CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮNI. Khái niệm và phân loại chất thải rắnI.1. Khái niệm về chất thải rắnChất thải rắn là là tất cả các chất thải dạng rắn hoặc bùn được thải ra trong quá trình sinh hoạt, trong các quá trình sản xuất, dịch vụ và trong hoạt động phát triển của động thực vật. [1] Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [2].I.2. Thành phần và phân loại chất thải rắnI.2.1. Thành phần của chất thải rắn Thành phần chất thải rắn được dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên chất thải, thông thường được tính theo phần trăm theo khối lượng.Thông thường trong chất thải rắn đô thị, chất thải rắn từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50 -70% [3]. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động: xây dựng, sữa chữa, dịch vụ đô thị.Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác, theo vùng địa lý, theo từng quốc gia
Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các thành phố và các khu đô thị Việt Nam gia tăng và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với sự phát triển đó thì hàng loạt các loại chất thải khác nhau (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải trong xây dựng,…) phát sinh ngày càng gia tăng. Nếu không có phương pháp đúng đắn và phù hợp để xử lý lượng chất thải này thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người vì lượng chất thải này đã vượt quá mức khả năng phân hủy của tự nhiên. Hiện nay do tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng cao dẫn đến phát sinh lượng chất thải rắn ngày càng nhiều điển hình như rác thải sinh hoạt. Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt này bao gồm các loại thực phẩm dư thừa, các loại lá cây, vỏ cây, giấy, bìa cactong, gỗ,… Các thành phần này có thể tận dụng để tạo ra một sản phẩm mới dùng để cải tạo đất và bón cho cây trồng để tăng năng suất, dùng để tăng độ phì nhiêu của đất, giảm bớt tính độc hại cho môi trường, có khả năng mở ra hướng phát triển bền vững cho công nghiệp,… rất phù hợp với xu thế hiện nay đó chính là phương pháp làm phân Compost. Ngoài ra phương pháp này còn làm giảm đi diện tích đất chôn lấp, tiết kiệm chi phí vận chuyển cũng như phù hợp với thu nhập của người dân,… sẽ giúp quản lý tốt hơn chất thải rắn đô thị. Và trong giới hạn của đồ án này, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Cô ThS.Phạm Thu Phương và Cô ThS. Phạm Hà Thanh em xin trình bày đề tài “Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày”. Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 1 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN I. Khái niệm và phân loại chất thải rắn I.1. Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn là là tất cả các chất thải dạng rắn hoặc bùn được thải ra trong quá trình sinh hoạt, trong các quá trình sản xuất, dịch vụ và trong hoạt động phát triển của động thực vật. [1] Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [2]. I.2. Thành phần và phân loại chất thải rắn I.2.1. Thành phần của chất thải rắn Thành phần chất thải rắn được dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên chất thải, thông thường được tính theo phần trăm theo khối lượng. Thông thường trong chất thải rắn đô thị, chất thải rắn từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50 -70% [3]. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động: xây dựng, sữa chữa, dịch vụ đô thị. Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác, theo vùng địa lý, theo từng quốc gia. Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 2 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Bảng 1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn [3] Thành phần Định nghĩa Ví dụ Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh, Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilong, Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lỗi ngô, Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm rạ, Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa, Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ, chất dẻo, các dầu vòi, dây điện, Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Bóng, dày, ví, cao su, Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng, Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn,… Đá và sành sứ Bất kỳ các loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm, Các chât hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này Đá cuội, cát, đất, tóc,… Thành phần của chất thải rắn bao gồm thành phần vật lý và thành phần hóa học - Thành phần vật lý của chất thải rắn được thể hiện ở bảng 2 Bảng 2. Thành phần vật lý của chất thải rắn sinh hoạt [3] Thành phần (% theo khối lượng) Hà Nội Đà Nẵng Thái Nguyên TP Hồ Chí Minh Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 3 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Chất hữu cơ 49,1 45,47 55 41,25 Cao su, nhựa, da 16,5 13,1 3 8,78 Giấy, cattong, giẻ 1,9 6,36 3 24,83 Kim loại 6 2,30 3 1,55 Thủy tinh, gốm, sứ 7,2 1,85 0,7 5,59 Đất đá, cát, vụn 18,4 35,3 18 Độ ẩm 47,7 49 44,23 27,18 Độ tro 15,9 10,9 17,15 58,75 Tỷ trọng 0,42 0,5 0,45 0,412 Từ bảng 2 thấy thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh chiếm tỷ lệ cao khoảng 40 – 55% . - Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt: cũng như thành phần vật lý, thành phần hóa học của rác cũng có ý nghĩa quan trọng đối với phương pháp phân loại và xử lý rác, quyết định tới tốc độ phân hủy và độ giảm thể tích khi xử lý, quyết định tới khả năng tác động tới môi trường do nước thải và khí thải phát sinh khi xử lý rác… Bảng 3. Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt [3] Trong các thành phần hóa học của chất thải rắn thì thành phần C là chiếm tỷ lệ cao nhất Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị, theo từng nước. Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như: có thành phần hữu cơ cao; chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ; độ ẩm cao. Vậy việc xác định thành phần chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý. I.2.2. Phân loại chât thải rắn Chất thải rắn được phát sinh từ các nguồn gốc khác nhau nên được phân loại theo nhiều cách [2] Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 4 STT Thành phần % trọng lượng theo trạng thái khô C H O N S Tro 1 Chất thải thực phẩm 48 6,4 37,6 2,6 0,3 5 2 Giấy 3,5 6 44 0,3 0,2 6 3 Cattong 4,4 5,9 44,6 0,3 0,2 5 4 Chất dẻo 60 7,2 22,8 - - 10 5 Vải, hàng dệt 55 6,6 31,2 4,6 0,15 2,45 6 Cao su 78 10 - 2 - 10 7 Da 60 8 11,6 10 0,4 10 8 Lá cây, cỏ 47,8 6 38 3,4 0,3 4,5 9 Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5 10 Bụi, gạch vụn, tro 26,3 3 2 0,5 0,2 68 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN 1) Phân loại theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố hay chợ,… 2) Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo,… 3) Theo đặc điểm của nơi phát sinh - Chất thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…. - Chất thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; các phế thải trong quá trình công nghệ; bao bì đóng gói sản phẩm. - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… 4) Phân loại theo mức độ nguy hại - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan,… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đó là các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật, các loại kim tiêm, ống tiêm, các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân,… - Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. I.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường Chất thải rắn ảnh hưởng đến tất cả môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cụ thể như sau: Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 5 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN + Đối với môi trường không khí: chất thải rắn thu gom được không đổ đúng nơi quy định mà vứt bữa bãi thành những đống lâu ngày phân hủy tạo thành các khí như bụi, SO 2 , NO x , CO, H 2 S, hơi khí độc gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. + Đối với môi trường nước: rác sau khi thu gom không được đưa về nơi xử lý mà đổ vào những bãi tạm bợ lâu ngày khi trời mưa xuống mang theo những chất ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm. + Đối với môi trường đất: rác thải lâu ngày ngấm xuống đất rồi các thực vật như cỏ, cọ,… lấy chất dinh dưỡng từ đất và các chất độc hại đó theo vào cơ thể động vật. Và từ đó con người ăn thịt của động vật và các chất độc đó theo vào cơ thể con người và gây các bệnh cấp tính và mãn tính. + Các bãi rác là nơi cư trú của nhiều loài gặm nhấm, côn trùng, tạo nhiều mối lây lan dịch bệnh + Môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật, virus, vi khuẩn gây bệnh cùng với điều kiện nóng ẩm nhiệt đới, các yếu tố gió bão, mưa sẽ mang rác thải phát tán đi xa và lan truyền gây nên những bệnh hiểm nghèo. + Chất thải rắn nguy hại: chất thải các mẫu bệnh phẩm trong y tế, các chất phóng xạ gây lây nhiễm cho cộng đồng, gây ung thư và gây cháy nổ. Nói tóm lại nếu chúng ta không xử lý tốt lượng chất thải phát sinh thì gây nguy hiểm nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. II. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [2] Mục đích của quá trình xử lý chất thải rắn là: nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường; thu hồi vật liệu để tái sử dụng và tái chế; thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi. Trước khi tiến hành một phương pháp xử lý chất thải rắn nào đó thì đều phải tiến hành công đoạn phân loại rác thải. Đối với chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta do đặc tính của rác thải là chưa được phân loại tại nguồn và được thu gom lẫn lộn với nhau nên trước khi tiến hành một biện pháp xử lý nào thì đều phải tiến hành phân loại. Việc phân loại này nhằm mục đích phân riêng rác thải dễ phân hủy, rác thải nguy hại và rác thải có thành phần khó phân hủy. Sau công đoạn phân loại thì có rất nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn như phương pháp xử lý sơ bộ, phương pháp đốt, phương pháp làm phân vi sinh và phương pháp chôn lấp II.1. Phương pháp xử lý sơ bộ chất thải rắn Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 6 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Mục đích của phương pháp này nhằm làm giảm kích thước của chất thải rắn và tách các thành phần trong rác thải có thể tái chế và tái sử dụng. Có nhiều phương pháp xử lý sơ bộ chất thải rắn như - Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: bao gồm các máy cắt rác, máy nghiền rác,… nhằm làm cho kích thước của rác giảm đi. - Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học: chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng, khi đó thể tích chất thải có thể giảm đến 95%. - Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: đây là phương pháp dùng để thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc cho quá trình thu hồi năng lượng. Bao gồm hai phương pháp: thủ công (dùng sức người) và cơ giới (trong công nghệ có sấy khô, nghiền sau đó mới dùng thiết bị tách như quạt gió, cyclon). - Ưu điểm + Đơn giản dễ làm + Giảm được kích thước của chất thải rắn + Giảm được phương tiện vận chuyển + Giảm được diện tích cho bãi chôn lấp + Thu hồi được tài nguyên và năng lượng sinh học - Nhược điểm + Gây ô nhiễm tiếng ồn + Tiêu tốn hóa chất cho phương pháp hóa học + Tốn chi phí đầu tư cho các thiết bị II.2. Phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó lượng rác được đưa đi đốt được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước như Thụy Sỹ, Đức, Hà Lan, Đan Mạch,… Phương pháp này có ý nghĩa làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 7 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Lò đốt này bao gồm hai buồng đốt: buồng sơ cấp (đốt rác) và buồng thứ cấp (đốt hơi) và một hệ thống xử lý khí thải. Tại buồng đốt sơ cấp: rác thải được nạp vào lò đốt qua cửa dưới ở phía trước buồng đốt sơ cấp, sau đó được gia nhiệt, quá trình bay hơi (nhiệt phân) diễn ra. Nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp có thể lên khoảng 800 0 C. Tại buồng đốt thứ cấp: bao gồm hai buồng đốt (buồng trộn và buồng đốt cuối cùng). Trong buồng đốt thứ cấp, chủ yếu là quá trình đốt cháy hoàn toàn buồng khí tạo thành từ buồng đốt sơ cấp. Lượng cacbon còn lại sẽ được đốt cháy hoàn toàn khi đi vào buồng trộn. Sau đó, khí thoát khỏi buồng trộn, qua cửa có buồng chắn và vào buồng đốt cuối cùng. Nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp là 1100 0 C. Ống khói được đặt trực tiếp phía trên lò, điều khiển hiệu quả luồng khí thoát ra - Ưu điểm: + Giảm thể tích rác thải + Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị + Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác. + Xử lý được chất thải nguy hiểm có thể đốt + Thu hồi năng lượng - Nhược điểm: + Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao + Gía thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. + Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí (đủ hoặc dư) ở nhiệt độ cao. II.3. Phương pháp sinh học Nguyên tắc của phương pháp này là nhờ hoạt động của vi sinh vật thực hiện phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải. Các vi sinh vật này lấy chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để thực hiện trao đổi chất, tổng hợp tế bào, sinh sản, phát triển và cuối cùng là tạo ra các sản phẩm như phân vi sinh và khí sinh học. Có hai phương pháp là phương pháp làm phân vi sinh và phương pháp biogas - Phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 8 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Tại thành phố đông dân khi mức đô thị hóa tăng cao và mức sống ngày càng nâng cao thì lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do vậy việc tìm các bãi rác đổ mới ngày càng trở nên khó, chi phí vận chuyển tăng nên việc tìm phương pháp xử lý hợp vệ sinh lại giảm được lượng chất thải cần chôn lấp là cần thiết. Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông, công nghiệp chưa phát triển do đó rác sinh hoạt của đô thị Việt Nam chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy bằng vi sinh vì vậy phương pháp xử lý chất thải rắn làm bằng phân hữu cơ rất thích hợp. Làm phân hữu cơ là quá trình sinh học trong đó vi sinh vật hoạt động chuyển hóa rác thải hữu cơ thành chất mùn có độ dinh dưỡng cao có thể dùng cải tạo đất và làm phân bón cho cây trồng. - Ưu điểm: + Rác tái chế thành phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp + Thay thế một phần sử dụng phân hóa học và không gây tổn hại cho cây trồng + Cải tạo đồng ruộng về mặt vật lý (giữ nước, không khí và phân bón) + Sử dụng dễ dàng và an toàn + Giảm lượng chất thải cần chôn lấp - Nhược điểm: + Gặp khó khăn trong tiếp thị sản phẩm + Dạng sản phẩm chưa ổn định + Diện tích đất để xây dựng nhà xưởng khá lớn. - Phương pháp tạo khí sinh học biogas Đây là phương pháp sử dụng quá trình phân hủy yếm khí rác thải nhằm loại trừ các thành phần ô nhiễm môi trường, các chất vô cơ, hữu cơ, thu khí sinh học. Rác thải sau khi được phân loại sơ bộ các chất hữu cơ sẽ được đưa vào ủ với điều kiện yếm khí hoàn toàn. Rác hữu cơ được các vi sinh vật yếm khí phân giải thành các sản phẩm khí chủ yếu là CH 4 . Khí biogas được sử dụng cho việc đun nấu và sản xuất điện. Sản phẩm cuối cùng của quá trình là một loại phân hữu cơ dùng cho nông nghiệp. Nhược điểm chính của phương pháp này là vận hành khó khăn do phải dùng điều kiện yếm khí nghiêm ngặt. II.4. Phương pháp chôn lấp Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 9 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO 2 , CH 4 . Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng, đầm nén trên bể mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc vôi bột,… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. - Ưu điểm: + Là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất + Chi phí cho một bãi chôn lấp rẻ + Có thể thu hồi khí bãi rác - Nhược điểm: + Chiếm diện tích lớn + Mùi bay lên từ bãi chôn lấp ảnh hưởng đến dân cư xung quanh + Nước rác phát sinh ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm + Việc tìm kiếm xây dựng một bãi chôn lấp mới là khó khăn III. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam III.1. Tình hình phát sinh CTR ở Việt Nam Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Tại Việt Nam theo báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 150.000 tấn chất thải nguy hại. [4] + Đối với chất thải rắn sinh hoạt thì năm 2007 cho thấy lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có hai đô thị nhưng tổng lượng CTR phát sinh tới 8000 tấn/ngày chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị thể hiện ở bảng 4 [5] Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 10 [...]... được phân loại tại nguồn - Nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn còn thấp Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 13 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ LÀM PHÂN COMPOST I Khái niệm về phân. .. của phân Compost và kích thước nguyên liệu III.6 Tỷ lệ C/N, N/P Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 19 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Tỷ lệ C/N ảnh hưởng đến chất lượng phân, tỷ lệ tối ưu cho quá trình làm phân là 25/1 – 30/1 [9] Nếu tỷ lệ thấp hơn sẽ tạo ra NH 3, làm. .. Fax(84.4)38693551 14 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN thành khí sinh học, phần còn lại thu được dưới dạng lỏng, sau đó làm khô và qua quá trình ủ chín để có thể bón cho cây trồng hay phối trộn với phụ gia để trở thành phân bón Trong những nghiên cứu gần đây, phân Compost được đánh giá là một trong những chất điều hòa đất tốt, cần thiết cho... Streptomyces Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 20 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN IV.2 Vi sinh vật phân giải protein Trong quá trình làm phân Compost nhóm vi khuẩn chính phân giải protein là vi khuẩn nitrat hóa và vi khuẩn cố định nitơ Nhóm vi khuẩn nitrat hóa bao gồm hai nhóm... chủ yếu: + Giai đoạn 1: Phân hủy các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất phù hợp cho vi sinh vật sử dụng làm nguồn năng lượng và phát triển tế bào mới Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 15 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN + Giai đoạn 2: Vi khuẩn phân hủy các sản phẩm... – Fax(84.4)38693551 18 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Giá trị pH là thông số hiển thị độ kiềm và độ axit của nguyên liệu làm phân hữu cơ Qúa trình ủ thích hợp với pH nằm trong giải 5,9 – 8 Tuy nhiên, quá trình này xảy ra hiệu quá nhất là nằm trong khoảng 6,5 – 8 [7] Nếu pH nhỏ hơn 6 sẽ làm tăng tốc độ phân hủy, còn nếu pH lớn... chắn, lưới chắn thường làm bằng lưới thép Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 21 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Hình 4 Ủ rác thải sinh hoạt trong các hố + Ủ trong thùng: Loại thùng này có dạng hình chữ nhật, có 3 ngăn, được thiết kế dựa trên thời gian phân hủy của rác thải... Gl PHÂN LOẠI Gl 1 Gr (1) Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 30 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN Trong đó: 1 Gv : Khối lượng rác thải trước khi phân loại (tấn/ngày) Gr1 : Khối lượng rác thải sau quá trình phân loại (tấn/ngày) Gl: Khối lượng rác bị loại bỏ sau quá trình phân. .. học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 17 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN hưởng đến quá trình Các điều kiện tối ưu thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật nhằm thực hiện quá trình tạo phân Composts nhanh nhất bao gồm: - Kích thước rác thải cũng phải đảm bảo mới có thể tạo ra lượng... sắt, nhôm, kim loại,… Các loại rác vô cơ sau khi phân loại được thu gom và vận chuyển qua bãi rác chôn lấp cùng các thành phần có thể tái chế được đưa đi xử lý Đồng thời phân loại các loại rác hữu cơ lớn như cành cây, gỗ, Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) – ĐHBKHN – Tel:(84.4)38681686 – Fax(84.4)38693551 28 Thiết kế dây chuyền làm phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh . phân Compost cho 300 tấn rác/ngày Nguyễn Thị Hoàng Linh Thúy – Lớp CNMT K50 - QN CHƯƠNG II: LÝ THUY T VỀ QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ LÀM PHÂN COMPOST I. Khái niệm về phân