Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 5 pdf

6 568 3
Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 5 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 5: Các phương án thi công đánh chìm KC Đ. II.3.1. Phương án đánh chìm KCĐ từ Ponton không dùng cẩu nổi. * Giai đoạn 1: -Giải phóng các liên kết giữa khối chân đế và Ponton sau * Giai đoạn 2: -Dùng tàu giật liên kết hình nêm. * Giai đoạn 3: -Ponton sau sẽ bị đẩy nghiêng trên mặt nghiêng, Ponton sau tự bắn ra khỏi hệ kết cấu. * Giai đoạn 4: -Hệ khối chân đế và Ponton trước tự xoay về phương thẳng đứng. * Giai đoạn 5: -Dùng cẩu hoặc tàu kéo đưa cả hệ Ponton trước và khối chân đế đến chính xác vị trí xây dựng. * Giai đoạn 6: -Dằn nước vào Ponton trước để cho hệ kết cấu chìm xuống và tiếp xúc với đáy biển, tiếp tục dằn nước vào Ponton trước để thắng được liên kết mang cá giữa Ponton trước và khối chân đế để Ponton trước giải phóng được ra khỏi liên kết. -Phương pháp đánh chìm KCĐ từ Ponton không dùng cẩu nổi thường áp dụng cho những KCĐ có khối lượng lớn, khi mà tải trọng nâng của cẩu nổi nhỏ hơn khối lượng của KCĐ. Mặt khác thi công đánh chìm KCĐ bằng phương pháp này có rất nhiều nhược điểm đó là hay xảy ra các sự cố đối với KCĐ đó là việc tháo Ponton trước ra khỏi KCĐ rất khó khăn, và phải thiết kế hệ thống bơm nước vào Ponton sau để thắng được liên kết mang cá giữa Ponton sau với KCĐ, thời gian thi công trên biển kéo dài. II.3.2. Phương án đánh chìm KCĐ từ Ponton có sự hỗ trợ của cầu nổi. Phương pháp này đánh chìm KCĐ nhờ Ponton trước và cẩu nổi. * Giai đoạn 1: -Móc cáp của tàu cẩu vào các vị trí theo sơ đồ đã tính toán trước, giải phóng các liên kết giữa khối chân đế và Ponton sau. * Giai đoạn 2: -Tàu cẩu cẩu nhấc phần dưới KCĐ lên tách khỏi hoàn toàn Ponton sau, dùng tàu kéo kéo Ponton sau ra khỏi chân đế. * Giai đoạn 3: -Cáp cẩu phía dưới chân đế được nhả từ từ, để chân đế xoay dần sang vị trí thẳng đứng quanh vị trí Ponton trước. * Giai đoạn 4: -Tháo cáp cẩu ra khỏi chân đế. -Các bước tiếp theo thực hiện như trường hợp đánh chìm không có cẩu nổi. II.3.3. Phương án đánh chìm KCĐ bằng cẩu nổi Sau khi neo giữ sà lan hoặc ponton tại gần vị trí xây dựng công trình , các giai đoạn đánh chìm được thực hiện như sau: * Giai đoạn 1: -Móc cáp của tàu cẩu vào các vị trí theo sơ đồ đã tính toán trước, giải phóng các liên kết giữa khối chân đế và sà lan (Ponton). * Giai đoạn 2: -Dằn nước vào sà lan trong quá trình nhấc khối chân đế, hoặc nâng nhấc khối chân đế ra phía ngoài phương tiện nổi. -Hạ thấp KCĐ xuống nước cho tới khi các dây cáp trùng thì thôi, kiểm tra tư thế nổi của KCĐ. * Giai đoạn 3: -Quay chân đế lên theo phương thẳng đứng bằng cách thu cáp ở đỉnh KCĐ và nới cáp liên kết ở đáy chân đế. Quá trình quay lật của KCĐ phải được tính toán ở các vị trí góc quay khác nhau về độ nổi khối lượng, phù tâm, trọng tâm của KCĐ. Khi khối chân đế quay lật hoàn toàn thì kiểm tra KCĐ cho ngang bằng. Nếu KCĐ bị lệch thì phải tính toán khối lượng nước dằn vào để cho cân bằng. * Giai đoạn 4: -Định vị khối chân đế chính xác tại vị trí xây dựng công trình. -Thi công đánh chìm KCĐ theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, đó là quá trình thi công rất đơn giản và diễn ra rất nhanh, có thể hạn chế tối đa các sự cố đối với KCĐ và rất an toàn. -Nhược điểm của phương pháp đánh chìm này là không thể thi công bằng phương pháp này với các KCĐ có khối lượng lớn hơn 1200 T. II.3.4. Phương án đánh chìm KCĐ bằng bàn xoay trên sà lan. Phương pháp này có một số giai đoạn chính như sau: * Giai đoạn 1: -Tháo dỡ liên kết giữa KCĐ và sà lan. Chuẩn bị đường trượt trên sà lan, các thiết bị kéo trượt và thiết bị cần thiết khác . * Giai đoạn 2: -Kéo trượt chân đế xuống dưới vị trí bàn xoay. * Giai đoạn 3: -Sau khi khối chân đế được kéo đến vị trí trọng tâm nằm ra phía ngoài bàn xoay, dằn nước vào các khoang ở cuối sà lan. * Giai đoạn 4: -Khối chân đế xoay trên bàn xoay và tụt dần về phía sau để hạ dần xuống biển. * Giai đoạn 5: -Khối chân đế hoàn toàn dưới nước, lúc này nhờ sự hỗ trợ của cẩu hoặc tàu kéo đưa KCĐ đến chính xác vị trí xây dựng để dằn nước cho chìm xuống đáy biển. -Phương pháp này có thể hạ thủy được những khối chân đế có khối lượng lớn. Tuy nhiên quá trình tính toán bàn xoay là rất khó khăn và hết sức phức tạp. Mặt khác phải tính được các quỹ đạo xoay của khối chân đế trong quá trình hạ thủy. Đặc biệt là vấn đề rủi ro do chân đế có thể bị gãy trong quá trình lao xuống chạm đáy biển. II.3.5. Phương án thi công đánh chìm KCĐ được lựa chọn Từ việc phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp thi công đánh chìm và phương tiện vận chuyển KCĐ tới vị trí xây dựng công trình, cùng với khối lượng rất lớn của KCĐ thì ta nhận thấy rằng phương án thi công đánh chìm KCĐ bằng đường trượt từ sà lan mặt bong sẽ hợp lý nhất với KCĐ mà ta đã có. . khối chân đế trong quá trình hạ thủy. Đặc biệt là vấn đề rủi ro do chân đế có thể bị gãy trong quá trình lao xuống chạm đáy biển. II.3 .5. Phương án thi công. vị khối chân đế chính xác tại vị trí xây dựng công trình. -Thi công đánh chìm KCĐ theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, đó là quá trình thi công rất

Ngày đăng: 15/12/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan