1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 ktqt nguyen thi tu anh cach mang cong nghiep 4 0 co hoi va thach thuc cho thi truong ban le viet nam

127 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM (10)
    • 1.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (18)
      • 1.1.1 Quá trìnhhình thành cách mạng công nghiệp 4.0 (18)
      • 1.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của CMCN 4.0 (22)
    • 1.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam (28)
      • 1.2.1 Khái quát đôi nét về thị trườngbán lẻ (28)
      • 1.2.2. Đặc điểm thị trường bán lẻ (28)
      • 1.2.3 Thực trạng thị trường bán lẻ ở Việt Nam (30)
    • 1.3 Tác động của CMCN 4.0 đến thị trường bán lẻ Việt Nam (45)
      • 1.3.1 Tác động tích cực (45)
      • 1.3.2 Tác động tiêu cực (47)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CMCN 4.0 (10)
    • 2.1. Cơ hội cho thị trường bán lẻ Việt Nam trước cuộc CMCN 4.0 (50)
      • 2.1.1. CMCN 4.0 hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong kinh doanh 40 (50)
      • 2.1.2 Phát triển mua bán trực tuyến thông qua các trang TMĐT và mạng xã hội (55)
      • 2.1.3 CMCN 4.0 là cầu nối phát triển bán lẻ đa kênh (66)
      • 2.1.4 CMCN4.0 hỗ trợ tối đa người tiêu dùng trong việc mua sắm hàng hóa (69)
      • 2.1.5 CMCN 4.0 tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam (72)
    • 2.2 Những thách thức, khó khăn cho thị trường bán lẻ Việt Nam trước (74)
  • CMCN 4.0 (123)
    • 2.2.1 Giảm lợi thế cạnh tranh về lao động, giải quyết bài toán việc làm (74)
    • 2.2.2 Hiệu quả đầu tư về Công nghệ chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (76)
    • 2.2.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao khan hiếm (80)
    • 2.2.4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ mất lợi thế cạnh tranh, áp lực lớn từ các (86)
    • 2.2.6 Thách thức về an ninh mạng, bảo mật thông tin (93)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT (10)
    • 3.1 Xu hướng phát triển ngành bán lẻ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (96)
      • 3.1.1 Xu hướng kết hợp Online và Offline (96)
      • 3.1.2 Đặt khách hàng làm trọng tâm, tăng trải nghiệm cho khách hàng (98)
      • 3.1.3 Cửa hàng tiện lợi tại khu vực thành phố sẽ tiếp tục phát triển (100)
      • 3.1.4 Phát triển công nghệ không ngừng, trí tuệ nhân tạo sẽ thống lĩnh (102)
    • 3.2 Đề xuất giải pháp đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trước cuộc CMCN (107)
      • 3.2.1 Đối với doanh nghiệp (107)
      • 3.2.2 Đối với Nhà nước ................................................................................... 105 KẾT LUẬN (116)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1.1.1 Quá trình hình thành cách mạng công nghiệp 4.0

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ 18 đến 19 ở Châu Âu và Hoa Kỳ, khi động cơ hơi nước được phát minh và lần đầu tiên được giới thiệu đã tạo ra một tiếng vang lớn, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như giao thông vận tại, chế tạo cơ khí, dệt may… Những chiếc ô tô, tàu thủy, tàu hỏa được sử dụng động cơ hơi nước làm thay đổi bộ mặt đời sống con người, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển nhân loại Chưa đầy 100 năm sau, thế giới lại chứng kiếnmột cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai ngay sau thế chiến I (từ năm 1870 đến năm

1914) Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới như thép, dầu, điện và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt Chưa dừng lại ở đó, một thế kỷ sau, vào năm 1969, con người đã tiến thêm một bước tiến dài khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra mạnh mẽ với các phát minh cơ bản trong nhiều lĩnh vực như máy vi tính, Robot, các vật liệu siêu bền siêu dẫn, siêu cứng, polime, sử dụng năng lượng nguyên tử, vệ tinh nhân tạo,tàu du hành vũ trụ,máy bay siêu nhanh và hàng loạt các công nghệ mới như công nghệ vi sinh, công nghệ gen, công nghệ thông tin, số hóa Nền tảng công nghệ rộng lớn hơn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai, nhưng căn bản và chủ yếu là công nghệ điện từ,công nghệ sinh học, công nghệ số Nó tạo ra được những bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ nhất đời sống con người và xã hội. Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các lực lượng sản xuất của xã hội có những bước phát triển nhảy vọt, khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn, vòng đời công nghệ cùng với vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn Khối lượng thông tin và kiến thức tăng theo cấp số nhân Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị xoá bỏ dần dần, nhưng các ngành công nghiệp mới lại xuất hiện nhanh chóng hơn, và được ra đời không phải trực tiếp từ sản xuất mà là từ các phòng thí nghiệm, các lý thuyết khoa học. Công nghệ laze, công nghệ nano, công nghệ số, là những thí dụ điển hình Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba con người tiếp tục được giải phóng khỏi các chức năng thực hiện, gồm vận chuyển, năng lượng, công nghệ.Việc giải phóng con người khỏi chức năng quản lý có những bước tiến đột phá thực sự, do nó tạo ra các loại Robot, các dây chuyền sản xuất tự động hóa khác nhau.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó nảy sinh với các công nghệ mới và các thiết bị mới, mà trước hết là trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ tự hành, thiết bị đầu cuối all in one, internet vạn vật, điện toán đám mây - dữ liệu lớn, các côngnghệ sinh học liên kết thế hệ mới, công nghệ vật liệu cao cấp, công nghệ tự động hóa Robot thế hệ mới có “trí tuệ” Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những đột phá mới trong việc giải phóng con người khỏi các chức năng thực hiện, chức năng quản lývà sẽ tạo nên những bước nhảy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi.

Nó thực sự biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, biến con người trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới, đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển mới cũng với những tên gọi khác nhau (Kinh tế số, kinh tế mềm, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội tri thức…).

Hình 1.1: Các cuộc Cách mạng công nghiệp trong lịch sử

Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa liên bang Đức vào năm 2011, cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới hơn bao giờ hết khi nó được kì vọng là sẽ đem lại một sự thay đổi toàn diện, đột phá với sự kết hợp của các công nghệ lại với nhau, làm mờ đi ranh giới giữa vật lí, kỹ thuật số và sinh học Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0 là sản phẩm của cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độ nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức khôngthể kịp nhận đoán “hình dạng” của ngày mai Nó thể hiện vừa đồng thời, đồng loạt,cộng hưởng, đột biến, bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội,quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đây trong sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp Do vậy cách mạng công nghiệp4.0 có những đặc tính tương đồng với cách mạng KHCN hiện đại và là sự thể hiện trên lĩnh vực công nghiệp của cách mạng KHCN Hai cuộc cách mạng công nghiệp này không tách rời nhau trong giai đoạn hiện nay ở đa phần các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 mới chỉ bắt đầu ở một vài nước, nhưng cách mạng công nghiệp 3.0 lại có quy mô và đang tác động mạnh hơn ở đại đa số các quốc gia trên thế giới Nếu chưa trải qua cách mạng công nghiệp 3.0 các nước cũng khó có thể nhảy vọt lên thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay.Như kinh nghiệm cách mạng công nghiệp 1.0 và 2.0 đã chỉ ra thì chỉ khi cách mạng công nghiệp 4.0 đã lan rộng ở nhiều nước phát triển hơn thì các nước còn lại mới có thể có những bước phát triển tăng tốc của cách mạng công nghiệp 4.0 Điều đó không có nghĩa là không nên đón đầu, thực hiện sớm một số nội dung, định hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 nếu có điều kiện thuận lợi và hiệu quả thực sự.Trong cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành động lực của sự phát triển của cả sản xuất, con người và xã hội Tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tiếp tục tạo ra môi trường xã hội đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử Đó là môi trường thông tin, trong đó phần nhiều lao động thể lực được thay thế bằng lao động trí tuệ với những phẩm chất và năng lực tinh thần, đòi hỏi tính chất sáng tạo, độc đáo, cá nhân hóa Thông tin, tri thức khoa học trở thành điều kiện, môi trường, nhân tố cấu thành và nội dung thiết yếu của quá trình sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận,là nguồn lực đặc biệt của sự phát triển con người và xã hội.Cách mạng KHCN tạo tiền đề cho nền sản xuất xã hội ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 3.0 vượt qua trình độ sản xuất đại trà, đặc trưng của nền sản xuất cũ trước đây, theo nghĩa là sản xuất đại trà không còn có thể thống trị, phổ quát Nền sản xuất giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp nối sẽ hướng theo các nhu cầu cá nhân - cá thể, đơn nhất, đặc thù Nó đang làm chuyển dịch dần nền sản xuất xã hội ở quy mô toàn cầu vận hành theo những nguyên tắc mới: phi tiêu chuẩn hóa, phi chuyên môn hóa, phi đồng thời hóa, phi tập trung hóa, phi tối đa hóa và phi trung tâm hóa

1.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của CMCN 4.0

CMCN 4.0 đã được làm rõ tại diễn đàn Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46 ở Thụy Sĩ Theo GS.Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc CMCN 4.0, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo Cuộc CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và kháiniệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo,

Internet kết nối vạn vật (IoT) 1 và Internet của các dịch vụ (IoS) 2 Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy. Đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp này, ИльяШпуров - Phó Chủ tịch Hội Công nghiệp và Doanh nhân Quốc tế, Bộ công thương Nga cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp hiện tại có thể được so sánh với thời kỳ Phục hưng trong nghệ thuật – bởi chúng đều có điểm chung trước nhất liên quan đến vấn đề chủ nghĩa nhân học Nhu cầu tiêu dùng đang trở thành yếu tố then chốt trong tăng trưởng sản xuất, theo đó, xã hội cho phép tất cả mọi công dân những cơ hội để phát huy tối đa mức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ nhằm đạt được sự tăng trưởng tiềm năng một cách tối ưu nhất TS Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), trong báo cáo khoa học với chủ đề về CMCN 4.0 cũng nhấn mạnh, CMCN 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, có thể làm dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu (từ Tây sang Đông, từ Bắc sang Nam) bị đổi hướng Điều này càng khẳng định quy mô và tầm ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đối với sự phát triển của thế giới.

1IoT: Internet of things Đặc trưng của Công nghiệp 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (CPS) lần đầu tiên được TS Jame Truchat, Giám đốc điều hành của National Instruments, giới thiệu vào năm 2006 Trong đó, các sản phẩm thông minh gắn cảm biến báo cho máy móc biết chúng cần được xử lý như thế nào Các thiết bị nhúng thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua hệ thống đám mây Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông ICT 3 , như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo… vào hoạt động sản xuất công nghiệp đã làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất thực - ảo/điều khiển

- vật lý CPPS 4 Đây là nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội Đơn giản chỉ cần cấp địa chỉ mạng, chúng sẽ tạo liên kết với các thành phần cơ - điện tử, sau đó giao tiếp với nhau thông qua hạ tầng mạng Tất cả các mạng này là xu thế của CMCN 4.0, dựa trên những phát triển vượt trội của Công nghệ thông tin và khoa học máy tính: IoT, IoS, Internet kết nối dữ liệu (Internet of data), Internet kết nối người dân (Internet of people).

CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa người máy,

CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây

CMCN 4.0 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh hay nhà máy số Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thông vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.

Thứ nhất ,CMCN 4.0 được xây dựng trên nền tảng cuộc CMCN lần thứ Ba, là sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, trong đó các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý Với sự phát triển của Internet vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, phục vụ con người thông qua mạng Internet dịch vụ Công nghệ hiện tại đã cho phép hàng tỷ người kết nối mạng mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động, cho phép xử lý, lưu trữ, và tiếp cận tri thức không giới hạn.

Thứ hai , CMCN 4.0 có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực khoa học Robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), điện thoại di động và công nghệ in 3D (3D printing) sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990 Đối với các nhà đầu tư cuộc CMCN 4.0 này sẽ mở ra cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ, tương tự những gì các cuộc CMCN trước mang lại.

Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam

1.2.1 Khái quát đôi nét về thị trườngbán lẻ

Thị trường bán lẻ là tập hợp những khách hàng cá nhân có nhu cầu về sản phẩm và cần được đáp ứng nhu cầu đó bằng những sản phẩm mang lại giá trị cao nhất khi tiêu dùng Những người bán lẻ và người tiêu dùng cá nhân là hai chủ thể chính của thị trường bán lẻ Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở quan hệ cung cầu và hình thành nên giá cả thị trường bán lẻ Người bán và người mua hoạt động trên thị trường bán lẻ phải tuân theo những quy định pháp lý của nước sở tại, nơi nhà bán lẻ đặt cơ sở bán lẻ và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Thị trường bán lẻ Việt Nam là tập hợp những khách hàng cá nhân có nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ cần được đáp ứng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam có dân số lớn, hơn 13 triệu hộ gia đình đang sinh sống ở nông thôn và thành thị, nhu cầu của thị trường bán lẻ Việt Nam rất lớn và phong phú cả về số lượng, chất lượng sản phẩm đòi hỏi và phương thức đáp ứng Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng được bao phủ bởi các nhà sản xuất, những doanh nghiệp trực tiếp phân phối sản phẩm của minh thông qua hệ thông phân phối của nhà sản xuất; bởi các doanh nghiệp thương mại, những người thực hiện các hoạt động mua và bán như những trung gian phân phối (trung gian marketing).

1.2.2 Đặc điểm thị trường bán lẻ

Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm ba thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng.

Người sản xuất: Là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian.

Người trung gian: Là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại lý siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…)

Người tiêu dùng: Là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó Họ nhận hàng hóa đó với mục đích để tiêu dùng Do sự đa dạng của khâu trung gia mà hàng hóa có thể đến tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:

 Người sản xuất trực tiếp đưa hàng hóa của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác Hàng hóa được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơnđặt hàng…

+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng.Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn Đồng thời, dikhông phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuậnhơn Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhậnbiết nhu cầu của khách hàng.

+Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảođược nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêuthụ lớn và ổn định Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể tìm kiếm được nhữngngười tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sảnphẩm cho công ty và công ty.

+Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bánnhững hàng hóa có giá trị lớn, những hàng hóa có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàngtươi sống, hàng lâu bền…)

 Người sản xuất đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng thông quakhâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đến ngườibán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng Trường hợp hàng hóa theo con đườngngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ:

+Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng đượcvị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ Qua đó, nhà sản xuất có thểtăng được uy tín của hàng hóa Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnhhoạt động bán hàng của mình.

+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này, lợi nhuận đã bị phân chia mộtphần cho nhà bán lẻ Người sản xuất cũng khó điều phối được hàng hóa của mìnhdo các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều người bán lẻ khác nhau.

+ Ứng dụng: Nhà sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt độngbán buôn thì áp dụng trường hợp này Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng được yêucầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.

1.2.3 Thực trạng thị trường bán lẻ ở Việt Nam

 Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục thể hiện sự lạc quan

Theo số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference Board®Global Consumer Confidence™ với sự hợp tác cùng Nielsen, trong quý I/2019 , toàn cầu và khu vực đã trải qua xu hướng CCI ổn định Trong bối cảnh đó, mức độ lạc quan chung của Việt Nam đã cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực Mức độ lạc quan của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn ngang bằng với quý

PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CMCN 4.0

Cơ hội cho thị trường bán lẻ Việt Nam trước cuộc CMCN 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và có sự tác động đến mọi lĩnh vực Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.

2.1.1 CMCN 4.0 hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong kinh doanh

Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh vì thế cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy nhanh quả trình đổi mới về công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tạo ra những sản phẩm thu hút người tiêu dùng

2.1.1.1 Ứng dụng Robot bán hàng

Gần đây, công nghiệp 4.0 đang dần len lỏi vào những cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam, điển hình là tại Hà Nội đã xuất hiện quán cafe có nhân viên phục vụ là một chú Robot, điều này đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều vị khách, đặc biệt là các bạn trẻ.Ý tưởng đưa Robot vào kinh doanh, cụ thể là làm nhân viên phục vụ như thế này đã xuất hiện ở một vài quốc gia trên thế giới như Robot giao hàng tận nhà,kiểm tra hàng hóa ở kho hàng nhưng ở Việt Nam thì vẫn rất độc đáo Có lẽ chính điều này đã làm nên sự mới lạ, đặc trưng cho quán cafe Robot này Chú Robot của quán cafe này có tên là Morta, cao 1,3m và nặng 20kg Morta có thể tự di chuyển, mang đồ uống cho khách, tránh vật cản trên đường và nói một số câu đơn giản như khi mang đồ đến cho khách thì sẽ nói "Mời quý khách dùng", hay hài hước hơn là nếu gặp vật cản, chú Robot sẽ kêu lên "Nước sôi nước sôi, nhường đường cho tôi" Một điểm rất thú vị nữa là khuôn mặt của chú Robot này còn có thể biểu cảm các trạng thái như đỏ mặt, chớp mắt, nháy mắt vô cùng đáng yêu và thú vị.

Robot Morta này được lập trình đi theo các đường có sẵn trên sàn nhà để đến với các bàn Để mang đồ đến cho khách hàng, nhân viên sẽ phải đặt đồ uống lên rồi bấm nút chọn, sau đó Robot mới tự động đi Sau khi mang đồ đến, khách hàng lấy xong thì Robot sẽ lại tự động quay trở về vị trí cũ Tương tự như Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng xuất hiện Robot mang tên “Cô Ba” với các bộ phận cảm biến nhiệt và siêu âm, có thể di chuyển đến các bàn bằng điều khiển từ xa hoặc bằng chế độ tự động, có thể rẽ trái, phải, tránh vật cản hoặc tự động dừng lại khi phát hiện có vật cản phía trước Cô nhân viên "không bao giờ biết cau có" này cũng giới thiệu cho khách về món ăn, đồ uống hoặc những điểm đặc biệt của nơi cô sẽ phục vụ.

2.1.1.2 Công nghệ thẻ và ứng dụng mua sắm phát triển phổ biến

Trước sự bùng nổ của công nghệ 4.0, nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng nhằm mang đến trải nghiệm thông minh cho khách hàng. Điển hình là Vingroup với sự ra đời của thẻ VinID đem đến quyền lợi hấp dẫn thông qua việc tích luỹ trên tổng hoá đơn mua sắm tại siêu thị vào thẻ VinID tuỳ theo từng loại dịch vụ như :Tích luỹ 2% khi mua sắm tại dayroi, VinFa; 3% khi mua sắm tại VinMart, VinMart+, VinPro; 3% khi đóng học phí tại Vinschool Bước đầu ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ, VinID đã đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, chỉ cần sử dụng thẻ để mua sắm, nạp tiền vào thẻ và tích luỹ điểm Số tiền tích luỹ có thể giúp bạn mua sắm thêm nhiều sản phẩm giá trị khác Mục tiêu ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ của Vingroup chưa dừng lại ở thẻ VinID Cùng với việc cải tiến các tính năng của VinID cho phù hợp với khách hàng, VinID và VinMart đã cho ra mắt một tính năng mới Scan & Go giúp cho việc mua sắm tại siêu thịVinMart ngày càng tiện lợi hơn Tính năng Scan & Go đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới, trở thành khách VIP của chính mình, không mất nhiều thời gian lựa chọn mặt hàng, thanh toán ở khu vực riêng và được vận chuyển đồ về tận nơi ở Thực tế, câu chuyện đi chợ, đi siêu thị luôn khiến nhiều chị em nội trợ đau đầu, đặc biệt là vào dịp cuối tuần hay lễ tết Không chỉ khó khăn trong việc tìm mua sản phẩm mà còn mất hàng giờ để thanh toán, khiến áp lực mua sắm tăng cao Thế nhưng với sự xuất hiện của Scan & Go, khách hàng hoàn toàn thảnh thơi khi mua sắm, chọn mua sản phẩm cần thiết, và thanh toán nhanh chóng Hơn nữa, với Scan & Go khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển sao cho phù hợp, theo một trong ba cách như sau:

Cách thứ nhất, thanh toán nhanh: tiến hành quét mã vạch sản phẩm, lựa chọn hàng, thanh toán nhanh tại quầy riêng, sau đó bạn tự đưa hàng về nhà.

Cách thứ hai, giao hàng tại nhà: Thực hiện quét mã vạch sản phẩm, lựa chọn hàng, thanh toán nhanh tại quầy riêng, sau đó cung cấp địa chỉ nhà để được giao hàng tận nơi.

Cách thứ ba, thanh toán và lấy hàng sau: Quét mã sản phẩm, thanh toán nhanh tại quầy riêng, sau 2 tiếng quay lại VinMart để lấy hàng đã lựa chọn.

Như vậy, với tính năng này, việc mua sắm của khách hàng tại VinMart sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn và có thể mua nhiều mặt hàng mà không sợ khó khăn trong việc vận chuyển vì đã có giao hàng tận nơi Đặc biệt, tính năng Scan & Go được tích hợp trên pp VinID, vì thế bạn chỉ cần truy cập “Cửa hàng” trên thiết bị di động, tải pp về, cài đặt và đăng ký thẻ VinID Online thành công.

2.1.1.3 Ứng dụng công nghệ số vào ngân hàng bán lẻ

Trong lĩnh vực ngân hàng, CMCN 4.0 thực sự sẽ đem đến những thay đổi rõ rệt khi các công nghệ số, công nghệ mới không chỉ giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, TM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tăng tương tác khách hàng; mà còn có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, hỗ trợ các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.

Trong vài năm trở lại đây, công nghệ QR Pay (mã QR) đã có những bước đột phá lớn, dần thay thế cho mã vạch truyền thống và được áp dụng ngày càng phổ biến trong thanh toán.Tại một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, TrungQuốc, Thái Lan và thậm chí ở Việt Nam bây giờ, khách hàng có thể sử dụng QR các cửa hàng tiện ích hay các xe hàng di động Ưu điểm nổi trội khiến QR Pay nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng chính là cách thức thanh toán tiện ích, hiện đại, đảm bảo an toàn, bảo mật và vô cùng đơn giản Khi lựa chọn hình thức thanh toán này, khách hàng không cần nhập các thông tin cá nhân như số tài khoản, số thẻ…, vốn là những thông tin rất dễ bị rò rỉ Thay vào đó, khách hàng chỉ cần dùng điện thoại quét qua mã QR, phần mềm sẽ đọc và hiển thị một số các thông tin đã được mã hóa theo quy định, qua đó nâng cao tính an toàn cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Thanh toán qua QR Pay giúp người dùng di động tiết kiệm thời gian giao dịch và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của thông tin do không phải nhập dữ liệu như Internet Banking hay Mobile Banking thông thường Khi sử dụng hình thức thanh toán này, khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng, chờ đợi; dù có quên ví, quên thẻ ngân hàng thì vẫn có thể thanh toán hóa đơn tại hàng nghìn điểm mua sắm khác nhau Chính nhờ tính năng thông minh và rất tiện ích này mà tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại chính Việt Nam, QR Pay ngày càng được người dùng đón nhận mạnh mẽ.

2.1.1.4 Sử dụng trí tuệ nhân tạo Chatbot

Theo Wikipedia, Chatbot là một chương trình máy tính hoặc trí tuệ nhân tạo thực hiện một cuộc trò chuyện thông qua các phương pháp thính giác hoặc văn bản.Các chương trình như vậy thường được thiết kế để mô phỏng một cách thuyết phục cách con người cư xử như một đối tác đàm thoại Về cơ bản, chatbot là một hình thức thô sơ của phần mềm trí tuệ nhân tạo Nó hoạt động độc lập, có thể tự động trả lời những câu hỏi hoặc xử lý tình huống càng chân thậtcàng tốt Phạm vi và sự phức tạp của chatbot được xác định bởi thuật toán của người tạo nên chúng Chatbot là sự kết hợp của các kịch bản có trước và tự học trong quá trình tương tác.Với các câu hỏi được đặt ra, chatbot sẽ dự đoán và phản hồi chính xác nhất có thể Nếutình huống đó chưa xảy ra (không có trong dữ liệu), chatbot sẽ bỏ qua nhưng sẽ đồng thời“bắt chước” để áp dụng cho các cuộc trò chuyện thường xuyên (lặp đi lặp lại nhiều lần)về sau Như vậy, chatbot là một dịch vụ, được xây dựng bởi một tập luật, một giao diện trao đổithông tin trực tuyến Dịch vụ này có thể là bất cứ thứ gì, mà trong đó báo gồm các dịchvụ do doanh nghiệp đặt ra Ví dụ ngành điện chúng ta có thể tạo ra: EVN Bot – một trợ lýảo tự động các trả lời các câu hỏi của khách hàng sử dụng điện liên quan đến dịch vụ củangành điện Với hiện tại nó đã tồn tại trong một sản phẩm dịch vụ có sẵn, như:Facebook messenger, Slack, Skype, …Dịch vụ Chatbot 24/7 được cung cấp cùng với một lượng lớn khách hàng Dễ dàng quảnlý, dữ liệu thống kê và phân tích hành vi khách hàng.

Ngày nay với việc sử dụng tin nhắn là phương tiện giao tiếp chính và thu hút khách hàng thì nhà doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến chatbot nhiều hơn Các công ty đã tìm ra cách thức để cải thiện kết quả kinh doanh thông qua việc sử dụng chatbot cho các hoạt động bán hàng, dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng Xu hướng đang phát triển này đồng hành với những nỗ lực từ phía các nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng Mặc dù chatbot có thể xây dựng tại các website của các công ty kinh doanh nhưng phần lớn Người bán vẫn chọn giải pháp nhắm đến các ứng dụng tin nhắn như Facebook Messenger là nền tảng chính mà trên đó sản phẩm chatbot của họ sẽ hoạt động.

Biểu đồ 2.1: Số liệu thống kê số lượng người sử dụng ứng dụng gửi tin nhắn trên toàn thế giới năm 2018 Đơn vị: Triệu người

2.1.2 Phát triển mua bán trực tuyến thông qua các trang TMĐT và mạng xã hội

Có thể nói, thương mại điện tử là thành phần quan trọng trong tiến trình thúc đẩy bán lẻ thông qua việc hình thành trang web bán hàng trực tuyến Người tiêu dùng Việt Nam đã không còn xa lạ với các mô hình kinh do anh kiểu mới như Grab (trong lĩnh vực giao thông), Traveloka, Trivago, irbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)…Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển mua bán trực tuyến.

Về tốc độ tăng trưởng, song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%.

Những thách thức, khó khăn cho thị trường bán lẻ Việt Nam trước

2.2.1 Giảm lợi thế cạnh tranh về lao động, giải quyết bài toán việc làm

Trước đây, Việt Nam được biết đến là quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tuy nhiên, CMCN 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, bên cạnh những thách thức là nguy cơ mất việc làm Bởi lẽ đặc trưng nổi bật của CMCN 4.0 là nhiều công đoạn sản xuất sẽ được thay thế bằng máy móc, sẽ là mối đe dọa với lực lượng lao động trình độ thấp đang làm việc trong các nhà máy Chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 30 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trình độ lạc hậu của người lao động và của cả nền kinh tế chính là trở ngại lớn nhất để chúng ta bắt kịp với các thành tựu khoa học, công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt

Nam có thể thất nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực của Việt nam còn rất nhiều hạn chế Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp Theo số liệu thống kê điều tra lao động việc làm quý 4 năm 2018 thì có tới 78.4% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; 9.48% lao động có trình độ đại học trở lên; 3.17% lao động có trình độ cao đẳng; 5.42% lao động có trình độ trung cấp; 3.53% lao động có trình độ sơ cấp Thêm vào đó, những người lao động có trình độ đại học trở lên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao.

Bảng 2.2: Số liệu thống kê điều tra lao động việc làm tính đến Quý 4/2018

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Nhiều ví dụ trên thế giới minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 thay thế con người trong quá trình trao đổi, mua bán, có thể kể đến một ví dụ khá đặc biệt đó là cửa hàng không người bán lần đầu tiên xuất hiện mang tên Amazon Go.

Lý do chính mà mazon dựng lên một cửa hàng như thế này là để kiểm tra một giả thuyết có thể mang tính đột phá của mazon: bằng việc khiến các cửa hàng tiện lợi ngày càng tiện lợi hơn, với sự trợ giúp của công nghệ, mazon có thể chiếm được thêm một nhóm khách hàng trung thành, những người mà có thể đã không dùng sản phẩm online của mazon bấy lâu nay, khiến cho nhóm này tiếp cận được với hãng mazon thông qua các cửa hàng thật, nơi mà phần lớn việc mua sắm thực phẩm và đồ tạp hoá vẫn thường diễn ra Để hoàn thành mục tiêu này, mazon

Go được trang bị công nghệ hiện đại, cho phép người mua chỉ việc lấy đồ ra khỏi kệ và bước ra ngoài Công nghệ cho phép mazon thanh toán tiền sản phẩm tự động, và người mua hàng sẽ không phải dừng lại một giây nào để trả tiền Không còn phải xếp hàng thanh toán, và cũng không còn phải chờ đợi gì nữa Điều này có nghĩa là nhân viên thu ngân sẽ không còn cần thiết nữa, tuy nhiên vẫn sẽ có một vài nhân viên làm việc tại cửa hàng Tại cửa hàng sẽ có một nhân viên chào đón đứng tại cửa ra vào, một nhân viên kiểm tra thẻ ID sẽ đứng gần quầy rượu bia, và ít nhất 6 nhân viên sẽ làm việc tại quầy nhà bếp.

Rõ ràng, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ Robot hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm.

2.2.2 Hiệu quả đầu tư về Công nghệ chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Có thể nhận thấy, trình độ khoa học công nghệ của nước ta đang ở vị trí thấp so với mức trung bình của thế giới Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tính đến năm

2018, hiện nay cả nước có gần 700 nghìn doanh nghiệp, với hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ Trong đó, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang , chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao Một khảo sát khác từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ giá trị nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm tại Việt Nam chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi tỷ lệ tại các nước đang phát triển khác lên đến 40%. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, Việt Nam được xếp hạng chung là 55/137 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều (Năng lực hấp thụ công nghệ: 93; Chuyển giao công nghệ từ FDI: 89; Độ sâu của chuỗi giá trị: 106)

Mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả mang lại chưa thực sự cao Hình ảnh những chú Robot phục vụ ở quán cà phê mà chúng ta thấy đôi khi chỉ dừng lại ở khía cạnh thu hút sự chú ý, kích thích trí tò mò của khách hàng ở thời điểm hiện tại và chưa thể xem là một hình thức thay thế con người Bởi Robot phục vụ còn chậm, giao tiếp chỉ dừng lại ở một số câu nói phổ biến, về lâu dài, khi khách hàng không còn hứng thú về chú Robot này nữa thì nghĩa là doanh nghiệp đã thất bại Bên cạnh đó, chi phí đầu tư lớn nên các doanh nghiệp bán lẻ Việt chưa mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng bán lẻ điện tử, song song với các cửa hàng bán lẻ truyền thống do vậy, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân viên Ngược lại, nếu chỉ bán hàng online, dù không mất chi phí mặt bằng, nhân viên nhưng đây cũng là hình thức bán hàng không ổn định khi phải đối diện với những rào cản về lòng tin người tiêu dùng, vấn đề vận chuyển và thanh toán Ngược lại trên thế giới, chúng ta chứng kiến sự phát triển công nghệ mạnh mẽ.

Thứ nhất , Sự kết hợp của Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây

(cloud computing), Chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng Starbucks gần đây đã kết hợp với Microsoft để kết nối máy móc pha chế trong cửa tiệm với đám mây lưu trữ dữ liệu thông qua hệ thống IoT zure Sphere của Microsoft Thông qua màn hình hiển thị, các cửa hàng Starbucks giờ đây có thể theo dõi chính xác số lượng cà phê bán ra, nhờ đó mà biết được khách hàng đang ưa chuộng những loại thức uống nào hơn.

Chưa hết, khi chuỗi cửa hàng cà phê này cập nhật công thức pha chế thức uống mới, hãng có thể đưa chúng vào các thiết bị pha chế có kết nối với đám mây ngay lập tức, thay vì phải truyền dữ liệu bằng cách cắm USB truyền thống như trước Starbucks nhận định việc phát kiến này sẽ giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn, đồng thời đảm bảo nước uống luôn giữ được chất lượng, giảm thiểu tồn dư, quản lý năng lượng tiêu thụ và giúp bảo trì máy móc đúng lúc "Mỗi cửa hàng Starbucks thường được trang bị 15-20 thiết bị," Jeff Wile, phó chủ tịch cấp cao của công ty cho hay.

"Từ nay mỗi máy móc sẽ được quản lý và bảo trì đúng thời điểm, nhờ vậy chi phí chi trả cho những lần bảo trì dư thừa sẽ được xóa bỏ Mặc dù Starbucks vào cuộc trễ và chỉ bắt đầu "cuộc di cư lên đám mây" từ khoảng ba năm trước tuy vậy hãng đang nỗ lực làm việc cùng Microsoft, và công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới cũng đang cắt cử những kĩ sư cốt cán sang giúp Starbucks hoàn thành bước chuyển mình này.

Thứ hai , Xu hướng cửa hàng không cần thanh toán Loại hình cửa hàng nói không với sự hiện diện của các quầy thanh toán là một trong những xu hướng nóng nhất ngành bán lẻ hiện tại mazon hiện đang dẫn đầu đường đua với chuỗi cửa hàng mazon Go và nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ khách hàng Tại sự kiện

"Retail's Big Show", Intel đã trưng bày mô hình cửa hàng không cần thanh toán và máy bán hàng thông minh do hãng hợp tác cùng gã khổng lồ JD.com của Trung Quốc tạo nên Người phát ngôn của JD.com cho hay công ty đến với sự kiện nhằm khám phá tiềm năng mang loại hình cửa hàng mới tại Mỹ và các quốc gia khác. Nhiều nhà bán lẻ khác cũng tỏ ra rất hứng thú với cơn gió lạ này, Zippin đã nhanh chóng bước vào đường đua, đối đầu trực tiếp với mazon Công ty đã cho ra mắt một cửa hàng không cần thanh toán rộng 14 mét vuông tại San Francisco Đây cũng là nơi tọa lạc của hai cửa hàng mazon Go Ông Motukuri, CEO và đồng sáng lập của Zippin chia sẻ: "Sự xuất hiện của Amazon Go đã trở thành động lực cho chúng tôi.

Nhiều nhà bán lẻ bắt đầu để mắt tới công nghệ xây dựng cửa hàng không cần thanh toán của Zippin sau khi Amazon Go chính thức ra mắt vào năm ngoái."

Giảm lợi thế cạnh tranh về lao động, giải quyết bài toán việc làm

Trước đây, Việt Nam được biết đến là quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tuy nhiên, CMCN 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, bên cạnh những thách thức là nguy cơ mất việc làm Bởi lẽ đặc trưng nổi bật của CMCN 4.0 là nhiều công đoạn sản xuất sẽ được thay thế bằng máy móc, sẽ là mối đe dọa với lực lượng lao động trình độ thấp đang làm việc trong các nhà máy Chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 30 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trình độ lạc hậu của người lao động và của cả nền kinh tế chính là trở ngại lớn nhất để chúng ta bắt kịp với các thành tựu khoa học, công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt

Nam có thể thất nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực của Việt nam còn rất nhiều hạn chế Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp Theo số liệu thống kê điều tra lao động việc làm quý 4 năm 2018 thì có tới 78.4% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; 9.48% lao động có trình độ đại học trở lên; 3.17% lao động có trình độ cao đẳng; 5.42% lao động có trình độ trung cấp; 3.53% lao động có trình độ sơ cấp Thêm vào đó, những người lao động có trình độ đại học trở lên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao.

Bảng 2.2: Số liệu thống kê điều tra lao động việc làm tính đến Quý 4/2018

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Nhiều ví dụ trên thế giới minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 thay thế con người trong quá trình trao đổi, mua bán, có thể kể đến một ví dụ khá đặc biệt đó là cửa hàng không người bán lần đầu tiên xuất hiện mang tên Amazon Go.

Lý do chính mà mazon dựng lên một cửa hàng như thế này là để kiểm tra một giả thuyết có thể mang tính đột phá của mazon: bằng việc khiến các cửa hàng tiện lợi ngày càng tiện lợi hơn, với sự trợ giúp của công nghệ, mazon có thể chiếm được thêm một nhóm khách hàng trung thành, những người mà có thể đã không dùng sản phẩm online của mazon bấy lâu nay, khiến cho nhóm này tiếp cận được với hãng mazon thông qua các cửa hàng thật, nơi mà phần lớn việc mua sắm thực phẩm và đồ tạp hoá vẫn thường diễn ra Để hoàn thành mục tiêu này, mazon

Go được trang bị công nghệ hiện đại, cho phép người mua chỉ việc lấy đồ ra khỏi kệ và bước ra ngoài Công nghệ cho phép mazon thanh toán tiền sản phẩm tự động, và người mua hàng sẽ không phải dừng lại một giây nào để trả tiền Không còn phải xếp hàng thanh toán, và cũng không còn phải chờ đợi gì nữa Điều này có nghĩa là nhân viên thu ngân sẽ không còn cần thiết nữa, tuy nhiên vẫn sẽ có một vài nhân viên làm việc tại cửa hàng Tại cửa hàng sẽ có một nhân viên chào đón đứng tại cửa ra vào, một nhân viên kiểm tra thẻ ID sẽ đứng gần quầy rượu bia, và ít nhất 6 nhân viên sẽ làm việc tại quầy nhà bếp.

Rõ ràng, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới.Khi thời kỳ Robot hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm.

Hiệu quả đầu tư về Công nghệ chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Có thể nhận thấy, trình độ khoa học công nghệ của nước ta đang ở vị trí thấp so với mức trung bình của thế giới Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tính đến năm

2018, hiện nay cả nước có gần 700 nghìn doanh nghiệp, với hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ Trong đó, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang , chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao Một khảo sát khác từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ giá trị nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm tại Việt Nam chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi tỷ lệ tại các nước đang phát triển khác lên đến 40%. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, Việt Nam được xếp hạng chung là 55/137 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều (Năng lực hấp thụ công nghệ: 93; Chuyển giao công nghệ từ FDI: 89; Độ sâu của chuỗi giá trị: 106)

Mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả mang lại chưa thực sự cao Hình ảnh những chú Robot phục vụ ở quán cà phê mà chúng ta thấy đôi khi chỉ dừng lại ở khía cạnh thu hút sự chú ý, kích thích trí tò mò của khách hàng ở thời điểm hiện tại và chưa thể xem là một hình thức thay thế con người Bởi Robot phục vụ còn chậm, giao tiếp chỉ dừng lại ở một số câu nói phổ biến, về lâu dài, khi khách hàng không còn hứng thú về chú Robot này nữa thì nghĩa là doanh nghiệp đã thất bại Bên cạnh đó, chi phí đầu tư lớn nên các doanh nghiệp bán lẻ Việt chưa mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng bán lẻ điện tử, song song với các cửa hàng bán lẻ truyền thống do vậy, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân viên Ngược lại, nếu chỉ bán hàng online, dù không mất chi phí mặt bằng, nhân viên nhưng đây cũng là hình thức bán hàng không ổn định khi phải đối diện với những rào cản về lòng tin người tiêu dùng, vấn đề vận chuyển và thanh toán Ngược lại trên thế giới, chúng ta chứng kiến sự phát triển công nghệ mạnh mẽ.

Thứ nhất , Sự kết hợp của Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây

(cloud computing), Chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng Starbucks gần đây đã kết hợp với Microsoft để kết nối máy móc pha chế trong cửa tiệm với đám mây lưu trữ dữ liệu thông qua hệ thống IoT zure Sphere của Microsoft Thông qua màn hình hiển thị, các cửa hàng Starbucks giờ đây có thể theo dõi chính xác số lượng cà phê bán ra, nhờ đó mà biết được khách hàng đang ưa chuộng những loại thức uống nào hơn.

Chưa hết, khi chuỗi cửa hàng cà phê này cập nhật công thức pha chế thức uống mới, hãng có thể đưa chúng vào các thiết bị pha chế có kết nối với đám mây ngay lập tức, thay vì phải truyền dữ liệu bằng cách cắm USB truyền thống như trước Starbucks nhận định việc phát kiến này sẽ giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn, đồng thời đảm bảo nước uống luôn giữ được chất lượng, giảm thiểu tồn dư, quản lý năng lượng tiêu thụ và giúp bảo trì máy móc đúng lúc "Mỗi cửa hàng Starbucks thường được trang bị 15-20 thiết bị," Jeff Wile, phó chủ tịch cấp cao của công ty cho hay.

"Từ nay mỗi máy móc sẽ được quản lý và bảo trì đúng thời điểm, nhờ vậy chi phí chi trả cho những lần bảo trì dư thừa sẽ được xóa bỏ Mặc dù Starbucks vào cuộc trễ và chỉ bắt đầu "cuộc di cư lên đám mây" từ khoảng ba năm trước tuy vậy hãng đang nỗ lực làm việc cùng Microsoft, và công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới cũng đang cắt cử những kĩ sư cốt cán sang giúp Starbucks hoàn thành bước chuyển mình này.

Thứ hai , Xu hướng cửa hàng không cần thanh toán Loại hình cửa hàng nói không với sự hiện diện của các quầy thanh toán là một trong những xu hướng nóng nhất ngành bán lẻ hiện tại mazon hiện đang dẫn đầu đường đua với chuỗi cửa hàng mazon Go và nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ khách hàng Tại sự kiện

"Retail's Big Show", Intel đã trưng bày mô hình cửa hàng không cần thanh toán và máy bán hàng thông minh do hãng hợp tác cùng gã khổng lồ JD.com của Trung Quốc tạo nên Người phát ngôn của JD.com cho hay công ty đến với sự kiện nhằm khám phá tiềm năng mang loại hình cửa hàng mới tại Mỹ và các quốc gia khác. Nhiều nhà bán lẻ khác cũng tỏ ra rất hứng thú với cơn gió lạ này, Zippin đã nhanh chóng bước vào đường đua, đối đầu trực tiếp với mazon Công ty đã cho ra mắt một cửa hàng không cần thanh toán rộng 14 mét vuông tại San Francisco Đây cũng là nơi tọa lạc của hai cửa hàng mazon Go Ông Motukuri, CEO và đồng sáng lập của Zippin chia sẻ: "Sự xuất hiện của Amazon Go đã trở thành động lực cho chúng tôi.

Nhiều nhà bán lẻ bắt đầu để mắt tới công nghệ xây dựng cửa hàng không cần thanh toán của Zippin sau khi Amazon Go chính thức ra mắt vào năm ngoái."

Zippin hiện đã trở thành nhà cung cấp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ và nhiều cửa hàng không cần thanh toán sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2019.

Thứ ba , sự xuất hiện người máy và máy bay không người lái.Khách hàng hiện đại giờ đây đa số đặt hàng trực tuyến, tuy nhiên, vẫn phát triển hệ thống cửa hàng thực để tăng trải nghiệm của khách hàng Điều này khiến các nhà bán lẻ chú trọng đầu tư và cải thiện trải nghiệm tại các cửa hàng thực nhiều hơn bao giờ hết.

2019 sẽ lại là một năm họ mải miết tìm thêm phương thức để loại bỏ bóng dáng nhân viên trong cửa hàng Các doanh nghiệp bán lẻ mong muốn giải phóng nhân lực của mình khỏi những công việc vụn vặt thường ngày và tập trung hơn vào chăm sóc khách hàng. mazon hiện tại đang sở hữu hơn 100.000 rô bốt giúp sắp xếp hàng hóa Điều này khiến những đối thủ còn lại trên đường đua bán lẻ cũng đứng ngồi không yên Tại sự kiện "Retail's Big Show", Tompkins Robotics đã giới thiệu dòng rô bốt tự lái t-Sort giúp sắp xếp hàng hóa, từ đó giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng Các rô bốt này vượt trội hơn rô bốt của mazon nhờ tính năng di chuyển và tự định hướng giữa các kệ hàng Công ty hiện đang là đối tác của bốn trong số 15 nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ, chủ tịch Mike Futch của Tompkins chia sẻ Rất nhiều khách hàng của họ muốn tận dụng rô bốt trong các cửa hàng quy mô lớn nhằm hoàn thành các đơn hàng trong ngày, thậm chí của ngày hôm sau Bên cạnh rô bốt, các nhà bán lẻ cũng đang ráo riết phát triển máy bay không người lái (drone) nhằm giúp quản lý hàng hóa trên kệ, hạn chế trường hợp sản phẩm bị đặt nhầm kệ hay hết hàng.Chủ tịch vàCEO của Pensa System, công ty nghiên cứu và phát triển drone dùng trong bán lẻ cho hay: "Kệ hàng tại những cửa hàng bán lẻ giống như những hố đen vũ trụ.Không một phát kiến nào có thể giúp nhận biết những hàng hóa đang có trên đó, và chúng tôi đang cố gắng thay đổi điều này."Drone không phải là phương thức duy nhất giúp giám sát hàng hóa trên kệ Trong năm 2019, chuỗi siêu thị Giant FoodStores sẽ ứng dụng Marty, một loại rô bốt có gắn camera quan sát, trong khắp 172 cửa tiệm của mình.

Thứ tư, các nhà bán lẻ đang tìm cách loại bỏ các nhãn và bảng giá bằng giấy truyền thống Doanh nghiệp bán lẻ nổi tiếng Kroger hiện đang kết hợp vớiMicrosoft để tạo ra các kệ hàng điện tử Những kệ hàng này sẽ được kết nối với ứng dụng riêng của Kroger Khi khách hàng đi qua, các bảng điện tử gắn ngay kệ sẽ phát sáng và hiển thị mọi thông tin cần biết về sản phẩm Điều này giúp tiết kiệm giấy dùng để làm bảng và nhãn giá, đồng thời thu hút sự chú ý của khách hàng nếu sản phẩm hiện đang khuyến mãi bằng hiển thị màu sắc hay hiệu ứng khác biệt ngay trên bảng điện tử Kroger thậm chí còn có thể sử dụng không gian của các bảng điện tử này làm bảng quảng cáo cho các nhãn hàng tiêu dùng Không dừng lại ở đó, công ty còn đang chế tạo một nền tảng tự động bán quảng cáo trên bảng giá điện tử, giúp các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng điều chỉnh dòng chi phí quảng cáo theo chiều hướng hiệu quả hơn Sử dụng bảng giá điện tử giúp giảm bớt công đoạn thay thế giá bằng tay của nhân viên bởi đối với mỗi sản phẩm tại một thời điểm nhất định sẽ có các chương trình khuyến mãi khác nhau, hơn nữa về lâu dài một số doanh nghiệp đang nghiên cứu điều chỉnh giá một số mặt hàng theo giờ hoặc theo mùa, ví dụ vào mùa nắng nóng, các sản phẩm kem chống nắng sẽ có mức giá tốt hơn, hoặc đến giờ nội trợ sẽ có những chương trình ưu đãi giành cho các gian hàng thực phẩm v…v

Nguồn nhân lực chất lượng cao khan hiếm

Một thách thức lớn khác của cách mạng 4.0 cho ngành bán lẻ Việt Nam chính là nguồn nhân lực Khác với bán lẻ truyền thống, đội ngũ nhân viên phục vụ chủ yếu tương tác trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên bán lẻ 4.0 trên nền tảng công nghệ hiện đại đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo, am hiểu chuyên sâu, bắt kịp xu thế, làm chủ được các thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng đang dần thay thế công việc cho con người.

Việt Nam có quy mô dân số trên 97 triệu người 6 , đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 trongkhu vực Đông Nam Á Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 1/2018 củaTổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam ước tínhkhoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 54% tổng dân số Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, và đang trong thời kỳ dân số vàng Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0 Với số lượngnhân lực đông, dồi dào thì chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam cũngcó thể được xem là thế mạnh trong quá trình CMCN 4.0.

Việt Nam co gần 12 triệu nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ từ đào tạo nghề trở lên, trong đó nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo.

Bảng 2.3: Lực lƣợng lao động Việt Nam năm 2017 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: nghìn người

Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2018 Đại học trở lên 5,137

Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 3,039

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 43,181

Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 1/2018.

Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng lao động đã qua đào tạo, nguồn nhân lực chưa quađào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (78.5%) Đây thực sự là rào cản, hạn chế lớn của nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 này Đồng thời, những hạn chế này đã đưa đến nhiều hệ lụy khác như năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh cũng như giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ lực lƣợng lao động Việt Nam Quý 1 năm 2018 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 1/2018

Mặc dù nguồn nhân lực Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm sâu sắc bằng những định hướng phát triển, có thể kể đến như: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt nam thời kỳ 2011 – 2020; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt nam thời kỳ 2011-2020 (Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), tuy nhiên, tính cụ thể và hiệu quả thực thi những chủ trương, chính sách này vẫn chưa cao Lực lượng lao động của Việt Nam tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, trong đó, số lao động làm các nghề giản đơn tỷ lệ cao nhất (37 - 40%), tỷ lệ lao động làm công việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ dao động trong khoảng 6-7% CMCN 4.0 với những công nghệ mới được tạo ra, đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Điều này là thách thức rất lớn đối với nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động có việc làm theo nhóm nghề nghiệp

2 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 3,721

3 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 1,853

5 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng 9,386

6 Nghề trong nông, lâm ngƣ nghiệp 5,343

7 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 7,289

8 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc 5,243

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo điều tra Lao động việc làm Q1/2018

Trong kỷ nguyên số như hiện nay, các công việc mang tính sáng tạo và đặt ra yêu cầu ngày càng cao, các nhà tuyển dụng sẽ cần nguồn nhân lực chất lượng cao vàcó khả năng thích ứng tốt với các thay đổi về cách thức sản xuất cũng như công nghệmới Vì vậy, chính bản thân mỗi người lao động phải không ngừng nâng cao trình độchuyên môn, kỹ năng của mình để ứng phó với nhiều biến động về thị trường cũng như yêu cầu việc làm trong tương lai, nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc nhậu và bị đào thải.

Theo Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố tháng 4/2018, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực.

So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số nguồn nhân lực ViệtNam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng gần tương đươngCampuchia.

Biểu đồ 2.6: Thứ hạng về chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam và các nước ASEAN

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018

Biểu đồ 2.7: Thứ hạng về chỉ số lao động có chuyên môn cao của Việt Nam và các nước ASEAN

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018.

Trong CMCN 4.0 lần này, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau i có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công Đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với những thập kỷ trước, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn Thực tế hiện nay, giáo dục đại học về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Biểu đồ 2.8:Thứ hạng về chỉ số chất lƣợng đào tạo nghề của Việt Nam và các nước ASEAN

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018

CMCN 4.0 với những công nghệ mới, làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự Đây là một thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam Vì vậy, các trường đại học ở Việt Nam cần phải nhận thức được những thách thức này, từ đó, có chiến lược phù hợp cho việc phát triển khoa học, công nghệ, thay đổi phương thức đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời kỳ kỹ thuật số.

Bên cạnh đó,CMCN 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động Hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt: thị trường kỹ năng cao, thị trường kỹ năng thấp và dẫn đến gia tăng sự phân hóa, hoặc tạo ra nhu cầu việc làm hoàn toàn mới so với trước đây, do vậy cần có sự chủ động chuẩn bị trong việc đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ mất lợi thế cạnh tranh, áp lực lớn từ các

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, với nhiều hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, mức vốn chỉ ở mức từ

04 đến 07 tỷ đồng/doanh nghiệp; trình độ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu Cùng với đó, 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên1980-1990; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh (Thái Linh, 2017).

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECOM) tại các doanh nghiệp xuât - nhập khẩu cho thấy, năm 2016 mới chỉ có 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website Điều này rõ ràng là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra.Doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp trong nước.

Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển Đây cũng chính là áp lực lớn cho Việt Nam Việt Nam cần tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.

Nhờ thành tựu của công nghệ, người mua có thể đặt hàng từ bất cứ nhà cung cấp nào ở trong nước, thậm chí mua hàng ở các quốc gia khác, hàng cũng sẽ được giao đến tận nhà Chính vì thế, lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý hay giá cả của doanh nghiệp Việt đều giảm vì khách hàng dễ dàng tìm được nhà cung cấp giá rẻ hay chất lượng tốt hơn Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn, trang bị công nghệ hiện đại theo xu hướng 4.0 sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ mất thị phần, nhân sự và lợi thế cạnh tranh.

2.2.5 Năng lực cạnh tranh về CMCN 4.0 thấp so với các nước trong khu vực, bất cập trong hoạch định Chính sách của nhà nước

Theo báo cáo năm 2018 về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới công bố, trong tổng số 100 quốc gia được đánh giá, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 ở mức thấp, nhưng tiềm năng Trong số các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai thì các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo công nghệ - liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị choCMCN 4.0 của Việt Nam đều có điểm sốthấp Cụ thể: (i) Việt Nam chỉ xếp thứ70/100 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất

90/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó, hạng 92/100 về công nghệ nền tảng (Technology Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo Nếu so sánh một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta xếp sau Malaysia (xếp hạng thứ 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100).

Biểu đồ 2.9: Đánh giá năng lực cạnh tranh 4.0 của các nước ASEAN

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (2018).

Về tiềm năng sản xuất, đánh giá của WEF cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng CMCN 4.0 của Việt Nam khá thấp, chỉ thuộc nhóm nước sơ khởi (Nascent).Cấu trúc sản xuất đạt 4,96/10 điểm (xếp hạng 48/100), Động lực sản xuất đạt4,93/10 điểm (xếp hạng 53/100) Đi sâu vào từng chỉ tiêu thành phần, mức độ phức tạp của cấu trúc sản xuất chỉ xếp hạng 72 dù quy mô ngành chế tạo khá lớn (xếp hạng 17) Các chỉ tiêu thành phần của Động lực sản xuất cũng không được đánh giá cao: công nghệ và sáng tạo xếp hạng 90; nhân lực: hạng 70; thể chế: hạng 53 (Hiệu quả và hiệu lực chính phủ, Thượng tôn pháp luật); nguồn lực bền vững: hạng 87.

Hình 2.3: Đánh giá tiềm năng sản xuất CMCN 4.0 của các nước ASEAN

Nguồn: Assessment of ASEAN Readiness for Industry 4.0, 2018.

Năng lực KH&CN của Việt Nam nhìn chung vẫn là một nút thắt với Việt Nam trong CMCN 4.0 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), hai trụ cột liên quan tới KH&CN về Mức độ sẵn sàng công nghệ (Trụ cột thứ 9) và Đổi mới sáng tạo (Trụ cột thứ 11) có thứ hạng tương đối thấp (lần lượt là 79 và 71); trong đó các chỉ tiêu thành phần quan trọng nhìn chung đều rất yếu: Năng lực hấp thụ công nghệ: 99; Năng lực đổi mới sáng tạo: 79; Mức độ phức tạp của quy trình sản xuất: 87; Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học: 90; Số lượng nhân lực KH&CN: 78; tỷ lệ bằng sáng chế và ứng dụng trên 1 triệu dân: 91; v.v Xét về tiềm lực KH&CN, hơn 1/3 các tổ chức R&D hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ (35%); chủ yếu có quy mô nhỏ Trong khi đó, các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam không được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng của khu vực và thế giới. Đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) cho hoạt động KH&CN vẫn còn khiêm hướng giảm Năm 2015, tổng chi cho R&D của Việt Nam đạt khoảng 17,39 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,52% tổng chi NSNN và 0,41% của GDP Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho KH&CN hằng năm vẫn dưới 1% GDP, thấp hơn Chiến lược về phát triển KH&CN đề ra Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc năm

2010 là 2,2% GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP Tổng chi quốc gia choR&D (GERD) của Việt Nam cũng thấp hơn so với thế giới (0,37% GDP, thấp hơn đáng kể so với Thái Lan (0,63%), Malaysia (1,13%), Singapore (2,20%) NSNN cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam (56,7%), trong khi của khu vực doanh nghiệp là 41,8% Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quốc gia nào có nền KH&CN càng phát triển thì tỉ trọng đầu tư cho KH&CN của khu vực ngoài nhà nước so với NSNN càng lớn Chẳng hạn, tỷ trọng này khá cao ở các nước phát triển như tại châu Âu (EU: 55%), Hàn Quốc (75,7%), Nhật Bản (75,5%).

Bảng 2.5: So sánh tổng chi cho R&D của Việt Nam và một số quốc gia

Quốc gia Tổng chi cho R&D Tỷ lệ đầy tƣ của DN

Nguồn: Bộ KH&CN (2016); Chỉ số phát triển thế giới (WDI) của WB (2017).

Tốc độ đổi mới công nghệ cũng là một điểm yếu của Việt Nam, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 cho thấy trụ cột về mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam chỉ xếp hạng 71/137, thấp hơn nhiều so với Singapore (14), Thái Lan (60). Trong đó, chỉ số thành phần về Mức độ sẵn có của công nghệ mới của Việt Nam chỉ được xếp hạng 112, Khả năng hấp thụ công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp xếp hạng 93, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI xếp hạng 89 Vẫn còn tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả.

Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam cũng chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước Vai trò lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp FDI còn hạn chế, trong khi đây luôn được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp các nước đang phát triển như Việt Nam nhanh chóng tiếp thu được công nghệ mới, hiện đại từ các đối tác nước ngoài, rút ngắn khoảng cách về năng lực công nghệ, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất Khu vực doanh nghiệp nhìn chung có trình độ công nghệ thấp, tuy nhiên tiềm năng ứng dụng CMCN 4.0 rất lớn Nghiên cứu gần đây của Bộ Công thương về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp cho thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình củaCMCN 4.0 như điện toán đám mây, công nghệ thiết bị đầu cuối, in 3D, phân tích và quản trị dữ liệu lớn (Big data), v.v Xu hướng sử dụng các công nghệ này cũng tăng lên theo quy mô doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0 tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Sẽ áp Không có Không liên Đang áp dụng

Công nghệ dụng kế hoạch áp quan Tổng dụng Điện toán đám 15,1 4,5 65,6 14,8 100,0 mây

Kết nối thiết bị với thiết bị/sản phẩm 12,4 6,1 68,9 12,6 100,0

Công nghệ thiết bị đầu cuối di động 4,0 4,1 70,1 21,8 100,0

Công nghệ định vị thời gian 1,7 3,5 72,2 22,7 100,0 thực

Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến 1,3 1,9 58,7 38,1 100,0

Phân tích và quản trị dữ liệu 0,5 4,0 14,1 81,5 100,0

Bên cạnh đó, rào cản trong xây dựng chính sách, hoạch định chính sách trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệplà thách thức phổ biến với hầu hết các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam Hai yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này là Internet và công nghệ số cho phép tạo ra những giá trị số hóa, phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử (chẳng hạn như quản lý như thế nào đối với tiền điện tử Bitcoin, dịch vụ vận chuyển Uber ) Thực tế này cho thấy, chính sách và pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ.Những tài sản “mới” xuất hiện giờ đây không thể được quản lý theo phương thức truyền thống mà cần có những chính sách và hành lang pháp lý mới. Nếu các khuôn khổ pháp lý không hoàn thiện và không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh của công nghệ số nói riêng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung thì sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT

Xu hướng phát triển ngành bán lẻ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp

Khi người tiêu dùng ngày càng có nhiều yêu cầu hơn về trải nghiệm mua sắm, bán hàng đa kênh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Các nhà bán lẻ sẽ khó kinh doanh thuận lợi nếu như chỉ tập trung vào 1 kênh duy nhất Điều quan trọng mà các nhà bán lẻ cần biết: không phải sự xuất hiện của thương hiệu trên nhiều kênh là tốt, mà cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng ở nhiều kênh mới là tốt nhất Như đã nói ở trên, xu hướng người tiêu dùng cho thấy càng ngày họ càng sử dụng nhiều kênh để mua sắm hơn điều này đồng nghĩa với việc phát triển đa kênh giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn ở kênh bán hàng chính, một nhà bán lẻ có 2 kênh bán hàng thì doanh thu sẽ tăng gần gấp 2 lần.

Hiện tại, các nhà bán lẻ trực tuyến có xu hướng mở thêm cửa hàng thực tế (cửa hàng offline) bằng cách xây dựng hoặc thuê của nhà cung cấp để không chỉ giúp khách hàng chọn mua sản phẩm trực tuyến thông qua các ứng dụng (app) trên thiết bị di động mà còn cảm nhận trực tiếp sản phẩm Trên thế giới, các thương hiệu lớn v các nhà kinh doanh trực tuyến lớn như Everlane, mazon, Habitat đều mở cửa hàng thực Trong khi đó, các thương hiệu Uniqlo, Funan đã mang đến cho khách hàng cảm giác được trải nghiệm mua sắm online lẫn offline bởi xu hướng khách hàng mua nhiều hơn khi đến cửa hàng nhận những món hàng đặt mua trực tuyến. Dẫn nghiên cứu của Công ty, bà Rebecca Pearson - Phó giám đốc CBRE Châu Á cho biết, hiện có đến 90% người mua sắm ở Châu Á - Thái Bình Dương mua hàng hóa nhiều hơn nếu họ đến cửa hàng thực tế nhận những mặt hàng đã đặt trực tuyến. Khách hàng hiện đại thích đặt hàng online nhưng muốn đến tận cửa hàng để chạm, sờ, cảm nhận sản phẩm trước khi nhận hàng.

Thực tế đã chứng minh những tập đoàn thương mại lớn mạnh như Walmart, Target hay mazon đều phải dựa trên nền móng hậu cần vững chắc, bao gồm cả những dây chuyền cung ứng khổng lồ và các giải pháp quản trị linh hoạt, luôn đáp ứng được sự thay đổi và sự biến động của thị trường Walmart là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, bao gồm 11.527 cửa hàng hiện diện ở 28 quốc gia, sử dụng 2,3 triệu nhân viên để phục vụ cho hơn 260 triệu khách hàng mỗi tuần Thật khó tưởng tượng một nước Mỹ không có Walmart khi mà có khoảng 140 triệu người có thói quen đi đến loạt siêu thị này hằng tuần, mà các điểm đến cách nơi ở của họ không quá 20 phút lái xe Và, để vận hành hệ thống khổng lồ này, từ năm 2014 đến nay, trung bình mỗi năm Walmart đã đầu tư 32 tỉ đô la Mỹ chỉ riêng cho mảng hậu cần (logistics).

Trong thời gian gần đây, “người khổng lồ” thương mại điện tử mazon đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống hậu cần, từ những tổng kho thành những trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment centers) và trung tâm phân phối, và đi kèm theo đó là việc tuyển dụng nhân viên rầm rộ mazon đang tìm một quốc gia khác để đặt thêm một đại bản doanh, không chỉ vì để giảm chi phí so với đại bản doanh Seattle ở Mỹ mà còn nhắm đến việc tái cấu trúc hệ thống hậu cần vốn đang trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau The Wall Street Journal cho biết mazon đang có kế hoạch tuyển dụng thêm 100.000 nhân sự làm việc toàn thời gian để phục vụ cho hai trung tâm tác nghiệp nói trên của tập đoàn.

Trong khi đó, Target đang đẩy nhanh việc xóa dần ranh giới giữa các cửa hàng bách hóa truyền thống và hệ thống phân phối thương mại điện tử Nhà bán lẻ khổng lồ này đang khẩn trương tái cấu trúc những cửa hàng theo hướng gọn nhẹ hơn, và có thể thực hiện nhiều chức năng của một trung tâm phân phối Hãng đang lên kế hoạch mở rộng những giải pháp để thêm sự tùy chọn về phân phối hàng hóa và những cửa hàng bán lẻ đều có thêm chức năng giao hàng đến tận nhà cho khách đặt hàng qua mạng.

Nền thương mại mới, nền thương mại kết nối và nay là nền thương mại thông minh đang ở thời kỳ tái cấu trúc hệ thống, và những sự dịch chuyển tưởng chừng trái chiều đó thực chất là cùng hướng: Tất cả các nhà bán lẻ, đi đầu là những tập đoàn và công ty lớn, buộc phải hiện diện thường trực, không chỉ trên Internet mà cả trên mặt đất, và cả hai phải hoạt động liền lạc với nhau trong hệ sinh thái đa kênh Điều này có nghĩa là đa kênh không còn là sản phẩm riêng của các chuỗi cửa hàng mặt đất mà là của cả nền thương mại mới, trong đó có cả những công ty thương mại điện tử Sự tự động hóa trong ngành bán lẻ đang giết chết việc làm, nhưng thương mại điện tử và trào lưu đa kênh lại được xem là “cỗ máy” tạo ra những việc làm mới, nhiều hơn số công việc bị mất đi, với những khoản thu nhập cũng cao hơn Điều nghịch lý này được chứng minh bởi những cuộc thống kê và nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ Cụ thể, khi công việc về hành chính, kế toán biến mất thì các trung tâm hoàn thiện đơn hàng và các đơn vị giao nhận lại thông báo các đợt tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn Tiến sĩ Michael Mandel, nhà kinh tế chiến lược tại Viện Chính sách Tiến bộ ở Washington, nhận định quá trình chuyển đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại đa kênh cũng đóng góp vào mục tiêu phát triển việc làm cho xã hội. Đa kênh đang trở thành một phương thức thương mại mới, giúp phối hợp các kênh bán hàng một cách thống nhất, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và sự quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, không chỉ làm nâng cao giá trị của thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể Sự chuyển mạnh sang đa kênh không chỉ làm thay đổi cấu trúc hạ tầng của nền thương mại mà còn có tác động tích cực đến hệ thống việc làm: thương mại điện tử, thương mại di động và các hình thức bán hàng trên mạng không làm biến mất các nhân viên cửa hàng bách hóa mà đang tạo ra một lớp người lao động mới, mà một số tự trả lương cho mình bằng lợi nhuận kinh doanh cao hơn trong chuỗi cung ứng mới.

3.1.2 Đặt khách hàng làm trọng tâm, tăng trải nghiệm cho khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng chính là tác nhân, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng bán lẻ Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng hội nhập, phát triển ngày càng hiện đại Cộng thêm những tiến bộ về phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật số và công nghệ di động thông minh, chắc chắn thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phải chuyển mình để đáp ứng Các trung tâm thương mại giờ đây không chỉ đồng bộ về mặt hàng hóa mà còn là điểm đến mang tính cộng đồng, là nơi vui chơi, mua sắm của cả khu vực và đang có xu hướng mở rộng ra các tỉnh - thành Đặc biệt, các chủ đầu tư lớn như Vincom Retail, Vivo City, eon Mall đã thường xuyên tổ chức quảng bá, hoạt động cộng đồng mang đến nhiều trải nghiệm cho người dùng và nhà bán lẻ cũng được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động này.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng thông minh, họ hiểu rõ trong tất cả những nội dung quảng cáo điều gì là sự thật, điều gì chỉ nhằm câu kéo mua hàng.

Từ đó dẫn đến để cạnh tranh, giành khách hàng, doanh nghiệp phải thay đổi cách chăm sóc khách hàng, tăng trải nghiệm Những nhà bán lẻ chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ không còn nằm trong cuộc chơi, Forrester dự đoán môi trường mới đầy thách thức này sẽ đặt ra những nhu cầu khắc nghiệt và khác biệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách phát triển, tiếp thị, bán và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.Công nghệ mới đã đưa khách hàng vào vị trí trên hết, họ có quyền lực, các ứng dụng như Snapchat, WeChat và Whats pp cho thấy chúng ta đang nhanh chóng tiến tới một thực tế trong đó mọi thứ diễn ra theo thời gian thực Kết quả tự nhiên là mọi người muốn sự hài lòng tức thì và điều này đã có tác động sâu sắc đến kỳ vọng của khách hàng.

Khách hàng ngày nay không đến cửa hàng để xem giá, xem thông tin sản phẩm và so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác nữa Tất cả những công việc ấy đã được thực hiện một cách dễ dàng và tiện lợi khi họ ngồi ở nhà, thông qua các công cụ online Khách hàng có thể vào Google và tìm được rất nhiều thông tin để đọc, hình ảnh và clip để xem, so sánh giá giữa các điểm bán Họ lướt Facebook xem đâu là xu hướng mới, xem các KOLs, micro-influencers mình quan tâm khen-chê thế nào rồi mới quyết định có đến cửa hàng thực để mua hay không.

Mục đích đến cửa hàng của người tiêu dùng hiện đại đã thay đổi Họ đến để kiểm tra lần cuối cùng xem sản phẩm họ mua có thật như họ nghĩ không? Và đây chính là thời điểm vàng mà các nhà bán lẻ có cơ hội để tác động, kích thích và chi phối quyết định mua hàng.

Khách hàng có năm giác quan tự nhiên để cảm nhận, ra quyết định và thực hiện mọi hành vi trong cuộc sống, bao gồm cả việc mua sắm Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa trải nghiệm đa giác quan và cách thức mua sắm tại cửa hàng Từ năm 1982, nghiên cứu của giáo sư ngành marketing người Mỹ Ronald L Milliman cho thấy những bản nhạc có tiết tấu chậm giúp tăng các khoản chi tiêu của người tiêu dùng trong siêu thị lên 39,2% Một khảo sát khác của nhãn hàng Nike chỉ ra mùi hương trong cửa hàng khiến khách hàng tăng quyết định mua lên thêm 80% còn hãng Diageo, chủ sở hữu của các nhãn đồ uống nổi tiếng như Johnnie Walker, Baileys… nhận thấy một cửa hàng xây dựng thành công môi trường kích thích đa giác quan có thể giúp thúc đẩy mức độ hào hứng của khách hàng dành cho sản phẩm rượu whisky lên tới 20% Có thể nói, hành trình mua sắm của khách hàng là một trải nghiệm cảm xúc và cửa hàng có thể dễ dàng can thiệp vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng nếu đánh đúng vào ham muốn được thoả mãn của họ ngay trong cửa hàng Với những chuỗi cửa hàng bán lẻ hoặc các đại lý của các nhãn hàng lớn có tiềm lực về tài chính tốt, họ có thể dễ dàng triển khai những cửa hàng có thiết kế đẹp, có ý tưởng độc đáo, hiệu quả tác động đến cảm xúc khách hàng cao Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với luồng tiền giới hạn, họ vẫn có những cách thức riêng để kích thích quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

3.1.3 Cửa hàng tiện lợi tại khu vực thành phố sẽ tiếp tục phát triển

Cửa hàng tiện lợi, về bản chất, cung cấp các mặt hàng gần giống với cửa hàng tạp hóa truyền thống, nhưng được vận hành tập trung, đồng nhất bởi một thương hiệu Với quy mô lớn, các chuỗi cửa hàng tạp hóa cũng dễ thỏa thuận với các nhà phân phối để có giá thành thấp và mặt hàng đa dạng hơn.Những cửa hàng nhỏ sẽ giúp các nhà bán lẻ dễ luồn lách trong những khu vực thành thị chật chội và đông đúc hơn, đây chính là xu hướng mới của bán lẻ.Việt Nam hiện có hai mô hình chính là cửa hàng tiện ích như B’smart, Circle K, FamilyMart và siêu thị mini như Co.op Food, Satra Food, Vinmart+, Hai mô hình này có nhiều điểm khác biệt trong việc cung cấp các dịch vụ bên trong cửa tiệm cũng như chủng loại sản phẩm. Chẳng hạn các chuỗi cửa hàng tiện ích tập trung cung cấp các sản phẩm thuận tiện cho việc mang đi như bán đồ ăn và thức uống có thể sử dụng ngay; cung cấp không gian để khách hàng có thể ăn uống ngay tại cửa tiệm và các dịch vụ thanh toán hóa đơn kèm theo Trong khi đó, siêu thị mini lại là nơi giống như một siêu thị thu nhỏ. Chuỗi siêu thị này là nơi cung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống mỗi ngày, phù hợp với nhu cầu của các bà nội trợ, phụ nữ và người lớn tuổi Cuộc cạnh tranh giữa hai mô hình này sẽ mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Đồng thời qua đó cũng giúp doanh nghiệp bán lẻ phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trong thị trường

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường sia Plus, tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có tổng cộng 1608 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, TP HCM là nơi tập trung nhiều cửa hàng tiện lợi nhất - 995 cửa hàng, gần gấp đôi thị trường Hà Nội là 485 cửa hàng.

Bảng 3.1: Thống kê số cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc

Tên HCM Hà Nội Khác Tổng cộng

Thống kê của sia Plus chỉ ra, hệ thống VinMart+ của Vingroup hiện đang là đơn vị dẫn đầu về số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, với hơn 800 cửa hàng. Đặc biệt là tại thị trường Hà Nội, VinMart+ thể hiện sự vượt trội của mình khi mở tới 371 cửa hàng tiện lợi Trong khi các đối thủ cùng khu vực như Circle K và Shop&Go chỉ có 96 và 18 cửa hàng Xét về độ nhận diện thương hiệu, VinMart+, Family Mart và Circle K hiện đang là 3 ông lớn dẫn đầu, theo báo cáo của sia Plus. VinMart+ tỏ ra khá thịnh hành với đối tượng người tiêu dùng trên 30 tuổi, đặc biệt là các bà nội trợ Trong khi Family Mart và Circle K lại được lòng các bạn trẻ từ 16

Đề xuất giải pháp đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trước cuộc CMCN

Cuộc CMCN 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới Tuy nhiên, những yếu tố mà các nước đang phát triển như Việt Nam coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn ưu thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng Theo nhiều chuyên gia, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đang là thách thức hiện hữu đối với lao động Việt Nam Kỷ nguyên công nghệ số mang đến những cơ hội đột phá về năng suất, phát triển nhân lực công nghệ cao. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho hàng chục nghìn lao động đang đứng trước nguy cơ mất việc làm dù đang ở độ tuổi lao động Bởi vậy, nếu không sớm đưa ra các giải pháp thì Việt Nam không chỉ trở lên tụt hậu mà còn phải đối mặt với gánh nặng chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho hàng chục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp.

3.2.1.1 Nghiên cứu về Cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển công nghệ tiên tiến.

Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và những tác động của cuộc cách mạng này đến tình hình chung của xã hội cũng như trong kinh doanh để có giải pháp đúng đắn Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thời cơ bình đẳng cho mọi quốc gia nhưng chúng ta cần phải như các nước phát triển nên có thể đi đầu, dẫn dắt thế giới Cũng cần phải thấy rằng với quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, chúng ta rất dễ bị bỏ lại phía sau nếu không nỗ lực hết mình Chúng ta phải có giải pháp thông minh, không để các đối tác lợi dụng Việt Nam còn nghèo, cần tiền, cần vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu chính sách hợp lý để đưa công nghệ lạc hậu vào nước ta.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị Trong tương lai, đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất về lâu dài Các doanh nghiệp phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để tối giản quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Đồng thời, song song đó là thay đổi tư duy phát triển để có những bước đi đột phá phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới Để làm được việc này chúng ta phải dám chấp những tư duy mới có khi trái ngược với những gì mà ta đã và đang quan niệm trong một khoảng thời gian dài; đổi mới tư duy và phương thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ cao, có hệ thống tri thức, lý luận mới và tinh thần sáng tạo.

3.2.1.2 Tăng cường khả năng liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn. Để tăng khả năng liên doanh, liên kết doanh nghiệp cần tập trung vào đẩy mạnh việc liên kết, xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa hiện đại với tính chuyên nghiệp cao, nhanh chóng mở rộng thị phần bán lẻ Tăng cường mối liên kết dọc, liên kết ngang nhằm củng cố và mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ kinh doanh trên hoạt động bán lẻ Thúc đẩy việc tiến hành hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp bán lẻ, xây dựng chiến lược liên minh với các nhà sản xuất, người nuôi trồng để có giá sản phẩm tận gốc, không qua trung gian, đẩy mạnh tăng cường hợp tác và mở rộng liên kết với các địa phương khác trên cả nước động liên doanh, liên kết với các đối tác ngoài ngành bán lẻ thậm chí là cả các đối tác nước ngoài khi cung ứng các dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ logistic Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp bán lẻ cần hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing một cách chuyên nghiệp Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nhất là đẩy mạnh tiêu thụ ở khu vực nông thôn trên cả nước Đầu tư cho quảng bá, truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình cũng như làm tốt khâu chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng.

3.2.1.3 Tối ưu hóa mô hình kinh doanh và xây dựng chuỗi cung ứng thông minh. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức, ngược lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới người lao động Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ và các giải pháp phát triển kinh tế số, nhất là hệ sinh thái để phát triển thương mại điện tử, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, nâng cao mức độ sẵn sàng của công nghệ và giảm chi phí cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, bởi hiện nay chi phí Internet vẫn cao mà tốc độ đường truyền chưa cao.

Doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề văn hóa kinh doanh; nghiên cứu tính toán phương án tối ưu về đầu tư công nghệ thông tin; có chính sách bố trí, sắp xếp nhân lực nhân lực khi thực hiện doanh nghiệp số, tạo lập môi trường đổi mới và sáng tạo;tăng cường hợp tác và kết nối, chủ động và tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực Doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro công nghệ thông tin; xây dựng, quản lý khai thác và phân tích cơ sỏ dữ liệu.

3.2.1.4 Xây dựng chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm a) Tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.

Việc ra quyết định của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc và kinh nghiệm, như vậy khi bạn tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời ngay từ lần mua đầu tiên thì khách hàng sẽ có thiện cảm với bạn Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí tạo cho khách hàng trải nghiệm thú vị từ những điểm chạm "touch-point" đầu tiên khi mà khách hàng nghe đến tên thương hiệu, truy cập website hay đặt chân đến cửa hàng.Những trải nghiệm có thể đến từ thái độ nhân viên, từ cách thiết kế, bài trí nội thất, chất lượng món ăn hay sản phẩm, cách chăm sóc khách hàng sau bán mỗi lần mà khách hàng "tiếp xúc" với thương hiệu là một cơ hội mà doanh nghiệp có thể tạo thiện cảm và mối quan hệ với khách hàng Đừng quá tập trung vào việc bán hàng, hãy tập trung cung cấp giá trị cho khách hàng, để thương hiệu luôn trong tâm trí khách hàng Bất kể khi nào có nhu cầu, bạn luôn là người khách hàng nhớ đến đầu tiên và tin tưởng mua hàng của bạn Một số điều doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

Thứ nhất , điểm bán hàng cần chọn đúng sản phẩm trưng bày và cách thức trưng bày Trước khi bước chân vào cửa hàng, người tiêu dùng đã phải trải qua một hành trình tìm tòi, di chuyển và họ không muốn lại mệt mỏi trong một mê cung các kệ hàng nữa Những nhà bán lẻ không có cách trưng bày sản phẩm rõ ràng, khiến khách hàng phải nhọc công tìm kiếm, sẽ không thành công trong việc tác động xúc cảm Bên cạnh đó, khách hàng thường có xu hướng nhặt nhạnh những sản phẩm nhỏ, có thể vừa vặn trong giỏ hàng, giá rẻ (ít nhất là trong niềm tin của họ), đem cảm giác phục vụ trực tiếp cho nhu cầu hàng ngày Đây cũng là lý do trong khoảng vài năm gần đây, các cửa hàng tiện lợi thời trang và phụ kiện giá rẻ như Daiso, Miniso, Mumuso… đua nhau mọc lên tại khắp các thành phố ở Việt Nam với lượng khách hàng vô cùng ổn định Các nhà bán lẻ có thể thử nghiệm các mặt hàng trưng bày khác nhau và đánh giá sức mua, lịch sử mua hàng để xác định đâu là sản phẩm dễ kích thích nhu cầu mua sắm và biến nó thành sản phẩm chủ lực của cửa hàng.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ khảo sát của chuyên trang theo dõi và nghiên cứu ngành bán lẻ Mobile Commerce Daily (nay là Retail Dive) cho thấy 21% số khách hàng cho biết họ từng bất chợt muốn đến tham quan và mua sắm ở cửa hàng sau khi xem quảng cáo trong các ứng dụng mua sắm trên điện thoại, 20% đến sau khi đọc tin nhắn quảng cáo và 22% sau khi xem các trang Facebook và mạng xã hội của các nhà bán lẻ Kết hợp và phát huy tối đa mọi ưu điểm của các kênh online- offline như vậy vừa giúp thương hiệu kích thích người mua sắm đến cửa hàng, vừa dễ kết nối và tìm hiểu nhu cầu của họ để điều chỉnh sản phẩm và cách thức bán hàng Các giải pháp kỹ thuật số tại cửa hàng còn hỗ trợ các nhà bán lẻ theo dõi, kiểm tra dữ liệu và đảm bảo sự hiện diện đầy đủ của các mặt hàng trên kệ lẫn trong kho, tránh trường hợp khách hàng tìm đến cửa hàng để mua một sản phẩm cụ thể nhưng không tìm thấy, thất vọng và bỏ về. b) Đo lường sự hài lòng của khách hàng

Việc đo lường cho doanh nghiệp rất nhiều thông tin hữu ích để cải thiện tình hình, ra quyết định và dự báo, ví dụ như hôm nay có bao nhiêu khách hàng hài lòng và không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ?Một công cụ đo lường sẽ giúp doanh nghiệp thu thập đánh giá và những phản hồi của khách hàng, công cụ này cho thể cho biết được tỷ lệ khách hàng hài lòng, không hài lòng của bạn theo thời gian thực và thống kê theo tháng, quý hoặc năm Đồng thời cho phép khách hàng góp ý chỉ ra những điểm mà bạn cần cải thiện, nếu khách hàng không hài lòng, họ sẽ chia sẻ điều đó với bạn bè, người thân và trên mạng xã hội. c) Hành động ngay với mỗi phản hồi khách hàng.

Ngày nay người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu những phản hồi của người dùng trước đó về sản phẩm mà họ sắp sửa mua Những khách hàng thân thiện luôn sẵn sàng góp ý, phản hồi về chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc yêu cầu được giúp đỡ Hãy luôn nhớ câu nói "Khách hàng là thượng đế" và doanh nghiệp đang chơi trò chơi "Thượng đế cần", bất kể yêu cầu nào của "khách hàng", người đáp ứng trước là người chiến thắng Hãy hành động và hồi âm cho khách hàng, có thể những hành động nhỏ lại gây một ấn tượng rất mạnh với khách hàng.Hãy cho khách hàng thấy tầm quan trọng của họ, sự quan trọng trong những ý kiến phản hồi mà họ đã góp ý đã giúp doanh nghiệp như thế nào Điều đó thể hiện rằng bạn luôn lắng nghe và sẵn sàng hành động. d) Xây dựng cộng đồng khách hàng

Việc mời gọi khách hàng tham gia một cộng đồng nào đó có nghĩa là bạn có cơ hội để liên lạc hoặc kết nối với khách hàng đó một lần nữa Mời khách hàng like Fanpage hoặc tham gia một Group của bạn trên facebook, hay xin khách hàng để lại Email hoặc số điện thoại Mời khách hàng tham gia một câu lạc bộ, thẻ thành viên hoặc chương trình khách hàng thân thiết đó là những cách đơn giản để bạn tạo một kết nối với khách hàng Khi có kết nối với khách hàng bạn dễ dàng có thể liên lạc với khách hàng qua quảng cáo hoặc các công cụ khác Cơ hội lắng nghe khách hàng, cơ hội để bán các sản phẩm khác và giữ chân khách hàng. e) Có chương trình đào tạo nhân viên

Một nghiên cứu của Mckinsey chỉ ra rằng 70% trải nghiệm mua hàng dựa trên cảm nhận của khách hàng về cách mà họ được đối xử thế nào? Hay nói cách khách chính là cách nhân viên của bạn đối xử với khách hàng, cách giao tiếp, ngôn từ, thái độ thậm chí là trang phục.Trước khi cho nhân viên của mình giao tiếp với khách hàng hãy đảm bảo rằng khách hàng có được sự phục vụ tốt nhất thì hãy trang bị cho nhân viên đúng về nhận thức, kỹ năng và cách tư duy lấy khách hàng là trung tâm Để nhân viên luôn phục vụ khách hàng với thái độ tích cực và sự ân cần, thân thiện Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng là bí quyết thành công của những doanh nghiệp thành công như WalMart, Walt Disney hay Thế Giới

Di Động Họ đều truyền đạt tới mỗi nhân viên rằng "Hãy phục vụ khách hàng sao cho mỗi khách hàng rời đi vơi nụ cười trên khuôn mặt".

3.2.1.5 Xây dựng, truyền tải thông tin, dữ liệu

Trong một số khía cạnh, thông tin hay dữ liệu quan trọng hơn tài sản vật chất của nhà bán lẻ Tuy nhiên, không dễ để thiết lập một môi trường trao đổi thông tin hiệu quả cho tất cả các bên có liên quan thuộc bên trong và bên ngoài tổ chức bán lẻ Đối với bên ngoài tổ chức, phương thức cũ vẫn là cất giữ và kiểm soát tất cả các dữ liệu kinh doanh Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều nhà bán lẻ, cũng như các công ty sẵn sàng chia sẻ, thậm chí bán dữ liệu kinh doanh của mình cho các đối tác Điều này làm cho dữ liệu trở thành những thông tin hữu ích và kết nối việc kinh doanh tốt hơn Các dòng chảy thông tin hiện nay diễn ra khá phức tạp theo nhiều cách thức: từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, trao đổi chéo và phân tích ngay tức thì Trong xu hướng đó, các nhà bán lẻ cần tập trung xây dựng kho dữ liệu của mình nhiều hơn là các kho phân phối hàng hóa. Đối với bên trong tổ chức, việc có được thông tin không còn là đặc quyền riêng của cấp trên nữa mà thông tin hay dữ liệu sẽ có giá trị hơn khi các nhân viên có liên quan được phép cùng sử dụng Trong giai đoạn công việc thực hiện trên giấy, thông tin đôi khi sẽ bị kẹt ở một nơi nào đó mà không có kiểm soát hoặc triển khai Do đó, nhà bán lẻ cũng phải tổ chức lại dòng chảy thông tin trong nội bộ thông qua quy trình online Bằng cách này, rất nhiều thay đổi được tạo ra, chẳng hạn: sẽ không còn nhiều cuộc họp một chiều mà lãnh đạo cấp cao nói và nhân viên phải lắng nghe Thay vào đó, có nhiều cách để chuyển tải thông tin như chia sẻ thư mục, trò chuyện nhóm, nhóm đồng dự án Dòng chảy thông tin cũng tác động mạnh đến chiến lược và kế hoạch Dù chiến lược vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng các dự án thử nghiệm và cải tiến sẽ được dành cho nhiều quyền ưu tiên để triển khai Cách thức lập kế hoạch bằng những công cụ đơn giản trên giấy hay Microsoft Word, Excel đã trở nên kém hiệu quả và lỗi thời Thay vào đó, các doanh nghiệp nên sử dụng các hệ thống kế hoạch hiện đại Ngoài ra, những ý tưởng về bán lẻ nên được thiết kế theo mô hình Design Thinking và Retail Game nhằm khuyến khích tất cả các thành viên tham gia.

3.2.1.6 Định hình được hành vi của người tiêu dùng từ đó xây dựng phương pháp kinh doanh

Dân số đông, thu nhập bình quân đầu người đang tăng cao, nền kinh tế chuyển biến tích cực cùng sự phát triển của mạng lưới viễn thông, công nghệ là những yếu tố thúc đẩy thị trường thay đổi, tác động đến hành vi mua sắm và tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam Thời gian qua, công nghệ phát triển đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mới và nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Những thuật ngữ như kinh tế chia sẻ, thực tế ảo, tương tác thực tế, giao hàng tự động, phương tiện giao thông không người lái, máy in 3D, mua bán trực tuyến đã trở nên quen thuộc Bên cạnh đó, những chủ đề "nóng" luôn được dư luận quan tâm như thực phẩm sạch, sức khỏe, thực phẩm chức năng, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm xã hội Những yếu tố này tạo nên các hành vi tiêu dùng trong hiện tại và tương lai.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:37

w