1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 3 docx

10 608 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 431,24 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG II.1. Các phương án thi công trên bờ. Các phương án thi công trên bờ hoàn toàn phụ thuộc vào diện tích bãi lắp ráp,trang thiết bị và phương tiện thi công hiện có trên bãi lắp ráp của công ty. II.1.1. Phương án thi công chế tạo nút. Thi công KCĐ bằng phương pháp chế tạo nút là phương pháp chế tạo sẵn các nút của KCĐ trong nhà máy và công xưởng, sau khi chế tạo xong các nút của KCĐ trong công xưởng ta tiến hành vận chuyển các nút ra ngoài công trường bằng các xe nâng hoặc cẩu loại nhỏ. Các nút này đều đặt lên trên hệ thống các gối đỡ đã được thiết kế và lắp sẵn ngoài công trường. Sau khi đã cố định các nút trên hệ thống các gối đỡ ta tiến hành chế tạo các thanh còn lại của các nút theo đúng chiều dài thiết kế, tiến hành lắp các thanh vào các nút theo bản vẽ thiết kế và tiến hành hàn cố định các thanh vào các nút, khi hàn người ta phải kiểm soát chất lượng các mối hàn và kiểm soát được hệ thống kích thước của các kết cấu theo đúng bản vẽ thiết kế. Tiến hành lắp ráp các kết cấu phụ còn lại của khối chân đế như các hệ thống sàn chống lún, các ống dẫn hướng … II.1.1.1 Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể chế tạo toàn bộ các nút của KCĐ trong nhà xưởng vì vậy ta có thể kiểm soát được chất lượng các mối hàn, hơn nữa kết cấu được chia nhỏ do vậy có thể sử dụng các thiết bị nâng, các loại cẩu nhỏ để phục vụ cho quá trình thi công KCĐ, nó cũng rất thuận tiện cho việc kiểm soát hệ thống kích thước của các cấu kiện theo thiết kế. II.1.1.2 Nhược điểm: Do lắp ráp bằng chế tạo nút nên số lượng các mối hàn tăng lên rất nhiều, các khối lượng công việc thực hiện ngoài công trường nhiều, do vậy mà các chi phí về kiểm tra, kiểm soát mối hàn cũng rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và nhân lực, khối lượng các công việc thi công trên cao và trong không gian cũng rất lớn vì vậy mà cần nhiều hệ thống dàn giáo và công tác an toàn hơn, làm tăng chi phí công trình và thời gian thi công cũng kéo dài, việc kiểm soát kích thước cũng khó khăn hơn. Phương pháp này có rất nhiều nhược điểm, đặc biệt là khó đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả kinh tế thấp do vậy hiện nay nó ít được sử dụng. II.1.2. Phương án thi công úp mái – TC lắp ghép trực tiếp. TC KCĐ bằng phương pháp úp mái là phương pháp chế tạo sẵn hai Panel dưới đất, một Panel được chế tạo ngay trên đường trượt Panel còn lại thì được chế tạo ngay vị trí bên cạnh đường trượt, sau khi thi công xong Panel trên đường trượt, ta tiến hành lắp dựng các thanh xiên không gian của hai Panel bên. Sau khi lắp đặt xong các thanh không gian của hai Panel bên thì tiến hành lắp đặt các mặt ngang. Sau cùng là dùng cẩu cẩu nhấc Panel còn lại (được chế tạo ở dưới đất bên cạnh đường trượt) lên và úp nó xuống rồi tiến hành hàn cố định Panel đó với các thanh ngang, thanh xiên và các mặt ngang II.1.2.1 Ưu điểm: Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp này thì chúng ta tận dụng và tiết kiệm diện tích chế tạo, tận dụng tối đa không gian thi công khi mà diện tích bãi lắp ráp hạn chế. II.1.2.2 Nhược điểm: TC KCĐ bằng phương pháp này có nhiều hạn chế như phải thi công nhiều cấu kiện ở trên cao, hàn các thanh không gian ở trên cao, do đó chất lượng các mối hàn khó có thể kiểm soát được, hệ thống dàn giáo nhiều, mức độ an toàn khi làm việc trên cao khó có thể kiểm soát hơn, mặt khác khi cẩu lắp các thanh không gian và cẩu lắp thanh Panel trên cùng phải dùng các loại cẩu cỡ lớn như DEMAGCC2000 và DEMAGCC4000, gặp khó khăn trong điều khiển cẩu vào đung vị trí cần hàn, thời gian TC kéo dài, tiến độ TC chậm, gây tốn kém về nhân công và hiệu quả kinh tế kkônghanfTCTC TC chế tạo KCĐ theo phương pháp này cũng không mang lại hiệu quả kinh tế và người ta chỉ áp dụng biện pháp TC này khi mà diện tích TC của bãi lắp ráp bị hạn chế và đối với những KCĐ dạng nhỏ. II.1.3. Phương án thi công quay lật Panel. Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp quay lật Panel là thi công chế tạo trước các Panel ở trên hệ thống gối đỡ đã được thiết kế sẵn. Sau khi chế tạo xong hai Panel, Panel 2 và Panel 3, tiến hành quay lật Panel 3 đưa Panel 3 về vị trí thẳng đứng rồi lắp dựng các mặt ngang giữa Panel 2 và Panel 3. Sau khi lắp dựng xong các mặt ngang tiến hành quay lật Panel 2 và hàn liên kết Panel 2. Tiến hành lắp dựng các thanh không gian của Panel 2 và Panel 3. Tiếp tục chế tạo 2 Panel, Panel 1 và Panel 4 bên cạnh khối chân đế 4 ống chính vừa dựng xong. Lắp ráp các mặt ngang giữa Panel 2 và Panel 1. Quay Panel 1 về vị trí thẳng đứng, hàn liên kết Panel 1. Lắp ráp các mặt ngang giữa Panel 3 và Panel 4. Quay Panel 4 về vị trí thẳng đứng, hàn liên kết Panel 4. Lắp dựng các thanh không gian còn lại trong khối chân đế, lắp đặt, hoàn thiện các chi tiết như sàn chống lún, anôt bảo vệ, sơn phủ . Thi công KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có các ưu nhược điểm sau đây: II.1.3.1 Ưu điểm: Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có nhiều ưu điểm : Tất cả các cấu kiện của KCĐ đựơc chế tạo dưới thấp, do vậy ta có thể sử dụng các trạm hàn tự động ngoài công trường để hàn, các công tác cắt ống và chế tạo ống hoàn toàn được chế tạo tại công trường và có thể tiến hành chế tạo nhiều cấu kiện cùng một lúc, ví dụ như trong khi tổ hợp các Panel thì cũng có thể tiến hành chế tạo các mặt ngang và chế tạo các thanh không gian …, do vậy ta có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời có thể tận dụng tối đa các thiết bị máy móc và nhân lực sẵn có một cách hiệu quả nhất. Hệ thống dàn giáo phục vụ thi công cũng được giảm bớt, công tác kiểm tra kích thước và kiểm tra chất lượng các mối hàn được kiểm soát rất tốt. Phương pháp thi công này có thể áp dụng được với tất cả các loại công trình lớn nhỏ khác nhau. Phương pháp thi công này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. II.1.3.1 Nhược điểm: Do các cấu kiện Panel, mặt ngang được chế tạo rời rạc, sau này mới lắp ghép lại với nhau, do đó công tác chế tạo, lắp ghép đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các thiết bị thi công, kiểm tra phải hiện đại, đòi hỏi trình độ kỹ sư, công nhân phải có trình độ cao. II.1.4. Phương án thi công hỗn hợp. Là tổ hợp của các phương pháp trên II.1.5. Phương án thi công lựa chọn . Từ các ưu nhược điểm của các phương pháp thi công KCĐ đã phân tích ở trên và đặc điểm khối lượng của KCĐ thì ta nhận thấy rằng KCĐ thi công theo phương pháp quay lật Panel sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đặc biệt nó rất phù hợp với các trang thiết bị, máy móc và mặt bằng bến bãi của XN VSP, do vậy dàn CT sẽ được TC chế tạo theo phương pháp quay lật Panel. Hình III.1: Thi công quay lật Panel. . CHƯƠNG 3 : GIỚI THI U CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG II.1. Các phương án thi công trên bờ. Các phương án thi công trên. lắp ráp,trang thi t bị và phương tiện thi công hiện có trên bãi lắp ráp của công ty. II.1.1. Phương án thi công chế tạo nút. Thi công KCĐ bằng phương pháp

Ngày đăng: 15/12/2013, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w