Các giải pháp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn

Một phần của tài liệu Đề tài "Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần" pptx (Trang 76 - 83)

II- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của

4- Các giải pháp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn

Qua số liệu trên ta thấy tính đến cuối năm 1999 số vốn Công ty bị chiếm dụng lên tới 41.663.919.000đ chiếm 47,58% trong tổng số vốn lưu động. Đây cũng là nguyên nhân làm Công ty thiếu vốn. Lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong phần này xin nêu một số biện pháp nhỏ để có thể hạn chế đến mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng của Công ty.

Nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chiếm dụng vốn là do hiện tượng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay là khá phổ biến, nhất là về vốn lưu động, đồng thời cũng do Công ty không có sự lựa chọn đánh giá chính xác về khả năng tài chính của các bạn hàng.

Mặt khác ngoài mục tiêu kinh doanh lợi nhuận, Công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động của Công ty. Thực tế cho thấy nhiều lô hàng và hợp đồng ký kết không đem lại hiệu quả kinh tế mấy nhưng nó vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động nên Công ty vẫn duy trì.

Thực tế cho thấy, mặc dù Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, trong sản xuất Công ty phải có nhiệm vụ đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Song để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, cũng như sự phát triển không ngừng của Công ty thì Công ty phải đặt lợi nhuận nên hàng đầu. Để có thể giảm đến mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng, Công ty cần có những biện pháp sau:

Trong qúa trình nhận ký kết với các bạn hàng, Công ty cần đánh giá kỹ năng tài chính của bạn hàng để trong qúa trình thực hiện hợp tránh nhưng rủi ro có thể xẩy ra. Cụ thể trong qúa trình ký hợp đồng thì bên A khách hàng phải ứng trước 10% giá trị hợp đồng được ký. Khoản tiền này được giao cho Công ty khi hợp đồng được ký. Trong qúa trình thực hiện hợp đồng với bên A cần có các điều khoản sau:

+ Thực hiện nghiêm túc việc giao nhận hàng khi hợp đồng đã được ký kết xong.

+ Quy định mức phạt từ 5- 10% cho việc chậm thanh toán khi thời hạn thanh toán chậm so với kế hoạch ký kết trong hợp đồng.

5-Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm:

Tiêu thu sản phẩm là một rong những khâu trọng yếu của qúa trình sản xuất vì thế không một doanh nghiệp nào là không chú trọng đến khâu tiêu thu sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này Công ty nên định hướng xuất khẩu sang các nước khác các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Muốn việc thực hiện điều này thì Công ty phải.

- Thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu về nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh.

- Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản xuất, quan trọng nhất là Công ty phải nhanh chóng hoàn thành hồ sơ chứng nhận chứng chỉ ISO-9002 như đã đề ra.

Trong những năm vừa qua Công ty chiếm được hầu hết thị trường trong nước nên không chú ý đến ngiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh vì trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng thì sẽ nắm phần thắng trong cạnh tranh. Hơn nữa, việc nắm rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết vì từ những thông tin này mà ban lãnh đạo sẽ căn cứ để ra những quyết định trong kinh doanh. Như sản xuất mặt hàng nào mà các đối thủ cạnh tranh chưa có hay hạ giá bán sản phẩm thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn có lãi để thu hút khách hàng.

Việc thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu về thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp Công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và luôn thắng lợi trong cạnh tranh.

Bên cạnh việc đầu tư chi phí cho việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh thì việc tăng cường đại tu, sửa chữa máy móc thiết bị là rất cần thiết bởi vì trong điều kiện Công ty chưa thể đầu tư toàn bộ máy móc thiết bị mới, việc này giúp Công ty nâng cao năng lực sản xuất cũ của máy móc thiết

bị đã hết khấu hao, đảm bảo sản xuất được liên tục, cung ứng đủ sản phẩm cho thị trường và tiết kiệm được chi phí khấu hao máy móc thiết bị cho mỗi sản phẩm.

Để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải bố trí đội ngũ công nhân có tay nghề cao, làm việc nhiệt tình, tích cực, có tinh thần sáng tạo khắc phục khó khăn trong điều kiện vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn ... cùng với việc sửa chữa, Công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công tác bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vừa hạn chế sự hỏng hóc máy móc thiết bị, tiết kiện chi phí sửa chữa nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.

Về mặt tổ chức, phòng Marketing sẽ được thành lập và chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng kế hoạch tổ chức sản xuất. Phòng Marketing bước đầu thành lập có thể chỉ gồm 5 người trong đó có một người có trách nhiệm quản lý chung các công việc, liên hệ với phòng ban chức năng khác, báo cáo với trưởng phòng kế hoạch thị trường về các hoạt động của phòng mình. Bốn người còn lại sẽ chia làm hai nhóm để tiến hành các công việc sau:

+ Ngiên cứu nhu cầu thị trường về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm ...

+ Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ như quảng cáo , xúc tiến bán hàng ...

Như vậy phòng Marketing sẽ có 3 chức năng chính là tiến hành các hoạt động hỗ trợ, nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng.

Kết luận

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều kiện tiên quyết để cho doanh nghiệp có thể hoạt động được là phải có vốn kinh doanh.

Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hoặc hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Do vậy đòi hỏi các nhà tài chính phải luôn tìm các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Đẩi với các doanh nghiệp nhà nước số vốn hoạt động ban đầu là do nhà nước cấp phát. Doanh nghiệp được quyền sử dụng số vốn đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng của nhà nước. Nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích sẽ dẫn đến khó khăn về mặt tài chính từ đó ảnh hưởng xấu đến vai trò của doanh nghiệp và của đời sống cán bộ công nhân viên, đương nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh . Đối với doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần .... số vốn bỏ ra là của bản thân họ và đồng thời mục đích kinh doanh của họ là để sinh lời. Do đó vấn đề sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả là hết sức thiết thực.

Trên đây em đã đưa ra một vài phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 20.

Do thời gian thực tập hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của cô giáo và các cô chú trong phòng tổ chức của Công ty 20.

Tài liệu tham khảo

1. Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn. Thông tin chuyên đề của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trung tâm thông tin, HN tháng 07 năm 1996.

2. Cao Sỹ Khiêm- chiến lược vốn phục vụ công nghiệp hoá-Hiện đại hoá- hIện đại hoá đất nước.Thời báo Ngân hàng số mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngân hàng Việt Nam.

3. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch- Kinh tế học tập 1, 2, NXB GD 1995.

4. Paul. A.Samuelson và William D.Nordhaus: “Kinh tế học tập 1,2 Viện quan hệ quốc tế HN 1989.

5. Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ 8. NXB CTQG, HN 1996.

6. Văn kiện đại hội đảng bộ lần thứ 6, NXB HN 1991.

7. Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ 7, NXBCTQG HN 1992.

Mục lục

Trang

Lời mở đầu ... 1

Phần I. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường... 3

I- Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp:... 3

1- Khái niệm và chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp ... 3

2- Phân loại vốn trong doanh nghiệp:... 4

II- Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp: ... 16

1- Các khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế :... 16

2- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ... 18

III- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn : ... 18

1- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp. ... 18

2- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:... 19

3-Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp... 21

4 - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp... 22

Tổng nợ phải trả... 23

IV- các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp... 23

1- Các nhân tố chủ quan ... 23

2- Các nhân tố khách quan... 25

Phần II. Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty 20 - tổng cục hậu cần ... 27

I- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 ... 27

1- Sự hình thành và phát triển công ty 20 ... 27

2- Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 20 ... 29

II- Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của công ty:... 34

1- Đặc điểm về sản phẩm... 34

2- Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. ... 34

3-Đặc điểm công nghệ, thiết bị của Công ty 20 ... 36

4- Đặc điểm lao động trong công ty... 37

5- Đặc điểm về tài chính:... 37

III- Tình hình thực hiện các mặt hoạt động của công ty:... 38

1- Tình hình sản xuất kinh doanh... 38

2-Tình hình cung ứng vật tư. ... 42

3-Lao động tiền lương... 43

4- Tình hình thực hiện kế hoạch và đầu tư... 44

IV- Phân tích thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong 3 năm của Công ty 20. ... 45

2- Tình hình quản lý vốn của Công ty ... 49

3- Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: ... 56

4- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20... 59

5- Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn:... 61

V- đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua của Công ty ... 61

1- Những thành tích và ưu điểm đạt được... 61

2- Những tồn tại... 62

3- Nguyên nhân những tồn tại... 63

Phần III. Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý vốn sản xuất của Công ty 20... 64

I- Phương hướng ... 64

1- Lựa chọn phương án kinh doanh... 64

2- Tổ chức quản lý tốt qúa trình sản xuất kinh doanh... 64

3- Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật, áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. ... 65

4- Hướng dẫn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn... 66

5 - Tổ chức công tác kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế ... 67

II- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của Công ty 20. ... 67

1-Cải cách phương pháp khấu hao tài sản cố định... 68

1-1/ Cơ sở của phương pháp ...65

1-2/ Nội dung phương pháp.... 69

2- Cải tiến việc lập kế hoạch vốn lưu động định mức ... 71

3- áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 ... 74

4 - Các giải pháp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn. ... 75

5-Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm:... 76

Kết luận... 78

Một phần của tài liệu Đề tài "Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần" pptx (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)