1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 9 doc

10 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 165,41 KB

Nội dung

CHƯƠNG 9: QUY TRÌNH LAI DẮT VÀ VẬN CHUYỂN KCĐ ĐẾN VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. VI.1. Lai dắt hệ sà lan KCĐ đến vị trí xây dựng công trình. VI.1.1. Chuẩn bị các phương tiện vận chuyển và điều kiện thời tiết. Sau khi đã hoàn tất quá trình hạ thuỷ KCĐ, kiểm tra lại liên kết giữa sà lan và KCĐ, chuẩn bị đầy đủ các tàu kéo và các tàu dịch vụ, chuẩn bị hệ thống dây cáp, hệ thống thông tin liên lạc giữa các tàu kéo, tàu dịch vụ và các phương tiện khác. Chuẩn bị về điều kiện thời tiết và điều kiện khí tượng hải văn cho quá trình vận chuyển KCĐ đến vị trí xây dựng công trình. Thu thập các thông tin về thời tiết, sao cho trong quá trình vận chyển và thi công trên biển điều kiện thời tiết luôn đảm bảo sao cho: (Số liệu được tính toán theo yêu cầu của bên chủ đầu tư). -Chiều cao sóng đáng kể H S  1.25 (m). -Tốc độ gió lớn nhất là W g  10 (m/s). -Tầm nhìn xa  10(Km). -Không mưa, nhiệt độ môi trường khoảng (20 0  30 0 ). V.1.2. Vận chuyển KCĐ đến vị trí xây dựng công trình. Sau khi đã chuẩn bị xong các phương tiện và điều kiện thời tiết phục vụ cho quá trình vận chuyển KCĐ thì tiến hành vận chuyển KCĐ ra vị trí xây dựng công trình như sau: Tiến hành đưa tàu kéo vào vị trí, bố trí tàu kéo Sao Mai 01 kéo ở vị trí dọc tàu thông qua hệ thống các dây cáp. Sau đó kéo Sà Lan theo đúng thiết kế, sử lý những sự cố có thể sảy ra. . QUÁ TRÌNH THI CÔNG TRÊN BIỂN. VI.1. Quy trình thi công đánh chìm. B1: Định vị sơ bộ vị trí xây dựng công trình bằng cách dùng dây đo khoảng cách của vị trí xây dựng công trình với công trình có từ trước. B2: Neo cố định sà lan vào vị trí đã định trước bằng hệ thống dây neo thông qua các tàu kéo. B3: Giải phóng khoảng 60% liên kết giữa KCĐ và mặt boong sà lan. B4: Bố trí hệ thống kéo trượt trên Sà Lan mặt boong. B5: Dọn sạch đường trượt, tiến hành kéo KCĐ khi máng trượt gần đến bàn xoay đủ không gian cắt liên kết giữa máng trượt và đường trượt mặt boong. B6: Cắt liên kết giữa máng trượt và Sà Lan, dọn đường trượt, tiếp tực kéo từ từ cho đến khi trọng tâm KCĐ gần đến bàn xoay, nhưng chưa vượt qua bàn xoay. B7: Cắt máng trượt dưới, tháo bỏ liên kết hệ dây kéo, dùng lực vừa đủ đẩy KCĐ cho trọng tâm của nó vượt khỏi bàn xoay. Lúc này KCĐ tự trượt xuống biển. B8: Dùng cẩu định vị KCĐ sao cho nó cách mặt đáy biển khoảng 1 đến 2m, sau định vị lại cho chính xác, dằn nước đánh chìm KCĐ. Sau đó đóng cọc VI.2. Thi công đóng cọc và cố định KCĐ. VI.2.1. Các công tác chuẩn bị cho quá trình đóng cọc. Chiều dài của đoạn cọc đầu tiên, với chiều dài này nằm trong khả năng nâng nhấc của tàu cẩu Trường Sa. Trong quá trình đóng cọc để đảm bảo cọc được đóng xuống chiều sâu thiết kế thì cần phải tiến hành đánh dấu bằng sơn trắng theo chiều dài của đoàn cọc thành từng đoạn 0,5m. Đưa tàu cẩu Trường Sa vào vị trí để thực hiện công tác đóng cọc. Tàu cẩu được đưa vào vị trí cách điểm xa nhất của KCĐ một đoạn là 35m (phù hợp với tầm với của