BIỆN PHÁP đối PHÓ rủi RO (2)

3 2.6K 21
BIỆN PHÁP đối PHÓ rủi RO (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ RỦI RO: 1. NÉ TRÁNH RỦI RO: Là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi trong cuộc sống hằng ngày tránh khả năng làm xuất hiện rủi ro. Vd: + Sau sự kiện 11/09/2001 tại Mỹ một số người không đi máy bay để né tránh rủi ro khủng bố. + Một người muốn tránh rủi ro bị nhiễm bệnh đường hô hấp do môi trường bị ô nhiễm bụi khói công nghiệp thì có thể về nông thôn hay về vùng đồi núi để sinh sống.  Tránh né rủi ro khi có sự lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro này, tránh né rủi ro kia là hợp lí. Sự hợp lí của phương thức tránh né được quyết định bởi giá phí thấp nhất. Vd: Người ta không thể tránh né rủi ro cháy nhà bằng cách bán nhà và ở lang thang ngoài đường phố, không thể giải đáp thắc mắc ngày nào sẽ chết bằng cách tự vẫn ngay tức khắc. 2. GÁNH CHỊU RỦI RO: là một cách xử sự dễ dàng nhất để đón nhận sự không chắc chắn về một sự việc nào đó. Lý do dẫn đến việc chấp nhận gánh chịu rủi ro: Chủ động Thụ động Quyết định gánh chịu rủi ro khi không còn phương thức nào tốt hơn để giải quyết. Vd: Chúng ta buộc phải trú ngụ trong nhà (vd trên) tức gánh chịu rủi ro căn nhà có thể bị bốc cháy một lúc nào đó. Chúng ta chấp nhận gánh chịu rủi ro chị cháy nổ, rơi phương tiện khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Gánh chịu rủi ro do sức ỳ, sự thụ động trở thành quán lệ. Vd: Một người muốn mua bảo hiểm để đối phó với rủi ro bản thân nhưng anh ta vẫn không tự động đi mua bảo hiểm nếu như nhân viên khai thác bảo hiểm không đến tận nhà chào mời. Gánh chịu rủi ro cũng có thể do người ta không thấu đáo được rủi ro đó. Vd: Một người tránh né rủi ro bệnh đường hô hấp đi về vùng đồi núi sinh sống, có thể lúc nào đó sẽ là nạn nhân của một vụ sụp lỡ đất do nhà anh ta vô tình trên vùng địa chất không ổn định. Chập nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ. Điều này dễ thấy trông lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mức rủi ro cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn. Chấp nhận rủi ro là một quyết định cân nhắc, suy tính sau khi phán đoán tương đối chính xác một rủi ro nào đó. Vd: Một chủ xe tải, chấp nhạn rủi ro bị phạt vi cảnh, cố tình chở hàng hóa quá tải để được món lời cao hơn hoặc một cascadeur chấp nhận đóng thế vi trong các “pha nguy hiểm” để nhận tiền công hậu hĩnh. Trong sản xuất kinh doanh, việc gánh chịu rủi ro như trên đã dẫn đến việc người ta cố tạo ra một quỹ để tự bù đắp các tổn thất. Hình thức này gọi là “tự bảo hiểm”. 3. CHUYỂN GIAO RỦI RO: là tìm cách chuyển một phần hoặc toàn bộ sang người khác. Một số hình thức chuyển giao rủi ro:  Nghịch hành (Hedging): là tham gia vào 2 chiều trái ngược nhau của cùng một sự việc và như vậy rủi ro bị vô hiệu hóa. Được sử dụng bằng các mua – bán non sản phẩm với điều kiện giao hàng trong tương lai. Trong trường hợp này rủi ro tăng và giảm giá được chuyển từ người sản xuất sang người mua hàng hóa.  Cho thầu lại (toàn bộ hay một phần): Nhà thầu chính trúng thầu xây dựng một cao ốc có thể cho thầu lại toàn bộ hoặc một số công trình phụ. Lúc này, một phần rủi ro sẽ chuyển từ nhà thầu chính sang nhà thầu phụ.  Bảo hiểm: giúp cho qui tụ một số đông người, trong đó sẽ chỉ có một số ít người gặp rủi ro và bọ tổn thất. Số tiền bồi thường lấy từ quỹ bảo hiểm, bằng cách này rủi ro có thể sẽ do cả cộng đồng gánh chịu. Qua đó cho ta thấy rằng: cách thức chuyển giao rủi ro của bảo hiểm là cách xử lý triệt để hơn hết. Vì chuyển giao rủi của bảo hiểm là chuyển cho số đông người vừa đủ để mỗi người không bị rủi ro tác động làm ảnh hưởng trầm trọng, trong khi các hình thức khác việc hoán chuyển chỉ giải quyết lợi ích cục bộ của một người, rủi ro vẫn còn tiếp tục đe dọa lọi ích của người khác và lợi ích của cả nền kinh tế xã hội. 4. GIẢM THIỂU RỦI RO: chỉ có bảo hiểm không chỉ là một phương thức hoán chuyển rủi ro mà còn là một phương thức giảm thiểu rủi ro. Vì do tập trung được số đông, kỹ thuật bảo hiểm có thể thống kê tính toán tương đối chính xác khả năng tổn thất trong tương lai. Mức độ chính xác càng cao, mức độ bất trắc càng giảm làm cho rủi ro cũng được hạ giảm theo. Và trong số những rủi ro có thể bảo hiểm, nhà bảo hiểm chọn đảm bảo cho rủi ro là phụ thuộc vào khả năng nghiệp vụ và tầm vóc công ty của mình. Như vậy, rủi ro luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại rủi ro mà người ta có thể có cách thức xử lý riêng biệt. Phán đoán đúng, sai đầy đủ hay không, xử lý đúng đắn hay không là phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, mỗi chủ thể kinh tế - xã hội. . BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ RỦI RO: 1. NÉ TRÁNH RỦI RO: Là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi trong cuộc sống hằng ngày tránh khả năng làm xuất hiện rủi ro. Vd:. chịu rủi ro chị cháy nổ, rơi phương tiện khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Gánh chịu rủi ro do sức ỳ, sự thụ động trở thành quán lệ. Vd: Một người muốn mua bảo hiểm để đối phó với rủi ro. nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ. Điều này dễ thấy trông lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mức rủi ro cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn. Chấp nhận rủi ro là một quyết định

Ngày đăng: 04/05/2014, 22:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan