ĐỊA CHẤN CÔNG TRÌNH
http://www.ebook.edu.vn 1 MỤC LỤC Nội dung Trang *Mục lục 1 *Đề cương chi tiết học phần 2 CHƯƠNG 1: Động đất và chuyển động của đất nền 5 A. Phần lý thuyết 5 1.1. Động đất 5 1.2. Sóng địa chấn 8 1.3. Đánh giá sức mạnh động đất và thang địa chấn 13 1.4. Bản đồ phân vùng động đất 15 B. Phần thảo luận, bài tập 15 Nội dung thảo luận 15 Ngân hàng câu hỏi, bài tập 15 CHƯƠNG 2: Nguyên tắc cơ bản của thiết kế kháng chấn 16 A. Phần lý thuyết 16 2.1. Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo 16 2.2. Nguyên tắc cơ bản của thiết kế cơ sở 23 2.3. Tiêu chí về tính đều đặn của kết cấu 25 2.4. Chọn cấu hình kết cấu hợp lý. 28 B. Phần thảo luận, bài tập 28 Nội dung thảo luận 28 Ngân hàng câu hỏi, bài tập 28 CHƯƠNG 3: Phản ứng của cá c công trình xây dựng khi bị động đất 30 A. Phần lý thuyết 30 3.1. Phổ phản ứng động đất của hệ kết cấu đàn hồi có 1 bậc tự do 30 3.2. Phổ phản ứng địa chấn của hệ không đàn hồi 32 3.3. Phổ phản ứng địa chấn của hệ có nhiều bậc tự do 32 B. Phần thảo luận, bài tập 38 Nội dung thảo luận 38 Ngân hàng câu hỏi, bài tập 38 CHƯƠNG 4: Các phương pháp xác định tải trọng động đất lên công trình 39 A. Phần lý thuyết 39 4.1. Các yếu tổ ảnh hưởng tới độ lớn của tải trọng động đất 39 4.2. Các phương pháp xác định tải trọng động đất 39 4.3. Các nguyên tắc cơ bản xác định tải trọng động đất tĩnh lực ngang 40 B. Phần thảo luận, bài tập 44 Nội dung thảo luận 44 CHƯƠNG 5: Các phương pháp xác định chu kỳ dao động riêng 45 A. Phần lý thuyết 45 5.1. Các phương pháp tính toán đơn giản 45 5.2. Các phương pháp xác định trực tiếp chu kỳ dao động cơ bản 52 B. Phần thảo luận, bài tập 53 Nội dung thảo luận 53 http://www.ebook.edu.vn 2 CHƯƠNG 6: Phân tích và thiết kế công trình chịu động đất 54 A. Phần lý thuyết 54 6.1. Giới thiệu 54 6.2. Phân tích công trình chịu động đất 55 6.3. Phân tích và thiết kế khung BTCT chống động đất 63 B. Phần thảo luận, bài tập 66 Nội dung thảo luận 66 Ngân hàng câu hỏi, bài tập 66 CHƯƠNG 7: Tính toán tác động động đất tác dụng lên công trình 67 A. Phần lý thuyết 67 7.1. Xác định tỷ số a gR /g 67 7.2. Nhận dạng điều kiện đất nền theo tác động động đất 67 7.3. Mức độ và hệ số tầm quan trọng 68 7.4. Xác định giá trị gia tốc đỉnh đất nền thiết kế 69 7.5. Xác định hệ số ứng xử 70 7.6. Xác định chu kỳ riêng cơ bản T 1 của công trình 71 7.7. Phổ thiết kế không thứ nguyên dùng cho phân tích đàn hồi 72 7. 8. Phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương 73 7.9 Phương pháp phân tích phổ phản ứng 73 7.10 Tính toán theo phương Y 74 7.11 Tổ hợp đặc biệt có tác động động đất 74 B. Phần thảo luận, bài tập 75 Nội dung thảo luận 75 * Tài liệu tham khảo 76 http://www.ebook.edu.vn 3 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐỊA CHẤN HỌC CÔNG TRÌNH (học phần tự chọn) 1. Tên học phần (ghi cả phần mã số) :Địa chấn học công trình (FIM 513) 2. Số tiến chỉ: 2 3. Trình độ cho sinh viên năm thứ 5 (dự kiến theo chương trình chuẩn 5 năm) 4. Phân bổ thời gian: - Lên lớp lý thuyết: 24 tiết - Thảo luận: 12tiết = 9 tiết chuẩn 5. Các học phần học trước Bê tông cốt thép 1,2, Kết cấu thép 1,2 6. Học phần thay thế, học phần tương đương Học phần này thay thế học phần Địa chấn học công trình theo chương trình đào tạo 180 tín chỉ 7. Mục tiêu của học phần Giúp sinh viên nắm bắt được sự làm việc của công trình khị chịu tải trọng động đất. 8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Nội dung của môn học này nhằm c ung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự làm việc của công trình xây dựng chịu tải trọng động đất. Sau khi học xong, sinh viên có thể thiết kế được các công trình xây dựng trong vùng có động đất. 9. Nhiệm vụ của sinh viên: Đối với học phần lý thuyết 1. Dự lớp > 80 % tổng số thời lượng của học phần. 2. Chuẩn bị thảo luận. 3. Bài tập 10. Tài liệu học tập - Giáo trình chính: (1) Hàn Thuý Hằng, Bài giảng Địa chấn học công trình - Tài liệu tham khảo(2) Nguyễn Lê Ninh, Địa chấn học công trình - Tài liệu tham khảo(3) Phan văn Cúc, Nguyễn Lê Ninh, Tính toán kháng chấn các công trình nhiều tầng. - Tài liệu tham khảo (4) Tiêu chuẩn xây dựng việt nam TCXDVN 375:2006, Thiết kế công trình chịu động đất. 11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm * Tiêu chuẩn đánh giá 1. Chuyên cần 2. Thảo luận; 2. Kiểm tra giữa học phần; 3. T hi kết thúc học phần; * Thang điểm http://www.ebook.edu.vn 4 + Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau: - Chuy ên cần: 10% - Thảo luận: 10 % - Kiểm tra giữa học phần: 20 % + Điểm thi kết thúc học phần: 60%. + Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. 12. Lịch trình giảng dậy. Tuần thứ Nội dung Tài liệu học tập Hình thức học 1 CHƯƠNG 1: Động đất và chuyển động của đất nền 1,2 Giảng 2 CHƯƠNG 1(tiếp) 1,2,4 Giảng 3 CHƯƠNG 2: Nguyên tắc cơ bản của thiết kế kháng chấ 1,2,4 Giảng 4 CHƯƠNG 2(tiếp) 1,2,4 Giảng 5 CHƯƠNG 3: Phản ứng của các công trình xây dựng khi bị động đất 1,2,4 Giảng 6 CHƯƠNG 3(tiếp) 1,2,3,4 Giảng. 7 CHƯƠNG 4: Các phương pháp xác định tải trọng động đất lên công trình Giảng,Thảo luận 8 CHƯƠNG 4(tiếp) 1,2,4 Giảng 9 CHƯƠNG 5: Các phương pháp xác định chu kỳ dao động riêng 1,2,3,4 Giảng 10 CHƯƠNG 5(tiếp) 1,2,4 Giảng 11 Bài tập, thảo luận 1,2,4 Giảng,Thảo luận. 12 CHƯƠNG 6: Phân tích và thiết kế công trình chịu động đất 1,2 Giảng 13 CHƯƠNG 6(tiếp) 1,2 Giảng 14 CHƯƠNG 7: Tính toán tác động động đất tác dụng lên công trình 1,2 Giảng 15 Bài tập, thảo luận 1,2,3,4 Giảng,Thảo luận. 13. Ngày phê duyệt 14. Cấp phê duyệt Đề cương chi tiết học phần đã được Hội đồng khối ngành xây dựng phê duyệt Trưởng bộ môn Chủ tịch hội đồng Chủ tịch hội đồng Khoa xây dựng Khối ngành http://www.ebook.edu.vn 5 I. Chương 1 ĐỘNG ĐẤT VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA NỀN ĐẤT. I.1 Mục tiêu, nhiệm vụ - Mục tiêu: Tìm hiểu về động đất và các nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất, tìm hiểu về hiện tượng động đất trên thế giới và lãnh thổ Việt Nam, đánh giá sức mạnh của động đất và thang địa chấn địa chấn. - Nhiệm vụ: Lên lớp học lý thuyết đầy đủ, tham gia thảo luận - Đánh gi á: I.2 Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ Nội dung Hình thức học 1.1. Động đất Giảng 1.2. Sóng địa chấn Giảng 1.3. Đánh giá sức mạnh động đất và thang địa chấn Giảng 1.4. Bản đồ phân vùng động đất Giảng I.3. Các nội dung cụ thể A. Phần 1: Phần lý thuyết 1.1 Động đất 1.1.1. Định nghĩa và phân loại Động đất là hiện tượng dao động rất mạnh nền đất xảy ra khi một nguồn năng lượng lớn được giải phóng trong thời gian rất ngắn do sự rạn nứt đột ngột trong phần vỏ hoặc trong phần áo trên của quả đất. Ví dụ: - Nhà bác học cổ Hy Lạp Pla ton ghi lại vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên là sự mất tích của hòn đảo Atlăngtich nằm giữa Đại Tây Dương. • Trận động đất xảy ra vào lúc 9h30’ ngày 1-11-1755 đã hủy diệt gần như hoàn toàn thành phố Lisbon ( Bồ Đào Nha). Ở lần chấn động thứ 2 kéo dài 2 phút toàn bộ các thành quách, lâu đài và nhà thờ kiểu cổ đều sụp đổ. • Việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn tính toán công trình chịu tải t rọng động đất được tiến hành rộng rãi bắt đầu từ sau trận động đất ở Kanto (Nhật Bản) năm 1923 làm 140000 người chết, các ống dẫn hơi đốt bị vỡ và các đường dây điện bị chập đã gây nên 130 đám cháy, thiêu hủy 447128 ngôi nhà. • Thảm họa động đất kinh hoàng tại tây nam Trung Quốc ngày 12/5 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 10.000 người, phá hủy nhiều trường học, nhà cao tầng, các nhà máy…Trận động đất mạnh 7,8 độ richter có tâm chấn tại tỉnh Tứ Xuyên xảy ra vào lúc 2h28. Nơi phát ra năng lượng về mặt lý thuyết được quy về 1 điểm gọi là chấn tiêu.Hình chiếu của chấn tiêu lên bề mặt trái đất được gọi là chấn tâm.Khoảng cách từ chấn tâm đến chấn tiêu gọi là độ sâu chấn tiêu H.Khoảng cách từ chấn tiêu đến điểm q uan trắc http://www.ebook.edu.vn 6 gọi là tiêu cự,hay khoảng cách chấn tiêu R.Khoảng cách từ chấn tâm đến điểm quan trắc gọi là tâm cự hay khoảng cách chấn tâm L. Căn cứ vào độ sâu của chấn tiêu (H) mà động đất có thể được phân thành các loại sau: • Động đất nông H < 70 Km • Động đất trung bình H= 70 – 300 Km • Động đất sâu H > 300 Km 1.1.2. Nguồn gốc gây ra động đất - Động đất có nguồn gốc từ hoạt động kiến tạo VD: Các hang động bị sập, các mảng thiên thạch va chạm vào trái đất hay các vụ thử bom hạt nhân ngầm dưới đất… 95% các trận động đất xảy ra trên thế giới có liên quan trực tiếp đến sự vận động kiến tạo. Thạch quyển có chiều dày từ 70km tới 140km, có dạng kiến trúc p hân mảng bởi các vết đứt sâu xuyên thủng, bên dưới thạch quyển là lớp dung nham lỏng, dẻo có nhiệt độ cao, nên làm cho các mảng có sự vận động tương đối với nhau. Dựa vào quan hệ chuyển động tương đối giữa các mảng, người ta phân ra các loại chuyển động cơ bản sau: • Chuyển động tách giãn: các mảng di chuyển rời xa nhau • Chuyển động hút chìm: việc mở rộng các mảng tại một số bờ bi ên phải được bù lại bẳng việc thu hẹp các mảng tại một số bờ biên khác. Người ta chia ra làm 2 loại : - Chuyển động trườn: mảng nọ trườn lên trên mảng kia - Chuyển động rúc đồng quy: hai mảng gần nhau cùng châu đầu rúc xuống lớp dung nham lỏng bên dưới http://www.ebook.edu.vn 7 • Chuyển động trượt ngang: Chuyển động trượt ngang xuất hiện khi mảng này di chuyển tương đối so với mảng khác theo phương ngang mà không làm sinh ra một phần vỏ mới hoặc làm mất đi 1 phần vỏ cũ. Có 2 loại: - Chuyển động trượt ngang tương đối tại đứt gãy - Chuyển động va chạm - Động đất có nguồn gốc từ các đứt gãy Ở một số chỗ các vỉa đá có đặc tính khác nhau gối đầu lên nhau hoặc tựa lên nhau dọc theo mặt tiếp xúc giữa chúng. Sự cắt ngang cấu trúc địa chất như vậy được gọi là đứt gãy. Các vết đứt gẫy được chia làm 2 loại: • Đứt gãy hoạt động là đứt gãy đã trải qua biến dạng cách đây hàng trăm ngàn năm và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Dọc theo sự hoạt động đứt gãy này thường có sự dịch chuyển của nền đá nên cần được nghiên cứu kỹ.Người ta phân chuyển động tại các đứt gãy thành các loại sau: • Trượt nghiêng: Sự dịch chuyển xảy ra theo phương song song với độ dốc của đứt gãy. Tuỳ thuộc vào hướng chuyển động tương đối của các mảng nằm hai bên đứt gãy mà các đứt gãy được phân như sau: + Đứt gãy thuận: lớp đá cứng phía trên mặt nghiêng của đứt gãy trượt xuống dưới so với lớp nằm dưới . + Đứt gãy nghịch: lớp đá cứng phía trên mặt đứt gãy nghiêng trượt lên trên so với lớp đá phía dưới đứt gẫy. • Trượt ngang: Sự dịch chuyển xảy ra theo phương ngang song song với mạch ngang của đứt gãy . Tuỳ thuộc vào hướng chuyển động tương đối của vật chất trên mặt này hay mặt kia của đứt gãy mà phân loại đứt gãy như sau: + Đứt gãy trượt ngang trái: Nếu đứng từ một mảng quan sát thấy mảng kia trượt về phía trái. http://www.ebook.edu.vn 8 + Đứt gãy trượt ngang phải: Nếu đứng từ một mảng quan sát thấy mảng kia trượt về phía phải. • Đứt gãy không hoạt động - Động đất phát sinh từ các nguồn gốc khác • Sự giãn nở trong lớp vỏ đá cứng của quả đất (lý thuyết này góp phần giải thích nguyên nhân của các trận động đất mạnh xảy ra tại các khu vực giữa các mảng, nơi mà lý thuyết kiến tạo mảng không thể áp dụng được hoặc dùng để dự báo động đất trong tương lai) • Động đất do các vụ nổ (gây ra các trận động đất mạnh) • Động đất do hoạt động của núi lửa (ít xảy ra) • Động đất do sụp đổ nền đất (gây ra động đất nhỏ, xẩy ra trong vùng có hang động ngầm hoặc khai thác mỏ) • Động đất do tích nước vào các hồ chứa lớn (đôi khi phát sinh ra động đất mạnh) 1.1.3. Các quá trình động đất Các phay đứt gãy tạo ra các sóng động đất mà có thể ghi bởi các địa chấn kế (gia tốc kế) và các thiết bị kỹ thuật số. Sơ đồ một địa chấn kế đơn giản xem ở hình vẽ dưới bên: Một địa chấn kế điển hình thường ghi ba thành phần chuyển vị của dao động động đất: hai nằm ngang và một thẳng đứng. Các đường quá trình gia tốc ghi tại một trạm đo của trận động đất năm 1994 ở Northridge (California, Mỹ) được biểu diển ở hình bên dưới: Các đường quá trình này có thể dùng trực tiếp trong phân tích đáp ứng-thời gian (response-history analysis) nhưng theo truyền thống thường được chuyển thành một đáp ứng theo chu kỳ hay còn gọi là phổ đáp ứng (response spectrum) nhằm phục vụ cho các mục đích th iết kế. http://www.ebook.edu.vn 9 Hai đặc trưng thường gặp của động đất là cường độ chấn động (magnitude) và cấp động đất (intensity). * Cường độ chấn động (M) là đại lượng đo lường năng lượng do đứt gãy phóng thích. Dao động lớn của móng có thời gian kéo dài thường gắn kết với các trận động đất lớn. Đơn vị Richter. Tần suất xuất hiện hàng năm của động đất phân nhóm theo đại lượng cường độ chấn động (M). * Cấp động đất là đại lượng đo lường dao động động đất tại vị trí cần xem xét, và phụ thuộc vào cường độ chấn động (M), khoảng cách từ vị trí đến tâm chấn và đường đứt gãy, điều kiện địa hình địa chất của vị trí đó, (xem minh họa ở dưới đây). Đơn vị theo thang đo MMI (Mỹ: 12 cấp) hay thang đo EMS cải tiến từ MSK (Châu Âu, VN - từ cấp I đến cấp XII) , trong khi đó thang đo JSI của Nhật chỉ có 7 cấp. Một số hình ảnh về tác động của động đất trên kết cấu BTCT trên thế giới: a)- Động đất Bhuj (Ấn độ) năm 2001 b)- Động đất San Fernando (Mỹ) năm 1971 http://www.ebook.edu.vn 10 c)- Động đất Northridge (Mỹ) năm 1994 d)- Động đất Sichuan (TQ) năm 2008 1.1.4. Động đất trên lãnh thổ Việt Nam 1.1.4.1 Cấu trúc kiến tạo Việt Nam và vùng lân cận. • Lãnh thổ Việt Nam nằm trên một phần lồi của mảng Á-Âu, bị kẹp giữa 3 mảng có mức độ hoạt động mạnh là mảng Châu Úc, mảng Philipin, mảng Thái Bình Dương. Phía Tây và phía Nam của nước ta là vành đai rộng Himalaya và rãnh sâu Java được tạo ra do sự va chạm giữa mảng Châ u Úc với mảng Á-Âu, còn phía Đông là vành đai lửa Thái Bình Dương đ ược tạo ra do sự va chạm giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Philipin với mảng Á-Âu. • Việt Nam đang chịu ảnh hưởng kéo theo của sự va chạm đồng thời của nhiều mảng kiến tạo. • Lãnh thổ Việt Nam đang chuồi dần về phía Đông- Đông Nam với tốc độ khoảng 50mm/1năm. 1.1.4.2. Cá c đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại một mạng lưới đứt gẫy phức tạp, đa dạng về phương, kiểu trượt, cấp độ và lịch sử phát triển. Thuộc về nhóm đứt gãy phân miền kiến tạo có các đứt gẫy sau: • Đứt gẫy Sông Hồng phân chia miền nền hoạt động Hoa Nam (Trung Quốc) với đới uốn nếp Tây Bắc Việt Nam. • Đứt gẫy Sô ng Mã ngăn cách đới phức nếp lồi Sông Mã với miền uốn nếp Hecxinit Trường Sơn. • Đứt gẫy Sơn La là đứt gẫy xung yếu sâu, cổ, có đường phương uốn lượn, phân cách phức nếp lõm Sông Đà với phức nếp lồi Sông Mã. • Đứt gẫy Lai Châu- Điện Biên phân chia miền uốn nếp Thái Lan- Malayia vói các đới uốn nếp Bắc Việt Nam và địa khối Indosini • Đứt gẫy Sông Hậu phân chia miền kiến t rúc Hecxinit Tây Nam Bộ và địa khối Indosini, khống chế địa hào sông Mekong ở phía Tây Nam Bộ [...]... Chương 3 PHẢN ỨNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHI BỊ ĐỘNG ĐẤT III.1.Mục tiêu - Mục tiêu: Giúp sinh viên nắm được cách xác định phổ các chuyển vị tương đối, phổ các vận tốc tương đối, phổ các gia tốc tuyệt đối của công trình 1 tầng hoặc nhiều tầng Từ đó xác định được lực động đất tác dụng lên công trình Lực động đất tác dụng lên công trình chính là cơ sở để thiết kế các công trình 1 tầng hoặc nhiều tầng... phản ứng của công trình chịu tác dụng của tải trọng động đất và được ký hiệu là Spd , Spv , Spa Người ta chứng minh được rằng Sv = Spv Giữa các phổ phản ứng tồn tại các mối quan hệ sau: Lực động đất tác dụng lên công trình là: Hay (3.9) (3.10) (3.11) - Chu kỳ dao động riêng của công trình Với 3.2 Phổ phản ứng địa chấn của các hệ không đàn hồi Dưới tác động của các trận động đất mạnh, các công trình xây... VII, 60 trận động đất cấp VI Phần lớn đều xảy ra ở các tỉnh phía Bắc 1.2 Sóng địa chấn Khi động đất xảy ra, năng lượng được giải phóng từ chấn tiêu sẽ truyền sang môi trường xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi gọi là sóng địa chấn Có 3 loại sóng đàn hồi cơ bản gây ra chấn động làm cho con người cảm nhận được và phá hoại các công trình xây dựng http://www.ebook.edu.vn 11 Sóng khối • Sóng dọc (sóng sơ cấp)... trọng động đất - Nhiệm vụ: Lên lớp đầy đủ các buổi lý thuyết và thảo luận III.2 Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ Nội dung Hình thức học 1 Phổ phẳn ứng động đất của hệ kết cấu đàn hồi có 1 bậc Giảng tự do 2 Phổ phản ứng địa chấn của các hệ không đàn hồi Giảng 3 Phổ phản ứng địa chấn của công trình có nhiều bậc tự do Giảng III.3 Các nội dung cụ thể A Phần 1: Phần lý thuyết 3.1 Phổ phản ứng... thể xảy ra và tác động của nó đến các công trình xây dựng - Ảnh hưởng của nền đất •Gia tốc cực đại và chu kỳ trội của nền đất, tương tác động lực của hệ nền - công trình Khi thiết kế kháng chấn cho công trình người ta dựa chủ yếu vào bản đồ vi phân vùng động đất B Phần 2: Phần thảo luận Đề tài thảo luận: Các vùng động đất ở việt nam? C- Ngân hàng câu hỏi: Câu 1 Trình bày khái niệm, nguồn gốc gây ra... Thay (3.17) và đạo hàm cấp 2 của nó theo thời gian vào (3.16) ta có phương trình tần số dao động riêng của công trình: (3.18) Giải phương trình (3.18) ta sẽ có n nghiệm với (i=1,2…,n) Chu kỳ dao động riêng Ứng với tần số dao động riêng công trình sẽ thực hiện một dạng dao động riêng và gọi là dạng dao động chính thứ i Một công trình có n bậc tự do sẽ có n tần số dao động riêng và tương ứng sẽ có n dạng... xét do địa chấn kế Wood - Anderson ghi được tại trạm quan trắc (mm) Ao: biên độ lớn nhất của trận động đất chuẩn có cùng khoảng cách chấn tâm (mm) • Khi địa chấn kế chuẩn đặt cách chấn tiêu 100 km M = lgA Thang độ lớn Richter có các tính chất đặc trưng sau: • Được đề xuất cho vùng phía Nam của California, nên đối với vùng khác phải có số hiệu chỉnh xét tới cấu trúc của vỏ quả đất • Độ sâu của chấn tiêu... vật, công trình xây dựng và trên cơ sở cảm giác chủ quan của con người, được đánh giá qua hàm chuyển vị của 1 con lắc chuẩn hình cầu mô tả chuyển động địa chấn. Chia làm 12 cấp http://www.ebook.edu.vn 13 1.3.2.Thang độ lớn động đất Thang độ lớn động đất cho ta biết thông tin về độ lớn tổng thể hoặc quy mô của nó 1.3.2.1.Thang Richter Gọi M là độ lớn của 1 trận động đất • Khi địa chấn kế chuẩn đặt cách chấn. .. tiêu chuẩn kháng chấn, các chuyên gia địa chấn phải nghiên cứu tình hình động đất ở một quốc gia và các vùng, sau đó thành lập 2 loại bản đồ phân vùng động đất: Bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ, trên đó thể hiện 3 tham số cơ bản: •Vùng phát sinh động đất mạnh Chấn động cực đại mà động đất từ các nguồn khác nhau có thể gây ra trên lãnh thổ •Tần suất lặp lại chấn động các cấp ở các địa điểm khác nhau... tính theo micromet L: Khoảng cách chấn tâm theo Km T: Chu kỳ của sóng Biểu thức này được sử dụng rộng rãi vì có thể dùng bất cứ loại địa chấn kế nào để xác định chuyển vị Am 1.3.2.2.Các thang độ lớn động đất khác •Thang độ lớn sóng mặt Độ lớn sóng mặt được xác định theo biểu thức sau: Với : A: chuyển vị nền đất lớn nhất tính theo micromet L: Khoảng cách chấn tấm của địa chấn kế tính theo độ •Thang độ