1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn kinh tế vùng và đáp án

22 2,6K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 664 KB

Nội dung

Đề thi-NEU

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ VÙNG

Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung, các phương pháp nghiên cứu của KTV?

a Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu các vùng, lãnh thổ trong tổng thể nền kinh tế hay là hệ thống cơ cấukinh tế vùng lãnh thổ

Các hoạt động kinh tế của con người được thể hiện dưới hình thức không gian bằng các

hệ thống lãnh thổ/ vùng kinh tế rất đa dạng

b Nội dung nghiên cứu của KTV:

Kinh tế Vùng (Regional Economics) là môn khoa học kinh tế, nghiên cứu các

hệ thống lãnh thổ (nội dung, bản chất, các quá trình & hoạt động kinh tế - xã hội…)nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụngvào tổ chức tối ưu các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ trong thực tiễn

 KTV sử dụng các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế để nghiên cứu vàgiải quyết các vấn đề về vùng/ hệ thống vùng (nghiên cứu và giải quyết các vấn đềlãnh thổ từ quan điểm của nhà kinh tế - hay là sự lý giải và đề xuất giải quyết cácnội dung và vấn đề của lãnh thổ bằng các kiến thức kinh tế) đồng thời bổ sung vàlàm phong phú thêm cho các lý thuyết kinh tế truyền thống

KTV nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của các lãnh thổ (tức là nghiên cứu

các hoạt động và sự phát triển kinh tế gắn liền với các điều kiện thực tiễn của vùng

và các hoạt động xã hội của vùng, các mối quan hệ Kinh tế liên vùng) đúc rút cáckinh nghiệm, các quy luật hình thành và phát triển của các vùng/ hệ thống vùng

 KTV xem xét các ảnh hưởng của các yếu tố không gian/ khoảng cách, mật

độ và sự phân chia tới các khái niệm kinh tế cơ bản như cung, cầu, hành vi củangười sản xuất, người tiêu dùng, lợi ích, chi phí, lợi nhuận, tăng trưởng và pháttriển vùng… các khái niệm kinh tế quen thuộc sẽ được xem xét lại trong một bốicảnh không gian hình thành các mô hình lý thuyết mới, bổ sung và làm phong phúthêm cho các lý thuyết kinh tế truyền thống

c Các phương pháp nghiên cứu của KTV:

Phương pháp phân tích tổng hợp:

- Xuất phát từ quan điểm hệ thống và tổng hợp

- Trong quá trình nghiên cứu vùng/ hệ thống vùng cũng như đề xuất các giải phápphát triển cho vùng/ hệ thống vùng, cần phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều bêntrong và bên ngoài vùng (hệ thống mở & phức tạp)

- Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều số liệu, tài liệu về đối tượng nghiên cứu

đã được thu thập, lưu trữ và cập nhật tại các cơ quan, tổ chức khác nhau (số liệu thứ cấp),kết hợp với số liệu thu thập thêm trên thực địa (số liệu sơ cấp)

- Một số kỹ thuật phục vụ phân tích

o Lập luận, diễn giải, so sánh

o Xây dựng sơ đồ mạng lưới các mối quan hệ

Trang 2

o Phân tích SWOT

Các phương pháp dự báo

- Xuất phát từ quan điểm động và lịch sử

- Phân tích xu hướng phát triển đã diễn ra trong lịch sử để đánh giá đúng hơnhiện trạng, đồng thời kết hợp để dự báo xu hướng phát triển trong tương lai

- Các dự báo định lượng được sử dụng ngày càng rộng rãi, tính thuyết phụccao hơn

- Dự báo định lượng: phân tích các chuỗi số liệu theo thời gian và xây dựngcác mô hình, hàm mang tính đặc trưng để xây dựng các kịch bản phát triểncho tương lai

Các phương pháp phân tích không gian :Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý

(GIS)

- Mô tả trực quan sự phân bố theo không gian của các vấn đề và tác động liên quan

- Được thực hiện thông qua việc xây dựng các bản đồ với các lớp thông tin khácnhau liên quan đến lãnh thổ và đối tượng nghiên cứu; những bản đồ này có thể chồngchập lên nhau

- Các phương pháp phân tích không gian có thể dựa trên cơ sở xây dựng các bản

đồ trên giấy trong suốt (giấy can) theo phương pháp thủ công (vẽ bản đồ chồng chập) hoặc xây dựng và xử lý các bản đồ điện tử (Hệ thống thông tin địa lý, GIS).

