Tính cần thiết của nghiên cứu
Mỗi doanh nghiệp (DN) có những chính sách để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau Điều này được thực hiện thông qua các chính sách trong cơ chế quản trị nội bộ Đầu tư có thể được hiểu là quyết định sử dụng số tiền hiện tại để mua tài sản thực hoặc tài chính nhằm tăng thu nhập Do đó, DN có thể sử dụng các nguồn lực của mình để đầu tư vào các dự án có giá trị hiện tại (NPV) dương hoặc từ bỏ các dự án có NPV âm để tăng trưởng và mở rộng trong tương lai Đầu tư không được coi là tối ưu nghĩa là đầu tư quá mức (ĐTQM) hay đầu tư dưới mức (ĐTDM).
Nó không chỉ phụ thuộc vào các chính sách khuyến khích dành cho các nhà lãnh đạo và môi trường giám sát mà còn phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của DN Lý tưởng nhất, một thị trường hoàn hảo là không có bất cân xứng giữa DN và nhà đầu tư bên ngoài, các DN có thể đầu tư tối ưu hóa các dự án sinh lời và thu hồi vốn những dự án không mang lại hiệu quả Tuy nhiên, các DN phải đối mặt những bất lợi và khó khăn về tài chính (Fazzari và cộng sự, 1987) đã ngăn cản họ lựa chọn các dự án hiệu quả Ngoài ra, có thể vì lợi ích cá nhân của CEO mà có thể chọn những dự án đầu tư với NPV âm (Hope và Thomas, 2008) Vì vậy, liệu rằng các DN có tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng thì có khả năng ĐTQM, trong khi các DN có nguồn tài chính bị hạn chế thì có khả năng ĐTDM (Myers, 1977; Jensen, 1986) hay không Đó là vấn đề cần gia tăng kiểm chứng thực nghiệm không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở những quốc gia mới nổi nhằm giúp các bên liên quan trong việc hoạch định các chính sách cũng như xây dựng các mục tiêu, chiến lược cho phạm vi bối cảnh quản lý của mình
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư (HQĐT) là chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia tài chính, nhà đầu tư trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Mục đích của thông tin BCTC là thúc đẩy việc phân bổ hiệu quả vốn và các nguồn lực tài nguyên khác trong nền kinh tế và một khía cạnh quan trọng là nâng cao HQĐT của
DN Điển hình, Biddle và cộng sự (2009) ngụ ý rằng một DN với chất lượng BCTC tốt có thể giúp cho DN giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, đồng thời cho phép họ xác định tốt hơn cơ hội đầu tư Bên cạnh đó, nâng cao vai trò giám sát (Chen và cộng sự, 2011) và giảm chi phí vốn cho DN (Bushman và Smith, 2003). Tuy nhiên, các DN có thể phải đối mặt với những bất lợi về tài chính, điều này ngăn cản họ thực hiện các dự án có lợi nhuận, dẫn đến tình trạng giảm thiểu HQĐT (Fazzari và cộng sự, 1987) Mặt khác, khi DN xảy ra dòng tiền dư thừa cũng có thể nguy cơ ĐTQM (Jiang, 2016) Như vậy, các nghiên cứu về chất lượng BCTC và HQĐT của DN khá đa dạng, điều này cho thấy sự cần thiết của vấn đề này trong thực tiễn Các nghiên cứu này được các tác giả triển khai thực nghiệm tại thị trường phát triển (McNichols và Stubben, 2008; Biddle và cộng sự, 2009; Gomariz và cộng sự, 2014) Đồng thời, một số tác giả cũng đã kiểm tra hiệu ứng này ở thị trường mới nổi (Chen và cộng sự, 2011; Elaoud và Jarboui, 2017; Houcine, 2017) Họ đều có kết luận chung chất lượng BCTC có tác động HQĐT và Cho và Kang, (2019) tin rằng DN có BCTC chất lượng cao sẽ nhà quản lý đưa ra các quyết định đầu tư vốn hiệu quả và giúp các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) giám sát các quyết định tốt hơn
Sự gia tăng gần đây trong học thuật về vai trò của Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) trong quản trị DN cũng cho thấy tầm quan trọng trong cơ chế quản trị DN Các đặc điểm cá nhân của CEO là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả chất lượng BCTC (Habib và Hossain, 2013) Đồng thời, kỳ vọng của việc bổ nhiệm CEO là họ sẽ đưa ra các quyết định thực hiện nhằm tối đa hóa giá trị cổ phần và cho phép người ngoài đánh giá mức độ hiệu quả của CEO trong việc thực hiện kỳ vọng đó (Armstrong và cộng sự, 2010) Mặc dù CEO không trực tiếp tham gia vào việc lập BCTC, nhưng họ sẽ gây áp lực lên Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO) tham gia vào việc thao túng thông tin kế toán để đáp ứng hoặc đánh bại kỳ vọng của thị trường (Dechow và cộng sự, 2010) Các vụ thao túng tài chính lớn gây chấn động bởi CEO 1 đã làm tăng mối lo ngại về chất lượng BCTC
1 Như Enron, WorldCom, Tyco International, Boeing ở Hoa Kỳ, Hyundai Motor ở Hàn Quốc, Parmalat ở Ý và Saytam ở Ấn Độ: https://bit.ly/3wTN6Yd của các DN (Gaio và Raposo, 2011) Như vậy, khi các CEO thao túng lợi nhuận thì thông tin trên BCTC sẽ gây bất lợi đến các bên liên quan (Schipper và Vincent,
2003), nhưng loại thao túng này thường khó phát hiện trên thị trường (Nelson và cộng sự, 2003) Mặt khác, với mục tiêu chính của IFRS Foundation là phát triển một bộ tiêu chuẩn BCTC chất lượng cao, dễ hiểu, có thể thực thi và được chấp nhận trên toàn cầu dựa trên các nguyên tắc được xác định rõ ràng (IFRS Foundation
2013, trang 1) Chính điều này làm tăng áp lực cho CEO trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông bằng cách quan tâm đến chất lượng BCTC Ngoài ra, CEO cũng rất quan tâm đến số liệu kế toán và lợi nhuận nói riêng vì các chế độ ưu đãi của họ sẽ được gắn chặt với thu nhập được báo cáo (Dechow và cộng sự, 2010) Một khía cạnh khác, quyết định đầu tư của CEO có liên quan đến đặc điểm cá nhân của họ (Bhuiyan và Hooks, 2019) Cụ thể, có thể vì hành vi cơ hội mà CEO có thể lựa chọn các dự án có lợi cho bản thân mà gây bất lợi cho các cổ đông (Jensen và Meckling,
1976), hay mua lại/sáp nhập có thể gây thiệt hại giá trị DN (Bliss và Rosen, 2001). Hơn nữa, Jensen (1986) chỉ ra rằng khi DN có một lượng lớn dòng tiền dư thừa, CEO sẽ đầu tư vào các dự án phi lợi nhuận và sử dụng chúng làm nguồn lực để tìm kiếm lợi ích riêng, dẫn đến vấn đề ĐTQM Mặt khác, do sự ác cảm với các rủi ro và chưa có kinh nghiệm trong quản lý mà CEO có thể hạn chế hoặc thực hiện chính sách thận trọng đầu tư, do đó có thể dẫn tới ĐTDM (Zwiebel, 1995) Như vậy, quyết định (hoặc hành vi) của CEO cũng có thể bị ảnh hưởng phần lớn bởi nhận thức của họ, đặc điểm xã hội và tâm lý như tuổi tác, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn, sự kiêm nhiệm
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc nâng cao chất lượng BCTC ảnh hưởng rất lớn đến HQĐT của DN Bên cạnh đó, các quyết định kinh tế cũng được đảm bảo an toàn, hiệu quả và chịu tác động bởi một trong những tiêu chuẩn quan trọng đó là chất lượng thông tin kế toán (Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Kim Cúc
2019) Thực tiễn trong thời gian qua, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán VN được xây dựng dần dần theo khuôn khổ pháp lý phù hợp với chuẩn mực kế toán,kiểm toán quốc tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng BCTC Một vài tác giả trước đây họ cho rằng chất lượng BCTC tốt sẽ gia tăng HQĐT (Trần Thị Thùy Linh và cộng sự, 2015; Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2017) Kết quả này có thể giúp các bên liên quan nhận thức được vai trò chất lượng BCTC đối với HQĐT của DN Tuy nhiên, sự tác động đồng thời các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC, đặc biệt là tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO chưa được sự quan tâm nhiều bởi các nhà nghiên cứu trước đây Do đó, tác giả cho rằng nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết các đặc điểm của CEO của các CTNY tại VN là rất mới và cần thiết Đặc biệt, nghiên cứu khám phá mới là xem xét vai trò tác động điều tiết bởi các đặc điểm của CEO có cải thiện sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT hay không
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng BCTC, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam” bởi các lý do cụ thể sau: Thứ nhất, sự quan tâm ngày càng tăng của CEO, nhà đầu tư liên quan đến chất lượng BCTC Tháng 12/2017, Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp cùng Bộ Tài chính công bố “Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại VN” 2 Báo cáo này nhận định, dù VN đã có những cải thiện đáng kể về pháp lý đối với BCTC của DN nhưng đánh giá chung là chất lượng BCTC được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán VN là chưa cao Điều đáng chú ý là hệ thống chuẩn mực kế toán VN chưa có một số chuẩn mực tương đương với IFRS và số liệu giữa hai bộ BCTC rất khác nhau Bên cạnh đó, đại diện World Bank cũng nhận định có rất ít
DN nhà nước thực hiện công khai BCTC đúng hạn và đầy đủ; các thuyết minh BCTC và ý kiến kiểm toán ít được công khai Đồng thời, nhận thức được rằng đầu tư là nền tảng của việc tạo ra giá trị trong nền kinh tế và mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về đầu tư Điều này cho thấy lợi ích của việc đánh giá chất lượng BCTC liên quan đến hiệu quả kinh tế trong thị trường
VN Thứ hai, hầu hết trước đây các học giả tập trung kiểm chứng ở các thị trường
2 http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newidV09 phát triển, một thị trường có sự khác biệt so với thị trường mới nổi Ở VN cho thấy mức độ bảo vệ pháp lý đối với nhà đầu tư rất thấp, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh hành vi của thị trường trong nước và thiếu tính tương thích với thông lệ quốc tế Rõ ràng có sự bất ổn trong cơ chế bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư bị xâm phạm mà chủ yếu do hệ thống pháp luật bảo vệ chưa chặt chẽ và hiệu quả (Nguyễn Phương Thảo, 2017). Điều này ngụ ý rằng chất lượng BCTC có tác động góp phần giải quyết vấn đề ủy quyền và cải thiện hành vi đầu tư Thứ ba, trong thời gian qua thị trường VN với mức độ CBTT tự nguyện thấp (Trịnh Thị Hợp, 2016) Điều này bất lợi cho các nhà phân tích tài chính có thể nhận định sai lệch về thông tin tài chính của đơn vị Bên cạnh đó, mức độ bao phủ thông tin tài chính trên các phương tiện tài chính thấp Do đó, việc thiếu các nguồn thông tin sẵn có thay thế hoặc cạnh tranh có tác động đang kể đến hành vi đầu tư Chính vì vậy cho thấy rằng thông tin tài chính sẽ rất hữu ích, đặc biệt cho các nhà đầu tư hoặc ban giám đốc trong việc ra quyết định của họ Cuối cùng, sau một loạt vụ bê bối về việc thao túng kế toán, sự quan tâm ngày càng gia tăng về vai trò của CEO hàng đầu trong việc xác định CBTT tài chính (Jiang và cộng sự, 2010) và hành vi đầu tư của họ (Xie, 2015)
Tóm lại, đây là một nghiên cứu thực nghiệm cần thiết nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các đặc điểm của CEO và chất lượng BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN Đặc biệt, tác giả mong đợi các đặc điểm của CEO như tuổi, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn TC-KT và sự kiêm nhiệm của CEO có vai trò tác động điều tiết nhằm cải thiện sự tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT Đồng thời,nghiên cứu này cũng mở rộng thêm nền tảng lý thuyết và có những đóng góp bổ sung bằng cách xem xét các yếu tố quản trị ảnh hưởng chất lượng BCTC và HQĐT tại thị trường mới nổi như VN thay vì yếu tố tài chính như một số nghiên cứu trước đây.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT; kiểm định ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến
HQĐT; đồng thời, khám phá và kiểm định ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm cá nhân của CEO tại các CTNY trên TTCK VN
- Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC của các CTNY tại VN.
- Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT của các CTNY tại VN.
- Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN
- Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể mà luận án đã nêu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm của CEO đến từng mô hình đo lường chất lượng BCTC như thế nào?
Câu hỏi 2: Các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng đến HQĐT của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT như thế nào?
Câu hỏi 3: Chất lượng BCTC có ảnh hưởng đến HQĐT của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT như thế nào?
Câu hỏi 4: Chất lượng BCTC có ảnh hưởng đến HQĐT hay không với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO và mức độ ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO được thể hiện như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng PPNC hỗn hợp, cụ thể là PPNC định tính và PPNC định lượng Cụ thể:
Giai đoạn đầu tiên, tác giả tác sử dụng PPNC định tính thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thu thập, phân tích và tổng hợp các ý kiến của chuyên gia Mục tiêu của giai đoạn này là cơ sở để tác giả xác định sự tồn tại các mối quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứu, cụ thể ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT, ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Trên cơ sở đó, giúp tác giả củng cố vấn đề nghiên cứu nhằm đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Bước này rất quan trọng của quá trình nghiên cứu, việc tìm hiểu các lý thuyết nền và tổng quan các công trình đã công bố trước đây cho phép tác giả hiểu rõ hơn về cơ sở nền tảng trong xác định và giải thích các mối quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứu nhằm triển khai kiểm chứng thực nghiệm tại VN
Giai đoạn tiếp theo, tác giả sử dụng là PPNC định lượng Cụ thể tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng phần mềm Stata làm công cụ phân tích dữ liệu Kỹ thuật phân tích định lượng cho phép kiểm tra tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu và đo lường chặt chẽ các biến được sử dụng Bao gồm các bước sau: Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square –
OLS) bốn mô hình đo lường chất lượng BCTC và mô hình đo lường HQĐT để tìm ra giá trị phần dư cho từng mô hình nhằm hỗ trợ cho bước kế tiếp là hồi quy mô hình tổng quát Tiếp theo, tác giả phân chia theo giá trị phần dư của mô hình đầu tư theo tứ phân vị rồi chia theo 3 nhóm gồm ĐTQM, nhóm ĐTDM và nhóm điểm chuẩn Thứ hai, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa thức biến giả (Multionmial logistic regression) để tiến hành kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, bao gồm các giả thuyết (1) ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC; (2) ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT; (3) ảnh hưởng chất lượng BCTC đếnHQĐT và (4) ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thực nghiệm, tác giả tiến hành bàn luận về kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc kết luận đưa ra hàm ý quản trị.
Đóng góp của nghiên cứu
Đóng góp về mặt lý luận
Về mặt lý luận, nghiên cứu có những đóng góp sau đây Trước hết, đây là nghiên cứu đầu tiên hình thành mô hình ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Bên cạnh đó, nghiên cứu góp phần làm rõ các khái niệm và các mô hình đo lường chất lượng BCTC, các đặc điểm của CEO và mô hình đo lường HQĐT của các CTNY tại VN trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước trên thế giới
Tiếp theo, kết quả của luận án đã chứng minh các đặc điểm của CEO có tác động đến HQĐT ở nền kinh tế mới nổi như VN, nơi mà cơ chế đề cử CEO rất khác biệt và họ có mục tiêu hoạt động khác ngoài tối đa hóa giá trị cổ đông Kết quả này bổ sung một số bằng chứng mới cho kiểm chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO, đặc biệt là tác động bởi yếu tố giới tính nữ CEO, nhiệm kỳ và trình độ chuyên môn TC-
KT của CEO Đồng thời, nghiên cứu này cũng làm phong phú thêm dòng nghiên cứu tác động bởi các yếu tố quản trị lên mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT.
Thêm nữa, bổ sung vào dòng nghiên cứu về lý thuyết quản lý cao cấp, lý thuyết quản lý, lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu trong việc xác định mối quan hệ các đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đồng thời có những động lực tài chính và phi tài chính cho những CEO dày dặn kinh nghiệm tạo động lực cho họ vì lợi ích chung của tổ chức và chính sự danh tiếng đã được xây dựng và sự gia tăng nhiệm kỳ đã thúc đẩy CEO duy trì chất lượng BCTC và cải thiện HQĐT Mặc khác, như một hệ quả tất yếu, các nhà nghiên cứu về lý thuyết đại diện lập luận việc bất kiêm nhiệm của CEO sẽ giúp tăng tính độc lập của HĐQT bằng cách cung cấp các kiểm tra, giám sát và cân bằng tính hiệu quả đối với hành vi quản lý Bằng cách phát tín hiệu thông qua việc nâng cao chất lượng BCTC nhằm báo hiệu xu hướng thị trường cũng như ra tín hiệu cho các nhà đầu tư để tăng cường sự quan tâm của họ trong việc phân bổ vốn, do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Đồng thời, giúp CEO báo hiệu chất lượng thông tin của DN họ tốt hơn những DN khác và sẵn sàng ra quyết định đầu tư vì CEO mong đợi mức tăng trưởng cao trong tương lai
Cuối cùng, nghiên cứu đã chứng minh thực nghiệm rằng quyết định của CEO phụ thuộc vào một số đặc tính cá nhân của họ, do đó có thể dẫn tới mất cân bằng vềHQĐT của DN, đặc biệt là ĐTQM Từ đó, các kết quả sẽ có giá trị hữu ích cho các học giả tham khảo phát triển nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi như VN.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu đóng góp cho các bên liên quan khi xem xét các đặc điểm cá nhân của CEO tác động đến chất lượng BCTC và HQĐT Đặc biệt là vai trò điều tiết của nữ CEO, nhiệm kỳ và trình độ chuyên môn TC-KT của CEO lên mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT Bên cạnh đó, một vấn đề mà các CTNY tại VN chú ý là việc xảy ra tình trạng ĐTDM không bị tác động bởi chất lượng BCTC Điều này, có thể giải thích rằng các quyết định đầu tư của CEO không phụ thuộc vào kênh thông tin tài chính công bố mà có thể tác động bởi các yếu tố cơ chế quản trị khác như các đặc điểm của CEO hay các quyết định của HĐQT Ngoài ra, chúng ta có thể nhận định rằng các DN ở thị trường mới nổi như VN có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo tài chính từ bên ngoài Hay nói cách khác là chất lượng BCTC chưa đủ độ tin cậy nhằm thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài để cải thiện ĐTDM
Nghiên cứu đóng góp cho các TTCK VN và hỗ trợ cho các nghiên cứu khác ở thị trường mới nổi khác xem xét về lợi ích từ việc nâng cao chất lượng BCTC Do đó, VN cũng nên chủ động cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường, cụ thể áp dụng một bộ chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn, khuyến khích CBTT tốt hơn, cũng như nâng cao vai trò của các cơ quan thực thi Ở phạm vi vi mô cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn để cải thiện chất lượng BCTC, quyết định đầu tư nhằm phân bổ vốn và tài nguyên tốt hơn, điều này có thể dẫn đến phúc lợi xã hội cao hơn Hơn nữa,những phát hiện cung cấp tín hiệu để HĐQT làm thế nào có cơ chế chính sách hiệu quả hơn trong hệ thống quản trị các chương trình khuyến khích như chế độ ưu đãi,bồi thường cố định và thay đổi theo hiệu quả hoạt động và cơ chế quản trị làm giảm quyền lực của CEO trong HĐQT Ngoài ra, nghiên cứu có thể có khả năng hữu ích cho cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách để giúp nâng cao hơn nữa HQĐT của các tổ chức.
Kết cấu của luận án
Luận án này bao gồm 5 chương Ngoài phần mở đầu, kết cấu của luận án gồm:
Chương 1, Tổng quan các nghiên cứu Chương này tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước liên quan Bao gồm ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO, từ đó xác định khoảng trống và hướng phát triển của nghiên cứu.
Chương 2, Cơ sở lý thuyết Tổng quan các khái niệm về quản trị DN, chất lượng
BCTC và HQĐT liên quan đối tượng nghiên cứu Trình bày khung lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết quản lý cao cấp Bên cạnh đó, luận án phác thảo bối cảnh lịch sử của
VN làm cơ sở cho nghiên cứu, bao gồm tổng quan về TTCK VN, khung thể chế chính bao gồm khung quản trị DN và hướng dẫn CBTT các CTNY của VN Phần tiếp là trình bày khung lý thuyết về các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và HQĐT của DN
Chương 3, Phương pháp nghiên cứu Trình bày các giả thuyết nghiên cứu và phát triển các giả thuyết được thử nghiệm Mô tả phương pháp và đề xuất mô hình nghiên cứu Luận án cũng giải thích và biện minh cho việc lựa chọn mẫu, thời gian nghiên cứu, định nghĩa và đo lường của các biến chính, biến giả và các biến kiểm soát liên quan Mô tả về nguồn dữ liệu, quy trình thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 4, Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương này tác giả trình bày chi tiết kết quả của hai PPNC đó là PPNC định tính và PPNC định lượng Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả đưa ra những bàn luận liên quan đến kết quả làm cơ sở cho việc đưa ra những hàm ý quản trị
Chương 5, Kết luận và hàm ý Dựa trên cơ sở các kết quả đạt được, tác giả đề xuất hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị cho các bên liên quan Cuối cùng, tác giả trình bày một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Phần mở đầu, tác giả đã nhấn mạnh các vấn đề nghiên cứu được thể hiện thông qua mục tiêu, các câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày bốn hướng nghiên cứu mà trước đây đã khám phá liên quan đến luận án Cụ thể là các nghiên cứu trên thế giới và tại VN về ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT; ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Trên cơ sở đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
Tổng quan các nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC
Năng lực và hành vi của người lãnh đạo phụ thuộc vào khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội nảy sinh trong tổ chức (Yammarino và cộng sự, 2008).
Do đó, cần phải xác định những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực cần thiết của CEO, bởi họ là người có tầm nhìn, tạo động lực và truyền cảm hứng cho tập thể nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Một số tác giả cho rằng nhà lãnh đạo hàng đầu là CEO hình thành mục đích nhằm đoàn kết tập thể gồm những người tham gia trong một tổ chức và quyết định tiến trình hành động của tổ chức trước những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và môi trường (Mackey, 2008), giúp tạo ra văn hóa của tổ chức (Schein, 2010) Tuy nhiên, cũng có thể vì môi trường làm việc, văn hóa tổ chức, tính hợp pháp và cấu trúc ngành của công ty có thể tác động khiến cho CEO bị hạn chế khả năng điều hành (Wasserman và cộng sự, 2010) Vì vậy, việc đánh giá năng lực lãnh đạo có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đối với nhà quản trị cấp cao
Thông thường, hiệu quả công việc của CEO có thể đo lường bằng nhiều yếu tố, như lợi nhuận hay tăng trưởng doanh thu, thu nhập trên vốn cổ phần, hoặc tăng giá cổ phiếu Do đó, các công ty công bố trả quyền chọn cổ phiếu như một cách để gắn lợi ích tài chính của CEO với lợi ích của cổ đông Bên cạnh đó, CEO cũng rất quan tâm đến BCTC vì các ưu đãi bồi thường của họ gắn chặt với thu nhập được báo cáo Với nghiên cứu tiên phong của Healy (1985) trong lĩnh vực này đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ việc thao túng thu nhập của CEO có lương, thưởng gắn liền với thu nhập và quyền chọn cổ phiếu (Dechow và cộng sự, 2010) Mặc dù CEO không trực tiếp tham gia vào việc lập BCTC nhưng họ gây áp lực lên CFO để tham gia vào thao túng thông tin kế toán nhằm đáp ứng hoặc đánh bại kỳ vọng của thị trường (Feng và cộng sự, 2011) Vì vậy, các yếu tố đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng đến quá trình hành động trong tổ chức (Katz, 2009).
Kiến thức và kinh nghiệm của CEO có thể giúp họ đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành Tuy nhiên, họ bị giới hạn về khả năng cá nhân và các yếu tố khách quan khác mà có thể chi phối các quyết định của họ (Schoar và Zuo,
2017) Bamber và cộng sự (2010) chứng minh rằng các đặc điểm của CEO được thiết lập tốt thì có ảnh hưởng đến kết quả tổ chức, trong đó bao gồm cả việc thiết lập thông tin trên BCTC Thậm chí việc công khai các thông tin trên BCTC phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo của CEO Họ là người có quyền lực nhất trong việc quyết định thông tin nào và khi nào nên được công bố các thông tin đó (Cheng và Lo,
2006) Việc lựa chọn chính sách kế toán và phương pháp xử lý kế toán cũng bị ảnh hưởng phần lớn bởi đặc điểm của CEO và CFO (Chava và Purnanandam, 2010) Sự sụp đổ của các công ty nổi tiếng đầu những năm 2000 đã chứng minh thêm rằng CEO thực hiện một lượng kiểm soát đáng kể các thông tin trên BCTC Bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC là không đồng nhất và thay đổi theo đặc điểm cá nhân của CEO Phù hợp với điều này, các học giả trong lĩnh vực kế toán gần đây cũng khẳng định thêm rằng các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi của CEO (Francis và cộng sự, 2008) Do đó, phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các đặc điểm của CEO gồm tuổi, giới tính, chuyên môn tài chính, nhiệm kỳ và sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC Thông qua việc phân tích và tổng hợp, giúp tác giả có cơ sở cho việc đề xuất thiết kế đo lường trong nghiên cứu.
Từ đó tiến hành kiểm định tại thị trường VN nhằm đưa ra các bằng chứng phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, với kỳ vọng góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan
1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng tuổi của CEO đến chất lượng BCTC
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có mối liên hệ tích cực giữa tuổi tác và hành vi đạo đức Mudrack (1989) lập luận rằng các cá nhân kinh nghiệm có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với nền văn hóa và phong tục truyền thống và do đó có đạo đức hơn Hess và cộng sự (2005) kiểm tra sự khác biệt về tuổi tác trong hoạt động nhận thức xã hội đã chứng minh những người lớn tuổi có nhiều khả năng nhận thức hành vi đạo đức hơn người trẻ tuổi
Mở rộng trong lĩnh vực quản trị, TC-KT cũng chứng minh mối liên hệ giữa chất lượng BCTC và tuổi CEO và tồn tại một kết quả đa chiều CEO lớn tuổi sẽ bảo thủ hơn và trở thành người đạo đức hơn (Chang và cộng sự, 2006) Đồng thời, họ cũng ít theo đuổi các chiến lược rủi ro vì khả năng tạo ra ý tưởng mới còn hạn chế, họ thường quan tâm đến an ninh tài chính trong tương lai nhiều hơn (Hambrick và Mason, 1984) Trong lĩnh vực đánh giá đạo đức kinh doanh, Loe và cộng sự (2000) cũng kết luận hành vi đạo đức kinh doanh có mối tương quan tích cực với tuổi tác của CEO, cụ thể CEO lớn tuổi thì có đạo đức hơn so CEO trẻ tuổi Kết quả của dòng quan điểm này cũng được khẳng định bởi lập luận của Huang và cộng sự
(2012) Bằng cách thực hiện phân tích hồi quy trên mẫu 3.413 công ty giai đoạn
2005 - 2008 và nhóm tác giả khẳng định CEO lớn tuổi có đạo đức và thận trọng hơn CEO trẻ tuổi Do đó họ sẽ tham gia vào việc quản lý lợi nhuận một cách tích cực dẫn đến chất lượng BCTC tốt hơn, nhằm giảm chi phí vốn và tăng giá trị DN Ngoài ra, CEO lớn tuổi thì thận trọng và tham gia nhiều vào quản lý lợi nhuận khi họ sắp đến tuổi về hưu, vì bị chi phối bởi tiền thưởng dựa trên tỷ lệ lợi nhuận do kết quả hoạt động quản lý của họ mang lại (Davidson và cộng sự, 2007) Tương tự,Schoepfer (2007) chứng minh rằng CEO càng lớn tuổi thì khả năng hành vi sai trái của họ càng ít Các sai sót trong số liệu tài chính có khả năng vượt qua hệ thống kiểm soát nội bộ dễ bị gây tổn thất và tăng trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn Vì vậy
CEO lớn tuổi được mong đợi nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu rủi ro trong kiểm soát nội bộ của công ty Tuy nhiên, Gibbons và Murphy (1992) chứng minh mối quan tâm nghề nghiệp của CEO sẽ giảm dần khi họ gần nghỉ hưu, do đó các hợp đồng khuyến khích có tác động mạnh nhất đối với họ để duy trì việc quản lý hiệu quả hơn Đồng thời, phát hiện của tác giả này cũng cho rằng CEO sắp nghỉ hưu sẽ nhận được một tỷ lệ tiền lương hậu thuẫn liên quan đến hiệu quả công việc của họ và cơ cấu trả lương này tăng lên trong những năm cuối gần tuổi về hưu Điều này có thể càng tăng động lực để họ tham gia vào việc quản lý lợi nhuận
Trái lại với hai dòng quan điểm trên, những phát hiện sự ảnh hưởng của CEO đối với các chiến lược công bố tự nguyện (Bamber và cộng sự, 2010), chiến lược tránh thuế (Dyreng và cộng sự, 2010) cũng như chiến lược lựa chọn chính sách CBTT BCTC (Ge và cộng sự, 2011) đều cho rằng không nhất thiết bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân của họ Có nghĩa rằng, họ chưa tìm thấy có bằng chứng chứng minh mối quan hệ này và cho rằng có thể có những yếu tố khác như mạng xã hội hoặc yếu tố tôn giáo tác động đến phong cách lãnh đạo của CEO thay vì yếu tố cá nhân.
Tại VN, nghiên cứu của Võ Văn Nhị (2016) phân tích ảnh hưởng của CEO đến chất lượng BCTC cho thấy CEO tuổi càng lớn thì có hành vi đạo đức chín chắn và trưởng thành hơn để lập BCTC với chất lượng cao, họ có trách nhiệm thể hiện vai trò của mình CBTT cho các bên liên quan Nghiên cứu này phù hợp với xu thế chung là tương quan tích cực giữa tuổi của CEO và chất lượng BCTC Tuy nhiên, theo kết quả lược khảo các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho thấy hầu hết các nghiên cứu tại VN chủ yếu là kiểm chứng sự ảnh hưởng tuổi của CEO đến hiệu quả hoạt động hay hiệu quả tài chính, còn hạn chế nghiên cứu tác động của tuổi CEO và chất lượng BCTC, do đó cần có nhiều nghiên cứu thực nghiệm mở rộng hơn trong lĩnh vực này
1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nữ CEO đến chất lượng BCTC
Trong thập kỷ qua, số lượng nữ giới đã tăng đáng kể tham gia vào nhóm điều hành trong tổ chức Trước sự gia tăng này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu xem xét ảnh hưởng của nữ CEO đến các quyết định khác nhau như tài trợ, đầu tư, sáp nhập và mua lại (Huang và Kisgen, 2013) Điển hình dòng nghiên cứu sự khác biệt này đã được kiểm tra rộng rãi trong đạo đức kinh doanh Họ cho thấy phụ nữ và nam giới thể hiện sự khác nhau về giá trị lợi ích và xu hướng tham gia vào các hành vi kinh doanh phi đạo đức (Gilligan, 1993) Đàn ông quan tâm đến lợi ích kinh tế và thành công sự nghiệp nhiều hơn Họ cũng có nhiều khả năng phá vỡ các quy tắc để đạt được thành công đó, trong khi đó phụ nữ nghiêng về các mối quan hệ hài hòa, giúp đỡ người khác và ít có khả năng phi đạo đức (Mason và Mudrack, 1996) Cùng với sự phát triển của khối lượng văn học, nghiên cứu sự khác biệt giới tính không chỉ dừng lại trong tâm lý học nói chung mà mở rộng hơn trong việc thiết lập và quyết định tài chính của DN Nữ CEO có khả năng thể hiện tư duy độc lập (Adams và cộng sự, 2010) và siêng năng hơn nam CEO (Carter và cộng sự, 2003). Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm hơn trong vai trò giám sát cũng như cải thiện quá trình này mỗi khi họ đảm nhận vị trí trong HĐQT, tăng cường sự minh bạch BCTC và nâng cao chất lượng lợi nhuận (CLLN) (Adams và Ferreira, 2009) Ngoài ra, Kaplan và cộng sự (2012) chứng minh rằng các nhà đầu tư đánh giá cao việc bổ sung nữ CEO vào HĐQT nhằm giúp cho hoạt động giám sát tốt hơn do đó cải thiện CLLN Thêm nữa, quan điểm này tiếp tục chứng minh sự có mặt của nữ giới trong HĐQT và ủy ban kiểm toán thì chất lượng BCTC cao hơn (Srinidhi và cộng sự,
2011) và một khi công ty được điều hành bởi nữ CFO sẽ hạn chế trong việc điều chỉnh lợi nhuận (Barua và cộng sự, 2010; Liu và cộng sự, 2016) Nghiên cứu khác cũng khẳng định sự tham gia của nữ CEO giúp cải thiện trách nhiệm giải trình (Adams và Ferreira, 2009), tăng nỗ lực trong hoạt động kiểm toán, tăng chất lượng CBTT (Ferdinand A Gul và cộng sự, 2008) và giảm chi phí vốn (Gul và cộng sự,
Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng đặc điểm của CEO đến HQĐT
Mặc dù chủ đề ảnh hưởng của CEO đến HQĐT đã được tranh luận và thử nghiệm rộng rãi trong tài chính và kế toán, nhưng chủ đề này vẫn tồn tại với những phát hiện đa chiều Đặc biệt, xem xét ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO đến hoạt động chi tiêu, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) (Barker và Mueller,
2002), hay là quyết định ĐTQM như tuổi tác, giới tính, nhiệm kỳ, nền tảng giáo dục và kinh nghiệm làm việc (F Jiang và cộng sự, 2009; Bhuiyan và Hooks, 2019) Do đó, các quyết định đầu tư có thể phụ thuộc các yếu tố nội lực bên trong của DN và đặc điểm cá nhân của CEO Ngoài ra, khi có một lượng lớn dòng tiền dư thừa, các CEO sẽ đầu tư vào các dự án phi lợi nhuận và sử dụng chúng như nguồn lực để tìm kiếm lợi ích riêng (Zeng và Wang, 2015) hoặc trái lại, do sự ác cảm với các rủi ro và thiếu kinh nghiệm (Zwiebel, 1995) mà họ sẽ hạn chế hoặc thực hiện chính sách thận trọng trong việc lựa chọn đầu tư, việc này có thể dẫn tới tình trạng thiếu đầu tư. Hơn nữa, việc ra quyết định và thực hiện quyết định đầu tư có thể báo hiệu khả năng quản lý và sở thích nghề nghiệp của CEO, đồng thời, họ có thể ra tín hiệu về kỹ năng của họ thông qua các khoản đầu tư có thể quan sát được, dẫn đến ĐTQM, làm giảm giá trị của quyết định đầu tư (Stein, 2003) Hoặc do khả năng quản lý thấp, họ có thể bỏ qua các thông tin riêng tư như mức bồi thường từ công ty mà thực hiện sao chép hình thức quản lý của những CEO trước đó, bởi vì họ sợ bị trừng phạt về chiến lược đầu tư của mình từ các cổ đông và thị trường lao động(Scharfstein và Stein, 1990) Ngoài ra, việc thiếu kiến thức và năng lực quản lý,CEO có khả năng dự đoán không chính xác những thay đổi của công ty, lĩnh vực ngành nghề và toàn bộ môi trường kinh tế Do đó, họ có thể đánh giá không chính xác giá trị của các cơ hội đầu tư và xác định các khoản đầu tư phù hợp nhất với nhu cầu của công ty Nói cách khác, chiến lược không phù hợp quan điểm và kỹ thuật đánh giá kém có thể dẫn đến quyết định đầu tư không hiệu quả Mặt khác, vì danh tiếng của họ đang bị đe dọa, CEO có khả năng quản lý tốt hơn sẽ xem xét từng quyết định đầu tư một cách thận trọng hơn Hơn nữa, kiến thức, chuyên môn và khả năng dự báo xu hướng tác động và cơ hội trong môi trường kinh tế vĩ mô và ngành giúp họ ước tính và đánh giá các cơ hội đầu tư, từ đó tác động tích cực đến quyết định HQĐT của DN
Vậy, câu hỏi đặt ra trường hợp nào sẽ mang lại HQĐT cho DN? Hoặc là các CEO có thể chọn các dự án có lợi cho bản thân nhưng bất lợi cho các cổ đông (Jensen và Meckling, 1976), hoặc là mua lại có thể gây thiệt hại giá trị công ty để mở rộng quy mô, hoặc là lợi ích của CEO gắn liền với lợi ích của cổ đông (Donaldson và Davis, 1991) Để làm nền tảng củng cố cho việc xây dựng cách đo lường các đặc điểm của CEO và HQĐT, phần tiếp theo là tác giả tổng quan các nghiên cứu trước về các đặc điểm CEO như tuổi, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn TC-KT và sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng đến HQĐT Từ đó, tác giả sử dụng bối cảnh VN để khám phá ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT của CTNY, cũng như xem xét sự tác động đó với cả hai kịch bản ĐTQM và ĐTDM.
1.3.1 Nghiên cứu tuổi của CEO ảnh hưởng đến HQĐT
Tranh luận về ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT của DN được phát triển bởi các nghiên cứu trước đây, trong đó có sự tồn tại mâu thuẫn giữa tuổi của CEO và HQĐT Chuỗi nghiên cứu đầu tiên dự đoán rằng các CEO trẻ tuổi thường không thích rủi ro vì họ chưa khẳng định danh tiếng, vị thế trên thị trường lao động Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với sự giám sát của thị trường lao động nếu họ đưa ra một quyết định đầu tư kém hiệu quả Điều này có thể khiến họ bị ảnh hưởng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, cũng như gặp khó khăn khi tìm một vị trí quản lý mới với chế độ thự lao hậu thuẫn (Holmstrửm, 1999) Zwiebel (1995) lo ngại CEO trẻ tuổi thường tránh các khoản đầu tư mang tính sáng tạo và phức tạp mà sẽ lựa chọn thực hiện các dự án dễ dàng và ít rủi ro hơn, do đó có thể dẫn tới tình trạng ĐTDM Tương tự, Li và cộng sự (2017) lập luận bởi việc quan tâm nghề nghiệp mà CEO sẽ cố tình điều chỉnh các quyết định đầu tư chỉ vì họ lo ngại ảnh hưởng đến danh tiếng và triển vọng nghề nghiệp tương lai để khẳng định năng lực trên thị trường lao động
Tuy nhiên, theo dòng quan điểm hiệu ứng của lý thuyết tín hiệu lý giải rằng CEO trẻ tuổi bên cạnh bị chi phối bởi các chính sách khuyến khích như chế độ lương thưởng, phúc lợi về mặt tài chính mà còn chịu sự chi phối bởi các mục tiêu ngầm như danh tiếng, niềm tin từ thị trường lao động nhận thức về khả năng quản lý của họ Do đó, bản thân họ có động lực để gia tăng giá trị cho DN và cổ đông Lập luận này cũng phù hợp với lý thuyết quản lý cho rằng có những động lực phi tài chính hoặc vô hình có thể làm giảm bớt hành vi cơ hội của CEO Bản thân họ vốn có động lực để tối đa hóa giá trị của công ty, với tư cách là người lãnh đạo hoặc người quản lý tài sản của chủ sở hữu (Donaldson và Davis, 1991) Gibbons và Murphy (1992) chỉ ra rằng mối quan tâm nghề nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đối với CEO trẻ tuổi hơn so với CEO càng gần tuổi về nghỉ hưu Bởi họ càng khẳng định danh tiếng, niềm tin về khả năng quản lý bằng việc gia tăng lợi nhuận cho công ty. Xie (2015) cũng báo cáo rằng CEO trẻ tuổi hoặc mới được bổ nhiệm sẽ có cách hành động quyết định đầu tư thận trọng hơn Ngoài ra, phần mở rộng trong nghiên cứu cũng cho rằng hiệu ứng tuổi tác và bổ nhiệm mới cải thiện HQĐT dường như mạnh hơn ở các DN nhà nước so với các DN ngoài quốc doanh Tương tự, Gormley và Matsa (2016) cũng phát hiện ra CEO trẻ tuổi có nhiều mối quan tâm nghề nghiệp hơn và có xu hướng chơi trò chơi an toàn bằng cách thực hiện các khoản đầu tư ít rủi ro hơn
Minh chứng cho sự phù hợp này cả trên mặt trận lý thuyết và thực tiễn, Li và cộng sự (2017) tiếp tục khẳng định CEO trẻ tuổi có một con đường sự nghiệp dài hơn và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai cao hơn Họ không chỉ có thể tổ chức các biện pháp tái cấu trúc để mở rộng phạm vi hoạt động của DN mà còn có thể tổ chức thực hiện thoái vốn để đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu Các nhà lý thuyết quản lý trước đây cũng dự đoán rằng CEO trẻ tuổi sẽ thực hiện các khoản đầu tư một cách táo bạo và mạo hiểm khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư Mục tiêu là phát tín hiệu để báo hiệu cho thị trường biết về khả năng vượt trội của họ Họ có xu hướng phóng đại lên trong việc cung cấp thông tin giá trị uy tín của chính họ bằng các quyết định đầu tư để cố gắng thuyết phục thị trường lao động (Serfling, 2014). Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng tham gia vào nhiều hoạt động sáp nhập và mua lại (Bliss và Rosen, 2001) Bằng chứng này cho thấy vai trò quan trọng của việc khuyến khích ngầm như danh tiếng, uy tín, chế độ hợp đồng thù lao có thể được bù đắp ở một mức độ nào đó tác động lên sự linh hoạt trong hoạt động quản lý của CEO trẻ tuổi Đặc biệt, việc mở rộng sang các phân khúc thị trường mới, sẽ mang lại sự phát triển sự nghiệp nhiều hơn; và một khi họ thoái vốn các phân khúc thị trường hiện tại, họ cũng thúc đẩy nhiều thành công hơn so với CEO lớn tuổi (Li và cộng sự, 2014).
Cùng với việc mối quan tâm nghề nghiệp của CEO trẻ tuổi có thể mang lại giá trị DN lớn hơn và điều đương nhiên cũng có thể dẫn tới tăng chi phí R&D Bởi họ thường quyết định lựa chọn loại hình đầu tư được coi là rủi ro cao (Yim, 2013; Serfling, 2014) Cụ thể, họ có thể bắt đầu một dự án mới bằng cách xây dựng một nhà máy mới hoặc mua lại từ một công ty khác Hơn nữa, họ cũng thực hiện các vụ mua lại một công ty khác hoặc những công ty ngoài ngành của chính họ (Serfling,
2014) Đồng thời, họ cũng sử dụng dòng tiền tự do thường xuyên hơn để thanh toán cho những vụ mua lại này (Zhang và cộng sự, 2016) Hành động này gợi ý rằng họ sẵn sàng theo đuổi các mục tiêu gặp nhiều rủi ro hơn
Sự nhấn mạnh càng rõ ràng hơn về quan điểm tuổi của CEO có tác động đến HQĐT bởi các nhà nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc Họ cho rằng, tuổi nghỉ hưu bắt buộc tại Trung Quốc là 60 tuổi, ở độ tuổi này CEO có thể có những tác động bất lợi đối với hoạt động của các DN, đặc biệt là DN nhà nước Việc nghỉ hưu sắp tới của CEO có ảnh hưởng tiêu cực đến HQĐT của các DN nhà nước (Zhang,
2010) Đồng thời, việc thiếu các ưu đãi về sự nghiệp cũng sự cứng nhắc trong hợp đồng bồi thường cho CEO tiền nghỉ hưu dẫn đến sự suy giảm HQĐT mặc dù không có hạn chế về vốn chủ sở hữu (Wan và cộng sự (2015)
Một cuộc điều tra các nghiên cứu không ngoại lệ về sự ảnh hưởng đặc điểm cá nhân của CEO liên quan đến lượng tiền mặt đang nắm giữ và lượng tiền mặt dư thừa có nguy cơ dẫn tới ĐTQM Bằng chứng từ Bertrand và Schoar (2003), xem xét tác động của CEO đối với quyết định của công ty và ghi nhận có mối quan hệ tích cực giữa tuổi CEO và nắm giữ tiền mặt Họ cũng cho rằng có sự khác biệt giữa tuổi của CEO trong việc mua lại hoặc quyết định đa dạng hóa, chính sách cổ tức, bảo hiểm lãi suất và chính sách cắt giảm chi phí Bên cạnh đó, Orens và Reheul (2013) đã sử dụng mẫu các DN vừa và nhỏ của Bỉ Họ cũng bổ sung quan điểm CEO lớn tuổi và thiếu kinh nghiệm trong các ngành nghề khác thì quan tâm nhiều hơn đến động cơ phòng ngừa của tiền mặt và ít quan tâm đến chi phí cơ hội của tiền mặt, do đó họ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với CEO trẻ tuổi và có kinh nghiệm trong ngành khác
Tại VN kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh và cộng sự (2020) với mẫu gồm 78 CTNY trong giai đoạn 2010 - 2017 Tác giả đã kết luận CEO ít chấp nhận rủi ro và bảo thủ hơn khi họ càng lớn tuổi Đồng thời, họ cũng khẳng định CEO trong giai đoạn mới bổ nhiệm do lo ngại bởi sự ảnh hưởng trong con đường nghề nghiệp dẫn tới ĐTDM Kết quả thực nghiệm này được giải thích bởi các lý do: Thứ nhất, CEO lớn tuổi thì họ đủ kinh nghiệm để đưa ra các quyết định hợp lý hơn, thận trọng hơn Thứ hai, CEO lớn tuổi không chỉ được thúc đẩy bởi các ưu đãi phúc lợi, mà còn bởi mục tiêu về khả năng của họ, vì vậy nên họ sẽ thực hiện các khoản đầu tư mạnh hơn và mạo hiểm hơn để báo hiệu khả năng vượt trội (Serfling, 2014) Họ có xu hướng thừa thông tin và phóng đại các quyết định đầu tư để cố gắng thuyết phục HĐQT Thứ 3, CEO lớn tuổi thì thường bảo thủ (Hambrick và Mason, 1984) và ít thích rủi ro hơn (J Xie, 2015) và mức độ chấp nhận rủi ro càng thấp hơn Như vậy, HQĐT là vấn đề cần thiết trong quản trị DN Tuy nhiên, sự tồn tại các ma sát và tác động bởi các tác nhân khác nhau có thể ảnh hưởng đến HQĐT Có quan điểm cho rằng CEO trẻ hoặc mới được bổ nhiệm, ít kinh nghiệm có thể là tín hiệu về năng lực của họ sẽ thích các hoạt động đầu tư trong ngắn hạn do đó có thể xảy ra tình trạng ĐTDM Mặt khác, có những quan điểm cho rằng CEO trẻ hoặc mới được bổ nhiệm với con đường sự nghiệp dài hơn, có xu hướng xem xét lợi ích lâu dài cho nên đầu tư hiệu quả hơn Thêm nữa, CEO có kinh nghiệm hoặc lớn tuổi có thể đầu tư ít hiệu quả hơn vì họ lo ngại các mối quan tâm khác như xây dựng đế chế cho chính bản thân họ hoặc đa dạng hóa nguồn nhân lực thay vì mối quan tâm nghề nghiệp Do đó, mối quan hệ giữa tuổi của CEO và HQĐT vẫn chưa rõ ràng, đòi hỏi củng cố thêm bằng các nghiên cứu phù hợp trong từng bối cảnh cụ thể
1.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nữ CEO đến đến HQĐT
Sự liên kết về mặt lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng các học giả từ lâu đã quan tâm đến sự khác biệt giữa giới tính của CEO trong việc chấp nhận rủi ro của hoạt động đầu tư Đầu tiên, về lĩnh vực tâm lý học cho thấy có một sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi chấp nhận rủi ro Những nghiên cứu này chủ yếu chứng minh nam giới sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn nữ giới, vì ác cảm với rủi ro của phụ nữ hoặc sự tự tin quá mức của nam (Charness và Gneezy, 2012) Trong lĩnh vực tài chính, cũng cho thấy phụ nữ không thích rủi ro như nam giới khi đưa ra lựa chọn đầu tư và họ có xu hướng trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ hơn (Cohn và cộng sự, 1975; Riley Jr và Chow, 1992) Ngoài ra, sự tham gia của nữ CEO cũng thúc đẩy hiệu quả hơn trong việc truyền thông cho các nhà đầu tư (Joyz, 2008) và ít có khả năng gặp rủi ro tài chính, đồng thời mức độ rủi ro cũng thấp hơn so với các công ty có CEO nam (Martin và cộng sự, 2009; Khan và Vieito, 2013; Faccio và cộng sự, 2016) Thật vậy, sự khác biệt về ác cảm rủi ro khiến phụ nữ phân bổ kế hoạch nguồn lực trong giai đoạn tiền nghỉ hưu một cách bảo thủ hơn, lựa chọn đầu những lĩnh vực ít rủi ro hơn so với đàn ông (Sunden và Surette, 1998) Bên cạnh đó,việc chấp nhận hành vi cơ hội cũng có sự khác biệt, phụ nữ thể hiện sự khoan dung hơn đối với chủ nghĩa cơ hội khi họ ra quyết định (Krishnan và Parsons, 2008) và ít chú trọng đến sự nhanh nhạy, tư lợi (Arlow, 1991), đồng thời sự đại diện của nữ giới trong HĐQT có hữu ích cho các công ty đạt được mức nắm giữ tiền mặt tối ưu(Tosun và cộng sự, 2022) và việc phân bổ nguồn lực của DN tốt hơn (Chu và
Oldford, 2022) Thêm nữa, Ullah và cộng sự (2020, 2021)cho thấy giới CEO đóng vai trò chính trong các quyết định đầu tư hiệu quả Tuy nhiên, các tác giả chứng minh nữ CEO không tác động nhiều trong việc nâng cao HQĐT của DN nhà nước. Điều này có nghĩa rằng các quyết định đầu tư của DN nhà nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị xã hội hơn so với các DN ngoài quốc doanh Phát hiện của
Vũ Trọng Hiền (2018) về hành vi chấp nhận rủi ro của CEO tại VN cũng phù hợp với quan điểm này Tác giả lập luận rằng nữ CEO điều hành trong công ty thường có đòn bẩy tài chính thấp hơn và thu nhập ít biến động hơn Đồng thời, do hành vi sợ rủi ro của nữ CEO có thể dẫn tới hạn chế trong việc đưa ra các chính sách đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ vốn
Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT
Để xem xét các bằng chứng thực nghiệm về tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT, đầu tiên tác giả giới thiệu tổng quan các mô hình đo lường chất lượng BCTC và mô hình đo lường HQĐT Mục đích của việc tổng quan này là nhằm khái quát hóa các mô hình của các nhà nghiên cứu tiên phong trên thế giới theo thời gian liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả Sau đó, tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng BTC đến HQĐT trong nước và trên thế giới
1.4.1 Tổng quan các nghiên cứu về mô hình đo lường chất lượng BCTC
Verdi (2006) định nghĩa khái niệm chất lượng BCTC là cung cấp thông tin hữu ích để giúp các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, chủ nợ và người dùng khác đưa ra các quyết định hợp lý Như vậy, BCTC có thể được xem như một ống kính ghi nhận lại toàn bộ thông tin của DN mà các bên liên quan có thể sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế (Williams và cộng sự, 2005) Chất lượng BCTC có thể được đánh giá từ hai nhóm quan điểm, cụ thể là quan điểm nhu cầu của người sử dụng thì tập trung vào vấn đề định giá, còn theo quan điểm bảo vệ cổ đông thì tập trung vào vấn đề quản trị DN (Jonas và Blanchet, 2000) Dựa trên quan điểm người dùng, chất lượng BCTC liên quan đến lợi ích bởi sự minh bạch thông tin trong quyết định kinh doanh, còn dựa vào quan điểm của cổ đông thì chất lượng BCTC liên quan đến công bố đầy đủ thông tin Chất lượng BCTC gồm có hai thành phần chính đó là CLLN và chất lượng CBTT CBTT với chất lượng cao là hữu ích cho việc ra quyết định và phù hợp với các hoạt động thực tế, còn CLLN cao là ngụ ý cho một hoạt động bền vững
Trong thời gian qua phong phú nghiên cứu tiếp cận cách đo lường CLLN bằng hình thức định lượng và cũng không có cách tiếp cận nào duy nhất để đánh giá(Hasan và cộng sự, 2015) Bên cạnh đó, việc đo lường CLLN thông qua các khía cạnh khác nhau, điển hình gồm hai nhóm thuộc tính; các thuộc tính dựa trên cơ sở kế toán và các thuộc tính dựa trên cơ sở thị trường Việc đo lường các đặc tính này thông qua các mô hình điều chỉnh lợi nhuận (tổng hợp ở Bảng 1.1), chẳng hạn như mô hình chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002), viết tắt DD (2002), tính bền vững thu nhập (Sloan, 1996), sự ổn định thu nhập (Francis và cộng sự, 2004), giá trị liên quan (Francis và cộng sự, 2005) hoặc kế toán thận trọng (Jones, 1991; Basu, 1997) Không có mô hình nào là tốt nhất mà tùy thuộc vào bối cảnh nghiên cứu (Dechow và cộng sự, 2010) Trong đó, liên quan đến việc xem xét mối quan hệ giữa chất lượng BCTC với HQĐT được sử dụng phổ biến hơn, đó là chất lượng dồn tích Mô hình này đầu tiên được đề xuất bởi Jones (1991) và cách tiếp cận dựa dòng tiền cơ bản của năm trước, hiện tại và năm kế tiếp được khám phá bởi DD (2002) Theo lý thuyết, chất lượng dồn tích chia lợi nhuận trong kỳ thành hai loại, đó là lợi nhuận thu bằng tiền và lợi nhuận dồn tích (phần lợi nhuận chưa thu bằng tiền). Nguyên tắc chất lượng dồn tích là nhằm đảm bảo việc ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí một cách trung thực và hợp lý theo kết quả hoạt động Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng thường các CEO lợi dụng hành vi cơ hội để điều chỉnh số liệu kế toán bằng cách có thể ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí khi chưa phát sinh hoặc có thể thực hiện các phương pháp trích lập chi phí với mục đích gia tăng hay giảm bớt các khoản chi phí liên quan trong kỳ kế toán và kết quả làm sai lệch thông tin tài chính dẫn tới phát sinh chi phí ủy quyền, bất cân xứng thông tin về vấn đề tài chính Trong mô hình hồi quy gốc của Jones (1991) đã xác định hai biến liên quan đó là sự biến động doanh thu thuần ( ΔREV ) trong năm và giá trị tài sản cố định ( PPE) trong năm báo cáo Nghiên cứu cho rằng hai khoản mục này có thể là yếu tố mang tính khách quan mà không bị các CEO sử dụng hành vi để điều chỉnh trong kỳ báo cáo Tuy nhiên, mô hình này tồn tại nhược điểm là trên thực tế, các CEO có thể điều chỉnh doanh thu thuần ghi nhận trong kỳ khác so với số liệu thực tế tình hình hoạt động của DN Do đó, Dechow và cộng sự (1995) đã phát triển mô hình chất lượng dồn tích của Jones (1991) bằng cách bổ sung thêm khoản tăng hoặc giảm khoản phải thu khách hàng ( ΔREC ) để giúp xác định phù hợp hơn khoản doanh thu dồn tích bất thường (tức không bao gồm các khoản phải thu khách hàng). Tiếp tục phát triển mô hình này bởi Kothari và cộng sự (2005) bằng cách bổ sung thêm biến tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động ( ROA) trong kỳ báo cáo nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của DN
Một cách tiếp cận khác về mô hình đo lường CLLN bằng cách sử dụng vốn lưu động dồn tích trong năm báo cáo được hồi quy theo dòng tiền hoạt động của năm trước, trong năm và năm kế tiếp của DD (2002) McNichols (2002) phát triển mô hình của DD (2002) bằng cách thêm biến sự biến động doanh thu thuần ( ΔREV ) trong năm và giá trị tài sản cố định (PPE) trong năm báo cáo
Bảng 1.1: Tổng hợp các mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận
Tác giả Mô hình hồi quy Ghi chú
A t−1 + ε i ,t Mô hình gốc Dechow và cộng sự (1995) TA t
Kothari và cộng sự (2005) TA t
Phát triển mô hình (Jones, 1991; Dechow và cộng sự, 1995) Dechow và
Dichev (2002) ∆ WC i , t = β 0 + β 1 CFO t−1 + β 2 CFO t + β 3 CFO t+1 + ε t Mô hình gốc
(2002) ∆ WC i , t = β 0 + β 1 CFO t−1 + β 2 CFO t + β 3 CFO t +1 + β 4 ∆ REV t + β 5 PPE t + ε t
Phát triển mô hình (DD, 2002) Francis và cộng sự (2005) ∆ WC i , t = β 0 + β 1 CFO t−1 + β 2 CFO t + β 3 CFO t +1 + β 4 ∆ REV t + β 5 PPE t + ε t Giống mô hình
(McNichols, 2002) Francis và cộng sự (2004) ES i , t = σ ( Prof ¿¿ i,t ) σ (CFO¿¿ i ,t ) ¿ ¿ Mô hình gốc
Francis và cộng sự (2005) R i , t = β 1 EPS i ,t
Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Như vậy, nếu khoản thu nhập được tạo lập sai lệch thì BCTC không phản ảnh được kết quả hoạt động thực tế, do đó làm giảm thông tin của các khoản thu nhập báo cáo Sự ổn định của thu nhập là hệ số tương quan giữa các khoản dồn tích và sự thay đổi của dòng tiền trong năm tương ứng Việc không phù hợp giữa các khoản dồn tích và dòng tiền là hiện tượng phổ biến ở các CTNY Do đó, mức độ của sự ổn định của thu nhập cao có nghĩa rằng các CEO có nhiều khả năng cung cấp cho các nhà đầu tư giá trị ảo các khoản thu nhập để cố tình che dấu những biến động về kết quả hoạt động Theo Francis và cộng sự (2004), sự ổn định của thu nhập (ES i , t ) được định nghĩa là độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động chia cho độ lệch chuẩn của dòng tiền từ hoạt động của công ty i tại năm t và ES i , t càng cao, có nghĩa là sự ổn định của thu nhập càng thấp thì chất lượng BCTC càng cao, đồng nghĩa CBTT kế toán phù hợp.
Các nghiên cứu trong kế toán như Bushman và Smith (2003) và Francis và cộng sự (2005) coi mức độ của giá trị thích hợp là thuộc tính đo lường CLLN hữu ích trong việc ra quyết định Thuộc tính này giải thích sự thay đổi lợi nhuận cổ phiếu, trong đó nó được xem như một đặc tính mong muốn và là đại lượng tổng hợp mức độ thích hợp và độ tin cậy của thông tin BCTC Giá trị thích hợp của thu nhập một mặt giảm bất cân xứng thông tin giữa DN và nhà cung cấp vốn, mặt khác giữa cổ đông và CEO, điều này có thể ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư Vì lợi nhuận cổ phiếu được coi là một tín hiệu thông tin về cơ cấu trả thưởng mà các nhà cung cấp vốn quan tâm, nên một khi số liệu kế toán đáng tin cậy cao, thông tin kinh tế có liên quan sẽ ít bất ổn hơn và điều này làm giảm chi phí vốn, do đó làm giảm ĐTDM
Như vậy, Dechow và cộng sự (2010) đã cung cấp phân loại một cách rõ ràng hơn về các mô hình dựa trên chất lượng dồn tích và các mô hình khác để tính toán CLLN, cùng với ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau Nhiều tác giả đã sử dụng một số mô hình khác nhau trong nghiên cứu của họ Tuy nhiên, tồn tại ưu nhược điểm của từng mô hình trong bối cảnh nghiên cứu Chính vì vậy, gần đây họ chọn một mô hình hoặc kết hợp các mô hình bằng cách tính trung bình các mô hình đo lường (Biddle và cộng sự, 2009; Li và Wang, 2010; Chen và cộng sự, 2011; Gomariz và Ballesta, 2014; Houcine, 2017)
1.4.2 Tổng quan nghiên cứu về mô hình đo lường HQĐT Để kiểm định sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT, nhiều tác giả tiến hành kiểm tra cả hai kịch bản cho ĐTQM và ĐTDM ĐTQM được hiểu là chi đầu tư vượt quámức cần thiết để duy trì tài sản trong DN bằng cách quyết định tài trợ cho các khoản đầu tư mới dự kiến vào các dự án có NPV âm với mục đích xây dựng uy tín, đế chế cho CEO Còn ĐTDM là mức đầu tư với số lượng ít hơn khả năng nguồn lực sẵn có, tức từ bỏ những dự án có NVP dương và gây ra tình trạng đầu tư kém
Các mô hình đo lường HQĐT được tác giả tổng hợp ở Bảng 1.2 Cụ thể, một khung đo lường dựa trên cơ sở kế toán để ước tính tổng đầu tư gồm hai phần đó là chi phí đầu tư cần thiết để đảm bảo tài sản hiện tại và chi phí đầu tư mới và trong khoản đầu tư mới có khả năng hình thức ĐTQM và dòng tiền tự do (free cash flow) (Richardson, 2006) Các biến trong mô hình HQĐT của Richardson (2006) bao gồm
Investment được đo lường bằng tổng chi phí đầu tư để bảo trì tài sản hiện tại và chi phí đầu tư mới, Leverage là là tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ của tổng nợ trên tổng tài sản,
MTB là giá trị ghi sổ trên thị trường, Cash là tỷ lệ giữa tiền mặt và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản và Return là lợi nhuận cổ phiếu hàng năm, được tính bằng sự thay đổi giá trị vốn hóa thị trường trong hai thời kỳ Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu gặp bất lợi khi đo lường theo cấu trúc này, bởi vì CEO có quyền truy cập vào thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư có tiềm năng và chưa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài Do đó, cách tiếp cận tiêu chuẩn trong các nghiên cứu là sử dụng giá thị trường so với một số thước đo giá trị cơ bản để xác định cơ hội tăng trưởng
Bảng 1.2: Tổng quan các mô hình đo lường HQĐT
Tác giả Mô hình hồi quy Ghi chú
(2006) + Invest β 5 Return i ,t = β i ,t 0 + − 1 β + 1 β Leverage 6 Inv i ,t −1 i,t + −1 ε i ,t + β 2 Cash i ,t−1 + β 3 MTB i,t −1 + β 4 ¿¿ i ,t Mô hình −1 ¿ gốc Biddle và cộng sự (2009) Invest i ,t = β 0 + β 1 SaleGrowth i ,t−1 + ε i ,t Mô hình
Chen và cộng gốc sự (2011) Invest i ,t = α 0 + α 1 ơ¿ i ,t + α 2 %RevGrowth i , t−1 + α 3 ơ¿ %RevGrowth i ,t−1 Bổ sung + ε i , t ¿ Wang và cộng sự (2015) + Invest α 5 Return i ,t = α i ,t 0 + −1 α + 1 α Growth 6 Age i ,t−1 i, t−1 +α +α 7 2 Inv Leverage i ,t−1 + ε i ,t i ,t−1 + α 3 Cash i ,t − 1 + α 4 ¿¿ Bổ sung i ,t −1 ¿
Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Trong bối cảnh nghiên cứu, Biddle và cộng sự (2009) đã thu hút một mô hình dự đoán đầu tư dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu (SalesGrowth) Tiếp tục phát triển dòng nghiên cứu này, Chen và cộng sự (2011) cho rằng đầu tư và tăng trưởng doanh thu có thể khác nhau theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Do đó, nghiên cứu đó khỏm phỏ ra biến giả ơ¿ (giỏ trị bằng 1 trong trường hợp tăng trưởng doanh thu âm và bằng 0 ngược lại) Mô hình này ứng dụng phổ biến sau này cho cả thị trường mới nổi và phát triển Tiếp tục, Wang và cộng sự (2015) đã sử dụng phần dư từ mô hình của Biddle và cộng sự (2009) làm biến cho đầu tư không hiệu quả, đồng thời bổ sung thêm biến đòn bẩy tài chính (leverage) , tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ tiền mặt, lợi tức cổ phiếu và một số biến giả khác (quy mô, tuổi công ty) và biến trễ của HQĐT Ưu điểm của mô hình này là HQĐT diễn ra vào thời điểm mà không có sự sai lệch nào xuất hiện ngoài mức đầu tư dự kiến và các khoản đầu tư trên mức tối ưu.
