1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn từ tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số

14 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ XUÂN TRƯỜNG: MẦM NON THANH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM CUNG CẤP VỐN TIẾNG PHỔ THÔNG CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ Người thực hiện: Trần Thị Oanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non Thanh Xuân SKKN thuộc lĩnh vực ( Phát triển ngôn ngữ phổ thông ) NHƯ XUÂN NĂM 2014 - 1 - - 2 - I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục Mầm non là điểm xuất phát để các em làm quen với môi trường hoạt động có tổ chức. Nhưng trên cơ sở chơi mà học, học mà chơi để các em làm quen với môi trường học tập. Biết cách xử lý những tình huống đơn giản nhưng cần thiết, là nền móng của việc học tập tốt hơn trong những năm tiếp theo. Nhất là trong quá trình thực hiện giáo dục theo chương trình mới đối với trẻ mầm non càng khó khăn hơn. Đối với trẻ vùng cao cần được sự quan tâm chăm sóc và điều chỉnh ngay từ khi trẻ bắt đầu vào làm quen với môi trường học tập, vận động vui chơi theo nhóm, tạo động lực cho trẻ phát huy khả năng của trể ở các hoạt động theo khả năng, năng khiếu của trẻ. Tôi công tác tại xã vùng cao của huyện Như Xuân trẻ ở đây chủ yếu là dân tộc ( Dân tộc Thái là đa số) việc giao tiếp giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ cũng bất cập. Trẻ ở đây chủ yếu dùng ngôn ngữ địa phương ( Tiếng Thái) là chủ yếu. Từ khi sinh ra đến khi đến trường trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ địa phương nên việc giao tiếp gặp không ít khó khăn. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi Mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng phổ thông, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỷ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở lớp một phổ thông. Thông qua các tiết dạy và học tôi nhận thấy cần phải xây dựng một phương pháp để làm sao cho trẻ vùng cao ( trẻ dân tộc thiểu số) có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông tốt nhất để việc học tập của các em cũng dễ dàng hơn. Để các em học tốt các môn học và tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin một cách chính xác, đúng đối tượng, đúng theo yêu cầu. 1. Cơ sở lý luận Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện cho người khác nghe cần thông qua đối thoại bằng ngôn ngữ phổ thông để diễn đạt thông tin nhằm mục đích để người nghe hiểu được nội dung cần truyền tải. Trẻ Mầm non cũng cần thiết phải có vốn kỹ năng nói một cách thuần thục về Tiếng Việt ( tiếng phổ thông ) để giao tiếp thường ngày. Vì vậy trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô và nêu được các vấn đề cần thiết có liên quan đến bản thân, hiểu được nội dung thông tin của những người xung quanh cần trao đổi. Sau đó tập trình bày - 3 - suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô, theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ. Vì đối tượng trẻ ở còn nhiều các yếu tố khác như nói ngọng, chưa hiểu được các thông tin, những yêu cầu của cô trẻ chưa nghe, chưa thấy bao giờ hay ngôn ngữ địa phượng của trẻ gọi nó là một đối tượng khác, cái tên khác,… Trong quá trình hoạt động vui chơi trẻ thiếu tự tin hoặc thực hiện các vấn đề một cách thụ động không tự giác do trẻ hiểu vấn đề không rõ ràng sát thực, không hiểu được nội dung, vấn đề được thực hiện hoặc yêu cầu được thực hiện từ cô. - 4 - II. THỰC TRẠNG. 1. Thực trạng của lớp. Năm nay tôi được trường phân công dạy lớp 5 tuổi tại khu trung tâm, tổng số cháu là 33 cháu. Trong đó độ tuổi trẻ là trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Hầu hết các cháu là trẻ dân tộc, có 7 trẻ dân tộc kinh và 26 trẻ dân tộc thiểu số. Trẻ chưa có ý vốn ngôn ngữ phổ thông nhiều vì ở nhà hay tại thôn bản trẻ giao tiếp với người lớn, bạn bè đều bằng tiếng dân tộc (tiếng thái ) nên việc làm quen với các môn học và các pháp âm, diễn đạt của trẻ hạn chế. Trẻ ở chủ yếu là thôn bản dân tộc thiểu số 100% đường xá đi lại khó khăn. 2. Khó khăn. Như tôi nêu ở trên trẻ lớp tôi vừa đông vừa nghèo về ngôn ngữ giao tiếp. Trẻ chủ yếu sống ở thôn bản dân tộc thiểu số 100%. Nên việc dạy trẻ rất khó khăn, hơn nữa trẻ lớp tôi là trẻ tiền đề cho cấp Tiểu học liên quan đến chất lượng, nhận thức, tiếp thu, và cũng là bước đệm cho trẻ bước vào lớp 1 học tập tốt hơn. Đường xá đi lại của trẻ rất khó khăn, kinh tế dân cư nghèo chiếm tới 50% vì vậy việc quan tâm học của phụ huynh cũng ít đi. Phụ huynh gửi trẻ ở bán trú như giao nhiệm vụ cho nhà trường nhất là cô giáo chủ nhiệm. những lúc yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu rất khó vì trẻ hiểu không rõ vấn đề được yêu cầu thực hiện. Một số đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng. Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữ Tiếng việt của cô hoặc trẻ hiểu một cách không rõ ràng không xá định được thông tin nhận được là gì dẫn đến việc học của trẻ và việc dạy của cô vô cùng khó khăn. Việc giao tiếp bằng tiếng phổ thông đối với trẻ là việc khó khăn, các cháu nghèo về vốn từ Việc phát âm của trẻ cũng thường xuyên nhầm lẫm như l-n; b-v; đ-l, DV: làm trẻ thường phát âm ra đàm hay về trẻ nói thành bề, …. Trẻ thường hay thụ động các hoạt động trong ngày, định hướng hoạt động chưa tốt lắm. 2 Thuận lợi. Bên cạnh những khó khăn trên tôi cũng có một số thuận lợi như: - Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH cũng như đồng nghiệp dạy cùng nhóm trẻ, nhất là giáo viên đứng cùng lớp với tôi. Đã giúp tôi nhiều trong công tác nghiên cứu thực hiện, việc hỗ trợ tôi hướng dẫn trẻ thực hiện và rèn kĩ năng nghe, nói, giao tiếp thông dụng thường ngày. - Trẻ được ở bán trú tôi có điều kiện quan satstrong quá trình học ăn, chơi ngủ của trẻ để thường xuyên giao tiếp nhiều tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp - 5 - nhiều từ đó uốn nắn trẻ theo các mức độ. - Lớp có bộ đồ dùng dạy học do cấp trên cấp và các dụng cụ vui chơi trong giờ hoạt động góc, nhóm, hoạt động vui chơi ngoài trời cũng là cuung cụ giúp tôi thực hiện từ hành vi đến ngôn ngữ cho trẻ. - Tôi dạy lớp trẻ lớn nên việc uốn nắn cho trẻ cũng có phần dễ hơn ý thức của trẻ đã có ít nhiều. - Tôi thường xuyên có các buổi trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ và trả trả về vấn đề rèn kĩ năng sử dụng tiếng phổ thông cho trẻ ở nhà để trẻ tiếp xúc nhiều với việc nghe, nói một cách thuần thục. - Trẻ vùng dân tộc được bổ trợ thêm một phần tiếng việt trong ngày theo chương trình mới hiện hành. Vì vậy tôi đã thực hiện điều tra, khảo sát trẻ để có biện pháp đổi mới điều chỉnh việc dạy và học cho trẻ có chất lượng hơn. Ngôn ngữ phổ thông là phương tiện giao tiếp thông tin hai chiều. đồ dùng, đồ chơi là là cộng cụ để cụ thể hóa ngôn ngữ mà trẻ còn mắc phải trong khi phát âm, trong khi hoạt động chưa nhận thức hay nhận diện rõ vấn đề cần hoạt động hay thực hiện của trẻ trong một thời gian có kết quả như sau: a) Kết quả điều tra tháng 8-9-10 Bảng thống kê số liệu trẻ mắc lỗi có trẻ mắc nhiều lỗi cùng trên một trẻ Tổng số trẻ Ngôn ngữ Phát âm Nhận và xử lí thông tin Nhận diện đồ dùng 33 15 17 9 10 Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt ( Tiếng phổ thông ) một cách trôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập, và nhất là ham học hỏi Tiếng phổ thông để trẻ học tốt tất cả các môn học. - 6 - III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng phổ thông là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với Tiếng phổ thông là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với Tiếng phổ thông. Từ đó tôi quyết định nghiên cứu những nội dung phù hợp để áp dụng vào dạy trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giảng dạy cho trẻ vùng cao của xã Thanh Xuân trên các môn học và hoạt động như sau: 1. Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt: Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái. Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng phổ thông có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với Tiếng phổ thông .Cách gọi làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái .Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với Tiếng phổ thông không chỉ là dạy trẻ phát âm ,dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chư cái trong Tiếng phổ thông. Dựa trên các lỗi phát âm thường thấy như ở trên tôi đã đưa ra. Có một số ít trẻ nói được Tiếng phổ thông nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ của Tiếng việt .Vì vậy ,việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái tương ứng. đây là vấn đề cốt lõi để trẻ đọc đúng hiểu đúng thông tin. Ví dụ : Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ b chẳng hạn : Cô cho trẻ phát âm nhiều lần và đọc chậm, rất chậm cho trẻ đọc theo và kết hợp cho trẻ nhận diện hình ảnh ( Cái bàn ). Trẻ nhận biết trong từ Cái bàn có bao nhiêu tiếng ? Có mấy con chữ cái ? Rồi cô ghép thẻ từ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âm lại những chữ đó .Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen b, tôi phân tích các nét cơ bản cấu tạo nên chữ cái b, cho trẻ phát âm chữ b nhiều lần giúp trẻ khắc sâu cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. Nhất là trẻ phát âm sai khó uốn năn sửa chữa. - 7 - 2. Cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ thông qua các trò chơi chữ cái : Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong Tiếng phổ thông tôi tiến hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần dần nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng thời chính xác hoá cách phát âm. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học.Từ đó tôi luôn nghĩ cần phải phát huy hết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ. Ở đây nhằm nhận biết chữ cái cũng là yếu tố quan trọng nhưng bên cạnh đó cần chú ý sửa sai cho trẻ một cách cụ thể dất khoát để trẻ đọc đúng, nhận diện đúng. Điều đáng chú ý là trẻ Mẫu giáo rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động học thông qua các trò chơi .Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi trẻ rất vui, thích tìm hiểu sờ mó và cùng nhau khám phá, nắm bắt được đặc điểm này tôi đã không ngừng học sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên báo chí, thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ đề, chủ điểm. Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái B trong lời bài hát " Bà còng" Tôi viết lời bài hát lên giấy rô ki ( mỗi tờ một bài), tôi mời lớp tôi chia làm 3 đội lên dùng bút tìm và gạch chân chữ B có trong từ có trong mỗi câu, đội nào tìm gạch chân được nhiều chữ B thì chiến thắng và được tuyên dương. Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như " Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó". " Đưa chữ cái theo yêu cầu của cô" gắn trên đồ dùng, đồ chơi, " Xếp chữ cái bằng hột hạt". " Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái" Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được thực hành trãi nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trãi nghiệm nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc hơn .Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ. Qua một thời gian thực hiện lớp tôi tiến bộ rõ rệt, cháu hứng thứ trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung cấp.Tôi tiến hành áp dụng, và cũng là hướng để tôi tiếp tục cho trẻ học. 3. Cung cấp Tiếng phổ thông qua tập tô : Nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức và kĩ năng sơ giản ban đầu về cách tô nét cơ bản và tô đúng quy trình chữ cái đối với trẻ miền núi lại càng khó khăn. Vì trẻ chưa biết cầm bút ra làm sao? Nhất là ý thức học tập của trẻ chưa có, bên cạnh đó tính cách của trẻ rất hiếu động, trẻ thực hiện thụ động ít chịu ngồi im và lắng nghe cô dạy. Vì trẻ từ nhỏ đã quá tự do, ít được sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy trẻ rất cần sự uốn nắn dìu dắt của cô giáo ngay từ những buổi học đầu tiên. Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những - 8 - biện pháp phù hợp áp dụng vào dạy trẻ, giúp các cháu tô đúng quy trình, các nét tô mạch lạc, cầm bút đúng cách và ham thích học. Tất cả các thao tác tôi luôn hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ quan sát từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tập dần dần cho trẻ. Như tập tô các nét cơ bản của chữ cái ( ở một số tuần đầu ) các nét thẳng, nét cong, nét móc trên , nét sổ dưới, nét khuyết trên , nét khuyết dưới sau tập tô dần các chữ cái viết thường, in thường. Cô luyện cho trẻ tập tô chữ theo từng bước như sau: Nhận dạng mẫu chữ, tìm hiểu cấu tạo chữ gồm những nét cơ bản nào. Gồm bao nhiêu nét những nét đó được bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu Ví dụ : Chữ h in thường gồm có nét thẳng đứng kết hợp nét móc trên. Chữ h viết thường gồm có nét khuyết trên kết hợp nét móc hai đầu Tôi hướng dấn cách tô như sau: Điểm đặt bút trên khuôn chữ tập tô trong vở tập tô được phóng to trên giấy A4. cô dùng bút dạ bắt đầu thực hiện vừa thực hiện vừa hướng dẫn cho trẻ kết hợp nghe và quan sát. Cô thực hiện nhiều lần sau đó cho vài trẻ thực hiện trên giấy A4 cho cả lớp xem. Giáo viên nhận xét sửa chữa cho trẻ thấy. Cô cho trẻ tô trên vở trước khi tô cô hỏi trẻ bắt đầu từ đâu kết thức ở đâu để trẻ hình dung ra quy trình cần thực hiện. Ngoài việc học ở lớp sau những giờ trả trẻ tôi nhắc nhở phụ huynh về hướng dẫn cho trẻ tô trên vở tập tô của trẻ ở nhà và nêu rõ những trẻ thường mắc lỗi ở điểm nào để phụ huynh biết cách cùng điều chỉnh cho trẻ. Sau một thời gian tôi nhận thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt thực hành một cách thành thạo trong vở tập tô của trẻ 4. Cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ thông qua môn văn học: Để giúp trẻ học ngôn ngữ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng phổ thông trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nghĩ trước hết cần dạy trẻ những kỹ năng chú ý nghe và phát âm thông qua môn văn học là vô cùng cần thiết. Trước khi vào dạy học thơ hay kể một câu chuyện nào đó, điều đầu tiên tôi chú ý là lựa chọn bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để cung cấp, vì trẻ dân tộc thiểu số rất hiếu động thời gian tập trung chú ý nghe cô giảng rất ngắn, nắm được điểm yếu này của lớp tôi luôn tạo ra tình huống vui nhộn để lôi cuốn trẻ vào giờ học bằng một giọng nói lúc trầm lúc bổng để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò của trẻ, đã tạo được tâm thế cho trẻ trước khi vào học tôi tiến hành đi vào giờ học chính bằng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn từ ngữ thật gần, thật dễ hiểu đối với trẻ, tôi đọc thơ hay kể chuyện với giọng thật truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, rõ ràng rành mạch, chuẩn về âm để lôi cuốn trẻ chăm chú lắng nghe, để lĩnh hội từng câu, từng lời của cô, tiếp đến tôi giảng nội dung câu chuyện, bài thơ một cách ngắn gọn để - 9 - giúp trẻ dễ hiểu, tôi tiến hành cho trẻ đọc thơ theo tôi từng câu, tôi luôn đổi cách cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, lớp , cá nhân, hay bạn nam và bạn nữ thi đua nhằm tạo khí thế cho trẻ trong học thơ, trong khi đọc tôi chú ý để trẻ phát âm đúng chuẩn sai chỗ nào sửa ngay chỗ đó cho trẻ lđọc lại ngay. Còn đối với chuyện thì tôi kể nhiều lần và đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện, và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một cách phù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các nhân vật trong chuyện, sau đó tôi tiến hành mời cháu khá lên kể lại chuyện cho cả lớp nghe, tôi không quên khuyến khích trẻ bằng một món quà hay thưởng bằng một phiếu bé ngoan, song bên cạnh sự đàm thoại giữa cô và trẻ tôi cũng chú trọng đến thông tin ngược từ trẻ trả lời chưa đúng, chưa đủ diễn đạt không đúng tôi điều chỉnh ngay và yêu cầu trẻ đó và một số trẻ khác nhắc lại. Chính nhờ như vậy lớp tôi ngày càng ham thích học thơ, kể chuyện, nhiều cháu thuộc thơ, kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh, như vậy việc cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số của tôi gặt hái được nhiều thành công hơn so với trước, tôi vô cùng phấn khởi và tiếp tục áp dụng một số biện pháp khác để ngày nâng cao hiệu quả hơn. 5. Cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi : Thực tế cho ta thấy rằng bất đồng ngôn ngữ là rất khó khăn trong giao tiếp, vì vậy ngoài những biện pháp nêu trên áp dụng có hiệu quả tôi tiến hành cung cấp vốn tiếng phổ cho trẻ thông qua mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động, giao tiếp. Như chúng ta đã biết khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc thiểu số rất chậm, mau quên nhưng khi đã nhớ được thì lại nhớ rất lâu nên tôi tiến hành cho trẻ tiếp xúc với vốn tiếng phổ thông bằng phương châm " Mưa dầm thấm lâu" cho nên việc cung cấp ngôn ngữ Tiếng phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi vô cùng hiệu quả. Giờ đón trẻ tôi luôn vui vẻ, thương yêu trẻ, sửa sang quần áo, chãi tóc cho trẻ và không quên kèm theo một số câu hỏi giao lưu như: Con mặc quần áo đẹp quá. Con ăn cơm chưa? Ăn bao nhiêu bát? Ăn với thức ăn gì? Con ăn có ngon không? Hay tôi hỏi về gia đình trẻ: Nhà con có bao nhiêu người? Con có em bé không? Mẹ con làm gì? Qua trò chuyện với trẻ như vậy tôi nắm được khả năng phát âm của mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời giờ hơn giúp trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn. Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ, phát âm chữ cái đã học qua nhiều lần như vậy trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, trẻ lớp tôi không còn rụt rè như trước nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, lưu loát hơn, chuẩn hơn - 10 - [...]... trong việc cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ lại càng tốt hơn vì vậy tôi tiến hành cho mời phụ huynh đến họp, thông báo kết quả học của mỗi cháu cho phụ huynh nắm và không quên cho phụ huynh biết khả năng tiếp thu kiến thức bài học bằng ngôn ngữ Tiếng phổ thông của mỗi cháu ra sao và rất mong phụ huynh hợp tác trong việc cung cấp Tiếng phổ thông cho trẻ ở nhà như: Phụ huynh dùng Tiếng phổ thông để trao... tình huống trẻ gặp phải Kinh nghiệm cung cấp vốn Tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số là một vấn đề rất khó khăn và na giải Đòi hỏi ở cô giáo phải thật sự yêu thương gần gũi, nhiệt tình, tâm huyết vì trẻ Luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô Cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú Được thực hiện thông qua các hoạt động... trẻ Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ấy tôi đã áp dụng và có hiệu quả cao ở lớp mình một cách có hiệu quả tốt trên lĩnh vực phương diện nhỏ về dạy học uốn nắn, cung cấp vốn tiếng phổ thông chotrer vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số trên chính lớp của mình tại lớp 5 tuổi khu trung tâm Trường Mầm non Thanh Xuân xã Thanh Xuân Qua việc áp dụng kinh nghiệm vào lớp tôi đang dạy là dân tộc thiểu số... cái và nhất là nói thạo Tiếng phổ thông nhất định con của phụ huynh tiếp thu bài một cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm non và nhất là trong các cấp học sau này Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em hơn, chăm lo cung cấp vốn tiếng phổ thông ở nhà cho trẻ nhiều hơn Cho nên trẻ lớp tôi hiện nay nói thạo, nói lưu loát ngôn ngữ Tiếng phổ thông, biết dùng từ, câu để diễn... Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong lớp tôi là dân tộc thiểu số được thực hiện và đạt hiệu quả cao, những biện pháp trên tuy không có gì mới lạ đối với các bạn nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số thì vô cùng mới mẽ và có tác dụng Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp V ĐỀ NGHỊ : Đễ cho các cháu dân tộc thiểu số... Phát âm 33 2 3 Nhận và xử Nhận diện lí thông tin đồ dùng 0 1 - Đến nay đã có trên 95% cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt - 93% cháu biết cách tô các nét cơ bản và tô đúng quy trình - 97% cháu hiểu được ngôn ngữ Tiếng phổ thông, biết dùng ngôn ngữ Tiếng phổ thông để diễn đạt thành câu có nghĩa 97% trẻ nói lưu loát bằng ngôn ngữ Tiếng phổ thông Ngoài trẻ rất mạnh dạn tự tin khi... - Một số phụ huynh rất thích con mình hiểu biết nhiều về ngôn ngữ Tiếng phổ thông để thuận tiện trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động một cách chắc chắn, cụ thể hơn Bên cạnh đó gặp không ít khó khăn : - Cháu thường dùng tiếng dân, ít hiểu Tiếng phổ thông nên dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng Tiếng phổ thông - Cha mẹ các cháu hầu hết đều không biết chữ hoặc ít nên dẫn đến sự quan... Qua một vài kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cung cấp Tiếng phổ thông vào lớp mình đạt được kết quả sau ba tháng thực nghiệm đạt được như sau: Khảo sát đầu năm Sau thực nghiệm Bảng thống kê số liệu trẻ mắc lỗi có trẻ mắc Bảng thống kê số liệu trẻ mắc lỗi có trẻ mắc nhiều lỗi cùng trên một trẻ nhiều lỗi cùng trên một trẻ Tổng số trẻ Ngôn ngữ Phát âm 33 15 17 Nhận và xử Nhận diện lí thông tin đồ...trong tiếng phổ thông Giờ vui chơi tôi cho trẻ đóng các vai khác nhau, trẻ được giao lưu trao đổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình, bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả... tiếp cận nhanh chóng với thực trạng giáo dục hiện nay Theo tôi đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiểu hơn nữa về cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy học phù hợp với lứa tuổi, nhất là đồ dùng đồ chơi cho trẻ Đó chính là công cụ cũng là phương tiện dẫn đến kết quả học tập của trẻ XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Thanh Xuân, ngày 29 tháng 2 năm 2014 Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi thực nghiệm tại lớp tôi . vừa hướng dẫn cho trẻ kết hợp nghe và quan sát. Cô thực hiện nhiều lần sau đó cho vài trẻ thực hiện trên giấy A4 cho cả lớp xem. Giáo viên nhận xét sửa chữa cho trẻ thấy. Cô cho trẻ tô trên. đình trong việc cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ lại càng tốt hơn vì vậy tôi tiến hành cho mời phụ huynh đến họp, thông báo kết quả học của mỗi cháu cho phụ huynh nắm và không quên cho phụ huynh. cấp.Tôi tiến hành áp dụng, và cũng là hướng để tôi tiếp tục cho trẻ học. 3. Cung cấp Tiếng phổ thông qua tập tô : Nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức và kĩ năng sơ giản ban đầu về cách tô

Ngày đăng: 03/05/2014, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w