Quy định về quản lí, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh cao bằng
Trang 1QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/2012/QĐ-UBND, ngày … tháng ….
năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng)
Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định cụ thể về công tác quản lý, hoạt động bảo vệ môitrường (BVMT); chính sách, biện pháp và nguồn lực trong quản lý, BVMT;quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàntỉnh trong hoạt động BVMT
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình (kể cả các cơ quan, đơn vị Trung ương, tổ chức và cá nhân nước ngoài)
đang sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh CaoBằng
Điều 3 Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1 Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảmtiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước Công tác bảo vệmôi trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường và Quy định này
2 Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, vănhoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơquan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
3 Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa làchính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môitrường
4 Các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phải đưa nội dung bảo vệ môitrường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn,trung hạn, hàng năm và xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của địaphương và ngành
5 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường cótrách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quyđịnh của pháp luật
DỰ THẢO
Trang 2Chương 2 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục 1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 4 Đối tượng, thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1 Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghịđịnh số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP); dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy
mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP;
b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặcxác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề ánbảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục
143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
2 Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
Điều 5 Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
1 Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưngchưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trongcác trường hợp sau đây:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự
án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vigây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chấtthải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thảimới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết quả tính toán, dựbáo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
Trang 32 Chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi saukhi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Điều 6 Thành phần hồ sơ, quy trình, thời hạn thẩm định và phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1 Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số
26/2011/TT-BTNM, ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
2 Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt: Theo quy định tại Điều 19
và Điều 20 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
Điều 7 Tổ chức thẩm định, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩm định và của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
1 Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiệnthông qua Hội đồng thẩm định Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm địnhbáo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Chương 4 Thông tư số26/2011/TT-BTNMT
2 Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định, trách nhiệm của cơ quanphê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩmđịnh:
a) UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trừ các dự ánthuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định cótrách nhiệm:
Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị thẩm định; Tham mưu tổ chức thẩmđịnh và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực đến các địa chỉtheo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP trong thời hạnmười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường
3 Trách nhiệm của chủ dự án:
a) Điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của quyếtđịnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
Trang 4b) Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Chương 5 Thông tư số26/2011/TT-BTNMT trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức
Mục 2 CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 8 Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
1 Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:
a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặcdưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
b) Đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượngphải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất
c) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bảncam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môitrường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mứclập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
2 Dự án, đề xuất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản camkết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bảncam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện;
b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
c) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vigây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chấtthải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thảimới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản camkết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáođánh giá tác động môi trường
Điều 9 Thành phần hồ sơ, quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Trang 51 Thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điều 46 Thông tư số26/2011/TT-BTNMT.
2 Quy trình đăng ký: Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị số29/2011/NĐ-CP
Điều 10 Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
1 Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng kýbản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp,điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác
b) Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượngphải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môitrường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xâydựng
c) Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khôngthuộc đối tượng quy định tại các điểm 1, 2 khoản 1 Điều này, chủ dự án hoặcchủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu
tư, sản xuất, kinh doanh
2 Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bảncam kết bảo vệ môi trường
b) Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thựchiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinhdoanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trongcác Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở
Điều 11 Trách nhiệm của chủ dự án và của cơ quan nhà nước sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký
1 Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ môi trườngđược đăng ký quy định tại Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và các quyđịnh của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự
án, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh
2 Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổisau khi được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
3 Sau khi chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Ủy bannhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
Trang 6a) Thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số26/2011/TT-BTNMT cho chủ dự án;
b) Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ quan liên quan theo quyđịnh tại Điều 34 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
Chương 3 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
Điều 12 Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1 Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
2 Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là ĐTM), bản cam kết bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là BVMT)
3 Trong trường hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa cóQuyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận/thông báo chấp nhận bảncam kết BVMT, giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc thuộcđối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản theo quy định tạiThông tư số 01/2012/TT-BTNMT, ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xácnhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo
vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT) Tổ
chức, cá nhân trong hoạt động động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tráchnhiệm sau đây:
a) Lập, trình thẩm định phê duyệt, đăng ký đề án bảo vệ môi trường chitiết/đơn giản theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNM
b) Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong đề án bảo
vệ môi trường chi tiết/đơn giản
4 Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường và chủ độngkhắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra
5 Trong quá trình hoạt động, các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hạiphải thực quản lý theo Điều 28 Chương 6 của Quy định này
6 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho ngườilao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình
Trang 77 Thực hiện báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệmôi trường.
8 Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường
9 Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường
Điều 13 Bảo vệ môi trường tại khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung
Chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vuichơi giải trí tập chung có trách nhiệm:
1 Tuân thủ quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết các khu chứcnăng đã được phê duyệt
2 Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phêduyệt Chịu trách nhiệm về tình hình môi trường của khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí do mình làm chủ đầu tư
3 Các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ bên trong khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí được thực hiện sau khi đã lậpbáo cáo ĐTM được phê duyệt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí tập trung được các cơ quan chức năngkiểm tra, xác nhận
4 Định kỳ lập báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ môi trường theo đúngtần suất, nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bảncam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và báo cáo đột xuất theo yêu cầucủa cơ quan quản lý có thẩm quyền
5 Bố trí bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BVMT
Điều 14 Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, y tế, công ích
1 Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệmôi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng kýđạt tiêu chuẩn môi trường
2 Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, công ích trong trườnghợp xây dựng mới phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư quy định tạiQuyết định 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việcBan hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinhlao động
3 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động đã thực hiện cácgiải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng không đảm bảo về quy chuẩn,tiêu chuẩn môi trường, bắt buộc phải xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc didời
Trang 84 Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phảiđáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
Điều 15 Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và giao thông vận tải
1 Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được chechắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông
2 Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trườngphải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, pháttán ra môi trường;
b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền;
c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy địnhtrong giấy phép
3 Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệmôi trường sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảmkhông phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn, QCVN chophép
b) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom,
xử lý đạt QCVN vể môi trường
Điều 16 Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
1 Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sảnphải:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệmôi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng kýđạt tiêu chuẩn môi trường
b) Lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo,phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
c) Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Tài khoản ký quỹ,cải tạo phục hồi môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường cho đến khi thànhlập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng lần đầu trước khi tiến hành khai thác
30 ngày và các lần tiếp theo trước ngày 30 tháng 01 hàng năm
Trang 92 Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản có chứanguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất,
an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường
Điều 17 Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1 Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thựchiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch
và hướng dẫn thực hiện;
b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chấtthải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường
2 Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch,điểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tựnhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch
Điều 18 Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan
2 Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốcthú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép
3 Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng
cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng;xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý, xử lý theo quy định vềquản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh
Chương 4 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
Điều 19 Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
1 Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị,khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Trang 10b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phùhợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đãđược phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.
c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường
2 Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trườngsau đây:
a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo
vệ môi trường của khu dân cư
b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường
Điều 20 Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1 Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thựchiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; đổ, bỏrác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải
2 Không chặt phá, bẻ cành cây, phá hoại vườn hoa, thảm cỏ
3 Không thả rông vật nuôi, không để vật nuôi phóng uế, gây mất vệ sinhnơi công cộng
4 Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi,giải trí, khu du lịch, chợ, bến xe, khu vực công cộng khác có trách nhiệm sauđây:
a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gomchất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường
Điều 21 Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
1 Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môitrường sau đây:
a) Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy địnhthu gom, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian và địa điểm quy định của đơn vịthu gom rác Không để vật đựng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ra lòngđường, vỉa hè;
b) Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực vệ sinh của các tổ chức, cánhân, hộ gia đình phải qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệthống thoát nước chung Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môitrường tiếp nhận
c) Không gây tiếng ồn, độ rung quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sinhhoạt của cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 22h đêmđến 6h sáng
Trang 11d) Không phát thải các chất thải gây mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếpvào môi trường; không phát tán khí thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn chophép gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.
e) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa tỉnh và từng địa phương;
f) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm,nơi công cộng do chính quyền, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư phát động
g) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm
vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;
h) Không được để các nguyên vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường,vỉa hè công cộng
i) Không được vứt rác bừa bãi ra lòng đường, vỉa hè công cộng
k) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vàquy ước của khu dân cư
2 Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêuchí xét công nhận gia đình văn hóa
Điều 22 Bảo vệ môi trường tại nơi làm việc
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
1 Giữ gìn vệ sinh môi trường tại công sở, nơi làm việc
2 Phát triển tối đa diện tích cây xanh Đối với các công sở xây dựng mới,phải đảm bảo diện tích cây xanh đạt từ 20% diện tích mặt bằng trở lên
3 Tuyên truyền, đề ra quy định và thực hiện tiết kiệm điện, nước, vănphòng phẩm trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị
4 Phát động các hoạt động BVMT tại cơ quan, đơn vị Tham gia, hưởngứng các phong trào BVMT tại địa phương
Chương 5 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC Điều 23 Bảo vệ môi trường nước sông
1 Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và
có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông
2 Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giaothông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các
hộ gia đình sinh sống trên lưu vực sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu
về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông
Trang 123 Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân
cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực,
có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làmsạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đôthị trên toàn lưu vực
4 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nguồn nước lưuvực sông thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định về Quản
lý lưu vực sông
Điều 24 Bảo vệ môi trường nước suối, ao và hồ
1 Nguồn nước suối, ao, hồ phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chấtlượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước
2 Suối, ao, hồ trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảovệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ởtrên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước được quy hoạch; hạn chế tối đaviệc san lấp suối, hồ, ao trong đô thị, khu dân cư
3 Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lýđạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ,
về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứathuỷ điện, thuỷ lợi và thực hiện các quy định khác có liên quan
Điều 26 Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1 Hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các biệnpháp đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất
2 Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp bảo đảmkhông để các hoá chất, chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất
3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nguồn nước dướiđất thực hiện theo quy định tại điều 65 Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số