1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

308 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Tạ Văn Vĩnh
Người hướng dẫn TS. Trần Hồng Hà, TS. Đặng Thành Lê
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 308
Dung lượng 6,1 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (25)
    • 1.1. Các công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 11 1.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (25)
      • 1.2.1. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu 16 (32)
      • 1.2.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (39)
    • 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án (43)
    • 1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu (45)
  • Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (49)
    • 2.1.1. Một số khái niệm (49)
    • 2.1.2. Sự cần thiết khách quan hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (55)
    • 2.1.3. Nguyên tắc, hệ thống, trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất (58)
    • 2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (65)
    • 2.2.2. chức Tổ bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (0)
    • 2.2.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (74)
    • 2.2.4. Đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch sử dụng đất (75)
    • 2.2.5. Xây dựng khung hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất (76)
    • 2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo kinh tế - xã hội, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu (78)
    • 2.2.7. ý kiến Lấy về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (0)
    • 2.2.8. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (80)
    • 2.2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 58 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (80)
    • 2.3.1. Yếu tố khách quan (82)
    • 2.3.2. Yếu tố chủ quan (83)
    • 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (86)
      • 2.4.1. Tại Hàn Quốc (86)
      • 2.4.2. Tại Trung Quốc (88)
      • 2.4.3. Tại Hà Lan (89)
      • 2.4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (91)
  • Chương 3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (96)
    • 3.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai (96)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (96)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (98)
      • 3.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai của đồng bằng sông Cửu Long (100)
    • 3.2. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (102)
      • 3.2.1. Giai đoạn 2011 - 2020 (102)
      • 3.2.2. Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (128)
    • 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (130)
      • 3.3.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất (130)
      • 3.3.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (136)
      • 3.3.5. Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, dự báo kinh tế - xã hội và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (139)
      • 3.3.6. Tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (140)
      • 3.3.7. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (140)
      • 3.3.8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (141)
    • 3.4. Nhận xét hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (142)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt được (142)
      • 3.4.2. Một số bất cập (145)
      • 3.4.3. Nguyên nhân bất cập (152)
  • Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (157)
    • 4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quy hoạch sử dụng đất 120 (157)
    • 4.2. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (162)
    • 4.3. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (164)
      • 4.3.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu (164)
      • 4.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (175)
      • 4.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (177)
      • 4.3.5. Tăng cường huy động nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (179)
      • 4.3.6. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (180)
      • 4.3.7. Nâng cao chất lượng, thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (182)
      • 4.3.8. Nâng cao hiệu quả lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (184)
      • 4.3.9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (187)
      • 4.3.10. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật (189)
  • KẾT LUẬN (48)
  • PHỤ LỤC (216)

Nội dung

Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Các công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 11 1.2 Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Tác giả Charles M Haar (2003), sách chuyên khảo “QHSDĐ”, công trình này được sử dụng giảng dạy cho các học phần thuộc khóa học về pháp luật QHSDĐ Cuốn sách được tác giả kết cấu thành 08 chương trong đó hai giá trị cốt lõi được đề cập đến là quá trình các quyết định sử dụng đất được thực hiện như thế nào ? Đồng thời nhấn mạnh các nhà luật pháp và nhà quy hoạch phải có cùng mục tiêu, tiếng nói chung trong quá trình thực hiện QHSDĐ [203] Paul Cheshire, Stephen Shepparnd (2015), Kinh tế học phúc lợi của QHSDĐ, Tạp chí Journal of Urban Economics Bài viết tạp chí khoa học này đã trình bày phương pháp thực nghiệm để đánh giá các lợi ích và chi phí của QHSDĐ Đồng thời chỉ rõ kỹ thuật này được áp dụng trong bối cảnh thị trường và hệ thống quy hoạch của Vương quốc Anh và Bắc Ai Len. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích, nhấn mạnh đến việc xác định các lợi ích tổng hợp, lợi ích ròng trong việc sử dụng đất mang lại và ý nghĩa của việc phân bổ lợi ích này trong cộng đồng Kết quả nghiên cứu khẳng định lợi ích mang lại từ việc QHSDĐ đúng đắn là rất lớn [199].

Monica Digregorio (2017), Tích hợp BĐKH trong lĩnh vực QHSDĐ:

Giảm nhẹ, thích ứng và các mối liên kết, Tạp chí Environmental Sciences &

Policy, số 67/2017 Tác giả đã phân tích nội hàm khái niệm tích hợp BĐKH trong lĩnh vực QHSDĐ đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết khách quan phải tích hợp BĐKH vào các QHSDĐ để giảm thiểu đáng kể những tổn hại về kinh tế và môi trường trong tương lai đồng thời khai thác sức mạnh tổng hợp do sự tích hợp này mang lại Tác giả cũng khẳng định việc tích hợp này đòi hỏi phải: thống nhất mục tiêu ứng phó BĐKH với các mục tiêu phát triển khác, sự gắn kết chính sách về BĐKH với mục tiêu phát triển; thống nhất mục tiêu ứng phó BĐKH theo chiều dọc (các ngành, các lĩnh vực) và theo chiều ngang (từ dẫn chứng khoa học khi nghiên cứu về QHSDĐ tại In-đô-nê-xi-a [202].

Isao Endo (2017), Phương pháp QHSDĐ theo hướng lồng ghép ứng phó với BĐKH vào địa phương quy mô nhỏ, Tạp chí khoa học Sustainable

Cities and Society, số 35/2017 Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của quá trình lồng ghép giữa chính sách ứng phó với BĐKH và QHSDĐ, đặc biệt là ở các khu vực thành thị Tuy nhiên, sự hiểu biết về cách thức lồng ghép này trên thực tế bị hạn chế mặc dù sự quan tâm ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á Một cách tiếp cận hiệu quả là cải thiện việc sử dụng đất trong mối quan hệ chặt chẽ với BĐKH Kết quả này có được khi tác giả tiến hành dự án thí điểm với chính quyền địa phương ở Silang-Sta Việc quản lý sử dụng đất đầu nguồn có sự tham gia của nhiều chủ thể với các công cụ khác nhau (ví dụ như mô phỏng kịch bản, đánh giá rủi ro) cho thấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu thực hiện không tốt và dự báo BĐKH không sát sẽ gia tăng lũ lụt xảy ra trong khu vực này [200].

Missy Stults (2017), Tích hợp BĐKH vào quy hoạch để hạn chế rủi ro:

Cơ hội và các ví dụ trong thực tiễn, Tạp chí khoa học Climate Risk

Management, số 17/2017 Tác giả đã đạt được một số kết quả nghiên cứu quan trọng như sau: Phân tích những thách thức do BĐKH mang lại tại Hoa

Kỳ trong vài thập niên qua bằng việc gia tăng các hiểm họa thiên nhiên dẫn đến chi phí khắc phục hậu quả do các tác động của BĐKH ngày càng lớn Vì vậy, để ứng phó với những tác động không mong muốn của BĐKH một nhóm cộng đồng địa phương đã tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch để giảm nhẹ rủi ro Tác giả đã phân tích 30 quy hoạch tại các địa phương của Hoa Kỳ Kết quả cho thấy 23/35 cộng đồng dân cư tại các địa phương trong phạm vi không gian nghiên cứu đã và đang thảo luận công khai về ảnh hưởng của BĐKH biểu hiện bằng việc gia tăng thiên tai Bên cạnh đó các hành động để giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng được tính đến để có thể sống được trong giai đoạn BĐKH gây ra các tác động không mong muốn Tuy nhiên, một hạn chế đáng kể là những hành động này chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong tổng số các hành động đề xuất trong kế hoạch và tập trung vào việc nghiên cứu, lập kế hoạch, tăng cường năng lực cho cộng đồng dân cư Mặt khác, rất ít cộng đồng dân cư có cam kết chính thức để thích ứng với BĐKH hay cam kết thiết lập các cơ chế rõ ràng để tích hợp (lồng ghép) BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch tại địa phương Như vậy, có thể khẳng định thẳng thắn rằng có sự thống nhất không cao trong việc tích hợp vấn đề BĐKH vào các quy hoạch giảm nhẹ rủi ro tại các địa phương của Hoa Kỳ [195].

Min Fan (2017), Đánh giá rủi ro môi trường và kinh tế dưới tác động của BĐKH đối với QHSDĐ trên toàn bộ khu vực đầu nguồn sông Teshio phía bắc Hokkaido, Nhật Bản, Tạp chí Sciences of the Total Environment, số 599 -

600 ngày 01/5/2017, Nhật Bản Tác giả thông qua nghiên cứu của mình đã khẳng định việc sử dụng đất và BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường với các mức độ, cường độ khác nhau trong các lưu vực sông Để có được kết quả này, tác giả đã sử dụng mô hình phân tích rủi ro theo chức năng (SERF) để đánh giá rủi ro về kinh tế và môi trường do bốn kịch bản BĐKH mang lại đối với việc sử dụng đất tại khu vực đầu nguồnTeshio ở phía bắc Hokkaido, Nhật Bản Trong kịch bản BĐKH thứ nhất tác giả nhận thấy năng suất cây trồng thấp, thu nhập của cộng đồng dân cư trong khu vực giảm đi nhưng tải lượng ô nhiễm từ đất nông nghiệp lại tăng lên điều này cho thấy BĐKH có thể làm giảm kinh tế của người dân Nhiệt độ và lượng mưa gia tăng cũng bồi đắp thêm lượng phù sa và gia tăng dinh dưỡng cho đất tại sông Teshio nhưng bên cạnh đó sự gia tăng của nhiệt độ và lượng mưa cũng làm nguy cơ rửa trôi cho khu vực đầu nguồn dẫn đến việc tăng tải lượng ô nhiễm Như vậy, BĐKH có thể dẫn đến nhiều rủi ro môi trường hơn.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy BĐKH gây ra rủi ro cao hơn cả về kinh tế lẫn môi trường và những tác động đó cao hơn những lợi ích về sử dụng đất trong lưu vực sông nghiên cứu Những phát hiện này sẽ giúp các nhà quản lý rừng đầu nguồn và người dân thận trọng hơn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường trên cơ sở QHSDĐ một cách tối ưu trước tác động không mong đợi của BĐKH [201].

Y Zhou và các cộng sự (2017), Ảnh hưởng của QHSDĐ (2006 - 2020) đối với tăng trưởng đất xây dựng ở Trung Quốc, Tạp chí Sciences of the Total

Environment, số 596 - 597 Tác giả Y Zhou và các cộng sự đã nêu bật vai trò của QHSDĐ với ý nghĩa là một công cụ quản lý của nhà nước đối với đất tại Trung Quốc và việc QHSDĐ cũng ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng kinh tế tại nước này Nhóm tác giả cũng chỉ ra thực tế hiện nay tại Trung Quốc rất ít nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để xác định chính xác hiệu quả của QHSDĐ nói chung và đất xây dựng tại các thành phố trên toàn Trung Quốc nói riêng Chính vì vậy, nghiên cứu này của nhóm tác giả nhằm đánh giá hiệu quả của QHSDĐ đối với phát triển đất xây dựng ở cấp thành phố tại Trung Quốc thông qua việc lấy 288 thành phố làm đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 Kết quả cho thấy việc thực hiện QHSDĐ có hiệu quả nhất định trong việc kiềm chế mở rộng đất xây dựng không theo quy hoạch Bên cạnh đó, hiệu quả thực hiện QHSDĐ có sự khác biệt về thời gian. Cuối cùng, để nâng cao hơn nữa hiệu quả và thành công của QHSDĐ, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp, gợi ý để thực hiện hoạt động này được tốt hơn trong tương lai tại Trung Quốc [204].

Mark R Stevens, Maged Senbel (2017), QHSDĐ đô thị có phù hợp với sự BĐKH toàn cầu, Tạp chí Land Use Policy, số 68/2017 Nhóm tác giả đã chọn địa bàn nghiên cứu tại bang British Columbia của Ca-na-da và đạt được những kết quả khoa học như sau: Phân tích QHSDĐ hiện có tại bang British Columbia và đặt ra câu hỏi liệu các QHSDĐ này đã phù hợp với BĐKH toàn cầu hay chưa Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định rằng nội dung BĐKH trong các QHSDĐ đã không thay đổi nhiều từ năm 2011 đến năm 2015 Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã gợi ý một số giải pháp để các đô thị tiến hành QHSDĐ phù hợp hơn với quá trình BĐKH trong tương lai [205].

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2017), Một số ý kiến về quản trị vùng, Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với

BĐKH, thành phố Cần Thơ Trong tham luận quan trọng này, UNDP nhấn mạnh đến việc cần thống nhất một số nguyên tắc quan trọng thể hiện trong quy trình và kết quả của quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL với cách tiếp cận hài hòa có sự phối hợp chứ không tách biệt, gây mâu thuẫn; thực hiện quy hoạch phải được tham vấn theo nguyên tắc dân chủ cơ sở để người dân cùng với đại diện của họ được tham gia tích cực vào mọi công đoạn; đầu tư ưu tiên phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả và bền vững vùng; quản lý nước phải thực sự tổng hợp vì nước cần cho nhiều ngành và địa phương với những lợi ích có thể cạnh tranh hoặc mâu thuẫn với nhau UNDP tin rằng các công cụ quan trọng sẽ được sử dụng để xây dựng quy hoạch tổng thể tại ĐBSCL và đề xuất, gợi ý một số giải pháp cụ thể để hiện thực hoá các mục tiêu của quy hoạch vùng ĐBSCL [81].

Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam (2013), Kế hoạch ĐBSCL,

Hà Nội Bản Kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng một vùng Đồng bằng an toàn, trù phú Kế hoạch ĐBSCL bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Một là, phương pháp tiếp cận xây dựng Kế hoạch ĐBSCL

[42, tr.12- 19]; Hai là, trình bày hiện trạng của ĐBSCL với những tiềm năng và thách thức lớn; Ba là, các kịch bản phát triển KT-XH có thể xảy ra ở vùng Đồng bằng Các chính sách và kịch bản cho vùng ĐBSCL để ứng phó với những điều không chắc chắn; Các chính sách trong quá khứ và hiện tại; Các kịch bản trong tương lai tiềm năng và đáng tin cậy; Bốn là, tầm nhìn kinh tế dài hạn sống chung với lũ ở ĐBSCL Khai thác lợi thế cạnh tranh của Vùng để phát triển kinh tế;

Năm là, tăng cường hiệu quả thể chế tại vùng ĐBSCL; Sáu là, tính bền vững và những biện pháp quản lý lũ Các vấn đề về tài nguyên cần được xem xét giải quyết trong các kịch bản khác nhau cho vùng trên, vùng giữa và vùng ven biển [42,tr.101-121]; Bảy là, lộ trình cho Chương trình ĐBSCL [42, tr.123- 130].

Có thể nói Kế hoạch ĐBSCL năm 2013 là minh chứng sinh động quan trọng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và sự hỗ trợ quý báu của Chính phủ Hà Lan đối với Việt Nam Trong qúa khứ Vương quốc Hà Lan đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐBSCL năm 1993 và nhiều chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực khác để xây dựng ĐBSCL phát triển an toàn, thịnh vượng.

1.2 Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

1.2.1 Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu

Viện Chiến lược phát triển (2011), Nghiên cứu các giải pháp ứng phó

Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án

Sau khi tìm hiểu nội dung nghiên cứu của các học giả nêu trên, tác giả luận án nhận thấy các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, sách tham khảo, chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành chủ yếu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QHSDĐ dưới góc độ tiếp cận của các khoa học khác nhau Có thể tóm tắt những kết quả đạt được trong các công trình khoa học của các tác giả nêu trên như sau:

Làm rõ nội hàm khái niệm BĐKH, thống nhất khẳng định BĐKH đã, đang và sẽ ngày càng có những tác động không nhỏ đối với việc phát triển KT-

XH của các quốc gia Từ những tác động này chính phủ các nước cần có những giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn để hạn chế những tác động của BĐKH đối với nền KT-XH của các quốc gia Các học giả cũng cho rằng mặc dù BĐKH mang đến nhiều tác động bất lợi nhưng cũng là cơ hội để chính phủ các nước có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cách thức quản trị để vừa khắc phục những tác động không mong muốn của BĐKH nhưng cũng tận dụng được cơ hội để điều chỉnh nền KT- XH theo hướng thân thiện với môi trường. Đối với ĐBSCL, các công trình khoa học đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các tỉnh, thành phố trong Vùng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và khẳng định Đồng bằng đã, đang và sẽ chịu những tác động không nhỏ của BĐKH, nước biển dâng Nếu không có những giải pháp khả thi trong thời gian tới thì ĐBSCL sẽ đứng trước những thách thức khó lường Trên cơ sở xác định mối nguy hiểm của BĐKH đối với sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia nói chung và phát triển KT-XH các tỉnh, thành phố ĐBSCL nói riêng, các công trình nhấn mạnh sự cần thiết phải ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) với BĐKH để phát triển bền vững tại khu vực này đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp để ứng phó với tình trạng BĐKH như: chuyển đổi mô hình phát triển; thay đổi sinh kế cho người dân; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để thay đổi thói quen canh tác, giảm những tác động bất lợi do BĐKH đưa đến tại ĐBSCL. Đối với QHSDĐ, các công trình cũng phân tích nội hàm khái niệmQHSDĐ, trình bày vai trò, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc, nội dung…của quá trình QHSDĐ Các công trình khoa học cũng khẳng định vai trò quan trọng của

QHSDĐ đối với sự phát triển KT-XH của các quốc gia và mỗi vùng cả hiện tại và trong tương lai Đối với nước ta, QHSDĐ được khẳng định là một nội dung quan trọng của QLNN về đất đai đã được pháp luật ghi nhận trong Luật Đất đai

2013 và các VBQPPL liên quan.

Các công trình nghiên cứu khẳng định sự tiến bộ của quy hoạch tích hợp so với quy hoạch truyền thống, đặc biệt là các công trình của các học giả nước ngoài Trong các công trình nghiên cứu của mình, các học giả đã làm rõ nội hàm khái niệm quy hoạch tích hợp, so sánh sự giống và khác nhau so với các quy hoạch truyền thống thông thường Tuy nhiên, thông qua các công trình đó các học giả cũng nhận định để thực hiện được quy hoạch tích hợp thì cần phải có sự quyết tâm rất lớn vì đây là lĩnh vực khó, phức tạp nên việc tổng kết kinh nghiệm chưa được đầy đủ và hệ thống.

Các công trình khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại ĐBSCL đối với việc phát triển KT-XH,đảm bảo an ninh quốc phòng; trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn vềQHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL.Quá trình tích hợp này cần được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học và gắn với thực tiễn để bố trí, phân bổ quỹ đất đai hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai, tăng giá trị sử dụng đất và tăng cường sự tham gia của người dân, của các nhà khoa học, các chuyên gia, những người tâm huyết với hoạt động QHSDĐ Ngoài ra, các học giả cũng cho rằng để thực hiện được QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.

Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận án cần có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH, tác giả luận án xác định những nội dung đề tài cần tiếp tục nghiên cứu như sau:

Một là, phân tích, hệ thống hoá, bổ sung cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH phù hợp với pháp luật đất đai tại Việt Nam hiện hành dưới góc độ tiếp cận của khoa học quản lý công Trong đó, cơ sở khoa học sẽ tập trung luận giải các vấn đề sau: QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH (một số khái niệm; sự cần thiết khách quan hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH và nguyên tắc, hệ thống, nội dung QHSDĐ); Phân tích nội dung QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH với các nội dung về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện VBQPPL; tổ chức bộ máy QLNN; kiện toàn đội ngũ CBCC; đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính; xây dựng khung hướng dẫn tích hợp; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH…Trình bày những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; Phân tích kinh nghiệm quốc tế và bài học tham khảo đối với Việt Nam về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH.

Hai là, nghiên cứu thực trạng QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng

BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể các vấn đề cần nghiên cứu bao gồm: Khái quát về ĐBSCL và ảnh hưởng của BĐKH đối với tài nguyên đất đai; QHSDĐ giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL; Thực trạng QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL (Tổ chức thực hiệnVBQPPL; Tổ chức bộ máy QLNN; Kiện toàn đội ngũ CBCC; Đảm bảo, huy động nguồn tài chính; Hợp tác quốc tế; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật…); Nhận xét hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL.

Ba là, đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quan điểm của Đảng, phương hướng phát triển KT-

XH, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các tỉnh, thành phố ĐBSCL Các giải pháp cơ bản cần tập trung nghiên cứu bao gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung VBQPPL về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH và các QHSDĐ giai đoạn 2011- 2021, 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN; Nâng cao nhận thức, kiện toàn đội ngũ CBCC; Bảo đảm, huy động nguồn tài chính; Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; Xây dựng khung hướng dẫn tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ; Thống nhất cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cao năng lực dự báo phát triển KT-XH, cập nhật kịch bảnBĐKH; Hợp tác quốc tế và thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án, tại Chương 1 của luận án tác giả đã tổng quan các công trình khoa học trên thế giới và ở trong nước nghiên cứu về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH Trên cơ sở đó tác giả đã nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đồng thời xác định những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu bao gồm:

Một là, phân tích, hệ thống hoá, bổ sung cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH phù hợp với pháp luật đất đai tại Việt Nam;

Hai là, nghiên cứu thực trạng QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở của các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011 –

2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ba là, đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quan điểm của Đảng, phương hướng phát triển KT-

XH, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL.

CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một số khái niệm

2.1.1.1 Quy hoạch sử dụng đất Để quản lý tài nguyên đất, các quốc gia hết sức coi trọng việc QHSDĐ vì đây là nguồn tài nguyên quan trọng, đặc biệt, hữu hạn và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT và ứng phó BĐKH. Nội hàm khái niệm QHSDĐ được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học và trong các VBQPPL Khái niệm, đặc điểm, quy trình QHSDĐ được nhiều nhà khoa học quan tâm đề cập có thể kể tới một số tác giả như TS Đoàn Công Quỳ, PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, PGS.TS Nguyễn Quang Học và các học giả khác Luật Đất đai 2013 có đề cập đến khái niệm QHSDĐ tại Khoản

2, Điều 3, Chương I, theo đó QHSDĐ được hiểu “là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT và thích ứng BĐKH trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” [109, tr.1].

Kế thừa kiến thức của các nhà khoa học, các học giả đi trước, tác giả luận án quan niệm QHSDĐ như sau: “QHSDĐ là việc Nhà nước sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bố trí quỹ đất, khoanh vùng, phân bổ đất đai cho các hoạt động phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT trong một khoảng thời gian cụ thể để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên đất đai và ứng phó với BĐKH”.

Như vậy, QHSDĐ được hiểu là một trong những nội dung QLNN về đất đai, chỉ có Nhà nước mới đủ tính chính danh về pháp lý, tiềm lực, nguồn lực về tài chính, con người, khoa học kỹ thuật để tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, điều chỉnh QHSDĐ Ở Việt Nam do đặc thự ắ diện tích cả nước là đồi núi, quỹ đất khiêm tốn so với tổng dân số, lại đang chịu nhiều tác động bất lợi của BĐKH nên vấn đề QHSDĐ khả thi ngày càng trở lên bức thiết QHSDĐ có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thể tiến hành QHSDĐ là Nhà nước vì chỉ có Nhà nước mới có sự chính danh được pháp luật cho phép tiến hành các hoạt động QHSDĐ trên phạm vi cả nước và tại các địa phương theo phân cấp Hoạt động QHSDĐ được quy định trong pháp luật về đất đai và chính hoạt động này được tiến hành cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật chứ không phải được thực hiện một cách tuỳ tiện.

Thứ hai, QHSDĐ là một nội dung QLNN về đất đai Có thể nói đây là nội dung hết sức quan trọng trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước bởi vì tài nguyên đất đai là nguồn lực đặc biệt, là tài nguyên hữu hạn, mọi hoạt động sống của con người và phát triển KT-XH đều cần được phân bổ quỹ đất để tạo không gian phát triển Tuy nhiên, QHSDĐ cần được tính toán kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương trên cơ sở tổng quỹ đất hiện có và mỗi giai đoạn nhất định thì chủ trương về QHSDĐ cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba, QHSDĐ có tính pháp lý, là công cụ để Nhà nước quản lý vĩ mô nền KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT, ứng phó với BĐKH Đây là đặc điểm quan trọng vì thông qua việc bố trí, phân bổ, khoanh vùng đất đai thì Nhà nước sẽ tác động, điều chỉnh nền KT-XH phát triển theo định hướng đã đề ra tại mỗi giai đoạn, thời kỳ nhất định Sau khi QHSDĐ được thông qua và tổ chức thực thi trong thực tiễn thì mọi hoạt động KT-XH, các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và người dân cần nghiêm túc thực hiện QHSDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, QHSDĐ có tính tổng hợp, có thời gian nhất định Có thể nói do đặc thù mọi hoạt động sống của con người và quá trình phát triển KT-XH của Trung ương và địa phương đều cần không gian (quỹ đất) nên QHSDĐ có tính tổng hợp cao, liên quan, tác động đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, có tính “liên ngành, liên vùng” Mỗi kỳ QHSDĐ có thời gian nhất định, hiện nay theo quy định tại Luật Quy hoạch 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch thì QHSDĐ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh và có thời gian từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thứ năm, QHSDĐ có thể được điều chỉnh, hoàn thiện để phù hợp với những sự thay đổi về nhu cầu sử dụng đất nhưng cần được kiểm soát chặt chẽ Đây là nội dung rất quan trọng cho thấy QHSDĐ không phải là quy hoạch đóng mà chính là quy hoạch động, tức là trong quá trình triển khai trong thực tiễn, khi có sự thay đổi trong chủ trương, chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, BVMT, thích ứng BĐKH thì

QHSDĐ trong quy hoạch tỉnh có thể được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

BĐKH đã, đang và sẽ là chủ đề mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm, ứng phó của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nhà khoa học, chuyên gia đã đề cập đến khái niệm BĐKH trong các công trình nghiên cứu của mình Có thể kể tới một số các tác giả như GS.TS Trần Thục, GS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, GS.TS. Trần Hồng Thái, TS Tăng Thế Cường và các tác giả khác Ngoài ra, để tạo khung pháp lý cho hoạt động ứng phó BĐKH trong thực tiễn, hệ thống các VBQPPL hiện hành cũng đề cập, giải thích nội hàm khái niệm BĐKH, cụ thể có thể sơ lược như sau:

Bộ TN&MT quan niệm BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện thông qua việc dâng mực nước biển, hệ quả của việc tăng nhiệt độ toàn cầu [15, tr.29-36].

Luật Khí tượng thuỷ văn 2015 quan niệm “BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan” [110, tr.9-10].

Theo tác giả “BĐKH là quá trình thay đổi trạng thái khí hậu với các biểu hiện đặc trưng là sự gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan khó dự đoán trước, tác động kép đến phát triển bền vững”.

Như vậy, BĐKH không phải diễn ra ngay tức thì một sớm một chiều mà nó âm thầm hình thành sau những biến động phức tạp của tự nhiên và các hoạt động sống, phát triển KT-XH của chính con người BĐKH mang tính toàn cầu, liên châu lục, liên lục địa, liên ngành, liên vùng, tính phức tạp cao, rất tốn kém khi thiết kế, tổ chức thực thi các giải pháp ứng phó và kết qủa cũng cần được hình thành dần theo thời gian chứ không thể nóng vội Nhận thức được nội hàm khái niệm BĐKH có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra các chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm ứng phó với BĐKH ở cả hiện tại và tương lai Để có các giải pháp thích ứng với BĐKH thì việc tìm hiểu các nguyên nhân gây BĐKH có ý nghĩa quan trọng, để đánh giá tác động của BĐKH cần có một khoảng thời gian đủ dài, các chỉ số về khí tượng, thuỷ văn được quan trắc, đo đạc, ghi chép, theo dõi có hệ thống, có tính chính xác cao.

Ngoài ra, nghiên cứu về BĐKH cũng cần thấy rằng ngoài các tác động bất lợi với điển hình là sự gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan thì BĐKH cũng đặt ra vấn đề tạo cơ hội thay đổi, tái cấu trúc nền KT-

XH từ “nâu” sang “xanh”, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ mới để vừa thích ứng với BĐKH, vừa tận dụng những cơ hội do

BĐKH đưa đến để nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy KT-XH phát triển, BVMT, thúc đẩy phát triển bền vững.

2.1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu

Sự cần thiết khách quan hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

2.1.2.1 Xuất phát từ chức năng của nhà nước

Nhà nước tại các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng có hai chức năng chính là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Để quản lý xã hội nhà nước cần tạo khung pháp lý để quản lý trật tự xã hội, khung pháp lý này chính là hệ thống pháp luật Các quá trình phát triển KT-XH, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) luôn được nhà nước quản lý một cách chặt chẽ. Đối với các quốc gia nhà nước cần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất - tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông, lâm nghiệp, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian sống, tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi người dân.

2.1.2.2 Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Tài nguyên đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH của mỗi quốc gia Tại Việt Nam, Khoản 1, Điều 54, Hiến pháp năm 2013 có đề cập đến tài nguyên đất đai như sau:“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” [108, tr.11] Đối với nước ta, tài nguyên đất đai có lịch sử lâu đời và nhiều thăng trầm, gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm lịch sử Tài nguyên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, không gian sinh tồn của người dân, là nơi xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Tài nguyên đất có những chức năng cơ bản như: chức năng môi trường sống; chức năng sản xuất; chức năng cân bằng sinh thái; chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước; chức năng dự trữ; chức năng không gian sự sống; chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử; chức năng vật mang sự sống [96][98][102][188]. Đất đai là tài nguyên hữu hạn nên bất kỳ nhà nước nào cũng cần quản lý chặt chẽ để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm để vừa thúc đẩy KT-XH phát triển vừa BVMT, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH đã và đang có nhiều tác động cực đoan đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng. Ở nước ta, sớm nhận thức tầm quan trọng của tài nguyên đất đai là nguồn lực phát triển đặc biệt quan trọng, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để quản lý tài nguyên đất đai được chặt chẽ, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển trên phạm vi cả nước Từ Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 đến Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch

2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và hệ thống văn bản hướng dẫn các luật nêu trên đều có những quy định liên quan trực tiếp đến QHSDĐ, điều này thể hiện Nhà nước ta luôn coi đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng và cần được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật.

2.1.2.3 Xuất phát từ tác động kép của biến đổi khí hậu

Xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, BĐKH đã và đang có những tác động to lớn đến tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Các tác động của BĐKH đã tạo cơ hội cho nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, phát triển

“kinh tế xanh”, “kinh tế tuần hoàn”, thúc đẩy việc tìm tòi, nghiên cứu để có các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) nhưng kéo theo đó cũng đặt ra hàng loạt những thách thức, những khó khăn rất lớn đặc biệt là tại vùng ĐBSCL - nơi được các nước và các tổ chức quốc tế dự báo là một trong ba đồng bằng sẽ chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH trên toàn cầu.

BĐKH tác động đến các loại tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất đai, tài nguyên nước Đối với nguồn tài nguyên đất đai, BĐKH đã tác động làm gia tăng xói mòn, sạt lở đất, giảm độ màu mỡ của đất, mở rộng diện tích đất bị hạn hán, nhiễm phèn, nhiễm mặn Đối với các tỉnh, thành phố ĐBSCL các nguy cơ này ngày càng hiện hữu đáng lo ngại hơn bao giờ hết.

Trước những tác động của BĐKH đối với tự nhiên, môi trường và đời sống con người đã đặt ra vấn đề cần phải có những cách thức, giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực, không mong muốn mà BĐKH đưa đến, đồng thời với đó vẫn khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và BVMT Để giải được bài toán phức tạp này cần phải hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL, có nghĩa là cần tích hợp thích ứng BĐKH vào các khâu của quá trình QHSDĐ để vừa khai thác tối đa tiềm năng đất đai phục vụ phát triển KT-XH, đồng thời vừa BVMT, giảm thiểu, chung sống chủ động với những tác động của BĐKH gây ra.

2.1.2.4 Xuất phát từ những bất cập trong quá trình quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐ là hoạt động phức tạp, liên quan lợi ích của nhiều ngành KT-

XH, ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức, cá nhân và người dân có sử dụng đất. Thực tiễn QHSDĐ không phải giai đoạn nào, thời kỳ nào hoạt động này cũng phát huy được hết những giá trị tích cực của nguồn lực đất đai mà trái lại những bất cập của hoạt động QHSDĐ như việc tính toán chưa sát nhu cầu sử dụng đất dẫn đến hệ quả phân bổ không sát cho các ngành, các địa phương đã gây lãng phí tiềm năng đất đai, gia tăng ngân sách cho các hoạt động xử lý hậu quả của quy hoạch treo và nhiều ngành, nhiều địa phương khó có thể khắc phục được những bất cập của QHSDĐ của thời kỳ trước.

Những bất cập trong quá trình QHSDĐ đặt ra vấn đề cần hoàn thiệnQHSDĐ ở các giai đoạn tiếp theo, các kỳ QHSDĐ tiếp theo để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, gia tăng giá trị của nền kinh tế, thích ứng BĐKH được tốt hơn.

Nguyên tắc, hệ thống, trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất

2.1.3.1 Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 6, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 35, Chương IV được sửa đổi như sau:

Việc lập QHSDĐ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, QHSDĐ quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; Thứ hai, bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; Thứ ba, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; Thứ tư, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với BĐKH; Thứ năm, nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với QHSDĐ quốc gia [113].

Như vậy, thích ứng với BĐKH là nguyên tắc bắt buộc trong QHSDĐ, có nghĩa là hoạt động QHSDĐ phải tính toán và thể hiện được khả năng thích ứng với BĐKH từ tất cả các khâu của quá trình QHSDĐ.

2.1.3.2 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất

Hệ thống QHSDĐ ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với tình hình mới.

Bảng 2.1 Tổng hợp hệ thống QHSDĐ từ năm 2013 đến 2019

Căn cứ pháp lý Hệ thống QHSDĐ Kỳ quy hoạch

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan

(Ghi chú: QHSDĐ cấp tỉnh được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh - Khoản 1, Điều 36) (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Luật Đất đai 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 [109][113])

Kỳ QHSDĐ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng theo các quy định về QHSDĐ tại Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 (ngày 01/07/2014 mới có hiệu lực) Theo đó QHSDĐ cấp tỉnh là một cấp trong hệ thống QHSDĐ.

- Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Kỳ QHSDĐ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng các quy định mới về QHSDĐ theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Theo đó QHSDĐ cấp tỉnh sẽ được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (Khoản 1, Điều 36, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và Điểm l, Khoản 2, Điều 27, Luật Quy hoạch 2017) [111];[113].

2.1.3.3 Trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, về trình tự quy hoạch và QHSDĐ: Điều 7, Chương I, Luật Quy hoạch 2017 quy định trình tự trong hoạt động quy hoạch bao gồm 05 bước như sau:

Bước 2: Thẩm định quy hoạch;

Bước 3: Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; Bước 4: Công bố quy hoạch;

Bước 5: Thực hiện quy hoạch.

Các bước này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuần tự bước này xong mới đến bước tiếp theo Tại mỗi bước, Luật Quy hoạch 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và cácVBQPPL hướng dẫn thi hành luật đều quy định chặt chẽ về quy trình, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan Trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện trình tự trong hoạt động quy hoạch, trong đó có QHSDĐ.

Bảng 2.2 Các bước của quá trình QHSDĐ

Bước 1 Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản

Bước 2 Xây dựng các phương án quy hoạch

Bước 3 Thẩm định và phê duyệt phương án quy hoạch

Bước 4 Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch

(Nguồn: Đoàn Công Qùy và các cộng sự)

Trong quá trình nghiên cứu về QHSDĐ tác giả Đoàn Công Qùy và các cộng sự đã đề xuất 04 bước bao gồm: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản; Xây dựng các phương án quy hoạch; Thẩm định và phê duyệt phương án quy hoạch; Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

Thứ hai, về căn cứ và nội dung QHSDĐ:

-Giai đoạn từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/12/2018

Khoản 1, Khoản 2, Điều 39, Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ và nội dung QHSDĐ cấp tỉnh như sau:

+ Căn cứ lập QHSDĐ cấp tỉnh bao gồm: QHSDĐ cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng KT-XH, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp tỉnh kỳ trước; Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; Định mức sử dụng đất; Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất [109].

-Nội dung QHSDĐ cấp tỉnh bao gồm: Định hướng sử dụng đất 10 năm; Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong QHSDĐ cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh; Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng; Xác định diện tích các loại đất quy định tại Điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; Lập bản đồ QHSDĐ cấp tỉnh; Giải pháp thực hiện QHSDĐ [109].

- Giai đoạn từ ngày 20/11/2018 đến nay (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 được ban hành, trong đó có sửa đổi về QHSDĐ, KHSDĐ (Chương IV Luật Đất đai 2013).

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 tại Điều 39 quy định về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cụ thể như sau:

+ Căn cứ lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh bao gồm các căn cứ lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và 04 căn cứ sau: “Tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện phương án sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước; Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện; Định mức sử dụng đất; Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất” [113, tr.20].

+ “Nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch” [113, tr.20]. Điều 27, Luật Quy hoạch 2017 quy định về nội dung quy hoạch tỉnh trong đó có vấn đề phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện [111, tr.17].

Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch 2017 tại Khoản 7, Điều 28 quy định việc lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện (một nội dung của Quy hoạch tỉnh) trong đó có nội dung xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất,bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất do QHSDĐ quốc gia phân bổ và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh.

Bảng 2.3 Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất

(QHSDĐ cấp tỉnh sau khi tích hợp vào Quy hoạch tỉnh)

Căn cứ pháp lý Xác định chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Lịch sử lập hiến của Việt Nam cho thấy, quy hoạch với nghĩa là quy hoạch đất đai đã được đề cập tới tại Điều 20, Hiến pháp năm 1980, Điều 18, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 54 quy định “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” [108, tr.11].

Việc quy định tại Hiến pháp 2013 cho thấy vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với nền KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, BVMT, phát triển bền vững của đất nước.

Bảng 2.4 Tổng hợp các luật có điều chỉnh QHSDĐ từ ngày 01/07/2004 đến nay

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thời gian có hiệu lực

Từ Điều 21 đến Điều 30, Mục 2, Chương II

Từ Điều 35 đến Điều 51, Chương IV

(Ghi chú: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực đến ngày 31/12/2018)

2019 Điểm l, Khoản 2, Điều 27 Đang có hiệu lực

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

2019 Điều 6, Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai (Chương IV.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) Đang có hiệu lực

(Ghi chú: Từ ngày 01/01/2019 QHSDĐ được thực hiện theo Điều 6, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Như vậy, từ ngày 01/07/2004 đến nay có tổng số 04 luật điều chỉnh đến đất đai nói chung và QHSDĐ nói riêng Hiện nay thời kỳ QHSDĐ từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được điều chỉnh bởi Luật Quy hoạch 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018.

Các quy định của luật liên quan đến đất đai có sự sửa đổi, bổ sung liên tục Trong giai đoạn từ ngày 01/07/2004 đến nay có 04 luật điều chỉnh trực tiếp QHSDĐ và một số văn bản hướng dẫn thi hành luật nhưng, Luật Đất đai

2003 (có hiệu lực ở thời điểm lập nhiệm vụ QHSDĐ 2011 - 2015 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015) đến nay đã hết hiệu lực hoàn toàn Cụ thể như sau:

- Luật Đất đai 2003 (Luật số13/2003/QH11 ngày 26/11/2003) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/06/2014 thì hết hiệu lực Các quy định về QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 21 đến Điều 30, Mục 2, Chương II.

- Luật Đất đai năm 2013 (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014 Các quy định về QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất được thể hiện từ Điều 35 đến Điều 51 thuộc Chương IV (các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực đến ngày 31/12/2018). Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai để có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Đất đai 2013 để thuận lợi trong tổ chức triển khai thi hành Luật Tính đến ngày 03/8/2022, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành 84 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 gồm 25 nghị định và

59 thông tư, thông tư liên tịch (Bộ TN&MT chủ trì ban hành 46 thông tư) [10, tr.2] Sơ lược tên một số văn bản như sau:

+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023).

+ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất).

+ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 củaChính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực kể từ ngày01/9/2019.

+ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2021 (được sửa đổi tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023)…

Bộ TN&MT ban hành các thông tư:

+ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ TN&MT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ TN&MT quy định về hồ sơ địa chính;

+ Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ;

+ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017 của Bộ TN&MT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

+ Thông tư số 53/2017/TT-BTNMT ngày 04/12/2017 của Bộ TN&MT quy định ngưng hiệu lực thi hành Khoản 5, Điều 6, Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ TN&MT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành luật;

+ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ TN&MT quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tư số 11/2021/TT-BTNMT ngày 6/8/2021 của Bộ TN&MT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BTNMT ngày 28/02/2022 thông tư quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định qui định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Luật Quy hoạch 2017 (Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 Sau khi Luật Quy hoạch 2017 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch 2017 Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/05/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch 2017 Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/05/2019 hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch.

-Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch

Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Đội ngũ CBCC được nhắc tới ở đây bao gồm các CBCC đang thực thi nhiệm vụ quản lý đất đai nói chung, quản lý QHSDĐ nói riêng của các cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương và các cơ quan có liên quan đến quản lý quy hoạch.

Trước hết về năng lực đội ngũ CBCC nói chung có tác động mạnh mẽ đến quá trình thực thi công vụ, năng lực ở đây bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ Nếu thiếu một trong ba khía cạnh này thì CBCC không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao Kiến thức ở đây là kiến thức về ngành, lĩnh vực mình thực thi nhiệm vụ, kỹ năng ở đây là tổng hợp các hoạt động như làm việc nhóm, giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý thời gian, xử lý khủng hoảng và thái độ ở đây là tinh thần hợp tác, cầu thị, biết lắng nghe ý kiến của Nhân dân, thực sự phụng sự Nhân dân, thái độ tích cực này đối lập với sự vô trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu Nhân dân của một bộ phận không nhỏ CBCC hiện nay, nó cũng đối lập với việc một bộ phận CBCC “sáng cắp ô đi, tối cắp về” Theo Luật CBCC 2008 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 thì một trong các nguyên tắc trong thi hành công vụ là “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Có thể nói hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBCC chưa tích cực, chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác mà mình được giao, thậm chí có tình trạng quan liêu, vụ lợi trọng quá trình thực thi công vụ Có thể nói một số hạn chế này về năng lực của đội ngũ CBCC trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã làm gia tăng tình trạng khiếu nại,khiếu kiện về đất đai trên toàn quốc và gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

Dựa trên các quy định của pháp luật về QHSDĐ, đội ngũ CBCC biết được nhiệm vụ, quyền hạn của mình được pháp luật quy định thế nào để căn cứ vào đó thực hiện công vụ và qua đó cũng biết được những hành vi gì mà pháp luật về đất đai nghiêm cấm để không vi phạm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực đã tạo ra những lúng túng nhất định trong quá trình triển khai thi hành Luật và những yêu cầu bức thiết của cách mạng 4.0, chuyển đổi số, tác động củaBĐKH đòi hỏi đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH càng phải nâng cao chất lượng hơn nữa để thực hiện được tốt các nhiệm vụ được giao

Đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đảm bảo và huy động nguồn lực tài chính để lập, lấy ý kiến, thẩm định, quyết định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố, tổ chức thực hiện và báo cáo thực hiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH cần được bảo đảm, được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Việc đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngân sách nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đang có nhiều khó khăn nhất định Điều này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để huy động tốt hơn nguồn vốn ngoài ngân sách cho hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH.

Việc đa dạng hoá hình thức huy động nguồn lực tài chính để thực hiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay vì:

- Nguồn lực tài chính của Nhà nước (ngân sách nhà nước) phải cân đối rất nhiều khác khoản chi khác để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, BVMT và ứng phó với BĐKH Chính vì vậy việc giảm áp lực choNSNN ở Trung ương và địa phương đối với việc bố trí các khoản chi liên quan đến thích ứng BĐKH nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng càng trở lên cấp thiết.

- QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH là hoạt động phức tạp, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có sự điều chỉnh lớn nên nguồn lực tài chính để bố trí cho hoạt động lập (cần nhiều dữ liệu đầu vào), thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và điều chỉnh QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH có sự tăng lên.

- Đa dạng các hình thức huy động nguồn lực tài chính sẽ có tác dụng thu hút được nhiều hơn nguồn lực tài chính, bố trí được nhiều hơn nguồn tài chính để nâng cao chất lượng hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở cả hiện tại và tương lai.

Xây dựng khung hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất

Theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại phần danh mục các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với nội dung hoàn thiện cơ chế, chính sách đã xác định nhiệm vụ “Hướng dẫn lồng ghép (tích hợp) nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch” sẽ do Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì và dự kiến đến năm 2023 văn bản hướng dẫn lồng ghép (tích hợp) nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch (trong đó có QHSDĐ) sẽ được ban hành [160].

Nghiên cứu về tích hợp BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch đã được một số nhà khoa học tại Bộ TN&MT triển khai nghiên cứu Trong cuốn sách

“Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH” xuất bản năm 2012 nhóm tác giả gồm PGS.TS Trần Thục, TS Huỳnh Thị Lan Hương và ThS.Đào Minh Trang đến từ Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và Môi trường

Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và BĐKH) đã đề xuất khung hướng dẫn tích hợp BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH bao gồm 05 bước như sau:

Bước 2: Lựa chọn các biện pháp ứng phó (T2)

Bước 3: Tích hợp vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (T3) Bước 4: Thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã tích hợp vấn đề

Bước 5: Giám sát và đánh giá (T5) [131, tr.54-69].

Thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo kinh tế - xã hội, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu

Để tiến hành QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH thì một trong những dữ liệu đầu vào cho hoạt động này chính là hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thông qua việc thống kê, kiểm kê đất đai Điều 3, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xác định rõ mục đích thống kê, kiểm kê đất đai để “làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.

Dự báo phát triển KT-XH cũng là một nội dung đầu vào của quá trình QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH vì chất lượng của hoạt động dự báo này sẽ là yếu tố quan trọng để tính toán, khoanh vùng, bố trí, phân bổ tài nguyên đất trong một giai đoạn nhất định Chất lượng hoạt động dự báo phát triển KT-XH phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau và trên thực tế thì việc dự báo này dù cố gắng đến mấy cũng khó có thể dự báo hết được các khía cạnh của KT-XH trong tương lai vì phát triển KT-XH luôn có sự thay đổi, biến động khôn lường Ví dụ như đại dịch Covid 19 diễn ra trong hơn 2 năm qua là rất khó dự đoán trước, ít ai có thể ngờ tới đại dịch này gây tổn thất về người và của lớn như vậy đối với thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng.

Kịch bản BĐKH được Bộ TN&MT xây dựng và công bố lần đầu năm

2009, sau đó kịch bản này được cập nhật thường xuyên qua các năm 2012,

2016, kịch bản BĐKH mới nhất được Bộ TN&MT công bố năm 2020 Kịch bản BĐKH năm 2020 được xây dựng, công bố nhằm phục vụ cho việc đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực, khu vực và sử dụng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nói riêng [24].

2.2.7 Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đây là hoạt động có tính chất bắt buộc trong quá trình QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH, hoạt động này được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (nghị định, thông tư) và đến khi Luật Quy hoạch 2017 ra đời thì nội dung liên quan đến QHSDĐ đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật liên quan đến quy hoạch Các quy định lấy ý kiến về QHSDĐ gồm nội dung, hình thức, thời gian lấy ý kiến, trách nhiệm của chính quyền trong việc lấy ý kiến về QHSDĐ.

Mặc dù hoạt động lấy ý kiến về QHSDĐ đã được quy định cụ thể trong các VBQPPL nhưng trên thực tế hoạt động này có nơi có lúc còn bị coi nhẹ dẫn đến hiệu quả lấy ý kiến chưa đạt như mong muốn Hiện nay cần nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến vềQHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH để vừa tiết kiệm công sức, thời gian cho các cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư mà vẫn đảm bảo chất lượng lấy ý kiến Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng việc tiếp thu ý kiến sau khi góp ý cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thiện các nội dung của QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH.

2.2.8 Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH có vai trò hết sức quan trọng vì các quốc gia phát triển, các đối tác quốc tế như WB, UNDP, FAO, ADB có nhiều kinh nghiệm, nguồn lực trong việc tham vấn các vấn đề liên quan đến đất đai, trong đó có hoạt động QHSDĐ, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đã và đang có nhiều tác động đến tài nguyên đất đai.

Chính phủ Vương quốc Hà Lan đã giúp Việt Nam xây dựng bản Kế hoạch ĐBSCL hướng đến phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn cho một khu vực Đồng bằng an toàn, bền vững và trù phú, bao gồm các đề xuất chính sách và các giải pháp thực hiện Theo đó, Kế hoạch ĐBSCL là một tài liệu tham khảo cho Chính phủ Việt Nam để rà soát và có những điều chỉnh cần thiết các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch không gian và các quy hoạch ngành cho vùng ĐBSCL cũng như hướng dẫn cho việc ra quyết định, luật pháp và đầu tư cho khu vực này trong tương lai [42].

Ngoài ra, việc hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công, các nước thuộc Uỷ hội sông Mê Công quốc tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khai thác tối ưu nguồn nước sông Mê Công, chia sẻ cơ hội và tránh những tác động bất lợi việc phát triển thượng nguồn có ảnh hưởng đến ĐBSCL.

2.2.9 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đây là hoạt động được thực hiện liên tục, thường xuyên suy cho cùng là để pháp luật về đất đai nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH nói riêng được triển khai thực hiện nghiêm túc trên thực tế.Điều này đòi hỏi ở cả 04 trụ cột đó là: Sự nghiêm minh của pháp luật thanh tra; Sự minh bạch, trung thực, liêm chính của các cán bộ, thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ở cả Trung ương và địa phương; Sự hợp tác, trung thực của đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ quá trình thanh tra; Sự giám sát của người dân và các tổ chức ở cả khu vực công và khu vực tư Vai trò giám sát của người dân cũng hết sức quan trọng vì quyền giám sát của người dân đã được pháp luật quy định và đảm bảo. Đặc biệt trong bối cảnh cần tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ một cách gấp rút như hiện nay thì việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động này trở lên cấp thiết hơn.

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

2.3.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và chất lượng cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu Đây là yếu tố khách quan thứ nhất tác động đến việc QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH bởi vì:

- Tác động của BĐKH đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi đối với việc phát triển KT-XH nói chung và việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đất đai nói riêng Các tác động của BĐKH làm cho đất đai thoái hóa, phèn hóa, mặn hóa, gây xói lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, giảm các chất dinh dưỡng trong đất qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích và năng suất cây trồng Các tác động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khoanh vùng, bố trí đất đai cho các hoạt động phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và BVMT.

- Chất lượng cập nhật kịch bản BĐKH cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ bởi vì các tác động của BĐKH rất phức tạp, khó lượng hóa, các thông số và phương pháp dự báo không phải lúc nào cũng chuẩn xác và tối ưu Ngoài ra, sự thay đổi liên tục, khó dự đoán của trạng thái khí hậu cũng làm cho việc xây dựng các kịch bản BĐKH càng khó khăn hơn.

2.3.1.2 Tác động của các tài nguyên thiên nhiên khác đối với đất đai Đất đai có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt là với tài nguyên nước Đối với những nơi có hệ thống sông ngòi, kệnh rạch dày đặc thì việc QHSDĐ càng cần phải tính đến việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) để giảm thiểu những tác động bất lợi của việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên nước đối với tài nguyên đất đai như việc rửa trôi, xói mòn đất do tác động của sông ngòi, kênh rạch, thay đổi cấu trúc, hiện trạng của đất đai qua đó gây khó khăn nhất định cho việc QHSDĐ.

2.3.1.3 Sự phức tạp trong dự báo phát triển kinh tế - xã hội để tính toán, xác định chỉ tiêu sử dụng đất

Chất lượng dự báo phát triển KT-XH có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các địa phương Việc dự báo phát triển KT-XH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ thông tin đầu vào của quá trình dự báo, chất lượng xử lý thông tin, phương pháp thu thập, chất lượng CBCC xây dựng dự báo và có cả yếu tố tác động khách quan của quốc tế làm cho các thành tố KT-XH có sự biến đổi, gây khó cho quá trình dự báo phát triển KT-XH từ đó tác động bất lợi đến việc QHSDĐ.

Dự báo phát triển KT-XH không sát sẽ dẫn đến xác định nhu cầu sử dụng đất vượt quá nhu cầu thực tế hoặc không đủ quỹ đất để triển khai các hoạt động phát triển KT-XH, điều này sẽ làm việc khai thác, sử dụng quỹ đất lãng phí, kém hiệu quả.

Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH có vai trò hết sức quan trọng vì các quốc gia phát triển, các đối tác quốc tế như WB, UNDP, FAO, ADB có nhiều kinh nghiệm, nguồn lực trong việc tham vấn các vấn đề liên quan đến đất đai, trong đó có hoạt động QHSDĐ, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đã và đang có nhiều tác động đến tài nguyên đất đai.

Chính phủ Vương quốc Hà Lan đã giúp Việt Nam xây dựng bản Kế hoạch ĐBSCL hướng đến phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn cho một khu vực Đồng bằng an toàn, bền vững và trù phú, bao gồm các đề xuất chính sách và các giải pháp thực hiện Theo đó, Kế hoạch ĐBSCL là một tài liệu tham khảo cho Chính phủ Việt Nam để rà soát và có những điều chỉnh cần thiết các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch không gian và các quy hoạch ngành cho vùng ĐBSCL cũng như hướng dẫn cho việc ra quyết định, luật pháp và đầu tư cho khu vực này trong tương lai [42].

Ngoài ra, việc hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công,các nước thuộc Uỷ hội sông Mê Công quốc tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khai thác tối ưu nguồn nước sông Mê Công, chia sẻ cơ hội và tránh những tác động bất lợi việc phát triển thượng nguồn có ảnh hưởng đến ĐBSCL.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 58 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Đây là hoạt động được thực hiện liên tục, thường xuyên suy cho cùng là để pháp luật về đất đai nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH nói riêng được triển khai thực hiện nghiêm túc trên thực tế.Điều này đòi hỏi ở cả 04 trụ cột đó là: Sự nghiêm minh của pháp luật thanh tra; Sự minh bạch, trung thực, liêm chính của các cán bộ, thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ở cả Trung ương và địa phương; Sự hợp tác, trung thực của đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ quá trình thanh tra; Sự giám sát của người dân và các tổ chức ở cả khu vực công và khu vực tư Vai trò giám sát của người dân cũng hết sức quan trọng vì quyền giám sát của người dân đã được pháp luật quy định và đảm bảo. Đặc biệt trong bối cảnh cần tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ một cách gấp rút như hiện nay thì việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động này trở lên cấp thiết hơn.

