Nhânvậthoàngđếnhưlàmộtnhânvậtvănhóa(KhảosáttrườnghợpLêThánhTôngqualịchsửvàvănhọc) Phạm Võ Thanh Hà Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn ThS. ngành: Việt Nam hoc; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu những con đường hình thành chế độ Đế quyền. Nghiên cứu nhânvậtHoàngđếvà những quyền lực, phẩm chất cần có của Hoàngđế thông qua việc nghiên cứu nhânvậtHoàngđếLêThánh Tông. Trình bày các hình thức bảo vệ Đế quyền như: Quân sự, Chính trị, Vănhóa tâm linh, Văn hóa, Văn học nghệ thuật. Keywords. Lịchsử Việt Nam; Việt Nam học; Hoàng đế; Nhânvậtlịchsử Content 1. Lý do, mục đích chọn đề tài Trong cả nghìn năm tồn tại của thể chế quân chủ truyền thống Việt Nam, Hoàngđếlàmột “nhân vật” đặc biệt. Đặc biệt, bởi Hoàngđếlà trung tâm của toàn xã hội, đứng đầu một thời đại kéo dài nhiều thế kỷ (thời đại quân chủ). Hơn nữa, bản thân “ông ta” làmột nhân vậtvăn hóa và có chi phối đáng kể đến vănhóa của một thời kỳ lịchsử nhất định. Do những biến động lịchsử (trực tiếp hoặc gián tiếp, ngấm ngầm hoặc công khai), các vương triều có thể thay thế lẫn nhau (dưới hình thức chuyển giao quyền lực êm đẹp hay bạo loạn lật đổ) ở những thời điểm nhất định, nhưng nhânvậtHoàngđế thì vẫn còn đó - như biểu tượng của một hình thái kinh tế - xã hội,. NhânvậtHoàngđế chỉ mất đi khi xã hội đã chuyển sang một thời đại khác - tức thời đại của nhânvậtHoàngđế không còn lý do để tồn tại, đồng hành cùng lịch sử. Có thể thấy, “nhân vật” Hoàngđếmột mặt mang tính đại diện cho một dân tộc - quốc gia trong nhiều thế kỷ, thậm chí cả nghìn năm lịch sử; mặt khác, bản thân “ông ta” lại tiêu biểu cho một thiết chế chính trị nhất định - thiết chế quân chủ, đại diện cho một nền vănhóa nhất định. Nói cách khác, mộtHoàngđế đúng nghĩa phải đảm nhiệm hai “vai” trên sân khấu chính trị của thời đại mình phản ánh sự lựa chọn vănhóa của một dân tộc vào một thời đại. Mọi nghiên cứu về các ông vua, không để ý tới đặc điểm quan trọng này, thường không toàn bích. Ấy thế nhưng, ở thời hiện đại, khi tìm hiểu về các Hoàng đế/ông vua, người ta thường đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc và mang nặng dấu ấn giai cấp: có thể hết lời ca ngợi người đứng đầu chế độ quân chủ với những chiến công hiển hách (nhất là dẹp nội thù - chống xâm lăng), những cải cách - thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời gian trị vì… song lại ra sức đả phá, công kích xã hội phong kiến rằng nó lạc hậu, phản động, người bóc lột người. Thật phi lý khi cơ sở xã hội sinh ra Hoàngđế thì “xấu xa”, mà người đại diện cho nó lại “tốt đẹp”. Không còn nghi ngờ gì nữa, cách tiếp cận này đã tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất ổn bởi Hoàngđếvà chế độ quân chủ luôn có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, không thể là hai thái cực đối lập/nghịch. Cho nên, một công trình nghiên cứu từ quan điểm nhân loại học vănhóa (nhân loại học) về nhânvậthoàngđếnhưlàmộtnhânvậtvănhóalà vô cùng cần thiết. Không thể hiểu đúng, hiểu toàn diện nhiều vấnđề về lịchsử - xã hội, vănhóa - văn học nước ta mấy thế kỷ trước nếu bỏ qua “nhân vật” này. VàLêThánhTông (1442 -1497), với cuộc đời - sự nghiệp để lại, hoàn toàn xứng đáng làmột “trường hợp” Hoàngđế tiêu biểu, nhânvậtvănhóa lớn không chỉ của riêng thế kỷ XV. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: Nhânvậthoàngđếnhưlàmộtnhânvậtvănhóa(khảosáttrườnghợpLêThánhTôngqualịchsửvàvănhọc) cho luận văn thạc sỹ Việt Nam học của mình. 2. LịchsửvấnđềNhư đã nói ở phần đầu, chúng ta đang chờ đợi một công trình nghiên cứu riêng về nhânvậthoàngđếnhưlàmộtnhânvậtvăn hóa, nên đương nhiên, trong phần lịchsửvấnđề được triển khai dưới đây, chúng tôi đứng trước thực trạng có vẻ mâu thuẫn khi nhắc đến công phu, tâm huyết của những nhà nghiên cứu đi trước. Có vẻ mâu thuẫn vì đến hôm nay, những nghiên cứu riêng về LêThánhTông khá nhiều, song khảo luận về nhânvậtHoàngđế chưa phải đã thật phong phú, đa dạng - nhất là còn chưa nhiều công trình nhìn nhà vua từ phương diện vănhóa - vănhóa chính trị, vănhóa đạo đức, vănhóa tâm linh, vănhóa nghệ thuật … Không thể không nhắc tới ở đây công trình của tác giả Lê Kim Ngân, tìm hiểu Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII - được Phân khoa Khoa học Xã hội - Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản năm 1974. Với Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVIII và XVIII, trước thực tế đáng buồn là “Không một nhà Pháp chế sử Tây phương nào biết đến và nhắc tới thể chế vua chúa lưỡng đầu tại Việt Nam, một thể chế tồn tại suốt hai thế kỷ XVII - XVIII trên đất Đại Việt, song hành với chế độ Mạc phủ tại Nhật và trước cả chế độ Đại nghị tại Anh, và chế độ lưỡng đầu này của Việt Nam cũng có rất nhiều nét tiêu biểu chung của bất cứ loại lưỡng đầu chế nào đã từng được áp dụng trên thế giới”, Lê Kim Ngân “thấy cần phải bổ khuyết sự thiếu sót của các nhà Pháp chế sử Tây phương bằng cách trình bày rõ lưỡng đầu chế tại Việt Nam dưới thời Lê Trung hưng ngõ hầu góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc và các định chế lưỡng đầu trên thế giới” [22, 8]. “Trình bày rõ lưỡng đầu chế tại Việt Nam”, đương nhiên, công trình của Lê Kim Ngân đã dành một dung lượng đáng kể để tìm hiểu “Nguồn gốc danh xưng Thiên tử và Bá chủ” cũng như “Danh hiệu Thiên tử và Bá chủ tại Việt Nam”. Hai phần trình bày này giúp chúng tôi những hiểu biết cơ bản, góp phần làm sáng tỏ nội dung các chương chính của luận văn. Tiếp nối Lê Kim Ngân, tại hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Việt Nam học được tổ chức tại Hà Nội (tháng7/1998), Vladimir Antoshchenko, một học giả người Nga có tham luận về “Dòng họ các chúa Trịnh ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII”, nghiên cứu thể chế cai quản và chính trị của phủ chúa… song, đã đề cập tới quá trình tập trung quan liêu của nhà nước Lê Sơ trước đó. Theo V. Antoshchenko, “sau các nỗ lực của vua LêThánhTông (trị vì từ 1460 đến 1497) nhằm biến Việt Nam (đúng ra là Đại Việt?) thànhmộtđế chế quan liêu kiểu Trung Quốc, đã diễn ra mộtquá trình tập quyền hóa. Tiếp theo giai đoạn giảm bớt các tước vị và quyền hành của quan lại là giai đoạn cô đúc các nguyên tắc tổ chức cũ (ví dụ tạo ra tính đồng nhất hay chuyên nhất trong việc cai quản) và tạo ra các thuộc tính mang tính hình thức của quyền lực với các điều kiện cai trị mới trong bộ máy hành chính của các quan lại (như cai trị theo vùng lãnh thổ)”… Sau Vladimir Antochenko là nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương với bài viết Mẫu hình hoàngđếvà con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học vàvăn học khu vực Đông Á, được tác giả công bố vài lần trong các công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam như: Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn chung, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam Tuy đặt mục tiêu tìm kiếm con đường thể hiện bản ngã trong triết học vàvăn học qua “mẫu hình hoàng đế”, nhưng bài viết này cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong cách nhận thức, triển khai vấn đề. Theo Trần Ngọc Vương, thế giới quan quân chủ và độc tôn của người Trung Hoa cổ đại thể hiện một cách tiêu biểu và cực đoan trong một mô hình tam vị nhất thể: Thiên mệnh - thiên hạ - thiên tử. “Có thể nói đến một số phẩm chất cơ bản mà mọi hoàngđế cần có” là: chí