CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa chất-khoáng sản ba vùng- phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50. (Trang 35 - 45)

3.1- Phân tầng cấu trúc

Vùng nghiên cứu gồm 2 tầng cấu trúc: Cấu trúc móng và cấu trúc phủ.

+ Cấu trúc móng: Được thành tạo từ trầm tích biến chất hệ tầng Thạch Mỹ có thành phần chủ yếu: đá hoa xen kẹp các thấu kính amphibolit, gneisbiotit, phiến amphibolit và hệ tầng Asan, Asờ gồm: phiến thạch anh - biotit, phiến thạch anh - felspat - biotit xen kẹp các thấu kính amfibol, đá hoa màu xám trắng, xám tối xen kẹp phiến thạch anh - sericit.

+ Cấu trúc phủ: thành tạo từ các trầm tích lục ngun hệ tầng An Điềm, Sơng Bung, Sườn Giữa, Bàn Cờ, Khe Rèn, Hữu Chánh. Trong đó, than và quặng hố urani nằm trong các tầng trầm tích: Cuội sạn kết - cát, bột kết. Chiều dầy từ 600 đến 2400m.

Các trầm tích bở rời Đệ tứ (Q), Phân bố dọc các sông Vu Gia, sơng Cơn (ở phía Đơng Bắc vùng nghiên cứu), sơng Thu Bồn (ở phía Đơng Nam vùng nghiên cứu). Thanh phần gồm: cuội, sạn, cát, bột, sét màu xám, vàng loang lổ.

3.2- Hoạt động uốn nếp

Do ảnh hưởng các pha kiến tạo và hoạt động magma mà các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất bị vị nhàu uốn nếp.

- Nếp lồi Sông Cái phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu. Được hình thành trong quá trình thành tạo phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (GDi/PZ3bq) và có nhân là các thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Thành Mỹ (PR3tm), hệ tầng Mỹ Hiệp (PR3mh).

- Nếp lõm: trong vùng nghiên cứu có các nếp lõm chính sau:

+ Nếp lõm An Điềm - Cà Liêng - Sườn Giữa - Thường Đức nằm ở phía Bắc của vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương vĩ tuyến.

+ Nếp lõm Mai Quy có qui mơ nhỏ, phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu. + Nếp lõm Thọ Lâm phân bố ở phía Đơng của vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương Đơng Bắc - Tây Nam.

Ngồi ra ở trung tâm vùng nghiên cứu có hệ thống địa hào, được giới hạn bởi hệ thống đứt gãy Tabhing - Thị trấn Thạnh Mỹ - Đại Sơn và kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam.

3.3- Các hệ thống đứt gãy chính trong vùng Nơng Sơn:

3.3.1- Hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam:

+ Hệ đứt gãy Zuôi - Ma Cooih - Cà Dăng: các đứt gãy gần song song với nhau kéo dài gần 20km, phát triển mạnh ở góc Đơng Bắc vùng nghiên cứu thuộc các huyện Hiên, Nam Giang, Đông Giang... Các đứt gãy này một số nơi còn là ranh giới địa chất giữa phức hệ Đại Lộc và hệ tầng A San.

+ Hệ đứt gãy TaBhing - Thị trấn Thạnh Mỹ - Đại Sơn: các đứt gẫy này phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu, có xu hướng gần song song với nhau kéo dài khoảng trên 20 km, cắt qua các khu mỏ than (An Điềm, Ngọc kinh, sườn Giữa) và khu mỏ urani (Pà Lừa, Pà Rồng) gây biến đổi, dịch chuyển cấu trúc thân quặng.

+ Hệ đứt gãy Nông Sơn - Duy Phú: các đứt gãy này phân bố thưa, ở góc Đơng Nam vùng nghiên cứu cắt qua mỏ than Nông Sơn.

3.2. Hệ thống đứt gãy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam:

Phân bố hầu hết diện tích vùng ngyên cứu, nhưng thưa thớt, cắt gần vng góc với hệ thống Đơng Bắc - Tây Nam, phân bố chủ yếu phía Nam gần trung tâm vùng nghiên cứu.

IV. KHOÁNG SẢN

Theo tài liệu thu thập tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam và kết quả điều tra thực địa bổ sung năm 2005 của đề tài, khoáng sản trong vùng gồm một số nhóm mỏ chủ yếu sau: Than đá, urani, felspat, vật liệu xây dựng, nước khoáng… Dưới đây là đặc điểm các mỏ khoáng sản chủ yếu trong vùng.

