cho công trình Dựa trên tổng tiến độ đã lập để tính toán nhu cầu cung ứng, dự trữ vật liệu, nhân công kho bãi dự trữ, lán trạn, nhà tạm, cấp điện, cấp nước cho công trình Từ đó tính được giá thành thi công công trình. b) Về kỹ thuật
Thi công theo đúng quy trình, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà nước.
Lựa chọn máy móc thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp với biện pháp và công nghệ thi công để đảm bào các yếu tố về chất lượng, an toàn, phù hợp với điều kiện tổ chức và điều kiện tự nhiên, mặt bằng sản xuất của công trình. c) Về tổ chức
Phải thể hiện sự nỗ lực của đơn vị thi công, có trách nhiệm, hướng tới lợi ích chung là chất lượng của công trình Tổ chức sản xuất, cung ứng thiết bị, vật tư, nhân công phù hợp với mặt trận sản xuất, điều kiện tự nhiên và năng lực, trình độ của đơn vị thi công. d) Về kinh tế
Giới thiệu chung về công trình và điều kiện thi công
Giới thiệu công trình
1.1.1 Giải pháp quy hoạch, kiến trúc
Sơ đồ mặt bằng khu đất:
Công trình là nhà công nghiệp 1 tầng, gồm nhiều gian khẩu độ; số gian nhà là 5, số bước cột là 18 Bố trí khe nhiệt tại trục C, E, G.
Khoảng cách khe lún giữa công trình ở nhịp C–C’, E–E’: 1m
Thiết kế móng với nền đất có cường độ 1.2kG/cm2;
Chiều sâu móng được giả định, khi thi công căn cứ theo địa chất thực tế;
Móng đổ tại chỗ, bê tông móng mác 200#;
Bê tông lót móng là bê tông mác 100#;
Đầm chặt đáy hố móng trước khi đổ bê tông lót;
Thép có d > 10mm: AII, có R= 2800 kG/cm2;
Thép có d