Phiếu đăng tin trên trang website Sở tài chính thành phố Đà nẵng
SỞ TÀI CHÍNH TP ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THANH TRA TÀI CHÍNH Độc Lập – Tự Do – Hạnh PhúcĐà Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2012PHIẾU ĐĂNG TINTrên trang website Sở Tài chính thành phố Đà NẵngKính gửi: - Ban Biên tập Website;- Thư ký website.Qua các văn bản liên quan đến Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Thanh tra tài chính viết bài đề nghị được đăng tin lên website của Sở với nội dung như sau :CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚCTừ khi có Luật số 09/2008/QH12 về việc Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) ngày 03 tháng 6 năm 2008, công tác quản lý, sử dụng TSNN đã từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý, sử dụng TSNN, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định như : trang bị tài sản không đúng định mức, nội dung quy định; sử dụng TSNN vào những mục đích khác; việc hạch toán, khấu hao, tính hao mòn TSNN chưa đúng quy định, …Trên cơ sở Luật quản lý, sử dụng TSNN nêu trên và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN. Nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSNN, góp phần thực hành tiết kiệm, sử dụng tài sản đúng mục đích, chống lãng phí tài sản nhà nước; Ngày 06-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 66/2012/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-11-2012, trong đó quy định cụ thể một số nội dung sau :Về hình thức xử phạt vi phạm hành chính là : cảnh cáo và phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là 50.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là : tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.Theo Nghị định này tài sản được chia thành 3 loại gồm: + Tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Nghị định quy định hành vi sẽ bị xử phạt gồm một số nhóm như : vi phạm quy định về mua sắm TSNN; vi phạm quy định về thuê tài sản; biếu, tặng cho, trao đổi TSNN không đúng quy định; lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; chiếm đoạt trái phép TSNN; sử dụng TSNN vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định; không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định pháp luật và dự toán được giao; … Trong đó, về tài sản nhà nước sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền thì : Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô, tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (theo khoản 1 Điều 16 Nghị định này).+ Tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước cũng có nhóm hành vi vi phạm là: vi phạm quy định về trang cấp tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; vi phạm quy định về sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; vi phạm các quy định về xử lý tài sản của các dự án khi dự án kết thúc hoặc không còn nhu cầu sử dụng. Trong đó, quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền trước khi ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA, về nội dung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang bị xe ô tô khác với quy định của pháp luật Việt Nam; (theo khoản 2 Điều 22 Nghị định này).+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật : Nghị định quy định xử phạt đối với các nhóm hành vi vi phạm quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, bảo quản, chuyển giao tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSNN bao gồm: chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, chánh thanh tra cấp sở, chánh thanh tra bộ. Về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên, người được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền : Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng (theo điểm a, khoản 2, Điều 27 Nghị định này). Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền : Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Nghị định này; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a,b,c,d và đ của khoản 3 Điều 6 Nghị định này (theo điểm b, khoản 2, Điều 27 Nghị định này). Ngoài ra, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN quyết định thu hồi (theo khoản 3, Điều 27 Nghị định này).Tài liệu đính kèm :- Luat quan ly su dung tai san nha nuoc.doc- Nghi dinh 52-2009NĐ-CP.doc- Nghi dinh so 66-2012NĐ-CP.pdfTrên đây là nội dung bài viết. Kính trình Ban biên tập Website xem xét, cho đăng tin lên website của Sở./. CHÁNH THANH TRA Người đề nghị Bùi Vĩnh Hội Cù Duy DươngPhê duyệt của Ban Biên tập Website . 01 tháng 10 năm 2012PHIẾU ĐĂNG TINTrên trang website Sở Tài chính thành phố Đà NẵngKính gửi: - Ban Biên tập Website; - Thư ký website. Qua các văn bản. SỞ TÀI CHÍNH TP ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THANH TRA TÀI CHÍNH Độc Lập – Tự Do – Hạnh PhúcĐà Nẵng, ngày