Phương pháp phân tích đa tiêu chí(MCA)

- Là việc đánh giá tất cả các phương án phát triển/ quy hoạch được đề xuấtdựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ thành một đánh giá tổngthể

- Giúp cho lựa chọn các phương án phát triển/ quy hoạch trên cơ sở đánh giá,

so sánh các tiêu chí liên quan khi các tiêu chí này có đơn vị đo không giống nhau

(tiền, kilomet, tấn, m2, số người )

- Có thể được sử dụng để xác định một phương án tốt nhất, hoặc xếp thứ tự

ưu tiên của các phương án lựa chọn hoặc đơn giản là để phân biệt những giải pháp

có thể chấp nhận được và không chấp nhận được nhằm giới hạn số lượng cácphương án có thể đưa vào danh sách sơ tuyển cho việc đánh giá chi tiết hơn về saunày

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích(CBA)

- Xác định, đánh giá và so sánh các chi phí phải bỏ ra với những lợi ích nhậnđược từ việc thực hiện một CQK

- Chi phí và Lợi ích bao gồm:+ Kinh tế - xã hội – môi trường

+ Có giá trên thị trường và không có giá trên thịtrường (giá mờ)

Phương pháp chuyên gia:

Là một quá trình thu thập ý kiến/ dữ liệu/ phán xét trực tiếp từ các chuyên gia để trả lờicho một câu hỏi cụ thể nhận định, kết luận, kiến nghị và sự lựa chọn phương án phù hợp

(ví dụ nhận định về SWOT, về tác động của hội nhập kinh tế TG, của WTO…, về khả

Trang 3

năng tăng giá nguyên nhiên liệu trên thị trường, xu hướng thị trường xuất khẩu…)

Phương pháp phân tích liên ngành liên vùng

- Sử dụng mô hình Input – Output của Wassily Leontief (giải Nobel kinh tế1973)

- Nghiên cứu và tính toán các mối quan hệ mang tính cơ cấu giữa các ngành sảnxuất/ các vùng kinh tế trong nền kinh tế

- Cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản lượng của một ngành/ vùng thì cần baonhiêu đầu vào từ ngành/ vùng khác và ngược lại, ngành/ vùng đó cung cấp bao nhiêusản phẩm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của ngành/ vùng khác

- Phân tích các mối quan hệ (các dòng dịch chuyển vốn, lao động, nguồn lực tàinguyên thiên nhiên giữa các vùng, phát thải ra môi trường ), đánh giá hiệu quả sảnxuất, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp khác phục vụ công tác quản lý kinh tế vĩ mô, phântích và dự báo kinh tế

Câu 2: Trình bày khái niệm, và những đặc trưng cơ bản của vùng Phân tích các nội dung cơ cấu của vùng Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa?

a Khái niệm: Vùng là 1 lãnh thổ xác định, thuộc quyền sở hữu của 1 quốc gia, có

cơ cấu khá phức tạp và tổng hợp, có thể hoạt động một cách độc lập (tương đối, vì tronghầu hết các trường hợp thực tế, các vùng luôn có mối quan hệ chặt chẽ & mạnh mẽ vớicác vùng/ khu vực còn lại của nền kinh tế)

b Những đặc trưng cơ bản của vùng:

 Là một lãnh thổ xác định, thuộc quyền sở hữu của một quốc gia, có vị trí,hình dáng, kích thước, và quy mô xác định

 Là 1 thực thể khách quan, trong đó tồn tại những yếu tố tự nhiên, xã hội,kinh tế (là các yếu tố cấu thành nên vùng)

 Trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên,nhân khẩu học, kinh tế và xã hội Các yếu tố cấu thành vùng không ngừng vận độngphát triển theo các quy luật riêng nhất định

 Vùng là 1 bộ phận lãnh thổ đặc thù của đất nước Các yếu tố cấu thànhnên vùng có sự tương đối đồng chất bên trong (nhưng không đồng chất với nhau)nhưng lại tương đối khác biệt với bên ngoài (căn cứ để phân chia vùng)

 Trên giác độ quản lý đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữaquốc gia và địa phương/tỉnh

c Phân tích các nội dung cơ cấu của vùng :

 Con người thực hiện phân loại vùng dựa trên ý chí chủ quan của mình nhưng vẫntrên cơ sở nhận thức sự hình thành và phát triể khách quan của vùng

 Vùng được phân làm nhiều loại khác nhau dựa trên các yếu tố, các góc độ khácnhau :

+ Phân công lao động theo lãnh thổ

+ Yếu tố tự nhiên

+ Yếu tố kinh tế

Trang 4

+ Yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ

+ Yếu tố dân cư dân tộc

+ Yếu tố lịch sử, văn hóa

Ví dụ:

Câu 3: Trình bày khái quát về các loại vùng Vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ thực tiễn minh họa?

a Khái quát về các loại vùng

 Phân theo bản chất của các quy luật, các quá trình diễn ra trong vùng:

- Vùng tự nhiên: phân theo tiêu chí tự nhiên như các đặc điểm về khí hậu, đấtđai, địa hình, động thực vật, khoáng sản

- Vùng kinh tế: phân theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực kinh tế, tổng hợpthể kinh tế, tổ chức các ngành/ các hoạt động, chức năng và năng lực kinhtế

- Vùng xã hội: phân theo tiêu chí xã hội như dân cư, dân tộc, tôn giáo, mứcsống

- Vùng kinh tế - xã hội: được phân chia theo tổng hợp các yếu tố tự nhiên(nguồn lực) – kinh tế – xã hội

 Phân theo quy mô

- khối lượng lớn hàng hóa là

sản phẩm của ngành chuyên môn

Trang 5

ngành và lãnh thổ giữa các vùng trong cả nước

- Là cơ sở kết hợp kế hoạch

hóa theo vùng và theo lãnh thổ

- Là cơ sở để n/c lập các vùng dàihạn để ptrien KTXH ở phạm vi quốc gia

c Lấy ví dụ thực tiễn minh họa :

+ Vùng kinh tế ngành: ở Việt Nam có 4 vùng kunh tế du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ,Nam Trung bộ, Nam Bộ được phân chia dựa trên các tiềm năng và định hưởng pháttrine du lịch; & vùng kinh tế nông nghiệp được phân chia theo quan điểm sinh tháinông nghiệp ; 5 vùng kinh tế sinh thái thủy sản

+ Vùng kinh tế tổng hợp: Nhật Bản chia đất nước làm 5 vùng, Pháp chia làm 8 vùng,Canada chai làm 4 vùng Cách chia này gắn với các điều kiện đia lý cụ thể, kinh tế - XHtương thích trong các điều kiện công nghệ kĩ thuật nhất định

Câu 4: Trình bày các phương án phân vùng ở VN từ năm 1986 đến nay? Phân tích những thay đổi cơ bản của phương án phân vùng thời kỳ từ năm 2001 đến nay so với phương án phân vùng thời kỳ 1986 – 2000?

a Các phương án phân vùng ở VN từ năm 1986 đến nay :

+ 1986 - 2000 : Đất nước được phân làm 8 vùng lớn : 1 Vùng Đông Bắc; 2.

