tự bảo vệ tránh bị lừa gạt về di trú

1 276 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tự bảo vệ tránh bị lừa gạt về di trú

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tự bảo vệ tránh bị lừa gạt về di trú

Tự Bảo Vệ tránh bị Lừa Gạt về Di Trú Những người hành nghề gian trá có thể sử dụng các thông tin gây hiểu lầm để lợi dụng quý vị hoặc hoàn cảnh của quý vị. Dưới đây là một số các thí dụ: Hiểu biết sai lạc Sự thật • Tôi có thể bảo đảm xin được thị thực đi Úc cho quý vị. • Không ai có thể bảo đảm xin thị thực cho quý vị được. Tránh những trang mạng và quảng cáo tự nhận họ có thể ‘bảo đảm’ xin thị thực được. • Ghi danh và trả tiền bây giờ để biểu hiện ý muốn của quý vị. • Bộ Di Trú và Quốc Tịch (DIAC) không yêu cầu quý vị ‘ghi danh’ hoặc ‘biểu hiện ý muốn’ xin thị thực. • Đây là ‘cơ hội ngàn vàng’. • Có thể có một số các thị thực khác nhau cho quý vị. • Chỉ có tôi mới trả các lệ phí của DIAC được. • Quý vị có thể trả lệ phí đơn xin thị thực của mình thẳng cho DIAC. • Tôi có mối quan hệ đặc biệt với DIAC. • Không ai có mối quan hệ đặc biệt hay đặc quyền gì với DIAC. • Tôi cần giữ giấy tờ bản gốc của quý vị. • Thông thường, DIAC chỉ cần bản sao giấy tờ có công chứng, không cần bản gốc. Giúp chống lại những người hành nghề bất hợp pháp, giả danh là chuyên gia di trú Nếu biết người nào làm cố vấn về di trú và không phải là đại diện di trú có đăng bạ, quý vị nên gọi số 1800 009 623 hoặc sử dụng Phiếu Ý Kiến Phản Hồi (Feedback Form) trực tuyến của DIAC để tố giác họ. Email và Trò Bịp Bợm trên Internet Quý vị có thể tự bảo vệ bản thân đối với email và trò bịp bợm trên internet bằng một số cách khác nhau: • Kiểm tra địa chỉ trang mạng—dù chỉ khác có một mẫu tự, trang mạng này có thể là một trang mạng khác – tất cả trang mạng của Chính Phủ Úc đều chấm dứt bằng gov.au ví dụ như www.immi.gov.au hoặc www.eta.immi.gov.au • Không bao giờ nhập thông tin riêng trừ khi là tại trang mạng bảo đảm và quý vị biết mình giao dịch với ai. Những trang mạng bảo đảm đều được khóa lại bằng ổ khóa hiện trên khung hiển thị của trình duyệt hoặc URL bảo đảm ở phần đầu địa chỉ (tức là, https://). • Nếu thấy đáng ngại, quý vị truy cập trên mạng xem có ai đã trình báo bất cứ vấn đề nào về trang mạng đó không. • Vào trang mạng Scamwatch (www.scamwatch.gov.au) để biết chi tiết về những trò bịp bợm di trú mới nhất đã bị phát hiện. • Đừng để bị lừa vì những trang mạng có thiết kế nhìn giống như trang mạng chính thức của Chính Phủ Úc, họ có thể tính quý vị lệ phí dịch vụ nhiều hơn các lệ phí bình thường của đơn xin thị thực. Trang mạng của DIAC tại www.immi.gov.au là trang mạng Di Trú Úc chính thức duy nhất, cung cấp dịch vụ thị thực. Nhờ Giúp Đỡ Xin Thị Thực Tránh những người hành nghề gian trá và các trò bịp bợm bằng cách sử dụng những tài liệu/phương tiện có sẵn để giúp quý vị xin thị thực: • Đơn xin và Tập Sách Hướng Dẫn được phổ biến miễn phí tại trang mạng của DIAC. • Visa Wizard (Tiện Ích Thị Thực) trên trang mạng của DIAC có thể giúp quý vị tìm thị thực Úc có khả năng đáp ứng đúng nhất với hoàn cảnh nhất định của quý vị. • Nhân Viên DIAC có thể trợ giúp quý vị và giải thích trong đơn xin của quý vị cần có những gì. Muốn biết chi tiết liên lạc tại tiểu bang hay lãnh địa nơi quý vị cư ngụ, xin gọi số 131 881 hoặc vào trang mạng www.immi.gov.au. • Nếu cần được trợ giúp bằng ngôn ngữ khác, xin gọi cho TIS Toàn Quốc theo số 131 450 và yêu cầu được nối mạch với DIAC. Có thể có các tổ chức cộng đồng có thể giúp quý vị. Hoặc quý vị có thể nhờ đại diện di trú có đăng bạ giúp mình. Muốn tìm đại diện di trú có đăng bạ, xin gọi số 1300 226 272 hoặc vào trang mạng www.mara.gov.au. Tại trang mạng: www.immi.gov.au/migration-fraud/ của DIAC có thêm thông tin. . Tự Bảo Vệ tránh bị Lừa Gạt về Di Trú Những người hành nghề gian trá có thể sử dụng các thông. bất hợp pháp, giả danh là chuyên gia di trú Nếu biết người nào làm cố vấn về di trú và không phải là đại di n di trú có đăng bạ, quý vị nên gọi số 1800

Ngày đăng: 18/01/2013, 09:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan