Bộ công TH ƯƠNG Tập đoàn điện lực việt nam Viện năng lượng Báo cáo: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ M∙ số: I - 149 ứng dụng các trạm phát điện bằng pin mặt trời công suất nhỏ cho Trư
Trang 1Bộ công TH ƯƠNG Tập đoàn điện lực việt nam Viện năng lượng
Báo cáo: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
M∙ số: I - 149
ứng dụng các trạm phát điện bằng pin mặt trời công suất nhỏ cho Trường dân tộc nội trú, trạm y tế x∙ Tân Trạch và Thượng Trạch
Trang 2Bộ công th ƯƠNG Tập đoàn điện lực việt nam
Viện năng lượng
Mã số: I - 149
Báo cáo: đề tài nghiên cứu khoa họcứng dụng các trạm phát điện bằng pin mặt trời công suất nhỏ cho Trường dân tộc nội trú, trạm
y tế x∙ Tân Trạch và Thượng Trạch huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 4Bộ công TH ƯƠNG Tập đoàn điện lực việt nam
Viện năng lượng
M∙ số: I - 149
Báo cáo: đề tài nghiên cứu khoa họcứng dụng các trạm phát điện bằng pin mặt trời công suất nhỏ cho Trường dân tộc nội trú, trạm
Trang 5mục lục
Mở đầu 4
Chương I : Lựa chọn địa điểm lắp đặt các trạm điện pin mặt trời tại Quảng Bình 3
Chương II: Nghiên cứu thiết kế lắp đặt các trạm điện pin mặt trời tại Quảng Bình … 8
II.1 Những điền cơ bản cần biết về trạm điện pin mặt trời ……… 8
II.1.1 Sơ đồ khối .8
II.1.2 Các thông số kỹ thuật của trạm điện pin mặt trời 11
II.1.3 Tích trữ năng lượng từ trạm điện pin mặt trời 12
II.1.4 Bộ điều khiển 13
II.1.5 Bộ biến đổi điện 14
II.1.6 Vị trí lắp đặt 14
Chương III: Kết quả ứng dụng trạm điện pin mặt trời công suất nhỏ tại Quảng Bình ……… 16
III.1 Số liệu bức xạ và khả năng ứng dụng pin mặt trời tại Quảng Bình 16
III.2 Nghiên cứu thiết kế cụ thể loại trạm pin mặt trời cho hộ gia đình 17
III.3.1 Xác định nhu cầu tiêu thụ công suất của hộ gia đình 17
III.3.2 Xác định công suất trạm pin mặt trời hộ gia đình 18
III.3.3 Xác định dung lượng ăc quy cho trạm pin mặt trời hộ gia đình 19
III.3.4 Lắp đặt trạm pin mặt trời hộ gia đình 20
III.4 Nghiên cứu thiết kế cụ thể loại trạm pin mặt trời cho một tập thể 22
III.4.1 Trạm pin mặt trời dùng cho tram y tế 22
III.4.2 Trạm pin mặt trời dùng cho trường nội trú 26
III.4.3 Trạm pin mặt trời dùng cho đồn biên phòng 29
III.5 Hướng dẫn vận hành 33
III.6 Đánh giá việc xây dựng mô hình triển khai 34
Chương IV Kết luận và kiến nghị 37
IV.1 Đối với nhà nước 37
IV.2 Đối với địa phương được tiếp nhận dự án: 37
IV.3 Đối với đơn vị triển khai dự án… 38
Phụ lục
I Tài liệu tham khảo
II Nhận xét của địa phương III Biên bản nghiệm thu
IV Hướng dẫn lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng hệ thống trạm pin mặt trời
Trang 6MW
Năm 2005, Viện Năng lượng đã thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm các thiết bị phụ của trạm pin mặt trời bằng các sản phẩm tự chế tạo ở trong nước, vừa để thay thế các thiết bị nhập ngoại của trạm pin mặt trời bị hỏng, vừa góp phần giảm giá thành cho những trạm sẽ được xây dựng thêm sau này, nhằm
đáp ứng nhu cầu ứng dụng rộng rãi các trạm pin mặt trời cho các vùng xa xôi hẻo lánh cũng như tạo thêm điều kiện mở rộng khai thác một dạng năng lượng tiềm tàng và sạch sẽ, góp phần bảo vệ môi trường nói chung
Báo cáo này nằm trong chuỗi các đề tài nghiên cứu triển khai và ứng dụng năng lượng mới nhằm quảng bá và hướng dẫn cụ thể việc ứng dụng pin mặt trời vào đời sống cho các loại hình phụ tải khác nhau rất cần có điện nhưng lại nằm ngoài khả năng cung ứng của lưới điện, như một số vùng không thuận tiện giao thông của tỉnh Quảng Bình Trên cơ sở này, Bộ Công Thương
đã duyệt cho Viện Năng lượng thực hiện đề tài NCKH:
Tên đề tài: " Nghiên cứu áp dụng pin mặt trời phục vụ đời sống của nhân dân các dân tộc ở những bản ở vùng sâu, vùng xa không có khả năng cung cấp điện lưới của tỉnh Quảng Bình"
Trang 7• Chuyển giao lắp đặt, thiết bị nhập và chế tạo trong nước, lắp ráp, hiệu chỉnh, chạy thử ở chế độ tự động
• Thu thập số liệu và đánh giá tính khả năng cấp điện (chiếu sáng, ti vi, tủ lạnh bảo vệ thuốc), hiệu quả phù hợp với bức xạ mặt trời của tỉnh Quảng Bình
Đề tài nghiên cứu ứng dụng này đã được Viện Năng lượng thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Bình thực hiện
Trang 8
Chương I Lựa chọn địa điểm lắp đặt các trạm điện pin
mặt trời tại Quảng Bình
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế- x∙ hội của tỉnh quảng bình
Quảng Bình là một tỉnh miền trung, có vị trí địa lý: Quảng Bình nằm ở
vĩ độ từ 16 o55’đến 18 o05’ Bắc và kinh độ 105 o36’đến 106 o59’ Đông
Địa lý và địa giới hành chính, Quảng Bình giáp Hà Tĩnh ở phía Bắc, giáp Quảng Trị ở phía Nam, chung đường biên giới với nước CHDCND Lào dài 193 km ở phía Tây; và bờ biển dài 126 km ở phía Đông Với vị trí này, Quảng Bình có nhiều điều kiện phát triển kinh tế thông thương với nước bạn Lào và tiềm năng hướng ra biển Ngoài ra, do ở xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà nội và TP Hồ Chí Minh nên Quảng Bình có khó khăn hơn trong việc giao lưu kinh tế, chuyển giao công nghệ, tiếp cận thông tin, thị trường… nhưng lại ít bị sức ép cạnh tranh với các khu công nghiệp từ các trung tâm kinh tế này
Về dân số hành chính, Quảng Bình có 1 thành phố, 6 huyện với 141 xã,
10 phường và 8 thị trấn Dân số của năm 2007 khoảng 832.000 người trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 14% Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 13 dân tộc anh em sinh sống trong đó: Dân tộc Kinh 89%, Hà Nhì 5,6%, còn lại 11% là các dân tộc khác
Về tài nguyên khoáng sản, Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng Nhưng đặc biệt, có hai nguồn tài nguyên dồi dào, góp phần thúc đẩy nền kinh tế là du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và công nghiệp vật liệu xây dựng ở địa phương Với bờ biển dài 126 km với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2 Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông
Trang 9ước tính 40.000 tấn/năm, cho phép phát huy thế mạnh của biển để phát triển kinh tế tổng hợp biển…
Địa hình của Quảng Bình hẹp dốc từ Tây sang Đông, chủ yếu 85% diện tích
tự nhiên là đồi núi, toàn bộ diện tích được chia thành 4 vùng sinh thái cơ bản:
Theo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 đến
2010 - xét đến triển vọng 2020 cũng như Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015 - cả hai đều do Viện Năng lượng lập và đều đã được Bộ Công Thương phê duyệt - thì trong khoảng một thập niên tới, mặc dù lưới điện quốc gia có đi qua địa bàn tỉnh, nhưng do
địa hình Quảng Bình có nhiều vùng bị chia cắt bởi sông ngòi và núi non hiểm trở, dân cư phân bố tản mạn và thưa thớt, nên tại Quảng Bình sẽ còn rất nhiều bản làng, thôn xóm, nhất là các vùng miền núi cao của đồng bào các dân tộc ít người, vẫn chưa có cơ hội được sử dụng điện từ nguồn điện lưới quốc gia, số liệu cụ thể trình bày trong bảng sau:
Trang 10B¶ng 1- 1: C¸c x∙ ch−a thÓ nhËn ®iÖn l−íi quèc gia t¹i tØnh Qu¶ng B×nh
TT Huyện, thị xã bản Số Số hộ Dân tộc Tỷ lệ (%)các hộ không có điện
I Huyện Bố Trạch
1 Xã Tân Trạch 02 59 A Rem, Vân Kiều 100
2 Xã Thượng Trạch 18 353 Ma Coong, Mường, Cà Rai 100
3 Xã Sơn Trạch 01 27 Vân Kiều 100
II Huyện Lệ Thủy
1 Xã Kim Thủy 04 162 Vân Kiều 100
2 Xã Lâm Thủy 02 54 Vân Kiều 100
III Huyện Quảng Ninh
1 Xã Trường Sơn 05 85 Vân Kiều 100
IV Huyện Tuyên Hóa
1 Xã Tuyên Hóa 01 34 Mã Liềng 100
2 Xã Lâm Hóa 01 25 Mã Liềng 100
V Huyện Minh Hóa
Trang 11Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn Quảng Bình, việc ứng dụng năng lượng mặt trời còn rất hạn chế, có khoảng 30 trạm pin mặt trời, công suất mỗi trạm từ 100Wp đến 425Wp (P = 100Wp - 425Wp) được lắp đặt từ năm 2005
đến năm 2008 cho một số đồn biên phòng Tình trạng hiện tại của các trạm pin mặt trời này như sau:
- Các tấm pin vẫn hoạt động tốt
- Chân giá và dây điện vẫn còn đạt yêu cầu kỹ thuật
- Bộ điều khiển còn tốt
- Đèn chiếu sáng bị hỏng tới 80% nhưng đã được thay thế
- ắc quy đã được thay bằng loại nhỏ hơn, có công suất là 80Ah
Ngành Viễn thông đã ứng dụng 10 trạm pin mặt trời, công suất mỗi trạm 300Wp (P = 300Wp) phục vụ các trạm bưu điện tuyến xã Tình trạng sử dụng hiện tại như sau:
- Các tấm mô đun vẫn hoạt động tốt
- Chân giá và dây điện vẫn còn đảm bảo kỹ thuật
- Nhiều bộ điều khiển bị hỏng
- ắc quy bị hỏng tới 85%
Tại các bưu điện tuyến xã, tình trạng của các trạm pin mặt trời không
được khả quan bằng các đơn vị trên: Các bộ điều khiển bị hỏng, lại không
được thay thế nên điện từ pin mặt trời không nạp được vào ắc quy; các bình ắc quy thường không được bổ sung nước theo đúng nồng độ a xít đã quy định nên cũng bị kiệt quệ Ngoài ra, do điện áp của trạm pin mặt trời là 24V, còn
điện áp của ắc quy chỉ là 12V, nếu một ắc quy hỏng thì coi như không còn khả năng tích điện, do đó, các trạm pin mặt trời này đã phải ngừng hoạt động Mặc dù vậy vẫn có thể nhận xét chung rằng, đến nay, đa số các trạm PMT đã được lắp đặt tại Quảng Bình đã hoạt động tốt và đáp ứng được yêu cầu của phụ tải
Mặt khác, do là một tỉnh duyên hải nên Quảng Bình cũng có nắng quanh năm Đây là một điều kiện thuận lợi để Quảng Bình khai thác năng lượng sẵn
Trang 12có của thiên nhiên Trên cơ sở đó, một số điểm hộ dân cư của Quảng Bình đã
được tiếp tục đưa vào diện nghiên cứu triển khai ứng dụng các trạm pin mặt trời để phục vụ đời sống, sinh hoạt và công tác, góp phần vào việc xóa bỏ bớt các vùng thiếu điện Về mặt quy mô, các trạm pin mặt trời sẽ được lắp đặt tại Quảng Bình được phân thành hai loại như sau:
- Loại trạm có sông suất nhỏ, lắp đặt cho từng hộ gia đình, công suất khoảng 100W
- Loại trạm có công suất lớn hơn, lắp đặt cho một cụm sinh hoạt tập thể như một cụm dân cư, một trạm y tế, một trường nội trú hay một đơn vị biên phòng, công suất khoảng vài trăm W
Dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn quá trình nghiên cứu thiết kế, lắp đặt một trạm pin mặt trời tại một số điểm theo hai loại công suất trạm như trên tại tỉnh Quảng Bình
Trang 13Chương II Nghiên cứu thiết kế lắp đặt các trạm điện
pin mặt trời tại Quảng Bình
II.1 Những điều cơ bản cần biết về trạm điện pin mặt trời (PMT) II.1.1 Sơ đồ khối
Một trạm điện PMT đơn giản với công suất khá bé, khoảng chừng 100W cấp
điện cho các phụ tải dùng trực tiếp điện một chiều (DC) gồm có ba bộ phận cơ bản là tấm PMT, bộ điều khiển và ăc quy
Hình II.1 và II.2 trình bày tổng quát một Sơ đồ khối và các bộ phận chính của một trạm PMT dùng cho hộ gia đình
Hình II.1 sơ đồ khối nguồn điện mặt trời hộ gia đình
Dàn pin mặt trời 1tấm NG 75W
Trang 14Hình II.2 Thiết bị của trạm pin mặt trời hộ gia đình
Trạm điện PMT có công suất hơn hơn một chút, cỡ vài trăm W, cấp
điện cho phụ tải dùng điện xoay chiều (AC) Ngoài ba bộ phận chính như trên, trạm còn phải có thêm bộ biến đổi điện từ DC thành AC và ngược lại Loại trạm này thường được dùng cho phụ tải điện lớn hơn một hộ gia đình đơn lẻ, chẳng hạn như một cụm dân cư , một trạm y tế, một trường học hay một đơn
vị biên phòng
Hình II.3 và II.4 trình bày tổng quát Sơ đồ khối và các bộ phận chính của một trạm PMT dùng cho tập thể
Trang 15Hình II.3: Sơ đồ khối nguồn điện mặt trời tập thể
Trang 16
II.1.2 Các thông số kỹ thuật của tấm PMT
Thành phần quan trọng nhất của một trạm điện PMT là các tấm PMT PMT được chế tạo theo một công nghệ đặc biệt, có khả năng hấp thụ nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành nguồn năng lượng điện dưới dạng pin Các tấm PMT thường được chế tạo thành các mô đun tiêu chuẩn có công suất nhất định như 48W, 87W sẽ được ghép nối laị với nhau
để có được công suất điện phù hợp theo yêu cầu của phụ tải điện
Để tránh các ghép nối không đúng các mô đun tạo thành dàn lớn (tức là
để tránh hiệu ứng điểm nóng các mô đun với nhau không cùng công suất), nhà sản xuất PMT cần đo đạc, kiểm tra chính xác một số các thông số đặc trưng dưới đây và ghi rõ trên mô đun hoặc trong các tài liệu bán kèm mô đun, tuy nhiên, các nhà thiết kế trạm điện PMT trước khi lắp đặt vẫn cần kiểm tra lại cho chính xác các thông số cơ bản sau:
- Công suất làm việc cực đại Pmax (Wp);
- Dòng điện ngắn mạch ISC (A);
- Thế hở mạch VOC (V);
- Dòng điện làm việc tối ưu IOPT (A);
- Điện thế làm việc tối ưu VOPT (V);
- Hiệu suất cực đại η (%);
- Vùng nhiệt độ làm việc cho phép (0C);
- Kích thước, trọng lượng mô đun
Các giá trị đặc trưng về điện phải được đo ở điều kiện tiêu chuẩn quốc
tế như: bức xạ mặt trời chuẩn 1000W/m2, ở nhiệt độ chuẩn Tc = 250C Ngoài
Trang 17II.1.3 Tích trữ năng lượng từ trạm điện PMT
Hệ thống năng lượng pin mặt trời cần phải có thành phần tích trữ năng lượng Ban ngày lúc nắng điện năng từ dàn pin mặt trời được gom vào một bộ phận có vai trò “tích trữ năng lượng” Ban đêm hoặc khi những lúc không có nắng, dòng điện từ bộ “tích trữ năng lượng” sẽ được lấy ra để cung cấp cho phụ tải
Có hai phương pháp phổ biến để tích trữ năng lượng của trạm PMT,
đó là hòa điện của trạm PMT vào lưới điện địa phương hoặc nạp dòng điện
từ trạm PMT vào các bình ắc quy Các bình ăc quy chính là bộ tích trữ năng lượng hay gọi tắt là bộ trữ điện
Đa số các ứng dụng PMT hiện nay được thực hiện ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, không có lưới điện Vì vậy chỉ có thể dùng các bình ắc quy để tích trữ năng lượng của trạm PMT vào thời gian không có nắng
Các thông số kỹ thuật của bộ ắc qui phải phù hợp với các thông số kỹ thuật của nguồn điện PMT như điện áp, dung lượng, v.v
Trong thực tế ứng dụng, điện áp của các phụ tải tiêu thụ thường là 12V, 24V, 36V, 48V điện một chiều (DC) Khi đó bộ ắc qui cũng cần phải
có các điện áp tương ứng
Giả sử chúng ta cần xây dựng một nguồn điện PMT cho các tải tiêu thụ điện A, B, C, có công suất điện Pa, Pb, Pc, và hàng ngày các phụ tải này làm việc trong các khoảng thời gian tính bằng giờ là Ta, Tb, Tc, Khi
đó điện năng nguồn PMT cần cấp cho các phụ tải hàng ngày sẽ là:
Trang 18Dung lượng bộ ắc qui Q tính ra Ampe.giờ (Ah) được xác định như sau:
Q (Ah) = [W x N] / [U x D] (3)
Trong đó: N = số ngày dữ trữ không có nắng (thường chọn từ 3 đến ≤ 10 ngày); U = điện áp bộ ắc qui (ví dụ U = 12V, 24V, 36V, 48V); D = độ sâu phóng điện của ắc qui (thông thường D được chọn từ 0,6 đến 0,7)
II.1.4 Bộ điều khiển
Nguồn PMT làm việc liên tục ngoài trời, thời gian nắng nhiều (ví dụ mùa hè) bộ ắc qui rất có thể bị nạp điện nhiều tới mức quá no Trạng thái quá
no này khiến cho điện áp của mỗi bình ắc qui có giá trị quá cao Ví dụ ắc qui
a xít chì loại 12V, khi bị nạp quá no, điện áp trên hai cực của nó có thể lên
đến 15 V ở trạng thái quá áp này, dung dịch ắc qui dễ bị sôi Nếu dung dịch
bị sôi, nó sẽ bốc hơi mạnh và có thể làm hỏng các bản cực của ắc qui
Ngược lại, vào khoảng thời gian ít nắng hoặc không có nắng (ví dụ vào các tháng mùa đông) bộ ắc qui không được nạp đủ điện, trong khi đó các phụ tải vẫn tiêu thụ điện hàng ngày, điện năng của ắc qui sẽ bị phóng tới mức cạn kiệt - còn gọi là trạng thái quá đói, và trạng thái này cũng dẫn đến hư hỏng ắc qui Thông thường ắc qui chỉ được phép phóng điện đến giới hạn 0,6 - 0,7 dung lượng của nó
Để tránh các trạng thái quá no hay quá đói nói trên, trong nguồn điện PMT phải sử dụng bộ điều khiển Nó là một cơ cấu điện có khả năng theo dõi
điện áp của bộ ắc qui Khi dung lượng bộ ắc qui đạt đến trạng thái no (100% dung lượng) thì bộ điều khiển tự động cắt dòng điện nạp từ dàn PMT Đến khi dung lượng ắc qui giảm xuống dưới trạng thái no, bộ điều khiển lại tự động
đóng mạch nạp điện cho bộ ắc qui Khi ắc qui bị phóng điện đến giới hạn dưới (tức là ắc qui chỉ còn lại 30 - 40% dung lượng), để tránh trạng thái quá đói, bộ
điều khiển sẽ tự động cắt mạch tiêu thụ điện của các tải, không cho ắc qui
Trang 19an toàn nhằm đảm bảo thời gian phục vụ lâu dài Ngoài ra, bộ điều khiển còn làm nhiệm vụ điều chỉnh nguồn điện PMT nạp vào ắc quy
II.1.5 Bộ biến đổi điện
Bộ biến đổi điện cũng là một thiết bị điện có chức năng biến đổi điện một chiều có điện áp thấp từ bộ ắc qui hay dàn PMT thành điện xoay chiều có
điện áp cao hơn (ví dụ 220V- 50Hz) để cấp điện cho các phụ tải làm việc với
điện xoay chiều Vì dòng điện xoay chiều công nghiệp là hình Sin nên sẽ sử dụng bộ biến đổi điện có dạng sóng ở đầu ra cũng là hình Sin
II.1.6 Vị trí lắp đặt
Các tấm PMT phải được lắp ở nơi thông thoáng, không bị che khuất các bóng râm của cây cối hay các toà nhà, đảm bảo cho trạm pin làm việc trong suốt những giờ nắng trong hàng ngày, đảm bảo thiết bị làm việc trong cả bốn mùa
Chân giá được chế tạo sao cho mặt lắp tấm pin nghiêng theo vĩ độ của từng tỉnh và cộng thêm 50 đến 70, đặt theo hướng Bắc Nam
- Vị trí các mô đun được đặt có góc nghiêng theo tiêu chuẩn vĩ độ ở Quảng Bình (góc α = 170 29’+ 50) hướng về phía Nam, như hình II.3
Trang 20Bộ điều khiển phải được lắp đặt ở nơi dễ quan sát và tiện sử dụng Khi lắp đặt phải tắt công tắc ở bộ điều khiển, thực hiện nối dây điện từ trạm pin mặt trời vào bộ điều khiển, sau đó nối dây điện từ bộ điều khiển vào các đầu cực của ắc quy (chú ý khi đấu phải đúng cực dương của bộ điều khiển đấu với cực dương của ắc quy, đầu âm của bộ điều khiển nối với cực âm của ắc quy ) Các đèn tuýp phải được lắp ở vị trí toả ánh sáng được khắp phòng, phục
vụ nhu cầu sinh hoạt trong toàn bộ của gia đình hay tập thể Khi đấu cũng phải chú ý đến cực dương hoặc âm của đèn và cực dương âm của phần tải ở bộ
điều khiển
Trang 21Nhất thiết phải có các số liệu bức xạ mặt trời của từng địa phuơng nơi
có lắp đặt trạm PMT để tính toán công suất lắp đặt cho chính xác và phù hợp với nhu cầu phụ tải Số liệu về thời gian nắng trung bình trong các tháng, các năm cũng như số liệu bức xạ trung bình tháng, trung bình năm của từng địa phương phải được đo đạc thống kê qua một thời gian dài tới vài chục năm rồi tổng hợp lại để rút ra các trị số trung bình tiêu biểu cho từng địa phương
Bức xạ và số giờ nắng của Quảng Bình được Cơ quan Khí tượng-Thuỷ văn Trung ương cung cấp như trong các bảng sau:
Bảng III.1 Tổng bức xạ trung bình theo tháng và năm trên tỉnh Quảng Bình
Trang 22III.2 Nghiên cứu thiết kế cụ thể loại trạm PMT cho hộ gia đình
Việc tính toán thiết kế một trạm điện PMT cần được tiến hành qua các
bước sau:
III.3.1 Xác định nhu cầu tiêu thụ công suất của hộ gia đình
Để cấp điện cho một hộ gia đình phải dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ
điện năng của căn hộ và mức độ bức xạ trung bình tại các khu vực có căn hộ
đó Vì vậy, trước hết phải xác định nhu cầu tiêu thụ điện của hộ sử dụng trạm
PMT Với đối tượng sử dụng điện là các hộ miền núi vùng sâu vùng xa của
tỉnh Quảng Bình thì các thiết bị sử dụng điện hầu hết là rất nhỏ, có thể dùng
trực tiếp từ nguồn điện một chiều (DC) từ các tấm PMT, do đó sẽ thiết kế lắp
đặt loại trạm PMT nhỏ và đơn giản, không cần đến bộ biến đổi điện
Sau đây sẽ thực hiện tính mẫu một ví dụ cụ thể: lắp đặt trạm PMT cho
hộ gia đình thương binh tại xã Tân Trạch huyện Bố Trạch Quảng Bình
Nhu cầu phụ tải điện trong một ngày của hộ gia đình này được tính theo
mức nhu cầu sử dụng điện trung bình cho một hộ gia đình có mức sống
trung bình và có số nhân khẩu trung bình (4 người) áp dụng cho các vùng
xa xôi hẻo lánh của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng, trình
bày trong bảng sau:
Bảng III.3 Công suất tiêu thụ điện của gia đình trong ngày
Tên thiết bị dùng
điện trong gia đình
Công suất (W)
Số lượng (cái)
Số giờ dùng (h)
Điện năng tiêu thụ (Wh)