Phân tích thực trạng và triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam

24 466 0
Phân tích  thực trạng và triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thực trạng và triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam

Đề tài:Phân tích thực trạng triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam Lời mở đầu Hòa mình vào xu thế phát triển chung của quốc tế thế giới nhất là trong những năm gần đây như tham gia vào khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA ) , Hiệp định thương mại song phương Việt –Mỹ , mà đặc biệt là tổ chức thương mai Thế giới (WTO) , Việt Nam đang dần lớn lên ngày một trưởng thành hơn trong một hình hài bé nhỏ . Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải xây dựng được một tầm vóc phù hợp để có khả năng cạnh tranh , hợp tác trên trường quốc tế Để có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế , Viêt Nam cũng đã có một số thay đổi tích cực về các điều luật các quy định quản lý trong hoạt động huy động vốn , nhất là qua thị trường chứng khoán . Những thay đổi này đã sẽ giúp hoạt động huy động vốn có những bước chuyển mạnh mẽ , góp phần khai thác các nguồn vốn đáng kể nhằm tài trợ cho sự phát triển thành công của khối doanh nghiệp trong nước Có thể nói tài trợ vốn qua thị trường chứng khoán có vai trò lớn trong việc tạo một kênh huy động phân bổ nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế , đặc biệt cho các doanh nghiệp , các tổ chức thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch những dự tính lâu dài ,… giúp cho nền kinh tế sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất , đa dạng hóa được các hình thức đầu tư phân tán rủi ro. Từ đó mà nền kinh tế có được những dự án đầu tư mới , những năng lực mới ,góp phần thức đẩy sự tang trưởng ,phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Để có thể hiểu được cách thức để một nguồn vốn qua thị trường chứng khoán có thể đến được tay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế , cũng như dòng luân chuyển của nó. Qua đó,cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn về triển vọng tài trợ vốn qua thị trường chứng khoán trong tương lai để có những chiến lược , giải pháp thích hợp để phát triển thị trường này . Chúng tôi xin đưa ra đề tài : “Thực trạng triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn 2008-2013” Chương I. Lý luận chung về tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan 1.1 Khái niệm bản chất của tài trợ vốn qua thị trường CK 1.1.1 Tài trợ vốn Tài trợ vốnquá trình cung vốn cầu vốn trên thị trường vốn hay là việc vốn chảy từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Việc tài trợ vốn chính là việc các nhà đầu tư sử dụng vốn dư thừa của mình để đầu tư vào nơi cần vốn qua đó thu lại lợi nhuận cho bản thân cũng đem lại lợi ích cho bên có nhu cầu về vốn. 1.1.2 Tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Về bản chất tài trợ vốn qua TTCK chính là hoạt động của thị trường chứng khóan sơ cấp, hay nói cách khác tài trợ vốn thể hiện ở cung cầu chứng khóan trên TT sơ cấp: nhà đầu tư mua CK của đơn vị phát hành trên TT sơ cấp, qua đó trực tiếp làm gia tăng vốn của đơn vị phát hành chứng khóan. 1.1.3 Đối tượng tham gia của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khoán 1.1.3.1 Nhà đầu tư NĐT bao gồm NĐT có tổ chức như ngân hàng, CTCK, công ty bảo hiểm, DN. Đặc điểm cơ bản của nhóm NĐT này là quy mô vốn đầu tư lớn, có tính tập trung hoá hoạt động đầu tư cao, hoạt động chuyên nghiệp với danh mục đầu tư đa dạng linh hoạt. Đặc biệt, các tổ chức kinh doanh chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán có thể đảm nhận vai trò tạo lập thị trường. Các DN cũng là đối tượng đầu tư quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của đối tượng này thường kém chuyên nghiệp hơn, chủ yếu tập trung ở hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán chi trả hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Bên cạnh NĐT có tổ chức, các NĐT cá nhân có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Nhiều nước trên thế giới cho phép NĐT được ký hợp đồng mở tài khoản tại nhiều CTCK. Biện pháp này giúp NĐT có thể thực hiện phân tán đầu tư, tận dụng lợi thế của từng CTCK trong việc thực hiện giao dịch, đồng thời các CTCK buộc phải cạnh tranh với nhau, từ đó làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp. Ở Việt Nam, phương thức quản lý chưa hoàn thiện, chưa thực sự kiểm soát chặt chẽ các giao dịch, đặc biệt là giao dịch nội gián thao túng thị trường, do vậy hiện mới chỉ cho phép mỗi NĐT được mở 1 tài khoản tại một CTCK. Các NĐT cá nhân thường gặp bất lợi về quy mô, do vậy chi phí đầu tư cao, khả năng phân tán rủi ro đa dạng hoá đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp. Danh mục đầu tư của các NĐT cá nhân ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu. Hơn nữa, việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoa học quản lý thụ động. Chứng khoán được lựa chọn còn theo cảm tính, do vậy chất lượng đầu tư thường không cao. 1.1.3.2 Nhà phát hành Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là các tổ chức kinh tế, bao gồm Chính phủ chính quyền địa phương, DN, ngân hàng thương mại các trung gian tài chính khác. Hoạt động phát hành chứng khoán của các trung gian tài chính làm tăng khả năng tích tụ tập trung vốn trên thị trường. Chính phủ chính quyền địa phương phát hành trái phiếu công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách chi đầu tư. Các DN phát hành cổ phiếu, trái phiếu các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động. Phần lớn lượng vốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Chứng khoán do đối tượng này phát hành có khối lượng lớn độ an toàn khá cao, do vậy thường hấp dẫn công chúng đầu tư. 1.1.3.3 Trung gian tài chính Các tổ chức trung gian đầu tư bao gồm CTCK, công ty quản lý quỹ, tổ chức bảo hiểm, ngân hàng trung gian đầu tư khác. Các CTCK thường thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tự doanh… Khác với CTCK, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hoạt động uỷ thác đầu tư hoặc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho khách hàng (những người sở hữu chứng chỉ quỹ). Công ty bảo hiểm là trung gian đầu tư điển hình. Thông qua hoạt động khai thác bảo hiểm, các công ty này thu hút lượng vốn lớn trong nền kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi, chủ yếu vào các chứng khoán. 1.2 Quy trình thực hiện tài trợ vốn qua TTCK Như vậy nguồn vốn thông qua TTCK ( ở đây là thị trường sơ cấp) được điều tiết từ nới thừa vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc nơi sử dụng vốn kém hiệu quả sang nơi có nhu cầu về vốn ( hay thiếu vốn). Người có nhu cầu về vốn có thể trực tiếp phát hành chứng khóan để huy động vốn. Còn người dư thừa vốn có thể mua các chứng khóan này như 1 khỏan đầu tư. * Quy trình huy động vốn qua TTCK Các quy trình huy động vốn qua thị trường chứng khoán: khi DN muốn huy động vốn qua thị trường chứng khoán thì phải phát hành các chứng khoán có giá trị thông qua thị trường chứng khoán. Thông thường việc phát hành chứng khoán ra công chúng được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng vốn cần huy động; chủng loại số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài… Bước 2: Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán thị trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán tổ chức tư vấn cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư. Bước 3: Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần lớn các trường hợp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh phát hành.Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ.Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành. Bước 4: Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổ hợp. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành. Bước 5: Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán tổ chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó khăn nhất phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng.Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành.Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán tổ chức tư vấn của công ty. Bước 6: Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức phát hành. Bước 7: Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành. Bước 8: Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường. Bước 9: Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm. Bước 10: Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán. Bước 11: Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền. Bước 12: Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tài trợ vốn qua TTCK - Ổn định kinh tế vĩ mô Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định hành vi đầu tư. Để thu hút các nguồn vốn phải đảm bảo được nền kinh tế đó trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao.  Ổn định giá trị tiền tệ. Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư. Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềm chế lạm phát khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế.Trong cả hai trường hợp, nó đều có tác động tiêu cực đến nhu cầu đầu tư đến sự tăng trưởng kinh tế.  Hoạt động của ngân sách nhà nước cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngân sách nhà nước mà thâm hụt triền miên cũng sẽ đi kèm với tình trạng lạm phát cao mất ổn định. Thuế các công cụ tài chính khác cũng là một trong những chính sách quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư tái đầu tư từ lợi nhuận  Lãi suất tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư mức lợi nhuận thu được tại một thị trường mà cụ thể là thị trường chứng khoán - Tăng trưởng kinh tế Vấn đề tăng trưởng được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư nói chung vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nói riêng. Lợi nhuận tăng sẽ làm cho giá cả chứng khoán tăng lên, do đó làm cho cung lượng của thị trường chứng khoán tăng theo, ngược lại kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến các hoạt động giảm sút của thị trường. Căn cứ vào tình hình tài chính, viễn cảnh doanh lợi của doanh nghiệp những nhân tố khác, nhà đầu tư sẽ có thể xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu. Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp của cả nền kinh tế một cách tổng hợp chính xác (kể cả giá trị hữu hình giá trị vô hình) thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường.Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thị trường chứng khoán thúc đẩy các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Từ đó, tạo thói quen công khai hoá thông tin, đổi mới quản lý để lành mạnh hoá tình hình tài chính, góp phần trong sạch hoá môi trường kinh doanh trong xã hội. - Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư cũng là một trong nhiều nhân tố tác động đến tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan. Nguồn vốn với lớn, tập trung mang tính chất dài hạn sẽ giúp cho việc tài trợ vốn càng phát triển ngược lại những nguồn vốn nhỏ lẻ bấp bênh thường gây nên nhiều hậu quả, khiến thị trường tài trợ vốn trở nên rối loạn kém hấp dẫn. 1.4 Các tiêu chí đánh giá 1.4.1Chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ quy mô vốn huy động. Quy mô vốn của 1 doanh nghiệp bao gồm vốn vay vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỉ trọng nhỏ hơn vốn vay. Vôn chủ sở hữu hình thành nên trang thiết bị nhà xưởng văn phòng cho doanh nghiệpvà có thể sử dụng lâu dài ; đặc biệt nó được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Vốn vay là nguồn vốn linh hoạt hơn, là nguồn vốn hoạt động chính cho mỗi công ty. Chi phí huy động vốn của công ty bao gồm chi phí phải trả ãi chi phí không phả trả lãi. Trong đó chi phí trả lãi chiếm phần lớn chi phí huy đông vốn. Khi huy động vốn bằng hình thức trái phiếu, công ty đã làm tăng khoản nợ của mình, đồng thời phải trả lãi cho trái chủ theo 1 mức quy định trước. Mức lãi suất này phụ thuộc vào kỳ hạn, mục tiêu chiến lược của công ty, mức lãi suất ngân hàng trong thời kỳ phát hành. Còn phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mỗi cổ tức mỗi cổ đông nhận được sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng kỳ được chia trong phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty còn phải chịu 1 loại chi phí khác đó là chi phí khác khi huy động vốn. chi phí phát hành, chi phí quảng cáo, marketing để thu hút đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lí dự trữ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn =chi phí huy động vốn/tổng nguồn vốn huy động Tóm lại chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xem 1 đồng vốn huy động được cần mất bao nhiêu chi phí, như vậy khi huy động vốn cần cân nhắc tới chi phí cho 1 đồng vốn, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này mang lại lợi nhuận cho công ty. Chỉ tiêu này càng thấp thì mức đôh huy đong vốn càng có hiệu quả. Muốn giảm chi phí sử dụng vốn cần giảm lãi suất trái phiếu có chiến lược chia cổ tức hợp lí, 1.4.2 Chỉ tiêu sự ổn định của hình thức huy động vốn Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu trái phiếu rất khó xác định được mức độ ổn định. Bởi nó phụ thuộc vào lãi suất, lạm phát thị trường, khả năng thanh toán của công ty, Trong từng giai đoạn các nguồn vốn huy động này có sự chuyển bioến linh hoạt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá được mức độ ổn định theo thời gian của nó. Rủi do lãi suất: Giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao động. Khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá của nó. Khi này doanh nghiệp có xu hướng mua lại trái phiếu để rồi phát hành ra trái phiếu mới có lãi suất phù hợp hơn. Rủi ro thanh toán: Công ty phải lường trước dự phòng được nếu trong tương lai công ty không có khả năng thanh toán lãi hoặc vốn cho nhà đầu tư. Lúc này công ty sẽ phải cân nhắc xem trái phiếu thường, trả lãi theo kỳ hạn hay phát hành cổ phiếu chia cổ tức bằng lợi nhuận sau thuế, Hoặc những điều kiện kèm theo nào có lợi cho công ty khi huy động vốn. Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố dịnh của trái phiếu bị giảm sức mua, hoặc khi đấu giá cổ phiếu không đạt được giá trị như ước tính hoặc các nhà đầu tư bỏ thầu do tình trạng lạm phát của thị trường tác động tới tâm lí khả năng của nhà đầu tư. Tất cả các rủi ro này có thể sẽ khiến cho việc huy động vốn không thành công hoặc mang lại hiệu quả không như mong muốn. Chính vì vậy chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng hơn các nhân tố tác động tới hiệu quả mức độ ổn định của các hình thức huy động vốn trong những khoảng thời gian khác nhau của thị trường. 1.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh phương thức tạo vốn Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu vốn dài hạn của công ty ở mức độ nhất định gián tiếp phản ánh mức độ an tòan về vốn của đơn bị phát hành. - Hệ số trái phiếu (BR- Bond ratio): Phản ánh tỷ trọng vốn dài hạn của công ty được hình thành từ việc phát hành trái phiếu Trong đó: BR là tổng giá trị theo mệnh giá trái phiếu = tổng số trái phiếu đang lưu hành x mệnh giá trái phiếu TLC là tổng vốn dài hạn của đơ vị - Hệ số cổ phiếu ưu đãi (PSR-Prerred stock ratio): phản ánh tỷ trọng vốn dài hạnn của đơn vị được hình thành từ việc phát hành cổ phiếu ưu đãi Trong đó: PSF là tổng giá trị theo mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi do công ty phát hành. - Hệ số cổ phiếu phổ thông (CSR – Commond stock ration): là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng vốn dài hạn được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó: CSF là tổng giá trị theo mệnh giá của cổ phiếu phổ thông CS là thặng dư vốn RE là thu hập giữ lại Chương II. Thực trạng tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 2.1 Tổng quan thị trường Nguồn :Tổng cục thống kê Trong giai đoạn 5 năm 2008 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Bên cạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng dần bộc lộ những điểm yếu kém. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2008 đến 2012 đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Nếu như từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân (CAGR) là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5%. GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Nếu như trong giai đoạn trước, nền kinh tế có những bước tiến đột phá với tốc độ tăng trưởng tốt thì trong 5 năm vừa qua, nó lại cho thấy những hạn chế của việc phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn lao động. Điều này đã dẫn đến một loạt những khó khăn trong những năm gần đây như diễn biến lạm phát thất thường, thị trường bất động sản vỡ bong bóng đóng băng, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong nhiều giai đoạn căng thẳng, thị trường chứng khoán liên tục tạo kỷ lục về các mức đáy. Trong bối cảnh đó, TTCK cũng bộc lộ nhiều hạn chế cố hữu cần khắc phục. Quy mô thị trường còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Chất lượng hàng hóa trên thị trường không được cải thiện nhiều. Nhà đầu tư các nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giao dịch trên thị trường dẫn đến các biến động thất thường do ảnh hưởng tâm lý. Những sai phạm trong hoạt động của các thành viên trên thị trường còn phổ biến, hiện tượng đầu cơ trục lợi diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn cho cả nhà đầu tư các CTCK 2.2 Thực trạng tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 2.2.1 Nhu cầu vốn thị trường Tiếp cận vốn đang là rào cản phổ biến, được nhắc đến hàng ngày trong suốt mấy năm qua.Trên thực tế, hơn 42% số doanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động kinh doanh.Nói cách khác, số doanh nghiệp này chỉ dựa vào vốn tự có của mình để kinh doanh không vay mượn của bất kỳ ai. Trong số 58% số doanh nghiệp có vay vốn từ người khác, thì hơn 58% trong số họ có vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, gần 39% có vay vốn từ bạn bè, người thân 5,5% có vay vốn từ các ngân hàng FDI. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.Đầu tiên lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số doanh nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5%), không có thế chấp (gần 19%), phải trả thêm phụ phí (gần 10%) cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7%). Trong giai đoạn nền kinh tế khùng hoảng từ 2008 đến này, với laĩ suất cho vay tăng cao không ổn định, cùng với việc các ngân hàng siết chặt cho vay vốn thì DN cần tìm kiếm một nguồn vay vốn khác chi phí rẻ hơn thuận tiện hơn. Như vậy tài trợ vốn qua TTCK chính là con đường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn. 2.2.2 Vốn tài trợ qua TTCK Bảng 2: Tổng số vốn huy động qua TTCK Việt Nam ( Đơn vị tính: tỷ VND) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số vốn 17621 23927 76227 58015 41010 Cổ phiếu 7863 13944 49463 38343 10796 Trái phiếu 1550 9035 21807 16422 29918 Nguồn: Thống kê của StoxPlus Trong năm 2008, cùng với sự suy thòai của tòan bộ nền kinh tế thì tổng số vốn tài trợ qua thị trường chứng khoán chỉ đạt 17621 tỷ USD giảm mạnh so với mức 63000 tỷ năm 2007. [...]... luận Có thể nói việc tài trợ vốn qua thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó là xu hướng phổ biến , là tất yếu , hệ quả của thị trường chứng khoán vì ưu thế của hình thức này là sự phát triển của xã hội nói chung Thông qua hình thức này hệ thống thị trương chứng khoán thống nhất hoàn thiện trong việc thể hiện dòng luân chuyển của dòng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn một cách chuyên nghiệp... hóa thị trường , đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đâu tư Tạo thành một thể thống nhất trong việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán , tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong quần chúng , góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa ở Việt Nam Thị trường chứng khoán ra đời như một tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hóa tài trợ vốn cũng không nằm ngoài luồng quay đó Thực tế cho ta thấy , tài. .. tháng 6 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, quy mô thị trường TPDN Việt Nam hiện đạt 1,1 tỷ USD Tính đến cuối quý I/2013, dư nợ trái phiếu tiền đồng của 15 DN phát hành lớn nhất chiếm đến 96% tổng thị trường TPDN tiền đồng tiềm năng của thị trường còn rất lớn 3.3 Các giải pháp tăng cường tài trợ vốn qua TTCK 3.2.1 Về phía Doanh nghiệp 3.2.1.1 Nâng cao năng lực về huy động vốn qua TTCK của. .. đến cuối năm 2009, tổng vốn tài trợ bằng trái phiếu đạt 9035 tỷ đồng, trong khi đó vốn huy động bằng cổ phiếu đạt 13944, vốn hóa thị trường chứng khóan cũng đạt 38% GDP gấp 3 lần so với năm 2008 Điều này cho thấy sự phục hồi của thị trường chứng khóan năm 2009 Năm 2010, nhu cầu vốn thông qua TTCK tăng mạnh , đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cao, tổng vốn đầu tư tài trợ qua TTCK là 7600 tỷ Năm... động của VAMC sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư hình thành kỳ vọng Tuy nhiên, ảnh hưởng thực của VAMC lên hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế được đánh giá là sẽ tương đối hạn chế 3.2 Triển vọng tài trợ vốn qua TTCK Điểm nhấn +Thị trường sôi động trong 6 tháng đầu năm Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có cơ bản tốt triển vọng khả quan Thanh khoản có sự chênh lệch rõ rệt giữa HSX HNX + Động thái của. .. vốn tài trợ qua thị trường chứng khóan Đơn vị: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Tống vốn đầu tư tòan xã hội 616735 708826 830300 878900 Vốn huy động qua thị trường chứng khóan 17621 23927 76227 58015 Tỷ trọng (%) 2.9 3.4 9.2 6.6 2012 989300 41010 4.1 Mặc dù thị trường chứng khóan đang ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong vai trò là một kênh huy động vốn dài hạn... đợt phát hành của công ty.Nếu thị trường ảm đảm, nhà đầu tư đang bi quan vào thị trường vào các cổ phiếu trên thị trường sẽ là cản trở, khó khăn cho đợt phát hành này.Nếu lựa chọn sai thời điểm phát hành thì thông tin về đợt phát hành có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường qua đó làm ảnh hưởng đến cổ phiếu của công ty đang lưu hành (giá cổ phiếu đang lưu hành giảm) ảnh hưởng đến số vốn dự kiến... nghĩa Kỳ vọng khi các loại hình quỹ mới được thành lập; tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán được mở rộng sẽ góp phần tăng lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2013 Dù vẫn tiềm ẩn rủi ro nhưng TTCK được giới đầu tư đặt kỳ vọng khá cao trong nửa cuối năm nay Những tháng còn lại của năm... vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ được đánh giá là thị trường chứng khoán cận biên, chưa được xếp vào nhóm thị trường mới nổi TTCK đã giúp cho TTTC phát triển khá mạnh cả về chiều rộng chiều sâu.Phát triển mạnh từ năm 2006 nhưng 5 năm gần đây chính là giai đoạn phát triển bùng nổ nhất Từ chỗ chỉ có 14 công ty chứng khoán hoạt động ở năm 2005 thì sau năm 2009, số lượng công ty chứng khoán... tài trợ vốn thông qua thị trường không ảm đạm như những diễn biến trước đó thể hiện mà đã có những chuyển biến tích cực chúng ta có quyền hy vọng vào thời gian tới thị trường sẽ có những khởi sắc Nhận rõ được điều này giúp bản thân mỗi doanh nghiệp đưa ra những quyết sách hợp lý nhằm tiếp cận được nguồn vốn hấp dẫn này Về phía Chính phủ , những chính sách xây dựng phát triển thị trường chứng . Đề tài: Phân tích thực trạng và triển vọng của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam Lời mở đầu Hòa mình. hơn về triển vọng tài trợ vốn qua thị trường chứng khoán trong tương lai để có những chiến lược , giải pháp thích hợp để phát triển thị trường này . Chúng tôi xin đưa ra đề tài : “Thực trạng. của hình thức tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn 2008-2013” Chương I. Lý luận chung về tài trợ vốn qua thị trường chứng khóan 1.1 Khái niệm và bản chất của tài trợ vốn qua

Ngày đăng: 07/05/2014, 21:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Quy trình huy động vốn qua TTCK

  • Kể từ khi chính thức ra mắt - ngày 20/7/2000, số doanh nghiệp (DN) niêm yết đã tăng lên đáng kể, từ con số 41 cuối năm 2005 lên 737 DN vào cuối tháng 6/2013, đó là chưa kể 135 DN trên thị trường UPCOM. Tuy tăng lên như vậy, nhưng so với tổng số công ty cổ phần của cả nước thì số DN niêm yết vẫn còn quá ít ỏi, thậm chí gần đây, số DN niêm yết mới còn ít hơn số hủy niêm yết. Điều đó đông nghĩa với việc còn khá nhiều những DN lớn, DN hoạt động có hiệu quả vẫn chưa lên sàn, mà nếu khuyến khích được số này tham gia niêm yết trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa thì chắc chắn sẽ tạo ra nhiều kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán trong nước.

  • Sau 13 năm hoạt động, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã tăng nhanh qua các năm, từ trên dưới 1 nghìn tỷ đồng cuối năm 2005, lên 904 nghìn tỷ đồng cuối tháng 6/2013. Tỷ lệ vốn hóa thị trường cuối tháng 6/2013 đạt khoảng 27,9% GDP 2012, cao hơn con số tương ứng của năm 2006 (21,8%). Tuy nhiên, đây cũng là tỷ lệ còn thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ được đánh giá là thị trường chứng khoán cận biên, chưa được xếp vào nhóm thị trường mới nổi.

  • Theo thống kê, toàn thị trường hiện có khoảng 1 triệu tài khoản nhà đầu tư. Con số này chưa phải là nhiều so với quy mô dân số lao động của Việt Nam song lại chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, số nhà đầu tư tổ chức còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 10%), ngược với xu thế của thị trường chứng khoán các nước phát triển. Do các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn nên trên thị trường, tính đầu tư phong trào, đầu tư theo đám đông còn khá nặng, dẫn đến sự sụt giảm trong nhiều trường hợp là thái quá... nhất là khi trình độ, tính chuyên nghiệp và sự kiên trì của nhà đầu tư còn thấp cũng khiến thị trường thiếu sức hút.

  • Tổng kết TTCK 6 tháng đầu năm 2013, số liệu của UBCKNN cho thấy tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 114.840 tỷ đồng (tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012). Tuy nhiên, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu giảm mạnh, chỉ đạt 2.344 tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái); đấu giá cổ phần hoá đạt 420 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ); Tổ chức được 110 đợt đấu thầu TPCP với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 112.000 tỷ đồng (chiếm 67% so với tổng khối lượng trúng thầu cả năm 2012).Trong điều kiện tăng trưởng tín dụng ngân hàng thấp, việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán rất có ý nghĩa. Kỳ vọng khi các loại hình quỹ mới được thành lập; tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán được mở rộng... sẽ góp phần tăng lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

    • Thời điểm phát hành chứng khoán thích hợp là thời điểm mà thị trường đang phát triển tốt, giá chứng khoán đang tăng trưởng ở mức độ cao , công chúng đầu tư tham gia thị trường nhiều.

    • Tuy nhiên các doanh nghiệp không nên ồ ạt phát hành chứng khoán cùng một thời điểm , như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường , làm cho công chúng đầu tư phân tâm để quyết định nên mua chứng khoán nào. Điều đó làm cho cung- cầu thị trường biến động , khó kiểm soát

    • Vì vậy các cơ quan tổ chức quản lý, giám sát TTCK cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng, doanh nghiệp để có chiến lược phát hành nhằm huy động vốn có hiệu quả . Ngoài ra, bản thân mỗi tổ chức phát hành cũng nên tìm hiểu, phân tích diễn biến giá chứng khoán trên thị trường ngay trước thời điểm phát hành để ra quyết định phát hành với số lượng bao nhiêu là thích hợp

    • Chuẩn bị hồ sơ phát hành chứng khoán là công việc quan trọng đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào nếu muốn phát hành chứng khoán . Nếu hồ sơ phát hành chứng khoán đáp ứng yêu cầu và đảm bảo tính chính xác thì mới được UBCKNN cấp giấy phép cho phát hành

    • Các doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành chứng khoán cần tăng cường , chú trọng cho công tác này hơn ,tránh trường hợp hồ sơ phát hành không đáp ứng yêu cầu. Nếu cần nên hỏi tư vấn để được hướng dẫn cụ thể cho công tác chuẩn bị hồ sơ phát hành

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan