1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

205 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Nguyễn Đình Thanh
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Thị Thùy Vinh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 4,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (21)
    • 1.1 Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát triển bền vững (21)
      • 1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường (21)
      • 1.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế (23)
      • 1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã hội (23)
    • 1.2 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh (24)
      • 1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu (24)
      • 1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung (27)
      • 1.2.3 Nghiên cứu yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh (31)
      • 1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu (33)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH (36)
    • 2.1 Khái niệm du lịch xanh (36)
    • 2.2 Đặc điểm du lịch xanh (38)
    • 2.3 Phát triển du lịch xanh và các chỉ tiêu đánh giá (39)
      • 2.3.1 Quy mô phát triển du lịch xanh (39)
      • 2.3.2 Phát triển chất lượng du lịch xanh (41)
    • 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh (49)
      • 2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu (49)
      • 2.4.2. Yếu tố ảnh hưởng từ phía cung (50)
      • 2.4.3 Yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh (59)
    • 2.5 Kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịch xanh (60)
      • 2.5.1 Kinh nghiệm Thái Lan (60)
      • 2.5.2 Kinh nghiệm Nhật Bản (62)
      • 2.5.3 Kinh nghiệm Slovenia (63)
      • 2.5.4 Kinh nghiệm New Zealand (64)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM (67)
    • 3.1 Tổng quan về ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh tại Việt (67)
      • 3.1.1 Thành tựu phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (0)
      • 3.1.2 Những vấn đề tồn tại đối với ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch (68)
    • 3.2 Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (73)
      • 3.2.1 Phát triển du lịch xanh từ phía cầu (73)
      • 3.2.2 Thực trạng du lịch xanh từ phía cung (74)
      • 3.2.3 Thực trạng chính sách phát triển DLX trong bối cảnh hội nhập KTQT (81)
    • 3.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố ảnh hưởng phát triển (83)
      • 3.3.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cầu DLX (83)
      • 3.3.2 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cung DLX (84)
      • 3.3.3 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố chính sách phát triển DLX 73 (85)
    • 3.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch xanh ở Việt Nam (87)
      • 3.4.1 Kết quả đạt được (87)
      • 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân (88)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (92)
    • 4.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ DLX (94)
      • 4.1.1. Giả thuyết nghiên cứu (94)
      • 4.1.2. Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng hỏi (98)
      • 4.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu (100)
      • 4.1.4 Phương pháp phân tích dữ liệu (100)
    • 4.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung (102)
      • 4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu và thiết kế Bảng hỏi (102)
      • 4.2.2 Thu thập dữ liệu (107)
      • 4.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu (108)
    • 4.3 Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh (109)
      • 4.3.1 Giả thuyết nghiên cứu (109)
      • 4.3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu (109)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH (112)
    • 5.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ DLX (112)
      • 5.1.1 Mô tả dữ liệu (112)
      • 5.1.2 Phân tích dữ liệu (113)
      • 5.1.3 Kiếm định độ tin cậy của thang đo (115)
      • 5.1.4 Kết quả phân tích kiểm định (118)
      • 5.1.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu (121)
      • 5.1.6 Kết luận (124)
    • 5.2 Phân tích yếu tố từ phía cung (125)
      • 5.2.1 Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh (125)
      • 5.2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh (130)
      • 5.2.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh (133)
    • 5.3 Phân tích yếu tố từ cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh (137)
      • 5.3.1 Mô tả thông tin chung về mẫu phỏng vấn (137)
      • 5.3.2 Yếu tố mang tính khuyến khích (138)
      • 5.3.3 Yếu tố mang tính quy định, chế tài (141)
      • 5.3.4 Đánh giá chung (141)
  • CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (144)
    • 6.1 Xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới (144)
    • 6.2 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam (148)
      • 6.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước (148)
      • 6.2.2 Đề xuất với doanh nghiệp lữ hành và khách sạn (154)
  • KẾT LUẬN (161)
  • PHỤ LỤC (177)

Nội dung

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luận án: · Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch xanh và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh dựa trên cách tiếp cận thị trường thông qua mô hình cung cầu, bao gồm xem xét từ: (1) nhu cầu du lịch xanh của khách du lịch (phía cầu); (2) đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch xanh khách sạn xanh, điểm đến xanh (phía cung); và (3) cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch xanh; · Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về phát triển du lịch xanh; · Phân tích thực trạng phát triển du lịch xanh và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. · Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp phân tích dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng mô hình kinh tế lượng SEM phần mềm AMOS để phân tích các số liệu thu thập thông qua khảo sát. Phương pháp phân tích định tính: Phỏng vấn sâu chuyên gia 3. Các kết quả chính và kết luận Tổng hợp các yếu tố tác động tới phát triển du lịch xanh xét ở góc độ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách kết hợp với thực trạng và những bài học kinh nghiệm của các nước, tác giả đã rút ra kết luận như sau: Nhận thức về biến đổi khí hậu, du lịch xanh đã ảnh hưởng trực tiếp tác động tới hành vi lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch. Chính vì thế, áp dụng các biện pháp tuyên truyền về môi trường và du lịch xanh nhằm nâng cao nhận thức của khách du lịch và người dân địa phương về những vấn đề này là cấp thiết. Dịch vụ du lịch xanh ngày càng phải nâng cao chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn xanh từ doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, điểm đến du lịch cho khách du lịch. Liên kết chặt chẽ tạo chuỗi cung ứng xanh giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch xanh là cần thiết nhằm phát triển du lịch xanh từ góc độ cung. Chính sách quy hoạch phát triển du lịch xanh tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong định hướng, tạo cơ chế và môi trường thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch chiến lược phát triển du lịch xanh đi đúng hướng và đạt hiệu quả.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát triển bền vững

Du lịch xanh là một thuật ngữ được quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời gian gần đây “Xanh” có ngụ ý về những hoạt động gần gũi với tự nhiên nhiều hơn, nâng cao nhận thức về việc những lựa chọn của con người có ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững nói chung (CNN, 2017) Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá vai trò của du lịch xanh góp phần xử lý các vấn đề về phát triển bền vững (bao gồm các khía cạnh như kinh tế, xã hội và môi trường).

Nguồn: Mehdi Azam và cộng sự, 2017 1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường

Nền kinh tế toàn cầu phát triển với một tốc độ ngày càng tăng nhờ sự hỗ trợ của các cuộc cách mạng về công nghệ dẫn tới tình trạng nhiệt độ trái đất nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), sự phát triển của du lịch đi kèm với những thách thức không nhỏ như: Tiêu thụ nước nhiều hơn so với nước dân dụng sử dụng, xả nước chưa qua xử lý, tạo ra chất thải, thiệt hại cho đất liền địa phương và đa dạng sinh học biển và các mối đe dọa đối với sự tồn tại của các nền văn hóa địa phương, các di sản và truyền thống; du lịch xanh có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới, xanh Chính vì lý do đó, các nghiên cứu về vai trò của du lịch xanh luôn hướng sự chú ý đầu tiên tới đóng góp của du lịch xanh đối với sự phát triển bền vững đối với môi trường.

Nghiên cứu của Gulez cho rằng phát triển du lịch xanh chính là việc phát triển loại hình du lịch thay thế mà chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của khách du lịch về môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường một cách phù hợp khi đi du lịch của du khách (Gülez, 1994).

Trong nghiên cứu của Kearney, phát triển du lịch xanh là phát triển loại hình du lịch thay thế mà hài hòa và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như: Bảo tồn môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, hình thành lên hành vi đi du lịch của khách du lịch gắn với thiên nhiên và thân thiện với môi trường (Kearney, 1994). Values cùng cộng sự (2010) lại cho rằng, du lịch xanh là sự kết hợp các nguyên tắc của du lịch sinh thái cùng với trách nghiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch và trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên của khách du lịch (Values & Symposium, 2010) Quan điểm của tác giả Font cùng cộng sự (2001) đưa ra lập luận rằng, du lịch xanh được thực hiện ở những nơi thiên nhiên được bảo vệ và hoạt động du lịch của khách du lịch không gây hại tới thiên nhiên (Font & cộng sự., 2001).

Mô hình du lịch xanh tại các quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau cũng có những điểm khác biệt rõ rệt khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về môi trường Theo tác giả Henderson cùng cộng sự (2001), Singapore dựa vào không gian xanh tự nhiên như thảm thực vật xanh trong các công viên quốc gia, vườn thực vật là những điểm tham quan xanh khởi thủy và tiền đề để phát triển du lịch xanh tại quốc đảo này (Henderson cùng cộng sự., 2001) Phát triển du lịch xanh ở Nhật Bản được nhận định là phát triển loại hình du lịch gắn với nông thôn và bắt đầu từ nông thôn Theo kết quả nghiên cứu của Bixia cùng cộng sự (2013), dựa vào cảnh sắc của thiên nhiên ở các vùng nông thôn, vùng núi và vùng duyên hải cảnh, ở đó có sắc thiên nhiên, hoạt động canh tác nông lâm ngư nghiệp thường ngày Khách du lịch là những người sống ở thành thị sẽ được trải nghiệm các hoạt động của cư dân địa phương như làm nông, lâm nghiệp và tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của con người bản địa (Bixia & Zhen Mian, 2013).

Như vậy, các nghiên cứu về du lịch xanh đều gắn du lịch xanh với vai trò góp phần hướng tới sự phát triển bền vững của môi trường Các nghiên cứu cũng bước đầu định nghĩa về du lịch xanh theo nghĩa nâng cao nhận thức của các tác nhân tham gia trong việc bảo tồn tự nhiên và phát triển bền vững môi trường thiên nhiên.

1.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế

Bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức trong việc hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đẩy hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Vấn đề sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và có tính duy trì và bảo tồn để không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu về môi trường lại càng trở nên cần thiết trong bối cảnh mới.

Du lịch xanh có nghĩa tạo ra dấu vết sinh thái nhỏ hơn, đóng góp vào các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, cải thiện khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi thị trường, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và tăng lợi nhuận và lợi ích cho nền kinh tế địa phương (Hrvoje Carić, 2021) Chính vì lý do đó, các nghiên cứu về du lịch xanh quan tâm tới việc phân tích vai trò của du lịch xanh tới việc phát triển bền vững đối với kinh tế.

Trong nghiên cứu của mình, Volkswirt Christoph Vietze chỉ ra rằng du lịch có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương Không chỉ như vậy, Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), phát triển du lịch có tiềm năng đáng kể như một động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Theo ước tính một công việc trong ngành du lịch cốt lõi tạo ra việc làm gấp 1,5 lần bổ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch có thể giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản; điều này góp phần phát triển bền vững đối với việc sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế một cách bền vững.

1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã hội

Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc cho phép cộng đồng lựa chọn tầm nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững, cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội (Mehdi Azam 1 và Tapan Sarker 2, 2017).

Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phát triển Bandung thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng, tôn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017).

Pomering cùng cộng sự (2011) cho rằng du lịch và du lịch bền vững không nên được xem xét riêng biệt, vì tất cả các hình thức du lịch cần phải hướng tới các kết quả bền vững hơn Do đó, phát triển DLX góp phần tôn trọng và bảo tồn sự đa dạng về văn hóa, tôn trọng và phát huy nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương, góp phần phát triển bền vững về xã hội.

Như vậy, qua các nghiên cứu trước đây, DLX được mô tả với vai trò hài hòa các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường Phát triển DLX góp phần hướng tới sự phát triển bền vững.

Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh

1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu Để quyết định việc có mong muốn đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng sẽ tính đến rất nhiều yếu tố như giá cả của sản phẩm, thu nhập (tỉ trọng của giá trong tổng thu nhập), giá của các sản phẩm có liên quan, kỳ vọng về thị trường của sản phẩm trong tương lai và thị hiếu/ sở thích của người tiêu dùng Sản phẩm du lịch xanh cũng là một sản phẩm dịch vụ còn tương đối mới mẻ đối với người tiêu dùng (khách du lịch) do đó đánh giá về sự phát triển từ phía cầu của DLX không thể không tính đến sự thay đổi trong nhận thức/ thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm này Chính vì lý do đó, trong các nghiên cứu trước đây DLX được đề cập nhiều về vai trò đối với sự phát triển bền vững (Phần 1.1.1) Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu liên quan tới việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ du lịch xanh chủ yếu được đề cập tới là yếu tố nhận thức của khách du lịch (thay đổi phụ thuộc vào thị hiếu cũng như kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển của thị trường này trong tương lai) Phương pháp mà các nghiên cứu trước đây lựa chọn trong việc nghiên cứu phát triển DLX từ phía cầu chủ yếu là phương pháp chọn mẫu và thực hiện khảo sát tập trung vào việc thống kê về quan điểm của khách về DLX cũng như hành vi thực hành DLX Trong nghiên cứu của mình, tác giả Sonny (Sunghwan) Chun đã thực hiện khảo sát về DLX trong giai đoạn 9/2002-10/2002 với khu vực lựa chọn là khu vực thành phố Daegu và Busan (Hàn Quốc) với câu hỏi liên quan tới quan điểm về DLX, loại hình DLX và ưu tiên dành cho DLX của khách du lịch (Sonny Sung Hwan Chun, 2015) Trong nghiên cứu của mình về hành vi tiêu dùng xanh, Sue Bergin-Seers và Judith Mair đã thực hiện 166 cuộc phỏng vấn khách du lịch tại Trung tâm Thông tin Du khách ở 5 địa điểm xung quanhVictoria ở Úc (Melbourne, Lorne, Bendigo, Mildura và Mount Beauty) Việc lựa chọn mẫu phỏng vấn trong nghiên cứu này được thực hiện thông qua Tổ chức Du lịch Tiểu bang - Du lịch Victoria và các Trung tâm Thông tin

Du khách có liên quan Câu hỏi đã được đặt ra để đo lường hành vi thực tế liên quan tới tiêu dùng xanh, cả ở nhà và trong kỳ nghỉ liên quan đến tính bền vững của môi trường. Như vậy, phương pháp nghiên cứu trước đây thường lựa chọn mẫu có chủ đích hướng tới khách du lịch chỉ ở khu vực thành thị và khu vực lân cận, câu hỏi khảo sát cũng thường tập trung vào quan điểm khách đối với DLX, hành vi tiêu dùng xanh/ lựa chọn ưu tiên đối với dịch vụ DLX mà khách lựa chọn chứ chưa phân tích về tác động của các nhân tố từ phía cầu tới hành vi lựa chọn DLX của khách du lịch.

Nghiên cứu của Cheng cùng cộng sự (2018) đưa ra 2 nhóm yếu tố tác động tới quyết định khách du lịch là: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài. Nhóm yếu tố bên ngoài liên quan tới sản phẩm du lịch xanh tại điểm đến, dịch vụ du lịch xanh tại điểm đến xanh/ khách sạn xanh (Hunecke & cộng sự, 2001) Nhóm yếu tố bên trọng bao gồm nhận thức, thái độ và động lực của bản thân khách du lịch. Hai tác giả Dimanche và Havitz (1995) lại cho rằng 04 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi du lịch bao gồm: (i) Quan tâm cá nhân; (ii) Lòng trung thành và những cam kết của khách du lịch; (iii) Lựa chọn của gia đình; và (iv) nhu cầu tìm hiểu tính mới lạ. Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu lý thuyết hành vi tập trung vào các yếu tố bên trong như thái độ của cá nhân và hiệu quả của bản thân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn (Hunecke & cộng sự, 2001).

Nhận thức về môi trường và những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cuộc sống con người được đánh giá là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự gia tăng về cầu đối với dịch vụ du lịch xanh Đặc biệt qua thời kỳ dịch bệnh như đại dịch Covid- 19, khách du lịch ngày càng chú trọng tới việc lựa chọn loại hình du lịch giảm thiểu khí thải nhà kính và đem lại lợi ích cho sức khỏe khách du lịch (Saseanu & cộng sự., 2020).

Yếu tố nhận thức về ảnh hưởng của môi trường cũng như sự cần thiết bảo vệ môi trường đã được các nghiên cứu xem xét từ nhiều thập kỷ trước Theo Braun cùng cộng sự (1999), yếu tố thời tiết khí hậu đóng vai trò tiên quyết trong việc ra quyết định chọn điểm đến của khách du lịch Khách du lịch ngày càng quan tâm và ra quyết định lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong quá trình tham quan Nhận thức về môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường đã hình thành nên nhu cầu về sử dụng dịch vụ du lịch xanh Sự thay đổi trong nhận thức này cũng ảnh hưởng tới cả hành vi của du khách khi đi tham quan hay sử dụng các dịch vụ du lịch Trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và biến đổi khí hậu, L Amusan (2017) cho rằng “Biến đổi khí hậu và du lịch bền vững” đưa ra khẳng định rằng: biến đổi khí hậu làm cho thay đổi thời tiết gây ra các hiện tượng không thuận lợi như mưa bão, hạn hán tác động xấu tới cảnh quan điểm đến và đặc biệt làm thay đổi quyết định của du khách trong việc lựa chọn điểm đến du lịch và loại hình du lịch Kết quả nghiên cứu của Cheng cùng cộng sự, 2018, từ nhận thức của khách du lịch về môi trường cho tới hành vi lựa chọn loại hình du lịch phù hợp của du khách có mối quan hệ thuận chiều Nếu nhận thức không đủ sẽ không có được quyết định lựa chọn phù hợp và ngược lại Du lịch xanh được khách du lịch quyết định lựa chọn khi khách du lịch am hiểu về môi trường du lịch và môi trường du lịch và những lợi ích mà loại hình du lịch này đem lại cho sức khỏe du khách.

Nhóm nghiên cứu Ibnou-Laaroussi, Rjoub và Wong, 2020 lại cho rằng, nhận thức môi trường của khách du lịch đóng vai trò quyết định tới việc ra quyết định lựa chọn loại hình du lịch xanh của khách du lịch Hơn nữa, du lịch xanh đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và đóng góp vào bảo vệ môi trường du lịch Chính vì thế, với việc con người ta quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ sức khỏe, ngày càng nhiều khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch xanh Sukawati cho rằng, nhận thức về môi trường của khách du lịch càng cao thì việc đưa ra quyết định lựa chọn du lịch xanh càng cao Nhận thức môi trường tác động tới giá trị xã hội và giá trị tinh thần và đưa ra quyết định lựa chọn tham quan làng du lịch xanh (Sukawati & cộng sự., 2019).

Nhận thức (phản ánh sự thay đổi của thị hiếu và kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển của thị trường trong tương lai) được đánh giá là nhân tố quyết định tới hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch xanh Nhận thức của khách du lịch nếu được quan tâm và nâng cao đúng mức trong nhiều trường hợp có thể lấn át tác động của giá của sản phẩm DLX tới hành vi của người tiêu dùng Nghiên cứu của Kostaki và Sardianou chỉ ra rằng khách du lịch vẫn đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng khi có nhận thức đúng về khách sạn xanh cho dù mức giá của khách sạn xanh có thể cao hơn mức giá thông thường với sản phẩm khách sạn thay thế khác (Kostakis và Sardianou, 2012).Nghiên cứu của Chen và Peng cho rằng chỉ khi nào khách lưu trú có nhận thức về khách sạn xanh những lợi ích của việc lưu trú ở khách sạn xanh đem lại cho khách du lịch thì mới có hành vi và quyết định lựa chọn lưu trú tại khách sạn xanh (Chen

Có thể dễ dàng nhận ra rằng mặc dù có rất nhiều nhân tố quyết định tới hành vi lựa chọn sản phẩm DLX nhưng các nghiên cứu trong thời gian qua đều nhấn mạnh tới vai trò của việc nhân cao nhận thức (niềm tin) của khách du lịch đối với những tác động mà DLX có thể tạo nên đối với sự phát triển bền vững về môi trường, kinh tế cũng như xã hội Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng (tổng hòa từ các nhân tố như thay đổi thị hiếu, kỳ vọng…) đã tạo nên những ảnh hưởng lớn hơn so với ảnh hưởng của giá sản phẩm DLX, giá các sản phẩm du lịch thay thế hay thu nhập của người tiêu dùng.

1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung

Những nhân tố ảnh hưởng tới việc dịch chuyển đường cung của một sản phẩm thông thường sẽ bao gồm: giá cả của các nguồn lực sản xuất, yếu tố về công nghệ, kỳ vọng của phía cung, chính sách của Chính phủ Tuy nhiên, DLX là một sản phẩm tương đối đặc biệt do yêu cầu về đầu tư ban đầu cũng như đầu tư để duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất đòi hỏi vốn tương đối lớn và đồng bộ Ngoài ra, quá trình tham gia cung cấp sản phẩm cũng không chỉ giới hạn ở mức độ các doanh nghiệp lữ hành mà còn là sự tham gia của các tác nhân khác trong vai trò của điểm đến xanh và khách sạn xanh Trong các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh từ phía cung được tiếp cận lần lượt từ sản phẩm du lịch xanh, điểm đến xanh và khách sạn xanh. a, Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh

Chương trình du lịch xanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp lữ hành ngày càng thu hút khách du lịch, đặc biệt sau đại dịch Covid- 19 khi mà môi trường và dịch bệnh ngày càng gây nguy hại tới sức khỏe con người (Borysova & cộng sự, 2021) Đại dịch covid- 19 làm thay đổi xu hướng đi du lịch của du khách, thay vì đi du lịch đại chúng (mass tourism) thì nay là du lịch xanh/ du lịch sinh thái trở nên phổ biến hơn và được lựa chọn từ phía khách du lịch (Borysova & cộng sự., 2021).

Yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch xanh bao gồm: Nguồn nhân lực, phương thức marketing, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch xanh (Ma, He & Gu, 2021; Meler & Ham, 2012) Là một sản phẩm dịch vụ, DLX đòi hỏi đội ngũ nhân lực tham gia quá trình cung cấp phải am hiểu và có nhận thức đầy đủ về môi trường và cách thức hướng dẫn cho du khách khi dẫn chương trình du lịch xanh để đáp ứng mong muốn được trải nghiệm du lịch xanh cũng như kỳ vọng được tìm hiểu các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường của khách du lịch (Chun, 2006) Bên cạnh đó, vì sản phẩm DLX là sự kết hợp của các bên bao gồm cả điểm đến xanh và khách sạn xanh, do đó việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng xanh để đảm bảo sự phối hợp trong cung cấp dịch vụ DLX lại càng trở nên quan trọng.

Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan tới nguồn lực để tạo ra sản phẩm DLX cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm DLX Nguồn lực có thể là sự cởi mở về văn hóa của quốc gia xuất xứ, là đa dạng sinh học đại diện cho “thiên nhiên tốt đẹp” và nguồn lực đảm bảo sự an toàn của du khách (Volkswirt Christoph Vietze, 2017) Hai tác giả Murray Patterson và Garry McDonald (2004) trong công trình nghiên cứu “Vòng đời và tác động môi trường trong tương lai, trường hợp của New Zealand” lại đưa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch xanh bao gồm: nguồn năng lượng không tái tạo, nguồn nước sạch, đất đai… (Patterson & Mcdonald, 2014) Nghiên cứu của Shwn- Meei Lee cùng cộng sự (2012), cho rằng các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động hướng tới sự phát triển sản phẩm du lịch xanh là việc tái tạo nguồn tài nguyên nước và năng lượng và việc cải thiện, bảo vệ sự đa dạng sinh học. b, Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh

Trong các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển điểm đến xanh, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới các yếu tố nguồn lực/đầu vào của quá trình cung ứng sản phẩm Đặc biệt, nhận thức từ nơi cung cấp điểm đến xanh trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn lực sử dụng trong cung ứng sản phẩm DLX cũng đặc biệt được nhấn mạnh Trong nghiên cứu “Hành vi và thái độ thân thiện với môi trường của khách du lịch” Untaru và cộng sự cho rằng, các yếu tố như việc sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng và các nguồn tài nguyên không tái tạo cũng như sự hiểu biết về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường thiên nhiên và môi trường du lịch có tác động tới quá trình xanh hóa ngành du lịch của tất cả các quốc gia (Untaru & cộng sự., 2014) Bên cạnh đó, nguồn tài chính hỗ trợ việc bảo tồn, và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt ở các nước đang phát triển được đánh giá là yếu tố rất quan trọng tác động vào thành công của quá trình xanh hóa ngành du lịch (UNEP và UNWTO).

Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực tại điểm đến xanh cũng là một nhân tố cần sự quan tâm đặc biệt Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia cung ứng sản phẩm DLX cần đào tạo, nâng cao nhận thức đồng thời đảm bảo mức thu nhập cũng như các quyền lợi khác của người lao động.

Là một sản phẩm đặc biệt đòi hỏi việc quản lý trong sử dụng nguồn lực thuộc sở hữu của nhà nước, phát triển điểm đến xanh không thể không kể đến nhân tố chính sách quản lý từ chính phủ Tác giả Mehdi Azam và Tapan Sarker “Du lịch xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hướng tới phát triển kinh tế bền vững ở khu vực Nam Á” lại đánh giá cao yếu tố đầu tư xanh góp phần tạo việc làm xanh trong việc xanh hóa ngành du lịch.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH

Khái niệm du lịch xanh

Du lịch xanh là một thuật ngữ được quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời gian gần đây “Xanh”có ngụ ý về những hoạt động gần gũi với tự nhiên, nâng cao nhận thức về việc những lựa chọn của con người có ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững nói chung (CNN, 2017) Có thể thấy trong các nghiên cứu trước đây, DLX được nhấn mạnh như hoạt động mang lại hoạt động tổng hòa được các mục tiêu bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội Thực hiện giải pháp du lịch xanh sẽ góp phần: về môi trường (sử dụng, duy trì và bảo tồn hiệu quả nguồn lực tự nhiên/ ghi nhận giá trị của nguồn tài nguyên…), về kinh tế (hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả, tránh lãng phí…), về xã hội (mang lại giá trị cho cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho người dân, hỗ trợ giáo dục trong việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia vào DLX, nâng cao quá trình thực hành xanh tại khách sạn xanh và điểm đến xanh, bảo tồn giá trị văn hóa…).

Nghiên cứu của Gulez cho rằng phát triển du lịch xanh chính là việc phát triển loại hình du lịch thay thế mà chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của khách du lịch về môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường một cách phù hợp khi đi du lịch của du khách (Gülez, 1994).

Trong nghiên cứu của Kearney, phát triển du lịch xanh là phát triển loại hình du lịch thay thế mà hài hòa và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như: Bảo tồn môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, hình thành lên hành vi đi du lịch của khách du lịch gắn với thiên nhiên và thân thiện với môi trường (Kearney, 1994).

Values cùng cộng sự (2010) lại cho rằng, du lịch xanh là sự kết hợp các nguyên tắc của du lịch sinh thái cùng với trách nghiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch và trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên của khách du lịch (Values & Symposium,

2010) Quan điểm của tác giả Font và cộng sự (2001) đưa ra lập luận rằng, du lịch xanh được thực hiện ở những nơi thiên nhiên được bảo vệ và hoạt động du lịch của khách du lịch không gây hại tới thiên nhiên (Font & cộng sự., 2001).

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về du lịch xanh quan tâm tới việc phân tích vai trò của du lịch xanh tới việc phát triển bền vững đối với kinh tế Du lịch xanh có nghĩa tạo ra dấu vết sinh thái nhỏ hơn, đóng góp vào các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, cải thiện khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi thị trường, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và tăng lợi nhuận và lợi ích cho nền kinh tế địa phương (Hrvoje Carić, 2021) Trong nghiên cứu của mình, Volkswirt Christoph Vietze chỉ ra rằng du lịch có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương Không chỉ như vậy, Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), phát triển du lịch có tiềm năng đáng kể như một động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Theo ước tính một công việc trong ngành du lịch cốt lõi tạo ra việc làm gấp 1,5 lần bổ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch có thể giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản; điều này góp phần phát triển bền vững đối với việc sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế một cách bền vững.

DLX cũng được đề cập với vai trò hỗ trợ các mục tiêu phát triển xã hội bền vững Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc cho phép cộng đồng lựa chọn tầm nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững, cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội (Mehdi Azam 1 và Tapan Sarker 2, 2017).

Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phát triển Bandung thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng, tôn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017).

Bảng 2.1: Quan điểm về du lịch xanh

Tác giả (năm) Quan điểm về du lịch xanh

Font và cộng Du lịch xanh gắn liền với những khu vực trong lành, không bị ô sự, 2001 nhiễm, những địa điểm xa khu dân cư như sông, công viên, rừng và các khu vực không gian xanh.

Azam và cộng Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động chú ý đến bảo vệ tài sự, 2004 nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Ren và cộng Du lịch xanh được định nghĩa là cách thức du lịch có trách nhiệm sự, 2016 tới các khu vực tự nhiên, bảo vệ môi trường và như một phương tiện duy trì tính bền vững của môi trường Meei Lee và Du lịch xanh là loại hình du lịch áp dụng cách thức thực hiện sử cộng sự, 2016 dụng nguồn nguyên liệu, nước sạch và năng lượng một cách khôn ngoan, giảm thiểu gây ô nhiễm tới không khí, nguồn nước và nguồn đất, bảo vệ và tăng cường sự đa dạng sinh học.

Chengcai và Du lịch xanh sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên tự nhiên, giảm cộng sư, 2017 thiểu tác động tiêu cực từ du lịch đến môi trường và xã hội.

25 Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh thế giới đứng trước nhiều những thách thức diễn ra trong thời gian vừa qua và kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong tương lai như: vấn đề nhiệt độ trái đất nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên, mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên trái đất; dịch bệnh tác động tới toàn cầu gây ra tác hại sâu rộng về cả kinh tế, xã hội và môi trường… Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức trong việc hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đẩy hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Vấn đề sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và có tính duy trì và bảo tồn để không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu về môi trường lại càng trở nên cần thiết trong bối cảnh mới.

Chính vì những lý do trên, khi lựa chọn lý luận chung về DLX, đề tài lựa chọn tiếp cận theo hướng Du lịch xanh là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; DLX hướng tới mục tiêu sử dụng nguồn lực hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững và gìn giữ bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa địa phương.

Đặc điểm du lịch xanh

Du lịch xanh phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có như rừng, khu sinh thái được bảo vệ (Luzar cùng cộng sự, 1998), ngoài ra việc phát triển xanh tại điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú, nhà hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xanh hóa và hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch Tuy nhiên, quy mô của du lịch xanh nhỏ hơn các loại hình du lịch khác, có thể là mô hình khu nghỉ dưỡng xanh, nhà hàng xanh và thuộc sở hữu cá nhân (Jones, 2016). Đặc điểm du lịch xanh được khái quát bởi bốn yếu tố (Joppe và cộng sự, 1998; Dodds cùng cộng sự, 2001).

- Thể hiện trách nhiệm với môi trường- bảo vệ, bảo tồn và nâng cao giá trị môi trường thiên nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn lâu dài của hệ sinh thái;

- Đảm bảo sức sống kinh tế địa phương- hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển bền vững;

- Giữ gìn bản sắc văn hóa- tôn trọng và đề cao văn hóa địa phương;

- Trải nghiệm thực tế - cung cấp trải nghiệm phong phú và thỏa mãn nhu cầu thông qua sự tham gia ý nghĩa và năng động của khách du lịch với thiên nhiên, con người, địa phương và văn hóa bản địa.

Phát triển du lịch xanh và các chỉ tiêu đánh giá

Trước đòi hỏi phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội, phát triển DLX là một bước tiến tất yếu của ngành dịch vụ du lịch DLX phát triển về cả quy mô và chất lượng và cần có những tiêu chí phù hợp để có thể đánh giá nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp thúc đẩy DLX toàn diện trong tương lai.

2.3.1 Quy mô phát triển du lịch xanh a Số lượng điểm đến xanh, khách sạn xanh và các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ du lịch xanh

Tiếp cận sự phát triển DLX dưới góc độ thị trường từ phía cung, chỉ tiêu để xác định mức tăng quy mô của DLX là số lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ DLX như doanh nghiệp lữ hành hoặc số lượng điểm đến xanh, khách sạn xanh.

Việc gia tăng về số lượng các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ DLX cũng như tăng số lượng các điểm đến du lịch và khu nghỉ dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng DLX (tiêu chuẩn của các nhãn hiệu như xanh toàn cầu, chìa khóa xanh, du lịch xanh…) cho thấy khả năng cung ứng sản phẩm DLX tăng lên.

Về khách sạn và khu nghỉ dưỡng, nhãn hiệu xanh toàn cầu (Green global) với thành viên ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Nhãn hiệu chìa khóa xanh(Green key) có hơn 3000 thành viên ở hơn 50 quốc gia Nhãn hiệu du lịch xanh(Green Tourism) có hơn 1000 thành viên ở trên 50 quốc gia Hiệp hội nhà hàng xanh (GRA) với hàng nghìn nhà hàng thành viên trên phạm vi toàn cầu với Nhãn hiệu khách sạn xanh và thành phố du lịch sạch ASEAN có hàng trăm thành viên đạt tiêu chuẩn hàng năm ở 10 quốc gia thành viên ASEAN Về điểm đến du lịch xanh(GGDD), nhiều điểm đến du lịch xanh của các quốc gia và vùng lãnh thổ đạt tiêu chí và được xếp hạng và vinh danh hàng năm Top 100 GGDD đã được xướng tên trong suốt 7 năm vừa qua, điều này cho thấy, ngày càng nhiều điểm đến du lịch thực hiện áp dụng các biện pháp thực hành xanh nhằm đạt được các mức tiêu chuẩn và trở thành GGDD của quốc gia khu vực và thế giới. b Sự gia tăng số lượng khách du lịch lựa chọn sản phẩm du lịch xanh, điểm đến xanh, khách sạn xanh

Cầu là yếu tố mang tính tiên quyết để sản phẩn được tồn tại và phát triển trên thị trường Du lịch xanh không phải là ngoại lệ Để có thể phát triển được du lịch xanh lâu dài cần phải có người sử dụng, người mua các sản phẩm này Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu về du lịch xanh, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là sự gia tăng trong nhận thức về vai trò của du lịch xanh từ phía khách du lịch bởi thông thường sử dụng các sản phẩm du lịch xanh có chi phí cao hơn các sản phẩm du lịch thông thường Yếu tố này ảnh hưởng tới việc thị trường kỳ vọng sẽ phát triển hơn trong tương lai khiến cho cung dịch vụ DLX từ phía các doanh nghiệp lữ hành , các điểm đến xanh hay khách sạn xanh tăng lên Khi khách du lịch tăng nhận thức về vai trò của DLX đối với sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội, hành vi tiêu dùng của khách du lịch sẽ được thay đổi (thị hiếu, thói quen tiêu dùng thay đổi), số lượng khách du lịch thân thiện với môi trường không ngừng gia tăng qua các năm và sẵn sàng chi trả cao hơn khi tham gia các chương trình du lịch thân thiện với môi trường (Wight, 1996) Khách du lịch nhận thức về môi trường và giảm xâm hại môi trường sẽ tác động tới hành vi lựa chọn loại hình du lịch bảo vệ môi trường sẽ ngày càng rõ rệt (Netta Nissim, 2020)

Bên cạnh đó, vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn bao giờ hết sau đợt dịch Covid- 19 với ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian qua Yếu tố khách quan này tiếp tục sẽ làm thay đổi về thị hiếu cũng như thói quen tiêu dùng của khách du lịch thông qua sự thay đổi trong nhận thức của họ Xu hướng du lịch hậu Covid - 19 sẽ là du lịch xanh và du lịch sinh thái (Kusumaningrum & Wachyuni, 2020).

Như vậy, những thay đổi khách quan tác động tới nhận thức của người tiêu dùng về vai trò của DLX đối với phát triển bền vững trong thời gian qua được coi là nhân tố làm thay đổi về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách du lịch Do đó, từ góc độ tiếp cận của thị trường, sự thay đổi về cầu dẫn tới sự thay đổi trong kỳ vọng từ phía cung và dẫn tới sự phát triển trong quy mô đối với việc cung sản phẩmDLX Tiêu chí về việc nâng cao nhận thức của khách du lịch về DLX được coi là tiêu chí đo sự phát triển về quy mô cung sản phẩm DLX từ phía các doanh nghiệp lữ hành , điểm đến xanh, khách sạn xanh.

2.3.2 Phát triển chất lượng du lịch xanh

Bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển về quy mô của DLX, để có thể đánh giá về DLX đặc biệt dưới góc độ của cung sản phẩm dịch vụ, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn tiêu chí để đánh giá về phát triển của DLX về chất lượng Ngành du lịch không ngừng phát triển trên phạm vi toàn cầu cả về quy mô và chất lượng Việc tăng trưởng du lịch về quy mô càng đòi hỏi việc phát triển về chất lượng để có thể đảm bảo tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung DLX là một sản phẩm tương đối đặc biệt do yêu cầu về đầu tư ban đầu cũng như đầu tư để duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất đòi hỏi vốn tương đối lớn và đồng bộ Ngoài ra, quá trình tham gia cung cấp sản phẩm cũng không chỉ giới hạn ở mức độ các doanh nghiệp/ doanh nghiệp lữ hành lữ hành mà còn là sự tham gia của các tác nhân khác trong vai trò của điểm đến xanh và khách sạn xanh Do đó, các tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ DLX được lựa chọn tiếp cận trong luận án sẽ hướng tới những tiêu chí ảnh hưởng tới nguồn lực như nguồn nhân lực, vốn đầu tư và kỹ năng quản lý của các đối tượng cung ứng DLX như điểm đến xanh, khách sạn xanh.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, là thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa với các nước trong khu vực, luận án tiếp cận và lựa chọn các tiêu chí mà ASEAN được áp dụng ở 10 quốc gia thành viên đã có chỉnh sửa và bổ sung phù hợp từ năm 2016 (ASEAN, 2016) để hướng tới sự thay đổi trong chất lượng du lịch xanh cho phù hợp với điều kiện phát triển DLX tại Việt Nam Các nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), ngành du lịch các quốc gia đã và đang áp dụng biện pháp thực hành xanh đối với thành phố du lịch sạch (điểm tham quan du lịch tại các đô thị), và khách sạn xanh (cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng) (ASEAN, 2016). Chiến lược phát triển du lịch xanh được ngành du lịch của các quốc gia thành viên Hiệp hội tích cực triển khai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hút du lịch tại các quốc gia và khu vực Căn cứ vào các tiêu chí về phát triển chất lượng DLX, hàng năm, Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA) công nhận khách sạn xanh, điểm đến thành phố du lịch sạch đạt tiêu chuẩn xanh ASEAN ở 10 quốc gia thành viên.

Tiêu chuẩn khách sạn xanh và điểm đến sạch ASEAN được áp dụng ở 10 quốc gia thành viên đã có chỉnh sửa và bổ sung phù hợp từ năm 2016 (ASEAN, 2016).

Luận án lựa chọn sử dụng bộ tiêu chuẩn thành phố du lịch sạch của ASEAN (2016) làm thước đo đánh giá chất lượng phát triển DLX tại Việt Nam do bàn về phát triển DLX sẽ có ba trụ cột là phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội Trong khi đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những thách thức ngày càng nhiều với vấn đề phát triển bền vững về môi trường Thực tế trái đất nóng dần lên, ô nhiễm môi trường toàn cầu dẫn tới để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển) lựa chọn hy sinh mục tiêu phát triển bền vững về môi trường trong ngắn hạn Là một nước đang phát triển và cũng đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không tránh khỏi phải đối mặt với những thách thức như vậy Vì vậy, luận án lựa chọn bộ tiêu chí thành phố sạch ASEAN (2016) như một thước đo về chất lượng phát triển DLX tại Việt Nam như một cách ưu tiên đánh giá về tiêu chí phát triển môi trường bền vững tại Việt Nam Cụ thể, bộ tiêu chuẩn như được tổng hợp dưới cách tiếp cận của DLX do luận án lựa chọn cũng như góc nhìn từ phía sử dụng nguồn lực để cung ứng sản phẩm dịch vụ như sau: a Tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN

✔ Nguồn nhân lực: o Đào tạo nguồn nhân lực/ nâng cao nhận thức: Có kế hoạch nâng cao nhận thức về sử dụng nguồn lực theo hướng phát triển bền vững về môi trường cho nhân viên; o Thực hành xanh:

▪ (i) Sử dụng các sản phẩm xanh: Khuyến khích sử dụng các sản phẩm có sẵn tại địa phương trong hoạt động của khách sạn Ví dụ: thực phẩm hay đồ thủ công; Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường;

▪ (ii) Sử dụng/ kiểm soát nguồn lực (nặng lượng, nước, không khí…) hiệu quả (giới thiệu các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng/ nước, lắp đặt các thiết bị/ máy đo để giám sát việc tiêu thụ năng lượng/ nước…

✔ Đầu tư o Đầu tư quy trình kiểm soát quản lý chất thải (chất thải rắn, nước thải…) bằng cách đưa ra các kỹ thuật xử lý chất thải Ví dụ: giảm thải, tái sử dụng, tái chế, phân loại chất thải và ủ thải làm phân bón (composting); o Đầu tư hệ thống quản lý chất lượng không khí (trong khách sạn và ngoài trời), ví dụ: Thiết kế khu vực hút thuốc và khu vực không hút thuốc; Thường xuyên giám sát và bảo dưỡng các thiết bị/ hệ thống điều hòa không khí và cơ sở vật chất của khách sạn để đảm bảo chất lượng không khí; o Xây dựng phương án kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.

✔ Kỹ năng quản lý: Có kế hoạch quản lý môi trường trong điều hành hoạt động khách sạn; Có chương trình giám sát đối với hoạt động quản lý bảo vệ môi trường của khách sạn Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng: (i) Có kế hoạch/hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng; (ii) Có chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương; (iii) Tạo ra các hoạt động thúc đẩy/tuyên truyền về văn hóa, nghệ thuật truyền thống và phong cách sống của địa phương. b Tiêu chuẩn thành phố du lịch sạch ASEAN/ điểm đến xanh

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh

2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu

Trên cơ sở xem xét các yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu đối với DLX dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng và kết quả và mô hình nghiên cứu thực chứng của các tác giả đã công bố (đã nêu tại phần 1.1.2), luận án đánh giá và lựa chọn những nhân tố được đánh giá có tác động lớn nhất tới quyết định tiêu dùng đối với sản phẩm DLX nhằm đưa vào mô hình đánh giá về thực trạng du lịch xanh tại Việt Nam cũng như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới DLX của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế.

Thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm được xuất phát từ việc người tiêu dùng đo lường bằng nhận thức của mình đối với các thuộc tính của sản phẩm Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbien xây dựng vào năm 1975 và hiệu chỉnh vào năm 1991 cho rằng người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua mức độ tác động tới hành vi của người tiêu dùng như ủng hộ hay phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng Như vậy, hành vi theo thuyết này được kiểm soát bằng cảm tính và mang tính chủ quan, vì thế thiếu tính khách quan, đây cũng là nguyên nhân tác giả của thuyết đã hiệu chỉnh và cho ra đời thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) vào năm 1991 Việc đo lường về thuộc tính của sản phẩm để quyết định tới thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm mô tả tác động của nhóm yếu tố bên ngoài liên quan tới sản phẩm du lịch xanh tại điểm đến, dịch vụ du lịch xanh tại điểm đến xanh/ khách sạn xanh (Hunecke & cộng sự, 2001) Như vậy, việc đánh giá của khách du lịch có thể mang thói quen và cảm tính, thiếu tính khách quan và dẫn tới tác động của những nhân tố này chưa hẳn đã có tính đại diện.

Luận án tiếp tục nghiên cứu thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) với lập luận hành vi của con người được kiểm soát bởi lý trí Thuyết TBP là một định lý về tâm lý học.Đây là công cụ nghiên cứu dự đoán ý định hành vi của cá nhân và hành vi thực tế TPB được nghiên cứu chủ yếu để giải thích các hành vi cá nhân, bao gồm các yếu tố dự đoán hợp lý, dự định cá nhân đưa tới quyết định cuối cùng cho hành động trong lựa chọn sản phẩm Nhân tố trung tâm của thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện hành vi nhất định Theo tác giả thì các nhân tố thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi là 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi Theo Chen & Yang (2019), thuyết TPB phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm đạt độ chính xác cao từ thái độ đối với hành vi, các chuẩn mực chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi thông qua nhận thức Đến nay, TPB đã được sử dụng như là cơ sở để nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực du lịch (Han, Hsu & Sheu, 2010; Kim

&Han, 2010; Lee và cộng sự, 2010) Lý thuyết này cho thấy sự điều chỉnh mang tính khách quan hơn trong nghiên cứu hành vi của khách du lịch với sản phẩm DLX Mô tả được những nhân tố bên trong như nhận thức, thái độ và động lực của bản thân khách du lịch quyết định tới hành vi lựa chọn sản phẩm DLX Hầu hết các nghiên cứu lý thuyết hành vi tập trung vào các yếu tố bên trong như thái độ của cá nhân và hiệu quả của bản thân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn (Hunecke & cộng sự, 2001).

Bảng 2.3: Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh

Yếu tố Cụ thể tác động

Nhận thức ✔ Tác động vào hành vi du lịch và lựa chọn điểm đến du lịch biến đổi khí ✔ khách du lịch sẽ lựa chọn loại hình du lịch thay thế ít tác động hậu tiêu cực tới môi trường

Nhận thức về ✔ Loại hình du lịch thay thế giảm thiểu thấp nhất tác động tiêu du lịch xanh cực tới môi trường

✔ Thực hành xanh bảo vệ môi trường

✔ Đóng góp phát triển kinh tế địa phương

✔ Trải nghiệm văn hóa địa phương Thái độ bảo ✔ Khách du lịch có hành vi ứng xử đúng mực với môi trường vệ môi trường ✔ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm khi đi du lịch

Nhu cầu dịch ✔ Khách du lịch mong muốn được sử dụng dịch vụ du lịch xanh vụ du lịch ✔ Khách du lịch mong muốn được trải nghiệm không gian xanh, xanh thiên nhiên được bảo vệ

✔ Khách du lịch mong muốn được giáo dục xanh Ý định tham ✔ Nhận thức môi trường khí hậu tác động làm nảy sinh ý định gia du lịch tham gia du lịch xanh xanh ✔ Thái độ bảo vệ MT tác động hình thành ý định tham gia DLX

Nguồn: NCS tổng hợp 2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cung

Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa với các nước trong khu vực, luận án lựa chọn tiếp cận và lựa chọn các tiêu chí đánh giá về sự phát triển DLX theo bộ tiêu chí của ASEAN được áp dụng ở 10 quốc gia thành viên đã có chỉnh sửa và bổ sung phù hợp từ năm 2016 (ASEAN, 2016) để phù hợp với điều kiện phát triển DLX tại Việt Nam Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá sự phát triển của DLX cả về quy mô và chất lượng, nhấn mạnh tới tác động của DLX tới sự phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội; luận án lựa chọn các nhân tố tác động tới cung DLX ởgóc độ đánh giá mức độ đáp ứng của các yếu tố đầu vào của quá trình cung ứng DLX tại:

- (1) Doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng và phát triển chương trình du lịch xanh gồm có: (i) Nhân lực xanh (bao gồm nhận thức của đội ngũ nhân lực tham gia vào cung ứng DLX và thực hành xanh tại đơn vị cung ứng nhằm nâng cao nhận thức cho khách du lịch thông qua hoạt động tiếp thị xanh); (ii) Chuỗi cung ứng xanh (khả năng xây dựng/ quản lý hệ sinh thái xanh trong việc cung ứng sản phẩm DLX giữa các đối tác như khách sạn xanh, điểm đến xanh và doanh nghiệp lữ hành);

-(2) Điểm đến xanh gồm có: (i) Tài nguyên du lịch thiên nhiên; (ii) Tài nguyên du lịch nhân văn; (iii) Chính sách phát triển du lịch xanh tại địa phương;

- (3) Khách sạn xanh gồm có: (i) yếu tố vốn đầu tư; (ii) yếu tố nguồn nhân lực; (iii) yếu tố công nghệ; (iv) Năng lực vận hành và quản lý của nhà quản lý.

2.4.2.1 Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chương trình du lịch xanh

Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị xây dựng và kết nối các đối tác khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ như điểm đến xanh và khách sạn xanh để cung cấp các chương trình du lịch xanh (DLX) cho khách du lịch Vì vậy, khi đánh giá các nhân tố tác động tới phát triển chương trình DLX của doanh nghiệp lữ hành, luận án nhấn mạnh vào các nhân tố đầu vào của quá trình cung ứng như: nguồn nhân lực, kỹ năng điều phối và quản lý, vốn đầu tư Ban đầu chương trình DLX là những chương trình du lịch quy mô nhỏ tập hợp những khách du lịch có nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường (Bramwell, 1990) Tuy nhiên, cùng với thời gian khách du lịch trẻ tuổi ngày càng quan tâm tới môi trường và lựa chọn chương trình du lịch thân thiện với môi trường; khách du lịch thân thiện với môi trường và có xu hướng tiêu dùng xanh khi đi du lịch ngày càng gia tăng (Bergin-Seers & Mair,

2009) Vì vậy, các chương trình DLX lại được quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi việc xây dựng chương trình DLX cần được đầu tư công phu hơn (Han cùng cộng sự, 2018).

Là một ngành cung cấp dịch vụ, nhân tố phát triển đối với chương trình DLX phải kể đến đầu tiên là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện chương trình du lịch xanh và quá trình xanh hóa tại doanh nghiệp lữ hành (So Baih cùng cộng sự, 2020) Với đặc thù của sản phẩm DLX là sản phẩm mà việc xây dựng, vận hành sản phẩm mang lại tác động tích cực tới phát triển bền vững, nhân sự cung ứng sản phẩm DLX cần phải được đánh giá ở tiêu chí về nhận thức đối với chính sản phẩm mà mình đang cung ứng.

Nhân sự tham gia các bước trong cung ứng dịch vụ từ xây dựng chương trình, sale, marketing và chăm sóc hậu mãi phải có được nhận thức đúng đắn về DLX và vai trò của DLX đối với phát triển bền vững Quá trình triển khai như tư vấn, cung cấp chương trình du lịch xanh sẽ được thực hiện tốt nếu nhân viên doanh nghiệp lữ hành am hiểu về vai trò của DLX đối với phát triển bền vững từ đó hình thành thực hành xanh bằng những hoạt động thân thiện với môi trường (Siyam Balapitiya cùng cộng sự,

Kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịch xanh

Du lịch xanh là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ônhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng gay gắt tác động xấu tới hoạt động du lịch trên quy mô toàn cầu Vai trò của du lịch xanh trong phát triển bền vững ngày một rõ rang và việc phát triển DLX trở nên thiết yếu trên quy mô toàn cầu Căn cứ vào phần phân tích khung lý thuyết với các nhân tố liên quan tới cầu, cung và yếu tố chính sách liên quan tới phát triển DLX, luận án lựa chọn bài học kinh nghiệm của một số quốc gia mà ở đó bài học về kinh nghiệm phát triển DLX gắn liền với các nhân tố được cho là có yếu tố quyết định đối với DLX trong những nghiên cứu trước đây Cụ thể, luận án lựa chọn bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, Slovenia và New Zealand với mong muốn đưa ra cái nhìn thực tiễn từ yếu tố liên quan tới chính sách phát triển DLX mà các quốc gia này áp dụng đối với những thành tựu trong phát triển DLX mà các quốc gia này có được; bài học từ Nhật Bản lại nhấn mạnh vào yếu tố thực hành xanh từ cấp bậc nhỏ nhất cho thấy sự đổi mới từ phía nhân tố cung của thị trường DLX Với những mong muốn đó, luận án tiếp cận kinh nghiệm của các quốc gia được lựa chọn để tạo tiền đề nghiên cứu thực tiễn cho phần áp dụng kinh nghiệm của Việt Nam sau này.

Thái Lan là một quốc gia ý thức rõ rệt về việc cần có chiến lược dài hạn về phát triển DLX, và cụ thể chiến lược đó bằng những chương trình mang tính khuyến khích cũng như mang tính chế tài để áp dụng cho phát triển DLX.

Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) đưa ra các biện pháp xanh hóa ngành du lịch theo tình hình cụ thể của đất nước mình Hành động vì một ngành du lịch thân thiện với môi trường theo phong cách riêng của Thái Lan với 7 hành động xanh (lữ hành), 5 lá xanh (khách sạn) và thực đơn xanh (nhà hàng) Ngành du lịch Thái Lan đặt ra quyết tâm cao trong hành động và phủ rộng ở các lĩnh vực của toàn ngành Xác định sản phẩm xanh sẽ là chủ đạo trong chiến lược phát triển TAT đã đưa ra chiến lược phát triển du lịch xanh

TAT phối hợp với hiệp hội khách sạn Thái Lan (THA) triển khai chương trình 5 lá xanh (từ 1 lá tới 5 lá tương đương 1 sao xanh tới 5 sao xanh), đánh giá mức độ quản lý hệ thống khách sạn với tiêu chí bảo vệ môi trường, tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước sạch, hệ thống nước thải chất thải hiện đại có hệ thống xử lý.

Tại Thái Lan, 154 công viên quốc gia thực hiện lệnh cấm xả rác thải nhựa từ năm 2018 Áp dụng các chế tài một mặt nâng cao nhận thức của khách du lịch cũng như người dân bản địa về sự nguy hại của loại rác thải này tới môi trường thông qua các chiến dịch áp dụng ở 24 bãi biển đẹp của đất nước.

Cụ thể hóa lý thuyết bằng hành động, bắt đầu từ lĩnh vực quản lý và khai thác khách sạn như lắp đặt hệ thống quản lý nước nhằm giảm chi phí và bảo vệ nguồn tài nguyên nước Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng lắp đặt thiết bị vòi tắm hoa sen tiết kiệm nước, bóng đèn cảm ứng tại khu công cộng như phòng tập gym, nhà vệ sinh Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn của Thái Lan phải áp dụng mô hình 5Rs (reducing, reusing, repairing, recycling and rejecting) vào thực hiện, cụ thể giảm tiêu thụ; (1) bao bì không thể tái chế, tái sử dụng các mặt hàng có thể được sử dụng lại như chai thủy tinh, hộp hoặc giấy; (2) dùng lại thay vì mua một cái mới; (3) tái chế tất cả các vật liệu có thể được chuyển đổi thành một sản phẩm mới; (4) sửa đi dùng lại và; (5) từ chối sử dụng vì gây ô nhiễm hoặc gây hại cho môi trường.

Thái Lan là quốc gia du lịch lớn trong khu vực và trên thế giới Sản phẩm du lịch của quốc gia này luôn phong phú và hấp dẫn và thay thay đổi thường xuyên đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng đa dạng Sản phẩm du lịch xanh được đặc biệt đầu tư và quảng bá bài bản mang đậm văn hóa du lịch đất nước nụ cười Lồng ghép yếu tố “Xanh” vào menu của một bữa ăn chính đầy hấp dẫn và lôi cuốn như: Món khai vị xanh (Green Appetizer), món chính xanh (green main course), món ăn kèm xanh (green side dish), món ăn thượng hạng xanh (green topping) Đây là một trong những cách thức quảng cáo mới lạ và sáng tạo rất phù hợp với tính chất sản phẩm du lịch xanh nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Thái Lan áp dụng bộ tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN và điểm đến sạch ASEAN triển khai các hoạt động của du lịch xanh Ngoài ra, TAT áp dụng hệ thống đánh giá quốc gia về du lịch xanh và phát triển bền vững Chương trình giải thưởng du lịch quốc gia (TTA) tôn vinh khách sạn, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp lữ hành và nhà hàng hoạt động đạt tiêu chuẩn và phát triển bền vững quốc gia.

Là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên gần gũi với Việt Nam, có những tài nguyên nhân văn Á đông có nhiều điểm tương đồng, những kinh nghiệm trong việc xây dựng hành lang pháp lý của Thái Lan được coi là một trong những cơ sở để luận án đưa ra những khuyến nghị liên quan tới chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý trong việc phát triển DLX tại Việt Nam.

Là một quốc gia mà điều kiện tự nhiên có nhiều biến động như động đất, núi lửa, sóng thần, bão lũ… người dân Nhật Bản có nhận thức sâu sắc về việc bảo vệ môi trường sống và hướng tới sự phát triển bền vững Chính vì lẽ đó, nhân tố nhận thức tới từ phía cầu đã khiến cho người dân Nhật Bản thực hành xanh như một cách để đề phòng những thách thức mà môi trường có thể mang tới Thực hành xanh được hình thành trong cả chuỗi cung ứng xanh của DLX vì mỗi người dân đều được nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nhận thức về sản phẩm DLX…

Du lịch xanh lại xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường trong canh tác nông nghiệp của những người nông dân ở những vùng nông thôn xa xôi Ở đó không khí trong lành, không có khói bụi công nghiệp, nguồn nước sạch được bảo vệ (Aoki, 1998).

Du lịch xanh được hình thành ở Nhật Bản rất đặc biệt, quá trình thực hiện nông nghiệp xanh tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch cung cấp cho khách du lịch thông qua các chương trình tour kết hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và nhà nông Thông qua những nông trang với kỹ thuật canh tác thân thiện môi trường, khách du lịch/ người thành thị đã được trải nghiệm cách thức trồng trọt thân thiện với môi trường Bức tranh nông thôn xanh, nông nghiệp sạch đã là tiền đề phát triển du lịch xanh đặc thù ở Nhật Bản.

Các vùng nông thôn tại Nhật Bản từ lâu đã chú trọng tới phát triển sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững, được đánh giá là những điển hình bảo vệ giá trị thiên nhiên cũng như là di sản văn hóa tại các vùng miền xa xôi, hẻo lánh và xa trung tâm lớn của đất nước Khi du lịch xanh hình thành tại đây, những nhà nông nghiệp thuần túy và giàu kinh nghiệm nơi đây đã nắm bắt tình hình, bắt đầu xây dựng mô hình nông nghiệp- nông trang bền vững Họ lấy chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch, quá trình canh tác xanh để quảng bá cho giá trị dịch vụ của mình cung cấp vào chuỗi cung ứng của du lịch địa phương Những homestay hoàn toàn áp dụng phương thức hoạt động tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn nước sạch hợp lý, quản lý rác thải, nước thải được đánh giá thông minh nhất thế giới Tất cả tạo nên dịch vụ xanh theo phong cách riêng chỉ có ở Nhật Bản Bên cạnh đó, lồng ghép đưa phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững vào các chương trình tour, thực nghiệm thực tế cho khách du lịch quốc tế, cho khách du lịch nội địa, cư dân thành thị mong muốn trải nghiệp thực tế canh tác nông nghiệp bền vững Các hoạt động ấy kết tạo nên bức tranh du lịch xanh độc đáo và thu hút ở những vùng nông thôn, rất riêng biệt mà chỉ có ở Nhật Bản.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn từ Nhật Bản cho thấy bài học kinh nghiệm trong việc tác động vào nhân tố từ phía cầu liên quan tới nhận thức của người dân về DLX và trách nghiệm đối với phát triển bền vững, đồng thời nhận thức của từng nhân lực tham gia trong chuỗi cung ứng xanh để hoạt động thực hành xanh được diễn ra một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

Nhận thức được sự ưu ái có được từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, Slovenia đã quan tâm tới việc xây dựng chiến lược dài hạn cho việc phát triển DLX Ủy ban du lịch quốc gia Slovenia (STB) đưa chiến lược hành động quốc gia phát triển du lịch xanh vào thực hiện xác định các yếu tố xanh vốn có của thiên nhiên ưu đãi cùng với tình hình thực tế môi trường ô nhiễm và các nguy cơ tác động xấu tới hoạt động du lịch nói chung và phát triển du lịch xanh, STB và các bên liên quan đã đưa ra chiến lược hành động quốc gia vì mục tiêu phát triển du lịch xanh. Áp dụng hệ thống đánh giá và xếp hạng xanh quốc gia và quốc tế được Slovenia thực hiện từ khi triển khai các hoạt động phát triển du lịch xanh Cụ thể, Slovenia ban hành và áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế về du lịch xanh và phát triển bền vững Đồng thời, trao giải thưởng xanh quốc gia (GSST) đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững của thế giới và quốc gia bao gồm: Giải thưởng xanh Slovenia cho điểm đến, khách sạn xanh, doanh nghiệp lữ hành xanh và công viên.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM

Tổng quan về ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh tại Việt

Ngành du lịch Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh trong suốt thập kỷ qua (Hình 2.1), đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước Cụ thể, tốc độ phát triển 6,2% năm 2019, đón 16,2 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa (TCTK, 2020) Tổng doanh thu du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP khoảng 21,6 tỷ đô la Mỹ chiếm 9,5% GDP (WTTC, 2020) Mục tiêu đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh cao Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực ASEAN Đến năm 2050, du lịch khẳng định vai trò là động lực của nền kinh tế.

Hình 3.1: Tốc độ phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2009- 2019

Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam đóng góp phần tích cực trong việc tạo ra việc làm Theo số liệu thống kê năm 2017 của Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC) tổng số lao động đang làm việc trực tiếp trong ngành du lịch tại Việt Nam đạt hơn 4 triệu người, chiếm 7,6% lực lượng lao động cả nước, và dự đoán con số này sẽ tăng lên 8% năm 2028 tương đương hơn 5 triệu việc làm.

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam trở thành điểm đến thân thiện và hiếu khách trong sự đa dạng loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu khác nhau từ du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch golf tới du lịch khám phá thiên nhiên Đặc biệt, ẩm thực Việt Nam được khách du lịch và thực khách quốc tế đánh giá cao vì sự phong phú và đa dạng chủng loại món ăn theo vùng miền Theo thăm dò của CNN (2021), trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới, hai món ăn của Việt Nam nằm trong danh sách này là Gỏi cuốn (Summer roll) được xếp vị trí 30/50, Phở 28/50.

Theo đánh giá và xếp hạng của WTTC năm 2017, thương hiệu và hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế hơn trên bản đồ du lịch thế giới Cụ thể, ngành du lịch Việt Nam đứng vị trí 47 về quy mô, 100 đóng góp vào GDP, 31 tốc độ tăng trưởng, 10 chiến lược phát triển dài hạn tầm nhìn 2028 trên tổng số 185 nước được khảo sát xếp hạng Theo Bảng xếp hạng tại diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh lữ hành và du lịch năm 2017, Việt Nam đứng vị trí 67 trên

141 quốc gia, tăng 7 bậc so với năm 2016.

Mặc dù, những năm gần đây hình ảnh du lịch Việt Nam có nhiều cải thiện, năng lực cạnh tranh tăng lên nhiều bậc Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu mà Chính Phủ đã đề ra trong Quyết Định 147 “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh theo hướng bền vững Ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu nhiều thách thức.

3.1.2 Những vấn đề tồn tại đối với ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.2.1 Những vấn đề còn tồn tại đối với ngành du lịch của Việt Nam

Thách thức lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu chính là việc phát triển quá nóng thời gian dài và việc khai thác du lịch chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp Phát triển du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội.

Thứ nhất, việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên yếu kém tại điểm đến, cùng với thiếu các sản phẩm du lịch thân thiện môi trường và dịch vụ nghèo nàn làm cản trở và làm giảm sức hấp dẫn cũng như năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong những năm tới (Eurocham, 2017) Cụ thể, việc xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường theo tiêu chuẩn ASEAN như quản lý môi trường, quy hoạch đô thị, quản lý chất thải… tại địa phương du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và xử lý triệt để Theo chỉ số đánh giá môi trường EPI năm 2018, vị trí xếp hạng của Việt Nam là 132/175 quốc gia và vùng lãnh thổ (EPI, 2018) cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động Hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng mất sức hút khi môi trường cảnh quan du lịch ngày càng ô nhiễm, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như khách du lịch tại điểm đến không được quan tâm sẽ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng, làm mất năng lực cạnh tranh du lịch và giảm số lượng khách du lịch quốc tế đến.

Về quản lý môi trường và quản lý chất thải

Tại nhiều điểm du lịch xuất hiện chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường làm tăng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ Vấn nạn ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa, không khí ô nhiễm ở các thành phố du lịch đang ngày càng làm xấu bức tranh du lịch, giảm sức hút và năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (Nam Phương, 2019).

Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang đẩy lùi tốc độ phát triển của ngành du lịch, làm giảm sức cạnh tranh du lịch Hầu hết các bãi tắm suốt dọc đất nước đều đang trong tình trạng ô nhiễm nặng và rác thải tràn ngập khắp nơi (VNTA, 2016) Theo đánh giá của bộ Tài nguyên và môi trường, sự phát triển quá nóng ngành du lịch dẫn tới số lượng khách tăng đột biến đặc biệt mùa cao điểm Trong khi đó vấn để quản lý môi trường và hạn chế tác động xấu từ sự gia tăng đột biến của khách du lịch lại chưa được quan tâm đúng mức Để phục vụ lượng khách gia tăng, xả thải từ các ngành dịch vụ phụ trợ cũng gia tăng, nuôi trồng thủy hải sản tràn lan đáp ứng nhu cầu của khách du lịch gia tăng, ô nhiễm nước biển ven bờ do các phương tiện vận tải và thuyền chở khách du lịch tăng lên, phương tiện vui chơi và thể thao nước, khai thác san hô không kiểm soát Tất cả dẫn tới thách thức đối với việc phát triển bền vững của môi trường.Điều này làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới và thảm thực vật, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra được tính là 5% GDP (Vietnam News, 2016), tác động tiêu cực làm giảm giá trị tăng trưởng các ngành trong đó có du lịch.

Về quy hoạch đô thị và giải quyết xung đột lợi ích kinh tế

Phát triển du lịch đi đôi với việc đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cũng là một thách thức đối với ngành du lịch của Việt Nam Việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên, quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật. Ngày càng nhiều cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, suy thoái hệ sinh thái biển đảo Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và hoạch định chiến lược Tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích Những tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai và những hạn chế trong nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam (Nguyễn Văn Đính, 2019).

Thứ hai, sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam chưa thể hiện được vai trò trong sự phát triển chung về kinh tế của đất nước Mặc dù tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam lọt top 10 các nước có ngành du lịch phát triển nhanh nhất thế giới (UNWTO, 2019) Tuy nhiên nếu xét về góc độ đóng góp thực tế doanh thu du lịch vào GDP đạt mức độ trung bình, tổng vốn đầu tư cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế cũng thể hiện sự khiêm tốn nếu so với các nước khác trong khu vực ASEAN (Bảng 3.1) Số lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam vẫn ở mức độ thấp chưa xứng với tài nguyên du lịch (Hình 3.2).

Bảng 3.1: Ngành du lịch các nước ASEAN đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 Quốc gia Đóng góp GDP Tạo việc Đầu tư (tỷ Tốc độ phát

(tỷ đô la Mỹ) làm (triệu) đô la Mỹ) triển

Thứ ba, tần suất khách du lịch quay lại Việt Nam chưa đạt được mức kỳ vọng khi so sánh với các điểm đến khác trong khu vực Các nước có năng lực cạnh tranh du lịch cao trong khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia thể hiện qua số lượt khách quốc tế đến tăng trưởng ấn tượng Hình 2.2 Theo PATA, số lượng khách quốc tế quay trở lại các quốc gia này luôn đạt ở tỷ lệ cao như Thái Lan 82%, Singapore 89%, Malaysia 69% trong khi đó chỉ 6% quay lại Việt Nam lần thứ 2.

Bảng 3.2: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch các nước ASEAN

Các nước Điểm xếp hạng Vị trí xếp hạng Vị trí xếp hạng toàn cầu ASEAN

Nguồn: WTTC, 2019 3.1.2.2 Sự cần thiết phát triển du lịch xanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đánh giá các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh du lịch, UNWTO cho rằng vai trò của môi trường và tính bền vững của môi trường đang trở thành yếu tố mang tính quyết định trong việc đánh giá tính bền vững của ngành du lịch và nâng cao sức thu hút du lịch Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đang bị sụt giảm nếu vấn đề môi trường không được cải thiện và có chiến lược để bảo tồn và phát triển. Ngành du lịch phải tìm hướng phát triển hợp xu thế như các nước trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện, một mặt giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch tới ô nhiễm không khí, môi trường, mặt khác phát triển bền vững du lịch.

Bên cạnh đó, nhận thức của khách du lịch trong bối cảnh mới đã có nhiều thay đổi dẫn tới sự lựa chọn của khách du lịch cũng theo hướng “xanh hóa” Theo Nguyễn Hồng Hạnh (2018), khoảng 70% du khách cho biết khả năng cao họ sẽ đặt phòng tại cơ sở lưu trú xanh (2019); 60% du khách muốn du lịch bền vững vì họ ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên trong các chuyến đi trước trước đây (2018); 52% du khách chuyển sang phương thức đi lại thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, đạp xe hoặc đi bộ đường dài khi có thể; 68% mong muốn chi tiêu du lịch của họ giúp ích cho cộng đồng địa phương (2019); 67% du khách sẵn sàng chi trả thêm ít nhất 5% cho chuyến du lịch của mình để hạn chế tác động môi trường khi có thể.

Hình 3.2: Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN năm 2019

Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra bài toán cho các quốc gia trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng giá trị nhân văn có tính đặc thù và khai thác lợi thế cạnh tranh từ chính giá trị của tài nguyên nhân văn Chính vì thế, sản phẩm du lịch xanh cho phép cộng đồng lựa chọn tầm nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững, cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội (Mehdi Azam 1 và Tapan Sarker 2, 2017) là một lựa chọn bắt buộc trong điều kiện mới Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phát triển Bandung thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng, tôn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017) Với những biến cố về dịch bệnh và ảnh hưởng kinh tế và xã hội trong thời gian qua, hơn bao giờ hết đòi hỏi từ phía xã hội về một sản phẩm du lịch xanh, hướng tới các kết quả bền vững hơn là không thể phủ nhận.

Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

3.2.1 Phát triển du lịch xanh từ phía cầu

3.2.1.1 Sự gia tăng số lượng khách du lịch xanh trong nước

Những năm gần đây, số lượng khách du lịch xanh gia tăng mạnh Sự lựa chọn điểm đến xanh của nhóm khách du lịch này cho thấy xu hướng phát triển của loại hình du lịch xanh tuy còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã có sức thu hút Nhận thức của khách du lịch về môi trường, biến đổi khí hậu của khách du lịch trong nước phần nào ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn loại hình du lịch thân thiện với môi trường Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh và không khí đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay, khách du lịch sẽ có xu hướng lựa chọn loại hình du lịch đảm bảo cả yếu tố tham quan và sức khỏe Con số thống kê Bảng 2.3 cho thấy, sự tăng trưởng số lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch xanh trong đó có tham quan điểm đến xanh tại Việt Nam đang phát triển bền vững Điều này chứng tỏ rằng du lịch xanh không chỉ còn là xu hướng mà đã đi vào thực tiễn phát triển và ngày càng có nhiều khách du lịch lựa chọn.

Bảng 3.3: Số lượng khách du lịch nội địa tham quan điểm đến xanh (2015- 2019)

TP Quy Nhơn 2.235.000 2.935.000 3.300.000 3.900.000 4.150.000 Đà Lạt 4.827.330 5.130.000 5.817.000 6.200.000 6.500.000

Nguồn: NCS tổng hợp số liệu

3.2.1.2 Sự gia tăng số lượng khách quốc tế sử dụng dịch vụ du lịch xanh tại Việt Nam

Loại hình du lịch xanh trên thế giới đã phổ biến Khách du lịch quốc tế khi đi du lịch sang nước khác lựa chọn loại hình du lịch này Số lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn điểm đến xanh tại Việt Nam cũng tăng trưởng đều đặn qua các năm (Bảng3.4) Các điểm đến xanh Việt Nam được hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA) công nhận hàng năm đạt các tiêu chí đánh giá Số lượng khách quốc tế tăng trưởng bền vững qua các năm cho thấy sức thu hút của các điểm đến xanh đáp ứng kỳ vọng của khách du lịch quốc tế Yếu tố môi trường du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và quyết định sức hút của điểm đến.

Bảng 3.4: Số lượt khách tham quan điểm đến xanh Việt Nam (2015- 2019)

TP Quy Nhơn 171.000 210.000 262.670 286.463 321.045 Đà Lạt 250.000 270.000 400.000 485.000 590.000

Nguồn: NCS tổng hợp số liệu 3.2.2 Thực trạng du lịch xanh từ phía cung Để đánh giá thực trạng du lịch xanh tại Việt Nam từ phía cung, luận án bám sát vào khung lý thuyết được lựa chọn đối với phần cứng bao gồm các nguồn lực đối với việc cung ứng sản phẩm DLX tại điểm đến xanh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên nhân văn, cho tới phân tích thực trạng đối với sản phẩm du lịch xanh, thực trạng phát triển của các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ du lịch xanh; thực trạng phát triển điểm đến xanh và khách sạn xanh.

3.2.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch xanh, cụ thể: Với hơn 3.200km đường bờ biển , vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 nơi có tới gần 3.000 hòn đảo; 125 nhiều bãi tắm và 2 vịnh đẹp nằm trong top 15 vịnh đẹp nhất thế giới; 33 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.665,44 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền Sáu vườn quốc gia được công nhận vườn di sản ASEAN bao gồm: Hoàng Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, U Minh Thượng và Bái Tử Long Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu 9 khu dự trữ sinh quyển (DTSQ), trong đó DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO (2000) công nhận là khu DTSQ thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn trên thế giới.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái của Việt nam rất phong phú, đa dạng bao gồm; 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7 dạng hệ sinh thái chính trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước và 20 kiểu hệ sinh thái biển khác nhau Sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái chính là môi trường sống cho các loài sinh vật và để Việt Nam được biết đến như một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, nơi có trên gần 14.000 loài thực vật trong đó 12.000 loài thực vật bậc cao thuộc gần 3.000 chi và

398 họ; gần 19.000 loài động vật, trong đó có 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái; 2.470 loài cá; 400 loài san hô tạo rạn Đây chính là những yếu tố tự nhiên làm tiền đề phát triển du lịch xanh dựa vào tài nguyên thiên nhiên xanh và sự đa dạng sinh học từ tự nhiên ưu đãi cho Việt Nam.

3.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và giàu bản sắc dân tộc

Di sản văn hóa độc đáo và phong phú ở mọi vùng miền đất nước đã và đang góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển du lịch nói riêng Nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới và quốc gia như: Di sản văn hóa vật thể gồm quần thể cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, quần thể danh thắng Tràng An; di sản văn hóa phi vật thể gồm nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù Thăng Long, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng, đờn ca tài tử, dân ca ví - dặm Nghệ Tĩnh, nghi lễ kéo co, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; di sản tư liệu gồm mộc bản triều Nguyễn, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Đây là những giá trị nhân bản sâu sắc của văn hóa dân tộc con người Việt Nam được gìn giữ và lan tỏa sâu rộng thông qua các hoạt động du lịch hiện nay.

Khai thác các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch xanh một mặt mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia cung cấp sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần tuyên truyền quảng bá giá trị các văn hóa của điểm đến, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Mặt khác, đem lại những trải nghiệm quý giá cho khách du lịch khi tham gia các chương trình du lịch văn hóa tại địa phương.

3.2.2.3 Gia tăng sản phẩm du lịch xanh Đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách du lịch Việt Nam về sản phẩm du lịch xanh, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng và cung cấp ra thị trường các sản phẩm du lịch xanh phong phú và đa dạng như: Chương trình du lịch biển đảo Cù Lao Chàm,Cần Giờ, Quan Lạn, miệt vườn Nam Bộ Đặc điểm chung của các chương trình này là không dùng đồ nhựa, tham quan và trải nghiệm thiên nhiên xanh kết hợp tìm hiểu văn hóa địa phương Bên cạnh đó, chương trình tour du lịch nông thôn Mộc Châu, Đà Lạt, ở đó khách du lịch được tìm hiểu văn hóa truyền thống người bản địa và cuộc sống nông thôn, trải nghiệm thực vào công việc của người nông dân trồng hoa màu, trồng lúa tại địa phương đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Tổng hợp chương trình du lịch xanh của các doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp lữ Chương trình Số lượng Tổng số Thời gian hành du lịch xanh chương trình lượng khách thực hiện

Thuận An (Ascend) Đà Lạt 3 120 Hè 2022

Hanoi green travel Cù Lao Chàm 3 105 Hè 2022

Nguồn: NCS tổng hợp Đặc biệt, các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam như Vietravel, Saigontourist đang xây dựng dần trở thành doanh nghiệp lữ hành xanh Vietravel là doanh nghiệp lữ hành đầu tiên của Việt Nam giành nhiều giải thưởng doanh nghiệp lữ hành hàng đầu châu Á Nhà Điều hành tour hàng đầu châu Á 2019 (Asia's Leading Tour Operator

2019), nhà điều hành tour hàng đầu Việt Nam 2019 (Vietnam's Leading Tour Operator

2019), Doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam 2019 (Vietnam's Leading Travel Agency

2019) Từ năm 2013, Vietravel đã khởi động chiến dịch phát triển du lịch xanh với khẩu hiệu “Go green” Vietravel ngày càng khẳng định vai trò là doanh nghiệp lữ hành tiên phong trong hành động vì du lịch xanh và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Saigontourist là doanh nghiệp lữ hành đạt được nhiều giải thưởng du lịch năm

2019 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tốt nhất đón khách du lịch vàoViệt Nam (Inbound) năm 2019; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài tốt nhất Việt Nam (Outbound) năm 2019 và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2019 Saigontourist tiên phong và đi đầu phát triển du lịch xanh, đang triển khai nhiều chương trình như “Vì màu xanh Cần Giờ”, “Vệ sinh biển Cần Giờ”, “Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt” Nhiều chương trình du lịch xanh đã được xây dựng và cung cấp cho khách du lịch những năm gần đây.

3.2.2.4 Gia tăng điểm đến du lịch xanh đáp ứng tiêu chuẩn khu vực

Chiến lược phát triển du lịch xanh tại các địa phương đã và đang được chú trọng những năm gần đây Tùy thuộc vào điều kiện của từng điểm đến mà áp dụng các biện pháp khác nhau phù hợp với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân văn vào hoạt động du lịch Bên cạnh đó, tạo cơ chế chính sách hợp lý nhằm tận dụng hết giá trị tài nguyên vào phát triển du lịch xanh ở từng địa phương.

Kế hoạch phát triển du lịch xanh bằng những hành động thiết thực tại Hà Nội đã được sở du lịch thành phố triển khai từ năm 2009 Hệ thống xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu thăm quan phố cổ từ năm 2010 Chương trình trồng 1 triệu cây xanh trên toàn thành phố, cơ giới hóa việc thu gom và vận chuyển rác thải, nâng cao chất lượng nguồn nước, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng 1000 nhà vệ sinh công cộng Đề án 100 tuyến phố du lịch xanh – sạch – đẹp và phong cách hướng đến mục tiêu phủ ba tầng cây xanh với 4 mùa hoa, đảm bảo môi trường bóng mát; trang hoàng bằng ánh sáng trang trí, đèn đường; nghệ thuật hóa các vỉa hè hai bên phố bằng các sản phẩm từ gốm, sứ, truyện tranh phục vụ cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Sở hữu những bãi tắm đẹp, du lịch biển của Bà Ria Vũng Tàu được khách du lịch đánh giá cao qua nhiều năm qua Đánh giá tình hình thực tế phát triển du lịch tỉnh nhà cùng với nhu cầu đi du lịch đã thay đổi của du khách đặc biệt khách nước ngoài,những nhà quản lý và kinh doanh du lịch địa phương đã nắm bắt rõ xu hướng mới trong việc chọn điểm đến du lịch của du khách là thân thiện với môi trường, bãi tắm sạch,đẹp, người làm du lịch thân thiện Chính vì thế, ngành du lịch địa phương cùng cơ quan chủ quản đã tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, quảng bá tới người dân địa phương và khách du lịch tăng cường hiểu biết về việc bảo vệ môi trường Phong trào cùng nhau bảo vệ môi trường du lịch trở thành hành động cụ thể và kế hoạch chi tiết Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn trên địa bàn đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, phân loại rác thải, trồng cây xanh Khách sạn Grand Palace được đánh giá là khách sạn xanh, đi đầu trong chiến lược phủ xanh, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng Thành công của khách sạn được khách du lịch quốc tế ca ngợi và đánh giá rất cao (Báo du lịch -

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố ảnh hưởng phát triển

3.3.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cầu DLX

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang đối diện với vấn đề dịch bệnh, lạm phát và nguy cơ suy thoái Đặc biệt đại dịch Covid – 19 diễn ra trên quy mô toàn thế giới dẫn tới nhận thức của khách du lịch đã đang và sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi trong tương lai dẫn tới sự lựa chọn của khách du lịch cũng theo hướng “xanh hóa” Hơn bao giờ hết, con người quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề về biến đổi khí hậu, về thái độ bảo vệ môi trường… dẫn tới tăng nhu cầu dịch vụ du lịch xanh, củng cố ý định tham gia du lịch xanh và quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch xanh… Đây sẽ là cơ hội cho sự phát triển DLX nói chung và DLX tại Việt Nam nói riêng vì thị hiếu của khách du lịch đối với sản phẩm DLX đang theo hướng khuyến khích phát triển thị trường này Hơn nữa, việc kỳ vọng về sự phát triển của thị trường này trong tương lai trở nên sôi động hơn do xu thế chung của thế giới đều quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển du lịch theo hướng bền vững (môi trường, xã hội và kinh tế) sẽ khiến cho khách du lịch nhanh chóng ra quyết định lựa chọn sản phẩm DLX để tận dụng ưu thế của những khách hàng đầu tiên Hội nhập KTQT cũng góp phần gia tăng lượng khách nước ngoài tới với Việt Nam và chắc chắn số liệu thống kê sẽ có bước tăng trưởng trở lại so với việc sụt giảm lớn gây ra do đại dịch Covid năm 2019-2021 Khách nước ngoài, với việc tiếp cận tư duy DLX từ các nước phát triển và các nước trong khu vực có kinh nghiệm phát triển DLX, khi đến với Việt Nam cũng sẽ tạo nên một nền nhận thức được nâng cao cho khách du lịch tại Việt Nam và điều này tiếp tục góp phần tạo ra cơ hội phát triển cho thị trường DLX tại Việt Nam.

3.3.2 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cung DLX

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi một quốc gia phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc phát triển ngành du lịch nhưng đồng thời vẫn phải hài hòa các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tìm các biện pháp để sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực về tài nguyên du lịch thiên nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch xanh nhằm giải quyết một lúc nhiều vấn đề, một mặt giảm thiểu các tác động gây gia tăng ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính, mức độ ô nhiễm không khí được cải thiện ngày càng tốt hơn, mặt khác tạo ra sản phẩm du lịch xanh có sức cạnh tranh tốt và nâng cao số lượt khách quay trở lại sử dụng loại hình du lịch này Ở một khía cạnh nào đó,động thái này sẽ là thách thức đối với khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nhưng mặt khác khi phát triển DLX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hút du lịch là cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại mọi quốc gia thì nhận thức của khách du lịch về du lịch xanh cũng sẽ được không ngừng nâng cao thông qua những biện pháp thực hành xanh của các quốc gia tại các điểm đến xanh, khách sạn xanh…Nhận thức của khách du lịch trở nên đầy đủ hơn với các vai trò phát triển bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội sẽ giúp từng bước thay đổi thị hiếu của khách du lịch Dẫn tới cầu đối với sản phẩm du lịch xanh ngày một tăng lên Điều này dẫn tới kỳ vọng thị trường du lịch xanh sẽ ngày một phát triển trong tương lai và mở ra cơ hội cho phát triển du lịch xanh tại Việt Nam.

Nền kinh tế thế giới trong 3 năm vừa qua đối diện với thách thức từ dịch bệnh, vấn để khủng hoảng chuỗi cung ứng dẫn tới việc bảo tồn nguồn lực tự nhiên của mỗi quốc gia càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để có thể tăng trưởng ổn định và độc lập nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới có quá nhiều yếu tố biến động. Đứng trước thách thức đó, đòi hỏi về sản phẩm du lịch xanh hướng tới sự phát triển bền vững về cả môi trường, kinh tế và xã hội cũng là một đòi hỏi thiết yếu, mở ra cơ hội phát triển cho thị trường sản phẩm du lịch xanh trong tương lai trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.

3.3.3 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố chính sách phát triển DLX

Việc Việt Nam chủ động và tích cực tham gia mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch, ký kết các điều ước, thỏa thuận hợp tác quốc tế về du lịch với các nước và các tổ chức sẽ tạo khung pháp lý thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc tế cho DLX Việt Nam, tuy nhiên đồng thời đây cũng là thách thức buộc các yếu tố chính sách của Việt Nam trong phát triển DLX phải tính tới tác động của Hội nhập KTQT.Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, đến nay du lịch Việt Nam đã ký kết trên 100 điều ước, thỏa thuận hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế Du lịch Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực và trên thế giới, như hợp tác trongASEAN, Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác ACMECS, CLMV, CLV hợp tác sôngMêKông - sông Hằng Du lịch Việt Nam tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác đa phương khác như trong G20, APEC, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)…(Vietnamtourism, 2020) Đáng chú ý, ViệtNam đã tham gia Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Chương trình Phát triển du lịch bền vững của UNWTO – coi việc phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như là một phần của con đường phát triển bền vững, nhấn mạnh vai trò tiềm năng của du lịch như một tác nhân kích thích kinh tế trong nền kinh tế xanh Điều này cho thấy yêu cầu bắt buộc của Việt Nam trong việc ban hành hệ thống chính sách và cơ chế để hiện thực hóa và thúc đẩy phát triển DLX đáp ứng tiềm năng của quốc gia và đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế.

Bên cạnh đó, là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cam kết tham gia vào tuyên bố chung vào tháng 7/2010 với định hướng: Các đối tác và các tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong hỗ trợ ASEAN tiến gần hơn với mô hình phát triển “Giảm carbon - Tăng trưởng xanh” để hạn chế những tác động xấu trong biến đổi khí hậu Tại Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) được tổ chức tháng 10/2010 ở Bỉ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đề xuất sáng kiến hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh, được rất nhiều tổ chức và quốc gia thành viên ASEM ủng hộ Đi đầu trong thực hiện xanh hóa nền kinh tế, Việt Nam coi tăng trưởng xanh là một định hướng phát triển quốc gia trong những thập kỷ tới, đặc biệt là trước hậu quả sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu Tháng 10/2011, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh (Asia- Europe Meeting Green Growth Forum) với chủ đề “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh” được tổ chức ở Việt Nam để tìm các cơ chế hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm phát triển xanh giữa các nước.

Tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2011 ở Hawaii (Mỹ), các nhà lãnh đạo APEC trong đó có Việt Nam đã thông qua Tuyên bố Honolulu, xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực hướng đến nền kinh tế xanh, carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm; tập trung giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm

2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải carbon trong tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án thành phố mẫu carbon thấp…

Năm 2022, Việt Nam tham dự Hội nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới(UNWTO) và tiếp tục thể hiện cam kết tham gia sâu rộng vào những hoạt động phát triển DLX hướng tới tăng trưởng xanh của UNWTO để từ đó nắm bắt cơ hội phục hồi chung mà ngành du lịch thế giới có được sau sự gián đoạn do đại dịch Covid 19 gây ra.Ngành du lịch thế giới tiếp tục từng bước khôi phục trong năm 2022 Ba tháng đầu năm 2022 có 76 triệu lượt khách đi du lịch quốc tế, trong đó khu vực châu Âu chiếm tới 50 triệu lượt; xuất khẩu du lịch quốc tế đạt 713 tỷ đô-la Mỹ trong Quý I/2022 UNWTO dự báo kịch bản phục hồi của năm 2022 sẽ đạt từ 55% đến 70%, và ngành du lịch thế giới có thể quay trở lại mức phát triển như 2019 vào năm 2023 (Diendandoanhnghiep, 2022).

Trong giai đoạn hiện nay, UNWTO chú trọng 5 vấn đề đối với phát triển du lịch hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bao gồm: Đổi mới và chuyển đổi số; Đầu tư và khởi nghiệp xanh; Đào tạo và tạo việc làm; Nâng cao khả năng phục hồi, đẩy mạnh thông tin thị trường và tạo điều kiện đi lại; Bảo vệ di sản xã hội, văn hoá và môi trường bền vững Bên cạnh đó, nội dung của QĐ 147-CP/TTg đặt mục tiêu năm 2025 Việt Nam trở thành điểm đến thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch của khu vực Đông Nam Á, tạo ra từ 5,5 triệu – 6 triệu việc làm… nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (Hình…) Những cam kết và định hướng này đặt ra đòi hỏi về mặt chính sách đối với phát triển DLX cần phải được cụ thể và điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh vào 3 trụ cột môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể hóa các yếu tố mang tính khuyến khích để đạt mục tiêu phát triển, các yếu tố cụ thể mang tính quy định, chế tài để đảm bảo sự phát triển DLX là đúng theo định hướng Từ đó, có thể từng bước thực hiện theo lộ trình mà Chính phủ Việt Nam đưa ra đồng thời đáp ứng được những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Đánh giá chung về phát triển du lịch xanh ở Việt Nam

Từ chiến lược phát triển của Chính phủ tới hành động của cơ quan chủ quản du lịch Việt Nam (Tổng cục du lịch Việt Nam, VNTA), cho tới các địa phương và doanh nghiệp du lịch trên phạm vi cả nước thể hiện sự quyết tâm nhằm thúc đấy quá trình phát triển du lịch xanh hiệu quả và hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch.

Mặc dù, Việt Nam chưa có bộ tiêu chí xanh cho doanh nghiệp lữ hành, điểm đến du lịch, nhưng bằng nỗ lực quyết tâm nhằm đưa ngành du lịch áp dụng các tiêu chuẩn như: Nhãn bông sen xanh (VNTA), tiêu chuẩn điểm đến du lịch xanhASEAN và bộ tiêu chí khách sạn xanh ASEAN, ngành du lịch Việt Nam đã đem lại kết quả được khách du lịch quốc tế và cộng đồng du lịch ASEAN đánh giá cao Cụ thể các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, số lượt khách du lịch nội địa và quốc tế lựa chọn đến tham quan các điểm đến xanh và di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam ngày càng gia tăng. Với việc nhận thức về DLX cũng như vai trò của DLX với sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế ngày một gia tăng, số lượng khách quốc tế lựa chọn điểm đến là Việt Nam sẽ góp phần tạo nên ngoại ứng tích cực, giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương đối với DLX, làm thay đổi thị hiếu của khách du lịch trong và ngoài nước theo hướng “xanh” hóa Điều này sẽ làm cho kỳ vọng về sự phát triển thị trường DLX trong tương lai càng được củng cố.

Thứ hai, các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng của Việt Nam được đầu tư căn bản từ ban đầu định hướng phát triển xanh và thân thiện với môi trường Môi trường thiên nhiên và môi trường nhân tạo đa dạng và phong phú, lấy yếu tố môi trường sạch cảnh quan xanh và được bảo vệ làm kim chỉ nam cho hoạt động phát triển du lịch xanh ở điểm đến du lịch và khu du lịch tại địa phương Bên cạnh đó nhiều địa phương, điểm đến du lịch cũng tìm hướng đi phát triển theo tình hình cụ thể và dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên địa phương một cách hợp lý cho phát triển du lịch xanh Chính vì thế, ngày càng nhiều khu nghỉ dưỡng xanh, khách sạn xanh và thành phố du lịch sạch được các tổ chức và hiệp hội du lịch khu vực và thế giới công nhận.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đã chủ động tham gia vào các cam kết mang tính quốc tế thể hiện chiến lược phát triển DLX trong tương lai được quan tâm và chú trọng Bên canh đó, một số chương trình hành động cấp quốc gia cũng như cấp địa phương đã được triển khai nhằm hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển DLX tầm nhìn năm 2030 mà Chính phủ đề ra Với việc khung pháp lý được đầu tư xây dựng, phát triển DLX tại Việt Nam hy vọng sẽ có những khởi sắc trong tương lai.

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, mặc dù Chính phủ, các cơ quan chủ quản du lịch Việt Nam (Tổng cục du lịch Việt Nam, VNTA), cho tới các địa phương và doanh nghiệp du lịch trên phạm vi cả nước bước đầu thể hiện sự quyết tâm nhằm thúc đẩy quá trình phát triển du lịch xanh và hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch thông qua các Quyết định, Nghị quyết mang tầm chiến lược, phát triển của sản phẩm du lịch xanh vẫn chưa đạt được đồng bộ, chưa đóng góp được nhiều vào tăng trưởng kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm như kỳ vọng.

Thứ hai, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch xanh như doanh nghiệp lữ hành

,điểm đến xanh và khách sạn xanh đã nỗ lực nâng cao chất lượng ngành du lịch xanh bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như: Nhãn bông sen xanh (VNTA), tiêu chuẩn điểm đến du lịch xanh ASEAN và bộ tiêu chí khách sạn xanh ASEAN, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn riêng để quản lý và kiểm soát cho phù hợp với điều kiện của du lịch xanh tại Việt Nam Điều này dẫn tới sự triển khai thiếu đồng bộ giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch xanh tại Việt Nam.

Thứ ba, việc xây dựng và phát triển dự án du lịch xanh vẫn chưa có được sự đầu tư xứng tầm từ phía các nhà đầu tư nước ngoài Đây sẽ là một thiệt thòi cho việc phát triển ngành du lịch xanh do các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có lợi thế về vốn đầu tư mà còn có lợi thế về chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Thứ tư, mặc dù nhận thức của đội ngũ nhân sự tham gia hoạt động phát triển du lịch xanh về vai trò của du lịch xanh đã được nâng cao nhưng những xung đột kinh tế giữa tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn vẫn chi phối hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch xanh dẫn tới kết quả phát triển không bền vững Ví dụ: tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện tình trạng chất thải rắn, rác thải, chất thải nhựa, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để; nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo du lịch không theo quy hoạch đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo… Bên cạnh đó, cơ chế chính sách quản lý còn chưa đáp ứng đủ để xử lý và phòng ngừa những mâu thuẫn này dẫn đến giải quyết vấn đề còn chậm trễ và ảnh hưởng tới sự phát triển chung về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Trên cơ sở xác định những hạn chế tồn tại đối với sự phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam, luận án bước đầu luận giải một số nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này như sau:

Trước hết, chiến lược quy hoạch tổng thể và hệ thống chính sách chưa bắt kịp với những đòi hỏi mà sự phát triển mạnh của du lịch xanh trong thời gian qua trên thế giới và tại Việt Nam Chính phủ chưa có quy hoạch tổng thể và chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước trong việc xây dựng và phát triển dự án du lịch xanh Dự án du lịch xanh là những dự án lớn, lượng vốn đầu tư ban đầu lớn và đặc biệt là quá trình vận hành và triển khai dự án cần những nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm để điều hành và khai thác hiệu quả Tuy nhiên, cơ chế chính sách hiện tại lại chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư dẫn tới một lượng vốn lớn bị bỏ lỡ và lượng vốn có thể chảy sang các nước khác trong khu vực dẫn tới khả năng cạnh tranh của du lịch xanh tại Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn trong tương lai Bên cạnh đó, Chính phủ và các Ban ngành liên quan chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ về quảng bá cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp lữ hành xanh dẫn tới việc thực hiện bị hạn chế do vốn của các doanh nghiệp không đủ để có thể làm đồng bộ cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ quản du lịch, chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chí du lịch xanh quốc gia đáp ứng yêu cầu của khu vực và thế giới Chính vì thế, thiếu định hướng phát triển, điều này dẫn tới tính tự phát và thiếu thống nhất trong triển khai hoạt động và quá trình giám sát của cơ quan chủ quản du lịch dẫn tới tình trạng phát triển manh mún và thiếu đồng bộ.

Cuối cùng, còn nhiều hạn chế trong nhận thức về phát triển du lịch xanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch, mức độ tiếp cận với loại hình du lịch này vẫn còn hình thức Vì vậy, tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện tình trạng chất thải rắn, rác thải, chất thải nhựa, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để; nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo du lịch không theo quy hoạch đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo; sự xung đột về lợi ích kinh tế, tầm nhìn ngắn hạn và sự hạn chế về công nghệ cũng dẫn tới tài nguyên du lịch thiên nhiên bị tàn phá, xâm hại và ảnh hưởng hình ảnh điểm đến và sự bền vững của phát triển du lịch ở địa phương.

Như vậy, còn nhiều tồn tại về cả yếu tố vĩ mô lẫn vi mô dẫn tới phát triển du lịch xanh tại Việt Nam còn đang hạn chế Điều này , đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và kịp thời nhằm thống nhất hành động để đặt mục tiêu phát triển du lịch xanh thành mục tiêu ưu tiên, là ngành kinh tế mũi nhọn lấy tăng trưởng xanh làm trọng tâm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Để có cơ sở cho những khuyến nghị về đối với phát triển du lịch xanh ở góc nhìn thị trường (cầu, cung và cơ chế chính sách) tại Việt Nam, trong Chương 3 luận án phân tích tổng quát về sự phát triển của ngành du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch xanh nói riêng trong thời gian qua và phân tích tác động của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển DLX. Với cách thức tiếp cận thị trường thông qua phân tích cung – cầu và cơ chế chính sách, luận án chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, những thách thức đối với ngành du lịch nói chung và DLX nói riêng dẫn tới sự phát triển của DLX còn chưa đạt được như kỳ vọng Sử dụng một số tiêu chuẩn đánh giá về du lịch xanh của ASEAN (2016), luận án cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển du lịch xanh ở Việt Nam Cụ thể là những vấn đề về thể chế trong quản lý dẫn tới du lịch xanh chưa thu hút được lượng đầu tư nước ngoài xứng tầm, việc sử dụng nguồn lực trong du lịch xanh chưa được kiểm soát hiệu quả dẫn tới sự xung đột lợi ích giữa các bên, sự phát triển không bền vững của môi trường Cơ chế chính sách quản lý còn chưa đáp ứng đủ để xử lý và phòng ngừa những mâu thuẫn này dẫn đến giải quyết vấn đề còn chậm trễ và ảnh hưởng tới sự phát triển chung về mặt kinh tế, môi trường và xã hội Bên cạnh đó, phát triển du lịch xanh còn chưa đồng bộ do thiếu một hệ tiêu chuẩn thống nhất theo đặc thù của Việt Nam Nhân lực trong cung ứng du lịch xanh tuy đã nâng cao nhận thức nhưng vẫn không tránh khỏi có những hành vi làm tổn hại sự phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội khi lợi ích cá nhân được đặt lên trên lợi ích bền vững.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ DLX

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của tác giả Ajzen và Fishbien (1991) được điều chỉnh cho lĩnh vực du lịch xanh được tham khảo từ nghiên cứu của Cheng & cộng sự, 2018; Han, 2015 Theo đó, yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi vai trò như những yếu tố bên trong ảnh hưởng gián tiếp tới ý định hành vi Các quan hệ trong hành vi lựa chọn du lịch xanh thì thái độ của khách du lịch thể hiện hành động bảo vệ môi trường, nhận thức biến đổi khí hậu và nhận thức du lịch xanh là chuẩn chủ quan của khách du lịch và kiểm soát hành vi thể hiện ở nhu cầu dịch vụ du lịch xanh tác động lên ý định tham gia du lịch xanh được thêm vào dựa trên bằng chứng nghiên cứu của Cheng & cộng sự, 2018; Ibnou-Laaroussi & cộng sự, 2020 Cụ thể, mô hình nghiên cứu được mô tả trong hình 4.1 Các lập luận về quan hệ giữa các biến nghiên cứu trong mô hình được diễn tả chi tiết trong các giả thuyết nghiên cứu dưới đây.

Nhận thức biến đổi khí hậu Quyết

H1 Thái độ H5 Ý định tham gia H6 định lựa bảo vệ môi du lịch xanh du

Nhận thức du lịch xanh trường

Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh

Hình 4.2: Mô hình đề xuất nghiên cứu

● Nhận thức về biến đổi khí hậu của khách du lịch

Một du khách có nhận thức về môi trường được định nghĩa là một “nhà sinh thái học” nắm được hiệu quả của việc người ấy chống lại các vấn đề về ô nhiễm môi trường, và làm thế nào để có một ý thức trách nhiệm với tương lai cả nhân loại trong việc mà người ấy sử dụng các nguồn tài nguyên (Babaoğul & Ozgun, 2008; Boztepe,

2012) Đơn giản hơn, Kollmuss & Agyeman (2002) nói rằng, nhận thức về môi trường của một cá nhân là sự hiểu biết của cá nhân đó về tác động hành vi của con người đến môi trường Con người càng hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề về môi trường sẽ càng nhìn nhận rõ những hệ quả môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành vi tiêu dùng của bản thân, từ đó có những sự hiểu biết cũng như sự thay đổi trong ý định tiêu dùng của mình Bên cạnh đó, nhận thức biến đổi khí hậu của khách du lịch tác động tới hành vi bảo vệ môi trường của khách du lịch Khí hậu, môi trường thiên nhiên là những yếu tố tác động lên hành vi du lịch và lựa chọn điểm đến của khách du lịch (Han & cộng sự, 2016) Trong khi đó, biến đổi khí hậu tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thiên nhiên, gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và thay đổi hành vi du lịch của khách du lịch trong việc lựa chọn điểm đến du lịch (Smith, 1993) Khách du lịch sẽ thay đổi điểm đến du lịch khi mưa kéo dài, nắng nóng bất thường, nền nhiệt độ tăng cao bão biệt đới thường xuyên (Lise & cộng sự, 2002) Chính vì thế, khí hậu đóng vai trò hình thành nên nhu cầu du lịch của khách du lịch.

Quyết định đi du lịch của khách du lịch phần lớn phụ thuộc vào tình hình ổn định không có biến động lớn của thời tiết Du lịch mùa hè gắn với biển, nắng và cát.

Du lịch mùa đông gắn với tuyết Tính ổn định và không có thay đổi bất thường của khí hậu với môi trường không bị ô nhiễm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch (Smith, 1993).

Khách du lịch ngày càng nhận thức được hậu quả của biến đổi khí hậu gây cản trở các hoạt động của con người, trong đó có hoạt động du lịch Ở chiều ngược lại, chính hoạt động quá nóng và không kiểm soát của ngành du lịch những năm qua cũng góp phần gây hiệu ứng nhà kính trong đó đặc biệt khí thải của các phương tiện giao thụng phục vụ du lịch như hàng khụng, xe du lịch và tàu du lịch (Gửssling, 2000).

Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức về biến đổi khí hậu có tác động tích cực đến thái độ bảo vệ môi trường

● Nhận thức du lịch xanh của khách du lịch

Vấn đề môi trường có liên quan với những hiểu biết cùa cá nhân về những khía cạnh khác nhau cùa vấn đề môi trường như sự xuống cấp của môi trường, nguồn lực hạn chê và ô nhiễm (Han, Hsu & Lee, 2009; Laroche & cộng sự, 2001) Khi khách hàng bày tỏ mối quan tâm về môi trường sẽ có xu hướng dẫn đến thái độ tích cực với vấn đề môi trường và hình thành các hành vi có ý thức về môi trường trong cuộc sống hàng ngày của họ (Do Paco & Raposo, 2009) Trong lĩnh vực du lịch, số lượng ngày càng nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch xanh và họ cũng cho thấy mối quan tâm của mình về mức độ nghiêm trọng của suy thoái môi trường (Han, Hsu & Sheu,

2010) Khi du khách quan tâm nhiều hơn đến việc tham gia vào hành vi tiết kiệm điện, nước, giảm việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần, giảm rác thải, nhận thức về du lịch xanh của họ sẽ tăng lên (Han, Hsu & Sheu, 2010) Nhìn chung, vấn đề ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu đang tác động rõ rệt tới hoạt động của con người trong đó có hoạt động du lịch Khách du lịch ngày càng hiểu tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường thông qua các hành vi của con người, trong đó có hành vi du lịch Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch mà không gây tác hại tới môi trường, mặt khác được góp sức vào bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động thực hành xanh tại điểm đến, cơ sở lưu trú và nhà hàng đang là xu thế.

Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức DLX tác động thái độ bảo vệ môi trường

Môi trường ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, thách thức tới sức khỏe của con người Điều này tác động tới lựa chọn dịch vụ du lịch xanh của khách du lịch khi đi du lịch Dịch vụ du lịch xanh đang ngày càng được khách du lịch quan tâm và lựa chọn Tham gia vào các chương trình du lịch xanh đồng nghĩa với việc tiếp cận phương pháp mới trong bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cụ thể như sử dụng phương tiện công cộng, lựa chọn cơ sở lưu trú xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa (Judith Chen-Hsuan Cheng, 2018).

Giả thuyết 3 (H3) Nhận thức DLX tác động tới nhu cầu dịch vụ DLX

● Nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch xanh

Dịch vụ du lịch xanh ngày càng thu hút sự quan tâm và lựa chọn của khách du lịch Khi khách du lịch đánh giá chương trình du lịch xanh đem lại các trải nghiệm thú vị như việc khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, kết hợp với việc thực hành xanh trong quá trình đi du lịch, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên (Zhang, 2010) Hơn nữa, đặc tính của sản phẩm du lịch xanh đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe khách du lịch trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm cũng là yếu tố thu hút sự lựa chọn của khách du lịch Chính vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch xanh tăng lên cũng là yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn loại hình dịch vụ du lịch này.

Giả thuyết 4 (H4): Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh dẫn tới quyết định lựa chọn DLX

● Thái độ bảo vệ môi trường của khách du lịch

Theo Ajzen (1991), hành vi bị ảnh hưởng bởi “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” Trong đó, thái độ là “đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi” Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần được tổ chức qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng cá nhân hướng đến khách thể và tình huống nó quan hệ Một mở rộng khéo léo của Schultz & Zelezny (2000) định nghĩa thái độ như là hành động thể hiện những gì người tiêu dùng thích và không thích và thái độ quan tâm về môi trường đều bắt nguồn từ quan niệm của một người và mức độ của một cá nhân nhận thức được bản thân mình là một phần không thể thiếu của môi trường tự nhiên, đề cập đến ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào thái độ môi trường của họ Thái độ đối với hành động có ảnh hưởng mạnh và tích cực đến ý định hành động, mối quan hệ này được chỉ ra trong vài nghiên cứu (Chan, 2001; Vermeir, & Verbeke, 2004).

Thái độ là yếu tố có vai trò khởi đầu dẫn tới hành vi tiếp theo của sự phát triển tâm lý chung của con người (Passafaro, 2020) Đặc biệt, khi nhận thức về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường của khách du lịch được nâng cao thì thái độ bảo vệ môi trường của khách du lịch càng trở nên rõ rệt và thể hiện bằng hành động cụ thể khi đi du lịch Đối với khách du lịch có nhận thức khí hậu và những vấn đề về ô nhiễm môi trường thì luôn đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong khi đi du lịch như không xả rác, đồng thời còn giải thích và nhắc nhở những khách du lịch khác phải có những hành động thân thiện với môi trường Trong bối cảnh tham gia du lịch xanh, thái độ đề cập đến những cảm xúc và nhận thức của khách du lịch về việc sử dụng các sản phẩm du lịch xanh và thái độ của khách du lịch có ảnh hưởng đến ý định tham gia vào du lịch xanh của họ.

Giả thuyết 5 (H5): Thái độ bảo vệ môi trường tác động tới việc hình thành ý định tham gia DLX

● Ý định tham gia du lịch xanh

Quá trình ra quyết định điểm đến là phức tạp, đặc biệt là khi khách du lịch có thể đánh giá và lựa chọn nhiều điểm đến Um & Crompton (1990), Ankomah cùng cộng sự (1996), Sirakaya & Woodside (2005) giải thích rằng để chọn một điểm đến,khách du lịch tuân theo một thủ tục hình phễu, bắt đầu từ một tập hợp điểm đến thay thế ban đầu tương đối lớn và thông qua một quá trình gồm nhiều giai đoạn thu hẹp dần, cuối cùng khách du lịch chọn một điểm đến hứa hẹn nhất Trong khi trải qua các giai đoạn của quá trình lựa chọn, người ra quyết định chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó việc hình thành ý định ban đầu có ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định của khách du lịch Ý định tham gia du lịch xanh xuất phát từ nhận thức về biến đổi khí hậu Những hiện tượng bất thường của thời tiết xảy ra với tần suất thường xuyên như hạn hán, lũ lụt, mưa bão không theo mùa đã cản trở và gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người, trong đó có hoạt động du lịch Hơn nữa, không khí môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con người Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng lên Chính vì thế, lựa chọn tham gia loại hình du lịch nào mà đáp ứng nhu cầu du lịch và yêu cầu bảo vệ môi trường và hệ sinh thái được khách du lịch quan tâm (Sukawati & cộng sự,

2019) Du lịch xanh là loại hình du lịch thay thế đã được khách du lịch lựa chọn Số lượng khách du lịch xanh cũng không ngừng tăng.

Giả thuyết 6 (H6): Ý định du lịch xanh tác động tới việc ra quyết định lựa chọn du lịch xanh

4.1.2 Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng hỏi

Các biến quan sát sử dụng để đánh giá các khái niệm nghiên cứu được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây (Cheng & cộng sự, 2018) Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SEM phần mềm AMOS để đánh giá tác động của các nhân tố tới quyết định lựa chọn DLX của khách du lịch.

Bảng hỏi khảo sát chia làm 2 phần gồm phần chính đó là thống kê nhân khẩu học để kiểm chứng độ tin cậy của mẫu Đối với biến nhân khẩu học chủ yếu các thông tin cá nhân liên quan đến khách du lịch tham gia khảo sát bao gồm: Độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân, thu nhập.

Thiết kế Bảng câu hỏi

Nội dung Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:

Phần 1: Gồm những câu hỏi về du lịch xanh và các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn du lịch xanh

Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung

4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu và thiết kế Bảng hỏi

4.2.1.1 Chương trình du lịch xanh do doanh nghiệp lữ hành cung cấp

Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị xây dựng và kết nối các đối tác khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ như điểm đến xanh và khách sạn xanh để cung cấp các chương trình du lịch xanh (DLX) cho khách du lịch Vì vậy, khi đánh giá các nhân tố tác động tới phát triển chương trình DLX của doanh nghiệp lữ hành, luận án nhấn mạnh vào các nhân tố đầu vào của quá trình cung ứng như: nguồn nhân lực, kỹ năng điều phối và quản lý, vốn đầu tư.

Giả thuyết 1 (H1): Nguồn nhân lực có nhận thức đầy đủ về du lịch xanh và thực hiện tốt công tác tiếp thị xanh góp phần tích cực trong việc xây dựng thành công chương trình du lịch xanh do doanh nghiệp lữ hành cung cấp

Giả thuyết 2 (H2): Kỹ năng điều phối/ xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới việc xây dựng thành công chương trình du lịch xanh do doanh nghiệp lữ hành cung cấp

Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu và phần lựa chọn cơ sở lý luận nhấn mạnh tới nhân tố đầu vào của quá trình cung ứng dịch vụ DLX như nguồn nhân lực (đặc biệt là năng lực quản lý, năng lực đào tạo, khả năng thực hành xanh…), chuỗi cung ứng xanh(liên quan tới sự phối kết hợp trong cả chuỗi cung ứng), các hoạt động tiếp thị…, Để xây dựng cụ thể Bảng hỏi, NCS tiến hành phỏng vấn chuyên gia cho thấy, 3 yếu tố có sức ảnh hưởng nhất tới việc phát triển chương trình du lịch xanh của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với tỷ lệ trả lời phỏng vấn gần tuyệt đối bao gồm: (i) Nhân lực xanh tại doanh nghiệp lữ hành; (ii) Chuỗi cung ứng xanh; (iii) Tiếp thị xanh.Vì thế để tiến hành thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình du lịch xanh, Bảng hỏi điều tra khảo sát được xây dựng dựa trên 3 nhóm yếu tố này:

Bảng 4.2: Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh

Yếu tố Cụ thể tác động Nguồn

Nguồn Vai trò của nhân lực quan trọng quyết định thành công Sobaih cùng cộng sự,

Nguồn nhân lực am hiểu môi trường sẽ tư vấn tốt sản phẩm dịch 2020 nhân vụ cho khách du lịch Chen cùng cộng sự, lực HDV hiểu biết về DLX đóng vai trò quyết định thành công của 2018 xanh chương trình du lịch xanh

Chuỗi Sự kết hợp dịch vụ của cơ sở lưu trú xanh, điểm đến sạch, chương Do cùng cộng sự, trình du lịch thân thiện với môi trường tạo nên chuỗi dịch vụ cung 2020 cung ứng DLX thu hút khách Chen cùng cộng sự, ứng Dịch vụ chuỗi cung ứng xanh có mức giá phải chăng thu hút khách 2018 xanh du lịch Michailidou cùng

Tạo Combo sản phẩm DLX phù hợp đối với các nhóm khách khác nhau cộng sự, 2016

Tư vấn cho khách thân thiện với môi trường lựa chọn du lịch xanh Meler & Ham, 2012 Tiếp Kết nối khách du lịch xanh cùng sở thích thành nhóm hội chia sẻ Saseanu cùng cộng thị và sử dụng sản phẩm du lịch xanh thường xuyên sự, 2020 xanh Tư vấn cho khách du lịch về chương trình DLX có tính vượt trội Meler & Ham, 2012) các chương trình khác

Bảng hỏi chia làm 3 phần Phần 1 thông tin chung của đối tượng khảo sát Phần 2 quan điểm của đối tượng khảo sát về du lịch xanh và phát triển du lịch xanh Phần 3 đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển chương trình du lịch xanh.

Các nhóm yếu tố này được mã hoá bởi các thang đo trong Bảng 4.3

Bảng 4.3: Mã hóa thang đo

NLX1 Vai trò quyết định thành công chương trình DLX Sobaih cùng cộng NLX2 Am hiểu về môi trường và các biện pháp thực hành xanh sự, 2020 đem lại hiệu quả trong tư vấn chương trình DLX Chen cùng cộng NLX3 Vai trò của HDV trong việc quyết định thành công của sự, 2018 chương trình DLX Tác giả bổ sung

CUX1 Kết hợp doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, điểm đến Do cùng cộng sự, sạch xây dựng chương trình DLX 2020

CUX2 Chương trình DLX của CUX có mức giá hợp lý Chen cùng cộng CUX3 Combo sản phẩm DLX phù hợp đối với các nhóm khách sự, 2018 khác nhau Michailidou cùng

CUX4 Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn xanh thu hút cộng sự, 2016 khách du lịch TTX1 Tư vấn rộng rãi chương trình DLX Meler & Ham, TTX2 Làm nổi bật tính ưu việt chương trình DLX 2012

TTX3 Đa dạng các kênh quảng bá chương trình DLX Saseanu cùng cộng TTX4 Quảng bá chương trình DLX ra nước ngoài sự, 2020

TTX5 Famtrip thực địa chất lượng chương trình DLX Tác giả bổ sung

4.2.1.2 Điểm đến xanh Điểm đến du lịch xanh có vai trò như nhà cung cấp dịch vụ du lịch xanh tại địa phương Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến xanh được cho là: (i) Tài nguyên du lịch thiên nhiên; (ii) Tài nguyên du lịch nhân văn; và (iii) chiến lược quy hoạch phát triển du lịch xanh tại địa phương Những nhân tố này làm nên thuộc tính đặc thù cho DLX tại địa phương.

Giả thuyết 1 (H1): Khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển có tác động tích cực tới sự phát triển của du lịch xanh tại địa phương

Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên vào phát triển du lịch xanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách Môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác, môi trường tự nhiên tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng Quy mô nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên càng lớn, chất lượng của chúng càng cao và có nhiều tính độc đáo, hấp dẫn, môi trường tự nhiên được bảo vệ thì càng có điều kiện để thu hút càng nhiều du khách, mở rộng thị trường cho sự phát triển của du lịch xanh Môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên là yếu tố quan trọng tác động đến quy mô, chất lượng, loại hình sản phẩm, dịch vụ của du lịch xanh (May và cộng sự, 2013; Kisiel, Zielinska-Szczepkowska và Taradejna, 2018).

Giả thuyết 2 (H2): Khai thác giá trị tài nguyên du lịch nhân văn vào phát triển du lịch xanh tại điểm đến một cách bền vững có tác động tích cực tới sự phát triển của du lịch xanh tại địa phương

Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh

Cơ chế chính sách phát triển du lịch quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu về sự phát triển du lịch hướng tới tăng trưởng xanh, những con đường và cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát triển du lịch trong một thời kỳ dài Đây là sự lựa chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển du lịch theo hướng xanh, đồng thời xác định các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để đạt được các mục tiêu đó Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh đối với ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chiến lược phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh là công cụ để cung cấp một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của ngành trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà nội dung của việc xây dựng chiến lược là xác định các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, quốc tế và kết hợp khai thác tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu mà việc kinh doanh du lịch đã đề ra (Nguyễn Anh Dũng, 2018).

Giả thuyết 1 (H1): Cơ chế chính sách góp phần tạo ra môi trường thuận lợi trong việc khởi tạo hệ sinh thái xanh

Giả thuyết 2 (H2): Cơ chế chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân lực du lịch xanh Giả thuyết 3 (H3): Cơ chế chính sách góp phần hỗ trợ hình thành và thúc đẩy chuỗi cung ứng du lịch xanh giữa doanh nghiệp lữ hành lữ hành, điểm đến xanh và khách sạn xanh

Giả thuyết 4 (H4): Cơ chế chính sách hỗ trợ sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong phát triển du lịch xanh

4.3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Nhằm đánh giá và phân tích chuyên sâu về yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh, sự tác động của yếu tố cơ chế chính sách có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển du lịch xanh, luận án lựa chọn phương pháp phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu phân tích định tính Đối tượng phỏng vấn chuyên sâu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phù hợp với mục tiêu và đảm bảo tính đại diện trọng yếu được trình bày trong Bảng 4.5.

Câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc chia làm 2 phần với nội dung chính: (1) Phần đầu các câu hỏi về quan điểm du lịch xanh và phát triển du lịch xanh; (2) Phần tiếp theo các câu hỏi về những yếu tố từ cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh tại địa phương.

Bảng 4.5 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia

Chủ đề Chuyên gia Lãnh đạo Nhà quản lý địa phương

Lãnh đạo (Giám Có kinh nghiệm quản

Có kinh nghiệm đốc/Phó giám lý công tác quy hoạch nghiên cứu và đốc) các Sở du địa phương từ 03 năm Đặc điểm giảng dạy về du lịch tại địa trở lên để đảm bảo ý lịch từ 3 năm trở phương có sản kiến thu thập từ nhà lên phẩm du lịch quản lý đánh giá được xanh, điểm đến kế hoạch phát triển xanh ngành tại địa phương

Trình độ học vấn Tiến sĩ Thạc sĩ Thạc sĩ

Hình thức Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu

Quá trình thực hiện từ việc liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn, gửi email tới chuyên gia về chủ đề và câu hỏi phỏng vấn Cuộc phỏng vấn chính thức được thực hiện thông qua Google Meet và được ghi âm lại Cuối cùng dữ liệu thu được sau khi dỡ băng được tổng hợp lại theo câu hỏi nghiên cứu và đưa vào phân tích.

Căn cứ vào nghiên cứu tổng quan trong chương 1 trong việc lựa chọn cơ sở lý luận mà luận án tiếp cận trong nghiên cứu, lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng tới cung, cầu và cơ chế chính sách tới sự phát triển của du lịch xanh, trong chương 3, luận án đã luận giải các giả thuyết nghiên cứu, các cách thức xây dựng thang đo, Bảng hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu cũng như phương pháp phân tích dữ liệu cho phần đánh giá các yếu tố tác động tới DLX dưới góc nhìn thị trường.

Trong chương 3, phương pháp nghiên cứu của luận án, đề xuất nghiên cứu và quy trình nghiên cứu được chỉ rõ:

● Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn du lịch xanh ở phía cầu.

● Phương pháp phân tích định tính dựa trên thống kê mô tả được sử dụng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh ở phía cung

● Phương pháp phân tích định tính qua phỏng vấn sâu nghiên cứu về cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH

Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ DLX

Với mong muốn khảo sát khách du lịch đã đến thăm quan nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch sạch ASEAN/ khu nghỉ dưỡng xanh ASEAN trong nước, tác giả đã sử dụng theo phương thức gửi form google doc qua network của các doanh nghiệp lữ hành có sản phẩm du lịch xanh để lấy thông tin mang tính đại diện trong quá trình nghiên cứu các yếu tố từ phía cầu liên quan tới phát triển DLX tại Việt Nam Cách khảo sát căn cứ phương thức chọn mẫu thuận tiện này cũng đảm bảo đối tượng được hỏi có tính đại diện cho phía cầu và đại diện cho khu vực lưu trú đa dạng trên cả nước Tác giả tiến hành khảo sát 350 mẫu từ khách du lịch trong nước đã đến thăm quan và nghỉ dưỡng ở các điểm đến du lịch sạch ASEAN/ khu nghỉ dưỡng xanh ASEAN, theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên, có 35 mẫu không đáp ứng được yêu cầu chiếm 10%, 315 mẫu đạt yêu cầu chiếm 90% Tác giả thu được kết quả thông tin nhân khẩu học như: Độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân như Bảng 1 Kết quả khảo sát cho thấy độ tin cậy và hợp lý Đặc điểm của khách du lịch được khảo sát được mô tả ở Bảng 5.1.

Bảng 5.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát Đặc điểm phân loại Số người Tỷ trọng %

Hà Nội 273 86,7 Địa phương Hải phòng 5 1,6

Dưới 30 tuổi 59 18,7 Độ tuổi Trên 30 tuổi tới 60 tuổi 239 75,9

Trình độ học vấn Dưới đại học 13 4,1 Đại học 224 71,1

Thu nhập trung bình 20-30tr 61 19,4

Nơi làm việc Doanh nghiệp tư nhân/ liên 178 56,5 doanh

Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 57 18,1 Đã kết hôn 258 81,9

Nguồn: NCS Tổng hợp qua phần mềm SPSS

Thống kê về nhân khẩu học của khảo sát được thể hiện qua Bảng 5.1 Người được khảo sát chủ yếu đang cư trú tại Hà Nội (86,7 %) giới tính nữ (67,2%) và đa số đang trong độ tuổi lao động trên 30 tới 60 tuổi chiếm đa số (75,9%) Phần lớn người được hỏi có trình độ học vấn là đại học (71,1%) và đã kết hôn (81,9%) Không có sự khác biệt nhiều nơi làm việc của những người được khảo sát, doanh nghiệp nhà nước (43,5%) và doanh nghiệp liên doanh/tư nhân (56,5%) Mức thu nhập của của những người được hỏi dưới 20 triệu/ tháng (52,7%) còn lại trên 20 triệu tới 30 triệu (19.4%), trên 30 triệu tới 50 triệu (16,4%) và trên 50 triệu/ tháng (10,8%).

Bảng 5.2: Thống kê biến nhận thức khí hậu

N Giá trị nhỏ GT lớn nhất GT trung Độ lệch chuẩn nhất bình

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS

Nhận thức của khách du lịch về biến đổi khí hậu và những vấn đề như ô nhiễm môi trường ở mức trung bình khi các đánh giá biến đổi khí hậu gây hại cho sức khỏe cũng như sự trầm trọng của ô nhiểm môi trường ngày càng tăng lên có giá trị trung bình 2.25 Mức độ nhận thức về các yếu tố khác như tác nhân gây ô nhiễm môi trường do hiệu ứng nhà kính hoặc biến đổi khí hậu gây nên các hiện tượng tiêu cực của thời tiết cũng ở mức trung bình lần lượt là 2.40 và 2.34, cho thấy, nhận thức biến đổi khí hậu của khách du lịch được khảo sát ở mức trung bình (Bảng 5.2).

● Nhận thức du lịch xanh

Bảng 5.3: Thống kê biến nhận thức du lịch xanh

N Giá trị nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS

Nhận thức của khách du lịch được khảo sát về du lịch xanh cho thấy đánh giá DLX góp phần giáo dục về môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương, và tốt cho sức khỏe khách tham gia Điều này cho thấy, khách du lịch đã nhận thấy tầm quan trọng loại hình du lịch thân thiên với môi trường, lần lượt giá trị trung bình là 3.71; 3.51; 3.48 Nhận thức về DLX góp phần cải thiện kinh tế cho địa phương và DLX góp phần bảo vệ môi trường lần lượt giá trị trung bình 3.36 và 3.46 (Bảng 5.3).

● Thái độ bảo vệ môi trường

Bảng 5.4: Thống kê biến thái độ bảo vệ môi trường

N Giá trị nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS

Qua kết quả đánh giá thái độ bảo vệ môi trường khi đi du lịch của khách du lịch được khảo sát cho thấy, thói quen của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường như sử dụng đồ dùng cá nhân (bàn chải, lược ) và không xả rác tại điểm tham quan du lịch đạt giá trị trung bình thấp lần lượt 2.54 và 2.68 Tuy nhiên, không sử dụng đồ nhựa 1 lần lại đạt giá trị cao hơn 3.26 Trong đó, độ lệch chuẩn của biến TĐ3 và TĐ4 khá cao, lần lượt là 1.000 và 1.021, cho thấy có sự chênh lệch trong quản điểm của người tham gia trả lời khảo sát (Bảng 5.4).

● Ý định tham gia du lịch xanh

Giá trị trung bình các thang đo về ý định tham gia du lịch xanh đều ở mức trung bình lần lượt là 2.70; 2.73 và 2.85 Chỉ có biến YĐ4 đạt giá trị trung bình 3.04 nhưng độ lệch chuẩn lại rất cao (1.434), chứng tỏ các ý kiến đánh giá không có tính thống nhất về mong muốn được trải nghiệm chương trình du lịch có giáo dục về môi trường (Bảng 5.5).

Bảng 5.5: Thống kê biến ý định tham gia du lịch xanh

N Giá trị nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS

● Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh

Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh của khách du lịch thể hiện qua kết quả khảo sát cho thấy, giá trị trung bình của các biến đều đạt giá trị trên trung bình và gần xấp xỉ 4.0, giá trị lần lượt từ 3.70 tới 3.83 cho các biến DV1, DV2, DV3, DV4 và DV6. Biến DV5 có giá trị trung bình 3.18, tuy nhiên độ lệch chuẩn lại rất cao 1.393 cho thấy ý kiến đánh giá không có thống nhất về thực phẩm an toàn (Bảng 5.6).

Bảng 5.6: Thống kê biến nhu cầu dịch vụ du lịch xanh

N Giá trị nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS

● Quyết định lựa chọn du lịch xanh

Hầu hết các ý kiến đánh giá đều cho rằng quyết định lựa chọn DLX là góp phần bảo vệ môi trường, lựa chọn DLX là có trách nhiệm với tương lai, đóng góp kinh tế và góp phần bảo vệ văn hóa địa phương, lần lượt 4.01; 3.87; 3.90; và 3.97 Biến sẵn sàng tư vấn cho bạn bè và người thân lựa chọn DLX cũng đạt giá trị trung bình cao 3.94 (Bảng 5.7).

Bảng 5.7: Thống kê biến quyết định lựa chọn du lịch xanh

N Giá trị nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: NCS tổng hợp từ SPSS 5.1.3 Kiếm định độ tin cậy của thang đo

● Phân tích độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các yếu tố đo lường Công cụ này giúp kiểm tra biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong một nhân tố Mức giá trị của hệ số Cronbach's Alpha cho thấy thang đo có thể sử dụng được hay không (Hoàng Trọng và cộng sự, 2008).

Từ 0.8 đến gần 1.0: Thang đo có độ tin cậy tốt

Từ 0.7 đến gần 0.8: Thang đo được sử dụng tốt

Từ 0.6 trở lên: Thang đo chấp nhận được

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item deleted): khi hệ số này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng thì xem xét loại bỏ biến này.

Hệ số tương quan biến tổng (Item- total Correlation): Hệ số này khẳng định mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát với biến tổng Các biến quan sát phải có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Nếu nhỏ hơn 0,3 sẽ loại bỏ biến (Hair và cộng sự, 2006).

Bảng 5.8 Độ tin cậy của các thang đo

Biến Hệ số tương quan biến Hệ số Cronbach’s Cronbach’ quan sát tổng Alpha nếu loại biến s Alpha

Nguồn: NCS tổng hợp từ phân tích SPSS

Kiểm định Cronbach’s Alpha của 6 yếu tố và 29 biến quan sát, kết quả cho thấy, 2 biến quan sát DV5 và YĐ4 có giá trị hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, lần lượt là 0.07 và 0.51, nên loại 2 biến quan sát này (Bảng 5.8) Sau khi chạy lại SPSS, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 đạt yêu cầu, bên cạnh đó có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đểu nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến nghiên cứu Vì vậy, thang đo phù hợp, chấp nhận 6 nhóm yếu tố với 27 biến quan sát để đưa vào mô hình phân tích nhân tố (Bảng 5.9).

Bảng 5.9: Hệ số tương quan biến tổng

Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s sát thang đo thang đo biến tổng Alpha

Nguồn: NCS tổng hợp kết quả phân tích số liệu chạy SPSS

5.1.4 Kết quả phân tích kiểm định

5.1.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập và trung gian để tìm các biến có mối quan hệ với nhau, điều này giúp cho việc đánh giá được mức độ tác động của các biến độc lập, biến trung gian lên biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu NCS thực hiện phương pháp trích hệ số trục chính (Principal Axis Factoring) với phép xoay nhân tố Promax.

Bảng 5.10: Kết quả KMO KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 891

Bartlett's Test of Approx Chi-Square 5166.593

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Bảng 5.11: Phân tích tổng phương sai trích

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings Total % of Cumulativ Total % of Cumulative

Extraction Method: Principal Axis Factors

Nguồn: NCS tổng hợp kết quả chạy SPSS

Bảng 5.12: Ma trận mẫu các biến quan sát

Nguồn: NCS tổng hợp kết quả chạy SPSS

Kết quả chạy SPSS cho thấy: Hệ số KMO của mô hình đạt 0,891 > 0,5 Hệ số sig trong kiểm định Barlett (0,000) nhỏ hơn 0,5 cho thấy sự phù hợp của mô hình, điều đó cho thấy các biến trong mô hình tương quan lẫn nhau Hệ số tải của tất các các nhân tố trên đều lớn hơn 0,5 Tổng phương sai trích có mô hình 63,650% > 50%

107 cho thấy 5 nhân tố chứa 63,650% số biến ban đầu, đủ điều kiện để phân tích EFA. Kết quả phân tích tổng phương sai trích được thể hiện ở (Bảng 5.11).

5.1.4.2 Phân tích nhân tố cấu trúc CFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện với 27 biến quan sát sau khi loại 2 biến không phù hợp Kết quả phân tích khẳng định CFA cho thấy chỉ số Ch-quare/df= 1,437 0,9; GFI gần bằng 0,905, TLI = 0,969 >0,85 và RMSEA = 0,037 < 0,08 đều phù hợp Vì vậy, mô hình phù hợp với dữ liệu phân tích (Bảng 5.13).

Bảng 5.13: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu

Mức độ phù hợp Giá trị chấp nhận Mô hình đo lường Mô hình cấu trúc

Chi-square/df Chi-square/df < 3 1,437 1,786

Phân tích yếu tố từ phía cung

5.2.1 Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh

Kết quả khảo sát thu được 79 phiếu đại diện cho 79 doanh nghiệp lữ hành trả lời khảo sát cho thấy, loại hình doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào: Tư nhân chiếm 51,9% (41/79); cổ phần 45,5% (36/79), còn lại là liên doanh chiếm tỷ lệ nhỏ 2,6% (2/79) Quy mô các doanh nghiệp với số nhân viên từ 10 tới 50 nhân viên chiếm 76% (60/79), 50 đến 100 nhân viên chiếm 12,6% (10/79), trên 100 nhân viên chiếm 11,4% (9/79) Phạm vi hoạt động phần lớn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của cả chương trình du lịch trong nước, đón khách quốc tế vào, đưa khách Việt Nam đi nước ngoài, chiếm tới 77,1% (60/79) tổng số doanh nghiệp lữ hành Qua số liệu khảo sát cho thấy, đa số doanh nghiệp du lịch được khảo sát thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân đang chiếm ưu thế trong loại hình doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động hiện nay Các doanh nghiệp được khảo sát hoạt động đa lĩnh vực dịch vụ cung cấp là cả nội địa, quốc tế đến (Inbound) và quốc tế đi (Outbound) và quy mô trung bình (Hình 5.3).

DN từ 10 tới 50 nhân viên

DN từ 50 tới 100 nhân viên

Dịch vụ trong nước Dịch vụ Inbound Dịch vụ Outbound Tất cả dịch vụ

Hình 5.3: Thống kê mô tả doanh nghiệp du lịch đã tiến hành khảo sát

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát 5.2.1.3 Đánh giá giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1 (H1): Nguồn nhân lực có nhận thức đầy đủ về du lịch xanh và thực hiện tốt công tác tiếp thị xanh góp phần tích cực trong việc xây dựng thành công chương trình du lịch xanh do doanh nghiệp lữ hành cung cấp

Kết quả điều tra 79 nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành cho thấy đại đa số các lãnh đạo và nhà quản lý có nhận thức đầy đủ về vai trò của du lịch xanh đối với phát triển bền vững; bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy chủ trương thực hành xanh đã được các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp lữ hành xanh đánh giá cao trong việc giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp Cụ thể:

Quan điểm về du lịch xanh và phát triển du lịch xanh

Dựa theo kết quả khảo sát cho thấy: DLX là loại hình du lịch thay thế bảo vệ môi trường với 72/79 phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 95% tổng số phiếu trả lời DLX góp phần bảo tồn và cân bằng đa dạng sinh học với 70/79 phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 91% tổng số phiếu trả lời DLX áp dụng các biện pháp thực hành xanh sẽ làm giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp du lịch với 70/39 phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm hơn 88% tổng số phiếu trả lời DLX khai thác tài nguyên một cách hợp lý với 72/79 phiếu trả lời đúng và hoàn toàn đúng chiếm 91% tổng số phiếu trả lời (Bảng 5.21) Như vậy, các quan điểm được các chuyên gia đánh giá là đều đạt tỷ lệ cao.

Bảng 5.21: Kết quả khảo sát quan điểm du lịch xanh và phát triển du lịch xanh

Quan điểm du lịch xanh Hoàn Đúng Phân Không Hoàn Tỷ lệ toàn vân đúng toàn trả lời đúng không đồng đúng ý

DLX là loại hình du lịch 19/79 56/79 1/79 0/79 3/79 95% thay thế bảo vệ môi trường

DLX góp phần bảo tồn và 7/79 65/79 2/79 2/79 3/79 91% cân bằng đa dạng sinh học

Biện pháp thực hành xanh 10/79 60/79 4/79 1/79 4/79 88% giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp lữ hành

DLX khai thác tài nguyên 10/79 62/79 3/79 1/79 3/79 91% một cách hợp lý

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

● Vai trò của du lịch xanh trong phát triển bền vững

Kết quả khảo sát về việc đánh giá vai trò của DLX trong phát triển bền vững cho thấy với 74/79 phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý khi được hỏi DLX góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương, chiếm gần 93,6% tổng số phiếu trả lời DLX góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, có 69/79 phiếu trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý, chiếm gần 87,3% tổng số phiếu trả lời DLX tạo việc làm mới cho người dân địa phương, có 67/79 phiếu trả lời đúng và hoàn toàn đúng, chiếm 86% tổng số phiếu trả lời DLX góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch địa phương, với 67/79 phiếu trả lời đúng và hoàn toàn đúng, chiếm 84,8% tổng số phiếu trả lời Như vậy, qua kết quả khảo sát về vai trò DLX trong phát triển bền vững cho thấy, hầu hết những nhà quản lý doanh nghiệp du lịch đồng ý với quan điểm của tác giả đưa ra (Bảng 5.22) Như vậy, vai trò của DLX đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch bền vững Về phía doanh nghiệp lữ hành, việc phát triển du lịch xanh mà cụ thể ở đây xây dựng và phát triển chương trình du lịch xanh cung cấp cho khách du lịch trở nên cấp thiết.

Bảng 5.22: Kết quả khảo sát đánh giá vai trò DLX trong phát triển bền vững

Vai trò du lịch xanh Hoàn Đúng Phân Không Hoàn Tỷ lệ trong phát triển bền toàn vân đúng toàn trả lời vững đúng không đúng đúng và hoàntoàn

DLX góp phần bảo tồn và 10/79 64/79 4/79 0/79 1/79 93,6%đúng phát triển văn hóa bản địa

DLX góp phần phát triển 10/79 59/79 5/79 0/79 5/79 87,3% kinh tế địa phương

DLX tạo việc làm mới cho 12/79 56/79 5/79 1/79 5/79 86% người dân địa phương

DLX góp phần nâng cao 30/79 37/79 4/79 0/79 8/79 84,8% năng lực cạnh tranh

Nguồn: NCS tổng hợp kết quả khảo sát

Như vậy, kết quả này cho thấy nhận thức của đội ngũ lãnh đạo về du lịch xanh và thực hành xanh trong các hoạt động của doanh nghiệp lữ hành xanh được nhấn mạnh trong việc tạo nên tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch xanh Đứng từ góc độ cung dịch vụ, đây sẽ là yếu tố thúc đẩy cung DLX.

Giả thuyết 2 (H2): Kỹ năng điều phối/ xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới việc xây dựng thành công chương trình du lịch xanh do doanh nghiệp lữ hành cung cấp

Yếu tố ảnh hưởng tới chương trình du lịch xanh của doanh nghiệp lữ hành

Tiến hành khảo sát nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp lữ hành về các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình du lịch xanh, NCS phân tích 3 yếu tố (i) Nhân lực xanh;(ii) chuỗi cung ứng xanh; (iii) Tiếp thị xanh bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy 3 biến quan sát của NLX là NLX1= 0,940;NLX2= 0,938; và NLX3= 0,890 đều đạt giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha biến nhân tố và giá trị tương quan biến tổng của mỗi biến quan sát đều lớn hơn 0,3, vì thế chấp nhận 3 biến quan sát Tương tự, 4 biến quan sát của CUX là CUX1= 0,860; CUX2= 0,976; CUX3= 0,963; CUX4= 0,915 nhỏ hơnCronbach’s Alpha biến nhân tố và giá trị tương quan biến tổng đều đạt giá trị lớn hơn0,3, do cậy 4 biến quan sát của CUX chấp nhận và đạt độ tin cậy thang đo Các giá trịCronbach’s Alpha của của 5 biến quan sát của yếu tố TTX đều đạt giá trị lớn hơn 0,7; lần lượt TTX1= 0,969; TTX2= 0,930; TTX3= 0,938; TTX4= 0,937; TTX5= 0,959 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

Vì vậy, 5 biến quan sát này đều đạt độ tin cậy của thang đo (Bảng 5.23).

Bảng 5.23: Kết quả thang đo nghiên cứu

Yếu tố Biến Trung Độ Cronbach’s Hệ số Cronbach’s quan bình lệch Alpha biến tương quan Alpha biến sát chuẩn quan sát biến tổng tổng

Nguồn: NCS tổng hợp phần mềm SPSS

Như vậy, có thể thấy rằng các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình DLX là phù hợp.

Giá trị trung bình của các yếu tố này đều nhận giá trị lớn hơn 4,0 cho thấy các yếu tố xem xét có vai trò quan trọng trong phát triển các chương trình DLX của doanh nghiệp lữ hành Nhìn vào giá trị trung bình cũng cho thấy yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, các thang đo đều được đánh giá nhận giá trị trung bình quanh mức 4.5; tiếp theo là thiết kế chuỗi cung ứng xanh với sự kết hợp giữa điểm đến xanh với cơ sở lưu trú xanh chương trình

Phân tích và kiểm tra thang đo bằng phần mềm SPSS cho thấy độ tin cậy của các biến quan sát đã được khẳng định là phù hợp, các yếu tố (i) Nguồn nhân lực xanh; (ii) Chuỗi cung ứng xanh; và (iii) Tiếp thị xanh là những yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chương trình du lịch xanh của các doanh nghiệp lữ hành (Bảng 5.23).

Thứ nhất, yếu tố nguồn nhân lực xanh trong doanh nghiệp lữ hành sẽ đóng vai trò quyết định tới phát triển chương trình du lịch tới khách du lịch Trong đó, người hướng dẫn viên du lịch (HDV), nếu nhận thức đầy đủ về môi trường, du lịch xanh sẽ là trở thành người tư vấn cho khách du lịch trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giới thiệu những kế hoạch du lịch xanh tiếp theo Lãnh đạo/ nhà quản lý/ nhân viên bán hàng tại các doanh nghiệp lữ hành đánh giá rất cao vai trò của nguồn nhân lực xanh trong việc triển khai chương trình du lịch xanh tới khách du lịch và thành công của chương trình này.

Thứ hai, sản phẩm DLX cần sự phối hợp giữa các bên liên quan Việc phát triển chuỗi cung ứng xanh nhằm liên kết giữa các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, bao gồm: (i) Dịch vụ lưu trú xanh; (2) Chương trình du lịch xanh; (iii) Thực phẩm an toàn; và (iv) Dịch vụ tại điểm đến xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một sản phẩm dịch vụ đồng bộ và lâu dài Các gói sản phẩm du lịch xanh sẽ cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị về thiên nhiên, tiếp cận với cách thức khác truyền thống với cảnh quan thiên nhiên và đối tượng tham quan tập trung chủ yếu vào tìm hiểu tự nhiên và hòa mình vào thiên nhiên Vai trò của chuỗi cung ứng xanh là quan trọng trong việc sẵn sàng cung ứng sản phẩm du lịch xanh, liên kết các bên liên quan tạo nên sự liên hoàn và tính chuyên nghiệp trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Thứ ba, yếu tố “Tiếp thị xanh”, với vai trò như định hướng cho nhu cầu khách du lịch hướng tới sản phẩm du lịch xanh, tiêu dùng xanh trong du lịch, mặt khác, góp phần làm thay đổi nhận thức của khách hàng về loại hình sản phẩm đặc thù này Tiếp thị xanh thông qua thực hành xanh của đội ngũ nhân sự cũng được đánh giá sẽ góp phần giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp đồng thời được đánh giá là tạo sự phát triển bền vững cho địa phương ở góc độ kinh tế, xã hội và môi trường Vì vậy, đây sẽ là tác động làm tăng cung DLX tại địa phương Vai trò của TTX như định hướng và nâng cao nhận thức của khách du lịch về môi trường và du lịch xanh.

5.2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh

Bảng hỏi sau khi gửi đi được phản hồi bởi các cán bộ chuyên trách trực tiếp quản lý các điểm đến xanh ở các tỉnh đã được nêu ở Chương 4.

5.2.2.3 Đánh giá giả thuyết nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả về yếu tố môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch với 5 biến quan sát Kết quả cho thấy, giá trị Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều thấp hơn giá trị Cronbach’s Alpha của biến tổng (0,889). Độ lệch chuẩn của các biến quan sát đều đạt giá trị > 0,3 cho thấy tin cậy của thang đo chấp nhận các biến quan sát, không loại bỏ biến quan sát nào (Bảng 5.25).

Giả thuyết 1 (H1): Khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển có tác động tích cực tới sự phát triển của du lịch xanh tại địa phương

Phân tích yếu tố từ cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh

5.3.1 Mô tả thông tin chung về mẫu phỏng vấn

Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các nhà nghiên cứu và quản lý du lịch ởcác sở ban ngành ở địa phương để hoàn thiện các giải pháp Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng là phương pháp bán cấu trúc vừa có câu hỏi mở và vừa có câu hỏi đóng để nắm bắt được quan điểm phân tích chuẩn tắc của các chuyên gia, lãnh đạo Sở ban ngành, đồng thời vẫn có những câu trả lời hướng trọng tâm vào phân tích vai trò của nhân tố chính sách trong phát triển du lịch xanh tại Việt Nam Kết quả phỏng vấn đã hướng được trọng tâm vào phân tích vai trò của nhân tố chính sách trong phát triển DLX tại Việt Nam với các nhóm nhân tố mang tính khuyến khích DLX, nhóm nhân tố cơ chế, chế tài Bên cạnh đó, các chuyên gia và lãnh đạo sở ban ngành địa phương cũng thể hiện quan điểm phân tích chuẩn tắc thông qua việc trả lời những câu hỏi mở của mẫu phỏng vấn Về cơ bản, theo các chuyên gia, kế hoạch phát triển DLX tại các địa phươngtrong những năm vừa qua chưa thể hiện rõ được vai trò của chính sách do thời gian triển khai chưa đủ đánh giá (Quảng Nam 8/2021, Huế và các địa phương khác được tiến hành phỏng vấn thì chưa có kế hoạch cụ thể).

Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về cơ chế chính sách có tác động khuyến khích tới phát triển du lịch xanh về vai trò của phát triển du lịch xanh định hướng ngành kinh tế mũi nhọn tầm nhìn 2030 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ảnh hưởng của cơ chế chính sách tới phát triển du lịch xanh thể hiện ở: (1) Tạo ra môi trường thuận lợi trong việc khởi tạo hệ sinh thái xanh; (2) Nguồn nhân lực du lịch xanh; (3) Liên kết tạo chuỗi cung ứng du lịch xanh; và (4) Phối kết hợp sở ban ngành liên quan tham gia phát triển du lịch xanh.

Mặc dù du lịch xanh đã được quan tâm ở Việt Nam nhiều hơn trong những năm vừa qua với mong muốn giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với ngành du lịch nói chung như vấn đề khai thác du lịch chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp và phát triển du lịch xanh để đón cơ hội từ tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng của Việt Nam, cũng như đón được cơ hội từ việc cầu về du lịch xanh tăng mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, thời gian phát triển du lịch xanh ở Việt Nam hiện chưa dài do đó chưa nhiều căn cứ để đánh giá tác động của các chính sách tới sự phát triển của du lịch xanh bằng việc so sánh tình hình phát triển trước và sau chính sách (các chính sách hầu như mới được đưa vào thực hiện với khoảng thời gian chưa dài để đo tác động Cụ thể: Kế hoạch phát triển du lịch xanh của Quảng Nam – một địa phương đi đầu trong phát triển du lịch xanh, mới được đưa ra vào 8/2021 như vậy thời gian triển khai mới được 1 năm (Quảng Nam, 2021).

5.3.2 Yếu tố mang tính khuyến khích

Giả thuyết 1 (H1): Cơ chế chính sách góp phần tạo ra môi trường thuận lợi trong việc khởi tạo hệ sinh thái xanh

Nhận thức được vai trò của hệ sinh thái xanh trong phát triển DLX, ý kiến của các chuyên gia thống nhất về việc cần phải có cơ chế chính sách phù hợp để bảo tồn tài nguyên tự nhiên, khởi tạo và bảo tồn hệ sinh thái xanh cho Việt Nam Các đánh giá nhấn mạnh vai trò của DLX đối với sự phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội do đó nhấn mạnh vai trò của chính sách hỗ trợ phát triển DLX sẽ góp phần bảo vệ môi trường và khởi tạo nên hệ sinh thái xanh.

Du lịch xanh đóng góp quan trọng cho phát triển du lịch địa phương, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, văn hóa cộng đồng, cảnh quan thiên nhiên.

Vai trò của cơ chế chính sách là then chốt và quyết định thành công của chiến lược phát triển du lịch xanh tại địa phương Chính vì thế, chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản phối kết hợp nhằm đưa ra chính sách phát triển phù hợp.

Chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch xanh.

Cơ quan tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan phối hợp hiệp hội du lịch, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Hoạch định cơ chế chính sách vừa bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn vào phát triển du lịch xanh Hơn nữa, tạo liên kết tuyến/ vùng du lịch xanh phù hợp với thế mạnh của điểm đến du lịch.

Liên kết, hợp tác với các địa phương trong cả nước để đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm du lịch xanh; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch; hình thành chuỗi sản phẩm du lịch liên kết đặc trưng, mới mẻ, khai thác tối đa những lợi thế của du lịch mỗi địa phương, phù hợp với bối cảnh thị trường Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực du lịch xanh, các chuyên gia đồng quan điểm và cho rằng cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải được coi trọng và mang tính thường xuyên liên tục Kiểm định giả thuyết số 2, ý kiến chuyên gia đều nhấn mạnh vai trò của nhà hoạch định trong việc đề ra cơ chế và chính sách để xây dựng nguồn nhân lực xanh đáp ứng yêu cầu phát triển DLX tại địa phương Các chính sách cần đồng bộ để có thể khiến cho người lao động được đảm bảo về cuộc sống, nâng cao niềm tin và nhận thức về DLX để có thể theo đuổi công việc một cách bền vững Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tác động từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp lữ hành, quản lý khách sạn xanh cho tới đội ngũ quản lý điểm đến xanh cho tới nhân sự trực tiếp cung ứng sản phẩm DLX tới với khách du lịch.

Giả thuyết 2 (H2): Cơ chế chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân lực du lịch xanh Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kỹ năng điều hành, hướng dẫn doanh nghiệp du lịch thực hiện mô hình du lịch xanh, bền vững Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho các đối tượng tiếp cận các phương pháp, mô hình xây dựng sản phẩm du lịch xanh tại các địa phương trong và ngoài nước có mô hình du lịch xanh tiêu biểu.

Cơ chế chính sách khuyến khích tạo chuỗi cung ứng du lịch xanh gồm các bên liên quan khách sạn xanh, nhà hàng xanh và chương trình du lịch xanh cung ứng dịch vụ du lịch xanh cho khách du lịch Kiểm định giả thuyết 3, các ý kiến được thu thập đều nhấn mạnh về vai trò thống nhất của các chính sách tạo tính đồng bộ trong vận hành chuỗi cung ứng du lịch xanh giữa các đối tượng cung cấp DLX Điều này sẽ góp phần khiến cho sản phẩm DLX đảm bảo được chất lượng đồng bộ và quy trình vận hành cung ứng DLX được hiệu quả.

Giả thuyết 3 (H3): Cơ chế chính sách góp phần hỗ trợ hình thành và thúc đẩy chuỗi cung ứng du lịch xanh giữa doanh nghiệp lữ hành, điểm đến xanh và khách sạn xanh

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch xanh, triển khai, vận động các doanh nghiệp hướng đến sản xuất quà tặng lưu niệm từ các vật liệu xanh, thân thiện môi trường để phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch xanh, xây dựng phim, vlog quảng cáo du lịch…quảng bá trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông, tổ chức đón các đoàn Famtrip, đến tham quan, khảo sát điểm du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh.

Chiến lược phát triển du lịch xanh gắn liền với kế hoạch dài hạn và có cơ chế chính sách huy động sự tham gia của các sở ban ngành như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải… cùng với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối kết hợp trong quy hoạch, cung cấp vốn đầu tư ban đầu cho các dự án phát triển điểm/ tuyến du lịch xanh của địa phương và vùng du lịch Kiểm định giả thuyết số 4, ý kiến chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách trong việc tạo nền tảng phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quản lý và thúc đẩy sự phát triển của DLX.

Giả thuyết 4 (H4): Cơ chế chính sách hỗ trợ sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong phát triển du lịch xanh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí du lịch xanh, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này, cụ thể: Khảo sát lập danh mục các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch để đầu tư phát triển thành sản phẩm du lịch xanh; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch xanh; tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đóng vai trò một thành viên trong nền tảng cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch xanh, Việt Nam cần nắm bắt được xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới để những nhóm khuyến nghị và giải pháp được đưa ra đúng lộ trình và phù hợp với bối cảnh chung.

Ngành du lịch thế giới phải đối mặt với một thực tế đang bị chính môi trường ô nhiễm tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ du lịch Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đến khai thác du lịch khác nhau, chủ yếu; (i)ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự thay đổi lượng mưa, thời tiết cực đoan và nhiệt độ trái đất tăng lên; (ii)ảnh hưởng gián tiếp do thay đổi môi trường bắt nguồn từ biến đổi khí hậu sẽ tác động xấu gây mất đa dạng sinh học, giảm độ hấp dẫn cảnh quan, nước biền dâng cao; (iii)hậu quả của các chính sách giảm nhẹ tác động tiêu cực đến tính dễ thay đồi của du lịch; và (iiii)ảnh hưởng mang tính xã hội gián tiếp đến tính ổn định kinh tế chính trị của một số quốc gia. Trong nhóm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh mà OECD đưa ra, môi trường là yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triển bền vững và đóng vai trò quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch (OECD, 2013) Chính vì lý do đó, các nhóm giải pháp được các tổ chức, khu vực đưa ra đều dành sự ưu tiên cho những nhóm giải pháp liên quan tới phát triển bền vững về môi trường.

Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển du lịch xanh trong giai đoạn tới tiếp tục được các quốc gia, các khu vực được chú trọng thông qua các sự kiện thường niên.Châu Âu, các quốc gia du lịch nổi tiếng tại châu lục này khởi động phong trào xanh hóa ngành du lịch sớm nhất trên thế giới Từ thập niên 80 thế kỷ trước, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ không gian xanh được ưu tiên và chú trọng đúng mức (UNWTO, 2010) Theo Bảng đánh giá của The Economist, năm 2017 top nước có ngành du lịch bền vững có sự góp mặt của các quốc gia tại Châu Âu như: Pháp, Đức và Anh Slovenia lần lượt các vị trí đứng đầu Bảng xếp hạng Ngành du lịch thế giới tổ chức ngày điểm đến xanh toàn cầu thường niên (GGDD) và công bố 100 điểm đến xanh toàn cầu tại thành phố Nijmegen – Vương quốc Hà Lan năm 2018 Xu hướng nâng cao hiểu biết về môi trường trong du lịch từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhằm dần cải thiện những tác động xấu của con người vào môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng Quản lý và khai thác du lịch thân thiện và bảo vệ môi trường và hình thành chiến lược xanh vào thập niên 80 (Atonio Machado, 2003) Các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường đang là tâm điểm chú ý của thế giới trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường để duy trì tính bền vững cho các thế hệ tương lai (Rini Andari cùng cộng sự, 2016) Du lịch xanh đang trở thành trọng tâm của thế giới, đặc biệt của các nhà quản lý và xây dựng chương trình du lịch bền vững mà ở đó yếu tố xanh đang đóng vai trò quyết định Bởi lẽ, ngày càng nhiều khách du lịch quan tâm và mong muốn được sử dụng dịch vụ xanh từ khách sạn lưu trú, phương tiện vận chuyển tới thực phẩm cung cấp của dịch vụ du lịch (UNWTO, 2017).

Kỳ vọng về sự phát triển của du lịch xanh trong tương lai cũng được đánh giá theo hướng tích cực thể hiện sự lan tỏa của loại hình du lịch này Hội nghị thượng đỉnh du lịch sinh thái - du lịch xanh được tổ chức tại thành phố Quebec (Canada) năm 2002 đưa ra con số về sự phát triển ngoạn mục tới 20% năm của loại hình du lịch này Điều này cho thấy mức độ và phạm vi phát triển mô hình này rất sâu rộng. Để thúc đẩy sự phát triển du lịch xanh và thể hiện vai trò của DLX đối với phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội, các tổ chức, khu vực đưa ra các nhóm giải pháp nhằm định hướng cho phát triển DLX trong tương lai, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại tuyên bố Davos (2009), tổ chức du lịch thế giới UNWTO đã nhấn mạnh định hướng phát triển ngành du lịch thế giới theo hướng bền vững Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến gây tác động tiêu cực tới cuộc sống người dân địa phương nói riêng và hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu nói chung, các nhóm giải pháp dành sự ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển môi trường bền vững và đảm bảo việc sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hiệu quả Yêu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên trở nên cấp thiết với khẩu hiệu thiết thực được đưa ra

“Chúng ta không thừa hưởng trái đất này từ tổ tiên, mà chúng ta đang mượn trái đất từ con cháu mình” (H.E Sultan Bin Saeed Al Mansoori, 2015) Tuyên bố Davos

(2009) đã đưa ra bốn nhóm hành động thiết thực và được đồng thuận cao như sau;

● Giảm khí thải nhà kính từ các hoạt động du lịch đặc biệt từ phương tiện giao thông du lịch và cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng

● Áp dụng các biện pháp thích hợp nhất trong khai thác, vận hành tại điểm đến trước điều kiện biến đổi khí hậu

● Đưa kỹ thuật, công nghệ mới nhằm sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả

● Đảm bảo nguồn tài chính nhằm hỗ trợ vùng khó khăn, và các nước nghèo

Thứ hai, hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) và tổ chức Hợp tác

Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hướng tới ngành du lịch xanh và phát triển bền vững bằng việc luật hóa luật du lịch bền vững nhằm đưa ra cam kết rằng các nước thành viên trong khu vực sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, lược trích:

● Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Ngành du lịch sẽ đóng góp vào vệ bảo vệ sự sống thảm thực, động vật và đa dạng sinh học biển, quy hoạch khu vực riêng nhằm bảo tồn và phát triển, triển khai hành động du lịch thích hợp nhằm bảo vệ thiên nhiên và hệ sinh thái tự nhiên.

● Bảo vệ nguồn năng lượng và cắt giảm khí thải cũng như tác động làm xấu thiên nhiên; tăng cường hành động vì môi trường xanh, giảm khí thải nhà kính, các các tác nhân gây hại tới không khí, bảo vệ nguồn nước sạch và chất lượng nước, quản lý hiệu quả nguồn năng lượng và rác thải, kiểm soát tiếng ồn và quảng bá rộng rãi sử dụng các vật dụng có thể tái tạo và ít gây hại môi trường.

● Giáo dục và truyền thông điệp ý thức bảo vệ môi trường tới khách du lịch cũng như các nhóm đối tượng ngoài ngành du lịch nhằm hợp tác, kết nối tạo nên sự đồng thuận chung của cả xã hội cùng bắt tay vào hành động vì môi trường xanh và phát triển bền vững ngành du lịch khu vực.

Thứ ba, tại Đông Nam Á, hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN lần thứ 35

(Philippin, 2016), trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch của các nước trong khu vực, nhằm hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng đều số lượng khách du lịch quốc tế, ngành du lịch các quốc gia trong khu vực xác định và thống nhất phát triển du lịch theo hướng xanh hóa tầm nhìn 2025 Theo đó, áp dụng công nghệ xanh vào vận hành và quản lý hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong khu vực Hiệp hội du lịch và lữ hành ASEAN cũng đã đưa ra bộ quy tắc và tiêu chí khách sạn xanh ASEAN (ASEAN green hotel standard, 2016) Các doanh nghiệp lữ hành trong khu vực xây dựng chương trình tour khám phá thân thiện với môi trường (Eco- Adventure Tours).

Thứ tư, Hiệp định Paris về phát triển du lịch bền vững (UNWTO, 2015) được ký kết thay thế hiệp định Kyoto, đã có 196 quốc gia thành viên, đặc biệt các nước đang phát triển tham gia cam kết Hội nghị thượng đỉnh thế giới về du lịch bền vững cùng thống nhất phát triển du lịch xanh là giải pháp hiệu quả nhất trong chiến lược bảo vệ môi trường và hành động cụ thể giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính, khí thải ônhiễm, cụ thể: (i)trong các cở sở lưu trú khách sạn phải sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng bằng việc lắp đặt hệ thống đèn Led tiết kiệm điện, sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; (ii) xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và chi phí xử lý; (iii)phương tiện vận tải phục vụ du lịch như máy bay, tàu hỏa, thuyền, và ô tô dần dần sử dụng động cơ thay thế hướng tới công nghệ không gây ô nhiễm (Eco-machines).

Thứ năm, phát triển du lịch xanh và hướng tới bền vững ngành du lịch thế giới đã được các tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hiệp hội Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) đã đưa vào chương trình nghị sự nhiều thập kỷ qua Chương trình hành động cụ thể đã được thông qua. UNWTO có hướng dẫn thực hiện phát triển bền vững du lịch lấy tăng trưởng xanh làm trọng tâm (UNWTO, Guidebook, 2017) WTTC cũng đưa ra chiến lược hành động phát triển du lịch xanh bằng sáng kiến toàn cầu xanh (green globe, 1996) và các biện pháp thực hiện xanh hóa cụ thể.

Như vậy, xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới cho thấy những thách thức từ biến đổi khí hậu và những vấn đề môi trường toàn cầu, nhận thức của các quốc gia, các khu vực và các tổ chức về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch xanh cũng ngày một được nâng cao thể hiện thông qua những nhóm giải pháp liên quan tới phát triển bền vững cho DLX Phát triển du lịch xanh được kỳ vọng là xu hướng tất yếu và góp phần giải quyết những thách thức để giúp các quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

6.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong chương 2, cơ sở lý luận liên quan tới kinh nghiệm của các nước (đặc biệt là những quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội tương đối giống với Việt Nam như Thái Lan và Nhật Bản) và trên cơ sở điều tra phỏng vấn sâu với chuyên gia/ lãnh đạo bộ ban ngành địa phương có điểm đến xanh, luận án đề xuất giải pháp cho Chính Phủ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong việc phát triển du lịch xanh như sau.

Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch xanh trong chương 3 đã giúp cho luận án xác định được một số hạn chế của việc phát triển du lịch xanh liên quan tới các chính sách của Chính phủ như sau:

Thứ nhất, mặc dù Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quyết tâm nhằm thúc đẩy quá trình phát triển du lịch xanh và hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch, phát triển của sản phẩm du lịch xanh vẫn chưa đạt được đồng bộ, chưa đóng góp được vào tăng trưởng kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm như kỳ vọng.

Thứ hai, vẫn tồn tại sự triển khai thiếu đồng bộ giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch xanh tại Việt Nam do thiếu bộ tiêu chuẩn đồng bộ về phát triển du lịch xanh tại Việt Nam.

Thứ ba, việc xây dựng và phát triển dự án du lịch xanh vẫn chưa có được sự đầu tư xứng tầm từ phía các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch xanh chưa đủ hấp dẫn, cơ chế chưa đủ khuyến khích Thứ tư, vẫn tồn tại những xung đột kinh tế giữa tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn do hạn chế trong việc nhận thức về vai trò của DLX đối với sự phát triển bền vững Điều này chi phối hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch xanh dẫn tới kết quả phát triển không bền vững Ví dụ: tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện tình trạng chất thải rắn, rác thải, chất thải nhựa, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để; nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo du lịch không theo quy hoạch đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo… Bên cạnh đó, cơ chế chính sách quản lý còn chưa đáp ứng đủ để xử lý và phòng ngừa những mâu thuẫn này dẫn đến giải quyết vấn đề còn chậm trễ và ảnh hưởng tới sự phát triển chung về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Bài học từ Chính Phủ Thái Lan, Nhật Bản và New Zealand đã cho thấy, vai trò hoạch định chính sách và xây dựng khung pháp lý, định hướng và đưa ra các chiến lược phát triển du lịch xanh là vô cùng quan trọng và quyết định thành công của kế hoạch quốc gia Việc hoạch định từ phía Chính phủ sẽ góp phần xây dựng sản phẩm du lịch xanh đồng bộ, phát triển thị trường du lịch xanh một cách hiệu quả thông qua quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn…và phát huy được thế mạnh riêng của từng quốc gia.

Khuyến nghị đối với Chính Phủ như sau:

Thứ nhất, với việc nhận định vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực xanh, nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự tham gia vào DLX và khuyến khích thực hành xanh, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý và cơ chế chính sách phát triển du lịch xanh; nâng cao năng lực thể chế và quản lý vĩ mô thúc đẩy quá trình chuyển đổi phát triển du lịch xanh thông qua điều chỉnh thị trường lao động, chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực xanh.

Thứ hai, cần có cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hạng mục phát triển du lịch xanh như cơ sở lưu trú xanh, khu nghỉ dưỡng xanh đạt tiêu chuẩn ASEAN bằng việc ưu đãi thuế, mặt bằng, làm tiền đề cho việc phát triển hạ tầng du lịch xanh phát triển dài hạn và bền vững Đây sẽ là động thái cần thiết nhằm huy động vốn cũng như công nghệ và kinh nghiệm từ các nhà đầu tư nước ngoài trong việc hỗ trợ phát triển DLX tại Việt Nam Với đặc thù DLX là một ngành dịch vụ cần đầu tư vốn lớn, cần áp dụng công nghệ hiện đại, khuyến nghị này được coi là một trong những khuyến nghị quan trọng hướng tới Chính phủ và cơ quan quản lý.

Thứ ba, bổ sung chế tài đầy đủ để luật hóa du lịch xanh, áp dụng chế tài xử lý vi phạm với các hành vi xâm phạm môi trường cảnh quan điểm đến như xả thải, xả rác và các hành động gây ô nhiễm môi trường cũng như chưa có ý thức bảo vệ môi trường du lịch tại điểm đến Chính phủ cũng cần phối hợp với các bộ ban ngành có liên quan xây dựng bộ tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện của Việt Nam và liên tục đánh giá các đối tượng cung ứng dịch vụ DLX như (điểm đến xanh và khách sạn xanh) bằng bộ tiêu chí đó nhằm đảm bảo việc phát triển DLX được đồng bộ và hiệu quả Có thể tham khảo cách thức mà Thái Lan xây dựng và triển khai chương trình

5 lá xanh (từ 1 lá tới 5 lá tương đương 1 sao xanh tới 5 sao xanh), đánh giá mức độ quản lý hệ thống khách sạn với tiêu chí bảo vệ môi trường, tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước sạch, hệ thống nước thải chất thải hiện đại có hệ thống xử lý.

Thứ tư, Chính Phủ điều phối và giám sát quá trình hợp tác chéo giữa các bộ, ban, ngành trong việc phối kết hợp hành động hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế trong đó có du lịch.

● Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Là đơn vị trực tiếp quản lý du lịch xanh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ quản, nắm được những khó khăn cũng như thách thức của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong trong việc phối hợp với các đơn vị quản lý khác, do đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đóng vai trò chính trong việc triển khai Chiến lược quốc gia phát triển du lịch xanh, chỉ đạo ngành du lịch nghiên cứu và đưa ra đề xuất Chính Phủ ban hành chính sách cụ thể và ưu tiên đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực xanh nhằm phát triển du lịch xanh.

Nhằm định hướng cho phát triển DLX trong giai đoạn sắp tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng, ban hành Chiến lược hành động phát triển du lịch xanh giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 trên phạm vi cả nước nhằm hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển DLX tới năm

2030 theo Quyết định 147-QĐ/TTg (2020) ; Chỉ đạo Tổng cục Du lịch nghiên cứu và xây dựng định các quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể và chi tiết phát triển du lịch xanh; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong ngành du lịch từ cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch về vai trò và tính cấp thiết của việc phát triển du lịch xanh.

Bên cạnh đó, để tạo thành một sản phẩm DLX tổng thể và đồng bộ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần phối kết hợp với các bộ, ngành có liên quan thúc đẩy phát triển du lịch xanh trong mối liên kết tổng thể phát triển các ngành kinh tế khác theo hướng tăng trưởng xanh như Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải,

Ngày đăng: 07/04/2023, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w