Vùng Tây Bắc; 3 Vùng Đồng bằng sông Hồng; 4 Vùng Bắc Trung Bộ; 5 Vùng Duyênhải Nam Trung Bộ; 6 Vùng Tây Nguyên; 7 Vùng Đông Nam Bộ; 8 Vùng Đồng bằngsong Cửu Long

Đồng thời để tạo ra các địa bàn kinh tế động lực thực hiện chức năng đầu tàu lôikéo sự phát triển chung của cả nước, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT nói chung và cơcấu lãnh thổ nói riêng chính phủ đã quyết định hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm(KTTĐ) :

1.VKTTĐ Bắc Bộ gồm tp HN, Hưng Yên, HP,Hải Dương và Quảng Ninh vs 3 đôthị chính HN- HP – Hạ Long là 3 cực phát triển

2 VKTTĐ miền Trung gồm Thừa Thiên Húê, Đã Nẵng, Quảng Nam, QuãngNgãi

3 VKTTĐ phía Nam gồm tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu

vs 3 cực là tp HCM- Biên Hòa – Vũng Tàu

+ 2001 đến nay: Lãnh thổ đc chia làm 6 vùng KT-XH lớn gắn liền với việc tiếp

tục thiết lập 3 vùng KTTTĐ: 1 Vùng trung du và miền Núi phía Bắc; 2 Đồng bằng songHồng và VKTTĐ Bắc Bộ; 3 Duyên hải miền Trung (duyên hải BTBvà NTB ) và kinh tếtrọng điểm miền Trung; 4 Vùng Tây Nguyên; 5 Vùng Đông Nam Bộ và VKTTĐ phíaNam; 6 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

b Phân tích những thay đổi cơ bản của phương án phân vùng thời kỳ từ năm 2001 đến nay so với phương án phân vùng thời kỳ 1986 – 2000 : Việc phân vùng từ năm 2001

đến nay là tương đối đồng nhất Trước đây, giai đoạn 1986 – 2000, nhìn từ quan điểm tựnhiên sinh thái để phân chia, ví dụ phân chia duyên hải miền Trung thành Duyên hải NamTrung bộ và Bắc Trung Bộ Nhưng tự nhiên sinh thái khác nhau sẽ hình thành cây trồngvật nuôi khác nhau và tạo ra các sản phẩm khác nhau như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc

Trang 6

phát triển kinh tế chung của toàn vùng Hiện nay, chia các vùng để hoạch định các chínhsách vĩ mô để thực hiện CNH-HĐH đất nước , tức là nhìn từ quan điểm các điều kiện đểphát triển kinh tế và mở cửa hội nhập Bởi vậy việc hợp nhất Duyên hải Nam Trung Bộ

và Bắc Trung Bộ thành Duyên hải miền Trung là hợp lý

Câu 5: Phân công lao động theo lãnh thổ là gì? Có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự hình thành và phát triển vùng kinh tế?

a Phân công lao động theo lãnh thổ là quá trình KT- XH phức tạp phản ánh sự diễn

biến đồng thời của các hiện tượng sau:

+ Sự phân chia lao động xã hội thành các dạng/ các loại hoạt động khác nhau

+ Sự biệt lập/ tách rời của các dang/các loại hoạt động đó theo lãnh thổ (CMH lãnh thổ) + Sự liên kết phối hợp và gắn bó of các dạng/ các loại hoạt động khác nhau trên các lãnhthổ khác nhau trong một hệ thống kinh tế thống nhất tùy theo mức độ phát triển củaLLSX

b Vai trò ý nghĩa của việc phân công lao động theo lãnh thổ đối vs sự hình thành và

Câu 6: Phân tắc nguyên tắc lợi thế so sánh và việc chuyên môn hóa theo lãnh thổ?

a Nguyên tắc lợi thế so sánh : chúng ta sẽ nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chiphí so sánh

 Giả thiết: Nền kinh tế quốc gia gồm hai vùng A và B có nhu cầu tiêu dùng hai loạisản phẩm: sản phẩm công nghiệp (TV), sản phẩm nông nghiệp (chè)

Chi phí sản xuất được tính bằng đơn vị nguồn lực (đại diện cho hao phí về vốn,đất đai, nguyên liệu, lao động ) cần để sản xuất ra sản phẩm

 Ví dụ: Mỗi vùng có 100 đơn vị nguồn lực dùng để sản xuất TV hoặc chè

Mỗi vùng đều sử dụng 50% nguồn lực để sản xuất mỗi loại sản phẩm

Mỗi vùng đều sử dụng 50% nguồn lực để sản xuất mỗi sản phẩm

khi không có trao đổi hàng hóa giữa các vùng

Trang 7

Sản xuất và tiêu dùng khi không có trao đổi hàng hóa giữa hai vùng:

Nhận xét: Có sự chênh lệch tương đối về CPSX ở 2 vùng

- Vùng A: CP tương đối của chè/ TV là 1/5 (1 chè đánh đổi 1/5TV); CP tương đối củaTV/ chè là 5/1 (1TV đánh đổi 5 chè)

Vùng B: CP tương đối của chè/ TV là 1/2 (1 chè đánh đổi 1/2TV); CP tương đối của TV/chè là 2/1 (1TV đánh đổi 2 chè)

- Vùng A có lợi thế tương đối về SX chè so với vùng B (1/5 so với ½) nên CMH vào SXchè

- Vùng B có lợi thế tương đối về TV (2/1 so với 5/1) nên CMH vào SX TV 2 vùng sẽ traođổi sản phẩm cho nhau

Câu 7: Trình bày các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chuyên môn hóa và mức độ tham gia vào phân công lao động theo lãnh thổ của các vùng Lấy ví dụ thực tiễn các vùng kinh tế của VN để minh họa?

1 Các chỉ tiêu đánh giá chung về vùng

a Chỉ tiêu về xuất nhập khẩu

CMH thể hiện mức độ tham gia của vùng nào PCLĐLT Một vùng kinh tế trướchết là 1 vùng sản xuất hàng hóa CMH => Các vùng xuất khẩu ra khỏi vùng & nhập vềcác hàng hóa khác

X: giá trị của toàn bộ sản phẩm hàng hóa xuất ra khỏi vùng (X thể hiện sức đẩy, ảnh hưởng lan toả của so với các vùng khác)

N: Giá trị toàn bộ sản phẩm hàng hóa được nhập vào vùng (N thể hiện sức hút của vùng đối với vùng khác)

Chỉ tiêu tương đối: D = X/ N

- D>1 → X>N: Vùng có vai trò ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân.Đây thường là những vùng có tiềm lực kinh tế - xã hội và đã phát triển hơn sovới các vùng khác

- D<1 → X<N: Thường là những vùng chưa tham gia nhiều vào PCLĐLT, cóthể do nghèo tiềm năng hoặc chưa phát triển, chậm phát triển hoặc những vùngtrì trệ

Lưu ý: Chỉ tiêu này chỉ so sánh tương đối giữa X và N, chưa thể hiện được quy mô, trình

độ CMH của vùng

Chỉ tiêu tuyệt đối: B = X - N

- B>0 → X>N: Vùng cung cấp nhiều hàng hóa cho vùng khác

- B <0 → X<N: Những vùng sử dụng nhiều sản phẩm được cung cấp bởi cácvùng khác, có sức thu hút đối với các sản phẩm từ các vùng khác

- B = 0: hiếm xảy ra

Lưu ý: trong dài hạn, khi tất cả các vùng phát triển cao, có trình độ phát triển đồng đều,

PCLĐ rất hoàn hảo → D = 1 và B = 0

b Độ mở của nền kinh tế vùng:

Trang 8

- 0 > 100% => có độ mở lớn, trao đổi với bên ngoài nhiều

- 0 <100% => trao đổi với bên ngoài ít

Ví dụ về độ mở:

Cm = Siv/Sin (Siv/Sin là gtsl ngành I trong vùng/ cả nước

Scnv/Scnn Scnv/Scnn là gtsl cnghiep trong vùng/cả nước)

Trang 9

C > 1: ngành có CMH hiệu quả

C < 1: ngành không phải là CMH mà chỉ là ngành bổ trợ hoặc phục vụ

b Vai trò và vị trí của ngành CMH trong nền kinh tế vùng

E = Siv/GDPv(%)E: gtri đóng góp của ngành I đối với nền kinh tế vùng => vai trò quantrọng hay không quan trọng

So sánh chỉ tiêu E của các ngành khác nhau trong phạm vi 1 vùng để tìm ra ngànhCMH quan trọng nhất của vùng cũng như vị trí của các ngành quan trọng khác trong nềnkinh tế vùng

c Vai trò và vị trí của ngành trong CMH vùng và CMH cả nước

M = Siv/Sin (%) hay M = Qiv/QinS: giá trị sản lượng

D: khối lượng sản phẩm

So sánh chỉ tiêu M của 1 ngành nào đó giữa các vùng khác nhau → phát hiện

lãnh thổ CMH quan trọng nhất về ngành đó trong phạm vi toàn quốc

Với 3 giả thiết cho chỉ số LQ:

+ Nền kinh tế quốc gia đóng => số lượng lao động đáp ứng trong quốc gia

+ Năng suất lao động là như nhau giữa các vùng

+ Cầu về hàng hóa là như nhau giữa các vùng

Lưu ý: Các chỉ tiêu mang tính tương đối

Sự hiệu quả của vốn (ICOR)

Kết hợp nhiều chỉ tiêu với nhau

Phân tích xu hướng của chỉ tiêu theo thời gian

Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng không gian của các doạnh nghiệp, các ngành kinh tế Lấy ví dụ minh họa?

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng không gian của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế:

Định hướng không gian và lựa chọn vị trí phân bố của các doanh nghiệp, các ngànhkinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố của các đo thị nói riêng và sự phát triểncủa vùng nói chung

Trang 10

a Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Vị trí địa hình, địa chất công trình – khí hậu – tài nguyên thiên nhiên (khóang sản,nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu khác…) – chất lượng môi trường tự nhiên (khôngkhí, nước, điều kiện cảnh quan…)

 Tạo thuận lợi/ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởngđến chất lượng cuộc sống của con người

b Hệ thống kết cấu hạ tầng:

- Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng môi trường

 Ảnh hưởng đến chi phí bằng tiền và thời gian cảu doanh nghiệp

 Hạ tầng phát triển thu hút nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư

c Trình độ phát triển kinh tế - xã hội - công nghệ sản xuất

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức, trình độ và tác phong lao động,thị hiếu và cầu đối với hàng hóa và dịch vụ…

- Chọn địa điểm tịa nơi KT – XH phát triển và tương đồng về trình độ

d Các điều kiện về chính trị - xã hội – văn hóa

- Dân tộc, tôn giáo, hoạt đọng của các tổ chức xã hội…

- Sự ổn định về chính trị - xã hội

- Sự tương đồng về lối sống văn hóa

e Quy định và thực thi chính sách, pháp luật

- Các điều kiện ràng buộc

- Đảm bảo một số điều kiện như thân thiện với môi trường…

h Thị trường đối với các sản phẩm đầu ra

- Sản phẩm đầu vào hay là đầu vào cho sản xuất khác

i Yếu tố sức ỳ tâm lý

 Nhận định chung về các yếu tố ảnh hưởng

- Gồm các yếu tố định lượng được và yếu tố ko định lượng được

- Vai trò và tầm quan trọng của các yếu tố thay đổi trong các điều kiện phát triểnkinh tế, công nghệ và đẩy mạnh phân công lao động khu vực và quốc tế

- Mức độ tác động của các yếu tố khác nhau tùy theo loại hình và đặc điểm kinh tế

kỹ thuật của từng ngành

- Trong thực tế không thể có1 địa điểm thỏa mãn tốt nhất tất cả các yếu tố => cácdoanh nghiệp thường lựa chọn và cân nhắc để đạt được địa điểm phân bố tối ưu nhất

=>trong nhiều trường hợp phải có những quyết định về sự đánh đổi ưu tiên khác nhau

 Trên quan điểm đó, ta thấy ko thể xem xét một doanh nghiệp, một ngành kinh tếmột cách cô lập, tách rời mà ko tính đến bối cảnh kinh tế địa lý chung, nắm bên ngoàimối liên hệ với các doanh nghiệp và các ngành kinh tế khác Tương tụ như vậy, cần phải

Trang 11

xem xét những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và công nghệ sản xuất điển hình cho các doanhnghiệp, các ngành, bởi chính vì những đặc điểm đó ở mức độ nhất định quyết định đặctrưng lãnh thổ của chúng

2 Ví dụ:

Trong công nghiệp luyện kim đồng, mối liên hệvới các nguồn nguyên liệu là đkbắt buộc của việc phân bố cơ sở làm giàu quặng Trong quy trình sản xuất cảu côngnghiệp luyện kim, vai trò của yếu tố nguyên liệu giảm dần nhưng đòi hỏi chất lượng càngcao, do đó chuyên chở càng có lợi thì vai trò của nó càng yếu Ở công đoạn cuối của quytrình công nghệ nói chung thì vai trò của yếu tố nguyên liệu gần như triệt tiêu, bởi vì đúcđồng thỏi ko còn là ngành tiêu hao nhiều vật liệu, mà phụ thuộc vào các yếu tố địnhhướng không gian khác nhau như định hướng tiêu thụ và nhiên liệu – năng lượng

Câu 9: Trình bày định hướng không gian của các doạnh nghiệp, các ngành kinh tế theo các yếu tố nguyên vật liệu, nhiên liệu - năng lượng, sức lao động, giao thông vận tải và thị trường tiêu thụ Lấy ví dụ minh họa?

Câu 10: Trình bày mô hình cực tiểu hóa chi phí vận chuyển trong lựa chọn địa điểm phân bố của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế?

1 Một số khái niệm cơ bản:

- Các sản phẩm đầu ra định vị: sản phẩm không thể di chuyển và cần đc sx tại chỗ

Ví dụ đầu ra định vị tuyệt đối: sản phẩm của ngành công nghiệp hay đóng tàu

(chúng ta ko thể di chuyển các công trình xây dựng dù với bất cứ giá nào)

Ví dụ về đầu ra định vị tương đối: các nông sản dễ bị hư hao, hỏng thối vì chúng

ta vẫn có thể vận chuyển chúng đi xa nhưng chi phí vận chuyển rất cao

- Đầu vào/ đầu ra có thể di chuyển: các yếu tố đầu vào và đầu ra có thể có khốilượng nhỏ và dễ dàng vận chuyển với chi phí tương đối thấp

Lưu ý khái niệm “có thể di chuyển” cũng mang tính tương đối vì ngta phải so

sánh nó với chi phí sx và chi phí khác Khoảng cách có ý nghĩa quan trọng làm tăng hoặcgiảm chi phí vận chuyển; một số yếu tố dễ dàng vận chuyển trên những khoảng cáchngắn nhưng lại trở thành ko thể di chuyển khi khoảng cách tăng lên

2 Mô hình cơ bản:

Giả thiết doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận

Max =TR – TC = TR – (PC + TTC)Trong đó:

TR: tổng doanh thu từ việc bán spPC: tổng chi phí sx sp

TTC: tổng chi phí vận chuyển (đầu vào và đầu ra)

Và giả thiết Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: TR = P Q = const;

PC = const

 Bài toán Max ~ bài toán Min TTC

3 Mô hình đơn giản: một đầu vào, một thị trường

Ngày đăng: 03/05/2014, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w