Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
1,35 MB
Nội dung
MỤC LỤC TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU 1 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĨ MÔ NỀN TẢNG 4 2.1. Thuyết cổ điển mới và Keynes mới 8 2.2. Giả thiết kỳ vọng hợp lý 10 3. CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY 12 4. MÔ HÌNH ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 18 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 6. DỮ LIỆU VÀ MỐI QUAN HỆ 29 7. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG 34 8. TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM 43 9. NHẬN XÉT 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO T1 PHỤ LỤC 1. Tƣơng quan giữa các biến trong mô hình P2 PHỤ LỤC 2. Mối quan hệ giữa Inflation and Output Gap P6 PHỤ LỤC 3. Danh sách các biến công cụ P10 PHỤ LỤC 4. Các nguồn thông tin về chỉ tiêu lạmphát tối đa của Việt Nam. P13 DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1: Kiểm định tính dừng Augmented Dickey cho mỗi chuỗi số liệu Bảng 6.1: Nhiệm vụ của Ngân hàng Trung Ƣơng Bảng 7.1: Ƣớc lƣợng của mô hình NKSOE Bảng 7.2: Ƣớc tính tham số Calvo Bảng 8.1: Ƣớc lƣợng của mô hình NKSOE trƣờng hợp Việt Nam DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Real openness ( Export and Import / GDP) Hình 6.1: Financial Openness (Total Assets + Total Liabilities / GDP) Hình 6.2: Khung giao động lạmphát cho phép vàmứclạmphát thực các nƣớc Hình 7.1: Đƣờng cong Phillips Hình 8.1: Lạmphátmục tiêu ở Việt Nam Hình 7.2: Tỉgiáhốiđoái đồng Czech Koruna so với đồng Đôla LẠMPHÁTMỤCTIÊU,TỈGIÁHỐIĐOÁIVÀTOÀNCẦUHÓATÀICHÍNH TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu sự tác động toàncầuhóatàichính lên các nền kinh tế mới nổi theo đuổi chính sách lạmphátmụctiêu, từ đó xem xét ảnh hƣởng lên nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình nghiên cứu với những giả định cần thiết. Liệu Ngân hàng Trung ƣơng của các nền kinh tế này có thực hiện công cụ tỷ giá để điều tiết phục vụ cho chính sách lạmphátmục tiêu hay không? Tác giả sử dụng dữ liệu theo quý của sáu quốc gia đã thực hiện chính sách lạmphátmục tiêu hơn một thập kỷ qua, cập nhật đến quý 4 năm 2011; đồng thời sử dụng mô hình kiểm định này áp dụng cho Việt Nam. Lý thuyết chủ đạo của bài nghiên cứu là trƣờng phái Tân Keynesian với mô hình Tân Keynesian cho nền kinh tế mở nhỏ, đã đƣợc trình bày chi tiết trong bài nghiên cứu của Gali và Monacelli (2005), phƣơng pháp hồi quy các hệ số là kỹ thuật GMM cho hệ phƣơng trình. Tác giả sẽ sử dụng số liệu hàng quý cho sáu thị trƣờng mới nổi kể từ ngày lạmphátmục tiêu của chúng đƣợc thông qua cho đến quý 4 năm 2011. Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế mở Keynesian và Monacelli (2005) cùng với công cụ đa phƣơng trình GMM để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phản ứng của các Ngân hàng Trung ƣơng đối với tỷ giáhối đoái, chênh lệch lạmphátvà lỗ hổng sản lƣợng trong trƣờng hợp của các nƣớc Brazil, Chile, Mexico, Thailand, Korea và Czech Republic. Đứng trên lập trƣờng của tác giả, các đặc tính đặc thù của thị trƣờng mới nổi nhƣ vấn đề e ngại cơ chế thả nổi (fear of floating), hệ thống tàichính yếu kém hay mức độ tín nhiệm Ngân hàng thấp sẽ làm cho tỷ giáhốiđoái trở nên quan trọng đối với những nền kinh tế này. Từ đó tác giả xây dựng mô hình để kiểm định nhận xét này, đồng thời áp dụng cho trƣờng hợp Việt Nam với những giả định cần thiết. 1 1. GIỚI THIỆU Một chính sách tiền tệ truyền thống của mỗi quốc gia đƣợc đặt ra thông thƣờng để đạt đƣợc 4 mục tiêu chính: tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp; đảm bảo sự tăng lên của GDP thực (tỷ lệ tăng trƣởng có đƣợc sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát); ổn định giá trị đối nội của đồng tiền hay đảm bảo sức mua hàng hoá trong nƣớc của nội tệ; ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền hay là ổn định tỷ giá. Qua việc xem xét các mục tiêu của chính sách tiền tệ và các mối quan hệ giữa chúng cho thấy rằng: Ngân hàng Trung ƣơng không thể đạt đƣợc tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta tiếp theo sẽ là mục tiêu nào nên đƣợc chọn làmmục tiêu chính cho chính sách tiền tệ. Và nó có tác động thế nào đến các biến số của nền kinh tế. Trƣớc đây, thƣờng có hai xu hƣớng chính cho chính sách tiền tệ: một là tập trung vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau. Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt đƣợc một vài mục tiêu (tạo thêm việc làmvà tăng trƣởng kinh tế) với sự trợ giúp của chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không tránh khỏi lạmphátgia tăng, dẫn đến xung đột nguyên tắc ổn định giá cả. Và từ đó, ngƣời ta nhận ra rằng việc đạt đƣợc ổn định giá cả mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Hay ngay nhƣ trong Luật Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu có nói rằng mục tiêu cơ bản nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, bên cạnh đó cần tập trung đến các mục tiêu kinh tế khác nhƣ tạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữa dao động của sản xuất và việc làm trong ngắn hạn v.v nhƣng không đƣợc xung đột mục tiêu cơ bản nhất - ổn định giá cả. Tuy nhiên ổn định giá cả lại không đơn giản là việc kiểm soát lạm phát. Theo nghĩa hẹp đó là việc Ngân hàng Trung ƣơng ngăn chặn cả tình trạng lạmphát lẫn thiểu phát của nền kinh tế (vì thông qua kênh tàichínhvà các kênh khác, với cùng một chỉ số tuyệt đối về lạmphát hay giảm phát nhƣ nhau, thì chi phí đối với nền kinh tế từ giảm 2 phát còn lớn hơn từ lạm phát). Trong khi đó hiểu theo nghĩa rộng hơn (mang tính thị trƣờng hơn) thì ổn định giá cả đạt đƣợc khi mà sự biến động của giá cả (thể hiện qua tỷ lệ lạm phát) không gây ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ hay tiêu dùng của các công ty hay chủ thể khác trên thị trƣờng. Tất nhiên khi giá cả đƣợc giữ ở mức ổn định thì nó có thể giúp hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực của cả lạmphát lẫn thiểu phát, nhƣng bản thân ổn định giá cả cũng mang trong mình những ích lợi riêng nhƣ: Cho phép sự thay đổi trong mứcgiá cả tƣơng đối khi nó không còn bị ảnh hƣởng bởi sự dao động trong mứcgiá cả chúng, vì thế các quyết định đầu tƣ hay tiêu dùng sẽ vẫn đƣợc đƣa ra một cách chính xác và dễ dàng. Nghĩa là ổn định giá cả hƣớng dẫn các nguồn lực tìm đến với khu vực mang lại lợi nhuận tốt, và nhờ đó tăng tiềm năng sản xuất của nền kinh tế. Nếu tất cả các nhà đầu tƣ đều tin tƣởng rằng mứcgiá cả là ổn định trong tƣơng lai, họ sẽ không yêu cầu có “mức phí bù lạm phát” để bù đắp cho sự trƣợt giá của đồng tiền và rủi ro khi nắm giữ các tài sản tàichính dài hạn. Bằng cách loại trừ phần chi phí bù đắp này ra khỏi lãi suất thực tế, thị trƣờng vốn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và khuyến khích đƣợc nhiều đầu tƣ. Việc giá cả ổn định cũng sẽ khiến các công ty và cá nhân không cần thiết phải rút bớt các nguồn lực của mình ra khỏi khu vực sản xuất nhằm tự phòng tránh các rủi ro do lạmphát hoặc thiểu phát. Sự ổn định giá cả giúp tăng cƣờng đáng kể sự công bằng xã hội thông qua việc loại trừ những chi phí thực phát sinh khi lạmphát hay thiểu phátlàm tăng sự méo mó ảnh hƣởng đến thuế và an toàn xã hội, cũng nhƣ giảm sự phân phối lại của cải và thu nhập một cách độc quyền. Trong hai thập kỉ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng lên của sự vận động nguồn vốn ở các nƣớc và mặt khác là sự gia tăng số lƣợng các quốc gia thông qua hay chấp nhận lạmphátmục tiêu. Trong số các quốc gia chấp nhận lạmphátmụctiêu, có một số quốc 3 gia tiến bộ vàphát triển nhƣ New Zealand, Thụy Điển, UK tƣơng đối ít quan tâm đến sự vận động của tỷ giáhốiđoái là do cấu trúc kinh tế đặc thù của các quốc gia đó, tuy nhiên cũng có nhiều thị trƣờng kinh tế mới nổi, đặc biết rất quan tâm đến sự vận động của tỷ giáhối đoái. Lý do quan trọng mà các thị trƣờng kinh tế mới nổi này quan tâm đến tỷ giáhốiđoái điển hình là nỗi lo của sự thả nổi (fear of float) đƣợc đề cập đến trong tài liệu của Calvo và Reinhart (2002). Thứ hai, sự tự do hóa trong tài khoản vốn của các thị trƣờng kinh tế mới nổi là cho sự luân chuyển vốn diễn ra rất nhanh dẫn đến sự bất ổn định trong tỷ giáhối đoái. Thứ ba, khi các dòng vào của nguồn vốn đến với các quốc gia này, đặc biệt là tiền mặt, nó có thể tạo nên áp lực lên tỷ giáhối đoái. Hiện tƣợng này gần đây đã gây ra một tranh luận rằng các Ngân hàng Trung ƣơng có nên phản ứng lại với tỷ giáhốiđoái hay là không. Tuy nhiên, mặt khác, theo Svensson (1999), tính minh bạch dƣới chế độ IT là cần thiết. Do đó, các nền kinh tế phải chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ƣơng đang nhắm mục tiêu đến chỉ là lạmphát hay là tỷ giáhối đoái. Nếu không phải nhƣ thế, nó có thể dẫn đến vấn đề không nhất quán thời gian (time inconsistency problem), đƣợc đề cập đến trong tài liệu của Kydland and Prescott(1977). Về mặt lý thuyết, dƣới chế độ lạmphátmụctiêu, các Ngân hàng đƣợc chỉ tập trung vào việc bình ổn giá cả, những mục tiêu khác nhƣ đảm bảo chính sách tiền tệ thông qua tỷ giả ít đƣợc quan tâm. Nhƣng thực tế cho thấy rằng hầu hết các Ngân hàng của các quốc gia theo đuổi lạmphátmục tiêu thƣờng có 2 mục tiêu là: bình ổn giá cả và ổn định tài chính. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu cũng lập luận rằng khung pháp lý cũng là công cụ nhằm đạt đến việc ổn định tài chính. Theo quan điểm thực tế này, tác giả lựa chọn mẫu quan sát từ các nền kinh tế mà các Ngân hàng Trung ƣơng đều đƣợc ủy quyền để đảm bảo cả việc bình ổn giá cả và ổn định tài chính. Ngoài ra với lý thuyết " bộ ba bất khả thi ", phát biểu rằng việc tự do hóa dòng vốn cùng với chính sách tiền tệ độc lập chỉ có thể đƣợc thực hiện dƣới chế độ tỷ giá thả nổi. Theo lý thuyết, một quốc gia không thể theo đuổi cả ba mục tiêu cùng một lúc là tự do hóa dòng vốn, chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá. Gần hai thập kỷ qua, các thị 4 trƣờng mới nổi áp dụng lạmphátmục tiêu ngày càng gia tăng. Nói cách khác, trong môi trƣờng tự do hóa dòng vốn, vai trò của tỷ giáhốiđoái trong việc ổn định nền kinh tế ở các quốc gia mới nổi bị đánh giá thấp hay chƣa đúng mực. Từ đó, động lực thúc đẩy bài nghiên cứu là hiện tƣợng lo sợ việc thả nổi tỷ giávà lý thuyết lạmphátmục tiêu. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra thực nghiệm rằng các Ngân hàng Trung ƣơng trong sáu quốc gia có phản ứng gì với tỷ giáhốiđoái hay không. Phần còn lại của tài liệu này có cấu trúc nhƣ sau. Phần 2 cung cấp cái nhìn tổng quan thông qua về vấn đề nghiên cứu thông qua các bài nghiên cứu gần đây. Phần 3 tác giả trình bày mô hình và giải thích lý thuyết mô hình. Phần 4 mô tả các phƣơng pháp công cụ GMM. Phần 5 mô tả dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng. Phần 6 sẽ là những kết quả trong quá trình ƣớc lƣợng. Phần 7 áp dụng Việt Nam và phần 8 sẽ đƣa ra những nhận xét và kết luận sau quá trình nghiên cứu. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĨ MÔ NỀN TẢNG Kinh tế vĩ mô nhƣ một hệ thống phân tích để tìm hiểu và giải thích sự dao động lớn và dai dẳng của sản lƣợng và thất nghiệp bắt đầu từ giữa thập niên 1930. Trƣớc đó, lý thuyết cổ điển phản ánh quan điểm của những nhà kinh tế cổ điển nhƣ D. Ricardo, J. S. Mill, A. Marshall và A.C. Pigou, thì toàn dụng là một trạng thái bình thƣờng của nền kinh tế. Theo quan điểm cố điển thì tiền lƣơng thái toàn dụng khi có xáo động. Vì vậy trong nền kinh tế, theo quan điểm cổ điển, sự chênh lệch giữa sản lƣợng hiện thực và sản lƣợng toàn dụng chỉ có tính cách nhất thời; tình trạng suy thoái với thất nghiệp trầm trọng và kéo dài không thể xảy ra. Nhƣng hiện tƣợng kinh tế mà lý thuyết cổ điển phủ nhận đã xảy ra trong thập niên 1930: thời kỳ Đại Suy Thoái. Ở Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 25 phần trăm trong năm 1933 so với 3 phần trăm trong năm 1929; và mãi đến năm 1941 (cả một thập niên sau sự sụp đổ của thị trƣờng chứng khoán ngày 24 tháng 10 năm 1929) tỉ lệ thất nghiệp mới giảm xuống dƣới 10 phần trăm. Ở Anh tình trạng suy thoái còn dai dẳng hơn. Lý thuyết cổ điển, với sự phủ nhận tình trạng thất 5 nghiệp và khẳng định toàn dụng là một trạng thái bình thƣờng, không còn đứng vững khi trong nền kinh tế có một phần tƣ lực lƣợng lao động không kiếm đƣợc việc làm. Trong năm 1936, tác phẩm mở đƣờng của kinh tế gia ngƣời Anh, J.M.Keynes: Lý thuyết Tổng quát về Nhân dụng, Lãi suất và Tiền tệ đƣợc xuất bản, đƣa ra một mô hình trong đó nền kinh tế thị trƣờng có thể ở trong trạng thái cân bằng với thất nghiệp không tự nguyện. Trong Lý thuyết Tổng quát, Keynes phân tích những nhân tố tác động tổng cẩu, và với giả thiết suất tiền lƣơng danh nghĩa cố định, khẳng định rằng, trong ngắn hạn tổng cầu xác định sản lƣợng và nhân dụng: tổng cầu giảm thì sản lƣợng và nhân dụng giảm, và thất nghiệp tăng, nghĩa là suy thoái và thất nghiệp là hậu quả của khiếm khuyết tổng cầu. Lý thuyết Tổng quát của Keynes đã cách mạng hóa tƣ duy về kinh tế vĩ mô với mệnh đề: Trong nền kinh tế thị trƣờng, cung vàcầu tổng sản lƣợng có thể cân bằng tạimức sản lƣợng thấp hơn sản lƣợng toàn dụng trong một thời gian dài. Lý thuyết Tổng quát cũng gợi ý biện pháp giải quyết vấn đề suy thoái.Nếu thất nghiệp là kết quả của tổng cầu thực sự không đủ để hỗ trợ sản lƣợng và nhân dụng toàn dụng thì chính phủ có thể tăng tổng cầu bằng cách tăng chi tiêu về sản phầm và dịch vụ hay giảm thuế. Lý thuyết Keynesian đƣợc nhiều nhà kinh tế (nhất là những nhà kinh tế trẻ chƣa hoàn toàn thấm nhuần lý thuyết cổ điển) cũng nhƣ nhà chức trách đón nhận nồng nhiệt, vì lý thuyết này không những giải thích tình trạng suy thoái mà còn cung ứng một nền tảng lý thuyết cho chính sách chủ động hay phản chu kỳ mà họ đề nghị nhằm thực hiên mục tiêu toàn dụng. Liên hệ thực nghiệm giữa tỉ lệ thất nghiệp và suất tăng của tiền lƣơng danh nghĩa (hay tỉ lệ lạm phát), một liên hệ âm mà nhà kinh tế A.W.Phillips tìm thấy trong giữa thập niên 1950 – thƣờng gọi là đƣờng Phillips, hỗ trợ mô hình Keynesian về hai phƣơng diện: liên hệ giữa suất tăng của tiền lƣơng danh nghĩa vàtỉ lệ thất nghiệp đã giải quyết một phần sự độc đoán về giả thiết suất tiền lƣơng danh nghĩa cố định, và có lẽ quan trọng hơn, với số liệu gợi ý liên hệ giữa tỉ lệ thất nghiệp vàtỉ lệ lạmphát là một liên hệ dài hạn thì đƣờng Phillips là đƣờng cơ hội tiêu biểu tổ hợp thất nghiệp vàlạm 6 phát mà nhà chức trách về chính sách có thể chủ động lựa chọn. Vấn đề là chọn tổ hợp tối ƣu, một điểm trên đƣờng Phillips. Với sự thành công của chính sách chủ động sử dụng công cụ của chính sách tàichính ở Mỹ cũng nhƣ ở Châu Âu, lý thuyết Keynesian đƣợc đa số cá nhà kinh tế chấp nhận trong suốt thập niên 1960. Nhƣng theo Milton Friedman (và một số nhà kinh tế có cùng quan điểm) thì giải thích tình trạng thất nghiệp dựa trên giả thiết suất tiền lƣơng danh nghĩa cố định gây ra thặng cung tronng thị trƣờng lao động khi tổng cầu giảm là không thỏa đáng vì không phù hợp với khái niệm cân bằng cung cầu trong kinh tế vi mô. Theo Friedman thì giá của sản phẩm cũng nhƣ giá nhân tố sản xuất tƣơng đối linh hoạt, và sự dao động chu kỳ của sản lƣợng và nhân dụng phản ánh nhận thức sai lầm của lao động về suất tiền lƣơng thực. Cung lao động là một hàm số của suất tiền lƣơng thực kỳ vọng, và kỳ vọng của lao động về mứcgiá điều chỉnh chậm vì lao động không có thông tin hoàn hảo về mứcgiá hiện thực, nhƣng thị trƣờng lao động cũng nhƣ thị trƣờng sản phẩm luôn ở trong trạng thái cân bằng. Mô hình Friedman nhƣ vậy khác với mô hình Keynesian về đƣờng tổng cung trong ngắn hạn, và do đó, có nhận thức khác nhau về tác động của thay đổi tổng cầu. Theo quan điểm Friedman thì trong ngắn hạn, thay đổi tổng cầu tác động phần lớn mức giá, trong khi theo quan điểm keynesian thì thay đổi tổng cầu tác động phần lớn sản lƣợng và nhân dụng.Về nhân tố tác động tổng cầuvà GDP danh nghĩa là khối tiền tệ. Theo quan điểm Keynesian thì hàm cầu tiền tệ là một hàm số rất bất ổn, và thay đổi chi tiêu của chính phủ và suất thuế là yếu tố quan trọng tác động tổng cầu. Tình hình thay đổi trong thập niên 1970. Ảnh hƣởng của quan điểm Friedman tăng vì chính sách ổn định hóa Keynesian đã không chế ngự đƣợc tình trạng lạm phát. Vào cuối thập niên 1970, tỉ lệ lạmphát ở Mỹ hơn 10 phần trăm nên nhiều nhà kinh tế cũng nhƣ nhà chắc trách về chính sách cho rằng chỉ chính sách tiền tệ mới là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát. Vì vậy vào cuối năm 1979, Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ thay đổi thủ tục hoạt động, với mục tiêu hoạt động là khối tiền tệ thay vì lãi suất. Để chế ngự lạm phát, Hệ thống Dự trữ Liên bang công bố và thi hành chính sách với mục tiêu suất tăng của khối tiền tệ thấp. Kết quả của chính sách giảm phát là tỉ lệ lạm [...]... đề tại sao tỷ giáhốiđoái lại quan trọng? Có nhiều kênh mà thông qua đó, tỷ giáhốiđoái tác động đến nền kinh tế, đƣợc đề cập chi tiết trong bài báo của Svensson (1999) Sự khác biệt lãi suất tác động đến tỷ giávà tỷ giá mong đợi thông qua điều kiện cân bằng lãi suất Và do sự tồn tại của các mứcgiá cứng nhắc, tỷ giáhốiđoái danh nghĩa ảnh hƣởng đến tỷ giáhốiđoái thực Tỷ giáhốiđoái thực sẽ tác... hƣởng tỉgiá đến phúc lợi xã hộivà tranh luận rằng của cải sẽ bị tác động bởi sự biến động của tỉgiáhối đoái, do đó tỉgiáhốiđoái không thể bị lờ đi trong các chính sách điều hành vĩ mô Bài báo đã kết luận rằng lạmphátmục tiêu nội địa chỉ thích hợp với nền kinh tế đóng Tƣơng tự, Parrado sử dụng mô hình kinh tế động Tân Keynesian và kết luận rằng nếu có một cú sốc thực sự, chế độ tỉgiáhối đoái. .. hoạt hiệu quả hơn chế độ tỉgiáhốiđoái đƣợc quản lý Thứ hai, lạmphátmục tiêu linh hoạt sẽ tốt hơn so với lạmphátmục tiêu cứng chắc Cavoli (2009) sử dụng mô hình kinh tế mở cửa đối với Philipines, Thailand, Korea và Indonesia và kết luận đƣợc rằng vấn đề “fear of floating” vẫn còn tồn tại đối với các quốc giaphát triển Theo Gali và Monacelli (2005), chính sách lạmphátmụctiêu, ngoài việc góp một... chế độ và cuối cùng từ bỏ đi chế độ tỷ giáhốiđoái cố định, ủng hộ cơ chế thả nổi có quản lý theo đồng DM (Deutsche Mark) Và vài tháng sau cuộc khủng hoảng, Czech Republic đã thông qua chế độ lạmphátmục tiêu Bây giờ chúng ta sẽ đối chiếu mức độ toàncầuhóatàichính của những quốc gia này lần lƣợt với sự vận động của chúng với chế độ tỷ giáhốiđoái linh động Brazil áp dụng thả nổi độc lập vào năm... hình tàichínhvà hiệu suất, và hệ thống quản lý rủi ro của các tổ chức tàichính để khuyến khích các tổ chức tàichính ổn định Với mục tiêu chính của nó CNB thiết lập chính sách tiền tệ Nó thực hiện giám sát hệ thống Ngân hàng, thị trƣờng vốn Cũng nhƣ giám sát thị trƣờng tiền tệ Nguồn: Websites of respective Central Banks Dƣới đây là các bảng minh họa khung dao động lạmphát cho phép (lạm phát mục. .. của tỉ giáhốiđoái đồng thời tiến hành các chính sách tiền tệ cần thiết khác Tƣơng tự nhƣ vậy, Aizenman et al (2008) kết luận rằng các quốc gia mới nổi ứng dụng lạmphátmục tiêu 14 sẽ đi theo các chiến lƣợc hỗn hợp Trong một cuộc nghiên cứu khác của Hebbel và Tapia (2002) kết luận rằng, mặc dù sự quản lý tỉ giáhốiđoái đã suy giảm, Ngân hàng Chile vẫn phản ứng với sự vận động của tỉ giáhối đoái. .. hệ thống tàichính cũng nhƣ tối ƣu hóa sự hoạt động của hệ thống thanh toán Ngân hàng của Hàn Quốc giám sát hệ thống tàichínhvà đánh giá sự ổn định của nó Ngân hàng này cũng góp phần duy trì ổn định tàichính bằng cách xác định và cung cấp các yếu tố nguy cơ tiềm năng trong lĩnh vực tàichính để ngăn cản họ gây ra trình trạng bất ổn hệ thống tàichính Ngân hàng Thái lan giám sát, kiểm tra và phân... trƣớc khi các quốc gia này theo đuổi lạmphátmục tiêu Theo Calvo et al (1995), Chile là một ví dụ của quy tắc Purchasing Power Parity (PPP), cuộc nghiên cứu phát biểu rằng vào tháng 7 năm 1985, sự dao động tỉgiáhốiđoái đƣợc thiết lập từ việc điều chỉnh các khoảng chênh lệch hàng ngày dựa vào tỉ lệ lạmphát tháng trƣớc trừ đi tỉ lệ lạmphát ƣớc tính của thế giới và việc làm này vẫn duy trì cho đến... quốc gia: Brazil, Chile, Mexico, Hàn quốc, Thái lan và Cộng hòa Séc Lí do mà chúng tôi lựa chọn các quốc gia này là vì (i) chúng là những quốc gialạmphátmục tiêu (ii) chúng nằm dƣới chế độ tỉ giáhốiđoái thả nổi có quản lý hay tỉgiáhốiđoái cố định trƣớc thực hiện lạmphátmục tiêu (iii) chúng là những quốc gia đại diện cho Châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Trung Âu Đối với từng đặc tính của các quốc gia... tiền và một hệ thống tàichính vững chắc và hiệu quả Sự phát hành tiền giấy và tiền xu, và những quy định liên quan đến lƣợng tiền lƣu hành và tín dụng, những quy định của hệ thống tàichínhvà thị trƣờng vốn nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống tàichính Chức năng chính là cung cấp tiền tệ cho nền kinh tế trong nƣớc.Đảm bảo sự ổn định sức mua tiền tệ Các chức năng khác của nó là nhằm khuyến khích sự phát . Hình 8.1: Lạm phát mục tiêu ở Việt Nam Hình 7.2: Tỉ giá hối đoái đồng Czech Koruna so với đồng Đôla LẠM PHÁT MỤC TIÊU, TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TOÀN CẦU HÓA TÀI CHÍNH TÓM TẮT Đề tài nghiên. đến tỷ giá và tỷ giá mong đợi thông qua điều kiện cân bằng lãi suất. Và do sự tồn tại của các mức giá cứng nhắc, tỷ giá hối đoái danh nghĩa ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá hối đoái. và tranh luận rằng của cải sẽ bị tác động bởi sự biến động của tỉ giá hối đoái, do đó tỉ giá hối đoái không thể bị lờ đi trong các chính sách điều hành vĩ mô. Bài báo đã kết luận rằng lạm phát