cẩu). Chuẩn bị về móc cẩu, sử dụng móc cẩu 150T của tàu cẩu Trường Sa, chuẩn bị các loại cáp phục vụ cho công tác cẩu đóng cọc. Tiến hành hàn và kiển tra các chi tiến tại móc cẩu ở các đoạn cọc và các chi tiết móc cáp ở các đoạn cọc. Chuẩn bị thiết bị đỡ đầu cọc, thiết bị này sẽ được dùng để đỡ đầu cọc khi tiến hành hàn nối các đoạn cọc với nhau. Chuẩn bị về búa đóng cọc và các thiết bị khác phục vụ cho quá trình đóng cọc, ở đây ta sử dụng ba loại búa đóng cọc là búa MRBS1800, MRBS3000 và búa S-750 với thông số kỹ thuật sau đây. Các thông số của búa đóng cọc Búa đóng c ọ c MRBS- Năng lượng búa rơ i (KNm ) Cọc sử dụng, mm Ghi chú 1800 263 530-1220 Đóng đoạn cọc P1 MRBS- 3000 450 530-1420 Đóng đoạn cọc P2 S-750 750 530-1420 Đóng đoạn cọc P3 Sau khi công tác chuẩn bị cho việc đóng cọc đã được hoàn thiện chu đáo thì tiến hành đóng cọc. VI.2.2. Quá trình thực hiện đóng cọc. Ta tiến hành đóng cọc nằm trên đường chéo của mặt ngang D1, đầu tiên đóng các đoạn cọc B2 và A1 trước, sau đó đóng đến các đoạn cọc P1 của chân B1, A2 sau khi đã đóng xong các đoạn cọc P1 ở các chân A1, A2, B1, B2 thì tiến hành đóng tiếp các đoạn cọc P2, P3, P4 theo thứ tự như đã đóng các đoạn cọc P1. Quá trình đóng cọc được thực hiện như sau: Dùng cẩu nổi Trường Sa với móc cẩu 150T cẩu nhấc đoạn cọc P1 lên cách cao trình điểm cắt cọc một đoạn là 1.5m và tiến hành căn chỉnh để đưa lồng đoạn cọc P1 vào chân B2 và A1. dùng búa đóng cọc MRBS 1800 để đóng Tiến hành giữ cọc bằng thiết bị đỡ đầu cọc để tiến hành cắt đầu đoạn đầu cọc của đoạn cọc P1, chiều dài đoạn cắt tuỳ thuộc vào tình trang đầu cọc có bị biến dạng nhiều hay không, và tuỳ theo yêu cầu thiết kế (ở đây ta cắt đoạn đầu cọc dài 0,5m). Sau đó tiến hành lồng đoạn cọc P1 vào chân A1, ở vị trí đối diện và thực hiện các thao tác như trên. Đoạn cọc P1 đóng vào chân A2 và B1 cũng tiến hành tương tự. Tiến hành nối đoạn cọc P2 vào đoạn cọc P1 bằng cách dùng móc cẩu 150T của tàu cẩu Trường Sa nâng nhấc đoạn cọc P2 nên cách cao trình điểm cắt cọc một đoạn là 3m, sau đó tiến hành căn chỉnh và cố định vị trí đoạn cọc P2 lại bằng thiết bị đỡ đầu cọc rồi tiến hành nối đoạn cọc P2 với đoạn cọc P1 hàn nối đoạn cọc P2 vào đoạn cọc P1 bằng phương pháp hàn tay tại công trường đang thi công, với yêu cầu thợ hàn có tay nghề thợ hàn có kinh nghiệm và là thợ hàn bậc cao, nhằm bảo đảm chất lượng của mối hàn Tiến hành cắt đầu cọc của đoạn P2 với chiều dài đoạn cắt là 0,5m, tiến hành cẩu nâng đoạn cọc P3 bằng tàu cẩu Trường Sa, đoạn cọc P3 được giữ cố định và căn chỉnh bằng thiết bị đỡ đầu cọc và tiến hành hàn nối đoạn cọc P3 vào đoạn cọc P2 bằng phương pháp hàn tay tại công trường đang thi công. Ta sử dụng búa S-750 để đóng đoạn cọc P3 Tiến hành cắt bỏ phần đầu cọc P3 sao cho điểm cắt cọc của đoạn P3 trùng với cao độ cắt cọc theo thiết kế. Sau từng bước từ 1 đến 3 ta lặp lại các thao tác cho mỗi đoạn cọc ở các vị trí đối diện nhau từ trong ra ngoài. thời gian ngưng đóng cọc tối đa cho phép là 21h. VI.2.3. Biện pháp sử lý các sự cố đóng cọc có thể xảy ra. Trong quá trình thiết kế thi công KCĐ ngoài biển nói chung và thi công đóng cọc nói riêng thì thường gặp rất nhiều sự cố xảy ra do thời tiết biển khắc nghiệt, thất thường, do những bất thường trong thi công khó có thể lường trước được. Trong quá trinh thi công đóng cọc thường xảy ra rất nhiều sự cố, nhưng điển hình nhất vẫn là các sự cố dưới đây: VI.2.3.1 Sự cố gẫy ngang cọc khi đóng. * Nguyên nhân : -Trong quá trình đóng cọc vì cọc quá dài, búa đóng lại đặt ở đầu cọc dẫn đến độ ổn định của thanh nhỏ cộng với lực nén lớn làm xuất hiện uốn tại các vị trí nguy hiểm, tại đó ứng suất lớn hơn ứng suất cho phép của cọc. *Biện pháp khắc phục: - Bỏ đoạn cọc bị gãy thay đọan cọc khác. Sau khi đã thay đọan cọc khác thì tiến hành đóng với lực tác dụng nhỏ hơn và chiều cao treo búa cũng thấp hơn, khi đóng các cọc khác cũng phải ra tải một cách từ từ cho búa đóng bằng cách tăng dần số lần đánh búa trong một thời gian. VI.2.3.2 Sự cố đầu cọc bị phá huỷ khi đóng. * Nguyên nhân : -Do lực tác dụng vào búa lớn -Do độ cứng của nến đất lớn dẫn đến độ chối của cọc lớn. -Sức chịu tải của đầu cọc chưa đảm bảo. * Biện pháp khắc phục : -Cắt bỏ phần phá hủy của đầu cọc, đóng tiếp nhưng phải đóng với lực nhỏ hơn, gia tải một cách từ từ. VI.2.3.3 Sự cố bị tụt. * Nguyên nhân: Do tính toán sai độ tự đâm xuyên hoặc kết cấu chặn cọc được hàn không tốt, trong quá trình đóng cọc gặp phải nền đất quá yếu, hệ số ma sát nhỏ khi lực đóng búa lớn cọc bị tụt hẫng xuống phía dưới. * Biện pháp khác phục: Vì đường kính của cọc lớn nên ta có thể cho thợ hàn chui vào ống để hàn các đoạn cọc lại với nhau và tiếp tục đóng. Ngoài các sự cố kể trên còn có nhiều các sự cố khác nữa như cọc đâm thủng ống chính, hỏng tấm dẫn hướng, gặp độ chối lớn khi đóng cọc chưa đến độ sâu thiết kế, cọc đóng xuống độ sâu thiết kế mà độ chối vẫn chưa đảm bảo. Trong thực tế do có sự khảo sát và tính toán thiết kế rất kỹ lưỡng nên có thể tránh được các sự cố này xảy ra. VI.2.3.4 Sự cố cọc đóng xuống chiều sâu thiết kế mà độ chối vẫn không đảm bảo. * Nguyên nhân : -Do khi khảo sát nền đất chưa kỹ dẫn đến cọc gặp phải lớp đất yếu. * Biện pháp khác phục: -Lắp thêm đoạn cọc để đóng tiếp VI.2.3.5 Sự cố cọc chưa đóng hết thì bị chối. * Nguyên nhân : -Xảy ra khi cọc gặp phải tầng đất tốt hoặc tầng đá cứng. * Biện pháp khác phục: -Thay búa có công suất lớn hơn rồi đóng tiếp, nếu vẫn không được thì lập báo cáo gửi về đất liền tính toán kiểm tra lại. -Nếu sau khi tính tán thấy độ sâu cọc đã đảm bảo thì dừng lại, còn không đảm bảo thì có thể dùng phương pháp xói đất rồi tiếp tục đóng tiếp. Ngoài các sự cố kể trên còn nhièu sự cố nữa như cọc đâm thủng ống chính, hỏng tấm dẫn hướng . . CHƯƠNG 9: QUY TRÌNH LAI DẮT VÀ VẬN CHUYỂN KCĐ ĐẾN VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. VI.1. Lai dắt hệ sà lan KCĐ đến vị trí xây dựng công trình. VI.1.1 đúng thi t kế, sử lý những sự cố có thể sảy ra. . QUÁ TRÌNH THI CÔNG TRÊN BIỂN. VI.1. Quy trình thi công đánh chìm. B1: Định vị sơ bộ vị trí xây dựng công

Ngày đăng: 24/12/2013, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w