1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

60 2,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 563 KB

Nội dung

Việt Namvới hơn 3/4 dân số sống ở khu vực nông thôn và 2/3 dân số phụ thuộc vàosản xuất nông nghiệp, là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp củathời tiết, thì việc đối mặt với n

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thái môi trường nông thôn và biến đổi khí hậu là những chủ đềđang được nhân loại quan tâm nhiều trong những năm trở lại đây Việt Namvới hơn 3/4 dân số sống ở khu vực nông thôn và 2/3 dân số phụ thuộc vàosản xuất nông nghiệp, là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp củathời tiết, thì việc đối mặt với những biến đổi của khí hậu do các hiện tượngquy mô toàn cầu như Elninô và Lanina là điều khó khăn đối với Việt Nam[7] Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và những bất cập trong quản lýrác thải nông nghiệp làm cho nhiều vùng nông thôn đang bị ô nhiễm nặng.Một số nghiên cứu thuộc chương trình phát triển nông thôn bền vững củaThụy Điển tại Việt Nam (2008) cho thấy rằng các nguồn rác thải nôngnghiệp như rơm rạ, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc… ở các vùngnông thôn ngày càng nhiều và không được quản lý tốt Vấn đề này khôngnhững gây nên ô nhiễm môi trường nước và không khí nghiêm trọng mà còn

là nguồn phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính [8]

Triệu Đông và Triệu Trung là hai xã thuộc huyện Triệu Phong, mộttrong những huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Trị Đây là những vùng cóhoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt sản xuất lúa, hoamàu và được xem là những vựa lúa lớn của huyện Sau khi thu hoạch, mộtlượng rơm rạ thường được đánh đống dùng dần làm chất đốt trong gia đình

và làm thức ăn dự trữ cho trâu bò Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn rơm rạgần 65% không được hộ sử dụng vào mục đích khác mà chủ yếu chất đốngngoài đồng, đường làng, ngỏ xóm chờ đốt khi thời tiết thuận lợi và xem nhưmột biện pháp thuận lợi nhất Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng gâynhiều bất lợi, như phá tầng canh tác Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trongđất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao Đồng ruộng bị chai cứng dolượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ.Quá trình đốt rơm rạ, các phụ phế phẩm và rác nông nghiệp ngoài trời khôngkiểm soát được lượng dioxit cacbon (CO2) phát thải vào khí quyển cùng vớicacbon monoxit (CO); khí metan (CH4); các oxit nitơ (NOx); và một ít dioxitsunfua (SO2) [1] Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi thì rơm rạ

Trang 2

được người dân thải xuống các kênh mương nội đồng hoặc sông Vĩnh Địnhkhi đêm xuống Đây chính là nguyên nhân tạo nên chất khí CH4 do rơmđược phân hủy trong môi trường yếm khí Không những thế, rơm rạ nhiều sẽlàm tắc dòng chảy của kênh mương và sông gây ô nhiễm môi trường, đặcbiệt ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp và nuôi trồng thủy sản của xã Một loại rác thải mà người dân ít quantâm đến việc xử lý đó là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, nông dân theo thóiquen sử dụng xong là thải ngay ở bờ ruộng Những loại bao bì này làm bằnggiấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng, là loại chấtthải nguy hại, khó phân hủy Vài năm trở lại đây, lượng rác thải trên địa bànnghiên cứu ngày một tăng do người dân chưa có hình thức quản lý phù hợpảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người Xuất phát từ yêu

cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tình hình quản lý phụ

phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã Triệu Đông và Triệu Trung, huyện

Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu các loại phụ phế phẩm nông nghiệp ở các xã Triệu Đông

và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

- Tìm hiểu các hình thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở địa bànnghiên cứu

- Xác định những yếu tố cảnh hưởng đến hình thức quản lý phụ phếphẩm chính của nông hộ

Trang 3

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm về Phụ phế phẩm, chất thải nông nghiệp, quản lý phụ phế phẩm

Phụ phế phẩm là những vật và chất mà người dùng không còn muốn

sử dụng và thải ra [4] Trong cuộc sống, phế phẩm được hình dung là nhữngchất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từchúng

Phụ phế phẩm nông nghiệp là vật liệu không sử dụng được, chất lỏnghoặc rắn, là kết quả của hoạt động nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,

dư lượng cây trồng (như vườn cắt tỉa) và phân gia súc [10] Những ngườikhác xem chất thải nông nghiệp bao gồm những thứ như chất thải thuốc trừsâu, thùng chứa thuốc trừ sâu bị loại bỏ, nhựa như bọc thức ăn ủ chua, túixách và lá, chất thải bao bì, máy móc cũ, dầu, thuốc thú y thải Nghiên cứunày tập trung chủ yếu vào chất thải nông nghiệp là các phụ phế phẩm từ sảnxuất nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; cóthể đã xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ Chúng còn có thểđược xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trìnhquang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp[5] Là những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như: rơm lúa, thân ngô,thân lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ khô, bã sắn

Quản lý phụ phế phẩm là hành động thu gom, phân loại và xử lý cácloại phụ phế phẩm của con người [4] Hoạt động này nhằm làm giảm cácảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và xã hội

2.2 Tình hình chất thải ở các vùng nông thôn Việt Nam

Vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là vấn đề xử lý phụ phếphẩm, một lượng chất thải rất lớn đang tăng mạnh gây ra những hậu quảnghiêm trọng đối với môi trường sống Từ trước đến nay, phần lớn chất thảisinh hoạt không được tiêu hủy một cách an toàn [2] Hình thức chính vẫn làchôn lấp ở bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng và nước rác lànguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí

Trang 4

Theo thống kê, năm 2009 trên cả nước có 82 bãi chôn lấp chất thảiđang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và bãi rác lộ thiên đãgây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng như nước rác làm ônhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, gây ô nhiễm không khí, là ổ phát sinhruồi, muỗi, chuột, bọ làm tăng tỷ lệ lớn những bệnh do ô nhiễm môitrường gây ra… Bên cạnh hình thức chôn lấp rác thì nhiều địa phương cũng

đã đầu tư một lượng kinh phí lớn như mua sắm trang thiết bị máy móc hiệnđại phục vụ quá trình xử lý phụ phế phẩm như Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh, Đã Nẵng, Huế…nhưng hiệu quả của những quy trình xử lý này khônglàm thoả mãn được những vấn đề về môi trường đang đặt ra [2]

Ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều nơi ngập tràn trên các dòngmương, kênh rạch là những bao tải rác và xác súc vật trôi lềnh bềnh Cácloại chai lọ, gói thuốc bảo vệ thực vật cũng nằm bừa bãi trên các bờ vùng,

bờ thửa, Không chỉ ô nhiễm ngoài đồng, nhiều chuồng trại chăn nuôi củacác hộ dân phần nhiều không có hệ thống xử lí đúng cách nên phân giasúc, gia cầm làm ô nhiễm không khí và nguồn nước

Ở nhiều khu dân cư nông thôn, hệ thống thoát nước hầu như khôngcải tiến cho nên nước thải tồn đọng lâu ngày gây ô nhiễm càng trầm trọng Ởcác chợ xã, chợ huyện, mặc dù đều có các đội thu dọn vệ sinh nhưng vìkhông có quy trình thu gom, xử lí thích hợp nên lượng rác khổng lồ ở cáckhu chợ ấy hầu hết đều được tập kết ở các cánh đồng, các mương nước,thậm chí ở nhiều nơi còn đổ thẳng ra sông,

Chất thải chăn nuôi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải làngnghề là những vấn đề nóng bỏng của môi trường nông thôn hiện nay.Theo đánh giá của Cục môi trường thì những hoạt động như vứt rác tuỳtiện, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý, quá trình chăn nuôikhông đảm bảo môi trường, các chất thải khó phân huỷ như kim loại, baobì sẽ góp phần tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh, suy thoái môitrường đất, huỷ hoại đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, làm cạn kiệt tàinguyên nước, gây úng lụt cục bộ

Trang 5

Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinhmôi trường Hà Nội cho biết, vấn đề chất thải nông thôn từ khi còn "Hà Nộicũ", đã là vấn đề nổi cộm Đến nay, khi Hà Nội đã mở rộng, mỗi ngày Thủ

đô thải ra 5.000 tấn chất thải rắn, trong đó 1.500 tấn từ khu vực nông thôn

Một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn là phụ phế phẩm chănnuôi Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi thải

ra (phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết,chất thải lò mổ ) trong năm 2008 là 80,49 triệu tấn Miền Bắc chiếm hơn 51triệu tấn Tuy nhiên, ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắnđược xử lý Số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch Chất thải rắn cónguy cơ ô nhiễm do ít được xử lý triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu

Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn còn đơn giản Chủ yếu tậndụng làm thức ăn cho cá, ủ phân hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc đểnuôi giun Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm cao do thành phần và liềulượng chất gây ô nhiễm cao hơn rơi vào khu vực chăn nuôi lợn, bò sữa, giacầm

Thông qua các dự án về khí sinh học, một phần chất thải rắn và lỏngđược xử lý bằng công nghệ biogas Tuy vậy, số gia đình có hầm biogas chưanhiều Chất thải làng nghề đang là vấn đề bất cập, đa số các gia đình tự xửlý

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hương, Viện nước tưới tiêu và môi trường,Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, dự báo đến năm 2010, khối lượng chấtthải nông thôn khoảng hơn 145.000.000 tấn, sẽ tăng 173,8% so với năm

2007 Đó là chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề, chấtthải y tế Bên cạnh đó, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chất thải nguyhại đang là mối lo của nông thôn [1]

Theo ông Trịnh Công Toản, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong 10năm qua loại chất thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần Tính toán chothấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,8% lượng thuốc dính vào Nông dân theothói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi trường [1] Trong khi đó, bao bìlàm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng,

là loại chất thải nguy hại, khó phân hủy

Trang 6

Việc xử lý phụ phế phẩm nông thôn một cách hợp lý, khoa học đã trởnên cần thiết hơn bao giờ hết Mỗi thôn xóm, mỗi xã cần quy hoạch các bãichứa tập trung để rác được chôn lấp, xử lý đúng cách, khoa học; các hộ dânchăn nuôi lớn cần có quy trình xử lý phụ phế phẩm phù hợp với tiêu chuẩnmôi trường như xây hố ga, bể lắng, xây hầm bioga ở mỗi cánh đồng cần xâydựng các hố rác tập thể chuyên chứa các loại chai lọ, vỏ thuốc bảo vệ thựcvật [1] Để làm được những điều đó, bên cạnh việc nâng cao ý thức chongười dân nông thôn về tác hại của sự ô nhiễm môi trường từ phụ phế phẩmthì cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương

Do đó, cần phải có những nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinhvật phát triển tốt trên nước thải đó và có hoạt tính cao thì mới tăng hiệu quả

xử lý nước thải

2.3 Các loại phụ phế phẩm nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bêncạnh những sản phẩm chính, còn có những phần sản phẩm phụ khác Chẳnghạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, ta còn có rơm, gốc rạ; khixay lúa, ngoài gạo, ta còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khi chăn nuôi gia súc,ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo, còn có phân…

Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc,phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng Những phụphẩm này, thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn

có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giátrị, thu nhập cho nông dân, nếu không, chúng có thể gây nên ô nhiễm môitrường

Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non,xanh; có thể đã xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ Chúngcòn có thể được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờquá trình quang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nôngnghiệp

Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡngtrực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp

Trang 7

thuật khác Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chếbiến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm [5] Sựphát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con người sửdụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìnnhận về sản phẩm nông nghiệp.

2.4 Phương thức quản lý các loại phụ phẩm nông nghiệp

2.4.1 Quản lý các loại phụ phẩm nông nghiệp

Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp

có thể được sử dụng theo những mục đích sau:

- Chế biến thành thực phẩm cho con người

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp

- Làm chất đốt

- Sản xuất biogas và điện năng

- Làm phân hữu cơ

Về chế biến thành thực phẩm cho con người có thể nêu ra sau đây vài

ví dụ: rơm, rạ, mùn cưa, dây đậu… có thể được dùng để ủ nấm ăn, đây làloại thức ăn bổ dưỡng Xã hội càng phát triển, nhu cầu về loại thực phẩmnày càng nhiều, các nhà dinh dưỡng và y học cho rằng ăn nấm có lợi cho sứckhoẻ; một số loại nấm có thể dùng làm dược liệu như nấm linh chi

Rơm, thân cây bắp, dây đậu …có thể được dùng làm thức ăn cho trâu,

bò Nếu ủ rơm với urea theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rĩ đường còn làmtăng giá trị dinh dưỡng cho gia súc Cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biếnthức ăn chăn nuôi

Nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp ngày nay được dùng làm nguyênliệu cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, đem lạithêm việc làm và thu nhập cao cho xã hội; như: rơm dùng làm hài, nón, chổirơm; bẹ chuối sứ, lục bình (bèo tây) dùng để đan đát thảm, bàn, ghế có giátrị xuất khẩu; bẹ bắp (ngô) là loại vỏ cho sợi dai, có thể dùng để xe sợi vàchế tạo thảm, giỏ…; xơ dừa có rất nhiều công dụng, mùn dừa trước đâythường bị bỏ phí, gây ô nhiễm môi trường, nay đã là một nguyên liệu quítrong sản xuất đất sạch xuất khẩu cho những người trồng cây, hoa kiểng ở

Trang 8

các đô thị trong và ngoài nước Vỏ hạt bắp (ngô) trước chỉ dùng làm thức ănchăn nuôi, nay với tiến bộ kỹ thuật, người ta có thể tách ra từ sợi vỏ hạt bắpcác loại đường, lipid và protein quí làm nguyên liệu cho ngành sản xuất cồn(ethanol) làm xăng sinh học, và đặc biệt là mỹ phẩm có giá trị kinh tế rấtcao; tương tự, xác khoai mì (sắn) trước chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, nayvới tiến bộ kỹ thuật vi sinh và lên men, người ta có thể ủ để sản xuất cồnethanol,…

Phụ phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể đượcdùng để sản xuất năng lượng sinh học: phân gia súc, dư thừa thực vật có thểđược dùng sản xuất khí sinh học (biogas), biogas có thể dùng để đốt trựctiếp để nấu nướng hoặc làm gas đốt cho máy phát điện Các kỹ sư cơ khí đãđiều chỉnh được động cơ diesel để chạy được bằng biogas, đó là thuận lợi rấttốt để kinh doanh năng lượng ở nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng tậptrung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chấtthải từ gia súc để sản xuất biogas và phát điện; vừa giải quyết vấn đề môitrường, vừa tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi

Ngoài biogas, nước thải, chất bả từ các hầm ủ biogas còn là loại phânhữu cơ rất tốt và an toàn cho cây trồng cũng như môi trường

Trấu, bả mía, vỏ cà phê, vỏ đậu,… có thể được dùng làm chất đốt chocác máy phát điện chạy bằng turbine hơi nước ở các nhà máy chế biến cóquy mô vừa và lớn Trong bối cảnh giá nhiên liệu cao như hiện nay, đôi khithu nhập do sản xuất điện năng từ nguồn phụ phẩm này lại cao hơn cả nguồnthu từ chính phẩm Trong thực tế, người ta từ lâu đã dùng các loại phụ phẩm

để làm chất đốt ở các nhà bếp thông thường; phụ phẩm từ các nhà bếp này làtro, cũng được tiếp tục dùng làm phân bón

Để giảm bớt chi phi vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp tốt nhất là sửdụng tại chỗ hay trong nông trại để bớt chi phí vận chuyển Xây dựng hệthống canh tác VAC trong mỗi nông trại là một kinh nghiệm hay của nôngdân đã được tổng kết thành khoa học; trong hệ thống này, phụ phẩm của mộtngành này là đầu vào cho ngành sản xuất tiếp theo tạo thành một chu kỳ

Trang 9

được dùng chăn nuôi trâu, bò; cám tấm để nuôi heo; sản phẩm từ chăn nuôingoài thịt, sữa, sức kéo còn có phân; phân dùng ủ biogas lấy methane làmchất đốt trong nông trại; bả từ hầm gas có thể cho ra ao để nuôi bèo, rong,tảo làm nguồn thức ăn cho cá; cá để nuôi người hay gia súc, phân cá và nước

ao dùng để tưới trở lại cho lúa hay các loại cây trồng khác,…

Tuy nhiên, để tận dụng hết nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên đồngruộng, đòi hỏi các cộng đồng nông thôn cần đầu tư xây dựng mạng lưới giaothông nội đồng, trang bị các loại máy nén rơm, đóng bành để dễ vận chuyển

và ít tốn kém hơn; các nông hộ đều làm hầm ủ biogas, tận dụng cả phân giasúc và phân người để sản xuất gas và phân bón hữu cơ đã qua xử lí tốt, antoàn cho môi trường

Đối với những nguồn phụ phẩm đã được tập trung vào những nhàmáy chế biến như trấu trong nhà máy xay xát, bả mía trong các nhà máyđường, vỏ cà phê,…một số nhà máy đã dùng để đốt nồi nước áp suất cao(súp de) lấy hơi nước để quay turbine phát điện đem lại hiệu quả kinh tế cao,nhất là trong giai đoạn hiện nay giá xăng dầu tăng cao Cách phát điện này làmột trong những xu hướng lâu dài để thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạchđang ngày càng cạn kiệt [5]

Cuối cùng, các loại phụ phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu đểsản xuất phân hữu cơ, loại phân bón truyền thống rất quan trọng trong nôngnghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trong xu hướng hiện nay

2.4.2 Quản lý rơm rạ

2.4.2.1 Trồng nấm rơm

Ở nước ta, từ lâu đời đã biết trồng nấm rơm ngay ngoài trời tận dụngdiện tích trống Trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, không nhữnghấp dẫn thị trường trong nước mà thị trường thế giới ngày càng ưa chuộng.Bởi theo các nhà khoa học, nấm rơm là thực phẩm nhiều dinh dưỡng màkhông làm tăng lượng cholesterol trong máu Hàm lượng protein trong nấmlên tới 5%, đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế trong số 19 axit amin

có trong nấm Nấm rơm có thành phần chất xơ cao và lipit thấp, phòng trừbệnh huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…Thị trường tiêu thụ nấm rơm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu

Trang 10

Cho đến nay việc trồng nấm đã phát triển ở 40 tỉnh thành, song sảnlượng chưa tương xứng với tiềm năng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiềutiềm năng phát triển nghề trồng nấm Khu vực này có đủ các điều kiện nhưchênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không đáng kể, có thểtrồng nấm rơm quanh năm Trung bình cứ một tấn lúa có 1,2 tấn rơm, rạ,ngoài ra còn mạt cưa, bèo tây, bã mía,… là nguồn nguyên liệu lớn để trồngnấm rơm [1] Thời gian nông nhàn nhiều, nhất là mùa lũ, hơn nữa trồngnấm rơm không đòi hỏi cao về kỹ thuật Nấm không chiếm nhiều diện tích,chủ yếu tận dụng diện tích trống, chi phí thấp, giải quyết tốt các nguồn thunhập cho nông dân

2.4.2.2 Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ

Bình Giang, huyện trọng điểm lúa của Hải Dương, lượng rơm, rạ sauthu hoạch rất lớn Người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảmđược một nửa chi phí đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường; hướng tới một thương hiệu gạo an toàn, chất lượng Viện Côngnghệ sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, đã áp dụng thành côngphương pháp sản xuất phân bón từ rơm, rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh.Thay vì đổ xuống ruộng đồng phân hóa học, khiến cấu tượng đất bị đổi thay,nhanh chóng mất dần độ phì nhiêu, và gây ô nhiễm ngày một nặng nề, thìnông dân đã có phân từ rơm, rạ của mình, làm cho đất đai thêm phì nhiêu vàmôi trường an toàn, nâng cao giá trị kinh tế, xã hội

Phương pháp xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ như sau: Sau vụgặt, thu gom rơm, rạ vào một góc ruộng; hòa chế phẩm vi sinh (chế phẩm doViện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK, tưới lênđống rơm, rạ Sau che phủ bằng nilon, trát bùn kín Sau 3 tuần rơm, rạ hoaimục là loại phân bón rất tốt cho cây trồng Dùng phân này bón lót, sẽ giảmtới 30% lượng phân hóa học, và tăng năng suất cây trồng lên đến 7% [1]

Năm 2006, UBND thị trấn Vạn Hà kết hợp với Ngân hàng thế giớixây dựng lò đốt phụ phế phẩm tại thị trấn Vạn Hà, một thị trấn nằm ở đồngbằng Thanh Hoá, là trung tâm huyện Triệu Sơn Quy trình xử lý phụ phếphẩm gồm hai bước: Bước 1: Phân loại rác thành 2 thùng, một thùng đựng

Trang 11

túi ni lông, lá cây, rau thừa, phụ phế phẩm từ nông nghiệp và tất cả các loạikhác được đưa vào thùng còn lại Bước 2: Thu gom rác, rác được thu gom

từ các hộ gia đình rồi chuyển tới khu xử lý rác Rác được xử lý thành ba loạinhư sau: 1/ Loại thứ nhất: bao gồm chất thải rắn như thuỷ tinh, mảnh sành…cho vào một thùng giêng; 2/ Loại thứ hai: bao gồm các loại chất thải dư thừa

từ các vật phẩm tiêu dùng như: túi ni long, nhựa tái chế…được đưa luôn rasân, phơi khô, đưa vào lò sấy khô Đốt ra tro; 3/ Loại thứ ba: bao gồm lá cây,rau cỏ… được trộn với một ít phân vi sinh Ủ một thời gian ngắn rồi nghiền

ra làm phân [2]

Quy trình xử lý phụ phế phẩm này bước đầu đem một vài lợi ích kinh

tế đáng kể như: Toàn bộ túi ni lông, nhựa tái chế…khi đốt ra tro Lượng tronày được tái sử dụng cho canh tác nông nghiệp rất hữu ích Lá cây, rau cỏkhi được ủ với một lượng ít phân vi sinh, khi nghiền ra đã tạo ra một loạiphân bón cho canh tác hoa màu trong nông nghiệp Số lượng phân bón nàylại được bán với giá rẻ cho người dân trong vùng để dùng trong canh tác.Ngoài ra, quá trình xử lý rác cũng đơn giản và rẻ Khi vận hành lò xử lý vàphân loại rác tại lò cũng chỉ cần tới 02 nhân công, mỗi người được chi trả600.000đ/tháng, mỗi lần đưa rác vào lò đốt chỉ cần 05 lít dầu thải [2]

Một nghiên cứu về ứng dụng chế phẩm Biomix 1 xử lý phế thải nôngnghiệp ngoài đồng ruộng Phế thải nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ônhiễm môi trường tại nhiều địa phương Trước yêu cầu bức xúc về bảo vệmôi trường và tận dụng nguồn phế liệu này để sản xuất phân bón hữu cơ, cácnhà khoa học Viện Công nghệ Môi trường đã tiến hành sử dụng chế phẩmBiomix 1 để xử lý rơm rạ và các chất thải hữu cơ khác như thân lá các loạirau, dưa, dây bí, lạc, phân gia súc, gia cầm, để sản xuất phân bón hữu cơ[11] Kết quả cho thấy thời gian ủ được rút ngắn, không sinh mùi hôi thối,tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải và tạo ra nguồnphân bón hữu cơ sạch

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam về cơ bản là nông nghiệp quy mônhỏ và nó là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân số nông thôn Trong bốicảnh này, người ta đang áp dụng hệ thống canh tác khác nhau là tốt nhất táichế các sản phẩm nông nghiệp và dư từ sản xuất nông nghiệp như VAC

Trang 12

hoặc hệ thống canh tác nông lâm kết hợp Nếu người dân áp dụng các hệthống canh tác chính xác, cả hai sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hạn chếchất thải ra môi trường [6].

Phòng kinh tế thành phố Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp vớiTrung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học Vĩnh Phúc ứng dụngphương pháp xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm sinh họcBiomic tại 3 xã là Đồng Tâm, Hội Hợp, Định Trung, cho hiệu quả cao, gópphần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn Kết quảcho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học Biomic giúp phân hủy nhanh các phếthải như phụ phế phẩm sinh hoạt, rơm rạ, than bùn, phân gia súc gia cầm tạo thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp Loại phân này cóchứa nhiều vi sinh vật có ích đem bón cho cây trồng giúp tăng năng suất vàchất lượng sản phẩm Chỉ cần dùng 1 kg Biomic phối trộn với 1 kg NPK hòatan với mười lít nước tưới xử lý cho 1 tấn phân gia súc, gia cầm, phụ phếphẩm, sau đó dùng ni-lông phủ kín; sau 20-25 ngày phân, rác sẽ hoại mụckhông mùi hôi thối Có thể sử dụng 1kg Biomic trộn với 1kg đường vànghòa với 20 lít nước cho vào bể nước thải chăn nuôi dung tích 5m3, sau 5ngày mùi hôi thối sẽ giảm hẳn Sau 3 ngày xử lý, các chế phẩm sẽ tiêu diệtcác vi sinh gây bệnh [3]

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Bình phối hợp vớiUBND xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương xây dựng mô hình xử lý phế thảinông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học Biovac Đây

là mô hình điểm nhằm xử lý ủ phụ phế phẩm sinh hoạt bằng chế phẩm sinhhọc thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, giảm phân bón hóa học

Từ đó giảm chi phí sản xuất nông nghiệp và cải tạo đất canh tác, tăng độ phìnhiêu và giảm độ bạc màu của đất Đồng thời giảm lượng phụ phế phẩm trôinổi trên đồng ruộng, kênh mương [3]

Ngoài việc dùng làm nấm, sản xuất phân bón hữu cơ, rơm, rạ còndùng làm vật liệu xây dựng; làm bê tông siêu nhẹ, đệm lót vận chuyển hànghóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả, v.v… Việc sử dụng rơm, rạ cho sản xuấtnăng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; nhiên liệu sinh học; đóng bánh

Trang 13

chuyển là rào cản lớn từ nghiên cứu triển khai đến sản xuất Hy vọng rơm, rạ

sẽ trở thành nguồn thực phẩm bổ sung, và phân vi sinh, nguyên liệu đưa vàosản xuất mà không còn là gánh nặng gây ô nhiễm môi trường do đốt khôngkiểm soát được

Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phế phẩm nông nghiệpđưa lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường Nhưng đến nay vẫn chưa đượcnhân rộng ra các vùng nông thôn trong cả nước là vì những lý do là lượngphụ phế phẩm của mỗi nông hộ không thường xuyên để sản xuất, gây nênlãng phí bể chứa Trong khi, kinh phí xây dựng bể chứa cần nhiều kinh phí.Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho các nghiên cứu liên quan

2.4.2.3 Quản lý rơm, rạ trên ruộng lúa

Những cách thông thường để quản lý rơm ra sau khi thu hoạch baogồm việc thu về làm nhiên liệu đun nấu, đốt, rải trên đồng, cày vùi vào đấthoặc sử dụng như là chất che phủ cho các cây trồng v.v Mỗi cách quản lýkhác nhau, về lâu dài, đều ảnh hưởng đến toàn bộ sự cân bằng và tình trạngdinh dưỡng trong đất Tuy nhiên, xét cho cùng thì chỉ có 3 phương thứcquản lý rơm rạ chính, đó là (1) lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, (2) vùi rơm rạvào đất và (3) đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch Mỗi cách quản lý này đều cónhững ưu, nhược điểm riêng

Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng: Ảnh hưởng lớn nhất của việc lấy

rơm rạ ra khỏi đồng ruộng là sự thúc đẩy quá trình nghèo hoá và cạn kiệtkali (K) và silic (Si) trong đất Nhưng bù lại nó lại cho những lợi ích khác,không kém phần quan trọng Rơm rạ có thể được sử dụng làm nhiên liệu đểnấu nướng, làm thức ăn cho trâu bò, làm nệm, nuôi trồng nấm hay làmnguyên liệu cho công nghiệp (như công nghiệp giấy …) Việc làm như vậy

sẽ lấy đi một số lượng lớn dinh dưỡng mỗi năm, nhất là khi phân chuồngkhông được dùng để bón trở lại cho đồng lúa

Vùi rơm rạ vào đất: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các

nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên nó có tác dụng bảotoàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài Mặc dù tác dụng trực tiếplên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồngruộng, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rơ Nếu kết hợp song song

Trang 14

việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ vào đất sẽ bảo toànđược dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn làm tăng được dựtrữ dinh dưỡng cho đồng ruộng Việc vùi rơm rạ vào đất ướt, sẽ gây ra tìnhtrạng cố định tạm thời của đạm (N) và làm tăng lượng metan (CH4) phóngthích trong đất, gây ra tình trạng tích luỹ khí nhà kính Khi vùi một lượnglớn rơm rạ tươi sẽ rất tốn lao động và cần có những máy móc thích hợp choviệc làm đất cũng như có thể gây ra những vấn đề về bệnh cây Việc trồngtrọt chỉ nên bắt đầu sau 2 đến 3 tuần vùi rơm rạ.

Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy, cày khô, nông 5-10 cm đểvùi rơm rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hoá có tácdụng tốt đến độ phì đất trong hệ thống thâm canh lúa-cá Việc cày khô, nôngnên tiến hành sau 2 đến 3 tuần sau khi thu hoạch ở những cánh đồng mà thời

kỳ bỏ hoá khô-ướt giữa 2 vụ lúa tối thiểu là 30 ngày Các lợi ích gồm có:

- Số lượng Carbon (C) quay vòng hoàn toàn sẽ đạt được nhiều hơnnhờ vào sự phân giải háo khí (khoảng 50% C trong vòng 30-40 ngày), do đóhạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng xấu của các sản phẩm phân giải yếmkhí trong giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa

- Tăng cường sự thoáng khí cho đất, nghĩa là oxy hoá Fe2+ và nhữngchất khử khác tích luỹ trong suốt quá trình ngập nước

- Tăng cường được sự khoáng hoá N và sự giải phóng P cho cây trồngsau, cho đến giai đoạn phân hoá đòng

- Làm giảm được sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hoá

- Làm cho quá trình làm đất được dễ dàng hơn (thường không cần càyđất lần 2)

- Sự phóng thích CH4 sẽ ít hơn so với việc vùi rơm rạ lúc làm đất ngaytrước khi gieo trồng

Đốt rơm rạ: Đốt rơm rạ gây ra sự mất mát gần như hoàn toàn N.

Lượng P mất đi khoảng 25%, K mất đi khoảng 20% và S mất từ 5-60%.Lượng dinh dưỡng mất mát tuỳ thuộc vào cách thức đốt rơm rạ Ơ nhữngvùng mà thu hoạch đã được cơ giới hoá, hầu như tất cả rơm rạ được để lạitrên đồng và được đốt nhanh chóng tại chỗ, vì thế sự mất mát S, P và K là

Trang 15

sau khi thu hoạch, vì thế tro không được rải đều trên đồng, nên gây ra sự mấtmát khoáng chất rất lớn Các nguyên tố K, Si, Ca, Mg dễ bị rửa trôi từ đốngtro Hơn nữa, việc làm như vậy sẽ gây nên sự chuyển dịch dinh dưỡng rấtlớn từ ngoại vi vào giữa ruộng, và đôi khi là từ những thửa ruộng xungquanh vào ruộng trung tâm, làm cho hiệu quả sử dụng chúng bị giảm đi rấtnhiều, vì nơi quá thừa, nơi quá thiếu Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ gây ra ônhiễm không khí và mất mát dinh dưỡng, nhưng lại là biện pháp giảm giáthành và giảm thiểu sâu bệnh hại.

Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm không khí

do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đavòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), và dibenzofuranclo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩngây ung thư

Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm:licnoxenlulozơ, 37,4%; hemixenlulozơ (44,9%); licnin 4,9% và hàm lượng tro(oxit silic) cao từ 9, đến 14% Đó là điều gây cản trở việc xử dụng rơm, rạ mộtcách kinh tế Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học

Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồngruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng Các chất hữu

cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao Đồngruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốttrong quá trình cháy rơm, rạ Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soátđược, lượng dioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng với cacbonmonoxit CO; khí metan CH4; các oxit nitơ NOx; và một ít dioxit sunfua SO2[1]

Phần rơm, rạ sót này thường được cày lấp vào trong đất làm phân bóncho mùa vụ sau Việc phân hủy gốc rạ và rơm phụ thuộc vào độ ẩm của đất,

nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng khí metan CH4 được giải phóngtrong khi ủ Tuy có cung cấp cho đồng ruộng một chút dinh dưỡng cho vụtiếp theo, nhưng rất có thể chứa chất mầm sâu bệnh cho cây trồng, ảnhhưởng đến sản lượng do tác động bất lợi ngắn hạn bởi bất ổn định hàmlượng nitơ

Trang 16

Khói rơm độc vì thành phần của nó Rơm có thành phần chủ yếu làcác chất xenlulozơ, hemixenlulozơ, các chất hữu cơ kết dính (nhựa) và cácchất khoáng khác Khi rơm cháy, xảy ra nhiều phản ứng phức tạp do sựnhiệt phân (cháy) không hoàn toàn, do vậy hình thành rất nhiều chất Ngoàikhí cabonic, hơi nước, trong khói có chất nhựa (dạng khí dung thành nhữnghạt nhỏ lơ lửng trong không gian), hàng trăm loại chất khác như amoniac,các oxit nitơ Các hợp chất chứa clo, lưu huỳnh kể cả các hợp chất của kimloại nặng do tích luỹ sinh học của cây lúa Thành phần của khói càng thêmphức tạp nếu trong rơm rạ lẫn dư lượng của những loại nông dược chưaphân huỷ hết Các chất tạo thành còn tương tác với nhau khiến thành phầnkhói càng thêm phức tạp Bởi vậy, khói do đốt rơm rạ ngoài đồng có mùi rấtkhó chịu [1].

2.5 Một số nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trên thực tế sản xuất nông nghiệp cuả nước ta ít có sự khác biệt lớngiữa các loại hình sản xuất Thực tế chưa tìm thấy các nghiên cứu về yếu tốtác động đến việc lựa chọn phương thức quản lý phụ phế phẩm, mà chỉ mới

có các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận và áp dụngtiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi như chăn nuôi lợn, chăn nuôibò

Số lượng tiến bộ kỹ thuật hộ áp dụng chịu ảnh hưởng tích cực bởi cácyếu tố như: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi hàng năm, số nguồn cung cấpthông tin được tiếp cận Ngược lại, số tiến bộ kỹ thuật hộ áp dụng chịu ảnhhưởng tiêu cực bởi các yếu tố như tuổi chủ hộ, số nhân khẩu [9]

Việc tiếp cận thông tin và tham gia vào các câu lạc bộ, đoàn thể củađịa phương là những hoạt động mang tính quyết định đối với việc áp dụngtiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất Những hộ có mức độ tiếp cận thông tincao từ các nguồn khác nhau thì xác xuất TBKT mà hộ áp dụng sẽ cao hơnhẳn so với những hộ có mức độ tiếp cận thông tin ít Các câu lạc bộ địaphương và các tổ chức đoàn thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc

áp dụng TBKT nhằm phát triển sản xuất [7].

Trang 17

Công tác truyền thông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quátrình tiếp nhận của người dân Trong thời gian đầu việc vận hành và xử lýrác của khu xử lý rác thị trấn Vạn Hà cũng đã được đưa tin Nhưng khi lò xử

lý rác vận hành tốt và đem lại hiệu quả đối với người dân nơi đây thì cácphương tiện truyền thông lại không bám sát để đánh giá được lợi ích củachúng, để từ đó đưa tin về một mô hình tốt để các địa phương khác có thểtheo dõi Từ đó mà có thể kêu gọi sự đầu tư xây dựng cho các địa phươngkhác Điều này cũng cho thấy nội dung của các phương tiện truyền thônghiện nay việc đưa tin về vấn đề môi trường còn chưa thật hiệu quả Trongmột dự án nghiên cứu của Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam là “Điều tra,khảo sát, nhận thức thực trạng nhận thức về môi trường và bảo vệ môitrường của người dân ở các vùng trọng điểm, và thực trạng công tác tuyêntruyền về môi trường và bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tinđại chúng ở Việt Nam trong hai năm 2004-2005” kết quả cho thấy: Phần lớnnhững thông tin về vấn đề môi trường trên báo chủ yếu là đưa tin, lên án,phê phán Những thông tin giới thiệu mô hình còn rất ít mà những thông tinnày cũng chỉ mang tính chất giới thiệu chứ không thật sự đánh giá được tínhkhả dụng của nó đã qua thực tiễn ở các địa phương [2]

Về cơ chế chính sách: Như khu xử lý rác ở thị trấn Vạn Hà được đưavào hoạt động là do nguồn vốn đầu tư từ UBND thị trấn Vạn Hà và Ngânhàng thế giới với hình thức như là một dự án Trong thời gian đầu, dự ánhoạt động tốt do những người làm dự án đã có trách nhiệm trong vận hành

dự án Dự án kết thúc khi bàn giao lại cho địa phương Và những khó khănbắt đầu phát sinh từ đây như kinh phí không còn để duy trì Ở đây, vấn đềvốn không phải là tất cả, bởi vì để hoạt động lò xử lý rác này chỉ cần1.200.000đ/ tháng mà ở chỗ chính quyền địa phương không có một chínhsách rõ dàng để phát huy hệ thống xử lý rác này Ví dụ như, không có mộtchính sách rõ khi lượng phụ phế phẩm càng ngày càng lớn Trong năm đầuvận hành với một lò xử lý rác như vậy, thì một ngày xử lý hết khoảng 1 tấnphụ phế phẩm là hết số lượng rác trong thị trấn, nhưng sau đó, khi số dântrong thị trấn tăng lên, lượng phụ phế phẩm ngày càng tăng lên lớn, lò xử lýrác không thể xử lý hết số rác tạm thời thì chính quyền địa phương lại không

Trang 18

hề có một cơ chế nào cho việc vận hành lò xử lý như: tăng lượng nhân công,

mở rộng hoặc xây dựng thêm lò xử lý rác…[2]

Khi nghiên cứu mô hình hoạt động lò xử lý phụ phế phẩm ở thị trấnVạn Hà, tỉnh Thanh Hoá Một mô hình xử lý phụ phế phẩm ở địa phươngxuất hiện và xử lý rất hiệu quả nguồn phụ phế phẩm nhưng rồi lại bị bỏ rơi,rồi dừng hoạt động Chúng tôi cố gắng lý giải xem nhưng nguyên nhân dẫnđến tình trạng này, và có lẽ hai nguyên nhân lớn ở trên mà chúng tôi đã phântích cũng chính là hai bài học mà chúng ta cần phải lưu ý: Đó là, chúng tacần phải linh động hơn nữa về chính sách đối với vấn đề về môi trường,chính quyền từ trung ương tới địa phương phải luôn coi vấn đề phụ phếphẩm môi trường là vấn đề trọng tâm Có cơ chế thường xuyên đối với phụphế phẩm của từng địa phương như: nhân công, nguồn vốn [2]

Đối với những vấn đề về truyền thông Truyền thông cần bám sátnhững sự kiện về môi trường, kịp thời phản ánh đầy đủ những tác hại củamôi trường Nhưng bên cạnh đó, truyền thông cũng cần bám sát, theo dõinhững mô hình hoạt động ở địa phương từ đó đánh giá được hiệu quả củatừng mô hình phù hợp với từng địa phương Trường hợp như lò xử lý phụphế phẩm ở Thị trấn Vạn Hà, nếu truyền thông bám sát tốt thì chúng ta đã cónhững bài học lớn cho vấn đề xử lý phụ phế phẩm [2]

Trang 19

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ có sản xuất nông nghiệp trên địabàn hai xã Triệu Đông và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Ngoài ra, có các cán bộ cấp thôn, xã; cán bộ phòng Nông nghiệp và trạmKhuyến nông huyện Triệu Phong và Cán bộ nông nghiệp sở Nông nghiệpQuảng Trị

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Vùng nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã Triệu Đông

và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Việc chọn vùng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

+ Điểm nghiên cứu phải thể hiện được tính đại diện cho vùng nghiêncứu (vùng đồng bằng) về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

+ Là các vựa lúa lớn của toàn huyện, lượng phụ phế phẩm thải ra môitrường lớn

+ Là các xã có hoạt động sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi khá pháttriển, có tiến hành triển khai mô hình xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp, doTrạm khuyến nông khuyến ngư huyện Triệu Phong chuyển giao

+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiêncứu

Huyện Triệu Phong có 18 xã và một thị trấn, hai xã được chọn thõamãn các tiêu chí đề ra cho mục đích nghiên cứu là xã Triệu Đông và xãTriệu Trung

Phạm vi về thời gian: Các thông tin tìm hiểu trong phạm vi ba năm, năm

2008, 2009 và năm 2010 Điều này được giải thích là do tình hình xử lý phụphế phẩm nông nghiệp trong những năm lại đây có nhiều bất cập và liênquan đến biến đổi khí hậu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian: từ ngày 03/01/2011 đếnngày 06/05/2011

Trang 20

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội:

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, các nguồn lợi tự nhiên, địa hình vàtình hình sử dụng đất đai

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ cấu thu nhập, tìnhhình sản xuất các loại cây trồng và vật nuôi ở hai xã nghiên cứu

- Đặc điểm nông hộ nghiên cứu:

+ Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ

+ Diện tích, năng xuất các cây trồng chính; tình hình chăn nuôi và thunhập của hộ

- Tình hình phụ phế phẩm nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu:

+ Các loại phụ phế phẩm nông nghiệp

+ Khối lượng các loại phụ phế phẩm theo mùa vụ

- Các hình thức quản lý phụ phế phẩm trên địa bàn nghiên cứu:

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

 Thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010 của 2 xã.Báo cáo tình hình chuyển giao mô hình quản lý phụ phế phẩm của TrạmKhuyến nông khuyến ngư huyện Triệu Phong

Trang 21

Điều tra hộ được tiến hành bằng cách phỏng vấn bằng bảng hỏi báncấu trúc Nội dung của bảng hỏi về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ,các loại phụ phế phẩm nông nghiêp của hộ; khối lượng các loại phụ phếphẩm; tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp theo mùa vụ…

 Phỏng vấn sâu người am hiểu: phỏng vấn 10 cán bộ các cấp là những

người cung cấp thông tin nồng cốt Gồm 2 phó Chủ tịch xã, 4 chủ nhiệmHợp tác xã của 4 thôn, 1 cán bộ khuyến nông cơ sở của xã Triệu Đông, 1cán bộ nông nghiệp của huyện Triệu Phong, 1 cán bộ nông nghiệp phòngNông nghiệp Triệu Phong và trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệpQuảng Trị

Nội dung phỏng vấn gồm tình hình quản lý phụ phế phẩm nôngnghiệp trên địa bàn, các những hình thức quản lý phụ phế phẩm, hình thứcquản lý phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất hiện nay; các chính sách quyđịnh về quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp của các cấp; biện pháp để quản

lý tốt nhất đảm bảo nền nông nghiệp bền vững…

3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin

 Tổng hợp thông tin, dữ liệu

Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằngcác phép tính trên phần mềm Excel và SPSS version 15.0

 Phương pháp xử lý:

Số liệu được xử lý gồm 3 phần cơ bản:

+ Xử lý thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Trang 22

+ Kiểm định ý nghĩa thông kê (phân tích Anova một nhân tố): Nhằmtìm hiểu sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các yếu tố có ý nghĩa thống

kê hay không

+ Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính (Regression – Linaer): Nhằm xácđịnh ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khối lượng phụ phẩm nôngnghiệp và khối lượng rơm, rạ của nông hộ được đốt hàng năm

 Phương pháp phân tích

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và phântích định lượng nhằm phân tích thực trạng quản lý phụ phế phẩm nôngnghiệp, các phương thức tiếp cận hình thức quản lý phụ phế phẩm, các yếu

tố tác động đến việc lựa chọn phương thức của người dân

- Tiến hành phân tích, so sánh để thấy được sự khác nhau trongphương thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở 2 điểm nghiên cứu Để từ

đó tìm ra sự khác biệt các yếu tố tác động và bước đầu đưa ra giải pháp quản

lý tốt lượng phụ phế phẩm trên địa bàn nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường

và thích ứng giảm thiểu biến đổi khí hậu

Trang 23

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Triệu Phong và hai xã nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Huyện Triệu Phong

Huyện Triệu Phong là một trong 10 huyện, thị, thành phố của tỉnhQuảng Trị Huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh và trãi ngang như mộttấm khăn chùng từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ, Đakrông ra đến biểnđông Vị trí địa lý của huyện thể hiện ở hình 4.1

Hình 4.1 Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu

(Nguồn: http://trieuphong.quangtri.gov.vn)

Hình 4.1 cho thấy, huyện Triệu Phong có toạ độ địa lý 16,48 – 16,540

vĩ Bắc; 107,12 đến 108,180 kinh Đông, bao gồm 18 xã và một thị trấn Thịtrấn Ái Tử là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của huyện, cáchThành phố Đông Hà 7 km về phía Nam, Thị xã Quảng Trị 6 km về phía Bắc

Địa bàn nghiên cứuĐịa bàn

nghiên cứu

Trang 24

Huyện Triệu Phong có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Gio Linh và thànhphố Đông Hà; phía Nam giáp huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị; phíaĐông giáp biển đông; phía Tây Nam giáp huyện Đakrông và huyện Cam Lộ.

Triệu Phong có Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt đi qua Ngoài 2tuyến đường quan trọng nói trên, Triệu Phong có 3 tỉnh lộ, đó là tỉnh lộ 64thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt, tỉnh lộ 68 thị xã Quảng Trị đi Xuân Viên vàTỉnh lộ 6 bis thị trấn Ái Tử đi Thượng Phước lên đến Cùa (Cam Lộ) Từ cáctỉnh lộ, nhiều tuyến đường huyết mạch nội huyện đã được đầu tư nâng cấpnhư đường Ba Bến – Triệu Lăng, đường Triệu Tài – thị trấn Ái Tử, đườngĐại – Độ - Thuận – Phước, đường Chợ Cạn – Bồ Bản, đường Cửa Việt –

Mỹ Thủy… Với vị trí nói trên, Triệu Phong có điều kiện thuận lợi trong việcgiao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnhthông qua tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây

Về địa hình: địa hình huyện Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông,được chia 3 vùng rơ rệt: gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển

Về khí hậu, sông ngòi: trên địa bàn huyện có con sông lớn chảy qua làsông Thạch Hãn, có con sông đào Vĩnh Định và hai con sông khác là sôngVĩnh Phước và sông Ái Tử

Huyện Triệu Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đượcphân thành 2 mùa: Mùa mưa rét và mùa khô nóng Nhiệt độ trung bình hàngnăm khoảng 22 đến 25oC, nhưng lại có biên độ dao động khá lớn (tháng caonhất 35 – 39oC, tháng thấp nhất 12 – 13oC) Lượng mưa trung bình hàngnăm là 2500 – 2700mm, cao hơn mức trung bình của cả nước và phân bốkhông đều, tập trung chủ yếu là từ tháng 9 đến tháng 12

Chất đất vùng đồng bằng phì nhiêu, rất tiện lợi cho việc canh tác vàđưa các loài cây trồng mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất vàTriệu Phong là vựa lúa của tỉnh Quảng Trị

Đất đai, khí hậu, sông ngòi, đường sá ở Triệu Phong là điều kiệnthuận lợi để Huyện tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển toàn diện

Trang 25

4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên hai xã nghiên cứu

- Vị trí địa lý, nguồn lợi tự nhiên

Từ hình 1 cho thấy, hai xã Triệu Đông và Triệu Trung là hai xã đồngbằng, có những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt sản xuất nôngnghiệp

Triệu Đông nằm ở phía Đông Bắc của huyện Triệu Phong Phía ĐôngBắc giáp xã Triệu Hòa huyện Triệu Phong, phía Bắc giáp xã Triệu Thànhhuyện Triệu Phong, phía Tây Nam giáp thị xã Quảng Trị

Xã Triệu Trung nằm ở phía Đông Nam của huyện Triệu Phong, cách thị

xã Quảng Trị khoảng 4km về phía Đông Phía Đông giáp với xã Hải Ba huyệnHải Lăng, phía Đông Bắc giáp với xã Triệu Sơn huyện Triệu Phong, phía ĐôngNam giáp với xã Hải Vĩnh huyện Hải Lăng, phía Nam giáp với xã Hải Xuânhuyện Hải Lăng, phía Tây Nam giáp với xã Hải Quy huyện Hải Lăng, phía Tâygiáp với xã Triệu Tài huyện Triệu Phong Địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 64thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt và tỉnh lộ 68 thị xã Quảng Trị đi Xuân Viên chạyqua Với vị trí địa lý như trên, xã Triệu Trung có rất nhiều lợi thế để phát triểncác kênh thông tin phục vụ cho sản xuất, trao đổi buôn bán hàng hóa với cácđịa phương khác Xã giáp với 4 xã của huyện Hải Lăng, đây là điều kiện tốt đểtrao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân các xã, giúp thúc đẩy pháttriển kinh tế tốt hơn, người dân dễ được tiếp cận với các nguồn thông tin mới,các tiến bộ kỹ thuật từ bên ngoài

- Tình hình sử dụng đất tại hai xã nghiên cứu

Đất đai là cơ sở đầu tiên, là đầu vào quan trọng nhất để tiến hành cáchoạt động nông nghiệp, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất.Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu,năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi Cả 2 điểm nghiên cứu đều cóđịa hình thấp, tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt và đều mang đặc điểmchung của vùng chuyên canh lúa nước và hoa màu Với đặc điểm địa hìnhnhư vậy, vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, trao đổi hànghóa và giao lưu buôn bán với các địa phương khác Tuy nhiên, địa hình thấp

là một trở ngại của vùng, hàng năm bị lũ lụt gây ngập úng tập trung vàotháng 9 đến tháng 11 hàng năm Hai xã Triệu Đông và Triệu Trung đều có

Trang 26

sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Định chảy qua Các con sông này ngoài việccung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hàng năm lượng phù sa do consông này bồi đắp đã góp phần bổ sung thêm độ phì nhiêu cho đất góp phầngia tăng năng suất và sản lượng của các giống cây trồng, là những tiềm năngphát triển kinh tế đáng kể của 2 xã Tuy nhiên, diện tích đất ở mỗi xã TriệuĐông và Triệu Trung được chia thành nhiều vùng có đặc điểm và độ màu

mỡ khác nhau Vùng đất có thành phần cơ giới thịt nặng, ít chua, hàm lượngđạm, mùn trên tầng mặt ở mức trung bình khá như ở Nại Cửu – Triệu Đông

và Đạo Đầu – Triệu Trung thì hướng sử dụng các loại đất này là trồng cáccây lương thực, thực phẩm như lúa, khoai và các loại rau màu là chủ yếu.Còn tại Bích La Đông – Triệu Đông và Ngô Xá Tây – Triệu Trung, đất cóthành phần cơ giới thịt nặng ít, chủ yếu đất cát pha nên độ màu mỡ thấp,ngoài sản xuất lúa ra, hướng sử dụng loại đất này là trồng sắn xen lạc, mộtnăm sản xuất được một vụ và trồng khoai lang lấy lá Sự đa dạng về đặcđiểm đất đai đã tạo ra sự phong phú các loại cây trồng ở các vùng khácnhau Tình hình sử dụng đất đai của 2 xã được thể hiện qua bảng 4.1

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: hai xã Triệu Đông và Triệu Trung cóquỹ đất tự nhiên tương đối đồng đều nhau, lần lượt là 614,83 ha và 728,5 ha.Đất ở đây chủ yếu là đất thịt và đất thịt nhẹ, hằng năm được lũ bồi đắp mộtlượng phù xa lớn Đây là điều kiện thuận lợi cho hai xã phát triển sản xuấtnông nghiệp như lúa, hoa màu, chăn nuôi… góp phần phát triển kinh tế địaphương

Trang 27

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất hai xã Triệu Đông và Triệu Trung

Stt Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: UBND xã Triệu Đông & Triệu Trung, năm 2011)

Trong cơ cấu đất của xã Triệu Đông, đất nông nghiệp chiếm phần lớntổng diện tích đất tự nhiên 76,04% Đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ thấpnhất trong tổng diện tích đất tự nhiên chỉ 0,59% Hệ thống các cây lâmnghiệp tương đối ít chủng loại gồm tràm, dương liễu, bạc hà và chủ yếutrồng vùng đất nghèo dinh dưỡng Tiếp đến, đất chuyên dùng có 90,17 hachiếm 14,67 % quỹ đất tự nhiên Phần đất này dùng chủ yếu để xây dựngcác công trình phúc lợi công cộng, trường học, đất nghĩa trang, nghĩa địa…

Triệu Trung có sự phân chia các loại đất trong cơ cấu đất khác nhau.Với diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp là lớn nhất chiếm 75,43% Do

có hệ thống thủy lợi tốt, đất đai màu mở nên hoạt động sản xuất nông nghiệp

là một thế mạnh của xã Diện tích đất lâm nghiệp rất hẹp, toàn xã chỉ có 2 ha

để trồng cây công nghiệp, chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên Đất nuôitrồng thủy sản ở Triệu Trung là 31 ha tập trung chủ yếu ở 3 thôn: thôn ĐạoĐầu, thôn Thanh Lê và thôn Ngô Xá Tây; cao hơn diện tích nuôi trồng ởTriệu Đông chỉ có 5,2 ha, trước đây người dân xã Triệu Trung sử dụng đất

Trang 28

nước ngọt đưa lại hiệu quả cao, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư, tận dụng đấttrong vườn, đào hồ nuôi cá Hoạt động này tạo ra thu nhập và cải thiện bữa

ăn hàng ngày của người dân vùng nông thôn rất lớn

Điều đáng chú ý là tại hai điểm nghiên cứu diện tích đồng cỏ không

có, ảnh hưởng đến chăn nuôi của hộ như hạn chế quy mô chăn nuôi gia súccủa hộ Nguồn thức ăn ít tốn kém của gia súc là cỏ tự nhiên, trong khi bãichăn thả không có, chủ yếu các hộ tận dụng chăn dắt gia súc ở các bờ ruộng,khoảng đất chưa sử dụng Chính vì vậy, rơm rạ, các phụ phầm cây trồng nhưthân bắp, cây đậu… là nguồn thức ăn được các hộ quan tâm và tận dụng,điều này cũng ảnh hưởng đến cách quản lý các loại phụ phế phẩm nôngnghiệp

Với những lợi thế về điều kiện đất đai, sản xuất nông nghiệp ở hai xãTriệu Đông và Triệu Trung phát triển mạnh, được xem là những vựa lúa củahuyện Triệu Phong, cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn huyện

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Vấn đề dân số và lao động

Việc tìm hiểu cơ cấu dân số và lao động để nắm bắt được tiềm năng

và sự phân bố về nguồn nhân lực của địa phương trong các lĩnh vực sản xuất

và địa bàn dân cư Dân số và lao động ở một địa phương thể hiện được sứcsản xuất của địa phương đó Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số vàlao động có ảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển,khi dân số đông, nguồn lao động dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất; mặtkhác nó sẽ cản trở lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sốngnhân dân không được đảm bảo Kết quả tìm hiểu về dân số và lao động của hai

xã năm 2010 thể hiện ở bảng 4.2

Trang 29

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động tại Triệu Đông

và Triệu Trung năm 2010

Số lượng

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: UBND xã Triệu Đông và Triệu Trung, 2011)

Bảng trên cho thấy: tổng số hộ tại hai xã tương đương nhau TriệuĐông có 1360 hộ, trong đó số hộ nông nghiệp là 1247 hộ chiếm 91,69%, số

hộ phi nông nghiệp 113 hộ chiếm 8,31% Năm 2010, lực lượng lao động của

xã khá dồi dào với 6254 nhân khẩu Số người trong độ tuổi lao động là 2873người (chiếm 45,94% tổng số khẩu) Bình quân nhân khẩu của xã là 4,6khẩu/hộ, với bình quân lao động là 2,11 lao động / hộ Còn tại Triệu Trung

có 1237 hộ, trong đó hộ nông nghiệp 1100 hộ chiếm 88,92%; số hộ phi nôngnghiệp là 137 hộ chiếm 11,08% Những hộ sản xuất phi nông nghiệp chủyếu làm các ngành như kinh doanh dịch vụ thương mại, sản xuất các ngànhnghề , kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp tư nhân… mỗi năm

Trang 30

thu nhập 25 - 30 triệu đồng Xã Triệu Trung có 6100 nhân khẩu, số nhânkhẩu khá đông với bình quân 4,93 khẩu/hộ, bình quân lao động 2,59 laođộng/hộ cao hơn so với bình quân xã Triệu Đông Với lực lượng lao độngdồi dào ở cả hai địa phương, đó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếmạnh mẽ nhưng kéo theo đó là những hệ quả cần được chú ý về y tế, giáodục và việc làm.

Ở cả hai xã Triệu Đông và Triệu Trung, lực lượng lao động tham giavào lĩnh vực nông nghiệp đều chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động, sốcòn lại làm các ngành nghề khác và đi làm ăn xa (chủ yếu là vào thành phố

Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) Lao động nông nghiệp ở Triệu Đông là 2.058lao động cao hơn Triệu Trung có 1893 lao động Ở Triệu Trung, sự phân bốlao động NN và phi NN đồng đều hơn, lao động phi nông nghiệp chiếm41,03% số lao động của xã, lực lượng này cao hơn xã Triệu Đông có số laođộng phi NN là 815 lao động chiếm 28,37% số lao động của xã Sở dĩ, TriệuTrung có lực lượng lao động làm việc ở các ngành nghề phụ khá đông là do

xã có lợi thế về địa lý ba hướng giáp với huyện Hải Lăng, nơi có các cụm,khu công nghiệp quy mô lớn; giao thông thuận lợi tạo điều kiện phát triểncác ngành nghề kinh doanh, buôn bán và dịch vụ

- Cơ cấu thu nhập

Các nguồn thu nhập của người dân ở hai xã Triệu Đông và TriệuTrung chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và nghề phụ khác Bảng4.3 thể hiện cơ cấu thu nhập của 2 xã

Bảng 4.3 cho thấy rằng, tại hai xã nghiên cứu nông nghiệp đóng vaitrò quan trọng, chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu thu nhập, là ngành nghề chínhcủa các hộ dân Cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp có sự đồng đều về cácnguồn thu giữa trồng trọt và chăn nuôi ở hai xã

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Báo Quân đội nhân dân, Xử lý phụ phế phẩm ở nông thôn, phát hành 17/01/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý phụ phế phẩm ở nông thôn
[2]. Cao Trung Vinh, Nhà máy xử lý rác mini - Một mô hình cần được nhân rộng, Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà máy xử lý rác mini - Một mô hình cần được nhânrộng
[6]. Lê Thị Hoa Sen, Bảo tồn đất và phát triển nông nghiệp bền vững: Một nghiên cứu trường hợp tại khu vực ven biển của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, Nông nghiệp và hệ thống kinh tế nông thôn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đất và phát triển nông nghiệp bền vững: Mộtnghiên cứu trường hợp tại khu vực ven biển của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
[7]. Lê Thị Hoa Sen và cộng sự, Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyển giao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyểngiao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở một số tỉnhmiền Trung Việt Nam
[8]. Nguyễn Bảo Thúy Nhung, Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong việc quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp, dự án chương trình “Mầm nhân ái” lần 2, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồngtrong việc quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp, "dự án chương trình “Mầmnhân ái
[9]. Trần Cao Úy, Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt ở huyện Quảng Trạch – Quảng Bình, khóa luận tốt nghiệp, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt ở huyện Quảng Trạch –Quảng Bình
[10]. Từ điển môi trường phổ biến nhất về môi trường, http://www.ecomii.com/từ điển/chất thải nông nghiệp, 26/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển môi trường phổ biến nhất về môi trường
[11]. Viện công nghệ môi trường, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường, http://www.vast.ac.vn, 9/9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinhvật và ứng dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Hình 4.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động tại Triệu Đông và Triệu Trung năm 2010 - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động tại Triệu Đông và Triệu Trung năm 2010 (Trang 29)
Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập hai xã Triệu Đông và Triệu Trung năm 2010 - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.3 Cơ cấu thu nhập hai xã Triệu Đông và Triệu Trung năm 2010 (Trang 31)
Bảng 4.6: Đặc điểm hộ khảo sát - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.6 Đặc điểm hộ khảo sát (Trang 34)
Bảng 4.7: Diện tích một số nguồn tài nguyên của hộ khảo sát ở hai xã nghiên cứu năm 2010 - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.7 Diện tích một số nguồn tài nguyên của hộ khảo sát ở hai xã nghiên cứu năm 2010 (Trang 36)
Bảng 4.8: Khối lượng các loại phụ phẩm nông nghiệp tại hai điểm nghiên cứu năm 2010 - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.8 Khối lượng các loại phụ phẩm nông nghiệp tại hai điểm nghiên cứu năm 2010 (Trang 38)
Bảng 4.9: Các hình thức quản lý rơm rạ và nguồn gốc tiếp cận kỹ thuật tại hai xã Triệu Đông và Triệu Trung. - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.9 Các hình thức quản lý rơm rạ và nguồn gốc tiếp cận kỹ thuật tại hai xã Triệu Đông và Triệu Trung (Trang 41)
Bảng 4.10: Tình hình xử lý rơm, rạ  vụ Đông Xuân ở Triệu Đông và Triệu Trung. - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.10 Tình hình xử lý rơm, rạ vụ Đông Xuân ở Triệu Đông và Triệu Trung (Trang 44)
Bảng 4.13: Lý do hộ lựa chọn các phương thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.13 Lý do hộ lựa chọn các phương thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp (Trang 48)
Bảng 4.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức đốt rơm rạ của nông hộ - tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.14 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức đốt rơm rạ của nông hộ (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w