PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH.Tài nguyên khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu chung của toàn dân, là nguồn lực, là vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ngành khai khoáng đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%11% trong GDP cả nước. Về cơ bản, ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước cần sử dụng nguyên liệu khoáng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời phục vụ nhu cầu xuất khẩu quặng sang một số thị trường lớn trên thế giới.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tài nguyên khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu chung của toàn dân, là nguồn lực, là vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngành khai khoáng đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%-11% trong GDP cả nước.
Về cơ bản, ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước cần sử dụng nguyên liệu khoáng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời phục vụ nhu cầu xuất khẩu quặng sang một số thị trường lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp và tiềm năng phát triển, khai thác khoáng sản cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Khác với các loại hình công nghiệp khác, khai thác khoáng sản thường chiếm dụng diện tích đất lớn và làm thay đổi cấu trúc địa chất trong khu vực Các tác động môi trường vẫn có thể tiếp diễn sau khi dự án khai thác khoáng sản kết thúc Các mỏ khoáng sản thường nằm trên địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi cộng đồng địa phương chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng và nước để tạo nguồn sinh kế Do đó, việc phá huỷ các tài nguyên khác như đất, rừng và nước sẽ tác động tiêu cực đến nguồn sinh kế và chất lượng cuộc sống của cộng đồng Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, của cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi cá nhân trong việc BVMT, Luật BVMT đã khẳng định “BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân” 1 Và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh và xử lý những hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hoặc xảy ra sự cố môi trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì doanh nghiệp này phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất nhằm bù đắp những tổn thất cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, với thực trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau kéo theo các vấn đề tranh chấp môi trường nảy sinh từ bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng Bên cạnh đó, quy chế pháp lý về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam dường như còn chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và toàn diện; đồng thời tồn tại không ít mâu thuẫn, bất cập và gây khó khăn trong việc áp dụng, tạo ra nhiều rào cản pháp lý khiến người bị thiệt hại luôn có xu hướng bỏ cuộc trong các vụ tranh chấp môi trường.
Quảng Bình địa phương có nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản Bên cạnh việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động, đáp ứng nguồn vật liệu cho xây dựng hạ tầng và sản xuất thì lĩnh vực này tại Quảng Bình còn nhiều vi phạm, sai sót Điển hình là nhiều đơn vị chưa tuân thủ thiết kế cơ sở và quy trình kỹ thuật, an toàn khai thác mỏ, có nguy cơ gây tai nạn;tình trạng khai thác khoáng sản không đúng vị trí mỏ, quá độ sâu cho phép xảy ra nhiều nơi Riêng việc khai thác trái phép cát, sạn trên một số lòng sông như sông Gianh, Long Đại… diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Gây ô nhiễm môi trường nhưng trách nhiệm bồi thường cho người dân còn trốn tránh…. Để khắc phục những tồn tại này thì việc đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản gây ra là cần thiết nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này ở nước ta.
Với những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản,qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ luật học.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình tìm hiểu, có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài như:
- “Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường”, Đề tài nghiên cứu khoa học do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện, năm 2002: Đề tài làm rõ về trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường theo BLDS 1995 và các văn bản liên quan
- “Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2003: Sách tham khảo nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam, đánh giá, nhận xét, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm.
- “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004: Luận án nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của Đại học Luật Hà Nội, năm 2007: Đề tài nghiên cứu tổng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra tại Việt Nam, đề xuất giải pháp hoàn thiện.
- “Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Lưu Thanh Hương, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020: Luận văn nghiên cứu làm rõ về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ngoài ra còn có các công trình như: “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường” của TS Vũ Thu Hạnh, đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3(40), năm 2007; “Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, TS Vũ Thu Hạnh chủ biên, năm 2012; “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Dân sự, Chu Thu Hiền, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2011;
“Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu, TS Vũ Thu Hạnh, TS Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện, năm 2009; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, NCS Bùi Kim Hiếu, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2015 v.v.
Các công trình nghiên cứu này đã giải quyết được một số vấn đề lý luận như phân tích khái niệm, đặc điểm ô nhiễm môi trường; phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về môi trường (trong đó có ô nhiễm môi trường) và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này v.v.
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ, toàn diện trên phương diện lý luận và thực tiễn về pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản ở thì dường như còn thiếu một công trình như vậy Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, Luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phạm trù của triết học Mác - Lênin mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu Luận văn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng.
Ngoài việc sử dụng phương pháp luận, Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải v.v được sử dụng tại Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Bình.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp lập luận logic được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp qua thực tiễn thực hiện tỉnh Quảng Bình.
- Luận văn sử dụng phương pháp logic để sắp xếp các vấn đề được trình bày trong luận văn một cách có hệ thống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản, Luận văn có ý nghĩa trong việc:
- Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Phân tích, đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản; những hạn chế, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thi hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật; là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Bố cục luận văn
Ngoài phần cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát hoạt động khai thác khoáng sản và thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.1.1 Khái quát hoạt động khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Dưới góc độ mỏ - địa chất, khai thác khoáng sản là “hoạt động khai thác tài nguyên trên bề mặt hoặc dưới lòng đất dẫn đến việc phải bóc các lớp đất mặt hoặc thải bỏ đất đá dưới lòng đất để tạo hầm lồ và móng lò” 2
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản
2010, khái niệm khai thác khoáng sản được định nghĩa là “hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan” Đây là hoạt động được tiến hành sau khi các chủ thể khai thác đã có Giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp; được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở cửa mỏ), khai thác bình thường theo công thức thiết kế cho đến khi dự án kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ, phục hồi các yếu tố môi trường).
2 Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thanh Hải, Kim Thu Hà, Dương Văn Thọ, Nguyễn Đức Anh (đồng tác giả,
2015), Trả lại bản chất Phí Bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động và hạn chế xung đột trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập
Do đặc thù của khai thác khoáng sản là phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất kèm theo việc vận chuyển và xử lý các khoáng vật cũng như đất đá thải, đây là ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới rất nhiều yếu tố của tự nhiên và môi trường.
Trước tiên, hoạt động khai thác khoáng sản gây tổn hại về địa hình, địa chất và hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực khai thác Việc đào mỏ, cắt xẻ các lớp đất đá tạo nên dạng địa hình mấp mô, xen kẽ các khe hố sâu và đống đất đá thải Một số diện tích xung quanh bãi thải quặng bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn gây thoái hoá lớp đất mặt Bên cạnh đó, việc thi công các công trình thăm dò, khai thác khoáng sản đòi hỏi phải gạt bỏ diện tích lớn lớp đất mặt thảm thực vật Bởi vậy, sự đa dạng sinh học tại các khu vực khai thác mỏ ngày càng bị suy thoái Ngoài ra, do không thể lựa chọn được vị trí khai thác, ngày càng bị suy thoái Ngoài ra, do không thể lựa chọn được vị trí khai thác, nhiều dự án khoáng sản đã được thực hiện ở những khu vực nhạy cảm về môi trường như đầu nguồn lưu vực sông, gần các khu bảo tồn thiên nhiên hay tại các vị trí thiếu ổn định về mặt địa chất 3
Thứ hai, hoạt động khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nước.
Hoạt động này làm cho nguồn nước mặt, nước ngầm bị nhiễm axit, kim loại nặng và các nguyên tố độc hại khác Những mỏ áp dụng phương pháp khai thác bằng sức nước gây ra thay đổi dòng chảy và biến đổi cơ cấu Khoáng sản, quặng đuôi trôi chảy gây lắng đọng bùn cát ở các cửa sông, cảng biển. Hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa và khai thác khoáng sản ở vùng duyên hải cũng gây ô nhiễm nguồn nước biển 4 Ngoài ra, các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản thường xuyên thải ra các nguồn nước bẩn khiến
3 Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thanh Hải, Kim Thu Hà, Dương Văn Thọ, Nguyễn Đức Anh (đồng tác giả,
2015), Trả lại bản chất Phí Bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động và hạn chế xung đột trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.7.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, tr.349. môi trường dưới nước bị biến đổi, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật thủy sinh.
Thứ ba, quá trình khai thác và vận chuyển các mỏ khoáng sản còn gây ô nhiễm môi trường không khí Âm thanh từ các vụ nổ mìn, khoan, tiếng ồn của các phương tiện giao thông gây xáo trộn hoạt động của con người và động vật hoang dã Nguồn khí thải từ nhà máy công nghiệp và các loại bụi phát sinh từ quá trình khai thác chứa hàm lượng cao các nguyên tố độc hại cho sức khoẻ con người Qua trình vận chuyển mỏ và các lớp đất đá bóc cũng làm cho bụi mỏ ngày càng phân tán trên diện rộng, tăng khẳ nhiễm bụi ở các khu dân cư bên ngoài vùng khai thác.
Không chỉ tác động tới các yếu tố tự nhiên, các vấn đề môi trường do khai thác khoáng sản còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người Khai thác khoáng sản chiếm dụng diện tích đất lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Cơ sở hạ tầng xung quanh các công trường khai thác bị xuống cấp trầm trọng Ô nhiễm môi trường còn làm mất đi nguồn lợi thủy sản, nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước sản xuất, thảm sinh vật ở rất nhiều địa phương nơi có hoạt động khai thác Hơn nữa, do phải sống chung cùng các nguồn chất thải gây ô nhiễm nên sức khỏe của người dân địa phương và những lao động tại dự án khai khoáng đều không được đảm bảo an toàn.
Do tất cả những đặc điểm trên, ngành khai thác khoáng sản thường gây ra những tác động môi trường ở phạm vi rộng hơn, trong thời gian dài hơn và mức độ nghiêm trọng hơn so với các loại hình công nghiệp khác Yêu cầu về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng cũng từ đó mà trở nên cấp thiết.
Theo đó, khai thác khoáng sản là ngành nghề kinh doanh có tiềm năng lớn, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) về chủ thể được phép khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh được đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản; (ii) Điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân: Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật Khoáng sản Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản; Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
1.1.1.2 Khái niệm thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
* Thiệt hại theo pháp luật dân sự
Trong pháp luật dân sự, thiệt hại được phân loại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất, bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân: được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tinh cảm, bị giám sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản nằm trong cái chung của pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng lĩnh vực pháp luật này ra đời dựa trên những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khác với thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật khác gây ra, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên thực tế rất khó nhận biết và khó xác định chính xác mức độ, hậu quả Để có thể định lượng một cách chính xác loại thiệt hại này, con người phải sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên không phải lúc nào cũng có thể có đủ các thiết bị để xác định chính xác mức độ thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản Hơn nữa, do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường làm cho một bộ phận cán bộ thực thi xử lý không khách quan, công bằng đối với doanh nghiệp có hành vi gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường Có không ít doanh nghiệp tìm cách "lót tay" cho người có thẩm quyền xử lý để giảm mức độ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này Chính vì vậy, để ngăn ngừa các hiện tượng này, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được ban hành tạo căn cứ, cơ sở pháp lý cho việc xử lý khách quan, công bằng và nghiêm minh các hành vi gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc con người có quyền sống trong môi trường trong lành, nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại…được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường lần thứ 2 tại Rio (Braxin) mà Việt Nam là một quốc gia tham gia ký kết Những nguyên tắc này cần được nội luật hóa trong Luật bảo vệ môi trưởng nhằm ghi nhận về mặt pháp lý cam kết của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế Vì lẽ đó, các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ra đời như là một bảo đảm pháp lý để bảo đảm thực hiện các nguyên tắc này.
Thứ ba, ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai Mặt khác, việc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là rất khó khăn, tốn kém về vật chất, nguồn lực mà thậm chí có trường hợp không thể khắc phục được Tuy nhiên, việc nhận biết những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra lại không thể nhận biết ngay lập tức Để bảo vệ sự sống trên hành tinh và đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi thành viên trong xã hội; đồng thời, huy động mọi nguồn lực vào bảo vệ, giữ gìn môi trường vì sự phát triển bền vững thì cần phải xác lập trách nhiệm pháp lý về bồi thưởng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của con người nói chung và doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói riêng.
Thứ tư, kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc bảo vệ môi trường có hiệu quả thì không thể không sử dụng công cụ pháp luật; bởi lẽ, với những đặc trưng của pháp luật như tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng, tự điều chỉnh nên nó trở thành biện pháp quản lý có hiệu quả nhất được sử dụng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản v.v.
1.2.2 Khái niệm, nội dung điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản là một lĩnh vực của pháp luật về bảo vệ môi trường Nó bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật môi trường do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản gây ra nhằm bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch đẹp vì sự phát triển bền vững.
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, lĩnh vực pháp luật này bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường và các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Luật dân sự. Điều này có nghĩa là khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản phải tuân theo các nguyên tắc, quy định chung về bồi thường thiệt hại của luật dân sự; đồng thời việc xem xét, đánh giá mức độ, hậu quả, nguyên nhân của thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, thẩm quyền xử lý và chế tài xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp phải dựa trên các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Thứ hai, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản không chỉ có các quy định mang tính pháp lý mà còn có các quy phạm mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ Điều này có nghĩa là để xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản có gây thiệt hại hay không thì ngoài việc xem xét các dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn phải dựa trên các quy định về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và do các chuyên gia am hiểu kiến thức, trình độ chuyên môn chuyên sâu về môi trường thực hiện.
Thứ ba, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
“nội luật hóa” các điều ước quốc tế, các công ước quốc tế về môi trường (trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản gồm các nội dung sau:
Một là, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Ba là, xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Bốn là, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Năm là, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Sáu là, cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.3 Lịch sử hình thành của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nhiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trước khi Luật BVMT 2005 ra đời, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã có những quy định về bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng, cụ thể như sau:
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần khi bị người khác xâm phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (Luật BVMT 1993) đã hình thành những quy định ban đầu về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng.
Luật BVMT 1993 quy định: Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật 11 hoặc tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật 12 Hơn nữa, Luật BVMT 1993 quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này BVMT 199, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật 13
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
2.1.1 Nội dung các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
2.1.1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại Theo quy định tại Điều 275 BLDS
2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba BLDS về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.
Theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường 17 Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại Qua nghiên cứu có thể thấy, BLDS 2015 đã quy định
17 về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:
Một là, có thiệt hại xảy ra.
Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 BLDS 2015: (i) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; (ii) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình; (iii) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường; (iv) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra; (v) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản về cơ bản cũng dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự; tuy nhiên, có một số đặc thù như sau:
Một là, có thiệt hại xảy ra Như đã phân tích ở trên, theo Luật LBVMT
2014 và Luật BVMT 2020, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm 02 loại: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (còn gọi là thiệt hại đối với các thành phần môi trường hay thiệt hại đối với môi trường tự nhiên); và (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Trong mối quan hệ giữa hai loại thiệt hại này thì thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là loại thiệt hại xảy ra trước Còn thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Do vậy, có thể thấy muốn xác định được có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp do ô nhiễm môi trường thì phải xác định được có thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tại khu vực đó 18
Hai là, có hành vi gây ra thiệt hại Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biểu hiện của hành vi gây thiệt hại có điểm khác biệt đáng kể so với các lĩnh vực khác hành vi gây ra thiệt hại không xâm hại trực tiếp đến các quyền về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà là sự xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi thực hiện không đúng các quy định của pháp luật hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường Luật BVMT 2014 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Điều 7, Luật BVMT 2014 nói chung và các hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác khoáng sản tại Điều 8 Luật Khoáng sản 2010.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại xảy ra.
18 TS Bùi Đức Hiển (2020), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 02+03
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, mối quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại diễn ra phức tạp do có sự tham gia của nhiều tác nhân vào quá trình biến đổi các yếu tố môi trường 19 Để loại trừ thiệt hại xảy ra từ những nguyên nhân khác, pháp luật Việt Nam chỉ xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp hành vi gây thiệt hại phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra Nói cách khác, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực môi trường khó xác định chính xác do các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra từ trong khoảng thời gian khá dài Do vậy để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tác động xấu đến môi trường và những thiệt hại xảy ra thường phải thông qua các bước: (i) Xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với tình trạng ô nhiễm, suy thoái của môi trường; và (ii) Xác định mối quan hệ giữa ô nhiễm, suy thoái môi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Bốn là, yếu tố lỗi.
Khác với nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản không được loại trừ ngay cả khi người gây thiệt hai không có lỗi, cụ thể: Điều 602, BLDS 2015 quy định: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, theo đó: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó
19 TS Vũ Thu Hạnh, TS Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện
(2009), “Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, Báo cáo Chuyên đề nghiên cứu không có lỗi” Điểm g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 quy định:
“Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra”.
Như vậy, đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra thì chỉ cần có hành vi gây thiệt hại và có hậu quả là phải bồi thường mà không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của chủ thể gây ô nhiễm.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km 2 , dân số năm 2019 có 896.601 người.
Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
• Điểm cực Bắc: 18 0 05’ 12" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17 0 05’ 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106 0 59’ 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105 0 36’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Quảng Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng Khoáng sản kim loại gồm có vàng Xà Khía Lệ Thủy, vàng Khe Nang Tuyên Hóa, mangan Tuyên Hoá, titan Lệ Thuỷ và một số khoáng sản khác như: Sắt, Wolfram, Chì kẽm, Thiếc….có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn; Khoáng sản không kim loại gồm có đá vôi xây dựng, đá sét xi măng, Đá ốp lát, Kaolin, Cát trắng Đá làm vật liệu xây dựng thông thường chủ yếu là đá vôi và đá ryolit, có trữ lượng lớn hàng tỷ m 3 , đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn Các khoáng sản làm vật liệu thông thường khác như: Cát, sét, sỏi quy mô không lớn nhưng phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh.
Bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng được khẳng định Việc nước ta đã và đăng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các khu vực và các nước trên thế giới đã mở ra cơ hội lớn cho nước ta phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp ở trong nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng Ở trong nước, Quảng Bình được kế thừa thành tựu của hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, kinh tế cả nước tiếp tục đà phát triển với mức tăng trưởng khá cao Ở trong tỉnh, tình hình chính trị, xã hội ổn định; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng theo hướng giá trị, chất lượng; du lịch Quảng Bình có nhiều tiềm năng và đang tiếp tục phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện là điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ xã hội, nhiều dự án lớn quan trọng được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang được triển khai tích cực. Trong các năm qua (2012 - 2019), kinh tế của tỉnh Quảng Bình đã đạt những thành tựu quan trọng Tính đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,4%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43% (KH 4,0%, TH cùng kỳ 4,15%); Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5% (KH 8,0%; TH cùng kỳ 8,14%); Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 7,17% (KH 8,0%; TH cùng kỳ 6,72%); Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 19,71%; công nghiệp - xây dựng: 28,28%; dịch vụ: 52,01% (KH Nông, lâm, ngư nghiệp: 18,1%; Công nghiệp - xây dựng: 26,9%; dịch vụ: 55,0%); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 20.450 tỷ đồng, vượt 4,8% so kế hoạch (KH 19.500 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt 42,6 triệu đồng, đạt kế hoạch (KH 40,5 triệu đồng) 29
29 Báo cáo số 267/BC-UBND ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình tỉnh hình thực hiện kế hoạch năm 2019 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2020
2.2.1.2 Đánh giá tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Giai đoạn 2016 - 2020 về lĩnh vực khai thác, sử dụng khoáng sản, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 121 giấy phép khai thác 30 , trong đó: UBND tỉnh cấp
105 giấy phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 16 giấy phép, với 19 loại khoáng sản, tập trung thành bốn nhóm chính: đó là nhóm khoáng sản nhiên liệu (than đá, than bùn); nhóm khoáng sản kim loại (sắt, chì, kẽm, vàng, ti- tan, man-gan ); nhóm khoáng sản phi kim loại (đá vôi, sét gạch ngói, sét xi- măng, caolin, pegmatit, cát thủy tinh, cát xây dựng, phốt-pho-rít, cuộn sỏi ) và nhóm nước khoáng nóng Trong đó chủ yếu làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác đá vôi sản xuất xi-măng.
Từ năm 2016 - 2019, tổng số tiền đã nộp vào ngân sách hơn 433 tỷ đồng. Trong đó: Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 142 tỷ đồng, thuế tài nguyên:
179 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường: 81 tỷ đồng, tiền thuê đất: 31 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn biến phức tạp, nổi lên là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương, nhất là tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, mất an ninh trật tự cũng như làm thất thoát tài nguyên khoáng sản Mặc dù các ngành, các cấp đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên các tuyến sông, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn còn xảy ra trên các tuyến sông Gianh, sông Long Đại…
2.2.2 Thực tiễn thi hành các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xảy ra nhiều vụ việc mà doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản và bị xử phạt hành chính; Tuy nhiên, số doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại cho người dân thì không nhiều, từ năm 2016 đến năm 2020 có 10 vụ việc liên quan đến các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có hành vi gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại tài sản, sức khoẻ của người dân nên phải bồi thường thiệt hại 31 Tuy nhiên, các vụ việc về bồi thường thiệt hại trong hoạt động khai thác khoáng sản là vụ việc đơn giản, việc tiến hành bồi thường thiệt hại chủ yếu được thực hiện bằng phương thức thoả thuận giữa doanh nghiệp gây thiệt hại với người bị thiệt hại.
2.2.2.1 Một số vụ việc điển hình
* Vụ việc Công ty cổ phần xi măng sông Gianh khai thác mỏ đá Lèn Bảng chưa bảo đảm hành lang khai thác, an toàn mỏ đá làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Nhà máy Xi măng Sông Gianh sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay hiện đại, có công suất 1,4 triệu tấn/năm nằm trên địa bàn xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hóa là công trình công nghiệp trọng điểm của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 Mỏ đá vôi làm nguyên liệu xi măng cung cấp cho Nhà máy Xi măng Sông Gianh tại khu Lèn Na và Lèn Bảng, xã Tiến Hóa được Bộ Tài nguyên&Môi trường cấp cho Tổng Công ty xây dựng Miền Trung tại Giấy phép khai thác số 228/GP-BTNMT ngày 13/10/2005 và cấp điều chỉnh ngày