* Nhóm mỏ than đá chứa urani:

4.1- Mỏ than Nông Sơn thuộc địa phận xã Quế Trung, huyện Quế Sơn

Toạ độ:

15040’50" vĩ độ Bắc. 108001’15’’ kinh độ Đơng.

Theo kết quả thăm dị năm (1976- 1978) của đoàn Địa chất 501

Đặc điểm địa chất và khống sản: các trầm tích lục nguyên chứa than thuộc loạt Nông Sơn, tuổi Trias muộn. Mỏ gồm 5 thân quặng có dạng vỉa và thấu kính, chiều dày từ 0,1 đến 47,6 m.

Quy mô trữ lượng: tổng trữ lượng than thăm dị vùng Nơng Sơn cấp C1 + C2 ước tính cho cả mỏ đạt xấp xỉ 13,1 triệu tấn, than Nông Sơn thuộc nhãn antraxit màu đen, cấu tạo khối, rắn chắc, đôi nơi dạng bột (cám), chất lượng than % trung bình.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: có thể khai thác khi có nhu cầu, than có chứa hàm lượng nhỏ U3O8, do đó cần sử dụng tập trung để tránh phát tán phóng xạ.

4.2- Mỏ than đá Sườn Giữa xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc

Toạ độ:15051’12’’ vĩ độ Bắc; 107052’12” kinh độ Đơng.

Theo kết qủa tìm kiếm thăm dị đồn Địa chất 501 năm (1983- 1986).

Đặc điểm địa chất và khống sản: than Sườn Giữa nằm trong trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Sườn Giữa, khu mỏ dài 5km, rộng 2,75km, diện tích gần 14 km2. Kết quả thăm dò đã phát hiện được 8 vỉa than, trong đó có giá trị cơng nghiệp là vỉa than 2 và vỉa than 6. Chiều dày vỉa lớn hơn 3,5m, trung bình 1,06 m, vỉa thoải, góc dốc 10-150. Vỉa than 2 và 6 đạt chỉ tiêu công nghiệp, thuộc loại than antraxit

Quy mô trữ lượng : C1+ C2 = 3.142.290 tấn.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: có thể khai thác khi có nhu cầu, than chứa hàm lượng nhỏ U3O8 do đó cần sử dụng tập trung để tránh phát tán phóng xạ.

4.3- Mỏ Than Ngọc Kinh xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc

Toạ độ: 150 50’ 30” vĩ độ Bắc; 1080 00’ 03’’ vĩ độ đơng.

Theo kết quả đồn Địa chất 501 tìm kiếm thăm dò năm (1983 - 1986).

Đặc điểm địa chất và khống sản: Than Ngọc Kinh nằm ở phía B ắc nếp lõm Nông Sơn kéo dài theo phương Tây Bắc- Đơng Nam, nằm trong trầm tích lục ngun, hệ tầng Sườn Giữa, gồm cát kết, cuội kết, sét than và các vỉa than, mỏ gồm 3 vỉa than sau:

- Vỉa AB: nằm ở phần thấp nhất trong mặt cắt, trụ của vỉa là bột kết, cát kết xen nhau, vách là bột kết màu xám đen, rắn chắc. Chiều dày vỉa thay đổi theo đường phương và thay đổi lớn theo hướng dốc. Chiều dày lớn nhất 3,61m, nhỏ nhất 1,5m, trung bình 2,4m.

- Vỉa C: nằm ở phần giữa của mặt cắt, trụ vỉa là cát kết xen thấu kính bột kết, vách vỉa là lớp bột kết màu đen. Chiều dày lớn nhất 3,53m, nhỏ nhất 0,95m, trung bình 2,05m.

- Vỉa D: có 2 chùm đạt chiều dày cơng nghiệp, chùm dưới cách chùm trên 15m, trụ của vỉa là bột kết màu xám đen tiếp đến là chùm than chính, chiều dày vỉa thay đổi đáng kể theo hướng dốc, cấu tạo vỉa đơn giản, chiều dày từ 1÷5,18m, chùm trên nằm ở phần cao nhất của địa tầng. Trụ vỉa là cát kết, bột kết xen kẽ nhau, sát vỉa là bột kết, đôi nơi là cát kết, trên cùng là than. Chiều dày chùm ít thay đổi theo đường phương, lớn nhất là 1,23 m, nhỏ nhất 0,8m, trung bình 0,95m. Than có màu đen, ánh mỡ đến bán kim, tương đối giịn.

