Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài: Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi yên châu, tỉnh sơn la, việt nam GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh 7297 15/4/2009 Hà Nội, 12-2008 Bản quyền thuộc ĐHNNHN Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Hiệu trởng ĐHNNHN trừ trờng hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu. 1 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN TT Họ và tên, chức danh, học vị Đơn vị Ghi chú 1 GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh Đại học Nông nghiệp Chủ trì 2 PGS.TS. Phạm Thị Hương Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N1 3 TS. Nguyễn Đình Vinh Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N2 4 ThS. Vũ Thanh Hải Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N3 5 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N4 6 PGS.TS. Nguyễn Thị Lươ ng Hồng Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N5 7 PGS.TS. Lê Thị Thuý Viện Chăn nuôi Quốc gia Đề tài nhánh N6 8 TS. Nguyễn Văn Viên Đại học Nông nghiệp Thư ký, tham gia đề tài nhánh N4 BÁO CÁO TÓM TẮT 2 BO CO TểM TT T nm 2000 n nm 2009 Chng trỡnh Vựng cao (UPLANDS) cú tờn Nghiờn cu s dng t bn vng v phỏt trin nụng thụn vựng i nỳi ụng Nam , ký gia B Khoa hc v Cụng ngh (MOST), Hi ng nghiờn cu Thỏi Lan (NRTC) v C quan nghiờn cu c (DFG) ó c thc hin qua 3 pha vi mc ớch l úng gúp v mt khoa hc gi gỡn, bo tn ngun ti nguyờn thiờn nhiờn v ci thin cỏc iu kin s ng ca nhõn dõn nụng thụn vựng nỳi ca Vit Nam v ụng Nam . Trng i hc Nụng nghip H Ni c giao thc hin ti ngh nh th Pha 1, nghim thu thỏng 5/2003 vi mt s kt qu bc u cú ý ngha trong vic nh hng phỏt trin cõy xoi (n h thp v ghộp ging mi), cõy che ph t h u, ỏp dng GIS trong s dng t, sy bng nng lng mt tri ( o Chõu Thu, 2003). Sang Pha 3 (2006-2008) ti ngh nh th c thc hin ti huyn Yờn Chõu, tnh Sn La vi 6 ti nhỏnh. Kt qu ni bt bao gm: - ó iu tra phõn tớch tng quan v kinh t k thut sn xut nụng nghip (theo tng ni dung ca ti) ti 5 xó huyn Yờn Chõu. - Xõy dng c 1 Bộ tài liệu kỹ thuật (ICM ngô và lúa, trồng tỏi và bí xanh, thâm canh xoài, chn nuụi ln sinh sn, nuụi cỏ rụ phi) cho nông dân v hun luyn cho 448 nụng dõn. - ó nghiờn cu cỏc yu t k thut cn thit trong ci to, chm súc vn xoi, xõy dng mụ hỡnh ci to vn xoi 0,55 ha nng sut tng 200-240% - Nghiờn cu v a thnh cụng cõy bi Din vo Yờn Chõu; Trng mi c 1,69 ha bi din v xoi t t l sng 90%. - Xỏc nh cỏc yu t k thut cn thit trồng xen và che phủ đất cho vn xoi thời kì kiến thiết cơ bản v nng ngụ, gim lng xúi mũn 10-15%; Xỏc nh cõy Mch mụn l mt cõy ngoi tỏc dng chng xúi mũn tt li s dng c lm thuc. 3 - Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng tỏi và bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao trong vụ đông - Xác định được các yếu tố cần thiết trong việc áp dụng ICM trên cây lúa và cây ngô cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng 28% - Xây dựng được 6 mô hình nuôi cá rô phí đơn tính cho hiệu quả kinh tế - Đã nghiên cứu các yếu tố sinh học phát triển và kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái, lợn Bản giúp cho công tác bảo tồn nguôn gen quí hiếm tại địa phương và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn cho các nông hộ - Góp phần đào tạo được 29 kĩ sư nông nghiệp và một số khuyên nông viên địa phương được nâng cao trình độ. Tham gia đào tạo 01 Nghiên cứu sinh. - Đề tài đã công bố được 11 bài báo trong đó có 8 bài trên các tạp chí trong nước và 3 bài tại Hội nghị khoa học Dự án UPLANDS tại Thái Lan. - Tổng kinh phí đề tài đã sử dụng là 975.039.050,0 ®ång Đánh giá chung: Đề tài đã hoàn thành đầy đủ nhiệ m vụ Hợp đồng đã ký. 4 Môc lôc Lời mở đầu……………………………………………………………………….… 7 Chương 1. Nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh vườn xoài và bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La…………………… 9 Tính cấp thiết……………………………………………………………… …9 Mục tiêu…………………………………………………………………………… 9 Phương pháp nghiên cứu…………….………………………………………… 10 Kết quả nghiên cứu ………… ……………………………………………… 12 Nhận xét ………………………… ……………………………… 24 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 26 Chương 2. Nghiên cứu xây dựng một số mô hình cây trồng xen, cây che phủ, cải tạo đất trống đồi núi trọc tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 28 Error! Bookmark not defined. Mục tiêu……………………………………… ……………………………… 28 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28 Phương pháp nghiên cứu…………………………… …………………………30 Kết quả nghiên cứu ………………………………… ……………………… …34 Kết luận và đề nghị …………………………………… ………………………48 Tài liệu tham khảo…………………………………… ………………………… 49 Chương 3. Nghiên cứu xây dựng mô hình cây vụ đông………… ……………….51 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh cây bí xanh tại Yên Châu - Sơn La…………………………………………………… …… 51 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh cây tỏi tại Yên Châu - Sơn La……………………………………………… ………… 64 Sâu bệnh hại bí xanh (Benincasa hispida Cogn) và biện pháp phòng chố ng ở Yên Châu, Sơn La…………………………………………………………………… …76 Kết quả tập huấn kỹ thuật trồng tỏi và bí xanh cho người dân Viêng Lán và Chiềng Pằn………………. ……………………………………………… …………… …84 Kết quả đào tạo và công bố………………………………………………… … …84 Kết luận …………………….………………………………………………… …85 Tài liệu tham khảo………………………………………………… …………… 86 Chương 4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây lúa và cây ngô ……………………………………………………… ……………87 5 Quản lý tông hợp cây lúa……………………………………………………… 87 Đặt vấn đề………… ………………………………………………………………87 Mục tiêu…………………………………………………………………………….88 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 89 Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………… ……… 89 Quản lý tông hợp cây ngô…………………………………………………………111 Kết quả huấn luyện lớp Quản lý tông hợp cây ngô (ICM) ………………………111 Kết quả nghiên cứu phòng chống mọt ngô……………………………………… 119 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ ngô tại bản Chiềng Thi………………………… 125 Kết luận và đề nghị……………………………………………………………… 133 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 135 Chương 5. Nghiên cứu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La……………………………………………… 137Error! Bookmark not defined. Đặt vấn đề………………………………………………………………………….137 Nội dung và Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 138 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………………………………… 145 Kết luận ……… ………………………………………………………………… 154 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….155 Chương 6. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thông qua x©y dùng ®µn lợn sinh sản h¹t nh©n giống địa phương………………………………………………………… …… 156 Đặt vấn đề …… ………………………………………………………………… 156 Mục tiêu……………………………………………………………………………157 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 157 Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………………………… .159 Kết lu ận và đề nghị ………………………………… ……………………… 165 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………167 Phụ lục 1. Báo cáo tài chính đề tài…………………………………………………168 Phụ lục 2. Danh sách các công trình đã công bố liên quan đến đề tài……… … 169 Phụ lục 3. Danh sách các chuyên đề………………………………… ………… 170 Phụ lục 4. Nhận xét các hoạt động tại địa phương…………………………………171 6 Bảng chú giải các chữ viết tắt, ký hiệu, đơn vị đo, từ ngắn hoặc thuật ngữ BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức ĐC Đối chứng ĐHNNHN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội FFS Lớp nông dân FP Ruộng nông dân ICM Quản lý cây trồng tổ ng hợp IPM Quản lý dịch hại tổng hợp MOST Bộ Khoa học Công nghệ PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia RCB Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh UPLANDS Chương trình Vùng cao 7 LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 2000 đến nay Chương trình Vùng cao (UPLANDS) có tên “Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Đông Nam Á“, ký giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Hội đồng nghiên cứu Thái Lan (NRTC) và Cơ quan nghiên cứu Đức (DFG) đã được thực hiện qua 3 pha với mục đích là đóng góp về mặt khoa học để giữ gìn, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiệ n các điều kiện sống của nhân dân nông thôn vùng núi của Việt Nam và Đông Nam á. Các nội dung nghiên cứu ở Việt Nam trong 2 pha trước (2000-2006) liên quan chủ yếu tới các nghiên cứu cơ bản của các chuyên ngành kinh tế xã hội, rất ít các nghiên cứu phát triển. Pha 3 (2006-2009), ngoài các Dự án nhánh về kinh tế xã hội, có thêm 4 dự án nhánh về Phát triển kỹ thuật (cây xoài, xói mòn đất, hệ thống cây trồng và rửa trôi thuốc BVTV). Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ở Việt Nam có tớ i 1/4 diện tích đất tự nhiên là đất trống đồi núi trọc. Hiện nay, tốc độ tăng đất thoái hoá, đặc biệt ở vùng miền núi phía Bắc, ngày càng mạnh tới mức báo động. Trong 10 năm qua, đã có một số cơ quan trong và ngoài nước tiến hành một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề trên và đạt được một số kết quả nhất định. Gần đây nhất, các Viện nghiên cứu như Vi ện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi quốc gia, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trường ĐHNN đã phối hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài nước thực hiện thành công một số đề tài dự án. Ví dụ dự án “Nghiên cứu các hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc tại Chợ Đồn, Bắc Kạn” phối hợp với CIRAD (Pháp), CIDA (Thụy Điển), Dự án Nông lâm kết hợp ở Na Rì, Ba Bể (Bắc Kạn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên)… Kết quả cho thấy việc áp dụng các biện pháp canh tác bất hợp lý là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ thoái hoá đất, đặc biệt trên đất dốc. Các đề tài trên đã xác định được một số loài cây trồng như cây chè, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc nhất là cỏ đối với bò sữa và bò thịt, cây lâm nghiệp và mô hình canh tác phù hợp trên đất dốc, mô hình kinh tế hộ, các mô hình tín dụ ng nông thôn vừa cải tạo được đất hoang hoá, vừa tăng hiệu quả kinh tế. Việc mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ đã thu được từ các chương trình/ dự án trước là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng năng suất nông lâm nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và thu hẹp khoảng cách thành thị – nông thôn, 8 đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường. Chương trình hợp tác nghiên cứu ba bên giữa Cộng hoà liên bang Đức-Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 1 từ tháng 7/2000 đến tháng 6/ 2003 gọi tắt là chương trình Vùng cao (The UPLANDS PROGRAM) đã hoàn thành mục tiêu giai đoạn 1. Nhiều kết quả nghiên cứu như thông qua phương pháp nghiên cứu có sự tham gia đã xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng cỏ, các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi lợn tại nông hộ, …đã thu được và chia sẻ giữa chuyên gia 3 nước. Trong chương trình này, ở Việt Nam, 7 đề tài nhánh đã thu được nhiều kết quả chủ yếu về mặt nghiên cứu cơ bản như xác định phương pháp tiếp cận có sự tham gia, xác định sự hiện diện của các loài thực vật trên đất trống đồi trọc, xác định hiệu quả chăn nuôi lợn và gà nông hộ, đánh giá hệ thống trang trại, đánh giá tiềm nă ng sản xuất nông sản hàng hoá, sở hữu đất đai và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề tài chính nông thôn. Sang giai đoạn 2 có 9 dự án nhánh, chủ yếu tiếp tục các dự án nhánh của giai đoạn 1, thêm dự án nhánh về nuôi cá nông hộ (cá trắm cỏ) và nghiên cứu về thể chế. Phía Nhà nước đã cấp kinh phí Đề tài vối ứng pha 1. Đề tài này được nghiệm thu tháng 5/2003 đạt kết quả xuất sắc, một số kế t quả bước đầu có ý nghĩa trong việc định hướng phát triển cây xoài (đốn hạ thấp và ghép giống mới), cây che phủ đất họ đậu, áp dụng GIS trong sử dụng đất, sấy bằng năng lượng mặt trời (Đào Châu Thu, 2003). Từ các kết quả nghiên cứu của dự án, của đề tài vốn đối ứng và đặc biệt là đề xuất của Sở Khoa học và công nghệ Sơn La, c ủa Trạm Khuyến nông huyện Yên Châu, nơi triển khai chính dự án, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng Thủy điện Sơn La, nơi sẽ có khoảng 90 000 người dân phải tái định cư lên vùng đất mới có 6 chủ đề nghiên cứu thực nghiệm có giá trị định hướng về mặt khoa học và ứng dụng trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho th ực hiện đề tài Nghị định thư với tên gọi “Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam“. Mục tiêu đề tài là: Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân các dân tộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Đề tài có 6 đề tài nhánh. Báo cáo này trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ đề tài và để dễ theo dõi đánh giá, báo cáo được trình bày theo từng đề tài nhánh, mỗi đề tài nhánh là 1 chương. Phần cuối là so sánh kết quả thực hiện với nhiệm vụ được giao, kết luận đề nghị và phần phụ lục. 9 Chương 1. Nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh vườn xoài và bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 1. TÍNH CẤP THIẾT Với lợi thế về tài nguyên khí hậu, đất đai và hai giống xoài đặc sản địa phương là xoài Tròn và xoài Hôi chín sớm, hơn 400 ha xoài được trồng tập trung như hiện nay ở 8 xã trong huyện nếu được đầu tư chăm sóc tốt thì huyện Yên Châu có thể cung cấp một số lượng xoài đáng kể cho thị trường miền bắc hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn xoài cung cấp từ miền nam, nhờ đó có thể mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho những người trồng xoài địa phương. Tuy nhiên, tập quán nhân giống bằng hạt và canh tác quảng canh, vườn xoài già, cây cao to, tán lớn, sâu bệnh hại nặng nề, các vườn xoài mới trồng ít được chăm sóc, cây sinh tr ưởng kém là những trở ngại và khó khăn chính trong sản xuất xoài hiện nay ở địa phương. Để cây xoài trở thành cây đặc sản của địa phương, là nguồn thu nhập quan trọng của nông hộ và góp phần xây dựng Yên Châu trở thành vùng sản xuất xoài hàng hóa tập trung, tạo ra sản phẩm xoài có mã quả đẹp, năng suất cao ở miền bắc trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên khí hậu, đất đai và ngu ồn lao động dồi dào của địa phương cần từng bước nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh xoài đơn giản, đầu tư thấp, dễ áp dụng nhưng có hiệu quả kinh tế cho người trồng xoài địa phương. Mặt khác, các mô hình trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn tại Yên Châu nếu thành công sẽ góp phần đa dạng thêm sản phẩm hàng hóa nông sản, góp phần tăng thu nhập cho ng ười dân địa phương. Đó chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. MỤC TIÊU - Xác định các biện pháp kỹ thuật cải tạo vườn xoài theo hướng tạo tán thấp, dễ thâm canh để tăng năng suất, phẩm chất và cải thiện mã quả xoài Yên Châu. - Trồng mới các vườn xoài đặc sản địa phương và bưởi Diễn để thâm canh và chuyển giao kỹ thuật, góp phần thay đổi tập quán sản xu ất quảng canh sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông hộ từ sản xuất vườn. - Bước đầu tuyển chọn các cây xoài địa phương ưu tú để làm vật liệu nhân giống phổ biến ra sản xuất. [...]... " Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Sơn La" do Trường Đại học Nông Nghiệp chủ trì 1 MỤC TIÊU - Đánh giá được thực trạng về canh tác trên đất dốc và các mô hình trồng xen của người dân tại địa phương - Nghiên cứu các mô hình trồng xen trên đất dốc nhằm tăng sản lượng cây trồng, bảo vệ, duy trì và cải tạo đất dốc Xác định được một số mô hình trồng xen thích hợp cho nông. .. điều tra cho thấy diện tích đất nông nghiệp của hai xã chủ yếu là đất đồi được sử dụng để trồng ngô một vụ, thời vụ trồng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Tuy nhiên thời vụ trồng ngô tại Yên Châu thường muộn hơn so với các huyện lân cận như Mộc Châu, Bắc Yên và Mai Sơn, do mùa khô kéo dài Đất vườn đồi của các hộ được sử dụng để trồng xoài, đất vườn nhà được sử dụng trồng xoài và các loại rau xanh (Ở các... phương - Nghiên cứu các cây trồng xen, che phủ đất trên nương ngô - Nghiên cứu các cây trồng xen, che phủ đất trong các vườn xoài - Nghiên cứu các cây trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản - Chuyển giao và xây dựng các mô hình trồng xen, che phủ đất cho cây ngô, cây xoài và cây chè 3.4 Phương pháp nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật Các nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nông thôn. .. (PRA), nghiên cứu theo phương pháp thông thường và chuyền giao kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng có sự tham gia của nông dân ( PAEM, FFS) Các phương pháp nghiên cứu và chuyển giao chúng tôi sử dụng là các phương pháp nghiên cứu thông thường Sự khác biệt chủ yếu là việc sử dụng các đối tương nghiên cứu là các loại cây thức ăn gia súc, cây làm thuốc đa mục đích trồng xen trong vườn xoài, ngô và chè... D.B và Will, R.B H Mango: fruit development, postharvest physiology and marketing in ASEAN Published by ASEAN Cofafsub-committee on food handling, 1984 27 Chương 2 Nghiên cứu xây dựng một số mô hình cây trồng xen, cây che phủ, cải tạo đất trống đồi núi trọc tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Nghiên cứu xây dựng một số mô hình cây trồng xen, cây che phủ, cải tạo đất đất trống đồi núi trọc tại Yên Châu- Sơn. .. Chiên và cộng sự (2001), nghiên cứu các mô hình trồng xen cây lương thực và cây họ đậu với cây sắn tại Sơn Dương – Tuyên Quang, Văn Yên – Yên Bái, Chương Mỹ - Hà Tây Kết quả cho thấy cây lạc là cây thích hợp để trồng xen với cây sắn ở vùng đồi, cây lạc có tác dụng ngăn ngừa xói mòn đất, cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây sắn Huỳnh Văn Khiết (2003) nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây... Huyện Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nơi đây có diện tích đất dốc chiểm đa số diện tích tự nhiên của huyện Nông dân của huyện Yên Châu chủ yếu sử dụng các loại đất có độ dốc tự nhiên lớn để trồng các loại cây trồng như Ngô, Xoài, Nhãn Vải, Đậu tương và Lúa rãy v.v Vì vậy nghiên cứu để lựa chọn hệ thống cây trồng xen che phủ đất phù hợp trên các diện tích đất canh tác này của nông dân... Pằn và Viêng Lán Hai xã Chiềng Pằn và Viêng Lán là hai xã miền núi nằm ở trung tâm của huyện Yên Châu, nơi có khí hậu đặc trưng cho vùng thung lũng Yên Châu Diện tích đất tự nhiên của xã Chiềng Pằn là 3.834 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.260 ha, đất vườn đồi là 29,8 ha Xã Viêng Lán có diện tích đất tự nhiên là 3.270 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.050 ha Đa số diện tích đất nông. .. hệ thống cây trồng xen che phủ đất cho các loại cây trồng chính sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân, chống xói mòn và rửa trôi đất tăng tính hiệu quả của sử dụng đất bền vững Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn một số xã trong huyện Yên Châu để thực hiện các nghiên cứu của mình Các kết quả nghiên cứu thu được cũng có thể làm cơ sở cho các huyện khác trong tỉnh Sơn La hay các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh... tổng kết đề tài, 2005 13 Trần Thế Tục Cây xoài Yên Châu, hiện trạng và triển vọng phát triển Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1991, khoa Trồng trọt, ĐHNNI Hà Nội, 1991, tr 66-67 14 Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư Bước đầu nhận xét sự ra hoa, đậu quả của xoài taị Mai Sơn, Sơn La Một số công trình nghiên cứu khoa học dự án phát triển cây ăn quả đường 6, Sơn La NXB Nông nghiệp, 1994, tr.11-14 15 Phạm Văn Vượng, . Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam . Mục tiêu đề tài là: Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm sử dụng. Chương trình Vùng cao 7 LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 2000 đến nay Chương trình Vùng cao (UPLANDS) có tên Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Đông Nam Á“, ký. nông nghiệp nhằm sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân các dân tộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Đề tài có 6 đề tài