1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÀNG hóa y tế KINH tế CÔNG

18 796 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ tại việt nam 1. Thành tựu đạt được. a. Các bệnh viện công. Cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam là một vấn đề rất được quan tâm từ trước đến nay. Hiện nay, dịch vụ y tế đã đáp ứng một phần nhu cầu của người dân. Việt Nam đã có nhiều dịch vụ y tế chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế, đã có những thành tựu đáng kể. • Về Y tế dự phòng: Đã chốt giữ thành công, qua nhiều năm không để phát sinh những dịch bệnh lớn. Một số vụ việc xảy ra, nhìn chung đã bao vây, dập tắt kịp thời. Kể cả những loại dịch bệnh hiểm nghèo mới nổi như SARS, cúm A/ H5N1, và rất gần đây là cúm A/H1N1. Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (sốt rét, phong, lao, uốn ván, bại liệt, …) có tiến bộ. Với HIV/AIDS, các chỉ tiêu nhiễm mới, chuyển bệnh AIDS, tử vong năm 2008 so với năm trước đều đã giảm trên dưới 10%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3% (năm 2010) Tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 6 tuổi đạt tỉ lệ cao, (thường xuyên trên 90%). • Về khám chữa bệnh: Năm 2010, cả nước đã có 13.433 cơ sở y tế công lập với gần 200 nghìn giường bệnh. Hệ thống Y tế đã đáp ứng phục vụ hơn 200 triệu lượt người khám chữa bệnh hàng năm, (bình quân 2,5 lượt/1 người dân/năm); hơn 70 triệu ngày điều trị nội trú, (bình quân 8 ngày /1 bệnh nhân). Đã chú trọng phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế như: chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, mổ phacô (mắt), cột sống, thụ tinh ống nghiệm. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có gần 1.000 giường bệnh và 2.000 bác sỹ và điều dưỡng, hàng chục giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại khoa, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh… Hàng năm, Bệnh viện khám và điều trị hơn 200.000 bệnh nhân, phẫu thuật gần 40.000 trường hợp phức tạp. bênh viện là nơi đầu tiên của Việt Nam ghép gan người lớn và cũng là nơi đầu tiên ghép tạng từ người chết não. Tỷ lệ ghép tạng tại Bệnh viện thành công 100%. Bệnh viện cũng là nơi duy nhất của Việt Nam thực hiện hầu hết các phẫu thuật nội soi như phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật nội soi tim mạch, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi khớp…; là nơi đầu tiên thực hiện phẫu thuật tim hở, thay van tim. Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ thành công 5 cặp song sinh dính nhau trong đó có 2 cặp thuộc loại khó và phức tạp trên thế giới do chung nhau nhiều bộ phận như xương ức, gan, ống mật chủ, cơ hoành, ruột non và màng tim. Là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ghép thận cho trẻ em và đến nay đã ghép thành công cho nhiều trẻ em, bệnh viện cũng là nơi đầu tiên lấy thận từ người cho bằng phẫu thuật nội soi và tiến hành ca ghép thận không cùng huyết thống. Bệnh viện cũng đã thành công trong ghép tủy xương. Đã có gần 4.000 lượt thầy thuốc của các bệnh viện Trung ương về với vùng sâu, vùng xa, trực tiếp khám, điều trị, ngành y tế đã từng bước giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên là 30%. Số bệnh nhân phải nằm ghép giảm từ 15.000 người năm 2007 xuống 6.000 năm 2010. Tăng 32.132 giường bệnh. Kết hợp Y Dược cổ truyền trên diện rộng, từ trung ương đến hầu khắp các tỉnh, huyện, xã.

I. LÝ LUẬN. I.1 Hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân. • Hàng hóa công cộng - Khái niệm: Hàng hóa công cộng (HHCC) là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. - Thuộc tính: HHCC có 2 thuộc tính: Thứ nhất, HHCC không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng HHCC sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Thứ hai, HHCC không có tính loại trừ trong tiêu dùng. Nghĩa là, không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. - Phân loại: HHCC thuần túy: vừa không có tính cạnh tranh, vừa không có tính loại trừ vì vậy chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0. HHCC không thuần túy: có một trong hai thuộc tính trên, được chia ra làm hai loại là HHCC có thể tắc nghẽn và HHCC có thể loại trừ bằng giá. HHCC có thể tắc nghẽn: khi có thêm nhiều người sử dụng có thể gây ra tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. Chi phí biên cho những người tiêu dùng vượt quá điểm tắc nghẽn không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng dần. HHCC có thể loại trừ bằng giá: lợi ích có thể được định giá. Hàng hóa cá nhân - Khái niệm: Hàng hóa cá nhân là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra ngăn cản người khác hưởng thụ lợi ích của nó. - Thuộc tính: Hàng hóa cá nhân có tính cạnh tranh và tính loại trừ trong tiêu dùng. Chi phí cho việc tiêu dùng hàng hóa cá nhân được thanh toán theo mức giá thị trường. 1.2 Các hình thức cung cấp hàng hóa. • Cung cấp công cộng. • Cung cấp cá nhân. Cung cấp công cộng Cung cấp tư nhân Không trả tiền trực tiếp khi sử dụng (hoặc không thu tiền trực tiếp khi cung cấp) Trả tiền trực tiếp khi sử dụng (hoặc thu tiền trực tiếp khi cung cấp) Trả tiền (thu tiền) không gắn liền với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ được sử dụng (cung cấp) Trả tiền (thu tiền) gắn liền với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ được sử dụng (cung cấp) Trả tiền (thu tiền) với giá rẻ, có bù giá, trợ giá Trả tiền (thu tiền) theo cơ chế thị trường > biểu hiện phi thị trường > biểu hiện thị trường II. THỰC TIỄN. 2.1 Khái quát về dịch vụ y tế. 1. Khái niệm. Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ như: Khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ do các cơ sở y tế Nhà nước (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện/TP, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân ( Phòng khám, bệnh viện tư, hiệu thuốc) cung cấp. Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền (Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe). Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. 2. Đặc điểm Cũng như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tế có đặc điểm sau: - Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại ở một mô hình cụ thể như đối với sản xuất hàng hoá. - Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ, không thoả mãn hai điều kiện này dịch vụ trở nên không có giá trị. - Do phụ thuộc quá nhiều yếu tố: Không gian, thời gian, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh của các bên tham gia nên chất lượng dịch vụ mang tính chất không đồng đều. - Do tính chất không thể dự trữ và không đồng đều nên gặp khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá dịch vụ. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một mức độ phục vụ nhất định nào đó. - Dịch vụ không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo dịch vụ. Khác với hàng hoá, dịch vụ là sự gắn chặt song hành giữa dịch vụ với người tạo ra dịch vụ. - Chính từ sự yêu cầu của người sử dụng mà dịch vụ hình thành và quá trình tạo ra dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu dùng dịch vụ. Đó là sự ảnh hưởng mật thiết của người tiêu dùng tới sự tồn tại của dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ y tế có một số đặc điểm riêng, đó là: - Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. - Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị. - Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác. - Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt trong tình trạng cấp cứu: Không thể chờ đợi được và chấp nhận dịch vụ bằng mọi giá. - Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức hay cũng có thể là một cá nhân. Để được là bên cung cấp dịch vụ y tế thì phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Nhà nước. 3.Phân loại dịch vụ y tế: a. Phân loại theo đối tượng phục vụ: Có ba loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng (public good), dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên (merit good) và dịch vụ y tế cá nhân (private good). Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ này không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh) cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế. Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: sẽ được dành cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ - trẻ em, người có công với cách mạng Dịch vụ y tế cá nhân là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ. b. Phân loại theo phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh là những dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế đăng ký với Nhà nước được cung cấp tại đơn vị mình. Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được sắp xếp theo chuyên khoa, chuyên ngành như: Dịch vụ khoa ngoại, chấn thương, nội, sản, nhi Phân tuyến kỹ thuật là những quy định của cơ quan Nhà nước trong phạm vi chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến từ tuyến xã, huyện, tỉnh đến Trung ương (Phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh trong Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ y tế về việc ban hành Quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh). Theo tiêu thức này dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động sau: - Hoạt động y tế dự phòng (Bao gồm cả lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm); - Hoạt động khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; - Hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; - Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc. c. Phân loại theo tiêu thức của WTO - Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự phòng, chẩn đoán và chữa bệnh qua tham vấn với các bệnh nhân mà không có chăm sóc tại bệnh viện - Các dịch vụ do hộ sinh, y tá, vật lý trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế cung cấp: Các dịch vụ như giám sát trong thai kỳ và sinh con chăm sóc (không nhập viện), tư vấn và dự phòng cho bệnh nhân tại gia. - Các Dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của bác sỹ chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú nhằm mục đích chữa trị, phục hồi và/hoặc duy trì tình trạng sức khoẻ - Các dịch vụ y tế con người khác: Các dịch vụ ngoại trú; Các dịch vụ y tế kèm nơi ở thay vì các dịch vụ bệnh viện. 2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ tại việt nam 1. Thành tựu đạt được. a. Các bệnh viện công. Cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam là một vấn đề rất được quan tâm từ trước đến nay. Hiện nay, dịch vụ y tế đã đáp ứng một phần nhu cầu của người dân. Việt Nam đã có nhiều dịch vụ y tế chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế, đã có những thành tựu đáng kể. • Về Y tế dự phòng: Đã chốt giữ thành công, qua nhiều năm không để phát sinh những dịch bệnh lớn. Một số vụ việc xảy ra, nhìn chung đã bao vây, dập tắt kịp thời. Kể cả những loại dịch bệnh hiểm nghèo mới nổi như SARS, cúm A/ H5N1, và rất gần đây là cúm A/H1N1. Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (sốt rét, phong, lao, uốn ván, bại liệt, …) có tiến bộ. Với HIV/AIDS, các chỉ tiêu nhiễm mới, chuyển bệnh AIDS, tử vong năm 2008 so với năm trước đều đã giảm trên dưới 10%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3% (năm 2010) Tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 6 tuổi đạt tỉ lệ cao, (thường xuyên trên 90%). • Về khám chữa bệnh: Năm 2010, cả nước đã có 13.433 cơ sở y tế công lập với gần 200 nghìn giường bệnh. Hệ thống Y tế đã đáp ứng phục vụ hơn 200 triệu lượt người khám chữa bệnh hàng năm, (bình quân 2,5 lượt/1 người dân/năm); hơn 70 triệu ngày điều trị nội trú, (bình quân 8 ngày /1 bệnh nhân). Đã chú trọng phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế như: chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, mổ phacô (mắt), cột sống, thụ tinh ống nghiệm. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có gần 1.000 giường bệnh và 2.000 bác sỹ và điều dưỡng, hàng chục giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại khoa, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh… Hàng năm, Bệnh viện khám và điều trị hơn 200.000 bệnh nhân, phẫu thuật gần 40.000 trường hợp phức tạp. bênh viện là nơi đầu tiên của Việt Nam ghép gan người lớn và cũng là nơi đầu tiên ghép tạng từ người chết não. Tỷ lệ ghép tạng tại Bệnh viện thành công 100%. Bệnh viện cũng là nơi duy nhất của Việt Nam thực hiện hầu hết các phẫu thuật nội soi như phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật nội soi tim mạch, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi khớp…; là nơi đầu tiên thực hiện phẫu thuật tim hở, thay van tim. Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ thành công 5 cặp song sinh dính nhau trong đó có 2 cặp thuộc loại khó và phức tạp trên thế giới do chung nhau nhiều bộ phận như xương ức, gan, ống mật chủ, cơ hoành, ruột non và màng tim. Là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ghép thận cho trẻ em và đến nay đã ghép thành công cho nhiều trẻ em, bệnh viện cũng là nơi đầu tiên lấy thận từ người cho bằng phẫu thuật nội soi và tiến hành ca ghép thận không cùng huyết thống. Bệnh viện cũng đã thành công trong ghép tủy xương. Đã có gần 4.000 lượt thầy thuốc của các bệnh viện Trung ương về với vùng sâu, vùng xa, trực tiếp khám, điều trị, ngành y tế đã từng bước giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên là 30%. Số bệnh nhân phải nằm ghép giảm từ 15.000 người năm 2007 xuống 6.000 năm 2010. Tăng 32.132 giường bệnh. Kết hợp Y Dược cổ truyền trên diện rộng, từ trung ương đến hầu khắp các tỉnh, huyện, xã. • Về Dân số - KHHGĐ: Đã thực hiện được giảm sinh, kiềm chế tốc độ gia tăng tự nhiên khá nhanh và tương đối vững chắc. Tỉ lệ sinh thô (CBR) dưới 17 phần nghìn. Tuổi thọ bình quân của dân số đạt 72,8 tuổi. Giảm tử vong mẹ ở mức 68/100.000 trẻ đẻ sống, giảm tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở mức 16‰ và giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 25‰. Tổ chức Y tế thế giới và quỹ nhi đồng liên hợp quốc đánh giá Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh nhất trong khu vực. • Về xây dựng mạng lưới: Chúng ta đã sớm hình thành và duy trì khá tốt mạng lưới y tế rộng khắp cả nước. Xã có Trạm Y tế; mỗi thôn, bản có 1 – 2 nhân viên y tế. Bổ khuyết cho một số vùng liên xã diện tích rộng, dân đông, có Phòng Khám Đa khoa khu vực, (hiện có gần 800 Phòng; trung bình mỗi huyện có thêm 1-2 Phòng). Tất cả các huyện đều có Bệnh viện Đa khoa. Các tỉnh, thành phố bên cạnh Bệnh viện Đa khoa, một số nơi đã có thêm nhiều ít các Bệnh viện chuyên khoa; trước hết là Bệnh viện Y học cổ truyền, Sản – Nhi, Ung bướu, … • Công tác Dược và Trang thiết bị Y tế: Coi trọng nhập khẩu những mặt hàng chất lượng cao, đồng thời tích cực phát triển sản xuất trong nước. Về Dược, đến nay sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50%. Một số loại thuốc, vaccine có thương hiệu xuất khẩu. Về trang thiết bị, sản xuất trong nước đã có nhiều cố gắng, đến nay đã tạo lập được hơn 600 loại thương phẩm lưu hành. b. Các bệnh viện tư. Đối với hướng mở cửa cho tư nhân tham gia dịch vụ y tế, việc thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế đã tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi trong việc phát triển các cơ sở KCB ngoài công lập. Đến cuối năm 2007, cả nước đã có trên 30.000 cơ sở hành nghề y tư nhân; trong đó có 66 bệnh viện tư nhân, hơn 300 phòng khám đa khoa tư nhân. Ngoài ra hiện đã có 22 bệnh viện tư đã được UBND các tỉnh và Bộ Y tế cho phép thành lập. Mỗi năm hệ thống y tế tư thực hiện khoảng 60.000 ca mổ và hàng chục triệu lượt KCB. Tính riêng TP Hồ Chí Minh, đến tháng 8/2007, đã có 12.467 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có 78 phòng khám đa khoa, 26 bệnh viện tư nhân, có tổng cộng 18.243 giường bệnh nội trú. So với cả nước thì đây là một sự phát triển vượt trội về số lượng cũng như chất lượng. Một số cơ sở ngoài công lập đã đầu tư trang thiết bị hiện đại như: máy chụp cắt lớp điện toán, máy chẩn đoán phóng xạ, siêu âm Dopper màu, nội soi chẩn đoán, nội soi phẫu thuật, máy tán sỏi ngoài cơ thể cho phép người sử dụng có thêm lựa chọn các loại dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, đồng thời giảm bớt gánh nặng chăm sóc sức khoẻ cho hệ thống y tế công. Theo điều tra y tế quốc gia, các cơ sở y tế ngoài công lập đã góp phần đáng kể giảm tải về điều trị nội trú cho các cơ sở KCB công lập. 2. Những bất cập còn tồn tại. Mặc dù đã có những thành quả nhất định, trên thực tế, hiệu quả và chất lượng các hoạt động của ngành y tế nói chung và khu vực bệnh viện, nói riêng, còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Việc huy động vốn của xã hội để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế. Đầu tư ngân sách cho y tế chiếm trong tổng chi ngân sách năm 2006 mới là 8,4%; năm 2007 đạt 8,8%. Tính chung phần công chi mới bảo đảm 30%; người dân phải gánh chịu 70%. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cùng nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước khuyến cáo cần đạt tới cân bằng: công chi 50%, dân chi 50%. Ngoài ra quỹ bảo hiểm y tế chưa đủ sức tự cân đối bền vững. Việc phát triển khu vực y tế ngoài công lập, làm nảy sinh vấn đề là chất lượng của các cơ sở ngoài công lập còn hạn chế; đã và đang có xu hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần của các bệnh bệnh tư. Có rất ít bệnh viện ngoài công lập có quy mô lớn (như bệnh viện Việt - Pháp, bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An). Sự tham gia của hệ thống cung cấp dịch vụ ngoài công lập trên thị trường chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với quy mô nhỏ, trang thiết bị giản đơn nên chỉ mang tính bổ sung cho các cơ sở công lập, thị phần dịch vụ còn thấp, dường như không có áp lực cạnh tranh giữa các cơ sở y tế công lập và tư nhân. Ngoài ra, do phần lớn các cơ sở y tế tư nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên còn có tình trạng lạm dụng dịch vụ, tập trung vào những dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, đẩy những dịch vụ khó cho các cơ sở y tế công lập. Tình trạng thuốc giả và kém chất lượng vẫn còn, giá cả ở một số hiệu thuốc ngoài nhà nước vẫn còn cao hơn rất nhiều so với giá thực tế. Thiếu đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo bài bản về cấp cứu chấn thương, chương trình đào tạo hiện nay không sát với tình hình thực tế, thiếu trang thiết bị và đặc biệt là phương tiện vận chuyển. Tình trạng thiếu trách nhiệm của bác sỹ khi mà quên dụng cụ y tế trong người bệnh nhân, hay tình trạng chẩn đoán sai ở bệnh nhân, người bệnh mang thẻ y tế nhiều lúc còn bị đối xử không công bằng. [...]... cao hơn Đ y cũng chính là hình thức huy động sự đóng góp của nhiều đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ y tế cùng Nhà nước đầu tư x y dựng, phát triển ngành y tế nước ta Phát triển y tế công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế Luôn coi trọng kết hợp T y y – Đông y Đến 2015, tất cả các tỉnh đều có Bệnh viện Y học cổ truyền Chỉ đạo kết hợp điều trị Y học cổ truyền xuyên suốt đến... huyện, xã Theo định hướng “Nam dược trị Nam nhân!” nhấn mạnh, coi trọng nghiên cứu khoa học y tế trong nước, cả y học hiện đại và y học cổ truyền Thu hẹp khoảng cách chênh lệch hưởng thụ dịch vụ Y tế giữa các vùng miền, nhóm dân cư Tích cực tăng cường năng lực tuyến Y tế cơ sở Hạn chế, sớm tiến tới loại trừ các trường hợp chuyển tuyến không cần thiết Triển khai mạnh mẽ thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế. .. là ví dụ của công tác hoạt động y tế công cộng Trong những năm gần đ y, những chương trình y tế công cộng đã cung ứng vắc-xin tiêm chủng đ y đủ, góp phần tăng cường sức khỏe một cách không thể tin nổi Bảo hiểm y tế đem lại nhiều lợi ích thiết thực dựa trên sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân Khi bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc đi... thống tổ chức YTDP tuyến tỉnh, huyện còn phân tán, chưa được kiện toàn, g y khó khăn trong việc chỉ đạo và triển khai các hoạt động của ngành Khi có thẻ bảo hiểm y tế chỉ được hưởng ưu đãi khi đi khám chữa bệnh tại khu vực công lập, nhiều khi thủ tục rườm rà và bị đối xử không công bằng Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế vẫn còn lỏng lẻo Tình trạng người dân chỉ mua bảo hiểm y tế khi đã... kỹ thuật cao là nguyên nhân kìm hãm khả năng tăng trưởng của quỹ bảo hiểm y tế và nó triệt tiêu tính chia sẻ rủi ro về chi phí y tế giữa người bị ốm đau và người không bị ốm đau Hậu quả là quỹ bảo hiểm y tế khó bền vững Hiện vẫn còn 40% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế và vẫn chưa có giải pháp cụ thể để thu hút được nhóm dân cư n y tham gia nhằm hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân từ năm 2014... của quỹ Bảo hiểm Y tế Thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm hài lòng bệnh nhân Bảo hiểm Y tế Tổ chức phong trào thi đua rộng khắp sớm đạt mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân tại mỗi đơn vị xã, huyện, tỉnh Đưa việc khám chữa bệnh dùng Thẻ Bảo hiểm Y tế về rộng khắp các xã, làng, thôn, bản Công tác Dân số - KHHGĐ: Phấn đấu giữ vững thành quả mức sinh thấp, (dưới mức sinh thay thế) Nhấn mạnh bảo... hưởng trợ cấp hàng tháng và người cao tuổi trên 90 tuổi đã được mua thẻ Bảo hiểm Y tế) Tuy nhiên, người thuộc đối tượng miễn viện phí nhưng đi khám, chữa bệnh theo y u cầu thì phải nộp phần viện phí chênh lệch giữa mức thanh toán viện phí theo y u cầu và mức thanh toán viện phí thông thường Các đối tượng được nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để mua thẻ Bảo hiểm Y tế bao gồm các... tế tư nhân Mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân chỉ có thể đạt được thông qua con đường bảo hiểm y tế toàn dân với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng như người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, người già…và sự tham gia tự giác của cộng đồng 2.4 Giải pháp Nhà nước đảo đảm đầu tư cho y tế khoảng 50% trong tổng chi y tế Thực hiện Nhà nước và Nhân dân cùng... lợi nhuận, thiện nguyện, cả trong và ngoài nước Theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tập trung làm tốt hơn nữacông đoạn Y tế dự phòng Bảo đảm nguồn lực cho Y tế dự phòng không ít hơn 30% tổng nguồn lực Có tổ chức mạng lưới làm Y tế dự phòng phủ khắp các huyện, xã Bố trí đủ lực lượng mạnh cho các trọng điểm: cửa khẩu, tụ điểm thương mại, đầu mối giao thông, các vùng “trũng” nguy cơ ô nhiễm môi trường,... tiền viện phí phải nộp 2 Khu vực cung cấp a Công cộng cung cấp: Ưu điểm: - Vấn đề y tế dự phòng được khu vực công cung cấp và triển khai rất tốt - Chi phí khám chữa bệnh thấp: ví dụ một bệnh viện tuyến huyện có quy mô • khoảng 100 giường bệnh, hiện thu tiền khám bệnh 1000- 2000 đồng một lần khám, tiền giường một ng y tối đa là 9000đồng - Một số bệnh viện tuyến trên có chất lượng khám chữa bệnh cao: . LUẬN. I.1 Hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân. • Hàng hóa công cộng - Khái niệm: Hàng hóa công cộng (HHCC) là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân n y đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó. cơ sở y tế Nhà nước (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện/TP, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân ( Phòng khám, bệnh viện tư, hiệu thuốc) cung cấp. Dịch vụ y tế là. • Hàng hóa cá nhân - Khái niệm: Hàng hóa cá nhân là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân n y đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra ngăn cản người khác hưởng thụ lợi ích của nó. -

Ngày đăng: 04/05/2014, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w