Bài toán phát triển ngành giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trườngx
Bài toán phát triển ngành giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trườngNgô Kim ĐịnhPhó Vụ trưởng Vụ Môi trườngBộ Giao thông Vận tảiÔ nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế - xãhội (KT-XH), hoạt động giao thông vận tải (GTVT), công nghiệp và dân sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học và tác động xấu đến sức khỏe con người. Theo báo cáo các vấn đề môi trường năm 2006 của Ngân hàng Thế giới, chi phí do tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng ở các thành phố lớn của Iran như Têhêran, Mashad và Esiahan chiếm 1,5 % GDP đất nước.Phát triển GTVT là động lực cho sự thịnh vượng của một quốc gia, là điều kiện cho sự hội nhập và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường là hậu quả không mong muốn khi các mục tiêu phát triển nhanh về KT -XH, không song hành với các mục tiêu phát triển bền vững. Tốc độ phát triển nhanh về số lượng các loại phương tiện GTVT làm tăng các áp lực đến môi trường. Trong đó, số lượng ôtô và xe máy tăng nhanh ở khu vực đô thị là nguồn lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự gia tăng các loại tàu sông, tàu biển và hoạt động hàng hải cũng làm chất lượng môi trường biển, sông hồ ngày càng suy giảm, hàm lượng các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng. Đặc biệt, sự cố môi trường do hoạt động vận tải như tràn dầu, tràn các chất độc hại trong quá trình vận chuyển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi trường. Việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông làm cho tài nguyên đất, rừng dần thu hẹp, làm suy giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp GTVT cũng tạo ra nhiều chất thải độc hại, tổn hao nhiên liệu, hóa chất và thải ra những chất thải khó kiểm soát, gây suy thoái môi trường. Việt Nam đã và đang phải đương đầu vói áp lục giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có môi trường không khí như một số nước châu Á đã gặp phải trước đây trong quá trình tăng trưởng KT -XH và tiêu thụ năng lượng quá nhanh mà không quan tâm đến BVMT.Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác BVMT, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT". Ngày 6/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 855/QĐ-TTg phê duyệt Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT và giao Bộ GTVT chủ trì tổ chức thực hiện Quyết định này. Đề án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT hướng đến mục tiêu chung là kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong hoạt động GTVT; hướng tới xây dựng hệ thống GTVT bền vững, thân thiện môi trường.Giai đoạn từ năm 2011 - 2015: Hoàn thành việc tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức về BVMT cho cán bộ chủ chốt ngành GTVT; Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc ngành GTVT có hệ thống quản lý môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phù hợp với từng loại hình hoạt động theo các quy định của pháp luật; Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo các quy định và Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 1/9/2011 của Thủ tương Chính phủ; Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; Đề xuất phương án giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không; Tăng cường trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải do hoạt động GTVT theo quy định của pháp luật. Đến năm 2015 phải đạt mục tiêu: 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển; tổ chức thí điểm và từng bước thực hiện thu gom, xử lý rác thải, nước thải trên một số cảng, cụm cảng đầu mối đường thủy nội địa; thực hiện quản lý chất thải từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng theo quy định pháp luật; Tổ chức phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, phòng, khám ngành GTVT với mục tiêu: 50% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng có hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng y tế, 50% số bệnh viện ngành có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tiên tiến tại chỗ. Việc đầu tư hệ thống thu gom xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện, phòng khám GTVT thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vục công ích.Để thực hiện 6 nhóm mục tiêu cụ thể nêu trên, Đề án đã xây dựng 18 nhiệm vụ, dự án cụ thể cho giai đoạn 2011- 2015, với hỗ trợ thực hiện của ngân sách nhà nước, từ các nguồn sự nghiệp, nguồn đầu tư phát triển và các nguồn khác. Đề án được triển khai tại các Bộ/ngành có liên quan, cơ quan Trung ương, địa phương cấp tỉnh, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng .Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: Tiếp tục phát huy kết quả đạt được của giai đoạn trước nhằm nâng cao hiệu quả của Đề án, ngành GTVT sẽ thực hiện với các mục tiêu phấn đấu cao hơn. Tiếp tục duy trì thực hiện tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với tất cả các cảng hàng không, sân bay và phương án giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Đến năm 2020, đạt 80% số toa xe khách đường sắt đóng mới được trang bị công cụ, thiết bị thu gom, phân loại rác thải và xử lý nước thải sinh hoạt; 70% cảng biển quốc tế; 50% cảng, bến thủy nội địa loại 1 có trang bị phương tiện, thiết bị thu gom rác thải, dầu thải từ các tàu; 100% các bệnh viện, phòng khám ngành GTVT tổ chức phân loại, thu gom tốt chất thải rắn y tế; 80% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng có hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng y tế; 80% số bệnh viện ngành có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tiên tiến tại chỗ; Tiếp tục thông tin truyền thông về hệ thống GTVT thân thiện với môi trường; tiếp tục việc tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT cho cán bộ chủ chốt ngành GTVT.Định hướng đến năm 2030: Phát triển hệ thống GTVT đất nước bền vững, thân thiện với môi trường, cơ bản kiểm soát được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.Mặc dù Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giữa năm 2011, nhưng hầu hết các nội dung chủ yếu của Đề án đã được ngành GTVT khỏi động thực hiện vói sự phối hợp với các Bộ/ngành liên quan, đặc biệt là Bộ TN&MT. Một số nội dung BVMT ngành GTVT đã thực hiện như sau: Rà soát, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về BVMT trong hoạt động GTVT; Tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về pháp luật BVMT cho cán bộ các cấp của ngành; Tuân thủ các hoạt động BVMT trong hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở tất cả các cấp; Tổ chức ứng dụng các loại hình GTVT xanh, thân thiện môi trường như thí điểm xe buýt chở khách công cộng chạy dầu, xăng bằng nhiên liệu thân thiện môi trường (CNG, LPG) tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; Xe taxi điện chở khách công cộng tuyến ngắn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh .); Thí điểm xe buýt công cộng có chỗ cho người khuyết tật . Thực hiện các giải pháp kiểm soát phát thải khí từ các phương tiện vận tải đường bộ, đặc biệt là đối với ô tô (công tác đăng kiểm); Thực hiện xây dựng và thí điểm các mô hình kiểm soát, xử lý, giảm thiểu chất thải trong hoạt động giao thông vận tải trên tất cả các lĩnh vục GTVT; Đánh giá, đề xuất, tham mưu cho Chính phủ để tham gia các công ước quốc tế về BVMT trong GTVT biển và hàng không dân dụng trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Với những kết quả bước đầu đã đạt được, có thể khẳng định mục tiêu đặt ra trong Đề án Kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động GTVT sẽ được ngành thực hiện thành công nhằm giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí đang rất bức xúc hiện nay và giảm lượng phát thải khí CO2 theo đúng cam kết Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.TCMT 04/2012 . Bài toán phát triển ngành giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trườngNgô Kim ĐịnhPhó Vụ trưởng Vụ Môi trườngBộ Giao thông Vận tải nhiễm môi. thoái môi trường là hậu quả không mong muốn khi các mục tiêu phát triển nhanh về KT -XH, không song hành với các mục tiêu phát triển bền vững. Tốc độ phát triển