31 Báo cáo của HĐND tỉnh Quảng Bình tại Kỳ họp thứ 15, khóa XVII giai đoạn 2016 - 2020.
28/4/2006 tại Giấy phép số 504/GP-BTNMT với công suất khai thác 1.831.200 tấn /năm, thời hạn cấp phép 30 năm; Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) số 3745/GP-BCN ngày 21/12/2006 với lượng thuốc nổ trong một lần sử dụng không quá 5.000kg, thời hạn cấp phép 05 (năm) năm Đến năm 2011, đơn vị được UBND tỉnh cấp Giấy phép sử dụng VLNCN số 3252/GP-UBND ngày 14/12/2011 với lượng thuốc nổ trong một lần sử dụng không quá 5.000kg.
Trong quá trình sản xuất, Chi nhánh Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng COSECO12 (đơn vị trực thuộc Công ty CP sản xuất vật liệu và xây dựng COSEVCO I) là đơn vị trực tiếp nổ mìn khai thác đá vôi cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Xi măng Sông Gianh đã có một số lần vi phạm trong quản lý, sử dụng VLNCN, an toàn lao động và bảo vệ môi trường, cụ thể:
Năm 2016, khi nổ mìn ở độ cao 210 m (so với mặt nước biển) ở mỏ đá Lèn Bảng đã phát sinh bụi đá bay vào khu vực dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường tại địa bàn thôn Cương Trung A, xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình Khi nhận được phản ánh của người dân Sở TN&MT đã chủ trì kiểm tra giải quyết và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh giảm lượng thuốc nổ trong một lần nổ từ 5.000kg xuống còn 2.000kg Để giải quyết sai phạm Chi nhánh Xí nghiệp SX VLXD COSEVCO 12 cũng đã chủ động họp dân, bàn biện pháp khắc phục hậu quả, kết quả là Xí nghiệp hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại như sau:
- Mức thiệt hại nặng: 2.000.000 đồng/ hộ gia đình.
- Mức thiệt hại bình thường: 500.000 đồng/ hộ gia đình.
Cùng với đó, Xí nghiệp đã làm cam kết với chính quyền địa phương,người dân thôn Cương Trung A&B không để tình trạng trên tái diễn và phải đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của người dân trong vùng.
Tiếp đến ngày 23/7/2017, Chi nhánh Xí nghiệp SX VLXD COSEVCO
12 trong quá trình nổ mìn khai thác đá tại Lèn Na lại tiếp tục để xảy ra đá văng, đá lăn xuống ruộng lúa của các hộ dân thuộc Thôn Bàu 1, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa Để giải quyết kiến nghị, Sở TN&MT thành lập Đoàn kiểm tra xác minh sự việc Kết quả Đoàn kiểm tra yêu cầu Chi nhánh xí nghiệp SX VLXD COSEVCO 12 phải bồi thường thiệt hại tại khu vực đá lăn, đá rơi xuống ruộng của các hộ dân, đồng thời là việc với Công ty TNHH MTV Xi măng Sông Gianh và Tổng Công ty Miền Trung để triển khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo hành lang an toàn trong quá trình sản xuất. Trên cơ sở kết luận của Sở TN&MT Chi nhánh xí nghiệp SX VLXD COSEVCO 12 đã tổ chức họp các hộ dân Thôn Bàu 1 để thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại cho người dân Qua quá trình thoả thuận giữa Chi nhánh xí nghiệp SX VLXD COSEVCO 12 và người dân bị thiệt hại đi đến thống nhất mức bồi thường: 1.000.000 đồng/sào lúa.
Qua vụ việc trên chúng ta có thể thấy, hành vi khai thác mỏ đá của Nhà máy Xi măng Sông Gianh chưa đảm bảo kỹ thuật làm bụi đá bay vào khu vực dân cư, đá văng, đá lăn xuống ruộng lúa làm thiệt hại tài sản của người dân làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân….với sai phạm trên công ty đã thoả thuận với người dân bị thiệt hại về mức và phương án bồi thường.
* Vụ việc công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã gây ô nhiễm môi trường giảm năng suất cây trồng của người dân.
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
3.1.1 Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật
Cần khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định giữa Luật BVMT, Bộ luật Dân sự và các văn bản thi hành; giữa văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trog hoạt động khai thác khoáng sản; đảm bảo tính ổn định, thống nhất, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trog hoạt động khai thác khoáng sản, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
3.1.2 Đảm bảo tính răn đe trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật cần có các quy định và chế tài phù hợp để đảm bảo các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản, không làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ của người dân, ảnh hưởng đến môi trường.
