hướng dẫn xây dựng sản phẩm du lịch

23 7.9K 41
hướng dẫn xây dựng sản phẩm du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hướng dẫn kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch

I. DU LỊCHSẢN PHẨM DU LỊCH 1. Du lịch là gì? Theo luật du lịch việt Nam: “Du lịch có nghĩa là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích là thoả mãn nhu cầu của họ về tham quan, học tập, thư giãn hoặc giải trí trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Sản phẩm du lịch 2.1. Sản phẩm du lịch là gì? Theo Luật Du lịch Việt Nam, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. * Có 2 khái niệm: - Sản phẩm du lịch tổng hợp: Tập hợp tất cả các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng trong chuyến đi của họ. - Sản phẩm du lịch cụ thể: là các thành phẩm của sản phẩm du lịch tổng hợp và có thể cung cấp một cách riểng lẻ như lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan… do cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp. 2.2. Một sản phẩm tham quan du lịch gồm có các yếu tố chính sau: - Điểm thu hút khách du lịch – điểm tham quan - Tiếp cận điểm tham quan: thời gian, không gian, phương tiện tiếp cận. - Các hoạt động của du khách: quan sát, nghe, làm .v.v. với mục đích làm tăng trải nghiệm của khách tại điểm du lịch - Các dịch vụ bổ sung: ăn uống, lưu trú, phục hồi sức khỏe… - Đội ngũ nhân lực phục vụ: người tổ chức, phục vụ…. - Khuyến mãi: nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và kích thích tiêu dùng 2.3.Ví dụ: Điểm tham quan: Làng rau Trà Quế 1 - Tiếp cận: 20 phút xe đạp từ trung tâm phố cổ Hội An - Hoạt động của khách: tham quan làng, nghe giới thiệu về nghề trồng rau, xem nông dân trồng trọt, được hướng dẫn và thực hiện các hoạt động trong quy trình trồng rau,… - Dịch vụ: ăn trưa, học nấu ăn, ngâm chân là thuốc - Khuyến mãi: không tính chi phí học nấu món tôm hữu, bánh khoái hoặc ngâm chân II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH TT Nội dung chính Nội dung cụ thể Ghi chú Bước 1 Lựa chọn điểm đến và phân tích tính khả thi của điểm đến 1. Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch: - Văn hoá - Thiên nhiên - Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến - Vị trí và đường đến - Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc tiềm năng - Nguồn lực tại điểm đến - Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và với bên ngoài. 2. Phân tích khả năng thị trường: - Điểm đến chính - Khách du lịch - Ngành du lịch 3. Phân tích các yếu tố khác: - Khả năng tác động của du lịch - Các cơ quan nhà nước - Các chính sách liên quan gián tiếp đến du lịch - Chuyên gia và hỗ trợ dự án 4. Phân tích tính khả thi: Sắp xếp các thông tin đã phân tích ở trên theo yếu tố thành công để dễ dàng phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch. Sử dụng Phụ lục I Bước 2 Đánh giá tính khả Đánh giá tính khả thi của điểm đến: - Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch Sử dụng 2 2 thi - Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch - Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ Phụ lục II Bước 3 Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch 1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch 2. Thiết kế sản phẩm du lịch: - Xây dựng sản phẩm: + Thiết kế sản phẩm du lịch có thể cung cấp cho du khách. + Loại bỏ những sản phẩm không ưu tiên + Phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch - Lập kế hoạch hành động phát triển sản phẩm. - Đầu tư và đào tạo Sử dụng Phụ lục III, IV, V, VI Bước 4 Cung cấp sản phẩm du lịch 1. Xúc tiến quảng bá - Các chương trình tour tham quan, hoạt động và dịch vụ. - Hệ thống giá cả. - Phương pháp xúc tiến. - Chuỗi thị trường - Đáp ứng mong đợi của khách du lịch 2. Quản lý và tổ chức - Thành lập ban quản lý - Hỗ trợ cần có từ tổ chức bên ngoài - Xây dựng các quy định, nội quy tham quan du lịch Bước 5 Giám sát và đánh giá Được thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng sản phẩm du lịch. Nội dung giám sát và đánh giá: - Tác động kinh tế - Các tác động văn hoá, xã hội - Tác động môi trường 3 3 4 4 Bước 1. Lựa chọn điểm đến, xác định và phân tích tính khả thi 1.1Xác định tính khả thi: Phân tích các yếu tố sau của điểm đến du lịch để xác định tính khả thi của sản phẩm du lịch: a. Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch (hiện tại hoặc tiềm năng) - Văn hoá: phong tục truyền thống, kiến trúc, trang phục, thực phẩm, lễ hội, lịch sử, truyền thuyết, tôn giáo, các di tích văn hoá. - Thiên nhiên: phong cảnh, động thực vật, đường/lối đi, công viên, các khu thiên nhiên bảo tồn, canh tác nông nghiệp. - Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến. - Vị trí và đường đến: Khoảng cách giữa điểm đến với các trung tâm du lịch lớn, giao thông liên lạc - có thể tiếp cận với bên ngoài, loại phương tiên giao thông phù hợp - Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc tiềm năng: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, các trang thiệt bị, các dịch vụ du khách. - Nguồn lực tại điểm đến: Tình hình kinh tế và nguồn lực; kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ của nhân lực; khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, vấn đề về giới, quản lý rác thải - Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và với bên ngoài. b. Phân tích khả năng thị trường Cần phải phân tích các yếu tố chính về thị trường du lịch hiện tại, tiềm năng và nhu cầu: - Điểm đến chính + Các số liệu thống kê về du lịch: số lượt khách quốc tế và trong nước + Tình hình du lịch tại địa phương, quốc gia, khu vực + Các chính sách và hệ thống tổ chức du lịch 5 + Mùa vụ du lịch - Khách du lịch + Loại khách + Sở thích, nhu cầu + Động cơ du lịch + Nguồn gốc + Mùa vụ du lịch - Ngành du lịch + Các hãng lữ hành + Cơ sở hạ tầng + Sự cạnh tranh Công cụ để phân tích đánh giá thị trường: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn với các doanh nghiệp du lịch hoặc bản hỏi điều tra khách du lịch. c. Phân tích các yếu tố khác: Khả năng tác động của du lịch, các cơ quan nhà nước, các chính sách liên quan gián tiếp đến du lịch, chuyên gia và hỗ trợ dự án 1.2 Phân tích tính khả thi: Sau khi thu thập được tất cả thông tin, có thể sắp xếp các thông tin theo các yếu tố thành công để có thể dễ dàng phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch, bao gồm các yếu tố: thị trường, tài chính, các vấn đề xã hội, nhân lực, quản lý, các nguồn lực mà điểm đến có được và các cơ hội cộng đồng tại điểm đến có cơ hội tiếp cận, điểm mạnh và kỹ năng của các cá nhân cũng như của nhóm, nét đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến (Phụ lục I). Bước 2. Đánh giá tính khả thi của điểm đến: 6 - Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch: Sau khi lựa chọn được điểm đến cần có sự đồng thuận giữa cộng đồng dân cư tại điểm đến (nếu có), đối tác đầu tư và các bên liên quan về mục tiêu chung và động cơ làm du lịch. - Phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi trường, văn hoá, xã hội, kinh tế, sự tham gia và năng lực của người dân địa phương và các yếu tố liên quan khác. - Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể: Sử dụng phương pháp vẽ bản đồ để xác định được các điểm hấp dẫn du lịch, mô tả từng điểm và các tuyến giao thông liên kết giữa các điểm và phương tiện sử dụng (phục vụ việc thiết kế sản phẩm du lịch tại bước 3). - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe doạ (SWOT) để phân tích nội tại điểm mạnh, điểm yếu của điểm đến, các yếu tố cơ hội bên ngoài và các mối đe doạ có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch (Phụ lục II). 7 Bước 3. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch: 3.1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch: Giai đoạn hình thành tầm nhìn mục tiêu của sản phẩm du lịch bắt đầu khi đã xác định được tính khả thi của việc xây dựng sản phẩm du lịch. Giai đoạn này nhằm xây dựng mục tiêu cụ thể về du lịch và tầm nhìn của sản phẩm du lịch. 3.2. Thiết kế sản phẩm du lịch: a. Phát triển sản phẩm: Dựa vào thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch gồm các yếu tố: loại sản phẩm, địa điểm tổ chức, hoạt động của khách du lịch và các dịch vụ bổ sung. Phải thực hiện trình tự các nội dung: b. Đầu tư và đào tạo năng lực: Căn cứ vào nội dung kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch để thực hiện hoạt động đầu tư các cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cần thiết. Hoạt động đầu tư và đào tạo năng lực bao gồm: - Lưu trú, - Ăn uống, - Hướng dẫn viên, - Quản lý, - Cơ sở vật chất, hạ tầng, 8 - Các dịch vụ khách hàng, - Các kỹ năng, - Ngôn ngữ Công tác đào tạo huấn luyện cần phải được thực hiện xuyên suốt trong thời gian phát triển sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo trau dồi và phát triển các kỹ năng. Bước 4. Thực hiện cung cấp sản phẩm du lịch: 4.1. Xúc tiến quảng bá Kế hoạch quảng bá là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển phát triển sản phẩm du lịch. Kế hoạch quảng bá làm rõ các nguồn lực cơ bản của sản phẩm du lịch: các điểm hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các vấn đề an toàn, các chỉ dẫn cho du khách và người dân địa phương. - Các chương trình tour tham quan, hoạt động và dịch vụ: + Chỉ ra các hoạt động, dịch vụ và sản phẩm sẵn có + Có thể bao gồm: thông tin về vận chuyển, lưu trú, các hoạt động, hướng dẫn tại địa phương, các hoạt động đặc biệt, giải trí…và các dịch vụ khác - Hệ thống giá cả: + Công bằng cho tất cả người địa phương, khách và các đối tác. + Rõ ràng, minh bạch. - Thị trường ưu tiên: + Quyết định loại khách muốn đón tiếp: Khách quốc tế, khách nội địa, các chuyên gia, sinh viên, khách du lịch với các sở thích riêng + Xác định nhu cầu đón khách: Số lượng khách, thời gian trong năm, khách theo nhóm hay tự do, có hoặc không có hướng dẫn viên, có cần báo trước hay không 9 - Phương pháp xúc tiến + Các kênh quảng bá: các phương tiện truyền thông, các bảng thông tin du lịch, các chiến dịch quảng bá du lịch của quốc gia, truyền miệng. + Các phương tiện quảng cáo: danh thiếp, biển hiệu, tập gấp, internet, posters, các sách hướng dẫn. + Quan hệ đối tác: công ty điều hành tour, khách sạn & nhà khách, hoặc các doanh nghiệp liên quan 10 [...]... kế sản phẩm du lịch Tên sản phẩ m Điểm thu hút/ Địa điểm tổ chức Hoạt động Dịch Thời của khách vụ bổ gian - Khách sẽ sung làm gì? Đối tượng khách Ai cung cấp sản phẩm/ dịch vụ này? Phụ lục IV Bảng phân tích thông tin tác động của sản phẩm du lịch đối với mục tiêu (phục vụ việc chọn hoặc loại bỏ sản phẩm du lịch đã thiết kế) Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Sản phẩm/ dịch vụ 1 20 Cơ hội Cản trở Sản phẩm/ dịch... chức bên ngoài về: + Quảng bá + Tài chính + Đặt chỗ trước + Vận chuyển + Phát triển sản phẩm + Giám sát, đánh giá c Xây dựng các quy định, nội quy tham quan du lịch Xây dựng các quy tắc đạo đức du lịch là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác động tiêu cực do khách du lịch mang lại cho công đồng nơi phát triển sản phẩm du lịch Các quy tắc đề cập đến các vấn đề về ứng xử và những việc nên làm và không nên... phẩm/ dịch vụ 2 Phụ lục V Bảng “Cửa sổ doanh nhân” Sản phẩm hiện có/Thị trường hiện có (rủi ro thấp) Bán nhiều sản phẩm hiện có hơn cho cùng một khách hàng Sản phẩm hiện có/Thị trường mới Tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm hiện có Sản phẩm mới/Thị trường hiện có Sản phẩm mới/Thị trường mới Phát triển sản phẩm mới cho khách (rủi ro cao) Phát triển sản phẩm mới cho hàng hiện có khách hàng mới Phụ lục... quan du lịch có thể đến với nhiều cách khác nhau gọi là chuỗi thị trường, xác định chuỗi thị trường để có thể định hướng cách quảng bá sản phẩm du lịch và tìm kiếm đối tác hỗ trợ - Đáp ứng mong đợi của khách du lịch: Cần thông tin cho du khách những quy định, nguyên tắc và hoạt động cung cấp cho du khách tại các bảng thông tin chỉ dẫn, thu nhận ý kiến đóng góp của du khách nhằm quảng bá và cải thiện sản. .. thu nhận ý kiến đóng góp của du khách nhằm quảng bá và cải thiện sản phẩm du lịch 4.2 Quản lý và tổ chức a Thành lập ban quản lý Ban quản lý phải có người lãnh đạo, thành viên ban quản lý chính là chủ dự án xây dựng sản phẩm du lịch và các bên liên quan (nếu có) - Trách nhiệm của ban quản lý: + Xây dựng các quy định về chất lượng sản phẩm, giá cả và các quy tắc đạo đức kinh doanh 11 + Quản lý tài chính... lý và tổ chức du lịch cộng đồng 12 Tổ Tổ Các Tổ Ban Tổ/người cung 13 Bước 5 Giám sát và đánh giá: Giám sát & Đánh giá là công cụ chính để đánh giá sự tiến triển của sản phẩm du lịch, nhằm xác định quá trình phát triển sản phẩm du lịch có đi đúng hướng hay không và tạo cơ hội để phản hồi, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động khi cần thiết Giám sát và đánh giá được Ban Quản lý dự án du lịch tiến hành... nhu cầu về các sản phẩm/ dịch vụ dự kiến cung cấp hay không và mức độ? Sự thay đổi nhu cầu trong thời gian qua? - Khả năng cung cấp sản phẩm? thay đổi về cung cấp SP (dự kiến cung cấp) trong thời gian qua - Bản chất sản phẩm này có thay đổi như thế nào? - Có phải là sản phẩm dịch vụ mới? - Thị trường được mở rộng hay hình thành? - Hiện tại có những khó khăn gì trong việc quảng bá sản phẩm? - Các kênh... 15 III Những lưu ý để có một sản phẩm du lịch bền vững 1 Quan hệ với các đối tác thích hợp: Các đối tác gồm: Tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Phần lớn các tổ chức phi chính phủ có ít kỹ năng và kinh nghiệp trong kinh doanh và du lịch, thường chú trọng vào nhu cầu xã hội, môi trường mà ít chú ý tới vai trò kinh doanh trong phát triển sản phẩm du lịch Các doanh nghiệp thì có... cấp sản phẩm có chất lượng - Duy trì sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách là yếu tố then chốt trong kinh doanh du lịch - dịch vụ Người cung cấp dịch vụ luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo các tiêu chuẩn đã cam kết với công ty du lịch và khách hàng Bên cạnh đó, cần lấy ý kiến của khách về các dịch vụ mà họ cung cấp thông qua hỏi trực tiếp hoặc gửi bảng hỏi cho khách Một số sản phẩm du. .. hoặc gửi bảng hỏi cho khách Một số sản phẩm du lịch thu hút khách trên địa bàn tỉnh 16 Phụ lục I Biễu mẫu hướng dẫn phân tích tính khả thi trong phát triển sản phẩm du lịch Các yếu tố thành công - Thị trường tiềm năng - Cạnh tranh (mức độ cạnh tranh? ở đâu? Dưới hình thức nào?) Thị trường Kinh tế/tài chính - Các khó khăn cản trở trong việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ - Các kênh quảng bá hiện tại - Các . nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch 2. Thiết kế sản phẩm du lịch: - Xây dựng sản phẩm: + Thiết kế sản phẩm du lịch có thể cung cấp cho du khách. + Loại bỏ những sản phẩm không ưu tiên + Phân. định. 2. Sản phẩm du lịch 2.1. Sản phẩm du lịch là gì? Theo Luật Du lịch Việt Nam, sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch của sản phẩm du lịch bắt đầu khi đã xác định được tính khả thi của việc xây dựng sản phẩm du lịch. Giai đoạn này nhằm xây dựng mục tiêu cụ thể về du lịch và tầm nhìn của sản phẩm du lịch. 3.2.

Ngày đăng: 09/05/2014, 15:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan