1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn thị nga 1324010192 phân tích tài chính cty cp nhựa hà nội

184 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 7,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1...............................................................................................................6 (6)
    • 1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty (7)
      • 1.1.1 Tổng quan (7)
      • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (7)
      • 1.1.3 Ngành nghề kinh doanh (8)
      • 1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp (9)
    • 1.2 Điều kiện đia lí, kinh tế nhân văn (9)
      • 1.2.1 Điều kiện địa lí (9)
      • 1.2.2 Điều kiện lao động, dân số (10)
      • 1.2.3 Điều kiện kinh tế (10)
    • 1.3 Công nghệ sản xuất của công ty (10)
      • 1.3.1 Công nghệ sản xuất (10)
      • 1.3.2 Trang thiết bị chủ yếu của công ty (12)
    • 1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động (0)
      • 1.4.1 Bộ máy quản lí của công ty (14)
      • 1.4.2 Tổ chức lao động (0)
      • 1.4.3 Chế độ làm việc (18)
    • 1.5 Định hướng phát triển trong tương lai (19)
      • 1.5.1 Mục tiêu đến năm 2020 (19)
      • 1.5.2 Chiến lược (19)
  • CHƯƠNG 2.............................................................................................................21 (21)
    • 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (27)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm (27)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ (36)
      • 2.2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (43)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (46)
      • 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (46)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu tài sản cố định (48)
      • 2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định (50)
      • 2.3.4. Phân tích chất lượng của TSCĐ (52)
    • 2.4. Phân tích tình hình lao động tiền lương (54)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động (54)
      • 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động (56)
      • 2.4.3. Phân tích năng suất lao động (59)
      • 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân (63)
    • 2.5 Phân tích chi phí sản xuất (68)
      • 2.5.1. Phân tích chung chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (68)
      • 2.5.2. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M) (72)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính năm 2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội. .71 (74)
      • 2.6.1 Phân tích chung tình hình tài chính của công ty (74)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.81 (85)
      • 2.6.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty (90)
      • 2.6.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (98)
  • CHƯƠNG 3...........................................................................................................101 (0)
    • 3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài (106)
      • 3.1.1. Tính cần thiết của đề tài (106)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành nghiên cứu (106)
    • 3.2. Cơ sở lý thuyết của phân tích tài chính (109)
      • 3.2.1 Khái niệm (109)
      • 3.2.2. Ý nghĩa tài chính và phân tích tài chính (109)
      • 3.2.3. Chức năng (110)
    • 3.3. Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (110)
      • 3.3.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (111)
      • 3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh133 3.3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội giai đoạn 2012-2016 (138)
      • 3.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Nhựa Hà Nội (163)
    • 3.4. Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty CP Nhựa Hà Nội (179)
      • 3.4.1. Về cơ cấu tài chính (179)
      • 3.4.2. Về khả năng thanh toán (179)
      • 3.4.3. Về khả năng luân chuyển (179)
      • 3.4.4. Về hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, vốn kinh doanh (179)
    • 3.5. Một số định hướng nâng cao hiệu quả công tác tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (180)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (184)

Nội dung

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty

 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI

 Tên giao dịch: HANOI PLASTICS JOINT STOCK COMPAINY

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

 Giấy phép ĐKKD số: 0103027615 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 31/12/2008

 Địa chỉ: Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

 Email: hpcl@hn.vnn.vn

 Website: http://ww.hanoiplastics.com.vn

 Chủ tịch HĐQT: Mr Phạm Quốc Trung

 Tổng giám đốc: Mr Bùi Thanh Nam

 Diện tích: 46000 m 2 ( nhà máy số 1: 23000 m 2 , nhà máy số 2: 23000 m 2 )

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội là xí nghiệp Nhựa Lợi Thành được thành lập tháng 10 năm 1959 Đến ngày 24/01/1972, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Nhựa Hà Nội theo quy định số 126/UB-CN của UBND TP Hà Nội.

Ngày 10/8/1993, thực hiện theo Quyết định số 2977/QĐ-UB, Xí nghiệp Nhựa

Hà Nội được đổi tên thành Công ty Nhựa Hà Nội trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội.

Ngày 01/09/2005 UBND thành phố Hà Nội quyết định chuyển công ty Nhựa

Hà Nội trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Nhựa Hà Nội trực thuộc thành phố Hà Nội.

Tháng 6/2005 hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức Quaccnt chứng nhận phù hợp và đạt chuẩn ISO 9001-2000.

Năm 2007, thực hiện chủ trương chính phủ về việc sắp xếp cổ phần hóa các công ty 100% vốn nhà nước thuộc thành phố Hà Nội ra quyết định số 741/QĐ- UBND Ngày 16/09/2008 về việc chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Nhựa Hà Nội thành công ty cổ phần Nhựa Hà Nội.

Công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội từ31/10/2008 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103027615 Hiện nay, nhân riêng, hoạch toán độc lập, tự chủ, có giấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân Hàng.

Khi mới thành lập do cơ chế thị trường bao cấp, công ty chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như khối SXCN Khi đó máy móc chủ yếu là thủ công tự chế tạo và một số máy ép phun do các nước XHCN cung cấp Việc chế tạo khuôn mẫu lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào thiết bị thủ công, sử dụng máy cắt gọt thông thường và phụ thuộc vào bàn tay người thợ.

Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước trong đó chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Từ chỗ sản xuất tiêu thụ theo kế hoạch, sản phẩm đầu ra không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân sản xuất cùng sản phẩm.

Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, là bạn hàng tin cậy của các hãng nổi tiếng như: HONDA, YAMAHA, PIGGIO, FORD, VMEP, YAZAKI, LG, TOYOTA,…

Nhà máy Nhựa cao cấp của công ty Nhựa Hà Nội hoạt động với trang bị hoàn chỉnh, đồng bộ các hệ thống máy, thiết bị chọn nhập qua đấu thầu từ Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa tương đối cao Đây là nhà máy nhựa vào loại tiên tiến hàng đầu Việt Nam, là đầu tàu miền Bắc về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:

Sản xuất sản phẩm sản xuất phục vụ cho các ngành cộng nghiệp:

+ Các chi tiết và phụ tùng xe máy, ô tô, máy giặt: cung cấp cho Honda Việt Nam, Ford Việt Nam, VMEP, Yamaha, …

+ Các loại thùng chứa công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp cơ khí và phụ trợ.

+ Các chi tiết phụ tùng đường ống PVC: xuất khẩu cho Hashimoto, Hitachi- Nhật Bản.

+ Phụ kiện điện tử: kẹp kính, trượt cửa xuất khẩu cho Tostem, Nihon- Nhật Bản.

+ Nhóm sản phẩm phục vụ ngành xây dựng nội địa: vỏ thùng sơn, chi tiết nội

+ Nhóm thiết bị lọc nước thay thế hàng nhập khẩu, các phụ tùng bàn ghế văn phòng, dụng cụ văn phòng.

+ Các sản phẩm nhựa gia dụng phục vụ tiêu dùng: Khuôn nhựa và các thiết bị đồ giá phục vụ cho sản xuất nhựa.

1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp và gia dụng với công nghệ chính là công nghệ ép phun ( Injection Molding Industry).

Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm theo đúng đăng kí kinh doanh số 0103027615 Tổ chức triển khai nghị quyết và quyết định của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng và điều kiện của công ty.

Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ Luật Lao động, hàng năm công ty có trách nhiệm lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định hiện hành của Nhà Nước. Thực hiện đóng BHYT, BHXH cho người lao động theo quy định của nhà nước.

Tuân thủ các quy định của nhà nước về quốc phòng an ninh, văn hóa an toàn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường Thực hiện chê độ kế toán, kiểm toán, và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.

Xây dựng và đăng kí với UBND thành phố Hà Nội kế hoạch lao động, định mức lao động, quy chế tuyển dụng lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên hướng dẫn của bộ lao động thương binh xã hội.

Điều kiện đia lí, kinh tế nhân văn

Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng.Phía Đông giáp Sông Đuống, phía Tây giáp Sông Hồng, bên kia là quận Tây Hồ,Hoàn Kiếm, Ba Đình và quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp huyện Gia Lâm, Bắc giáp Sông Đuống Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, gồm 14 phường Giao thông có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy Đường bộ có quốc lộ đường sắt có tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, đường thủy có sông Hồng, sông Đuống…-> đây là nơi có giao thông thuận lợi rất tốt cho việc kinh doanh mua bán và vận chuyển hàng hóa.

Khí hậu tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), Thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

1.2.2 Điều kiện lao động, dân số

Theo thống kê dân số quận Long Biên là 271.000 người với mật độ 4500 người/km2 Quận Long Biên là nơi có mật độ dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao là điều kiện tốt để công ty phát triển và tuyển dụng được nhiều nhân tài.

Long Biên là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, LongBiên có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quân sự Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, hưởng ứng theo phong trào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì có giao thông thuận lợi đã góp phần thúc đẩy làm tăng giá trị sản xuất ngành mỗi năm một tăng nhanh từ đó đóng góp một phần không nhỏ trong ngân sách nhà nước.

Công nghệ sản xuất của công ty

Do mặt hàng kinh doanh xét trên góc độ sản xuất, quá trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành theo những công đoạn sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ

Yêu cầu của khách hàng

Nhận đơn đặt Mua NVL, hàng vật tư

Lập kế hoạch sản xuất

Thiết kế khuôn Chế tạo khuôn

Bột màu + hạt nhựa + đề xê

Máy khuấy trộn màu Máy ép phun

Sửa vỉ và hoàn thiệnNhập kho

 Bước 1: Đầu tiên phòng kỹ thuật cơ điện thiết kế khuôn, sau đó sẽ chuyển xuống phân xưởng cơ khí để chế tạo khuôn.

 Bước 2: Hạt nhựa được tạo màu trên máy tạo màu và máy trộn

 Bước 3: Lắp khuôn lên máy ép phun và đưa hạt tạo màu vào phễu hạt và tiến hành ép phun sản phẩm

 Bước 4: Nếu sản phẩm là thành phẩm thì nhập kho thành phẩm

 Bước 5: Nếu sản phẩm là bán thành phẩm thì chuyển xuống phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sửa vỉa và hoàn thiện sản phẩm, cuối cùng nhập kho.

Ngoài 2 công nghệ trên , công ty còn sử dụng công nghệ hút chân không và công nghệ thổi các sản phẩm rỗng.

Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội là một trong những công ty nhựa được xếp loại tiên tiến, hiện đại hàng đầu Việt Nam, là đầu tàu của Hà Nội và miền Bắc nước ta về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công nghiệp đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Chỉ đầu tư một dây chuyền công nghệ đồng bộ, nhưng dùng được nhiều loại khuôn cỡ và cấu trúc khác nhau để tạo ra hàng loạt sản phẩm chính xác, chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

- Các nhóm sản phẩm sản xuất chính của công ty:

+ Phụ tùng ô tô, xe máy

+ Phụ kiện ngành xây dựng

+ Sản phẩm công nghiệp khác

1.3.2 Trang thiết bị chủ yếu của công ty

Việc trang bị kỹ thuật của Công ty là vô cùng cần thiết, nhất là trong thời kỳ xã hội hiện nay, kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng cao, do vậy nhu cầu xây dựng cũng rất lớn và yêu cầu ngày càng hiện đại Tăng cường trang bị kỹ thuật cũng chính là nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao sản lượng, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sản xuất

Qua bảng thống kê các loại máy móc thiết bị ( Bảng 1-1) cho thấy, Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất.

Trong thời gian hình thành và phát triển, cùng với vốn tự có và vốn vay, Công ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng 1-1: Thống kê máy móc thiết bị của công ty năm 2016

Tên thiết bị Xuất xứ Số lượng

2.Thiết bị chế tạo khuôn

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm sát

Phòng kỹ thuật thiết kế

Phòng kỹ thuật công nghệ

Phòng kế hoạch sản xuất

Phòng kỹ thuật cơ điện

Phòng tổ chức hành chính

Phân xưởng Phân xưởng xử lý nguyên liệu

Hình 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty

Nhiệm vụ các phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông: là bộ phận có quyền quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của công ty.

- Hội đồng quản trị: đây là bộ phận quản ký cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết những vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi của công ty, trừ những thẩm quyền không thuộc hội đồng quản trị.

- Ban kiểm soát: do hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát hội đồng quảm trị và giám đốc công ty trong việc điều hành công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của của hội đồng quản trị, chịu trách nhiêm trước pháp luật và hội đồng quản trị về việc thực hiện các quy định và nhiệm vụ được giao.

- Các phó tổng giám đốc: là người hỗ trợ tổng giám đốc trong việc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của tổng giám đốc Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm của tổng giám đốc.

Bảng 1-2: Thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc năm 2016

Họ và tên Chức vụ

Hội đồng quản trị Ông Phạm Quốc Trung Chủ tịch Ông Bùi Thanh Nam Thành viên

Bà Phạm Thị Thanh Hiền Thành viên Ông Trần Ngọc Bảo Thành viên

Bà Nguyễn Việt Hương Thành viên Ông Nguyễn Hữu Phong Thành viên Ông Nguyễn Trọng Quân Thành viên

Ban Giám Đốc Ông Bùi Thanh Nam Tổng Giám Đốc

Bà Phạm Thị Thanh Hiền Phó Tổng Giám Đốc

Bà Đỗ Thị Hương Giang

Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ công ty có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng giám đốc về việc thực

Phòng tổ chức hành chính

Tham mưu cho Tổng Giám Đốc triển khai các biện pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức và cán bộ.

Lập và quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động của CBCNV trong công ty. Tuyển dụng lao động có chất lượng đáp ứng với yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng Lập kế hoạch tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho CBCNV, tổ chức nâng bậc, năng lực hàng năm.

Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, huấn luyên nâng cao trình độ của CBCNV, tổ chức nâng cấp, bậc lương hàng năm, lập và triển khai thực hiện công tác lao động, tiền lương, giải quyết các chính sách, chế độ có liên quan đến người lao động.

Thực hiện nghiệp vụ công tác hành chính, quản lí đất đai nhà xưởng, cung cấp và quản lí thiết bị văn phòng toàn công ty.

Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000.

Thực hiện công tác bảo vệ tài sản toàn công ty, công tác an ninh trật tự, công tác an toàn phòng cháy chữ cháy, công tác quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội và luật nghĩa vụ quân sự xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên và các yêu cầu an toàn khác.

Phòng Kỹ thuật thiết kế

Tổ chức, triển khai thiết kế, chế tạo, sửa chữa khuôn và kiểm tra chất lượng khuôn trước khi đưa vào sản xuất.

Thực hiện công tác nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ KHCN vào trong thiết kế và chế tạo khuôn mẫu, quản lý danh mục khuôn toàn công ty.

Phòng Kỹ thuật cơ điện

Chịu trách nhiệm thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng và quản lý máy móc thiết bị của toàn công ty.

Phòng Kỹ thuật công nghệ

Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất.

Phòng Kế hoạch sản xuất

Tham mưu Tổng giám đốc trong lĩnh vực định hướng phát triển kế hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài, tham mưu trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế,đảm bảo tính hiệu quả, tham mưu và tổ chức thực hiện việc quản lý vật tư, bán thành phẩm,đánh giá và lựa chọn nhà cung câp nguyên vật liệu.

Thường xuyên theo dõi nắm vững pháp luật, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về xuất nhập khẩu, để tiến hành mua vật tư và xuát các sản phẩm đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế.

Xây dựng kế hoạch cân đối nhu cầu vật tư, nguyên nhiên vật liệu, đảm bảo cung ứng, cấp phát, hạch toán kịp thời đúng tiến độ theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt quản lý tài chính, hạch toán kinh tế toàn Công ty Tổ chức và triển khai pháp lệnh kế toán thống kê, quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ Tổ chức hạch toán nội bộ và phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của Công ty, tổ chức lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, biểu kế toán theo quy định hiện hành.

Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hệ thống, báo cáo những sai hỏng trong quá trình sản xuất để Phân xưởng và bộ phận kỹ thuật có phương án khắc phục, thực hiện các báo cáo liên quan đến chất lượng đối với khách hàng, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất.

Định hướng phát triển trong tương lai

Mục tiêu công ty đặt ra là sẽ trở thành công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm nhựa đứng đầu cả nước Công ty đã xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và hướng tới những sản phẩm công nghiệp đa dạng, sử dụng vật liệu nhựa kỹ thuật cao, khó cạnh tranh nhằm thực hiện mục tiêu nội địa hóa thay thế hàng nhập khẩu nhựa trong cả nước.

Hơn thế nữa công ty muốn mở rộng xuất khẩu thị trường ra các nước trong khu vực: Nhật Bản, Trung Quốc, và xâm nhập vào thị trường Châu Âu, châu Mỹ,

- Luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thực dương và tăng trưởng đều, lành mạnh về tài chính.

- Tập trung vào những sản phẩm mang lợi nhuận cao,giá trị chất xám lớn như các loại nhựa công nghiệp, đường ống dẫn, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc công nghiệp,…đặc biệt là sản phẩm khuôn nhựa, đây là sản phẩm có giá trị cao và lợi thế của công ty vì để sản xuất ra sản phẩm này cần công nghệ cao và phức tạp.

- Giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng xuống 0%, đảm bảo tất cả các đơn đặt hàng đều được thực hiện giao hàng đúng tiến độ.

- Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng thân thiết đặc biệt là các khách hàng lớn như HONDA, LG, PIAGGIO,…

- Thực hiện tốt công tác bảo quản hàng hóa, cung cấp vật tư đúng chủng loại, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục nguồn vật tư ổn định và bảo quản tốt 100%.

- Luôn lấy mục tiêu chất lượng đặt lên hàng đầu và đổi mới hệ thống quản lý để phù hợp với những đòi hỏi của quy trình sản xuất ngày càng phức tạp.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý, tạo sự công bằng và hợp lý trong phân phối lợi nhuận.

- Động viên cán bộ công nhân viên phát huy năng lực cá nhân , sáng tạo trong

+ Thông qua các điều kiện kinh tế xã hội của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội có một số những điều kiên thuận lợi và khó khăn sau:

- Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, do tình hình lạm phát, nên giá một số yếu tố đầu vào tăng và có giá không ổn đã ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

- Hao mòn của máy móc thiết bị ngày càng tăng vì công ty vẫn đang sử dụng nhiều các loại máy móc thiết bị cũ và lạc hậu dẫn đến giảm một phần hiệu quả sản xuất kinh doanh Đội ngũ công nhân có sự giảm sút về sức lao động và sức khoẻ gây ra hiện tượng vắng mặt, nghỉ ốm nhiều Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cũng như cán bộ kĩ thuật còn thiếu về số lượng thiếu tính chủ động sáng tạo trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

- Công ty tạo được uy tín với khách hàng nên thị trường tiêu thụ sản phẩm đã đi vào ổn định, số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty có xu hướng tăng.

- Số lượng lao động trẻ có xu hướng tăng dần; Trình độ kinh nghiệm của cán bộ, công nhân của công ty ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý cũng như sản xuất sản phẩm của công ty

- Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển công ty đã đầu tư thêm một số loại máy móc thiết bị mới đồng thời tiến hành nâng cấp các loại máy móc cũ đã góp phần nâng cao sản lượng sản xuất.

Trên đây là những tổng hợp chung nhất về tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội Để có thể đi sâu vào tìm hiểu chi tiết hơn về hoạt động và những thành quả đạt được của Công ty, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu của Công ty năm 2016 ở chương 2 của Luận văn.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mối quan hệ cung cầu của doanh nghiệp với thị trường nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra như thế nào Từ đó, các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính nhịp nhàng, cân đối và phù hợp với thực tế sản xuất được rút ra Dựa vào các kết luận đó, phương pháp chiến lược tiêu thụ sản phẩm sản xuất được xác định Nghĩa là có thị trường mới có kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển.

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm

2.2.1.1 Phân tích tình hình sản xuất theo khối lượng hiện vật

Phân tích tình hình sản xuất về mặt khối lượng hiện vật là một nội dung rất quan trọng nhằm thấy được tình trạng sản xuất hiện tại đang ở đâu và xu thế phát triển của nó sẽ đi tới đâu và cuối cùng là định hướng nó ra sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Bảng 2-2 là bảng phân tích sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành của Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội năm 2016 so với năm 2015 và kế hoạch năm

2016 Từ đó so sánh được tốc độ tăng giảm việc thực hiện sản xuất năm 2016 so với kế hoạch đã đề ra trong năm 2016 và so với năm 2015 có hiệu quả hay thay đổi như thế nào từ đó sẽ hiểu sâu hơn về tình hình sản xuất của Công ty trong 2 năm gần đây Đồng thời thấy được mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường về các loại mặt hàng.

Qua bảng 2-2 ta thấy Công ty hiện nay đang sản xuất và tiêu thụ rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thùng chứa công nghiệp, Phụ kiên ngành ô tô xe máy, Phụ kiện ngành xây dựng và các loại mặt hàng khác Trong đó phụ tùng xe máy ô tô là sản phẩm chính được Công ty sản xuất nhiều nhất từ năm này qua năm khác Cho nên mặt hàng phụ tùng ô tô xe máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu các loại mặt hàng Các loại còn lại được sản xuất với số lượng nhỏ hơn và chiếm tỷ trọng ít hơn.

Trong năm 2016 không có sự biến động quá nhiều về số lượng sản phẩm sản xuất ra, có một số mặt hàng tăng, cũng như có những mặt hàng sản xuất ít đi so với năm 2015 dựa theo nhu cầu của khách hàng Chứng tỏ công ty áp dụng công nghệ sản xuất và lao động một cách hiệu quả và hợp lý đồng thời nhu cầu thị trường tăng nên công ty đẩy mạnh sản xuất

+ Phụ tùng ô tô xe máy: Đây là mặt hàng chủ yếu của Công ty, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản xuất sản phẩm, năm 2016 sản xuất 3.224.857 sản phẩm, tăng 157.299 sản phẩm (tương đương tăng 5,13%) so với năm 2015 Đồng thời cũng vượt kế hoạch tăng 12,7% (tương ứng vượt 363.312 sản phẩm).

+ Mức tăng đột biến nhất phải kể đến mặt hàng thiết bị vệ sinh lọc nước, năm

2016 tăng 135.694 sản phẩm, tương đương tăng 32,65%, đồng thời vượt kế hoạch công ty đặt ra 24,28%

+ Thùng chứa công nghiệp: Năm 2016 sản xuất 2.369.400 sản phẩm, tăng 253.075 sản phẩm (tương đương tăng 11,96%) so với năm 2015, vượt kế hoạch 151.148 sản phẩm (tương đương tăng 6,81%)

+ Linh kiện điều hòa không khí: năm 2016 sản xuất nhiều hơn năm 2015 là 56.817 sản phẩm, tương đương tăng 13,95% đồng thời cũng vượt 11,55% so với kế hoạch đặt ra trong năm.

+ Phụ kiện ngành điện tử viễn thông: mặt hàng này mặc dù có số lượng sản xuất tăng 6,64% so với năm 2015, nhưng vẫn không đạt được kế hoạch đặt ra cho năm 2016, chỉ đạt có 95,78% so với kế hoạch đặt ra.

Tuy nhiên bên cạnh đó có một số mặt hàng lại có xu hướng giảm so với năm 2015:

+ Ballet nhựa: giảm 19.246 sản phẩm so với năm 2015, và cũng chỉ đạt 88,29% so với số lượng sản phẩm sản xuất mà công ty đặt ra

+ Phụ kiện ngành xây dựng: Tuy số lượng giảm đi 40.175 sản phẩm (tương ứng giảm 3,55%) so với năm 2015, nhưng vẫn sản xuất vượt 2,82% kế hoạch.

+ Linh kiện máy giặt: giảm mạnh, chỉ bằng 91,39% số lượng sản phẩm năm

2015, và cũng chỉ đạt 97,1% so với kế hoạch đặt ra năm 2016.

Bảng tình hình sản xuất theo khối lượng hiện vật ĐVT: Sản phẩm Bảng 2-2

STT Tên sản phẩm Năm 2015 Năm 2016 SSTH2016/TH2015 SSTH2016/KH2016

3 Phụ tùng xe máy-ôtô 3.067.558 2.861.544 3.224.857 157.299 105,13 363.312 112,70

4 Phu kiện ngành xây dựng 1.132.190 1.062.030 1.092.015 -40.175 96,45 29.985 102,82

5 Phụ kiện ngành điện tử viễn thông 1.494.242 1.663.689 1.593.489 99.247 106,64 -70.200 95,78

6 Linh kiện điều hòa không khí 407.153 415.922 463.970 56.817 113,95 48.048 111,55

8 Thiết bị vệ sinh, lọc nước, đường ống 415.664 443.650 551.358 135.694 132,65 107.708 124,28

2.2.1.2 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo giá trị sản lượng sản xuất

Giá trị sản lượng sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định cụ thể ở đây là tính cho một năm.

Bảng 2-3 là bảng phân tích tình hình sản xuất theo giá trị sản lượng sản xuất của Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội năm 2016 so với năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

Tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm 2016 đạt 450.456.201.452 đồng, tăng 14.998.489.307 đồng tương ứng tăng 3,44% so với năm 2015, và tăng vượt mức kế hoạch đề ra 6.805.895.812 đồng tương ứng tăng 1,53% Nguyên nhân dẫn tới tăng giá trị sản lượng trên là do nhu cầu các loại sản phẩm trong năm 2016 tăng, số đơn hàng tăng dẫn tới tổng sản lượng sản xuất trong năm 2016 tăng từ đó làm cho tổng giá trị sản xuất tăng

Trong đó tăng nhiều nhất là sản phẩm thùng chứa công nghiệp, tăng 7.592.254.158 đồng tương ứng tăng 11,96% so với năm 2015 và tăng 4.534.442.743 đồng tương ứng tăng 6,81% so với kế hoạch đề ra năm 2016

Xét về mức độ tăng giá trị thì mặt hàng thiết bị lọc nước đường ống là mặt hàng tăng đột biến nhất, tăng 4.706.389.641 đồng tương ứng tăng 20,59% so với năm 2015, tăng 5.385.404.247 đồng tương đương 24,28% so với kế hoạch đặt ra.

Tăng nhiều tiếp theo là Linh kiện điều hòa không khí, tăng 4.545.354.131 đồng (tương đương tăng 13,95%) so với năm 2015, và vượt kế hoạch 11,55% (tương ứng tăng 3.843.818.077 đồng).

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều sản phẩm bị giảm giá trị so với cả năm

2015 và kế hoạch đặt năm 2015 như ballet nhựa, phụ kiện điện tử viễn thông, hay linh kiện máy giặt Nguyên nhân dẫn tới giảm giá trị sản lượng của các loại sản phẩm trên là do nhu cầu về những mặt hàng trên bị giảm, đơn đặt hàng của khách hàng ít hơn so với năm 2015 và kế hoạch Công ty đặt ra.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp Tài sản cố định là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Để biết được việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định, trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng triệt để về công suất và thời gian của tài sản cố định.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá quy mô và hiệu quả sử dụng tài sản cố định đồng thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hệ số này cho biết trong 1 kỳ, 1 đơn vị giá trị TSCĐ (VCĐ) đã tham gia vào sản xuất làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm hay bao nhiêu đồng doanh thu.

+ DTT: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ( đ)

+ NG bq : Nguyên giá TSCĐ bình quân (đ).

- Hệ số huy động tài sản cố đinh.

Là chỉ tiêu nghịch đảo của H hs :

H hđ H1 hs = NG DTT bq (2-3) Ý nghĩa của H hd cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ ( hiện vật và giá trị) cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu H hd càng nhỏ càng tốt.

TSCĐ = NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ cuối kỳ

Qua bảng 2-11 ta thấy tình hình sử dụng tài sản cố định cụ thể là:

Trong năm 2016, NG TSCĐ bình quân giảm, doanh thu thuần tăng so với năm

2015, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu thuần vẫn nhỏ nên kéo theo hệ số hiệu suất TSCĐ có tăng nhưng không tăng nhiều.

Nhìn vào hệ số hiệu suất TSCĐ, ta thấy 1 đồng giá trị TSCĐ công ty sản xuất ra được 1,97 đồng doanh thu tăng 0,07 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 3,82%

Hệ số huy động tài sản cố định của công ty trong năm 2016 là 0,51 cho biết để sản xuất 1 đồng doanh thu công ty cần 0,51 đồng TSCĐ giảm so với năm 2015 là 0,02 đồng tương ứng đạt 96,32%.

Qua phân tích hệ số hiệu suất TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ cho thấy tình hình sử dụng TSCĐ của công ty năm 2016 tốt hơn năm 2015.

Do vậy, công ty cần tiếp tục duy trì các biện pháp để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ như: thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, thường xuyên sửa chữa TSCĐ, lập dự phòng giảm giá TSCĐ, chú trọng đổi mới nâng cao máy móc thiết bị, thanh lý kịp thời những TSCĐ không cần dùng.

Bảng đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh

3 Hệ số hiệu suất TSCĐ Đ/Đ 1,89 1,97 0,07 103,8

4 Hệ số huy động TSCĐ Đ/Đ 0,53 0,51 (0,02) 96,32

2.3.2 Phân tích kết cấu tài sản cố định

Phân tích kết cấu tài sản cố định: là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định, từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định

Tác giả đã tiến hành phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 thông qua nguyên giá TSCĐ đầu năm 2016 và nguyên giá TSCĐ cuối năm 2016 được thể hiện trong bảng 2-12.

Qua bảng 2-12 và hình 2-5, ta thấy kết cấu tài sản cố định của công ty không biến động nhiều lắm Trong đó TSCĐ hữu hình cuối năm 2016 chiếm tới 97,88% trong tổng số tài sản của công ty, giảm tỷ trọng hơn so với đầu năm là 0,03%, kéo theo tỷ trọng TSVH cao hơn đầu năm là 0,03%.

Mặc dù có giảm 2,28% tỷ trọng so với đầu năm nhưng máy móc thiết bị sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tổng giá trị máy móc thiết bị cuối năm là 144.635.499.953 đồng, chiếm tỷ trọng 52,4% trong tổng số TSCĐ Máy móc thiết bị của công ty chiếm tỷ trọng cao cũng là điều đương nhiên vì đây là doanh nghiệp sản xuất nên máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm là điều quan trọng đối với công ty

Xét về giá trị thì nhà cửa vật kiến trúc, không có sự thay đổi nhưng có thay đổi về tỷ trọng chiếm tỷ trọng 32,41% thời điểm cuối năm và 33,04% tổng TSCĐ của công ty thời điểm đầu năm.

Còn lại những loại TSCĐ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong TSCĐ hữu hình là thiết bị dụng cụ quản lý, mặc dù có tăng tỷ trọng nhưng tính đến cuối năm 2016 cũng chỉ có 4,97% tổng TSCĐ của công ty. Đặc thù của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên kết cấu TSCĐ của Công ty như trên là khá phù hợp

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ

Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch tỷ trọng

Nhà cửa vật kiến trúc 89.474.824.975 33,04 89.474.824.975 32,41 (0,62) Máy móc thiết bị 148.070.293.953 54,68 144.635.499.593 52,40 (2,28) Phương tiện vận tải, truyền dẫn 18.994.389.137 7,01 22.347.793.959 8,10 1,08 Thiết bị dụng cụ quản lý 8.608.856.213 3,18 13.720.083.108 4,97 1,79

Tỷ trọng kết cấu TSCĐ đầu năm 2016

Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ vô hình

Tỷ trọng kết cấu TSCĐ cuối năm 2016

Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ vô hình

Hình 2-5 Biểu đồ thể hiện biến động tỷ trọng TSCĐ năm 2016

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định

Ta thấy tài sản cố định luôn biến đổi hàng năm.

Số tài sản cố định tăng là số tài sản cố định được bổ sung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh.

Số tài sản cố định giảm là số tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác. Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần xác định các chỉ tiêu

Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Tình hình tăng giảm TSCĐ được minh họa qua bảng số liệu 2-13

Trong năm 2016 hệ số tăng tài sản cố định của Công ty là 0,12 và hệ số giảm tài sản cố định là 0,11 chứng tỏ mức độ chênh lệch giữa TSCĐ đầu tư mới và TSCĐ đưa ra khỏi sản xuất là không nhiều nguyên nhân là do tài sản công ty sử dụng vẫn còn tốt Điều này chứng tỏ, công tác theo dõi, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty được thực hiện rất nghiêm túc, các loại máy móc thiết bị hết khấu hao, không còn giá trị sử dụng, sẽ được kịp thời sửa chữa, thay thế, để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Phân tích tình hình lao động tiền lương

Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu sản xuất) thì yếu tố sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định đến hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Sử dụng tốt lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng lao động và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yết tố hết sức quan trọng, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty Mặt khác, số lượng lao động và chất lượng lao động còn thể hiện quy mô, trình độ sản xuất kinh doanh của công ty Việc tổ chức lao động hợp lí sẽ làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc phân tích tình hình tổ chức lao động có ý nghĩa chỉ ra được thực trạng cũng như sự hợp lý của việc sử dụng lao động đối với công việc Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để quản lý, bố trí và sử dụng một cách tốt nhất lực lượng lao động hiện có trong công ty.

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động

Số lượng lao động thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh và qua đó phản ánh năng xuất lao động của công ty, nó quyết định trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Phân tích số lượng lao động nhằm có kế hoạch cho việc tăng giảm hay tuyển dụng thêm lao động phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển của công ty Do đó cần phải phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động của Công ty.

Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động.

Trong năm 2016 số lao động của toàn công ty còn có 1100 người tăng lên 50 người tương ứng tăng 4,76% so với năm 2015; tăng 24 người tương ứng tăng 2,23% so với kế hoạch Trong đó có số công nhân trực tiếp là 905 người tăng lên 45 người so với năm 2015, vượt mức kế hoạch đặt ra là 24 người Số lao động gián tiếp tăng hơn 5 người so với năm 2015, trong khi công ty không có kế hoạch tuyển thêm lao động gián tiếp.

Về cơ cấu lao động, do đặc thù của công ty là công ty sản xuất sản phẩm nên lao động của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất Năm 2016 lao động trực tiếp chiếm 82,27% số lao động trong công ty, có tăng hơn năm 2015 là 0,37%.Kéo theo đấy tỷ trọng của lao động gián tiếp sẽ giảm đi so với năm 2015.

Bảng phân tích cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh

KH TH TH 2016/TH2015 TH 2016/KH2016

Số lượng (Người) Cơ cấu

Bảng phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động của Công ty Cổ phần Nhựa

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016

- LĐ trực tiếp Người 190 195 195 Để xác định mức tiết kiệm, lãng phí số lượng lao động có thể tính theo công thức sau:

Trong đó: Lt và Lk là số lao động thực tế và số lao động kế hoạch

Dt và Dk là doanh thu thực tế và doanh thu kế hoạch

Từ bảng 2-16 ta thay vào công thức 2-8 được kết quả như sau:

+ So với kế hoạch năm 2016

Vậy Công ty đã lãng phí tương đối số lượng lao động là 8 người so với kế hoạch năm 2016.

+ So với thực hiện năm 2015

Do vậy, Công ty đã lãng phí tương đối số lượng lao động là 27 người so với thực hiện năm 2015.

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động.

2.4.2.1 Phân tích chất lượng lao động theo trình độ

Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua tỷ lệ số lượng đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp Để phân tích chất lượng lao động của Công ty ta sử dụng số liệu ở bảng sau:

Bảng phân tích lao động theo chất lượng

1 Đại học và trên đại học 95 9,05 98 8,91 3 103,16

Từ bảng trên ta thấy tổng số lao động của Công ty trong năm 2016 tăng 50 người so với năm 2015, kết cấu về trình độ của người lao động cũng có sự thay đổi:

+ Trong năm 2016 số lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng lên 3 người so với năm 2015, nhưng xét về tỷ trọng thì lại chỉ chiếm 8,91% tổng số lao động, giảm đi so với năm 2015 Đây là lực lượng lao động có trình độ cao nhất trong công ty.

+ Số lượng lao động có trình độ cao đẳng tăng lên 6 người so với năm 2015, tỷ trọng của lao động trình độ cao đẳng chỉ chiếm 10,82% trong năm 2016.

+ Số lượng lao động có trình độ trung cấp không thay đổi so với năm 2015.

+ Số lượng công nhân kĩ thật năm 2016 là 130 người tăng hơn 13 người (tương ứng tăng 11,11%) so với năm 2015.

+ Nếu xét về tăng số lao động nhiều nhất thì đó là số lượng lao động phổ thông tăng 28 người so với năm 2015 và đây cũng là lực lượng đông đảo nhất trong Công ty chiếm tới 63,18% năm 2013 và 63,52% năm 2015. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất với hình thức quy mô sản xuất hiện tại ban lãnh đạo công ty phối hợp cùng với các phòng ban đã xây dựng một chương trình đào tạo cho cán bộ công nhân viên cũng như cho đội ngũ lao động mới được tuyển vào

2.4.2.2 Phân tích lao động theo độ tuổi

Bảng phân tích tình hình lao động theo độ tuổi

Nghiên cứu theo chỉ tiêu độ tuổi ta thấy Công ty là một doanh nghiệp trẻ Số lượng lao động có tuổi đời dưới 35 tuổi chiếm tới 73,64% trong tổng số lao động của Công ty

Số lượng lao động ở độ tuổi 25-35 chiếm tỷ trọng cao nhất là 39,64% trong tổng số lao động của Công ty năm 2016 và chiếm 40,48% năm 2015

Xếp thứ hai là nhóm lao động từ 18-25 chiếm 34% năm 2016 và chiếm 33,33% năm 2015

Nhìn chung lao động chủ yếu của công ty là lao động trẻ, lực lượng lao động này mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, còn chủ quan trong công việc nhưng đây lại chính là lực lượng nòng cốt cho sự nhiệt huyết và nhanh nhẹn hoạt bát đối với công ty chuyên về sản xuât, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công việc là tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Số lượng lao động ở độ tuổi 36-50 tuổi chiếm 21,54% trong tổng số lao động trong Công ty năm 2016 và năm 2015 là 20,95% Đây là lực lượng lao động đã nhiều năm công tác có kinh nghiệm trong công.việc, có thể truyền đạt kinh nghiệm và hướng đi của Công ty trong thời gian tới và hướng dẫn thao tác trực tiếp cho thế hệ tiếp theo.

Số lao động trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2016 lực lượng này chiếm4,82% tổng số lao động toàn Công ty Lực lượng lao động này chủ yếu làm ở bộ phận gián tiếp, họ có thể là ban quản trị quản lý công ty, phân xưởng, tổ đội.

Nói tóm lại, qua phân tích trên ta thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty là có tuổi đời còn rất trẻ Hay nói cách khác công ty có cơ cấu lao động trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có khả năng phát triển nhanh và mạnh hơn.

2.4.3 Phân tích năng suất lao động.

NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động có ích của người lao động trong sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian NSLĐ là thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Phân tích chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là sự phát sinh của việc sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, việc phân tích đánh giá, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm cho phép doanh nghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý chi phí giá thành và định giá bán sản phẩm sao cho tổng mức lợi nhuận là cao nhất.

Chi phí SX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, sản lượng tiêu thụ có xu hướng bị giảm sút, do đó muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác cùng ngành đòi hỏi tất cả các công ty phải thực hiện tiết kiệm chi phí triệt để, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng suất lao động.

2.5.1 Phân tích chung chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

2.5.1.1 Chi phí sản xuất theo yếu tố

Qua bảng phân tích 2-22 cho thấy tổng chi phí năm 2016 tăng so với năm

2015, tăng 6.814.535.928 đồng tương ứng tăng 1,50%, tăng 5.699.342.586 đồng, tương ứng tăng 1,25% so với kế hoạch trong năm Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí năm 2016 tăng là:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 9.019.205.850 đồng tương ứng tăng 3,02% so với năm 2015; tăng 3,213,420,232; tương ứng tăng 1,06% so với kế hoạch đề ra trong năm, sở dĩ chi phí nguyên vật liệu tăng trong năm 2016 có thể là do các khoản chi phí vật tư đều tăng lên, điều này thể hiện khó khăn trong điều kiện sản suất của doanh nghiệp, hoặc do giá bán các yếu tố nguyên nhiên vật liệu tăng Bởi chi phí nguyên vật liệu trên thị trường có sự biến động nhiều và thường xuyên (trong tình hình kinh tế khó khăn vì vậy nó thường có sự biến động tăng lên về giá). Công ty cần định mức tiêu hao vật tư và nhiên liệu phù hợp hơn với thực tế sản xuất.

+ Chi phí nhân công năm 2016 tăng 7.220.398.036 đồng tương ứng tăng9,02% so với năm 2015, so với kế hoạch trong năm thì tăng 4,46% Bởi lẽ chi phí không, cải thiện như thế nào, với việc giá cả hàng hóa leo thang công ty sẽ phải chú ý hơn đến thu nhập của người lao động nhằm đảm bảo cho đời sống của người lao động.

+ Khấu hao tài sản cố định năm 2016 giảm 2.883.277.855 đồng, tương ứng đạt 79,22% so với năm 2015; tăng 2.714.670.671 đồng ; tương ứng đạt 80,19% so với kế hoạch trong năm.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2016 tăng 875.940.873 đồng tương ứng tăng 3,71% so với năm 2015, đặc biệt tăng 29,71% so với kế hoạch đặt ra Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng có thể do do Công ty đã tăng thêm việc thuê khoán bên ngoài, công ty quản lý chưa tốt, chưa tận dụng được các nguồn lực của mình như nhân lực, công nghệ, máy móc thiết bị.

+ Chi phí khác bằng tiền giảm 9.380.277.754 đồng, tương ứng đạt 71,98% so với năm 2015 Nguyên nhân là do chi phí này là chi phí phát sinh một cách bất thường, không cố định (chi phí này có thể là chi phí phát sinh khi đi tiếp khách, tiếp tân, hội nghị; chi phí trợ cấp thôi việc; chi phí đào tạo nâng cao năng lực quản lí, lãnh đạo; chi phí khác) vì vậy việc nó tăng giảm thất thường là điều hoàn toàn bình thường.

+ Chi phí tài chính năm 2016 là 1.962.546.778 đồng, tương ứng tăng 43,39% so với năm 2015 Nguyên nhân là do lãi tiền vay, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tăng lên Bên cạnh đó có thể phát sinh thêm một số khoản chi phí tài chính không mong muốn khác.

Bảng phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí

TT Khoản mục chi phí

Năm 2015 KH Năm 2016 TH TH2016/TH2015 TH2016/KH2016

(%) cấu Giá trị (Đồng) Kết

(%) cấu Giá trị (Đồng) Kết

1 Chi phí nguyên vật liệu 298.369.939.805 65,73 304.175.725.423 66,84 307.389.145.655 66,71 9.019.205.850 103,02 3.213.420.232 101,06

3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 23.630.761.691 5,21 18.892.961.550 4,15 24.506.702.564 5,32 875.940.873 103,71 5.613.741.014 129,71

4 Chi phí khấu hao TSCĐ 13.871.947.461 3,06 13.703.340.277 3,01 10.988.669.606 2,38 (2.883.277.855) 79,22 (2.714.670.671) 80,19

6 Chi phí khác bằng tiền 33.475.162.720 7,37 29.603.376.426 6,51 24.094.884.966 5,23 (9.380.277.754) 71,98 (5.508.491.460) 81,39

2.5.1.2 Kết cấu chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu;

Chi phí dịch vụ mua ngoài; 5.21

Chi phí khác bằng tiền; 7.37 Chi phí tài chính; 1.00

Chi phí nguyên vật liệu; 66.71

Chi phí dịch vụ mua ngoài; 5.32

Chi phí khấu hao TSCĐ;

2.38 Chi phí khác bằng tiền; 5.23 Chi phí tài chính; 1.41

Bảng 4: Kết cấu chi phí sản xuất

Qua bảng 2.21 phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí và bảng 4 cho thấy sự thay đổi, chuyển dịch tỷ trọng chi phí trong năm 2016 so với năm 2015. Chi phí nguyên vật liệu năm 2016 chiếm tỷ trọng 66,71% tổng chi phí, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, tăng lên so với năm 2015 là 1,06% Chi phí nhân công năm 2016 chiếm 18,95% tổng chi phí tăng lên 4,46% so với năm 2015 Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2016 giảm so với năm 2015, tương ứng chỉ đạt 77,22%. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2016 chiếm 5,32% tăng hơn so với năm 2015 Chi phí khác bằng tiền chiếm 5,23% năm 2016 và 7,37% năm 2015 Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhất trong tổng tài sản cụ thể năm 2016 là 1,41%, năm 2015 là 1,00%.

Các yếu tố chi phí về nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác không những phụ thuộc vào sản lượng sản xuất, mức độ tiết kiệm hay lãng phí của Công ty mà còn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả và biến động của thị trường do đó sự thay đổi về kết cấu của các yếu tố này cũng là hoàn toàn hợp lý

Qua đây cho thấy công tác quản trị chi phí của công ty chưa thực sự tốt vì vậy công ty cần đề ra các phương hướng biện pháp nâng cao công tác quản trị, sử dụng vật tư tiết kiệm hơn, giảm bớt công việc thuê ngoài, tận dụng tối đa nguồn nhân lực

Do vậy, công ty cần có kế hoạch quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để có một kết cấu chi phí, giá thành hợp lý, phù hợp với quy luật thị trường, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao.

2.5.2 Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1000 đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Qua tính toán bảng 2.22 cho thấy năm 2016 để có 1000 đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 838 đồng chi phí thấp hơn so với năm 2015 là 6 đồng, tương ứng đạt 99,29%, so với kế hoạch trong năm thì giảm 2 đồng tương ứng đạt 99,76% Ta có thể thấy công ty đã đưa ra được những biện pháp để giảm chi phí tuy tốc độ giảm hơi chậm nhưng cũng thể hiện được công ty đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa Nhưng qua chỉ tiêu này cho chúng ta thấy mức chi phí trên 1000đ doanh thu của công ty còn rất cao, tuy nhiên ở năm 2016 chi phí/1000 đồng doanh thu đã có xu hướng giảm xuống Công ty cần có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để giám sát, kiểm tra chặt chẽ mọi chi phí có thể phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí phát sinh và góp phần đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và làm giảm chỉ tiêu này càng nhiều càng tốt.

Bảng phân tích sự thay đổi của chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng doanh thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016

Tổng chi phí Đồng 453.962.578.233 455.077.771.575 460.777.114.161 6.814.535.928 101,50 5.699.342.586 101,25 Tổng doanh thu Đồng 538.178.702.198 541.753.964.375 550.117.032.866 11.938.330.668 102,22 8.363.068.491 101,54

Phân tích tình hình tài chính năm 2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội .71

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Cơ cấu các lại vốn, tài sản của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, mức độ chiếm dụng vốn, hiệu suất sử dụng vốn và các chỉ tiêu…

Phân tích tài chính là đánh giá tổng hợp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng có tính cô lập nhất định Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Các kết quả của hoạt động tài chính được thể hiện trên báo cáo kế toán định kỳ, có tính lịch sử Việc phân tích tài chính phải dựa vào các số liệu đó để đưa ra các kết luận chính xác.

Phân tích tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để các nhà đầu tư, các chủ nợ và những cơ quan, cá nhân khác có liên quan nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp… Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết Tác dụng chủ yếu của phân tích tài chính là giúp những người ra quyết định đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa

Hà Nội, thông qua các nội dung chính như sau:

2.6.1 Phân tích chung tình hình tài chính của công ty

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán năm 2016

Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội thông qua bảng cân đối kế toán

Số cuối năm Số đầu năm So sánh CN/ĐN

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng

I Tiền và các khoản tương đương tiền 60.890.439.827 15,38 55.302.428.325 14,79 5.588.011.502 110,10

2 Các khoản tương đương tiền 65.478.249 0,02 55.234.785 0,01 10.243.464 118,55

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8.500.000.000 2,15 8.000.000.000 2,14 500.000.000 106,25

III Các khoản phải thu ngắn hạn 94.429.764.025 23,86 81.462.923.024 21,78 12.966.841.001 115,92

1 Phải thu của khách hàng 73.457.187.429 18,56 65.178.248.012 17,43 8.278.939.417 112,70

2 Trả trước cho người bán 2.500.000.476 0,63 1.708.349.251 0,46 791.651.225 146,34

3 Các hoản phải thu khác 18.472.576.120 4,67 14.576.325.761 3,90 3.896.250.359 126,73

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (28.452.789.201) (7,19) - - (28.452.789.201)

V Tài sản ngắn hạn khác 12.968.195.534 3,28 4.932.053.759 1,32 8.036.141.775 262,94

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 10.105.716.792 2,55 3.175.482.169 0,85 6.930.234.623 318,24

2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 857.892.430 0,22 100.782.345 0,03 757.110.085 851,23

3 Tài sản ngắn hạn khác 2.004.586.312 0,51 1.655.789.245 0,44 348.797.067 121,07

1 Tài sản cố định hữu hình 119.388.997.371 30,16 117.569.049.254 31,43 1.819.948.117 101,55

- Giá trị hao mòn lũy kế (150.789.204.264) (38,09) (147.579.315.024) (39,46) (3.209.889.240) 102,18

2 Tài sản cố định vô hình 1.256.510.677 0,32 1.880.242.380 0,50 (623.731.703) 66,83

- Giá trị hao mòn lũy kế (4.578.962.428) (1,16) (3.785.246.821) (1,01) (793.715.607) 120,97

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 89.127.456 0,02 115.783.486 0,03 (26.656.030) 76,98

IV Các khoản đâu tư tài chính dài hạn 40.554.764.213 10,25 34.878.291.091 9,33 5.676.473.122 116,28

1 Đầu tư vào công ty con 45.127.254.369 11,40 38.457.201.549 10,28 6.670.052.820 117,34

2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (4.572.490.156) (1,16) (3.578.910.458) (0,96) (993.579.698) 127,76

V Tài sản dài hạn khác 10.479.245.786 2,65 14.175.120.486 3,79 (3.695.874.700) 73,93

1 Chi phí trả trước dài hạn 10.479.245.786 2,65 14.175.120.486 3,79 (3.695.874.700) 73,93

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 395.831.360.470 100,00 374.027.937.695 100,00 21.803.422.775 105,83 NGUỒN VỐN

1 Vay và nợ ngắn hạn 20.781.457.316 5,25 25.789.024.576 6,89 (5.007.567.260) 80,58

3 Người mua trả tiền trước 4.892.750.476 1,24 5.782.104.967 1,55 (889.354.491) 84,62

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4.712.752.450 1,19 4.752.782.410 1,27 (40.029.960) 99,16

9 Các khoản phải trả phải nộp khác 57.124.018.460 14,43 65.475.142.781 17,51 (8.351.124.321) 87,25

11 Quỹ khen thưởng phúc lợi 25.420.157.892 6,42 20.789.120.458 5,56 4.631.037.434 122,28

4 Vay và nợ dài hạn 34.782.146.222 8,79 24.751.276.872 6,62 10.030.869.350 140,53

6 Dự phòng trợ cấp việc làm 785.472.860 0,20 576.200.471 0,15 209.272.389 136,32

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 65.000.000.000 16,42 65.000.000.000 17,38 - 100,00

2 Thặng dư vốn cổ phần 110.782.105 0,03 122.879.204 0,03 (12.097.099) 90,16

6 Chênh lệch ty giá hối đoái (20.789.240) (0,01) (25.178.360) (0,01) 4.389.120 82,57

7 Quỹ đầu tư phát triển 28.512.201.486 7,20 22.805.476.124 6,10 5.706.725.362 125,02

8 Quỹ dự phòng tài chính 16.472.012.458 4,16 13.257.012.654 3,54 3.214.999.804 124,25

9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.000.000.000 0,25 1.000.000.000 0,27 - 100,00

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 76.994.262.055 19,45 63.605.323.477 17,01 13.388.938.578 121,05

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Qua số liệu phân tích ở bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội cho thấy:

Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối năm 2016 là 395.831.360.470 đồng, tăng 21.803.422.775 đồng tương đương tăng 5.83% so với thời điểm đầu năm chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty tăng lên Tổng tài sản bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

+ Tài sản ngắn hạn cuối năm 2016 là 224.062.714.967 đồng chiếm tỷ trọng là 56,61% tổng số tài sản của Công ty, so với đầu năm tăng 18.653.263.969 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 9,08% Trong đó tài sản ngắn hạn khác có tốc độ tăng mạnh nhất tăng 8.036.141.775 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 162,94% Tuy tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh nhưng do chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ chỉ chiếm 3,28% trong phần tài sản nên sự tăng mạnh của nó không gây ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản của Công ty Nguyên nhân tăng mạnh của nó là do chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác đều tăng nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền thời điểm cuối năm 2016 là 60.890.439.827 đồng chiếm tỷ trọng 15,38% tổng tài sản, tương ứng tăng 10,10% so với thời điểm đầu năm, tuy nhiên nếu công ty để lượng tiền tồn đọng quá lớn sẽ gây lãng phí vốn nên Công ty cần có các biện pháp sử dụng tiền thật hợp lí để lượng tiền làm sao vừa đủ để phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn thì hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền mới có hiệu quả cao.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2016 là 94.429.764.025 đồng chiếm tỷ trọng 23,86% tổng tài sản của Công ty, so với năm đầu năm tăng 12.966.841.001 đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 15,92% Nguyên nhân là do các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều tăng mạnh. Qua đây cho chúng ta thấy, Công ty đã bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Để phát huy hiệu quả sử dụng vốn được tốt hơn, Công ty cần có kế hoạch thanh toán kịp thời để thu hồi các khoản phải thu và các khoản trả trước cho khách hàng được nhanh hơn, tránh tình trạng để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của Công ty.

Hàng tồn kho cuối năm 2016 có giá trị là 47.274.315.581 đồng chiếm tỷ trọng 11,94% trong tổng giá trị tài sản của Công ty So với đầu năm giảm 8.437.730.309 đồng, tương ứng đạt 84,85% Đây là một điều tốt đối với Công ty, việc giảm được một lượng lớn hàng tồn kho chủ yếu do Công ty giảm được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xuống đều giúp công ty giảm được tình trạng ứ đọng vốn, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Tài sản dài hạn cuối năm 2016 của Công ty là 171.768.645.503 đồng chiếm tỷ trọng là 43,39% tổng tài sản của Công ty, so với đầu năm tăng 3.150.158.806 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 1,87% Điều này cho thấy Công ty cuối năm 2016 đã tiến hành bổ sung tài sản để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Tài sản cố định cuối năm 2016 là 120.734.635.504 đồng chiếm tỷ trọng 30,50% trong tổng tài sản của Công ty so với đầu năm tăng 1.169.560.384 đồng, tương ứng tăng 0,98% Nguyên nhân là do trong năm 2016 Công ty đã mua sắm một số máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng, cuối năm tăng 5.676.473.122 đồng so với đầu năm, tướng ứng tăng 16,28% Nguyên nhân là do công ty đã tăng lượng tiền vào công ty con nhiều hơn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng nguồn vốn cuối năm 2016 là 395.831.360.470 đồng, so với đầu năm tăng 21.803.422.775 đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 5,83% Tổng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

+ Nợ phải trả trong cuối năm 2016 là 207.762.891.606 đồng chiếm tỷ trọng là 52,49% cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty, so đầu năm giảm 499.532.990 đồng, tương ứng đạt 99,76% Chứng tỏ trong năm khoản nợ phải trả của Công ty đã có xu hướng giảm xuống, đây có thể coi là tín hiệu tốt của Công ty trong năm qua Cụ thể:

Căn cứ lựa chọn đề tài

3.1.1 Tính cần thiết của đề tài

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là cơ sở cho việc xác định nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất Hơn thế nữa phân tích tài chính có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn khác Nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật.

Như vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò thiết thực trong việc giúp cho các nhà quản lý thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau, nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với những kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế tác giả đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội ” để làm chuyên đề nghiên cứu trong đồ án tốt nghiệp của mình.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành nghiên cứu

Phân tích tài chính nhằm đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của Công ty,khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Công ty Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay ý nghĩa của việc phân tích tài chính lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Việc phân tích tình hình tài chính theo giai đoạn sẽ giúp cho Công ty đánh giá tình hình, thực trạng và những triển vọng, vạch rõ những mặt tích cực và những tồn tại cần được khắc phục trong giai đoạn trước, xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhằm giúp Công ty phát huy thế mạnh tài chính và khắc phục những tồn tại không tốt về tài chính của Công ty trong giai đoạn sau.

 Đối tượng Đối tượng của phân tích tài chính là các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội giai đoạn 2012- 2016.

Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty Cổ phần Nhựa

Hà Nội phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán và bảng kết quả sản xuất kinh doanh.

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ và thương mại.

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời.

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tìm ra bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng ấy giúp cho việc xem xét các biến động của hiện tượng trong hiện tại và dự đoán các biến động của hiện tượng trong tương lai.

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Là việc dùng con số biểu thị các đặc theo thời gian Trong đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu biểu thị sự phát triển như: chỉ số phát triển định gốc, chỉ số phát triển liên hoàn, chỉ số bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân.

Ta có một số công thức sau:

+ Chỉ số phát triển định gốc: Phản ánh sự biến động của hiện tượng ở hai thời gian không liền nhau Trong đó, người ta chọn một thời gian làm gốc thông thường chọn thời gian đầu tiên làm gốc.

Công thức tính: yi= X Xi 0

+ Chỉ số phát triển liên hoàn: Phản ánh sự biến động của hiện tượng hai thời gian liền nhau.

+ Chỉ số phát triển bình quân: Là trị số đại biểu của tốc độ phát triển liên hoàn.

- Khi tốc độ phát triển liên hoàn cùng xu hướng:

- Khi tốc độ phát triển liên hoàn khác xu hướng:

- Trong đó : x0 là chỉ tiêu của năm được lấy làm gốc. xi là chỉ tiêu năm được so sánh. xi-1 là chỉ tiêu năm để so sánh.

- Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích ngang): Được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Để tiến hành so sánh được cần giải quyết theo các vấn đề cơ bản sau:

+ Tiêu chuẩn so sánh: Chỉ tiêu được chọn là căn cứ là kỳ gốc tùy theo yêu cầu phân tích mà chọn các căn cứ hoặc kỳ gốc phù hợp.

+ Điều kiện so sánh: So sánh được giữa hai chỉ tiêu kinh tế phải quan tâm cả về không gian lẫn thời gian.

Quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu thể hiện dưới ba hình thức: Số tuyệt đối, số

- Phương pháp tỷ số (phương pháp phân tích dọc): Là phương pháp truyền thống trong phân tích tài chính trong đó sử dụng các tỷ lệ, các hệ số tài chính để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của công ty Về nguyên tắc để áp dụng phương pháp này cần phải xác định các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu, sau đó tiến hành so sánh các chỉ số tài chính với các tỷ số tham chiếu qua đó có nhận xét, đánh giá về thực tế tình hình tài chính của Công ty.

Cơ sở lý thuyết của phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Báo cáo tài chính chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

3.2.2 Ý nghĩa tài chính và phân tích tài chính

Ngày nay hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tất cả các công ty thuộc các loại hình sử hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy không chỉ có chủ Công ty mà sẽ còn nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty như: Nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong Công ty Mỗi đối tượng sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty trên những góc độ khác nhau, hay nói cách khác ý nghĩa của việc phân tích tài chính của Công ty đối với những đối tượng khác nhau là khác nhau.

- Đối với nhà quản trị Công ty: Mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị của Công ty Do đó họ phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty, tình hình vốn, công nợ thu chi tài chính Đây là những cơ sở hết sức quan trọng giúp ban giám đốc Công ty định hướng và đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, ra các quyết định về kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ và kiểm soát được các hoạt động quản lý, dự báo tình hình Công ty từ đó thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của mình.

- Đối với các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến yếu tố rủi ro, lăi suất và khả năng thanh toán, họ cần biết đến tình hình thu nhập của chủ sở hữu và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Do đó họ quan tâm đến kết quả của phân tích tài chính để đánh giá tình hình thực trạng kinh doanh cũng như nhận biết được khả năng sinh lời của Công ty Ngoài ra phân tích tình hình tài chính của Công ty là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định hợp tác kinh doanh, ra quyết định có nên bỏ vốn đầu tư và công ty hay không, nếu đầu tư vào thì quy mô thế nào là hợp lý.

- Đối với người cho vay: Những người cho vay như chủ ngân hàng, người cung cấp, các chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tai và tương lai của công ty Do đó người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng, xem khách hàng thực sự có nhu cầu vay hay không và khả năng trả nợ của công ty thế nào để có được quyết định tối ưu.

Ngoài ra các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như công nhân viên trong Công ty, cơ quan thuế, thanh tra, các cơ quan chức năng khác… thì việc phân tích tài chính sẽ giúp đối tượng hiểu biết về công ty, phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính – tiền tệ của công ty xem có đúng chính sách, chế độ và pháp luật hay không Đánh giá đúng hơn thực trạng của công ty để từ đó thực hiện tốt hơn công việc của họ.

Trên góc độ riêng, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty đều cần những thông tin đáp ứng những nhu cầu của mình Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính của công ty hàng năm hay phân tích trong một giai đoạn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng sự quan tâm của các đối tượng nêu trên.

Cung cấp thông tin về tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác.

Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện và tình huống làm biến đổi các nguồn vốn của doanh nghiệp

Là căn cứ thông tin về việc thực hiện chức năng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn các giải pháp tối ưu trong kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội

Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là một công việc quan trọng, thông qua việc phân tích đó có thể nhận thấy được thực trạng tài chính của công ty, xác định được nguyên nhân ảnh hưởng, dự kiến những việc xảy ra để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm xác định tình hình tài chính của công ty.

3.3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội Đánh giá chung tình hình tài chính nhằm đánh giá được tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Giúp người quản lý đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp để đề ra các quy định đúng đắn trong lựa chọn các phương án tối ưu trong kinh doanh.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu thông qua các báo các tài chính trong đó quan tâm nhất là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

3.3.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như tổng tài sản trong đó có tài sản lưu động, tài sản cố định, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Xem xét bảng cân đối kế toán giúp phân tích, đánh giá chung tình hình tài sản của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, có nên duy trì hay phải cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Để đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa HàNội qua xem xét sự biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012-2016.

Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012-2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội

TÀI SẢN Mã số CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN2015 CN 2016

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 41.814.527.838 45.174.143.917 42.611.731.519 55.302.428.325 60.890.439.827

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 111 41.814.527.838 45.148.495.125 42.576.483.157 55.247.193.540 60.824.961.578

2 Các khoản tương đương tiền 112 - 25.648.792 35.248.362 55.234.785 65.478.249

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 8.500.000.000 7.000.000.000 9.000.000.000 8.000.000.000 8.500.000.000

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 70.477.363.699 67.768.796.063 68.406.896.953 81.462.923.024 94.429.764.025

1 Phải thu của khách hàng 131 56.894.132.171 50.781.349.025 53.784.346.625 65.178.248.012 73.457.187.429

2 Trả trước cho người bán 132 2.218.430.949 1.500.095.026 2.043.789.124 1.708.349.251 2.500.000.476

3 Các khoản phải thu khác 133 11.364.800.579 15.487.352.012 12.578.761.204 14.576.325.761 18.472.576.120

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 142 - (25.479.364.280) (11.789.245.601) - (28.452.789.201)

V Tài sản ngắn hạn khác 150 3.838.447.335 4.569.236.520 3.716.679.688 4.932.053.759 12.968.195.534

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2.583.020.585 2.856.478.015 1.862.478.015 3.175.482.169 10.105.716.792

2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 - 115.276.489 - 100.782.345 857.892.430

3 Tài sản ngắn hạn khác 153 1.255.426.750 1.597.482.016 1.854.201.673 1.655.789.245 2.004.586.312

II Tài sản cố định 220 103.845.687.708 119.038.794.965 113.141.927.754 119.565.075.120 120.734.635.504

1 Tài sản cố định hữu hình 221 103.749.826.019 117.996.442.680 112.356.266.830 117.569.049.254 119.388.997.371

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (137.440.299.545

2 Tài sản cố định vô hình 227 - 966.864.654 727.768.464 1.880.242.380 1.256.510.677)

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (2.063.250.135) (2.458.924.610) (4.752.016.782) (3.785.246.821) (4.578.962.428)

3 Chi phí xây dựng dở dang 240 95.861.689 75.487.631 57.892.460 115.783.486 89.127.456

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 29.896.730.528 28.328.461.470 37.942.522.996 34.878.291.091 40.554.764.213

1 Đầu tư vào công ty con 252 33.204.918.631 30.789.246.701 42.701.724.452 38.457.201.549 45.127.254.369

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 254 (3.308.188.103) (2.460.785.231) (4.759.201.456) (3.578.910.458) (4.572.490.156)

V Tài sản dài hạn khác 260 13.923.007.965 16.204.634.896 12.789.024.153 14.175.120.486 10.479.245.786

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 13.923.007.965 16.204.634.896 12.789.024.153 14.175.120.486 10.479.245.786

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 338.039.464.002 347.729.171.798 331.024.216.407 374.027.937.695 395.831.360.470 NGUỒN VỐN

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 27.479.891.077 25.487.689.485 11.478.246.304 25.789.024.576 20.781.457.316

3 Người mua trả tiền trước 313 3.422.136.906 3.485.762.186 7.824.631.524 5.782.104.967 4.892.750.476

4 Thuế và các khoản nộp Nhà nước 314 3.206.220.964 5.789.152.460 3.579.240.516 4.752.782.410 4.712.752.450

9 Các khoản phải trả phải nộp khác 319 85.954.618.923 74.876.292.134 60.781.492.365 65.475.142.781 57.124.018.460

11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 13.007.248.352 15.485.762.498 18.754.360.142 20.789.120.458 25.420.157.892

4 Vay và nợ dài hạn 334 14.023.913.440 18.624.924.863 20.781.456.120 24.751.276.872 34.782.146.222

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - 255.469.264 115.486.200 576.200.471 785.472.860

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 65.000.000.000 65.000.000.000 65.000.000.000 65.000.000.000 65.000.000.000

2 Thặng dư vốn cổ phần 412 148.542.871 133.458.746 133.458.746 122.879.204 110.782.105

6 Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416 55.621.125 (39.266.524) - (25.178.360) (20.789.240)

7 Quỹ đầu tư phát triển 417 11.097.226.125 16.214.055.738 19.452.476.120 22.805.476.124 28.512.201.486

9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 500.000.000 500.000.000 500.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 58.652.782.637 56.898.610.325 62.848.085.758 63.605.323.477 76.994.262.055

Bảng phân tích chênh lệch giữa các năm qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012-2016

CN 2013/CN2012 CN 2014/CN2013 CN 2015/CN2014 CN 2016/CN2015

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3.359.616.079 108,03 (2.562.412.398) 94,33 12.690.696.806 129,78 5.588.011.502 110,10

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 111 3.333.967.287 107,97 (2.572.011.968) 94,30 12.670.710.383 129,76 5.577.768.038 110,10

2 Các khoản tương đương tiền 112 25.648.792 0,00 9.599.570 137,43 19.986.423 156,70 10.243.464 118,55

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (1.500.000.000) 82,35 2.000.000.000 128,57 (1.000.000.000) 88,89 500.000.000 106,25

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 (2.708.567.636) 96,16 638.100.890 100,94 13.056.026.071 119,09 12.966.841.001 115,92

1 Phải thu của khách hàng 131 (6.112.783.146) 89,26 3.002.997.600 105,91 11.393.901.387 121,18 8.278.939.417 112,70

2 Trả trước cho người bán 132 (718.335.923) 67,62 543.694.098 136,24 (335.439.873) 83,59 791.651.225 146,34

3 Các khoản phải thu khác 133 4.122.551.433 136,27 (2.908.590.808) 81,22 1.997.564.557 115,88 3.896.250.359 126,73

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 142 (25.479.364.280) 0,00 13.690.118.679 46,27 11.789.245.601 0,00 (28.452.789.201) -

V Tài sản ngắn hạn khác 150 730.789.185 119,04 (852.556.832) 81,34 1.215.374.071 132,70 8.036.141.775 262,94

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 273.457.430 110,59 (994.000.000) 65,20 1.313.004.154 170,50 6.930.234.623 318,24

2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 115.276.489 0,00 (115.276.489) 0,00 100.782.345 - 757.110.085 851,23

3 Tài sản ngắn hạn khác 153 342.055.266 127,25 256.719.657 116,07 (198.412.428) 89,30 348.797.067 121,07

II Tài sản cố định 220 15.193.107.257 114,63 (5.896.867.211) 95,05 6.423.147.366 105,68 1.169.560.384 100,98

1 Tài sản cố định hữu hình 221 14.246.616.661 113,73 (5.640.175.850) 95,22 5.212.782.424 104,64 1.819.948.117 101,55

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (20.049.575.557) 114,59 (8.299.137.383) 105,27 18.209.697.461 89,02 (3.209.889.240) 102,18

2 Tài sản cố định vô hình 227 966.864.654 0,00 (239.096.190) 75,27 1.152.473.916 258,36 (623.731.703) 66,83

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (395.674.475) 119,18 (2.293.092.172) 193,26 966.769.961 79,66 (793.715.607) 120,97

3 Chi phí xây dựng dở dang 240 (20.374.058) 78,75 (17.595.171) 76,69 57.891.026 200,00 (26.656.030) 76,98

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 (1.568.269.058) 94,75 9.614.061.526 133,94 (3.064.231.905) 91,92 5.676.473.122 116,28

1 Đầu tư vào công ty con 252 (2.415.671.930) 92,72 11.912.477.751 138,69 (4.244.522.903) 90,06 6.670.052.820 117,34

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dàihạn 254 847.402.872 74,38 (2.298.416.225) 193,40 1.180.290.998 75,20 (993.579.698) 127,76

V Tài sản dài hạn khác 260 2.281.626.931 116,39 (3.415.610.743) 78,92 1.386.096.333 110,84 (3.695.874.700) 73,93

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 2.281.626.931 116,39 (3.415.610.743) 78,92 1.386.096.333 110,84 (3.695.874.700) 73,93

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 9.689.707.796 102,87 (16.704.955.391) 95,20 43.003.721.288 112,99 21.803.422.775 105,83 NGUỒN VỐN

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 (1.992.201.592) 92,75 (14.009.443.181) 45,03 14.310.778.272 224,68 (5.007.567.260) 80,58

3 Người mua trả tiền trước 313 63.625.280 101,86 4.338.869.338 224,47 (2.042.526.557) 73,90 (889.354.491) 84,62

4 Thuế và các khoản nộp Nhà nước 314 2.582.931.496 180,56 (2.209.911.944) 61,83 1.173.541.894 132,79 (40.029.960) 99,16

9 Các khoản phải trả phải nộp khác 319 (11.078.326.789) 87,11 (14.094.799.769) 81,18 4.693.650.416 107,72 (8.351.124.321) 87,25

11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 2.478.514.146 119,05 3.268.597.644 121,11 2.034.760.316 110,85 4.631.037.434 122,28

4 Vay và nợ dài hạn 334 4.601.011.423 132,81 2.156.531.257 111,58 3.969.820.752 119,10 10.030.869.350 140,53

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 255.469.264 0,00 (139.983.064) 45,21 460.714.271 498,93 209.272.389 136,32

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 - 100,00 - 100,00 - 100,00 - 100,00

2 Thặng dư vốn cổ phần 412 (15.084.125) 89,85 - 100,00 (10.579.542) 92,07 (12.097.099) 90,16

6 Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416 (94.887.649) 0,00 39.266.524 0,00 (25.178.360) - 4.389.120 82,57

7 Quỹ đầu tư phát triển 417 5.116.829.613 146,11 3.238.420.382 119,97 3.353.000.004 117,24 5.706.725.362 125,02

8 Quỹ dự phòng tài chính 418 2.903.004.281 139,63 2.554.481.321 124,98 475.005.304 103,72 3.214.999.804 124,25

9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - 100,00 - 100,00 500.000.000 200,00 - 100,00

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (1.754.172.312) 97,01 5.949.475.433 110,46 757.237.719 101,20 13.388.938.578 121,05

Bảng phân tích biến động về tài chính giai đoạn 2012-2016

T CHỈ TIÊU ĐVT CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 190.374.037.801 184.157.280.467 167.150.741.50

2 Tài sản dài hạn Đồng 147.665.426.201 163.571.891.331 163.873.474.90

2 Vốn chủ sở hữu Đồng 142.778.694.506 148.934.384.314 160.716.027.97

Qua bảng cân đối kế toán (bảng 3-1), bảng phân tích sự chênh lệch các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán (bảng 3-2), bảng phân tích biến động về tài chính giai đoạn 2012 -2016 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (bảng 3-3) cho thấy: a Tài sản

Tổng tài sản cuối năm 2016 của Công ty là 395.831.360.470 đồng, tăng 17,10% so với cuối năm 2012 Trong giai đoạn 2012 – 2016, thì năm 2016 là năm tổng tài sản có mức tăng cao nhất vì nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến, nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty tăng cao Năm 2014 có mức đầu tư thấp (thời điểm cuối năm 2014 là 331.024.216.407 đồng) song phù hợp vì lúc này công ty mới đang thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á nên mức tiêu thụ còn chậm, hợp đồng chưa nhiều nên việc đầu tư còn hạn chế Xét trong cả giai đoạn, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 4,22% cho thấy quy mô sản xuất của Công ty đang được mở rộng.

Tuy nhiên việc tăng giảm về tổng tài sản chưa thể biểu thị cho sự hoạt động tích cực hay tiêu cực của Công ty một cách đầy đủ Hơn nữa, tính ổn định của tổng tài sản còn chưa phản ánh được chất lượng công tác ở Công ty và các kết quả tài chính Vì vậy, ngoài việc so sánh sự thay đổi của tổng tài sản, ta cần tiến hành tìm hiểu mối quan hệ và biến động của các khoản mục trong đó để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính và tình hình sử dụng tài sản của Công ty Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tác giả đi sâu phân tích hạng mục của tổng tài sản dưới đây:

CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN2015 CN 2016

Hình 3-1: Biểu đồ biểu diễn tình hình tăng giảm tài sản

Từ biểu đồ hình 3-2 ta thấy giai đoạn 2012-2016 tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 4,87% Năm 2016 là năm mà tài sản ngắn hạn có biến động mạnh nhất, vào thời điểm cuối năm 2016 là 224.062.714.967 đồng, tương ứng tăng 17,70% so với cuối năm 2012 Tài sản ngắn hạn tăng cao do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác tăng Tài sản ngắn hạn biến động không đều so với thời điểm cuối năm 2012 là do các chỉ tiêu biến động như: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác Xét biến động cụ thể:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền có nhiều biến động trong giai đoạn 2012-2016 Nhìn chung, trong kỳ nghiên cứu, các khoản tiền và tương đương tiền có xu hướng tăng, năm biến động cao nhất là cuối năm 2016 đạt 60.890.439.827 đồng, năm có biến động thấp nhất là cuối năm 2012 đạt 41.814.527.838 đồng Chỉ tiêu này tăng cao chủ yếu là do các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng cao.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm Xét chung cho cả giai đoạn 2012-2016 thì giá trị ở thời điểm cuối năm 2016 không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2012, đều có giá trị là 8.500.000.000 đồng Khoản này chủ yếu là thu về từ các khoản lãi cho vay.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn cũng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm, năm biến động cao nhất là cuối năm 2016 đạt 94.429.764.025 đồng, năm biến động thấp nhất là cuối năm 2013 đạt 67.768.796.063 đồng Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do khoản phải thu của khách hàng ngày càng tăng, từ đó cho thấy công ty đang bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.

+ Hàng tồn kho có xu hướng biến động tăng giảm không đều qua các năm. Tăng cao nhất là cuối năm 2012 đạt 65.743.698.929 đồng Nguyên nhân là do năm

2012 kinh tế khó khăn nên hàng tồn kho tăng cao Năm biến động thấp nhất là năm

2014, vào thời điểm cuối năm đạt 43.415.433.344 đồng; tương ứng đạt 72,79% so với cuối năm 2013 Xu hướng này là xu hướng tốt cho thấy doanh nghiệp bán được hàng, không phải dự trữ hàng tồn kho vì vậy giảm ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, không mất thêm chi phí bảo quản, cất giữ hay quản lý hàng tồn kho Tuy nhiên việc giảm hàng tồn kho có thể do tình trạng khó khăn về nguồn nhiên liệu đầu vào.

+ Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 - 2016 Trong đó, năm biến động cao nhất là cuối năm 2016 với con số đạt 12.968.195.534 đồng;tương ứng tăng 162,94% so với cuối năm 2015 Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí trả trước ngắn hạn tăng mạnh Bên cạnh đó cuối năm 2014 lại có xu hướng giảm đi;

0 CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản ngắn hạn

Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty CP Nhựa Hà Nội

Qua toàn bộ quá trình phân tích trên, ta có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty như sau:

3.4.1 Về cơ cấu tài chính

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng qua các năm và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.

Tỷ trọng tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản.

Cũng tương tự như tài sản, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012-2016, ngược với nợ phải trả là vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên.

Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty ở mức ổn định trong vài năm trở lại đây, dần đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh của mình, tăng tính an toàn, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vấn đề tài sản dài hạn đang có dấu hiệu giảm và tỷ trọng nhỏ dần.

3.4.2 Về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn có xu hướng tăng dần, đều lớn hơn 1 Bên cạnh đó khả năng thanh toán nhanh 5 năm vừa qua thì giai đoạn 2012-2015 đều nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh kém, khả năng chi trả các khoản nợ kém Năm

2016 khả năng thanh toán nhanh là 1,03 là rất tốt, công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ

3.4.3 Về khả năng luân chuyển

Hệ số quay vòng các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, cho thấy tốc độ thu hồi nợ phải thu sang tiền mặt ngày càng chậm, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt giảm đi Số ngày của doanh thu chưa thu có dấu hiệu tăng

3.4.4 Về hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, vốn kinh doanh

Theo phân tích cho thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn chậm, kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong khoảng 124-144 ngày Sức sản xuất và sức sinh lời không cao, tạo ra ít lãi.

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng giảm đi, hoạt động sản xuất kinh doanh đều có lãi mặc dù ở con số thấp, một đồng vốn kinh doanh bỏ ra hoạt động mang lại lợi nhuận dương.

Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty trong những năm qua có thể nói là ổn định, có sự tăng trưởng về quy mô Tuy nhiên theo kết quả phân tích cho thấyCông ty còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục để đạt được kết quả tài chính tốt nhất trong các năm tiếp theo.

Một số định hướng nâng cao hiệu quả công tác tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội

Từ những nhận xét trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn nhiều bất ổn, chính vì vậy Công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn Tác giả xin đề ra một số định hướng nhằm nâng cao tình hình tài chính cho Công ty trong nhưng năm tiếp theo:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Do tài sản ngắn hạn của Công ty khá lớn, Công ty cần tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, đẩy nhanh tốc độ vòng quay vòng vốn, giảm những chi phí sử dụng vốn để đạt được những hiệu quả tốt hơn trong các năm tiếp theo.

+ Giảm tỷ trọng hàng tồn kho

Cần phải giảm tỷ trọng cũng như giá trị của hàng tồn kho trong tổng tài sản, để tạo hiệu quả hoạt động của tài sản ngắn hạn

+ Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ của khách hàng

Vì là Công ty sản xuất nên lượng thu hồi nợ từ khách hàng là lớn, chính vì thế Công ty phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn để kịp cho việc quay vòng sản xuất, không để tình trạng ứ đọng vốn nợ của khách hàng kéo dài, gây ra những rủi ro trong sản xuất.

Lợi nhuận của Công ty đang có xu hướng tăng lên nhưng còn ở mức chưa cao, đó là do tỷ trọng của giá vốn hàng bán chiếm khá cao và sự tăng lên của các khoản chi phí Vì thế để tăng lợi nhuận thì ta phải giảm được giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp để mang lại doanh thu lợi nhuận cho Công ty.

+ Tìm những giải pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Tìm những giải pháp linh hoạt cho khả năng huy động tài sản ngắn hạn, vốn kinh doanh của Công ty như vay ngắn hạn, nhận tiền trước của người mua, đồng vốn cho kinh doanh của Công ty Ngoài ra cũng nên chủ động xử lý các khoản công nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng khi đến hạn thanh toán.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tổng tài sản, song để nâng cao năng suất lao động cũng cần phải đầu tư đổi mới tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Nâng cao trình độ cho các CBCNV bộ phận kỹ thuật

Có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công nhân viên đảm nhiệm kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả năng suất lao động, phát động và khuyến khích nghiên cứu học tập những kiến thức mới, tiến bộ tự nước ngoài Cải tiến kỹ thuật, tiến độ sản xuất nhằm nâng cao năng suất của máy móc thiết bị, tiết kiệm nhiên liệu Đồng thời Công ty cũng cần phải có chế độ trả lương hợp lý khuyến khích sự hăng say trong sản xuất của cán bộ công nhân viên. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội nói riêng, tình hình tài chính của Công ty là rất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty và thực hiện chuyên đề “ Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của

Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội”, tác giả mạnh dạn đưa ra những phương hướng nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty Tuy nhiên các phương hướng này còn mang nặng tính lý thuyết và để thực hiện chúng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ CNV trong Công ty

Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội có những nhận xét sau: Vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng mạnh đặc biệt từ năm

2015 và năm 2016 chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng mở rộng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối lớn, bù đắp nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã tích cực huy động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục Nguồn vốn chủ sở hữu có khả năng đáp ứng được hết nhu cầu sản xuất kinh doanh, điều này sẽ giúp Công ty tự chủ trong việc thanh toán các khoản nợ.

Trong giai đoạn 2012-2016, tình hình tài chính của Công ty khá lành mạnh, đủ trang trải các khoản nợ của Công ty, khả năng thanh toán nợ của Công ty đạt kết quả tương đối tốt Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty theo xu hướng tiêu cực, sức sản xuất, sức sinh lời của vốn giảm, khả năng sinh lời của Công ty theo xu hướng tiêu cực.

Từ khi thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi Năng suất lao động tăng, tiền lương bình quân tăng… Điều này thể hiện có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù vậy Công ty vẫn cần phải chú trọng đến công tác thu nợ, để giảm các khoản phải thu xuống mức thấp Do đó trong những năm tới Công ty phải có những biện pháp thích hợp để làm tốt hơn nữa công tác thu nợ, giảm tỷ trọng vốn trong thanh toán thấp hơn để tạo ra một cơ cấu hợp lý đồng thời có thể giảm bớt vốn vay để giảm các chi phí lãi vay.

Từ kết quả trên thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, tác giả đưa ra một số kiến nghị để cải thiện một số mặt yếu kém trong hoạt động tài chính của Công ty Nhưng đây mới chỉ là những ý tưởng đơn giản còn mang nặng tính lý thuyết, tác giả hi vọng trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện tại những đề xuất này sẽ có ích cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Muốn vậy doanh nghiệp phải có những quyết sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình Tuy nhiên trong nền kinh tế đa thành phần, nếu chỉ dựa vào khả năng của mình mà bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp khó có khả năng đứng vững và phát triển được.

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả thông tin mà kế toán cung cấp đều thể hiện trên báo cáo tài chính kế toán cuối cùng của doanh nghiệp Chính vì thế chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Do đó việc trình bày báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan là điều kiện tiên quyết để phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:58

w