Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thuỷ sản c ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước đang phát triển Hàng năm, các nước đang phát triển thường chiếm tới 50% tổng giá trị xuất kh u thuỷ sản và hơn 60% sản lượng thuỷ sản được sản xuất trên thế giới (WB, 2011) Trong ngành thuỷ sản, xuất kh u là hoạt động then chốt bởi đ là một trong những nguồn cung ngoại hối cho quốc gia, do đ , các sản ph m thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao như: cá tra, cá basa, tôm chủ yếu được dành cho xuất kh u.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng trong sản xuất và xuất kh u thuỷ sản Để đ y mạnh quá trình xuất kh u, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương tập trung vào xuất kh u thuỷ sản, một trong những mặt hàng truyền thống và có lợi thế so sánh Trong năm 2017, kim ngạch xuất kh u thủy sản của Việt Nam đạt 6,09 tỷ USD, tăng trưởng 17,5% so với năm
2016 (WB, 2019), điều này cho thấy tiềm năng to lớn của ngành xuất kh u thủy sản Việt Nam Nhìn nhận được tiềm năng đ , trong Quyết định 1434/QĐ-TTg ban hành ngày 22/09/2017 về “Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 – 2020”, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, thuỷ sản vẫn là ngành xuất kh u chủ lực của đất nước với tốc độ tăng trưởng khoảng 6%/năm, giá trị xuất kh u đạt từ 8 tỉ USD đến 9 tỉ USD và chủ trương duy trì thị trường xuất kh u truyền thống như EU, Nhật Bản, Hoa Kì và mở rộng xuất kh u sang các thị trường khác Những năm gần đây, Hàn Quốc đang ngày càng trở thành một thị trường xuất kh u thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam xuất phát từ việc sản lượng thuỷ sản của Hàn Quốc c xu hướng giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của Hàn Quốc tăng mạnh Hơn nữa, xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hoa Kì ngày càng trở nên kh khăn.
Trong bối cảnh đ , Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc ra đời đã tạo ra cơ hội, thuận lợi vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc Ngay từ khi được khởi động tiến trình đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã được dự báo sẽ xúc tiến mạnh mẽ hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc nhờ các cam kết sâu hơn, rộng mở hơn trong lĩnh vực thuế quan, đầu tư, lao động Kể từ khi được ký kết vào năm 05/05/2015 đến nay, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã trải qua hiệu lực bốn năm Việc nghiên cứu ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc sau một thời gian Hiệp định có hiệu lực là rất quan trọng, nhằm đánh giá khách quan hiệu quả của Hiệp định, xu hướng và mức độ tác động của Hiệp định như thế nào đối với xuất kh u thủy sản Việt Nam, đây là những vấn đề thực sự quan trọng và c ý nghĩa thực tiễn hiện nay không chỉ đối với nhà hoạch định chính sách mà còn rất cần thiết đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất kh u thủy sản.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tới xuất khẩu thủy sản của việt nam sang Hàn Quốc ” để phân tích rõ ảnh hưởng, từ đ đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Đề tài về ảnh hưởng, tác động của Hiệp định thương mại tự do đến ngành xuất kh u n i chung và xuất kh u thủy sản n i riêng là đề tài thiết thực cấp thiết, do vậy rất được các nhà nghiên cứu quan tâm và c nhiều công trình, bài báo, chuyên đề nghiên cứu về vấn đề này Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc một số nghiên cứu c tính tương đồng để tham khảo, c thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
“Giáo trình Kinh tế Ngoại thương” được viết bởi tác giả Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2009) đã đưa ra các cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do cùng các ảnh hưởng của chúng đến thương mại giữa các quốc gia.
“Báo cáo đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam” (MUTRAP, 2010) phân tích ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do, trong đ báo cáo chọn một vài Hiệp định thương mại tự do tiêu biểu như:EVFTA, AKFTA, VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam dựa trên một số chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như: GDP, CPI, Kim ngạch xuất kh u của Việt Nam, lạm phát,Nghiên cứu không tập trung phân tích một Hiệp định thương mại tự do nào riêng biệt hoặc một ngành hàng cụ thể mà phân tích dưới g c nhìn tổng quan đối với nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng không thể phủ nhận của Hiệp định thương mại tự do đối với xúc tiến thương mại nội khối bên cạnh đ cũng chỉ ra một số tác động tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do tới nền kinh tế. Tác giả Võ Văn Thọ (2016) trong luận văn thạc sỹ kinh tế quốc tế với đề tài
“Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tới xuất kh u thủy sản: Nghiên cứu so sánh với Hiệp định thương mại Việt Nam – EU” phân tích tác động của việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan được cam kết trong Hiệp định TPP bằng mô hình SMART từ đ tìm ra ảnh hưởng của Hiệp định TPP tới xuất kh u thủy sản của Việt Nam và so sánh với tác động của Hiệp định EVFTA Nghiên cứu chỉ giới hạn tập trung vào các cam kết thuế quan và phi thuế quan của hai Hiệp định TPP và EVFTA và do đ các giải pháp đưa ra chưa thực sự toàn diện và hạn chế trong hai lĩnh vực thuế quan và phi thuế quan.
Mai Thị C m Tú (2015) với bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật” (Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 20/2015) và Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) với bài báo “Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế: các nhân tố tác động đến xuất kh u” (Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 31 /2010) sử dụng mô hình trọng lực trên cơ sở lý thuyết về cung cầu, thương mại ngành hàng của Raul Rubin Krugman và Obstfed đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản (cụ thể là mặt hàng cá và tôm) của VN sang thị trường Nhật cả trong dài hạn và trong ngắn hạn Hai nghiên cứu này đưa ra các biến mới ngoài các biến gốc trong mô hình trọng lực (GDP và khoảng cách) như giá cả, tỷ giá hối đoái, đầu tư Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản trong hai nghiên cứu này rất c tính tham khảo. Tác giả Martinez-Zarzoso I và Nowak-Lehmann (2003) đưa ra nghiên cứu với đề tài: “Gravity Model: An Application to Trade between Regional Blocs” (Tạp chíAtlantic Economic Journal, số 31(2)/2003) đánh giá các yếu tố tác động đến d ng chảy thương mại song phương giữa 47 quốc gia và đặc biệt là tác động của các thỏa thuận ưu đãi giữa một số khối kinh tế và khu vực thuộc Liên minh châu u (EU),Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Cộng đồng Caribbean (CARICOM),thị trường chung trung tâm Mỹ (CACM) và các quốc gia Địa Trung Hải khác.
Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực bổ sung thêm các biến mới dựa trên g c nhìn chủ quan của tác giả, thu thập khối lượng dữ liệu lớn với phạm vi nghiên cứu rộng từ các nước thuộc Bắc Mỹ đến châu u và Địa Trung Hải.
Nghiên cứu “Analyzing the Agricultural Trade Impacts of the Canada-Chile Free Trade Agreement”, của hai tác giả Malhotra N and Stoyanov A., (2008) đã phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Canada – Chile tới ngành nông nghiệp Chile Nghiên cứu đồng dạng sử dụng mô hình trọng lực với các dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu đưa ra kết luận 90% tăng trưởng trong xuất kh u các sản ph m nông nghiệp của Chile sang Canada là do các ưu đãi thương mại mà quốc gia này nhận được theo Hiệp định thương mại tự do Canada – Chile Nghiên cứu này mặc dù phân tích ảnh hưởng của Hiệp định đến ngành nông nghiệp của Chile, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn (xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc) tuy nhiên trong mức độ tương đối, nghiên cứu vẫn mang giá trị tham khảo lớn đối với tác giả.
Tóm lại, hiện nay đã c khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng như thế nào xuất nhập kh u và mức độ ảnh hưởng của chúng Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường chỉ làm rõ được một hoặc một vài khía cạnh nào đ của vấn đề nghiên cứu hoặc có nghiên cứu phù hợp với điều kiện của một quốc gia này nhưng chưa chắc phù hợp ở quốc gia khác, Do vậy một nghiên cứu riêng về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – HànQuốc và tác động của Hiệp định đối với xuất kh u thủy sản Việt Nam sang HànQuốc là thực sự cấp thiết và c ý nghĩa thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đánh giá tác động, ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc từ đ đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các ảnh hưởng bất lợi nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Luận văn hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về xuất kh u thủy sản và ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do tới xuất kh u nói chung và xuất kh u thủy sản nói riêng.
Luận văn phân tích thực trạng ngành xuất kh u thủy sản của Việt Nam trước khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, qua đ làm rõ những ảnh hưởng của Hiệp định đối với ngành xuất kh u thủy sản Việt Nam.
Luận văn đề xuất mô hình, lượng hóa các ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, cung cấp góc nhìn trực quan, cụ thể hơn về mức độ ảnh hưởng của Hiệp định.
Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các ảnh hưởng bất lợi nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tới hoạt động xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Luận văn nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tới xuất kh u thủy sản của Việt Nam Do Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc mang tới tác động trên nhiều mặt, nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố chính thuộc Hiệp định: các cam kết Thuế quan, cam kết phi thuế quan và cam kết đầu tư.
Thủy sản là khái niệm rộng, bao gồm nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thay vì phân tích tràn lan, luận văn nghiên cứu tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có lợi thế trong xuất kh u của Việt Nam (VD: cá tra, cá basa, tôm) thuộc mã HS 03 trong Hệ thống hài h a Hải quan.
Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang HànQuốc Bên cạnh đ , luận văn thu thập số liệu về hoạt động xuất kh u thủy sản củaViệt Nam tại một số thị trường khác như: Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản nhằm làm đối tượng so sánh để làm rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
Do độ trễ của số liệu được cung cấp bởi các quốc gia, các tổ chức quốc tế đến thời điểm hiện tại bộ số liệu mới nhất và đầy đủ nhất mới được cập nhật vào năm
2018 Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 2000-
2017 và đề xuất kiến nghị, giải pháp cho thời gian tới Ngoài ra, với các nội dung cần thảo luận, luận văn có thể sử dụng số liệu trong giai đoạn trước đ
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu đ là phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Đối với phương pháp phân tích định tính, luận văn sử dụng các phân tích lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu Luận văn thu thập thông tin thông qua các tri giác của người nghiên cứu, sử dụng vốn hiểu biết và lý giải của người nghiên cứu để để giải thích ảnh hưởng của VKFTA đến xuất kh u thủy sản của Việt Nam. Đối với phương pháp phân tích định lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập).
Về bản chất, phương phân tích hồi quy là một dạng của phương pháp mô hình h a. Trong nghiên cứu này, mô hình trọng lực hấp dẫn được sử dụng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất kh u thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc.
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu (dữ liệu thương mại của một quốc gia) nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được Bởi vậy, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu đã công bố - còn gọi là dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế. Để nguồn dữ liệu sử dụng đảo bảo tính chính xác, luận văn tiến hành thu thập từ các tổ chức uy tín trên Thế giới và ở Việt Nam Cụ thể như sau:
Dữ liệu về GDP, kim ngạch xuất kh u thủy sản, số lượng dòng thuế quan, tỷ lệ thuế suất nhập kh u được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade); Dữ liệu về số lượng công cụ phi thuế quan được thu thập từ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO; Dữ liệu về khoảng cách của các quốc gia được thu thập từ Website của Viện các tài nguyên thế giới (World Resourses Institutions – WRIs); dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu thập từ Trung tâm thương mại quốc tế (International TradeCentre); dữ liệu về tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia, thuế quan tối huệ quốc được thu thập từ World Bank và Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund –IMF); dữ liệu về sản lượng thủy sản của Việt Nam, kim ngạch xuất kh u thủy sảnViệt Nam sang Hàn Quốc, cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất kh u được thu thập từ Tổng cục thủy sản Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam, số liệu của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Chế biến và Xuất kh u Thủy sảnViệt Nam (VASEP); dữ liệu thông tin về việc tham gia hay không tham gia cácHiệp định FTA được khai thác trực tiếp trên các website chuyên ngành về tạo thuận lợi thương mại, xúc tiến thương mại của các quốc gia Ngoài ra, các thông tin về rào cản thương mại của các quốc gia và khu vực, chính sách xuất kh u, các hiệp định thương mại, được thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách và các nghiên cứu trước đ
Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu Tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do tới hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản
Chương 2: Ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hàn uốc
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
Khái niệm, nội dung cơ bản và phân loại hiệp định thương mại tự do (FTA)
1.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới từ sau Thế chiến II với sự phát triển bùng nổ của hai xu thế hội nhập là đa phương h a quan hệ kinh tế thương mại toàn cầu trong khuôn khổ GATT/WTO và khu vực hóa giữa các nền kinh tế hay các nhóm quốc gia với nhau, cho đến nay đã c rất nhiều học giả, tổ chức, quốc gia đưa ra khái niệm hiệp định thương mại tự do (FTA) cho riêng mình Điều này thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau của mỗi một học giả, tổ chức, quốc gia đ Trong số đ , c một số quan điểm về FTA mang tính bao quát và được đa phần các học giả, tổ chức và quốc gia đồng thuận.
Khái niệm FTA lần đầu tiên được đưa ra trong GATT (1947) tại điều XXIV – điểm 8b với nội dung: “Một hiệp định thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều vùng lãnh thổ thuế quan trong đ thuế và các rào cản thương mại khác (trừ trường hợp được ph p theo Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đ và được tiến hành trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đ ”. Định nghĩa về khu vực thương mại tự do đã được nhà kinh tế học M N. Jovanovic (1998) đưa ra như sau: “Một khu vực thương mại tự do là một nhóm nước với nhau, trong đ mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định lượng thường áp dụng với các sản ph m nhập kh u hay bộ phận cấu thành của sản ph m này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác trong nh m nước hình thành nên khu vực thương mại tự do đ ”.
Tóm lại, theo quan niệm truyền thống, khái niệm FTA chỉ dừng lại ở thương mại hàng hoá hữu hình cũng như tiến hành dỡ bỏ thuế quan và một số hàng rào thương mại khác.
Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, khái niệm FTA truyền thống đã không c n phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế, vì thế các FTA “thế hệ mới” ra đời nhằm chỉ những thoả thuận hội nhập kinh tế sâu rộng giữa hai hay một nh m nước với nhau Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do h a thương mại hàng h a Các FTA “thế hệ mới” này có phạm vi rộng hơn và cam kết tự do hoá sâu hơn Ngoài những cam kết giảm thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan, FTA “thế hệ mới” c n bao gồm những vấn đề rộng hơn cả những cam kết trong và ngoài khuôn khổ GATT/WTO cũng như cả những vấn đề thương mại mới mà chưa được quy định bởi WTO Có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA),
FTA “thế hệ mới” bao gồm hàng loạt những vấn đề như thuận lợi hoá thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, lao động, mua sắm Chính phủ, các biện pháp phi thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, môi trường, chính sách cạnh tranh (hay còn gọi là “những vấn đề Singapore” bởi đ là những vấn đề được đặt ra trong Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO năm 1996 diễn ra tại Singapore), bên cạnh đ , FTA “thế hệ mới” c n đề cập đến những vấn đề như dân chủ, chống khủng bố
1.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do
1.1.2.1 Thương mại hàng hoá Đối với rất nhiều Hiệp định FTA, thương mại hàng h a là lĩnh vực quan tâm chính của các bên tham gia, tạo nên nền tảng của Hiệp định Các cam kết về thương mại hàng hóa sẽ giúp các bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở rộng thị trường, tạo thuận lợi cho hàng xuất kh u Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: a Thuế quan
Mức độ cắt giảm thuế quan theo Hiệp định FTA thường sâu hơn (đưa thuế suất về 0%), cắt giảm nhanh hơn cam kết trong WTO do các bên chỉ tập trung vào những lĩnh vực c quan tâm Theo Điều XXIV của Hiệp định GATT/WTO, các bên tham gia Hiệp định FTA phải cam kết xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn thương mại giữa các bên Theo cách hiểu thông thường (không chính thức) thì Hiệp định FTA cần quy định xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong v ng 10 năm Các d ng thuế không cam kết hoặc có cam kết nhưng không đưa về 0% thường là các sản ph m nhạy cảm/đặc biệt nhạy cảm đối với các bên Các nước kém phát triển nhất (LDCs) hoặc đang phát triển có thể được hưởng linh hoạt về lộ trình hoặc diện cam kết.
Cam kết cắt giảm thuế quan của các nước theo Hiệp định FTA thường chia thành các nhóm:
(i) Đưa thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định FTA có hiệu lực;
(ii) Đưa thuế suất về 0% theo lộ trình (cắt giảm tuyến tính);
(iii) Cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đ cắt giảm từng bước một trong những năm tiếp theo (frontload);
(iv) Không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu, việc cắt giảm được thực hiện vào các năm cuối của lộ trình (backload); và
Bên cạnh thuế quan, các bên tham gia FTA cũng c thể đưa ra cam kết về hạn ngạch thuế quan, đặc biệt đối với các thủy sản nhạy cảm Thông thường, nhập kh u trong hạn ngạch từ các đối tác tham gia FTA sẽ được hưởng thuế suất FTA ưu đãi, nhập kh u ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (trong nhiều trường hợp là thuế suất ngoài hạn ngạch theo cam kết WTO) Bên cạnh thuế nhập kh u, trong một số FTA các đối tác có thể thảo luận, cam kết cả thuế xuất kh u, căn cứ vào mục tiêu chính sách của các bên. b Thuận lợi h a thương mại
Thuận lợi h a thương mại là một nội dung quan trọng trong nhiều Hiệp định FTA, các lĩnh vực mà các nước thường đ y mạnh hợp tác trong khuôn khổ FTA là hải quan, giải phóng hàng, quyết định trước (advanced rulings), áp dụng công nghệ thông tin trong thương mại, hàng chuyển tải, hỗ trợ kỹ thuật, v.v. c Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và vệ sinh dịch tễ (SPS)
Thông thường, đối với TBT và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam kết thực hiện các Hiệp định liên quan của WTO (Hiệp định TBT và Hiệp định SPS) Bên cạnh đ , các bên sẽ đề ra các nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chu n, công nhận tương đương, hài h a tiêu chu n, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ thuật v.v. d Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp
Bên cạnh thỏa thuận thực hiện các quy định của WTO, các bên tham gia FTA có thể thống nhất các quy định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống trợ cấp trong khuôn khổ Hiệp định FTA. e Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong các Hiệp định FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập kh u vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm lượng giá trị khu vực), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể.
Các Hiệp định FTA thường đưa ra một tỉ lệ nội địa hoá đối với hàng hoá nhập kh u Nếu hàng hoá đ nhập kh u vào nước đối tác đáp ứng được tiêu chu n này sẽ được hưởng ưu đãi hơn về thuế quan so với hàng hoá được nhập từ nước thứ ba.
Bên cạnh thương mại hàng h a, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan trọng của các Hiệp định FTA Hầu hết các Hiệp định FTA đều c chương riêng, Hiệp định riêng về dịch vụ.
Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung vào:
(i) Chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch h a, quy định trong nước, thanh toán và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp, v.v và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thông, di chuyển của tự nhiên nhân, v.v.); và
(ii) Biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.
Trong các Hiệp định FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành bốn phương thức cung cấp là:
(i) Cung cấp qua biên giới;
(ii) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ;
(iii) Hiện diện thương mại; và
(iv) Hiện diện của thể nhân.
Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản
1.2.1 Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thương mại
Thương mại quốc tế (TMQT) hay tự do thương mại đã ra đời từ rất lâu, nhưng phải đến thế kỷ 16 mới thực sự xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc cũng như những lợi ích từ TMQT mang lại Theo thời gian, các lý thuyết lần lượt được nghiên cứu bởi các nhà kinh tế học nổi tiếng như A Smith (1723-1790), D. Ricardo (1772-1823), E Heckscher (1879-1952) - B Ohlin (1899-1979) và M. Porter Mỗi nhà kinh tế đều đưa ra lý luận riêng về TMQT, tuy nhiên do bối cảnh khác nhau nên mỗi lý luận có thể tồn tại những hạn chế nhất định Phụ lục 1 về quá trình phát triển của một số học thuyết về thương mại quốc tế sẽ khái quát những nét cơ bản của các lý thuyết về TMQT theo thời gian.
Từ phụ lục 1 có thể rút ra một số kết luận: (i) Tất cả các lý thuyết đều thừa nhận vai trò quan trọng của TMQT trong nền kinh tế thế giới (ii) Lợi ích của TMQT được khai thác từ các lợi thế tuyệt đối (A Smith), lợi thế so sánh (D. Ricardo và Heckscher-Ohlin) và lợi thế cạnh tranh quốc gia (M Porter) (iii) Các lý thuyết lần lượt giải thích cho hoạt động TMQT là trao đổi các hàng hóa có lợi thế giữa các quốc gia; trao đổi hàng h a để đạt lợi ích nhờ quy mô sản xuất; trao đổi hàng h a trên cơ sở đổi yếu tố dư thừa lấy yếu tố khan hiếm và trao đổi hàng hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh quốc gia (TMQT trong quá trình toàn cầu hóa) (iv) Mỗi lý thuyết chỉ phù hợp trong bối cảnh nhất định bởi trước sự biến động phức tạp của tình hình thực tiễn thì các lý thuyết cũng không đúng trong mọi trường hợp.
1.2.2 Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản 1.2.2.1 Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản
Theo A Smith (1776), phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất kh u ra nước ngoài Theo học thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo khi một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận. Như vậy, xuất kh u hàng hóa là một hoạt động tất nhiên xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định Bởi thế, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất kh u hàng h a như:
Theo Nguyễn Văn Tuân và Trần Hòe (2008), xuất kh u là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đ y hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất kh u hàng hóa là hoạt động đưa hàng h a (vật chất và dịch vụ) ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Một cách khái quát có thể hiểu, xuất kh u là việc đưa hàng h a ra nước ngoài nhằm thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Theo luật Thương mại (2005) về hoạt động xuất nhập kh u của Việt Nam, hoạt động xuất kh u hàng hóa là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển kh u hàng hóa.
Từ các quan điểm khác nhau có thể đưa ra khái niệm mang tính tổng quát về xuất kh u như sau: Xuất kh u là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia.
Trên cơ sở của khái niệm về xuất kh u, xuất kh u thủy sản có thể định nghĩa như sau: Xuất kh u thủy sản là hoạt động trao đổi thủy sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của quốc gia trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
1.2.2.2 Các hình thức xuất khẩu thủy sản
Hoạt động xuất kh u thủy sản khá đa dạng, được diễn ra dưới nhiều hình thức xuất kh u khác nhau và tập trung chủ yếu vào 3 hình thức sau:
Là hình thức xuất kh u thủy sản, trong đ người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện TMQT hiện đại như hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng thủy sản cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiên, hình thức này đ i hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan, ) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng c thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi,
- Xuất kh u qua trung gian
Là hình thức mua bán thủy sản trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.
Hình thức này sẽ làm giảm lợi nhuận của người bán do phải trả phí cho nhân tố trung gian Tuy nhiên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ hiện nay tại nhiều quốc gia đặc biệt là những nước k m và đang phát triển vì các nhân tố trung gian thường hiểu biết rõ hơn về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm, ) nên cơ hội thu được lợi nhuận cao sẽ nhiều hơn.
- Hình thức tái xuất kh u
Là hình thức thực hiện xuất kh u trở lại sang các nước mua khác những thủy sản đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất kh u là mua thủy sản ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở nước khác và thu về số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu.
Hoạt động tái xuất kh u có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập - tái xuất và hình thức chuyển kh u, trong đ :
Hình thức tạm nhập - tái xuất được hiểu là việc thương nhân của nước A mua thủy sản của nước B để bán cho nước C trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương và có làm thủ tục nhập kh u hàng h a vào nước A Sau đ , chính hàng h a này lại được được làm thủ tục xuất kh u ra khỏi nước A mà không qua gia công chế biến. Hình thức này c ưu điểm là thu lợi nhuận cao trong khi không cần bỏ chi phí đầu tư (máy m c, thiết bị) mà khả năng thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ thì hình thức này cũng chỉ phù hợp với một số mặt hàng nhất định.
Hình thức chuyển kh u được chia thành hai loại Một là, thủy sản sau khi nhập cảnh được cơ quan hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác để làm thủ tục hải quan nhập kh u Hai là, thủy sản ở nơi vận chuyển ban đầu đã làm thủ tục hải quan xuất nhập kh u vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hải quan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua Hình thức này c ưu điểm là không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu song về thủ tục pháp lý khá phức tạp Đ là trong toàn bộ quá trình giao dịch luôn có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước xuất kh u) và hợp đồng bán hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước nhập kh u).
Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
1.3.1 Tiến trình đàm phán VKFTA Ý tưởng về một Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được nhen nhóm từ năm 2009 Nhưng phải 3 năm sau tại Hà Nội vào ngày 06/8/2012, VKFTA mới chính thức khởi động tiến trình đàm phán Sau hơn 2 năm đàm phán với 8 v ng đàm phán chính thức và 8 v ng đàm phán cấp Trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, năm 2014 hai Bên đã thống nhất toàn bộ nội dung VKFTA Tới năm 2015, VKFTA được hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc ký kết và có hiệu lực. Tiến trình đàm phán VKFTA được tóm gọn như sau:
Tháng 10/2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Park đã ra Tuyên bố chung, trong đ “Hai bên nhất trí trong năm 2009 sẽ bắt đầu trao đổi ý kiến về việc thành lập Nhóm Công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đ y và tính khả thi của “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc” nhằm mở rộng hợp tác kinh tế thương mại đầu tư.
Tháng 3/2010, hai nước đã thành lập Nhóm Công tác chung về FTA Việt Nam - Hàn Quốc với mục đích thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi của việc ký kết một hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc Sau hơn một năm tích cực nghiên cứu, Nh m Công tác chung đã hoàn thành bản Báo cáo trình lên Lãnh đạo Cấp cao hai nước.
Tháng 3/2012, hai bên đã khẳng định: “Nhằm thúc đ y quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi, hai bên sẽ tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do FTA song phương sau khi hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết tại mỗi nước”.
Ngày 06/8/2012, hai bên đã cùng tuyên bố chính thức khởi động đàm phán VKFTA.
Ngày 10/12/2014, tại Busan (Hàn Quốc), Bộ trưởng phụ trách Thương mại hai bên đã ký Biên bản thỏa thuận về kết thúc đàm phán VKFTA.
Ngày 28/03/2015, toàn bộ nội dung VKFTA đã được rà soát và ký tắt ở cấp Trưởng oàn đàm phán tại Seoul, Hàn Quốc.
Ngày 05/05/2015, tại Hà Nội, hai Bên đã chính thức ký kết Hiệp định
1.3.2 Các nội dung cơ bản của VKFTA
Hiệp định VKFTA gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định bao gồm các điều khoản, quy định về: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân), đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực ph m và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý Từ những nội dung trên, có thể thấy được VKFTA là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
VKFTA được đánh giá là một hiệp định mang tính toàn diện, phù hợp với các quy tắc của WTO, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích đôi bên, c sự cân nhắc phù hợp đến những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai quốc gia VKFTA đã c nhiều cải thiện ưu đãi hơn so với Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) đối với hai bên về thương mại, hàng h a, đầu tư và dịch vụ
Phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt hoặc giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất kh u mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như: Tôm, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, sản ph m cơ khí Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của ViệtNam và nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, dành hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực Hàn Quốc lần đầu tiên mở cửa thị trường cho những sản ph m nhạy cảm cao như: Tỏi, gừng, mật ong, tôm, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Ngược lại, phía Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 2.500cc trở lên, phụ tùng ôtô, điện gia dụng, sản ph m sắt thép, dây cáp điện.
1.3.2.1 Cam kết về cắt giảm thuế quan
Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền tảng các cam kết thuế quan trong AKFTA, nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn Hàn Quốc tự do hóa 96,48% giá trị nhập kh u từ Việt Nam, ngược lại Việt Nam tự do hóa 92,75% tổng giá trị nhập kh u từ Hàn Quốc tính vào năm 2012 X t về số dòng thuế, Hàn Quốc tự do hóa 95,43% số dòng thuế, Việt Nam cam kết với 89,75% số dòng thuế Có thể thấy, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế Cụ thể, trong VKFTA:
Hàn Quốc xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập kh u từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012).
Việt Nam xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập kh u vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012).
Bảng 1.1: Cam kết tự do hóa trong VKFTA
Tỷ lệ số dòng thuế Tỷ lệ giá trị dòng thuế trên toàn bộ
Quốc gia Số dòng thuế trên toàn bộ hàng
(Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, 2016)
Bảng 1.2: Tổng hợp cam kết VKFTA và AKFTA
Tỷ lệ số dòng thuế Tỷ lệ giá trị dòng
Quốc gia Số dòng thuế trên hàng nhập thuế trên KNNK t khẩu t ASEAN ASEAN năm 2012
(Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, 2016)
Như vậy, tổng hợp tất cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA các cam kết về thuế mà Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cắt giảm, xóa bỏ như sau:
Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập kh u từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012).
Việt Nam xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập kh u từ Hàn Quốcvào Việt Nam năm 2012).
1.3.2.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định. a Tiêu chí xuất xứ
Theo quy định tại Hiệp định, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau: (i) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất kh u; hoặc (ii) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất kh u và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ; hoặc (iii) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất kh u nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong Phụ lục về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng (Phụ lục 3-A của Hiệp định) hoặc Phụ lục về các hàng h a đặc biệt (Phụ lục 3-B của Hiệp định).
Nói chung, Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản Nhìn chung, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: (i) Tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định (thường là trên 40%); hoặc (ii) Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc (iii) Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất (các sản ph m dệt may). b Cộng gộp xuất xứ
Giống như nhiều FTA khác, VKFTA cho phép cộng gộp xuất xứ, nghĩa là nguyên liệu dù được sản xuất từ Việt Nam hay Hàn Quốc đều được coi là có xuất xứ trong quá trình tính toán Hàm lượng khu vực (RVC) để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định. Đa số các dòng thuế cam kết trong VKFTA thấp hơn so với AKFTA, tức là áp dụng mức thuế ưu đãi theo VKFTA sẽ có lợi hơn AKFTA, nhưng quy tắc xuất xứ trong VKFTA thường kh đáp ứng hơn trong AKFTA, một phần bởi vì VKFTA chỉ cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam và Hàn Quốc, trong khi AKFTA cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ cả 10 nước ASEAN và Hàn Quốc. c Tỷ lệ không đáng kể
Ảnh hưởng của FTA tới hoạt động xuất khẩu
1.4.1 Tác động của FTA tới hoạt động xuất khẩu
FTA là cơ sở của sự hợp nhất kinh tế giữa các nước thành viên Một trong những nội dung cơ bản của FTA làm nền tảng cho tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên là miễn hoặc giảm thuế quan theo một lộ trình thích hợp Việc cắt giảm thuế quan theo FTA tạo điều kiện thuận lợi cho xuất kh u hàng hoá giữa các nước thành viên Thứ nhất, cam kết cắt giảm thuế quan sẽ c tác động tới thương mại, đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên của FTA Điều này được lý giải thông qua Hình 1.1 sau đây.
(Nguồn:Krugman, P và các cộng sự, 2011)
Hình 1.1: Ảnh hưởng của giảm thuế tới việc tạo ra thương mại
Xét sự tự do hoá thương mại tại một thị trường nhập kh u – thị trường nước A với mặt hàng X Theo đ , DA là đường cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng X tại thị trường A, SA là đường cung của nhà sản xuất mặt hàng X tại thị trường A. Giả sử đất nước A cũng nhập kh u mặt hàng X từ đất nước B để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Mặt hàng X được nhập kh u vào thị trường A chịu một mức thuế nhập kh u là 50% trên một đơn vị sản ph m Nếu giá mặt hàng X trên thế giới là p1 trên một sản ph m thì giá cả mặt hàng đ trên thị trường A là 1,5p1 trên một đơn vị sản ph m (= p2 trên một đơn vị sản ph m) Lúc này, lượng cầu về sản ph m
X tại thị trường A là q3 đơn vị sản ph m, nhưng lượng cung trong nước chỉ đạt mức q2 đơn vị sản ph m Do vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước, nước A sẽ nhập kh u từ nước B (q3 – q2) đơn vị sản ph m Khi FTA giữa A và B có hiệu lực, thuế quan đánh vào mặt hàng X được gỡ bỏ, giá mặt hàng X của B tại A giảm xuống p1 trên một đơn vị sản ph m Giá giảm thì nhu cầu về mặt hàng X của thị trường A tăng lên tới q4 đơn vị sản ph m trong khi lượng sản xuất trong nước đạt ở mức q1 đơn vị sản ph m Do vậy, nước A sẽ c xu hướng nhập kh u hàng hoá X từ nước B là (q4 – q1) đơn vị sản ph m (lớn hơn (q3 – q2) đơn vị sản ph m khi hiệp định chưa được kí kết).
Nhưng khi FTA được kí kết, cam kết dỡ bỏ thuế quan được tiến hành, giá mặt hàng
X của nước B tại thị trường A giảm xuống còn p1 trên một đơn vị sản ph m, nhu cầu nhập kh u của thị trường A tăng lên, thay vì (q3 – q2) đơn vị sản ph m tăng lên thành (q4 – q1) đơn vị sản ph m Theo đ , (q2 – q1) đơn vị sản ph m được gia tăng thay cho sản xuất trong nước.
Bên cạnh lợi ích mà việc cắt giảm thuế quan mang lại cho nước xuất kh u thì việc cắt giảm thuế quan cũng sẽ làm tăng phúc lợi cho nước nhập kh u hàng hoá, đặc biệt là người tiêu dùng tại thị trường đ Khi giá hàng hoá tại thị trường A tăng từ p1 trên một đơn vị sản ph m lên p2 trên một đơn vị sản ph m do nước A áp dụng thuế nhập kh u, sự mất mát trong thặng dư tiêu dùng là diện tích ABHF Nhà sản xuất trong nước đạt được thặng dư là diện tích ABJC nhờ giá cả tăng, Chính phủ nước A đạt được thặng dư là diện tích CKGF từ nguồn thu thuế quan nhập kh u. Phần mất mát thặng dư tiêu dùng không chuyển sang cho nhà sản xuất cũng như cho Chính phủ của nước A là diện tích JCK và GFH, đ là phần mất không khi thuế nhập kh u mặt hàng X vào thị trường A được áp dụng Tuy nhiên, khi thuế quan được dỡ bỏ, người tiêu dùng tại nước A đạt được thặng dư tiêu dùng là diện tích hình ABHF, trong đ , thặng dư được chuyển sang cho người tiêu dùng từ nhà sản xuất là diện tích ABCJ và thặng dư tiêu dùng được chuyển sang cho người tiêu dùng từ Chính phủ là diện tích KCFG Và phúc lợi thực đạt của đất nước A bao gồm diện tích JCK và GFH Như vậy, khi thuế quan nhập kh u hàng hoá vào thị trường A được dỡ bỏ, một mặt, người tiêu dùng nước A nhận được thặng dư tiêu dùng là toàn bộ diện tích ABFH, mặt khác, phúc lợi của nước A đã tăng lên chính bằng diện tích JCK và GFH (bằng phần mất không của xã hội khi áp dụng thuế quan nhập kh u).
Thứ hai, FTA còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất kh u thông qua cam kết cắt giảm thuế quan giữa các nước thành viên, dẫn tới luồng thương mại từ nước không tham gia FTA có chi phí sản xuất thấp hơn nhưng chịu thuế nhập kh u tới một nước tham gia FTA không còn phải chịu thuế Điều này được thể hiện trong hình 1.2.
Trong hình 1.2, xét ví dụ với đất nước A là nước nhập kh u mặt hàng X, đất nước B và C đều là nước xuất kh u X vào thị trường A Mặt hàng X nhập kh u vào thị trường A chịu mức thuế là 50% trên một đơn vị sản ph m Giả sử, chi phí sản xuất X của nước C là p1 trên một đơn vị sản ph m và nước B là 1,2p1 trên một đơn vị sản ph m Tại thị trường A, sản ph m X của cả hai nước đều chịu thuế nhập kh u là 50% trên một đơn vị sản ph m, do đ , giá sản ph m X của B là 1,8p1 trên một đơn vị sản ph m (= p3 trên một đơn vị sản ph m), của C là 1,5p1 trên một đơn vị sản ph m (= p2 trên một đơn vị sản ph m) Như vậy, đất nước A c xu hướng nhập kh u sản ph m X từ C bởi nước C sản xuất với chi phí thấp hơn so với nước B Tuy nhiên, sau khi FTA giữa 2 quốc gia A và B có hiệu lực, thuế quan đối với mặt hàng
X của nước B nhập kh u vào thị trường nước A sẽ được dỡ bỏ nhưng mức thuế này vẫn được giữ nguyên đối với mặt hàng X từ nước C Lúc này, giá mặt hàng X của đất nước B nhập kh u vào thị trường nước A là 1,2p1 trên một đơn vị sản ph m, trong khi giá mặt hàng X của đất nước C nhập kh u vào thị trường A là 1,5p1 trên một đơn vị sản ph m Mặc dù chi phí sản xuất mặt hàng X của C (p1 trên một đơn vị sản ph m) thấp hơn so với B (1,2p1 trên một đơn vị sản ph m) nhưng nhờ có cam kết giảm thuế trong FTA mà giá mặt hàng X của nước B rẻ hơn so với của nước C tại thị trường A Chính vì điều này, đất nước A sẽ tiến hành nhập kh u toàn bộ mặt hàng X (q4 – q1) đơn vị sản ph m) từ đất nước B với giá là 1,2p1 trên một đơn vị sản ph m.
(Nguồn: Krugman, P và các cộng sự, 2011)
Hình 1.2: Ảnh hưởng của giảm thuế tới chuyển hướng thương mại
Như vậy, mặc dù đất nước C có khả năng sản xuất mặt hàng X với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là đất nước B nhưng theo cam kết cắt giảm thuế quan của FTA giữa 2 quốc gia A và B, giá mặt hàng X của B tại thị trường A thấp hơn so với của C, do đ , A c xu hướng chuyển từ nhập kh u mặt hàng X từ nước C sang nhập kh u toàn bộ mặt hàng đ từ nước B.
Như vậy, có thể thấy được xuất kh u nói chung và trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, xuất kh u thủy sản n i riêng đ ng vai tr quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia VKFTA – với vai trò là cầu nối quan trọng trong mối quan hệ chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc đã được dự báo và đang dần khẳng định mức độ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất kh u thủy sản của Việt Nam Tuy nhiên các ảnh hưởng là tốt hay xấu, mức độ ảnh hưởng của VKFTA như thế nào phụ thuộc rất lớn vào sự quyết tâm của hai quốc gia và các doanh nghiệp của hai nước và cần có phương hướng nghiên cứu tác động của VKFTA tới xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc một cách đúng đắn để từ đ rút ra các kiến nghị, giải pháp để tận dụng tối đa lợi ích VKFTA mang lại đối với xuất kh u thủy sản của Việt Nam.
1.4.2 Cơ sở lý thuyết về lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Xuất kh u và nhập kh u là hai nhóm hoạt động không thể tách rời nhau để hình thành nên luồng thương mại quốc tế nói chung Giả sử hai nước A và B có quan hệ trao đổi hàng hóa với nhau thì lượng hàng hóa xuất kh u của nước A sang nước B cũng chính là lượng hàng hóa nhập kh u của nước B từ nước A Vì thế, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất kh u hàng hóa của một quốc gia sẽ không đơn thuần chỉ nằm bên trong quốc gia đ mà c n liên quan trực tiếp đến quốc gia nhập kh u Nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2008) đã mô phỏng được các nhân tố ảnh hưởng đến luồng Thương mại quốc tế bằng 3 nhóm nhân tố chính và được cụ thể qua sơ đồ sau:
Hình 1.3: Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế
Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất kh u (thể hiện năng lực sản xuất của nước xuất kh u) bao gồm: quy mô nền kinh tế (GDP), quy mô dân số; nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập kh u (thể hiện sức mua của thị trường nước nhập kh u) bao gồm quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP); nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở bao gồm các chính sách quản lý hoặc khuyến khích xuất kh u/nhập kh u, khoảng cách giữa hai quốc gia (thường xét trên hai khía cạnh là khoảng cách địa lý và khoảng cách trình độ phát triển kinh tế) Cả ba nhóm nhân tố trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, chúng vừa c tác động hút (nước nhập kh u) và cũng c tác động đ y (nước xuất kh u) giúp quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Dựa vào các mô hình trọng lực đã được các nhà nghiên cứu đi trước thiết kế, có thể thấy ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản có rất nhiều nhân tố khác nhau Trong đ , c những nhân tố thuộc về bản thân nước xuất kh u song lại có những nhân tố thuộc về đối tác hoặc cũng c thể là các nhân tố từ bên ngoài tác động đến.
Qua phân tích về mặt lý luận có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản bao gồm:
Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu (GDP)
Theo lý thuyết kinh tế, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng tăng lên và cơ hội xuất kh u hàng hóa sẽ nhiều hơn Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với KNXK của từng nước và mặt hàng khác nhau lại có sự khác nhau.
Chẳng hạn: với nền kinh tế lấy xuất kh u làm động lực phát triển thì kim ngạch xuất kh u và GDP có quan hệ chặt chẽ với nhau Song, với nền kinh tế không lấy xuất kh u làm mục tiêu chính thì lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong nước chưa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất kh u - tức là kim ngạch xuất kh u và GDP ít có liên quan tới nhau Còn khi khả năng sản xuất tăng, giá trị sản xuất của quốc gia giảm xuống thì trường hợp này GDP sẽ có tác động ngược chiều với kim ngạch xuất kh u Về mặt lý thuyết có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau với mức độ tác động của quy mô nền kinh tế của quốc gia xuất kh u đến kim ngạch xuất kh u. Song trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hai nhân tố này cho thấy mối quan hệ cùng chiều và chặt chẽ với nhau.
Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu (GDP)
ẢNH HƯỞNG CỦA VKFTA TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc
2.1.1 Khái quát về thị trường thủy sản Hàn Quốc
Theo số liệu của Worldbank (2019), Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, đứng thứ tư ở châu Á và xếp hạng 11 trên thế giới theo GDP năm
2018 Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào thực ph m nhập kh u để đáp ứng tới 70% nhu cầu của người dân Ngành sản xuất trong nước gặp nhiều kh khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu theo xu hướng tiêu thụ hiện tại.
Bảng 2.1: Nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc theo khu vực địa lý
(Đơn vị: triệu đô la)
Top 10 nước đứng Nhập khẩu Tỷ trọng nhập đầu 2016 2017 2018 khẩu
Năm 2018, nhập kh u thủy sản của Hàn Quốc đạt 5,045 tỷ USD, tăng 16,42% so với năm 2017 (ITC, 2019) Thuỷ hải sản được nhập kh u vào Hàn Quốc từ khoảng 100 quốc gia khác nhau Các nhà cung cấp thuỷ hải sản lớn của nước này bao gồm Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Na-uy, Hoa Kỳ, Thái Lan, Chi-lê, Nhật Bản,Pê-ru và Đài Loan Trong năm 2018, 10 quốc gia cung ứng thuỷ hải sản hàng đầu chiếm tới 80% tổng kim ngạch nhập kh u thuỷ hải sản của Hàn Quốc Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế nhà cung cấp thuỷ hải sản lớn nhất cho Hàn Quốc, tiếp theo đ là Nga và Việt Nam (Bảng 2.1).
Theo Bộ Công thương (2017), việc một số các quốc gia ký kết hiệp định thương mại với Hàn Quốc khiến rất nhiều sản ph m thuỷ hải sản được hưởng mức thuế suất 0% Điều này làm cho sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp thuỷ hải sản ngày càng trở nên khốc liệt Ví dụ, Hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc – Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 3/2012 tập trung vào mặt hàng tôm hùm Hoa Kỳ, do vậy rất nhiều nhà nhập kh u và bán lẻ bắt đầu dự trữ sản ph m trên quy mô lớn Trong năm
2014, mức thuế dành cho tôm hùm Mỹ chỉ còn 8% và tổng sản lượng tôm hùm nhập kh u của Hàn Quốc tăng lên 30% so với năm 2013, hầu hết trong số đ đều được nhập kh u từ Hoa Kỳ Hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc – Canada có hiệu lực trong năm 2015 đã thay đổi toàn bộ tình hình khi mức thuế áp dụng cho mặt hàng tôm hùm đông lạnh Canada chỉ còn 0%.
Bảng 2.2: Sản lƣợng thủy sản của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2017
Năm Tổng sản Tăng Thủy sản Thủy sản Thủy Thủy sản lượng trưởng biển gần biển sản biển nước bờ nông sâu ngọt
(Nguồn: KREI trích trong FAS, USDA, 2018)
Theo Tổng cục thống kê Hàn Quốc (2018), trong năm 2017, tổng sản lượng sản xuất thuỷ sản của Hàn Quốc đạt từ 3,74 triệu tấn, tăng 14,5% so với 3,27 triệu tấn trong năm 2016 Từ Bảng 2.2 có thể thấy tổng lượng sản xuất thủy sản của Hàn Quốc trong giai đoạn 2011-2017 có sự tăng trưởng không đều Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thuỷ sản ngày càng khan hiếm, hoạt động đánh bắt gần bờ và xa bờ gặp nhiều kh khăn Trước tình hình đ , Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
Trong khi đ , sản lượng thuỷ hải sản đánh bắt gần bờ và xa bờ liên tục sụt giảm, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản của người dân Hàn Quốc c xu hướng tăng, điều này được thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3.: Tiêu thụ bình quân đầu người đối với mặt hàng thuỷ sản tại Hàn
Cá và các loại có vỏ 37,1 41,6 41,3 38,7
(Nguồn: KREI trích trong FAS, USDA, 2018) Qua bảng 2.3 có thể thấy nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Hàn Quốc có sự gia tăng nhanh ch ng, đặc biệt trong giai đoạn 2013 – 2015 Nếu tiêu thụ bình quân đầu người về mặt hàng thuỷ sản của người Hàn Quốc trong năm 2013 đạt 54,5 kg/người thì năm 2014, trung bình mỗi người dân Hàn Quốc tiêu thụ 58,5 kg thuỷ sản, tăng 9,35% so với năm 2013 Năm 2015 mức tiêu thụ trung bình đạt 59,9 tăng 2,39% so với năm 2014 Đặc biệt, lượng tiêu thụ về cả 2 mặt hàng như cá và các loại thủy sản có vỏ, rong biển đều tăng Năm 2015 là năm mà mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Hàn Quốc đối với mặt hàng thuỷ sản đạt đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2013-2016 Năm 2016, mặc dù tiêu thụ thủy sản trung bình của Hàn Quốc giảm xuống do sự thay đổi trong tập quán m thực của thế hệ trẻ Hàn Quốc và sự chuyển dịch tiêu thụ sản ph m của ngành công nghiệp m thực nước này.
Tuy vậy, nhìn chung, người Hàn Quốc có nhu cầu ngày càng tăng về mặt hàng thuỷ sản Tuy nhiên, lượng cung trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Điều này được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.4 dưới đây.
Lượng cung về mặt hàng thuỷ sản nhìn chung c xu hướng giảm qua các năm, từ 3,283 triệu tấn vào năm 2011 giảm còn 3,173 triệu tấn vào năm 2012 Tiếp đ , tỉ lệ cung ứng cho nhu cầu thủy sản trong nước giảm mạnh, từ 84,6% trong năm 2011 xuống c n 71,7% trong năm 2016 Vì thế, Hàn Quốc đã phải tiến hành nhập kh u thuỷ sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của người dân đối với mặt hàng thuỷ sản.
Bảng 2.4: Cung và cầu mặt hàng thuỷ sản tại Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2015
Tỉ lệ cung Tổng Tiêu thụ Xuất Dự Tổng Sản Nhập trong Tồn ứng khẩu trữ lƣợng khẩu nước
(Nguồn: KREI trích trong FAS, USDA, 2018) Lượng cung về mặt hàng thuỷ sản nhìn chung c xu hướng giảm qua các năm, từ 3,283 triệu tấn vào năm 2011 giảm còn 3,173 triệu tấn vào năm 2012 Tiếp đ , tỉ lệ cung ứng cho nhu cầu thủy sản trong nước giảm mạnh, từ 84,6% trong năm 2011 xuống còn 71,7% trong năm 2016 Vì thế, Hàn Quốc đã phải tiến hành nhập kh u thuỷ sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của người dân đối với mặt hàng thuỷ sản.
Tóm lại, nguồn thuỷ sản ngày càng khan hiếm, sản lượng thuỷ sản của HànQuốc trong thời gian gần đây cũng không c xu hướng tăng, trong khi đ , mức tiêu thụ thuỷ sản của Hàn Quốc vẫn tăng đáng kể, đặc biệt là các mặt hàng thuỷ sản tươi sống như cá ngừ, sò, tôm, cua tuyết, Chính vì vậy, nhu cầu nhập kh u thuỷ sản của Hàn Quốc c xu hướng tăng cao qua các năm Đây là cơ hội cho các quốc gia xuất kh u thuỷ sản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.1.2 Khái quát về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, c diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 h n đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền Biển Việt Nam c tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ
- Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện Ưu thế về vị trí địa lý đã tạo cho Việt Nam lợi thế so sánh về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Xuất kh u thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2017 đã đạt được những kết quả đáng kể, điều này thể hiện qua Biểu đồ 2.1 Mặc dù, xuất kh u n i chung đã trải qua những giai đoạn tăng trưởng khác nhau song xuất kh u thủy sản vẫn là một trong những mặt hàng mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt mức 8,64% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới 6,99%, một số thủy sản (cá tra, cá basa) đã từng giữ vị trí dẫn đầu về sản lượng xuất kh u trên thị trường thủy sản thế giới, thị trường tiêu thụ thủy sản không ngừng được mở rộng và phát triển,
Từ Biểu đồ 2.1 có thể thấy kim ngạch xuất kh u thủy sản của Việt Nam có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2001-2008 So với tốc độ tăng trưởng KNXK thủy sản của thế giới, tốc độ tăng trưởng KNXK thủy sản của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao hơn KNXK thủy sản đạt 3,8 tỷ USD vào năm 2008 Đây là thời kỳ đầu của quá trình hội nhập và kết quả này c được từ các chính sách mở cửa phù hợp kết hợp với việc phát huy những lợi thế so sánh của đất nước Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2009 tốc độ tăng trưởng KNXK thủy sản của Việt Nam và thế giới có sự chùng xuống Năm 2009, KNXK thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2008 Tốc độ tăng trưởng xuất kh u thủy sản được ghi nhận đạt -7,14% Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008 c sự tác động mạnh của Việt Nam vẫn là Mỹ.
Biểu đồ 2.1: KNXK thủy sản của Việt Nam và thế giới
10.00% KNXK thủy sản của Thế
Ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
2.2.1.1 Ảnh hưởng trong cam kết về thuế quan
Trước khi tham gia VKFTA, Việt Nam đã tham gia AKFTA, theo đ một số mặt hàng thuỷ sản nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc đã được hưởng thuế suất bằng 0 , tuy nhiên, hiện nay rất nhiều mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc đang phải chịu mức thuế từ 10% đến 30% (ITC, 2017) Cụ thể, mặt hàng tôm c mã HS 030611, 030612 đang phải chịu mức thuế nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc khoảng 10% đến 20% Tiếp theo là mặt hàng mực và bạch tuộc, một trong những mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc cũng đang phải chịu mức thuế nhập kh u vào Hàn Quốc từ 10% đến 20%, cụ thể, mặt hàng mã
HS 030749 có mức thuế nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc là 10% và mặt hàng mã
HS 030751, 030759 chịu mức thuế nhập kh u vào Hàn Quốc 20% Tiếp đ , mặt hàng cá c mã HS 0301, 0302, 0303, 0304, 0305, 1604 cũng phải chịu mức thuế nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 10% đến 20% Mặt hàng cua,giáp xác (mã HS 030614, 030619, 030624, 030629, 160510, 160540) khi nhập kh u vào Hàn Quốc đang phải chịu thuế nhập kh u dao động từ 14% đến 20% Cuối cùng,nhóm mặt hàng động vật thân mềm (mã HS 030791, 030799) của Việt
Nam hiện đang chịu mức thuế nhập kh u vào Hàn Quốc trong khoảng từ 14,17% đến 20% (ITC, 2017) Việc giảm thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc về 0 theo cam kết trong VKFTA sẽ làm cho giá trị xuất kh u các mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam như tôm, cá, mực và bạch tuộc tăng lên đáng kể Ngoài ra, một số mặt hàng khác như cua, giáp xác và động vật thân mềm được dự báo cũng sẽ tăng nhanh về giá trị xuất kh u nhờ những ưu đãi về thuế quan theo cam kết trong VKFTA.
Việc giảm thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc còn tạo ra hiện tượng chuyển hướng thương mại Hiện tượng chuyển hướng thương mại xảy ra khi VKFTA được kí kết, thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc giảm về 0, giá các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc sẽ thấp hơn so với thời điểm trước khi VKFTA có hiệu lực, trong khi đ Hàn Quốc vẫn duy trì thuế nhập kh u thuỷ sản đối với các nước khác Theo đ , Hàn Quốc sẽ c xu hướng nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam thay vì nhập kh u từ các nước đối tác khác như Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kì, Nhật Bản, Thái Lan, Chile
Hàn Quốc sẽ c xu hướng cắt giảm nhập kh u các mặt hàng thuỷ sản từ các đối tác khác mà chuyển sang nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Hiện nay, Việt Nam đã là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ 3 cho thị trường Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Liên bang Nga Tuy nhiên, kim ngạch xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc còn khá thấp so với Trung Quốc và Liên bang Nga Mặt khác, một số nước cung cấp thuỷ sản cho Hàn Quốc như Hoa Kì hay Nhật Bản trong những năm trở lại đây cũng c kim ngạch xuất kh u vào Hàn Quốc xấp xỉ với Việt Nam Do vậy, việc cắt giảm thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc theo VKFTA c ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.
Bên cạnh những ảnh hưởng tới giá trị xuất kh u các mặt hàng thuỷ sản củaViệt Nam sang thị trường Hàn Quốc như giá trị xuất kh u thuỷ sản tăng, khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc được nâng cao thì thông qua việc cắt giảm thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc về 0, VKFTA cũng sẽ có những ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội của
Hàn Quốc Khi thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc giảm, thặng dư của người tiêu dùng tại thị trường Hàn Quốc sẽ tăng, phần mất không của xã hội mà không được chuyển sang cho Chính phủ cũng như cho nhà sản xuất trong nước sẽ giảm, điều này làm cho phúc lợi xã hội của Hàn Quốc tăng lên. Song song với việc cắt giảm thuế nhập kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc thì phía Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng của Hàn Quốc nhập kh u vào Việt Nam theo cam kết trong VKFTA Theo đ , một số sản ph m phục vụ cho chế biến thức ăn thuỷ sản như nguyên liệu chế biến dự báo sẽ được hưởng thuế nhập kh u vào Việt Nam bằng 0 Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để nhập kh u nguyên liệu chế biến thức ăn thuỷ sản từ phía Hàn Quốc Việc cắt giảm thuế đầu vào sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm, từ đ , giá của sản ph m đầu ra cũng như sản ph m thuỷ sản xuất kh u cũng c xu hướng giảm, làm cho giá sản ph m thuỷ sản xuất kh u của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ thấp hơn so với trước kia, nhờ đ , nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản ph m trên thị trường Hàn Quốc.
2.2.1.2 Ảnh hưởng trong cam kết về các biện pháp phi thuế quan
Bên cạnh những kh khăn do phải chịu mức thuế nhập kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc khá cao thì sản lượng thuỷ sản của Việt Nam xuất kh u sang Hàn Quốc chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của Việt Nam do những cản trở của các biện pháp phi thuế quan Những rào cản phi thuế quan mà Hàn Quốc đặt ra đối với mặt hàng thuỷ sản nhập kh u vào thị trường này là hạn ngạch nhập kh u, tỉ lệ nội địa hoá, vấn đề kiểm dịch động thực vật (SPS)
Rào cản phi thuế quan lớn nhất đối với mặt hàng thuỷ sản xuất kh u của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc là các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS). Hiện nay, Hàn Quốc có cơ quan Cục Thanh tra Chất lượng Thuỷ sản Quốc gia (NFIS) với chức năng chính là công bố chỉ tiêu và mức giới hạn chất lượng, công nhận danh sách doanh nghiệp được phép xuất kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc, kiểm tra hàng hóa sơ chế, hàng làm sẵn Bên cạnh đ c n c Cục Thực ph m và Dược ph m Hàn Quốc (thuộc KFDA – Bộ Y tế) tiến hành kiểm tra, công nhận và kiểm nghiệm lô hàng ăn liền và lô hàng có chất phụ gia, gia vị.
Các mặt hàng thuỷ sản nhập kh u vào Hàn Quốc của các nước nói chung và của Việt Nam n i riêng đều phải tuân thủ quy định về an toàn thực ph m và quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) Đối với quy định về vệ sinh an toàn thực ph m, năm 2009, NFIS đã đưa ra chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho ph p đối với sản ph m thuỷ sản xuất kh u vào thị trường Hàn Quốc với chỉ tiêu tối đa dành cho các chất: 4 chất thuộc nhóm kim loại nặng, ví dụ như thuỷ ngân (không quá 0,5 mg/kg), cadimi (không quá 2 mg/kg) ); 30 loại kháng sinh (ví dụ: spiramycin không quá 0,2 mg/kg, flumequin không quá 0,5 mg/kg ; 3 loại độc tố sinh học như
DSP (không quá 0,16 mg/kg), PSP (không quá 80 μg/100 g) ; 5 loại hoá chất, ví dụ: SO2 (không quá 0,03 mg/kg) và 7 loại vi sinh như V.Cholera (âm tính) Bên cạnh đ , tháng 05/2010, NFIS thông báo danh mục bổ sung chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho ph p đối với 6 chất trong sản ph m thuỷ sản xuất kh u vào Hàn Quốc dành cho đối tượng cá và giáp xác Hàn Quốc cũng đưa ra danh mục các bệnh phải kiểm dịch đối với thuỷ sản xuất kh u vào thị trường nước này gồm 11 loại bệnh với cá (EHN, SVC, ), 6 loại với nhuyễn thể như bonamia ostreae và 9 loại với giáp xác (IHHN, YHD ) KFDA cũng quy định khá chặt chẽ về mức độ cũng như cách thức kiểm tra với 436 loại phụ gia thực ph m (geranyl formate, geraniol ), 211 loại phụ gia tự nhiên (cellulose, microcrystalline ) và 7 loại phụ gia tổng hợp (alkali, sodium saccharin ) Theo mục 6, Luật thực ph m của Hàn Quốc (2012) có đưa ra quy định về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản với chỉ tiêu đặc tính, phương pháp kiểm tra và cách tính dư lượng các chất trong sản ph m Với những quy định như vậy, Việt Nam khó có thể đ y mạnh xuất kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc.
Trước đây trong Hiệp định AKFTA, chương về thương mại hàng hoá có quy định về hạn chế định lượng, hàng rào phi thuế quan và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.Theo đ , Hàn Quốc sẽ hạn chế áp dụng và duy trì các biện pháp phi thuế quan đối với các thành viên của ASEAN, trong đ c Việt Nam Trong tình huống có áp dụng,Hàn Quốc sẽ đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp đ , bao gồm cả tính minh bạch trong các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản thương mại(TBT) và đảm bảo việc thông báo cho Việt Nam các quy định và tiêu chu n cũng như bất kì sự thay đổi nào trong SPS và TBT để giảm thiểu tác động tiêu cực về thương mại cho nước đối tác Hơn thế nữa, nhóm công tác về TBT và SPS cũng được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc thực thi vấn đề này.
Tuy nhiên, VKFTA có những cam kết sâu rộng hơn, đặc biệt là trong thương mại hàng hoá với những cam kết về thuế quan và các rào cản phi thuế quan. VKFTA bao gồm những nội dung về nhượng bộ trong vấn đề kiểm dịch động thực vật (SPS), đưa ra các thoả thuận công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng như cam kết trong việc thay đổi trong quy định và tiêu chu n kiểm dịch động thực vật (SPS) đối với hàng hoá nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng, điều này làm giảm tác động tiêu cực đến xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc Và việc phía Hàn Quốc tiến hành giảm thiểu hàng rào phi thuế quan về kiểm dịch động thực vật (SPS) thì đây sẽ là động lực để thúc đ y xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc bởi những quy định ngặt nghèo về chỉ tiêu, chất lượng từ phía Hàn Quốc đối với mặt hàng thuỷ sản xuất kh u vào Hàn Quốc hiện đang là trở ngại lớn cho Việt Nam Và điều này cũng sẽ làm giảm thiểu gánh nặng cho doanh nghiệp xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hàn Quốc, ví dụ: việc kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập kh u vào Hàn Quốc ở mức 0,01 ppm Hơn thế nữa, VKFTA cũng sẽ tạo điều kiện cho việc dỡ bỏ hạn chế định lượng đối với một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc, từ đ thúc đ y cho xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng nhanh về cả số lượng lẫn kim ngạch xuất kh u, đặc biệt là với những mặt hàng thuỷ sản chủ lực như tôm, mực và bạch tuộc và một số loại nhuyễn thể. Đối với việc áp dụng phòng vệ thương mại, VKFTA có những cam kết sâu rộng, toàn diện hơn so với AKFTA Do đ , theo tinh thần của VKFTA, Hàn Quốc sẽ hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng Nếu áp dụng thì Hàn Quốc sẽ cam kết đảm bảo tính minh bạch, theo đ , phía Hàn Quốc sẽ thông báo ngay cho Việt Nam biết các thông tin cần thiết như nguyên nhân, chi tiết hàng hoá để giảm thiểu rủi ro Hơn nữa, Hàn Quốc sẽ không tiến hành duy trì các biện pháp này, nếu kéo dài và gây thiệt hại cho bên kia thì Hàn Quốc có thể sẽ tiến hành bồi thường theo như thoả thuận của các bên.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy yêu cầu về chất lượng đối với mặt hàng thuỷ sản của thị trường Hàn Quốc ngày càng cao Hàn Quốc yêu cầu cao hơn về tính đồng đều của sản ph m thuỷ sản, về cách đ ng g i, bao bì và cách bảo quản các sản ph m thuỷ sản Do đ , bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc thì VKFTA cũng tiềm n nhiều thách thức đối với Việt Nam trong hoạt động xuất kh u thuỷ sản Có thể các mặt hàng thuỷ sản sẽ phải đối mặt với rào cản kĩ thuật (TBT) cao và chặt chẽ hơn như trong khâu nuôi trồng, đ ng g i và bảo quản các sản ph m thuỷ sản Hơn thế nữa, dự báo các doanh nghiệp xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn và tốn chi phí hơn trong chứng nhận xuất xứ hàng hoá nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng.
2.2.1.3 Ảnh hưởng trong cam kết về đầu tư
Hàn Quốc bắt đầu tiến hành đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 Trong thời gian đầu, quy mô của những dự án đầu tư cũng như khối lượng nguồn vốn đầu tư không nhiều Tuy nhiên, theo thời gian tổng số vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng lên và đặc biệt, tổng số vốn FDI cũng như số dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam càng tăng lên nhanh ch ng khi AKFTA được kí kết Theo đ , Hàn Quốc cam kết tăng cường hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực ASEAN, trong đ c Việt Nam Ngược lại, Việt Nam cam kết tiến hành thuận lợi hoá đầu tư, tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch để thu hút đầu tư từ phía Hàn Quốc Nhờ đ , tổng số vốn FDI đã tăng lên nhanh ch ng Năm 2011, tổng số vốn đăng kí của Hàn Quốc lên đến 22,96 tỉ USD với 2.810 dự án đầu tư thì tính đến năm 2017, con số này là 57,65 tỉ USD với 6.532 dự án đầu tư c n hiệu lực (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2019) Về quan hệ đầu tư, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu về cả tổng số vốn đầu tư và số dự án đầu tư tại Việt Nam Còn Việt Nam trở thành thị trường đầu tư lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Theo báo cáo đầu tư toàn cầu của UNCTAD (2018), vốn giải ngân đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc (tới hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ) năm 2015 và 2016 mỗi năm là 28 tỷ USD, đứng thứ 13 trên thế giới Cũng trong hai năm này, số vốn Hàn Quốc Đăng ký đầu tư vào Việt Nam là hơn 7 tỷ USD mỗi năm, năm 2017 là hơn 8 tỷ USD Con số này bằng 1/4 số vốn giải ngân ĐTNN ra toàn cầu của Hàn Quốc.Điều này chứng minh cho sức hút mãnh liệt của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Đánh giá chung về ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc
Thứ nhất, VKFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc đ y mạnh xuất kh u thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc, làm cho kim ngạch xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này c xu hướng tăng lên do được hưởng những ưu đãi về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan theo cam kết của hai quốc gia trong hiệp định cũng như do hiện tượng chuyển hướng thương mại khi thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc được cắt giảm. VKFTA cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản thâm nhập và tiếp cận thị trường Hàn Quốc đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu, vị trí của mình tại thị trường Hàn Quốc Ngoài ra, khi VKFTA có hiệu lực, thuế nhập kh u đối với thuỷ sản của Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ thấp hơn so với thời điểm trước khi VKFTA được kí kết, điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất kh u khác như Trung Quốc, Liên bang Nga hay Nhật Bản.
Thứ hai, VKFTA sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam tăng cường nhập kh u máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng, khai thác, bảo quản và đặc biệt là trong hoạt động chế biến các mặt hàng thuỷ sản nhờ cam kết cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng nhập kh u của Hàn Quốc vào Việt Nam Nhờ đ , không chỉ chất lượng các mặt hàng thuỷ sản mà chất lượng của những sản ph m thuỷ sản chế biến sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao, đáp ứng những đ i hỏi và yêu cầu của thị trường thuỷ sản Hàn Quốc. Thứ ba, VKFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuỷ sản thu hút nguồn vốn đầu tư từ phía Hàn Quốc Một mặt, nguồn vốn đầu tư từ phía Hàn Quốc sẽ góp phần cải thiện các cơ sở vật chất chung phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất kh u thuỷ sản như hệ thống giao thông, đường sá, kênh rạch, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng tiêng, chuyên biệt, phục vụ cho ngành thuỷ sản như hệ thống cảng cá, chợ cá hay hệ thống kho lạnh để bảo quản các sản ph m thuỷ sản, mặt khác, nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc c n c ý nghĩa quan trọng trong việc đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và c liên quan đến xuất kh u thuỷ sản như ngành nuôi trồng, chế biến, thức ăn thuỷ sản, khai thác hay bảo quản thuỷ sản.
Thứ tư, VKFTA sẽ có những ảnh hưởng tích cực trong phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản của Việt Nam Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam trong việc đào tạo các chuyên gia trong việc chọn giống, nâng cao chất lượng con giống, cải thiện kĩ thuật nuôi trồng thuỷ sản cũng như ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong nuôi trồng để nâng cao chất lượng và năng suất sản ph m đầu ra Ngoài ra, Việt Nam cũng c thể cải thiện chất lượng lao động ở khâu chế biến thuỷ sản thông qua việc học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ thuật từ phía các chuyên gia Hàn Quốc. Như vậy, VKFTA vừa tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc tận dụng những ưu thế về nhân công lao động sẵn có, dồi dào và chăm chỉ, vừa giúp Việt Nam phát huy hơn nữa lợi thế này trong hoạt động sản xuất và xuất kh u thuỷ sản thông qua việc nâng cao chất lượng lao động.
Thứ năm, việc đ y mạnh xuất kh u thuỷ sản sang Hàn Quốc nhờ có VKFTA sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản xuất kh u, có thêm kinh nghiệm trong việc xuất kh u thuỷ sản, từ đ c thể đ y mạnh hơn nữa việc xuất kh u các sản ph m thuỷ sản sang các thị trường, các nước đối tác thương mại lớn khác như Hoa Kì, Nhật Bản hay EU.
Thứ sáu, bên cạnh những tác động tích cực đến hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam thì VKFTA c n đem lại thặng dư tiêu dùng và phúc lợi xã hội cho Hàn Quốc nhờ việc cắt giảm thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà VKFTA mang lại cho hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam thì hiệp định cũng tiềm n những kh khăn và những ảnh hưởng tiêu cực đối với Việt Nam.
Thứ nhất, các doanh nghiệp thuỷ sản sẽ gặp kh khăn khi phải trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp thuỷ sản của Hàn Quốc ngay tại Việt Nam Sức ép cạnh tranh này được tạo ra bởi VKFTA có hiệu lực khiến cho số lượng các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam tăng nhanh Thêm vào đ , Hàn Quốc vốn là quốc gia biển, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản, có nhiều máy móc và thiết bị hiện đại hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và xuất kh u thuỷ sản, vì thế chất lượng sản ph m thuỷ sản của Hàn Quốc sẽ được cải thiện và nâng cao Các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn hơn.
Thứ hai, các rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất kh u sang thị trường Hàn Quốc được quy định chặt chẽ hơn khi VKFTA c hiệu lực do những yêu cầu về chất lượng, hình thức đối với các sản ph m thuỷ sản của thị trường Hàn Quốc ngày càng khắt khe và có những đ i hỏi cao hơn như sản ph m phải đồng đều, bắt mắt Thêm vào đ , VKFTA c hiệu lực sẽ hình thành các tổ, các nh m công tác khác nhau được thiết lập theo cam kết của các bên trong hiệp định, điều này sẽ tạo nên gánh nặng về nguồn lực, về chi phí đối với các nước thành viên tham gia VKFTA.
Như vậy, qua các phân tích lập luận và kết quả ước lượng mô hình trọng lực, có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất kh u thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng VKFTA không chỉ mang lại ảnh hưởng tích cực cho hoạt động xuất kh u thủy sản Việt Nam mà c n mang đến những khó khăn và thách thức Từ thực tế đ , cần phải đưa ra các giải pháp để nâng cao các ảnh hưởng tích cực của VKFTA và giảm bớt các tác động tiêu cực, thúc đ y xuất kh u thủy sản của Việt Nam.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TRONG BỐI CẢNH VKFTA CÓ HIỆU LỰC
Định hướng và quan điểm phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh mục tiêu quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ thương mại sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990 Từ đ đến nay thương mại giữa hai nước đã đạt được những cột mốc đáng nhớ Theo Tổng cục Hải quan
(2018), Thương mại Việt - Hàn tăng 87 lần, từ 0,5 tỉ đô la Mỹ năm 1992 lên 43,6 tỉ đô la vào năm 2016, và đột phá từ khi VKFTA có hiệu lực vào năm 2015 Ngay năm đầu tiên sau khi VKFTA c hiệu lực (2016), kim ngạch thương mại Việt - Hàn đã tăng 19,1% so với năm 2015 Năm 2017 lên 61,8 tỉ đô la, tăng 41,7% so với năm
2016 Năm 2018 tới 66,2 tỉ đô la, tăng 7,1% so với năm 2017. Đây là cơ sở để hai nước luôn đặt ra mục tiêu mới về kim ngạch hai chiều nhằm thúc đ y thương mại tương xứng với quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc Năm
2009 hai bên đặt mục tiêu kim ngạch hai chiều đạt 20 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015, thực tế năm 2015 đạt 36,5 tỉ đô la Năm 2013 hai bên đưa ra mốc mục tiêu mới đạt
70 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 Năm 2019, Hai nước đã ký kết Biên bản ghi nhớ về
“Chương trình hành động hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 theo hướng cân bằng” qua đ thể hiện sự cam kết và quyết tâm của Chính phủ hai nước trong nỗ lực đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 100 tỷ USD vào năm 2020 mà Chính phủ hai quốc gia đã đề ra tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11/2017.
Trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương giữa hai nước đã đạt được nhận thức chung và cam kết cùng nỗ lực từ hai quốc gia, ngành xuất kh u thủy sản Việt Nam cũng được định hướng không nằm ngoài phương hướng chung của quốc gia.
Trong 5 năm qua, ngành Thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận lợi, đ y mạnh sản xuất và xuất kh u để đạt được kết quả ấn tượng, đ ng g p đáng kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương, tạo ra nhiều doanh nghiệp mũi nhọn đối với nền kinh tế và làm thay đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước Từ 2014 đến 2018, ngành Thủy sản có bước phát triển vàng với tổng giá trị xuất kh u đạt khoảng 48 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng giá trị xuất kh u trong 11 năm trước đ
Giai đoạn này, Việt Nam đã mở rộng xuất kh u hàng thủy sản đến 50 thị trường trên thế giới Những thị trường chính đem lại nguồn lợi lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Australia Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thời gian qua Chính phủ và các cơ quan chức năng c nhiều chính sách về khai thác, đánh bắt bền vững nguồn thủy sản biển, mở rộng quy mô nền sản xuất. Trong Quyết định 1445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/08/2013 đã đề ra định hướng phát triển cơ bản của ngành thủy sản Việt Nam là
“đổi mới các hình thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả” và “phát triển bền vững”, hướng tới các thị trường chủ lực, truyền thống của Việt Nam Trong cơ cấu của tất cả các nhóm sản ph m thủy sản xuất kh u chủ lực của Việt Nam (Cá đông lạnh, tôm đông lạnh, mực bạch tuộc đông lạnh, thủy sản khô ) đều định hướng rõ thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường chủ yếu của Việt Nam.
Hiệp định VKFTA đã mang tới cơ hội mới đối với xuất kh u thủy sản Việt Nam, tuy nhiên mức độ là không giống nhau đối với từng sản ph m Tổng cục Thủy sản Việt Nam (2019) nhận định: “Mở cửa thị trường nhưng cá ngừ Việt Nam vẫn khó vào thị trường Hàn Quốc Trái lại, đối với xuất kh u tôm thì nhận được nhiều thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc” So với các Hiệp định Thương mại tự do khác mà Việt Nam đã ký với các nước, VKFTA không thực sự mang lại nhiều thuận lợi cho ngành cá ngừ Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc chỉ chiếm 0,3% tổng xuất kh u cá ngừ của Việt Nam Giá trị xuất kh u cá ngừ của Việt Nam sang Hàn Quốc hiện chỉ ở mức dưới 2 triệu USD. Một trong những nguyên nhân chính, đ là: Hàn Quốc rất khắt khe về chất lượng sản ph m và nguồn gốc cá ngừ khai thác Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản của ViệtNam cần chú trọng giám sát chất lượng sản ph m, đảm bảo nguồn cá khai thác không vi phạm quy định quốc tế, tận dụng tối đa thuận lợi về mặt địa lý và thuận lợi về mặt thuế quan để đ y mạnh xuất kh u cá ngừ sang thị trường Hàn Quốc.
Mặt khác, Hàn Quốc là thị trường nhập kh u tôm lớn thứ 5 của Việt Nam: Trong giai đoạn 2008-2013, xuất kh u tôm Việt Nam sang Hàn Quốc dao động trong khoảng 85-225 triệu USD Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, xuất kh u tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng từ 285-386 triệu USD trong giai đoạn 2016-2018 Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm thị phần áp đảo 50,5% (trong khi các đối thủ khác là Ecuador 13,5%, Thái Lan 9,6%, Trung Quốc 5,2%) Cơ hội từ VKFTA đã giúp tôm Việt Nam cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc Theo VASEP (2018), mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng việc tận dụng Hiệp định VKFTA chưa đạt hiệu quả cao Cụ thể, Việt Nam được miễn thuế tôm nhập kh u vào Hàn Quốc với hạn ngạch 10.000 tấn/năm, đến 2020 là 15.000 tấn/năm, nhưng hiện tại Việt Nam mới tận dụng được 2.500 tấn/năm.
Như vậy, phát triển bền vững, hợp tác để nâng cao hiệu quả xuất kh u thủy sản và tập trung vào một số sản ph m mũi nhọn đặc biệt có lợi thế xuất kh u của ViệtNam là định hướng chủ đạo trong quan điểm phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh mục tiêu quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực
3.2.1.1 Mở rộng quy mô thị trường và cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu nhờ tận dụng ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan
Việt Nam là nước tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp với điều kiện tự nhiên thuận lợi về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản VKFTA giúp thị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam – Hàn Quốc được mở rộng, dường như là một thị trường thống nhất nhờ việc cắt giảm thuế quan và một số biện pháp phi thuế quan Quy mô thị trường rộng hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất kh u thuỷ sản của ViệtNam Bên cạnh đ , cơ cấu sản ph m của Việt Nam và Hàn Quốc không có tính cạnh tranh trực tiếp mà có tính bổ sung rõ rệt cho nhau Vì thế, VKFTA sẽ là cơ hội choViệt Nam trong việc đ y mạnh xuất kh u mặt hàng thuỷ sản – mặt hàng mà
Việt Nam có lợi thế so sánh so với Hàn Quốc thông qua việc thuế quan và một số rào cản phi thuế quan được dỡ bỏ.
Việc cắt giảm thuế nhập kh u vào thị trường Hàn Quốc sẽ làm giá các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường này giảm so với trước khi VKFTA có hiệu lực Điều này sẽ kích thích người dân Hàn Quốc tiêu dùng các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam, nhờ đ , Việt Nam sẽ c cơ hội trong việc đ y mạnh xuất kh u các mặt hàng thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh đ , việc thuế nhập kh u thuỷ sản của Việt Nam vào Hàn Quốc giảm hoặc bằng 0 sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản ph m thuỷ sản xuất kh u của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nước xuất kh u khác như Nhật Bản, Hoa Kì hay Liên bang Nga trên thị trường Hàn Quốc Một mặt Việt Nam sẽ có cơ hội đ y mạnh xuất kh u thuỷ sản sang Hàn Quốc nhờ việc cắt giảm thuế nhập kh u thuỷ sản vào thị trường này, mặt khác, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng c cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng thuỷ sản tại thị trường Hàn Quốc Hơn thế nữa, một số nhượng bộ của Hàn Quốc về các biện pháp phi thuế quan như vấn đề kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình xuất kh u thuỷ sản vào thị trường này, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuỷ sản Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc sản xuất các sản ph m thuỷ sản c tính đồng đều, chất lượng cao.
Ngoài ra, theo thoả thuận về thuế quan trong VKFTA, Việt Nam cũng sẽ cam kết cắt giảm thuế đối với sản ph m của Hàn Quốc nhập kh u vào Việt Nam Nhờ đ , các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để nhập kh u vật tư, máy m c, thiết bị hiện đại từ Hàn Quốc để phục vụ cho quá trình nuôi trồng, sản xuất thuỷ sản cũng như nhập kh u nguyên liệu phục vụ chế biến thuỷ sản Thuế nhập kh u thấp sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam giảm chi phí sản xuất đầu vào, theo đ , giá thành sản ph m giảm sẽ làm cho sản xuất, tiêu dùng cũng như xuất kh u thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc c xu hướng tăng lên.
Hiện nay, mặc dù một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam có sức tiêu thụ thấp tại thị trường Hàn Quốc như một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giáp xác hay cá ngừ nhưng với việc cắt giảm thuế quan nhập kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc theo cam kết trong VKFTA, Việt Nam sẽ c cơ hội đ y mạnh xuất kh u các mặt hàng thuỷ sản này sang thị trường Hàn Quốc, làm cho cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất kh u của Việt Nam sang thị trường này sẽ trở nên đa dạng hơn.
Như vậy, về cơ bản, các doanh nghiệp xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam hoàn toàn có thể linh hoạt nắm bắt và tận dụng những cơ hội từ các cam kết trong VKFTA để tăng cường hơn nữa việc xuất kh u thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc về cả kim ngạch xuất kh u, sản lượng xuất kh u cũng như đa dạng hoá cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất kh u.
Bên cạnh đ , thị trường Hàn Quốc tuy là một thị trường phát triển với các yêu cầu và đ i hỏi tương đối cao nhưng nhìn chung vẫn dễ tính hơn các thị trường như
EU, Mỹ hay Nhật Bản Do đ , việc tăng cường quan hệ thương mại với thị trường này là bước chu n bị/tập dượt tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới khi tiến sâu hơn vào các thị trường kh tính hơn.
3.2.1.2 Thu hút đầu tư, tiếp nhận những tiến bộ khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản
Với những cam kết về đầu tư trong VKFTA, Hàn Quốc sẽ tiến hành tăng cường vốn cũng như những dự án đầu tư vào Việt Nam Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hàn Quốc hiện là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với hơn 62 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam, nếu tính cả một số dự án quy mô lớn đầu tư qua nước thứ 3, tổng vốn FDI Hàn Quốc tại Việt Nam đạt khoảng 70 tỷ USD Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc để cải thiện cũng như xây hệ thống cơ sở hạ tầng chung phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến và xuất kh u thuỷ sản như hệ thống giao thông, đường sá, kênh rạch cũng như nâng cấp và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng chuyên ngành như hệ thống kho lạnh, cảng cá Việt Nam cũng c thể sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất và chế biến thuỷ sản.
Bên cạnh cơ hội thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc, các doanh nghiệp thuỷ sảnViệt Nam c n c cơ hội nhập kh u và ứng dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại,những tiến bộ khoa học công nghệ của Hàn Quốc trong hoạt động sản xuất và chế biến thuỷ sản Điều này sẽ giúp Việt Nam trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng tiếp cận được những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, chế tạo Việc ứng dụng những khoa học công nghệ tiến bộ của Hàn Quốc trong hoạt động sản xuất và chế biến thuỷ sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng cũng như sản lượng của sản ph m thuỷ sản, đáp ứng được nhu cầu, đ i hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thuỷ sản Hàn Quốc. Mặt khác, VKFTA sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp thuỷ sản của Hàn Quốc Nhờ đ , một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam vừa có thể đ y mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản ph m thuỷ sản, mặt khác có thể tranh thủ sự trợ giúp của các doanh nghiệp thuỷ sản Hàn Quốc trên các phương diện như lao động, kinh nghiệm, kĩ năng quản lý hiện đại.
Việc tăng trưởng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc sẽ tạo nên ảnh hưởng lan tỏa thu hút các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam Nguồn vốn FDI mạnh mẽ sẽ tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đ y sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về thủy sản. Tóm lại, với những cam kết toàn diện trong VKFTA, Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc tiếp nhận đầu tư từ Hàn Quốc để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nhân công lao động cũng như tiếp nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý.
3.2.1.3 Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Một trong những cơ hội của hiệp định thương mại tự do (FTA) là các bên có thể hợp tác trên lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hoàn toàn c điều kiện trong việc tận dụng những thoả thuận này trong VKFTA để cử các chuyên gia sang Hàn Quốc học tập, có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản cũng như ứng dụng các khoa học công nghệ vào việc nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao sản lượng thuỷ sản Bên cạnh đ , mặc dù là quốc gia biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển phong phú và dồi dào nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển Sự dồi dào về nguồn tài nguyên biển không quan trọng bằng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này Vì vậy, tận dụng VKFTA trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản, tận dụng tốt các yếu tố tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện thúc đ y cho hoạt động sản xuất và khai thác thuỷ sản phát triển.
3.2.1.4 Tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
VKFTA cũng tạo cơ hội để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuỷ sản Những cam kết về cắt giảm, nới lỏng cũng như minh bạch hoá thuế quan và một số biện pháp phi thuế quan giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn không chỉ cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam trong nước mà còn cho cả các doanh nghiệp thuỷ sản của Hàn Quốc Do đ , các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam muốn tồn tại và đ y mạnh xuất kh u thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc buộc phải tiến hành đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản ph m Những doanh nghiệp yếu kém sẽ bị loại bỏ và đào thải, những doanh nghiệp còn lại sẽ tích cực hoàn thiện, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến.
3.2.1.5 Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ thủy sản phát triển
Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất thủy sản của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa thiếu Tham gia công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản của Việt Nam ngoại trừ một số ít doanh nghiệp FDI còn lại hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị lạc hậu Nguyên nhân khiến công nghiệp hỗ trợ trong thủy sản còn yếu và lạc hậu là do liên kết dọc theo chuỗi giá trị, cũng như liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất sản ph m phụ trợ chưa hình thành, hoặc nếu đã c thì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, thiếu chặt chẽ Phần lớn sản ph m xuất kh u ở dạng sơ chế, mẫu mã chậm đổi mới và chưa theo kịp những biến đổi của thị trường
VKFTA thông qua việc giảm đáng kể thuế nhập kh u áp dụng cho các hàng hóa thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, qua đ gia tăng cạnh tranh với hàng h a tương tự từ các nước khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Nga Ngoài ra, VKFTA cũng quy định các hàng hóa Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc c hàm lượng nguyên liệu sản xuất trong nước đạt mức nhất định Điều này sẽ thúc đ y phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam Đồng thời, giúp giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, hiện đang chiếm thị phần rất lớn trong ngành công nghiệp hỗ trợ thủy sản của Việt Nam.
3.2.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong VKFTA
Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
3.3.1.1 Hoàn thiện thể chế và chính sách
Thứ nhất, Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành cần xem xét lại toàn bộ những văn bản, những hiệp định c liên quan đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, từ đ điều chỉnh những văn bản pháp lý, những hiệp định không còn phù hợp, gây kh khăn cho hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam, thay vào đ là ban hành những văn bản, nghị định, chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc phù hợp với những cam kết trong VKFTA.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cần tiến hành cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính và đảm bảo tính minh bạch Cụ thể, đối với các doanh nghiệp xuất kh u thuỷ sản của Việt Nam, Việt Nam cần cắt giảm các khâu kiểm tra sản ph m trùng lặp nhau như khâu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực ph m, các sản ph m thuỷ sản phải qua khoảng 2 đến 3 cửa kiểm tra như nhau như Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thuỷ sản, 2015 A). Điều này nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Bên cạnh đ , đối với thủ tục dành cho các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc muốn đầu tư vàoViệt Nam, Chính phủ Việt Nam cần cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư nhằm đảm bảo tính minh bạch, nhất quán, góp phần tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi.
Thứ ba, Chính phủ nên đề ra những chính sách về vốn, tài chính, bảo hiểm và tín dụng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất kh u thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc như thành lập quỹ bảo hiểm xuất kh u nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi xuất kh u sang Hàn Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường, đưa ra mức thuế ưu đãi đối với việc nhập kh u máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế biến các sản ph m thuỷ sản xuất kh u.
Thứ tư, để nắm bắt cơ hội mà VKFTA mang lại nhằm thúc đ y xuất kh u thuỷ sản sang thị trường Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam cần thúc đ y hợp tác với Chính phủ Hàn Quốc trong việc đề ra chính sách thương mại cũng như cơ chế thực hiện những chính sách đ một cách phù hợp để hạn chế và loại bỏ những kh khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam trong quá trình xuất kh u sang Hàn Quốc Bên cạnh đ , Chính phủ Việt Nam có thể tiến hành hợp tác với một số cơ quan của Hàn Quốc như Cục Thanh tra Chất lượng Thuỷ sản Quốc gia Hàn Quốc (NFIS), Cục Thực ph m và Dược ph m Hàn Quốc (KFDA – Bộ
Y tế) để tận dụng sự giúp đỡ, tiến hành trao đổi kinh nghiệm và cập nhật những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động xuất kh u thuỷ sản.
3.3.1.2 Đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng chung phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất kh u thuỷ sản, Chính phủ cần thể hiện vai tr điều phối trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đường sá Cụ thể, đối với hệ thống đường sắt, Chính phủ cần nâng cấp và tiến hành hoàn thiện hệ thống đường sắt Bắc – Nam, khuyến khích sử dụng container lạnh trong quá trình vận chuyển thuỷ sản Đối với hệ thống đường biển, đường sông, Chính phủ cần tập trung đầu tư vào những cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung, cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam Bên cạnh đ , Chính phủ cũng cần quy hoạch và phân loại hệ thống các cửa kh u trên cả nước nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mức và hợp lý.
Ngoài ra, Chính phủ cần ưu tiên tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng chuyên ngành như cảng cá, chợ cá, hệ thống kho lạnh Việt Nam có 66 cảng cá đi vào hoạt động với tổng chiều dài 6.048 km, ngoài ra còn có 21 dự án xây dựng cảng cá đang được tiếp tục hoàn chỉnh để sớm đưa vào sử dụng và 19 dự án cảng cá đã hoàn thành xong thủ tục đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012) Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu về xuất kh u thuỷ sản thì Chính phủ cũng cần xây dựng thêm cảng cá và thu hút những dự án đầu tư xây mới và phát triển cảng cá về cả quy mô lẫn số lượng để cung ứng dịch vụ xăng dầu, nước đá, nước ngọt cho tàu thuyền. Hơn nữa, việc xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cũng như các khu neo đậu tránh trú bão cho các tàu thuyền nghề cá cũng đ ng vai tr quan trọng Thêm vào đ , Chính phủ Việt Nam cần đầu tư vào hệ thống kho lạnh nhằm cải thiện về số lượng cũng như chất lượng các kho lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuỷ sản.
3.3.1.3 Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản Để hoạt động đánh bắt thuỷ sản cho năng suất và chất lượng cao, Chính phủ cần tiến hành quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động này ngay từ những khâu đầu tiên Đối với hoạt động đánh bắt và khai thác thuỷ sản, Chính phủ cùng các cơ quan có liên quan tiến hành lập bản đồ phân bổ nguồn lợi thuỷ sản để từ đ c kế hoạch khai thác thuỷ sản hiệu quả, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Chính phủ nên khuyến khích ngư dân ổn định sản lượng khai thác gần bờ và khai thác theo hình thức tổ, đội, nhóm khi tiến hành khai thác xa bờ để hỗ trợ lẫn nhau Bên cạnh đ , để phục vụ cho việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như kịp thời cứu nạn trên biển, Chính phủ nên đầu tư, trang bị cho các tỉnh ven biển tàu kiểm ngư. Đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, Chính phủ cần có những chính sách quy hoạch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho từng vùng để từng vùng có thể xác định được đúng đối tượng nuôi trồng, quy mô nuôi trồng nhằm ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp Ví dụ như đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ có thể khuyến khích ngư dân đ y mạnh thâm canh nuôi trồng thuỷ hải sản nước lợ, tận dụng ưu thế của những vùng đầm lầy, vùng trũng để nuôi thả tôm sú, cá kèo, cá nâu, cua ghẹ, còn ở vùng đồng bằng sông Hồng, Chính phủ có thể khuyến khích người dân đ y mạnh thâm canh, nuôi những loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao, dễ dàng xuất kh u sang Hàn Quốc như nhuyễn thể, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng.
Bên cạnh việc quản lý hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, Chính phủ cũng cần phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành liên quan như Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm và Thuỷ sản (NAFIQAD) để tiến hành giám sát chất lượng thuỷ sản xuất kh u sang thị trường Hàn Quốc như tổ chức các đoàn cán bộ kiểm tra đột xuất và định kì các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuỷ sản để nhằm khắc phục, điều chỉnh kịp thời cũng như đưa ra các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong chế biến, bảo quản thuỷ sản xuất kh u sang Hàn Quốc; tiến hành kiểm tra kĩ chất lượng các lô hàng trước khi xuất kh u sang Hàn Quốc, đảm bảo chắc chắn phù hợp với những quy định và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực ph m từ phía Hàn Quốc; tiến hành đồng bộ hoá các quy định và quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực ph m, quy định cụ thể và rõ ràng những chế ph m sinh học, những hoá chất được sử dụng và không được sử dụng đối với các sản ph m thuỷ sản sao cho phù hợp với những yêu cầu mà Hàn Quốc đã đưa ra.
3.3.1.4 Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản Để hoạt động xuất kh u thuỷ sản được thuận lợi thì việc đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và c liên quan như nuôi trồng, khai thác, thức ăn thuỷ sản, nguyên liệu thuỷ sản, chế biến và bảo quản thuỷ sản đ ng vai tr quan trọng Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của sản phảm thuỷ sản xuất kh u.
Thứ nhất, đối với ngành khai thác, nuôi trồng và thức ăn thuỷ sản, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách hỗ trợ ngư dân đ ng mới tàu cá và hỗ trợ 100% lệ phí đăng kiểm tàu để nâng cao năng suất và sản lượng đánh bắt, đặc biệt là những tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn Bên cạnh đ , Chính phủ cũng cần đầu tư, hỗ trợ kĩ thuật cho các tổ, đội khai thác trên biển bằng cách trang bị những thiết bị hiện đại như hệ thống thiết bị thông tin liên lạc tầm xa HF, thiết bị Movimar để đảm bảo khai thác thuỷ sản hiệu quả, tránh rủi ro trên biển cho ngư dân Thêm vào đ , Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất con giống nhằm nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ Bên cạnh đ , Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu thức ăn thuỷ sản và hỗ trợ trong trường hợp nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại.
Thứ hai, đối với chế biến và bảo quản các sản ph m thuỷ sản, các trang thiết bị, máy móc hiện đại c ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì vậy, Chính phủ cùng các địa phương cần hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong việc mua máy móc, trang thiết bị phục vụ chế biến và bảo quản thuỷ sản như hệ thống băng tải, các loại máy đ ng g i, máy hút p chân không tự động, hệ thống băng chuyền, hệ thống bảo quản lạnh, tủ đá, tủ đông c công suất lớn, phục vụ cho quá trình bảo quản các sản ph m thuỷ sản tươi sống, đảm bảo độ tươi ngon cho sản ph m ngay sau khi đưa ra khỏi môi trường nuôi trồng cũng như sau khi được tiến hành sơ chế và đ ng g i.
3.3.1.5 Đẩy mạnh tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn kịp thời
Hàn Quốc luôn là mọt trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, không những trong lĩnh vực xuất kh u thủy sản mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Xuất kh u thủy sản sang Hàn Quốc c ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đ y tăng trưởng xuất kh u của Việt Nam Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp về cả chính trị và kinh tế, các nước nhập kh u trong đ c Hàn Quốc luôn có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của tình hình thị trường Bên cạnh đ , VKFTA là một hiệp định mới, tác động nhiều mặt đến kinh tế, chính trị, quan hệ song phương của cả hai nước, Nếu doanh nghiệp Việt Nam không có hoặc không nắm bắt được các thông tin kịp thời, thì những thay đổi về chính sách của Hàn Quốc sẽ trở thành rào cản thương mại cho việc thâm nhập chiếm lĩnh thị trường, ngược lại nếu nắm được thông tin một cách rõ ràng, cụ thể thì sẽ có sự chu n bị phù hợp và có thể đối ph , vượt qua Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để phổ biến, cập nhật thông tin về các thay đổi chính sách liên quan đến VKFTA cũng như các rào cản thương mại của Hàn Quốc để qua đ nhận diện các vướng mắc của doanh nghiệp và có biện pháp tháo gỡ kh khăn kịp thời.
3.3.2 Kiến nghị đối với Doanh nghiệp
3.3.2.1 Đổi mới khoa học công nghệ
Thứ nhất, đối với hoạt động khai thác thuỷ sản, ngoài việc sử dụng những tàu khai thác có công suất lớn thì các tiến bộ khoa học công nghệ, kĩ thuật cũng nên được sử dụng để nâng cao sản lượng đánh bắt thuỷ sản Đối với một số loại thuỷ sản như cá ngừ, cá hồng, cá mú, nên áp dụng kĩ thuật sử dụng máy lưới rê phù hợp với tầng nước và loại hình đánh bắt như lưới rê tầng đáy, rê tầng mặt hay rê hỗn hợp. Ngoài ra, với hình thức đánh bắt cho nghề lưới vây, cần áp dụng kĩ thuật máy dò ngang (Sonar) để tiết kiệm thời gian và nâng cao sản lượng khai thác Với đánh bắt mực, nên áp dụng lưới chụp mực 4 tăng gông thay vì 2 tăng gông như trước kia, sử dụng kĩ thuật ánh sáng để tập trung mực Ngoài ra, đối với một số loại giáp xác và động vật thân mềm như ghẹ, cua, ốc hương, kĩ thuật khai thác bằng lồng bẫy hiện đại nên được sử dụng phổ biến.
Thứ hai, đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, các doanh nghiệp thuỷ sản nên đầu tư chọn giống kĩ lưỡng, tập trung sản xuất thâm canh, nuôi các đối tượng chủ lực như tôm hùm, tôm sú Ngoài ra, các doanh nghiệp thuỷ sản cần áp dụng mô hình nuôi trồng tiên tiến và hiện đại như mô hình nuôi theo VietGAP hay GlobalGAP để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng của các sản ph m thuỷ sản Hơn nữa, các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản có thể sử dụng thuốc trừ men, trừ nấm đúng liều lượng cũng như sử dụng men vi sinh thường xuyên, hợp lý để phòng ngừa dịch bệnh ở con giống và thuỷ sản nuôi trồng.