Trữ lượng tồn mỏ đến độ sâu 100m là: C1 = 68.286 tấn, C2 = 3.803.448 tấn, C1+ C2 = 3.870.734 tấn.

Có thể khai thác khi có nhu cầu, hàm lượng U3O8 trong than nhỏ, do đó cần sử dụng tập trung để tránh phát tán phóng xạ.

* Nhóm mỏ urani:

4.4- Mỏ urani Pà Lừa xã Tabhing, huyện Nam Giang

Toạ độ: 150 40’ 35” vĩ độ Bắc;

1070 40’ 58” kinh độ Đông.

Theo kết quả đánh giá của Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm (Nguyễn Quang Hưng, Vũ Văn Bích và nnk- 1997. “Báo cáo kết quả tìm kiếm urani và các khống sản khác khu TabHinh - trũng Nông Sơn tỉnh Quảng Nam”).

Các thân quặng urani công nghiệp nằm trong các lớp đá chứa quặng có thành phần thạch học đồng nhất, hàm lượng urani đạt giá trị công nghiệp.Trong khu mỏ Pà Lừa có các thân quặng sau:

Trong lớp đá chứa quặng số I có 2 thân quặng 1, 1-1: chiều dài thân quặng 200m, rộng từ vài chục centimet đến 1÷2m, hàm lượng U3O8: 0,01÷0,57% và có 2 thấu kính 1a, 1b.

Trong lớp đá chứa quặng số II có 1 thân quặng số 2 và một số thân quặng nhỏ phân bố trong phân hệ tầng An Điềm dưới, thân quặng kéo dài theo phương TB - ĐN khoảng 400m, gồm 2 thấu kính 1a và 2b. Hàm lượng U3O8 thay đổi từ 0,066 đến 0,1%, trung bình đạt 0,067% với chiều dày từ 1 đến 5m, trung bình 3,4m. Thành phần hóa học quặng urani theo loại quặng (chưa phong hóa, bán phong hóa, phong hóa): U3O8 = 0,104÷0,06%, các khống vật urani nguyên sinh gồm: Nasturani, nasturani ngậm nước, coffinit.

Quy mô trữ lượng: Thuộc loại mỏ trung bình, trữ lượng cấp C2 + P1 = 5.420 tấn, hàm lượng trung bình từ 0,0194% đến 0,1702%, cấp C2= 1.160 tấn U3O8. Trong đó hàm lượng U3O8 >0,6% (quặng loại I) là 886 tấn quặng; hàm lượng >0,04% (quặng loại II) là 272 tấn, cấp P1 = 4.260 tấn U3O8.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: cần thăm dò phục vụ chương trình năng lượng nguyên tử.

4.5- Mỏ urani An Điềm:

Thuộc các xã Cà Dăng, huyện Đông Giang; Đại Sơn, Đại Hồng, Đại Lãnh, huyện Đại Lộc.

Toạ độ: 15051’43” vĩ độ Bắc. 107053’20” kinh độ Đơng.

Theo kết quả đánh giá của Liên đồn Địa chất Xạ Hiếm (Nguyễn Đăng Thành, 2001. (Báo cáo kết quả tìm kiếm quặng urani vùng An Điềm - Quảng Nam).

Đã xác định 3 tầng sản phẩm chứa quặng urani, trong đó tầng sản phẩm I và II phân bố trong tập 1 và 3 hệ tầng An Điềm; tầng sản phẩm III phân bố trong tập 1 của hệ tầng Sườn Giữa. Đã phát hiện 8 hệ lớp đá chứa quặng, trong đó có 6 hệ lớp đá chứa quặng phân bố trong tầng sản phẩm II, là tầng có triển vọng quặng urani quan trọng nhất. Các lớp đá chứa quặng kéo dài từ 1.800÷2.500m, bề dày 0,6÷4,55m, các lớp đá này có hàm lượng trung bình lớn hơn 0,04% U3O8. Là các lớp 1, 4, 5, 5/3, 6, 6/1 phân bố ở Cà Liêng và Sườn Giữa, có bề dày 0,6÷1,85m, dài 1.500÷2.000m. Thành phần khống vật quặng gồm: nasturani, pyrit, mascasit, galenit và các khoáng vật sulpur

khác.

Quy mô trữ lượng: thuộc loại mỏ nhỏ, cấp C2 đã xác định được 418,12 tấn cho các lớp 6, 6/3 cho khu Sườn Giữa, cấp C2 +P1 = 2.266,38 tấn U3O8.

Hiện trạng định hướng tiếp theo: quặng urani phân bố phân tán, bề dày lớp quặng mỏng, không nên đầu tư nghiên cứu tiếp theo.

4.6- Mỏ urani Đông nam Bến Giằng: Thuộc xã Cà Dy, huyện Nam Giang; xã

Quế Phước, huyện Quế Sơn.

Toạ độ: 15040’00” vĩ độ Bắc 107051’10” kinh độ Đông.

Theo kết quả đánh giá năm 2004 của Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm (Lê Quyết Tâm, 2004. Báo cáo kết quả tìm kiếm quặng urani vùng Đông Nam - Bến Giằng, Quảng Nam).

Trong khu mỏ Đông nam Bến Giằng tồn tại 3 tập sản phẩm chứa quặng urani, phân bố trong phân hệ tầng giữa hệ tầng An Điềm với 8 lớp đá chứa quặng có chiều dài thay đổi từ 500÷1000m, chiều dày 0,6÷5,2m, trung bình 1,1÷1,9m. Cường độ phóng xạ từ 100µR/h ữ 3000àR/h, quặng urani có dạng ổ, chuỗi thấu kính. Đá chứa quặng là cát kết acko, cát kết grauvac felspat, độ hạt từ nhỏ đến trung bình.

Khoáng vật urani gồm: NastUrani, coffinit, torbenit, uraninopan,

photfoUranilit,…Đã xác định và phân chia làm 4 khu có mức độ triển vọng về urani: Bản Ngói, Khe Tiên, Khe Đơi, Quế Lâm, trong đó diện tích Bản Ngói (2km2) là triển vọng nhất.

Quy mơ trữ lượng: thuộc loại mỏ nhỏ, cấp C2 + P1 = 1.834,8 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 397,5 tấn; cấp P1 = 1.437,3 tấn U3O8 (quặng loại I đạt 733,1 tấn, quặng loại II đạt 1.101,7 tấn); cấp P2 = 4.631 tấn.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: hàm lượng tương đối nghèo, quy mô không lớn, nên đầu tư thăm dị khi có nhu cầu cần thiết và điều kiện cho phép.

4.7- Mỏ urani Pà Rồng thuộc xã Tabhing, huyện Nam Giang.

Toạ độ: 15039’03” vĩ độ Bắc. 107043’48” kinh độ Đông.

Theo kết quả đánh giá do liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm (Lưu Văn Dũng, Vũ Văn Bích và nnk- 2004. "Báo cáo kết quả đánh giá urani khu Pà Rồng tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ 1: 2.000")

Tham gia vào cấu trúc địa chất khu Pà Rồng chỉ có mặt các thành tạo trầm tích lục nguyên phân hệ tầng dưới - giữa hệ tầng An Điềm. Đã khoanh định được 7 lớp đá chứa quặng nằm trong phân hệ tầng dưới, các lớp đá chứa quặng có bề dày thay đổi từ 0,8m đến 6,75m với hệ số biến thiên Vm<100%, thuộc loại tương đối ổn định. Chiều dài theo đường phương thay đổi 350m÷2100m, độ sâu tồn tại đến 200m. Cường độ phóng xạ: 80àR/hữ5000àR/h, hm lượng U3O8: 0,005%÷1,34%. Các lớp quặng urani có dạng ổ, thấu kính, chuỗi thấu kính và liên kết với nhau thành lớp, thành phần khoáng vật urani nguyên khai bao gồm: NastUrani và coffinit. Thành phần hóa học của quặng urani (quặng chưa phong hóa, quặng bán phong hóa): U3O8: 0,055÷0,087%, ThO2 = 4,62÷6,61%.

Quy mơ trữ lượng: mỏ nhỏ cấp C2+P1= 4.560,8 tấn, trong đó U3O8 cấp C2 đạt 1415,4 tấn (gồm 1398,8 tấn quặng loại I và 16,6 tấn quặng loại II), cấp P1= 3145,4 tấn U3O8 (với 2892,4 tấn quặng loại I và 253 tấn quặng loại II).

Hiện trạng định hướng tiếp theo: mỏ có giá trị về urani, cần tiếp tục đầu tư thăm dò nâng cấp trữ lượng với những diện tích có triển vọng.

4.8- Mỏ urani Khe Cao thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc

Toạ độ: 15047’30” vĩ độ Bắc. 107055’11” kinh độ Đơng.

Theo kết quả tìm kiếm tỉ lệ 1:10000 năm 1995 của Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm Chu Đình Ứng, 1995."Báo cáo địa chất kết quả tìm kiếm urani vùng Khe Hoa- Khe Cao" tỷ lệ 1: 10000. Quặng urani nằm trong tập 1 và tập 3 của trầm tích biến chất hệ tầng Khâm Đức, Có 4 lớp đá chứa quặng chính:

- Lớp 1: dày 1÷2m, hàm lượng U3O8 từ 0,02÷ 0,19%, trung bình 0,025%. - Lớp 2: dày 0,7÷5,4m, hàm lượng U3O8 từ 0,01÷0,242%.

- Lớp 3: dày 0,6÷10,8m, hàm lượng U3O8 từ 0,01÷0,511%. - Lớp 4: dày 0,98÷4,33m, hàm lượng U3O8 t 0,01ữ3,24%.

50ữ3000àR/h, hm lng U3O8 thay i trong khoảng 0,002 ÷ 1,6%.

Quy mơ trữ lượng: mỏ nhỏ, Tổng trữ lượng C2 + P1 = 68.450 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 1.328 tấn U3O8; cấp P1 = 67.000 đến 70.000 tấn U3O8.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: có thể thăm dị khai thác khi có nhu cầu.

* Nhóm mỏ felspat:

4.9- Mỏ felspat Đại Lộc: thuộc các xã Đại Hiệp, Đại Nghĩa, Đại Quang, huyện

Đại Lộc

Toạ độ: s15053’06” vĩ độ Bắc. 108003’18” kinh độ Đơng.

Theo kết quả thăm dị năm 1995-1998, của Cơng ty khống sản Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đặc điểm địa chất và khoáng sản: pegmatit xuyên cắt các đá thuộc hệ tầng A Vương, bao gồm các điểm khoáng sản nhỏ phân bố rải rác. Các thân pegmatit kéo dài theo phương Á vĩ tuyến, góc dốc 50÷600. Kết quả thăm dị giai đoạn I và II: khu mỏ gồm 14 thân quặng chính: 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 51, 76, 81, 85. Các thân có chiều dài từ 250÷1.800 m, rộng từ 10÷30 m

Quy mơ trữ lượng: cấp C1+C2 = 1.843 triệu tấn, trong đó C1 = 1.023 triệu tấn; cấp C2 = 820 ngàn tấn.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: một số điểm ở các xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp đã giao khai thác tận thu năm 2000, Cơng ty Khống sản Quảng Nam - Đà Nẵng đang khai thác công nghiệp.

4.10 - Mỏ felspat Lộc Quang thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc

Toạ độ: 15052’19” vĩ độ Bắc. 108000’25” kinh độ Đông.

Theo kết quả điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50000 năm 1996. Đặc điểm địa chất và khoáng sản: pegmatit trong đới nội và ngoại tiếp xúc của granit phức hệ Đại Lộc ở khu vực Lộc Quang. Chiều dày mạch từ 1÷5m, có nơi đến 10m, chạy theo phương gần Đơng - Tây, có 19 mạch quặng. Thành phần chủ yếu %: felspat (40, có chỗ 60÷70), thạch anh (20÷25, có chỗ 50), muscovit (5÷7). Quặng có màu trắng sữa, trắng đục, kích thước các ban tinh 3 x 4 cm, có chỗ tới 6 x 15 cm, chất lượng tốt.

Quy mô trữ lượng: Thuộc loại mỏ lớn trữ lượng cấp P1= 1.620.000 tấn.

Hiện trạng và định hướng tiếp theo: Hiện nay nhân dân địa phương đang khai thác, cần điều tra, đánh giá tiềm năng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa chất-khoáng sản ba vùng- phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50. (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)