1.4.3 Các nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT
Với sự phát triển các nghiên cứu tác động của chất lượng BCTC đối với HQĐT ở cả thị trường phát triển và mới nổi đã chứng minh có sự tồn tại mối quan hệ này Bởi các công ty thao túng lợi nhuận có thể trình bày thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định nội bộ và dẫn đến lựa chọn hoặc quyết định đầu tư không tối ưu (McNichols và Stubben, 2008) Tuy nhiên, việc cải thiện CBTT tài chính có khả năng giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa CEO và nhà cung cấp vốn bên ngoài, kể cả rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi cho các bên liên quan (Biddle và Hilary, 2006; Habib và cộng sự, 2018) Như vậy, BCTC được công bố với chất lượng cao nhằm giảm thiểu vấn đề lựa chọn bất lợi và cung cấp thông tin hữu ích hơn Biddle và Hilary (2006) đã khẳng định có sự khác biệt ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT vốn giữa các quốc gia và đặc biệt, nếu quản lý tốt CLLN hoặc tăng tích lũy có xu hướng giảm thiểu ĐTQM Trước đây, Fischer và Merton (1984) cũng ngụ ý rằng việc dự kiến sẽ đầu tư nhiều hay ít hơn mức trung bình trong giai đoạn những năm tiếp theo còn tùy thuộc vào CLLN theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống Leuz và Wysocki (2008) tiếp tục lập luận việc CBTT nhiều hơn làm giảm sự không chắc chắn về giá trị DN, từ đó làm tăng mức độ đánh giá giá trị thực DN của các nhà đầu tư Đồng thời giảm bớt sự phán đoán thiếu chính xác, do đó cải thiện và tăng tính thanh khoản của thị trường giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro có khả năng xảy ra Từ đó, giúp họ cơ cấu lại danh mục đầu tư, hạn chế tối đa thất thoát vốn Ngoài ra, thông tin tài chính cho phép CEO và nhà đầu tư xác định các cơ hội tạo ra giá trị với lợi ích lớn hơn của các dự án đầu tư nhằm cải thiện rủi ro có khả năng xảy ra và giảm chi phí vốn Tiếp tục dòng nghiên cứu này, Cheng và cộng sự (2013) phát triển một mô hình lựa chọn bất lợi tác động đến HQĐT nếu việc kiểm soát nội bộ yếu kém đối với BCTC Hơn nữa, Li và Wang
(2010) tại Trung Quốc cũng đã chứng minh chất lượng BCTC cải thiện HQĐT Đặc biệt, chất lượng dồn tích và sự ổn định thu nhập ảnh hưởng đáng kể đến HQĐT. Ngoài ra, họ cũng cung cấp thêm thông tin là tuy chất lượng BCTC có thể cải thiện HQĐT nhưng các công ty cũng phải cân nhắc lợi ích này với các chi phí, bao gồm chi phí sở hữu, chi phí chính trị và chi phí ngầm của cổ đông kiểm soát 5
Biddle và cộng sự, (2009) đã tìm thấy bằng chứng đa chiều về chất lượng BCTC và HQĐT Mỗi khi lượng tiền mặt dư thừa và quyền sở hữu cổ phần phân tán thì xuất hiện hiện tượng ĐTQM và đồng thời khi DN bị hạn chế về mặt tài chính thì dẫn tới DN ĐTDM Nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết đại diện về thông tin bất cân xứng phát sinh xung đột chi do đó là tăng phí ủy quyền (Jensen, 1993) và phù hợp với nghiên cứu trước đây (Verdi, 2006) Một nghiên cứu của Wang và cộng sự (2015) cho rằng chất lượng BCTC liên quan chặt chẽ với kịch bản ĐTQM khi mà công ty có lượng tiền dư thừa Nghiên cứu đã mở rộng lĩnh vực ứng dụng chất lượng BCTC và HQĐT vào các thị trường mới nổi trên thế giới và tiên phong phân tích hiệu ứng tương tác giữa chất lượng BCTC, dòng tiền dư thừa và HQĐT Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi có hạn chế về tài chính hoặc lượng tiền mặt dư thừa mà chất lượng BCTC thấp thì có thể dẫn tới ĐTDM hoặc ĐTQM Những kết luận này rất quan trọng vì họ gợi ý rằng chất lượng BCTC có mối liên quan với HQĐT thực sự Tuy nhiên, lý thuyết không thiết lập mối quan hệ nhân quả cho dòng nghiên cứu này, vì chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT hay không còn bởi các nhân tố điều tiết khác bên trong nội bộ hoặc bên ngoài của
Các nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO
Nghiên cứu gần đây chứng minh quyết định ĐTQM của CEO để nhằm tìm kiếm các mục tiêu riêng tư của chính họ mà có thể chống lại lợi ích của các bên liên quan Cụ thể, có thể vì quá tự tin về khả năng của bản thân (Malmendier và Tate,
2005), tăng các khoản bồi thường (Gibbons và Murphy, 1992) hoặc uy tín của chính họ (Stulz, 1990) Bên cạnh đó, quyết định ĐTQM cũng có thể do lượng tiền dư thừa mà các CEO sẽ đầu tư vào các dự án phi lợi nhuận (Zeng và Wang, 2015) hoặc ngược lại, do sự ác cảm với các rủi ro và chưa có kinh nghiệm trong quản lý(Zwiebel, 1995) mà CEO sẽ hạn chế hoặc thực hiện chính sách thận trọng trong việc lựa chọn dự án đầu tư, việc này có thể dẫn tới ĐTDM Tuy nhiên, với sự hiểu biết của tác giả nhận thấy có giới hạn số lượng nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT dưới sự tác động điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Điển hình dòng quan điểm này chỉ được phát triển bởi một số tác giả như Karimi và cộng sự (2019) điều tra ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của HĐQT (sự độc lập, sự kiêm nhiệm và chuyên môn tài chính) tại Iran Kết quả cho thấy chất lượng BCTC có thể đóng vai trò là cơ chế quản lý tối ưu trong quyết định đầu tư của DN Cụ thể, chuyên môn TC-KT của HĐQT có tác động tích cực, nhưng sự kiêm nhiệm HĐQT không đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ này Nghiên cứu cho rằng trách nhiệm chính của HĐQT là giám sát độc lập về hoạt động của CEO, đòi hỏi CEO phải chịu trách nhiệm trước cổ đông và cân bằng lợi ích của các bên liên quan Vì vậy, cần phải có sự độc lập trong vai trò này để HĐQT thực hiện việc giám sát hiệu quả hơn, đồng thời vì chế độ lương thưởng, danh tiếng liên quan mà CEO phải nâng cao vai trò quản lý của mình Do đó, cân nhắc trong việc sử dụng nguồn vốn hướng tới các cơ hội đầu tư hiệu quả hơn Ngoài ra, sự hiện diện của các thành viên có chuyên môn TC-KT trong cấu trúc HĐQT giúp kiểm tra giám sát tốt hơn trong việc lập BCTC, giảm bớt khả năng gian lận và hành vi cơ hội thao túng quản lý lợi nhuận Trước đây, Klein (2002) cũng chỉ ra rằng sự độc lập CEO trong HĐQT sẽ giúp HĐQT thực hiện giám sát độc lập về tài chính, tăng quyền lực pháp lý để giám sát hiệu suất công ty tốt hơn Đó cũng là một cơ chế tiềm năng mạnh mẽ cho quản trị DN Vì vậy, sự độc lập CEO trong HĐQT và các thành viên có chuyên môn TC-KT có tác động tích cực đến chất lượng BCTC và HQĐT Tiếp tục quan điểm này, Aulia và Siregar (2018) cũng sử dụng các yếu tố phi tài chính đó là kỳ hạn nợ và mối quan tâm nghề nghiệp của CEO (bao gồm tuổi của CEO và bổ nhiệm mới) Tuy nhiên, kết quả trái chiều so với kết luận của Karimi và cộng sự (2019) trong bối cảnh nghiên cứu của họ,‘chất lượng BCTC không ảnh hưởng đến HQĐT đặc biệt là ĐTQM, chất lượng BCTC có tác động tích cực đáng kể trong điều kiện ĐTDM Kỳ hạn nợ không ảnh hưởng đến ĐTDM, nhưng nó có ảnh hưởng đến ĐTQM, bởi vì công ty sử dụng nguồn nợ ngắn hạn có thể được sử dụng để đầu tư do đó nguy cơ xuất hiện ĐTQM Thêm nữa, Di Meo
(2014) kiểm tra dưới sự điều tiết bởi nhiệm kỳ của CEO tại Hoa Kỳ và khẳng định các CEO có liên quan đến quyết định ĐTQM bởi họ thực’ hiện hành vi che giấu sự kém hiệu quả bằng cách quản lý lợi nhuận trong những năm tiếp theo Do đó, thay vì CEO lựa chọn một quyết định riêng biệt là quản lý tốt CLLN thì họ tạo ra động lực trong quản lý để thao túng lợi nhuận dẫn tới ĐTQM Ngoài ra, họ cũng dự đoán rằng sự liên kết giữa ĐTQM và quản lý lợi nhuận những năm tiếp theo phụ thuộc vào nhiệm kỳ của CEO Bởi vì nhiệm kỳ CEO càng dài càng có khả năng tăng sự ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực và thao túng lợi nhuận Do đó, mối liên hệ tích cực giữa ĐTQM và quản lý lợi nhuận dự kiến sẽ chỉ giữ cho CEO có nhiệm kỳ dài chứ không phải CEO mới được bổ nhiệm Việc xem xét các tác động của việc công bố thông tin về môi trường, xã hội và quản trị DN và chất lượng BCTC đếnHQĐT được thực hiện bởi Ellili (2022) Tác giả chứng minh có mối quan hệ thuận chiều giữa công bố môi trường, xã hội và quản trị, chất lượng BCTC và HQĐT.
Xác định khoảng trống của nghiên cứu và hướng phát triển của nghiên cứu.50
Dựa trên bốn mục tiêu đã nêu, tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước theo thứ tự tương ứng Trên cơ sở đó, tác giả xác định các khoảng trống của nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, thông qua tổng quan các mô hình đo lường CLLN, tác giả nhận thấy có nhiều mô hình đo lường khác nhau và phù hợp với từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể.Một nghiên cứu rất hữu ích của Dechow và cộng sự (2010) đã tổng kết các công trình trong lĩnh vực kế toán Nhóm tác giả chia thành hai nhóm tiêu chí đánh giáCLLN, đó là nhóm dựa trên cơ sở thị trường và nhóm dựa trên cơ sở kế toán Họ lập luận rằng không có mô hình đo lường nào là tốt nhất, đồng thời cũng không có kết luận nào chung nhất mà tùy thuộc vào từng bối cảnh nghiên cứu Các mô hình đo lường CLLN đã được phát triển rộng rãi và mỗi nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường khác nhau để kiểm tra chất lượng BCTC và HQĐT (Biddle và Hilary, 2006;Chen và cộng sự, 2011; Gomariz và Ballesta, 2014; Biddle và cộng sự, 2009;Houcine, 2017) Ở VN, một số nghiên cứu về chất lượng BCTC dựa trên chất lượng dồn tích (Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự, 2016; Nguyễn Hoàng và cộng sự,
2017), tính thích hợp của thông tin kế toán (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016) và ở lĩnh vực ngân hàng về hoạt động thao túng và điều chỉnh lợi nhuận (Đào Nam Giang, 2017) Các nghiên cứu còn tồn tại giới hạn bởi chỉ xem xét đến vài khía cạnh mà chưa mang tính tổng quát và toàn diện như kết hợp cả hai nhóm tiêu chí (Đặng Ngọc Hùng và cộng sự, 2019) Vì vậy, luận án sẽ kết hợp các thuộc tính nhằm mục đích liên kết mối quan hệ giữa dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường để đánh giá tổng thể chất lượng BCTC của DN Cụ thể, tác giả tiến hành lựa chọn ba thuộc tính kế toán đó là chất lượng các khoản dồn tích, thận trọng kế toán, sự ổn định của thu nhập và một thuộc tính thị trường đó là giá trị thích hợp nhằm đánh giá tổng thể chất lượng BCTC của các CTNY tại VN.
Thứ hai, nghiên cứu về tác động chuyên môn TC-KT của CEO tác động đến HQĐT còn hạn chế tại thị trường mới nổi như VN Mặc dù Aulia và Siregar (2018) có xem xét chuyên môn tài chính trong thành phần ban lãnh đạo ảnh hưởng đến HQĐT, nhưng đề cập đến chuyên môn TC-KT của thành viên HĐQT Ngoài ra, nghiên cứu của Klein (2002) cũng đã cung cấp bằng chứng là các thành viên của HĐQT có nền tảng tài chính có thao túng quản lý lợi nhuận và CEO độc lập có chuyên môn tài chính thì chất lượng dồn tích ít bất thường hơn Từ quan điểm của lý thuyết đai diện, sự hiện diện của CEO và các cá nhân độc lập trong HĐQT có kiến thức TC-
KT, tính độc lập và quyền lực hợp pháp để giám sát hoạt động và có thể là một cơ chế tiềm năng mạnh mẽ cho quản trị DN Đặc biệt, một số tác giả lập luận rằng kiến thức chuyên môn TC-KT của CEO đóng góp trong việc định hình cho công ty ý thức hệ về trách nhiệm pháp lý chứ không chỉ giới hạn về định hướng sản xuất kinh doanh (Espeland & Hirsch, 1990; Fligstein & Markowitz, 1993) Hơn nữa, trước đây Rappaport (1978) tuyên bố rằng các CEO có chuyên môn về TC-KT và pháp lý họ sẽ thận trọng hơn trong quyết định đầu tư vào các dự án với thời gian dài, rủi ro cao
Bên cạnh đó, tại VN, Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán ban hành 31/12/2020 quy định quản trị DN là sự bất kiêm nhiệm của CEO để đảm bảo tính độc lập của HĐQT Như vậy, có sự tách biệt vai trò của HĐQT và
CEO trong quá trình giám sát, quản lý và điều hành DN thì việc nghiên cứu sâu về chuyên môn TC-KT trong cơ cấu thành phần ban lãnh đạo về phương diện quản lý và điều hành cũng có sự khác biệt Do đó, nghiên cứu của tác giả tập trung vào chuyên môn của CEO để xem xét nếu như CEO có chuyên môn về TC-KT thì việc lập BCTC có chất lượng hơn hay không Ngoài ra, các CEO có chuyên môn TC-KT nên khả năng họ sẽ am hiểu sâu hơn về các chỉ số tài chính Điều này sẽ cung cấp thêm thông tin trong quyết định đầu tư là nên từ bỏ hay lựa chọn những dự án một cách thận trọng hơn Tác giả tin rằng CEO có nền tảng chuyên môn TC-KT có nhiều khả năng hơn CEO từ các nền tảng chuyên môn khác bởi các lý do Đầu tiên, CEO có kiến thức về TC-KT thì họ có thể có nhiều lợi thế hơn, bởi lẽ bên cạnh bản thân họ có tính khái quát cao về tình hình môi trường vi mô và vĩ mô thì chuyên môn TC-KT giúp họ nắm vững về các thủ tục, chính sách kế toán và luật thuế Kế tiếp, họ sẽ có vai trò trong việc xác định lại quan niệm về công ty như là một thực thể tài chính thay vì định hướng sản xuất (Fligstein,1993) Như vậy, về chức năng, vai trò quản lý và giám sát thì HĐQT và CEO cơ bản có sự khác biệt Nếu chuyên môn TC-KT của các thành viên HĐQT giúp giám sát tốt cơ chế hoạt động của công ty thì chuyên môn TC-KT của CEO ít tham gia vào quản lý lợi nhuận vì họ sẽ đóng vai trò tốt hơn trong việc thiết kế, kiểm soát quy trình lập BCTC, dẫn đến chất lượng BCTC cao hơn (Aier và cộng sự, 2005) Tuy nhiên, khi CFO có ưu đãi cổ phần cao hơn sẽ thúc đẩy thực hiện thao túng quản lý lợi nhuận (Feng và cộng sự,
2011) và nếu thiếu kiến thức chuyên môn TC-KT thì khả năng khám phá hành vi sẽ thấp hơn Do đó, tác giả tiếp tục kiểm định chuyên môn TC-KT của CEO tác động như thế nào đến HQĐT tại VN
Thứ ba, thông qua tổng quan nghiên cứu trong nước, tác giả nhận thấy đa số các tác giả trước đây thực hiện một vài khía cạnh riêng lẻ như phân tích và đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính tác động lên chất lượng BCTC(Phan Đăng Trung Can, 2019; Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016; Võ Văn Nhị, 2016;Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2020) hoặc tác động tuổi CEO đến HQĐT (Lê ThịHồng Minh và cộng sự, 2020) hoặc đặc điểm của HĐQT, ban kiểm soát (NguyễnThị Quỳnh Hoa, 2016) Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã áp dụng thực hiện mô hình tiên phong về tác động điều tiết bởi kỳ hạn nợ lên mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT của Gomariz & Ballesta (2014) vào bối cảnh tại VN (Trần Thị Thùy Linh và cộng sự, 2015; Hoàng Thị Phương Anh và cộng sự, 2018; Đinh Thị Kim Thoa, 2017) Như vậy, tác giả nhận thấy còn hạn chế các yếu tố về quản trị, đặc biệt là ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm cá nhân của CEO Việc tác giả cho rằng đây là khoảng trống bởi theo quan điểm của lý thuyết đại diện, chi phí ủy quyền gia tăng được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân của CEO hơn tối đa hóa giá trị của công ty (Eisenhardt, 1989) Trên thực tế, họ có thể tìm cách tác động vào việc lập và trình bày thông tin BCTC thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt mục đích lợi ích cá nhân Đồng thời, theo lý thuyết quản lý cao cấp cũng lập luận rằng những người ra quyết định chiến lược bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân, nhận thức, tâm lý cá nhân và xã hội, do đó có thể ảnh hưởng đến HQĐT.
Thứ tư, còn giới hạn các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến
HQĐT với sự điều tiết bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài DN Các nghiên cứu trước đây tập trung xem xét tác động điều tiết bởi các yếu tố như kỳ hạn nợ (Aulia và Siregar, 2018; Gomariz và Ballesta, 2014; Trần Thị Thùy Linh và cộng sự, 2015); mức độ quản trị DN (Zhou và Zhang, 2019); các điểm yếu kiểm soát nội bộ (Cheng và cộng sự, 2013); chuyên môn kiểm toán (Elaoud và Jarboui, 2017); sở hữu gia đình (Lin và cộng sự, 2016; Shahzad và cộng sự, 2019); trách nhiệm công bố xã hội (Syentia và cộng sự, 2019); đặc điểm HĐQT (Karimi và cộng sự, 2019); dòng tiền tự do (Wang và cộng sự, 2015); nhiệm kỳ CEO (Di Meo, 2014) và mối quan tâm nghề nghiệp của CEO (Aulia và Siregar, 2018) Vì vậy, việc xem xét tác động giữa chất lượng BCTC và HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO vẫn còn nhiều hạn chế Đặc biệt, tại VN tác giả chưa thấy nghiên cứu kiểm định tích hợp trong cùng một mô hình ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Chính vì vậy, luận án này sẽ tiên phong tiến hành khám phá và kiểm định ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm cá nhân của nhà quản trị tại VN
Thứ năm, VN một nền kinh tế mới nổi khá thú vị cho việc phát triển nghiên cứu về lĩnh vực này Cụ thể, trên thực tế CEO trong các DN nhà nước được chính phủ các cấp tương ứng đề cử phải đạt được các mục tiêu chính trị và xã hội, còn những CEO trong DN ngoài quốc doanh luôn bị kiểm soát bởi gia đình sáng lập và nhiều CEO là người sáng lập, người thừa kế hoặc người thân Với đặc điểm này của VN cũng tương tự như Trung Quốc dưới sự phân tích bởi Chen và cộng sự (2011), họ cho rằng các CEO thuộc các DN nhà nước luôn bị chi phối bởi cả yếu tố chính trị sở tại.
Do đó, chính sách ưu đãi cho CEO ở VN có thể có khác biệt so với các nước phát triển Các loại ưu đãi khác nhau có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên chất lượng BCTC và HQĐT và sự tác động này sẽ cải thiện hoặc làm xấu đi mối quan hệ đó trong các CTNY Đó là vấn đề còn bỏ ngỏ cho các học giả để xem xét sự sự điều tiết bởi cơ chế quản trị có cải thiện mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT hay không?
Cuối cùng, trước đây tại VN kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT không phân biệt các lĩnh vực kinh tế khác nhau Cherkasova và Rasadi (2017) nhận thấy có sự khác biệt cơ bản rõ ràng trong hoạt động và trạng thái tài chính các DN thuộc các ngành công nghiệp và ngành kinh tế khác nhau và sự phân biệt như vậy có thể ảnh hưởng đáng kể và làm thay đổi mối quan hệ Do đó, sự khác biệt trong nghiên cứu của tác giả là đưa vào biến giả ngành nghề bao gồm 11 nhóm ngành để kiểm tra hiệu ứng kiểm soát ngành trong các mô hình nghiên cứu đề xuất Cụ thể, người ta tin rằng các công ty nhỏ hơn thường dựa vào chất lượng dồn tích ít hơn các công ty lớn do đó ảnh hưởng đến HQĐT khác nhau (Allee và Yohn, 2009) và các công ty lớn hơn chủ yếu đại diện cho lĩnh vực công nghiệp, trong khi các công ty vừa và nhỏ hoạt động tại lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ (Klapper và cộng sự, 2002) Kết luận này cũng phù hợp với luận điểm của Nguyen và Mort (2016) tại thị trường VN. Ngoài ra, Cherkasova và Rasadi (2017) lập luận các công ty trong lĩnh vực công nghiệp lớn thường có xu hướng phân tích kỹ lưỡng BCTC trước khi đưa ra quyết định đầu tư và có nhiều trách nhiệm hơn các công ty trong ngành bán lẻ Vì vậy, việc đưa biến giả ngành vào mô hình nghiên cứu để kiểm tra các giả thuyết là một sự khác biệt so với các luận điểm trước đây tại thị trường VN
Nhìn chung, tổng quan tài liệu cho thấy hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các đặc điểm cá nhân của CEO có liên quan đến chất lượng BCTC và HQĐT với những phát hiện đa chiều Mặc dù nghiên cứu sự tác động này đã được thực hiện tại VN, tuy nhiên chủ yếu các tác giả lựa chọn biến điều tiết là kỳ hạn nợ và năng lực quản lý Do đó, có bằng chứng hạn chế việc kiểm tra các đặc điểm của CEO,chất lượng BCTC và HQĐT Ngoài ra, tác giả nhận thấy bốn vấn đề nghiên cứu này là rất quan trọng đối với VN bởi vì giúp cho các DN có cách nhìn tốt hơn về giá trị DN trong các trường hợp mua bán, sáp nhập hay thu hút vốn đầu tư mới,cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài bằng cách tạo lập một bản BCTC theo chuẩn mực kế toán quốc tế Đồng thời, đó cũng là bằng chứng được đánh giá khách quan giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định và các CTNY đánh giá trách nhiệm giải trình của họ đối với chủ sở hữu và các bên liên quan.
Kết luận chương 1
2.1 Giới thiệu Đầu tiên, tác giả tổng quan một số khái niệm nền tảng và phác thảo bối cảnh của VN làm cơ sở cho nghiên cứu Kế tiếp, nhằm mục đích phát triển và thảo luận nền tảng lý thuyết, tác giả lựa chọn lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết quản lý cấp cao để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu; cụ thể là lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý và lý thuyết quản lý cấp cao là ba lý thuyết tổ chức làm nền tảng cho việc kiểm tra ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT Lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu được sử dụng để kiểm tra và giải thích ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Hơn nữa, việc thảo luận về sự kết hợp các lý thuyết này sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về khả năng ứng dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Phần cuối cùng là tác giả trình bày khung lý thuyết để giải thích vấn đề nghiên cứu
2.2 Tổng quan các khái niệm về quản trị DN, CEO và vai trò của CEO trong quản trị DN, chất lượng BCTC và HQĐT
2.2.1 Khái niệm quản trị DN Định nghĩa về quản trị DN rất khác nhau và thay đổi tùy theo quan điểm của một người nhìn nhiều góc độ khác nhau về thế giới (Shahin và Zairi, 2007) Các quan điểm có xu hướng rơi vào hai nhóm chính Nhóm định nghĩa đầu tiên liên quan đến tập hợp các mô hình thay đổi hành vi của tổ chức về các biện pháp như hiệu suất, hiệu quả, tăng trưởng, cơ cấu tài chính và đối xử của các cổ đông và các bên liên quan khác Nhóm thứ hai liên quan đến khung quy phạm, quy tắc mà tổ chức đang hoạt động như hệ thống pháp lý, hệ thống tư pháp, thị trường tài chính và thị trường lao động Một số người coi quản trị DN là một cơ chế để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, tức là quan điểm theo nghĩa hẹp; trong khi những người khác xem nó như một cơ chế để bảo vệ lợi ích của một phạm vi rộng hơn là các bên liên quan, tức hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước Theo Shleifer và Vishny (1997) quản trị DN là cách thức đảm bảo
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu
Đầu tiên, tác giả tổng quan một số khái niệm nền tảng và phác thảo bối cảnh của VN làm cơ sở cho nghiên cứu Kế tiếp, nhằm mục đích phát triển và thảo luận nền tảng lý thuyết, tác giả lựa chọn lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết quản lý cấp cao để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu; cụ thể là lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý và lý thuyết quản lý cấp cao là ba lý thuyết tổ chức làm nền tảng cho việc kiểm tra ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT Lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu được sử dụng để kiểm tra và giải thích ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Hơn nữa, việc thảo luận về sự kết hợp các lý thuyết này sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về khả năng ứng dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Phần cuối cùng là tác giả trình bày khung lý thuyết để giải thích vấn đề nghiên cứu
2.2 Tổng quan các khái niệm về quản trị DN, CEO và vai trò của CEO trong quản trị DN, chất lượng BCTC và HQĐT
2.2.1 Khái niệm quản trị DN Định nghĩa về quản trị DN rất khác nhau và thay đổi tùy theo quan điểm của một người nhìn nhiều góc độ khác nhau về thế giới (Shahin và Zairi, 2007) Các quan điểm có xu hướng rơi vào hai nhóm chính Nhóm định nghĩa đầu tiên liên quan đến tập hợp các mô hình thay đổi hành vi của tổ chức về các biện pháp như hiệu suất, hiệu quả, tăng trưởng, cơ cấu tài chính và đối xử của các cổ đông và các bên liên quan khác Nhóm thứ hai liên quan đến khung quy phạm, quy tắc mà tổ chức đang hoạt động như hệ thống pháp lý, hệ thống tư pháp, thị trường tài chính và thị trường lao động Một số người coi quản trị DN là một cơ chế để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, tức là quan điểm theo nghĩa hẹp; trong khi những người khác xem nó như một cơ chế để bảo vệ lợi ích của một phạm vi rộng hơn là các bên liên quan, tức hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước Theo Shleifer và Vishny (1997) quản trị DN là cách thức đảm bảo nhà cung cấp tài chính cho một đối tượng nhận được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của họ Bên cạnh đó, Melvin và Hirt (2005) đưa ra khái niệm về quản trị DN bao gồm các quyết định và kiểm soát, đặc biệt là cấu trúc của HĐQT Mục tiêu chính của quản trị DN là gián tiếp cải thiện hiệu quả của DN thông qua việc giải quyết vấn đề của tổ chức, bằng cách gắn kết lợi ích của CEO với lợi ích của cổ đông (Demsetz và Lehn, 1985).
Quản trị DN và chất lượng BCTC có tính đan xen lẫn nhau Trên thực tế, BCTC là một bộ phận quan trọng của cơ chế quản trị DN (Melis và Carta, 2010). Tương tự, trách nhiệm về tính kịp thời và phù hợp của BCTC thuộc về cơ quan quản lý cấp cao nhất, đó là HĐQT Hơn nữa, mục tiêu hàng đầu của BCTC là cung cấp thông tin chất lượng cao, trong khi quản trị DN là cung cấp một nền tảng để đảm bảo chất lượng BCTC được công bố Thời gian gần đây, quản trị DN trở thành một vấn đề được quan tâm lớn trong thế giới kinh doanh và các nhà nghiên cứu, vì sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ bê bối và sự sụp đổ của một số công ty như Lehman Brothers, WorldCom Enron ở Mỹ, Marconi ở Anh , Nortel ở Canada (Uwuigbe và cộng sự, 2017) Những diễn biến này trong thế giới tài chính toàn cầu đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin và sự đảm bảo về chất lượng BCTC mà DN cung cấp Sự thất bại của các tổ chức này dẫn đến việc thực hiện các biện pháp cải thiện cơ chế quản trị DN và các bên liên quan quan tâm nhiều hơn đến chất lượng BCTC Một trong những chức năng quan trọng của quản trị DN là đảm bảo chất lượng BCTC và thiết lập cơ chế quản trị để cải thiện chất lượng BCTC nhằm giảm rủi ro (Cohen và cộng sự, 2004) Đồng thời, việc CBTT kế toán có thể áp dụng như thông tin đầu vào quan trọng trong cơ chế quản lý đa dạng của quản trị DN (Bushman và Smith, 2001)
2.2.2 CEO và vai trò của CEO trong quản trị DN
CEO trong tiếng Anh viết tắt là Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành và ở Việt Nam hiện nay gọi Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này Theo “Luật DN số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình” Như vậy, một DN phát triển hay thất bại đều mang dấu ấn quan trọng của người lãnh đạo Trong đó, CEO là đội ngũ quản lý và điều hành trong DN, họ luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc hoạch định và quản trị chiến lược, đồng thời đảm bảo hoàn thành các mục tiêu do HĐQT đề ra Trong DN, HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược thì CEO triển khai các kế hoạch chiến lược, là người tạo nên mối liên kết giữa Ban giám đốc và CEO của tổ chức Mối quan tâm cơ bản của các cổ đông là việc tách quyền sở hữu khỏi quyền kiểm soát Vì vậy họ buộc phải giao quyền kiểm soát hoạt động cho các chuyên gia dưới hình thức đi thuê (CEO và đội ngũ quản lý) Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột lợi ích có thể nảy sinh do các mục tiêu của HĐQT và CEO không đồng nhất với nhau HĐQT chủ yếu quan tâm đến việc gia tăng tối đa hóa giá trị cho cổ đông, trong khi CEO có khuynh hướng sự gia tăng của cải cho họ thông qua các khoản bồi thường Trái lại, những quan điểm theo lý thuyết quản lý cho rằng, CEO là những cá nhân mà bản thân họ vốn có động lực và trách nhiệm để gia tăng sự công nhận từ các cổ đông và HĐQT Do đó, khi cơ cấu quản trị mang lại cho họ quyền tự quyết và quyền hạn cao nhất, CEO sẽ là những nhà lãnh đạo có lợi nhất (Fama, 2012) Bên cạnh đó, lý thuyết quản lý cấp cao cũng giải thích mối quan hệ giữa các đặc điểm của CEO và hoạt động của DN cũng khác nhau chi phối các đặc điểm cá nhân của họ (Kiel và Nicholson, 2003) Những lý thuyết này cũng cho thấy Ban giám đốc, đặc biệt CEO là người đóng vai trò quan trọng và có tiềm năng nâng cao hiệu quả của DN nói chung
Phần lớn chất lượng BCTC được các nhà nghiên cứu quan tâm là dựa các đặc tính định tính theo Khung khái niệm được ban hành bởi IASB và FASB Bao gồm các đặc điểm định tính cơ bản đó là thích hợp, trình bày trung thực và các đặc điểm định tính nâng cao là so sánh được, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được.Bên cạnh đó, chất lượng BCTC có thể đánh giá từ quan điểm hai nhóm, cụ thể đối với nhu cầu của người dùng thì tập trung vào vấn đề định giá, còn đối với nhóm quan điểm bảo vệ cổ đông thì tập trung vào vấn đề quản trị DN và quản lý (Jonas vàBlanchet, 2000) Dựa trên quan điểm của người dùng, chất lượng BCTC là liên quan đến tiện ích của thông tin trong quyết định Dựa vào quan điểm của cổ đông,chất lượng BCTC có liên quan đến công bố đầy đủ và công bằng cho các chủ sở hữu BCTC có chất lượng cao là thông tin tài chính được trình bày đầy đủ và minh bạch, không nhằm đánh lừa người dùng, mang tính hữu ích của việc ra quyết định.
Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm và mục tiêu nghiên cứu mà có nhiều cách thức khác nhau đo lường chất lượng BCTC phù hợp và cũng không có phương pháp nào tốt nhất (Dechow và cộng sự, 2010) Theo nhóm tác giả này, chất lượng BCTC tổng thể bao gồm hai thành phần chính, đó là CLLN và chất lượng CBTT Việc CBTT có chất lượng cao là hữu ích cho việc ra quyết định và thể hiện sự trung thực thực tế của các thông tin kinh tế, trong khi đó CLLN cao ngụ ý rằng một DN có tính hoạt động bền vững, lợi nhuận đầy đủ và không bị thao túng thu nhập Như vậy, đo lường chất lượng BCTC theo hai hướng tiến cận đó là trực tiếp thông qua các thuộc tính định tính theo Khung khái niệm theo IASB/FASB và hướng tiếp cận gián tiếp là thông qua các mô hình đo lường CLLN Cách tiếp cận gián tiếp này là một yếu tố khách quan, dễ định lượng hơn (Dechow và cộng sự, 2010) Điều này, đã được chứng minh trong thời gian qua khá phong phú các nghiên cứu tiếp cận cách đo lường CLLN bằng hình thức định lượng này và tuy nhiên, cũng không có cách tiếp cận nào duy nhất để đánh giá (Hasan và cộng sự, 2015) Bên cạnh đó, việc đo lường CLLN được phân chia thành hai nhóm thuộc tính điển hình, đó là các thuộc tính dựa trên cơ sở kế toán và các thuộc tính dựa trên cơ sở thị trường Cụ thể, nhóm dựa trên cơ sở kế toán được xây dựng với giả định lợi nhuận là kết quả của việc phân bổ hiệu quả của dòng tiền qua các kỳ báo cáo như chất lượng dồn tích (accrual quality), tính bền vững của thu nhập (earnings persistence); khả năng dự báo của thu nhập (earnings predictablility) và sự ổn định của thu nhập (earnings smoothness) Nhóm dựa trên cơ sở thị trường được xác định dựa trên tỷ suất sinh lợi, bao gồm như giá trị thích hợp (value relevance), tính kịp thời và thận trọng (timeliness and conversation) Các nhóm thuộc tính này được các nghiên cứu tiên phong thông qua các mô hình điều chỉnh CLLN, chẳng hạn như chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002), tính bền vững thu nhập (Sloan, 1996), sự ổn định thu nhập (Francis và cộng sự, 2004), giá trị liên quan (Francis và cộng sự, 2005) hoặc kế toán thận trọng (Jones, 1991; Basu, 1997)
Như vậy, Dechow và cộng sự (2010) đã cung cấp phân loại một cách rõ ràng hơn về các mô hình dựa trên chất lượng dồn tích và các mô hình khác để tính toán
CLLN, cùng với ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau Nhiều tác giả đã sử dụng một số mô hình khác nhau trong nghiên cứu của họ Tuy nhiên, tồn tại ưu nhược điểm của từng mô hình trong bối cảnh nghiên cứu Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất lượng BCTC ảnh hưởng nhiều đến quyết định chiến lược của nhà quản trị (Schipper và Vincent, 2003; DeFond, 2010; Dechow và cộng sự, 2010) và ảnh hưởng đến HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009; Chen và cộng sự, 2011; Houcine, 2017; Aulia và Siregar, 2018) Vì vậy, trong phạm vi luận án, tác giả đo lường chất lượng BCTC theo hướng gián tiếp thông qua các mô hình điều chỉnh CLLN để kiểm chứng sự ảnh hưởng chất lượnsg BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN
HQĐT là việc sử dụng tài nguyên một cách phù hợp, không có sự lãng phí tài nguyên hiện có, là mức đầu tư tối ưu của công ty, trong đó đầu tư là một loại hình đầu tư nhằm sinh lời cho công ty Có những quan điểm lập luận thêm các vấn đề liên quan đến đầu tư không hiệu quả phát sinh từ sự không hoàn hảo của thị trường như thông tin bất cân xứng giữa các CEO, cổ đông và chủ nợ, có thể dẫn đến các công ty thực hiện dưới mức tối ưu trong quyết định đầu tư Như vậy, HQĐT là việc các DN sử dụng nguồn lực để thực hiện dự án có NPV dương (Li và Wang, 2010). Một khoản đầu tư dự kiến sẽ cung cấp giá trị gia tăng tích cực, nghĩa là NPV của dòng tiền được tạo ra trong tương lai lớn hơn chi phí (Finnerty và Emery, 2016) Do đó, nếu công ty lựa chọn các dự án có độ lệch thấp hơn so với mức dự kiến đầu tư thì gọi là ĐTDM và ngược lại, lựa chọn các dự án có độ lệch nhiều hơn so với mức dự kiến thì gọi là ĐTQM (Biddle và cộng sự, 2009) Như vậy, những quyết định dẫn đến sự sai lệch so với mức đầu tư tối ưu, tức là chấp nhận các dự án với NPV âm (ĐTQM) hoặc từ chối những dự án có NPV dương (ĐTDM) xảy ra có thể phát sinh do thông tin bất cân xứng hoặc phát sinh chi phí ủy quyền xung đột giữa các CEO, cổ đông và chủ nợ (McNichols và Stubben, 2008)
BCTC là thông tin hữu ích cho nội bộ DN và nhóm người bên ngoài Do đó,nếu chất lượng BCTC tốt sẽ gắn liền lợi ích giữa các cổ đông và các CEO, do đó nâng cao HQĐT của DN (McNichols và Stubben, 2008) Watts và cộng sự (1978) lập luận rằng vai trò quan trọng của thông tin tài chính là buộc các CEO phải hành động vì lợi ích của cổ đông Trên thực tế, các cổ đông và HĐQT thực hiện giám sát các CEO kể cả bao gồm hoạt động quyết định đầu tư thông qua một số cơ chế quản trị như thông tin kế toán thường được sử dụng làm đầu vào cho hợp đồng chi trả thù lao (Lambert, 2001) Bên cạnh đó, chất lượng BCTC cũng cung cấp tín hiệu cho các nhà đầu tư bên ngoài như một nguồn dữ liệu hữu ích để quyết định đầu tư hay không Như vậy, chất lượng BCTC có thể được kết hợp với HQĐT bằng cách giảm chi phí ủy quyền gây ra bởi nguy cơ rủi ro và bằng cách này sẽ nâng cao HQĐT
2.3 Bối cảnh nghiên cứu Để xem xét môi trường đánh giá chất lượng BCTC và HQĐT tại VN, đầu tiên tác giả sẽ trình bày sơ lược về lịch sử kinh tế VN nhằm mục đích đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế sau một thời gian gia nhập vào các tổ chức kinh tế trong khu vực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư Tiếp theo là đánh giá sơ lược về TTCK của VN vì đây được xem là thị trường vốn có xu hướng phát triển theo hướng bền vững và từng bước trở thành nguồn huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế trong dài hạn Đồng thời tác giả tiếp tục đánh giá thực trạng chất lượng BCTC, chất lượng CBTT của VN so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm xem xét, đánh giá chất lượng BCTC và sự minh bạch trong CBTT BCTC tại VN Ngoài ra, xem xét sự phát triển của TTCK nói chung cũng như cơ hội, thách thức mà TTCK của VN phải đáp ứng được các tiêu chuẩn có chất lượng ngày càng cao theo cam kết quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Cuối cùng, đánh giá tình hình hoạt động đầu tư tại VN kể từ khi TTCK của VN hội nhập, mở cửa đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn, nâng cao HQĐT và góp phần phát triển bền vững thị trường vốn
1.3.1 Tổng quan về lịch sử kinh tế VN
Kể từ khi cải cách chính trị và kinh tế vào năm 1986, VN đã đạt được số thành tựu kinh tế đáng kể trong tăng trưởng kinh tế (Fforde, 2019) Trong 30 năm qua, từ một trong những quốc gia nghèo có thu nhập bình quân thấp, VN đã trở thành một trong những quốc gia mới nổi năng động ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, với thu nhập bình quân cao hơn 4.500 USD/người trong năm 2019 và năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên giảm 3.700 USD/người (Tổng Cục thống kê, 2020) 6 Gần đây, khi nền kinh tế trên toàn thế giới vẫn đang trải qua giai đoạn phục hồi không đồng đều do hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu và VN đã duy trì tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định Đặc biệt, với chính sách thu hút đầu tư đã tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp nền kinh tế VN phát triển thành một cường quốc kinh tế trong khu vực Tính đến tháng 12 năm 2020, VN đã thu hút 33.070 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đạt 384 tỷ USD Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã chọn VN làm “điểm đến” như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020) 7
1.3.2 Tổng quan về TTCK tại VN
TTCK VN đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển Ra đời từ năm 2000, Sở Giao dịch HOSE đã đánh dấu một lịch sử quan trọng đối với TTCK VN và đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trong cả nước Năm 2005, VN thành lập một đơn vị thứ hai, đó là HNX tại Hà Nội Cho đến nay sau hơn 20 năm, TTCK VN đã phát triển hơn nhiều, số lượng đăng ký và giao dịch trên hai sàn là 1.605 công ty, với khối lượng 150 tỷ cổ phiếu Tính đến ngày 31/12/2020, giá trị vốn hóa đạt 5.100.000 tỷ đồng, chiếm 79,76% GDP (Word Bank, 2020) 8 , chứng tỏ vai trò hữu ích của TTCK đối với nền kinh tế VN Hiện nay đã có 848 DN cổ phần hóa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX (Báo Đầu tư Chứng khoán,
2022) 9 Upcom là thị trường được tổ chức để nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại HOSE hoặc HNX Tuy nhiên, các yêu cầu để niêm yết trên sàn này thường khắt khe hơn, đòi hỏi công ty phải đạt được tiêu chuẩn cao hơn về vốn điều lệ, thời gian, quy mô và cơ cấu sở hữu, hiệu quả hoạt động, tình trạng nợ và sự phân bổ cổ đông Tiêu chuẩn niêm yết trên HOSE và HNX tồn tại một số điểm tương đồng thể hiện qua Phụ lục
4 Nội dung này được tổng hợp từ “Nghị định 155/2020NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật và luật sửa đổi, bổ sung một số điều”
6 https://www.gso.gov.vn/
7 http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx
9 https://baomoi.com/bao-dau-tu-chung-khoan-dtck/p/95.epi
Bối cảnh nghiên cứu
Để xem xét môi trường đánh giá chất lượng BCTC và HQĐT tại VN, đầu tiên tác giả sẽ trình bày sơ lược về lịch sử kinh tế VN nhằm mục đích đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế sau một thời gian gia nhập vào các tổ chức kinh tế trong khu vực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư Tiếp theo là đánh giá sơ lược về TTCK của VN vì đây được xem là thị trường vốn có xu hướng phát triển theo hướng bền vững và từng bước trở thành nguồn huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế trong dài hạn Đồng thời tác giả tiếp tục đánh giá thực trạng chất lượng BCTC, chất lượng CBTT của VN so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm xem xét, đánh giá chất lượng BCTC và sự minh bạch trong CBTT BCTC tại VN Ngoài ra, xem xét sự phát triển của TTCK nói chung cũng như cơ hội, thách thức mà TTCK của VN phải đáp ứng được các tiêu chuẩn có chất lượng ngày càng cao theo cam kết quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Cuối cùng, đánh giá tình hình hoạt động đầu tư tại VN kể từ khi TTCK của VN hội nhập, mở cửa đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn, nâng cao HQĐT và góp phần phát triển bền vững thị trường vốn
1.3.1 Tổng quan về lịch sử kinh tế VN
Kể từ khi cải cách chính trị và kinh tế vào năm 1986, VN đã đạt được số thành tựu kinh tế đáng kể trong tăng trưởng kinh tế (Fforde, 2019) Trong 30 năm qua, từ một trong những quốc gia nghèo có thu nhập bình quân thấp, VN đã trở thành một trong những quốc gia mới nổi năng động ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, với thu nhập bình quân cao hơn 4.500 USD/người trong năm 2019 và năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên giảm 3.700 USD/người (Tổng Cục thống kê, 2020) 6 Gần đây, khi nền kinh tế trên toàn thế giới vẫn đang trải qua giai đoạn phục hồi không đồng đều do hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu và VN đã duy trì tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định Đặc biệt, với chính sách thu hút đầu tư đã tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp nền kinh tế VN phát triển thành một cường quốc kinh tế trong khu vực Tính đến tháng 12 năm 2020, VN đã thu hút 33.070 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đạt 384 tỷ USD Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã chọn VN làm “điểm đến” như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020) 7
1.3.2 Tổng quan về TTCK tại VN
TTCK VN đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển Ra đời từ năm 2000, Sở Giao dịch HOSE đã đánh dấu một lịch sử quan trọng đối với TTCK VN và đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trong cả nước Năm 2005, VN thành lập một đơn vị thứ hai, đó là HNX tại Hà Nội Cho đến nay sau hơn 20 năm, TTCK VN đã phát triển hơn nhiều, số lượng đăng ký và giao dịch trên hai sàn là 1.605 công ty, với khối lượng 150 tỷ cổ phiếu Tính đến ngày 31/12/2020, giá trị vốn hóa đạt 5.100.000 tỷ đồng, chiếm 79,76% GDP (Word Bank, 2020) 8 , chứng tỏ vai trò hữu ích của TTCK đối với nền kinh tế VN Hiện nay đã có 848 DN cổ phần hóa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX (Báo Đầu tư Chứng khoán,
2022) 9 Upcom là thị trường được tổ chức để nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại HOSE hoặc HNX Tuy nhiên, các yêu cầu để niêm yết trên sàn này thường khắt khe hơn, đòi hỏi công ty phải đạt được tiêu chuẩn cao hơn về vốn điều lệ, thời gian, quy mô và cơ cấu sở hữu, hiệu quả hoạt động, tình trạng nợ và sự phân bổ cổ đông Tiêu chuẩn niêm yết trên HOSE và HNX tồn tại một số điểm tương đồng thể hiện qua Phụ lục
4 Nội dung này được tổng hợp từ “Nghị định 155/2020NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật và luật sửa đổi, bổ sung một số điều”
6 https://www.gso.gov.vn/
7 http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx
9 https://baomoi.com/bao-dau-tu-chung-khoan-dtck/p/95.epi
Sau 20 năm kể từ khi TTCK VN được thành lập, vốn hóa thị trường liên tục tăng Qui mô và thị trường cổ phiếu VN phát triển nhanh chóng và đang gắn chặt hơn với nền kinh tế Cụ thể, vào năm 2011 tổng số 306 CTNY với tổng vốn hóa thị trường 25,961 tỷ USD và đóng góp hơn 15% GDP của VN đến năm 2020 quy mô các CTNY tăng lên vượt bậc 729 công ty và vốn hóa thị trường đạt 186,008 tỷ USD và chiếm trên 54% DGP của cả nước (World Bank, 2022) Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu tiếp tục gia tăng đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7%‘so cuối năm 2019, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng'12,8% (World Bank, 2020) Mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế diễn biến phức tạp nhưng TTCK VN trong những năm gần đây vẫn duy trì sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài (Ủy ban Chứng khoán nhà nước, 2021) 10
Giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam
Giá trị vốn hóa thị trường (triệu USD) Giá trị vốn hóa thị trường (% GDP)
Hình 2.1 Giá trị vốn hóa TTCK VN từ 2011 -2020 (World Bank, 2022)
Bảng 2.1 Bảng giá trị vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực
Bản g Giá trị vốn hóa thị trường (Triệu USD)
10 https://www.ssc.gov.vn/ubck
Bản g Giá trị vốn hóa thị trường (% GDP)
Bảng 2.1 và Hình 2.1 cho thấy giá trị vốn hóa (Bảng A) và giá trị vốn hóa của thị trường trong tổng DGP (Bảng B) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, tuy thị trường cổ phiếu và trái phiếu đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vốn hóa thị trường vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines Đây là sự hạn chế, nhưng cũng cho thấy tiềm năng phát triển của các thị trường này vẫn còn nhiều Các chuyên gia của World Bank khuyến nghị, VN cần tiếp tục cải cách để khuyến khích phát hành sản phẩm tài chính mới, cải thiện sự vận hành của thị trường nhằm đem lại nguồn tài chính dài hạn cho khu vực tư nhân (World Bank, 2022).
1.3.3 Tổng quan chất lượng BCTC, chất lượng CBTT trên TTCK và hoạt động đầu tư tại VN
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, việc áp dụng IAS/IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch, độ tin cậy của thông tin BCTC và nâng cao khả năng so sánh quốc tế Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán theo các nguyên tắc của IAS/IFRS dựa trên đặc điểm và điều kiện kinh tế của VN Nhưng cho đến nay, việc lập BCTC theo IAS/IFRS là cấp thiết nhằm phát triển thị trường vốn VN vào dòng chảy của thị trường vốn trên thế giới Hơn nữa, khi khoa học tri thức ngày càng phát triển thì tài sản tri thức vô hình có giá trị rất lớn trong DN, dẫn tới giá trị tài sản trên sổ sách có thể có chênh lệch so với giá trị thị trường Một trong những nguyên nhân là do các hạn chế cố hữu về cách định giá tài sản, các chuẩn mực kế toán hiện tại không ghi nhận tài sản tri thức vào chỉ tiêu tài sản vô hình trên BCTC Ngay cả khi vận dụng các chuẩn mực quốc tế thì việc các tài sản khác nhau trên BCTC được định giá theo phương pháp khác nhau sẽ khiến thị trường tài chính; các nhà đầu tư và các bên liên quan khó có thể hiểu được giá trị tài sản thực của DN Ngoài ra, chưa kể CEO/CFO lợi dụng thao túng BCTC mà kiểm toán cũng không kiểm toán các vấn đề gian lận đó Bởi vì kiểm toán dựa trên chuẩn mực kiểm toán, trong khi chuẩn mực này đưa ra một khung cho phép kiểm toán linh hoạt nên khi thực hiện kiểm toán số liệu quá khứ và chỉ đưa ra ý kiến xem BCTC có tuân thủ chuẩn mực kế toán hay không Tại VN, vẫn tồn tại là tình trạng thông tin tài chính trước và sau khi kiểm toán có sự chênh lệch là do sự can thiệp của CEO/CFO vào BCTC nhằm các mục đích khác nhau Một minh chứng điển hình về Công ty cổ phần Gỗ Trường Thành đã thực hiện thao túng BCTC để nâng cao giá trị bằng nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó có việc thổi phồng doanh thu lên nhiều lần Tuy nhiên, sự việc kéo dài dẫn tới họ mất khả năng thanh toán và cổ phiếu rơi vào diện kiểm soát đặc biệt. Như vậy, nếu bên ngoài nghi ngờ rằng chất lượng BCTC thấp, sau đó sẽ có xu hướng không đầu tư vào công ty, điều này sẽ hạn chế khả năng khai thác các dự án NPV tích cực và gây ra tình trạng thiếu đầu tư
Nhằm đưa ra quyết định và cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin kịp thời, chính xác và có thể so sánh được thì các nhà lập pháp luôn xây dựng các quy định và biện pháp đảm bảo sự cân bằng thông tin trên TTCK Thông tư 96/2020/TT-BTC Hướng dẫn về CBTT trên TTCK và nhiều quy định hiện hành được nhà đầu tư đánh giá cao Đặc biệt là rút ngắn thời hạn nộp và CBTT BCTC, yêu cầu trách nhiệm báo cáo tác động về môi trường và xã hội khi CBTT báo cáo thường niên, nghĩa vụ CBTT của những đối tượng có lợi thế về thông tin, nâng chuẩn CBTT của khối DN. Theo Thông tư này tất cả các công ty đại chúng lớn (vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng) không phân biệt có mô hình mẹ - con hay đơn lẻ đều phải công bố BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Bảng 2.2 Bảng điểm CBTT của các nước khu vực Đông Nam Á
Ghi chú: Điểm CBTT thấp nhất là 0, cao nhất là 10 Nguồn: World Bank, 2022
Ngân hàng Thế giới (2021) đã có một bảng khảo sát và đo lường mức độ công bố ở các quốc gia Chỉ số minh bạch và công bố được xây dựng để đo lường mức độ mà các nhà đầu tư thông qua việc công bố quyền sở hữu và thông tin tài chính Chỉ số này tính theo thang điểm 10, nằm trong khoảng từ 0 đến 10, với các giá trị cao hơn cho thấy mức độ CBTT càng nhiều hơn Mức độ CBTT tại TTCK VN (xem
Bảng 2.2) trung bình trong 3 năm từ năm 2011 đến 2012 với chỉ số là 6 điểm cho mỗi năm và tăng lên 1 điểm từ 2013, cho đến 2020 chưa có sự thay đổi về chất lượng CBTT Như vậy, so với các nước khác trong khu vực các nước như Indonesia, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan liên tục đã đạt mức CBTT tối đa, do đó VN cần phải nỗ lực nhiều hơ cải thiện chất lượng CBTT để thu hút các nhà đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực
Về hoạt động đầu tư, những thay đổi pháp lý gần đây và hội nhập đã giúp VN duy trì vị thế là một trong những điểm đến đầu tư của thế giới, góp phần tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng Theo “Báo cáo Toàn cảnh thị trường M&A VN 2018”, trong 10 năm qua (2011 - 2020), cả nước có 4.353 thương vụ M&A, với tổng giá trị 48,8 tỷ đô la Mỹ, tuy nhiên năm 2020 giảm chỉ đạt 48,6% so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh Hoạt động M&A không chỉ tăng trưởng mạnh về quy mô mà còn trở thành kênh huy động vốn hiệu quả trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Theo báo cáo của World Bank (2021) chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7,04 Vị thế của khu vực vốn đầu tư FDI ngày càng quan trọng, khoảng 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản lượng công nghiệp và giúp hình thành nhiều ngành công nghiệp chủ lực Ngoài việc bổ sung vốn cho nền kinh tế, các DN FDI còn góp phần chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý nhằm phát triển công nghệ trong nước 11 Như vậy, tình hình quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục chủ động và hội nhập toàn diện Do đó, hoạt động đầu tư luôn được chú trọng và đặc biệt nâng cao chất lượng CBTT tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển thị trường vốn
1.4 Các lý thuyết nền áp dụng trong nghiên cứu
11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020.
Theo Habbash (2010) trong tất cả lý thuyết quản trị DN, lý thuyết đại diện là lý thuyết phổ biến nhất và được nhiều học giả nghiên cứu, chú ý hơn bất kỳ lý thuyết nào khác Filatotchev và cộng sự (2009) lập luận phần lớn các nghiên cứu trước đây về quản trị DN đã được thực hiện dựa trên lý thuyết đại diện Do đó, lý thuyết đại diện được coi như là lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu này Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của quản trị DN và phù hợp với quan điểm của Haniffa và cộng sự (2006), việc tiếp cận một lý thuyết duy nhất khó có thể đưa ra những lời giải thích có tính thuyết phục Vì vậy, áp dụng đa lý thuyết là cách tiếp cận mà tác giả đề xuất được coi như là một sự tiến bộ hợp lý trong quản trị DN Lý thuyết đại diện sử dụng rộng rãi để giải thích các hiện tượng khác nhau liên quan đến quản trị
DN, lý thuyết này phát sinh từ ba giả định chính Đầu tiên, người ta cho rằng chủ sở hữu và người ủy quyền có thể có thái độ khác nhau đối với việc chịu rủi ro (Eisenhardt, 1989) Thứ hai, về bản chất, người ủy quyền có thể có những mục tiêu và lợi ích khác nhau (Eisenhardt, 1989) Cuối cùng, cả chủ sở hữu và người ủy quyền có thể tối đa hóa lợi ích đến mức vốn dĩ không có sự khác biệt giữa mục tiêu hoặc chịu rủi ro của họ nhưng sẽ có một tác nhân hợp lý nào đó khiến người ủy quyền không hành động vì lợi ích của chủ sở hữu (Jensen và Meckling, 1976) Như vậy, theo quan điểm của Eisenhardt (1989) việc áp dụng các quan điểm lý thuyết khác nhau có thể tạo điều kiện và nắm bắt sự phức tạp của hiện tượng này Mỗi lý thuyết có ranh giới riêng để giải thích mối quan hệ kinh tế, nên việc tiếp cận đa lý thuyết sẽ giúp khắc phục những hạn chế do hiểu một lý thuyết duy nhất và giải thích cách thức hoạt động của người ủy quyền (Fiedler và Deegan, 2007) và là điều cần thiết bởi vì giúp tăng cường vai trò và chức năng của CEO trong tổ chức (Daily và cộng sự, 2003) Như vậy, phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày tổng quan bốn lý thuyết nền áp dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc kiểm chứng thực nghiệm có tính khả thi hơn tại thị trường VN
1.4.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976; Fama và Jensen, 1983) được coi là lý thuyết kiểm tra mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người ủy quyền, đó là CEO và các cổ đông nhằm thiết lập các cơ chế giám sát và kiểm soát tốt hơn, nó giải thích vì sao các công ty cổ phần cần phải CBTT, chất lượng CBTT như thế nào để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và các cổ đông Người ủy quyền ở đây là CEO được công ty thuê để quản lý, điều phối hoạt động và ra quyết định thay cho các cổ đông thông qua hợp đồng ủy quyền Sự khác biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát dẫn đến xung đột lợi ích tiềm tàng, do đó cổ đông phải trả một khoản chi phí để giải quyết (Eisenhardt, 1989) Từ góc độ này, mục tiêu chính của quản lý ủy quyền là giảm thiểu chi phí ủy quyền Giải pháp để giảm chi phí ủy quyền đạt được thông qua hợp đồng ưu đãi giữa cổ đông và CEO theo hướng tối đa hóa giá trị thị trường và tối đa hóa lợi nhuận của công ty
Kết luận chương 2
Hình 2.4 Khung lý thuyết ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO (Tác giả kế thừa và điều chỉnh dựa trên nền tảng của các tác giả (Y An và cộng sự, 2011; Karimi và cộng sự, 2019)
Chương 2 đã giải thích nền tảng các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu Đầu tiên, cung cấp tổng quan về nội dung từng lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu Thứ hai, giải thích một cách rõ ràng về việc ứng dụng các lý thuyết trong việc giải quyết các mục tiêu của nghiên cứu Cuối cùng, ba khung lý thuyết đã được thảo luận để giải thích ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đối với chất lượng BCTC vàHQĐT; ảnh hưởng của chất lượng BCTC đối với HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Chương tiếp theo, tác giả sẽ phát triển các giả thuyết, mô tả thiết kế nghiên cứu và phương pháp luận cho nghiên cứu này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương này tác giả tiếp tục phát triển các giả thuyết nghiên cứu và PPNC của luận án, bao gồm PPNC định tính và PPNC định lượng Mỗi phương pháp, tác giả phân tích căn cứ, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nhằm kiểm tra các giả thuyết.
Hơn nữa, nội dung chương này, tác giả mô tả chi tiết các phương pháp thống kê được sử dụng nhằm chuẩn bị dữ liệu cho mục đích phân tích kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố đo lường đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và HQĐT đề xuất trong mô hình nghiên cứu.
Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Một trong những mục tiêu chính của BCTC là tối ưu hóa nguồn lực (Chen và cộng sự, 2011) Hầu hết các tác giả trước đây cả về mặt lý luận và thực nghiệm cho rằng chất lượng BCTC có ảnh hưởng đến HQĐT Thứ nhất, chất lượng BCTC cao hơn làm giảm lợi ích giữa CEO và cổ đông, giảm bất lợi chi phí cho vay (Bushman và Smith, 2001), giảm chi phí tài trợ bên ngoài (Fusheng và cộng sự, 2015) và tăng cường vai trò giám sát (Healy và Palepu, 2001) Thứ hai, chất lượng BCTC cao hơn có nghĩa là thông tin tài chính trung thực và hợp lý cho các bên liên quan Tuy nhiên, việc quản lý thu nhập làm sai lệch thông tin sẵn có và có thể bị chi phối bởi đặc điểm cá nhân của CEO, dẫn đến xảy ra tình trạng ĐTDM tối ưu (McNichols và Stubben, 2008) Vì vậy, về mặt lý thuyết, có mối liên quan giữa các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và HQĐT của DN Do đó, tiếp theo phần này, căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu, khung lý thuyết tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:
3.2.1 Ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC
Dựa trên đánh giá tổng quan ở Chương 1 đã chỉ ra rằng các đặc điểm cá nhân của CEO có tác động đến chất lượng BCTC Đồng thời, các học giả cũng lập luận rằng đặc điểm của CEO được thiết lập tốt thì có liên quan đến kết quả tổ chức và BCTC (Francis và cộng sự, 2008; Bamber và cộng sự, 2010) Về độ tuổi của CEO, CEO lớn tuổi có xu hướng bảo thủ hơn và có hành vi phi đạo đức ít hơn, vì vậy họ ít tham gia vào việc quản lý lợi nhuận và do đó có nhiều khả năng liên kết vớiBCTC có chất lượng cao hơn (Huang và cộng sự, 2012), nhìn chung có đạo đức và không thích rủi ro hơn các CEO trẻ tuổi (Xie, 2015) Tuy nhiên, CEO lớn tuổi thường tuân theo các chiến lược với tốc độ tăng trưởng thấp hơn (Barker vàMueller, 2002) và giảm chi tiêu trong những năm gần về hưu (Dechow và Sloan,
1991) Nghiên cứu học thuật về giới tính CEO cũng đang phát triển, cho thấy giới tính của CEO ảnh hưởng đến các lựa chọn chính sách của DN như tài chính, cổ tức và quản trị DN (Ho và cộng sự, 2015) Có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới thể hiện giá trị, sở thích và xu hướng tham gia vào hành vi kinh doanh phi đạo đức (Barua và cộng sự, 2010; Huang và Kisgen, 2013) Đàn ông quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế, thành công của sự nghiệp và có nhiều khả năng phá vỡ các quy tắc để đạt được chúng, trong khi đó phụ nữ nghiêng về các mối quan hệ hài hòa và giúp đỡ người khác và ít có hành vi phi đạo đức (Mason và Mudrack, 1996). Krishnan và Parsons (2008) cho thấy CLLN có liên quan tích cực với sự đa dạng giới trong quản lý cấp cao, một DN có sự hiện diện của nữ CEO thì sự minh bạch về chất lượng BCTC cao hơn (Srinidhi và cộng sự 2011) Do đó, sự khác biệt giữa giới tính tạo ra một cơ sở thú vị để kiểm tra ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng BCTC Nhiệm kỳ CEO cũng được hỗ trợ bởi lý thuyết quản lý cấp cao, cho rằng có thể ảnh hưởng đến quyết định của CEO hoặc đội ngũ quản lý hàng đầu vì sự quen thuộc trong quá trình điều hành nội bộ của DN (Smith và cộng sự, 1994) Một cách hợp lý, bởi trong khoảng thời gian dài, họ duy trì một vị trí sẽ nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, do đó đóng góp đáng kể vào hiệu quả quản lý Francis và cộng sự
(2008) đã khẳng định chất lượng BCTC có liên quan tích cực với nhiệm kỳ CEO, bởi vì chính sự danh tiếng đã được xây dựng và sự gia tăng nhiệm kỳ đã thúc đẩy CEO duy trì chất lượng BCTC Cùng với quan điểm, Ali và Zhang (2015) chỉ ra CEO có nhiệm kỳ dài thì nhận thức tính kịp thời và khoản dồn tích bất thường tốt hơn Tuy nhiên, trong quản trị cho thấy nhiệm kỳ CEO nên ngắn gọn bởi vì khi nhiệm kỳ dài, cố thủ với một vai trò có thể là cơ hội để CEO theo đuổi lợi ích cá nhân, làm suy yếu lợi ích của chủ sở hữu (Lee và cộng sự, 2012)
Về trình độ chuyên môn TC-KT, khi CEO có trình độ chuyên môn TC-KT thường có quan điểm định hướng có giá trị đối với hoạt động đầu tư và đáp ứng các cơ hội đầu tư để có thể tạo ra giá trị gia tăng cho DN (Joh và Jung, 2016) Tương tự, các CEO có chuyên môn TC-KT thường ít tham gia vào quản lý lợi nhuận, kiểm soát nội bộ và quy trình lập BCTC chặt chẽ hơn do đó được công bố tốt hơn (Aier và cộng sự, 2005; Cullinan và Roush, 2011) Tuy nhiên, Jiang và cộng sự (2013) kết luận rằng khi CEO có ít kinh nghiệm về chuyên môn TC-KT thì có khả năng quản lý lợi nhuận bằng các hoạt động thực tế so với CEO có kinh nghiệm, điều đó cho thấy CEO ít có kinh nghiệm TC-KT cung cấp chất lượng BCTC tốt hơn Ngoài ra, Mey và de Klerk (2015) cho thấy không có mối tương quan giữa CEO đang nắm giữ bằng cấp TC-KT và chất lượng dồn tích tùy ý Dựa trên các cuộc thảo luận này, tác giả cũng đưa ra xem xét liệu rằng CEO có trình độ chuyên môn TC-KT sẽ kiểm soát và công bố chất lượng BCTC tốt hơn so với các DN có CEO quản lý với trình độ chuyên môn khác hay không Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu theo dòng lý thuyết quản lý cho thấy sự kiêm nhiệm của CEO có thể có tác động tích cực đến HQĐT của DN Tuy nhiên, các học giả theo lý thuyết đại diện thì lập luận rằng, sự kiêm nhiệm CEO làm tăng khả năng gian lận trong kế toán và làm tăng nguy cơ thống trị HĐQT nhằm kiểm soát nội bộ để thao túng thu nhập (Feng và cộng sự,
Tóm lại, dựa trên đề xuất của lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý là các đặc điểm của CEO được thiết kế để giám sát xung đột của sự ủy quyền và vì sự uy tín về tương lai nghề nghiệp mà các CEO có động lực tối đa hóa giá trị DN Những thông tin như vậy cho phép giảm thiểu chi phí giám sát và kiểm soát được hành vi cơ hội của CEO Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu công việc trong vai trò người điều hành ảnh hưởng bởi các đặc tính cá nhân của nhà lãnh đạo cấp cao trong việc lựa chọn chiến lược Tuy nhiên, các CEO có thể bị giới hạn bởi khả năng cá nhân và họ có thể áp dụng các hoạt động của DN theo đặc điểm cá nhân của họ, điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng rất lớn của một tổ chức dưới sự phán xét cá nhân (Schoar và Zuo, 2017) Nhìn chung, dòng nghiên cứu tác động các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC vẫn là hỗn hợp Do vậy, tác giả tiếp tục tận dụng khoảng trống học thuật liên quan đến các đặc điểm của các CEO cấp cao để kiểm tra thực nghiệm tại VN và giả thuyết đầu tiên được nêu ra như sau:
H1: Các đặc điểm của CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
H1a Tuổi của CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
H1b Nữ CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
H1c.Nhiệm kỳ CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
H1d Chuyên môn TC-KT CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
H1e Sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC
3.2.2 Ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT
Các nghiên cứu cho rằng CEO trẻ tuổi không thích rủi ro, bảo thủ và thận trọng hơn vì sự danh tiếng (Xie, 2015) cũng như uy tín của trên thị trường lao động (Li và cộng sự, 2017) Tuy nhiên, xu hướng của dòng nghiên cứu trái chiều lại cho rằng CEO trẻ tuổi có thể thực hiện các khoản đầu tư một cách táo bạo hơn, mạo hiểm hơn nhằm mục tiêu phát tín hiệu cho thị trường về khả năng vượt trội của họ (Serfling, 2014) đồng thời họ quan tâm nhiều hơn đến chi phí cơ hội của tiền mặt (Orens và Reheul, 2013) Sự khác biệt về đạo đức giới đã được kiểm tra rộng rãi trong việc chấp nhận rủi ro và quyết định đầu tư Phụ nữ và nam giới thể hiện các giá trị và lợi ích khác nhau về hành vi chấp nhận rủi ro (Charness và Gneezy,
2012) Đồng thời, mức độ rủi ro thấp hơn nếu DN được quản lý bởi nữ CEO (Khan và Vieito, 2013; Nguyễn Trọng Hiền, 2018) Bên cạnh đó, họ cũng ít nhạy cảm với cơ hội đầu tư (Faccio và cộng sự, 2016; Hoang và cộng sự, 2019) cũng như nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn so với nam CEO (Zeng và Wang, 2015) Như vậy, sự khác biệt giữa nữ và nam CEO tạo ra một cơ sở thú vị để kiểm tra ảnh hưởng giới tính của CEO đến HQĐT
Trong khuôn khổ lý thuyết quản lý cấp cao, nhiệm kỳ CEO có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của CEO Vào những thời kỳ đầu của nhiệm kỳ, CEO có động lực mạnh mẽ để nâng cao vai trò quản lý nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cho DN (Pan và cộng sự, 2016) Bằng cách họ đầu tư vào các phân khúc thị trường mới có thể dẫn tới sử dụng nguồn lực hợp lý hơn, HQĐT tốt hơn (Li và cộng sự,
2017) Tuy nhiên, khi càng kéo dài nhiệm kỳ thì họ đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức ngành nghề, cũng như mức độ đối mặt với việc chấp nhận rủi ro, do đó, có thể ra quyết định đầu tư thông minh hơn (Lin và Lin, 2014) và giảm lượng tiền mặt dư thừa giảm thiểu ĐTQM (Mun và cộng sự, 2017)
Bên cạnh đó, quan điểm của lý thuyết đại diện lập luận rằng CEO đóng vai trò là đại diện cho cổ đông và dự kiến sẽ sử dụng các nguồn lực hiệu quả nhất có thể.
Tuy nhiên, không phải tất cả các CEO đều có thẩm quyền để làm như vậy Bởi sự tồn tại của một thị trường lao động sẽ tham gia vào việc quản lý dưới hình thức tác động bởi các yếu tố tài chính và phi tài chính nếu họ hoạt động kém hiệu quả Cụ thể như hình thức xử phạt về chính sách bồi thường hay danh tiếng, uy tín của họ. Chính những mối đe dọa đó có thể mang lại cho CEO một động lực để nhận thức lợi ích của cổ đông Như vậy, sự kiêm nhiệm của CEO cũng có thể tạo điều kiện cho họ phát huy giá trị nhận thức của mình (Finkelstein và Hambrick, 1997) Tuy nhiên, khi quyền lực tập trung vào một người sẽ tồn tại nhưng mối nguy cơ làm suy yếu cơ chế giám sát của HĐQT và cơ hội đầu tư của DN có thể sẽ bị hạn chế vì họ sử dụng nguồn lực cho lợi ích riêng tư của họ (Jensen, 1986; Boyd, 1995)
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh các DN có xu hướng thuê CEO có chuyên môn TC-KT (Jiang và cộng sự, 2013; Kalelkar và Khan, 2016) vì có hạn chế chi tiêu đáng kể trong hoạt động R&D (Barker III và Mueller, 2002) Họ như là một chuyên gia vừa có kiến thức kinh doanh vừa am hiểu tốt hơn các thủ tục về luật kế toán, luật thuế (Zajac và Stearns, 1997), do đó kỳ vọng hiệu quả mang lại trong vai trò quản lý Ngoài ra, trên cơ sở tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy tồn tại mối quan hệ giữa chuyên môn TC-KT của CEO với HQĐT là đa chiều Liệu rằng chuyên môn TC-KT của CEO có ảnh hưởng đến HQĐT hay không hoặc là mức độ tác động tiêu cực hay tích cực đến HQĐT trong phạm vi bối cảnh nghiên cứu tại
VN Vì vậy, dựa trên khung lý thuyết ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đối với HQĐT đã được thảo luận trước đó, giả thuyết thứ 2 được đề xuất như sau:
H2 Các đặc điểm của CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
H2a Tuổi của CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
H2b Nữ CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
H2c Nhiệm kỳ CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
H2d Chuyên môn TC-KT CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
H1e Sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
3.2.3 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT
Biddle và Hilary (2006) đã đột phá tạo ra làn sóng mới nghiên cứu về HQĐT và kết luận rằng có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa chất lượng BCTC và HQĐT.Phát triển dòng nghiên cứu này, Biddle và cộng sự (2009) là tiên phong phân chia khoản đầu tư tối ưu thành là ĐTQM và ĐTDM Ngoài việc xác nhận vai trò của chất lượng BCTC giảm thiểu vấn đề đầu tư, họ còn cho thấy rằng chất lượng BCTC cao hơn có xu hướng ĐTQM khi DN bị hạn chế tài chính và khi DN có lượng tiền mặt dư thừa thì ĐTDM Tiếp tục, Chen và cộng sự (2011) phát triển kiểm chứngtại thị trường mới nổi và kết quả chứng minh chất lượng BCTC cao sẽ giúp các DN có tiềm năng tài chính để giảm thiểu vấn đề đầu tư Q Li và Wang (2010) kết luận chất lượng dồn tích và sự ổn định của thu nhập tác động tích cực đến HQĐT Ngoài ra, chất lượng BCTC có thể cải thiện HQĐT bằng cách cho phép CEO đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn (Gomariz và Ballesta, 2014)
Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Theo Sayer (1992), để xác nhận dữ liệu cho nghiên cứu thông qua PPNC định lượng, cần có thông tin nghiên cứu định tính về bản chất của đối tượng liên quan trong mục tiêu nghiên cứu Ngoài ra, việc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau sẽ nâng cao giá trị cho đối tượng nghiên cứu (Downward và cộng sự, 2002) Cresswell
(1998) đã sử dụng ba loại thiết kế nghiên cứu bao gồm định tính, định lượng và phương pháp hỗn hợp Việc sử dụng kết hợp đa dạng phương pháp nhưng độc lập để đo cùng một đơn vị đối tượng như là phương tiện để xác nhận chéo giữa dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng (Denzin, 1989)
Phù hợp với lập luận trên, tác giả sử dụng PPNC trong luận án là phương pháp hỗn hợp, bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn định lượng chính được hỗ trợ bởi giai đoạn định tính PPNC định lượng kiểm tra các giả thuyết và kiểm định mô hình nghiên cứu trong khi đó PPNC định tính xác nhận thông tin về mẫu nghiên cứu, cung cấp một số quyết định về phương pháp luận như xây dựng các cách đo lường các biến và trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu Cụ thể, Giai đoạn 1, tác giả sử dụngPPNC định tính thông qua nghiên cứu lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước để đề xuất khung lý thuyết cho các giả thuyết nghiên cứu.Tiếp tục đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với các chuyên gia Giai đoạn này là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình nghiên cứu, việc tìm hiểu các lý thuyết nền và tổng quan các nghiên cứu đã công bố trước đây cho phép tác giả hiểu rõ hơn về cơ sở nền tảng cho việc xây dựng các biến nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu định lượng nhằm kiểm chứng tại VN Giai đoạn 2, tác giả sử dụng PPNC định lượng, sử dụng phần mềm Stata làm công cụ phân tích dữ liệu Kỹ thuật phân tích định lượng cho phép kiểm tra tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu và đo lường chặt chẽ các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Giai đoạn này, tác giả tiến hành các bước sau: Thứ nhất, thu thập dữ liệu thông qua nguồn thứ cấp, xử lý dữ liệu ban đầu để giảm thiểu sai số trong đo lường Thứ hai, tính toán mô hình đo lường HQĐT và chất lượng BCTC để đo lường cho từng biến cụ thể Thứ ba, tác giả tiến hành kiểm tra các giả thuyết và kiểm định từng mô hình nghiên cứu Cuối cùng, trên cơ sở kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp với kết quả.
Quy trình nghiên cứu gồm hai giai đoạn được mô tả như sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất (Tác giả tổng hợp)
Phương pháp nghiên cứu định tính
3.4.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính Để đạt được mục tiêu trong giai đoạn này là đề xuất những đặc điểm của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và HQĐT, đồng thời củng cố trong việc lựa chọn những mô hình đo lường chất lượng BCTC và HQĐT phù hợp cho giai đoạn thực
Bàn luận kết quả và kết luận
Phương nghiênpháp cứu định lượng
Thu thập dữ liệu và kiểm định giả thuyết
Phân tích kết quả nghiên cứu
Phương nghiênpháp cứu định tính
Sàng lọc và điều chỉnh cách đo lường các biến trong nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Xây dựng cách đo lường các biến trong nghiên cứu Đề xuất mô hình cho nghiên cứu Đề xuất giả thuyết cho nghiên cứu Đề xuất khung lý thuyết cho nghiên cứu Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước nghiệm tại VN Từ đó, giúp cho tác giả có cở sở xác định cách đo lường của từng mô hình cho từng đối tượng nghiên cứu cụ thể Các bước tiến hành trong PPNC định tính được thiết kế như sau:
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu định tính (Tác giả tổng hợp)
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu và công cụ thu thập dữ liệu định tính
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu dưới dạng phỏng vấn bán cấu trúc Mục đích tác giả chọn phương pháp này nhằm linh hoạt trong việc khai thác thông tin đa dạng về nội dung mà người được phỏng vấn cung cấp một cấu trúc tập trung cho vấn đề thảo luận về chủ đề chính của nghiên cứu Phương pháp này được xem xét là phương pháp luận nhằm cải thiện độ tin cậy của nghiên cứu định tính Các câu hỏi được xác định trước khi phỏng vấn, chủ yếu tập trung sâu vào đối tượng nghiên cứu nhằm khám phá thêm những đặc điểm mới của CEO, mô hình đo lường chất lượng BCTC và đo lường HQĐT Dựa trên PPNC định tính thông qua tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các đặc điểm CEO, chất lượng BCTC và HQĐT, tác giả tiến hành thiết kế Bảng câu hỏi lựa chọn các biến trong nghiên cứu Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai giai đoạn Giai đoạn 1, là xác định các điều kiện tiên quyết để sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc Mục đích của giai đoạn này là đánh giá sự phù hợp của phỏng vấn bán cấu trúc như một phương pháp thu thập dữ liệu chặt chẽ liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu đã chọn Giai đoạn này cũng yêu cầu đối tượng tham gia phỏng vấn
Xây dựng và lựa chọn các biến trong nghiên cứu, cách đo lường các biến chính thức
Sàng lọc và tích hợp các ý kiến đồng thuận giữa đối tượng phỏng vấn Phân tích dữ liệu
Phỏng vấn chuyên gia Thu thập dữ liệu
Xây dựng Bảng gợi ý đo lường các biến Công cụ thu thập dữ liệu
Thiết kế Bảng câu hỏi lựa chọn các biếnMục tiêu nghiên cứu có sự hiểu biết một cách đầy đủ và toàn diện về chủ đề nghiên cứu, nắm rõ nội dung của nghiên cứu nhằm tạo ra khuôn khổ cho chủ đề cuộc phỏng vấn (Turner III,
2010) Giai đoạn 2, xây dựng cuộc phỏng vấn bán cấu trúc sơ bộ Mục đích của giai đoạn là xây dựng hướng dẫn phỏng vấn như công cụ để thu thập dữ liệu phỏng vấn. Hướng dẫn phỏng vấn bao gồm một danh sách các câu hỏi, hướng cuộc trò chuyện về phía chủ đề nghiên cứu trong buổi phỏng vấn Chất lượng của hướng dẫn phỏng vấn ảnh hưởng đến việc thực hiện cuộc phỏng vấn và phân tích dữ liệu thu thập được Do đó các câu hỏi có thể linh hoạt để đưa ra câu trả lời và phải trong khuôn khổ định hướng của đối tượng nghiên cứu Các câu hỏi phỏng vấn trong giai đoạn này được trình bày cụ thể ở Phụ lục 5 Để đạt được sự tập trung của các chuyên gia tham gia phỏng vấn và giảm mức độ phân tán trong các câu trả lời, tác giả gợi mở một số cách đo lường của các mô hình và các biến trong nghiên cứu được thống kê thông qua PPNC tài liệu trước đây Bảng gởi ý cách đo lường các mô hình và các biến trong nghiên cứu được tác giả trình bày ở Phụ lục 6
3.4.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định tính
Sau khi xây dựng Bảng câu hỏi và Bảng gợi ý các mô hình và các biến trong nghiên cứu, giai đoạn tiếp theo là tiếp tục thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia Mục tiêu của giai đoạn này là để xác nhận mức độ phù hợp và mức độ liên quan của đối tượng nghiên cứu Đặc biệt trong giai đoạn này là việc xây dựng tiêu chí lựa chọn chuyên gia, việc lựa chọn mẫu phù hợp, am hiểu về đối tượng nghiên cứu giúp tăng độ tin cậy các câu trả lời phục vụ cho việc phân tích dữ liệu Các chuyên gia được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu với các tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất, để xem xét đặc điểm nào của CEO ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC và HQĐT trong bối cảnh nghiên cứu, các chuyên gia được mời phỏng vấn là những CEO có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, họ làm việc trong các công ty/tập đoàn lớn Phù hợp với tiêu chí này, tác giả mời những CEO quản lý từ 05 năm trở lên để tham gia thảo luận các câu hỏi giúp cho nghiên cứu xác định các biến đo lường phù hợp về các đặc điểm của CEO được đề xuất trong mô hình nghiên cứu
Tiêu chí thứ hai, để giúp nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu, tác giả chọn các chuyên gia là những cán bộ giảng dạy với từ 5 năm kinh nghiệm giảng dạy về chuyên môn TC-KT, am hiểu về các mô hình đo lường CLLN và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán BCTC
Tiêu chí thứ ba, để xem xét sự tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT, tác giả tiến hành mời phỏng vấn các CEO có kinh nghiệm và am hiểu về các hình thức đầu tư trong việc xác định cơ cấu tài chính của DN Bên cạnh đó, tác giả mời thêm các giảng viên phụ trách giảng dạy môn học về hiệu quả dự án đầu tư và có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên Tổng hợp các chuyên gia được tác giả tổng hợp trình bày ở phần phụ lục (Phụ lục 7 - Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn).
Về cỡ mẫu chuyên gia, theo nghiên cứu của Silverman (2015) việc lựa chọn số lượng chuyên gia tham gia vào cuộc phỏng vấn đảm bảo tới ngưỡng bảo hòa Phù hợp với quan điểm này, tác giả tiến hành phỏng vấn và thảo luận từng chuyên gia riêng lẻ dựa trên các câu hỏi mà tác giả đưa ra cho đến khi nào dữ liệu định tính thu thập được không có sự khác biệt giữa các câu trả lời của chuyên gia đã tham gia phỏng vấn trước đó Đồng thời, khi các thông tin được thu thập từ chuyên gia kế tiếp mà không có phát sinh thêm thông tin mới thì sẽ xác định được cở mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Như vậy, số lượng mà tác giả lựa chọn là 7 chuyên gia trong đó 3 chuyên gia vừa là giảng viên vừa tham gia quản lý cấp bộ môn trở lên tại cơ sở đại học Đồng thời họ am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của tác giả, một trong số họ đã từng công bố quốc tế xếp hạng chất lượng cao Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn 4 chuyên gia là các CEO có kinh nghiệm quản lý trên 5 năm, một trong số họ thuộc danh sách Top doanh nhân VN tiêu biểu, họ am hiểu về các hình thức đầu tư trong việc xác định cơ cấu tài chính của DN Nói chung, tiêu chí quan trọng nhất mà tác giả lựa chọn là các chuyên gia phải có kinh nghiệm quản lý cũng như kinh nghiệm về chuyên môn từ 5 năm trở lên, đồng thời cở mẫu mà tác giả lựa chọn cùng phù hợp với đề xuất của Guest và cộng sự (2006) cho rằng số lượng người tham gia phỏng vấn từ 6 đến 12 người
Nhận thức được các vấn đề đạo đức liên quan đến các cuộc phỏng vấn trực tiếp, trước khi thực hiện các cuộc phỏng vấn, tác giả phải tiết lộ đầy đủ vai trò của mình với người tham gia phỏng vấn là nội dung cuộc phỏng vấn chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chứ không phải vì mục đích khác Tất cả cần bảo mật những chi tiết liên quan về thông tin cá nhân của đối tượng tham gia phỏng vấn, tuy nhiên nhằm đáp ứng mức độ tin cậy cao trong các cuộc phỏng vấn thì khuyến khích người tham gia phỏng vấn tự do ngôn luận hơn Ngoài ra, để giảm tác động tiềm ẩn của việc thiên vị người phỏng vấn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong một môi trường mà người tham gia cảm thấy thoải mái nhất và có thể đưa ra câu trả lời trung thực
Sau khi thông tin cho các chuyên gia về tổ chức buổi phỏng vấn với địa điểm và không gian, thời gian thích hợp Tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và thu thập thông tin bằng cách ghi chép lại những câu trả lời/những gợi ý, đề xuất của các chuyên gia Nhằm đảm bảo độ tin cậy cao trong việc lựa chọn mô hình đo lường về chất lượng BCTC, HQĐT và các biến đo lường về các đặc điểm của CEO, tác giả tiến hành thống kê những ý kiến đồng thuận tương tự nhau và có mức độ lặp lại nhiều lần trong các câu trả lời của các chuyên gia Kết quả của cuộc phỏng vấn bán cấu trúc giúp cho tác giả hình thành cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại VN (Phụ lục 8 - Nội dung phỏng vấn chuyên gia)
3.4.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức
Thông qua các giai đoạn, cụ thể là tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và trên thế giới, lý thuyết nền và khung lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và HQĐT Đồng thời, dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trước, cũng như khám phá mới trong việc kiểm định và phân tích các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các lý do sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tiên phong của Healy (1985) đã cung cấp bằng chứng việc thao túng thu nhập của CEO khi có lương, thưởng gắn liền với quyền chọn cổ phiếu Mặc dù CEO không trực tiếp tham gia vào việc lập BCTC nhưng họ gây áp lực lên CFO để tham gia vào thao túng thông tin kế toán nhằm đánh bại kỳ vọng của thị trường (Feng và cộng sự, 2011) Do đó, yếu tố đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng đến quá trình hành động trong tổ chức (Katz, 2009) Kiến thức, kinh nghiệm có thể giúp CEO đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhưng họ bị giới hạn về khả năng cá nhân và các yếu tố khách quan khác mà có thể bị chi phối bởi các quyết định của họ Bamber và cộng sự (2010) chứng minh rằng các đặc điểm của CEO được thiết lập tốt thì có ảnh hưởng đến kết quả tổ chức, trong đó bao gồm cả việc thiết lập thông tin trên BCTC và HQĐT (Jiang và cộng sự, 2009; Bhuiyan và Hooks, 2019)
Thứ hai, theo quan điểm của các nhà lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling,
1976), CEO có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội và ích kỹ, hay là mua lại có thể gây thiệt hại giá trị DN, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu. Ngược lại, theo lý thuyết quản lý (Donaldson và Davis, 1994) cho rằng bản thân CEO có động lực tài chính và phi tài chính để mang lại giá trị cho các cổ đông. Riêng lý thuyết quản lý cấp cao (Hambrick và Finkelstein, 1987) thì khẳng định các đặc điểm cá nhân của CEO có tác động đến quá trình ra quyết định của chính họ. Như vậy, liệu rằng CEO sẽ theo đuổi mục tiêu của riêng họ như dự đoán theo lý thuyết đại diện hoặc họ theo đuổi các mục tiêu của tổ chức như dự đoán bởi lý thuyết quản lý, hay sự trao quyền CEO giúp CEO có quyền lực quản lý cao hơn như được đề xuất bởi lý thuyết quản lý cấp cao hay không Đó là vấn đề cần bổ sung thêm các nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong từng bối cảnh nghiên cứu Thêm nữa, theo các nhà lý thuyết tín hiệu cho rằng việc cải thiện CBTT tài chính có khả năng giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa DN và nhà cung cấp vốn bên ngoài, kể cả rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi cho các bên liên quan (Biddle và Hilary, 2006; Habib và cộng sự, 2018) Một khi BCTC được công bố với chất lượng cao nhằm giảm thiểu vấn đề lựa chọn bất lợi và cung cấp thông tin hữu ích hơn làm giảm sự không chắc chắn về giá trị DN, từ đó làm tăng mức độ đánh giá giá trị thực DN của các nhà đầu tư Ngoài ra, thông tin tài chính cho phép CEO và nhà đầu tư xác định các cơ hội tạo ra giá trị với lợi ích lớn hơn của các dự án đầu tư nhằm cải thiện rủi ro có khả năng xảy ra và giảm chi phí vốn.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.5.1 Quy trình nghiên cứu định lượng
Với cách tiếp cận PPNC định tính là mang tính chủ quan, vì nó dựa vào các cuộc thảo luận, ý kiến, nhận xét và văn bản của những người tham gia
Chất lượng BCTC Các đặc điểm của CEO
(Polkinghorne, 2005) Đồng thời, do chỉ có một số lượng nhỏ số người tham gia vào quá trình nghiên cứu nên cách tiếp cận PPNC định tính không được coi là đại diện cho mẫu tổng thể Vì vậy, nghiên cứu sử dụng PPNC định lượng nhằm xem xét mức độ tác động mối quan hệ của các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất Cách tiếp cận này nhằm mô tả và tường thuật chi tiết các bước xử lý dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu thông qua kiểm định các giả thuyết (Creswell và Poth, 2016) Với nguồn gốc mang tính thực nghiệm khoa học, PPNC định lượng dựa vào những bằng chứng để đưa ra kết luận, kiểm tra giả thuyết và kiểm định mô hình nghiên cứu trong mối quan hệ nhân quả nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình (Bryman và Burgess, 2002)
Nhằm kiểm định các giả thuyết, tác giả lựa chọn công cụ phân tích Stata để xử lý Do tính phức tạp trong việc đo lường các mô hình của chất lượng BCTC, mô hình đo lường HQĐT, đòi hỏi phải xử lý dữ liệu thông qua chạy mô hình hồi quy OLS đối với từng mô hình đo lường cụ thể để tìm ra phần dư nhằm hỗ trợ cho bước kế tiếp là hồi quy mô hình tổng quát Bên cạnh đó, mô hình đo lường HQĐT tính toán thông qua mô hình đa thức, tức biến phụ thuộc có nhiều thang đo phân chia theo cấp bậc giá trị, do đó tác giả sử dụng hàm Quartile để tính giá trị tứ phân vị Dữ liệu thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp, sau đó được làm sạch để xử lý dữ liệu ngoại lai và tính toán để đo lường cho từng biến cụ thể trong mô hình nghiên cứu Từ trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả kiểm định từng giả thuyết và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Từ đó, tác giả tiến hành nhận xét những kết luận phù hợp dựa trên kết quả Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng đề xuất như sau:
Phân tích kết quả và kết luận
Kiểm định mô hình hồi quy Phân tích dữ liệu
Tính toán và chuẩn hóa dữ liệu Thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu Báo cáo thường niên và BCTC đã được kiểm toán của công tyMục tiêu nghiên cứu
Hình 3.4 Quy trình nghiên cứu định lượng (Tác giả tổng hợp)
3.5.2 Thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu:
Phạm vi chọn mẫu trong nghiên cứu là các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE và HNX từ năm 2015 đến 2020 Tuy nhiên, do một số biến đo lường trong mô hình biến trễ t−1 nên dữ liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2020 Việc lựa chọn giai đoạn này là hợp lý bởi đây cũng là giai đoạn VN từng bước cải cách hệ thống kế toán mới hội tụ với IAS/IFRS Hệ thống kế toán mới này sử dụng các quy tắc kế toán lấy cảm hứng từ IAS/IFRS và yêu cầu các công ty phải công khai tài chính, báo cáo phù hợp với bốn đặc điểm định tính của thông tin tài chính, đó là: độ tin cậy, tính phù hợp, tính dễ hiểu và có thể so sánh được
Mẫu ban đầu là 736 các CTNY, tác giả tiến hành loại trừ 67 công ty thuộc ngành tài chính và 16 công ty do bị thiếu thông tin dữ liệu đáng kể Các công ty trong phân loại ngành tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính, đã bị loại trừ vì BCTC của ngành này tại VN được lập theo quy định pháp lý riêng và trình bày theo biểu mẫu khác so với các công ty phi tài chính và bản chất đầu tư cũng khác nhau Bộ dữ liệu gồm 653 công ty được sử dụng sẽ tiến hành phân loại dựa 11 nhóm ngành phù hợp với việc phân ngành của sàn giao dịch, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính dựa trên các đặc điểm của công ty và được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo quản trị từ website của Vietstock 12 đến thời điểm 31/12/2020 Hạn chót công bố BCTC đã được kiểm toán cho năm tài chính 2020 là ngày 10 tháng 4 năm 2021 (theo “Thông tư số 155/2015/TT- BTC ngày 06/10/2015 của BTC về việc hướng dẫn CBTT”) Để đảm bảo sự đồng nhất về dữ liệu cho nghiên cứu mỗi công ty phải có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho tất cả các năm tài chính đó Ngoài ra, để chuẩn hóa dữ liệu và giảm thiểu ảnh hưởng của các giá trị ngoại lệ (outliers), bởi vì các giá trị này có thể làm cho dữ liệu có thể bị sai lệch và
12 https://finance.vietstock.vn/ mất ý nghĩa thống kê (Stevens, 2012), tác giả cũng tiến hành loại trừ các quan sát có giá trị bé hơn 5% và lớn hơn 95% của các công ty theo năm nhằm tăng độ chính xác cao cho các mô hình dự đoán.
3.5.3 Đo lường biến HQĐT ( InvEff ) Để kiểm tra ảnh hưởng các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và HQĐT, nghiên cứu đo lường cả hai kịch bản ĐTQM (¿ Inv i ,t )và ĐTDM (Under Inv i, t ) Trong bối cảnh nghiên cứu, Biddle và cộng sự, (2009) đã thu hút một mô hình dự đoán đầu tư về cơ hội tăng trưởng doanh thu và sử dụng phần dư của mô hình để phản ánh mức độ sai lệch so với mức đầu tư dự kiến Do đó, tác giả tiếp tục sử dụng mô hình này để ước tính mức đầu tư dự kiến cho công ty i trong năm t Các độ sai lệch so với mô hình, như được phản ánh trong của mô hình đầu tư thể hiện sự đầu tư không hiệu quả Mô hình hồi quy tuyến tính được ước tính với dữ liệu bảng, bằng cách hồi quy theo mỗi ngành và mỗi năm Giá trị phần dư của mô hình là phản ánh sự khác biệt so với mức đầu tư dự kiến (hoặc mức đầu tư không hiệu quả)
Invesment i ,t = β 0 + β 1 SaleGrowth i ,t −1 + ε i , t (3) Trong mô hình (3), tác giả định nghĩa Invesment i ,t là tổng mức đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, đầu tư dài hạn và TSCĐ vô hình của công ty i trong năm t và được điều chỉnh theo độ trễ của tổng tài sản trong năm t −1 để giảm thiểu rủi ro phương sai không thuần nhất và xem xét khả năng đầu tư của công ty của năm t so với năm t −1 Cách đo lường này phù hợp với một số nghiên cứu trước (Q Li và Wang, 2010; Gomariz và Ballesta, 2014)
SaleGrowth i , t−1 là tốc độ tăng trưởng doanh thu của năm t −2 so với năm t −1.
Sự gia tăng doanh số bán hàng là một dấu hiệu cho sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm của công ty trong tương lai (Morck và cộng sự, 1990) và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thì cần phải mở rộng đầu tư các cơ sở sản xuất (Houcine, 2013) ε i ,t là phần dư của mô hình, đại diện cho việc đầu tư kém hiệu quả Mô hình
(3) được ước tính cho mỗi ngành trong một năm nhất định Phần dư từ mô hình (3) được tác giả tính toán bằng hàm quartile, mục đích sắp xếp các công ty hằng năm theo tứ phân vị (Biddle và cộng sự, 2009) Các quan sát thuộc phần tư trên và phần tư dưới lần lượt là nhóm các công ty ĐTQM và ĐTDM, các quan sát ở hai phần tư giữa là nhóm điểm chuẩn Phần tư trên là phần dư dương gọi ĐTQM ( ¿ Inv i ,t ¿ có nghĩa là công ty đang đầu tư với tỷ lệ cao hơn dự kiến theo mức tăng trưởng doanh số, ngược lại, phần tư dưới là phần dư âm gọi ĐTDM (Under Inv i, t ) cho rằng công ty đầu tư ít hơn mức dự kiến Tiếp tục xử lý dữ liệu, gán giá trị 3 cho phần dư dương, giá trị 1 cho phần dư âm và hai phần tư giữa được gán cho giá trị là 2 Phần cuối, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa thức theo biến giả (Multionmial logistic regression) để kiểm định mối quan hệ giữa biến Invesment i ,t với các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC và các biến kiểm soát
3.5.4 Đo lường biến chất lượng BCTC
Các nghiên cứu trong kế toán đã đưa ra một số định nghĩa về CLLN vì nó thể hiện là một khái niệm đa chiều (Gaio, 2010) và sự đa dạng trong việc đo lường CLLN do mục đích sử dụng khác nhau (Kirschenheiter và Melumad (2007) Bên cạnh đó, không có một mô hình đo lường nào về chất lượng BCTC chung cho tất cả mà tùy theo bối cảnh nghiên cứu (Dechow và cộng sự, 2010) Francis và cộng sự
(2005) và Dechow và cộng sự (2010) đã tổng kết bằng các thống kê các mô hình đo lường CLLN bằng cách dựa trên căn cứ lựa chọn của các nhà nghiên cứu sử dụng. Đó là đánh giá xem các quyết định kinh tế phản ánh sự trung thực của kết quả hoạt động hay giá trị hữu ích trong việc ra quyết định mà nhóm tác giả đã phân chia CLLN thành hai nhóm thuộc tính dựa trên cơ sở kế toán và cơ sở thị trường Tuy nhiên, khó xây dựng tất cả các thuộc tính kể trên vì hầu hết trong số chúng đòi hỏi phải có nhiều quan sát trong năm để ước tính, trong khi dữ liệu về thị trường và dữ liệu kế toán của các CTNY tại VN không đủ để thu thập và có sự giới hạn về thời gian nghiên cứu Bên cạnh đó, nếu chỉ lựa chọn những mô hình đo lường dựa vào cơ sở kế toán thì tồn tại một số hạn chế là khó phân biệt được giữa lợi nhuận mà CEO/CFO có thể chi phối (Discretionary earnings) và lợi nhuận mà CEO/CFO khó có thể chi phối (Non- Discretionary earnings) Ngoài ra, thông qua phương pháp phân tích định tính đa số các chuyên gia cũng đồng thuận về việc lựa chọn các cách đo lường với những lý do theo cách biện luận mà tác giả sẽ trình bày ở PPNC định tính Do đó, các mô hình đo lường CLLN được sử dụng trong luận án gồm ba thuộc tính dựa trên cơ sở kế toán đó là chất lượng dồn tích, kế toán thận trọng, sự ổn định của thu nhập và một thuộc tính dựa trên cơ sở thị trường đó là giá trị thích hợp của thu nhập Tác giả chọn thuộc tính cuối cùng dựa trên thị trường là vì nó được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường, trong khi các thuộc tính trên chỉ dựa vào các dữ liệu kế toán Ngoài ra, theo Khung khái niệm được ban hành bởi IASB và FASB yêu cầu các DN lập BCTC phù hợp với các đặc điểm định tính cơ bản, đó là thích hợp, trình bày trung thực và các đặc điểm nâng cao, đó là so sánh được, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được Do đó, việc lựa chọn thuộc tính cuối cùng giúp cho CEO, các bên liên quan nhận diện được sự phù hợp việc lập BCTC của các CTNY bởi đây là thuộc tính này giải thích sự thay đổi lợi nhuận cổ phiếu và là đại lượng tổng hợp của cả giá trị thích hợp và độ tin cậy của thông tin BCTC
Bên cạnh đó, tác giả cũng lựa chọn thêm một mô hình đo lường CLLN thứ năm bằng cách tính trung bình phần dư của bốn mô hình trên Việc lựa chọn của tác giả với những lý do sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở kết luận của Dechow và cộng sự
(2010) thực hiện tổng quan hơn 300 các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các mô hình đo lường CLLN Nhóm tác giả đã cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu về việc phân loại các mô hình đo lường CLLN khác nhau, cùng với những ưu nhược điểm của mỗi mô hình Thứ hai, Dechow và cộng sự (2010) cũng lập luận rằng nhiều tác giả sử dụng một số mô hình khác nhau trong nghiên cứu của họ vì không có mô hình nào là tốt nhất có thể hấp dẫn các nhà đầu tư chú ý Bởi họ cho rằng để giảm thiểu các sai sót đo lường và giá trị lớn gây ra bởi các mô hình đo lường riêng lẻ thì bằng cách kết hợp các mô hình đó trên cơ sở tính trung bình giá trị phần dư của từng mô hình Thứ ba, cách làm này cũng được áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu gần đây để nghiên cứu sự tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT cả ở thị trường phát triển và thị trường mới nổi, trong đó có cả VN Để tránh sự thiếu đồng thuận liên quan đến tính hợp lý trong việc đánh giá chất lượng BCTC, tác giả sẽ tiến hành thảo luận và giải thích mỗi thuộc tính thông qua việc giả định vai trò giám sát và cung cấp thông tin có liên quan như thế nào đến HQĐT Từ đó, xem xét và đánh giá thuộc tính nào có ảnh hưởng đáng kể đến HQĐT của DN trong bối cảnh nghiên cứu tại VN
3.5.4.1 Chất lượng dồn tích (Accruals quality)
Chất lượng dồn tích là một thuộc tính đo lường chất lượng BCTC tập trung vào tính chính xác của thông tin kế toán Cơ sở cho việc sử dụng chất lượng dồn tích dựa trên ý tưởng rằng các khoản dồn tích là công cụ ước tính dòng tiền trong tương lai và truyền đạt thông tin (Dechow và Dichev, 2002) Định nghĩa về chất lượng dồn tích này phù hợp với hệ thống kế toán VN, mục tiêu của BCTC là phản ảnh tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Kết luận
Chương này tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu để kiểm tra ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC ( H 1 a,H 1 b,H 1 c, H 1 d, H 1e ) và HQĐT của DN ( H 2 a,H 2 b, H 2 c ,H 2 d ,H 2 e) , ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT( H 3 a, H 3 b) và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO ( H 4 a,H 4 b, H 4 c ,H 4 d ,H 4 e) Phần tiếp theo là tác giả biện luận PPNC được lựa cho thông qua đề xuất tổng quan quy trình nghiên cứu.Với mục đích kiểm tra các đặc điểm CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và
HQĐT, lựa chọn mô hình đo lường chất lượng BCTC, mô hình đo lường HQĐT và tiêu chí đo lường HQĐT phù hợp tại VN, tác giả tiến hành sử dụng PPNC định tính thông qua phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc từ các chuyên gia Kết thúc giai đoạn này, mô hình nghiên cứu được đề xuất nhằm giúp cho việc nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 2 – kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định sự phù hợp của mô hình.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Giới thiệu
Nội dung chương này, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua hai phương pháp lựa chọn đó là kết quả PPNC định tính và PPNC định lượng Đầu tiên, tác giả trình bày kết quả PPNC định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia Dựa trên cơ sở các câu trả lời của các chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp sự đồng thuận đại đa số các ý kiến về các mô hình và các biến đo lường đặc điểm CEO, chất lượngBCTC và HQĐT Tiếp theo, tác giả trình bày kết quả PPNC định lượng thông qua việc kiểm tra các giả thuyết và kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất Cuối cùng, dựa trên kết quả PPNC định lượng tác giả tiến hành bàn luận những kết quả nhằm đưa ra các ý kiến đóng góp và hàm ý quản trị.
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Để đạt mục tiêu thứ nhất là xem xét đặc điểm cá nhân nào của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và HQĐT của DN phù hợp tại bối cảnh nghiên cứu tại
VN Dựa trên quá trình phân tích và tổng hợp tổng quan tài liệu, đồng thời kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia bán cấu trúc được tổng hợp trong Phụ lục 3.1 Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp đồng nhất các ý kiến chuyên gia cho rằng các đặc điểm của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và HQĐT bao gồm: tuổi, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn TC-KT và sự kiêm nhiệm của
Có nhiều mô hình đo lường CLLN đã được phát triển và triển khai trong nghiên cứu trước đây ở cả thị trường phát triển và thị trường mới nổi Mỗi mô hình có ưu nhược điểm riêng tùy thuộc vào bối cảnh nghiên cứu và không thể xem xét mô hình nào là quan trọng trong việc đo lường tác động đến các mối quan hệ hiệu quả kinh tế (Dechow và cộng sự, 2010) Do đó, kết hợp với phương pháp tổng quan tài liệu cùng với quan điểm thảo luận ý kiến từ các chuyên gia đã được tổng hợp trong Phụ lục 3.1, kết quả nghiên cứu lựa chọn bốn mô hình đo lường chất lượng BCTC đó là chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002), kế toán thận trọng của Jones (1991), sự ổn định của thu nhập của Francis và cộng sự (2005) và giá trị thích hợp của thu nhập của Francis và cộng sự (2005)
Với mục tiêu thứ ba của PPNC định tính là lựa chọn các tiêu chí đo lường chi phí đầu tư Có những cách lựa chọn chi phí đầu tư mà các tác giả trước đây triển khai như chi phí R&D, chi phí M&A, chi phí đầu tư vốn hay kết hợp các loại chi phí trên Phù hợp với dữ liệu công bố trên các thông tin đại chúng tại VN, rất ít các CTNY công khai chi phí R&D và chi phí M&A do đó việc thu thập dữ liệu gặp khó khăn Đồng thời thông qua kết quả phân tích, tổng hợp từ việc tổng quan tài liệu và ý kiến đồng thuận từ các chuyên gia, chi phí đầu tư vốn là chỉ tiêu đo lường chi phí đầu tư được lựa chọn nhằm đo lường biến HQĐT
Bên cạnh đó, để kiểm tra kịch bản ĐTQM và ĐTDM nhằm đánh giá tình hình HQĐT của các CTNY, nghiên cứu lựa chọn mô hình của Biddle và cộng sự (2009) để đo lường HQĐT của DN Việc lựa chọn mô hình này bởi các lý do sau: Thứ nhất, hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh hoạt động đầu tư, họ cho rằng đánh giá HQĐT dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là phù hợp,bởi vì tốc độ tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của DN trong tương lai Đó cũng là cơ sở để xem xét hành vi quyết định đầu tư của các CEO Thứ hai, thông qua chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu, người sử dụng BCTC có thể đánh giá được tình hình khái quát về mức độ đầu tư hiện tại và xu hướng đầu tư phát triển trong tương lai nhằm đưa ra các chiến lược đầu tư hợp lý Thứ ba, thuận tiện trong việc thu thập dữ liệu tại VN vì chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu là thông tin tài chính yêu cầu lập và trình bày trên BCTC thường niên của các DN Như vậy, để minh chứng rõ hơn về kết quả thực nghiệm, bước tiếp theo là tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu thông qua công cụ phân tích hồi quy phù hợp nhằm đưa ra những kết luận trong bối cảnh nghiên cứu.
Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng
Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả cho các biến trong mô hình nghiên cứu Chi phí vốn đầu tư trung bình trong tất cả các năm của công ty bằng 7,2% tổng chi phí đầu tư vốn của những năm trước Trung bình của các biến chất lượng BCTC
FRQ aq , FRQ tacc ,FRQ es ,FRQ rv và FRQ index lần lượt là (0,141); (0,112); (0,257); (3,123) và (0,034).
Như vậy chất lượng BCTC được đo lường theo cơ sở dồn tích ( FRQ aq ) là 0.141 cao hơn kết quả của Houcine (2017) tại thị trường Tunisian là 0,036, T C. Hoang (2016) tại VN trong giai đoạn 2009 đến 2014 là 0,06 và Chen và cộng sự
(2011) là 0,09 Điều này chứng tỏ BCTC của VN trong giai đoạn nghiên cứu được phản ảnh đầy đủ, hợp lý các giao dịch kế toán trong kỳ Giá trị trung bình kế toán thận trọng ( FRQ tacc ) cũng cao hơn Houcine (2017) là 0,006 và mức này được tìm thấy trong nghiên cứu trước đây của T C Hoang (2016) tại VN là 0,49 So sánh hai thị trường qua số liệu này, cho thấy việc lập BCTC tại VN là thận trọng nhiều hơn so với các nghiên cứu trước đây tại một số thị trường mới nổi như Trung Quốc (Xu và cộng sự, 2012) và Tunisian (Houcine, 2017) Giá trị trung bình của chỉ số sự ổn định của thu nhập ( FRQ es ) nhỏ hơn 1, chứng tỏ chất lượng BCTC của các công ty
VN trong giai đoạn nghiên cứu khá ổn định Giá trị thích hợp của thu nhập ( FRQ rv ) là (3,123), giá trị này càng âm thì giá trị thích hợp của thu nhập càng cao, do đó chất lượng BCTC càng tốt hơn Điều này ngụ ý rằng, sự thích hợp của thu nhập cho phép các cổ đông giám sát tốt các hoạt động của CEO bao gồm quyết định đầu tư, do đó buộc CEO phải thực hiện các dự án ĐTDM tối ưu dẫn tới giảm thiểu ĐTQM.
Giá trị trung bình của chỉ số chất lượng BCTC ( FRQ index ) là (0,034), có nghĩa về tổng thể các công ty VN có chất lượng BCTC ngày càng được cải thiện hơn so với các nghiên cứu trước đây cho rằng chất lượng BCTC tại VN thấp (Hợp, 2016) Giá trị trung bình của các đặc điểm của CEO gồm tuổi của CEO ( Age); nữ CEO (Female ) ; nhiệm kỳ của CEO (Tenure) ; trình độ chuyên môn TC-KT của CEO ( Edu) và sự kiêm nhiệm của CEO ( Dual) lần lượt 48,305; 0,078; 9,239; 0,068; 0,278 Như vậy, tuổi của CEO trung bình là trên 48 tuổi và trung bình nhiệm kỳ là kinh nghiệm làm việc tại công ty là hơn 9 năm.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến có trong mô hình hồi quy
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa
Nguồn: Tính toán của tác giả
Ghi chú: INV tổng chi phí vốn đầu tư; FRQ ¿ aq Chất lượng dồn tích; FRQ ¿ tacc Kế toán thận trọng; FRQ ¿es Sự ổn định của thu nhập; FRQ ¿rv Giá trị thích hợp của thu nhập; FRQ index : Chỉ số trung bình chất lượng BCTC; Age Tuổi
CEO; Female Nữ CEO, nếu nữ CEO là 1 , khác là 0 ; Tenure Nhiệm kỳ CEO là số năm CEO tham gia quản lý; Edu
Chuyên môn tài chính, nếu CEO có chuyên môn TC-KT là 1 , khác là 0 ; Dual Kiêm nhiệm CEO, nếu CEO Chủ tịch HĐQT là 1 , khác là 0 ; Tang Tỷ số hữu hình; Debt Khoản nợ ngân hàng; CF Dòng tiền thành phần; MTB Tỷ lệ giá thị trường so với giá trị sổ sách của tài sản; FCF Dòng tiền tự do; LnSize Quy mô công ty; LnAge Tuổi công ty; ¿ Khả năng tài chính; Big 4 Chất lượng kiểm toán; Cash Tỷ lệ tiền
Biến Tang Debt CF MTB FCF LnSize LnAge ¿ Big 4 Cash
Ghi chú: * Mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: Tính toán của tác giả
Qua Bảng 4.1 cũng cho thấy số liệu thống kê các biến kiểm soát, cụ thể các CTNY có cơ hội tăng trưởng ( MTB) đáng kể, với mức bình quân là 0,977 Giá trị trung bình của dòng tiền thành phần (CF) là 0.057 tương ứng 5,7% tương đối thấp. Điều này thể hiện các công ty có khả năng chủ động hơn về vấn đề tài chính trong tương lai và hạn chế nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài thông qua huy động thêm vốn bằng cách đi vay hoặc tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ nợ ngân hàng ( Debt ) tương đối thấp, trung bình 23,8% Điều này chứng minh các công ty chủ động hơn về vấn đề tài chính và hạn chế bớt rủi ro tài chính có khả năng xảy ra Đây cũng là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm để xem xét liệu rằng công ty có khả năng trả lợi nhuận cho khoản đầu tư của họ hay không Ngoài ra, độ tuổi trong bình ( LnAge) của các CTNY trung bình trên 10 năm Có vẻ như các công ty đang trong giai đoạn phát triển, điều này cũng làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn trong lựa chọn chiến lược đầu tư
Tiếp theo, Bảng 4.2 trình bày ma trận tương quan của các biến trong mô hình. Các nghiên cứu trước đây chứng minh chất lượng BCTC càng cao thì càng cải thiện HQĐT Kết quả cũng phù hợp cho ba mô hình đo lường chất lượng BCTC, cụ thể chất lượng BCTC được đo lường theo chất lượng dồn tích ( FRQ aq ), kế toán thận trọng ( FRQ tacc ) và chỉ số trung bình chất lượng BCTC ( FRQ index ) tương quan ngược chiều HQĐT Trong năm biến đo lường các đặc điểm của CEO thì có biến Tenure tương quan âm còn các biến còn lại đều tương quan dương với HQĐT Để đánh giá liệu rằng dữ liệu của mô hình hồi quy trong giai đoạn nghiên cứu có bị đa cộng tuyến hay không, kết quả được kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai(Variance Inflation Factors - VIF) của các biến độc lập thông qua Bảng 4.3 Theo nghiên cứu của Field (2013) khi VIF lớn hơn 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến NếuVIF lớn hơn 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến Như vậy, theo kết quả kiểm tra giá trị VIF của các biến độc lập rất thấp và nhỏ hơn 2, cao nhất là biến LnSize có giá trịVIF là 1.88 Kết quả này chứng minh rằng vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi quy.
Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bên cạnh việc kiểm tra đa cộng tuyến thì tính hiệu quả của các ước lượng hồi quy còn có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tự tương quan Hiện tượng này có thể làm sai lệch các sai số chuẩn và có thể gây ra nguy cơ kết quả hồi quy kém hiệu quả Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan cho dữ liệu bảng thì có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên theo Drukker (2003) kiểm định Wooldridge đòi hỏi ít giả định và dễ thực hiện hơn Do đó, tác giả tiến hành kiểm định tự tương quan của mô hình hồi quy tuyến tính cho dữ liệu bảng được thể hiện kết quả ở Bảng 4.4 Với giả thuyết
H 0 là không có hiện tượng tương quan chuỗi ( H 0 :σ 2 = 0) (Wooldridge, 2010) Kết quả kiểm định giá trị Prob=0.462 lớn hơn F=0.05 , do đó không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy Bên cạnh đó, nếu có sự hiện diện phương sai sai số thay đổi thì có thể gây ra hiện tượng nghiêm trọng là các ước lượng hồi quy không còn là ước lượng hiệu quả (Greene, 2003)
Bảng 4.4 Kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình hồi quy
Kiểm định tự tương quan Wooldridge test
Kiểm định phương sai thay đổi White’s test chi2 = 361.54
Nguồn: Tính toán của tác giả
Do đó, tác giả dùng kiểm định White để kiểm tra phương sai thay đổi (White’s test) có xảy ra đối với mô hình hồi quy đề xuất hay không, với giả thuyết H 0là phương sai không đổi ( H 0 =σ i 2 = σ 2 với mọi i ) Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng
4.4 cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Prob> chi 2=0.350> 0.05, chấp nhận H 0.
4.3.2 Kết quả phân tích ảnh hưởng đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC Để xem xét các đặc điểm của CEO gồm tuổi ( Age), nữ CEO (Female ), nhiệm kỳ (Tenure), chuyên môn TC-KT ( Edu ) và sự kiêm nhiệm của CEO( Dual) tác động như thế nào đến chất lượng BCTC Tác giả tiến hành phân tích hồi quy OLS về mối quan hệ này và kết quả được trình bày trong Bảng 4.5
Về các biến quan tâm như tuổi của CEO ( Age) , dựa trên nghiên cứu của Lin và cộng sự (2014), nghiên cứu này cũng sử dụng độ tuổi trung bình ( MeanH.765 ) làm tiêu chuẩn để phân loại CEO trẻ tuổi hay CEO lớn tuổi Age tác động khá mạnh và cùng chiều đến kế toán thận trọng ( FRQ tacc ) với các hệ số tương ứng ( β = 0.001, t=2.010) và giá trị thích hợp của thu nhập ( FRQ rv ) tương ứng ( β =¿ 0.024, t=2.160). Nhưng không tác động đến chất lượng dồn tích (FRQ aq ) và chỉ số trung bình của chất lượng BCTC ( FRQ index ) Kết quả này phù hợp với luận điểm của Huang và cộng sự (2012) là CEO lớn tuổi có đạo đức và thận trọng hơn CEO trẻ tuổi Do đó họ sẽ tham gia vào việc quản lý lợi nhuận một cách tích cực dẫn đến chất lượng BCTC tốt hơn, nhằm giảm chi phí vốn và tăng giá trị DN Ngoài ra, CEO lớn tuổi thì thận trọng trong việc tham gia quản lý lợi nhuận khi họ sắp đến tuổi về hưu (Davidson và cộng sự, 2007) và khả năng hành vi sai trái của họ càng ít (Schoepfer, 2007). Bên cạnh đó, giá trị thích hợp của thu nhập ( FRQ rv ) là giải thích sự thay đổi lợi nhuận cổ phiếu, được coi là một tín hiệu thông tin về cơ cấu trả thưởng (Francis và cộng sự, 2005) Ngoài ra, với kết quả Age tác động ngược chiều nhưng rất yếu với sự ổn định của thu nhập ( FRQ es ¿ càng khẳng định thêm rằng những CEO lớn tuổi ít tham gia vào việc điều chỉnh sự ổn định của thu nhập, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng BCTC càng cao (Zarowin, 2002) Một khi mức độ sự ổn định thu nhập càng cao có nghĩa là các CEO có nhiều khả năng tạo ra ảo tưởng cho nhà đầu tư về sự ổn định của hiệu quả hoạt động nhằm cố tình che giấu những biến động thực tế, điều này càng làm tăng tính bất cân xứng thông tin và giảm chất lượng BCTC Thật vậy, cơ chế chi trả thù lao cũng như cơ cấu trả thưởng là những yếu tố tài chính tạo động lực cho CEO.
Bảng 4.5 Kết quả phân tích ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC
Biến FRQ aq FRQ taac FRQ es FRQ rv FRQ index
Industrydummy Yes Yes Yes Yes Yes
Ghi chú: FRQ ¿ aq Chất lượng dồn tích; FRQ ¿tacc Kế toán thận trọng; FRQ ¿ es Sự ổn định của thu nhập; FRQ ¿ rv Giá trị thích hợp của thu nhập; FRQ ¿ index Chỉ số trung bình chất lượng BCTC; Age Tuổi CEO; Female nữ CEO; Tenure Nhiệm kỳ CEO; Edu Chuyên môn TC-
Kết luận chương 4
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tiến hành lựa chọn PPNC phù hợp, đó là PPNC định tính kết hợp với PPNC định lượng Đầu tiên, tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu định tính làm cơ sở tiếp tục cho việc kiểm định mô hình đề xuất Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định chi tiết từng giả thuyết cụ thể và bàn luận những kết quả nghiên cứu trong phạm vi bối cảnh của VN. Chương tiếp theo, tác giả sẽ kết luận những kết quả nghiên cứu đạt được nhằm đưa ra các hàm ý lý thuyết và quản trị phù hợp đối với các bên liên quan.