Nhân dân ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, huấn luyện cây con, chống nóng, chống rét, trồng rau rải vụ, trái vụ… Tuy nhiên, trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xu
Trang 1PHẦN 1
MỞ ĐẦU, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nổi bật; trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày đã đảm bảo được lương thực và thức ăn giàu đạm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng Điều đó có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ…Vai trò của cây rau được khẳng định qua câu tục ngữ: “ cơm không rau như đau không thuốc” Giá trị cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống [3]
Sản xuất rau là một ngành sản xuất truyền thống của nông nghiệp Việt Nam Nhân dân ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, huấn luyện cây con, chống nóng, chống rét, trồng rau rải vụ, trái vụ… Tuy nhiên, trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về khối lượng, chủng loại, ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó: việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hóa học, nông hóa thổ nhưỡng, công nghệ sinh học, gia tăng về nước thải công nghiệp đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm các sản phẩm rau xanh
Do đặc điểm của rau chứa nhiều nước, tế bào mỏng, quá trình sản xuất phải thâm canh cao, bón nhiều phân, rau lại là đối tượng cho nhiều loại sâu, bệnh gây hại Mặt khác, nông dân một phần do hiểu biết hạn chế, một phần do thiếu ý thức, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến an toàn rau cho người tiêu dùng Trong quá trình sản xuất, người nông dân đã dùng các biện pháp hóa học để phòng trừ không đúng quy định, tiêu chuẩn của thuốc hóa học, dùng phân hóa học quá liều lượng, sử dụng phân tươi… đã
Trang 2làm cho rau xanh ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và môi trường sinh thái
Đứng trước tình hình rau xanh ngày càng bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, một số địa phương, tỉnh, thành phố; nhiều cấp ngành quan tâm đến việc sản xuất rau an toàn bằng nhiều giải pháp như: ban hành chính sách, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, nâng cao nhận thức của người nông dân… Trong quá trình phát triển,Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều vùng trồng rau chuyên canh mới, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới…
Nhu cầu về rau sạch và rau an toàn của người dân ngày càng cao Tuy nhiên, việc cung cấp nguồn rau này cho người tiêu dùng còn nhiều hạn chế Người sản xuất rau an toàn đang lúng túng đầu ra; trong khi đó nhu cầu RAT lại không được đáp ứng Kết quả nghiên cứu về nhu cầu rau của người dân trên địa bàn thành phố Huế cho thấy rằng nhu cầu của người dân
về rau an toàn là rất cao, tuy nhiên những hợp tác xã trồng rau an toàn (như HTX Kim Thành -Thừa Thiên Huế ) hoặc vùng quy hoạch trồng rau an toàn của Đà Nẵng thì không tìm được đầu ra Một trong những trở ngại lớn nhất là sự tin tưởng về chất lượng và giá của rau an toàn chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Kết cục, không ít các vùng qui hoạch rau phải
bỏ hoang, các HTX kinh doanh rau sạch phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác Vậy câu hỏi ở đây là làm như thế nào để đẩy mạnh sản xuất và phát triển thị trường rau đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Trong thực
tế chưa có đề tài nào nghiên cứu một nghiên cứu nào mang tính hành động
và có hệ thống để giải quyết vấn đề này
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Huế” Nghiên cứu được tiến hành ở hai phường Tây Lộc và
Thuận Hòa – thành phố Huế
Trang 31.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố và nhu cầu rau an toàn của người dân thành phố
- Xác định các giải pháp phát triển thị trường rau xanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Trang 4PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về cây rau
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, với chiều dài khoảng 15
vĩ độ, có bờ biển dài khoảng 3.000 km; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh; vị trí địa lý, khí hậu có nhiều thuận lợi cho việc trồng nhiều loại rau nhiệt đới và một số rau ôn đới; mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm Tuy vậy, cũng có nhiều bất lợi về khí hậu như mưa lũ, bão, hạn hán xảy ra thất thường Đặc biệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng này xảy ra cường độ ngày càng mạnh và tần suất càng lớn
Rau rất đa dạng và phong phú về chủng loại, theo ước tính có 10.000 loài thực vật được dùng làm rau trên khắp thế giới, nhưng chỉ có 50 loài có giá trị thương mại, khoảng 70 – 80 loại rau trong sản xuất[3] Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, hiện có khoảng 70 loài rau ôn đới, á nhiệt đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới đã trồng ở Việt Nam[1]
Các vùng trồng rau của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Phía Nam, các huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu Thành- Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng Miền Trung và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung[3]
Ở nước ta hiện nay có 2 vùng trồng rau chủ yếu:
- Vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40 % diện tích, 38% sản lượng Chủng loại rau rất phong phú(hơn 60 loài) Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng
Trang 5- Vùng rau luân canh với hai vụ lúa ( vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng cả nước Đây là vùng rau hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, có tiềm năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng.
- Ở Thừa Thiên Huế:
+ Vùng rau truyền thống tại một số phường, xã thuộc thành phố Huế: phường Tây Linh, phường Thuận Lộc, Tây Lộc, Kim Long, Hương Long, Hương Vinh- thành phố Huế
+ Vùng sản xuất rau phụ cận thành phố Huế: có diện tích trung bình 30- 45 ha( xã Hương Xuân, Hương An, Hương Chữ( Hương Trà), xã Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hòa, Điền Hải( Phong Điền), xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Lợi( Quảng Điền)[3]
2.1.2 Giá trị của cây rau.
2.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của rau thể hiện trên nhiều mặt: rau cung cấp cho
cơ thể người nhiều loại vitamin như A, B ,C, PP…trong rau còn chứa các chất khoáng và các chất chứa năng lượng Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85- 95 %, chỉ có 5- 15% là chất khô Trong chất khô lượng cacbon rât cao ( cải bắp 60%, dưa chuột 74- 75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%) Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường ( chủ yếu đường đơn), chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon Nhờ khả năng hòa tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hóa trong quá trình oxy hóa năng lượng của các mô tế bào[3]
2.1.2.2 Giá trị kinh tế
Trong những năm qua sản xuất rau ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sản xuất rau và trái cây phát trển khai thác được nguồn lực có giá trị và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Đặc điểm của rau là có thời gian sinh trưởng ngắn nên trong một năm có thể bố trí nhiều vụ rau khác nhau Trồng rau góp phần làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng phẩm chất đất Bên cạnh đó, sản xuất
Trang 6rau còn làm tăng thu nhập của kinh tế hộ gia đình, hạn chế thời gian nhàn rỗi của người dân ven thành phố, tăng thêm thu nhập trên đơn vị sử dụng đất…
Bảng 2.1: So sánh hiệu quả sản xuất một số loại rau với các cây trồng
khác:
chua
Dưa chuột
Nguồn: Tài liệu thứ cấp, 2010
Rau xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhiều ngành nghề khác như: rau xanh là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm; rau xanh là nguồn thức ăn cho gia súc; một số loại rau còn sử dụng để làm thuốc, đặc biệt cây tỏi được xem lá dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam…dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng…[3]
Trang 7Đối với chế biến đồ hộp và đông lạnh, Việt Nam hiện có 16 nhà máy với tổng công suất hơn 90 ngàn tấn sản phẩm/ năm; năng suất cao nhất đạt
30 ngàn tấn sản phẩm đồ hộp rau quả, 20 ngàn tấn sản phẩm đông lạnh ngoài các nhà máy lớn còn có một số xưởng thủ công chế biến rau quả như sấy, làm muối với quy mô nhỏ [1]
Rau còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta Thị trường xuất khẩu rau qua các năm trở lại đây được mở rộng nhiều hơn so với trước và đa dạng hơn về chủng loại Các mặt hàng rau của Việt Nam đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là Châu Âu, Bắc Âu, Tây Âu,
Mỹ Xuất khẩu rau tươi nói chung còn ít, chỉ chiếm khoảng từ 10 – 15 % kim ngạch xuất khẩu, nguyên liệu một phần do xuất khẩu rau tươi đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, trang thiết bị, công nghệ bảo quản tiên tiến Những chủng loại rau tươi xuất khẩu gần đây chủ yếu là bắp cải, đậu quả, hành, tỏi, một số cây gia vị, nhiều loại rau củ đã cắt thái sẵn và đóng trong bao ướp lạnh xuất thẳng đến các siêu thị[1]
Trong tháng 2/2008 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 26,56 triệu USD, còn trong tháng 1/2008 đạt 27,89 triệu USD Đáng chú ý trong tháng 2, xuất khẩu hành đạt gần 2,3 triệu USD, tăng gấp hơn 10 lần
so với tháng 1/2008 Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ViệtNam năm 2008 đạt 350 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2007
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu rau quả Đến nay, diện tích rau quả đạt trên 1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và khối lượng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông nhưng nhìn chung kim ngạch còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng[7]
Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu dưới dạng tươi khá phong phú nhưng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lé,
số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh Phản ánh tình trạng sản xuất còn manh
Trang 8mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khẩu còn ít… đây là những điểm yếu
cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và trong nước
2.2.1 Trên thế giới
Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về rau quả cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng Theo tính toán của nhiều nhà khoa học dinh dưỡng ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới thì nhu cầu về rau quả cũng khác nhau ở khu vực Châu Á và Viễn Đông theo nghiên cứu dự báo, cứ thu nhập tăng lên 0.1% thì nhu cầu về rau, đậu, quả tươi tăng lên 0.9%, đậu hạt tăng 0.5 %, đường tăng lên 1.3% Sữa và sản phẩm từ sữa tăng lên 1.8%, dầu mỡ bơ tăng lên 1.2%, ngũ cốc tăng lên 0.5%, thịt tăng lên 0.5%, trứng tăng lên 2.0%, cá tăng 1.1% [2]
Theo tổng kết của FAO hiện nay diện tích trồng rau trên thế giới đạt khoảng 15 triệu/ năm Năng suất bình quân đạt 35-40 tấn/ ha Sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85kg rau các loại/ năm, bao gồm 120 chủng loại rau trong đó có 14 chủng loại rau chính có diện tích từ 500.000 ha trở lên Điều này cho thấy sản lượng rau trên thế giới đã không ngừng tăng lên Sản lượng tăng là do con người biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
2.2.2 Ở Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm của nhà nước, chính quyề các địa phương, các ngành sản xuất rau và người trồng rau đặc biệt là những vùng trồng rau an toàn và rau sạch đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ Dần dần đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau có công nghệ cao như Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…Các địa phương cũng như người sản xuất đã đầu tư trang thiết bị
và các kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho hoạt động này
2.2.3 Tại Thừa Thiên Huế
Trang 9Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích đất tự nhiên 500.920 ha, diện tích đất nông nghiệp 51.527 ha trong đó đất trồng rau là 2.789 ha Dân số Thừa Thiên Huế 1.1 triệu người, nhu cầu rau tươi hàng ngày của người dân là rất lớn Ngòai ra thành phố Huế là một thành phố du lịch, thành phố FESTIVAL hằng năm du khách đến Huế rất đông Nhu cầu về rau cao cấp, rau an toàn ngày càng nhiều Tuy vậy, thời tiết tth hết sức khắc nghiệt: nắng hạn, ngập úng, mưa nhiều, rét đậm nên sản xuất rau gặp nhiều khó khăn, mặt khác trình độ thâm canh thấp và chưa thành tập quán sản xuất rau hàng hóa, việc sản xuất rau chủ yếu là để tiêu thu tại chỗ Tuy nhiên sản xuất ở đây cũng đáp ứng được một phần nhu cầu toàn tỉnh.
Để nắm được tình hình diễn biến diện tích rau của các huyện qua các năm chúng ta nghiên cứu bảng dưới đây[6]:
Bảng 2.2: Diện tích rau của thành phố Huế và các huyện trong toàn tỉnh
Trang 10Nam Đông 38 44 34 80 61 62,29
Nguồn: Tài liệu thứ cấp, 2010
Qua bảng ta có thể thấy được diện tích rau của thành phố Huế và các huyện qua các năm có xu hướng tăng ngày một nhanh, tổng diện tích rau toàn tỉnh tăng 978h tương đương 0,24 % Việc tăng diện tích rau của toàn tỉnh có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là
do kinh tế của cây rau mang lại cao hơn hẳn so vói các cây lương thực khác Từ đó cây rau được nhiều người dân chọn để làm mục tiêu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.3 Rau an toàn và những vấn đề liên quan đến sản xuất rau an toàn ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế:
2.3.1 Khái niệm rau an toàn
- Rau quả an toàn là sản phẩm rau quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có trong vietgap ( quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam) hoặc theo tiêu chuẩn gap khác tương đương vietgap và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm quy định tại phị lục 3 của quy định này [4]
- Rau sạch được xem là đảm bảo sạch khi:
+ Về hình thức là sạch và hấp dẫn: tươi, sạch bụi bặm, không có tạp chất, thu hoạch đúng độ chín là lúc chất lượng rau cao nhất, không có triệu chứng bệnh Có bao bì vệ sinh, hấp dấn
+ Về chất lượng phải an toàn: khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép tiêu chuẩn vệ sinh y tế
+ Về hình thức: không đòi hỏi khắt khe về hình thức
Trang 11+ Sạch an toàn về chất lượng cũng như phải đạt các chỉ tiêu nêu trên, song không cao [1].
- Rau hữu cơ là rau được sản xuất trong một “ nông trại hữu cơ”, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận: đất đai và nguồn nước không tồn đọng phân hóa học, các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng( thủy ngân, sắt, chì)[3]
2.3.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, lúa là cây trồng xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước nhà Tuy nhiên, mặt hàng rau vẫn đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta Không những thế, sản xuất rau đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân Ngày nay, khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm
củ người dân cũng tăng lên Trong bữa ăn hằng ngày, đòi hỏi cao về rau sạch và rau chất lượng cao, yêu cầu về an toàn toàn thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe
Nhận thức rõ về tác hại của vấn đề rau bị ô nhiễm đến sức khỏe con người, nhiều tỉnh, thành phố đã có chủ trương, chính sách trong việc đầu
tư, phát triển rau an toàn để cung cấp cho người tiêu dùng
- Thành phố Hồ Chí Minh: hiện có 3.200 ha sản xuất rau an toàn, đã xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ cao để sản xuất các giông rau F1 Hiện có 37 tổ chức tham gia kí hợp đồng trực tiếp với nông dân hoặc trực tiếp sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố đã phát triển 100 nhà lưới với diện tích bình quân 500 – 1000 m2/ 1 nhà lưới[1]
- Đà Lạt: đây là vùng cung cấp rau an toàn chính cho khu vực phía nam ở đây người dân đã sớm hình thành mô hình sản xuất rau trong nhà lưới Hiện nay, người dân nơi đây đã đầu tư trồng rau công nghệ cao
- Hà Nội: ở địa bàn thành phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả như họp tác xã trồng rau Văn Đức, huyện Gia Lâm Tại đây, các hộ gia đình tự lên kế hoạch sản xuất, chưa có sản xuất theo hợp đồng Hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng giống và công tác
Trang 12quy hoạch vùng rau, hướng dẫn kỹ thuật Diện tích trồng rau an toàn ở đây
là 120 ha, chủ yếu là bắp cải( 30 ha), carot( 10 ha) và cà tím[1]
- Tại Thừa Thiên Huế : nhiều năm trở lại đây thành phố Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn như HTX Kim Thành, làng La Chữ, các phường Tây Lộc, Thuận Lộc vấn đề rau an toàn ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn
Trang 13PHẦN 3 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra điều kiện tự nhiên tại thành phố Huế
+ Diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất trồng rau
+ Thời tiết, khí hậu
- Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Huế
+ Dân số trên địa bàn
+ Thu nhập( 1000 đồng/ tháng)
+ Cơ cấu lao động
- Tình hình tiêu thụ rau xanh tại thành phố Huế
+ Sản lượng rau tiêu thụ hằng năm( kg)
+ Các loại rau được người dân sử dụng nhiều nhất
+ Các điểm bán rau chính trên địa bàn
+ Các nguồn cung ứng rau an toàn chủ yếu trên địa bàn Thừa Thiên Huế + Các vùng quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn
+ Các điểm cung ứng rau an toàn trên địa bàn
+ Nhu cầu tiêu thụ rau hàng ngày của người dân Thành phố Huế: chủng loại và số lượng, lí do
+ Các kênh cung ứng rau (địa điểm) thường được người dân lựa chọn mua, lí do
- Đánh giá chất lượng của những nguồn cung ứng rau đó:
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
+ Chất lượng rau
Trang 14- Tìm hiểu hiểu biết của người dân về vấn đề rau an toàn và nâng cao nhận thức cho họ trong việc sử dụng rau sạch và rau an toàn.
+ Quan điểm của người dân về chất lượng rau
+ Quan điểm của người dân về RAT
+ Nhu cầu RAT của người tiêu dùng
+ Tiêu chí RAT của người tiêu dùng
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm phát triển thị trường rau xanh và RAT đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
+ Hình thức sản xuất
+ Hình thức đóng gói
+ Giá cả
+ Địa điểm bán rau
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính trong nghiên cứu này bao gồm người tiêu dùng ở hai phường Tây Lộc và Thuận Hòa của thành phố Huế Bên cạnh đó, cán
bộ phường và cán bộ chợ Tây Lộc cũng như cán bộ sở nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài này
- Phạm vi nghiên cứu:
Vùng nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tại hai phường Tây Lộc và Thuận Hòa, thành phố Huế
Việc chọn vùng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:
- Điểm nghiên cứu phải thể hiện được tính đại diện cho vùng nghiên cứu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
Trang 15- Điểm nghiên cứu tập trung đông dân cư, hoạt động thương mại phát triển, là điểm có một trong số chợ loại 1 của thành phố và nhiều chợ lớn nhỏ hoạt động đông đúc khác.
- Thuận lợi cho việc điều tra, thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu
Thành phố Huế có 27 phường, Tây Lộc và Thuận Hòa là 2 phường có đủ các điều kiện để tiến hành nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Các số liệu được thu thập trong 3 năm từ năm
2008, 2009 và 2010 Nguyên nhân chính, do những năm trở lại đây vấn
đề an toàn thực phẩm đang trở nên rất cấp thiết đối với người tiêu dùng Đặc biệt đối với rau xanh, là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình
- Thời gian điều tra: 03/01/2011 – 06/05/2011.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin thứ cấp: các báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Huế trong 3 năm 2008, 2009, 2010
từ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng thống kê thành phố Huế
- Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn người tiêu dùng bằng bảng hỏi bán cấu trúc với số lượng mẫu là 161 hộ Trong đó gồm 131 hộ thuộc phường Tây Lộc và 30
hộ thuộc phường Thuận Hòa
Cách chọn hộ phỏng vấn: hộ được chọn ngẫu nhiên bằng cách dùng danh sách hộ từ phường Tây Lộc và phường Thuận Hòa Từ đó, bốc thăm ngẫu nhiên có định hướng tuyến đường Điều này có nghĩa rằng: tất cả các tuyến đường chính của hai phường đều có hộ điều tra
Nội dung điều tra, phỏng vấn hộ tập trung vào nhu cầu về rau xanh
và rau an toàn của hộ, địa điểm mua rau, chủng loại rau thường mua, lý do chọn các loại rau Đồng thời tìm hiểu hiểu biết của người dân về vấn đề
Trang 16rau an toàn như tiêu chí rau an toàn, quan điểm về rau an toàn hay định hướng sử dụng rau như thế nào cho an toàn.
+ Phỏng vấn sâu người bán lẻ, cán bộ chợ Tây Lộc, cán bộ phường Tây Lộc, phường Thuận Hòa và cán bộ Sở NN & PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế Nội dung phỏng vấn tập trung vào khối lượng và chủng loại rau tiêu thụ trên địa bàn thành phố cũng như tìm hiểu các nguồn cung cấp rau chính trên địa bàn
Trang 17PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 108,20 kinh đông Phía Bắc và Phía tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang Tọa lạc hai bên bờ dòng Sông Hương liên kết ngoài Sông Hương,
107,8-về phía bắc Đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 12
km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách cảng nước sâu Chân Mây 50 km Diện tích tự nhiên 83.3 km2, chiếm 1,5% về diện tích so với
Trang 18Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển Vì thế, thành phố Huế thường
bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong
đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-
đô thị-văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động
du lịch thể thao khác nhau
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các thành phố cố đô của các nước trong khu vực Huế là thành phố du lịch nên hệ thống nhà hàng và khách sạn ở đây rất nhiều kết hợp với người dân thành phố nên nhu cầu về rau xanh nói chung và rau an toàn nói riêng rất lớn Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển thị trường rau an toàn rất cần thiết
4.1.2 Thời tiết và khí hậu
Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền
và khu vực trong toàn tỉnh Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9ºc Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7ºc, cũng có khi hạ xuống còn 8,8ºc, trời lạnh Vào mùa này
có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ
Trang 19Nhìn chung khí hậu ở thành phố Huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta
Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độ trung bình năm ít chênh lệch qua các năm và dao động khoảng 24°c - 25°c Các tháng 4 đến tháng 10 có biên độ nhiệt cao nhất, trong đó nhiệt độ trung bình các tháng 6, 7, 8 là cao nhất, các tháng này thường xảy ra hạn hán gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt đối với cây rau
là những cây cần lượng nước cao
Nhiệt độ thấp nhất ở thành phố Huế qua các năm vẫn nằm trong quy luật chung, đó là các tháng 1, 2, 3 và tháng 12; nhiệt độ có thể dao động từ 12,9 0C đến 13,40C, thời tiết trong các tháng này thường rất rét, phù hợp với các nhóm rau gia vị và nhóm rau ăn lá
Với nhiệt độ các tháng trong năm như trên, nó ảnh hưởng đến cơ cấu thời vụ rau, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến giá cả và chủng loại rau trên thị trường[10]
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió tây nam nên khô nóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°c - 29°c, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°c- 40°c
+ Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°c - 22°c
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm Trong tháng 6 của các năm, ta nhận thấy lượng mưa vẫn tương đối cao, đây là thời điểm chuyển từ vụ đông xuân sang
hè thu , điều này rất thuận lợi cho người nông dân trong việc làm đất và gieo trồng
Trang 20- Ẩm độ không khí: ẩm độ không khí là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng trong việc cơ cấu các loại rau và thời vụ của rau Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng và giá cả rau xanh.
Huế là vùng có ẩm độ không khí tương đối cao, có thể là cao nhất nước ẩm độ không khí trung bình các tháng trong năm lại nghịch với nhiệt
độ trung bình các tháng trong năm Cụ thể đối với nhiệt độ, các tháng thấp nhất là tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 trong khi đó ẩm độ của các tháng này lại cao Trái lại các tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 có nhiệt độ trung bình cao thì
là 95%, 92%, 90% vào tháng 12 qua các năm 2002, 2003, 2004 Nhìn chung độ ẩm trung bình vào khoảng 85%-86%
- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ đông sang tây, từ bắc vào nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở
- Gió bão: thành phố Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:+ Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió 2- 3m/s Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài
Vì thề nó ảnh hưởng rất lớn đến không những hoạt động sản xuất rau mà việc bảo quản rau khi thu hoạch cũng gặp không ít khó khăn + Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân
từ 4- 6m/s Gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10 Tốc độ gió lớn,
có thể đạt đến 15- 20m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30- 40m/s trong khi lốc bão Gió bão làm cho cây cối, các cây rau màu bị hư hại nặng, các giàn
Trang 21trồng rau bị sập đỗ Điều này gây khó khăn cho người dân trong việc sản xuất rau, tăng chi phí để tu bổ lại các giàn nhà lưới để trồng rau, thường sau các đợt lũ lụt hay hạn hán rau quả có giá rất cao Đây cũng là khó khăn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau nói riêng
Như vậy, Huế với nền nhiệt độ cao, ẩm độ và số giờ nắng cao là điều kiện thích hợp cho việc sản xuất nhiều loại rau và có thể bố trí thời
vụ quanh năm, có thể cung cấp thường xuyên các loại rau cho người tiêu dùng Nhưng bên cạnh đó hạn hán, luc lụt cũng gây không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, vì vậy bố trí thời vụ thích hợp và trông cây trái
vụ là điều kiện tốt để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
4.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.3.1 Về vấn đề dân số, lao động
Dân số và lao động là hai yếu tố quan trọng Đây là hai yếu tố phản ánh mức sống và cơ cấu kinh tế của các vùng cũng như trình độ dân trí của vùng đó Lực lượng lao động nông nghiệp thành phố Huế nói riêng và
cả nước nói chung có trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu vẫn là thủ công, tính hiện đại trong sản xuất nông nghiệp còn rất thấp Sản phẩm nông nghiệp chứa hàm lượng chất xám thấp; chủ yếu là sức lao động, trong khi
đó các nước phát triển thì sản phẩm nông nghiệp chứa hàm lượng chất xám cao
Thành phố Huế là vùng đô thị chịu tác động của thành phố công nghiệp, du lịch và dịch vụ Tỷ trọng nông nghiệp rất thấp, trình độ dân trí cao, tỷ lệ sinh con thứ ba ngày càng giảm Nhưng những hộ nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tính bảo thủ, sức ỳ và sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa
có tính hàng hóa cao Đặc biệt rau xanh Là loại thực phẩm nông nghiệp chịu tác động của thị trường rất rõ, biến động giá cả là thường xuyên, nhưng chỉ có rất ít người nông dân căn cứ vào nhu cầu rau của thị trường
để điều chỉnh thời vụ trồng rau
Dân số thành phố Huế trong những năm qua có xu hướng gia tăng nhưng không đáng kể Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên lại giảm sút
Trang 22giảm xuống còn 0.98% Bảng 4.1 thể hiện dân số thành phố Huế trong những năm qua.
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế, 2009
Dân số đông phản ánh nhu cầu về sản lượng rau tiêu thụ trên địa bàn thành phố cũng cao Mật độ dân số tính đến năm 2010 của thành phố
là 4.786,9 người/ km2 cao hơn rất nhiều so với toàn tỉnh, mật độ dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 là 226 người/km2 Ngoài ra, Huế là thành phố du lịch, hằng năm lượng khách tham quan đến Huế đông thêm vào đó lượng sinh viên nhập học các trường ở Huế cũng lớn nên lượng rau tiêu thụ ở thành phố còn lớn hơn nhiều so với lượng tiêu thụ của người dân thành phố
Qua số liệu báo cáo của phòng thống kê thành phố Huế cho thấy: tình hình lao động tại thành phố Huế chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh, một phần nhỏ lao động tham gia vào ngành nông- lâm- ngư nghiệp Lao động trong nông nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng ven thành, thành phần chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ trung niên trở lên, còn thanh niên thì rất ít, đặc biệt là nghề trồng rau đòi hỏi công chăm sóc nhiều nhất Đây cũng là dấu hiệu trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động
từ nông nghiệp qua lĩnh vực phi nông nghiệp khác ở nông thôn
Trang 234.1.3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của thành phố Huế:
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Huế qua các năm 2008 – 2010 được thể hiện qua bảng 4.2
Qua các chỉ tiêu thu thập được có thể thấy rằng mức sống của người dân thành phố Huế vẫn đang còn thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng tổng giá trị sản xuất so với các thành phố khác vẫn ở mức trung bình Thành phố Huế là thành phố có nhiều tiềm năng du lịch, dịch vụ; hằng năm vẫn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan Bên cạnh đó, Huế là thành phố có hệ thống giáo dục từ đại học đến mầm non tương đối phát triển
Năm 2010, thành phố Huế có tốc độ tăng trưởng kinh tế 13.5 % so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước là 6,7 % là cao nhưng so với một số thành phố lớn khác trong nước vẫn còn thấp Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố so với giá trị sản xuất công nghiệp thấp hơn nhiều Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp là 140.422 triệu đồng trong khi đó công nghiệp là 2.819.222 triệu đồng Một lĩnh vực không kém phần quan trọng làm kích thích việc phát triển kinh tế hộ, tạo môi trường tiêu thụ nông sản trong đó có rau là thương mại bán lẻ Doanh thu của lĩnh vực này luôn có
xu hướng năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 là 3.220.800 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đạt đến 10.383.000 triệu đồng
Một chỉ số không kém phần quan trọng làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển rau phải kể đến đó là lượng khách du lịch đến Huế Hằng năm, lượng khách du lịch đến thành phố Huế rất cao và có xu thế năm sau
số lượng khách cao hơn năm trước, cụ thể như năm 2007 có tổng lượng khách đến Huế là 1.171.700 người, trong đó khách trong nước là 600.100 người và khách nước ngoài là 571.600 người; đến năm 2009 tổng lượng khách tăng lên 1.296.100 người, trong đó khách trong nước là 734.530 người và khách nước ngoài là 561.570 người
Trang 24Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Huế từ năm
tham quan Người 1.388.610 1.296.100 1.451.600
- Khách trong nước Người 684.714 734.530 842.670
- Khách nước ngoài Người 703.896 561.570 608.930Thương mại bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ triệu đồng 6.384.600 7.680.000 10.383.000
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế.
Bảng 4.2 còn cho thấy rằng: tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Huế thuộc loại cao và năm sau cao hơn năm trước, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 1.350 USD cao hơn năm 2008 là 954,8 USD Thương mại, dịch vụ qua các năm ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ xu hướng cơ cấu kinh tế của thành phố Huế đang dần trở thành thành phố du lịch và công nghiệp Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, mức tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu thực phẩm ngày càng nhiều và yêu cầu thực phẩm ngày càng khắt khe, đặc biệt là sản phẩm rau tươi dùng cho bữa ăn hằng ngày đòi hỏi chất lượng, số lượng ngày càng cao
Trang 254.1.3.3 Tình hình sử dụng đất của thành phố Huế
Trong quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn dần bị thu hẹp Trước tình hình này, thành phố chú trọng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây thanh trà, hoa, rau sạch Giá trị sản xuất nông nghiệp nhờ vậy vẫn đạt khá Thành phố đang từng bước đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị 5 phường vùng ven nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho các hộ nông dân Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên diện tích đất nông nghiệp của thành phố Huế đang có chiều hướng giảm sút Điều này được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3: Diện tích gieo trồng các loại cây ở thành phô Huế
Trang 265 Cây màu 540 505 399
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế.
Theo số liệu thu thập được cho thấy, cây lúa vẫn là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn( năm 2009, đất trồng lúa chiếm 62,9% diện tích đất nông nghiệp) Tập trung ở các vùng Thủy An, Thủy Dương, Thủy Biều và Hương Sơ Tiếp đó, diện tích cây màu và cây thực phẩm cũng chiếm diện tích không nhỏ trong tổng diện tích cây trồng hằng năm Tuy nhiên, diện tích cây màu có xu hướng giảm dần Nguyên nhân của xu hướng này do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sử dụng làm đất thổ cư và sản xuất công nghiệp
4.1.3.4 Hệ thống chợ
Hệ thống chợ là một bộ phận không thể thiếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm Đó còn là nơi người dân trao đổi và nắm bắt các thông tin thị trường để phục vụ sản xuất
Để phục vụ cho việc tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu dựa vào hệ thống chợ và một phần từ hệ thống siêu thị Hiện nay trên địa
bàn thành phố Huế có 23 chợ, trong đó Đông Ba, An Cựu là chợ hạng 1
được xem như một đơn vị hành chính độc lập tự thu và tự chi nhưng thuộc quyền quản lý của phường Đối với các chợ loại 1 và loại 2 thuộc phường
xã quản lý bao gồm chợ Tây Lộc, Bến Ngự, chợ Xép, Phước Vĩnh, Vĩ Dạ, Trường An, Kim Long và Chợ Cống Còn lại là chợ loại bao gồm chợ Cầu Đất, chợ Đồn, chợ Phường Đúc, Thuỷ biều, Tĩnh Tâm, Cầu kho, Hai Bà Trưng, Tây Linh, chợ Thông, An Hòa, chợ Cồn, chợ Dinh [11]
Một trong những trung tâm thương mại thu hút một phần không nhỏ lượng người tiêu dùng đó là hệ thống siêu thị Cùng với sự phát triển của
Trang 27đất nước, thành phố Huế cũng đang dần trở thành thành phố công nghiệp
và thương mại Hiện tại thành phố có siêu thị BigC là nơi mua sắm của phần đông người tiêu dùng, ngoài ra còn có Coop.mark, HTX mua bán Thuận Thành
4.2 Tình hình tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế
4.2.1 Chủng loại, số lượng rau xanh tiêu thụ trên địa bàn thành phố Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất trồng rau hàng năm trên 3.000
ha, cơ cấu các giống rau phong phú, đa dạng bao gồm 51 loại rau, trong đó phổ biến nhất là rau ăn lá và rau ăn quả có 17 loại Có nhiều loại rau có giá trị kinh tế cao như mướp đắng, đậu cô ve, hành lá, ngò… Trong đó rau cải, rau má, xà lách được sản xuất liên tục quanh năm, còn một số cây ăn
củ, quả như mướp đắng, dưa leo chỉ sản xuất được 1 vụ
Loại rau các bà nội trợ lựa chọn cho gia đình phụ thuộc rất nhiều yếu
tố Một số loại rau phổ biến, dễ chế biến nên được nhiều người lựa chọn; tuy nhiên có một số chủng loại thi thoảng họ mới mua Điều này được thể hiện rõ ở bảng 4.4:
Bảng 4.4: Các loại rau người tiêu dùng thường mua:
Trang 28Công việc đi chợ của các bà nội trợ đã quan trọng nhưng việc lựa chọn thực phẩm nào cho các thành viên trong gia đình càng quan trọng hơn Đối với rau xanh cũng vậy Có rất nhiều lý do để người tiêu dùng lựa chọn các loại rau họ mua cho gia đình như loại rau các thành viên trong gia đình thích ăn, loại rau đó ít phun thuốc hóa học hay chúng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe Vì thế, tùy theo quan điểm, kiến thức mà mỗi một bà nội trợ lựa chọn từng loại rau cho gia đình
Biểu đồ dưới cho thấy, 66.46 % người tiêu dùng cho rằng các loại rau họ thường xuyên mua chủ yếu phụ thuộc vào sở thích của các thành viên trong gia đình, họ ít khi quan tâm xem rau đó có tốt cho sức khỏe hay không
Biểu đồ 4.1: Lý do chọn các loại rau của người tiêu dùng.
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010
Tuy nhiên, cũng không ít người họ lại chọn các loại rau tốt cho sức khỏe và các loại rau theo họ rau đó ít phun thuốc Quan điểm và sự hiểu biết của mỗi người khá khác nhau nên lý do để họ lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình cũng khác nhau Trong mẫu nghiên cứu, có khoảng 44.10%
Trang 29người tiêu dùng cho rằng họ không thường xuyên mua rau cải vì theo họ đây là loại rau phun nhiều thuốc hóa học Như vậy, một số người không chọn một số loại rau cho gia đình không chỉ vì họ không thích ăn những loại rau đó mà còn có những lý do khác như rau đó không an toàn đối với sức khỏe của gia đình hay rau đó giá quá cao… Ngoài ra, theo như người tiêu dùng phản ánh, một số loại rau họ biết có nguồn gốc từ Trung Quốc thì họ không mua ví dụ cà rốt Có thể thấy rằng, vần đề rau an toàn đã phần nào đi vào cuộc sống của người dân Khi nhận thức của họ về rau an toàn ngày càng cao, sự lựa chọn chủng loại rau còn vì mục đích an toàn cho sức khỏe của họ.
Hộp 4.1
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, qua các phương tiện thông tin đại chúng người tiêu dùng phần nào hiểu được vấn đề chất lượng rau hiện nay trên thị trường Từ đó, họ có cách nhìn và cách lựa chọn thực phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn cho gia đình Vì thế nền kinh tế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải nhạy bén để định hướng sản phẩm nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người tiêu dùng với chi phí thấp, sản phẩm đạt chất lượng, phải biết cách hướng dẫn, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm để người tiêu dùng biết và an tâm với sản phẩm đó
Thành phố Huế là trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước nên hằng năm thành phố đã đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan; nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức, lễ hội Festival về ẩm thực mang bản sắc Huế được diễn ra hằng năm Thành phố Huế là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước và khu vực với 08 trường đại học, nhiều trường cao đẳng, viện nghiên cứu đã thu hút hàng vạn sinh viên
Bà Hoàng Thị Lan- phường Thuận Hòa cho rằng: “ các loại rau gia đình hay ăn bao gồm rau khoai, rau bông ngót, rau mồng tơi”, khi hỏi tại sao bà lại chọn các loại rau này thì bà cho biết: “ các loại rau này không những gia đình thích ăn mà đây là các loại rau mát, ăn tốt cho sức khỏe đặc biệt là vào mùa hè”
Trang 30các tỉnh về cư trú học tập; nhiều khách sạn, bếp ăn tập thể đóng trên địa bàn Do vậy, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn ngày càng tăng, nhất là rau xanh- một nhu cầu cấp thiết của cuộc sống hằng ngày.
Lượng khách du lịch đến Huế hằng năm có khoảng 1.000.000 người lưu trú và có khoảng 3.000 sinh viên các tỉnh về lưu trú học tập, tổng cộng
có khoảng 1.300.000 người, trung bình mỗi người tiêu thụ rau xanh tối thiểu 100gr/ ngày, vậy nhu cầu cần phải cung cấp rau xanh cho khách du lịch và sinh viên khoảng 130.000 tấn/năm[13] Tính đến năm 2010 dân số thành phố Huế có 350.000 người với nhu cầu tiêu thụ rau như trên thì hằng năm, nhu cầu rau cần cung cấp cho thành phố vào 142.575 tấn/năm Trung bình, mỗi gia đình hằng ngày chi tiêu cho việc mua rau vào khoảng 10.000- 15.000 đồng Như vậy, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và có nhu cầu rất lớn
4.2.2 Các kênh cung ứng rau xanh cho địa bàn thành phố Huế
Qua khảo sát thực tế có thể thấy rằng, rau tiêu thụ trên thành phố Huế qua hai kênh chính là hệ thống chợ bán sỉ, lẻ và siêu thị Tuy nhiên, lượng rau ở siêu thị còn hạn chế, tập trung nhất vẫn qua hệ thống chợ trên địa bàn Vì đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết nên trên địa bàn không thể sản xuất được một số loại rau Do đó, một vài chủng loại rau phải nhập từ vùng khác về như Đà Lạt, Hà Nội, Gia Lai…khối lượng rau nhập từ địa phương khác chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng lượng rau mà dân số trên địa bàn tiêu thụ Sơ đồ 4.1 cho thấy, rau cung cấp cho thành phố Huế ngoài các vùng trồng rau ở thành phố còn có nguồn rau từ các địa phương khác trong tỉnh như Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền…Như vậy, các kênh cung ứng rau cho nhu cầu của thành phố rất phong phú
Sự phân bố lượng rau và nguồn gốc rau được mô tả ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.1: Các kênh cung ứng rau trên địa bàn thành phố Huế
Người tiêu dùng
Chợ
Hộ bán lẻ
Hộ sản xuất
Hộ thu gom
Thu gom rau
địa phương Thu gom rau từ tỉnh khác về