1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương Trung Quốc

17 5,4K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 352 KB

Nội dung

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương Trung Quốc trong 3 năm trở lại đây

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bài thảo luận môn NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỀ TÀI: Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Nhóm FX : 1. Phạm Vân Anh 2. Bùi Thị Hà 3. Đặng Bích Hà 4. Nguyễn Thị Thu Hiền 5. Lê Thị Thanh Huyền 6. Nguyễn Tiến Thanh 7. Nguyễn Văn Trường NỘI DUNG I. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Sự ra đời 2. Chức năng II. Nghiêp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Lịch sử nghiệp vụ thị trường mở của PBOC 2. Cơ sở pháp lý của OMO trong việc điều hành CSTT của NHTƯ Trung Quốc 3. Chủ thể tham gia OMO 4. Hàng hóa giao dịch trên OMO 5. Phương thức giao dịch 6. Diễn biến các phiên giao dịch từ năm 2008 đến 2010 7. Đánh giá tính hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở Trung Quốc I . Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Sự ra đời: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBC hoặc PBOC) là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và Trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh Nhân dân tệ là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được phát hành từ năm 1948. 2. Chức năng : Một số chức năng quan trọng của ngân hàng nhân dân Trung Quốc như sau : - Phát hành tiền: tiền giấy và tiền xu. - Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng. - Là ngân hàng của chính phủ và ngân hàng của các ngân hàng. - Quản lý hệ thống tài chính ngân hàng của quốc gia quản lý các định chế tài chính của nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử thế giới. - Giám sát các hoạt động ngân hàng - Phân tích các tham số kinh tế của đất nước II . Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương Trung Quốc ( PBOC) 1. Lịch sử nghiệp vụ thị trường mở của PBOC Các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (open market operations) chính là phương tiện quan trọng để triển khai và thực hiện chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương của quốc gia sử dụng nghiệp vụ này để điều tiết lượng cung tiền quốc gia. Để làm việc đó, NHTƯ mua-bán các chứng khoán do chính phủ phát hành, cùng với các công cụ tài chính khác. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ về điều khiển lãi suất thị trường hay tỷ giá là định hướng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ này. Kể từ năm 1979, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển theo cơ chế thị trường. Kể từ khi đưa vào sử dụng các công cụ CSTT mới, CSTT phải đối mặt với tình thế khó khăn là cả công cụ trực tiếp lẫn công cụ gián tiếp đều hoạt động không hiệu quả. Cải cách khu vực tài chính đã tiến xa về phi tập trung hoá và đa dạng hoá, làm cho các kiểm soát trực tiếp kiểu cũ trở nên kém hiệu quả, còn việc sử dụng các công cụ gián tiếp vẫn yếu kém vì cơ sở hạ tầng chưa đủ phát triển cho việc thực hiện hiệu quả CSTT gián tiếp và NHTW cần có sự độc lập lớn hơn để quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất của CSTT trong giai đoạn chuyển đổi là quy trình hoạt động của CSTT tiến triển theo một hệ thống “kiểm soát kép” do các biện pháp kiểm soát gián tiếp dần dần thay thế các biện pháp kiểm soát trực tiếp. Từ nửa sau thập kỷ 80, các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, tín dụng của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho các ngân hàng, và sự thay đổi lãi suất thường xuyên được đưa vào áp dụng vào cuối năm 1984 đầu năm 1985. Những công cụ này nhằm thay thế hạn mức tín dụng, giúp PBOC phản ứng linh hoạt hơn với những thay đổi của nền kinh tế. Đến đầu năm 1993, PBOC bắt đầu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để tác động đến vốn khả dụng của hệ thống tài chính. Cuối năm 1993, PBOC đã tính đến khả năng áp dụng nghiệp vụ thị trường mở như là công cụ CSTT chủ yếu, trong khi đó, dự trữ bắt buộc và tín dụng của PBOC cho các ngân hàng đóng vai trò là các công cụ hỗ trợ, kế hoạch tín dụng dần được bãi bỏ (đến cuối năm 1994 chỉ có 4 NHTM quốc doanh và 4 NHTM đa năng phải tuân thủ hạn mức tín dụng). Mục tiêu đối với tổng tín dụng trong nước được xây dựng phù hợp với các mục tiêu cung tiền. Điều này cho thấy vai trò ngày càng tăng của cơ chế thị trường trong nền kinh tế Trung quốc. Tuy nhiên, do thiếu vắng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, cũng như tự do hoá lãi suất đã cản trở việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở hiệu quả. Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997 hoạt động nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tuy với quy rất thấp. Do đó, PBOC đã quyết định đình chỉ nghiệp vụ thị trường mở trong năm 1997. Ngày 26 tháng 5 năm 1998 các PBOC chính thức sử dụng lại nghiệp vụ thị trường mở. Trong tình hình mới với một nền tảng thể chế tốt hơn, các nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được thành công ngay lập tức. Cũng từ năm 1998, TTTP liên ngân hàng phát triển nhanh chóng, không những cho phép các TCTD tăng cường quản lý vốn khả dụng mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát tiền tệ gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Có thể nói, nghiệp vụ thị trường mở trở thành một kênh quan trọng trong việc điều chỉnh tiền cơ sở. Đến năm 1999, lượng tiền cơ sở tăng lên thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã chiếm tới 52% trong tổng nguồn tiền cơ sở tăng thêm. Nói cách khác, nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành công cụ chủ chốt của PBOC trong việc điều hành CSTT phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ mới thể hiện bước tiến xa hơn trong việc kiểm soát tiền tệ gián tiếp. 2 . Cơ sở pháp lý của OMO trong việc điều hành CSTT của NHTƯ TQ PBOC đã ban hành hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển của OMO 2.1. Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2.2. Pháp luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa 2.3. Các quy định về kinh doanh nghiệp vụ TTM - Chương 1: Quy định chung Gồm 5 điều giới thiệu chung về hoạt động nghiệp vụ TTM - Chương 2: Hàng hóa được giao phép giao dịch và kinh doanh Gồm 7 điều quy định về các loại hàng hóa được phép giao dịch trên nghiệp vụ TTM, các loại giao dịch, các loại kì hạn, quyết toán, lưu kí - Chương 3: Điều kiện để trở thành chủ thể tham gia trên TTM Gồm 4 điều quy định về các điều kiện để trở thành chủ thể tham gia trên TTM bao gồm tình hình của tổ chức đó, các điều kiện hồ sơ - Chương 4: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia TTM Gồm 2 điều quy đinh về nghĩa vụ các chủ thể phải thực hiện và các quyền mà các chủ thể được hưởng khi tham gia trên TTM - Chương 5: Điều kiện để thay đổi và chấm dứt sự hoạt động của các đại lý tham gia nghiệp vụ TTM Gồm 11 điều quy định về việc các đại lý tham gia nghiệp vụ TTM muốn thay đổi và chấm dứt hoạt động thì cần thực hiện những thủ tục và yêu cầu như thế nào. - Chương 6: Các điều khoản bổ sung 2.4. Các quy đinh hành chính về phát hành trái phiếu Tài chính được chấp thuận ngày 22/04/2005 và có hiệu lực ngày 01/06/2005 - Chương 1: Quy định chung Gồm 5 điều quy định chung về việc phát hàng trái phiếu là dựa trên Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa - Chương 2: Điều kiện trái phiếu được phê duyệt và sử dụng Gồm 7 điều quy định về các điều kiện phát hành trái phiếu của PBC, điều kiện hoạt động của các trung gian tài chính, các ứng dụng của các loại trái phiếu - Chương 3: Phát hành trái phiếu tài chính Gồm 12 điều quy định các chủ thể được tham gia mua bán trái phiếu tài chính, các loại trái phiếu tài chính, các điều kiện của chủ thể, nghiệp vụ bảo lãnh - Chương 4: Đăng kí, trust, mua lại Gồm 3 điều - Chương 5: Công bố thông tin Gồm 9 điều quy đinh về việc công bố thông tin, yêu cầu và tiêu chuẩn của các thông tin, thời hạn công bố thông tin - Chương 6: Trách nhiệm pháp lý Gồm 4 điều quy đinh về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia trên TTM - Chương 7: Các điều khoản bổ sung 2.5. Các thông báo liên quan đến việc sử dụng nghiệp vụ Thị trường mở  Năm 2008. • Ngày 17/1/2008: thông báo về điều chỉnh hóa đơn phát hành trong kỳ phát hành. • Ngày 4/2/2008: thông báo về đình chỉ hóa đơn phát hành trong các phiên giao dịch • Ngày 15/2/2008: thông báo về danh sách 52 các đại lý phát hành trái phiếu giao dịch TTM • Ngày 2/9/2008: kế hoạch thông báo Mùa Xuân về tình hình thanh khoản của năm 2009. • Ngày 27/10/2008: thông báo về điều chỉnh tần số giao dịch. Theo đó 2 tuần sẽ có 1 phiên giao dịch  Năm 2009: Trong năm 2009 chỉ có 4 lần thông báo, các thông báo chủ yếu là thông báo về điều chỉnh lại mức lãi suất, thời hạn của trái phiếu, và mức tiền lưu thông: • Thông báo số 1- 2/2/2009: Thông báo các đại lý chính và vai trò của các đại lý chính trong việc đánh giá thị trường • Thông báo số 2- 16/9/2009: Thông báo về việc mở rộng hoạt động thị trường mở để tạo tính thanh khoản cho thị trường. • Thông báo số 3- 29/9/2009: thông báo trước khi quốc khánh về việc đình chỉ các hóa đơn phát hành .  Năm 2010: Có 3 lần NHND Trung Hoa thông báo mở cửa các phiên giao dịch • Thông báo đầu tiên ngày 11/2/2010 về các đại lý chính trong phiên giao dịch. ( 52 đại lý chính). • Thông báo thứ 2 ngày 7/9/2010: thông báo về nghiệp vụ giám sát của các đại lý chính: NHND Trung Hoa phải tăng cường giám sát khả năng thanh khoản của trái phiếu đối với 52 đại lý chính này. • Thông báo thứ 3 ngày 7/12/2010: thông báo yêu cầu các đại lý chính phải thông báo tình hình kinh doanh trước kỳ nghỉ Tết. 3. Chủ thể tham gia OMO : 3.1. Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc tham gia thị trường mở với tư cách là người điều hành, quản lý thị trường thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở hoạch định chính sách tiền tệ. Qua đó NHNDTQ quản lý khối lượng tiền cung ứng, kiểm soát và điều tiết hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. NHNDTQ tham gia thị trường mở không phải để kinh doanh mà để quản lý, chi phối thị trường làm cho chính sách tiền tệ được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó. 3.2. Các ngân hàng thương mại: Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hoà mức dự trữ ngân quỹ để duy trì khả năng thanh toán, cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi. Đồng thời thông qua thị trường này các NHTM thực hiện nghiệp vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. Các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường mở vì: NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, nhận một số lượng khổng lồ vốn tiền gửi và dùng tiền gửi huy động được để cho khách hàng vay; NHTM là thành viên đặc biệt của thị trường tiền tệ, vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Căn cứ vào cơ chế điều chỉnh các giao dịch sơ cấp của nghiệp vụ thị trường mở ( Điều 2- Báo cáo về nghiệp vụ thị trường mở năm 2004), NHND Trung Quốc đã thông qua hoạt động thị trường mở của các đại lý năm 2010 và các ngân hàng thành viên trên toàn quốc. Theo đó, Các ngân hàng đại lý của nghiệp vụ thị trường mở năm 2011 bao gồm các ngân hàng sau: - Ngân hàng Công thương Trung Quốc - Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc - Ngân hàng Trung Quốc - Ngân hàng xây dựng Trung Quốc - Ngân hàng phát triển - Ngân hàng giao thông - Ngân hàng thương nhân - Ngân hàng Trung Tín - Ngân hàng Quang Đại Trung Quốc - Ngân hàng phát triển phố Đông Thượng Hải - Ngân hàng Hưng Nghiệp - Ngân hàng phát triển Quảng Đông - Ngân hàng Dân Sinh - Ngân hàng phát triển Thâm Quyến - Ngân hàng Hoa Hạ - Ngân hàng Trung Quốc tiết kiệm bưu điện - Ngân hàng Bắc Kinh - Ngân hàng Nam Ninh - Ngân hàng Thượng Hải - Ngân hàng Tế Thương - Ngân hàng Vi Thương - Ngân hàng Hàng Châu - Ngân hàng An Toàn - Ngân hàng Thiên Tân - Ngân hàng Giang Tô - Ngân hàng Hán Khẩu - Ngân hàng Tề Lỗ - Ngân hàng Cáp Nhĩ Tân - Ngân hàng Lạc Dương - Ngân hàng Trường Sa - Ngân hàng thương mại Quý Dương - Ngân hàng Tây An - Ngân hàng eo biển Phúc Kiến - Ngân hàng Phú Thân - Ngân hàng Đại Liên - Ngân hàng Quảng Châu - Ngân hàng Hạ Môn - Ngân hàng nông thôn thương nghiệp Thượng Hải - Ngân hàng nông thôn thương nghiệp Bắc Kinh - Ngân hàng HSBC (Trung Quốc) - Ngân hàng Standard Chartered (Trung Quốc) - Ngân hàng Hà Bắc 3.3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Các tổ chức này coi thị trường mở như là một nơi kiếm thu nhập qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua, bán các chứng khoán có giá ngắn hạn hoặc dài hạn. Các tổ chức này thường có khối lượng các chứng khoán lớn và họ thường xuyên thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đảm bảo mức sinh lời cao nhất và rủi ro dự tính thấp nhất. Đó là động cơ của họ để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở Trung Quốc bao gồm: - Công ty bảo hiểm CITIC - Công ty bảo hiểm Quốc Thái Quân An - Công ty TNHH BOC Chứng khoán Quốc tế - Tập đoàn tài chính quốc tế Trung Quốc - Công ty chứng khoán Trường Giang - Công ty bảo hiểm nhân thọ Thái Khang - Công ty bảo hiểm Hoa Thái - Công ty TNHH Quản lý Quỹ China Southern 3.4. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn Các doanh nghiệp có nhu cầu bán các chứng khoán để đổi ra tiền mặt hay để kiếm lời trong thời gian ngắn nhất, khi thừa vốn kinh doanh các doanh nghiệp có thể mua các loại chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để kiếm lời. 3.5. Các hộ gia đình Hộ gia đình tham gia thị trường mở: họ phải chuyển các chứng khoán ngắn hạn mà họ đang nắm giữ thành tiền mặt có tính lỏng mạnh nhất; họ mua các chứng khoán phòng ngừa những rủi ro bất ngờ; đầu tư vào các giấy tờ có giá nhờ vào sự thay đổi về lãi suất dự đoán 4. Hàng hóa giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở Theo các quy định về kinh doanh nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc Hàng hóa được giao dịch là: - Tín phiếu kho bạc và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc: là giấy nhận nợ do chính phủ Trung Quốc phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính. - Chứng chỉ tiền gửi: là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các chế định tài chính phi ngân hàng Trung Quốc, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất định trước. - Thương phiếu: Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn ở Trung Quốc nhằm bổ sung vốn ngắn hạn. - Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước Trung Quốc phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở bởi tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính. [...]... ký Ngân hàng Trung ương sẽ quan tâm tới lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất cao tới lãi suất thấp cho đến khi nào đạt được lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cần cung ứng vào lưu thông b Phương thức song phương: Ngân hàng Trung ương giao dịch trực tiếp với người mua, bán thực hiện mua hoặc bán hẳn chứng từ có giá hoặc Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà Ngân hàng Trung. .. của PBOC có hiệu lực, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5% Ngày 25/12, PBOC thông báo từ ngày 26/12 sẽ nâng lãi suất cho vay chủ chốt 25 điểm cơ bản, lên 5,81% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cũng 25 điểm cơ bản, lên 2,75% 7 Đánh giá tính hiệu quả của. .. tính hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở Trung Quốc Trải qua quá trình hoạt động, hoạt động OMO của NHTW Trung Quốc ngày càng hiệu quả Cụ thể là: Cơ chế hoạt động: Với sự hỗ trợ của nhà nước và các chuyên gia hàng đầu, NHTW Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống luật lệ, quy định điều chỉnh cho hoạt động OMO, và hệ thốn pháp lý tầng ấy ngày càng chặt chẽ hơn Bên cạnh đó NHTW Trung Quốc cũng hoàn thiện... nghiệp vụ thị trường mở Điều đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Thúc đẩy sự phất triển của thị trường tiền tệ, hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả và năng động hơn trong kinh doanh Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa NHTW Trung Quốc và hệ thống liên ngân hàng, khiến hệ thống ngân hàng phải chấp nhận sự chi phối, điều chỉnh của NHTW Quy của OMO ngày càng được mở rộng cả về khối lượng... sự ổn định của tỉ giá Nhân dân tệ là một phần trong gói kích thích của chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, góp phần đáng kể vào việc phục hồi nền kinh tế của châu Á và toàn cầu Trung Quốc đạt tăng trưởng kinh tế 11,9% trong quý I và 10,3% trong quý II năm 2010 Ngày 22/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định nâng tỉ giá của đồng nhân... phủ Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của nước này tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, cao nhất trong vòng 2 năm trước đó Con số này cũng cao hơn nhiều so với dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó cũng như mức lạm phát của Trung Quốc trong tháng 9 (3,6%) Điều đáng chú ý là, tốc độ lạm phát của Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang bất chấp hàng loạt nỗ lực nhằm kiểm soát giá của. ..- Trái phiếu chính quyền địa phương: Tương tự như trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu VD: Trái phiếu tài chính Quảng Châu - Các trái phiếu khác được chỉ định trong từng thời kỳ 5 Phương thức giao dịch Phương thức giao dịch thể hiện tính linh hoạt của công cụ nghiệp vụ thị trường mở cho phép mua hoặc bán với số... Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà Ngân hàng Trung ương tiếp cận với người mua hoặc người bán để tiến hành mua hoặc bán - Phân phối các tín phiếu NHTW: PBOC rút lượng tiền cơ sở bằng cách phát hành tín phiếu NHTW và bơm tiền bằng việc mua lại trái phiếu NHTW Năm 2003, tín phiếu NHTW bắt đầu được phát hành trên cơ sở thị trường trái phiếu liên ngân hàng Mục đích chính của tín... hàng hóa trên thị trường OMO, quy trình thanh toán được rút gọn Việc phân tích dự báo vốn khả dụng ngày càng được tăng cường Hiệu quả hoạt động: Việc theo dõi, dự đoán mức cung cầu vốn khả dụng liên tục đã cho NHTW Trung Quốc sự nhạy bén trong việc cung ứng ay thu hút tín dụng cho các tổ chức tín dụng, qua đó bơm thêm vốn hay thu hút tiền nhàn rỗi từ thị trường dư thừa vốn thông qua nghiệp vụ thị trường. .. hoạt hơn vào ngày 19/6 Tháng 8/2010, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5% trong khi đó mức tăng tháng 7 chỉ là 3,3% Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố, tổng giá trị các khoản vay mới trong tháng 8 tại Trung Quốc đạt 545,2 tỷ NDT (80 tỷ đôla) Tăng trưởng cung tiền M2 đạt 19,2% Trên các sàn giao dịch hàng hóa thế giới, giá dầu thô và vàng đồng loạt trượt giảm . Trung Quốc I . Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Sự ra đời: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBC hoặc PBOC) là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung. thương Trung Quốc - Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc - Ngân hàng Trung Quốc - Ngân hàng xây dựng Trung Quốc - Ngân hàng phát triển - Ngân hàng giao thông - Ngân hàng thương nhân - Ngân hàng Trung. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Sự ra đời 2. Chức năng II. Nghiêp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1. Lịch sử nghiệp vụ thị trường mở của PBOC 2. Cơ sở pháp lý của OMO trong

Ngày đăng: 11/05/2014, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w