hiếu, chí nhân, chí minh, chí thành chí kính [39, 56]. Song, trên thực tế, không có bất kỳ một đấng quân vương nào “có thể thực hiện được dù chỉ một phần những đòi hỏi lý tưởng như vậy. Nhà nho chỉ có thể nói đến các bậc thánh vương trong cõi mịt mờ của dã sửvà huyền thoại, những Nghiêu Thuấn Võ Thang, những Tam Hoàng Ngũ Đế không rõ chính tích và hành vi thường nhật, trong khi có thể dẫn ra vô số tấm gương phản diện của các hoàngđế dọc theo lịchsử của bất kỳ quốc gia nào có Nho giáo làm ý thức hệ”. Rồi “chỉ hoàngđế - thiên tử mới có quyền đặt định lễ nhạc, chế độ, triều nghi, quan duyệt phong tục, quyết đoán những vấnđề về lãnh thổ về quan hệ đối ngoại và phát động chiến tranh”; “ý chí hoàngđếlà luật pháp tối cao”; “độc quyền của hoàngđế - thiên tử mở ra vô hạn độ”… Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đặc biệt tâm đắc với con đường từ “đại ca” phát triển (nếu thành công) lên “đại vương” của loại “anh hùng, hào kiệt”, nhất là người anh hùng thời loạn [39, 62]. Về LêThánh Tông, cho đến cuối thế kỷ XX, nhân kỷ niệm 500 năm mất của Thiên Nam động chủ (1497 - 1997), nhiều cuộc hội thảo lớn đã được tổ chức ở ThanhHóa (quê hương nhà Lê) cũng như thủ đô Hà Nội về ông vua thứ tư nhà Lê Sơ. Một số lượng đáng kể các bài tham luận - cùng với không ít công trình từng xuất hiện rải rác trước đó trên các tạp chí - đã được cố Phó giáo sư Bùi Duy Tân biên soạn, tập hợpthành cuốn sách khá dày dặn, bề thế: LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm. Có đến 40/65 đơn vị bài trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm (không tính phần Nẻo đường công luận hay Lời nói đầu, Lời giới thiệu, Niên biểu, Thư mục) bàn đến một hay vài, thậm chí cả tập thơ chữ Hán, chữ Nôm của LêThánhTông (hoặc ông là đồng tác giả) - như Hội Tao đàn (Lâm Giang), Hồng Đức quốc âm thi tập - Một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV (Bùi Duy Tân)… song nhìn chung, thơ ca không phải làthành tố “đầu tiên”, càng không phải thành tố “quan trọng nhất” để dựng nên chân dung một “nhân vậtvăn hóa” nhưHoàngđếLêThánhTông (nhiều vị hoàngđế khác trong lịchsử dân tộc không làm thơ thì đã sao?; họ vẫnlàmột “nhân vậtvăn hóa” đấy thôi). 25/65 bài còn lại tìm hiểu cụ thể về muôn mặt đời sống trong thời đại LêThánhTông (quân sự, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội)… Đặc biệt, bài khái luận của Bùi Duy Tân: LêThánhTông - Vị hoàngđế anh minh, nhà vănhóa lỗi lạc, mộtvăn hào dân tộc đem lại một cái nhìn khá toàn diện về ông vua thứ tư nhà Hậu Lê. Định danh LêThánhTônglà “vị hoàngđế anh minh”, vì ông lên ngôi giữa lúc chính sự nước nhà “nghiêng ngả”, vậy mà Thiên Nam động chủ đã nhanh chóng củng cố chính quyền - tổ chức còn hoàn bị hơn cả những thời đại trước với một phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng Long) và 13 thừa tuyên. Đất nước Đại Việt thời này vững mạnh về quốc phòng, không ngừng mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhiều lần đánh lui các đạo quân xâm lược Chiêm Thành cũng như kẻ thù quấy rối miền biên viễn. Định danh LêThánhTônglà “nhà vănhóa lỗi lạc”, vì ông đã xây dựng một nền vănhóa mới nhiều tiến bộ, dựa trên nền tảng ý thức hệ Nho giáo, coi trọng pháp luật - lễ nghĩa. Thậm chí, thời vị vua thứ tư nhà Lê Sơ trị vì có thể xem là giai đoạn cực thịnh nhất của Nho giáo trong cả nghìn năm quân chủ Việt Nam khi giáo dục - khoa cử đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhà vua biết phát hiện và trọng dụng - tôn vinh nhân tài, các công trình có giá trị về văn học - lịchsử được triều đình tổ chức biên soạn, đồng thời đón nhận lại “di sản bị mất giá” của Ức Trai… Yếu tố Nho giáo được cái tác giả nhấn mạnh trong thời đại LêThánhTônglà điểm nổi bật, gợi ý cho chúng tôi cách triển khai đề tài. Định danh LêThánhTônglà “một văn hào dân tộc”, vì sự nghiệp văn học của ông khá bề thế - đa dạng (dù đây đó còn những tồn nghi không tránh khỏi về câu thơ, bài thơ cụ thể), có nhiều đóng góp ở cả 2 mảng sáng tác: chữ Hán và chữ Nôm với hàng trăm bài thơ, áng văn chính luận… còn lại đến ngày hôm nay. Chưa nói đến, lần đầu tiên trong lịchsử nước nhà có chuyện vua tôi cùng xướng họa làm thơ nhân đất nước được mùa mấy năm liên tục (1493 - 1494). Một sinh hoạt vănhóa thật độc đáo bởi hàng trăm năm sau LêThánh Tông, rất nhiều đời chúa Trịnh và không ít vua nhà Nguyễn đều là những người hay chữ (như Tự Đức có đến cả nghìn bài thơ), nhưng sinh họat văn học mang ý nghĩa “sân chơi” tao nhã giữa cung đình như trên đây đã không còn được tổ chức. Ngoài bài khái luận trên đây, cố Phó Giáo sư Bùi Duy Tân còn đứng tên tác giả của nhiều bài viết có giá trị khác về cuộc đời, thơ văn Thiên Nam động chủ như: LêThánhTôngvà bước phát triển mới của văn học trung đại Việt Nam, Hội Tao đàn - Quỳnh uyển cửu ca và vai trò LêThánh Tông, Hồng Đức quốc âm thi tập - một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV, Lễ Vu Lan - Tiết Trung nguyên và hai bài văn tế cô hồn thời cổ… giúp chúng tôi hiểu đúng về quan niệm sáng tác văn chương của một ông vua theo tinh thần Nho giáo cũng như bức chân dung tinh thần, di sản LêThánhTông giai đoạn nửa sau thế kỷ XV. Gần đây hơn, trong không khí khắp nơi trên cả nước hướng đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tại hội thảo Văn học, Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long được tổ chức ở Bình Dương (28/8/2010), giáo sư Nguyễn Đình Chú có tham luận Đệ nhất minh quân LêThánhTông - Nhà vănhóa lớn của đất nước Đại Việt. Theo tác giả, ở vị vua thứ tư nhà Hậu Lê có phương diện vănhóa tự thân và có phương diện vănhóa trên cương vị mộtđệ nhất minh quân trị bình thiên hạ. Phương diện vănhóa tự thân của ThánhTông Thuần hoàngđếlà thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước cùng “bấy nhiêu văn phẩm, cả Nôm và Hán, cả vănvà thơ của LêThánh Tông” đã “cho thấy tư tưởng, tình cảm của một ông vua xứng đáng làđệ nhất minh quân: Yêu nước, thương dân, yêu cảnh trí, thiên nhiên, yêu những nhân cách lớn”. Phương diện vănhóa trên cương vị mộtđệ nhất minh quân trị bình thiên hạ thì thể hiện ở sáu điều cơ bản: lựa chọn, xây đắp cho đất nước một học thuyết làm nền của sự phát triển; sử dụng hiền tài trong công cuộc “trị bình thiên hạ”; chăm lo phát triển giáo dục và mở rộng, kiện toàn chế độ thi cử; chăm lo xây dựng luật pháp; bệnh vực nữ quyền; thành lập hội Tao đàn, tạo không khí văn chương cho đất nước. Ở một hội thảo khác, cùng hướng về thủ đô tròn một thiên niên kỷ, dành cho các nhà khoa học trẻ của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Hà Nội, ngày 22/9/2010), tác giả Trần Trọng Dương trình bày bản báo cáo dài 30 trang Khảo về văn hiến Đại Việt quatrườnghợphoàngđếLêThánh Tông. Trong báo cáo này, nhà khoa học trẻ dành tới 10 trang (1/3 dung lượng) để khảo về khái niệm văn hiến, rồi phân suất nghĩa và cấu trúc của khái niệm văn hiến. 2/3 số trang còn lại, tác giả khảo về văn hiến Đại Việt quatrườnghợpLêThánhTông với các nội dung: bậc hiền vương văn minh lỗi lạc; thư tịch thời LêThánh Tông; người củng cố ngôn ngữ văn tự dân tộc; sáng tạo thể tài thơ Nôm vịnh sử dân tộc; thơ Nôm đề vịnh phong cảnh Đại Việt; thơ Nôm khẩu khí; mở đường truyện thơ Nôm Đường luật; Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; ThánhTông di thảo; mở mang giáo hóa; thiết định pháp độ; thiết định phong tục… Nhìn chung, hai bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Chú và tác giả Trần Trọng Dương đều có những điểm gặp gỡ với đề tài chúng tôi đang triển khai. Tuy nhiên, cùng mộtvấnđề có thể tồn tại nhiều hướng tiếp cận vàmột hướng tiếp cận vẫn có thể xuất hiện các ngả rẽ khác nhau - nhưvăn hiến tuy có nhiều điểm “đồng quy” với vănhóa nhưng là hai khái niệm riêng biệt; rồi cùng làvăn hóa, song vănhóanhưnhận thức phổ quát sẽ khác với điểm nhìn từ “nhân vậtvăn hóa” vốn khá mới mẻ, chưa có nhiều nhà nghiên cứu “để tâm” hoặc “đi theo”… 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học vàvănhóa học để làm sáng tỏ vấnđề được đặt ra. Đương nhiên, một số phương pháp khác như thống kê, so sánh cũng được vận dụng những lúc cần thiết. Bởi xét cho cùng, không thể coi một phương pháp duy nhất nào là chiếc chìa khóa vạn năng để giải mã các vấnđề khoa học. Có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp nghiên cứu, khả năng tiếp cận chân lý khoa học sẽ được “đảm bảo” hơn. 4. Bố cục đề tài: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận vănNhânvậthoàngđếnhưlàmộtnhânvậtvănhóa(khảosáttrườnghợpLêThánhTôngqualịchsửvàvănhọc) của chúng tôi được chia thành ba chương với các nội dung: Chương 1: Các con đường hình thànhĐế quyền. Chương 2: Hoàngđếvà những quyền lực, phẩm chất cần có của Hoàng đế. Chương 3: Các hình thức bảo vệ Đế quyền. References 1. Đào Duy Anh, LêThánh Tông, nxb Hàn Thuyên, Hà Nội, 1943. 2. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển (tái bản), nxb KHXH, H, 2001. 3. Nguyễn Huệ Chi, Những vấnđề đặt ra trong Hội thảo khoa học về LêThánh Tông, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 140 - 156. 4. Nguyễn Đình Chú, Đệ nhất minh quân LêThánhTông - Nhà vănhóa lớn của đất nước Đại Việt, Kỷ yếu Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long; xin xem trên trang web: //khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ 5. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tái bản), tập 1, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. 6. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tái bản), tập 2, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. 7. Trần Trọng Dương, Khảo về văn hiến Đại Việt quatrườnghợphoàngđếLêThánh Tông, bài tham dự Hội thảo Các nhà khoa học/ cán bộ trẻ tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - nhân 1.000 năm Thăng Long - ngày 22/9/2010 (bản quyền tác giả, chưa công bố). 8. Bùi Xuân Đính, Vua LêThánhTôngvà pháp luật, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, H, 2007, tr. 167 - 175. 9. Lâm Giang, Hội Tao đàn, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 387 - 399. 10. Mai Xuân Hải, Khoa cử thời LêThánh Tông, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 287 - 302. 11. Mai Xuân Hải, Bài văn khuyên chăm học của vua LêThánh Tông, tạp chí Hán Nôm, số 2/1992, tr. 46 - 53. 12. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (tái bản), nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2005. 13. Nguyễn Quang Hồng, Khái luận văn tự học chữ Nôm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 14. Hoàng Cao Khải, Việt sử yếu (bản dịch), nxb Nghệ An 2007. 15. Nguyễn Văn Kim, LêThánhTông - Cuộc đời vàsự nghiệp quanhận xét, đánh giá của một số nhà sử học nước ngoài, in trong Nhật Bản với châu Á - Những mối liên hệ lịchsửvà chuyển biến kinh tế - xã hội, nxb ĐHQG, Hà Nội, 2003. 16. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (tái bản), nxb Văn học, Hà Nội, 2008. 17. Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ (bản dịch), nxb KHXH, H, 1995. 18. Phan Huy Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm và thời đại của ông, in trong Tìm về cội nguồn (tập 2), nxb Thế giới, H, 1999, tr. 618 - 629. 19. Phan Huy Lê, LêThánhTôngvàsự nghiệp của ông trong bối cảnh lịchsử đất nước thế kỷ XV, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 159 - 166. 20. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản, trọn bộ), nxb VHTT, Hà Nội, 2009. 21. Hồ Chí Minh, Toàn tập (tập 3), nxb CTQG, Hà Nội, 2000. 22. Lê Kim Ngân, Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Phân khoa Khoa học Xã hội - Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1974. 23. Lý Lạc Nghị, Tìm về cội nguồn chữ Hán, nxb Thế giới, H, 1997. 24. Nguyễn Tôn Nhan, Bách khoa thư Vănhóa cổ điển Trung Quốc, nxb VHTT, Hà Nội, 2002. 25. Nhiều tác giả, Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất (tập 3), nxb Thế giới, Hà Nội, 2001. 26. Nhiều tác giả, LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. 27. Nhiều tác giả, Lịchsử Việt Nam (tập 1), nxb KHXH, H, 1971. 28. Đỗ Văn Ninh, Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội, nxb VHTT, Hà Nội, 2000. 29. Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002. 30. Nguyễn Danh Phiệt, Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước, nxb KHXH, Hà Nội, 1990. 31. Bùi Duy Tân (Chủ biên), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X - XIX (tập 1), nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004. 32. Bùi Duy Tân, LêThánhTông - Vị hoàngđế anh minh, nhà vănhóa lỗi lạc, mộtvăn hào dân tộc, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 17 - 72. 33. Bùi Duy Tân, Hồng Đức quốc âm thi tập - Một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 582 - 591. 34. Tư Mã Thiên, Sử ký (bản dịch của Phan Ngọc), tập 1, nxb Văn học, Hà Nội, 1988. 35. Trần Nho Thìn, Văn học Trung đại Việt Nam - Dưới góc nhìn Văn hóa, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 36. Trần Nho Thìn, Hiểu Nguyễn từ một bài thơ (Việt Quỳnh ghi), báo Thể thao & Vănhóa Cuối tuần, số 37, ngày 8 - 14/10/2010. 37. Đinh Khắc Thuân, Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm, nxb KHXH, Hà Nội, 2009. 38. Đặng Nghiêm Vạn, LêThánhTôngvà Bộ luật Thái Mai Châu, in trong LêThánhTông - Về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 176 -186. 39. Trần Ngọc Vương, Mẫu hình hoàngđếvà con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học vàvăn học khu vực Đông Á, in trong Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn chung (tái bản), nxb ĐHQG, Hà Nội, 1999, tr. 45 - 66. 40. Trần Ngọc Vương, Lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh và những hệ quảlịchsử của nó, in trong Thực thể Việt - Nhìn từ các tọa độ chữ, nxb Tri thức, Hà Nội, 2010, tr. 111 - 136. 41. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở vănhóa Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 42. Trần Quốc Vượng, Vănhóa Việt Nam - Tìm tòi và Suy ngẫm, nxb Văn học, Hà Nội, 2003. 43. Trần Quốc Vượng, Hà Nội như tôi hiểu, nxb Tôn giáo, H, 2005. 44. Insu Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XV - XVIII (bản dịch), nxb KHXH, Hà Nội, 1994. . Nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (Khảo sát trường hợp Lê Thánh Tông qua lịch sử và văn học) Phạm Võ Thanh Hà Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn ThS Bố cục đề tài: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn Nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp Lê Thánh Tông qua lịch sử và văn học) của chúng tôi được chia thành. Hoàng đế tiêu biểu, nhân vật văn hóa lớn không chỉ của riêng thế kỷ XV. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: Nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp Lê Thánh Tông