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

Yếu tố khách quan

2.3.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và chất lượng cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu Đây là yếu tố khách quan thứ nhất tác động đến việc QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH bởi vì:

- Tác động của BĐKH đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi đối với việc phát triển KT-XH nói chung và việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đất đai nói riêng Các tác động của BĐKH làm cho đất đai thoái hóa, phèn hóa, mặn hóa, gây xói lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, giảm các chất dinh dưỡng trong đất qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích và năng suất cây trồng Các tác động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khoanh vùng, bố trí đất đai cho các hoạt động phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và BVMT.

- Chất lượng cập nhật kịch bản BĐKH cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ bởi vì các tác động của BĐKH rất phức tạp, khó lượng hóa, các thông số và phương pháp dự báo không phải lúc nào cũng chuẩn xác và tối ưu Ngoài ra, sự thay đổi liên tục, khó dự đoán của trạng thái khí hậu cũng làm cho việc xây dựng các kịch bản BĐKH càng khó khăn hơn.

2.3.1.2 Tác động của các tài nguyên thiên nhiên khác đối với đất đai Đất đai có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt là với tài nguyên nước Đối với những nơi có hệ thống sông ngòi, kệnh rạch dày đặc thì việc QHSDĐ càng cần phải tính đến việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) để giảm thiểu những tác động bất lợi của việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên nước đối với tài nguyên đất đai như việc rửa trôi, xói mòn đất do tác động của sông ngòi, kênh rạch, thay đổi cấu trúc, hiện trạng của đất đai qua đó gây khó khăn nhất định cho việc QHSDĐ.

2.3.1.3 Sự phức tạp trong dự báo phát triển kinh tế - xã hội để tính toán, xác định chỉ tiêu sử dụng đất

Chất lượng dự báo phát triển KT-XH có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các địa phương Việc dự báo phát triển KT-XH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ thông tin đầu vào của quá trình dự báo, chất lượng xử lý thông tin, phương pháp thu thập, chất lượng CBCC xây dựng dự báo và có cả yếu tố tác động khách quan của quốc tế làm cho các thành tố KT-XH có sự biến đổi, gây khó cho quá trình dự báo phát triển KT-XH từ đó tác động bất lợi đến việc QHSDĐ.

Dự báo phát triển KT-XH không sát sẽ dẫn đến xác định nhu cầu sử dụng đất vượt quá nhu cầu thực tế hoặc không đủ quỹ đất để triển khai các hoạt động phát triển KT-XH, điều này sẽ làm việc khai thác, sử dụng quỹ đất lãng phí, kém hiệu quả.

Yếu tố chủ quan

2.3.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đất đai Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của nhiều ngành KT-XH.Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao Hiến pháp năm 2013 cũng đề cập đến đất đai tại Điều

54 Để thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về đất đai, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch (Điều 6, sửa đổi một số điều của Luật Đất đai 2013) Sau khi các Luật này được ban hành, có hiệu lực thì hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành, tổ chức thực hiện để các quy định của pháp luật đất đai đi vào thực tế. Như vậy, chủ trương, đường lối của Đảng đối với đất đai có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động QHSDĐ tại Việt Nam, các VBQPPL về QHSDĐ phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực này.

2.3.2.2 Nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

Nhận thức, năng lực của đội ngũ CBCC có tác động trực tiếp đến chất lượng của trình tự QHSDĐ theo hai chiều tích cực và hạn chế Khi nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của QHSDĐ thì đội ngũ CBCC sẽ có sự thay đổi hành vi trong thực tế và đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện QHSDĐ, có những sáng kiến, cải tiến, góp ý có chất lượng để hoàn thiện QHSDĐ và ngược lại.

Năng lực của đội ngũ CBCC được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và thái độ Nếu ba thành tố này hội tụ được trong mỗi CBCC thì sẽ thúc đẩy hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH được thành công và ngược lại.

Nguồn lực tài chính có tác động quan trọng đối với việc hoàn thiệnQHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH vì có nguồn lực này mới có thể triển khai được trình tự QHSDĐ, mới giải quyết được bài toán và nội dung QHSDĐ trên thực tế Ngoài ra, nguồn lực tài chính còn góp phần chi trả lương, thưởng và các chế độ khác cho đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ ở các cấp Trung ương và địa phương Việc huy động, sử dụng, quản lý nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH đã được pháp luật về quy hoạch và đất đai quy định tương đối cụ thể.

2.3.2.4 Chất lượng của việc thống kê, kiểm kê đất đai các cấp

Thống kê, kiểm kê đất đai là yếu tố đầu vào của quá trình QHSDĐ, thông qua hoạt động này Nhà nước sẽ nắm được diện tích, cơ cấu các loại đất, biến động đất đai qua các kỳ quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất và quỹ đất chưa sử dụng Điều này hết sức quan trọng đối với hoạt động QHSDĐ vì nếu thống kê, kiểm kê đất đai cho kết quả khách quan, trung thực và minh bạch thì việc phân bổ, khoanh vùng, xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các địa phương được khả thi và ngược lại.

Chất lượng của hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai phụ thuộc vào nhận thức, năng lực của đội ngũ CBCC, sự trung thực của thống kê viên, người làm công tác thống kê, kiểm kê, phương pháp, kỹ thuật, phương tiện và nguồn lực tài chính phục vụ thống kê, kiểm kê.

Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu

2.4.1 Tại Hàn Quốc Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 22/12/1992, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.100 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 72,3 tỷ USD, là đối tác lớn thứ hai về thương mại với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt

65 tỷ USD; là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) song phương lớn thứ hai của Việt Nam, riêng giai đoạn 2016-2020 đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD [208],[211].

QHSDĐ tại Hàn Quốc có hệ thống khá chặt chẽ, được chia thành 5 cấp với thời gian của kỳ quy hoạch có sự khác nhau rõ rệt, theo đó QHSDĐ cấp quốc gia (thời gian quy hoạch 20 năm), QHSDĐ cấp tỉnh (thời gian quy hoạch 20 năm), QHSDĐ vùng thủ đô; QHSDĐ cấp huyện, QHSDĐ vùng đô thị cơ bản (thời gian quy hoạch 10 năm) và sau 05 năm thì được điều chỉnh. QHSDĐ được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh Hệ thống QHSDĐ 5 cấp của Hàn Quốc là một hệ thống từ quốc gia đến cấp huyện, thời gian quy hoạch cao nhất là 20 năm, thấp nhất là 10 năm và được phép điều chỉnh quy hoạch.

QHSDĐ 5 cấp của Hàn Quốc được tham vấn ý kiến của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch theo hình thức nghị viện nhân dân để bảo đảm có sự tham gia góp ý của người dân đối với QHSDĐ các cấp Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân Trách nhiệm thực hiện quy hoạch giao cho chính quyền Chính quyền cấp nào chịu trách nhiệm lập quy hoạch cấp đó và trong đó có chỉ rõ trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về quy hoạch Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai - giao thông và Hàng hải phê duyệt, QHSDĐ cấp tỉnh do chính quyền tỉnh phê duyệt, QHSDĐ cấp huyện hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDĐ Nhà nước có chính sách bảo đảm tính khả thi của quy hoạch [14].

Việc phân cấp trong lập, phê duyệt QHSDĐ tại Hàn Quốc bảo đảm cho việc lập, phê duyệt QHSDĐ được nhanh chóng, bảo đảm tiến độ, phát huy vai trò của các cơ quan, chính quyền có thẩm quyền lập, phê duyệtQHSDĐ Đối với việc lồng ghép BVMT trong QHSDĐ tại Hàn Quốc cũng được các cơ quan, chính quyền quan tâm trong quá trình lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện QHSDĐ thể hiện ở việc quá trình lập quy hoạch đã có tính toán đến các tham số về môi trường, về thích ứng BĐKH để tổ chức lậpQHSDĐ được khả thi nhất có thể.

Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 18/01/1950 Năm 2021, GDP của Trung Quốc đạt khoảng 18 nghìn tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc gần 56 tỷ USD và nhập khẩu xấp xỉ 110 tỷ USD [208].

Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm QHSDĐ của Trung Quốc do Bộ TN&MT tiến hành cho thấy, QHSDĐ được luật pháp Trung Quốc quy định rất chặt chẽ, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng QHSDĐ trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ QHSDĐ tại Trung Quốc được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và cấp xã và tuân thủ các nguyên tắc phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác, sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất… Nội dung QHSDĐ cấp quốc gia gồm 16 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm sau: Nhóm các chỉ tiêu phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt và nhóm các chỉ tiêu được thực hiện linh hoạt Kỳ QHSDĐ của các cấp là 10 năm.

Hàng năm, căn cứ vào QHSDĐ được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Hoạt động giao chỉ tiêu này dựa trên các căn cứ pháp lý, các quy định chặt chẽ để kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tránh phá vỡQHSDĐ các cấp Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục đích khác phi nông nghiệp phải được cấp có thẩm quyền tại TrungQuốc phê duyệt Trường hợp QHSDĐ bị vi phạm thì tùy mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi [14] QHSDĐ 4 cấp tại TrungQuốc có sự chặt chẽ về hệ thống và chế tài của pháp luật trong việc lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện QHSDĐ rất mạnh đặc biệt là với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người dân có vi phạm pháp luật về QHSDĐ.

Nhấn mạnh quan điểm QHSDĐ gắn chặt với BVMT, Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp để hiện thực hóa quan điểm này thể hiện ở việc các phương án QHSDĐ đều tính toán đến các thông số môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, hạn chế tác động của BĐKH và các hiện tượng tự nhiên cực đoan.

Vương quốc Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 9/4/1973 Tại Việt Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL, Chính phủ Vương quốc Hà Lan đã và đang có nhiều chương trình, dự án, kế hoạch để hỗ trợ các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong việc ứng phó với BĐKH vì mục tiêu phát triển an toàn, trù phú, thịnh vượng cho vùng ĐBSCL.

Theo Bộ TN&MT Việt Nam, việc lập QHSDĐ tại Vương quốc Hà Lan được tiến hành trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá các tham số ở các địa phương: tham số kỹ thuật (chất lượng đất, đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng, các khả năng cải thiện với bên ngoài); tham số kinh tế (tiềm năng phát triển kinh tế); tham số văn hoá - xã hội (công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá; các giá trị và tiêu chuẩn xã hội; tham số môi trường Điều này sẽ giúp chính quyền có được cái nhìn tổng quát và chi tiết nhất về đặc điểm của từng vùng, lãnh thổ từ đó việc lập QHSDĐ được khả thi, có chất lượng cao hơn.

Hà Lan cũng thực hiện phân cấp trong QHSDĐ, theo đó QHSDĐ cấp quốc gia do Ủy ban Quy hoạch không gian nhà nước, Cơ quan Quy hoạch không gian nhà nước và Hội đồng tư vấn quy hoạch không gian tham mưu, đề xuất với Nghị viện và Chính phủ Hà Lan phê duyệt. Đối với cấp tỉnh, thẩm quyền phê duyệt QHSDĐ thuộc về Hội đồng tỉnh và Ban chấp hành Hội đồng tỉnh về đất đai sau khi được Ủy ban Quy hoạch không gian tỉnh và Cơ quan quy hoạch không gian tỉnh đề xuất. Đối với cấp huyện có Phòng Quy hoạch cấp huyện, Hội đồng Huyện vàBan Chấp hành Hội đồng huyện Tuy nhiên, chỉ có các huyện lớn mới có

Quy hoạch cấp huyện Các huyện khác thuê các chuyên gia tư vấn tư nhân thực hiện các công việc quy hoạch như khảo sát, tư vấn và lập kế hoạch Huyện có 2 loại sơ đồ dùng cho chính sách quy hoạch là sơ đồ bố trí tổ chức và sơ đồ QHSDĐ Hội đồng huyện sau khi thông qua Sơ đồ sẽ báo cáo lên Ban chấp hành Hội đồng tỉnh và Cơ quan Quy hoạch không gian nhà nước [14],[210].

Là quốc gia có địa hình thấp và nhận thức được những tác động bất lợi của BĐKH đối với quá trình phát triển Chính phủ Hà Lan đã ưu tiên bố trí nguồn tài chính, nâng cao năng lực thích ứng BĐKH trong các chính sách, kế hoạch, trong đó có QHSDĐ và sử dụng tài nguyên nước Điều này thể hiện ở việc QHSDĐ của Hà Lan đều đã tính toán kỹ các tham số của BĐKH, cảnh báo ngập, cảnh báo lũ để xây dựng bản QHSDĐ có chất lượng, QHSDĐ cũng chú trọng không làm ảnh hưởng đến không gian thoát lũ tự nhiên Trong quá trình lập QHSDĐ, Chính phủ Hà Lan chú trọng sự tham vấn ý kiến của người dân, của các chuyên gia về quy hoạch nên đã có sự tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý của người dân để tạo sự đồng thuận trong việc lập, thực hiện QHSDĐ.

2.4.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nghiên cứu về QHSDĐ tại các quốc gia nêu trên vì những lý do sau đây:

- Cả ba quốc gia này đều chịu tác động của BĐKH toàn cầu và có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các cam kết, thoả thuận quốc tế về BĐKH.

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố bao gồm: thành phố Cần Thơ, các tỉnh

An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long với diện tích tự nhiên năm 2021 là 40.921,7 km2 (chiếm 12,35% diện tích cả nước), dân số là 17.422,6 nghìn người (chiếm 17,68% dân số cả nước), mật độ dân số là 426 người/km 2 [132, tr.90] ĐBSCL có tọa độ địa lý từ 8°33´ đến 11°1´ vĩ Bắc và 106°26´ đến 106°48´ kinh Đông, phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới trên bộ hơn 340 km, phía Đông Bắc giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây Nam, Nam và Đông Nam giáp vịnh Thái Lan, biển Đông với 360 nghìn km 2 vùng đặc quyền kinh tế, chiếm 23% diện tích bờ biển quốc gia [35], [42].

Nguồn tài nguyên đất đai của ĐBSCL thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với 8 nhóm đất chính Trong đó, đặc biệt quan trọng là nhóm đất phù sa, diện tích khoảng 1.184.857 ha (chiếm 31,66% diện tích đất đai toàn Vùng,chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất phù sa của cả nước) ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất thấp, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc ĐBSCL có một nền nhiệt cao và ổn định Lượng mưa bình quân cả Vùng đạt 1.520-1.580 mm, nhưng phân bố không đều ĐBSCL có lợi thế và tiềm năng biển rất lớn với 750 km chiều dài bờ biển (chiếm 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) và 360.000 km 2 diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế (chiếm37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước) Các vùng đất ngập nước chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL, là một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất [42],[61],[29] Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 của ĐBSCL là 4.092,2 nghìn ha (chiếm 12,35% cả nước), trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2.575,3 nghìn ha (chiếm 21,97% cả nước) Tuy nhiên, ĐBSCL là nơi có diện tích rừng và độ che phủ của rừng đạt mức rất thấp chỉ 5,8% [132, tr.570].

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của ĐBSCL đã tạo cho nơi này có những điều kiện đặc biệt thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, mở rộng giao thương với quốc tế và các địa phương phát triển năng động ở trong nước Hệ sinh thái tự nhiên phong phú, sông, ngòi, kênh, rạch dày đặc đã tạo cho ĐBSCL có đặc trưng văn hoá sông nước vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL chưa được phát huy tối đa nên năng suất, chất lượng tăng trưởng của kinh tế toàn Vùng chưa được như kỳ vọng và thực tế ĐBSCL chưa thật sự “cất cánh” đúng như mong đợi Hiện nay, ĐBSCL đang chịu tác động kép do BĐKH và nước biển dâng nên quá trình phát triển KT-XH nói chung và việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong đó đặc biệt là tài nguyên đất và tài nguyên nước đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBSCL là địa bàn có những thuận lợi nhất định về điều kiện KT-XH, tính đến ngày 31/12/2021 toàn ĐBSCL có 18 thành phố thuộc tỉnh, 5 quận, 10 thị xã, 101 huyện, 217 phường, 125 thị trấn và 1.263 xã [132, tr.40] Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở ĐBSCL sơ bộ năm 2021 là 51,8%

[132, tr.155], tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo là 14,6% [132, tr.159] trong khi tỷ lệ này trên cả nước là 26,1% Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép ở ĐBSCL có 1.820 dự án, vốn đăng ký 33.969,1 triệu đô la Mỹ (USD) [132, tr.281] Tổng doanh nghiệp đang hoạt động là 50.942 doanh nghiệp, chiếm 7,44% cả nước [132, tr.339].

Năm 2021 diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt sơ bộ ở ĐBSCL là 3.923,1 nghìn ha, chiếm 48,17% cả nước, sản lượng lương thực có hạt là 24.480,8 nghìn tấn, chiếm 50,68% sản lượng cả nước [132, tr.518], sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người ở ĐBSCL đạt 1.405,1 kg/người, lớn gấp 2,86 lần bình quân chung cả nước [132, tr.519, 520] Năm 2021 diện tích gieo trồng lúa sơ bộ là 3.898,6 nghìn ha, chiếm 53,85% cả nước [132, tr.522, 523], năng suất gieo trồng lúa cả năm là 62,4 tạ/ha, sản lượng lúa là 24.327,3 nghìn tấn, chiếm 55,47% cả nước [132, tr.526, 527] Ngoài ra, ĐBSCL còn là nơi có lợi thế lớn về nuôi trồng thuỷ sản với những kết quả ấn tượng như diện tích nuôi trồng thuỷ sản 811,6 nghìn ha, chiếm 71,89 % cả nước [132, tr.579], sản lượng thuỷ sản đạt 4.892.819 tấn, chiếm 55,64% cả nước [132, tr.586].

Có thể nói những điều kiện thuận lợi về KT-XH nêu trên sẽ tạo ra động lực để vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai Theo đó đến năm 2030 ĐBSCL phấn đấu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm, quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 đến 2,5 lần so với năm 2021 [80, tr.1, tr.2]. Điều kiện KT-XH của ĐBSCL đan xen cả những thời cơ và thách thức, một số chỉ tiêu KT-XH của Vùng trội hơn so với cả nước đặc biệt là về lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản Để có được những kết quả nổi trội về nông nghiệp, thuỷ sản nêu trên có nhiều lý do trong đó có sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, kinh nghiệm canh tác nông nghiệp Tuy nhiên, xét trên tổng thể nội lực để phát triển ĐBSCL vẫn chưa được khơi thông triệt để nên cơ hội phát triển KT-XH thật sự bứt phá của các tỉnh, thành phố trong Vùng vẫn còn ở dạng tiềm năng Chính vì vậy, việc khơi thông nguồn lực để ĐBSCL phát triển an toàn, trù phú, ấm no, thịnh vượng trong tương lai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó không thể không nhắc đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL vì đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL nói riêng.

3.1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai của đồng bằng sông Cửu Long

3.1.3.1 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Thứ nhất, sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa

- Theo Bộ TN&MT, đối với kịch bản BĐKH RCP4.5: Vào đầu thế kỷ trên toàn quốc nhiệt độ có mức gia tăng dao động từ 0,6÷0,8 , vào giữa thế℃ kỷ có mức tăng 1,3÷1,7 và đến cuối thế kỷ có mức tăng dao động từ 1,9÷2,4 ở℃ phía Bắc và 1,7÷1,9℃ ở phía Nam Đối với kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng dao động từ 0,8÷1,1 , đến giữa thế kỷ có mức tăng 1,8÷2,3 và đến cuối thế kỷ có℃ ℃ mức tăng 3,3÷4,0 ở phía Bắc, tăng 3,0÷3,5 ở phía Nam℃ ℃ [18].

Như vậy, ở cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều dự báo mức nhiệt độ gia tăng trên phạm vi toàn quốc Nhiệt độ gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy như làm suy giảm mực nước ngầm, tăng nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, thoái hóa đất, ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân và một số hiện tượng đáng quan ngại khác.

- Theo dự báo ở cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều ghi nhận sự gia tăng lượng mưa tương đương nhau trên phạm vi cả nước ở đầu thế kỷ (phổ biến từ 5÷10%), giữa thế kỷ (tăng 5÷15%) và khi đến cuối thế kỷ có phân bố lượng mưa tương tự như giữa thế kỷ (tăng 5÷15%), cá biệt theo dự báo có những khu vực lượng mưa gia tăng đột biến, đáng báo động [18].

Sự gia tăng lượng mưa sẽ gây những tác động bất lợi cho sản xuất và cuộc sống của người dân, gia tăng lũ quét, sạt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển,đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì nhiêu, gây ngập úng tại các đô thị và thậm chí cả các vùng nông thôn, canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đe dọa an ninh các hồ chứa nước, các công trình thủy điện và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.

Thứ hai, gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, nước biển dâng và tăng nguy cơ ngập úng trên diện rộng ở cả đô thị và nông thôn.

BĐKH được dự báo sẽ tác động làm gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan như tần suất, số lượng, cấp độ các cơn bão ngày càng tăng về cường độ, rút ngắn về thời gian và vùng ảnh hưởng rộng hơn BĐKH cũng sẽ làm gia tăng và kéo dài số ngày nắng, hạn hán gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân.

Theo kịch bản RCP4.5 đến năm 2050 trung bình mực nước biển dâng của toàn dải ven biển nước ta là 22 cm, đến năm 2100 nâng lên 53 cm Theo kịch bản RCP8.5 đến năm 2050 trung bình mực nước biển dâng của toàn dải ven biển Việt Nam là 25cm, đến năm 2100 là 73 cm Như vậy, cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều được dự báo có sự gia tăng đáng kể nước biển dâng. Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy như diện tích nhiều tỉnh, thành phố ven biển có nguy cơ giảm do nước biển dâng gây nên ngập [18; 24].

Như vậy, các kịch bản BĐKH cập nhật gần đây cho thấy mức độ tác động của BĐKH đối với KT-XH, sinh kế của người dân là ngày càng hiện hữu, đặc biệt có nhiều dẫn chứng cho thấy BĐKH tác động mạnh hơn dự báo Chính vì vậy, việc chủ động thích ứng BĐKH trong quá trình tổ chức lập quy hoạch nói chung, QHSDĐ nói riêng cần đặc biệt lưu tâm tính toán đến việc có các giải pháp thích ứng để chủ động đứng vững trước những tác động của BĐKH, đồng thời gia tăng các cơ hội do BĐKH đưa đến trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, thân thiện với môi trường.

3.1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai

Thứ nhất, suy giảm chất lượng đất, gia tăng tình trạng thoái hóa, mặn hóa, phèn hóa

Diện tích đất bị suy giảm độ phì của Vùng là 857.150 ha, chiếm 21,00% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất bị mặn hoá của Vùng là 688.423 ha, chiếm 16,87% diện tích tự nhiên chia làm 03 mức độ là: đất bị nhiễm mặn nặng, nhiễm mặn trung bình, nhiễm mặn ít Diện tích đất bị phèn hoá của Vùng là 436.001 ha, chiếm 10,68% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Vĩnh Long, Kiên Giang [20],[29],[76].

Thứ hai, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển có chiều hướng gia tăng

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 3.1 QHSDĐ đến năm 2020 và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố ĐBSCL

Tỉnh/thành phố/ loại đất

Năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 Điều chỉnh đến năm 2020

An Giang Đất nông nghiệp 297.433 84,10 286.858 81,11 290.035 82,01 Đất phi nông nghiệp 54.469 15,40 66.435 18,78 62.691 17,73 Đất chưa sử dụng 1.766 0,50 373 0,11 941 0,27 Đất khu kinh tế 26.583 7,52 30.729 8,69 Đất đô thị 32.856 9,29 54.641 15,45 54.641 15,45 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 1.502 0,42 1.902 0,54 Đất khu du lịch 818 0,23 957 0,27

Bạc Liêu Đất nông nghiệp 225.478 91,33 218.272 88,42 228.795 85,72 Đất phi nông nghiệp 21.394 8,67 28.600 11,58 30.725 11,51 Đất chưa sử dụng 897 0,36 0 7.378 2,76 Đất khu công nghệ cao Đất đô thị 21.623 8,76 73.536 29,79 48.174 18,05 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 755 0,31 755 0,31 Đất khu du lịch 246 0,10 1.824 0,74

Cần Thơ Đất nông nghiệp 115.320 81,85 107.848 76,54 109.690 76,23 Đất phi nông nghiệp 25.378 18,01 33.047 23,46 34.207 23,77 Đất chưa sử dụng 197 0,14 0 0 Đất khu công nghệ cao 200 0,14 Đất đô thị 47.078 33,41 58.790 41,73 58.959 40,97 Đất khu du lịch 235 0,17 2.666 1,89

4 Đồng Tháp Đất nông nghiệp 273.380 80,95 265.947 78,75 270.596 79,97 Đất phi nông nghiệp 64.315 19,05 71.748 21,25 67.789 19,44 Đất chưa sử dụng 0 0,00 Đất khu công nghệ cao 250 0,07 Đất khu kinh tế 31.936 9,44 Đất đô thị 13.769 4,08 18.309 5,42 17.451 4,99 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 7.016 2,08 7.313 2,17

Tiền Giang Đất nông nghiệp 191.325 76.28 175.20 69,74 182.570 72,72 Đất phi nông nghiệp 50.126 19,98 73.308 29,18 62.707 24,98 Đất chưa sử dụng 9.379 3,74 2.698 1,07 5.784 2,30 Đất khu kinh tế Đất đô thị 5.694 8.474 11,56 18.940 Đất khu du lịch 18 0,01 473 0,19

Kiên Giang Đất nông nghiệp 576.452 90,80 559.603 88,07 559.278 88,04 Đất phi nông nghiệp 52.990 8,35 75.789 11,93 75.808 11,93 Đất chưa sử dụng 5.411 0,85 0 0,00 164 0,03 Đất khu kinh tế 6.658 1,05 65.581 10,32 Đất đô thị 39.006 6,14 58.779 9,25 47.232 7,44 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 39.874 6,28 43.144 6,79 Đất khu du lịch 673 0,11 18.586 2,92

Trà Vinh Đất nông nghiệp 185.287 79,14 175.551 74,98 175.504 74,42 Đất phi nông nghiệp 47.932 20,47 58.505 24,99 59.776 25,35 Đất chưa sử dụng 897 0,38 60 0,03 546 0,23 Đất khu kinh tế 39.020 16,55 Đất đô thị 7.474 8,76 16.287 6,96 16.287 6,91 Đất khu du lịch 452 0,19 3.421 1,46

Sóc Trăng Đất nông nghiệp 276.690 83,55 262.064 79,13 263,087 79,44 Đất phi nông nghiệp 53.522 16,16 69.100 20,87 68.100 20,56 Đất chưa sử dụng 952 0,29 0 0,00 Đất khu kinh tế Đất đô thị 27.610 47.767 14,42 52.373 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 5.000 1,51 Đất khu du lịch 1.243 0,38

Vĩnh Long Đất nông nghiệp 117.332 78,39 110.881 74,08 113.582 74,44 Đất phi nông nghiệp 32.208 21,52 38.798 25,92 38.991 25,56 Đất chưa sử dụng 140 0,09 0 Đất khu kinh tế Đất đô thị 3.961 10.019 10.021 6,57 Đất khu du lịch 0 990

Long An Đất nông nghiệp 361.637 80,50 330.095 73,48 322.891 71,83 Đất phi nông nghiệp 87.598 19,50 119.140 26,52 126.603 28,17 Đất chưa sử dụng 0 Đất khu kinh tế 13.080 2,91 Đất đô thị 16.675 3,71 26.106 5,81 26.106 5,81 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 5.230 1,16 Đất khu du lịch 385 0,09

Hậu Giang Đất nông nghiệp 140.457 87,65 134.710 84,07 137.632 84,87 Đất phi nông nghiệp 19.750 12,32 25.535 15,93 24.538 15,13 Đất chưa sử dụng 37 0,02 Đất khu kinh tế Đất đô thị 22.173 13,84 37.648 25.994 16,03 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 2.805 2.643 Đất khu du lịch 15 857

Cà Mau Đất nông nghiệp 463.977 87,63 458.551 86,60 458.683 87,85 Đất phi nông nghiệp 56.533 10,68 66.801 12,62 58.853 11,27 Đất chưa sử dụng 8.977 1,70 4.135 4.583 0,88 Đất khu kinh tế Đất đô thị 29.666 100.474 37.715 7,22 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 17.519 24.775 Đất khu du lịch 919 6.000

Bến Tre Đất nông nghiệp 179.586 76,08 173.653 73,56 175.562 73,31 Đất phi nông nghiệp 56.068 23,75 62.409 26,44 63.558 26,54 Đất chưa sử dụng 408 0,17 0 355 0,15 Đất khu kinh tế Đất đô thị 7.003 2,97 18.571 7,87 18.571 7,75 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 2.584 1,09 2.733 1,16 Đất khu du lịch 4.147 1,76

(Nguồn: Bộ TN&MT giai đoạn 2010 - 2020)

Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ hai đã thông qua Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cấp quốc gia Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xét duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011 - 2015) của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL.

Tổng diện tích tự nhiên là 353.668 ha năm 2010 được giữ nguyên quy hoạch đến năm 2020 là 353.668 ha Cụ thể các nhóm đất như sau: Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 297.433 ha năm 2010 được quy hoạch đến năm 2020 là 286.858 ha, sau đó được điều chỉnh quy hoạch tăng lên 290.035 ha năm 2020 (cơ cấu giảm từ 84,10% năm 2010 xuống còn 82,01% năm 2020) nhưng vẫn là nhóm đất chiếm diện tích và cơ cấu lớn nhất trong các loại đất tại tỉnh An Giang Đất trồng lúa có diện tích và cơ cấu lớn nhất trong nhóm đất nông nghiệp lần lượt là 257.653 ha (cơ cấu 72,85%) năm 2010 được điều chỉnh giảm xuống còn 249.106 ha (cơ cấu 70,43%) vào năm 2020. Diện tích và cơ cấu đất trồng cây lâu năm, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh tăng diện tích và cơ cấu Đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất được điều chỉnh giảm cả về diện tích và cơ cấu.

Nhóm đất phi nông nghiệp điều chỉnh tăng từ 54.469 ha (cơ cấu 15,40%) năm 2010 lên 66.435 ha vào năm 2020, sau đó điều chỉnh quy hoạch giảm xuống còn 62.691 ha (cơ cấu 17,73%) vào năm 2020 Nhóm đất phi nông nghiệp được tỉnh An Giang chia thành 15 loại có diện tích và cơ cấu khác nhau Trong đó, đất quốc phòng, đất khu công nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất thương mại và dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất có di tích, danh thắng, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng, được điều chỉnh tăng cả về diện tích và cơ cấu Đất an ninh và đất ở tại nông thôn được điều chỉnh giảm. Đất chưa sử dụng được điều chỉnh giảm từ 1.766 ha năm 2010 xuống còn 373 ha theo quy hoạch đến năm 2020 sau đó được điều chỉnh quy hoạch tăng lên 941 ha năm 2020 Đất khu kinh tế điều chỉnh quy hoạch tăng từ 26.583 ha năm 2010 lên 30.729 ha năm 2020 Đất đô thị điều chỉnh quy hoạch tăng từ 32.856 ha năm 2010 lên 54.641 ha năm 2020 (sau điều chỉnh quy hoạch vẫn giữ nguyên như quy hoạch đến năm 2020 trước đây).

Nhóm đất nông nghiệp được quy hoạch theo hướng giảm từ 225.478 ha (cơ cấu 91,33%) xuống 218.272 ha vào năm 2020 sau đó được điều chỉnh quy hoạch lên 228.795 ha Trong đó, đất trồng lúa tăng từ 77.614 ha (cơ cấu 34,42%) lên 79.429 ha (cơ cấu 34,72%) Đất rừng phòng hộ tăng mạnh từ 4.570 ha (cơ cấu 2,03%) năm 2010 được điều chỉnh quy hoạch lên 11.249 ha (cơ cấu 4,92%) năm 2020 Các loại đất khác có mức điều chỉnh tăng, giảm nhẹ.

Nhóm đất phi nông nghiệp điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng lên từ 21.394 ha (cơ cấu 8,67%) năm 2010 lên 30.725 ha năm 2020 (cơ cấu 11,51%) Trong đó, chia thành 15 loại đất có điều chỉnh khác nhau Đất có di tích, danh thắng được điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm xuống (từ 136 ha năm 2010 xuống còn 61 ha năm 2020 Đất cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, trụ sở của tổ chức sự nghiệp chưa có số liệu đầy đủ nên không so sánh được biến động sau điều chỉnh quy hoạch, 11 loại đất còn lại được điều chỉnh quy hoạch chiều hướng tăng lên. Đất chưa sử dụng điều chỉnh quy hoạch tăng mạnh từ 897 ha (cơ cấu 0,36%) năm 2010 lên 7.378 ha (cơ cấu 2,76%) vào năm 2020 Đất đô thị được quy hoạch tăng mạnh từ 21.623 ha năm 2010 lên 73.536 ha năm 2020 sau đó được điều chỉnh giảm xuống còn 48.174 ha vào năm 2020.

Nhóm đất nông nghiệp được quy hoạch giảm từ 115.320 ha (cơ cấu81,85%) năm 2010 xuống còn 107.848 ha năm 2020, sau đó được điều chỉnh quy hoạch tăng lên 109.690 ha vào năm 2020 Trong đó, đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất với 91.627 ha (cơ cấu 79,45%) được điều chỉnh quy hoạch giảm xuống còn 76.530 ha (cơ cấu 69,77%) vào năm 2020 Đất trồng cây lâu năm có diện tích lớn thứ 2 với 20.683 ha (cơ cấu 17,94%) năm 2010 được điều chỉnh quy hoạch tăng lên 29.242 ha (cơ cấu 26,66%) vào năm 2020 Còn lại là các loại đất khác.

Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

3.3.1 Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 3.2 Tổng hợp Nghị quyết của Chính phủ xét duyệt QHSDĐ các tỉnh, thành phố ĐBSCL đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011 - 2015) và điều chỉnh QHSDĐ các tỉnh, thành phố ĐBSCL đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020)

QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 -

2020) Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

1 Vĩnh Long Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 21/12/2012

Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 12/01/2018

2 Cà Mau Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 09/01/2013

Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 07/10/2019

3 Hậu Giang Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 09/01/2013

Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 26/06/2018

4 Bến Tre Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 07/02/2013

Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 07/10/2019

5 Sóc Trăng Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 07/02/2013

Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 18/06/2018

6 An Giang Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/04/2013

Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/05/2018

7 Bạc Liêu Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 08/04/2013

Nghị quyết số 101/NQ-CP ngày 03/08/2018

8 Cần Thơ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04/05/2013

Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/05/2018

Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/05/2013

Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 19/06/2018

10 Long An Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 17/06/2013

Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 07/05/2018

11 Trà Vinh Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2013

Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 06/06/2018

Nghị quyết số 114/NQ-CP ngày 15/10/2013

Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 01/10/2018

13 Tiền Giang Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 06/01/2014

Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 18/06/2018

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011 - 2015 của các tỉnh, thành phố ĐBSCL được Chính phủ xét duyệt 13/13 tỉnh, thành phố (đạt 100%) Tuy nhiên, điều chỉnh QHSDĐ đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối giai đoạn 2016 - 2020 của các tỉnh, thành phố ĐBSCL được Chính phủ xét duyệt chỉ có 11/13 tỉnh, thành phố tính đến ngày 01/01/2019 Sau đó đến ngày 07/10/2019 thì hai tỉnh Cà Mau và Bến Tre mới được Chính phủ ban hành Nghị quyết điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).

3.3.1.2 Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và cả vùng ĐBSCL trong quá trình phát triển KT-XH, đảm bảo phát triển bền vững, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ TN&MT đã đề xuất QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL với 3 tiểu vùng (mỗi tiểu vùng có các nhóm tỉnh, thành phố) dựa trên các kịch bản BĐKH khác nhau. Định hướng QHSDĐ tại cả 3 tiểu vùng của ĐBSCL cho cả 03 kịch bản BĐKH đều có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, cụ thể là các quyết định sau: Quyết định số 783/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 (An Giang); Quyết định số 952/QĐ- TTg ngày 3/7/2020 (Hậu Giang); Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 8/5/2020 (Kiên Giang); Quyết định số 840/QĐ-TTg ngày 16/6/2020 (Tiền Giang); Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 (Bạc Liêu); Quyết định số 810/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 (Cà Mau); Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 (Bến Tre); Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 9/6/2020 (Trà Vinh); Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 27/04/2020 (Sóc Trăng); Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 20/07/2020 (thành phố Cần Thơ); Quyết định số 2249/QĐ-TTg ngày 29/12/2020 (Vĩnh Long); Quyết định số 522/QĐ- TTg ngày 16/04/2020 (Long An) và Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 05/08/2020 (Đồng Tháp).

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 Đây là khu vực đầu tiên trên cả nước được phê duyệt Quy hoạch vùng, điều này tạo thuận lợi cho các tỉnh, thành phố ĐBSCL tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan quy hoạch nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng.

3.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long thống nhất từ trung ương đến địa phương

Tổ chức bộ máy QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng vớiBĐKH được kiện toàn thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT

(có hiệu lực đến ngày 31/12/2022)

(Nguồn: Bộ TN&MT, có hiệu lực đến ngày 31/12/2022)

Tổng cục Quản lý đất đai là đơn vị thuộc Bộ TN&MT bao gồm 13 đơn vị (cơ quan thực hiện chức năng QLNN và đơn vị sự nghiệp) Cục Quy hoạch đất đai là một trong 13 đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý đất đai Theo Quyết định số 302/QĐ-TCQLĐĐ của Tổng cục Quản lý đất đai ngày 25/8/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quy hoạch đất đai Theo đó cơ cấu tổ chức của Cục bao gồm các đơn vị như sau: Văn phòng, phòng Quy hoạch đất đai; phòng Giao đất, cho thuê đất; phòng Điều tra, đánh giá tài nguyên đất Các Bộ, ngành khác theo phân cấp của Chính phủ cũng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động QHSDĐ. Đến ngày 22/9/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 22/9/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2022) Sau khi Nghị định 68/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 2828/QĐ- BTNMT ngày 25/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục BĐKH (có hiệu lực từ 01/11/2022), Quyết định số 2966/QĐ- BTNMT ngày 02/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Đất đai (có hiệu lực từ 01/01/2023) và Quyết định số 2962/QĐ- BTNMT ngày 02/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (có hiệu lực từ 01/01/2023).

Tại địa phương, UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL thống nhất QLNN về KT-XH trên địa bàn, trong đó có quản lý đất đai, 13 Sở TN&MT tỉnh, thành phố ĐBSCL đã kiện toàn phòng Quản lý đất đai hoặc Chi cục Quản lý đất đai trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai nói chung và QHSDĐ nói riêng tại địa phương, cụ thể:

- Phòng Quản lý đất đai: Sở TN&MT các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An;

- Chi cục Quản lý đất đai: Sở TN&MT các tỉnh, thành phố: Cần Thơ,

Cà Mau, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Đồng Tháp.

Pháp luật về đất đai hiện hành đã có quy định rõ trách nhiệm QLNN về đất đai từ Trung ương đến địa phương UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL đã thực hiện theo trách nhiệm được quy định tại Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch 2017, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT,theo đó

Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về nhiều lĩnh vực trong đó có quy hoạch Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của

Bộ về quy hoạch là …“chủ trì thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và quy hoạch tỉnh…Hướng dẫn bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch”.

Tổ chức bộ máy QLNN về QHSDĐ được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn, có sự phân công, phối kết hợp giữa các cơ quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL. Để thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã có sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo phân cấp của Chính phủ và quy định của pháp luật về đất đai.

Sau một thời gian nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân về việc thành lập một tổ chức điều phối cấp vùng cho khu vực ĐBSCL, ngày 12/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 825/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 – 2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH [158].

3.3.3 Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH đã được bố trí, sắp xếp tại tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL Từ năm 2011 đến nay, các tỉnh, thành phố ĐBSCL bình quân hàng năm đều tổ chức 2 đến 3 buổi tập huấn về QLNN đối với đất đai và QHSDĐ cho đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ trên địa bàn Chất lượng đội ngũ CBCC cũng đã được nâng cao cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ thực thi công vụ Đội ngũ CBCC trong quá trình tham mưu, thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ trên địa bàn cũng thường xuyên tự cập nhật kiến thức và có sự trao đổi với các nhà khoa học, các chuyên gia trên cả nước và tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong vùng ĐBSCL để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Nhận xét hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

3.4.1 Những kết quả đạt được

- QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) kỳ đầu và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2021) của các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã được Chính phủ xét duyệt Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng BĐKH.

-QHSDĐ đã bước đầu có sự tích hợp, tính đến các ảnh hưởng của BĐKH để có sự điều chỉnh theo hướng tăng giảm các loại đất trong cơ cấu chỉ tiêu sử dụng đất để giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH đối với sự phát triển của các tỉnh, thành phố ĐBSCL.

- Cơ cấu các loại đất trong QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH có sự chuyển dịch, giảm diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả cho giá trị cao hơn và giảm dần việc sử dụng quá nhiều nước trong quá trình canh tác Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang mục đích khác được các tỉnh, thành phố ĐBSCL xem xét đặc biệt thận trọng.

-Các tỉnh, thành phố ĐBSCL theo phân cấp đã tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch 2017, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018 và các văn bản hướng dẫn các luật này Trình tự QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH đã được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các khâu như lập, thẩm định, xét duyệt, công bố, thực hiện, giám sát thực hiện QHSDĐ.

-Tổ chức bộ máy quản lý về QHSDĐ được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương Tại 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL theo phân cấp của pháp luật đất đai, UBND các tỉnh, thành phố đã kiện toàn các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND các cấp quản lý QHSDĐ Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân công phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cũng đã được xác định rõ ràng, rành mạch tạo thuận lợi cho quá trình QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH.

-Số lượng và chất lương đội ngũ CBCC đã có những cải thiện nhất định, được sắp xếp, bố trí hợp lý hơn, năng lực đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã được nâng lên Từ nhận thức thay đổi dẫn đến hành vi có sự thay đổi, chú trọng hơn đến việc đề ra các giải pháp, biện pháp, sáng kiến công việc để thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn Đội ngũ CBCC cũng được tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, đãi ngộ theo quy định của pháp luật về CBCC và bị xử lý kỷ luật nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm, khuyết điểm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH.

- Đảm bảo và huy động nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL được thực hiện khá tốt Nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương đầu tư cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ về đất đai trong đó có QHSDĐ được chú trọng.

- Khung hướng dẫn tích hợp BĐKH vào QHSDĐ được Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT xác định là nhiệm vụ quan trọng và cần thực hiện gấp rút Đây là sự thành công về mặt nhận thức và đang được triển khai trên thực tế.

- Hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL được quan tâm và thực hiện toàn diện trên thực tế cả ở cấp độ quốc gia và địa phương Các đối tác phát triển như ADB, WB, UNDP, FAO và các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Bỉ đã và đang thực hiện các chương trình, dự án hợp tác, cung cấp tài chính thông qua việc cho vay, viện trợ không hoàn lại đối với các dự án thích ứng với BĐKH trong đó có QHSDĐ.

Ngoài ra, mối quan hệ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL với các nước thượng nguồn sông Mê Công cũng được quan tâm hơn vì việc khai thác, sử dụng chung nguồn nước sông Mê Công có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển KT-XH của các tỉnh, thành phố ĐBSCL Do tài nguyên nước có tác động rất lớn đến việc sử dụng tài nguyên đất đai nên mối quan hệ với các nước Tiểu vùng sông Mê Công càng trở lên bức thiết.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH bước đầu đạt được một số kết quả tích cực như: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại các địa phương được thanh tra Bộ TN&MT tiến hành thông qua thanh tra định kỳ và đột xuất, tại các địa phương thanh tra tỉnh, thành phố và thanh tra

Sở TN&MT cũng đã chủ động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Quyền giám sát của người dân đối với hoạt động QHSDĐ theo pháp luật đã được tổ chức triển khai trên thực tế Hình thức công bố QHSDĐ, lấy ý kiến người dân trong quá trình lập QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH đã được chú trọng hơn thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

- Hệ thống VBQPPL về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng nhất là khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực, cụ thể là:

+ Thực tế sau khi Luật Quy hoạch 2017 ra đời và có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng đã được Chính phủ ban hành cụ thể nhưng tổ chức thực hiện tại các địa phương còn nhiều lúng túng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 đã được ban hành và có Nghị định hướng dẫn trong đó có quy định rõ ràng, chi tiết về QHSDĐ nhưng các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung và các tỉnh, thành phố ĐBSCL nói riêng tổ chức thực hiện rất chậm.

+ Mặc dù thích ứng BĐKH đã được luật hóa (lần đầu tiên đề cập tại Luật Đất đai năm 2013) nhưng trên thực tế việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ còn chung chung, chưa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể nên mỗi địa phương có sự vận dụng khác nhau Ngay cả chỉ tiêu các loại đất pháp luật đã quy định cụ thể nhưng các tỉnh cũng xác định và tên gọi có sự khác nhau, không đồng nhất Cùng một chỉ tiêu sử dụng đất nhưng có tỉnh thống kê đầy đủ, có tỉnh lại chưa thống kê nên nhiều số liệu còn bỏ ngỏ dù quy định của pháp luật về QHSDĐ đã quy định nhất thiết phải thống kê, kiểm kê đất đai để xác định hiện trạng sử dụng đất trước khi tiến hành QHSDĐ.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quy hoạch sử dụng đất 120

Đất nước ta đang trong quá trình Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình KT-XH của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục nảy sinh trong đó có việc giải quyết quan hệ đất đai, đưa đất đai thực sự trở thành tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4, Hiến pháp 2013) thông qua đường lối, chủ trương về mọi mặt của đời sống xã hội, quan điểm của Đảng về đất đai nói chung và QHSDĐ nói riêng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để thấy được vai trò sự lãnh đạo của Đảng đồng thời cũng nhận thấy tầm quan trọng của đất đai trong đời sống KT-XH của đất nước.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022, Đảng ta đã ban hành 02 Nghị quyết về đất đai đó là Nghị quyết số Nghị quyết số 19/NQ-TƯ ngày 31/03/2012 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết số 18/NQ-TƯ ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương đảng khoá XIII Cụ thể như sau:

Nghị quyết số 19/NQ-TƯ ngày 31/03/2012 Hội nghị lần thứ sáu, BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã đề ra những quan điểm về QHSDĐ trong đó có nội dung “QHSDĐ nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [85].

Tài nguyên đất đai có vai trò quan trọng trong việc tạo quỹ đất, không gian phát triển cho các ngành KT-XH, quốc phòng, an ninh, đất đai là tài nguyên thiên nhiên hữu hạn trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, áp lực tăng dân số lớn, tốc độ tái tạo đất chậm.

QHSDĐ là một nội dung QLNN về đất đai, chỉ có Nhà nước mới có đầy đủ thẩm quyền về pháp lý và nguồn lực để thực hiện hoạt động này, QHSDĐ còn là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai Trong qúa khứ và hiện tại tài nguyên đất đai cần được quản lý theo quy hoạch và pháp luật để quỹ đất đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương, bảo đảm công bằng, minh bạch trong quá trình sử dụng đất, phù hợp với nguồn lực tại thời điểm quy hoạch.

QHSDĐ cũng cần “đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả” [85] Hoạt động QHSDĐ được Nhà nước tiến hành, bảo đảm các nguồn lực để thực hiện, có căn cứ pháp lý để thực hiện các bước trong hoạt động quy hoạch.

QHSDĐ cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản toàn diện trong mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai như: sử dụng đất đúng mục đích tức là quỹ đất được quy hoạch cho mục đích gì thì phải được sử dụng đúng theo mục đích đó, các loại đất khác nhau thì được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả tức là tài nguyên đất đai hữu hạn cần được bố trí, phân bổ, khoanh vùng sát với nhu cầu sử dụng đất của các ngành KT-XH, các địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh, BVMT,tránh lãng phí nguồn lực đất đai (chỗ thừa, chỗ thiếu quỹ đất cho không gian phát triển, được bố trí quỹ đất nhưng không có nguồn lực để sử dụng, quy hoạch treo) Nguồn lực đất đai được sử dụng hiệu quả thì giá trị mang lại của đất đai ngày càng cao so với chi phí đầu tư cho đất, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở cả trung ương, địa phương và nguồn lực tài chính của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân Ngoài ra tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực đất đai thông qua quy hoạch còn thể hiện ở việc nguồn lực này được bố trí sát với các chỉ tiêu sử dụng đất trong tương lai để tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch quá nhiều lần gây lãng phí thời gian, nguồn lực.

QHSDĐ cần đáp ứng yêu cầu “khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên,

BVMT” [85] Đất đai là một trong các tài nguyên thiên nhiên quan trọng, có mối liên hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên thiên nhiên khác và đời sống con người Có thể nói quá trình khai thác nguồn lực đất đai một cách hợp lý cũng sẽ có tác động tích cực rất lớn đối với việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên khác (ví dụ như tài nguyên đất có mối quan hệ chặt chẽ với tài nguyên nước…) Khai thác hợp lý nguồn lực này thể hiện ở việc nhận thức được đất đai là tài nguyên hữu hạn nên tiến trình phát triển cần tính toán kỹ mục đích, chỉ tiêu, diện tích, cơ cấu các loại đất cho các mục đích khác nhau, có dự báo tương đối chính xác để phân bổ nguồn lực đất đai được dài hạn, có tầm nhìn xa đến năm 2050 Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm sẽ góp phần BVMT tức là các chỉ số về môi trường sẽ ít bị ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng trong quá trình khai thác, sử dụng đất Tuy nhiên, trong thực tế việc hài hoà giữa khai thác, sử dụng đất đai với BVMT là vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm Như vậy, tài nguyên đất đai khi được quy hoạch hợp lý sẽ là tiền đề quan trọng để đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững ở nước ta.

QHSDĐ bảo đảm “chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng”

[85] Đây là vấn đề thời sự vì BĐKH, nước biển dâng đã, đang và dự báo sẽ tiếp tục có tác động kép đến quá trình phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, BVMT ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng Tác động kép của BĐKH, nước biển dâng thể hiện ở việc nó mang đến cả cơ hội và thách thức trong tiến trình phát triển nên vấn đề đặt ra là cần ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) tác động do BĐKH, nước biển dâng nhưng cũng cần tranh thủ tận dụng các cơ hội do nó mang lại (tái cơ cấu nền KT-XH, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi phương thức phát triển, tạo động lực để nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, “chuyển đổi số”, “kinh tế xanh”, “kinh tế số”, “kinh tế tuần hoàn”) Đáng chú ý cần hướng đến sự “chủ động” [85] trong việc ứng phó với BĐKH, nước biển dâng tức là trong hoạt động QHSDĐ, các bước, các khâu của QHSDĐ đã tính đến các tác động của BĐKH, nước biển dâng ở cả hiện tại và tương lai để phân bổ, bố trí khoanh vùng đất đai được sát, có tầm nhìn dài hạn, an toàn trước các thách thức và tận dụng được các cơ hội trong tiến trình phát triển Thực tiễn ở nước ta thời gian qua đã chứng minh trong quá trình QHSDĐ đã có sự cập nhật, tham khảo các kịch bản BĐKH, nước biển dâng do Bộ TN&MT xây dựng, công bố để hoạt động QHSDĐ được tốt hơn.

Nghị quyết số 18/NQ-TƯ ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương đảng khoá XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" đã khẳng định quan điểm “…Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…” [87, tr.4]. Đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng QHSDĐ, Đảng ta khẳng định “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; BVMT, thích ứng với BĐKH…”

[87, tr.6] Như vậy, Nghị quyết 18/NQ-TƯ của Đảng tiếp tục khẳng định chỉ có Nhà nước mới có quyền quyết định QHSDĐ và QHSDĐ được lập đáp ứng nhiều yêu cầu trong đó có thích ứng với BĐKH.

Ngoài ra, đối với vấn đề BĐKH, Đảng ta cũng đã ban hành Nghị quyết riêng đó là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về chủ động ứng phó vớiBĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã khẳng định quan điểm

“chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng” [88, tr.2] QHSDĐ là vấn đề rất khó, phức tạp, nhạy cảm, hoạt động này cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về đất đai, thích ứng vớiBĐKH và nước biển dâng.

Phương hướng quy hoạch sử dụng đất của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

ĐBSCL có vị trí chiến lược, là địa bàn có vai trò quan trọng đối việc phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, BVMT ĐBSCL đã và đang đứng trước cả cơ hội và thách thức do BĐKH mang lại, nhận thức được điều này trong thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển ĐBSCL thích ứng BĐKH, nước biển dâng Trong đó có thể kể tới các văn bản rất quan trọng như Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [90], Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [166] và đặc biệt là Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH [62] đã đề ra phương hướng phát triển ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều luận điểm quan trọng trong đó có vấn đề tăng cường quản lý tài nguyên đất đai thích ứng BĐKH và nước biển dâng Có thể nói Nghị quyết số 120/NQ-CP là Nghị quyết nổi bật với tư duy phát triển “thuận thiên” cho các tỉnh, thành phố ĐBSCL [20, tr.15-16]. Đối với ĐBSCL, Bộ TN&MT đã đề xuất định hướng QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 8 nội dung [20],[61] Kế thừa đề xuất của Bộ TN&MT và của các học giả nghiên cứu về QHSDĐ, luận án khái quát phương hướng QHSDĐ tại các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Một là, tích hợp thích ứng BĐKH vào tất cả các khâu của QHSDĐ từ lập, thẩm định, quyết định/phê duyệt quy hoạch, công bố, tổ chức thực hiện, điều chỉnh, giám sát;

Hai là, QHSDĐ phải hướng đến mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất đai;

Ba là, QHSDĐ tại các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL cần bảo đảm chủ động thích ứng BĐKH và nước biển dâng;

Bốn là, QHSDĐ phải bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa cần đặc biệt thận trọng;

Năm là, QHSDĐ bám sát nhu cầu sử dụng đất thực tế của các chủ thể sử dụng đất, bảo đảm khách quan, minh bạch, khả thi, có tầm nhìn dài hạn;

Sáu là, QHSDĐ gắn với việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước do ĐBSCL là vùng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc; QHSDĐ gắn với các tiểu vùng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng tiểu vùng.

Bảy là, QHSDĐ cần điều chỉnh cơ cấu các loại đất theo hướng tăng diện tích đất phục vụ trồng rừng, xây dựng hạ tầng ứng phó BĐKH, hạ tầng thuỷ lợi, hàng lang thoát lũ, triều cường, hạ tầng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xây dựng các khu dân cư an toàn, giảm dần diện tích đất trồng lúa (có kiểm soát nghiêm ngặt), tăng diện tích đất trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp thông minh, công nghiệp thân thiện môi trường,năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh.

Ngày đăng: 15/04/2023, 21:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w