Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 6 doc

13 239 0
Tài liệu thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THI CÔNG KHỐI CHÂN ĐẾ TRÊN BỜ. Qua sự phân tích các phương án thi công ở trên, đồng thời với thực tế khả năng thi công của XNLD VIETSOVPETRO, với kết cấu và quy mô công trình thì ta chọn phương án thi công khối chân đế là: Thi công chế tạo trên bờ bằng phương pháp quay lật Panel, thi công hạ thuỷ xuống sà lan bằng phương pháp kéo trượt, thi công đánh chìm KCĐ bằng bàn xoay từ sà lan không có sự hỗ trợ của cẩu. III.1. Quy hoạch mặt bằng thi công trên bãi lắp ráp. Hình III.1: Quy hoạch mặt bằng trên bãi lắp ráp. Trong thời gian thi công công trình, có thể còn thi công nhiều công trình khác, đồng thời trong bãi lắp ráp còn thường xuyên thi công sửa chữa các Block thượng tầng của các dàn mang vào bờ, do vậy việc quy hoạch mặt bằng thi công trên bãi lắp ráp là điều rất cần thiết, nó quyết định đến phương án thi công và hiệu quả phương án thi công của từng công trình. Quy hoạch mặt bằng thi công sao cho phải phù hợp với điều kiện diện tích mà bãi láp ráp hiện có và sao cho thuận tiện nhất với phương án thi công đã chọn, nhằm giảm tối đa vận chuyển các cấu kiện đi xa, giảm tối đa việc di chuyển của các loại xe, cẩu, hay việc di chuyển của các bộ phận công nhân, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế nhất. Nhìn vào hiện trạng sơ đồ bãi lắp ráp thì dự định chế tạo và lắp dựng ở khu vực bãi số 0, là bãi có đường trượt đơn. * Một số vấn đề cần lưu ý khi quy hoạch mặt bằng thi công trên bãi lắp ráp: -Trước khi tiến hành xây dựng phải lập hàng rào xung quanh vị trí thi công, lắp đặt các biển báo, các ký hiệu cho phương tiện vận chuyển đi lại trong khu vực thi công, biển báo đề phòng những nơi có vật nguy hiểm dễ gây phát nổ, và cấm những người không có nhiệm vụ đi lại khu vực đang thi công. -Khi chuẩn bị thi công, tiến hành công tác kiểm tra mặt bằng bãi lắp ráp, khảo sát đo đạc toàn bộ hệ thống mặt bằng khu vực cần thi công. Xác định đường di chuyển của cẩu, mặt bằng bãi nằm trong khu vực cẩu di chuyển để phục vụ cho việc quay lật Panel, phục vụ cho công tác hạ thủy khối chân đế. -Giải phóng toàn bộ những trang thiết bị vật tư không liên quan đến quá trình thi công khối chân đế. -Vật tư phải đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng và được vận chuyển đến đúng nơi quy định, đảm bảo yêu cầu của thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công. -Công tác đưa vật tư ra bãi theo quy hoạch được thể hiện ở bản vẽ quy hoạch bãi lắp ráp. -Sau khi chuẩn bị các nguyên vật liệu và đưa các thiết bị đến các khu vực trên bãi lắp ráp, tiến hành công tác chuẩn bị chung cho việc quy hoạch bãi lắp ráp như sau: -Đánh dấu khu vực lắp ráp các panel. -Lắp đặt các gối đỡ để chế tạo panel. Việc lắp đặt kiểm tra các gối đỡ được tiến hành nhờ các thiết bị máy móc kỹ thuật theo đúng các quy định về an toàn. -Kiểm tra (trong trường hợp cần thiết phải sửa chữa) các trạm phát điện, các hệ thống kỹ thuật, đèn pha, các thiết bị hàn cắt hơi và kỹ thuật phục vụ nâng tải (cáp, cẩu, móc .). -Vận chuyển đến các khu vực thi công trên bãi lắp ráp các dụng cụ và thiết bị phục vụ thi công (Các bình Oxi, Axetylen, các điện cực, vật liệu bôi trơn, cát thạch anh, các vật liệu sơn, các bộ phận ống v.v . ). III.2. Công tác chuẩn bị vật tư. II.2.1. Bảo quản vật tư. Ống không có chứng chỉ phải được xếp riêng, việc nhận ống chỉ cho phép sau khi có chứng chỉ. Trong việc bảo quản ống không được kéo trượt ống, gây ra các vết uốn, làm méo ống, tránh để hơi ẩm tập trung trên bề mặt ống. Nhất thiết phải dùng các hãm ống và hệ dầm ngang đỡ ống. Trước khi đưa ống vào thi công phải làm sạch bụi gỉ, các lớp gỉ sắt ngoài thành ống bằng phương pháp máy nén khí và phương pháp đánh giấy nhám. III.2.2. Chuẩn bị cáp, dây thừng. Trong công tác thi công khối chân đế, việc lắp dựng các phần cấu kiện để tạo thành một chân đế hoàn chỉnh thông qua các quá trình cẩu lắp. Việc cẩu lắp phải thật tuyệt đối an toàn để tránh các trường hợp có sự cố xảy ra. Cáp là một thiết bị quan trọng trong việc di chuyển, kéo buộc các vật nặng, chất lượng cáp liên quan mật thiết với sự an toàn của thiết bị công trình và tính mạng con người, do vậy việc chọn cáp phải tiến hành hết sức nghiêm ngặt. Trước khi thi công một công trình người ta phải kiểm tra các loại vật liệu nâng theo đúng tiêu chuẩn quy định như sau: -Chỉ có những người có tay nghề, đã qua việc sát hạch về an toàn lao động, an toàn về điện và phòng chống cháy nổ mới được giao nhiệm vụ giao, bện cáp. -Cáp xuất xưởng phải được đóng mác theo dõi, được kiểm tra chất lượng, có kèm theo chứng chỉ chất lượng và biên bản thử tải. * Công tác đóng mác cáp: Mỗi sợi cáp chế tạo xong phải được gắn kèm một tấm thẻ bằng cách bện vào đầu cáp. Mác được gia công trước bằng thép không gỉ và trên 4 cạnh của nó được thể hiện thông số sau: +Nơi chế t ạo. +Số đăng ký. +Tải trọng làm việc. +Chiều dài cáp +Tháng, năm thử tải. * Thử tải: Là công việc hết sức quan trọng nhất thiết phải thực hiện. Việc thử tải phải được lập biên bản và được xuất xưởng cùng với chứng chỉ và chất lượng. Việc thử tải được tiến hành cho từng sợi cáp một trên mỗi lô hàng nhưng không được ít hơn 2 lần. Tải trọng thử: P thử = 1.25 P tính toán Thời gian thử: 3 phút. Đối với XNLD công việc thử tải tiến hành với hai loại sau: Loại 1: Thử cáp có đường kính 22: ta dùng cần trục móc trực ti ếp vớ i vật nặng có trọng lượng bằng tải trọng thử thiết kế. Loại 2: Thử cáp có đường kính lớn hơn 22: việc tiến hành thử cáp được tiến hành trên giá thủy lực 1500T. Lực kéo được tính toán chuyển đổ i từ áp suất trong xi-lanh sang quan sát trị số đồng hồ áp lực kiểm định bởi Xưởng đo lường chất lượng của XNLD được sự ủy quyền của trung tâm đo lường chất lượng III của thành phố Hồ Chí Minh. Cáp làm xong phải được bảo quản trên giá chuyên dụng, không được đặt ngoài trời hoặc để cát bụi bám vào. Giá bảo quản phải được cách li với nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao. Mỗi một loại cáp phải được kèm theo chứng chỉ chất lượng và biên bản thử tải. Cáp lấy theo tiêu chuẩn của API loại 6x37FC. Tính toán cáp với hệ số an toàn K= 6 với cáp có tải nhỏ hơn 100T, K=4 với cáp có tải lớn hơn 100T. * Chọn dây thừng: LỰC KÉO CỦA SỢI DÂY THỪNG (TẤN) Đường kính (mm) Dây vải Vinylôn g Nilông Polyethylen e Polyproylen e 6 0.20 0.33 0.71 0.38 0.38 8 0.33 0.56 1.21 0.65 0.65 10 0.53 0.98 1.85 0.99 0.99 14 1 1.88 3.73 1.9 1.91 20 2.08 3.55 7.23 3.68 3.73 22 3.11 4.24 8.63 4.4 4.46 26 4.24 5.12 11.8 6 6.08 30 5.54 7.83 15.4 7.83 7.49 Ghi chú: Hệ số an toàn đối với dây thừng lấy bằng hệ số an toàn của cáp. Tính toán sức căng của dây treo dựa theo hồ sơ sức căng T của cáp. III.2.3 Công tác chuẩn bị cho hàn. Để bảo quản vật liệu hàn dự trữ ngay trên bãi phải có các kho chứa phụ, tủ sấy que hàn. Nhiệt độ nung nóng que hàn được xác định theo các thông số đã cho. Các que hàn được bảo quản theo từng loại mác, theo từng thời gian sản xuất, và đường kính que hàn.Trong tủ sấy, que hàn được đặt trên giá cao có ghi mã hiệu.Không được chứa đựng những que hàn không cùng chủng loại vào cùng một thùng.Que hàn trước khi sử dụng phải được sấy ở nhiệt độ cao, chế độ sấy phải tuân theo các số liệu được ghi trong lý lịch que hàn. Que hàn đã sấy mỗi lần giao cho thợ hàn số lượng cần hàn trong nửa ca làm việc. Số que hàn không dùng đến cuối ca, thợ hàn phải cho vào tủ sấy. III.2.4. Chuẩn bị gối đỡ. Để đảm bảo cho công tác thi công lắp đặt các bộ phận kết cấu của KCĐ, các bộ phận kết cấu ổn định và phục vụ cho quá trình quay dựng Panel, thì phải tính toán và chế tạo một số gối đỡ. Tất cả các gối đỡ có cấu tạo sao cho phải đảm bảo khả năng chịu lực do tải trọng của kết cấu truyền xuống cho từng giai đoạn thi công KCĐ. -KCĐ có 3 loại gối đỡ sau: +Gối đỡ xoay K1. +Gối đỡ ống chính K2. +Gối đỡ ống nhánh K3. +Cấu tạo các ống gối đỡ như sau: III.2.4.1 Gối đỡ xoay K1. Là loại kết cấu được cấu tạo bởi hai ống lồng vào nhau, ống nhỏ hơn có kích thước lồng vào ống lớn có kích thước được hàn cố định lại với nhau bằng 4 tấm thép bản. Mặt trên có cấu tạo dạng khớp là 1 máng thép có đường kính trong là 1392, mặt dưới là một bản thép chịu lực Hình IV.2: Cấu tạo gối đỡ K1. [...]...III.2.4.2 Gối đỡ ống chính K2: -Công dụng và vị trí: Dùng để đỡ ống chính khi tổ hợp ống chính, khi tổ hợp Panel *Cấu tạo: -Có cấu tạo giống như gối đỡ xoay nhưng cấu tạo mặt trên là 4 tấm thép phẳng, không phải là cong như gối đỡ xoay B B-B Tû LÖ 1:20 A A C C B AA Tû LÖ 1:1 8 9 6 C-C Tû LÖ 1:10 Hình IV.3: Cấu tạo gối đỡ K2 III.2.4.3 Bố trí mặt bằng gối đỡ Hình IV.4: Mặt bằng bố trí gối đỡ Panel . mô công trình thì ta chọn phương án thi công khối chân đế là: Thi công chế tạo trên bờ bằng phương pháp quay lật Panel, thi công hạ thuỷ xuống sà lan bằng. CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THI CÔNG KHỐI CHÂN ĐẾ TRÊN BỜ. Qua sự phân tích các phương án thi công ở trên, đồng thời với thực tế khả năng thi công của

Ngày đăng: 24/12/2013, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan