Dân số việt nam

8 558 2
Dân số việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Quan điểm về cơ cấu dân số Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội-dân số,xã hội học tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư,mật độ dân số,cơ cấu dân cư,biến đổi tự nhiên và cơ học của dân cư.Qua nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu xã hội để dự báo quy mô biến đổi,những đặc trưng xu hướng xã hội,sự tác độngcủa cơ cấu xã hội đến những vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội Sự thay đổi của những tham số cơ bản như mức độ sinh, tử, di dân ảnh hưởng đến quy mô, thành phần của các nguồn lao động trong tương lai, ảnh hưởng đến sự phân phối lao động cho các khu vực kinh tế, quy mô, tính chất dịch vụ, xây dựng nhà ở và các công trình công cộng. Cơ cấu xã hội dân số ảnh hưởng trở lại với xã hội, sự phát triển dân số không hợp lí sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nghèo đó

I. Quan điểm về cơ cấu dân số Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội-dân số,xã hội học tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư,mật độ dân số,cơ cấu dân cư,biến đổi tự nhiên và cơ học của dân cư.Qua nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu xã hội để dự báo quy mô biến đổi,những đặc trưng xu hướng xã hội,sự tác độngcủa cơ cấu xã hội đến những vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội Sự thay đổi của những tham số cơ bản như mức độ sinh, tử, di dân ảnh hưởng đến quy mô, thành phần của các nguồn lao động trong tương lai, ảnh hưởng đến sự phân phối lao động cho các khu vực kinh tế, quy mô, tính chất dịch vụ, xây dựng nhà ở và các công trình công cộng. Cơ cấu xã hội dân số ảnh hưởng trở lại với xã hội, sự phát triển dân số không hợp lí sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nghèo đói… Nghiên cứu những mối liên hệ, sự phụ thuộc có tính quy luật giữa các quá trình nhân khẩu, với những thay đổi về tâm lý và kinh tế - xã hội như mức sinh tử với các mối liên hệ với những khác biệt trong tính chất của lao động, điều kiện sinh hoạt, văn hoá, gia đình, phúc lợi, nhà ở…Xem xét cơ cấu xã hội dân số, xã hội học làm sáng tỏ cấu trúc phức tạp của nó như một hệ thống giữa số lượng và chất lượng dân số, môi trường xã hội và kiểu tái sản xuất dân cư, mật độ dân cư và di dân, sự chuyển đổi mô hình, quy mô gia đình. Khi xem xét mối quan hệ giữa Dân số và Tài nguyên Môi trường, trước hết chúng ta cần xem xét tổng quan về tài nguyên môi trường, nơi mọi người đang sinh sống. Dân số là chủ thể nhưng đồng thời cũng là đối tượng trong môi trường sống. Con người xây dựng môi trường sống ngày một tươi đẹp hơn nhưng đồng thời cũng là chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường đến mức độ cạn kiệt, tàn phá, hủy hoại môi trường sống nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn. II.Thực trạng dân số Việt Nam Theo số liệu công bố mới đây nhất của Tổng cục Thống kê về Kết quả điều tra Biến động Dân số-KHHGĐ, dân số Việt Nam có đến 1/4/2012 là 88.526.883 người (tăng 915.936 người so với 1/4/2011). Dân số thành thị là 28.568.744 người, chiếm 32,3% và dân số nam là 43.792.120 người, chiếm 49,5% tổng dân số. Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (20.146.759 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19.123.424 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5.338.434 người). Biểu 1. Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2012 Đơn vị tính: Người Vùng kinh tế - xã hội Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Toàn quốc 88 526 88343 792 120 44 734 763 28 568 74459 958 139 Trung du và miền núi phía Bắc 11 376 2405 669 603 5 706 637 1 967 945 9 408 295 Đồng bằng sông Hồng 20 146 7599 958 023 10 188 736 6 299 283 13 847 476 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 19 123 4249 466 218 9 657 206 5 194 643 13 928 781 Tây Nguyên 5 338 434 2 720 446 2 617 988 1 554 442 3 783 992 Đông Nam Bộ 15 155 1767 329 740 7 825 436 9 232 389 5 922 787 Đồng bằng sông Cửu Long 17 386 8508 648 090 8 738 760 4 320 042 13 066 808 Với mật độ dân số 267 người/km 2 , Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (321 người/km 2 ) và Xin-ga-po (7.751 người/km 2 ) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, đạt 956 người/km 2 , tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật độ dân số 642 người/km 2 , hai vùng này tập trung tới 39,9% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước (98 người/km 2 ). Điều này cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Biểu 2. Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2012 Vùng kinh tế - xã hội Diện tích (%) Dân số (%) Mật độ dân số (người/km 2 ) Toàn quốc 100,0 100,0 267 Trung du và miền núi phía Bắc 28,8 12,9 119 Đồng bằng sông Hồng 6,4 22,8 956 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 29,0 21,6 200 Tây Nguyên 16,5 6,0 98 Đông Nam Bộ 7,1 17,1 642 Đồng bằng sông Cửu Long 12,3 19,6 429 Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới), hiện tượng này của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số năm 2010, 2011 và 2012 tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; và 97,7 ; 97,9 97,9 nam/100 nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Một trong những nguyên nhân đó là qui luật sinh bù sau chiến tranh, tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càng tăng lên. Hiện nay, toàn Châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi. Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và nhanh. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ số phụ thuộc, một chỉ tiêu biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64. Biểu 3. Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989 - 2012 Đơn vị tính: Phần trăm Tỷ số phụ thuộc 1989 1999 2009 2010 2011 2012 Tỷ số phụ thuộc trẻ em (0-14) 69,8 54,2 35,4 36,1 34,9 34,6 Tỷ số phụ thuộc người già (65+) 8,4 9,4 9,3 9,9 10,1 10,3 Tỷ số phụ thuộc chung 78,2 63,6 44,7 46,0 45,0 44,9 Số liệu trong Biểu 3 cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ 78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm 1999) và 44,9% vào năm 2012. Sự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình làm giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh. Tuổi thọ tăng người già sống lâu hơn làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng. Mức tăng này vẫn thấp hơn mức giảm sinh nên tỷ số phụ thuộc chung vẫn giảm. Điều đó chứng tỏ gánh nặng đối với dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước ta ngày càng giảm. Phản ánh rõ hơn xu hướng già hoá dân số như đã nói ở trên, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 23,9% năm 2012. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng. Năm 1999, tỷ trọng những người từ 65 tuổi trở lên là 5,8%, mười năm sau vào năm 2009 tỷ trọng những người từ 65 tuổi trở lên là 6,4%, con số này của năm 2012 đạt 7,1%. Biểu 4. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, thời kỳ 1989 - 2012 Đơn vị tính: Phần trăm 1989 1999 2009 2010 2011 2012 Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi 39,2 33,1 24,5 24,7 24,0 23,9 Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi 56,1 61,1 69,1 68,5 69,0 69,0 Tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên 7,1 8,0 8,7 9,4 9,9 10,2 Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên 4,7 5,8 6,4 6,8 7,0 7,1 Chỉ số già hoá 18,2 24,3 35,5 37,9 41,1 42,7 Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số là chỉ số già hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Chỉ số già hoá đã tăng từ 18,2% năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và đạt 42,7% năm 2012. Điều đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua. III. Những vấn đề đặt ra hiện nay 1. Ảnh hưởng đến môi trường Trong 100 năm qua nhiệt độ chung của trái đất đã tăng lên 0,6 độ C. Với mức độ ô nhiễm và phá rừng như hiện nay thì nhiệt độ chung của trái đất sẽ tăng lên 2 đến 5 độ C trong thế kỷ 21. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu làm cho một phần các khối băng khổng lồ ở hai cực tan ra, mực nước biển sẽ dâng cao từ 0,5 đến 0,6 mét trong thế kỷ 21, sẽ đánh chìm nơi ở của hàng trăm triệu người ở các dải đất ven biển và hàng trăm triệu hécta đất canh tác sẽ không còn. Theo tính toán của một số nhà khoa học Việt Nam, đến năm 2070 do mực nước biển dâng cao sẽ có khoảng 15 triệu hécta của vùng sông Hồng bị chìm trong nước. Quá trình sản xuất và sinh sống của dân số, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm bầu không khí. Người ta đã chứng kiến các trận mưa axit ngày càng tăng như ở Ấn Độ, Brasil và một số nước khác. Mưa axit đã giết chết nhiều sinh vật trong các hồ ao. Ở Việt Nam, trong phạm vi cả nước thì ô nhiễm không khí chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng ở cả thành phố lớn và các khu công nghiệp thì đang bị ảnh hưởng đáng lo ngại, cần được nghiên cứu giải quyết. Hoạt động của dân số đã làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. Gần 3/4 vỏ trái đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 6% là nước ngọt. Các chất thải do sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tạo ra đã làm ô nhiễm 10% các sông ngòi trên thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 2.000 con sông lớn nhỏ, với tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 880 tỷ m 3 . Tổng trữ lượng nước dưới đất toàn lãnh thổ (chưa kể các đảo) theo dự toán đạt khoảng 1.513m 3 /giây, xấp xỉ 15% tổng lượng nước mặt sinh ra trên lãnh thổ. Cả nước có khoảng 350 nguồn nước khoáng và nước nóng. Thế nhưng do mất rừng, nông nghiệp không kèm theo các biện pháp bảo vệ môi trường và do các hoạt động khác, nguồn nước của chúng ta đã bị suy giảm, gây nên nạn thiếu nước ở nhiều vùng. Hoạt động công nghiệp của nước ta hàng năm thải ra khoảng 290.000 tấn chất độc hại vào môi trường (đánh giá năm 1998). Nước sông Hồng đã nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ và một số kim loại nặng như Zn, Cu, As, NH 4 - , PO 4 3- . Chất lượng và khối lượng nước ở Hà Nội và một số thành phố lớn đang giảm mạnh. Mực nước ngầm ở một số vùng Hà Nội đã tụt xuống 10 đến 20 mét, không những làm giảm lưu lượng nước mà còn gây ra hiện tượng sụt đất. Nước tại các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân có hàm lượng NH 4 - và PO 4 3- đều vượt tiêu chuẩn cho phép 8 đến 10 lần. Tại thị xã Trà Vinh các giếng nước khoan có hàm lượng Cl từ 270mg/l đến 1.000 mg/l. Điều đáng quan tâm là phần lớn nước thải ở các bệnh viện, các xưởng sản xuất chế biến, các nhà máy nhỏ ở địa phương đều không được xử lý xả thẳng vào ao, hồ, sông, biển. Đó là nguồn ô nhiễm lớn cần được giải quyết. Tác động của dân số là một trong các nhân tố chủ yếu gây nên thoái hoá đất. Thế giới có khoảng 13.000 triệu hécta đất không bị băng giá bao phủ, trong đó có 31% là đất có rừng hay thảm cây bụi che phủ. Thế nhưng chỉ trong 40 năm qua đã mất đi 1/5 lớp đất mùn ở các vùng nông nghiệp, trung bình mỗi năm có 6 đến 7 triệu hécta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn, rửa trôi và hóa đá. Ở Việt Nam, do phá rừng đã làm cho đất bị thoái hoá nghiêm trọng. Gần 10 triệu hécta đất trống đồi núi trọc hiện nay là mối quan tâm lớn, là vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Quá trình xói mòn, rửa trôi đất ở vùng gò đồi làm mất đi lớp đất mặt hàng năm chừng 200tấn/ha. Mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 15.000-20.000 tấn thuốc trừ sâu. Bình quân lượng thuốc sử dụng trên một hécta gieo trồng là 0,4 - 0,5 kg, cá biệt như vùng Đà Lạt lên đến 5,1 - 13,5kg/ha. Đó là nguồn hoá học ô nhiễm lớn cho đất. Sự suy thoái môi trường sinh thái gắn liền với sự suy kiệt nguồn tài nguyên và giảm tính đa dạng sinh học. Sự tàn phá rừng và gây ô nhiễm môi trường đã làm giảm tính đa dạng sinh học là nguyên nhân nguồn gen đến các loài và các hệ sinh thái suy giảm một cách nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Để cứu lấy trái đất, trước hết phải cứu các loài, các hệ sinh thái đang bị huỷ diệt. Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 10% các loài chim, 25% các loài thú, 21% các loài lưỡng cư, bò sát và gần 400 loài thực vật đang đương đầu với nguy cơ diệt chủng. Sự biến đổi của môi trường sinh thái đã làm cho giá trị bị suy giảm đáng kể. Kết quả nghiên cứu tại vùng đồi khô hạn của các tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng, đối với đồi trọc loại III (loại cằn cỗi nhất) thì không gặp giun đất sinh sống ở đó, nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất là Azotobacter đã không tìm thấy trong các mẫu phân tích. Việc phá rừng ngập mặn để cải tạo thành đất trồng trọt ở Nam Bộ trước đây không những đã làm mất đi nhiều loài thuỷ sinh vật quý như tôm, cua, cá và các loài phù du khác. Nhiều loài gỗ quý ở Trung Bộ như lim, sến, táu, gội, re hương, lát hoa, trầm hương, chò chỉ… cách đây không lâu rất phổ biến, nhưng giờ đây rất hiếm hoi. Các loài gỗ quý ở Tây Nguyên như trắc, cà chắc, cà te cũng ở tình trạng khan hiếm. Chỉ tính từ năm 1995 đến nay, các loài động vật có giá trị đều giảm số lượng xấp xỉ 50%. Hiện nay trong phần lớn các tài liệu đều quy trách nhiệm dẫn đến biến đổi môi trường sống và giảm đa dạng sinh học là do hoạt động không hợp lý, thiếu khoa học của dân số gây nên. Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường sinh thái và giảm đa dạng sinh học là nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân tự nhiên gây ra và nhóm nguyên nhân do dân số gây ra : 1/ Nhóm nguyên nhân do những xung đột vốn có của tự nhiên như gió, bão, lũ lụt, núi lửa, động đất, quá trình chuyển động của không khí, sóng thần, sự va chạm của các thiên thể khác vào trái đất, tác động của quy luật cạnh tranh sinh tồn trong quá trình tiến hoá sinh vật. 2/ Nhóm nguyên nhân do dân số ngày càng đông gây ra trong thời đại ngày nay mang tính rộng khắp và thường xuyên làm suy thoái môi trường và giảm đa dạng sinh học, bao gồm: a) Phát triển kinh tế không tôn trọng quy luật tự nhiên, tàn phá thiên nhiên làm cho môi trường suy thoái, tài nguyên cạn kiệt, đa dạng sinh học giảm. b) Do nạn nghèo đói và tốc độ dân số tăng quá nhanh. Đây là hai vấn đề to lớn, mang tính đặc thù của các nước đang phát triển. "Có thực mới vực được đạo", đó là thực tế bắt buộc phải giải quyết trong chính sách phát triển và BVMT của mọi quốc gia. Dù biết phá rừng là thảm họa, là phá nơi sống của họ, săn bắt hết động vật quý hiếm là mất đi gia sản của thiên nhiên, nhưng người ta vẫn phải làm vì mưu sinh cuộc sống. Đói nghèo và tăng dân số quá nhanh là lực cản lớn nhất của sự phát triển và bảo vệ môi trường. Do nhận thức không đầy đủ về quy luật tự nhiên và ý thức bảo vệ mội trường của người dân còn bị hạn chế. Hiện nay vẫn còn một số bộ phận không nhỏ dân số biết rõ về tai hoạ môi trường bởi những hành vi của họ gây ra, nhưng vẫn phá rừng bừa bãi, buôn bán đất hợp pháp động vật quý hiếm, thải các chất độc hại ra môi trường vì lợi ích riêng trước mắt. Chế tài thực hiện và việc thực hiện chức năng BVMT của một số cơ quan liên quan còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp quy đã có, nhưng chế tài thực hiện và việc thực hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến môi trường chưa tốt, chưa nghiêm minh nên môi trường sinh thái của Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị suy thoái, đa dạng sinh học giảm. Để bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở Việt Nam, cần thực hiện một số biện pháp sau đây: Xây dựng các chế tài hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng và các Quy định đã có của Chính phủ liên quan đến bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực, củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường, đặc biệt là đạo đức của người thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tăng cường công tác giáo dục môi trường ở mọi cấp độ, mọi cộng đồng dân cư, làm cho họ có nhận thức đúng và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bổ sung điều chỉnh các quy định về một số điều trong luật pháp cho phù hợp ngày càng cao với thực tế cuộc sống. Ngoài ra, Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, giải pháp cụ thể trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của mọi tầng lớp dân chúng và thực hiện đúng chính sách dân số, tăng cường hơn nữa và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo biến động môi trường để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. . phát triển đúng đắn. II.Thực trạng dân số Việt Nam Theo số liệu công bố mới đây nhất của Tổng cục Thống kê về Kết quả điều tra Biến động Dân số- KHHGĐ, dân số Việt Nam có đến 1/4/2012 là 88.526.883. Quan điểm về cơ cấu dân số Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội -dân số, xã hội học tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư,mật độ dân số, cơ cấu dân cư,biến đổi tự nhiên và cơ học của dân cư.Qua nghiên. 915.936 người so với 1/4/2011). Dân số thành thị là 28.568.744 người, chiếm 32,3% và dân số nam là 43.792.120 người, chiếm 49,5% tổng dân số. Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đồng bằng sông

Ngày đăng: 06/05/2014, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan