1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

7 thói quen của những người thông minh

5 1,1K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 777,66 KB

Nội dung

Ai cũng được sinh ra với những tiềm năng khác nhau. Vậy điều gì khiến người khác có thể phát huy toàn bộ tiềm năng đó còn bạn thì không? Hãy xem những học giả thông thái và thành công dạy cho chúng ta được những điều gì.

1. Luôn luôn học tập Bạn cần phân chia thời gian rạch ròi giữa học tập và nghỉ ngơi. Học tập là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Ngay cả hệ thống giáo dục của chúng ta cũng cho thấy điều này. Chúng ta có thể đi học 20 năm rồi sau đó đi làm. Nhưng những học giả thông minh thì không như vậy. Họ học những cái mới gần như cả đời. Họ học từ từng món họ ăn, học cách mọi thứ hoạt động ra sao, học về những nền văn hoá khác nhau, những vai trò khác nhau trong một tổ chức, lịch sử, và những con người xung quanh mình. Thế giới này là nguồn kiến thức và kĩ năng vô hạn, có sẵn 24/7 để cung cấp cho bạn chỉ cần bạn chịu hỏi han và gắn kết câu trả lời lại với nhau. 2. Hãy quan sát thật kĩ Đi bộ hay chạy xe trên một tuyến đường cả trăm lần cũng chưa chắc bạn đã nhớ hết được tên các toà nhà và những điều thú vị khác trên tuyến đường đó. Để làm thế, bạn cần thoả trí tò mò với thế giới này. Một người thông minh sẽ luôn tập trung vào chỗ này chỗ kia, khi này khi khác, sẵn sàng quan sát những thay đổi xung quanh mình. Thay vì nói nhiều, họ sẽ đặt câu hỏi. 3. Đừng ngại mắc lỗi Hầu hết mọi người đều rất sợ thất bại. Họ cho rằng thà đừng làm còn hơn làm rồi mắc lỗi. Người thông minh sẽ thay từ “mắc lỗi” thành “bài học”. Cách tốt nhất để học chính là hành. Vì thế hãy thử trải nghiệm và quan sát. Nếu cách này ta có thể dùng cách khác. Đương nhiên trước khi làm tốt một điều gì ta sẽ phải trải qua nhiều bài học. Như bác học Thomas Edison có nói, “Không phải tôi thất bại 700 lần, cũng không phải chỉ một lần. Mà là tôi đã thành công trong việc chứng minh rằng 700 con ngõ cụt. Một khi tôi đã loại bỏ được những ngõ cụt đó, tôi sẽ tìm được đường ra thông thoáng nhất.” 4. Đừng bao giờ quá dễ dàng từ bỏ. Nỗi sợ thất bại quá lớn dẫn đến việc từ bỏ quá dễ dàng. Ngày nay, chúng ta hay có cái kiểu thử những cái mới một vài lần rồi bỏ. Tại sao lại từ bỏ quá dễ dàng khi chưa đạt được điều mình mong muốn như vậy? Hãy thử nhớ lại ngày xưa khi ta chập chững đi những bước đầu tiên. Bạn đã ngã bao nhiêu lần mới có được những bước đi vững chãi như hôm nay? Có khi cả trăm lần ấy. Bây giờ bạn lại muốn có kĩ năng thật tốt trong khi chẳng cần động não luyện tập? Không thể nào! Học tập cần thời gian và thất bại nhiều lần – những người thông minh sẽ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. 5. Hãy học tập những người giỏi hơn mình Thế giới này là một mạng lưới các mối quan hệ. Một số người có thể giỏi hơn, nổi trội hơn những người khác, và thời gian của một đời người thì lại có hạn. Những người thông minh hiểu rằng họ cần những mối quan hệ tốt đẹp, những người xung quanh họ sẽ động viên họ làm việc, nâng cao tinh thần cho họ, hỏi han những câu sâu sắc và chân thành. Ta chỉ có thể học tập tốt khi ta thanh thản và có những người bạn tuyệt vời ở bên. 6. Học thử những điều mới. Để có thể học tập, não chúng ta cần sự kích thích và thúc đẩy nó làm việc, sau đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi vừa đủ. Hãy nhìn xem một đứa trẻ nhỏ khám phá thế giới thế nào. Chúng nhìn mọi thứ dưới con mắt tò mò, sau đó thử tìm cách lắp ghép các mảnh rời rạc với nhau. Sau khi đã vỡ lẽ, lũ trẻ lại lăn ra ngủ khì. Người thông minh sẽ luôn tò mò và thử những cái mới. Hãy tham gia những lớp học kĩ năng và câu lạc bộ học thuật, kết bạn và cùng nhau khám phá. Hãy làm mọi việc khác đi và giữ cho bản thân không cảm thấy nhàm chán. 7. Đừng bao giờ tự cho mìnhthông minh Người thông minhngười không bao giờ nói nhiều. Kiến thức và kĩ năng không phải sử dụng để làm người khác thán phục và vì niềm đam mê và nhiệt huyết của bản thân họ mà thôi. Họ đủ khiêm tốn để nhận ra họ còn rất nhiều điều cần học hỏi và đồng thời họ cảm thấy vui vẻ và tràn trề năng lượng để tiếp tục học tập. Họ không giấu dốt, khi không hiểu điều gì, việc cần làm đó là đặt câu hỏi, vậy thôi. Chúng ta đều phí phạm tiềm năng của bản thân nếu không chịu học tập đúng với sức của mình. Hãy học tập từ những học giả thông minh. Cuộc đời bạn sẽ tràn đầy sáng tạo, niềm vui, sự thanh thản và cả đam mê, nhiệt huyết. . 1. Luôn luôn học tập Bạn cần phân chia thời gian rạch ròi giữa học tập và nghỉ ngơi. Học tập là

Ngày đăng: 11/05/2014, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w