1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1950010438_Vũ Thu Trang.docx

96 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật, Bảng Màu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Sản Xuất May Công Nghiệp
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 5,12 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (15)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Bố cục đồ án (17)
  • CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU (19)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn kỹ thuật (19)
      • 1.1.1. Khái niệm (19)
      • 1.1.2. Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật (19)
      • 1.1.3. Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật (20)
      • 1.1.4. Yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật (20)
      • 1.1.5. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật (20)
        • 1.1.5.1. Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật (21)
        • 1.1.5.2. Xây dựng nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật (22)
        • 1.1.5.3. Kiểm tra, ký duyệt, ban hành (35)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về bảng màu (35)
      • 1.2.1. Khái niệm (35)
      • 1.2.2. Tầm quan trọng của bảng màu (35)
      • 1.2.3. Điều kiện xây dựng bảng màu (36)
      • 1.2.4. Yêu cầu xây dựng bảng màu (36)
      • 1.2.5. Phân loại bảng màu (36)
      • 1.2.6. Quy trình xây dựng bảng màu (37)
  • CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG 31347N (44)
    • 2.1. Đặc điểm chung của mã hàng 31347N (44)
    • 2.2. Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu cho mã hàng 31347N (44)
    • 2.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu cho mã hàng 31347N (44)
      • 2.3.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật (44)
    • I. Trang bìa (45)
    • II. Đặc điểm hình dáng (47)
    • III. Tiêu chuẩn sử dụng bán thành phẩm (54)
      • 3.1. Quy định xử lý nguyên phụ liệu (54)
      • 3.2. Tiêu chuẩn canh sợi (55)
      • 3.3. Tiêu chuẩn trải vải (56)
      • 3.4. Tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm (57)
      • 3.5. Tiêu chuẩn đánh số (58)
      • 3.6. Tiêu chuẩn ép mex, bông (60)
        • 3.6.1. Tiêu chuẩn ép mex (60)
        • 3.6.2. Tiêu chuẩn sử dụng bông (60)
        • 3.6.3. Tiêu chuẩn sử dụng hình in (60)
      • 3.7. Tiêu chuẩn phối kiện (61)
    • IV. Tiêu chuẩn may (61)
      • 4.1. Yêu cầu kỹ thuật chung (61)
      • 4.2. Tiêu chuẩn đường may, mũi may (62)
      • 4.3. Tiêu chuẩn là (62)
    • V. Tiêu chuẩn lắp ráp (63)
      • 5.1. May hoàn chỉnh lần lót (63)
        • 5.1.2. May túi lót, chắp ve nẹp (66)
        • 5.1.3. Lắp ráp thân lót (68)
      • 5.2. May hoàn chỉnh lần chính (69)
        • 4.2.1. May túi ngực (69)
        • 5.2.1. May túi sườn (70)
        • 5.2.3. May chắp và trần đáp vai hoàn chỉnh (72)
        • 5.2.4. Lắp ráp lần chính (73)
      • 5.3. May cổ, nẹp đỡ, tra khóa (75)
      • 5.4. May gấu (76)
      • 6. Tiêu chuẩn dập cúc, oze và di bọ (78)
      • 7. Tiêu chuẩn VSCN (78)
    • VI. Tiêu chuẩn hoàn thiện (78)
      • 1. Tiêu chuẩn là (78)
      • 2. Tiêu chuẩn gấp gói (79)
        • 2.1. Tiêu chuẩn gắn nhãn, thẻ bài (79)
        • 2.2. Tiêu chuẩn gấp gói (79)
      • 3. Tiêu chuẩn hòm hộp (81)
        • 2.3.2. Phương pháp xây dựng bảng màu (84)
  • CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG 31347N (89)
    • 3.1. Đánh giá phương pháp thực hiện, quy trình xây dựng TCKT và bảng màu mã 31347N (89)
    • 3.2. Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N (92)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI  BÁO CÁO ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Chuyên đề XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, BẢNG MÀU Mã số chuyên đề CĐ05 Hà Nội, thán[.]

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu - Ứng dụng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng 31347N.

Mục tiêu cụ thể

Đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể như sau:

- Xây dựng TCKT và bảng màu.

- Ứng dụng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng 31347N.

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua nghiên cứu tài liệu kỹ thuật mã hàng: tìm hiểu những thông tin về hình ảnh, kết cấu sản phẩm, quy cách đường may, một số phương pháp may (các bộ phận, lắp ráp) của sản phẩm mã hàng.

- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện tiến hành xây dựng TCKT cho mã hàng.

- Phương pháp quan sát khoa học bằng hình thức trực tiếp thầy cô hướng dẫn may những bộ phận tương tự trong những tiết học kỹ thuật may.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: xem xét những thành quả nhận được, rút ra kết luận.

Bố cục đồ án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, doanh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm

Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu

Chương 2: Ứng dụng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng 31347N.

Chương 3: Đánh giá kết quả xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng31347N.

Sau khi nhận được chuyên đề nghiên cứu, tác giả đã và đang đưa ra những hướng nghiên cứu phù hợp Để từ đó tham khảo những tài liệu có liên quan để giúp hỗ trợ cho việc lập luận và đưa ra các ý tưởng để thực hiện bài tiểu luận Không những vậy, tác giả còn phải tìm hiểu kỹ thông tin về nội dung, chủ đề cần triển khai nghiên cứu qua tài liệu và các sách, Internet để có cái nhìn đúng nhất về đề tài Tiếp đó, tác giả sẽ phải sắp xếp bố cục để giúp giảng viên đọc hiểu được rõ từng khía cạnh mà tác giả trình bày Những lập luận được đưa ra cần phải chính xác, bên cạnh đó cần phải có những dẫn chứng hợp lý Không chỉ dừng lại ở đấy, đôi khi tác giả cũng cần đưa ra những ý kiến, phương pháp riêng của bản thân để củng cố thêm bài tiểu luận. Vận dụng những điều đó, tác giả đã áp vào với chính bài báo cáo môn Đồ án công nghệ sản xuất may công nghiệp của mình Bài báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu

Chương 2: Ứng dụng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng 31347N.

Chương 3: Đánh giá kết quả xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng31347N.

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU

Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn: theo Viện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam: “tiêu chuẩn” là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này

Kỹ thuật: tổ chức ECPD của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa: “kỹ thuật” là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của chúng; hay để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện vận hành nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã định, đặc điểm kinh tế của sự vận hành, hay sự an toàn đối với sinh mạng và của cải.

Tiêu chuẩn kỹ thuật là văn bản kỹ thuật quy định cụ thể về tiêu chuẩn của một mã hàng, mang tính pháp chế về kỹ thuật và được trình bày theo bố cục nhất định. TLKT do khách hàng doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan áp dụng trong quá trình sản xuất.

1.1.2 Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

Xây dựng TCKT nhằm mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất Là cơ sở thống nhất cho quá trình triển khai sản xuất, kiểm tra,đánh giá chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng Là căn cứ pháp lý giải quyết các phát sinh đối với khách hàng và đưa ra các mục tiêu mà người sản xuất phải đạt.

TCKT giúp cho quá trình triển khai sản xuất an toàn hiệu quả, phù hợp tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.3 Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Bộ TLKT của mã hàng.

- Báng hướng dẫn sử dụng NPL.

- Kết quả may mẫu để đưa ra lưu ý, cảnh báo nhằm ngăn ngừa phát sinh trong sản xuất.

1.1.4 Yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Phải căn cứ vào điều kiện TLKT.

- Phải đảm bảo: tính pháp chế về kỹ thuật, tính nghiệp vụ, thống nhất, chính xác; tính phổ thông, dễ hiểu.

- Phải đảm bảo tính kịp thời (ban hành trước sản xuất ít nhất một ngày, được điều chỉnh, bổ sung khi cần).

- Đảm bảo tính đồng bộ và chính xác giữa tài liệu gốc và sản phẩm mẫu.

- Nội dung phải mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các bộ phận liên quan đến sản xuất mã hàng.

- Phải kiểm tra, ký duyệt trước khi ban hành.

1.1.5 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Bước 2: Xây dựng nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật

Bước 3: Kiểm tra ký duyệt ban hành

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng TCKT 1.1.5.1 Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu đẻ ghi nhận đầy đủ, chính xác những thông tin của mã hàng về kiểu dáng, thông số kích thước, kỹ thuật may, đảm bảo tính đồng bộ và chính xác giữa tài liệu gốc và sản phẩm mẫu Từ đó xây dựng văn bản kỹ thuật và điều kiện chuẩn bị sản xuất cho các bộ phận liên quan.

- Xác định chủng loại mã hàng, ký hiệu của mã hàng, số lượng cỡ, màu của từng cỡ.

- Nghiên cứu kiểu dáng, quy cách, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm: thông số, vị trí đo, gấp, đóng gói, hòm hộp, bao bì của sản phẩm.

- Nghiên cứu nguyên phụ liệu: vải, chỉ, dựng và các phụ liệu khác về màu sắc, thành phần, chủng loại, ký hiệu… Định mức NPL do khách hàng cung cấp.

- Dịch tài liệu (nếu là tiếng nước ngoài) Lựa chọn các nội dung cần đưa vào văn bản kỹ thuật để doanh nghiệp thực hiện.

+ Nghiên cứu sản phẩm mẫu

- Nghiên cứu sản phẩm mẫu, mẫu giấy và tài liệu của khách hàng để kịp thời phát hiện các mâu thuẫn và sửa chữa nếu có Trao đổi với khách hàng để thỏa thuận dung sai cho phép cần có đối với mỗi thông số kích thước.

- Phân tích đặc điểm, kết cấu chi tiết trên sản phẩm mẫu, khớp với TLKT của mã hàng.

- Nghiên cứu quy cách may sản phẩm, các loại đường may và thiết bị sử dụng trong sản phẩm như mật độ mũi may, quy cách đường may chắp, mí, diễu, vắt sổ… hướng lật đường may.

- Trong trường hợp nếu có sự khác nhau giữa sản phẩm mẫu và tài liệu kỹ thuật, cần lập biên bản báo cáo khách hàng để có hướng xử lý.

1.1.5.2 Xây dựng nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật a Trang bìa

Trình bày theo tiêu chuẩn văn bản gồm: Quốc hiệu, Quốc huy, Tên văn bản, tên mã hàng, khách hàng, số hợp đồng theo đúng lệnh sản xuất, tên người xây dựng, người phê duyệt (ghi rõ họ tên).

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CÔNG TY …

Số hợp đồng: ………… Đơn giá:………

Giám đốc Phụ trách kỹ thuật Người soạn thảo

Nơi gửi Số bản Ngày nhận Ký nhận Sửa đổi YCKT

Cắt Danh mục sửa đổi:

Tổ may Lý do sửa đổi: Đảm bảo chất lượng

Kế hoạch Người sửa đổi:

Kinh doanh b Đặc điểm hình dáng

- Bằng hình vẽ: vẽ mô tả kỹ thuật mặt trước, mặt sau của sản phẩm Hình vẽ phải rõ ràng, chính xác, thể hiện đầy đủ thông tin: quy cách đường may, kỹ thuật may, phụ liệu, các mẫu thêu, logo tại các vị trí của sản phẩm… giúp người đọc dễ hình dung kết cấu sản phẩm.

- Cần ghi chú thêm những mô tả trên hình vẽ để làm tăng tính trực quan của sản phảm Mô tả phải rõ ràng, chính xác, không làm che khuất hình vẽ đã có.

- Với các chi tiết phức tạp hay chi tiết khuất nên phóng to với tỷ lệ lớn hơn hình vẽ đang có (vị trí dán nhãn, vị trí lót túi,…) để dễ nhận biết. c Bảng thông số thành phẩm

Bảng thông số thành phẩm được trình bày dưới dạng bảng, bao gồm các thông số cơ bản của sản phẩm tại các vị trí đo, mức độ dung sai cho phép của các thông số và phải có ghi chú (nếu có) Phải quy định rõ đơn vị cm hay inch Những nội dung này theo yêu cầu của từng mã hàng (do khách hàng cung cấp).

Trường hợp sản phẩm có kết cấu phức tạp, phải xây dựng sơ đồ thể hiện cụ thể vị trí đo, ký hiệu các vị trí đo…

Ví dụ: Lập bảng thống kê chi tiết dạng bảng

BẢNG 1.1: BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM Đơn vị: cm

STT Vị trí đo 49 50 51 Dung sai

BẢNG 1.2: BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT

… ……… … … … … d Tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu

Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn phối hợp NPL trên sản phẩm, được trình bày dưới dạng bảng Trong đó thống kê đầy đủ các loại NPL sử dụng trong sản phẩm (dựa trên cơ sở là TLKT khách hàng).

Cơ sở lý luận về bảng màu

Bảng màu là văn bản kỹ thuật hướng dẫn cụ thể việc sử dụng NPL của mã hàng Các hướng dẫn được thể hiện dạng bảng bao gồm ký hiệu và vật mẫu trực quan.

Bảng màu là cơ sở pháp chế về màu sắc, ký hiệu, vị trí sử dụng NPL trong các công đoạn sản xuất.

1.2.2 Tầm quan trọng của bảng màu

Bảng màu giúp các bộ phận từ chuẩn bị đến triển khai sản xuất sử dụng NPL đúng yêu cầu mã hàng Là phương tiện để kiểm soát màu sắc, chủng loại, kích thước NPL tất cả các công đoạn sản xuất, thống nhất về NPL trong sản xuất.

1.2.3 Điều kiện xây dựng bảng màu

TLKT của khách hàng (bảng yêu cầu của khách hàng về NPL); sản phẩm mẫu; bảng màu gốc của khách hàng (nếu có); mẫu NPL theo quy định của mã hàng.

Các dụng cụ: bìa cứng, kéo, vật liệu dán….

1.2.4 Yêu cầu xây dựng bảng màu

Phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong sử dụng NPL mã hàng.

Phải tuân thủ theo bảng màu gốc (nếu có), TLKT, sản phẩm mẫu.

Phải đồng bộ NPL, đủ ký hiệu, sắp xếp theo thứ tự: nguyên liệu (vải chính, vải lót, phối), phụ liệu. Đảm bảo kích thước mẫu, mặt phải NPL hướng lên trên, thuận tiện cho đối chứng mẫu, canh sợi mẫu nguyên liệu theo xuôi theo chiều sản phẩm.

Bảng màu phải được thể hiện đầy đủ các thông tin mã hàng: ký hiệu mã hàng, khách hàng, số lượng sản phẩm/mã hàng, thông tin, ký hiệu NPL…

Hiển thị đầy đủ các loại NPL, màu sắc NPL sử dụng trong mã hàng.

NPL dán vào các ô phải đảm bảo chính xác, có tính thẩm mỹ, tính đặc trưng, bền chắc, thuận tiện trong quá trình triển khai sản xuất.

Xây dựng bảng màu đầy đủ cho các công đoạn triển khai sản xuất: cắt, in, thêu (nếu có), may, hoàn thiện.

Phải kiểm tra, ký duyệt trước khi ban hành sản xuất.

Bảng màu thường được làm bằng bìa cứng, khổ A4 có các ô chia nhỏ Dựa trên số lượng NPL sử dụng trên sản phẩm để lựa chọn xây dựng bảng màu theo cột dọc hoặc hàng ngang cho phù hợp.

 Cột là tên các loại NPL như: vải chính, vải lót, dựng, chỉ.

 Hàng là màu sắc, ký hiệu NPL theo vải chính.

 Hàng là tên các loại NPL như: vải chính, vải lót, dựng, chỉ.

 Cột là màu sắc, ký hiệu NPL theo vải chính.

Tùy theo mục địch sử dụng có các bảng màu như sau:

 Bảng màu sản xuất: phục vụ công đoạn may, kiểm tra chất lượng Trong bảng màu có đầy đủ các nguyên liệu và phụ liệu.

 Bảng màu cắt: phục vụ công đoạn cắt, trong đó chỉ có nguyên liệu và các phụ liệu dạng tấm như bông, mex.

Ngoài ra, có thể có bảng màu kho, trình bày tương tự bảng màu sản xuất.

1.2.6 Quy trình xây dựng bảng màu

Quy trình xây dựng bảng màu cần thực hiện những bước sau:

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình xây dựng bảng màu a Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu

Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê, ghi lại tất cả NPL có trên sản phẩm. Phân loại vải chính, vải phối, phụ liệu… theo từng màu riêng Trường hợp các thông tin về NPL giữa tài liệu, sản phẩm mẫu và bảng màu gốc có sự không trùng khớp cần báo lại cho bộ phận quản lý kỹ thuật và khách hàng để có hướng giải quyết.

Tính toán số bảng cần xây dựng cho các bộ phận liên quan (có thể tính thêm số bảng để dự trữ cho các trường hợp sai hỏng và thất thoát trong quá trình sử dụng).

Căn cứ thông tin NPL khách hàng cung cấp, lấy mẫu NPL ứng với số lượng bảng màu cần xây dựng, mỗi màu lấy một mẫu tại kho Số NPL cần lấy thường lớn

Bước 3: Kiểm tra, ký duyệt ban hànhBước 2: Xây dựng bảng màuBước 1: Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu hơn số cần dùng để thuận tiện việc lựa chọn và cắt gọt NPL trong bảng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và đặc trưng.

Kiểm tra chính xác mẫu NPL thực tế về thành phần, màu sắc, tên, ký hiệu đúng với thông tin trong tài liệu khách hàng cung cấp Phân loại NPL đồng bộ sử dụng trên một sản phẩm cho mỗi màu của mã hàng.

+ Chuẩn bị bảng màu dán mẫu:

Dựa trên số lượng NPL sử dụng trong 1 đơn vị sản phẩm và số lượng màu của mã hàng thực hiện chuẩn bị bảng dán mẫu Kích thước bảng màu, số lượng ô được chia trong bảng thay đổi khi số lượng, màu sắc thay đổi.

Lập bảng trên khổ A4 (bìa cứng) ghi tiêu đề bảng, kẻ các ô trong bảng có diện tích khoảng 4cm x 5cm Trong mỗi ô, ghi thông tin từng loại NPL dự định đính vào bảng sao cho đầy đủ và chính xác.

Chọn cách thức lập bảng dán mẫu các NPL theo nguyên tắc và yêu cầu (nguyên liệu đính trước, phụ liệu đính sau, tới các phụ liệu bao gói) Đối với NPL dùng chung cho các màu khác nhau, cần đặt trong một cột riêng và có ghi chú Với một số NPL có kích thước lớn như bao nylon, thùng carton, có thể không yêu cầu đính mẫu vật nhưng vẫn phải ghi đủ thông tin vào ô trên bảng màu (kiểu cách, màu sắc, chất liệu thông số).

Nếu một trang bìa không thể hiện các NPL cần dùng cho mã hàng, có thể dùng băng keo trong dán thêm các tờ bìa khác nhau theo các cạnh dưới (nếu bảng là dạng cột dọc) và theo cạnh bên phải (nếu bảng là dạng hàng ngang) để bảng có thể dễ dàng gập lại khi vận chuyển.

ỨNG DỤNG XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG 31347N

Đặc điểm chung của mã hàng 31347N

- Áo Jacket nam cổ đứng, áo 2 lớp, có khóa nẹp và có đai áo.

- Thân trước có 2 túi cơi

- Thân trước trái có nẹp che, thân trước phải có nẹp đỡ.

- Tay áo dài, kiểu tay cong

- Gấu bằng có đáp gấu.

Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu cho mã hàng 31347N

Tài liệu mã hàng: gồm hình ảnh sản phẩm lần chính, lần lót; Bảng thông số thành phẩm; Bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu… để nghiên cứu quy trình lắp ráp, thông số và nguyên phụ liệu có trên sản phẩm.

Nguyên phụ liệu, giấy, băng dính để làm bảng màu.

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu cho mã hàng 31347N

2.3.1 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật

Căn cứ vào nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1, em thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy trình sau:

Bước 1 Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Nghiên cứu tài liệu để ghi nhận đầy đủ, chính xác những thông tin những thông tin của mã hàng 31347N.

Xác định chủng loại mã hàng: Áo Jacket 2 lớp.

Ký hiệu của mã hàng: 31347N.

Nghiên cứu nguyên phụ liệu: vải, chỉ, mex… Bước 2 Xây dựng nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật

Trang bìa

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CÔNG TY MAY

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT Áo Jacket nam 2 lớp

Số hợp đồng: 136/12ND Đơn giá: 500.000

Giám đốc Phụ trách kỹ thuật Người soạn thảo

Nơi gửi Số bản Ngày nhận Ký nhận Sửa đổi YCKT

Cắt Danh mục sửa đổi:

Tổ may Lý do sửa đổi: Đảm bảo chất lượng

Kế hoạch Người sửa đổi:

Đặc điểm hình dáng

Hình 2.1: Hình ảnh mô tả áo JK mã hàng 31347N

- Áo Jacket nam 2 lớp, cổ đứng, có khóa nẹp, đáp vai và đai áo.

- Thân trước có túi cơi viền lé 2 bên sườn, túi ngực có khóa và viền lé 2 bên ngực.

- Thân trước trái có nẹp che, thân trước phải có nẹp đỡ.

- Cổ áo đứng, có cá cổ.

- Tay áo dài, kiểu tay cong có chèn tay có đáp cửa tay

- Gấu bằng có đáp gấu b, Lần lót

Hình 2.2: Hình ảnh mô tả lần lót áo mà hàng 31347N

- Thân trước có ve nẹp, túi trong có khóa và viền lé.

- Thân sau có đáp, nhãn cổ sau, dây treo tại đường tra cổ, dài đáp ngang cổ.

- Tay lót kiểu tay cong, có chèn tay.

BẢNG 2.1: BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO JACKET

MÃ HÀNG 31347N Đơn vị: cm

STT Vị trí đo 49 50 51 Dung sai

1 Dài áo đo giữa sau 68 70 72 1

BẢNG 2.2: BẢNG THỒNG KÊ CHI TIẾT ÁO JAKET MÃ HÀNG 31347N

11 Ốp đính cúc cá cổ

14 Đáp ngang cầu vai lót

BẢNG 2.3: BẢNG TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU

TT Tên nguyên phụ liệu

Kí hiệu Màu sắc Định mức

1 Vải chính 1 CB4109 #130 1,94m Thân áo, tay áo, cổ áo, đai, nẹp, đáp ngang sau lót, túi trong, đáp mác.

2 Vải chính 2 CB4129 #490 0,03m Viền túi trong.

3 Vải lót 1F LI90106 #101 0,1m Thân trước và thân sau lót.

4 Vải lót F1 LI9000 #01 0,69m Tay lót, lót túi trong.

5 Lót túi T T/C 0,22m Túi ngực, túi sườn.

8 Bông 40gr 0,17m Cổ, đáp gấu.

9 Đệm vai 1 đôi Vai con.

10 Chỉ vải chính 1 Saba 80 Hợp màu vải May và đính bọ vải chính.

11 Chỉ vải chính 1 Saba 50 Hợp màu vải Mí diễu vải chính 1.

12 Chỉ vải chính 2 Saba 80 Hợp màu vải Mí diễu vải chính 2.

13 Chỉ vải lót Saba 120 Hợp màu vải May, mí, diễu, vắt sổ thân lót.

CMZ#gumet al band tit

TT Tên nguyên phụ liệu

Kí hiệu Màu sắc Định mức

Vị trí sử dụng shell

15 Khóa túi ngực ZP70044C/E Teeth CMZ

16 Khóa túi trong ZP70007O/E Navy tit lining CMZ#D169

18 Tay kéo khóa túi ngực

20 Cúc dập JG68001 #SAB R521 mock anti silver

21 Cúc dập ẩn SB20001 #SAB R521 mock anti silver

22 Ô zê EY49001 #SAB R521 mock anti

TT Tên nguyên phụ liệu

Kí hiệu Màu sắc Định mức

Vị trí sử dụng silver

23 Dây lõi ST33002 2.8m Viền túi ngực, túi trong, nẹp khóa.

24 Dây dệt ST33019 Navy/silver 0,12m Dây treo áo.

25 Hình in tay JG PR001 Offwhite patone 11-

27 Nhãn xuất xứ Made in VN 1c Túi trong trái khi mặc

28 Nhãn HDSD JG care label 1c Túi trong trái khi mặc

29 Thẻ bài JG hagtag 1c Khóa nẹp

30 Nhãn dán neutral 1c Thẻ bài treo ở tay kéo khóa nẹp

32 Túi nilon và cúc dự phòng

 Chú ý: Sử dụng nguyên phụ liệu theo bảng màu.

Tiêu chuẩn sử dụng bán thành phẩm

3.1 Quy định xử lý nguyên phụ liệu

- Mở kiện, xả vải trước khi đưa vào sản xuất.

- Thời gian: vải chính từ 8h – 16h, vải lót 12h.

- Kiểm tra chất lượng của các cây vải, tỉ lệ kiểm tra 100% Kiểm tra theo quy định sau:

 Độ đều màu, chất lượng dệt, lỗi bẩn rách,…

 Lỗi bẩn rách: 3 lỗi/m loại bỏ phần vải lỗi.

 Phân loại lỗi dựa trên quy định đánh giá lỗi nguyên liệu: tiêu chuẩn 4 điểm.

- Canh sợi của các chi tiết theo đường canh sợi trên mẫu BTP.

- Mặt phải vải chính, lót theo đúng bảng màu.

Hình 2.3: Hình ảnh mô tả canh sợi lần chính mã hàng 31347N

Hình 2.4: Hình ảnh mô tả canh sợi lần lót mã hàng 31347N

- Kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào trải, loại bỏ những lô vải kém chất lượng.

- Kiểm tra khổ vải trước khi trải lên bàn cắt để đảm bảo thông số khổ rộng sơ đồ giác.

- Thiết bị trải: trải vải thủ công (bằng tay).

- Phương pháp: trải mặt phải lên trên.

- Quy định số lá/bàn cắt:

 Vải chính: 120 lá vải/bàn cắt.

 Vải lót: 120 lá vải/bàn cắt.

- Chiều dài bàn cắt = chiều dài sơ đồ + 2cm.

- Quy định kỹ thuật trải:

 Vệ sinh mặt bàn và các dụng cụ trải trước khi trải vải.

Khi trải vải dùng thước để gạt vải, các lớp vải trên bàn phải được xếp đặt nhẹ nhàng tránh bai giãn.

 Các mép sắp bằng phải vuông góc với mặt bàn.

 Các lớp vải phải phẳng, thẳng, không bị đùn, nhăn.

 Biên chính phải thẳng với thành bàn, các lớp vải chồng lên nhau tạo thành đường vuông góc với mặt bàn (không bị nghiêng).

 Canh sợi phải thẳng, song song với biên vải, không xéo canh.

 Cắt đầu bàn phải thẳng, chiều dài các lớp vải bằng nhau.

 Sau khi trải xong một cây vải phải ghi lại các số liệu sau: số thứ tự cây vải, loại vải, màu vải, chiều dài sơ đồ, số lớp trải được, số lớp còn dư lại và một số lỗi trên vải (ghi sổ theo dõi).

3.4 Tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm

- Quy định thiết bị cắt: máy cắt đẩy tay và máy cắt cố định.

BẢNG 2.4: BẢNG QUY ĐỊNH CẮT CHI TIẾT STT Tên chi tiết Số lượng Kiểu cắt Thiết bị cắt

1 Thân trước 02 Thô Máy cắt tay

2 Thân sau 01 Thô Máy cắt tay

3 Cầu vai 01 Thô Máy cắt tay

4 Ve nẹp 02 Thô Máy cắt tay

5 Nẹp đỡ 02 Thô Máy cắt tay

6 Tay áo 02 Thô Máy cắt tay

7 Chèn tay 02 Thô Máy cắt tay

8 Đai áo 02 Thô Máy cắt tay

9 Bản cổ 02 Tinh Máy cắt vòng

10 Ốp đính cúc cá cổ 01 Tinh Máy cắt vòng

STT Tên chi tiết Số lượng Kiểu cắt Thiết bị cắt

11 Cá cổ 02 Tinh Máy cắt vòng

12 Dây treo 01 Tinh Máy cắt vòng

13 Túi ốp 04 Tinh Máy cắt vòng

14 Cơi túi 02 Tinh Máy cắt vòng

15 Đáp cửa tay 02 Tinh Máy cắt vòng

 Máy cắt, dao cắt sạch sẽ an toàn trước khi cắt.

 Kiểm tra lại số lớp vải chất liệu, màu sắc theo bảng màu cũng như tỉ lệ size trên sơ đồ trước khi tiến hành cắt.

 Phải kiểm tra mẫu sơ đồ khớp với bàn vải và phiếu bàn cắt.

 Cần mang bao tay thếp tay trước khi cắt.

 Trong quá trình cắt phải sử dụng kẹp vải, tránh xô lệch vải khi cắt.

 Tiến hành cắt từ đầu bàn vải, cắt phá trước sau đó cắt gọt các chi tiết.

 Bán thành phẩm cắt xong phải chính xác.

 Các đường cắt trơn đều không lẹm hụt gấp khúc.

 Dấu bấm phải chính xác, đảm bảo độ sau là 0.4cm.

 Khi cắt xong mỗi bó chi tiết phải buộc cùng với thẻ bài ghi rõ size, số lớp, số bàn cắt và ghi thông tin vào phiếu cắt.

- Dụng cụ đánh số: máy đánh số.

- Chiều cao số: không quá 0.5cm.

- Mặt vải đánh số: mặt phải của vải.

Hình 2.5: Hình ảnh mô tả vị trí đánh số trên mã hàng 31347N

 Phải đảm bảo rõ ràng, chính xác, đúng vị trí.

 Đảm bảo dễ nhìn, dễ theo dõi, dễ thực hiện trong quá trình sản xuất, mất đi sau khi gia công xong và không ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp.

 Không được phép đánh sai số hoặc làm mất số.

 Nếu trong quá trình đánh số xảy ra tình huống phát sinh báo cáo ngay với cấp trên để giải quyết vấn đề, tuyệt đối không được tự mình xử lý.

3.6 Tiêu chuẩn ép mex, bông

- Các chi tiết ép mex:

 Mex 1K: Nẹp đỡ, đáp vai, cơi túi sườn, viền túi sườn, đáp cửa tay, cổ trong, cổ ngoài, ốp đính cúc cá cổ, đáp gấu trước, đáp gấu sau, ve nẹp, đáp ngang cầu vai lót, cá cổ.

- Máy ép sử dụng: máy ép dán trục liên tục.

- Sản phẩm sau khi ép mex phải đám bảo độ kết dính bền chặt, không bong rộp, vàng bóng hoặc biến dạng sản phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra, báo cáo cho kỹ thuật nếu có phát sinh.

3.6.2 Tiêu chuẩn sử dụng bông

- Các chi tiết sử dụng bông: cổ chính, cổ lót, đáp gấu sau, sọc lót thân sau, viền túi trong.

3.6.3 Tiêu chuẩn sử dụng hình in

- Vị trí sử dụng hình in: Tay áo, đáp mác.

- In ở nhiệt độ 160˚C, trong 10 - 15 giây.

- Trước khi bóc tập phải hiểu rõ sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào có đôi đối xứng, chi tiế nào có lần chính, lần lót.

- Kiểm tra các số mặt bàn giữa thân to và các chi tiết nhỏ xem có khớp nhau hay không.

- Quy định cách bó buộc chi tiết: cùng màu, cùng bàn vải, cùng size.

 Kiểm tra đầy đủ các chi tiết trong 1 kiện.

 Kiểm tra lỗi trên các chi tiết bán thành phẩm nếu không đảm bảo chất lượng cần thay thế ngay.

 Buộc các chi tiết thành 1 kiện bằng dây vải cùng màu, đảm bảo bó buộc phải chặt, không lẫn lộn các chi tiết của mặt bàn và tránh đánh rơi chi tiết.

 Tập trung các chi tiết đồng bộ của sản phẩm vào một vị trí Cần chú ý để tránh tình trạng lẫn lộn size, bàn cắt, các chi tiết với nhau.

 Trước khi đưa bán thành phẩm lên chuyền may phải có sự kiểm tra và xác nhận chất lượng KCS.

 Ghi eteket mã hàng: ghi bằng vải trắng: o Mã hàng. o Số lượng hàng. o Cỡ màu. o Ký hiệu bàn cắt. o Tên người cắt, kiểm tra, phối kiện.

Tiêu chuẩn may

4.1 Yêu cầu kỹ thuật chung

- Sản phẩm may xong các chi tiết đúng dáng, đúng thông số, không bị lỗ chân kim và vỡ mặt vải trên sản phẩm.

- Các đường may êm phẳng, thẳng, đều, không sùi chỉ, bỏ mũi, đúng quy cách.

- Mặt ngoài sản phẩm đường may không nối chỉ Lưu ý các đường trần trên sản phẩm, các đường mí diễu.

- Đầu và cuối đường may phải lại mũi bền chắc 3 lần chỉ dài 1cm, trùng khít.

- Các chi tiết có đôi phải đối xứng, không đuổi nhau.

- Cúc dập phải đảm bảo độ bền chắc.

- Sản phẩm hoàn thành phải vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, sạch đầu chỉ, xơ vải, không loang dầu, ố bẩn.

- Sản phẩm yêu cầu là phẳng toàn bộ, không bị bóng hay hỏng mặt vải.

4.2 Tiêu chuẩn đường may, mũi may

 Máy vắt sổ: 4 mũi/cm.

 Máy trần lập trình: 6 mũi/cm.

 Máy di bọ: 36 mũi/cm.

 Đường mí 0,15cm: túi ngực, túi sườn, túi trong, đáp mác, đáp ngang thân sau lót, ve nẹp, nẹp đỡ, chân cổ, đáp nẹp thân trước trái, mí lé đáp gấu, cá cổ.

 Đường diễu 0,6cm: sống cổ, sống tay, khóa nẹp.

 Đường chắp 1cm: tất cả các đường chắp tren sản phẩm, đáp gấu.

 Đường diễu 4cm: cửa tay.

+ Vai con, sườn áo: Lật về phía thân sau.

+ Tra cổ: Lật về phía thân áo.

+ Chắp tay: Lật về mang tay nhỏ.

+ Cửa tay: Lật về mang tay bé.

+ Bụng tay: Lật về mang tay sau

- Là phẳng toàn bộ các đường may, chi tiết trước khi lắp ráp ở nhiệt độ 130 ℃

- Yêu cầu các đường may, chi tiết sau khi là phải êm phẳng, không nhăn vặn, bóng,cháy, ố vàng, đảm bảo VSCN.

 Lưu ý: bàn là phải có đệm là, mặt nạ tránh hiện tượng làm bóng, cháy, ố sản phẩm.

Tiêu chuẩn lắp ráp

5.1 May hoàn chỉnh lần lót

D Đáp ngang thân sau lót

1 Kê mí đáp mác lên thân sau lót.

2 May cặp mí dây treo.

3 May dây treo vào thân.

4 May kê mí đáp ngang vào thân sau lót.

- Sử dụng chân vịt lé.

- Đáp nhãn mác, dây treo, đáp ngang đúng vị trí, độ rủ của dây treo là 0,8cm.

5.1.2 May túi lót, chắp ve nẹp

1 May đệm bổ túi lên túi vải chính.

3 Ghim khoá vào lót túi bé

4 May đáp vào lót túi to.

5 May lót túi to vào khoá.

6 Mí miệng túi phía sườn.

7 Mí xung quanh miệng túi.

8 May xung quanh lót túi.

9 Kê mí túi lên thân lót.

10 Chắp thân trước lót với ve nẹp.

- Miệng túi khít, góc túi vuông không dúm góc, sổ tuột.

- Khóa túi đúng chiều, không sóng.

- Lót túi êm phẳng, bền chắc.

- Di bọ hai đầu miệng túi.

- Kéo khóa khi mí xung quanh miệng túi.

- Khi kéo khóa, củ khóa nằm ở miệng túi phía trên của túi.

- Chắp êm phẳng không cầm nhăn.

- Vòng cổ, vòng nách trơn đều.

- Tra tay đúng điểm đầu vai, đầu tay, giữa tay với thân áo.

- Vòng nách không cầm bai, nhăn rúm, gò vặn.

- Ngã tư gầm nách trùng khít.

- Vắt sổ chập đường chắp.

- Tay để dưới thân để trên.

2 Chắp tay chính với chèn tay.

5.2 May hoàn chỉnh lần chính

C Đệm bổ túi E Đáp khóa

D Viền khóa F Lót túi to

1 May đệm bổ túi lên túi vải chính.

3 Ghim khoá vào lót túi bé.

4 May đáp vào lót túi to.

5 May lót túi to vào khoá.

6 Mí miệng túi phía sườn.

7 Mí xung quanh miệng túi.

8 May xung quanh lót túi.

9 Kê mí túi lên thân lót.

- Miệng túi khít, góc túi vuông không dúm góc, sổ tuột.

- Khóa túi đúng chiều, không sóng.

- Lót túi êm phẳng, bền chắc.

- Di bọ hai đầu miệng túi

- Kéo khóa khi mí xung quanh miệng túi.

- Khoảng cách của oze từ mép túi phía sườn vào là 7cm, oze thứ 2 cách khóa 5cm.

1 May lộn viền với cơi túi.

2 Ghim viền cơi vào lót túi bé.

3 May đáp vào lót túi to.

4 May lót túi bé vào thân.

5 May lót túi to vào thân.

6 Mí miệng túi phía nẹp.

7 Mí xung quanh miệng túi.

8 May xung quanh lót túi.

- Miệng túi đều khít, góc túi vuông không dúm góc, sổ tuột.

- Viền lé đều, êm phẳng.

- Lót túi êm phẳng đúng chiều.

- Túi hai bên đối xứng.

- Dập cúc trước may cơi.

- Đặt giằng lót túi phía nẹp khi may xung quang lót túi.

5.2.3 May chắp và trần đáp vai hoàn chỉnh

1 Chắp đáp vai với thân trước.

2 Chắp đáp vai với thân sau.

D Ốp đính cúc cá cổ

5 Kê mí ốp đính cúc lên cổ chính.

6 Chắp thân với đai áo.

- Tra tay đúng điểm đầu vai, đầu tay, giữa tay với thân áo.

- Vòng nách không cầm bai, nhăn, rúm.

- Đường diễu, mí đều không to bé.

- Dập cúc cá cổ trước khi may.

- Chắp thẳng không cầm nhăn.

- Dập cúc lên cá cổ, ốp đính cúc cá cổ trước khi may.

- Khi tra tay để tay ở dưới thân ở trên.

- Đặt giằng đỉnh vai, gầm nách.

- Ngã tư vòng nách trùng khít.

E Đáp cửa tay G Chèn tay

1 Chắp tay với chèn tay.

4 May lộn cửa tay với đáp cửa tay.

- Chắp êm phẳng, không cầm nhăn.

- Ngã tư gầm nách trùng khít.

- Bụng tay lần chính với lần lót trùng nhau.

- Đặt giằng gầm nách, sườn áo.

5.3 May cổ, nẹp đỡ, tra khóa

4 Cặp cổ chính với cổ lót.

2 Diễu xung quang và zic zac nẹp đỡ

3 Ghim dây khóa bên phải vào nẹp đỡ.

- Vòng cổ trơn đều; không xếp ly.

- Vai con trùng đường bổ chân cổ.

- Khóa êm phẳng, không sóng

- Cổ chính và cổ lót đối xứng.

- Sau khi tra cổ, cặp cổ chính với cổ lót

- Là khóa và bấm biên khóa trước khi may.

- Tra khóa hơi bai khóa và để êm thân.

- Tay kéo khóa bên trái khi mặc.

1 May can đáp gấu trước và sau.

2 May lộn đáp gấu với chính.

4 May đáp gấu với lót.

Yêu cầu: Không găng lót.

6 Tiêu chuẩn dập cúc, oze và di bọ

- Vị trí cúc dập và oze: cá cổ, túi ốp.

- Vị trí di bọ: hai đầu miệng túi tất cả túi.

 Cúc dập đúng vị trí, thân áo không rúm, đảm bảo độ bền chắc.

 Di bọ sát hai đầu miệng túi, đảm bảo độ bền chắc.

- Sản phẩm không dính bẩn trong quá trình gia công:

 Không bị dính dầu mỡ của thiết bị trong khi may và hoàn thiện.

 Không dính, bịu bẩn, vệt ố… của các thiết bị, dụng cụ đựng sản phẩm trong gia công.

 Không dính bẩn, dây màu từ các thiết bị là sản phẩm.

 Phấn sang dấu trên tất cả sản phẩm còn lại phải xóa sạch.

- Sản phẩm không sót các đầu chỉ trong quá trình gia công và hoàn thiện:

 Đầu cuối các đường may khi gia công phải nhặt chỉ sạch.

 Các đầu chỉ dính trên sản phẩm phải nhặt sạch.

- Phương pháp tẩy bẩn: giặt nước.

- Hóa chất sử dụng tẩy bẩn: xăng thơm hoặc cồn.

Tiêu chuẩn hoàn thiện

- Phương pháp là: Sử dụng máy thổi phom (với cốt chuyên dùng) và bàn là hơi.

- Vị trí, chi tiết, đường may phải là: toàn bộ đường may trên sản phẩm phải là phẳng.

- Yêu cầu sản phẩm sau là :

 Sản phẩm là xong êm phẳng, không bóng cháy, ố vàng hoặc co rút trong quá trình là.

 Sản phẩm không dính bẩn, dầu, mỡ, dày màu của thiết bị là.

 Các chi tiết cổ áo, măng séc, nắp túi không bai, giãn, méo, biến dạng phải đúng dáng.

 Lưu ý: không là lên khóa nẹp và khóa túi.

2.1 Tiêu chuẩn gắn nhãn, thẻ bài

- Các loại nhãn, thẻ: thẻ bài và nhãn thẻ bài Lưu ý treo sau khi gấp gói.

 Thẻ bài được treo bằng dây treo vị trí tay bên trái và khuyết treo.

 Nhãn dán thẻ bài dán vào thẻ bài treo vị trí tay bên trái.

- Yêu cầu sản phẩm trước khi đưa vào gấp gói:

 Kiểm tra chất lượng các đường may, vị trí nhãn, mác, vị trí khuyết cúc trên sản phẩm.

 Kiểm tra màu các chi tiết, đầu chỉ thừa, lỗi sợi, đốm bẩn, dấu bấm hoặc rách (nếu có) trên bề mặt sản phẩm.

 Sản phẩm phải khô ráo, không còn hơi nước trước khi đóng gói.

- Cách đóng gói sản phẩm:

 Đóng tất cả các khóa, riêng với khóa nẹp, chỉ kéo khóa xuống đường chân cổ khoảng 15cm (đối với tất cả các cỡ).

 Gấp 2 tay vào ở đường vòng nách sau, tay phải trước, tay trái sau.

- Yêu cầu sản phẩm sau gấp gói:

 Sản phẩm gấp xong phải êm phẳng, cân đối, không nhàu, không xiên, lệch.

 Trước khi đưa vào túi PE phải gắn đầy đủ nhãn, thẻ.

 Kích thước cuối cùng sau gấp: D×R = 50cm×40cm.

 Dán miệng túi bằng băng dính 1cm và gập 2 lần.

 Dán nhãn cỡ hình tròn đường kính 5cm như hình vẽ ở trên.

- Quy cách gấp và đóng gói sản phẩm:

Hình 2.6: Hình ảnh mô tả cách gấp gói sản phẩm áo JK mã 31347N

- Yêu cầu túi nilon để gấp gói:

 Kích thước túi nilon sử dụng đóng gói: 27inch x 17inch.

 Thành phần không được có Butylate Hydroxy Toluene.

 Mọi túi phải có hình in nhãn size màu đen.

Hình 2.7: Hình ảnh mô tả túi nilon

- Quy định loại thùng Carton: thùng Carton 5 lớp loại A xuất khẩu Tất cả các thùng carton không được có bất cứ nội dung nào ngoài thùng trừ phần in ở thùng.

- Quy định kích thước thùng Carton: D×R×C = 25inch×16 inch×14inch.

 Tất cả các thùng carotn phải được xuất đến đúng địa chỉ trên PO Mọi thùng carton phải và chỉ có 1 nhãn bên ngoài thùng (OCL) được dán vào giữa thùng (như hình mô tả) Trên thùng này có đầy đủ các nội dung: o Tên sản phẩm. o Mã hàng. o Địa chỉ. o Cỡ. o Số lượng. o Ngày tháng năm.

- Yêu cầu về đóng thùng:

 Đóng sản phẩm riêng từng mã, từng màu, cỡ trong cùng 1 thùng carton.

 Các thùng đều phải có đệm thùng.

 Số chồng sản phẩm trong 1 thùng: 1 chồng.

 Số sản phẩm đóng trong 1 thùng: 6 sản phẩm.

 Băng dính dán thùng: chỉ sử dụng loại bang dính thường (Clear, không có chữ) để dán thùng, không dùng băng dính “Stop” để dán.

- Cách xếp Container khi xuất hàng:

 Xếp riêng từng PO (chương trình đặt hàng) Hết PO này mới đến PO kia.

 Phải dùng giấy mỏng (giấy in màu mỏng) để ngăn giữa các PO Trên giấy ngăn này phải có tên PO

 Thùng Carton số 1 phải nằm ngoài cùng của PO (thùng xếp cuối cùng của PO) để có thể thấy đầu tiên.

 Mặt thùng carton có sticker phải quay ra ngoài.

Hình 2.7: Hình ảnh mô tả quy cách đóng thùng

Hình 2.8: Hình ảnh mô tả thùng hàng được đóng hoàn chỉnh

2.3.2 Phương pháp xây dựng bảng màu

Quy trình xây dựng bảng màu cho mã hàng 31347N:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu

- Phân tích sản phẩm mẫu, thống kê tất cả NPL có trên sản phẩm

Vải chính Đệm vai, chỉ saba 80, chỉ saba 50, khóa nẹp, tay kéo khóa nẹp, tay kéo khóa túi ngực, cúc dập, cúc dập ẩn, oze, dây lõi, dây dệt, hình in tay, hình in đáp mác, thẻ bài.

Vải lót Khóa nẹp, khóa túi lót, chỉ saba 120, dây lõi, nhãn

- Tính toán số bảng cần xây dựng cho các bộ phận liên quan.

- Phân loại NPL đồng bộ sử dụng trên một sản phẩm cho mỗi màu của mã hàng.

- Kiểm tra chính xác mẫu NPL về thành phần, màu sắc, tên, ký hiệu đúng với thông tin trong tài liệu khách hàng cung cấp.

- Chuẩn bị mẫu NPL: Lấy mẫu NPL ứng với số lượng bảng màu cần xây dựng

Vải chính: Cắt mẫu 5cm x 4cm, cắt dọc biên vải Ghi thông tin cho mẫu. Vải lót: Cắt mẫu 5cm x 4cm, cắt dọc biên vải Ghi thông tin cho mẫu.

Bước 3: Kiểm tra, ký duyệt ban hànhBước 2: Xây dựng bảng màuBước 1: Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu

Mex: Cắt mẫu 5cm x 4cm, cắt dọc biên vải Ghi thông tin cho mẫu.

Chỉ: Lấy 1 số lượng chỉ nhất định, dài khoảng 3cm – 5cm, ghi thông tin cho mẫu.

Hình 2.10: Hình ảnh nguyên phụ liệu làm bảng màu

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để xây dựng bảng màu như: Kéo, thước, bút và các vật liệu sử dụng cho việc dán (đính) các mẫu nguyên liệu lên bảng dán mẫu như chỉ, băng dính một mặt, 2 mặt, keo dán, hồ dán, ghim bấm,

Hình 2.11: Hình ảnh dụng cụ để làm bảng màu mã 31347N

- Chuẩn bị bảng dán mẫu:

Lập bảng trên khổ A4 (bìa cứng), ghi tiêu đề bảng, kẻ các ô trong bảng có diện tích khoảng 4cm x 5cm Trong mỗi ô, ghi thông tin từng loại NPL dự định dính vào bảng.

Chọn cách thức lập bảng dán mẫu các NPL theo nguyên tắc và yêu cầu (nguyên liệu đính trước, phụ liệu đính sau, tới các phụ liệu bao gói).

Bảng được lập như sau:

BẢNG MÀU NGUYÊN PHỤ LIỆU

Mã hàng: 31347N Áo Jacket nam Khách hàng: CABANO 1/5

LI90000 – 0.69m Vải lót T Mex 1K Mex 2K1 Bông 40gr

 Chú ý: Dùng chung cho các cỡ khác màu.

Bước 2: Xây dựng bảng màu

Dán mẫu NPL vào bảng màu, mặt phải lên trên, canh sợi dọc

Bảng màu mã hàng áo Jacket 31347N (có bảng màu thật kèm theo) Bước 3: Kiểm tra, kí duyệt

Kiểm tra số lượng, chủng loại NPL

Kiểm tra thông tin bảng màu như: thông tin mã hàng, thông tin mỗi loại NPL Kiểm tra tính thẩm mỹ độ bền chắc của bảng màu

Kiểm tra độ chính xác của bảng màu, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa nếu có trước khi kí tên và chuyển bộ phận quản lý ký xác nhận trước khi văn bản được lưu hành

Chương 2 là quá trình nghiên cứu tài liệu để đưa ra được quy trình xây dựng TCKT và bảng màu, các yêu cầu và lưu ý cho quá trình may Từ những kiến thức học ở trường tác giả đã có thể môt tả cụ thể hơn về việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu cho mã hàng 31347N, từ đó đi sâu vào các điều kiện thực tế, các yêu cầu trong xây dựng TLKT, nắm rõ quy trình chung, vận dụng vào xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N Từ việc tài liệu kỹ thuật để biết được kết cấu của sản phẩm, nguyên phụ liệu sử dụng cho mã hàng Từ đó, tác giả xây dựng lên bản TCKT hoàn hảo bao gồm tất cả các tiêu chuẩn để gia công sản phẩm Nhờ có TCKT, sản phẩm đã được may một cách khoa học, hợp lý nhất cho đến việc dự kiến được thiết bị sử dụng trong mã hàng giảm thiểu được những thao tác thừa, tận dụng được tối ưu thiết bị hiện đại Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng thế nào tới quá trình xây dựng TLKT để rút ra được kinh nghiệm và cách xử lý khi gặp phải Mục đích cuối hướng tới vẫn là một sản phẩm đạt đúng theo yêu cầu của khách hàng.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG 31347N

Đánh giá phương pháp thực hiện, quy trình xây dựng TCKT và bảng màu mã 31347N

Sau quá trình xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N, cá nhân em cảm thấy việc xây dựng TCKT và bảng màu thực tế so với lý thuyết được học có rất nhiều điểm khác biệt Tuy nhiên khi ứng dụng vào mã hàng thì xây dựng TCKT và bảng màu là yếu tố vô cùng quan trọng.

Trước khi xây dựng tài liệu, cá nhân cần phải nắm vũng quy trình, đưa ra được các tiêu chuẩn để xây dựng TLKT, nắm được các loại thiết bị cần sử dụng cho gia công các bộ phận của sản phẩm, các yêu cầu và lưu ý khi gia công các công đoạn Để đạt được kết quả đạt yêu cầu kỹ thuật, cần đảm bảo được những yêu cầu sau:

- Hình cắt mặt cắt rõ nét, ghi chú rõ ràng.

- Thực hiện đúng 3 bước quy trình đã đề ra ở chương 2 để xây dựng TCKT cho mã hàng 31347N:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Bước 2: Xây dựng nội dung TCKT

Bước 3: Kiểm tra ký duyệt ban hành

Trong quá trình xây dựng TCKT cho mã hàng áo Jacket mã 3347N em rút ra được những thuận lợi, khó khăn sau đây:

- TLKT nhận được để nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết.

- Giáo viên hướng dẫn chi tiết về tài liệu kỹ thuật, luôn giải đáp các thắc mắc của sinh viên.

- Nắm được trình tự, phương pháp may của sản phẩm.

- Được vận dụng lý thuyết và thực tế.

- Do còn ít kinh nghiệm nên việc nghiên cứu tài liệu còn gặp nhiều khó khăn.

- Tiếng Anh chuyên ngành còn yếu nên trong việc dịch tài liệu còn gian nan.

- Chưa được tiếp xúc với nhiều loại túi nên gặp khó khăn trong khi vẽ.

- Chưa may được các loại áo phức tạp nên còn vướng mắc rất nhiều trong quá trình xây dựng các bước may ở các vị trí túi, lắp ráp.

Bên cạnh đó, thông qua quá trình xây dựng TCKT em xin được đưa ra quy trình xây dựng bảng màu gồm 3 bước:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu.

Bước 2: Xây dựng bảng màu.

Bước 3: Kiểm tra ký duyệt.

Trong quá trình xây dựng bảng màu cho mã hàng áo Jacket mã 3347N em rút ra được những thuận lợi, khó khăn sau đây:

- Cung cấp đầy đủ được tài liệu, thông - Do các yếu tô mà Nguyên phụ liệu trên áo và trên bảng màu còn chưa khớp tin của mã hàng.

- Được nhận sự chỉ bảo của cô Vũ Thị

- Quá trình xây dựng còn nhiều thiếu xót.

Từ tất cả các yếu tố trên, tác giả đã đưa ra những lưu ý khi xây dựng TCKT và bảng màu:

Khi nhận mã hàng cần kiểm tra đầy đủ các dữ liệu của mã hàng bao gồm: bộ tài liệu kỹ thuật.

Nghiên cứu kĩ các dữ liệu của mã hàng

Bộ tài liệu kỹ thuật: về hình dáng, thông số, cỡ, bảng tiêu chuẩn sử dụng NPL….

Nghiên cứu tính chất nguyên phụ liệu: nghiên cứu tính chất của vải, các loại phụ liệu khác từ đó đề xuất được các thiết bị sử dụng như chân vịt, cũng như xác định được kỹ năng trong quá trình may.

Nghiên cứu hình ảnh mô tả sản phẩm mẫu và sau đó đưa ra quy trình lắp ráp: xây dựng quy trình lắp ráp theo sơ đồ bảng, gia công theo cụm chi tiết rõ ràng, khoa học Từ chính đến lót, từ chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ Đối với mã hàng này quy trình lắp ráp được thực hiện theo thứ tự như sau: gia công dây treo, đáp mác, lần lót, gia công lần chính, lắp ráp lần lót, gia công lần chính, gia công cụm cổ, nẹp, lắp ráp lần chính với lần lót, hoàn thiện sản phẩm.

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm: với mã hàng 31347N, tiến hành kiểm tra theo trình tự tổng quan nhất.

+ Tổng hợp phát sinh, báo cáo: Tổng hợp các dạng sai hỏng, phát sinh trong quá trình may và cách xử lý Báo cáo với khách hàng, đề xuất hướng giải quyết.

- Kết quả: Xây dựng TCKT và bảng màu theo trình tự 3 bước đã đề ra.

Nhà trường nên tạo điều kiện thêm cho sinh viên được xây dựng TCKT và bảng màu không chỉ ở trên lớp mà còn được thực tiễn ở ngoài doanh nghiệp để có thể hiểu biết hơn vê xây dựng TCKT và bảng màu ở thực tế.

Mở thêm các lớp chuyên sâu về mảng xây dựng TCKT và bảng màu.

 Đánh giá phương pháp thực hiện: Để tiến hành xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N phải sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp với quá trình nghiên cứu.

Các phương pháp là con đường thực hiện 1 công trình nghiên cứu để khám phá đối tượng Vì vậy cần xác định các phương pháp nghiên cứu giúp cho quá trình nghiên cứu đem lại được kết quả tốt nhất.

Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N

Như vậy, qua quá trình xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N, ta thấy cần phải áp dụng một cách khoa học vào sản xuất để đánh giá, so sánh với TLKT của khách hàng, sản phẩm may, bảng màu, chế thử để hoàn thiện.

- Nội dung bản TCKT khoa học.

- Phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

- TCKT đảm bảo tính chính xác, phổ thông dễ hiểu.

- Bảng màu thể hiện đầy đủ thông tin của mã hàng.

- Hiển thị đầy đủ các NPL, màu sắc NPL sử dụng trong mã hàng.

- NPL được dán vào các ô chính xác, có tính thẩm mỹ, bền chắc, thuận tiện trong quá trình triển khai sản xuất

 Từ những điểu trên, tác giả đưa đánh giá về kết quả thực hiện trong quá trình xây dựng TCKT và bảng màu mã 31347N:

- Tài liệu kĩ thuật cung cấp đầy đủ thông tin về thông số sản phẩm.

- Trước khi thực hiện đồ án tác giả đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp may áo jacket, được trang bị các kiến thức chuyên ngành, nắm vững các đặc trưng về NPL của mã hàng, xây dựng được quy trình lắp ráp sản phẩm.

- Cấu trúc đường may không quá phức tạp chủ yếu là các đường chắp, mí, diễu sử dụng máy 1 kim.

- Tiêu chuẩn lắp ráp được mô tả chi tiết đến từng bước công việc, phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật đối với mỗi công đoạn.

 Bên cạnh một số ưu điểm cũng có một vài nhược điểm gặp phải khi thực hiện đề tài như:

- Không có sản phẩm mẫu để đối chiếu nên mất nhiều thời gian để phân tích kết cấu sản phẩm, quy trình may.

- Do điều kiện khách quan, nên NPL để làm bảng màu không được giống so với tài liệu kỹ thuật được giao.

 Từ những ưu và nhược điểm đã nêu trên, giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng cũng như năng suất trong khi thực hiện cần:

- Một là, kết hợp việc nghiên cứu tài liệu kĩ thuật với các yêu cầu trực tiếp của khách hàng để đưa ra thống nhất chung.

- Hai là, chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ các NPL chuyên dùng để hạn chế tối đa các sai xót không đáng có.

- Ba là, khi nhận tài liệu việc đầu tiên phải kiểm tra xem tài liệu được giao có đầy đủ các thông tin không, chữ viết, hình ảnh có rõ nét hay không để tránh sai hỏng.

- Bốn là, nghiên cứu kỹ tài liệu để đưa ra các tiêu chuẩn.

Sau khoảng thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tác giả đã hoàn thành đồ án phương pháp nghiên cứu công nghệ sản xuất may công nghiệp Trong chương 1, tác giả đã trình bày đầy đủ về các cơ sở lý luận liên quan như: khái niệm, tầm quan trọng, yêu cầu Chương 2 đã dề cập đến nội dung xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng màu mã hàng 31347N Chương 3 là kết quả của quá trình xây dựng TCKT và bảng màu mã hang 31347N Để sản phẩm có tính chính xác và ứng dụng vào sản xuất thì người xây dựng tiêu chuẩn cần phải tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình cũng như biết các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến xây dựng TCKT Trước khi đi vào xây dựng cần nghiên cứu kỹ tài liệu mã hàng, sản phẩm mẫu (nếu có), điều kiện sản xuất để có thể đưa ra quy trình may phù hợp và hiệu quả nhất

Quy trình xây dựng TCKT và bảng màu cho mã hàng 31347N tác giả đã xây dựng là kết quả của sự nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu từ sách, báo, tài liệu tham khảo kết hợp điều kiện thực tế Tác giả đã tiếp thu các nội dung từ các đề tài nghiên cứu đã thực hiện và bổ sung, trình bày chi tiết hơn các bước trong quy trình xây dựng tiêu chuẩn, các lưu ý, phát sinh trong quá trình thực hiện đem lại hiệu quả chính xác cao.

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, sản xuất theo hình thức nào, các công đoạn chuyên môn hóa ra sao thì quy trình sản xuất chung của xây dựng TCKT vẫn là:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Bước 2: Xây dựng nội dung TCKT

Bước 3: Kiểm tra ký duyệt ban hành

- Quy trình xây dựng bảng màu:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu.

Bước 2: Xây dựng bảng màu.

Bước 3: Kiểm tra ký duyệt

Tóm lại, qua quá trình học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy rõ tầm quan trọng của xây dựng TCKT và bảng màu Để quá trình may mẫu đạt hiệu quả cần tuân theo chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc, cẩn thận tất cả các bước theo quy trình may mẫu, nắm vững các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xây dựng.Đồng thời, sau khi thực hiện xong đề tài, tác giả cũng học hỏi thêm một số kiến thức,kinh nghiệm trong quá trình may, giúp tác giả có thêm cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế Là hành trang cũng như tiền đề cho tác giả khi ra trường Xây dựng TCKT và bảng màu cũng là công việc mà tác giả mong muốn khi ra trường làm việc Trong thời gian còn trên ghế nhà trường, tác giả sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm.

Ngày đăng: 20/04/2023, 15:37

w