Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (2)
Trang 1Lời nói đầu
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tạiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi tolớn Cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam chính là việcViệt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTOtrong năm 2007 sau quá trình chuẩn bị 11 năm với hơn 200 cuộc đàm phán Gianhập vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,tham gia vào sân chơi chung của thế giới, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũngkhông nhỏ Một trong những thách thức to lớn mà Việt Nam sẽ gặp phải đó là sứcép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng theoqui định chung khi gia nhập vào ngôi nhà WTO Đứng trước tình hình sẽ phải đốimặt với sức ép cạnh tranh khi hội nhập, khối doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàhệ thống các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kémnhư: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quảnlý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút Nói chung phần lớn các doanhnghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nướcnhư: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp chuyển lại cácdoanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ-con, công ty trách nhiệm hữu hạnhay thực hiện các hình thức bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làmăn không hiệu quả trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khảnăng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hộikhác.
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay,đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị ,như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trongkhu vực và trên thế giới Công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp Việt Nam nói chungvà doanh nghiệp nhà nước nói riêng là điều kiện bắt buộc không chỉ để có thể cạnhtranh được với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn để có thể tham gia sân chơitheo đúng điều lệ từ WTO Việc cải cách hệ thống pháp luật theo hướng phù hợpvới qui định của WTO là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam Do đóbộ luật doanh nghiệp Việt Nam đã được ban hành vào các năm 1999, 2003 và 2005
Trang 2đã có những tác động to lớn trong công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là cổ phần hóadiễn ra dù đã đạt được những thành tựu nhất định xong vẫn còn diễn ra chậm và khócó thể hoàn thành theo đúng mốc thời gian khi luật doanh nghiệp nhà nước năm2005 sẽ hết hiệu lực vào ngày 1-7-2010 trong khi vẫn còn khoảng 1507 doanhnghiệp nhà nước đang tồn tại Đứng trước khó khăn đó chính phủ đã ban hành nghịquyết chuyển đổi những doanh nghiệp đang tồn tại sang mô hình công ty tráchnhiệm hữu hạn 1 thành viên để giải tỏa áp lực về mặt thời gian Sau đó khối doanhnghiệp vẫn được hướng đến mục tiêu cổ phần hóa như đã định Chính vì vậy thúcđẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một mục tiêuvô cùng quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm này.
Với những lí do nêu trên em xin mạnh dạn trình bày những quan điểm,
nghiên cứu trong chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóavà chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.”
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.Phần III: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ởViệt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, sưu tầm tài liệu vànghiên cứu về đề tài trên xong em vẫn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế Vìvậy em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy cô để chuyên đề thực tập của em đượchoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng các cô bác, anhchị trong ban cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc Viện nghiên cứu quản lýkinh tế trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình hoànthành chuyên đề thực tập này.
Trang 3Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước
I Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước1 Cổ phần hóa
Cho đến nay, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước đối với sựphát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận Khi nền kinh tế thị trường pháttriển kéo theo hạn chế là sự cạnh tranh khốc liệt và bất bình về mặt xã hội tăng lên.Để giảm bớt và kìm hãm những hạn chế trên, đồng thời thực hiện chức năng quản lýcủa mình, Nhà nước sử dụng một công cụ hữu hiệu là bộ phận kinh tế Nhà nước,mà trung tâm là các doanh nghiệp Nhà nước Nhưng việc lạm dụng quá mức sự canthiệp của khu vực kinh tế Nhà nước sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển củanền kinh tế Từ đó vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, vừaphát triển xã hội đồng thời vai trò quản lý của Nhà nước vẫn được giữ vững.
Một hiện tượng kinh tế nổi bật trên toàn thế giới trong những năm 1980 là sựchuyển đổi sở hữu Nhà nước : Chỉ tính từ năm 1984 đễn năm 1991, trên toàn thếgiới đã có trên 250 tỷ USD tài sản Nhà nước được đem bán.Chỉ riêng năm 1991chiếm khoảng 50 tỷ USD Đến nay đã có hàng trăm nước phát triển trên thể giớiđều xây dựng và thực hiện cổ phần hoá một cách tích cực Do đó, việc cổ phần hoáđược coi như là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự yếu kém trong kinh doanhcủa bộ phận doanh nghiệp Nhà nước.Vậy cổ phần hoá là gì, vai trò, đặc điểm của nóra sao, mà nhiều nước trên thế giới sử dụng nó trong công tác quản lý kinh tế nhưvậy.
Theo tài liệu của hầu hết các học giả nước ngoài thì việc xem xét vấn đề cổphần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều đặt nó trong một quá trình rộng lớn hơn đó làquá trình Tư nhân hoá Tư nhân hoá theo như định nghĩa của Liên Hợp Quốc là sựbiến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của mộtnước ưu tiên thị trường Theo cách hiểu này thì toàn bộ các chính sách, thể chế, luậtlệ nhằm khuyến khích, mở rộng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt quyền sở hữu và sự can thiệp trực tiếp củaNhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế tế cơ sở, giành chothị trường vai trò điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể thông qua tự dohoá giá cả, tự do lựa chọn đối tác và nghành nghề kinh doanh.
Trang 4Xét về mặt hình thức, thì cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc Nhànước bán một phần hay toàn bộ giá trị tài sản của mình cho các cá nhân hay tổ chứckinh tế trong hoặc ngoài nước, hoặc bán trực tiếp cho cán bộ, công nhân của chínhdoanh nghiệp Nhà nước thông qua đấu thầu công khai, hay thông qua thị trườngchứng khoán để hình thành lên các Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần.
Như vậy cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu chuyển hình thức kinh doanh từ một chủ sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước thànhcông ty Cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợpvới nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của kinh doanh hiện đại.
-Từ quan niệm trên, kết hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, có thể đưa ra kháiniệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là: việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sởhữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệpđa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhànước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanhnghiệp.
2 Nội dung của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước2.1 Đối tượng cổ phần hóa
Xuất phát từ thể chế chính trị, lịch sử, để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiệnkinh tế nước ta, đối tượng thực hiện cổ phần hoá là những doanh nghiệp Nhà nướchội tụ đủ 3 điều kiện: có quy mô vừa và nhỏ; không thuộc diện Nhà nước giữ 100%vốn đầu tư; có phương án kinh doanh hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khănnhưng triển vọng tốt.
Trong 3 điều kiện này, điều kiện thứ 2 (doanh nghiệp không thuộc diện Nhànước giữ 100% vốn đầu tư) được coi là quan trọng nhất bởi những doanh nghiệpNhà nước giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là đòn bẩykinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định theo đúng định hướng XHCN.
2.2 Về lựa chọn hình thức tiến hành Cổ phần hóa
Theo quy định thì có 4 hình thức Cổ phần hoá, Ban cổ phần hoá sẽ lựa chọnmột hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và người lao động.Các hình thức đó là: giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanhnghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp; bán mộtphần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; tách một bộ phận củadoanh nghiệp để cổ phần hoá; bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Trang 52.3 Xác định giá trị doanh nghiệp
Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhấttrong quá trình Cổ phần hoá Có 2 nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp đượcđưa ra, đó là:
Giá trị thực tế là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểmcổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được Người mua vàngười bán cổ phần sẽ thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, đôi bên cùng có lợi.Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thoả thuận này diễn ra trên thị trường chứngkhoán, còn ở nước ta thoả thuận có thể diễn ra thông qua các công ty môi giới, kiểmtoán( đã diễn ra trên thị trường chứng khoán nhưng chưa phổ biến) Trên cơ sở xácđịnh được giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp sẽ là phần còn lại của giá trị thực tế sau khi đã trừ đi các khoản nợphải trả.
Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp đó là số liệu trong sổ sách kếtoán của doanh nghiệp tại thời điểm Cổ phần hoá và giá trị thực tế của tài sản tạidoanh nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật,nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm Cổ phần hoá.Nguyên tắc này được đặt ra để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trịdoanh nghiệp.
Thực tế việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăngký Cổ phần hoá thường có xu hướng định thấp giá trị doanh nghiệp, thông qua việckhai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai khôngđúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp vàgây thiệt hại cho Nhà nước Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá caohơn giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần.
2.4 Về việc xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần
Các đối tượng được phép mua cổ phần đó là: các tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội, công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam trong đó cná bộcông nhân viên tại các doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng được ưu tiên mua cổphần.
Về số lượng cổ phần được mua có quy định như sau:
- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một phápnhân được mua không quá 10%, một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổphần của doanh nghiệp.
Trang 6- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:Một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua không quá 10%tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
- Loại doanh nghiệp Nhà nước không tham gia cổ phần: không hạn chế số lượng cổphần lần đầu mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đôngtối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là mức quy định cụ thể về đối tượng mua cũng như mức mua cổphần, tuy nhiên nghị định 44/CP đã có sự điều chỉnh nhằm khuyến khích việc muacổ phần Cụ thể là mọi người mua cổ phần sẽ được vay một cổ phiếu khi mua mộtcổ phiếu bằng tiền mặt Với người lao động, họ sẽ được Nhà nước bán cổ phần vớimức giá thấp hơn 30% so với giá bán cho các đối tượng khác, mỗi năm làm việc tạidoanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần Đối với người lao động nghèo trongdoanh nghiệp cổ phần hoá, ngoài việc được mua cổ phần ưu đãi họ còn được hoãntrả tiền mua cổ phần trong 3 năm đầu mà vẫn được hưởng cổ tức, số tiền này sẽ trảdần trong 10 năm không phải trả lãi.
3 Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
3.1 Khái niệm về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm và là lĩnh vựccải cách nhạy cảm, khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang kinh tế thị trường Đó là vì đây không phải là vấn đề kinh tế màcòn là vấn đề mang tính tư tư tưởng, chính trị, xã hội và tâm lý Đổi mới doanhnghiệp nhà nước thường có 2 nội dung chủ yếu là giảm qui mô khu vực doanhnghiệp nhà nước và cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt sử dụng vốn nhànước đầu tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước còn lại.
Có hai cách tiếp cận trong công tác tiến hành đổi mới doanh nghiệp nhànước Cách thứ nhất đó là tư nhân hóa nhanh chóng hầu hết các doanh nghiệp nhànước và cách thứ hai đó là vừa tiến hành từng bước quá trình cổ phần hóa, đa dạnghóa sở hữu, vừa chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độcông ty hiện đại Đây cũng chính là cách thức mà Việt Nam đang tiến hành áp dụng.Việc chuyển đổi doanh nghiệp sang hoạt động theo chế độ công ty hiện đại đã đượcchính phủ thông qua trong nghị định số 95/2006 và theo qui định của luật doanhnghiệp năm 2005 các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải chuyển đổi thành công tyTNHH 1 thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp
Trang 7Có thể hiểu khái niệm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là việc chuyểndoanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty trong đókhông thay đổi bản chất sở hữu mà chỉ thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệpnhà nước Vốn của các doanh nghiệp này vẫn do nhà nước nắm giữ 100% nhưngdoanh nghiệp được chủ động hơn, quyền hạn, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý sau chuyểnđổi sẽ tương tự như các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp Việcchuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty không chỉ là giải pháp đểgiải tỏa sức ép chuyển đổi doanh nghiệp mà còn là phương tiện nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động và phát triển khu vực doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, hoạtđộng theo thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và nângcao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
3.2 Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
3.2.1 Chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con
Công ty mẹ- công ty con là loại hình liên kết mới mang bản chất đầu tư hoặcliên kết tài chính giữa các doanh nghiệp sau khi cơ cấu lại các đơn vị thành viêntổng công ty, hoặc cơ cấu lại các đơn vị thuộc các công ty nhà nước độc lập quy môlớn, hoặc doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Kết quả của quá trình này làcác công ty tự đầu tư, góp vốn mua cổ phần của nhau hoặc của các doanh nghiệpkhác ngoài tổng công ty, dẫn đến hình thành loại doanh nghiệp chi phối doanhnghiệp khác Hiện nay hầu hết các tổng công ty đều đã và đang đẩy mạnh đa dạnghóa sở hữu các đơn vị thành viên, có tổng công ty đã cổ phần hóa hơn 50% đơn vịthành viên của mình Trong cơ cấu của tổng công ty này có loại hình công ty nhànước qui mô lớn( là công ty mẹ) nắm giữ quyền chi phối công ty khác( là công tycon) Bên cạnh đó cũng có các doanh nghiệp độc lập ngoài tổng công ty, thậm chídoanh nghiệp thành viên của tổng công ty cũng thực hiện các hoạt động đầu tư, gópvốn mua cổ phần tương tự và trở thành công ty mẹ- công ty con.
Hiện nay có hai con đường để các tổng công ty và công ty nhà nước độc lậpchuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Một số doanhnghiệp chuyển đổi theo đề án do Thủ tướng chính phủ phê duyệt Trong khi đó,nhiều doanh nghiệp đã hoạt động theo mô hình này một cách thực chất, không bằnggiải pháp hành chính chuyển đổi mà thông qua nhiều biện pháp kinh tế khác nhaunhư đầu tư vào các doanh nghiệp, cổ phần hóa và đa dạng hóa đơn vị sở hữu thànhviên, mua cổ phần hoặc góp vốn, trong đó tổng công ty hoặc công ty nhà nước độclập giữ cổ phần, vốn góp chi phối.
Trang 8Đến nay có 70 DNNN là tổng công ty, công ty nhà nước độc lập hoặc làthành viên của tổng công ty được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công tymẹ - công ty con Trong đó, có 52 DNNN chuyển đổi theo đề án của Thủ tướngchính phủ phê duyệt và 18 doanh nghiệp do các Bộ, UBND cấp tỉnh phê duyệt, màthực chất trong số đó nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã hình thành cơ cấu công tymẹ - công ty con.
Mô hình công ty mẹ-công ty con không còn giới hạn trong khu vực DNNNmà đã mở rộng ra khu vực kinh tế tư nhân, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Môhình này đã tạo ra hướng liên kết hoàn toàn mới, bền chặt hơn bằng đầu tư, góp vốngiữa các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác, phùhợp với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp Liênkết bằng vốn đầu tư này là hoàn toàn tự nguyện, phụ thuộc vào năng lực tài chínhcủa các công ty tự đầu tư vào nhau này Những nhược điểm cố hữu của mô hìnhtổng công ty nhà nước đang được khắc phục, nhất là nhược điểm về liên kết và tínhđơn điệu trong cơ cấu đơn vị thành viên.
3.2.2 Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên
Các doanh nghiệp thuộc đối tượng chưa chuyển đổi sở hữu, nhà nước cònnắm giữ 100% vốn sẽ được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoạtđộng theo luật doanh nghiệp Cho đến nay có khoảng 200 doanh nghiệp chuyển đổitheo hình thức này và nhiều công ty TNHH một thành viên được thành lập mới từvốn nhà nước Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm2006 qui định các doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ 100% vốn sẽ phải chuyểnsang công ty TNHH một thành viên trong thời hạn tối đa là 4 năm Như vậy, số1800 doanh nghiệp mà Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn theo kế hoạch đến cuốinăm 2006, kể cả tổng công ty, các công ty mẹ, sẽ phải chuyển dần sang công tyTNHH một thành viên và hoàn thành chuyển đổi vào thời điểm ngày 1 tháng 7 năm2010
Việc chuyển công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên không chỉlà sự chuyển đổi về hình thức pháp lý mà quan trọng hơn là thông qua sự chuyểnđổi tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước pháthuy đầy đủ quyền chủ động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bình đẳng với cácdoanh nghiệp khác về quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức quản lý và môi trường hoạt
Trang 9động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, tiến dần đến việc các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế đều hoạt động theo một quy luật chung.
3.2.3 Chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN
Đối với các DNNN mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn, dù đã chuyểnđổi sang công ty TNHH một thành viên hay chưa chuyển đổi, vẫn phải tiếp tục đổimới cơ chế quản lý để DNNN kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác vàcạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo phápluật Đối với những DNNN đã chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên, thìhoạt động hoàn toàn theo luật doanh nghiệp bình đẳng với các doanh nghiệp khác.Những DNNN chưa chuyển đổi theo nghị quyết TW3(khóa IX) cần xóa bao cấp,đồng thời có chính sách đầu tư đúng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với những ngành,lĩnh vực, sản phẩm cần ưu tiên phát triển, trừ những bảo hộ cần thiết, có điều kiệnđối với những ngành, lĩng vực, sản phẩm quan trọng Nghị quyết TW9 (khóa IX) đãphát triển thêm một bước về cơ chế quản lý là yêu cầu kiên quyết xóa bỏ các loạibảo hộ bất hợp lý, sớm khắc phục bao cấp bao gồm khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ, bùlỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan, yêu cầu khẩn trương xóa đặc quyền và độcquyền kinh doanh của DNNN theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhưluật DNNN năm 2003, 2005, các Nghị định, quyết định và các văn bản hướng dẫnnhằm đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm củacông ty nhà nước, ngăn chặn khả năng kém hiệu quả của DNNN ngay từ khi thànhlập, ban hành cơ chế quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN, thành lập công tymua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, ban hành chính sách đối với laođộng dôi dư do sắp xếp lại DNNN… Yêu cầu đối với DNNN phải không ngừngđược đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, lấy suất sinh lời trên vốn là mộttrong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả Sau khi ban hành luật DNNNvà Nghị định 31/2005/ ND-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích,không còn loại DNNN chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.Nhà nước bắt đầu khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần mà pháp luậtkhông cấm và chuyển sang đặt hàng và đấu thầu sản phẩm công ích.
Cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theoluật DNNN được đổi mới cơ bản, theo hướng tiến tới sự ngang bằng về quyền tựchủ so với doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác Doanh nghiệp phải sản
Trang 10xuất kinh doanh với các nguyên tắc thị trường, giảm thiểu tình trạng lãng phí nguồnlực nhà nước đầu tư, phải đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích cùng vớicác thành phần kinh tế khác, chuyển dần sang cơ chế thuê giám đốc, có thể thuê cảngười nước ngoài… Công ty nhà nước có các quyền chiếm hữu và sử dụng đối vớivốn và tài sản như các loại hình doanh nghiệp khác.
3.2.4 Chuyển đổi quyền chủ sở hữu
Đây là vấn đề đề khó khăn nhất của chuyển đổi DNNN, mặc dù là nội dungquan trọng và được đề cập nhiều trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng Từ Đạihội Đảng VII và các Đại hội Đảng tiếp theo, cũng như trong nhiều nghị quyết Trungương của các kỳ Đại hội Đảng đã đưa ra các chủ trương như: xóa bỏ chế độ chủquản, cấp hành chính chủ quản, phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanhcủa doanh nghiệp, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước,chuyển sang thực hiện chế độ quản lý công ty đối với DNNN, đầu tư vốn qua cáccông ty đầu tư tài chính nhà nước, thành lập các công ty đầu tư tài chính nhà nước;Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp; Chínhphủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối vớiDNNN, chính phủ ủy quyền cho các bộ, phân cấp cụ thể cho UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước thực hiện quyềnchủ sở hữu của nhà nước phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước,bảo đảm ở đâu có vốn của nhà nước thì phải có tổ chức hoặc cá nhân được giaoquyền đại diện nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp với nhiệm vụ, quyền hạn, quyềnlợi và trách nhiệm rõ rang, không phân biệt DNNN do Trung ương hay địa phươngquản lý…
II Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhànước
1 Các nhân tố chủ quan
1.1 Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi
Một trong những thủ tục mà doanh nghiệp cần phải làm khi chuyển đổi thànhmô hình công ty là xây dựng điều lệ công ty sau chuyển đổi Tuy nhiên, do vướngmắc về mô hình tổ chức (đa số doanh nghiệp mong muốn chọn phương án Chủ tịchcông ty kiêm Tổng giám đốc nhằm tạo sự đơn giản, gọn nhẹ về bộ máy và tiết kiệmchi phí), nhưng chưa có quy định cụ thể có cho phép hay không cho phép Chủ tịchkiêm Giám đốc công ty, nên việc xây dựng, phê duyệt phương án chuyển đổi và xây
Trang 11dựng, phê duyệt điều lệ bị kéo dài Một số địa phương và doanh nghiệp tự quyếtđịnh chọn phương án kiêm nhiệm giữa 2 chức danh này.
Bên cạnh đó, việc kết hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (trong cùng mộtngành, lĩnh vực) với quá trình chuyển đổi cũng dẫn đến quá trình chuyển đổi bị kéodài tại một số tỉnh Hoặc, việc chưa hướng dẫn cụ thể xác định vốn điều lệ của cáccông ty đặc thù như các công ty thủy nông (trong thực tế chỉ được giao quản lý vàsử dụng tài sản nhà nước) cũng gây khó khăn, tùy tiện trong xác định vốn điều lệ,kéo dài thời gian chuyển đổi (có địa phương xác định vốn điều lệ bằng tổng giá trịtài sản nhà nước giao cho công ty quản lý và sử dụng, nhưng cũng có địa phươngxác định vốn điều lệ bằng 30% tổng giá trị tài sản nhà nước giao cho công ty quảnlý và sử dụng)
Ngoài ra, những vướng mắc về cơ chế hoạt động xảy ra trong thực tế ở mộtsố doanh nghiệp đã chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêncũng ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực của các doanh nghiệp đang chuẩn bị chuyểnđổi; chưa tạo ra sự thống nhất và đồng thuận giữa cấp phê duyệt với cán bộ quản lývà người lao động trong doanh nghiệp
1.2 Hoạt động đăng ký kinh doanh
Hoạt động đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên chuyển đổi từ công ty nhà nước vẫn còn một số vấn đề phát sinh, tạo tâm lýkhông tốt cho doanh nghiệp về môi trường hoạt động sau chuyển đổi
Thực tế này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do chưa quy định rõ ràngvà cụ thể, thiếu nhất quán trong nhận thức giữa cơ quan đăng ký kinh doanh vàdoanh nghiệp chuyển đổi, Cụ thể là:
- Chưa quy định, nhận thức rõ về sở hữu vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên nên đã dẫn đến tình trạng cán bộ đăng ký kinh doanh tại một sốđịa phương yêu cầu doanh nghiệp phải có quyết định chia vốn điều lệ cho các thànhviên Hội đồng thành viên nắm giữ, sở hữu như công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên; yêu cầu doanh nghiệp phải ghi thêm lời giải thích vào ngànhnghề đăng ký trong khi ngành, nghề này đã được ghi rõ trong quyết định chuyểnđổi.
- Tuy luật doanh nghiệp qui định doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn ngànhnghề, địa bàn kinh doanh đầu tư, nhưng vẫn còn có ý kiến cho rằng ngành nghềkinh doanh của công ty con phải đúng như ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.Vì vậy dẫn đến tình trạng cấp giấy đăng kí kinh doanh cho công ty con hoạt động
Trang 12trong mô hình công ty mẹ - công ty con ở một số sở kế hoạch và đầu tư còn lúngtúng làm chậm hoặc cấp phép cho doanh nghiệp chưa đúng theo qui định hiện hành.
1.3.Về mặt tài chính và tư tưởng
Nhiều doanh nghiệp (gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiềucấp quản lý vẫn ngại chuyển đổi do sợ mất đi nhiều quyền lợi Có người lại nhậnthức sai về chuyển đổi cho rằng việc việc chuyển đổi hình thức sở hữu sẽ dẫn đếnmất chế độ, chệch hướng XHCN…Có tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanhnghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp đã Cổ phần hoá nhất là tại các tổ chức tíndụng ngân hàng Việc tìm đối tác liên doanh, liên kết ở các công ty cổ phần cũnggặp khó khăn Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được ưu đãi nhiều hơn làm ăn thua lỗvẫn được vay không phải trả lãi, bù lỗ từ ngân sách Nhà nước và một số ưu đãikhác Tất cả đều tác động lớn tới tâm lý của các doanh nghiệp chuẩn bị bước vàochuyển đổi, cổ phần hóa.
Mặt khác, nhiều giám đốc của các doanh nghiệp Nhà nước sợ rằng chuyểnđổi DNNN sẽ làm mất đi quyền lực vốn có bấy lâu nay Tư tưởng bao cấp đã ăn sâuvào suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp nên cố tình trì hoãn chuyển đổi, lảng tránhnhiệm vụ mới.
Nhiều quan niệm cho rằng các hình thức chuyển đổi DNNN ở Việt Nam làmột quá trình rối rắm, phức tạp và tốn thời gian, làm hao tổn các nguồn lực tàichính và làm giảm sút sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp Hiện nay, Việt Nam chưacó một phương pháp đánh giá tài sản doanh nghiệp thống nhất theo đúng chuẩn mựcquốc tế Sự phức tạp này còn gia tăng bởi những yếu tố đi kèm như: việc xử lý nợkhó đòi, thẩm định giá trị nhà xưởng máy móc thiết bị và quyền sử dụng đất Do đóviệc định giá tài sản doanh nghiệp thường là khâu kéo dài nhất (khoảng trên 3tháng).
Hiện nay, việc thiếu một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theotiêu chuẩn quốc tế sẽ làm cho chúng ta khó khăn rất nhiều trong việc huy động vốntừ các nhà đầu tư nước ngoài, một yếu tố không thể xem nhẹ trong xu hướng hộinhập và toàn cầu hoá hiện nay.
2 Các nhân tố khách quan
2.1 Pháp luật và cơ chế chính sách
Các quy định về chế độ với doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn chưa rõràng Các quy định được sửa đổi và bổ sung thường thì càng về sau càng có lợi,
Trang 13càng có nhiều ưu đãi Chính vì vậy, về mặt tâm lý, các doanh nghiệp không muốntriển khai nhanh mà chờ đợi để được hưởng ưu đãi nhiều hơn.
Các văn bản quy định về Cổ phần hoá đã được ban hành cũng có nhiều vấnđề cần xem xét lại Quy định về bán cổ phần ưu đãi cho người lao động cũng khôngđược cụ thể hóa, linh hoạt Có nơi người lao động không có tiền mua cổ phần ưuđãi; lại có nơi do vốn Nhà nước ít, số lượng cổ phần bán ra hạn chế, không đủ chonhu cầu.
Cho đến nay, quá trình Cổ phần hoá còn chưa có một phương hướng chiếnlược rõ ràng Từ trước đến nay, Cổ phần hóa được chủ yếu tiến hành trên cơ sở tựnguyện mà không có quy định phải ưu tiên Cổ phần hoá đối với loại hình doanhnghiệp hay thành phần kinh tế nào Trên thực tế, Chính phủ dường như đi theo conđường Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ trước, các doanh nghiệp lớn sau Do đó,tỷ lệ các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các doanh nghiệp đãđược Cổ phần hoá
Bên cạnh đó, nhiều địa phương không thực sự quan tâm đến vấn đề Cổ phầnhoá và coi đó là nhiệm vụ của các cấp ban nghành cao hơn Sự phân quyền, hướngdẫn và phối hợp giữa địa phương và TW chưa thực sự thông suốt cũng là nhữngnhân tố góp phần kéo dài quá trình CPH.
2.2 Chính quyền TW và chính quyền các cấp
Trong một thời gian dài, việc chỉ đạo,tổ chức điều hành chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước được tiến hành một cách rời rạc bị động Ban đổi mới doanhnghiệp Nhà nước không chủ động giao chỉ tiêu và chỉ đạo sát sao việc thực hiện màngồi đợi các doanh nghiệp tự động đăng ký Bản thân Ban đổi mới doanh nghiệpNhà nước chưa hoạt động chuyên trách, đội ngũ quá mỏng, chưa đủ trình độ vàkinh nghiệm để giải quyết các vấn đề phức tạp, lại chưa có đủ thẩm quyền chứcnăng để tổ chức hoạt động phối hợp làm cho các bước thủ tục thường dây dưa kéodài…
2.3 Xác định tiêu chí, đối tượng chuyển đổi
Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ chưa có tính ổn định, dài hạn dẫn tới đối tượng chuyển đổi sang công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên hay thay đổi, gây khó khăn cho việc tổ chứcthực hiện chuyển đổi
Theo quy định, việc phân loại để sắp xếp doanh nghiệp nhà nước phải căn cứvào tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Quyết định của Thủ
Trang 14tướng Chính phủ; chỉ các doanh nghiệp thuộc danh mục chuyển đổi sang công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên trong Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanhnghiệp nhà nước của các bộ ngành, địa phương, tổng công ty đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt mới được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Tuy nhiên, trong giai đoạn 8 năm vừa qua (từ khi ban hành văn bảnpháp quy hướng dẫn việc chuyển đổi từ năm 2001 đến nay), đã 3 lần thay đổi tiêuchí phân loại: Quyết định 58/2002/QĐ-TTg (ban hành năm 2002); Quyết định155/2004/QĐ-TTg (ban hành năm 2004); Quyết định 38/2007/QĐ-TTg (ban hànhnăm 2007) Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp đã được đưa vào danhmục chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang triển khaichuyển đổi thì bị dừng lại để chuyển sang hình thức cổ phần hoá, đa dạng hóa sởhữu; hoặc doanh nghiệp đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên lại phải chuyển đổi thêm một lần nữa sang hình thức cổ phần hóa, gây tốn kémvề tài chính, công sức và thời gian cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhànước có liên quan
Các tiêu chí phân loại chưa đủ cụ thể, chưa bao quát hết được yêu cầu thựctế ở các ngành, vùng nên đã gây khó khăn hoặc dẫn đến tùy tiện trong xác địnhdanh mục công ty nhà nước chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Cụ thể là:
- Hiện nay, tiêu chí phân loại doanh nghiệp để sắp xếp (trong đó có chuyểnsang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) chủ yếu phân theo từng ngành,lĩnh vực, địa bàn Nhưng trong thực tế, nhiều công ty nhà nước không chỉ hoạt độngtrong một ngành, một lĩnh vực, tại một địa bàn mà hoạt động trong một số ngành,lĩnh vực, tại một số địa bàn khác nhau, kể cả vùng núi, vùng sâu, vùng xa Vì vậy,dẫn đến các khó khăn, lúng túng trong áp dụng tiêu chí để phân loại hoặc dẫn đếnsự tùy tiện trong việc xác định các doanh nghiệp này thuộc loại giữ lại 100% vốnnhà nước hay cổ phần hóa ở mức chi phối hoặc không chi phối, hoặc phải tách rathành các bộ phận để sắp xếp cho phù hợp với tiêu chí phân loại
- Quy định tiêu chí doanh nghiệp phải có quy mô vốn nhà nước trên 30 tỷ đồngmới thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn và được chuyển thành công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên tại Quyết định 155/2004/QĐ-TTg và trên cơ sở đó đưa vàoNghị định 95/2006/NĐ-CP đang gây lúng túng cho việc chuyển đổi đối với một sốdoanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích, doanh nghiệp thuỷ nông,nông lâm trường, doanh nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; cụ thể là: (i) Hiện
Trang 15nay, có nhiều doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và lâm trườngquốc doanh đang hoạt động trong lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừngphòng hộ, rừng đặc dụng thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn, nhưng chỉ có dưới 30tỷ đồng vốn nhà nước ở doanh nghiệp nên không đáp ứng tiêu chí về quy mô vốnquy định tại Nghị định 95/2006/NĐ-CP dẫn đến tình trạng các Ban Đổi mới và pháttriển doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rất lúng túng trongviệc sắp xếp đối với các doanh nghiệp này; (ii) Hiện có một số lượng khá lớn cácdoanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích, doanh nghiệp thuỷ nông,nông lâm trường thuộc diện cổ phần hoá nhưng do đặc điểm ngành nghề không hấpdẫn các nhà đầu tư nên không thể cổ phần hoá được (ví dụ các công ty thuỷ nôngnhỏ lẻ không thể tạo thành hệ thống thuỷ nông hoặc doanh nghiệp vệ sinh môitrường hoặc kết hợp giữa vệ sinh môi trường và cấp thoát nước ở các tỉnh miền núihoặc các tỉnh nghèo miền Trung, Tây nguyên không được xếp vào nhóm Nhà nướcgiữ 100% vốn) Vì vậy, không thể chuyển những doanh nghiệp này sang thực hiệncác hình thức cổ phần hóa, giao hoặc bán trong khi các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh chưa đáp ứng được yêu cầu cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích đó
Đối với 2 loại doanh nghiệp trên, các địa phương đã gặp khó khăn, lúng túngtrong việc sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước, phải trình Thủ tướng Chính phủxin phép như những trường hợp đặc biệt.
- Tiêu chí phân loại doanh nghiệp chưa đủ cụ thể, nên gặp trở ngại trong việc đẩynhanh chuyển đổi doanh nghiệp sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để thựchiện chủ trương “khẩn trương chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100%vốn sang hoạt động theo chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” củaĐảng và quy định của Luật Doanh nghiệp Cụ thể là: các quyết định về tiêu chíphân loại doanh nghiệp (Quyết định 155/2004/QĐ-TTg; Quyết định 38/2007/QĐ-TTg) chỉ xác định định hướng doanh nghiệp thuộc loại Nhà nước giữ 100% vốn màkhông xác định cụ thể là phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Vì vậy, Nghị định 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp và chuyển đổi các nông lâmtrường quốc doanh chỉ cho phép các lâm trường đủ điều kiện thì chuyển thành côngty nhà nước, mà chưa đề cập đến việc cho phép các lâm trường đáp ứng đủ điềukiện được chuyển ngay thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trongkhi đó, Luật Doanh nghiệp quy định trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật này cóhiệu lực (tức đến 30/6/2010) thì toàn bộ công ty nhà nước phải chuyển thành côngty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hay nói cách khác là các lâm trường
Trang 16đáp ứng đủ điều kiện cũng phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Hơn nữa, một số địa phương cũng muốn chuyển đổi sớm các lâm trườngđáp ứng đủ điều kiện sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênnhằm tránh phải chuyển đổi nhiều lần, đỡ tốn kém về thời gian, công sức và tiền củadoanh nghiệp và của Nhà nước nhưng lại chưa được quy định tại Nghị định200/2004/NĐ-CP nên phải xin phép như trường hợp đặc biệt Vì vậy, có thể nói quyđịnh tại Nghị định 200/2004/NĐ-CP chưa thật phù hợp với tình hình thực tế và yêucầu chuyển đổi nhanh khu vực nông lâm trường quốc doanh sang hoạt động theomô hình mới, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.
III Sự cần thiết trong việc thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệpnhà nước
1 Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khi chưacải cách chuyển đổi
1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cònthấp, tốc độ phát triển chưa cao
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước nóichung có tăng lên, nhưng trong những năm trước đây khi chưa tiến hành cải cách,đổi mới khối doanh nghiệp nhà nước tình trạng nợ nần của doanh nghiệp vẫn giatăng Năm 2005 chỉ có 71,9% doanh nghiệp có lãi, trong đó khu vực doanh nghiệpnhà nước trung ương là 77,3% và doanh nghiệp nhà nước địa phương là 69% Khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm do các doanh nghiệp nhà nước làm ra trên thịtrường quốc tế và trong nước còn thấp Một số mặt hàng sản xuất trong nước nhưsắt thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng… có mức giá cao hơn mức giá nhậpkhẩu cùng loại từ 20- 40% Riêng mặt hàng đường thô cao hơn đến 70% Tốc độphát triển sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao, còn thấp hơn củadoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Không ít doanh nghiệp nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh không gắn với định hướng phát triển chung của ngành, không phù hợpvới mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ thị trường Nhiều dự án đầutư chưa khả thi, hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực, thamnhũng, hậu quả khó khắc phục Việc bảo toàn và phát triển vốn nhiều doanh nghiệpthực hiện chưa tốt, tình trạng ăn vào vốn, mòn vốn, mất vốn vẫn còn Không ítdoanh nghiệp chưa thực hiện tốt qui chế dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước, nhất làcông khai tài chính, việc chi tiêu còn tùy tiện, lãng phí.
Trang 17Các doanh nghiệp còn phải dựa khá lớn vào sự bao cấp của nhà nước Ngânsách nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước gần 8000 tỷ đồnghàng năm trong đó có 6482 tỷ đồng bổ sung và 1464,2 tỷ đồng cấp bù lỗ, hỗ trợ chocác doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay,nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng , xóa nợ 1088,5 tỷ đồng, cho vay tíndụng ưu đãi 8685 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước Tình hình hiệu quả thấpvà sức cạnh tranh yếu vẫn còn kéo dài Theo số liệu của Bộ tài chính tính đến tháng12- 2003 cho thấy tỉ lệ lãi trên doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp nhà nước rấtthấp : chỉ đạt 4,2%, trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nhà nước là 13,6% Tỷ lệkhu vực doanh nghiệp nhà nước thua lỗ theo thống kê năm 2003 chiếm tới 14,7%.
1.2 Doanh nghiệp nhà nước qui mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý,dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý
Đến tháng 5-2001 cả nước có 5655 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nướckhoảng 126030 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp 22 tỷ đồng Số doanh nghiệpnhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 59,8% trong đó số doanh nghiệp có vốndưới 1 tỷ đồng trở xuống chiếm 18,2%( tại 14 tỉnh, loại doanh nghiệp này chiếmtrên 90%, chủ yếu trong các lĩnh vực dịnh vụ thương mại, du lịch) ; số doanh nghiệpnhà nước có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm 15,2% ; số doanh nghiệp có vốntrên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 25% Tổng số vốn lưu động của các doanh nghiệp nhànước vào khoảng 27 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng trên 21% tổng số vốn nhà nước bìnhquân mỗi doanh nghiệp có 4,8 tỷ đồng nhưng phần lớn các doanh nghiệp không cóhoặc có rất ít vốn lưu động nên chủ yếu phải đi vay để sản xuất kinh doanh Nhiềudoanh nghiệp nhà nước cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngànhnghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng một địa bàn.
1.3 Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng ; lao động thiếuviệc làm và dôi dư còn lớn ; trình độ quản lý phần lớn còn yếu kém
Công nợ của doanh nghiệp nhà nước còn quá lớn Nợ quá hạn, nợ khó đòingày càng tăng Năm 2004 trong số 15,1% nợ quá hạn của các ngân hàng thươngmại nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 74,8% làm ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng cũng như sự lành mạnh của các ngân hàng Tổng số nợ phải trả của các doanhnghiệp nhà nước tính đến 12-2006 theo bộ tài chính đã lên đến 207,8 tỷ đồng, trongđó 76% là vay nợ ngân hàng, còn lại là do chiếm dụng các khoản phải nợ ngân sách,chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.Tình hình tài chính không lành mạnh mộtphần là do lịch sử để lại, phần khác là mới tiếp tục phát sinh, nhưng còn lúng túng,
Trang 18chưa có phương pháp khả thi để xử lý dứt điểm, làm cho hạch toán kinh tế củadoanh nghiệp bị méo mó, không minh bạch và doanh nghiệp nhà nước luôn trongtình trạng bị động, ứng phó với các khoản nợ khó đòi Hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp chưa tương xứng với sự đầu tư và trợ giúp của nhà nước.Không ít doanh nghiệp nhà nước vi phạm pháp luật như buôn lậu, gian lận thươngmại, lãng phí, tham nhũng, trốn thuế, gian lận để nhận hoàn thuế giá trị gia tăng, lậpcác giấy tờ khống rút tiền tư ngân sách nhà nước… đã ảnh hưởng đến uy tín của cácdoanh nghiệp nhà nước Cũng theo số liệu của bộ tài chính tỉ lệ doanh nghiệp nhànước thua lỗ chiếm không cao nhưng điều đó có một lý do là vì sự ưu đãi của nhànước đối với khu vực này là cao hơn hẳn so với các khu vực kinh tế khác.
Lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn ảnh hưởng đếnquá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp Không ít doanh nghiệp nhà nước tùytiện tăng biên chế gián tiếp, lao động trực tiếp quá mức cần thiết và bộ máy quản lýcồng kềnh làm cho năng suất lao động giảm, chi phí tăng Mặt khác, cơ chế chínhsách hiện hành chưa làm cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết lao động dôidư Khi doanh nghiệp chuyển sang cơ chế tự chủ, nhà nước chưa có qui định phùhợp để doanh nghiệp nhà nước quản lý chặt chẽ lao động, trả công lao động gắn vớinăng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên việctuyển dụng lao động ở nhiều doanh nghiệp còn tùy tiện, tiếp tục làm tăng thêm laođộng vốn đã dôi dư Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước lại rất thiếu các laođộng trẻ có trình độ chuyên môn cao, người lao động đang làm việc phần lớn chưaqua đào tạo hoặc làm việc trái nghề nên ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Trình độ quản lý của các doanh nghiệp nhà nước phần lớn còn yếu kém,chưa đạt yêu cầu mà cơ chế thị trường đòi hỏi, chưa năng động, nhanh nhạy, thíchứng với môi trường và điều kiện mới Nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo, đàotạo lại và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, điều hànhsản xuất kinh doanh nên không đáp ứng nhu cầu chuyên môn ; một bộ phận khôngnhỏ cán bộ quản lý doanh nghiệp sa sút về phẩm chất đạo đức ; trong khi chậmchạp, chưa có cơ chế phù hợp cho việc tuyển chọn những người có năng lực vàoquản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước.
1.4 Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn hết sức lạchậu
Theo kết quả khảo sát của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường tại nhiềudoanh nghiệp nhà nước thuộc 10 ngành( luyện kim, hóa chất, nhựa, sản xuất phân
Trang 19bón, dệt may, thực phẩm, chế biến nông thủy sản, sản xuất giấy, chế biến gỗ, điện tử, cơ khí chế tạo), thì ngoài một số doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiệnđại hoặc trung bình của thế giới và khu vực( như phát, dẫn điện ; sản xuất sợi, dệt ;thi công xây lắp ; sản xuất vật liệu xây dựng), còn lại thì các máy móc thiết bị, dâychuyền sản xuất của các doanh nghiệp còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm(như cơ khí, sản xuất phôi), trình độ cơ khí hóa, tự động dưới 10%( chế biến thủysản) ; mức độ hao mòn hữu hình từ 30- 50%, thậm chí có 38% là ở dạng thanh lý,52% đã qua bảo dưỡng và sửa chữa Đồng thời theo khảo sát của Viện khoa học vàBảo hộ lao động thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam ở 12 doanh nghiệp nhànước thuộc các ngành kinh tế thì trong số 727 thiết bị máy móc và dây chuyền nhậpkhẩu có tới 76% thuộc thế hệ những năm 1950-1960, trên 70% đã hết thời hạn sửdụng, 50% thuộc loại tân trang Hậu quả là chưa tạo được nhiều sản phẩm quốc gia,sản phẩm mũi nhọn có hàm lượng chất xám và công nghệ cao trên cơ sở kết hợpphát huy lợi thế so sánh, nội lực của đất nước với sử dụng có hiệu quả hợp tác quốctế.
điện-2 Theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005
Theo qui định của luật doanh nghiệp 2005( có hiệu lực từ ngày 1-7-2005),Luật doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép tồn tại trong vòng bốn năm kể từ khiluật doanh nghiệp chính thức có hiệu lực Đây cũng là một trong những điều khoảncụ thể hóa cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO Theo đó luật doanh nghiệp sẽchính thức hết hiệu lực vào thời điểm ngày 1-7-2010 Hiện có 1507 doanh nghiệpnhà nước đang tồn tại , nếu không cổ phần hóa kịp sẽ phải chuyển sang công tyTNHH một thành viên 100% vốn nhà nước Do đó đây là thời điểm hết sức gấp rútđể tiến hành đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước Các doanhnghiệp đang tiến hành cổ phần hóa sẽ phải nhanh chóng gấp rút hoàn thành công tácxác định giá trị doanh nghiệp, cơ cấu phân chia cổ phần… còn những doanh nghiệpkhông thể cổ phần hóa kịp nhà nước đã có giải pháp chuyển đổi thành công tyTNHH một thành viên Mới đây ngày 19-3-2010 chính phủ đã ban hành nghị địnhsố 25/2010 chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viênvà tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, thaycho nghị định 95 Nghị định mới sẽ giải tỏa áp lực về mặt thời gian cho việc chuyểnđổi vì nó đưa ra các qui định đơn giản hơn như xử lý tài chính thì lấy giá trị sổ sáchlàm cơ sở, nợ nần được tính sau khi đã chuyển thành công ty TNHH một thànhviên Việc kiểm tra mặt bằng được xem xét về số lượng, kiểm tra mục đích sử dụng
Trang 20mặt bằng được thực hiện sau chuyển đổi Với nghị định này, tiến trình thực hiệnchuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã được giải tỏa phần nào đó sức ép khi thời hạnluật doanh nghiệp nhà nước sắp kết thúc.
Việc ban hành nghị định dù chỉ là một lệnh hành chính và chuyển đổi đơnthuần để đảm bảo mốc thời gian xong đó cũng là một quyết định tốt cho cộng đồngdoanh nghiệp vì từ thời điểm đó, môi trường hành lang pháp lý của tất cả các loạihình doanh nghiệp sẽ cùng bằng phẳng hơn Những lợi thế to lớn mà khối doanhnghiệp nhà nước được hưởng, được dùng từ nay sẽ phải tính toán, cân đong, đo đếmcùng tất cả các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, không hẳn khối doanh nghiệp sau khichuyển đổi sẽ có những chuyển biến tích cực, thậm chí vẫn còn có thể xảy ra nhữngchuyện như thất thoát, quản trị kém… Tuy nhiên cột mốc đó là cần thiết cho cảdoanh nghiệp có hay không có động lực chuyển đổi.
Phương án chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên về nguyêntắc chỉ thay đổi điều lệ hoạt động, hình thức quản trị doanh nghiệp, xác định rõ chứcnăng chủ sở hữu Theo mô hình này, quyền của chủ sở hữu( Nhà nước) là rất lớn.Để thực hiện tốt quyền này việc giám sát phải mạnh, song đế nay, Luật quản lý vàsử dụng vốn nhà nước chưa được ban hành, sự chồng chéo giữa chức năng quản lývốn và quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng vẫn còn tồn tại Do vậy sẽ khólòng tránh khỏi những sự hạn chế và chồng chéo khi Nhà nước vẫn sở hữu 100%vốn ở các công ty TNHH một thành viên Vấn đề quan trọng là thiết kế mô hìnhquản trị công ty sau chuyển đổi trong đó Luật doanh nghiệp chỉ đóng vai trò làkhung hoạt động Chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước sẽ đồng nghĩa với việcnhà nước cần tiếp tục cắt giảm mạnh sự chi phối của nhà nước trong nhiều lãnh vựcngành nghề kinh doanh như hiện nay Việc chuyển đổi có thể trước mắt chưa manglại lợi ích cho nền kinh tế hay chưa thể có thể lập tức tạo nên những thay đổi vềchất Do vậy với việc đưa ra yêu cầu về mốc thời gian, nhà nước cần thực hiện giámsát việc chuyển đổi chặt hơn, cùng với đó là chuẩn bị đánh giá, xác định giá trị củacác doanh nghiệp, phương án bán cổ phần, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệpvì đích đến cuối cùng của thay đổi doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóa Việcchuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên là một bước đệm trong việcgiải tỏa về mặt thời gian công tác chuyển đổi khi luật doanh nghiệp sắp đến hạn hếthiệu lực.
Trang 21IV Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trongkhu vực
1 Trung Quốc
Trên thực tế, cổ phần hóa ở Trung quốc đã được thực hiện từ năm 1984 vớisự ra đời của công ty cổ phần Hữu hạn Bách hóa Thiên Kiều (Bắc Kinh) Sau đó,trong văn kiện quan trọng được ban hành tháng 12 năm 1986, Quốc vụ viện TrungQuốc đã cho phép các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn và vừacó điều kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân để thực hiện thí điểm cổ phần hóa.
Đến cuối năm 1993, Trung Quốc đã có hơn 3.000 đơn vị thực hiện thí điểmcổ phần hóa.Tính đến cuối năm 1996, Trung Quốc có hơn 9.200 DNNN đã chuyểnthành công ty cổ phần, với tổng số vốn là 600 tỷ NDT, hơn 4.300 công ty cổ phầnhữu hạn đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng số vốn cổ phần đạt358 tỷ NDT, trong đó 150 tỷ NDT là vốn huy động từ xã hội, 35 tỷ NDT là giá trịcổ phần phát hành trong nội bộ doanh nghiệp, 80 tỷ NDT là vốn đầu tư trực tiếp củanước ngoài Nhiều công ty cổ phần đã tham gia thị trường chứng khoán ThượngHải, Thâm Quyến, một số công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường.
Các công ty cổ phần của Trung Quốc được hình thành chủ yếu theo 3 cách:
Bán cổ phiếu cho CNVC trong nội bộ doanh nghiệp; Phát hành cổ phiếu công khai
ra xã hội; Công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếu giữa các doanh
nghiệp… Sau khi tiến hành cổ phần hóa, cơ cấu của doanh nghiệp Trung Quốc
được tổ chức như sau:
Năm 1997, Trung Quốc có 655 công ty phát hành cổ phiếu A (cổ phiếu pháthành cho các nhà đầu tư đại lục), tăng 23,6% so với năm 1996; 93 công ty pháthành cổ phiếu B (cổ phiếu chuyên bán cho các nhà đầu tư nước ngoài), tăng 9,4%so với năm 1996; Tổng giá trị thị trường cổ phiếu A và B đạt 1.666,5 tỷ NDT, tăng69% so với năm 1996; Có 35 công ty tham gia thị trường chứng khoán nước ngoàivới tổng số vốn 7,9 tỷ NDT.
Từ năm 1993 đến nay, kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm CPH chothấy, doanh nghiệp hoạt động theo các quy luật kinh tế cơ bản là cách đi đúng đắnvà hợp quy luật, Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa DNNN một cách sâu rộngbằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản phápquy liên quan đến sự vận hành của DN Lần lựợt “Luật phá sản doanh nghiêp”,“Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, “Điều lệ chuyểnđổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn
Trang 22dân”, “Các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp”, “Điều lệ tạm thời về quản lý pháthành và giao dịch cổ phiếu, “Luật Lao động”, “Luật Công ty”, “Điều lệ quản lýđăng ký công ty”, “Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc”, “Luật ngân hàngthương nghiệp”, “Luật xí nghiệp hương trấn”…, đã được ban hành và đi vào cuộcsống của doanh nghiệp Trong đó, hai văn bản có tầm quan trọng đặc biệt là “LuậtDoanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” và “Luật Công ty “LuậtDoanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” được thông qua ngày13/4/1998, đã quy định cụ thể về các quyền lợi của DNNN như: Cho phép DN tựsản xuất một số sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; có quyền điều chỉnh vật tưđược cung ứng theo kế hoạch; có quyền từ chối các nhiệm vụ sản xuất ngoài kếhoạch của các ban, ngành; có quyền tự tiêu thụ sản phẩm làm ra; có quyền lựa chọnđơn vị mua hàng… Có thể thấy, “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sởhữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sảnxuất-kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính, trả doanhnghiệp về đúng với vòng quay của thị trường Để cụ thể hoá “Luật Doanh nghiệpcông nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, ngày 23/7/1992, Trung Quốc đã banhành “Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các DN công nghiệp thuộc chế độsở hữu toàn dân” với nội dung không những tiếp tục nâng cao quyền tự chủ choDN, mà còn phản ánh xu thế mới trong cải cách, đó là chuyển đổi cơ chế kinhdoanh.
Năm 1997, Hội nghị Trung ương 4 khóa XV của Đảng CS Trung Quốc đãđưa ra những luận điểm mới về cải cách thể chế kinh tế, đồng thời đề cập đến mộtsố vấn đề như: Quyền tài sản doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp, cổphần hoá… Đối với các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành CPH, Chính phủ TrungQuốc thực hiện một số biện pháp hữu hiệu như: Khuyến khích sáp nhập tài sản, quyphạm hóa việc phá sản, thực hiện chuyển nợ thành cổ phần, trợ giúp các DN cải tạokỹ thuật, mở rộng quy hoạch vốn, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động.Đối với các DN đã CPH, Chính phủ đã tạo điều kiện cho hưởng một số ưu đãi như:Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt được giảm thuế trong những nămđầu hoạt động Đối với những doanh nghiệp sau khi CPH mà đạt thành tích caotrong sản xuất-kinh doanh, thì sẽ được tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào thịtrường chứng khoán, được hưởng ưu đãi về tài chính như dành 10% cổ phần doanhnghiệp để thưởng bằng cổ phiếu cho các cán bộ lãnh đạo và CNVC của doanhnghiệp v.v…
Trang 23Có thể nói, mục đích căn bản của việc thực hiện chế độ cổ phần ởTrung Quốc là thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà ở đó trước đây, Nhà nước luôn giữ
vai trò độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trongnội bộ doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp Đây là lợi ích cănbản và lâu dài nhất của việc cổ phần hóa các DNNN ở Trung Quốc Thành quả nổibật nhất là đến Hội nghị TW 3 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ cổphần đã được thực hiện rộng rãi “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ cônghữu”.
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc trong 25 năm qua là mộtquá trình tìm tòi sáng tạo về lý luận và không ngừng thử nghiệm trong thực tiễn,nhằm làm cho doanh nghiệp nhà nước có sức sống, đạt hiệu quả kinh tế cao Quátrình đó có thể được chia làm 2 thời kì: trước và sau cổ phần hóa
Thời kì trước cổ phần hóa là từ năm 1978, khi bắt đầu cải cách, tới năm1997, khi đại hội XV Đảng cộng sản Trung Quốc ra chủ trương cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước.
Khi bắt đầu cải cách, chủ trương của Trung Quốc là khắc phục tình trạngquyền lực và lợi ích quá tập trung vào cơ quan quản lý trung ương bằng cách tăngthêm quyền lợi và lợi ích cho các doanh nghiệp Tất nhiên, như vậy có lợi ích chođịa phương và doanh nghiệp, nhưng mặt khác, thu nhập tài chính của nhà nướcgiảm sút Từ năm 1978 đến năm 1983, tỉ trọng thu nhập ngân sách của nhà nướctrong toàn bộ thu nhập quốc dân giảm từ 37,2% xuống còn 26,5% Tình trạng đó bấtlợi cho việc nhà nước tập trung nguồn lực cho các dự án trọng điểm, cho xây dựngcơ sở hạ tầng.
Từ năm 1983, nhằm có thu nhập ngân sách nhà nước ổn định, Trung Quốc đãáp dụng chính sách chuyển quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước với chính phủ từphân chia lợi nhuận sang chế độ nộp thuế Kết quả thực hiện chủ trương này lànguồn thu nhập ngân sách nhà nước tăng ổn định, nhưng do chế độ thuế không hợply, một loạt các doanh nghiệp nhà nước đã thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1987 đến năm 1993 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhà nướcnăng động hơn, Chính phủ đã thực hiện chính sách” khoán kinh doanh” Cụ thể làsau khi hoàn thành chi tiêu nhận khoán, các doanh nghiệp được quyền sử dụng phầnlợi nhuận thặng dư Chính sách này đã tăng thêm tính chất tự chủ của doanh nghiệptrong sản xuất kinh doanh Nhưng do tính phức tạp trong chế độ khoán, thu nhậpngân sách của nhà nước một lần nữa bị giảm sút Mặt khác, nhà nước chỉ hưởng lợi
Trang 24từ các doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì hoặc nhànước không thể quản nổi, hoặc buộc phải bù lỗ quá nhiều Còn các doanh nghiệp thìchỉ lo sản xuất, kinh doanh kiếm lãi trước mắt mà không quan tâm đến việc tăngcường đầu tư, đổi mới thiết bị để làm ăn lâu dài.
Có thể nói sau khi lần lượt thực hiện 3 chủ trương trên, mặc dầu có một sốtiến bộ so với thời kì kinh tế kế hoạch tập trung, nhưng Trung Quốc vẫn chưa tìm rađược con đường chuyển đổi thực sự đưa doanh nghiệp nhà nước ra khỏi tình trạnglạc hậu bế tắc Năm 1992 Đại hội Đảng Cộng sản XIV chủ trương chuyển sang kinhtế thị trường Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV năm 1994 đã đưa ra chủ trương “xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại”, thực hiện chế độ công ty, xác định rõ quyền sởhữu tài sản, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm; phân tách chính quyền với doanhnghiệp Hội nghị Trung ương 5 khóa XIV Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1996tiến thêm một bước đưa ra chủ trương tinh giảm để tăng hiệu quả của doanh nghiệpnhà nước Nhà nước chọn 500 doanh nghiệp lớn làm trọng điểm, thực hiện cácchính sách ưu đãi để phát triển Còn các doanh nghiệp nhỏ thì tùy điều kiện cụ thể,có thể áp dụng các hình thức liên doanh, sát nhập, cổ phần hóa hoặc phá sản…
Thời kì sau khi cổ phần hóa là Đại hội XV của Đảng cộng sản Trung Quốcnăm 1997 đến nay Có thể nói đây là thời kì quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhànước ở Trung Quốc đã tiến hành dưới sự chỉ đạo của lý luận mới về chế độ sở hữutrong nền kinh tế thị trường XHCN Những luận điểm mới về chế độ sở hữu do Đạihội XV đưa ra được coi là “ lần giải phóng thứ 3” trong quá trình cải cách thể chếkinh tế ở Trung Quốc.
Đại hội XV Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định “ chế độ kinh tế cơ bản”của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của CNXH là “ chế độ công hữu là chủ thể,kinh tế thuộc nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển” Với sự chỉ đạo của lý luận mớivề chế độ sở hữu, từ năm 1998 đến năm 2000 Trung Quốc đã tiến hành một đợt cảicách doanh nghiệp nhà nước rộng lớn bằng giải pháp cổ phần hóa, với phươngchâm” nắm lớn, buông nhỏ” Nhà nước tập trung nắm khoảng 500 doanh nghiệp lớnvà vừa, tiến hành cải cách để tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp đó và tậphợp chúng lại thành những tập đoàn lớn, còn hàng vạn các doanh nghiệp nhỏ thì cóthể tùy tình hình cụ thể áp dụng các giải pháp liên doanh, cổ phần hóa, bán, cho phásản… Đợt cải cách này đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận, nhiều doanhnghiệp nhà nước qui mô lớn và vừa trước đó sản xuất kinh doanh thua lỗ, qua cảicách đã chuyển sang có lãi Từ năm 1998 đến cuối năm 2001, ở Trung Quốc có 406
Trang 25doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chi phối cổ phần đã được tổ chứclại và đi vào hoạt động Trong 5 năm từ 1997 đến 2002, mặc dầu số lượng doanhnghiệp nhà nước giảm rất nhiều, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nướcvà các doanh nghiệp nhà nước chi phối cổ phần đã tăng gấp 4,6 lần; tài sản doanhnghiệp nhà nước tăng 23,7% Trong danh sách 500 doanh nghiệp mạnh nhất thếgiới, năm 1997 có cả 3 doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng đến năm 2002 đã có 11doanh nghiệp Trung Quốc Hội nghị Trung ương khóa XVI Đảng cộng sản TrungQuốc đã ra quyết định về một số vấn đề hoàn thiệt thể chế kinh tế thị trườngXHCN Nghị quyết khẳng định “ kiên trì vai trò chủ thể của chế độ công hữu, pháthuy vai trò chủ đạo của kinh tế sở hữu nhà nước”, đồng thời chủ trương “đẩy mạnhcác hình thức thực hiện có hiệu quả chế độ công hữu, phát huy vai trò chủ đạo củakinh tế sở hữu nhà nước” Đó là một quan điểm lý luận mới về kinh tế thị trườngXHCN nói chung và về kinh tế sở hữu nhà nước nói riêng Với sự chỉ đạo của lýluận đó, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005) Trung Quốc đã có nhữngbước tiến đáng kể trong cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong lĩnh vực cảicách ngân hàng thương nghiệp theo hướng xây dựng doanh nghiệp hiện đại Nhữngdoanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn mới đã được tạo điều kiệnđể phá sản, ngân sách nhà nước đã bỏ ra 29,1 tỉ NDT để hỗ trợ 116 doanh nghiệpnhà nước đóng cửa.
Nhìn chung trong 25 năm qua, cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nướcở Trung Quốc đã thu được những kết quả đáng khích lệ Nhưng vấn đề tồn tại vẫnrất lớn: So với doanh nghiệp phi công hữu, nhất là doanh nghiệp vốn ngoại, doanhnghiệp nhà nước ở Trung Quốc vẫn yếu kém về quản lý, về tốc độ và phương thứctăng trưởng, về sức cạnh tranh Do vậy, chuyển đổi doanh nghiệp vẫn là một khâuquan trọng trong cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.
2 Nga và các nước Đông Âu
Sau chiến tranh thế giới thứ II, một loạt các nước XHCN ở Đông Âu ra đờivà các nước này đã nhanh chóng xây dựng nền kinh tế kế hoạch tập trung theo môhình Xô Viết, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Công cuộc quốc hữuhóa cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỉ XX ở các nước Đông Âuđã hình thành khu vực kinh tế nhà nước rộng lớn, trong đó xí nghiệp quốc doanhgiữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chiếm từ 87-97% sản xuất công nghiệp, vàđóng góp tới 70% thu nhập quốc dân Trong suốt thập kỉ 50-60 của thế kỉ XX, cơchế kế hoạch hóa tập trung và sự hợp tác giữa các nước XHCN có tác dụng tích cực,
Trang 26các nước XHCN đã thu được những thành tựu to lớn Bước sang thập kỉ 70, đặc biệtlà thập kỉ 80, các nước Đông Âu ngày càng gặp nhiều khó khăn và họ đã tìm kiếmnhiều biện pháp cải tiến cơ chế quản lý theo hướng thị trường như nâng cao vai tròtự chủ của các xí nghiệp sản xuất, sử dụng các đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất…Tuy nhiên, do các biện pháp cải cách không triệt để nên không đem lại kết quả nhưmong đợi, nền kinh tế các nước XHCN Đông Âu càng lâm vào khủng hoảng trầmtrọng dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở các nước này vào những năm cuối thập kỉ 80đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
Sau khi thay đổi thể chế chính trị, các nước Đông Âu bắt tay ngay vào côngcuộc cải cách triệt để trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Mục tiêu quan trọng làxây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập và liên minh Châu Âu.Từ nền kinh tếkế hoạch tập trung cao độ chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiệm vụ trọngtâm, then chốt được xác định là tư nhân hóa, cải cách các doanh nghiệp nhà nước.Ngoài ra, hội nhập vào liên minh Châu Âu cũng đòi hỏi phải cải cách doanh nghiệpnhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường có khả năng cạnh tranh theo tiêu chuẩnhội nhập “ Copenhaghen” Ở Liên minh Châu Âu khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới85% GDP thì ở các nền kinh tế kế hoạch tập trung Đông Âu, kinh tế nhà nướcchiếm hơn 70% GDP trong giai đoạn đầu chuyển đổi Hơn nữa, ở hầu hết các nướcnày, xí nghiệp quốc doanh được coi là những trọng tâm của bộ máy quyền lực chínhtrị còn khu vực kinh tế tư nhân rất yếu kém.
Việc chuyển từ chế độ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trườngkhông chỉ bao gồm việc cải cách cơ cấu sở hữu, đa dạng hóa sở hữu, chuyển quyềnsở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân mà còn bao gồm những chính sách phi điềutiết hóa quản lý kinh tế và tự do hóa kinh tế Trong các nước có nền kinh tế tậptrung, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là “ thị trường hóa nền kinhtế tập trung ”.
Nhìn chung việc tư nhân hóa ở các nước này dựa trên các quan điểm sau:- Tư nhân hóa được coi là quá trình tạo tiền đề cho việc tạo dựng nền kinh tế thịtrường và đi liền đó là phát triển thể chế dân chủ nghị viện Tư nhân hóa sẽ trực tiếptạo ra các chủ thể kinh tế đủ mạnh, có thể kinh doanh độc lập, giảm tối đa sự canthiệp trực tiếp của nhà nước vào các công việc kinh doanh.
- Tư nhân hóa giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sở hữu cũ với quanhệ thị trường Trong việc sở hữu tài sản, các cá nhân đều có quyền bình đẳng trongchiếm hữu và sử dụng các tài sản thuộc về mình Sự khẳng định bằng luật pháp này
Trang 27là cơ sở của các quan hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường Trong việc hình thànhchế độ trách nhiệm, các doanh nghiệp nhà nước với tư cách là chủ thể kinh doanhđộc lập tự chủ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.Trong việc tạo động lực cho nền kinh tế thì chính quan hệ cung cầu của thị trườngtác động lên các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh.
- Tư nhân hóa không có nghĩa là xóa bỏ càng nhanh càng tốt sở hữu nhà nước màchỉ là sự rút lui của sở hữu nhà nước khỏi các lĩnh vực không cần thiết, tập trungvào các lĩnh vực có thể kém hiệu quả hơn nhưng thực sự cần thiết cho quốc kế dânsinh mà tư nhân không thể hoặc không muốn làm.
- Quá trình tư nhân hóa được thực hiện trên cơ sở hệ quan điểm phát triển, có nghĩalà với các loại hình sở hữu đã được tạo ra sẽ tiến hành cải biến hệ thống quản lý dựatrên huy động nguồn lao động là chủ yếu sang quản lý theo các phương pháp kinh tếdựa vào huy động nguồn vốn và tăng năng suất, chất lượng hiệu quả.
- Tư nhân hóa không nhằm mục tiêu đơn thuần chuyển giao tài sản từ tay nhà nướcvào tay tư nhân Điều quan trọng hơn là thông qua đó nền kinh tế có thể huy độngthêm các nguồn lực bổ sung cực kỳ quan trọng và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.Do đó chính sách tạo lập, phát triển nguồn vốn được thực hiện cùng với quá trình tưnhân hóa là cực kỳ quan trọng
Trong quá trình phấn đấu gia nhập liên minh Châu Âu, liên kết vào thịtrường thống nhất EU, cả nhà nước và doanh nghiệp của các nước Đông Âu đềuphải tuân thủ các luật chơi chung, phải chịu được áp lực cạnh tranh trong thị trườngthống nhất Chính sách cạnh tranh là nội dung trọng tâm của thị trường thống nhất,nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh bình đẳng trong lưu thông hàng hóa, dịch vụ, sứclao động và vốn, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Những nội dung cơ bản củanó là chống độc quyền, lạm dụng vị trí độc quyền, kiểm soát hỗ trợ nhà nước, kiểmsoát hoạt động kinh doanh của các độc quyền nhà nước, thúc đẩy tự do kinh doanhthông qua việc xóa bỏ rào cản thể chế, tự do hóa các lĩnh vực thuộc độc quyền nhànước Mặc dù có những khác biệt về mức độ phát triển kinh tế cũng như nền tảngcạnh tranh giữa các nước, vẫn phải đảm bảo cho các doanh nghiệp cũng như các cơquan hoạt động theo cùng một chính sách cạnh tranh áp dụng cho toàn thể cộngđồng Việc mở cửa, tự do hóa các thị trường thuộc độc quyền nhà nước trước đâynhư vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông… trong điều kiện các nền kinh tếchuyển đổi đương nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các nền kinh tế thị trườngphát triển trong EU Đẩy mạnh tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc
Trang 28các lĩnh vực độc quyền nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm bớt sự bảo hộ,tuân thủ luật cạnh tranh, luật chống độc quyền của EU cũng là một nội dung quantrọng trong cải cách doanh nghiệp nhà nước ở các nước Đông Âu.
Như vậy tư nhân hóa vừa là mục tiêu vừa là nội dung quan trọng của cải cáchdoanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường ở các nướcĐông Âu.
3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về phát huy vai trò của doanh nghiệp nhànước trong điều kiện hiện nay ở một số nước như Trung Quốc, Nga và các nướcĐông Âu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước ở nước ta:
- Nhanh chóng tạo ra một môi trường pháp lý hợp lý để tạo điều kiện chodoanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả Đổi mới doanh nghiệp nhà nước chỉcó thể thành công nếu như các quốc gia đã thực sự sẵn sàng, có nghĩa là phải tạo lậpcơ sở cho thị trường hoạt động Kinh nghiệm ở các nước trong khu vực cho thấynếu chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước chỉ đơn giản là sự xác định lại mối quan hệgiữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân thì ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi tạo lậpcơ sở cho thị trường hoạt động Nhà nước phải tạo ra các tiền đề kinh tế- pháp lýcho sự hoạt động của thị trường, đặc biệt nhà nước phải đảm nhận vai trò thiết lậpduy trì quyền sở hữu các nguồn lực kinh tế của đất nước theo hướng xác định rõ chủsở hữu đích thực của các đối tượng Cần soạn thảo luật về chuyển đổi quyền sở hữu.Thực hiện sự đa dạng hóa chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất nhằm mục đích sử dụnghiệu quả các tiềm năng kinh tế của đất nước và sự hợp tác với bên ngoài để đẩynhanh sự tăng trưởng kinh tế.
- Xác định rõ mục tiêu chính của doanh nghiệp nhà nước là gì? Trên cơ sở đóxây dựng một cơ cấu hợp lý cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động để đạt được mụctiêu đã đề ra Điều thiết yếu là phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, tránh tìnhtrạng xác định các mục tiêu đồng thời hoặc mục tiêu xung đột Nói chung cầnkhuyến khích tính đơn giản trong các mục tiêu và nên hạn chế số lượng các mụctiêu đưa ra Nếu vẫn cần phải có đa mục tiêu hay mục xung đột thì việc này cầnphải được ghi nhận công khai về mức độ ưu tiên hay tầm quan trọng tương đối củachúng Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc xác định mục tiêu chính cần phải thay đổicho phù hợp với điều kiện thực tế của quốc gia Kinh nghiệm cho thấy trong điềukiện mới, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là công cụ cơ bản để nhà nước tác
Trang 29động, điều tiết, định hướng thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinhtế xã hội nên doanh nghiệp nhà nước chỉ nên duy trì ở một số ngành then chốt củanền kinh tế, các ngành có kĩ thuật cao, công nghệ mới, các ngành thuộc lĩnh vực cơsở hạ tầng kinh tế xã hội như điện, nước, đường xá, sân bay, thông tin liên lạc… lànhững ngành đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm mà các thành phần khác khôngmuốn tham gia hoặc không đủ khả năng thực hiện Ngoài ra, doanh nghiệp nhànước có thể nắm giữ các ngành dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, các ngànhliên quan đến quốc phòng an ninh.
- Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý để tạo điều kiện quản lý có hiệu quả doanhnghiệp nhà nước Nếu một doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu phải thực hiện vaitrò tích cực trong nâng cao hiệu quả hoạt động như trong trường hợp tổ chức laidoanh nghiệp, hay tư nhân hóa cho từng trường hợp cụ thể, thì nó phải có đủ thẩmquyền để làm như vây Cần thiết phải thiết lập một tổ chức trung ương Nếu cầnkhuyến khích phi tập trung hóa thì cần phải giảm bớt số đầu mối liên hệ giữa doanhnghiệp và chính phủ.
- Phương thức phân bổ cổ phiếu Tùy theo mục tiêu khác nhau mà việc nắmgiữ cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước phải khác nhau Kinh nghiệm trên thếgiới có 2 thái cực, một là 100% cổ phiếu do một doanh nghiệp nhà nước duy nhấtnắm giữ, và thái cực kia là trường hợp cổ phiếu được phân tán rộng khắp giữa mộtsố cơ quan, và tỉ lệ cổ phần của một doanh nghiệp nào đó do một công ty giữ phầnđơn lẻ nắm giữ là tương đối nhỏ Một doanh nghiệp nhà nước càng có nhiều quyềnlợi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nó càng có thẩm quyền và động cơtrong việc chi phối các quyết định quản lý chủ yếu, như cơ cấu lại, bán tài sản, đóngcửa có lựa chọn một số hoạt động, sáp nhập với các doanh nghiệp khác… Do vậy,nếu một doanh nghiệp nhà nước có ý định giữ một vai trò chi phối và gánh tráchnhiệm tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên, hay nâng cao kết quả hoạt động củachúng thì cần phải nắm giữ một cổ phần khá lớn trong các doanh nghiệp này Mặtkhác, với doanh nghiệp nhà nước kiểu quản lý tài sản hay đầu tư đa mục tiêu ngườita không thể trông đợi tiếng nói của doanh nghiệp nhà nước này có trọng lượngtrong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, kh mà cổ phần của nó trong doanh nghiệpkhông nhiều Thay vào đó, lợi nhuận tài chính trước mắt mới là mục tiêu.
Trang 30Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước ở Việt Nam
I Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.1 Số lượng doanh nghiệp nhà nước
Theo cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, số doanh nghiệpđăng kí mới vẫn tiếp tục tăng cao Trong năm 2008, toàn quốc có 69636 doanhnghiệp được thành lập và vốn đăng kí đạt 569,533 tỷ đồng, tăng 12,24% về sốlượng và 20,77% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007 Tuy nhiên từ tháng 6năm 2008, số doanh nghiệp đăng kí được kinh doanh có chiều hướng giảm sút sovới các tháng đầu năm Tổng số doanh nghiệp đã thành lập và đăng kí kinh doanhđến hết tháng 12-2008 là khoảng 376644 doanh nghiệp Số vốn đăng kí bình quân là8,7 tỷ đồng/ doanh nghiệp( năm 2007 số vốn đăng kí kinh doanh bình quân là 8,1 tỷđồng) Tính trung bình mỗi tháng có khoảng 5443 doanh nghiệp, mỗi ngày có trên180 doanh nghiệp mới ra đời( năm 2007 con số này lần lượt là 4850 doanh nghiệpvà 161 doanh nghiệp) Các doanh nghiệp đã đăng kí và đang hoạt động còn huyđộng thêm 209,6 tỷ đồng vốn kinh doanh.
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp tăng thêm trong các năm từ 2000 đến2008
nghiệp nhànước
Doanhnghiệp tưnhân
Côngty TNHH
Côngty TNHH1thành viên
Trang 31Nguồn: Trung tâm thông tin, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch vàđầu tư
Sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được xem là khâu độtphá trong chủ trương đột phá trong chủ trương đổi mới nền kinh tế ở nước ta từ đạihội Đảng toàn quốc lần thứ VI Trong suốt 20 năm qua, việc thực hiện chủ trươngsắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra liên tục thông qua hàng loạt các quyếtđịnh, nghị định của chính phủ Đến nay hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã đượcsắp xếp và củng cố một bước rất cơ bản và đóng một vị trí quan trọng trong côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinhdoanh đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ cấu và qui mô bước đầuđuợc điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn; nhiều doanh nghiệp nhà nước thích ứngđược và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế mới; trình độ quản lý và công nghệ cónhiều tiến bộ; vốn được bảo toàn và tăng thêm, bước đầu đa dạng các nguồn vốn đểphát triển; vốn tự tích lũy, tự bổ sung, từ chỗ không đáng kể lên 27,8% tổng vốn sảnxuất, kinh doanh; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước được tăng lên.
Cùng với quá trình nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Đảng vàNhà nước đã chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước Do đó, số doanhnghiệp nhà nước đã giảm tới 68%, từ 12080 doanh nghiệp còn 5789 năm 1998 vàđến năm 2002 còn 5280 doanh nghiệp Trong đó, khoảng 3300 doanh nghiệp đượcsát nhập và khoảng 3500 doanh nghiệp bị giải thể Số doanh nghiệp nhà nước giảithể hầu hết là các doanh nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý và phần lớn là cácdoanh nghiệp cấp huyện, qui mô quá bé, không có khả năng tồn tại trong cơ chế thịtrường Về cơ bản hiện nay khôgn còn doanh nghiệp nhà nước cấp huyện mà chỉcòn doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và do cán bộ,ngành ở trung ương trực tiếp quản lý Trong tổng số doanh nghiệp nhà nước hiệnnay có 51,4% số doanh nghiệp nhà nước do các địa phương trực tiếp quản lý và48,6% số doanh nghiệp nhà nước do các bộ, ngành trung ương quản lý Đồng thờitheo báo cáo của ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước Trung ương, tính đến 1-7-2007 đã có 902 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Tính đến tháng 12-2008, bộ kế hoạch đầu tư ra quyết định rà soát doanhnghiệp trên cơ sở các báo cáo của các Cục thống kê, sở Kế hoạch và đầu tư, Cụcthuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Kết quả sơ bộ cho thấy, tổng sốdoanh nghiệp đang tồn tại tại thời điểm 31-12-2008 là 328278 doanh nghiệp, trongđó số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động chiếm khoảng 71,2%; số doanh nghiệp
Trang 32đã đăng ký nhưng chưa hoạt động chiếm 6,4% và số doanh nghiệp thuộc đối tượngkhác là 12,6% (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước như chi nhánh, hànhchính sự nghiệp có thu; chuyển xuống hộ kinh doanh cá thể - không thuộc đối tượnghạch toán độc lập) Như vậy, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31-12- 2008 là 236843 doanh nghiệp trong đó có 3952 doanh nghiệp nhà nước Trongnăm 2009 do đẩy mạnh cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, cùngvới áp lực về mặt thời gian khi hiệu lực của luật doanh nghiệp nhà nước 2005 sắphết hạn vào 1-7-2010, các doanh nghiệp nhà nước đã gấp rút tiến hành chuyển đổi.Hiện nay số lượng doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại còn khoảng 1507 doanhnghiệp.
2 Cơ cấu ngành
Khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, tiếp tụcgiữ vai trò chủ đạo trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và sửachữa Điều này thể thượng đúng xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhà nướccần tập trung vào các lĩnh vực, các ngành trọng điểm của nền kinh tế và các lĩnhvực mà các doanh nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào do hiệu quả không cao.
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo lĩnh vực hoạt động( tháng7-2008)
Lĩnh vực hoạtđộng
Tỷlệ (%)
ĐịaphươngNông nghiệp-
Sản xuất vàphân phối điện, nước,khí đốt
Thương mại vàsửa chữa
Khách sạn vànhà hàng
Trang 33Vận tải vàthông tin liên lạc
Tài chính và tíndụng
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008
Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ sản xuất, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phần lớn các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân là do doanh nghiệp nhànước sản xuất, tron đó có những sản phẩm quan trọng như: điện chiếm 99,9% thuốctrừ sâu 89,6%; xi măng 71,2%; đường kính và đường luyện 75%; bia 70,6%; thuốclá 99,2%; sản xuất sợi 91,8%; dệt vải 47%; sản xuất giấy 64,7%; sản xuất thép42,8%
Về cơ cấu tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước theo nghànhnghề: ngành công nghệ chiếm tỷ trọng lớn nhất 31,9%; tiếp đến là tài chính- tíndụng 26%; xây dựng 7,2%; thương mại- dịch vụ 6,7%; nông nghiệp 5,6%
Trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, phải kể đến vai trò tích cực của cácdoanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp Điều này thể hiện ở tốc độ tăngtrưởng của toàn ngành công nghiệp và công nghiệp quốc doanh trong giai đoạn1996- 2000 và từ 2000 đến nay Thời kỳ này giá trị sản xuất toàn ngành côngnghiệp có tốc độ tăng bình quân 9,5% Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong giátrị sản xuất công nghiệp tương đối cao và cao hơn so với tỉ trọng của doanh nghiệpnhà nước trong nền kinh tế Năm 2005 trong khu vực công nghiệp, doanh nghiệpnhà nước chiếm tỉ trọng 40% và tăng 11,7% Các doanh nghiệp thuộc Bộ Côngnghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 12,2%, chủ yếu là nhờ 13 đơn vị Tổng công ty đạt caohơn so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trênthị trường trong nước và quốc tế, mà điểm sáng là ngành than đã hoàn thành kếhoạch 2005 trước 2 năm Các sản phẩm công nghiệp nhà nước tăng khá nhanh như:sản phẩm ô tô lắp ráp tăng 80%, quạt điện và dân dụng tăng 37,6%; quần áo dệt kimtăng 51%; động cơ Diezen tăng 31,5%; quần áo may sẵn tăng 25%; đường mật tăng37,6% Hiệu quả hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên so với
Trang 34nhiều năm trước do đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa qui luật sản xuất, giảm chi phítrung gian.
Trong ngành giao thông vận tải, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhànước vẫn được duy trì Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước trongngành tiếp tục được nâng cao, thể hiện ở một số chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngânsách, số lượng lao động và giá trị tài sản cố định.
- Về doanh thu: năm 2008 tổng số doanh thu của các doanh nghiệp nhà nướcthuộc bộ Giao thông vận tải đạt 27125 tỷ đồng, tăng 14,7% so với mức 23641 tỷđồng năm 2007.
- Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: năm 2008 số nộp ngân sách của doanhnghiệp nhà nước thuộc ngành giao thông vận tải đạt 1635 tỷ đồng, tăng 6% với sốphải nộp.
Trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ tiêu dùng, các doanh nghiệp nhà nướcvẫn đóng góp một khối lượng đáng kể trong thu nhập của toàn ngành Đóng góp củakhu vực nhà nước trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tiêu dùng chiếm khoảng 16-18% chủ yếu trong các lĩnh vực: thương nghiệp, du lịch, khách sạn… Tuy vậy, xuthế đóng góp trong thu nhập của khu vực nhà nước trong lĩnh vực này có xu hướnggiảm cùng với sự gia tăng của khu vực tư nhân Điều này phản ánh một xu thế hợpquy luật của kinh tế thị trường với sự “nhường sân” của khu vực nhà nước cho khuvực tư nhân trong một số lĩnh vực
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành kinh tế tính đếnngày 1-7-2008
Tổng số
Nông lâmnghiệp
Công nghiệp
Xâydựng, vậntải,bưu điện
nghiệp,khách sạn,nhà
Trung ương
7,4
Trang 35phương 0 ,1
Nguồn: Báo cáo của ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước
3 Loại hình doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại phổ biến từ lâu trong nền kinh tế ở nướcta Tuy vậy mãi đến năm 1995, mới có những nỗ lực đầu tiên đầu tiên để “công tyhóa” về mặt ý niệm đối với doanh nghiệp nhà nước Cụ thể là theo luật doanhnghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nướcđầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt độngcông ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao Cũng theoluật này, doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp độc lập,tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Và theo luật Doanh nghiệpnhà nước năm 2003 thì doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sởhữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phần góp vốn chi phối được tổ chức dướihình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So sánh khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 1995 vớikhái niệm luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì có một số thay đổi: có nội dungrộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước, mà cả doanhnghiệp nhà nước nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối; loại hình doanhnghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổphần; không xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp nhà nước là thực hiện cácmục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao; và cuối cùng là không còn khái niệmdoanh nghiệp công ích Tuy vậy, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp nhà nướccho đến nay vẫn chưa thực sự là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phầnvới đầy đủ những thuộc tính của chúng.
Trong giai đoạn trước tháng 7-2006, khái niệm “doanh nghiệp” được địnhnghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, và được áp dụng phân biệttheo thành phần kinh tế Trong khi doanh nghiệp do tư nhân trong nước sở hữu lấymục tiêu sinh lợi làm tiêu chí đặc trưng hàng đầu, doanh nghiệp trong khu vực kinhtế nước ngoài và khu vực kinh tế nhà nước chủ yếu dựa vào tiêu chí sở hữu Thậmchí lợi nhuận không được coi là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước.
Về loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân trong nước được lựachọn cả bốn loại là đặc trưng phổ biến trong kinh tế thị trường; còn khu vực có vốnđầu tư nước ngoài chỉ có duy nhất công ty trách nhiệm hữu hạn Loại hình doanhnghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước nhìn chung không tương thích với các loại