tiểu luận tìm hiểu về thực phẩm chức năng

65 5.8K 24
tiểu luận tìm hiểu về thực phẩm chức năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận tìm hiểu về thực phẩm chức năng

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TIỂU LUẬN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TP HCM, tháng11/2012 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TIỂU LUẬN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GVHD: Th S LÊ VĂN BÌNH SVTH: Chung Thuận Nguyên 1021090113 Quách Lê Minh 1021010002 Trần Thị Thùy Dương 1021090036 Phạm Thị Minh 1021090059 Huỳnh Lượm 1021090138 Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Tp Hồ Chí Minh – 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Kinh tế - Công nghệ TP Hồ Chí Minh và các thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích để chúng tôi có được đầy đủ kiến thức để hoàn thành tốt bài tiểu luận này Và cũng xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Bình giáo viên giảng dạy bộ môn thực phẩm chức năng đã truyền đạt kiến thức và giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Vô cùng biết ơn người thân và bạn bè đã hỗ trợ giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này Trong quá trình thực hiện làm bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót Kính xin quý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Mục lục Mục lục 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 8 1.1.Lịch sử phát triển của thực phẩm chức năng 8 1.2 Định nghĩa và tên gọi thực phẩm chức năng 11 1.2.1 Định nghĩa Thực phẩm chức năng: 11 1.2.2 Các tên gọi khác nhau của TPCN: 13 1.2.3 Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền thống (Food) 14 1.2.4 Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc .14 1.2.5 Vì sao nên sử dụng thực phẩm chức năng 15 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 17 2.1 Thực phẩm chức năng PHYTUM KOREANUM 17 2.1.1 Truyền thuyết PHYTUM KOREANUM 17 2.1.2 Sản phẩm PHYTUM KOREANUM 18 2.1.2.1 Xuất xứ sản phẩm 19 2.1.2.2 Thành phần sản phẩm 19 2.1.2.3 Công dụng sản phẩm .19 2.1.2.4 Thành phần chi tiết sản phẩm 20 2.1.2.5 Liều lượng và cách dùng 29 2.1.2.6 Tính an toàn sản phẩm .30 2.1.2.7 Đơn vị phân phối 32 2.2 Giải pháp duy nhất không sử dụng hormon thay thế cho phụ nữ tiền, mãn kinh 34 2.2.1 Sự mãn kinh 34 1 Tiền mãn kinh là gì 34 2.Công thức xác định thời kỳ tiền mãn kinh 34 Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 3 TRIỆU CHỨNG MÃN KINH (+ 50 Tuổi) 34 2.2.2 Các liệu pháp điều trị 36 2.2.2.1 THM - liệu pháp thay thế HORMON .36 2.2.2.2 THM, và các nguy cơ 36 2.2.2.3 THM chống chỉ định đối với một số trường hợp sau 36 2.2.2.4 Hai dạng của THM .36 2.2.3 Mãn kinh có thể điều trị không HORMON 37 2.2.3.1 Manhaé - Giải pháp không hormon duy nhất cho quá trình mãn kinh 37 2.2.3.2 Đối tượng sử dụng Manhaé .37 2.2.3.3 Manhaé có tác dụng hiệu quá đối với các triệu chứng tiền mãn kinh .37 2.2.4 Một công thức độc quyền 38 2.2.4.1 Sự kết hợp hoàn hảo giữa 4 thành phần 38 2.2.4.2 Một công thức hiệu quả 38 2.2.4.3 Một công thức hiệu quả kết hợp với điều trị THM 39 2.2.4.4 Một công thức hiệu quả So sánh với placebo 39 2.2.4.5 Manhaé và các điều duy nhất 40 2.2.4.6 Phương châm của Manhaé: .40 2.2.4.7.Kết luận 41 2.2.5.MANHAE tại Pháp .41 2.2.6 Đơn vị phân phối 42 2.2 TPCN CAO CẤP BIO OMEGA 3 42 2.3.1 Cơ chế tác dụng của BIO- OMEGA 3 43 2.3.2.1 Cá hồi 45 2.3.2.2 VITAMINE E THIÊN NHIÊN .45 2.3.3 Tác dụng của BIO - OMEGA 3 46 2.3.3.1 BIO – OMEGA 3 và hệ tim mạch 46 2.3.3.2 BIO OMEGA 3 VÀ CHOLESTEROL 46 2.3.3.3 BIO OMEGA 3 và não 46 2.3.3.4 BIO-OMEGA 3 VÀ DA 47 2.3.3.5 BIO-OMEGA 3 VÀ MẮT 47 Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 2.3.4 Liều lượng và cách dùng 47 2.4 Thực Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt .48 2.4.1 Cấu tạo của mắt 49 2.4.2 Các mô quan trọng của mắt 50 2.4.3 Các bệnh mắt thường gặp 52 2.4.3.1 Giác mạc: 52 2.4.3.2 Thủy tinh thể: 52 2.4.3.3 Võng mạc: .52 2.4.3.4 Dây thần kinh thị giác: 53 2.4.3.5 Bệnh Thoái Hóa Điểm Vàng (Age-Related Macular Degeneration) 53 2.4.3.6 Sản Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt 58 1 Thành phần: 58 2 Tác dụng: 61 3 Đối tượng sử dụng: 61 4 Hướng dẫn cách dùng 61 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 62 Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Lịch sử phát triển của thực phẩm chức năng Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan Cho đến nay, con người mặc dù sử dụng thực phẩm hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chức năng sinh lý của con người Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ Tĩnh đều quan niệm “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” Loài người ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính Đó là Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 hướng nghiên cứu và phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học Thực phẩm chức năng Ở các nước có nền y học cổ truyền như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam TPCN được phát triển trên cơ sở “Biện chứng luận về âm dương hoà hợp”, “Hệ thống luận ngũ hành sinh khắc” trên cơ sở về yếu tố Quan tam bảo: Tinh – thần - khí và cơ sở triết học thiên nhân hợp nhất dưới sự soi sáng của y học hiện đại Các tập đoàn lớn như: Tiens Group, Merro International Biology, Tianjin Jinyao Group… đã kế thừa các truyền thống của y học cổ truyền, áp dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm TPCN Đối với các nước không có nền y học cổ truyền Đông phương, các doanh nhân, các nhà khoa học, những người đam mê với nền y học Phương đông, đã đi sâu nghiên cứu, học hỏi và phát triển ra các sản phẩm TPCN ở ngay tại chính nước mình Ví dụ như các tập đoàn Forever Living Products, Amway của Mỹ là những tập đoàn đã đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm TPCN để cung cấp cho con người Cùng với việc nghiên cứu, khám phá và phát minh ra các sản phẩm TPCN mới, việc đồng thời ban hành các tiêu chuẩn và quy định quản lý cũng được chú ý Tại Nhật Bản, lần đầu tiên quy định về TPCN trong “Luật cải thiện dinh dưỡng” vào năm 1991 Năm 1996 đã sửa đổi cách phân loại TPCN và đã ban hành được tiêu chuẩn 13 loại Vitamin là thực phẩm dinh dưỡng Năm 1997 ban hành được tiêu chuẩn 168 loại sản phẩm từ thảo dược Năm 1998 ban hành tiêu chuẩn 12 loại sản phẩm của khoáng chất Năm 1999 ban hành tiêu chuẩn sản phẩm dạng viên Năm 2001 quy định hệ thống TPCN công bố về y tế và năm 2005 sửa đổi bổ sung Tại Mỹ, luật về TPCN được ban hành từ năm 1994 Trên thế giới và khu vực cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để đi tới thống nhất về tên gọi, phân loại, hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phương pháp phân tích và phương pháp quản lý Để giúp cho TPCN phát triển ngày càng lớn mạnh phục vụ cho con người, thế giới đã thành lập Hiệp hội TPCN quốc tế và trong khu vực cũng thành lập Hiệp hội TPCN khu vực Thị trường TPCN là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất Đối với nhiều quốc gia, tăng hơn 10% hàng năm Nhật Bản (Báo cáo của Kzuo Sueki, 2006) năm Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 2006, các sản phẩm FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD Tại Mỹ (báo cáo của Byron Johnson Esq, 2006), chỉ tính 20 loại sản phẩm TPCN từ thảo dược được bán trên kênh FDM (Food, Drug &Mass Market Retail Stores) đã đạt 249.425.500 USD năm 2005 Nguyên liệu thô từ thảo dược để sản xuất TPCN đạt 386.000.000 USD Tỷ lệ của FDM chiếm 16% doanh thu của toàn bộ TPCN ở Mỹ Năm 2007, các TPCN bổ sung Vitamin đạt 7,4 tỷ USD, TPCN nguồn gốc thảo dược đạt 4,5 tỷ USD và TPCN cho thể thao đạt 2,3 tỷ USD Toàn bộ TPCN ở Mỹ chiếm 32% thị trường TPCN thế giới Thị trường thế giới năm 2007 đạt 70 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt 187 tỷ USD vào năm 2010 Châu Âu năm 2007 đạt 15 tỷ USD, tăng bình quân 16% / năm Việc sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh và trị bệnh đã được khám phá từ hàng ngàn năm trước Công nguyên ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam Ở Phương Tây, Hypocrates đã tuyên bố từ 2500 năm trước đây: “Hãy để thực phẩm là thuốc của bạn, thuốc là thực phẩm của bạn” Có thể nói, lý luận Đông y phát triển nhất trên thế giới là ở Trung Quốc, một nước cũng nghiên cứu nhiều nhất về các loại Thực phẩm chức năng Trung Quốc đã sản xuất, chế biến trên 10.000 loại Thực phẩm chức năng Có những cơ sở đã xuất hàng hoá là Thực phẩm chức năng tới trên 100 nước trên thế giới, đem lại một lợi nhuận rất lớn Các nước nghiên cứu nhiều tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh, Úc và nhiều nước Châu Á, Châu Âu khác Do khoa học công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, người ta càng có khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều loại Thực phẩm chức năng phục vụ cho công việc cải thiện sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, phòng ngừa các bệnh mạn tính, tăng cường chức năng sinh lý của các cơ quan cơ thể khi đã suy yếu… Bằng cách bổ sung thêm “các thành phần có lợi” hoặc lấy ra bớt “các thành phần bất lợi”, người ta đã tạo ra nhiều loại Thực phẩm chức năng theo những công thức nhất định phục vụ cho mục đích của con người Nhờ có khoa học công nghệ, con người ta đã khoa học hoá các lý luận và công nghệ chế biến thực phẩm chức năng Các dạng Thực phẩm chức năng hiện nay rất phong phú Phần lớn dạng sản phẩm là dạng viên, vì nó thuận lợi cho đóng gói, lưu thông, bảo quản và sử dụng Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2 2012 Mống mắt: Mống mắt hoạt động như một màng chắn hoặc một cửa sập tròn có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bên trong mắt Đây là bộ phận tạo ra các màu khác nhau của mắt 3 Thủy tinh thể: Thủy tinh thể là một cấu trúc protein trong suốt, giúp tập trung hình ảnh và điều tiết mắt tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần của đối tượng nhìn 4 Thủy tinh dịch: Đây là một khối dịch đặc như lòng trắng trứng và trong suốt, giúp định hình mắt và hỗ trợ các cấu trúc bên trong của mắt 5 Thể mi: Đây là bó cơ giúp thay đổi hình dạng của thủy tinh thể nhằm tạo ra sự điều tiết phù hợp Đây cũng chính là tuyến tiết ra một loại dịch lỏng, được gọi là thủy dịch Sự cân bằng giữa việc sản sinh và dẫn lưu của thủy dịch tạo áp lực làm mắt lồi ra 6 Võng mạc: Võng mạc là mô thần kinh lót mặt trong của mắt Nó bao gồm các mô thần kinh cực mỏng được chia thành từng lớp rất tinh vi Phần trung tâm của võng mạc là nơi chúng ta sử dụng để nhìn các vật thể Vị trí này được gọi là hoàng điểm Đây là nơi tập trung nhiều nhất các tế bào nhạy cảm ánh sáng, hay còn gọi là những tế bào thụ quang (thụ thể ánh sáng) 7 Dây thần kinh thị giác: Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Cấu trúc của bộ phận này được tạo thành bởi các sợi thần kinh nhỏ từ toàn bộ các vùng của võng mạc Chúng hội tụ lại thành một bó, xuyên qua một mạng lưới các lỗ nhỏ trên vỏ nhãn cầu, đi ra phía sau, mang các xung điện đến não bộ như một dây cáp tinh tế Tất cả các mô này có cấu trúc rất tinh vi Ngoại trừ thành ngoài của mắt khá dai, các mô khác đều rất mảnh và cần được bảo vệ Vì vậy, nhãn cầu nằm trong ổ mắt, một hốc xương được bảo vệ tốt trên khuôn mặt với những phần vững chắc và những phần khác có thể bị vỡ Mắt được bảo vệ nhờ vào những cơ chế phản xạ tự nhiên cùng với một hệ thống rửa (bằng nước mắt) và lau sạch bề mặt (thông qua động tác nháy mi mắt) 2.4.3 Các bệnh mắt thường gặp 2.4.3.1 Giác mạc: Giác mạc có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương, nhiễm trùng (như bệnh mắt hột), hay các vấn đề dinh dưỡng (như thiếu vitamin A- gây ra mù do dinh dưỡng); gây ra các dị tật nghiêm trọng và khô bề mặt tế bào Bệnh mắt hột và mù do thiếu dinh dưỡng là các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt tại các khu vực đang phát triển trên thế giới, nơi mà người dân còn phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn 2.4.3.2 Thủy tinh thể: Toàn bộ ánh sáng khi đi vào mắt sẽ hội tụ lại ở thủy tinh thể Khi thủy tinh thể mất đi độ trong suốt, sự truyền dẫn ánh sáng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Sự mất độ sáng trong của thủy tinh thể được gọi là bệnh đục thủy tinh thể Ngày nay, đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù phổ biến trên thế giới Đục thủy tinh thể không thể phòng tránh nhưng có thể chữa trị được, bằng cách mổ thay bằng thể thủy tinh nhân tạo 2.4.3.3 Võng mạc: Võng mạc có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau Các nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tại trung tâm võng mạc (hoàng điểm), hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm, và các ảnh hưởng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) lên võng mạc, hay còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Thoái hóa hoàng điểm là nguyên nhân chính gây mất thị lực không thể chữa trị được tại các nước phát triển Đây là bệnh rất khó chữa trị Bệnh võng mạc tiểu đường có thể được chữa trị bằng liệu pháp lazer nhưng cần phải phát hiện sớm trước khi bệnh trở nên quá nặng Vấn đề này đang gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới, khi mà bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang ngày càng phổ biến Hình 2.22: Võng mạc mắt 2.4.3.4 Dây thần kinh thị giác: Nếu áp lực trong nhãn cầu quá cao, nó có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác ngay tại điểm mà dây thần kinh thị giác đi ra khỏi mắt Trường hợp này gọi là Glaucoma (tăng nhãn áp) Có nhiều nguyên nhân làm nhãn áp cao bất thường Tính nhạy cảm của mỗi người đối với loại tổn thương này là rất đa dạng Glaucoma (đọc là glô côm) là một trong những nguyên nhân chính gây ra mù lòa và giảm thị lực trên toàn thế giới 2.4.3.5 Bệnh Thoái Hóa Điểm Vàng (Age-Related Macular Degeneration) 1 Những điểm cơ bản về AMD Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình - 2012 Bệnh Thoái Hoá Điểm Vàng là một loại bệnh ảnh hưởng tới điểm vàng của Võng Mạc - Nó là một trong những bệnh thông thường làm cho nhiều người lớn tuổi bị loà mắt hay là mù - Khoảng 0.2% người từ 55 tới 64 tuổi bị AMD và đối với những người trên 85 tuổi thì con số này tăng lên tới 13% - Có hai loại bệnh AMD: Loại khô ( dry AMD) và Loại ướt ( wet ADM ) AMD loại ướt, mặc dù chỉ chiếm 10% tổng số bệnh AMD, nhưng nó làm cho 90% người mắc bệnh AMD bị mờ mắt nặng Những người hút thuốc lá dể bị AMD loại ướt Lúc đầu, chỉ khoảng 1% những người bị mảng cặn màu vàng nhỏ sẻ bị AMD nặng trong vòng năm năm Khoảng 18% những người bị ít nhất một mảng cặn màu vàng lớn sẻ bị AMD nặng trong vòng năm năm 42% những ai bị AMD ở một mắt sẻ bị AMD tới von mắt kia trong vòng năm năm Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2 2012 Triệu chứng của AMD Hình 2.23: Triệu chứng của AMD Có rất nhiều những người lớn tuổi bị bệnh AMD nhẹ Những người bị nhẹ thường ít có triệu chứng Những người bị AMD nặng thường không thấy đường rõ( blurred vision), không thấy nhiều điễm ở giữa( scotomata) hay là thị giác sẻ bị vặn vẹo, bóp méo.Thường những người mà cả hai mắt bị AMD loại ướt sẻ gặp nhiều khó khăn khi lái xe, đọc sách, nhận dạng khuôn mặt hay là tìm những vật nhỏ vì thị giác trung tâm của họ bị ảnh hưởng Vào giai đoạn đầu của AMD, thị giác trung ương có thể bị mờ hay méo mó Nhìn vào các vật thấy có kích thước và hình dạng bất bình thường Tình trạng này có thể xẩy ra nhanh hay kéo dài chừng nhiều tháng Người bị bệnh AMD rất nhạy cảm với ánh sáng và thật ra lại thấy sáng khi nhìn vào chỗ không có ánh sáng Bệnh có thể làm bực bội khó chịu nhưng không gây đau đớn Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 3 2012 Thoái hóa điểm vàng thể khô: Sự tích tụ các sản phẩm trao đổi chất ở điểm vàng gây tổn thương cho các lớp tế bào chính Quá trình này tạo nên một vùng teo nhỏ (mỏng và biến mất), lan rộng dần đến khi toàn bộ vùng trung tâm của võng mạc bị ảnh hưởng Hình 2.24: Thoái hóa điểm vàng thể khô, trường hợp nặng với teo và tạo sẹo 4 Thoái hóa điểm ướt Thoái hóa điểm vàng thể ướt : quá trình diễn ra tương tự như trong thể khô nhưng phức tạp hơn với sự phát triển bất thường của những mạch máu mới gây thoát dịch và protein, chất béo và máu vào các mô mỏng manh của võng mạc Điều này làm tổn thương và giảm chức năng, nhưng quan trọng hơn, dẫn đến sự tạo thành các sẹo mất cấu trúc ở điểm vàng Một khi đã tạo sẹo, tổn thương ở điểm vàng không thể phục hồi được Hình 2.25: Thoái hóa điểm vàng thể ướt với xuất huyết dưới võng mạc Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Trên võng mạc có một điểm giúp ta nhìn thật rõ chi tiết đó là điểm vàng (macula) Điểm này khi ta về già thường bị thoái hóa do sự t àn phá của các gốc tư do Theo nghi ên cứu điểmvàng chứa rất nhiều chất lutein và zeaxanthin, nên khi về già phải cung cấp 2 chất này cho đầy đủ Những người già dùng 10 mg lutein mỗi ngày giảm rủi ro bị bệnh thoái hóa điểmvàng rất nhiều Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh như rau dền (spinach), rau cải hoa ( broccoli ), rau bok choy 5 Bệnh cườm mắt (cataract) Trong số các cao niên thì có 23% các cụ tuối tử 65 đến 74 và 50% các cụ trên 70 tuồi sẽ bị bệnh cườm mắt Cườm mắt xẩy ra khi thủy tinh thể của con mắt bị mờ dần cho đến khi trắng xóa, gây mù mắt Cũng giống như lòng trắng trứng gà, nếu đun sôi thì từ từ sẽ biến từ thể lỏng sang thể đặc, ánh sang làm sao xuyên qua được Thủy tinh thể được cấu tạo bởi chất đạm (protein) trong đó chứa lutein và zeaxanthin, tuy rằng không nhiều bằng ở trong võng mạc Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 Bệnh cườm mắt là so sự hấp thụ tia hồng ngoại (ultra violet) của ánh sáng mặt trời, vì vậy khi ra ngoài trời nên đeo kính mát Bệnh cườm mắt còn là bệnh của tuổi già, nhưng nguyên nhân chính là do các gốc tự do Người nào thường xuyên tiếp thu hai chất lutein và zeaxanthine sẽ giảm được rủiro bị bệnh cườn mắt Ngoài công hiệu bảo vệ đôi mắt, chất lutein còn ngăn chặn chất cholesterol xấu (LDL) tăng và bám vào thành mạch máu làm giảm sự lưu thông của máu dẫn đến bệnh tim và đột quỵ Lutein cũng còn tăng sự hoạt động của não bộ, bảo vệ da chống lại sự tàn phá của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa ung thư da 2.4.3.6 Sản Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt Swanson Premium Lutein 20 mg 60 viên / lọ Lutein 20 mg - Dưỡng chất quan trọng đối với võng mạc, bảo vệ mắt chống lại các tác nhân oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa mắt như bệnh thoái hóa điểm vàng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, tăng cường thị giác 1 Thành phần: - Thành phần chính: Lutein 20mg Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 - Thành phần khác: Dầu rum (75% acid linoleic), gelantin, glycerin, sáp ong… • Lutein Hình 2.26: Cấu tạo phân tử Lutein - Công thức hóa học: C40H56O2 , phân tử lượng 568,87 - Lutein có trong điểm vàng của mắt người và một số động vật - Trong công nghiệp, lutein được chiết từ cánh hoa cúc vạn thọ (Tagetes erecto) - Trong cánh hoa cúc vạn thọ khô có khoảng 3‰ lutein dưới dạng ester với các acid béo như acid palmitic và phân tử lutein có hai nhóm hydroxy - Chiết oleoresin từ cánh hoa cúc vạn thọ, rồi thủy phân bằng KOH thì nhận được lutein - Lutein còn kèm theo một lượng zeaxanthin (bằng 1/10 lutein) - Dược điển Mỹ 2009 quy định lutein phải chứa không dưới 80% các carotenoid, không dưới 74% lutein và không dưới 8,5% zeaxanthin Trong điểm vàng của mắt cũng có zeaxanthin - Lutein được dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt, bảo vệ mắt khỏi bị tác hại bởi ánh sáng mặt trời, hỗ trợ điều trị bệnh quáng gà - Lutein có hoạt tính cao chống oxy hóa nên bảo vệ da, làm đẹp da, tăng cường miễn dịch nên được bổ sung vào sữa cho trẻ em - Dùng uống, người lớn ngày uống 2-20mg Còn dùng dưới dạng kem bôi da • Thành phần khác: Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 - Dầu rum: Được chiết xuất từ hoa cây rum Hình 2.27: Dầu hoa rum - Gelatin Gelatin (hay gelatine) là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm, phim ảnh và mỹ phẩm Hình: Cấu trúc Gelatin - Glycerine: Hình 2.28: Công thức cấu tạo của Chất ổn định, nhũ hoá Glycerine Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 2 Tác dụng: Trong cơ thể, lutein là carotenoid quan trọng, lutein có thể chuyển đổi thành zeaxanthin Theo nghiên cứu Seddon, sử dụng một lượng 6mg lutein mỗi ngày làm giảm tỷ lệ mắc thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (AMD) thấp hơn 43% Nghiên cứu đề nghị một chế độ ăn giàu lutein để làm giảm nguy cơ mắc AMD - Nồng độ của lutein trong cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn - Lutein bảo vệ võng mạc bằng cách hoạt động như một chất chống oxy hóa và ngăn chặn bức xạcực tím có hại - Những người bị AMD nồng độ lutein và zeaxanthin tại điểm vàng thấp hơn so với những người không bị AMD - Bổ sung chất chống oxy hóa đã được chứng minh ổn định và ngăn ngừa tiến triển của AMD, và những bệnh nhân đã có tiến triển tốt khuyến khích bổ sung chất chống oxy hóa để cải thiện thị lực - Lutein được bổ sung dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa và kết quả tăng nồng độ trong huyết thanh và làm tăng mật độ sắc tố điểm vàng - Cải thiện tầm nhìn khi sử dụng các chất bổ sung, chế độ ăn uống có chứa lutein trong thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi già và viêm võng mạc sắc tố - Đặc biệt, Lutein có tính an toàn cao: Không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, các chỉ số huyết hoc, và không có các tác dụng phụ khác 3 Đối tượng sử dụng: Hỗ trợ bảo vệ mắt, chống lại sự tàn phá của các gốc tự do đặc biệt người già, người làm việc nhiều với máy tính, suy giảm thị lực 4 Hướng dẫn cách dùng Ngày uống 1 viên/ngày sau khi ăn 5 Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản ở nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 30oC Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 - Hạn sử dụng: 2 năm từ ngày sản xuất - Ngày sản xuất: Xem in trên bao bì - Quy cách đóng gói: Lọ 60 viên - Số đăng ký: 540/2012/YT-CNTC Lưu ý: - Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh - Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi Xuất xứ: Sản phẩm của Công ty Swanson Health International (Hoa Kỳ) CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Do nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng của người dân ngày càng nhiều Thực phẩm chức năng là sản phẩm của thế kỷ XXI Mục tiêu của đề tài này là tổng hợp những thông tin về thực phẩm chức năng bảo vệ và duy trì sức khỏe của nam giới và phụ nữ Giải quyết được những vấn đề như: - Vai trò thực phẩm chức năng, Đặc tính sinh lý của sản phẩm - Thành phần của một số loại thực phẩm chức năng - Tác dụng của các thành trong thực phẩm chức năng đối với một số bệnh tật Qua tìm hiểu đã thấy được tiềm năng của việc sản xuất thực phẩm chức năng và lợi ích của các sản phẩm chức năng ngừa một số bệnh đối với cơ thể con người DANH MỤC CÁC HÌNH • Hình 2.1: TPCN PHYTUM KOREANUM • Hình 2.2: Thành phần của PHYTUM KOREANUM Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 • Hình 2.3: Hồng Sâm Hàn Quốc • Hình 2.4: Nhục Thung Dung • Hình 2.5: Thỏ Ty Tử • Hình 2.6: Nấm Linh Chi • Hình 2.7: Dâm dương hoắc Hàn Quốc • Hình 2.8: Rễ sâm Nga • Hình 2.9: Hà Thủ Ô đỏ • Hình 2.10: Cao Bạch Quả • Hình 2.11: Nguồn chiết xuất Vitamin E • Hình 2.12: Triệu chứng của phụ nữ tiền mãn kinh • Hình 2.13 : Những biểu hiện của phụ nữ tiền mãn kinh • Hình 2.14: Các nguồn bổ sung phytoestrogenes • Hình 2.15 : Sản phẩm manhae hiện đang bán trên thị trường • Hình 2.16: Sản phẩm manhae được bày bán tại Pháp • Hình 2.17: Cấu tạo phân tử của axit béo omega-3 và omega-6 • Hình 2.18: Nguyên liệu sản xuất BIO • Hình 2.19: Vitamin E thiên nhiên • Hình 2.20: Thực Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt : LUTEIN • Hình 2.21: Cấu tạo của mắt • Hình 2.22: Võng mạc mắt • Hình 2.23: Triệu chứng của AMD • Hình 2.24: Thoái hóa điểm vàng thể khô, trường hợp nặng với teo và tạo sẹo • Hình 2.25: Thoái hóa điểm vàng thể ướt với xuất huyết dưới võng mạc • Hình 2.26: Cấu tạo phân tử Lutein • Hình 2.27: Dầu hoa rum • Hình 2.28: Công thức cấu tạo của Chất ổn định, nhũ hoá Glycerine DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 • Biểu đồ 2.1 : Thử nghiệm tính hiệu quả sản phẩm • Biểu đồ 2.2 : Nghiên cứu hiệu quả ham muốn • Biểu đồ 2.3: Hiệu quả uống manhae ngày 1 viên/ tháng • Biểu đồ 2.4: Hiệu quả uống manhae ngày 2 viên/ tháng • Biểu đồ 2.5: Hiệu quả kết hợp với điều trị THM, Ngày uống 2 viên/tháng • Biểu đồ 2.6 : Hiệu quả uống manhae ngày 2 viên/ 3 tháng • Bảng 2.1 : Danh sách nhà thuốc tại TPHCM đang bán sản phẩm PHYTUM KOREANUM TÀI LIỆU THAM KHẢO • http://www.vinavitamin.com/lutein-20mg Thực phẩm chức năng Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 • http://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1661-M%E1%BA%AFt-amp-ch %E1%BA%A5t-lutein-k%E1%BB%B3-di%E1%BB%87u • http://www.phytum.com.vn/vi-VN/Introduction.aspx • http://baotam.vn/khuyen-mai/phytum-koreanum.html • http://phytum.com.vn/vi-VN/ClinicalResearch.aspx • http://thuocmoi.com.vn/component/content/article/70-khoang-chat-va-cacvitamin/9791-bio-omega-3-uc.html • http://afamily.vn/suc-khoe/ca-hoi-thuc-pham-vang-cho-suc-khoe20120206100518916.chn • + • http://tailieuhay.com/ • www.tienmankinh.com Thực phẩm chức năng Trang 64 ... CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1.Lịch sử phát triển thực phẩm chức 1.2 Định nghĩa tên gọi thực phẩm chức 11 1.2.1 Định nghĩa Thực phẩm chức năng: 11... Thực phẩm chức Song tất thống cho rằng: Thực phẩm chức loại thực phẩm nằm giới hạn thực phẩm (truyền thống - Food) thuốc (Drug) Thực phẩm chức thuộc khoảng giao thoa (còn gọi vùng xám) thực phẩm. .. 62 Thực phẩm chức Trang 64 GVHD: TH S Lê Văn Bình 2012 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Lịch sử phát triển thực phẩm chức Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức (TPCN) phát

Ngày đăng: 06/05/2014, 09:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

  • 1.1. Lịch sử phát triển của thực phẩm chức năng

  • 1.2. Định nghĩa và tên gọi thực phẩm chức năng

  • 1.2.1. Định nghĩa Thực phẩm chức năng:

  • 1.2.2. Các tên gọi khác nhau của TPCN:

  • 1.2.3. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền thống (Food)

  • 1.2.4. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc

  • 1.2.5. Vì sao nên sử dụng thực phẩm chức năng

  • CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

  • 2.1. Thực phẩm chức năng PHYTUM KOREANUM

  • 2.1.1. Truyền thuyết PHYTUM KOREANUM 

  • 2.1.2. Sản phẩm PHYTUM KOREANUM

  • 2.1.2.1. Xuất xứ sản phẩm

  • 2.1.2.2. Thành phần sản phẩm

  • 2.1.2.3. Công dụng sản phẩm

  • 2.1.2.4. Thành phần chi tiết sản phẩm

  • 2.1.2.5. Liều lượng và cách dùng

  • 2.1.2.6. Tính an toàn sản phẩm

  • 2.1.2.7. Đơn vị phân phối

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan