Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
1,2 MB
Nội dung
- 56 - Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn Thư viện niềm tin cơ-đốc Tinlanh.Ru trân trọng giới thiệu Peter J. Daniels Làm thế nào vượtquacơnkhủnghoảnglớn Người dịch: T.N.M. Mát-xcơ-va 2010 Sắp bản và phát hành: Tinlanh.Ru & Hội thánh Tin lành Mát-xcơ-va Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn - 1 - Peter J. Daniels VƯỢTQUAKHỦNGHOẢNGLỚN Đôi lời về tác giả Peter Daniels sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó và lộn xộn, từ bé ông bị chứng bệnh khó phát âm và các thứ bệnh khác. Ông không đạt kết quả tốt ở bất cứ lớp nào của trường học. Nhưng sự khởi đầu tệ hại như vậy không ngăn cản được ông phát triển một đức tin sâu sắc, mạnh mẽ, vào Đức Chúa Trời để đạt được một thành công xuất chúng, và đã khiến những kẻ hoài nghi nhất cũng phải ngậm miệng. Thậm chí, ngày hôm nay đã ngoài bảy mươi tuổi ông vẫn tiếp tục vươn lên phía trước, làm việc không ngừng và trông trẻ hơn tuổi rất nhiều. Ông cùng vợ là bà Rô-bin đã chung sống hạnh phúc suốt hơn năm mươi năm nay, họ đã có ba đứa con và tám đứa cháu. Các phương tiện truyền thông đôi lúc gọi ông là “người cuồng tín” và “cựu chiến binh Thập tự chinh” vì tinh thần kiên quyết chiến đấu bảo vệ những quan điểm đạo đức của ông. Nhưng cả thế giới biết đến ông như một trong những người giàu có nhất nước Úc (Ốt-xtra-li-a), một nhà kinh doanh tài giỏi tầm cỡ thế giới, một nhà hùng biện đại tài, và đối với các Hội thánh của Chúa, thì ông nổi tiếng là người dâng hiến hào phóng nhất. - 2 - Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn Mục lục Chương 1. Hãy thoát khỏi những hình dung xấu Chương 2 Các vai trò khác nhau và những thắng lợi quá khứ Chương 3 Hãy nhìn nhận tình huống khủnghoảng từ triển vọng đúng Chương 4 Kế hoạch A. Tính thời gian theo trình tự ngược lại Chương 5 Hãy gia thêm thời hạn cuối cùng Chương 6 Hãy chia và trị Chương 7 Hãy soạn thảo kế hoạch phòng xa Chương 8 Hãy gọi điện cho sáu người Chương 9. Không bột mì sao nướng bánh Chương 10 Đừng phí thời gian làm những quyết định ngu ngốc Chương 11 Hãy đừng cho phép hoàn cảnh kích động bạn quyết định phi lý Chương 12 Hãy tấn công Chương 13 Hãy sử dụng thì giờ của bạn một cách liên tục Chương 14 Hãy nạp dầu cho máy bơm Chương 15 Bạn đã mắc sai lầm ở đâu Chương 16 Mười hai nguyên tắc thành công Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn - 3 - Lời tựa Thường ai cũng bắt đầu cú điện thoại từ câu: “Bác không biết tôi đâu, nhưng…” – và sau đó giốc bầu tâm sự về một câu chuyện ảm đạm thê lương. Các chủ nợ chèn ép… việc kinh doanh tan vỡ… tiền cạn… họ bị dồn đến chân tường. Những người gọi điện đang bị căng thẳng thần kinh, thường họ giận dữ, nhưng lại cầu cứu vì ở bước đường cùng. Phần đông chúng ta đều có lúc đụng phải những nan đề, dù ta vượtqua chúng, hay nan đề tự qua đi, ta đều trở nên già dặn hơn và khôn ngoan hơn. Ví dụ như nỗi đau mất người thân, hay nỗi buồn vì người nhà của ta mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, để lại sâu trong ta một vết thương lòng khó hàn gắn. Mục đích cuốn sách này là để giúp đỡ những người gặp phải sự khủnghoảnglớn về tài chính nhưng tôi hy vọng những nguyên tắc được nêu ra ở đây cũng giúp bạn đọc vượtqua những tai ương khác trong cuộc sống. Tác giả - 4 - Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn Chương 1 Hãy thoát khỏi những hình dung xấu Khi khủnghoảng thật sự đến, mỗi người phản ứng một cách. Phản ứng có thể là sự tuyệt vọng tê tái, hoặc nỗi khiếp sợ sâu thẳm, hoặc hốt hoảng, hoặc đờ đẫn thất thần, hoặc cảm giác có lỗi. Có một điều có thể nói chắc – phản ứng này phụ thuộc vào qui mô của tai họa và việc tai họa đó có ảnh hưởng ra sao đến bạn, gia đình bạn và phúc lợi của bạn. Điều quan trọng nhất trong bất kỳ một sự khủnghoảng nào, đó là ngay từ đầu nắm lấy sự điều khiển vào tay mình, hiểu rằng trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng là thuyền trưởng để lèo lái con tàu ra khỏi cơn gió to, sóng cả. Yếu tố then chốt để điều khiển trong khủng hoảng, đó là thái độ của bạn đối với những sự xảy ra. Thái độ đó quan trọng hơn chính hoàn cảnh, và vì thế nó sẽ trở nên yếu tố tích cực hay tiêu cực trong bất kỳ sự khủnghoảng nào. Thái độ của bạn hiện thực hơn thực tế, nhiều mặt hơn hoàn cảnh, mạnh mẽ hơn phe đối lập, nhanh nhẹn hơn áp lực và mềm dẻo hơn thời gian. Nó quý giá hơn tiền bạc hoặc sự ảnh hưởng, lại ảnh hưởng hơn thị trường nhiều. Trong bất cứ một sự khủnghoảnglớn nào thái độ của bạn đối với những sự xảy ra – đó là điều trước hết bạn phải kiểm soát được. Bằng cách tự kiểm soát chính mình bạn có thể lấy lại được tự tin và bình ổn. Trước hết bạn cần nắm được cảm xúc. Khi khủnghoảng nghiêm trọng xảy đến, cơn sóng suy nghĩ về tai nạn sẽ cuốn bạn đi. Tâm trí của bạn đầy rẫy những hình ảnh và ý nghĩ về những sự có thể và không thể xảy ra. Hãy đừng chờ đợi rằng trí tưởng tượng của bạn rồi sẽ đi theo những phép tắc nào đó, cũng đừng sợ tầm cỡ và phạm vi của Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn - 5 - những tai họa do trí tưởng tượng vẽ ra. Đơn giản là mọi sự có thế nào trong thực tế hãy tiếp nhận thế ấy – như là một tín hiệu cảnh báo để bạn chú ý và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Tôi nhớ nhiều năm về trước tôi lâm vào cảnh ngộ éo le. Tôi nhớ nỗi xấu hổ khi đó, là người chồng, người cha, tôi đã làm khổ vợ, khổ con mình. Tôi đã không phù hợp với những nguyên tắc mà tôi cho rằng tôi phải phù hợp. Mọi ý nghĩ của tôi tập trung vào những tấm séc mà tôi đã thành tâm gửi đi, nhưng hóa ra chúng đã không được bảo đảm. Tôi không có việc làm, chẳng có một nguồn thu nhập nào khác. Tôi hình dung là mình sẽ bị tịch thu nhà, và thậm chí miên man nghĩ là mình sẽ vào tù vì nợ chồng, nợ chất. Bỗng dưng, tôi cảm thấy hình như ai cũng theo dõi tôi và chẳng ai còn tin cậy tôi nữa. Tôi mất ăn, mất ngủ, nghĩ ngợi không ra đầu ra đũa. Những hình dung khủng khiếp nhất của những điều có thể xảy đến cứ theo đuổi tôi hoài. Điều đó thiêu đốt sinh lực của tôi, chẳng mang lại ích lợi gì cho tôi cả. Một ngày nọ, tôi quyết định viết ra giấy tất cả những nỗi sợ của tôi, dù chúng có điên rồ đến đâu chăng nữa. Để tránh những ý nghĩ tiêu cực, tôi viết ở bên cột đối diện những sự kiện thực tế. Ít ra tôi cũng cần hiểu được tình cảnh thực tế, và tôi đã làm như sau: Thứ nhất, tôi bắt đầu kiểm soát thái độ của mình đối với những gì xảy ra. Thực tế là tôi đã cố gắng hành động trong tình huống nguy kịch này theo như cách của một người lý tưởng tôi muốn bắt chước. Tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực, giữ gìn tâm linh tỉnh thức và không cho phép sự gì, không cho phép ai kéo tôi ra khỏi nguyên tắc thứ nhất này. Thứ hai, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy tất cả những tai họa và nỗi khiếp đảm như chúng có, ở dạng phóng đại, tích cực cũng như tiêu cực. Thứ ba, để có bức tranh rõ nét và để hiểu tôi phải đối mặt với sự gì, tôi xét những tai họa và nỗi sợ đó từ góc độ những sự đó sẽ bắt tôi trả giá gì, dù đó là tiền bạc, tài sản hay thanh danh. Thứ tư, từ tất cả những ghi chép đó tôi vẽ ra cho mình “đồ thị khủng hoảng” để miêu tả tình huống. Thứ năm, tôi nhận vào mình toàn bộ trách nhiệm về khủng - 6 - Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớnhoảng cùng tất cả những hậu quả của nó. Thứ sáu, tôi viết lên tờ bìa các tông khổ lớn tất cả những tai họa và nỗi sợ đó, cũng như đồ thị khủnghoảng cùng với sự công nhận trách nhiệm và treo tờ bìa lên chỗ dễ thấy. Làm xong những điều đó, tôi tập trung vào các sự kiện thực tế. Giờ đây, tôi có thể đổi mới đồ thị khủnghoảng tùy theo sự thay đổi của tình huống ( mà trong khủnghoảng tình huống thay đổi thường xuyên). Kết quả của những hành động này là sự giải phóng khỏi những hình dung phi thực tế vì giờ đây tôi sử dụng các sự kiện và tôi có thể theo dõi tiến trình. Sức lực tôi đổi sang chiều hướng tính cực. Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn - 7 - Chương 2 Các vai trò khác nhau và những thắng lợi quá khứ Mỗi một người trong chúng ta đều đã chạm trán với khó khăn và chắc hẳn là chúng ta ai cũng mắc phải phần lớn những tình huống đó vì lỗi của chính mình. Tôi nhớ có lần nói chuyện với anh trai một người bạn tôi, trong câu chuyện tôi nhấn mạnh sự kiện là người bạn tôi nói gì thì nói đã vượtqua biết bao khó khăn. Người anh bèn nói: “Thế hả, cậu em tôi bao giờ cũng thế. Nếu chẳng may không có nan đề gì, thì nó sẽ tạo ra ngay nan đề mới!” Có lẽ bạn đã từng nghe những lời khẳng định tương tự. Tưởng chừng phi lý, song nhiều người suốt đời đi từ khủnghoảng này sang khủnghoảng khác, đốt cháy sức lực bản thân, biến mọi sự ra công dã tràng. Tuy nhiên, nếu như mỗi người đều có nan đề, khó khăn và khủnghoảng riêng thì mỗi người cũng đều có những chiến thắng riêng. Gặp những thời kỳ nỗi sợ và chờ đón thất bại đang đè nặng, bạn thường khó nhớ được những thời kỳ thăng tiến và thắng lợi trong quá khứ. Vào thời điểm một trong những khủnghoảng tài chính sâu sắc của đời tôi, khi tưởng chừng không còn le lói tia hy vọng nào nữa, tôi lang thang dọc theo bãi tắm bên bờ biển và lắng nghe tiếng rì rào sóng vỗ. Tôi thử cố sắp xếp lại những ý nghĩ của mình. Tôi đi và suy ngẫm về những thời kỳ thành đạt mới đây, cố hồi tưởng sự vui sướng của các thắng lợi cũ. Nhìn về tương lai, tôi không thể trông chờ điều gì khác ngoài cuộc gặp gỡ với các chủ nợ, những lời chỉ trích và sự thất bại! Song, tôi tin tưởng là tồn tại biện pháp để vượtqua tất cả những sự đó, để rồi tôi vẫn là tôi, với lòng tự tôn không bị sứt mẻ. Và tất nhiên, ngoài ra từ khó khăn tôi có thể rút ra những bài học bổ ích. - 8 - Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn Bài học hôm đó đã thay đổi cuộc đời tôi, và tôi chia sẻ điều đó với những ai mặt đối mặt với khủnghoảng nghiêm trọng. Điều này dựa trên sự thấu hiểu lẽ thật Kinh thánh: “điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến” (Phi-líp 4:8). Trở về nhà chiều hôm đó, tôi ngồi viết Sách Chiến Thắng. Tôi nhớ lại quãng đời tôi đã sống đến ngày hôm đó và tôi ghi chép tất cả những thành công tôi đã từng đạt được. Sau này, mỗi khi cảm thấy mình trầm uất hay tuyệt vọng, tôi lại lấy cuốn sách đó ra đọc oang oang về sự tốt lành của Đức Chúa Trời trong đời sống tôi. Lòng tôi chan chứa lạc quan đến nỗi tôi có thể hét liên tục trong một giờ đồng hồ liền! Tôi sắp xếp những ghi chép trong Sách Chiến Thắng theo thứ tự, xếp cạnh nhau những sự kiện na ná giống nhau và loại bỏ tất cả những sự kiện đau đớn khỏi quá khứ. Tôi tiếp nhận sách này như một cẩm nang dạy sao cho đời tôi được công thành, danh toại. Tôi hiểu rằng nếu cho phép tư tưởng mình tập trung vào một tiền đồ tan nát, tôi sẽ thấy ghét bản thân và sẽ thiêu đốt sinh lực cùng với lòng tự tôn của mình. Tôi quyết định sẽ tiếp nhận tôi như tôi có, một nhân cách có giá trị với một vài khiếm khiết dễ thấy cần phải sửa đổi. Chỉ như thế tôi mới có thể vượtqua khỏi tình huống, rút ra bài học kinh nghiệm và trở nên từng trải hơn. Ví dụ, đôi khi nằm dưới áp lực lớn, tôi không làm gì, ngồi trên ghế suy nghĩ hàng giờ liền về quá khứ thay vào việc hành động. Nhưng trong những trường hợp khác tôi lại thể hiện sự tích cực và bền bỉ, khi tôi làm việc ở công ty vật liệu gỗ rừng, tôi đã ngỡ rằng không thể bán những tấm ván ở Bờ Tây Nam Ốt-xtra-li-a vì môi trường cạnh tranh. Nhưng một hôm tôi đã thuyết phục được người quản lý bán hàng cho phép tôi bán hàng ở một vùng mà họ đã chào thua, được đặt tên là “nghĩa địa của những người chào hàng rong” vì ở đó đường xá tồi tàn, khoảng cách lớn và mức tiêu thụ thấp. Tôi phỏng đóan vì những điều kiện ngoại cảnh khó khăn nêu trên, vùng đó chưa bao giờ được phục vụ đúng mức và vì thế tôi dám chắc đây sẽ là một “mỏ vàng”. Vì tôi có uy tín nên tôi đề nghị được đến đó vào ngày nghỉ, người quản lý bán hàng đã đồng ý, mặc dù lo lắng phải chi nhiều. Peter DanielsVượt quacơnkhủnghoảnglớn - 9 - Kết quả là trong vòng hai tuần tôi đã bán được nhiều hàng hơn người ta bán trước đó trong cả năm ròng. Ngoài ra, có hai xí nghiệp gỗ đã phải chuyển sang chế độ làm việc 24/24 để kịp thời đáp ứng nhu cầu. Dạo đó vì thành tích này tôi nhận được phần thưởng cho sự xuất chúng phi thường. Vậy đó, tôi nhớ là trong cùng một thời điểm của đời tôi, tôi có thể ở những vai trò khác nhau. Cùng lúc, tôi có thể vừa là người thường thường bậc trung, vừa là người chiến thắng. Tôi cũng đọc lại những bức thư chúc mừng cũ, xem ảnh những thành công quá khứ, điều đó giúp tôi gìn giữ bầu không khí tích cực và thăng bằng để vượtquakhủng hoảng. Sao bạn không tự viết cuốn Sách Chiến Thắng của riêng mình nhỉ? Cuốn sách không dựa vào những gì người khác nghĩ về các sự kiện của đời bạn, mà dựa nhiều vào thái độ của bạn về những sự kiện đó, những sự kiện đó ảnh hưởng riêng tư lên bạn ra sao. Khi làm như vậy, bạn cho phép mình một lần nữa cảm nhận được hương vị chiến thắng quá khứ, bạn đem lại cơ hội tỉnh thức và được động viên. Tôi cũng cho rằng nhất định nên đọc tiểu sử của chính mình, điều đó giúp giữ gìn sự lạc quan và khách quan. Chúng ta cần phải hiểu được rằng chỉ có những ai đã trải quakhủng hoảng, đã vấp phải những thử thách và đã giành chiến thắng thì mới là tấm gương cho sự phát triển tính cách và làm sao đạt được những đỉnh cao mới. Trong một tương lai gần bạn ngoảnh lại và nhìn vào sự khủnghoảnglớn nhất trong đời bạn vừa vượt qua, bạn sẽ thấy sự hủng hoảng này trong ánh sáng thật của nó – lửa thử vàng, thời gian thử thách, qua khó khăn bạn học được biết bao điều. Bạn cũng nên hiểu chúng ta ai cũng sẽ cả đời phải nghiên cứu, phân tích một nhân vật, đó là chính mình. Điều khiển khủnghoảng • Hãy thừa nhận là ai cũng có những khó khăn và thắng lợi • Khi suy ngẫm về chiến thắng, bạn được thêm sức để đi tiếp • Hãy bắt đầu viết Sách Chiến Thắng của chính mình. [...]... đang hành động theo đúng pháp luật Bạn có hai lựa chọn rất đơn giản trong khủnghoảng lớn: 1 cho phép khủnghoảng xảy ra 2 thúc đẩy để khủnghoảng xảy ra Phương án 1 chỉ là phương án, nếu khủnghoảng đã xảy ra – bạn có thể tiến sang phương án hai và vượtquakhủnghoảng hoặc kết thúc công việc và phục hồi sự kiểm soát Nếu sự khủnghoảng không tránh khỏi, nhưng cũng chưa bắt đầu, vậy thì hãy chăm chút... những mục đích để kết thúc thời kỳ khủnghoảng hiện tại của bạn.Tôi đã trải qua nhiều khủnghoảng nên tôi biết rằng nếu tôi không có một danh sách những đầu mục đã được duyệt như vậy tôi sẽ bị trật đường ray, làm tình thế còn nghiêm trọng hơn - 15 - Vượtquacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels Dạo con trai tôi, Graham, hai mươi mốt tuổi, nó bị khủnghoảng tài chính lớn Khi tôi hỏi có cần tôi giúp gì... nhận những thất bại mà qua đó có thể tiếp thu những bài học kinh nghiệm cho mình Chúng ta phải học cách giữ sự bình tâm, giữ niềm hy vọng vào - 30 - Vượtquacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels tương lai theo những quan điểm của chúng ta, và luôn luôn chống cự những chiếc cùm thất bại mà cho đến lúc này chúng ta đã vượtqua được Điều khiển khủnghoảng • Hãy nhớ : Kể cả vào thời khủng hoảng, 60 phút vẫn bằng... đã tiếp nhận tình trạng khủnghoảng như thế nào? • Tình trạng khủnghoảng kiểm tra luân lý đạo đức của bạn và những người khác • Hãy theo dõi sự trung thực của chính mình, chứ không phải sự trung thực của các “chiến hữu” - 13 - Vượtquacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels Chương 4 Kế hoạch A Tính thời gian theo trình tự ngược lại Tôi xin nhắc lại là bản chất của điều khiển khủnghoảng nằm ở chỗ lúc nào... - Vượtquacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels Trong hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ có 3 cách giải quyết: 1) Đằng nào cũng liều, dù biết và hiểu hậu quả, nhưng vẫn hy vọng rằng bạn có thể khắc phục được khúnghoảng tiếp sau, nếu nó xảy ra 2) Mạo hiểm tin vào thành công, bằng cách đó làm dịu được khủnghoảng của mình, bất chấp khả năng có thể mất hết 3) Giữ quan điểm được chăng hay chớ, cốt sao qua được khủng. .. Điều khiển khủnghoảng • • • bạn Hãy chọn sáu người để gặp gỡ về đề tài khủnghoảng Hãy lắng nghe chăm chú và sau đó ghi chép Hãy sử dụng thông tin nhận được để áp dụng cho nan đề của - 28 - Vượtquacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels Chương 9 Không bột mì sao nướng bánh Đầu đề chương này có vẻ dễ hiểu hoàn toàn, nhưng dù vậy, tôi nghĩ rằng những nguyên tắc có vẻ rõ ràng lại thường bị bỏ qua vì sự đơn... giá Tôi cũng nhận thấy trong khủnghoảng lớn, đặc biệt là khủnghoảng tài chính, những người hôm qua là bạn hôm nay có thể nên kẻ thù Kẻ thù này lợi dụng nhược điểm của người khác, chống lại bạn bè Khủnghoảng tài chính lớn chia ra hai loại người: 1.Những người trung thực chơi theo luật 2.Những người chỉ sử dụng sự dẻo mồm và khoe mẽ để trục lợi cho bản thân Điều khiển khủnghoảng • Hãy nhớ: khi ở dưới.. .Vượt quacơnkhủnghoảnglớn Peter Daniels Chương 3 Hãy nhìn vào tình huống khủnghoảng từ triển vọng đúng Hễ gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng là lập tức chúng ta bị áp lực Ta thấy mọi nan đề qua lăng kính phi thực tế và ta phóng đại chúng lên Cách dễ nhất để đưa ai đó vào sự bối rối là đặt anh... những gì xấu nhất và cho điểm từ một đến mười Sau đó, bạn hãy đặt khủng hoảng lớn hiện tại của bạn vào thước đo này Bạn sẽ thấy còn khối lý do để mà vui! Một phương diện đáng tò mò của khủng hoảng lớn nằm ở chỗ bất hạnh của người khác bao giờ đối với ta cũng nhẹ nhàng hơn Chúng ta ngỡ rằng đặt mình vào hoàn cảnh họ, ta sẽ vượtqua khủng hoảng dễ dàng hơn và nhanh hơn Chúng ta cảm thấy như vậy vì trong... ta tỷ lệ thuận với: (a) Quy mô của khủng hoảng (b) Phản ứng của chúng ta trước khủnghoảng (c) Những bài học ta có thể rút ra từ khủnghoảng Tóm lại, bạn chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình trong mọi hoàn cảnh Yếu tố kiểm soát trong mọi hoàn cảnh, đó là hành vi ứng xử của bạn và cách bạn xây dựng hành vi đó Điều khiển khủnghoảng • • • • Hãy kiểm soát khủnghoảng Hãy lập kế hoạch tính thời gian . - 56 - Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn Thư viện niềm tin cơ-đốc Tinlanh.Ru trân trọng giới thiệu Peter J. Daniels Làm thế nào vượt qua cơn khủng hoảng lớn Người dịch: T.N.M. Mát-xcơ-va. thánh Tin lành Mát-xcơ-va Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn - 1 - Peter J. Daniels VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG LỚN Đôi lời về tác giả Peter Daniels sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó. DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn Chương 3 Hãy nhìn vào tình huống khủng hoảng từ triển vọng đúng Hễ gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng là lập tức chúng ta bị áp lực. Ta thấy mọi nan đề qua lăng