nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa chất-khoáng sản ba vùng- phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.

60 608 0
nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa chất-khoáng sản ba vùng- phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN - o0o - BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN 3 VÙNG: HÀM TÂN, PHONG THỔ NÔNG SƠN TỶ LỆ 1/50.000 1/10.000 THEO TỪNG VÙNG 6383-2 23/5/2007 Hà nội, 2005 BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN - o0o - Tác giả chính : KS. Trịnh Thanh Minh, KS. Nguyễn Minh Hiệp, KS. Đào Bùi Din, KS. Nguyễn Văn Tiếp, KS. Nguyễn Đức Thắng Chủ nhiệm tiểu đề tài: KS. Trịnh Thanh Minh BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN 3 VÙNG: HÀM TÂN, PHONG THỔ NÔNG SƠN TỶ LỆ 1/50.000 1/10.000 THEO TỪNG VÙNG Hà nội, 2005 1 MỤC LỤC MỞ §ẦU 2 CH¦¥NG I. §ẶC §IỂM §ỊA LÝ TỰ NHI£N, KINH TẾ, NH¢N V¡N 3 I.1. Vị trí địa lý 3 I.2. Địa hình 3 I.3. Đặc điểm thủy văn mạng lưới sông suối 5 I.4.Khí hậu 5 I.5.Động vật thực vật 10 I.6.Kinh tế hội 10 CH¦¥NG 2. §ẶC §IỂM §ỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG TH Ổ, NÔNG S¥N HÀM TẦN 16 PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG THỔ. 16 I. ĐỊA TẦNG 16 II. MAGMA 21 III. KIẾN TẠO 24 IV. KHOÁNG SẢN 27 PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN VÙNG NÔNG SƠN 30 I. ĐỊA TẦNG 30 II- MAGMA 32 III. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT 33 IV. KHOÁNG SẢN 34 PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG HÀM TAN 43 I. ĐỊA TẦNG. 43 II. MAGMA 47 III. KIẾN TẠO. 48 IV. KHOÁNG SẢN 49 KẾT LUẬN 54 2 MỞ ĐẦU Vùng Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Nông Sơn tỉnh Quảng Nam Hàm Tân tỉnh Bình Thuận là các khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, vị thế quan trọng. Đặc biệt đây là những vùng có tiềm năng về khoáng sản titan sa khoáng (ilmenit), than, fluorit đất hiếm. Việc làm sáng tỏ các yếu tố địa chất cho 3 vùng Phong Thổ, Nông Sơn Hàm Tân là hết sức cấp thiết, nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững. Tập thể tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu về địa chất khu vực dựa vào kết quả khảo sát, lấy mẫu của các nhóm thực địa trong đề tài năm 2005- 2006, để xây dựng báo cáo chuyên đề địa chất khoáng sản cho 3 vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận). 1. Cơ sở pháp lý. - Căn cứ vào hợp đồng số 10/2005/HĐ/ĐTĐL ngày 08/04/2005 giữa Bộ Khoa h ọc Công nghệ, Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Địa chất biển . - Căn cứ vào hợp đồng thuê khoán công việc số 88/HĐ-ĐTĐL-2005/10 ngày 23/08/2005 giữa Liên đoàn Địa chất biển TS.Đào Mạnh Tiến chủ nhiệm đề tài với KS.Trịnh Thanh Minh chủ nhiệm tiểu đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ. a. Mục tiêu. Xây dựng báo cáo chuyên đề Địa chất – Khoáng sản 3 vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông S ơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) tỷ lệ 1/50.000 1/10.000 theo từng vùng. b. Nhiệm vụ. - Thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu hiện có về địa chất, khoáng sản của 3 vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận). - Thành lập mặt cắt địa chất tổng hợp cho từng vùng. - Viết báo cáo thuyết minh. Báo cáo được trình bày trong 2 chương không kể phần mở đầu kết luận: Chương 1. Đặc điểm địa lý t ự nhiên, kinh tế, nhân văn Chương 2. Đặc điểm địa chất khoáng sản Báo cáo được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Liên đoàn Địa chất biển, của các phòng chức năng, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn bè đồng nghiệp trong ngoài Liên đoàn. Nhân dịp này tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ quí báu đó. 3 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN I.1. Vị trí địa lý Các vùng nghiên cứu bao gồm huyện Phong Thổ (Lai Châu), khu vực Nông Sơn (Quảng Nam), huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Vùng nghiên cứu Phong Thổ:bao gồm huyện Phong Thổ, Tam Đường một phần của thị Lai Châu mới. Phía Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây Tây Nam giáp với huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp với huyện Bát Xát một phần huyện Sa Pa (Lào Cai)). Vùng nghiên cứu được giới hạn: Từ 22°16’22” đến 22°39’54” vĩ độ Bắc Từ 103° 15’00” đến 103°44’46” kinh độ Đông Vùng nghiên cứu Nông Sơn bao gồm: các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Nam Giang, Hiên (nay là huyện Đông Giang, Tây Giang) tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp huyện Nam Đông, Hòa Vang (Quảng Nam), phía Đông giáp huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình (Quảng Nam), phía Nam giáp huyện Phước Sơn, Hiệp Đức (Quảng Nam), phía Tây giáp Lào. Vùng nghiên cứu có diện tích 580km 2 được giới hạn: Từ 15°38’12” đến 15°54’53” vĩ độ Bắc Từ 107 ° 33’04” đến 108 ° 06’00” kinh độ Đông Vùng nghiên cứu Hàm Tân bao gồm: toàn bộ lãnh thổ một phần lãnh hải (0-10m nước) huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), một phần lãnh thổ, lãnh hải (0-10m nước) hai Tân Thành, Tân Thuận - huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận): đó là dải ven biển biển ven bờ (0-10m nước) từ Cửa Cạn đế n mũi Kê Gà. Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh, Bình Thuận; phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận); phía Tây giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa -Vũng Tàu), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) phía Nam giáp Biển Đông. Diện tích nghiên cứu 1051km 2 trong đó phần đất liền là 951km 2 phần biển ven bờ là 100km 2 . Vùng nghiên cứu được giới hạn: Từ 10°33’15” đến 10°55’13” vĩ độ Bắc Từ 107 ° 30’17” đến 107 ° 59’15” kinh độ Đông I.2. Địa hình Vùng Phong Thổ Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng Fan Si Pan đới sụt lún sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa phần có độ dốc lớn trên 50 0 đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt Nam. Vùng núi khu vực nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt lở xảy ra nhiều. Nhìn chung các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ 200-1000m. Địa hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun, Nậm Xe, Tam Đường, Pu Sam Cap… thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Sinh Quyền… Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắ c - Đông Nam gần trùng với phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía Đông Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mòn phân cắt bởi hệ thống sông suối có phương Đông Bắc – Tây Nam có thể chia ra các mức địa hình như sau: 4 - Địa hình núi cao trên 1500m: Phân bố phía Đông Bắc (sườn Tây Fan Si Pan) có nhiều vách đá hiểm trở. - Địa hình núi cao 1000 - 1500m: Thường chạy dọc theo rìa các dãy núi có địa hình cao trên 1500m. - Địa hình núi cao trên 500 -1000m: Phân bố dọc theo các thung lũng sông Nậm Na, Nậm Lúc - Địa hình núi cao dưới 500m: Chiếm khoảng hơn 10% diện tích, sườn thoải, đất phủ dày. - Địa hình cao nguyên karst: Phân bố nhiều vị trí trong phạm vi vùng nghiên cứu, tập trung chủ yếu các cao nguyên đá vôi Lang Nhị Thang, Tà Phìn, Sìn Hồ phía Tây Nam Phong Thổ. Vùng Nông Sơn Đây là vùng địa hình cao, độ cao tuyệt đối từ 200-1050m, trung bình từ 600- 900m. Địa hình bị phân cắt bởi các hệ thống sông suối (sông Thu Bồn,Vu Gia) theo các hướng khác nhau. Phần thấp có độ cao từ 200-300m đỉnh núi tròn trong khi đó phần cao từ 400 đến hơn 1000m đỉnh có dạng sống trâu, kéo dài theo phương á kinh tuyến, sườn thường dốc 20-40 0 , có nơi dốc hơn 50 0 . Các sườn nơi gần suối thường có nhiều vách sạt lở khó đi lại. Vùng Hàm Tân Vì vùng nghiên cứu bao gồm cả diện tích phần trên đất liền biển nên các dạng địa hình: địa hình đồi núi thấp, địa hình đồng bằng ven biển địa hình đáy biển ven bờ. Địa hình đồi núi thấp phân bố phía Bắc bao gồm: núi Bể, núi Mây Tào, núi Nhọn, núi Giang Co, núi Lồ Ô. Đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển. Đặc đ iểm của địa hình núi là sườn cong lồi, dốc, nhưng phát triển cân xứng, hầu hết chúng đều phát triển các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả, Định Quán, riêng núi Nhọn lộ các đá phun trào hệ tầng Nha Trang. Các núi sót đều có độ cao tương đối lớn, dao động từ 400 đến 600m, với các đỉnh núi Bể cao 874m, núi Nhọn cao 569m. Trên các sườn núi đá gốc lộ tốt, nhưng việc đi l ại khó khăn vì khá dốc. Địa hình đồng bằng ven biển kéo dài dọc ven biển vùng nghiên cứu. Độ cao dao động 50÷100m ven chân núi, 1÷5m ven bờ biển, độ phân cắt sâu nhỏ. Cấu thành đồng bằng là các trầm tích biển, sông-biển tuổi Đệ tứ. Chúng phủ lên trên các thành tạo Mesozoi. Nhìn chung móng Kainozoi đều cao hơn mực nước biển. Vì vậy, dọc theo suối hoặc trên các đồi sót nhiều nơi lộ đá gốc. Đị a hình đồng bằng nghiêng thoải ra phía biển. Phần tiếp giáp với biển phát triển hệ thống các dải cồn, đụn cát, các vũng, đầm lầy, lạch triều. Địa hình đáy biển vùng nghiên cứu nhìn chung tương đối thoải, độ dốc nhỏ, riêng khu vực xung quanh mũi Kê Gà, mũi Núi Nham Hòn địa hình khá dốc. Đường bờ biển khu vực nghiên cứu phần lớn có hướng Đông Bắc - Tây Nam, được cấu thành bởi các trầm tích b rời có xu hướng xói lở với tốc độ khác nhau, các khu vực được cấu thành bởi đá gốc cứng chắc (mũi Kê Gà, Hòn ) đường bờ ổn định, ít biến động. 5 I.3. Đặc điểm thủy văn mạng lưới sông suối I.3.1. Vùng Phong Thổ Vùng nghiên cứu có 2 mạng lưới sông suối chính sau: Hệ thống Tây Bắc - Đông Nam: thường trùng với các đứt gãy lớn với lòng rộng, ít thác ghềnh, thuyền canô có thể đi lại được như Nậm Na, Nậm So, Nậm Mạ Hệ thống Đông Bắc - Tây Nam á vĩ tuyến: thường cắt phương cấu trúc địa chất, các suối này thường ngắn, lòng hẹp, dốc, lắm thác như Than Theo Ho, Nậm Se, Nậ m Tần, Nậm Ten, Nậm Ban Đặc điểm chung của hệ thống sông suối này là hẹp dốc (độ dốc trung bình từ 30-50 0 ) có nhiều thác, tiết diện chung của lòng suối thường có dạng chữ “V”. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo từng mùa rõ rệt (mùa khô lưu lượng nước ít, mùa mưa lưu lượng nước lớn, chảy xiết, tốc độ dòng chảy mạnh gây lũ quét, gây khó khăn cho công tác thực địa). I.3.2. Vùng Nông Sơn Trong vùng nghiên cứu gồm các con sông lớn như sông Côn, sông Vu Gia, sông Vàng, sông Bung, sông Cái. Các dòng sông về mùa mưa nước sông dâng cao, lưu lượng nước rất lớn, mùa khô dòng sông thu hẹ p với nhiều thác ghềnh hiểm trở. Theo tài liệu khí tượng thủy văn trạm Hội Khách đo trên sông Cái. Mực nước thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 9 từ 843 đến 871 cm mực nước cao nhất từ tháng 10 đến tháng 1 từ 931 đến 1782cm. Lưu lượng mưa hàng năm các con sông như sau:sông Bung: mùa khô 35m 3 /s, mùa mưa 3350-370m 3 /s; sông Cái: mùa khô 493m 3 /s, mùa mưa 400- 450m 3 /s. Hệ thống sông suối chủ yếu trong vùng gồm các sông suối có phương á kinh tuyến. Trừ suối lớn nhất là suối Tamprang là nước chảy quanh năm, lưu lượng nước lớn, nhiều thác ghềnh, các suối nhánh thường là khe cạn, lòng suối sâu, nhiều bậc thác, rất dốc chỉ có nước vào mùa mưa. I.3.2. Vùng Hàm Tân Vùng nghiên cứu có mạng lưới sông suối khá phát triển, phân bố tương đối đều với hai hệ thống sông chính: sông Dinh sông Phan. Sông Dinh b ắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Chứa Chan (Đồng Nai), núi Mây Tào, núi Bể chạy qua địa phận huyện Hàm Tân đổ ra cửa biển La Gi. Sông Dinh là sự qui tụ các suối Gia Ui, suối Lớn với chiều dài ~ 35km. Diện tích lưu vực rộng khoảng 80km 2 . Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Sông Phan bắt nguồn từ núi Nhọn, núi Tà Kou (huyện Hàm Thuận Nam). Dòng chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, đổ ra cửa biển Tân Hiệp. Sông Phan là sự hợp thành của các suối Nước, suối Sao với chiều dài khoảng 22km, diện tích lưu vực rộng 360km 2 . Lưu lượng dòng chảy nhỏ. Ngoài ra còn một số suối nhỏ: suối Cô Kiều, suối Đá, suối Giao, suối Trạm có lưu lượng nước nhỏ. I.4.Khí hậu I.4.1. Vùng Phong Thổ Khu vực nghiên cứu có khí hậu đặc trưng của vùng núi cao, tuy nhiên vẫn mang đặc tính chung của khí hậu gió mùa chí tuyến. Khí hậu vùng nghiên cứu có thể chia làm hai mùa rõ rệt. 6 Chế độ nhiệt: mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp trung bình 10-15 0 C có khi xuống tới 1-2 0 C, độ ẩm không khí thấp. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là vào tháng 12 tháng 1. Trong mùa khô thường xảy ra những hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối vào các tháng 1 2 (Sìn Hồ, vùng cao huyện Phong Thổ). Gió dông thường xảy ra vào những ngày nóng khô (tháng 3 4), mưa đá xuất hiện vào cuối mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 20-25 0 C, nhiệt độ có khi lên tới trên 30 0 C. Chế độ mưa: tổng lượng mưa khoảng 2.500 mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 (chiếm 65-75% lượng mưa trong năm). Độ ẩm: độ ẩm trung bình trên 80%. Thường vào đầu mùa mưa, mưa to kèm gió lốc thỉnh thoảng có mưa đá còn những trận mưa cuối mùa thường là mưa nhỏ nhưng kéo dài triền miên. Bảng 1.1. Thống kê các trị số khí hậu vùng Phong Thổ Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Lượng mưa trung bình (mm) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Số giờ nắng trung bình 1 16,8 47 83 158 2 18,3 11 80 143 3 22,2 56 80 155 4 24,1 173 86 178 5 25,7 333 82 144 6 26,7 219 82 103 7 26,2 393 87 121 8 26,5 499 88 161 9 25,4 100 83 126 10 23,3 42 82 122 11 20,4 74 85 123 12 16,7 - 83 148 I.4.2. Vùng Nông Sơn Khí hậu vùng Nông Sơn nói riêng khu vực Trung-Trung Bộ nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi ven biển nhiệt đới gió mùa. Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8 0 C, tháng 9-12 thường có nhiệt độ thấp từ 10-15 0 C), tháng 3-8 nhiệt độ trung bình từ 25-27 0 C cao nhất 38 0 C. Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 2208mm đặc biệt 1999 lượng mưa đạt tới 3900mm các tháng 9, 10, 11 lượng mưa từ 390-1374mm những tháng này thường gây lũ lụt, ách tắc giao thông việc đi lại, nghiên cứu địa chất gặp khó khăn. Từ tháng 12-5 lượng mưa ít từ 0-50mm, từ tháng 6-8 lượng mưa từ 160-204mm. Các tháng này nói chung ít mưa thuận lợi cho công tác nghiên cứu địa chất. Độ ẩm: độ ẩm trung bình trong n ăm khoảng 62%, những tháng mưa nhiều độ ẩm trung bình đạt 89%. Các tháng nắng ráo độ ẩm hạ xuống 34%. Độ ẩm không khí cao nhất là vào tháng 10,11. Chế độ gió: phân thành 2 mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 12- 8, mùa mưa từ 9- 11. Mùa khô từ tháng 12-8 năm sau, hướng gió thịnh hành là Bắc Đông Bắc trong đó hướng Đông Bắc đóng vai trò chủ yếu, chiếm tần suất trên 60% đặc biệt là 7 tháng 1 tần suất gió Đông Bắc chiếm trên 70%. Tốc độ gió trung bình là khoảng 1,5- 2m/s. Mùa mưa từ tháng 9-11, hướng gió thổi là hướng Tây Nam, Đông Nam, Tây. Hướng Tây Nam chiếm tần suất cao nhất, cực đại vào tháng 7 đạt xấp xỉ 60%. Các hướng khác nhau như Tây,Đông Nam chiếm 20%. Tốc độ gió trung bình từ 1,2- 2,2m/s. Gió mạnh nhất vào mùa này do ảnh hưởng của bão. Bảng 1.2. Thống kê các trị số khí hậu vùng Nông Sơn Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Lượng mưa trung bình (mm) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Số giờ nắng trung bình 1 95 88 86 21,9 2 153 7 83 21,2 3 131 10 85 24,1 4 215 13 84 26,5 5 283 44 80 28,4 6 239 136 76 29,2 7 217 241 80 28,3 8 242 69 76 28,9 9 162 129 83 27,3 10 147 266 83 25,0 11 112 258 86 24,3 12 125 94 85 21,8 Thổ nhưỡng : Dọc hai bên bờ sông là đất đỏ vàng trên phiến sét đất xói mòn trơ sỏi đá, xen kẽ là đất đỏ vàng trên đá magma axit. Phần thượng nguồn là đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất dốc phần lớn trên 20 0 , tầng đất mỏng có nhiều đá lộ ra. I.4.3. Vùng Hàm Tân Khí hậu vùng nghiên cứu có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt: vùng nghiên cứu có nhiệt độ trung bình hàng năm 26÷27°C, biên độ nhiệt 3,5 ° C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không nhiều. Tổng nhi ệt độ trung bình trong mùa khô đạt 4.653°C; trong mùa mưa đạt 4.862°C. Tháng nóng nhất là tháng 6 (trung bình 28,7°C). Tổng giờ nắng trung bình hàng năm đạt 2.873 giờ. Chế độ mưa: trong vùng có lượng mưa không lớn, trung bình hàng năm 1.583,3mm. Số ngày mưa trung bình trong năm đạt 80,9 ngày. Lượng mưa giữa hai mùa có sự chênh lêch nhau rất lớn. Tổng lượng mưa trung bình trong mùa mưa 1.471,2mm, trong mùa khô trung bình 112,2mm. Vì vậy, về mùa khô thường thiếu nước sinh hoạt phục vụ cho việc phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng; nước trong các sông suối thường cạn kiệt, nên việc khảo sát thực địa vào thời gian này lại thuận lợi. Độ ẩm: chỉ số ẩm ướt trung bình trong vùng hàng năm 1,63 (mùa mưa 3,87, mùa khô 0,19); nghĩa là vào mùa mưa lượng mưa gấp 3,87 lần lượng bốc hơi, mùa khô lượng mưa bằng 0,19 lần lượng bốc hơi. 8 Chế độ gió: trong vùng có 2 mùa gió là mùa gió Tây Nam mùa gió Đông Bắc. Mùa gió Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Hướng gió chủ yếu từ hướng Tây Nam. Tốc độ trung bình 1,5÷2,2m/s, tốc độ gió lớn nhất 14÷20m/s. Mùa gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hướng chủ yếu là từ hướng Đông, Đông Bắc. Tốc độ trung bình 2 ÷ 2,9m/s, tốc độ gió lớn nhất 12 ÷ 18m/s. Chế độ thủ y triều: Vùng biển khu vực Hàm Tân, thuỷ triều có tính chất bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng quan trắc thấy hai lần nước lên hai lần nước xuống nhưng không đều về biên độ thời gian. Độ cao mực nước triều cường có thể đạt 2,0-3,5 m. Sóng biển: Trong khu vực nghiên cứu, các đặc trưng của sóng thay đổi theo hai mùa. Tuy nhiên, các đặc trưng của sóng các thời kỳ khác nhau cũng rất khác nhau. Có thể chia sóng biển trong vùng nghiên cứu thành 3 thời kỳ trong năm như sau: - Từ tháng 1 đến tháng 4, sóng biển có hướng thịnh hành là Đông Bắc - Đông, độ cao trung bình khoảng 0,9-1,0 mét. - Từ tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng thịnh hành là Tây - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 1,0-1,1 mét. - Từ tháng 10 đến tháng 12, hướng sóng thịnh hành là Đông - Bắc, độ cao sóng trung bình xấp xỉ 1,2 mét. Độ cao sóng cực đại thường đo được vào lúc thời tiết xấu, cực đại trung bình trong năm là 3,5 mét. Trong bão, độ cao sóng có thể đạt tới 7-8m, thậm chí 10-12m. Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu cũng ít chịu ảnh hưởng của bão so với các vùng biển khác. Địa hình đường bờ đáy biển thường bị thay đổi trong thời gian thời tiết xấu, bão to gió lớn. Chế độ dòng chảy: Vào mùa Đông dòng chảy có hướng Tây Nam chảy dọc theo đường bờ biển, với tốc độ khá lớn (có thể tới 50cm/s). Về mùa hạ, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam dòng có hướng Bắc-Đông Bắc với tốc độ dưới 25cm/s. Chế độ bão: trong vùng nghiên cứu bão thường xảy ra vào tháng 9 đến tháng 11 nhiều nhất vào tháng 11. Bảng 1.3. Thống kê các trị số khí hậu vùng Hàm Tân Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Lượng mưa trung bình (mm) Độ ẩm tương đối trung b ì nh (%) Số giờ nắng trung bình 1 24.3 0.2 78.0 297.0 2 25.2 1.4 79.0 281.0 3 26.9 4.4 80.0 307.0 4 27.6 29.8 82.0 285.0 5 27.8 190.3 83.0 229.0 6 28.7 221.4 85.0 217.0 7 26.2 308.3 88.0 199.0 8 26.3 287.2 88.0 188.0 9 26.2 296.6 88.0 189.0 10 26.2 217.3 86.0 218.0 11 26.2 61.2 84.0 218.0 12 24.9 15.3 80.0 245.0 [...]... với tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm Diện tích nuôi tôm huyện Hàm Tân khoảng 243 hecta (năm 2003), tập trung các Tân Hải, Tân Bình, Tân Thắng Hình thức nuôi là cả nuôi đầm nuôi lồng với quy mô từ nuôi thâm canh tới bán thâm canh quảng canh Bảng 1.8 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các ven biển (ha) Địa phương 1996 Huyện Hàm Tân 1 Tân Thiện 2 Tân Hải... Thím, Kê Gà hiện nay tại khu vực Phò Trì – Sơn Mỹ (xã Tân Thắng) hoạt động này bắt đầu được khai thác Tóm lại, trong vùng nghiên cứu có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các ngành: ngư nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp du lịch 15 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG THỔ, NÔNG SƠN HÀM TẦN PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÙNG PHONG THỔ I ĐỊA TẦNG Trên... Lâm phân bố phía Đông của vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam Ngoài ra trung tâm vùng nghiên cứu có hệ thống địa hào, được giới hạn bởi hệ thống đứt gãy Tabhing - Thị trấn Thạnh Mỹ - Đại Sơn kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam 3. 3- Các hệ thống đứt gãy chính trong vùng Nông Sơn: 3.3. 1- Hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam: + Hệ đứt gãy Zuôi - Ma Cooih - Cà Dăng: các đứt... khoáng sản Khu mỏ Thèn Sin-Tam Đường có các điểm vàng gốc sa khoáng, cộng sinh với các mạch vàng gốc có chứa hàm lượng các nguyên tố phóng xạ Những năm gần đây dân địa phương một số người nơi khác đến tiến hành đào bới, khai thác vàng gây ô nhiễm nước, phá vỡ hệ sinh thái môi trường sản xuất nông nghiệp tại vùng này Hiện nay chính quyền địa phương đã ngăn chặn được hoạt động khai thác vàng... vùng nghiên cứu chưa phát triển mạnh thị trấn Phong Thổ có vài cơ sở sản xuất thủ công, chủ yếu là sản xuất sửa chữa công cụ thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp thị Lai Châu, thị trấn Tam Đường có các cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp như chế biến lâm sản, xí nghiệp điện máy, xí nghiệp cơ khí Du lịch: Vùng nghiên cứu là một khu vực có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng... Trai + Hàm lượng trung bình của thori: từ 0,0 1-0 ,02% ThO2, cao nhất từ 1, 5-5 % ThO2, đặc biệt có mẫu cao hơn + Hàm lượng trung bình của uran: n1 0-3 % đến n1 0-2 % U3O8, cao nhất là n1 0-2 % U3O8 + Hàm lượng trung bình của đất hiếm: n1 0-1 % tổng lượng TR2O3 có mẫu đạt hàm lượng 5-7 % TR2O3 e Điểm quặng phóng xạ Sin Chải Có tọa độ: 22038’40” vĩ độ Bắc 103018’00” kinh độ Đông Thuộc Dao San, huyện Phong Thổ, ... của địa phương Bên cạnh các cơ sở sửa chữa đóng tàu thuyền phục vụ cho việc đánh bắt cá, huyện Hàm Tân còn có các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, các xí nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh 14 Theo số liệu thống kê năm 2002 tại huyện Hàm Tân có 1172 cơ sở sản suất công nghiệp ngoài Quốc doanh, thu hút khoảng 3797 người lao động Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các cơ sở này trong toàn huyện. .. Hệ đứt gãy Nông Sơn - Duy Phú: các đứt gãy này phân bố thưa, góc Đông Nam vùng nghiên cứu cắt qua mỏ than Nông Sơn 3.2 Hệ thống đứt gãy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phân bố hầu hết diện tích vùng ngyên cứu, nhưng thưa thớt, cắt gần vuông góc với hệ thống Đông Bắc - Tây Nam, phân bố chủ yếu phía Nam gần trung tâm vùng nghiên cứu IV KHOÁNG SẢN Theo tài liệu thu thập tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh... Quế Sơn, Đại Lộc các ngành công nghiệp sản xuất chất khoáng phi kim loại, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, khai thác sỏi, cát đã đang được đầu tư phát triển nhằm đem lại hiệu quả kinh tế Khai thác khoáng sản: Hoạt động khai thác khoáng sản đáng chú ý nhất tại khu vực này là khai thác công nghiệp tại mỏ than Nông Sơn Trong các vỉa than, nóc vỉa than Nông Sơn chứa urani sẽ gây ô nhiễm. .. tế của vùng nghiên cứu Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường giao thông quan trọng đã được nâng cấp như Chiềng Chăn - Sìn Hồ; Lai Châu - Mường Tè - Bom Lót - Suối Lư Nông nghiệp: Trên 80% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Diện tích lúa nương chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 55% diện tích nông nghiệp, một năm trồng 1 vụ, ngoài ra còn trồng các loại nông sản phụ khác như ngô, sắn, đậu . ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN I.1. Vị trí địa lý Các vùng nghiên cứu bao gồm huyện Phong Thổ (Lai Châu), khu vực Nông Sơn (Quảng Nam), huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Vùng nghiên cứu Phong. địa trong đề tài năm 200 5- 2006, để xây dựng báo cáo chuyên đề địa chất khoáng sản cho 3 vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận). 1. Cơ sở pháp lý. - Căn cứ vào. kinh độ Đông Vùng nghiên cứu Hàm Tân bao gồm: toàn bộ lãnh thổ và một phần lãnh hải ( 0-1 0m nước) huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), một phần lãnh thổ, lãnh hải ( 0-1 0m nước) hai xã Tân Thành, Tân

Ngày đăng: 11/05/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mo dau

  • Dac diem dia ly, tu nhien, kinh te, nhan van

  • Dac diem dia chat khoang san cac vung

    • 1. Phong Tho

    • 2. Nong Son

    • 3. Ham Tan

    • Ket luan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan