1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê trên cơ sở luật thống kê, luật tanh tra

94 685 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Trang 1

TONG CUC THONG Ké

BAO CAO TONG HOP

KET QUA NGHIEN CUU KHOA HOC

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ

QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH

TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ TRÊN CƠ SỞ

LUAT THONG KE; LUAT THANH TRA’

Đơn vị chủ trì: Thanh tra

Chủ nhiệm: CN Nguyễn Hữu Thỏa Thư ký: CN Hy Việt Hưng

HÀ NỘI, NĂM 2006

6660

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 6 Phần thứ nhất: 7

Sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành Thông kê trên cơ sở Luật Thông kê, Luật Thanh tra

1 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra 7 hành chính, thanh tra chuyên ngành thông kê hiện nay

2 Lý luận Mác-Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công = 11

tác thanh tra |

3 Căn cứ pháp luật của việc nghiên cứu nội dung và quy trình thanh 14 tra hanh chinh, thanh tra chuyén nganh thong ké hién nay:

Phan thir hai: 18

Đánh giá tỉnh hình thực hiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành Thông kê hiện nay

Í — Quy trình cuộc thanh tra đã thực hiện 18

1 Bước chuẩn bị thanh tra: 20

2 Công bỗ quyết định thanh tra 20

3 _ Trực tiếp thanh tra | 20

4 _ Kết luận thanh tra 20

5 Công bố kết luận thanh tra 21

I Nội dung và quy trình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên 21

ngành thống kê

1 Nội dung và quy trình thanh tra hành chính 22 2 Nội dung và quy trình thanh tra chuyên ngành thống kê 24

2.1 Nội dung và quy trình thanh tra thực hiện phương án điều trathống 24 kê

2.2 Ndi dung va quy trình thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê 27

Phân thứ ba: 30

Hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong hệ thống Thống kê tập trung và thanh tra chuyên ngành Thống kê L Hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra việc quản lý và sử 30

dụng kinh phí

1 Bước chuẩn bị thanh tra 30

Trang 3

1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.1 "22 23 3.1 3.2 3.3 H 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2

Ra quyét dinh thanh tra

Nhat ky Doan thanh tra

Nghiên cứu quan triệt mục đích, yêu câu, nội dung cuộc thanh tra

Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra

Tổ chức tập huấn

Xây dựng để cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra Bước trực tiếp thanh tra

Công bố quyết định thanh tra |

Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Thông bảo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Bước kết thúc thanh tra

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra Công bố kết luận thanh tra

Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra điều tra thông kê Bước chuẩn bị thanh tra

Khảo sát thanh tra Ra quyết định thanh tra Nhật ký Đoàn thanh tra

Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu câu, nội dung cuộc thanh tra

Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Xây dựng nội quy làm việc của Đoản thanh tra

Tổ chức tập huấn

Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra Bước trực tiếp thanh tra

Công bố quyết định thanh tra

Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Bước kết thúc thanh tra

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra

Trang 4

3.3 il 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 IV

Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra thực biện chế độ báo

cáo Thống kê

Bước chuẩn bị thanh tra

Khảo sát thanh tra

Ra quyết định thanh tra

Nhật ký Đoàn thanh tra

Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra

Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra Tổ chức tập huấn

Xây dựng để cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra

Bước trực tiếp thanh tra Công bố quyết định thanh tra

Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra Bước kết thúc thanh tra

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra Công bố kết luận thanh tra

Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Kết luận

PHỤ LỤC

Mẫu 01: Công văn yêu cầu cung cấp tài liệu, thông tin trong công tác thanh tra thông kê

Mẫu 02: Biên bản xác minh trong công tác thanh tra thống kê Mẫu 03: Biên bản công bố Quyết định thanh tra

Mẫu 04: Biên bản công bó Kết luận thanh tra

Mẫu số 05: Biên bản về vi phạm hành chính áp đụng cho người có thâm quyên xử phạt vi phạm hành chính lập

Mau so 06: Biên bản về vi phạm hành chính áp dụng cho người không có thâm quyên xử phạt vi phạm hành chính, nhưng có thâm quyên lập biên bản vị phạm hành chính

Trang 5

hành chính Mẫu số 08:Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Mẫu số 09: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vị phạm hành chính Mẫu số 10: Quyết định xử phát vi phạm hành chính Mẫu số 11: Quyết định xử phát vi phạm hành chính Mẫu 12: Quyết định chuyển hỗ sơ sang cơ quan điều tra

Mẫu 13: Biên bản bàn giao hồ sơ sang cơ quan điều tra

Mẫu 14: Quyết định thanh

Mẫu 15: Kết luận thanh tra (có thể áp dụng cho báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng Đoàn thanh tra)

Trang 6

LOI NOI DAU

Trong việc xây dung Nha nước của dân, do dân, vì dân của nước ta, mọi hoạt động thuộc các lĩnh vực của đời sông xã hội đều phải tuân theo một trật tự, kỷ cương, khuôn khô của pháp luật Đối với công tác thông kê, Luật Thống kê và các văn bản pháp luật ra đời đảm bảo cho hoạt động thống kê trong đời sông xã hội; góp

phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, đảm bảo thông tin thống kê trung thực,

khách quan chính xác, đây du, kịp thời đáp ứng nhu câu thông tin thông kê của Đảng, Nhà nước và những người dùng tin Đó là tiền đề, điều kiện về môi trường pháp luật Đề công tác thông kê tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản do pháp luật quy định, đòi hỏi phải thường xuyên được kiểm tra, thanh tra và xử ly các vi phạm Công tác thanh tra, kiểm tra thông kê được tiền hành đối với tất cả các bước của quá trình hoạt động thống kê nhằm phát hiện và xử lý các hành vị vĩ phạm pháp luật trong hệ thông thông kê tập trung, các hành vi vị phạm hành chính trong trong lĩnh vực thống kê, đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp khắc phục, hạn chế các hành vị vi phạm pháp luật

Cùng với Luật Thống kê được ban hành năm 2003, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra số 22/2004/QH11, dầy là , những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định các vẫn để vẻ nội dung, trình tự, thủ tục trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, cân phải được nghiên cứu, triển khai cụ thể trong hoạt động thanh tra của ngành Thống kê cho phù hợp nhăm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong tình hình mới

Năm 2006, Được sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo Tổng cuc Thống kê, Viện Khoa học Thông kê và các đơn vị có liên quan, Thanh tra Tổng cục Thông kê chủ trì nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện nội dung và quy trình thanh ra hành chính, thanh tra chuyên ngành thông kê trên cơ sở Luật thông kê, Luật thanh tra” làm cơ sở xây dựng, ban hành nội dung, quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thông kê phù hợp với Luật Thanh tra và thực tế ngành Thống kê hiện nay để thực hiện thông nhất trong Thanh tra Thống kê

Tham gia nghiên cứu đề tài:

¡- Ông Nguyễn Hữu Thoả, Cử nhân kinh tế, Chủ nhiệm để tài,

2- Ông Hy Việt Hưng,Cử nhân kinh tế, Thư ký đề tài,

3- Ông Nguyễn Chiếm Thép, Cử nhân kinh tế, 4- Ông Đinh Hải Hà, Cử nhân kinh tế,

5- Ông Khương Văn Trạm, Cử nhân kinh tế, 6- Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Cử nhân kinh tế, 7- Ông Ngô Đình Bách, Cử nhân kinh tế

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi chân thành cám ơn sự hợp tác quý báu của các Vụ, Viện, Cục trong ngành thống kê và toàn thể cán bộ công chức Thanh tra Tổng Cục Thống kê Do thời gian có hạn, nên dé tai còn nhiều hạn ché, không tránh khói thiếu sót Thanh tra Tổng cục Thống kê mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp trong và ngoài ngành đề tiếp tục hoàn thiện

Trang 7

PHAN THU NHAT

SỰ CÀN THIẾT PHÁI NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH,

THANH TRA CHUYỀN NGÀNH THONG KE

TREN CO SO LUAT THONG KE, LUAT THANH TRA

1- Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê hiện nay:

Quy trình hoạt động là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời

sống xã hội để chỉ các bước thực hiện một công việc nào đó theo một thứ tự

nhất định Quy trình hình thành từ các hoạt động thực tiễn, do con người phát

hiện, thử nghiệm và đúc rút thành bài học kinh nghiệm sau mỗi quá trình làm việc có hiệu quả, điều này được khăng định theo nguyên lý vận động của vật

chat Nhu chung ta da biết, mọi hoạt động vật chat đều phải tuân theo những

ˆ quy luật vốn có để bảo đảm quá trình phát sinh, phát triển trong các điều kiện, môi trường khác nhau như: quy trình sinh trưởng, phát triển và diệt vong của một cá thể hay quy trình vận động, phát triển từ thấp đến cao của xã hội loài người Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự vật hiện tượng đều phải tuân theo các bước hoại động một cách máy móc mới phát triển được, bởi con người có thể cải tạo những quy trình vận động khác nhau cho mỗi thực thê một cách thích ứng dé phục vụ nhu cầu cuộc sống Nhưng dù thay đổi thế nào thì hoạt động của mỗi con người hay toàn xã hội trong từng trường hợp cụ thể phải tuân theo một quy trình nhất định Từ sự tồn tại khách quan của mọi quá trình hoạt động người ta khái quát thành định nghĩa Theo từ điển Petit

Larousse thi “quy trình là một loạt hiên tục hoạt động tạo thành cách sản xuất, làm cái øì đó” Theo từ điển Tiếng việt của trung tâm Từ điển học do Nhà

xuất bản Đà Nẵng tái phát hành năm 2004 thì “quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó” Như vậy, có thể thây bản chất của

quy trình là một hệ thống các bước hoạt động có trật tự trước, sau để hoản

thành một công việc nhất định Quy trình có thê găn với những thao tác cụ thể như quy trình sản xuất một loại vật liệu hay sản phẩm nào đó cho xã hội, quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy trình có thể gan voi su chuyén hóa của vật chất như quy trinh đồng hóa, dị hóa, quá trình phân giải chất

Trong xã hội, có rất nhiêu hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể

khác nhau, trong đó mỗi chủ thê được quyền tìm kiếm, lựa chọn thực hiện

những quy trình cho việc ma minh thay là phù hợp, hiệu quả nhất Do vậy, quy trình là bước được quy định một cách hợp lý, thống nhất đề cơ quan, tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình

Nhà nước là một chủ thê quản lý, nhà nước quản lý các công việc của

xã hội, quản lý nhà nước và là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập

pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền

Trang 8

lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước đề điều chỉnh hành vị hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã “hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con

người, duy trì sự ốn định và phát triển của xã hội Nội dung của hoạt động

quản lý nhà nước bao gồm: hoạt động ban hành các loại văn bản pháp luật, tạo khuân khổ pháp luật cho xã hội vận động và phát triển; đưa pháp luật vào đời sống, điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội nảy sinh theo khuôn khổ pháp luật đã quy định và xử lý các vĩ phạm pháp luật Trong quản lý nhà nước, hoạt động quản lý hành chính (quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp) là hoạt động đa dạng trung tâm, chủ yêu vì hoạt động hành chính là hoạt động tô chức và điều hành để thực thi quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động ban hành các văn bản pháp

luật (văn bản dưới luật) để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh

những: quan hệ kinh tế-xã hội thuộc phạm vi; tổ chức thực thi các văn bản

pháp luật: là những hoạt động tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế-xã

hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chap hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyên lực Nhà nước, nhắm tổ chức, chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên

công cuộc kinh tế, văn hoá-xã hội và hành chính-chính trị, tức là hoạt động

chấp hành-điều hành của nhà nước

Trong quản lý hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có quyền sử dụng quyên lực nhà nước để tổ chức và điêu khiển hoạt động của các đối tượng quản lý thuộc quyên nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước

Vé mat nguyên tắc, muốn thống nhất giải quyết có kết quả các mối quan hệ trong xã hội thì cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện đúng theo các nội dung, trình tự và thủ tục quy định; muốn có được kết quả điều hành hành chính, các cơ quan và công chức hành chính phải triển khai hoạt động theo một nội dung, trình tự và thủ tục nhất định Trong thực tế đời sống xã hội, các quyết định hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật chỉ được

xã hội thừa nhận và có hiệu lực thi hành khi được ban hành theo một nội dụng, trình tự thủ tục trong một quy trình chặt chẽ, và trong thực tế nhiều văn bản quy phạm pháp luật không được thực hiện một cách nghiêm túc hay thực

hiện không có kết quả do nó không được ban hành theo một thủ tục và quy trình khoa học Việc thiếu chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tự do, tuỳ tiện của các cơ quan hành chính

nhà nước trong việc giải quyết các yêu câu của công dân; là mảnh đất tốt cho

Trang 9

việc ban hành các thủ tục hành chính không đúng quy trình đã dẫn đến sự

trùng chéo, mâu thuần lan nhau trong quan ly diéu hanh giữa các Bộ, các

ngành và chính quyên các cấp; làm cho nhiều văn ban quan ly cấp dưới trái với pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Điều này đã làm bức xúc xã hội và trở thành vấn dé quan tam chung trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy về quy trình hành chính nói chung

Trong hoạt động quản lý nhà nước, trong sách báo chính trị và các văn bản pháp luật thường sử dụng cụm từ “thanh tra, kiểm tra” để chỉ một giai đoạn cân thiết của quá trình quản lý, một chức năng của quản lý nhà nước

Kiểm tra là 'xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”°”, đề chỉ

hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc

không trực thuộc) Tuy nhiên, khái niệm kiểm tra có thể được hiểu theo 2

- nghĩa: Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đồn thể

và của cơng dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước Theo nghĩa này,

tính quyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thê thực hiện

kiểm tra không có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà

nước Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thê nhằm tiến hành

xem xét, xác minh một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiêm tra mang tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông ) Theo nghĩa

này, chủ thể kiêm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp

dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính Ở nghĩa này, khái niệm kiểm tra năm trong khái niệm thanh tra “tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước” f

Thanh tra, kiểm tra là chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chức năng của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính phản hồi (rà soát, nhiều khi là phản ứng lại) đối với chu trình quản lý nhăm phân tích, đánh giá, theo đõi những mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đã đề ra

Với tư cách là một chức năng quản lý, là một giai đoạn của chu trình quản lý, khái niệm thanh tra và kiểm tra có những nét tương, đồng như đã nêu trên, cho nên trong hoạt động chúng giống nhau về bản chất và đều có mục đích, yêu cầu chung là xem xét, đánh giá mội quá trình, sự vật, hiện tượng (là đối tượng của kiểm tra và thanh tra), từ đó rút ra kết luận đúng, sai để có biện pháp phát huy hoặc chấn chỉnh Song, chúng cũng có những điểm không trùng hợp nhau:

Trang 10

- Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới (mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của hoạt động hành pháp

- Kiêm tra là hoạt động của cơ quan nhà nước, tô chức xã hội (bao gồm cả kiểm tra nội bộ, tự kiếm tra) đôi với mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra

Việc phân biệt chỉ mang tính ước lệ, xét quá trình và bản chất của hoạt

động thanh tra và kiểm tra thì hầu như không có sự phân biệt hai khái niệm

này V.I Lênin nhiều lần nhẫn mạnh trong các tác phẩm của Người, cũng như trong thực tiễn hoạt động của Đảng cộng sản Bôn-sê-vich rằng, mục đích của kiểm tra và thanh tra là nhằm xây dựng ` 'khả năng biết làm, biết thành thạo trong quan ly” Khi ban đến sự thống nhất của hai loại hoạt động, V.I Lênin nói: “: phải cải tổ bộ dân uỷ thanh tra công nông để tăng cường sự kiêm tra từ phía quan chúng nhằm tiêu điệt cái thứ cỏ đại - chủ nghĩa quan liêu”),

Như vậy, xét theo tính chât, mục đích của quản lý nhà nước, với tư

cách là chức năng không thê thiêu được của người quản lý, thanh tra và kiêm tra có thê hiểu trong môi quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”

Xét theo thuật ngữ, kiểm tra, thanh tra thì hai thuật ngữ này có thể phân biệt theo nguồn gốc về mặt lịch sử Trong quá trình phát triển của xã hội từ khi chưa có Nhà nước đến khi xuất hiện Nhà nước thì tác động của chúng đối với xã hội có khác nhau về mức độ thực hiện quyên năng: thanh tra và kiểm tra là những chức năng, những mặt của quản lý nói chung, chúng liên hệ, tác động lẫn nhau theo mức độ quyền năng và trong môi tương quan với quản lý nhà nước thì thanh tra giữ vai trò trực tiếp, bởi chính trong quá trình thanh tra, ưu thế về tính quyền lực nhà nước được thê hiện rõ hơn so với kiểm tra

Theo chúng tôi, thuật ngữ kiểm tra tồn tại trước thanh tra Khi con người biết lao động, tức là tham gia vào quá trình sản xuất, quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất, phân phối của cải vật chất xã hội đòi hỏi phải quản lý, nghĩa là đòi hỏi họ phải xem xét, đánh giá kết quả hoạt động cua minh Chinh trong hoat dong san xuất, phân phối của cải vật chất xã hội quyết định sự cần thiết phải có kiểm tra Mặt khác, như Ăng-ghen đã nói “mỗi hoạt động có ý thức, có tô chức của con người đều chứa đựng trong nó những yếu tố của kiểm tra” và “đối với mỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra (theo nghĩa đơn sơ của từ - ND) được xem như là

phương thức hành động để thực hiện mục đích”?)

Sự ra đời của Nhà nước - tô chức quyên lực công cộng đặc biệt của giai cap thong trị về kinh tê đôi với giai câp bị trị đòi hỏi phải có những công cụ mang tính quyên lực đê bảo vệ quyên lợi của giai câp thông trị Từ đó, quản

Chi thi sé 38/CT ngày 20/2/1984 của Ban bí thư Trung ương Dang V1 Lénin toàn tập, NXB Sự thật Matxcova, 1985, tip 44, tr lŠ7

Trang 11

lý mang tính quyên lực nhà nước xuất hiện và là một trong những đặc trưng phân biệt Nhà nước với các bộ lạc, thị tộc xưa kia và các tô chức xã hội hiện nay Để thực hiện quản lý nhà nước, giai cấp thống trị sử dụng các chức năng khác nhau, trong đó chức năng thanh tra nhằm tác động tới khách thể quản lý, lập lại trật tự và nâng cao hiệu quả quản ly

Như vậy, xét về mặt lịch sử, kiểm tra tồn tại từ rất xa xưa, khi chưa có

Nhà nước còn thanh tra xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Đương nhiên, cùng với sự xuất hiện, tôn tại và tiêu vong của Nhà nước, chức năng thanh tra cũng như Nhà nước sẽ được xếp bên cạnh “ 'chiếc sa kéo sợi và chiếc rìu đồng cô”, nhưng kiểm tra (mang tính xã hội) van ton tai cùng với “chức năng quản lý đơn thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội” như Ang-ghen đã chỉ ra

Thanh tra và kiểm tra giống nhau về bản chất, nhưng theo cách hiệu

khác nhau thì chúng khác nhau về phạm vi Thanh tra bao hàm kiểm tra nêu hiểu kiểm tra theo nghĩa hẹp, nhưng ngược lại, kiểm tra lại bao hàm thanh tra nêu hiểu theo nghĩa rộng Nhưng thanh tra luôn mang tính nhà nước, còn

kiểm tra có thê mang tính nhà nước hoặc phi nhà nước

Việc tìm hiểu sâu sắc khái niệm thanh tra còn đòi hỏi phải điểm lại một

số quan niệm trong thực tiễn pháp lý hiện hành, cũng như trong lịch sử nước ta thông qua mô hình tô chức các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến pháp và pháp luật

Từ đặc điểm của thanh tra là găn liên với quản lý nhà nước, mang tính

quyền lực nhà nước, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và căn cứ vào phạm vi

hoạt động thanh tra, cho phép chúng tôi đưa ra một khái niệm: Thanh tra là

một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nước được thực hiện

bởi chủ thể quản lý có thầm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước nhằm tác

động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm,

phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phan hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức và công dân 2 Lý luận Mác-Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thanh tra

Trang 12

Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện việc quản lý xã hội vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của toàn xã hội Nhà nước là tô chức công quyên thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay

mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của

đời sống xã hội chủ yếu băng pháp luật Trong mọi hoạt động, Nhà nước đều

phần dau nhăm đạt tới mục đích: dân ø1àu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Những năm qua, công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào thăng lợi của công cuộc đổi mới kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và đân chủ hoá đời sống xã hội Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc quản lý của nhà nước vẫn còn những hạn chế đó là trong quan hệ với cơ quan phà nước với tô chức với công dân; quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; cơ chế, pháp luật về bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân chưa được hoàn thiện Đ từng bước thực hiện triển khai dân chủ trong các cơ quan nhà nước, cấp cơ sở xã, phường, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tô chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tô chức chính trị-xã hội và nhân dân, chống khuynh

hướng tự do tuỳ tiện, vô chính phủ, cục bộ, hoàn thiện cơ chế thực hiện quyên

làm chủ của nhân dân thì từng bước trong quản lý nhất thiết phải quy định

quy trình, trình tự tiễn hành

a) Thanh tra là một nội dụng, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng

dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Người nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo đối, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống”)

Mặt khác, các nghị quyết của Đảng déu khang định vai trò quan trọng của công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý Đáng ta cho răng: “Tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyên trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Dáng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nude”, Gan đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Trung ương 3 và Trung ương 7 (khoá VỊII) Đảng ta đã nhắn mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nham “thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”

b) Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng:

f3 Ký yếu Bác Hồ với thanh tra ~ Hà Nội 1991

Trang 13

Một nét đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn điện đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Đảng lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật Chính vì vậy, hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm bảo đảm cho các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sông Cũng chính vì vậy, hoạt động thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng c) Thanh tra là một phương thức bảo đảm quyên dân chủ của nhân dân:

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vi dân Văn kiện Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 7 (khoá VIII) đều khăng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn găn với mục tiêu phát huy

quyền dân chủ của nhân dân Lênin đã từng chỉ rõ: “ phải cải tô b6 dan uy thanh tra công nông để tăng cường sự kiểm tra từ phía quần chúng nhằm tiêu điệt cái thứ cỏ dại - chủ nghĩa quan liêu” Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyển dân chủ của nhân dân thẻ hiện ở các khía cạnh sau:

- Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyên dân chủ của nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền

- Thanh tra góp phan tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho quá trình thực hiện quyên dân chủ

- Thanh tra đóng vai trò là “chiêc cầu nôi” giữa nhân dân với Nhà nước

Tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (được hình thành

trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì thanh tra là một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước lhanh tra là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân

Thanh tra làm cho chu trình quản lý Nhà nước trong ngành được khép kín, các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chế hơn, từ việc xem xét, đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đối tượng bị quản lý, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thê Đó

là quy trình, là quy luật tật yếu trong bất cứ hoạt động quản lý của Nhà nước

nào Hiện tại, ngành Thông kê với mô hình quản lý ngành dọc thì vai trò của công tác thanh tra lại càng cần thiết và quan trọng đề giúp Tổng cục trưởng quản lý và điều hành

Thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Với chức năng giám sát hoạt

® Lênin toàn tập, NXB Sự thật, 1985

Trang 14

động của các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính

sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và công chức Nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật của các tô chức, cá

nhân và các đối tượng khác chịu sự quản lý của Nhà nước; thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý Với chức năng nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức ngành thống kê trong việc thực hiện chính sách pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao; kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong ngành, thanh tra góp phân bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch và

đoàn kết nội bộ

Căn cứ vào cách xác định đối tượng bị thanh tra, có thể chia thành

Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra hành chính: Là loại hình thanh tra hướng vào chính các chủ thể quản lý (là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước) Chức năng của

loại hình thanh tra này là xem xét việc chấp hành pháp luật của các cơ quan

và công chức nhà nước

- Thanh tra chuyên ngành: Là loại hình thanh tra hướng vào các đỗi tượng quản lý (một tô chức, một công dân) Loại hình thanh tra này thực hiện một phần chức năng quản lý (cai tri) Dé thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có cơ quan chuyên trách làm công tác thanh tra như Thanh tra

Thống kê, Thanh tra Giáo dục, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Lao động

3- Căn cứ pháp luật của việc nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê hiện nay:

Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đã và đang hồn thiện nhân tơ pháp lý mang tính nguyên tắc và một số văn bản quy phạm pháp luật, từng bước đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thống kê (ngoài Hiến pháp còn có các văn bản quy phạm pháp luật về Thanh tra, Thống kê và các văn bản có liên quan):

- Hién pháp năm 1992, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước đặt cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc xác định vị trí pháp lý của hệ thống cơ quan thanh tra

- Văn bản quy phạm pháp luật về Thống kê:

Trang 15

VIỆC chấp hành pháp luật về thống kê; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo

thẩm quyển hoặc kiến nghị cơ quan có thâm quyền xử lý vi phạm pháp luật về

thống kê; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thí hành pháp luật về thông kê”; Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra Thống kê có các quyền và trách nhiệm quy định tại Điêu 37 Luật thông kê:

1 Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;

2 Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vân đề liên quan đên nội dung thanh tra;

3 Lập biên bản thanh tra kiến nghị biện pháp giải quyết đổi với

những sai phạm;

4 Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

5 Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiên hà, sách

nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuât, kinh doanh và hoạt động bình thường

của đôi tượng thanh tra;

6 Báo cáo với cơ quan có thắm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị

biện pháp giải quyết;

7 Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận

thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định;

§ Giữ bí mật tải liệu thanh tra theo quy định của pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật về Thanh tra:

Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng và củng cô chính quyên nhân dân, tô chức các cơ quan nhà nước trong đó có cơ quan Thanh tra Ban Thanh tra đặc biệt là tổ

chức Thanh tra đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Tô chức và hoạt động của Thanh tra nước ta từng bước được hoàn thiện, phát triển theo tình

hình thực tế phát triển của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ

Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01/10/2004, sau đó Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thí hành một số

Trang 16

phục tỉnh trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, phân định rõ về tô chức, hoạt động thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra theo ngành,

lĩnh vực, đồng thời làm rõ trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính và

thanh tra chuyên ngành

Theo Luật thanh tra và Nghị định số 41/2005/NĐ-CP thì nội dung, trình

tự, thủ tục kêt luận một cuộc thanh tra được quy định:

- Nội dung thanh tra được xác định trong chương trình, kế hoạch thanh tra được phê duyệt, theo yêu câu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc khi phát hiện có dâu hiệu vị phạm pháp luật;

- Trình tự thanh tra là quy tắc chỉ đạo và tiêu chuân hành động mà hoạt động thanh tra, đôi tượng và cả những người liên quan phải chap hành

+ Hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành khi có quyết định thanh tra của người có thâm quyền ban hành, trong đó ghi rõ căn cứ pháp lý để thanh

tra, đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra, thời hạn tiến hành

thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và các thành viên của đoàn thanh tra; khi thời hạn thanh tra đã hết, nếu cuộc thanh tra chưa kết thúc phải có quyết định gia

hạn; người thực hiện quyết định thanh tra là đoàn thanh tra hoặc thanh tra

viên được thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn phù hợp với quy định của pháp

luật;

+ Kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải báo cáo kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó Báo cáo kết quả thanh tra phải kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiễn hành thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vị phạm (nếu có); các biện phap xu ly theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định, kiến nghị đó báo cáo người ra quyết định thanh tra và Chánh thanh tra cùng cấp (nếu thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra) Tất cả các kết luận đều phải có hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, vật mang tin khác bảo đảm;

+ Kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra ban hành và phải

có các nội dung: đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của

đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi

phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); các biện pháp xử lý theo thẩm quyên;

Trang 17

Trong nghị định số 41/2005/NĐ-CP thì hoạt động của thanh tra hành

chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành được quy định trong từng mục riêng, nhưng đều phải thực hiện đầy đủ theo nội dung, trình tự

Quyết định số 913/QD-TCTK ngày 24/12/20004 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thông kê vê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn, tổ chức và chế độ làm việc của Thanh tra Tổng cục thì “Thanh tra Tổng cục Thống kê là đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, có chức năng giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Tổng cục Thống kê”; Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Thống kê; Thanh tra việc chấp hành pháp luật vê thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê Hàng

ˆ năm, Thanh tra tổ chức các cuộc thanh tra trong lĩnh vực điều tra thống kê,

thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng kính phí các cuộc thanh tra này luôn có nội dung thanh tra cụ

thể và có quy trình thanh tra riêng, để bảo đảm chất lượng cho các cuộc thanh

tra của ngành Thống kê nói chung và cho từng cuộc thanh tra việc xây dựng

thông nhất một nội dung và quy trình cho từng loại thanh tra là cần thiết

Các văn bản pháp luật về thanh tra hiện hành đã quy định các vấn đề về

nội dung, trình tự, thủ tục trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, những nội dung cụ thể về hoạt động thanh tra của các bộ, ngành mà đặc biệt đối với bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phải được tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể cho phù hợp nham gop phan nang cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong tỉnh hình mới

Như vậy, việc xây dựng nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thông kê hiện nay nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về thanh tra, thống kê cho phù hợp với hoạt động thanh tra thống kê, khi đó hoạt động thanh tra của ngành thống kê được thống nhất, cũng như tạo điều kiện cho các đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra trong ngành thống kê hoạt động tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả cao hơn

Trang 18

PHAN THU HAI

DANH GIA TINH HINH THYC HIEN NOI DUNG

VA QUY TRINH THANH TRA HANH CHINH,

THANH TRA CHUYEN NGANH THONG KE HIEN NAY

Hệ thong tô chức thống kê tập trung được tô chức theo ngành dọc, gồm: Tổng cục Thống kê và các cơ quan thong ké dia phuong dén cap quan, huyén, thị xã, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính

xác, đây đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự

báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tô chức, cá nhân khác thông qua thực hiện hoạt động thông kê, bằng hình thức chủ yếu dé thu thập thông tin thống kê bao gồm điều tra thông kê và báo cáo thống kê

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phú, được Chính phủ giao

thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về thống kê, trong đó có nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, xử lý vi phạm pháp luật vẻ thống kê

Thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về thống kê, hàng năm

Thanh tra ngành Thống kê đã xây dựng ké hoạch tiến hành các cuộc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê, thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách câp; thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và các cuộc thanh tra hành chính trong lĩnh vực khác trong hệ thống thống kê tập trung, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong công tác quản lý hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động thong kê; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác thống kê Do vậy môi cuộc thanh tra cân có nội dung cụ thể và thực hiện theo quy trình nhất định, khi đó thống nhất quy trình, hình thức, phương pháp, biểu mẫu trong hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả hoạt

động thanh tra thống kê phục vụ tốt hơn việc hoàn thành nhiệm vụ của Ngành Việc xây dựng và thực hiện một số nội dung và quy trình thanh tra

trong ngành Thống kê trong thời gian qua đã đưa hoạt động của thanh tra thông kê đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định của pháp luật góp phần kiểm tra chấp hành pháp luật trong các cơ quan của hệ thống thống kê tập trung, tăng cường hiệu lực pháp luật trong hoạt động thống kê của toàn xã hội

L Quy trình cuộc thanh tra đã thực hiện

Mỗi cuộc thanh tra ở mỗi lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm những yêu cầu chung của quy trình thanh tra Quy trình một cuộc thanh tra diện hẹp hay diện rộng, thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành đêu phải đảm bảo đầy đủ ba bước là:

Trang 19

- Trực tiếp thanh tra,

-_ Kết thúc thanh tra,

1- Bước chuẩn bị thanh tra:

Bước chuẩn bị thanh tra từ khi ra quyết định thanh tra đến khi chuyển

sang trực tiếp thanh tra Bước này gôm 4 nội dung:

- Quyết định thanh tra: Quyết định thanh tra là văn bản hành chính pháp lý của Thủ trưởng cơ quan có thảm quyền, ở đây là Tổng cục Truong Tong cục Thống kê hoặc Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố Ra quyết định thanh tra là thủ tục bắt buộc phải có đối với đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên trước khi tiến hành thanh tra Căn cứ để ra quyết định thanh tra là chương trình kế hoạch thanh tra được lập hoặc có dâu hiệu vi phạm pháp ; luật của các đơn vị, cá nhân trong ngành Thông kê; đơn vị, cá nhân có dâu hiệu ví phạm 'pháp luật về thống kê; khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thâm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thông kê các cấp Trong quyết định

thanh tra phải nêu rõ căn cứ pháp luật, nội dung thanh tra, thời hiệu thanh tra,

đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra, lập đoàn thanh tra hoặc giao cho

Thanh tra viên thực hiện, thời gian thanh tra

- Lực lượng thanh tra: Lực lượng thanh tra trong các cuộc thanh tra từ Tổng cục đến các địa phương đều huy động các Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra trong ngành thông kê tham gia Những người này là lực lượng có trình độ chuyên môn cao, năm rất chắc nghiệp vụ thống kê trên nhiều lĩnh vực, am hiểu pháp luật và thông suốt các chủ trương chính sách của Đảng và

Nhà nước Vì vậy, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đã đi sâu, phát hiện các sai phạm; kịp thời ngăn chặn, uốn nan và xử lý các hiện tượng tiêu cực ở đơn vị được thanh tra

- Kế hoạch thanh tra: Đây là nội dung quan trọng trong bước chuẩn bị

thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng thông qua người ra quyết định thanh tra trước khi trực tiêp thanh tra

Kế hoạch thanh tra bao gồm việc xác định đối tượng, phạm vi, thời

gian từng nội dung cần kiểm tra, xác minh, điều kiện bảo đảm; trong kế hoạch

thanh tra cũng quy định nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong đoàn thanh

tra và trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành quyết định thanh tra

- Chuẩn bị tài liệu thanh tra: bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra; yêu cầu đối tượng được thanh tra chuẩn bị các báo cáo, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra trong quá trình hoạt động của đối tượng được thanh tra mà đơn vị đang lưu giữ

Trang 20

2- Công bố quyết định thanh tra

Thành phản:

- Đoàn thanh tra;

- Don vị được thanh tra: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Chỉ uy, cơng đồn, các phòng ban nghiệp vụ và các cá nhân có liên quan nội dung thanh tra;

Nội dung:

- Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra và triên khai kế

hoạch thanh tra của đoàn;

- Thủ trưởng đơn vị (hoặc cá nhân có liên quan) được thanh tra báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị (cá nhân) trong lĩnh vực có nội dung thanh tra -_ và liên quan đến nội dung thanh tra: kết quả làm được, những tổn tai cần khắc

phục, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kiến nghị 3- Trực tiếp thanh tra

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thanh tra, nội dung của bước này là thông qua các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, thu thập, xác

minh, đối chiếu; tiến hành phân tích so sánh đưa ra được các chứng cứ làm cơ

sở cho bước kết luận thanh tra

Trong các cuộc thanh tra: từng thành viên trong đoàn thanh tra căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong kế hoạch thanh tra, sau khi thu thập đầy đủ tài liệu liên quan sẽ tiên hành nghiên cứu, xem xét, so sánh, đôi chiêu phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong quá trình hoạt động của đối tượng được

thanh tra so với chế độ, chính sách của Đáng và Nhà nước Riêng những sai

phạm lớn mang tính chất nghiêm trọng cần xác minh chứng cứ rõ ràng tìm nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, kiên nghị biện pháp xử lý

4- Kết luận thanh tra

Sau khi từng thành viên đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản kết quả

thanh tra phân công việc được giao; Trưởng đoàn thanh tra tông hợp chung két qua tồn đồn, đơng thời dự kiên kêt luận thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra báo cáo dự thảo kết luận thanh tra với người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo Trường hợp ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra khác với dự kiến kết luận về vấn đề nào đó thì Trưởng đoàn phải đưa ra các tài liệu và chứng cứ liên quan đến kết luận của đoàn đề báo cáo lại với người ra quyết định thanh tra Nếu ý kiến của Trưởng

đồn khơng được chấp nhận thì đoàn thanh tra vẫn phải thực hiện ý kiến chỉ

Trang 21

Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai (tính chat, mức độ, tác hại) nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và các cấp Quyết định và kiến nghị các biện pháp xử lý Bản Kết luận thanh tra phải đạt được các thủ tục hành chính pháp lý quy định như ngày tháng, trưởng đoàn thanh tra ký tên

v.v phải bảo đảm tính chất chính xác, trung thực, khách quan và mang tính

chất thuyết phục cao

5- Công bồ kết luận thanh tra

Khi đã hoàn chỉnh bản kết luận thanh tra phải tiến hành công bố, thành phần dự họp công bố bao gồm các thành phần như hôm công bố quyết định thanh tra Khi công bồ kết luận thanh tra phải ghi biên bản; nội dung chủ yếu của biên bản công bố kết luận thanh tra và ghi lại một cách trung thực, khách quan các ý kiến của mọi thành viên dự hội nghị Biên bản công bố kết luận thanh tra cũng phải mang đây đủ tính hành chính, pháp lý, phải có chữ ký và

con dấu của đoàn thanh tra, đơn vị được thanh tra và người ghi biên bản

II — Nội dung và quy trình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên

ngành thống kê

Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 quy định: Tổng Cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một sỐ nhiệm vụ, quyên hạn quản lý Nhà nước vê thống kê (Điều 1) và trong cơ cầu tô chức của cơ quan Tổng cục Thống kê có Thanh tra là tô chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước (Điều 4)

Mặt khác, Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra đã quy định

(Điều 15) Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo

ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra, có trách nhiệm giúp thủ

trưởng cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vị quản lý nhà nước của cơ quan thuộc Chính phủ

Ngày 24 thang 12 nam 2004, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê ra Quyết định số 913/QĐ-TCTK quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục Thống kê giúp Tổng cục lrưởng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông kê thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục Thống kê

Theo quy định của Luật Thanh tra:

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhả nước theo cấp hành chính đỗi với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của đơn vị chủ quản

Trang 22

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với co quan tô chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyên quản lý

1- Nội dung và quy trình thanh tra hành chính

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, quản lý ngành dọc được tô chức thành 3 cấp: Tông cục Thống kê, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Thống kê cấp quận, huyện, thị xã Do vậy, thanh tra hành chính trong hệ thông thông kê tập trung bao gôm các cuộc thanh tra có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tống cục Thống kê Những năm qua, các tô chức thanh tra ngành Thống kê thường xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách của các địa phương; xác minh, kết luận các đơn khiểu nại, tổ cáo của cán bộ công chức trong ngành Thông kê và có tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan đối với lãnh đạo Cục Thống kê Tuy mỗi cuộc thanh tra trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì có các nội dung khác nhau và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo một quy trình nhất định Đề có cơ sở bổ sung, hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong ngành Thống kê, chúng tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện nội dung và quy trình thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách trong những năm qua

Trong 5 năm vừa qua (2001-2005), thanh tra ngành Thống kê đã tiến

hành thực hiện được 329 cuộc thanh tra việc thực hảnh tiết kiệm, chống lãng phí, bao gồm: thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách cấp và thanh tra quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:

Trong lĩnh vực thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí, lực lượng thanh tra đòi hỏi phải am hiểu pháp luật và nghiệp vụ về lĩnh vực kế toán tài chính, - từ đó tiến hành kiểm tra, đối chiếu, phân tích, đánh giá, kết luận việc quản lý và sử dụng kinh phí của đơn vị được thanh tra Đặc biệt trong quá trình thanh

tra kiêm tra, xem xét, xác minh (nêu cần) các chứng từ, số kế tốn và cơng tác

hạch tốn kế toán để phát hiện ra những cái đúng, cái sai, cái chưa phù hợp v.v và nguyên nhân, kiên nghị biện pháp uốn năn, xử lý đúng pháp luật góp phần tích cực trong công tác quản lý

Nhìn chung khi tiến hành thanh tra sử dụng kinh phí, Thanh tra Tổng

cục cũng như Thanh tra cục Thống kê các địa phương tiến hành đều đảm bao

đúng quy trình như Luật Thanh tra quy định Trình tự các cuộc thanh tra về cơ

bản tuân thủ theo 3 bước với đầy đủ các nội dung theo quy định

Trang 23

thức và nội dung của bản quyết định ở một số địa phương còn chưa đúng quy định; căn cứ ra quyết định tuy có nêu nhưng chưa đầy đủ, thời gian và phạm vị thanh tra chưa rõ ràng cụ thể Do đó hầu hết các cuộc thanh tra có quyết định kiểu này là làm nhanh, làm 4 âu kết quả thanh tra bị hạn chế Một loại văn bản nữa không kém phần quan trọng là báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai, nguyên nhân nào và quy rõ trách nhiệm; đồng thời trong bản báo cáo kết quả thanh tra phải nêu được các kiến nghị, giải pháp xử lý mang tính thuyết phục cao

+ Thanh tra Thống kê các địa phương ban hành (tham mưu ban hành)

các văn bản trong hoạt động thanh tra còn không đúng thê thức văn bản, đôi khi không đúng thẩm quyên, nội dung quá sơ sài, nhiều nơi còn lang tung do không cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật; không hiểu đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật; không biết vận dụng quy định của pháp luật vào công việc cụ thế

+ Phạm vi thanh tra chưa được mở rộng, nội dung thanh tra còn mang tính hình thức: qua thực tế tổng hợp công tác thanh tra trong 5 năm qua, đa số

các cuộc thanh tra do Thanh tra các Cục Thống kê thực hiện thuộc phạm vi ở

Phòng Thống kê cấp huyện, số ít cuộc ở Phòng nghiệp vụ Cục Thông kê; có đơn vị chỉ tiến hành thanh tra riêng về việc thanh tốn cơng tác phí 6 tháng của phòng nghiệp vụ hoặc chỉ tiến hành thanh tra chỉ bôi dưỡng cho một xã vẻ thực hiện công tác điều tra, bởi vậy kết quả thanh tra rất đơn giản, sơ sài

+ Nội dung thanh tra chưa sâu, chưa sát thực: Phạm vị, đối tượng thanh tra có tác động trực tiếp đến nội dung thanh tra Tuy vậy, các cuộc thanh tra về sử dụng kinh phí ở các Cục Thống kê do Thanh tra Cục Thống kê thực hiện những năm qua chưa nêu lên được thực trạng của việc quản lý, sử dụng

kinh phí trong nội bộ các Cục Thống kê (kể cả mặt tịch cực cũng như mặt tiêu cực) Nói đúng hơn là chưa có tác dụng trong việc uốn nắn, sửa chữa, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí

+ Điểm yếu của công tác thanh tra về quản lý, sử dụng kinh phí là chưa tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm dé tiến hành đúng với ý nghĩa của công việc thanh tra là phát hiện việc làm tốt, việc làm sai để uốn

nan, chan chỉnh, bỗ sung hoặc để xuất, kiến nghị, mà còn chạy theo yêu tố

tâm lý là đi tìm các sự việc xem có sai phạm không, hoặc mang tư tưởng cốt hoàn thành đủ số lượng cuộc thanh tra

Trang 24

Đoàn thanh tra đều thực hiện đúng quy định, nhất là các cuộc thanh tra do Thanh tra Tổng cục Thống kê thực hiện Thanh tra đã nêu nhiêu kiến nghị,

yêu cầu chắn chỉnh, bổ sung, sửa đổi những sai phạm Một số trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có sai phạm qua thanh tra đã kiến nghị xem xét và xử lý nghiêm khắc Tuy nhiên công tác thanh tra hành chính của Thanh tra Thống

kê vẫn còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành Thống kê, do vậy cần phải nghiên cứu và từng bước có giải

pháp để cụ thể đưa công tác thanh tra thống kê vào hoạt động đúng pháp luật,

phù hợp với tình hình thực tiễn

2- Nội dung và quy trình thanh tra chuyên ngành thống kê

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam

khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hoá

quan hêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động

theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để đáp ứng thông

tin nhanh nhạy, kịp thời và chính xác giúp Đảng, Nhà nước hoạch định đường

lỗi, chính sách phát triển đất nước và phục vụ nhu câu thông tin đa dạng của

người dùng tin, ngành Thống kê đã sử dụng phương pháp điều tra thông kê và báo cáo thông kê nhằm thu thập các thông tin về kinh tế - xã hội

Do vậy, công tác điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê có vai

trò hết sức to lớn trong hoạt động thống kê; kết quả các cuộc điều tra thống kê thu được và việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của thông tin thống kê Đây cũng là nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra cho công tác thanh tra thống kê những năm qua trong việc thực hiện

phương án các cuộc điều tra thống kê và chấp hành chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan

Việc thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê và chấp hành chế

độ báo cáo thống kê những năm qua của Thanh tra Thống kê, phần lớn chỉ

thực hiện trong nội bộ ngành Thống kê, thực chất đây cũng chỉ là cuộc thanh tra hành chính trong hệ thống thong kê tập trung, việc thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành Thống kê giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn khiêm tốn

2.1- Nội dung và quy trình thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê

Trang 25

tra, lập dàn mẫu, chọn địa bàn, tập huấn điều tra, thu thập số liệu, ghi phiếu điều tra, đến việc tông hợp, tính toán, báo cáo kết quả điều tra

Tuy vậy thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê cũng đã phát

hiện những sai sót chủ yếu trong một số khâu như sau:

+ Tập huấn điều tra không đủ thời gian, nội dung theo quy định của

phương án; đối tượng tập huấn không tham gia nhưng vẫn làm điều tra viên; + Hiểu không hết nội dung của chỉ tiêu trong phiếu điều tra dẫn đến khi phỏng vân ghi sai nội dung phiêu điều tra;

+ Vẽ sơ đồ, lập bảng kê danh sách đối tượng điều tra không đúng quy trình, bỏ sót vị trí nhà của hộ, đánh số thứ tự hộ không đúng quy định vị trí địa chỉ đối tượng điều tra;

+ Lập dàn mẫu điều tra không đúng phương án điều tra quy định; + Thay đổi địa bàn điều tra;

+ Bỏ sót đối tượng điều tra, không tới hộ điều tra để phỏng vẫn ghi

thông tin vào phiêu điêu tra;

+ Bỏ sót thông tin trong phiếu điều tra, không phỏng vẫn mà tự ý ghi thông tin vào phiếu điều tra;

+ Báo cáo chưa đúng thời gian,

Về thực hiện các quy trình thanh tra trong thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, các đoàn thanh tra (nhất là các đoàn thanh tra được cấp

Cục Thống kê quyết định) còn nhiều hạn chế ngay từ giai đoạn lập kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra

Phạm vi thanh tra có liên quan đến việc đánh giá chất lượng cuộc điều

tra, nhiều năm trước đây số lượng các cuộc thanh tra về điều tra thống kê giao cho các địa phương khá lớn, song đều hoàn thành vượt kế hoạch là đo quan niệm còn đơn giản về cuộc thanh tra điều tra nên thường trong l cuộc điều tra chỉ cần chọn 1 - 2 địa bản ở I huyện, 3-5 hộ /địa bàn đã coi như hoàn thành thanh tra cuộc điều tra, hoặc một nội dung điều tra tiến hành ở 2 - 3 huyện mỗi huyện 1 địa bàn cũng được coi như thực hiện 2 - 3 cuộc thanh tra về điều tra thống kê Do vậy mỗi cuộc thanh tra chỉ cần 1 buổi, 1 ngày là kết thúc với số lượng đối tượng thanh tra còn quá ít và rất đơn giản

Ba năm 2004, 2005 và 2006 đã chuyên hướng giảm hắn số lượng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, khắc phục những tồn tại thiếu sot va tang cường năng lực của thanh tra thống kê, nhưng đến nay kết quả vẫn còn hạn chế, phạm vi thanh tra chưa được mở rộng, chưa có một quy định thống nhất cho phạm vi một cuộc thanh tra điều tra thống kê để có một chuẩn mực tương đối phù hợp cho Thanh tra Cục Thống kê thực hiện

Trang 26

Xác định đối tượng thanh tra chưa đúng, chưa hết: lâu nay, nhiều Cục

Thống kê vẫn cho rằng công tác thanh tra nghiệp vụ thống kê nói chung, điều tra thông kê nói riêng là của riêng ngành Thông kê, nên chỉ được tiễn hành thanh tra trong nội bộ ngành Thông kê, còn việc các bộ, ngành khác tự tổ chức các cuộc điều tra thông kê thì không thuộc đối tượng phải thanh tra

Đối tượng thanh tra của điều tra thống kê không chỉ ở các Cục Thống kê tinh, thành phd (phòng thống kê nghiệp vụ) hoặc phòng Thong ké cac quận, huyện mà đỗi tượng thanh tra điều tra thống kê còn bao gồm cả các vụ nghiệp vụ ở Tổng cuc Théng kê, nơi thường xuyên sử dụng kinh phí nhà nước đề tô chức điều tra thống kê - khối lượng công việc điều tra này hàng năm ở các vụ nghiệp vụ khá lớn, từ quy trình, phương án, tập huấn, kiểm tra, nghiệm thu, điều chỉnh kết quả

Thời điểm thanh tra: nhiều cuộc thanh tra chọn thời điểm thanh tra chưa đúng, thường chọn sau khi cuộc điều tra đã kết thúc được một thời gian dài, cuộc điều tra đã tông hợp xong kết quả hay đã báo cáo kết quả điều tra như: cuộc điều tra điện tích sản lượng lúa mùa được tiễn hành sau khi thu hoạch (thường vào cuối năm) nhưng nhiều cuộc thanh tra nội dung này tổ chức vào giữa năm sau thậm trí cuối năm sau làm cho việc đưa ra số liệu đánh giá số

liệu cuộc điều tra không kịp thời, hoặc kết quả điều tra đã được báo cáo, công

bố Tương tự như cuộc điều tra cơng nghiệp ngồi quốc doanh Thanh tra Thống kê các cấp có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng để ra các quyết định thanh tra cân đúng thời điêm nhăm mang lại hiệu quả cao, có như vậy Thanh tra Thống kê mới nâng cao trách nhiệm của mình

Thời điểm thanh tra tốt nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện điều

tra hoặc khi cuộc điêu tra vừa kêt thúc

Về thời gian thanh tra còn ít, nội dung thanh tra đơn điệu nghèo nàn: nhiêu nơi chỉ thanh tra trong I buổi, hoặc 1 ngày; do vậy nội dung thanh tra chỉ cân tap trung vào xem xét hoặc nghe cơ sở báo cáo có thực hiện đúng thời gian triên khai, thời gian kết thúc không, có thay đổi dàn mẫu không, cách chọn địa bàn như thế nào, kiếm tra số lượng biểu thu thập có đủ không đã là hết thời gian, con néu kiém tra, so sánh phát hiện tăng, giảm về số lượng mặt hàng, về đầu con gia súc, về số sản phẩm, về số điện tích, năng suất có ghi du, ghi nhằm hoặc ghi thiếu, hoặc điều tra viên có tới tận hộ không, có phỏng vần trực tiếp đối tượng điều tra không thì không có thời gian Biên bản kết luận một số cuộc thanh tra điều tra thống kê còn quá sơ sài, thường mới ở mức đánh giá về công tác chỉ đạo có có găng, bảo đảm thời gian nhanh, chậm, chọn số lượng hộ, số lượng địa bàn thiếu, đủ, điều tra viên không dén hộ Qua thanh tra chưa nêu được kiến nghị về nghiệp vụ Điểm yếu nỗi bật của Thanh tra Thống kê qua nhiều năm lả chưa để tâm đến việc mà lâu nay nhiều ý kiến địa phương cũng như trung ương, hoặc một số văn bản đánh giá, nhận xét vẻ chế độ thống kê nói chung, điều tra thông kê nói riêng đã đến lúc cần

Trang 27

thu thập số liệu điều tra nhất là những nội dung áp dụng cho cơ sở phải thực hiện; nhưng qua nhiều biên bản kết luận, kiến nghị của thanh tra điều tra

thông kê hầu như chưa nơi nào nêu lên được sự lạc hau, tring tréo về

các chi tiéu giữa các nghiệp vụ thống kê của vụ này với vụ khác, cuộc điều tra này với cuộc điều tra khác

Về thủ tục văn bản tiến hành thanh tra tuy đã cải tiến, đổi mới nhưng chưa đúng, đầy đủ theo quy định của Luật Thanh tra mới được ban hành: Thể thức các văn bản thanh tra chưa thông nhất, một số văn bản hình thức và nội dung chưa theo đúng quy phạm pháp luật:

+ Ra quyết định thanh tra thiểu căn cứ, căn cứ thanh tra không đúng với thâm quyên người ký quyêt định thanh tra;

+ Kết luận thanh tra ban hành thường không bảo đảm nội dung và thâm

quyền theo quy định của Luật Thanh tra Kết luận thanh tra là do thủ trưởng Thống kê cập tỉnh và Tổng cục ký nhưng nhiều Chánh Thanh tra Cục Thống

kê vẫn ký kết luận thanh tra;

+ Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra Cục Thống Kê một số tỉnh chưa nêu rõ sai phạm thuộc điều khoản nào của Luật Thống kê Kết luận còn nương nhẹ hoặc né tránh hành vi sai phạm;

+ Chưa có hoặc kiến nghị chưa đầy đủ các biện pháp sau thanh tra: chưa nêu rõ đề theo đõi cũng như xử lý

+ Xử lý ví phạm chưa tương xứng với hành vi sai phạm đã mắc phải;

+ Hồ sơ thanh tra của cuộc thanh tra điều tra thống kê chưa đây đủ các loại văn bản như: thường thiếu kế hoạch thanh tra, biên bản công bố quyết định thanh tra, các tài liệu, chứng cứ cần thiết có liên quan đến kết quả thanh

tra, kết luận thanh tra

2.2- Nội dung và quy trình thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê

Để đáp ứng thông tin nhanh nhạy, kịp thời và chính xác giúp Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và phục vụ nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng tin, ngành Thống kê đã sử dụng phương pháp điều tra thống kê và báo cáo thống kê nhằm thu thập các thông tin về kinh tế - xã hội Việc thu thập thông tin trong nên kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia từng bước cũng phải thay đôi cho phù hợp, tăng dân thu thập thông tin thông qua công tác điều tra thông kê, hạn chế việc sử dung biện pháp hành chính thông qua chế độ báo cáo thống kê, nhất là đối

với các đơn vị kinh tế cơ sở và doanh nhân,

Trong 5 năm (2001-2005), Tồn ngành Thơng kê đã tổ chức thực hiện

1.437 cuộc thanh tra châp hành chế độ báo cáo thông kê, trong đó thanh tra

nội bộ là 894 cuộc, đổi với các đơn vị ngoài ngành là 543 cuộc và đã xử phạt

Trang 28

vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê 222 đơn vị và cá nhân băng hình

thức phạt tiễn và phạt cảnh cáo Việc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở tại các đơn vị cũng đã giảm dẫn từ quy mô 364 đơn vị năm 2001 xuống còn 69 đơn vị trong năm 2005, năm thực hiện thấp nhất 1a 15 don vị

(năm 2003)

Nhìn chung các cuộc thanh tra đều thực hiện đúng các quy định của

pháp luật, toàn bộ các kết luận, kiến nghị thanh tra và quyết định xử phạt hành

chính đều được các đơn vị và cá nhân chấp hành nghiêm, không có khiếu nại,

tổ cáo phải xử lý theo quy định của pháp luật

Về nội dung thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê trong nội bộ

ngành cũng đã kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định trong chế độ báo

cáo: thời gian gửi, các chỉ tiêu, nguồn số liệu, phương pháp tính, mau biéu ,

tuy nhién trong thanh tra da tap trung vao nguồn số liệu, phương pháp thu thập, phương pháp tính Qua thanh tra việc chấp hành chế độ báo cáo thống

kê trong nội bộ ngành cũng còn một số hạn chế về chất lượng số liệu và thời

gian báo cáo của một số phòng thống kê cấp huyện Chất lượng số liệu còn hạn chế do nguồn số liệu của báo cáo thống kê cấp huyện phải thu thập qua

nhiều phòng, ban, thiếu nhất quán và còn sử dụng nhiều phương pháp chuyên

gia để xác định số liệu, có địa phương chưa tính đúng phương pháp theo quy định, những hạn chế và sai sót trong quá trình thu thập, tong hợp, xử lý thông tin thống kê và đã kiến nghị biện pháp giải quyết điều chỉnh số liệu thống kê

Hiện nay ở các địa phương nguồn số liệu từ cơ sở dé tổng hợp, lập báo

cáo nhìn chung chưa bảo đảm đây đủ, còn gặp nhiều khó khăn do tình hình chấp hành chế độ báo cáo của các đơn vị cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc nên

một mặt dựa trên báo cáo từ cơ sở, mặt khác phải thu qua điện thoại, hoặc phải đến các ban trong huyện dé xin số liệu, ngoài ra còn từ kinh nghiệm công tác thống kê để ước, nhất là số liệu về vốn đầu tư xây dựng, lao động, y tế giáo dục, văn hoá

Về độ tin cậy của số liệu: chưa thực hiện đúng về phạm vi thu thập,

phương pháp tính nên có nơi chênh lệch số liệu lớn

Một số chỉ tiêu trong báo cáo một số chuyên ngành chủ yếu dựa vào điều tra mẫu hàng tháng và năm, kết hợp với việc khảo sát thực tế - Tuy nhiên, việc xác định hộ mầu dé lập báo cáo hàng tháng, sự phân bỗ mẫu theo các ngành sản phẩm chỉ tiết chưa hợp lý, có ngành sản phẩm chọn nhiêu, có ngành thì ít, có ngành lại không có mâu; các hộ chọn mẫu của một số hoạt động chưa bảo đảm tính đại diện, các hộ chọn mẫu là những hộ có doanh thu khá lớn không sử dụng để suy rộng được Phương pháp suy rộng chưa bảo đảm đúng quy định cũng có ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo thống kê

Trang 29

Chưa thực hiện công tác lưu trữ tài liệu và các số liệu thông kê theo

từng kỳ báo cáo, mặt khác các tài liệu lưu cũng không bảo đảm tính pháp lý, không ghi ngày tháng, không ký

Đối với các cuộc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thông kÊ cơ sở thường chỉ tập trung vào việc kiểm tra các đối tượng chấp hành vệ thời gian báo cáo, số biểu, số kỳ, các chỉ tiêu báo cáo Các nội dung khác như: nguồn số liệu, phương pháp tính thì không kiểm tra, hoặc kiểm tra sơ sài chiếu lệ

Về thực hiện quy trình thanh tra, nhìn chung mỗi nơi thực hiện một kiểu, không thống nhất, còn có số ít nơi không thực hiện đúng thể thức văn

bản, nội dung thanh tra không cụ thẻ, trình tự thực hiện các bước chưa bảo đảm đây đủ và đúng trình tự, thực hiện các nội dung thanh tra

Trang 30

PHAN THU BA

HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HANH CHINH TRONG HE THONG THONG KE TAP TRUNG

VA THANH TRA CHUYEN NGANH THONG KE

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, trước hết là cơ quan

hành chính nhà nước được tô chức từ Trung ương đến cấp quận, huyện Được

Chính phủ giao một số chức năng quan ly nha nước về théng ké Do vay, Thanh tra Thống kê là cơ quan của Tổng cục Thống kê và Cục thông kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giúp Thủ trưởng đơn vị quán lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong hệ thống thống kê tập trung: thực hiện chế độ, chính sách trong quản lý và sử dụng kinh phí, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, thực hiện các quy định của pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân thuộc hệ thống thống kê tập trung; thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thong kê: thực hiện phương án Tổng điều tra, điều tra thông kê, chấp hành chế độ báo cáo thống kê (chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp), khai thác và sử dụng thông tin thống kê, v.v

Mỗi cuộc thanh tra tuy có nội dung thuộc các lĩnh vực quản lý khác nhau, nhưng đều phải tuân theo một quy trình thống nhất do pháp luật quy định Việc nghiên cứu cụ thê hoá nội dung và quy trình thanh tra trong ngành thống kê cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động đặc thù của mỗi cấp trong Ngành, trong mỗi lĩnh vực quản lý bảo đảm cho hoạt động thanh tra thông kê có hiệu quả, đúng pháp luật, thống nhất trong hệ thống

Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, quy trình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thống kê trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu theo trình tự: nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong ngành

Thống kê, được cụ thể hố thơng qua nội dung và quy trình thanh tra quản ly

va sử dụng ngân sách; trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành thống kê, cu thé hố thơng qua nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thực hiện phương án điều tra thống kê, chấp hành chế độ báo cáo thống kê Từ đó vận dụng hoặc làm cơ sở nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thống kê trong các

lĩnh vực cụ thê khác

Í- Hồn thiện nội dung và quy trình thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí

1- Bước chuẩn bị thanh tra 1.1- Khảo sát thanh tra

Trang 31

dung, đối tượng, cần thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc

thanh tra, dự kiến thời gian tiến hành thanh tra; lựa chọn Trưởng Đoàn thanh tra, bố trí thành viên Đoàn thanh tra và chuẩn bị các điều kiện khác phục vụ

cuộc thanh tra

1.2- Ra quyết định thanh tra

Căn cứ và thẩm quyên ra quyết định thanh tra:

- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đê thực hiện cuộc thanh tra;

- Căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Chánh Thanh tra cùng cấp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra dé tiến hành thanh tra Trường hợp cần thiết, - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập

Đoàn thanh tra đề tiến hành thanh tra;

- Đối với cuộc thanh tra đột xuất được tiễn hành khi phát hiện cơ quan,

tô chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao

Chánh Thanh tra cùng cấp đề nghị việc tiến hành thanh tra đột xuất,

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cap co trách nhiệm xem xét, quyêt định việc thanh tra và thông báo cho Chánh Thanh tra

Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà

nước, Chánh Thanh tra cùng cấp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn

thanh tra để tiến hành thanh tra Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra dé tiến hành thanh tra

Trường hợp phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần phải thanh tra kịp thời thì Chánh Thanh tra Thống kê các cấp ra quyết định thanh tra, đồng thời báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp

Trong trường hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì người có thâm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiên hành thanh tra

Nội dung quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra tuỳ theo thâm quyền ra quyết định thanh tra phải

ghi rõ:

- Căn cứ pháp lý để thanh tra;

- Đối tượng:

Trang 32

* Các đơn vị dự toán cấp hai thuộc hệ thống thống kê tập trung có quản

lý và sử đụng kinh phi;

* Các Ban quản lý dự án, Ban chỉ đạo Tổng điều tra thống kê thuộc Tông cục Thông kê;

* Các đơn vị sự nghiệp, hoạt động có thu thuộc hệ thống thống kê tập trung;

* Các cá nhân có liên quan đến việc thu, chi; quản lý kinh phí của hệ thông thông kê tập trung

- Nội dung, phạm vi thanh tra (căn cứ tính chất, mức độ, niên hạn và

thời hiệu kê toán đê quyêt định):

# Kinh phí ngân sách nhà nước cấp thường xuyên;

* Kinh phí thực hiện các cuộc Tổng điều tra, điều tra thống kê hàng năm; * Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (cả phần xây lắp và mua sắm thiết bi); * Kinh phí các dự án viện trợ, kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phi đào tạo, v.v ;

* Kinh phí thuộc ngân sách địa phương, kinh phí các bộ, ngành hỗ trợ

theo tính chât phôi hợp công việc, v.v

- Thời hạn tiễn hành thanh tra:

* Thanh tra Tổng cục Thống kê tiến hành không quá 45 ngày, trường

hợp phức tạp thì có thê kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

* Thanh tra Cục Thống kê tiến hành không quá 30 ngày; ở miễn núi,

nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thê kéo dài, nhưng không quá 45 ngày

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định

thanh tra đên khi kêt thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra CÓ thể gia hạn một lân, thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn ghi trong quyết định thanh

tra đang thực hiện, không kê ngày lễ, ngày nghỉ

#oàn thanh tra

Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh

tra Trường hợp cân thiết có thể có Phó Đoàn thanh tra để giúp Trưởng Doan thanh tra thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm

Trang 33

Trưởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra

quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh

tra được giao Trưởng Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy

định của pháp luật về thanh tra

Thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước

Trưởng Đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao Thành viên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra

Quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường

hợp thanh tra đột xuât, trong thời hạn chậm nhật là ba ngày 1.3- Nhật ký Đoàn thanh tra

Nhật ký Đoàn thanh tra là số ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thấm quyên Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, ghi Nhật ký Đoàn thanh tra, phải ghi rõ cơng việc do Đồn thanh tra tiến hành, việc chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra diễn ra trong ngày Trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, có những vân đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra trong ngày thì phải ghi rõ trong nhật ký Đoàn thanh tra

Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo mẫu do Tổng

thanh tra quy định và được lưu trong hồ sơ cuộc thanh tra

1.4- Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra

Đoàn thanh tra phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt quyết định thanh tra,

thành viên Đoàn thanh tra phải thảo luận kỹ nội dung thanh tra để xác định trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành thanh tra phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra và tiễn hành thanh tra đạt kết quả

1.5- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Kế hoạch thanh tra thể hiện phương án thanh tra của Đoàn trong việc thực hiện quyết định thanh tra

| Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng ké hoach tién hanh

cuộc thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt trước ngày công bố quyết định thanh tra

Nội dung kế hoạch thanh tra:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra;

- Xác định trọng tâm, trọng điểm từng nội dung và đối tượng thanh tra; phương pháp tiễn hành thanh tra;

Trang 34

- Tiến độ thực hiện từng công việc

Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Đoàn thanh tra

1.6- Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra

Căn cứ các quy định của pháp luật, Trưởng đoàn xây dựng nội quy làm

việc của Đoàn thanh tra

Nội quy làm việc của Đoàn có các nội dụng:

- Nhiệm vụ, quyên hạn của Trưởng đoàn, các thành viên trong đoàn;

- Môi quan hệ giữa Trưởng đoàn với các thành viên và giữa các thành viên trong đoàn với nhau;

- Chấp hành sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra hoặc của Thủ |

trưởng cơ quan Thanh tra cùng cấp, nếu quyết định thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ban hành;

- Mối quan hệ với cơ quan, cá nhân là đối tượng thanh tra;

- Chap hành kỷ luật công tác: bảo mật, phát ngôn, làm việc với đối

tượng thanh tra, giữ gìn phẩm chất của Thanh tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ được giao

1.7- Tổ chức tập huấn

Khi tổ chức cuộc thanh tra có nhiều nội dung phức tạp, trên điện rộng,

thành phần Đoàn có nhiều thành viên của các cơ quan nghiệp vụ phối hợp tham gia, v.v., nếu thay cần thiết có thể tổ chức tập huấn nghiệp vụ trước khi tiến hành thanh tra để các Thành viên Đoàn thanh tra nhận thức được mục

đích, yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra; thống nhất quan điểm, nhận thức,

nội dung, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra Việc tổ chức tập huấn phải được đưa vào kế hoạch thanh tra

Nội dung tập huấn gâm:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp tiễn hành

thanh tra;

- Nghiên cứu, phô biến các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước,

các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đên các nội dung thanh tra;

- Trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, các biện pháp nghiệp vụ xử lý tình huống trong thanh tra để đạt kết quả tốt;

Trang 35

Thành phần tham gia tập huấn:

- Mời Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chánh Thanh tra

(người ra quyêệt định thanh tra);

- Giảng viên: là những chuyên gia nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực quản lý tài chính, Thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm trong

công tác thanh tra, giải quyết các nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kê toán;

- Trưởng đoàn và các Thành viên Đoàn thanh tra

1.8- Xây dựng đề cương yêu câu đối tượng thanh tra báo cáo:

Đối tượng thanh tra phải báo cáo bằng văn bản những vẫn để có liên quan đến nội dung thanh tra

Yêu câu đối với đề cương báo cáo:

- Nội dung phải bám sát nội dung của quyết định thanh tra và kế hoạch

thanh tra;

- Nêu khái quát đặc điểm tình hình hoạt động, bối cảnh lịch sử cụ thê của đối tượng thanh tra có ảnh hưởng đến nội dung thanh tra phục vụ cho việc

kiêm tra, đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan

giúp cho việc thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra bảo đảm khách quan,

đúng pháp luật;

- Tuy theo nội dung, tính chất công việc và phạm vị của cuộc thanh tra,

có thé yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo tổng hợp theo danh mục, biểu mẫu

thiết kế sẵn giúp cho Đoàn có thể thu thập được nhiều thông tin để có hướng tiếp cận nội dung thanh tra nhanh nhất đạt kết quả;

- Lưu ý trong đề cương báo cáo tránh làm lộ những trọng tâm, trọng điểm và phương pháp, các biện pháp nghiệp vụ tiễn hành thanh tra của Đoàn để hạn chế sự che dấu, thủ tiêu chứng cứ, cản trở, chống đối của đối tượng thanh tra

1.9- Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra:

- Dự trù kinh phí cho hoạt động của Đoàn;

- Phương tiện di chuyển, vận chuyển người, tang vật ;

- Văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho Đoàn trong quá trình tiến hành thanh tra;

- Các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước và ngành Thống kê có liên quan

Trang 36

2- Bước trực tiếp thanh tra

2.1- Công bố quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bó quyết định thanh tra với

đối tượng thanh tra, chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra

Thành phần tham dự cuộc họp công bố quyết định thanh tra do Trưởng Đoàn thanh tra quyết định Thông thường gồm: thủ trưởng đơn vị, đại diện cơ

quan Đảng, tô chức đoàn thẻ, lãnh đạo đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội

dung thanh tra của đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra

Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyên hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyên và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra

Nghe Thủ trưởng đơn vị được thanh tra báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thanh tra, các thành viên hội nghị báo cáo bố sung, ý kiến và kiến nghị Đồn (nếu có)

Việc cơng bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản

2.2- Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiếm tra

- Tiến hành bàn giao tài liệu giữa đơn vị thanh tra và Đoản thanh tra:

* Các báo cáo chung (quyết toán .);

* Các số kế toán, bảng kê chứng từ ghi số, báo cáo quyết toán;

* Các chứng từ thanh toán, phiếu thu, chỉ kèm các chứng từ gốc có liên

quan

Việc giao nhận tài liệu phải lập thành biên bản Đại diện Đoàn thanh tra và đại diện đơn vị được thanh tra cùng ký biên bản giao nhận tài liệu; biên

bản được lập thành 2 bản, một bản Đoàn thanh tra giữ, một bản đơn vị được

thanh tra giữ

- Thu thập thông tin gồm:

Sau khi công bố quyết định thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra

tiến hành các phần việc được giao Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các Thành viên cần đi sâu, sử dụng có chọn lọc những tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình thanh tra của mình để phân tích, đánh giá từng nội

Trang 37

* Khai thác hồ sơ, tài liệu của cơ quan đã kiểm tra hoặc các cơ quan hữu quan khác có liên quan đên nội dung, phạm vi thanh tra của Đoàn;

* Khái quát chung khối lượng công việc do mình phải thực hiện; * Phân loại số kế toán, các bảng kê, chứng từ theo từng khoản mục;

* Kiểm tra báo cáo quyết tốn, cơng tác hạch tốn kế toán, lập bảng kê, việc luân chuyên chứng từ;

* Kiểm tra kỹ nội dung từng chứng từ, việc lập phiêu thu, chỉ, đối chiếu, so sánh với dự toán, định mức, chế độ chính sách để xác định tính hợp pháp của chứng từ, phát hiện chứng từ có sai phạm hoặc có điểm nghi

vẫn, không rõ ràng .;

, * Phân loại những chứng từ cần phải xác minh ở các đơn vị hoặc cá

nhân có liên quan, yêu câu đôi tượng thanh tra giải trình;

* Yêu cầu đơn vị hoặc cá nhân cung cấp các thông tin, tư liệu cần phải

làm rõ hoặc kiêm tra, xác minh

- Trong quá trình thanh tra, tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh về một vận đề cụ thể phải được lập thành biên bản trong đó ghi rõ nguồn gốc cung cấp (nếu có), chữ ký của người thu thập, người cung cấp

Việc thu thập thông tin trong khi tiến hành thanh tra đã được pháp luật quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người thu thập thông tin, người cung

cấp thông tin: đối tượng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tải liệu đã cung

cấp Trường hợp thông tin, tài liệu đó cung cấp chưa đầy đủ thì thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng

báo cáo bồ sung

Trường hợp đối tượng không cung cấp hoặc có tình trì hoãn, cung cấp

không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu lién quan đến nội dung thanh tra thì những người nói trên có quyền áp dụng biện pháp xử lý theo thâm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra

Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc thanh tra cũng phải cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác

khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp

Trang 38

Cùng với các quyền hạn nêu trên, pháp luật về thanh tra cũng quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng câu giám định, tạm đình chỉ hành vi vi phạm

Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện

nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra Trường hợp phát hiện những

vấn để cần phải xử lý ngay hoặc quá thẩm quyên thì báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định

Báo cáo kết quả và hoàn chỉnh hồ sơ từng phần việc của cuộc thanh tra

Cuối cùng, mỗi thành viên theo từng công việc được giao phải làm rõ việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm của đối tượng thanh tra, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, để xuất, kiến nghị trong phạm vi những nội dung được phân công

thực hiện và lập hồ sơ từng phần theo mục đích, yêu cầu, nội dung mà kế hoạch thanh tra đã đề ra

2.3- Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh

tra có trách nhiệm thông báo băng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tô chức hoặc cá nhân là đôi tượng thanh tra biệt

3- Bước kết thúc thanh tra

3.1- Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày, kẻ từ ngày kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại cơ sở, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng và ký báo cáo kết quả

thanh tra (báo cáo kết quả thanh tra có hình thức và nội dung theo mẫu tại phụ

lục kèm theo)

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lẫy ý kiến các thành viên trong

Đoàn thanh tra về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra; trường hợp có ý kiến

khác nhau giữa Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra thì phải nêu rõ

trong báo cáo Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung

thực, khách quan của nội dung báo cáo kết quả thanh tra Trường hợp cân phải làm rõ thêm một số nội dung phục vụ cho việc xây dựng báo cáo kêt quả thanh tra, Trưởng đoàn có quyền yêu cầu đối tượng giải trình, làm rõ

Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra cho Chánh thanh tra cùng cấp

Trang 39

Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh

tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra

Kết luận thanh tra được lập trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra (kết

luận thanh tra có hình thức và nội dung theo mâu tại phụ lục kèm theo)

Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh

tra có quyên yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo

cáo, yêu câu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những van dé can thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu câu Đoàn thanh tra tiền hành thanh tra bỗ sung để làm rõ thêm một số nội dung Kết quả thanh ˆ tra bỗ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản

kết luận thanh tra

Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra kết

luận thanh tra có thê gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra

Đối tượng thanh tra có quyên giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực biện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình

Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sau khi xem xét giải trình của đối tượng thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh tra Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước

là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn được gửi cho Thủ

trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp 3.2- Công bồ kết luận thanh tra

Người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm công bố hoặc gửi kết luận

thanh tra cho đối tượng thanh tra Trường hợp cần thiết có thé uỷ quyền cho

Trưởng Đồn thanh tra cơng bố kết luận thanh tra Việc công bố kết luận

thanh tra được lập thành biên bản

Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra quyết định công bố Kết luận thanh tra và ủy quyền cho lrưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tô chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra vẻ thời gian, địa điểm, thành phân tham dự buổi công bồ Kết luận thanh tra Thành phan tham dự buổi công bố Kết luận thanh tra gồm Thủ trưởng cơ quan, tố chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Trang 40

Tại buổi công bố Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn Kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, cá nhân

trong việc thực hiện Kết luận thanh tra

3.3- Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Cuộc thanh tra phải được lập thành hồ sơ, Trưởng Đoàn thanh tra có

trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra quyết định

thanh tra Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy

định của pháp luật về lưu trữ Hồ sơ thanh tra gồm có: - Quyết định thanh tra;

- Biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập;

; Bao cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; - Báo cáo kết quả thanh tra;

- Kết luận thanh tra;

- Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;

- Nhật ký Đoàn thanh tra;

- Các tài liệu khác có liên quan đên cuộc thanh tra: Biên bản xác minh, các bản sao tài liệu, là chứng cứ đê phục vụ cho việc kết luận thanh tra

Trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tô chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thê kéo dài nhưng không quá 90 ngày Trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bản giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp mà Người ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trưởng cơ

quan trực tiếp quán lý Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo

cáo Người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh

tra cho cơ quan có thầm quyên

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản

I- HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA ĐIỀU

TRA THONG KE

1- Bước chuẩn bị thanh tra 1.1- Khảo sát thanh tra

„ Tuy theo phạm vị, tính chất cuộc điều tra, đơn vị tổ chức điều tra để

Ngày đăng: 14/05/2014, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN