1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 tcnh lê minh đức mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam

113 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Lê Minh Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu (15)
  • 7. Kết cấu của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (17)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về rủi ro ngân hàng (17)
      • 1.1.1. Khái niệm về rủi ro ngân hàng (17)
      • 1.1.2. Phân loại rủi ro ngân hàng (17)
        • 1.1.2.1. Rủi ro tín dụng (18)
        • 1.1.2.2. Rủi ro thanh khoản (18)
        • 1.1.2.3. Rủi ro lãi suất (19)
        • 1.1.2.4. Rủi ro hoạt động (19)
        • 1.1.2.5. Rủi ro khác (20)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời của ngân hàng (20)
      • 1.2.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng (20)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng (21)
    • 1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại (21)
      • 1.3.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời (21)
      • 1.3.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại (23)
    • 1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam và nước ngoài (24)
      • 1.4.1. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng tại nước ngoài (25)
      • 1.4.2. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng tại Việt Nam (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2018 (29)
    • 2.1. Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018 (29)
    • 2.2. Thực trạng tình hình nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018 (33)
    • 2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018 (37)
      • 2.3.1. Tình hình lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại (37)
      • 2.3.2. Thực trạng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại (43)
      • 2.3.3. Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại (47)
      • 2.3.4. Tình hình khả năng sinh lời ròng của các ngân hàng thương mại (52)
    • 2.4. Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại (53)
      • 2.4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại (53)
      • 2.4.2. Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và tỷ suất khả năng (57)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (60)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn và đo lường biến (60)
    • 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (61)
      • 3.2.1. Mẫu nghiên cứu (61)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (62)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu (63)
      • 3.4.1. Biến phụ thuộc 54 1. ROA 54 2. ROE 54 3.4.2. Biến đo lường rủi ro 54 3.4.2.1. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPLR) 54 3.4.2.2. Biến Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLPR) 55 3.4.2.3. Biến rủi ro thanh khoản (LIQ) 55 3.4.3. Các biến kiểm soát trong mô hình 56 3.4.3.1. Biến tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA) 56 3.4.3.2. Biến cấu trúc vốn (ETA) 57 3.4.3.3. Biến tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI) 57 3.4.3.4. Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). 58 3.4.3.5. Biến quy mô ngân hàng (SIZE) 58 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (66)
    • 4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu (72)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (75)
      • 4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 63 4.2.2. Lựa chọn phương pháp hồi quy bội phù hợp 65 4.2.2.1. Mô hình (1.a) ROA phụ thuộc biến NPLR 65 4.2.2.2. Mô hình (1.b) ROE phụ thuộc biến NPLR 65 4.2.2.3. Mô hình (2.a) ROA phụ thuộc biến LLPR 66 4.2.2.4. Mô hình (2.b) ROE phụ thuộc biến LLPR 66 4.2.3. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn 66 4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm (75)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (86)
    • 5.1. Kết luận chung đề tài nghiên cứu (86)
    • 5.2. Đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách (86)
    • 5.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu (89)
    • 5.4. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (90)
      • 5.4.1. Hạn chế của đề tài 78 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)
  • PHỤ LỤC (96)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu đã được xác định, tác giả xác định mục tiêu chung của đề tài: Xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ đó, xác định mục tiêu cụ thể: Tìm ra một số giải pháp và hàm ý chính sách để tối ưu hóa khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cần trả lời hai câu hỏi sau:

Thứ nhất, liệu rằng có hay không tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

Thứ hai, nếu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng thì là mối quan hệ đó là cùng chiều hay ngược chiều?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp định lượng thông qua chạy hồi quy mô hình theo các phương pháp: PooL OLS (POOL), Mô hình tác động cố định FEM (Fixed effects model) và Mô hình tác động ngẫu nhiên REM(Random effects model) Để đảm bảo được dữ liệu nghiên cứu thu thập được có độ tin cậy cao, đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ nguồn Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các đơn vị.

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Đề tài góp phần giúp củng cố thêm về mặt lý luận là tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời ngân hàng Trong đó điển hình là mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với khả năng sinh lời ngân hàng Ngoài ra còn là mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu rủi ro khác đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả thực nghiệm nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý, các nhà chính sách, nhà đầu tư … thấy được ảnh hưởng thực sự của các loại rủi ro đến khả năng sinh lời ngân hàng Qua đó, giúp cho các nhà quản lý, cũng như những nhà làm chính sách có thể đưa ra những giải pháp quản trị thích hợp nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng, cũng như đảm bảo sự an toàn và bền vững trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Còn đối với các nhà đầu tư có thể đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp để có thể đem lại mức khả năng sinh lời cao nhất với mức rủi ro thấp nhất có thể sau khi cân đối giữa mức rủi ro và khả năng sinh lời khi đầu tư vào bất kỳ dự án hay tài sản sinh lời nào.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 5 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng về rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2018.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Cơ sở lý luận về rủi ro ngân hàng

Trong chương 1 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng Sau đó, tác giả lược khảo những nghiên cứu trước đây có liên quan, từ đó làm cơ sở để đưa ra giả thuyết nghiên cứu cụ thể khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.1.1 Khái niệm về rủi ro ngân hàng

Rủi ro là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài mong muốn, gây ra những tác động bất lợi cho cá nhân hoặc tổ chức Đối với ngân hàng, các tác động này có thể dẫn đến sự giảm sút trong doanh thu, hoặc đặt ngân hàng vào tình trạng khó khăn về tài chính Ngoài ra, các tác động này có thể biểu hiện dưới dạng phi tài chính gây hậu quả tiêu cực đến uy tín, khả năng sinh lời trong tương lai của ngân hàng Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng Trong hoạt động của một NHTM thì thường không phải bất cứ những sự kiện nào xấu cũng là rủi ro, mà có thể là bất trắc Bất trắc là sự ngẫu nhiên của kết quả Nếu như những sự kiện xấu đó không gây ra tổn thất cho ngân hàng thì đó là bất trắc, không nên coi là rủi ro Rủi ro thường đi đôi với lợi ích, rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời kì vọng cho ngân hàng càng lớn Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Do đó, chấp nhận rủi ro là yêu cầu tất yếu đối với ngân hàng.

1.1.2 Phân loại rủi ro ngân hàng

Là ngành kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế nên rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng thường rất nhiều và rất cao Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính được phân thành: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng Trong số đó, một số rủi ro ít gặp hơn có thể kể đến như rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro danh tiếng.

 Tại Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 18/6/2010 của Quốc hội quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

 Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN nêu rõ: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Cấp tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, sử dụng nhiều vốn nhất tại nhiều ngân hàng Với nhiều ngân hàng nhỏ, các dịch vụ khác như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm … chưa phát triển mạnh, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống, chủ yếu và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng Tuy nhiên khả năng khách hàng không thực hiện đúng cam kết không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý của ngân hàng, mà còn bị ảnh hưởng bởi bản thân khách hàng và sự tác động của môi trường mà khách hàng hoạt động Do đó, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng là rất lớn và mức độ nghiêm trọng của tổn thất tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà không tuân theo một quy luật chung Giá trị tổn thất có thể chỉ là vài triệu đồng nhưng cũng có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng Rủi ro tín dụng nếu xảy ra, ảnh hưởng trước hết đến thu nhập, nguồn vốn của ngân hàng, sau đó có thể là uy tín, thậm chí làm phá sản ngân hàng Mặc dù không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai với khoản tín dụng của mình, và rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, ngân hàng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ và tích cực để hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn thất đối với ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro thường trực, bao trùm và là loại rủi ro quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Rủi ro thanh khoản có thể làm giảm thu nhập, uy tín của ngân hàng, lớn hơn có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán Rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ những nguyên nhân như có quá nhiều nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất; niềm tin của khách hàng suy giảm; mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn; khách hàng rút tiền ồ ạt, tức thời; hoặc yêu cầu thực hiện các cam kết tín dụng của ngân hàng … Một ngân hàng có dự trữ tài sản thanh khoản thấp hay tỷ trọng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất thị trường cao thường có mức độ rủi ro thanh khoản cao Ngoài ra, một ngân hàng gia tăng nhanh chóng về tổng tài sản mà không đi đôi với nguồn vốn có kỳ hạn phù hợp cũng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn Rủi ro thanh khoản cần được xem xét trong mối quan hệ với các rủi ro khác do có thể bị kích hoạt bởi các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng … Nếu ngân hàng có rủi ro tín dụng gia tăng do việc gia tăng và tập trung tín dụng có thể dẫn tới sự gia tăng rủi ro thanh khoản Tương tự, lãi suất gia tăng có thể làm không chỉ có thể làm tăng rủi ro lãi suất mà còn khiến khách hàng rút tiền hàng loạt.

Là những thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu khi có sự thay đổi lãi suất trên thị trường Nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản Có hoặc khi giá trị của tài sản thay đổi do lãi suất thị trường biến động Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn thể hiện khi tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn lạm phát dự kiến trong khi lãi suất cho vay không thể điều chỉnh được, thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay (lãi suất thực tế âm).

Rủi ro hoạt động là khả năng xảy ra tổn thất do sai sót trong các hoạt động nội bộ của ngân hàng Các sai sót này xảy ra khi quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc chưa chính xác, do còn người có trình độ chuyên môn hoặc đạo đức kém, do các hệ thống máy móc vận hành chưa thông suốt … Trong hoạt động của ngân hàng, nhân viên ngân hàng có thể cố tình gian lận hay vô tình mắc lỗi, ngân hàng thiếu hoặc mất những vị trí chủ chốt Rủi ro hoạt động có thể bị gây ra bởi công nghệ thông tin nếu chất lượng, phần mềm kém, dữ liệu thông tin không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin không an toàn sẽ dễ gây ra các sai sót hoặc lỗ hổng an ninh hệ thống. Một nguyên nhân khác là từ quy trình, hệ thống không đầy đủ, thiếu hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho nhân viên hoặc có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng Rủi ro này có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài như pháp luật, thiên tai, tội phạm, khủng bố … Trên thực tế, rủi ro hoạt động luôn hiện hữu trong tất cả các giao dịch của ngân hàng Có thể xem xét mức độ xảy ra và mức độ thiệt hại của rủi ro hoạt động theo 2 khía cạnh: những hoạt động có tần suất lớn nhưng mức độ thiệt hại lại nhỏ: như các nhầm lẫn, sai sót của nhân viên … và những hoạt động có tần suất nhỏ nhưng mức độ thiệt hại lại lớn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.

Ngoài ra, một số rủi ro ít gặp hơn có thể kể đến như rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro danh tiếng.

Rủi ro pháp lý là những rủi ro mang tính chất pháp lý Những rủi ro này xảy ra gắn liền với việc không tuân thủ pháp luật của NHTM, của người vay hay của cơ quan pháp luật trong việc thực thi pháp luật hoặc từ chính những bất cập của pháp luật.

Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá, giá vàng, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường.

Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo quy đinh tại Khoản 28 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN ban hành.

Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời của ngân hàng

1.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng

Như vậy, khả năng sinh lời ngân hàng có thể hiểu đơn giản là một thuật ngữ phản ánh mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi nhuận và quy mô ngân hàng Khả năng sinh lời cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Khả năng sinh lời là một trong các đo lường quan trọng đánh giá kết quả tài chính của các NHTM, được xem xét trên cơ sở kết hợp kết quả kinh doanh và nguồn lực sử dụng Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các ngân hàng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó kinh doanh hiệu quả.

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng Để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thông thường sử dụng các chỉ số sau đây:

ROE: Tỷ lệ khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

ROE Vốn chủ sở hữu bình quân ROE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ đông thường.

ROA: Tỷ lệ khả năng sinh lời trên tổng tài sản.

ROA Tổng tài sản bình quân ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

Một số bài nghiên cứu trước đây đã sử dụng ROA/ROE đại điện cho khả năng sinh lời của NHTM như Achou and Tenguh (2008), Kargi (2011), Athanasoglou et al (2008), Trujillo-Ponce (2013).

Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại

1.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời

Một điều tất cả chúng ta ai cũng thừa nhận rằng, rủi ro tồn tại ở khắp mọi nơi, và trong mọi lĩnh vực Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, rủi ro và khả năng sinh lời là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau Về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, rủi ro và khả năng sinh lời có tác động qua lại với nhau và cũng đã có nhiều quan điểm trái chiều nhau xoay quanh mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời:

Có nhiều quan điểm cho rằng rủi ro và khả năng sinh lời có mối quan hệ có mối quan hệ cùng chiều nhau Lý thuyết đánh đổi cho rằng giữa rủi ro và khả năng sinh lời (khả năng sinh lời) luôn tồn tại sự đánh đổi, có nghĩa là rủi ro cao thì đi kèm với đó là mức khả năng sinh lời cao tương ứng, và ngược lại rủi ro thấp thì mang lại khả năng sinh lời thấp Theo như lý thuyết này, hầu hết mọi người đều có tâm lý ngại rủi ro, cho nên khi nhà đầu tư chấp nhận mức rủi ro cao hơn thì cũng đồng thời đòi hỏi mức khả năng sinh lời nhận được cao tương ứng để bù đắp cho rủi ro tăng thêm mà nhà đầu tư có thể gánh chịu Chính vì vậy luôn tồn tại sự đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời, tức là rủi ro và khả năng sinh lời có mối quan hệ cùng chiều nhau (Fisher and Hall, 1969) Và cũng có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và khả năng sinh lời (Nwude, 2012).

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm lại đưa ra nhận định cho rằng mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời (khả năng sinh lời) là ngược chiều nhau: Quan điểm này vẫn thừa nhận rằng rủi ro cao hơn cho chúng ta khả năng khả năng sinh lời cao hơn, tuy nhiên điều này là không có gì để đảm bảo Có nghĩa là rủi ro cao hơn cũng đồng nghĩa với việc khả năng xảy ra tổn thất rất cao, và trong trường hợp này thì mức khả năng sinh lời cao không đủ bù đắp phần tổn thất đã mất đi, làm khả năng sinh lời sụt giảm Và có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng, giữa rủi ro và khả năng sinh lời có mối quan hệ ngược nhiều nhau: bằng chứng thực nghiệm tìm thấy rằng có những công ty có chính sách quản lý tốt có thể tăng khả năng sinh lời của họ và đồng thời giảm thiểu rủi ro; cũng có những công ty có rủi ro cao nhưng khả năng sinh lời thấp và một nhóm các công ty có rủi ro thấp nhưng khả năng sinh lời cao (Bowman, 1980; Mukherji et al, 2008; Frantz Maurer, 2008).

Như vậy, dựa trên những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời cho thấy rằng giữa rủi ro và khả năng sinh lời không chỉ đơn giản mối quan hệ cùng chiều tức là không hẳn là tổ chức nào chấp nhập mức rủi ro hơn thì cũng sẽ có khả năng sinh lời hơn nhiều so với một tổ chức gặp ít rủi ro Mà thực tế, có những bằng chứng cho thấy có những tổ chức mặc dù chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng cũng chỉ có khả năng sinh lời trung bình hoặc dưới mức trung bình tức là việc chấp nhận mức rủi ro cao hơn thì không phải lúc nào cũng có khả năng sinh lời cao hơn từ việc đánh đổi này; hay cũng có những tổ chức có rủi ro thấp hơn nhưng không phải luôn luôn có khả năng sinh lời thấp hơn.

1.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại

Rủi ro và khả năng sinh lời là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau Do vậy, khi xem xét tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng, chúng ta cũng cần xem xét sự tác động đến cả 2 chiều: cùng chiều và ngược chiều nhau.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là một hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các ngân hàng thương mại, và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng thương mại Đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn và chủ yếu cho các ngân hàng, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra hậu quả nặng nề cho ngân hàng Vì vậy, trong bài luận văn này, tác giả đề xuất nghiên cứu tập ở loại hình rủi ro ngân hàng chính là rủi ro tín dụng, bời vì quy mô và mức độ thiệt hại mà rủi ro tín dụng gây ra nghiêm trọng hơn cả và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng, cũng như hệ thống ngân hàng (Boahene et al, 2012).

Quan điểm thứ nhất cho rằng, rủi ro tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng Khi rủi ro của ngân hàng càng cao làm khả năng sinh lời của ngân hàng giảm xuống và ngược lại Điều này có thể được giải thích: Khi ngân hàng cho những đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro kinh doanh cao, cho vay dự án có độ rủi ro cao hoặc không kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, lúc này ngân hàng đối mặt xác suất ngân hàng không thu hồi vốn và lãi từ khách hàng vay càng cao, dẫn đến thất thoát về tài sản, làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng (Achou và Tenguh,2008; Alexiou and Sofoklis, 2009) Hơn nữa, rủi ro tín dụng càng tăng cao thì buộc ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao Chính những khoản chi phí dự phòng rủi ro này làm tăng chi phí của ngân hàng Do vậy, làm bào mòn khả năng sinh lời ngân hàng (Athanasoglou et al, 2008; Trujillo-Ponce, 2013).Quan điểm thứ hai lại cho rằng, rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nhau: Theo thuyết đánh đổi rủi ro – khả năng sinh lời, ngân hàng nào chấp nhận mức rủi ro cao thì cùng với đó là mức sinh lời cao, ngược lại, rủi ro thấp thì mức sinh lời thấp Điển hình ở rủi ro tín dụng: những ngân hàng chấp nhận rủi ro cao thì họ cũng yêu cầu một mức lãi suất cho vay cao hơn cho những rủi ro đó Hoạt động tín dụng mặc dù chứa đựng rất nhiều rủi ro như vậy nhưng xét ở một khía cạnh khác thì đây lại là hoạt động mang lại nhiều khả năng sinh lời nhất cho ngân hàng Do vậy, hầu hết các ngân hàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó vì mong muốn có mức sinh lời cao tương ứng với rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại Và khi các ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao thì đồng thời cũng đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn tương xứng để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu, vì thế có thể dẫn đến gia tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng (Maudos and Fernández de Guevara, 2004; Boahene et al, 2012). Hơn nữa, mặc dù rủi ro tín dụng cao nhưng nếu các ngân hàng có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tốt thì có thể tìm thấy mức sinh lời cao nhưng đồng thời hạn cũng hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra Do vậy, các ngân hàng cũng có được nhiều cơ hội hơn để tăng năng suất tài sản, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng và đồng thời có thể kiểm soát rủi ro tín dụng (Cooper et al, 2003).

Như vậy cho đến nay đã có có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng: có quan điểm cho rằng giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng luôn có sự đánh đổi nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với nhau, tức rủi ro cao thì đồng thời mang đến cho ngân hàng khả năng sinh lời cao hơn; nhưng cũng đã có nhiều quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa rủi và khả năng sinh lời của ngân hàng là ngược chiều nhau Cho nên để có thể đưa ra bằng chứng xác thực rằng liệu trên thực tế liệu rằng có hay không sự tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng và nếu có thì rủi ro tác động như thế nào đến khả năng sinh lời của ngân hàng thì trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu này sẽ lược khảo một cách chi tiết những nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm củng cố thêm phần lý thuyết đã nghiên cứu.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam và nước ngoài

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại đã được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu Rất nhiều nghiên cứu kể cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đã được tiến hành ở Việt Nam và nước ngoài để xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng.

1.4.1 Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng tại nước ngoài

Tại Hy Lạp, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng của Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 đã tìm thấy rằng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ngân hàng Kết quả này được giải thích là bởi vì khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có rủi ro tín dụng cao hơn, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng đang tích tụ ngày càng nhiều những khoản vay có khả năng không thu hồi được, hay mức độ tổn thất đối với những khoản vay này là rất lớn và điều này dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng những người quản lý hệ thống ngân hàng Hy Lạp dường như đang cố gắng để tối đa hóa khả năng sinh lời, do vậy đã áp dụng một chiến lược phòng ngừa rủi ro, chủ yếu thông qua các chính sách cải thiện kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng (Athanasoglou et al, 2008).

Một nghiên cứu khác khi tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Hy Lạp nhưng trong giai đoạn 2000 – 2007 cũng đã tìm thấy kết quả tương tự Nghiên cứu cũng cho rằng việc các ngân hàng tiếp cận với những khoản vay có rủi ro tín dụng cao sẽ làm khả năng thất thoát vốn từ việc không thanh toán của khách hàng là rất cao và gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lời ngân hàng Do vậy, các hệ thống giám sát của các ngân hàng tại Hy lạp đã nâng cao các kỹ thuật quản lý rủi ro, cùng với đưa ra chính sách cho vay nghiêm ngặt hơn để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng và cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng (Alexiou and Sofoklis, 2009).

Tại Nepal, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Nepal trong giai đoạn 2001-2012 cũng đã cho thấy có một mối quan hệ nghịch đáng kể giữa khả năng sinh lời của ngân hàng và rủi ro tín dụng (Poudel, 2012).

Hay một nghiên cứu khác khi tiến hành kiểm tra hiệu quả hoạt động của ngân hàng dưới sự hiện diện của rủi ro đối với các ngân hàng ở Costa-Rica trong 1998-

2012 Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ngân hàng (Epure and Lafuente, 2014).

Còn tại Thụy Điển, khi nghiên cứu về ảnh hưởng quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2000 đến

2008 Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời ở các ngân hàng là khác nhau nhưng kết quả đều cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Hosna et al, 2009).

Cũng có một vài nghiên cứu thực nghiệm đưa ra bằng chứng cho rằng có mối tương quan cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng Đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu được tiến hành tại một số ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn từ 2005 – 2009 Kết quả tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều và ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Ghana được hưởng lợi nhuận cao trong thời gian khi mà rủi ro tín dụng ở mức cao Cũng chính vì trong thời gian này ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ từ những khách hàng vay tăng lên, tức đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao cho nên các ngân hàng Ghana đã tính toán và đưa ra mức lãi suất cho vay, lệ phí và hoa hồng cao hơn để bù đắp rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu Và kết quả cuối cùng, nhờ vào chính sách lãi suất cao hơn này mà các ngân hàng tại Ghana đã có nhiều cơ hội hơn để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mặc dù rủi ro tín dụng cao Nói cách khác, sự hiện diện của rủi ro tín dụng cao hơn cho phép các ngân hàng tính lãi suất cao hơn và giúp cho các ngân hàng tại Ghana hưởng được khoản lợi nhuận cao hơn (Boahene et al, 2012) Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Ghana thông qua mẫu quan sát gồm các ngân hàng nông thôn được lựa chọn ở Ghana Nghiên cứu cũng ủng hộ cho cho kết quả là tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng các ngân hàng cho vay trong điều kiện rủi ro tín dụng cao hơn vẫn có thể tìm thấy lợi nhuận, điều này được lý giải là do có chính sách phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng và một trong những chính sách được đưa ra để đối phó với việc khách hàng có rủi ro tín dụng cao là áp dụng mức lãi suất cao hơn trên các khoản cho vay này (Afriyie and Akotey, 2013) Kết quả của các nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Buchs and Mathisen (2005).

1.4.2 Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng tại Việt Nam

Tương tự các nghiên cứu tại nước ngoài, có nhiều quan điểm trái ngược nhau về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (Tạp chí Công nghệ Ngân hàng 2015), báo Độ an toàn vốn tương quan nghịch với khả năng sinh lời Tức là, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời càng giảm Điều đó có thể giải thích bởi quan điểm đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Dung (2015), tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản cao, vốn chủ sở hữu cao cùng với thu nhập ngoài lãi cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời Ngược lại, chi phí dự phòng tín dụng và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động cao làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm sút.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2016), rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến lợi nhuận ngân hàng Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng là ngược chiều nhau Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngân hàng có quy mô đủ lớn thì có sẽ có cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, từ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Bên cạnh đó, việc ngân hàng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao với một mức độ tương đối đủ lớn có thể cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng.

Hay tại nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), nếu chỉ xét yếu tố lợi nhuận, các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi mang lại khả năng sinh lời cao hơn.

Quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gây gắt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng luôn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại và phát triển ổn định trên thị trường.

Trong các bài nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trong hoạt động của ngân hàng các kết quả phần lớn cho thấy rủi ro trong hoạt động ngân hàng các tác động đến khả năng sinh lợi Nghiên cứu về thực tiễn tác động của rủi ro đến khả năng sinh lợi hầu hết biến phụ thuộc được đưa vào nghiên cứu là biến ROE – khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và ROA – khả năng sinh lời trên tổng tài sản Biến phụ thuộc thể hiện tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng đồng vốn của cổ đông để mang lại lợi nhuận Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm giúp cho các nhà quản lý, điều hành thực hiện các chính sách, điều chỉnh công tác quản lý, kiểm soát rủi ro để khắc phục những tác động tiêu cực từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trong nền kinh tế.

THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2018

Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018

2006-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.1: Dư nợ cho vay và thuê tài chính của 16 NHTM giai đoạn 2006-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM Do vậy, trong những năm qua các ngân hàng cố gắng tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì ổn định thu nhập ngân hàng.

Nhìn hình 2.1, trong giai đoạn 2006 – 2018, hoạt động tín dụng của 3 NHTMNN vẫn là hoạt động cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế khi mà dư nợ tín dụng của 3 NHTMNN (BID, CTG, VCB) cao hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 16 NHTM Việt Nam Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006 – 2018: như số liệu ở bảng 2.1 thể hiện rằng:

Giai đoạn 2007 – 2011: giai đoạn tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Đây là giai đoạn mà các kênh đầu tư như: bất động sản, chứng khoán, vàng … hứa hẹn đem lại khả năng sinh lợi nhuận lớn nên đa phần ngân hàng đều đổ vốn vào kênh đầu tư này Đặc biệt vào năm 2007, cùng điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng cho nên dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 tăng lên đột biến. Đặc biệt là năm 2007 có nhiều ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trường lớn hơn 100% so với năm 2006: STB (tăng 145,94%), SHB (tăng 749,5%), Techcombank (tăng 128,16%), SeABank (tăng 227,81%), ABBank (tăng 509,07%), NCB (tăng 1132,68%), HDBank (tăng 231,54%) …

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, do đó các ngân hàng trở nên thận trọng và siết chặt hơn trong hoạt động cấp tín dụng Đồng thời, lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản trong việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 có phần chững lại. Thậm chí, có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm như: STB (giảm 1,26%), VPB (giảm 2,88%), SeABank (giảm 31,72%), ABBank (giảm 5,32%), HDBank (giảm 30,89%). Đến giai đoạn 2009 – 2010 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại so với năm 2008.

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2015 có xu hướng tăng chậm lại Bởi vì sự thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay khi nền kinh tế đang trong tình trạng nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chưa thực sự sáng sủa, thêm vào đó nhiều ngân hàng khó khăn hơn trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp do hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong giai đoạn này Trong giai đoạn này, cũng còn nhiều ngân hàng còn rơi vào trạng thái tăng trưởng tín dụng âm Cụ thể:

 Năm 2012, ACB âm 0,5%, MSB âm 24,59%, SEA âm 15,96%, ABBank âm 6,41%, NCB âm 0,69%, VIB âm 22,18%.

 Năm 2013 tiếp tục là năm tăng trưởng tín dụng khó khăn khi nhiều ngân hàng bị sụt giảm tăng trưưởng tín dụng, trong đó có MSB tiếp tục âm 5,38%.

 Năm 2014 được đánh giá bớt khó khăn hơn, tuy nhiên các ngân hàng vẫn chật vật với tăng trưởng tín dụng Năm 2014 cũng ghi nhận một vài ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm như HDBank âm 4,5221%, MSB âm

 Từ đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu phục hồi trở lại, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng dương và tăng cao hơn so với năm

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2018 tiếp tục có xu hướng chậm lại, đặc biệt là các NHTM có vốn Nhà nước Đây là giai đoạn Kiểm soát tín dụng, nhất là vốn cho những lĩnh vực không khuyến khích, là một trong những mục tiêu trọng tâm mà NHNN vừa đưa ra, điển hình như Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 02/8/2018 của Thống đốc NHNN Theo đó, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã yêu cầu, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra; không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, các NHTM cần tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông …

Thực trạng tình hình nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ trung bình trung bình giai đoạn 2006–2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Dựa vào hình 2.2, cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trung bình của 16 NHTM trong giai đoạn từ 2006 – 2011 tương đối thấp, dao động ở mức từ 1,44% đến 2,36% Đây là giai đoạn mà tín dụng tăng trưởng nóng, hầu hết các ngân hàng ồ ạt nhau cho vay, thiếu chặt chẽ kiểm soát các khoản vay nhưng tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này lại thấp Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng chất lượng tài sản trong giai đoạn này là hoàn toàn tốt Bởi vì giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể xoay sở để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt dễ dàng hơn trong việc tìm nguồn để thanh toán khoản nợ khi đến hạn Do đó, mà những yếu kém của doanh nghiệp, hay những nguy cơ rủi co cao của ngân hàng trong giai đoạn này chưa thực sự bộc lộ rõ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn sau từ 2012 - 2013 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, đỉnh điểm là vào năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trung bình của 16 NHTM 3,30% cao hơn mức 3% và tăng mạnh so với năm 2010 (Hình 2.2) Nợ xấu tăng cao trong giai đoạn này thực ra là đã hình thành từ giai đoạn trước khi tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nóng nhiều ngân hàng đã cho vay ồ ạt, thiếu kiểm soát rủi ro, cho nên giai đoạn này đã bắt đầu tích tụ nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng, cộng với những bất lợi của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng trong thời gian dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng với sự suy giảm nghiêm trọng khả năng trả nợ của khách hàng …) thì điểm yếu này bắt đầu thể hiện rõ rệt hơn và ngày càng lan ra rộng khắp toàn hệ thống ngân hàng Chính vì vậy, 2012 – 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và vượt tầm kiểm soát của hầu hết các ngân hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, vào năm 2012 ngân hàng SHB có tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể8,83% (Bảng 2.2) Tuy nhiên, lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao ngoài những nguyên nhân kể trên, thì còn lý do quan trọng nữa là, năm 2012 thì Ngân hàng Phát triểnNhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), do đóSHB gánh chịu những khoảng nợ xấu từ ngân hàng Habubank Chính vì vậy, khiến cho tỷ lệ nợ xấu SHB tăng đột biến.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của 16 NHTM giai đoạn 2006 – 2018 Đơn vị tính: %

VIB 1,49 1,21 1,84 1,28 1,59 2,69 2,62 2,82 2,51 2,07 2,58 2,49 2,61 HDBank 0,71 0,31 1,93 1,10 0,83 2,11 2,35 3,53 2,04 1,59 1,46 1,52 1,53 NCB 1,04 0,16 2,91 1,95 1,72 2,92 5,64 6,07 2,52 2,15 1,48 1,53 2,12 ABBank 2,70 1,50 1,68 1,46 1,17 2,82 2,83 6,74 2,70 1,80 2,56 2,77 1,89 SeABank 0,23 0,27 2,06 2,47 2,14 2,75 2,97 6,30 2,79 2,67 2,97 1,86 2,34 MSB 3,76 2,08 1,49 0,63 1,87 2,27 2,65 2,71 5,16 3,41 2,36 2,23 2,34 EIB 0,85 0,88 4,71 1,83 1,42 1,61 1,32 1,98 2,46 1,86 2,95 2,27 1,85 TCB 1,50 2,12 2,52 2,11 3,46 2,41 2,01 2,80 4,24 3,79 1,58 1,61 1,75 VPBank 0,58 0,48 3,41 1,63 1,20 1,82 2,72 2,81 2,54 2,69 2,91 3,39 3,50 ACB 0,20 0,08 0,89 0,41 0,34 0,89 2,50 3,03 2,18 1,32 1,75 1,79 1,57 SHB 2,45 0,62 1,89 2,79 1,40 2,23 8,83 4,06 2,03 1,72 1,88 2,33 2,40 MBB 6,89 3,73 1,83 1,58 1,26 1,59 1,84 2,45 2,73 1,61 1,32 1,20 1,33 STB 0,72 0,23 0,60 0,64 0,54 0,58 2,05 1,46 1,19 1,87 6,91 4,67 2,13 BID 8,81 3,58 3,60 2,98 2,53 2,76 2,70 2,26 2,03 1,68 1,99 1,62 1,90 VCB 2,75 3,29 4,61 2,47 2,83 2,03 2,40 2,73 2,31 1,84 1,50 1,14 0,98 CTG 1,41 2,53 1,81 0,61 0,66 0,75 1,47 1,00 1,12 0,92 1,05 1,14 1,58

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Giai đoạn 2014 – 2015 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 16 NHTM giảm từ 3,30% năm 2013 xuống còn 2,53% vào năm

2014, và năm 2015 tiếp tục giảm xuống còn 2,06% (Hình 2.2).

Trước bối cảnh nợ xấu tăng cao trong nền kinh tế, trong khi bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh tế được tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng, làm suy giảm lợi nhuận các ngân hàng, thậm chí dẫn đến tình trạng thua lỗ cũng nhưư mất an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngân hàng, nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính Cụ thể: NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015, sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP về VAMC và theo đó, VAMC được mua nợ xấu theo giá thị trường.

Năm 2014, sau một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu Kết quả đa số các ngân hàng đã báo cáo tỷ lệ nợ xấu chính thức giảm trong năm 2014, mặc dù vẫn có một số NH báo nợ xấu trên 3% tổng dư nợ Nợ xấu theo báo cáo của hầu hết các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh trong năm 2015.

Giai đoạn 2016-2018, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách quyết liệt nhằm kiểm soát và hạn chế tỷ nợ xấu, tiêu biểu như Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu Bảng 2.2 ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trung bình của

16 NHTM đã giảm về mức dưới 2,00% lần đầu tiên kể từ năm 2010 (1,99%).

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018

2.3.1 Tình hình lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại Bảng

2.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 16 NHTM Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Theo như số liệu ở bảng 2.3, giai đoạn từ 2006 – 2010 lợi nhuận sau thuế của hầu hết các ngân hàng có xu hướng tăng lên: Vào năm 2007, với điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, cùng với thị trường bất động sản và thị trưường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho tín dụng của ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng hoạt động đầu tư vào tài sản sinh lời khác như chứng khoán, bất động sản … do vậy, đem đến nguồn lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng trong giai đoạn này Đến năm 2008, do nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giảm, đồng thời khó khăn trong việc đầu tư vào các tài sản sinh lời khác như chứng khoán và bất động sản … dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng ở mức thấp hơn so với năm

2007, thậm chí lợi nhuận của một số ngân hàng còn sụt giảm so với năm 2007 như: STB giảm 31,7%, VPBank giảm 37,11%, ABBank giảm 69,28% Tiếp đến giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng năm 2008 thì lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại.

Giai đoạn 2011 – 2015, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này có thể kể đến:

Nguyên nhân thứ nhất là do vấn đề nợ xấu trong giai đoạn này tăng đột biến, do vậy chi phí trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro cho các khoản nợ xấu này tăng cao Nhìn hình 2.3, nếu như trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ chi phí dự phòng/ tổng dư nợ trung bình của 16 NHTM biến động trong khoảng từ 0,60% - 0,94%, giai đoạn 2011 – 2015 tỷ lệ này tăng lên và biến động trong khoảng 0,98% - 1,46%.

Từ đó, làm sụt giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng Điều đó nói lên rằng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng Đặc biệt phải kể đến là ngân hàng STB và ngân hàng Techcombank Ngân hàng STB trong 2 năm 2012 và 2015, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng STB tăng lên khá cao: năm 2012 tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1,40%, năm 2015 ở 1,23%, trong khi chỉ số này vào năm 2011 chỉ nằm ở 0,50% Cũng chính vì một trong những lý do này khiến cho lợi nhuận STB trong 2 năm 2012 và 2015 giảm mạnh (lợi nhuận 2012 giảm 49,78% so với năm 2011 và lợi nhuận 2015 giảm 70,63% so với năm 2014); Còn Ngân hàng Techcombank, vào giai đoạn 2012 – 2013 tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có sự tăng lên đáng kể, nếu năm 2011 chỉ khoảng 0,55% thì đến 2012 và

2013 thì tỷ số này tăng lên lần lượt là 2,16% và 2,05%, cũng chính vì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên làm lợi nhuận ngân hàng Techcombank giảm mạnh (lợi nhuận năm 2012 giảm 75,72%, năm 2013 tiếp tục giảm 13,92%) Đến giai đoạn

2014 – 2015 thì tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục tăng (tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2014 và 2015 lần lượt là 2,85% và 3,28%), tuy nhiên do lợi nhuận từ lãi thuần tăng mạnh nên lúc này lợi nhuận của Techcombank vẫn giữ mức tăng (tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2014 và 2015 lần lượt là 64,15% và 41,35%) Ngoài ra, còn một số ngân hàng khác như: lợi nhuận MSB (năm 2012 và 2014); hay lợi nhuận ngân hàng SEA (năm 2012 và 2014) … có sự sụt giảm mạnh, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong thời gian đó có sự tăng lên đáng kể. Đơn vị tính: %

Hình 2.3: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ trung bình trung bình (LLPR) giai đoạn 2006–2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Bảng 2.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ (LLPR) giai đoạn 2006–2018 Đơn vị tính: %

HDBank 0,28 0,21 0,03 0,46 0,19 0,63 1,43 0,44 1,10 1,67 1,22 0,98 0,82 NCB 0,12 0,12 0,30 0,83 0,39 0,54 0,70 0,18 0,30 0,51 0,79 0,74 0,39 ABBank 1,21 0,65 0,39 0,58 0,48 2,91 0,93 1,49 1,68 2,17 1,68 1,05 0,61 SeABank 0,20 0,36 0,44 0,87 0,77 0,35 0,93 0,36 0,64 0,22 1,11 0,78 0,67 MSB 1,46 0,89 0,67 0,68 0,44 0,32 1,80 1,22 3,15 1,92 5,03 2,84 1,55 EIB 0,46 0,19 1,54 0,36 0,43 0,37 0,32 0,36 0,96 1,71 1,27 0,60 0,70 TCB 0,35 0,41 2,94 1,16 0,74 0,55 2,16 2,05 2,85 3,28 2,59 2,27 1,17 VPB 0,23 0,19 0,39 0,38 0,40 0,52 1,09 1,73 1,27 2,85 3,73 4,46 5,15 ACB 0,24 0,28 0,25 0,46 0,26 0,29 0,51 0,81 0,85 0,67 0,75 1,30 0,41 SHB 0,87 0,30 0,29 0,82 0,62 0,35 -1,01 -0,65 0,60 0,65 0,81 0,83 0,67 MBB 4,24 0,74 1,43 1,25 1,14 1,11 2,77 2,20 2,06 1,76 1,37 1,79 1,44 STB 0,30 0,34 0,21 0,48 0,39 0,50 1,40 0,40 0,76 1,23 0,35 0,37 0,63 BID 2,05 2,63 1,63 1,00 0,53 1,58 1,05 1,68 1,59 0,96 1,29 1,74 1,94 VCB 0,26 0,99 1,94 0,58 0,88 1,70 1,40 1,31 1,45 1,60 1,42 1,16 1,19 CTG 2,00 2,34 1,10 0,36 1,31 1,69 1,32 1,11 0,90 0,88 0,77 1,07 0,91

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Nguyên nhân thứ hai là do tổng chi phí hoạt động (gồm Lương và các chi phí liên quan; Khấu hao và phân bổ tài sản cố định; Chi phí quản lý chung) tăng mạnh hơn tổng thu nhập hoạt động so với giai đoạn 2006 – 2010 cho nên cũng góp phần gây ra sự sụt giảm trong lợi nhuận của các ngân hàng: Hình (2.4) cho thấy, trong giai đoạn từ 2006 – 2011 tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động trung bình của

16 NHTM dao động ở mức dưới 50% (từ 31,16% đến 46,39%) Tuy nhiên, từ 2012 – 2015, chỉ số này tăng lên nhanh chóng dao động từ 56,73% đến 61,22% Cụ thể: Ngân hàng ACB năm 2012 có tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động tăng lên đáng kể 73,19% (trong khi năm 2011 chỉ vào khoảng 41,16%) Cũng chính vì nguyên nhân này khiến cho lợi nhuận ACB năm 2012 có sự sụt giảm mạnh (lợi nhuận giảm 75,56% so với năm 2011) Hay Ngân hàng Techcombank năm 2012 và

2013 lợi nhuận có sự sụt giảm mạnh (năm 2012 giảm 75,72%, năm 2013 giảm

13,92%) và một trong những lý do khiến lợi nhuận giảm đi đáng kể là bởi chi phí hoạt động của Techcombank trong giai đoạn này tăng lên rất cao 57,17% (2012); 59,42% (2013) trong khi 2011 tỷ lệ này ở mức 31,51% Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng khác như SHB (năm 2013), MSB (2012), EIB (giai đoạn 2012 – 2015)

… do chi phí hoạt động trong thời gian đó tăng cao đã làm cho lợi nhuận của các ngân hàng này giảm đi đáng kể (Hình 2.4).

Hình 2.4: Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI) giai đoạn 2006–2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Nguyên nhân thứ ba, do nền kinh tế có nhiều diễn biến bất ổn, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thậm chí dẫn đến phá sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng với tốc độ thấp hơn so với giai đoạn trước, thậm chí nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm nhưng đây lại là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho các ngân hàng thương mại Do vậy mà lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm đi nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010.

Là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định hơn Kết quả kinh doanh của các Ngân hàng dần được cải thiện Các NHTM có sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng như MSB (622% năm 2018), ACB (143% năm 2018), STB (1.233% năm 2017), VCB (61% năm 2018) Điểm chung của các NHTM này là đều áp dụng chinh sách kiểm soát tốt nợ xấu, xử lý nợ xấu quyết liệt, với chính sách dự phòng rủi ro triệt để, đồng thời đẩy mạnh thu lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng.

2.3.2 Thực trạng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng có quy mô lớn thì có thể tận dụng và khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô cho nên có thể giảm được chi phí và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với mức giá thấp hơn, từ đó có thể nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngân hàng Vì vậy, việc xem xét sự biến động trong quy mô của ngân hàng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2018 là rất cần thiết.

Nhìn chung, tổng tài sản của hầu hết các ngân hàng đều có sự gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2018 Tiêu điểm là ba ngân hàng thương mại CTG, VCB, BID (nhóm NHTMNN) có quy mô tổng tài sản cao hẳn so với các ngân hàng thương mại cổ phần còn lại (Hình 2.5). Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.5: Thể hiện tổng tài sản của 16 NHTM Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Bảng 2.5: Tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Xét về tốc độ gia tăng quy mô tổng tài sản trong giai đoạn 2006 – 2015, có những đặc điểm sau:

Năm 2007, là năm nền kinh tế tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán và thị trưởng bất động sản phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân tư vào tài sản sinh lời cao Do vậy, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng tăng với tốc độ nhanh chóng so với năm 2006, chẳng hạn như: SHB (tăng 835,49%), NCB (tăng 779,07%), ABBank (tăng 451,53%), HDBank (tăng 244,25%), STB (tăng 160,62%), SeABank (tăng 157,26%), VIB (tăng 137,83%), Techcombank (tăng 128,22%), MBB (tăng 117,64%) …

Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại

2.4.1 Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại

Dựa vào đồ thị hình 2.10, tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE có sự biến động thường xuyên Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE thể hiện rõ nhất là trong giai đoạn từ 2008 – 2013: Đơn vị tính: % (ROE) và ‰ (ROA, NPLR)

Hình 2.10: Thể hiện tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPLR) và (ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Năm 2008, khi tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng có xu hướng tăng lên (từ 1,44% vào năm 2007 tăng lên 2,36%) thì lúc này tỷ suất lợi nhuận ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng giảm xuống (từ 1,65% năm 2007 giảm xuống 1,18%), đồng thời ROE trung bình của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm (từ 17,55% năm 2007 giảm xuống 12,34%).

Giai đoạn 2009 – 2010: khi tỷ lệ nợ xấu trung bình có xu hướng giảm xuống (giảm từ 2,36% xuống còn 1,62%; rồi tiếp tục giảm xuống 1,56%) thì ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng tăng trở lại (từ 1,18% tăng lên 1,51% năm

2009), và ROE trung bình của các ngân hàng cũng tăng lên (từ 12,34% tăng lên 16,58%, rồi đến năm 2010 tăng lên 17,09%).

Và đến giai đoạn 2011 – 2013 khi nền kinh tế chịu bối cảnh nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 16 NHTM tăng từ (từ 2,01% vào năm 2011 tăng liên tục lên 3,30% vào năm 2013) thì lúc này làm ROA trung bình của các ngân hàng sụt giảm mạnh (từ 1,35% vào năm 2010 giảm xuống còn 0,60% vào năm

2013) và ROE trung bình cũng sụt giảm mạnh trong giai đoạn này (năm 2011 giảm xuống còn 15,38%, năm 2012 9,59%, đến năm 2013 giảm xuống còn 7,50%).

Giai đoạn 2014 – 2018 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng đã được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu trung bình giảm dần về mức 1,99% năm 2018.

Tương tự như sự biến động giữa tỷ lệ nợ xấu, và tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cũng có xu hướng biến động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận (Hình 2.11) Cụ thể mối quan hệ ngược chiều này được minh chứng thông qua từng giai đoạn: Đơn vị tính: % (ROE) và ‰ (ROA, LLPR)

Hình 2.11: Thể hiện chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLPR) và

(ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Năm 2008, khi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình của các ngân hàng có xu hướng tăng lên (từ 0,73% vào năm 2007 tăng lên 0,87% năm 2008) thì lúc này tỷ suất lợi nhuận ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng giảm xuống (từ 1,65% năm 2007 giảm xuống 1,18%), đồng thời ROE trung bình của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm (từ 17,55% năm 2007 giảm xuống 12,34%).

Giai đoạn 2009 – 2010: khi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình có xu hướng giảm xuống (giảm từ 0,87% xuống còn 0,67%; rồi tiếp tục giảm xuống 0,60%) thì ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng biến động không đồng đều (từ 1,18% tăng lên 1,51% năm 2009; đến năm 2010 giảm xuống 1,35%), và ROE trung bình của các ngân hàng tăng lên (từ 12,34% tăng lên 16,58%, rồi đến năm 2010 tăng lên 17,09%).

Giai đoạn 2012 – 2013: tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình vàROA/ROE biến động cùng chiều Nguyên nhân một phần do năm 2012 và 2013,SHB được hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hay LPLR mang dấu âm.

Giai đoạn 2014-2018: tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình và ROA/ROE biến động ngược chiều.

Như vậy, thông qua phân tích số liệu trên cho thấy rằng, giữa tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận (ROA, ROE) nhìn chung có xu hướng biến động ngược chiều Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng có xu hướng biến động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận ngân hàng: ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn (tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng) thì lợi nhuận ngân hàng có xu hướng giảm xuống, và ngược lại.

2.4.2 Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại

Rủi ro thanh khoản là là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của ngân hàng. Để đo lường rủi ro thanh khoản bài nghiên cứu này sử dụng công thức được đề xuất như sau:

Tài sản thanh khoản nhanh LIQ Tổng tài sản (Trong đó: Tài sản thành khoản nha = Tiền mặt, vàng bạc, đá quý + Tiền gửi tại NHNN + Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác). Đơn vị tính: % (ROE, LIQ) và ‰ (ROA)

Hình 2.12: Thể hiện rủi ro thanh khoản (LIQ) và (ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Có thể thấy, trong giai đoạn 2006-2018, các chỉ tiêu LIQ và ROA/ROE trung bình hầu như tỷ lệ thuận với nhau Điều này có thể được lý giải bởi vì nền kinh tếViệt Nam trong giai đoạn vừa qua có chuyển biến phức tạp, lạm phát tăng cao, thị trường vốn có nhiều biến động Nếu như ngân hàng duy trì không đủ lượng tài sản có tính thanh khoản nhanh để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thì ngân hàng có thể sẽ rất khó khăn trong việc vay mượn từ nguồn khác trên thị trường để bù đắp lượng thanh khoản thiếu hụt, thậm chí nếu ngân hàng có thể vay được từ nguồn bên ngoài thì ngân hàng cũng phải chịu mức chi phí vay rất cao, lúc này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng sụt giảm.

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018 thông qua một số chỉ tiêu về: Tình hình tăng trưởng tín dụng, tình hình nợ xấu và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng Đồng thời thông qua đồ thị thể hiện tình hình nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản nhanh và hai chỉ tiêu (ROA, ROE) trong giai đoạn 2006 – 2018 để có thể đưa ra một cái nhìn trực quan về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lựa chọn và đo lường biến

Với mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả sử dùng phần mềm thống kê EVIEWS (Econometric Views) và thực hiện phương pháp phân tích dữ liệu theo thứ tự các bước sau:

Nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm quan trọng của các biến, nên số liệu sau khi tổng hợp sẽ được thống kê và trình bày dưới dạng bảng mô tả Các đặc điểm quan trọng của các biến gồm có: tên biến, số mẫu quan sát, giá trị trung bình, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu và độ lệch chuẩn.

 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

Một trong số các giả định của hồi quy bội là không có tương quan giữa các biến độc lập, và khi giả thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến có thể mất ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn (đa cộng tuyến hoàn hảo) sẽ không thể ước lượng được mô hình Do đó, việc phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình là rất cần thiết.

 Phân tích khả năng tuân theo quy luật phân phối chuẩn của các biến trong mô hình.

Trong khoa học về thống kê và xử lý số liệu, kiểm định Jarque-Bera là một loại kiểm định xem thử dữ liệu có đạt quy luật phân phối chuẩn hay không Nếu đảm bảo quy luật phân phối chuẩn N(μ, σ 2 ) thì độ tin cậy của bộ dữ liệu sẽ cao hơn,các kết quả tính toán theo các công thức thống kê sẽ ổn hơn.

Khi sử dụng ma trận tương quan sẽ góp phần cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy từng mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập với biến phụ thuộc Trong khi đó mục đích của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc Do đó, đề tài dử dụng phương pháp hồi quy bội để phân tích Phương pháp này sẽ được thực hiện trên 3 mô hình hồi quy dữ liệu bảng POOL, FEM, REM. Để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình trên, đề tài tiến hành các kiểm định so sánh tính phù hợp giữa mô hình POOL và FEM, giữa FEM và REM đối với dữ liệu bảng Kiểm định đầu tiên được dùng là kiểm định F theo phương pháp Likelihood ratio (LR test) để so sánh chọn POOL hay FEM.

Với giả định Ho: chọn mô hình POOL nếu P-value < 0,05 thì bác bỏ Ho, kết luận chọn mô hình FEM, ngược lại thì chọn POOL.

Kiểm định thứ 2 là kiểm định Hausman dùng để so sánh giữa FEM và REM,giả định Ho: chọn REM, nếu P-value < 0,05 thì bác bỏ Ho, kết luận mô hình FEM phù hợp hơn, ngược lại thì chọn REM.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Vì nguyên nhân tồn tại những hạn chế nhất định trong quá trình thu thập số liệu thống kê, tác giả sử dụng dữ liệu bảng thông qua mẫu quan sát gồm NHTM củaViệt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 – 2018 Danh sách 16 ngân hàng thương mại được liệt kê trong Bảng (3.1) Mẫu nghiên cứu gồm 208 biến quan sát.

Bảng 3.1: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu

STT Tên ngân hàng Mã ngân hàng

1 Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB

2 Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM HDBank

3 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB

4 Ngân hàng TMCP An Bình ABBank

5 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank

6 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB

7 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt EIB

8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB

9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank

10 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

11 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB

12 Ngân hàng TMCP Quân Đội MBB

13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB

14 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID

15 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB

16 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG

3.2.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu Để đảm bảo dữ liệu được thu thập là có độ tin cậy cao, dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ từ chính các báo cáo tài chính của các ngân hàng được lựa chọn và tham khảo thêm từ các trang web https://www.sbv.gov.vn , www.cafef.vn , Vietstock.vn, https://finance.vietstock.vn/

Dữ liệu trong nghiên cứu này tạo thành dữ liệu bảng (panel data) là dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian (cross sectional time-series data).

Giả thuyết nghiên cứu

Sau khi lược khảo các nghiên cứu có liên quan ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam về mối quan hệ giữa rủi và khả năng sinh lời ngân hàng Rõ ràng kết quả về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời ngân hàng của các nghiên cứu này không có một sự thống nhất.

Nhiều nghiên cứu kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro (đại diện là rủi ro tín dụng) và khả năng sinh lời của ngân hàng Mặc dù có một vài nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời ngân hàng là cùng chiều nhau (Afriyie and Akotey, 2013; Buchs and Mathisen 2005), tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là hầu hết các nghiên cứu có liên quan được thực hiện tại Việt Nam đều tìm thấy giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời có mối tương quan ngược chiều (Alexiou and Sofoklis, 2009; Achou and Tenguh, 2008; Hosna et al, 2009).

Kết luận về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng trở nên phức tạp hơn nữa trong một nghiên cứu khác khi tiến hành điều tra các tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Kenya trong giai đoạn từ 2004 - 2008 nhưng kết quả lại cho thấy rằng không tìm thấy tác động rõ ràng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng (Kithinji, 2010).

Chính vì vậy, trong nghiên cứu này khi xem xét về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, tác giả cũng kỳ vọng rằng có sự tồn tại một mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời ngân hàng với cặp giả thuyết:

Giả thuyết nghiên cứu H 0 : Không có mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

Giả thuyết nghiên cứu H 1 : Có mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

Trong đó rủi ro được đại diện bởi các biến độc lập được lựa chọn (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ).

Kỳ vọng về từng loại rủi ro và khả năng sinh lời ngân hàng là ngược chiều hay cùng chiều nhau sẽ được tác giả đưa ra trong phần sau của bài nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu

Dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm được đề cập của các nhà nghiên cứu trước kia (chi tiết nêu tại phần dưới đây).

 Tác giả bổ sung thêm số lượng biến độc lập (8 biến) so với các bài nghiên cứu trước đây nhằm đánh giá chính xác hơn mối quan hệ của rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng (Alexiou and Sofoklis (2009) với 6 biến độc lập; Kargi (2011) với 2 biến độc lập, Achou and Tenguh (2008) với 1 biến độc lập …).

 Tác giả chọn thời gian chọn nghiên cứu 13 năm, dài hơn so với thời gian nghiên cứu 5-8 năm của hầu hết các bài nghiên cứu trước đây (Alexiou and Sofoklis (2009), 8 năm từ 2000-2007; Achou and Tenguh (2008), 5 năm từ 2001-2005; Kargi (2011), 5 năm từ 2004-2008 …).

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời ngân hàng được xây dựng có dạng như sau:

Mô hình 1: (Biến đo lường rủi ro tín dụng NPLR, biến đo lường rủi ro thanh khoản LIQ)

ROA = β0 + β1 NPLR + β2 LTA + β3 ETA + β4 LIQ + β5 CTI + β6 NIM + β7 SIZE + ε (1.a)

ROE = β0 + β1 NPLR + β2 LTA + β3 ETA + β4 LIQ + β5 CTI + β6 NIM + β7 SIZE + ε (1.b)

Mô hình 2: (Biến đo lường rủi ro tín dụng LLLR, biến đo lường rủi ro thanh khoản LIQ)

ROA = β0 + β1 LLPR + β2 LTA + β3 ETA + β4 LIQ + β5 CTI + β6 NIM + β7 SIZE + ε (2.a)

ROE = β0 + β1 LLPR + β2 LTA + β3 ETA + β4 LIQ + β5 CTI + β6 NIM + β7 SIZE + ε (2.b)

Biến phụ thuộc, đại diện khả năng sinh lợi của ngân hàng đo lường bởi chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).Biến độc lập, đại diện rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của ngân hàng và một số chỉ tiêu kiểm soát rủi ro khác.

Dấu kỳ vọng của các biến được giải thích cụ thể trong bảng dưới đây.

Bảng 3.2: Mô tả các biến mô hình

Các biến Phương pháp đo lường Kỳ vọng

ROE Lợi nhuận sau thuế

ROA Lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu -

(Đo lường rủi ro tín dụng)

Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng - tín dụng Tổng dư nợ

(Đo lường rủi ro tín dụng)

Cấu trúc vốn Vốn chủ sở hữu +

Tỷ lệ thanh khoản Tài sản thanh khoản nhanh +

(Đo lường rủi ro thanh khoản)

Tổng dư nợ vay/tổng tài sản (LTA) Tổng dư nợ vay -

Hiệu quả quản lý chi phí Chi phí hoạt động -

(CTI) Thu nhập hoạt động

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên Thu nhập từ lãi – chi phí lãi +

(NIM) Tài sản có sinh lời

Quy mô ngân hàng Ln(tổng tài sản) +

Lợi nhuận ngân hàng có thể được đo lường thông qua nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này lợi nhuận của ngân hàng được đo lường thông qua hai chỉ tiêu: ROA và ROE.

ROA được định nghĩa là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA đo lường mức sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng Nó phản ánh khả năng quản lý của một ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của các ngân hàng. Hay có thể nói, ROA cho thấy tài sản của ngân hàng được quản lý hiệu quả như thế nào để tạo ra lợi nhuận.

ROA được đo lường thông qua công thức sau:

Về lý thuyết, ROE được định nghĩa là đó chính là tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu ROE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

ROA được đo lường thông qua công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế ROE Vốn chủ sở hữu

3.4.2 Biến đo lường rủi ro

3.4.2.1 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPLR)

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số cho thấy chất lượng và rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay Do vậy, tỷ lệ nợ xấu một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét mức độ rủi ro tín dụng, và là một chỉ báo cho thấy cách mà các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng của họ.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao cho thấy chất lượng tín dụng giảm, mức độ rủi rủi ro tín dụng cao, cho thấy xác xuất mà ngân hàng đối mặt với những khoản cho vay không thu hồi được là rất lớn Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm giảm lợi nhuận ngân hàng, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng là ngược chiều nhau Nghiên cứu trước đây cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng như: Achou and Tenguh (2008), Kargi (2011).

Tỷ lệ nợ xấu (NPLR) được đo lường thông qua công thức sau:

Nợ xấu NPLR Tổng dư nợ

Tác giả kỳ vọng NPLR có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. 3.4.2.2 Biến Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLPR)

Ngoài tỷ lệ nợ xấu, biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cũng được các nghiên cứu trước đây sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao cho thấy khả năng xảy ra tổn thất đối với các khoản cho vay là rất lớn, mang đến tín hiệu rủi ro cao hơn đối với các ngân hàng do sự tích tụ của các khoản vay có khả năng không thu hồi được và xác suất các khoản vay trở thành nợ xấu là rất cao, điều đó có nghĩa lợi nhuận ngân hàng thấp hơn Do đó một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ LLPR và lợi nhuận được mong đợi (Athanasoglou et al (2008), Trujillo-Ponce (2013).

Tỷ lệ nợ xấu (LLPR) được đo lường thông qua công thức sau:

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng LLPR Tổng dư nợ

Tác giả kỳ vọng LLPR có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. 3.4.2.3 Biến rủi ro thanh khoản (LIQ )

Rủi ro thanh khoản là là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Biến rủi ro thanh khoản LIQ được đo lường thông qua công thức sau:

Tài khoản thanh khoản nhanh

LIQ Tổng tài sảnTài khoản thanh khoản nhanh ở đây bao gồm:

 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác.

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có chuyển biến phức tạp, lạm phát tăng cao, thị trường vốn có nhiều biến động Nếu như ngân hàng duy trì không đủ lượng tài sản có tính thanh khoản nhanh để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thì ngân hàng có thể sẽ rất khó khăn trong việc vay mượn từ nguồn khác trên thị trường để bù đắp lượng thanh khoản thiếu hụt, thậm chí nếu ngân hàng có thể vay được từ nguồn bên ngoài thì ngân hàng cũng phải chịu mức chi phí vay rất cao, lúc này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng sụt giảm Munther Al Nimer (2013), Heffernan and Fu

(2008) cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng.

Tác giả kỳ vọng rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng, tức việc nắm giữ lượng tài sản đủ lớn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

Kỳ vọng biến LIQ có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

3.4.3 Các biến kiểm soát trong mô hình

3.4.3.1 Biến tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA)

Biến LTA được đo lường thông qua công thức sau:

Tổng dư nợ vay LTA = Tổng tài sản

Biến LTA phản ánh cấu trúc tài sản của ngân hàng, và là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Hoạt động cho vay là hoạt động tìm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thwờng cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tư vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn.Chính vì vậy, thông thường cho vay càng nhiều thì càng đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, hay nói cách khác làm gia tăng mức sinh lời của ngân hàng (Syafri,2012).

Tuy nhiên, nếu mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng đến kiểm soát chất lượng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi Với tình hình của Việt Nam trong thời gian qua, khi các ngân hàng đua nhau ồ ạt cho vay trong khi đó lại thiếu kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng dẫn dến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong những năm gần đây tăng lên đáng báo động.

Tác giả kỳ vọng LTA có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng 3.4.3.2 Biến cấu trúc vốn (ETA)

Biến ETA được đo lường thông qua công thức sau: Vốn chủ sở hữu ETA Tổng tài sản

Chỉ số ETA phản ánh khả năng trang trải với với các vấn đề phát sinh từ những tổn thất và rủi ro bất ngờ có thể xảy ra Tỷ số ETA càng cao cho thấy mức độ an toàn vốn của ngân hàng cao, rủi ro phá sản thấp, do đó các nhà đầu tư yêu cầu phần bù rủi ro thấp hơn từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn Đồng thời với tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu cao cũng tạo điều kiện ngân hàng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ hơn, và ngân hàng cũng sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng Có nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn (ETA) với lợi nhuận ngân hàng như: Athanasoglou et al (2008), Alexiou and Sofoklis (2009).

Tác giả kỳ vọng ETA có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng 3.4.3.3 Biến tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI)

Biến hiệu quả quản lý chi phí CTI được đo lường thông qua công thức sau:

CTI Thu nhập hoạt động

Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Trước tiên, bài nghiên cứu sẽ trình bày thống kê mô tả dữ liệu của các biến chính để thấy được tổng quan của nguồn dữ liệu.

Trong bảng 4.1, tóm tắt kết quả thống kê mô tả của các biến được sử dụng trong mô hình: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ xấu (NPLR), tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ (LLPR), biến đo lường mức độ thanh khoản tài sản thanh khoản nhanh/tổng tài sản (LIQ), tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản (LTA), biến chi phí/thu nhập (CTI), biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), biến quy mô ngân hàng (SIZE).

Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 2006 - 2018

ROA ROE NPLR LLPR LTA

ETA LIQ CTI SIZE NIM

ETA LIQ CTI SIZE NIM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

Trong đó, ý nghĩa của các thống kê như sau:

 Giá trị lớn nhất Maximum

 Giá trị bé nhất Minimum

 Độ lệch chuẩn Std Dev.

 Kiểm định Jarque-Bera (dùng kiểm định xem thử dữ liệu có skewness (hệ số bất đối xứng) và kurtosis (hệ số nhọn) đáp ứng yêu cầu của phân phối chuẩn)

 Sum((X-mean(x))^2) Sum Sq Dev.

 Số quan sát Observations Đối với nhóm biến phản ánh tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng: Từ kết quả thống kê cho thấy trong giai đoạn 2006 - 2018, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình đều dương Trong đó, ROA trung bình trong giai đoạn 2006 – 2018 là 1,05%, giá trị cao nhất đạt được là 3,28% (NCB 2006), và giá trị ROA thấp nhất trong giai đoạn này là 0,01% (NCB 2012); còn ROE trung bình trong giai đoạn 2006 – 2018 là 12,52%, và ROE đạt giá trị cao nhất là 44,49% (ACB năm 2007), giá trị thấp nhất là 0,07% (NCB 2012). Với giá trị trung bình của 2 biến ROA, ROE cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vẫn có thể được đánh giá là đang nằm ở mức trung bình.

Chỉ số nợ xấu (NPLR) trung bình trong giai đoạn 2006 – 2018 là 2,19%, và NPLR đạt giá trị cao nhất là 8,83% (SHB năm 2012), giá trị thấp nhất là 0,08% (ACB năm 2007) Với độ lệch chuẩn tương ứng ở mức 1,36%, cho thấy mức độ dao động, phân tán khá cao trong số liệu này, điều đó cho thấy mức độ ổn định là tương đối thấp của số liệu Điều này có thể giải thích, trong giai đoạn 2006 – 2018, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có sự biến động thường xuyên, đặc biệt giai đoạn 2012 -

2013, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng ở mức đáng báo động.

Chỉ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cho vay (LLPR) trung bình trong giai đoạn 2006 – 2018 là 1,09%, và LLPR đạt giá trị cao nhất là 5,15% (VPB năm 2018), giá trị thấp nhất là -1,01% (SHB năm 2012) Và với độ lệch chuẩn 0,91% cho thấy dữ liệu có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngân hàng và giữa các năm.

Chỉ số Dư nợ/Tổng tài sản (LTA) trung bình trong giai đoạn 2006 – 2018 là 50,69%, và LTA đạt giá trị cao nhất là 72,83% (BID năm 2018), giá trị thấp nhất là 20,18% (SeABank năm 2012) Với tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản trung bình chiếm tỷ lệ cao, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu ở hoạt động tín dụng Tuy nhiên, với tỷ lệ LTA trung bình ở 50,69% thể hiện rằng, ngoài hoạt động tín dụng hiện nay các ngân hàng có xu hướng đa dạng hóa hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể phân tán bớt rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Chỉ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (ETA) trung bình giai đoạn 2006 – 2018 là 9,14%, ETA đạt giá trị cao nhất là 49,10% (NCB năm 2006) và giá trị thấp nhất là 4,12% (BID năm 2008) Với giá trị trung bình khá cao, cho thấy nhìn chung các ngân hàng Việt Nam vẫn đáp ứng và đảm bảo mức độ an toàn vốn.

Chỉ số (LIQ) trung bình 24,22%, LIQ có giá trị cao nhất 69,41% (HDBank năm 2006) và giá trị thấp nhất 4,83% (STB năm 2018) Với độ lệch chuẩn 11,67%, ta thấy độ phân tán dữ liệu nghiên cứu là rất cao.

Chỉ số CTI trung bình 48,25%, giá trị cao nhất của CTI là 92,74% và thấp nhất 17,41% Độ lệch chuẩn 15,67%, cũng cho thấy mức độ tập trung của dữ liệu là không cao Điều này có thể là do có những giai đoạn chi phí hoạt động của ngân hàng tăng đột biến dẫn đến có sự chênh lệch lớn trong chỉ số CTI giữa các năm.

Chỉ số phản ánh quy mô tổng tài sản bình quân năm (SIZE) có giá trị trung bình 18,34 (tương ứng 92.422 tỷ đồng) và giá trị lớn nhất 1.257.661 tỷ đồng thuộc ngân hàng BID (2018), giá trị nhỏ nhất 635,7 tỷ đồng thuộc NCB (2006).

Chỉ số thể hiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trung bình 3,83%, đạt giá trị lớn nhất 11,36% (VPB 2017) và giá trị thấp nhất 0,72% (HDBank năm 2013) Với độ lệch chuẩn 1,50%, dữ liệu có mức độ tập trung cũng khá cao.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.2.1 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

 Sử dụng ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

NPLR LLPR LTA ETA LIQ CTI SIZE NIM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến sử dụng trong mô hình hồi quy Kết quả cho thấy, tất cả hệ số tương quan giữa các biến đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8; hệ số tương quan cao nhất (-0,631 và -0,612) thể hiện mối tương quan giữa biến LTA và LIQ, biến SIZE và ETA Do vậy, khi sử dụng mô hình hồi quy này khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến là khá thấp.

 Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF

VIF (Variance Inflation Factors) được tính bằng cách chạy mô hình hồi quy phụ (hồi quy giữa một biến độc lập với tất cả các biến còn lại trong mô hình) và tính VIF theo công thức: VIF=1/(1-R 2 i phụ).

Nếu VIF < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Bảng 4.3: Chỉ số VIF mô hình 1 (Với biến NPLR – Rủi ro tín dụng)

Bảng 4.4: Chỉ số VIF mô hình 2 (Với biến LLPR – Rủi ro tín dụng)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

Kết quả kiểm định VIF cho thấy, hệ số phóng đại VIF của các biến trong mô hình 1 và mô hình 2 đều nhỏ hơn 10; giá trị VIF trung bình của mô hình 1 bằng 1,90(bảng 4.3) và giá trị VIF trung bình của mô hình 2 bằng 2,06 (bảng 4.4) Điều này cho thấy rằng mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.2 Lựa chọn phương pháp hồi quy bội phù hợp

Khi sử dụng ma trận tương quan sẽ góp phần cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy từng mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập với biến phụ thuộc Trong khi đó mục đích của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc Do đó, đề tài dử dụng phương pháp hồi quy bội để phân tích Phương pháp này sẽ được thực hiện trên 3 mô hình hồi quy dữ liệu bảng POOL LS, FEM (mô hình tác động cố định), REM (mô hình tác động ngẫu nhiên). Để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình trên, đề tài tiến hành các kiểm định so sánh tính phù hợp giữa mô hình POOL và FEM, giữa FEM và REM đối với dữ liệu bảng Kiểm định đầu tiên được dùng là kiểm định F theo phương pháp Likelihood ratio (LR test) để so sánh chọn POOL hay FEM.

Với giả định Ho: chọn mô hình POOL nếu P value < 0,05 thì bác bỏ Ho, kết luận chọn mô hình FEM, ngược lại thì chọn POOL.

Kiểm định thứ 2 là kiểm định Hausman dùng để so sánh giữa FEM và REM, giả định Ho: chọn REM, nếu P-value < 0,05 thì bác bỏ Ho, kết luận mô hình FEM phù hợp hơn, ngược lại thì chọn REM.

4.2.2.1 Mô hình (1.a) ROA phụ thuộc biến NPLR

Kết quả kiểm định Likelihood Ratio, cho thấy hệ số P value = 0,0000 < 5%.

Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình POOL.

Trong khi đó, kiểm định ý nghĩa thống kê Hausman P value = 0,2714 > 5%, chấp nhận Ho có nghĩa là mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM Do vậy, ước lượng mô hình theo REM sẽ phù hợp hơn so với 2 mô hình POOL và FEM.

4.2.2.2 Mô hình (1.b) ROE phụ thuộc biến NPLR

Kết quả kiểm định Likelihood Ratio, cho thấy hệ số P value = 0,0000 < 5%.

Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình POOL.

Trong khi đó, kiểm định ý nghĩa thống kê Hausman P value = 0,2887 > 5%, chấp nhận giả thuyết Ho có nghĩa là mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM Do vậy, ước lượng mô hình theo REM sẽ phù hợp hơn so với 2 mô hình POOL và mô hình FEM.

4.2.2.3 Mô hình (2.a) ROA phụ thuộc biến LLPR

Kết quả kiểm định Likelihood Ratio, cho thấy hệ số P value = 0,0004 < 5%.

Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình POOL.

Trong khi đó, kiểm định ý nghĩa thống kê Hausman P value = 0,0058 < 5%, bác bỏ giả thuyết Ho có nghĩa là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM Do vậy, ước lượng mô hình theo FEM sẽ phù hợp hơn so với 2 mô hình POOL và mô hình REM.

4.2.2.4 Mô hình (2.b) ROE phụ thuộc biến LLPR

Kết quả kiểm định Likelihood Ratio, cho thấy hệ số P value = 0,0000 < 5%.

Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình POOL.

Trong khi đó, kiểm định ý nghĩa thống kê Hausman P value = 0,06 > 5%, chấp nhận giả thuyết Ho có nghĩa là mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM Do vậy, ước lượng mô hình theo REM sẽ phù hợp hơn so với 2 mô hình POOL và mô hình FEM.

4.2.3 Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn

Kiểm định JB sẽ xem xét hệ số bất đối xứng (skewness = 0 là đối xứng, nếu

>0 hoặc < 0 là lệch phải, lệch trái) và hệ số nhọn (kurtosis = 3 là cân, > 3 hoặc < 3 là tù hay nhọn).

Giả định Cặp giả thuyết với mức ý nghĩa 5%.

Ho: Phân phối là chuẩn (skewness = 0, kurtosis = 3).

H1: Phân phối là không chuẩn (skewness # 0, kurtosis # 3).

Nếu kết quả Pvalue > 5% bác bỏ Ho, hay các biến của mô hình kiểm định tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

4.3 Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng 4.5 Kết quả h i quy mô hình

Ghi chú: thống kê t *, **, ***, có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

 Đánh giá sự phụ hợp của mô hình

Hai giá trị khá quan trọng khi chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, đó là hệ số R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (còn gọi là R bình phương điều chỉnh, hay Adjusted R Square) Hai giá trị này dùng đo sự phù hợp của mô hình hồi quy, còn gọi là hệ số xác định (coefficient of detemination).

R 2 và R 2 _a cho biết rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi trong khả năng sinh lời của ngân hàng Hay nói cách khác cho biết rằng mô hình đó hợp với dữ liệu ở mức bao nhiêu.

Giá trị R bình phương dao động từ 0 đến 1 R bình phương càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với bộ dữ liệu dùng chạy hồi quy R bình phương càng gần 0 thì mô hình đã xây dựng càng kém phù hợp với bộ dữ liệu dùng chạy hồi quy.

Kết quả thống kê theo bảng 4.5 cho thấy R 2 và R 2 _a dao động từ mức 0,62 đến 0,85 cho thấy mô hình tương đối phù hợp với bộ dữ liệu đã dùng để chạy hồi quy.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình với giả thuyết Ho: R 2 = 0 Ta so sánh Prob(F-statistic) với mức ý nghĩa α = 5% Thống kê bảng 4.5 cho thấy ở tất cả mô hình Prob(F-statistic) đều bằng 0, nhỏ hơn mức nghĩa α Vậy bác bỏ Ho, hay mô hình hoàn toàn phù hợp.

 Đánh giá về việc khả năng tuân theo quy luật phân phối chuẩn:

Kết quả thống kê theo bảng 4.5 cho thấy các mô hình đều có Prob (Jarque- Bera-statistic) = 0.000000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% Vậy chấp nhận Ho, hay mô hình hoàn toàn phù hợp, hay nói cách khác các biến của mô hình kiểm định tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

 Đánh giá tác động của từng biến độc lập

Tác động của rủi ro tín dụng (NPLR, LLPR) đến lợi nhuận ngân hàng

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w