3.1.3 Đảm bảo quyền lợi của người dân nơi bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản
Các thiệt hại của người dân cần được bồi thường theo nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời" đã được quy định trong Bộ luậtDân sự Việc xác định thiệt hại nhanh chóng, kịp thời.
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của pháp luật
Các giải pháp đưa ra phải trên cơ sở các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện trong thực tế; đồng thời, dựa trên các quy định của pháp luật về yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Các giải pháp phải có tính mới, sáng tạo; đồng thời, dễ nhớ, dễ thực hiện, có khả năng áp dụng rộng rãi vào thực tiễn và có tính khả thi cao.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
3.2.1 Thể chế hóa và củng cố các nguyên tắc đặc thù trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được hiểu là những nền tảng, cơ sở, định hướng xuyên suốt chỉ đạo vấn đề đánh giá và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường bao gồm những nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS
2015 và những nguyên tắc đặc thù riêng trong lĩnh vực này, cụ thể:
Thứ nhất, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
Nguyên tắc này khuyến cáo rằng chi phí phát sinh nhằm khắc phục thiệt hại do ô nhiễm môi trường đầu tiên phải do người gây ô nhiễm đảm nhận;không đẩy gánh nặng này lên vai toàn thể xã hội Các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản gây ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm môi trường phải chi trả các chi phí về kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm mà không được Nhà nước tài trợ về các khoản chi phí đó.
Thứ hai, nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức một hay nhiều lần.
Thứ ba, doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản gây thiệt hại có thể được giảm hoặc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hay do lỗi cố ý của một bên thứ ba hoặc bên bị thiệt hại.
Thứ tư, nguyên tắc “bảo vệ môi trường” Nguyên tắc này liên quan đến việc ngăn chặn thiệt hại về môi trường do ô nhiễm môi trường thông qua những biện pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm ngăn chặn thiệt hại hơn là những nỗ lực sau đó để khắc phục hay bồi thường thiệt hại Vì vậy chi phí cho những biện pháp ngăn chặn cũng được xem là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường và được xem xét bồi thường.
3.2.2 Đối với xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và những lợi ích khác do hành vi làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản gây ra
Thứ nhất, cần nghiên cứu, công bố và thể chế hóa thành pháp luật về tác động của các chất do ô nhiễm môi trường gây ra với sức khỏe, tài sản, tính mạng của con người Điều này là vô cùng quan trọng, để khi có ô nhiễm môi trường xảy ra và gây ra thiệt hại cho người dân thì chúng ta có cơ sở pháp lý để xác định những thiệt hại này một cách rõ ràng Để tạo thuận lợi cho các bên trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm mô trường gây ra, chúng tôi cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho việc áp dụng đối với ô nhiễm mùi; về trách nhiệm bồi thường thiệt hại với môi trường không khí dựa trên chi phí bỏ ra để xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, Đây là cơ sở để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường không khí gây ra.
Thứ hai, đối với bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường, cần phải nghiên cứu xây dựng sửa đổi pháp luật theo hướng nâng cao hơn nữa mức được bồi thường thiệt hại tối đa về tinh thần, bởi: một là, thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra thường là rất lớn đối với cả môi trường, sức khỏe, tính mạng của con người 7 ; hai là, sự phát triển thất thường của kinh tế kéo theo lạm phát ngày càng tăng, do vậy 30 hay 60 tháng lương tối thiểu là quá thấp trong giai đoạn hiện nay…
3.2.3 Đối với xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản gây ra
Thứ nhất, cần giải thích rõ thuật ngữ suy gỉảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi hoặc trong văn bản về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Đồng thời chúng tôi cho rằng, không nên quy định thành 3 mức độ suy thoái môi trường như pháp luật hiện hành mà chỉ nên quy định ở hai mức độ là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Điều đó sẽ giúp cho việc bồi thường thiệt hại mang tính khả thi hơn Mặt khác, có những trường hợp mức độ thiệt hại không đáng kể, việc xác định thiệt hại đối với môi trường, cũng như việc giai quyết bồi thường thiệt hại chỉ làm gia tăng sự bất hợp lý giữa lợi ích xã hội cần phải được bảo vệ với chi phí xã hội phải bỏ ra để bảo vệ lợi ích đó" 8
Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng các quy định chi tiết, cụ thể hơn về xác định thiệt hại do hành vi làm ONMT gây ra, trong đó cần lưu ý một số vấn đề sau: Một là, phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ, tương tác hợp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương trong việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nhằm tránh những trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ Cân đối chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ giữa các cơ quan trung ương và địa phương; Hai là, cần nghiên cứu quy định cụ thể thành phần môi trường nào có thể xác định được thiệt hại và phương pháp xác định thiệt hại áp dụng với từng thành phần môi trường Về vấn đề này chúng tôi cho rằng, Nghị định hướng dẫn Luật BVMT về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường trước tiên nên nghiên cứu quy định thành phần môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái, thậm chí là thành phần môi trường không khí là những thành phần môi trường có thể xác định được thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra dựa trên những phương pháp phù hợp; Ba là, về cơ quan tổ chức được tham gia giám định, pháp luật nên quy định cụ thể các cơ quan có quyền tham gia giám định thiệt hại do ONMT gây ra Chúng tôi cho rằng, nên xã hội hóa hoạt động này Không chỉ các trung tâm của Nhà nước mới được tham gia vào quá trình giám định thiệt hại do hành vi làm ONMT gây ra mà các tổ chức phi nhà nước cũng có thể tham gia vào quá trình này trên cơ sở những điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhà nước quy định; Bốn là, sự phức tạp và đa dạng của thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra, đặt ra vấn đề là cần phải nghiên cứu đưa ra nhiều cách thức để xác định được thiệt hại có hiệu quả, bảo vệ được quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân Việc cụ thể hóa các nghiên cứu về phương pháp xác định thiệt hại trong các quy định pháp luật là cần thiết Liên quan đến vấn đề này trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Bên cạnh hoàn thiện pháp luật về nội dung chúng ta cũng cần quan tâm đến pháp luật về tố tụng mà cụ thể ở đây là quy định về nghĩa vụ chứng minh Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì người nào có đơn yêu cầu thì người đó phải có nghĩa vụ chứng minh và người nào phản bác yêu cầu thì cũng phải chứng minh ngược lại (Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).Theo chúng tôi, đối với thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra nên nghiên cứu sửa đổi các quy định về nghĩa vụ chứng minh của người khởi kiện theo hướng người khởi kiện chỉ phải chứng minh thiệt hại của mình mà không bắt buộc phải có nghĩa vụ chứng minh rằng thiệt hại đó có phải do cơ sở A, B nào đó làm ô nhiễm môi trường gây ra và bao nhiêu Nghĩa vụ này sẽ do cơ sở có hành vi gây ra ô nhiễm phải chứng minh Bởi như chúng ta biết thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường xảy ra là rất lớn và đặc biệt phức tạp, người dân khó có đủ khả năng có thể chứng minh được Thực tế trên thế giới và cả nước ta trong một số lĩnh vực đã cô áp dụng phương pháp này như trong pháp luật về sở hữu trí tuệ hay pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng Do vậy, cần nghiên cứu cách thức này trên cơ sở thực tiễn nước ta để đánh giá đúng vê nó.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác thu thập và sử dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường, những biến đổi về thành phần môi trường tạo cơ sở cho việc xác định ONMT.
Thứ tư, cần nghiên cứu quy định rõ cơ quan trọng tài nào được tham gia vào quá trình giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng như thẩm quyền quy trình thành lập, giải quyết tranh chấp về môi trường của trọng tài khi có yêu cầu.
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện quy chế pháp lý về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại Các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường nhằm đảm bảo việc bồi thường cho nhân dân khi có thiệt hại xảy ra Đây là giải pháp tốt vừa nhằm bảo đảm thiệt hại do hành vi làm ONMT gây ra sẽ được bồi thường, mặt khác giúp giảm thiệt hại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh "không chú ý" xả thái vượt quá quy chuẩn cho phép làm ô nhiễm, suy thoái môi trường Song song với việc thực hiện bao hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể tham khảo thêm biện pháp như: các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động khai thác khoáng sản có nguy cơ tiềm ẩn khả năng gây ONMT, trước khi hoạt động khai thác khoáng sản cần phải nộp một khoản tiền bảo đảm nhất định tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện trách nhiệm khi có hành vi làm ONMT gây thiệt hại.
Thứ sáu, việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường là rất phức tạp nên cần đầu tư nghiên cứu các trang thiệt bị kỹ thuật hiện đại để có thể tiến hành xác định thiệt hại được hiệu quả hơn.
3.2.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền yêu cầu, quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường